Thứ Hai, 26 tháng 12, 2022

GIAI THOẠI CỜ TƯỚNG

(ĐC sưu tầm trên NET)  

 
Cạm bẫy khai cuộc giang hồ Uyên Ương Pháo

Giới thiệu về Tú Quỳ.

Nhà thơ Tú Quỳ tên thật là Huỳnh Quỳ (1828 - 1926), người làng Giảng Hòa, tổng Giảng Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; nay là xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Là người lận đấn chốn trường thi, Tú Quỳ không oán hận trường thi. Sau hai lần lều chỏng -- lần đầu vừa tròn 19 tuổi -- hai lần đều đỗ tú tài, Tú Quỳ trở lại quê hương vui với việc dạy trẻ, sống cuộc đời thanh nhàn như ông, cha, chú ngày trước.

Chính trong thời điểm này, Tú Quỳ dùng tài văn chương giúp đỡ cư dân trong những dịp quan hôn tang tế, và đặc biệt, ông dùng tài văn chương đả kích thẳng thừng những thói hư tật xấu của xã hội, của con người không một chút khoan nhượng, e dè, nhằm mục đích thực hiện hoài bảo "diệt bất công, gian ác, khuyến thiện hưng đạo đức" một cách chính trực ngoan cường. Ngôn từ và hành động của ông phản ảnh một nhân sinh quan cá biệt, không giống bất cứ danh nho danh sĩ nào đồng thời với ông.

Sau khi ông qua đời, ngay cả những đối tượng thù hận ông, vì những bài thơ "gang thép" mà ông đã mạnh mẽ đả kích họ trước đấy, cũng bùi ngùi thương tiếc, kính trọng mà khóc ông bằng bốn chữ: "Túc Xưng Quân Tử".

Phạm Quỳnh đã trang trọng đưa bốn chữ đó lên báo Nam Phong điếu ông. Phạm Liệu, người đứng đầu bảng "Đệ nhị Giáp Đồng Tiến Sĩ Xuất Thân" khoa thi Mậu Tuất 1898 -- một trong năm con phụng của Ngũ Phụng Tề Phi Quảng Nam, chí tình khóc ông bằng câu đối:

"Gia Học Kế Thừa Ngã Ngoại Tổ Môn Trung Túc Xưng Cao Đệ Quốc Văn Đề Xướng Đại Súy Đường Hội Diện Hiệp Bái Tiên Huy (2) tôn vinh Tú Quỳ là "Đại Súy Đường", một đại tướng trong làng Quốc văn.


Trong những năm 1950-1968, tác phẩm "Việt Nam Văn Học Sử Yếu" của giáo sư Dương Quảng Hàm, tái bản nhiều lần có đưa sáng tác "Vịnh Dế Dũi" của Tú Quỳ vào loại cổ phong.

Học giả Trần Trọng Kim, đưa bài "vịnh Cồn Con" của Tú Quỳ vào tác phẩm "Việt Thi", ấn hành năm 1951 tại miền Nam.

Từ năm 1958-1968, nhà giáo mà cũng là thi nhân tiền chiến Phạm Đình Bách (3) sưu tầm thơ ca Tú Quỳ và dụng ý đặt tên cho tác phẩm là: "Tú Quỳ -- La Sơn Phu Tử Quảng Nam" đánh giá Tú Quỳ đối với phong trào Nghĩa hội Quảng Nam như một Nguyễn Thiếp Nghệ An đối với Quang Trung Hoàng đế ngày trước.


Tuy nhiên trong cả thời gian dài qua, hầu như chưa có một nhà nghiên cứu nào công bố công trình nghiên cứu đầy đủ về Tú Quỳ. Điều này có lẽ do nhiều nguyên nhân khách quan. Vì thế việc giới thiệu về sự nghiệp sáng tác của ông còn rất nhỏ bé, hạn chế…


Và một trong những giai thoại, kỷ niệm về Tú Quỳ được người dân địa phương còn nhắc nhiều đến là câu chuyện “Làm thơ mượn bàn cờ “ của ông, nay xin được giới thiệu cùng các bạn.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/-54.jpg
Ảnh - Viếng mộ cụ Tú Quỳ




Thơ mượn bàn cờ

Một cậu học trò thích đánh cờ. Nhà thầy giáo có bộ bàn cờ rất đẹp, cậu ta muốn lấy ra chơi, nhưng thầy giáo không cho. Thấy học trò có vẻ ấm ức, thầy bảo:

- Anh thử làm ngay một bài thơ vịnh việc mượn bàn cờ, nếu hay ta cho mượn.

- Thưa thầy, thơ hay cốt ở ngâm bình. Thầy có cho con ngâm thì con xin vâng lệnh.

- Anh cứ ngâm, ai cấm.

- Dạ, nhưng muốn ngâm thơ thì phải nhấp giọng, phải có người đẹp dâng trà thì thơ mới hay chứ. Con trộm phép thầy nhớ đến Lý Bạch làm thơ, vua Đường còn rộng lượng cho cả Dương Quý Phi dâng rượu.

Anh học trò này láu cá thật. Quả thật thầy giáo có cô con gái đẹp, nhiều cậu ấm từng ngấp nghé, có lẽ anh ta cũng mượn chuyện cờ, chuyện thơ để được nhờ cô con gái pha trà. Nâng chén nước ở khay lên, anh học trò vừa nhấp một tý, đã đặt xuống, xin đọc thơ:

Đi mượn bàn cờ, mượn cả con
Cuộc vui như thế mới vuông tròn
Hai bên đôi tám đều nguyên vẹn
Của để mà chơi chớ sợ mòn

Thầy đồ gật gù, quả là anh chàng nghịch ngợm và cho cậu học trò ấy mượn bàn cờ. Anh chàng ấy sau này đỗ tú tài, người ở xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, nổi tiếng văn chương. Nhân dân thường gọi là Tú Quỳ.


(Sưu tầm) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét