Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

CÓ LINH HỒN KHÔNG? 19

(Tiếp)

 
CẦU CƠ 5 NGƯỜI | SỰ THẬT RA SAO ? DIỄN BIẾN THẾ NÀO ?

                            CÓ LINH HỒN KHÔNG?

35 - Giải mã bí ẩn trò chơi tâm linh 'cầu cơ' khiến netizen khiếp sợ: Linh hồn có thật hay chỉ là ảo giác
Đăng bởi Thu Trang - 09:36 30/05/2022

Trò chơi tâm linh mang tên cầu cơ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phương Tây. Những bí ẩn liên quan đến trò chơi kinh dị này đã được khoa học giải mã.

Cầu cơ là trò chơi tâm linh xuất phát từ phương Tây. Tên của trò chơi kinh dị này có nguồn gốc từ Pháp và Đức Ouija board. Đây được cho là trò giúp người sống liên lạc với linh hồn. Quy luật của trò chơi này cực kì đơn giản. Người chơi cần chuẩn bị một tấm bảng gỗ cầu cơ có bảng chữ cái từ a đến z và chữ số (từ 1 đến 9), các từ “có”, “không”, “tạm biệt”, và một mảnh gỗ hình trái tim làm kim chỉ nan. 

Trò cầu cơ được phát minh từ thế kỷ 19 ở phương Tây và du nhập vào nhiều quốc gia trên thế giới

Người chơi khi muốn gọi 'linh hồn' lên sẽ phải đặt tay lên bàn cầu cơ đọc to câu hỏi Yes - No. Sau khi đọc xong, mảnh gỗ sẽ di chuyển đúng đáp án một cách vô thức không hề có sự điều khiển của người chơi. 

Với những người muốn tham gia chiêu hồn một cách "chuyên nghiệp" hơn thì sẽ cần một số nghi thức thần bí sau đó mảnh gỗ sẽ di chuyển đến từng chữ cái để tạo nên một câu trả lời có ý nghĩa. 

Trò cầu cơ giúp người sống giao tiếp với thế giới tâm linh

Được biết, bàn cầu cơ đã được phát minh từ thế kỉ 19. Sau đó, trò cầu cơ đã trở thành một dấu ấn của nền văn hóa đại chúng. Cầu cơ cũng được đưa vào nhiều bộ phim kinh dị khiến công chúng tò mò, khiếp sợ. 

Theo các nhà khoa học giải thích đây chỉ là hiệu ứng vô thức của người chơi

Tuy nhiên những bí ẩn của trò chơi tâm linh này đã được các nhà khoa học giải mã. Cụ thể, theo nghiên cứu việc các mảnh gỗ có thể di chuyển là do hiệu ứng (Ideomotor effect). Đây là hiệu ứng chuyển động vật lý vô thức. Não bộ sẽ đưa ra những tín hiệu cho cơ thể di chuyển một cách không kiểm soát. Hiện tượng này tương đồng với ví dụ về việc bị giật mình trong khi ngủ.

Clip nhóm học sinh chơi cầu cơ ở khu quân sự đang khiến dân mạng xôn xao

Hiệu ứng Ideomotor được các nhà khoa học gắn chặt với nhận thức tiềm thức - và hiệu ứng của nó đạt được tối đa khi đối tượng tin rằng anh ta không kiểm soát được chuyển động của mình.

Loạt hình ảnh khiến nhiều người khiếp sợ

Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip một nhóm học sinh thực hành trò cầu cơ trong lúc đi học quân sự. Đoạn clip đã nhanh chóng thu hút hàng triệu lượt xem trên Tik Tok. 


Giải mã bói chén, cầu cơ: Thông điệp từ các linh hồn hay chỉ là

36 - Giải mã bói chén, cầu cơ: Thông điệp từ các linh hồn hay chỉ là "phát ngôn" cơ bắp?

Thứ 3, 13/03/2018 | 10:00
Xuất hiện trong nhiều câu chuyện truyền miệng và các bộ phim kinh dị ăn khách, bàn cầu cơ từng được cho là thiết bị đặc biệt có thể trả lời mọi câu hỏi về quá khứ, hiện tại và tương lai; giúp người sống có thể trò chuyện với các linh hồn. Nhưng các nhà khoa học không tin vào điều đó...

Những tiếng hét, điệu cười rùng rợn từ trò chơi “ma quái”

“Một mùa hè cách đây hơn chục năm, lũ trẻ trong xóm đã chán chê những trò chơi thân thuộc đến cũ mèm như ném lon, nghịch pháo đất… Thằng Nam- đứa quậy nhất “đầu têu” trò mới. Ngồi trên đống gạch vỡ, nó rướn cổ về phía lũ trẻ đang ngồi quây thành vòng cung trước mặt, giọng lí nhí:

- “Anh tao bảo, trò này chơi ở nghĩa trang thì thiêng lắm, nhưng bọn mình chưa phải “dân chuyên”, không cẩn thận bị “ám” như chơi.

Vừa nói nó vừa châm xuống nền đất một ngọn nến rồi đặt cạnh đó một tờ giấy đôi, bên trong viết các chữ số, 24 chữ cái. Phía trên tấm bảng là 4 chữ Thánh, Thần, Ma, Quỷ, góc dưới tấm bảng ghi chữ Thăng còn 2 mép giấy đề: Đúng, Sai, Có, Không. Tiếp theo, nó đặt một chiếc chén sứ nhỏ (gọi là “cơ”) vào khoảng trống còn lại trên tờ giấy, bắt mọi người đặt ngón tay lên cơ, lầm bầm đọc “thần chú” cùng một câu hỏi về tương lai.

Lạ kỳ thay, chiếc chén bắt đầu dịch chuyển tới những chữ cái, con số để tạo thành câu có nghĩa. Biết được câu trả lời, đứa bé nhất trong nhóm bỗng hét toáng lên, giật lùi về phía sau. Tóc gáy dựng ngược, lũ trẻ cuống quýt đưa mắt nhìn nhau, lắp bắp: Tay tao vẫn giữ nguyên đây nhé!”…

Không khó để tìm thấy các video, câu chuyện ghi chép lại cảnh bói chén, hay “cầu cơ phiên bản Việt Nam” tương tự trên mạng.

Trong đó, một số video kết thúc bằng những tiếng hét hoảng loạn hay điệu cười man rợ của một trong những người chơi sau khi cơ di chuyển đến chữ Ma, Quỷ hoặc gửi đến thông điệp rùng rợn. Thay vì dùng chén sứ, một số người còn sử dụng các vật nhỏ khác như một đồng tiền xu nhỏ, ly thủy tinh nhỏ, nút chai, mảnh gỗ nhỏ để chơi cầu cơ.

Có một dạo, dân mạng đua nhau tìm kiếm thông tin dạy cách cầu cơ trên các diễn đàn, blog cá nhân. Có những tài khoản chuyên hướng dẫn cầu cơ, bao gồm các nguyên tắc đến những bài khấn gọi hồn, khấn quỷ,...

Tin rằng trò chơi ma mị này sẽ giúp giải quyết được những công việc, ước vọng khó có thể hoàn thành trong đời sống thực, nhiều người dân đã hào hứng làm theo, bất chấp những hệ lụy nặng nề. Đáng nói, cầu cơ không chỉ là lựa chọn hàng đầu cho những ai say mê đề đóm mà còn xuất hiện trong thế giới học sinh, sinh viên – lực lượng đông đảo, nắm giữ vận mệnh đất nước.

Trong khi đó những người từng chơi, hiểu về trò cầu cơ, bói chén khẳng định, đây là hành động hết sức nguy hiểm, có thể khiến người chơi nghiện và mắc các bệnh tâm lý.

Thạc sỹ Phan Thị Kim Huyền, hội Tâm lý - Giáo dục Việt Nam cho biết: “Cầu cơ hay thực hiện các trò mê tín dị đoan làm cho người tham gia tuyệt vọng, đánh mất niềm tin vào bản thân, thể hiện sự yếu đuối trong niềm tin tâm linh, biến nó thành niềm tin mê tín, dẫn đến những hệ quả khó lường về tâm lý. Những trò chơi tâm linh kiểu như cầu cơ, dễ khiến người chơi rơi vào cảnh tinh thần rối loạn, lo lắng, tâm hồn bất an. Lâu ngày, những biểu hiện trên sẽ khiến người chơi bị các bệnh tâm lý như rối loạn tâm lý, trầm cảm, thậm chí phát điên...”.

Thông điệp từ các linh hồn…

Bàn cầu cơ hay “The Ouija board” được cho là một trong những dụng cụ ra đời sớm nhất để “giao tiếp với các linh hồn”, rất nổi tiếng trong những năm 1840-1850 và vẫn còn phổ biến đến tận ngày nay. Trên thế giới, câu chuyện thật sự về bàn cầu cơ cũng bí ẩn y như bí ẩn về cách hoạt động của nó. Robert Munch - một người từng nghiên cứu tất cả những câu chuyện về bàn cầu cơ từ năm 1992 đã nói rằng ông thực sự khó hiểu về việc không ai biết gì về nguồn gốc của nó. Thực tế, bàn cầu cơ gắn liền với nước Mỹ thế kỷ 19 khi mà người ta bị ám ảnh về thuyết duy linh, rằng người sống có thể trò chuyện với người chết.

Vào tháng 2/1981, nó được một cửa hàng đồ chơi ở Pittsburgh (Mỹ) quảng cáo là “thiết bị đặc biệt có thể trả lời mọi câu hỏi về quá khứ, hiện tại và tương lai với sự chính xác đến khó tin” và được đảm bảo là “thú vị không ngừng và phù hợp với tất cả mọi người”, là “sự kết nối giữa thực tại và tâm linh, giữa cái thực và vô thực”.

Một số giả thuyết cho rằng từ “Ouija” là sự kết hợp của hai từ có trong ngôn ngữ Pháp (oui) và Đức (ja). Bàn cầu cơ gồm một tấm bảng gỗ lớn, trên có các chữ cái  trong bảng alphabet, các chữ số từ 0-9, hai từ Yes – No (Có – Không) và dòng chữ “goodbye” (tạm biệt) ở dưới cùng. Kèm theo đó là một tấm gỗ hình trái tim nhỏ (gọi là cơ). Cơ có lỗ nhỏ, để người sử dụng đặt ngón tay vào trong đó.

Giải mã bói chén, cầu cơ: Thông điệp từ các linh hồn hay chỉ là 'phát ngôn' cơ bắp?

Đến nay, một số người vẫn tin rằng bàn cầu cơ (Ouija board) có thể giúp họ giao tiếp với thế giới tâm linh.

Khi chưa một ai có thể đưa ra lời giải thích về cách trò chơi này hoạt động, một số người chỉ nhắc tới bàn cầu cơ như một công cụ hái ra tiền. Bao phủ xung quanh nó là những câu chuyện truyền miệng, những bộ phim kinh dị và cả những tiêu đề nằm nổi bật trên trang nhất các báo. Có ý kiến cho rằng dù mang trong mình sự bí ẩn khó lý giải, bàn cầu cơ vẫn mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế, dù được truyền tải theo bất kỳ phương tiện nào.

Nhưng các nhà khoa học vẫn kiên trì tiếp cận sự thật

… hay một “phát ngôn” của cơ bắp?

Một trong những người bỏ công giải mã trò chơi có phần "ma mị" này là nhà vật lý nổi tiếng Michael Faraday. Ông phát hiện ra rằng mảnh gỗ di chuyển nhờ vào ảnh hưởng của hiệu ứng vô thức, sức mạnh cơ bắp của những người tham gia gây ra sự chuyển động, do họ kỳ vọng mảnh gỗ di chuyển. Từ đó, nhà vật lý kết luận hiện tượng trên không phải do linh hồn tạo ra.

Cụ thể hơn, các nhà tâm lý học ở ĐH British Columbia (Canada) đã tiến hành thử nghiệm sử dụng bàn cầu cơ để kiểm tra vai trò của vô thức trong điều khiển hành động. Nhóm nghiên cứu yêu cầu người tham gia thử nghiệm phải bịt mắt, đặt tay lên miếng gỗ cầu cơ và làm cho họ tin rằng, mình đang chơi cùng với người khác, điều này giúp tối đa hóa hiệu ứng vô thức có thể xảy ra. Thử nghiệm đã có tác dụng, một vài tình nguyện viên đổ lỗi cho người chơi cùng tác động lên miếng gỗ, dù thực chất chỉ có một người đặt tay lên miếng gỗ khi cuộc chơi bắt đầu. Ngoài ra, nhóm tình nguyện cũng được yêu cầu trả lời lại những câu hỏi giống hệt khi chơi cầu cơ, nhưng là trên máy tính. 

Kết quả cho thấy, tỉ lệ trả lời đúng khi sử dụng bàn cầu cơ lên tới 65%, trong khi trả lời trên máy tính chỉ là 50%. Từ đây, chuyên gia kết luận, thực tế trong vô thức con người đã có ý niệm về câu trả lời đúng và bàn cầu cơ chỉ giúp con người thể hiện linh cảm ấy ra bên ngoài mà thôi.

Không chỉ tác động lên bàn cầu cơ, theo các chuyên gia, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ý nghĩ vô thức cũng hiện hữu trong các hoạt động mà người tham gia không chủ ý tạo nên. “Nếu bạn lái xe trên một con đường quen thuộc mà bạn vẫn đi hàng ngày, thì nhiều khi đã đến nơi rồi bạn mới nhận ra rằng bạn không hề chủ ý điều khiển xe”, Hélène Gauchou, hội khoa học nghiên cứu tiềm thức (Anh) cho hay.

N.H (tổng hợp)

Như đã nói ở trên, những trò chơi mang màu sắc tâm linh như bói chén, cầu cơ rất dễ làm người chơi rơi vào cảnh lo lắng, tinh thần rối loạn, bất an… từ đó mắc các bệnh tâm lý nguy hiểm như rối loạn tâm lý, trầm cảm, thậm chí “phát điên”...  Bởi vậy để tránh những ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, theo khuyến cáo, bạn cần xác định đây chỉ là một trò chơi vui ngay từ đầu và không nên thực hiện nó quá nhiều lần.
 
linh hồn
 
(Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét