Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG I/954

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 Online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h mới nhất ngày 17/12/2020 | ANTV
 
Thời Sự Quốc Tế Mới Nhất Sáng Ngày 18 Tháng 12 Năm 2020 | Thời Sự Quốc Tế
 
Tin tức 24h mới nhất hôm nay.Tin Sáng 18/12 Xác minh thông tin nồng độ phóng xa tăng cao ở Biển Đông
 
Tin tức | Tin tức 24h mới nhất 18/12 | Vụ tài xế say xỉn húc văng xe CSGT | Trương Châu Hữu Danh
 
Ninh Kiều Là Em - Hương Lan [Official Audio]

Tin tức Covid-19 ngày 16/12: Mỹ hứng ngày chết chóc, Ấn Độ cảnh báo bệnh nấm giết người - VietNamNet

Tài xế xe ôm chở khách từ Sài Gòn về Bình Dương, bị đâm trọng thương, cướp xe

Bao Cong an

Cơ quan công an bắt giữ đối tượng Lê Thành Nhân.

Việt Nam lấy làm tiếc việc Mỹ trừng phạt một công ty vì Iran

Tin tức 24h

Xem tiếp...

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

TT&HĐIII - 25/d

                                                             Vua Trần Thánh Tông

                                                 Trạng nguyên Việt Nam, Mạc Đĩnh Chi

 

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.

CHƯƠNG IV: ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

“Thủ đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương, nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải đền tội”
“Khi một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực bởi vì không còn cách nào khác”
"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bú chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"
                                                           (Khuyết danh)

 

(Tiếp theo)

Lý Chiêu Hoàng sau khi đã nhường ngôi cho Trần Cảnh thì làm vợ Trần Cảnh, được phong là Chiêu Thánh Hoàng Hậu. Ở với Trần Cảnh - Trần Thái Tông suốt 12 năm (đến 19 tuổi) mà vẫn chưa có con, triều đình chưa có hoàng tử. Trần Thủ Độ thấy vậy, bắt vua Thái Tông bỏ Chiêu Thánh, giáng xuống làm công chúa, rồi đem Thuận Thiên công chúa, vợ của Trần Liễu, đang có thai, vào lập làm Hoàng hậu. Trần Liễu tức giận đem quân làm loạn. Vua Thái Tông cũng đang đêm bỏ trốn lên chùa Phù Vân, núi Yên Tử (Quảng Ninh) tỏ ý phản đối. Trần Thủ Độ đem quần thần tới đón về. Thái Tông từ chối, nói rằng:
- Trẫm còn nhỏ dại, không kham nổi việc to lớn, các quan nên chọn người khác để cho khỏi nhục xã tắc.
Khuyên mãi không chuyển, Thủ Độ ngoảnh lại nói với các quan:
- Hoàng thượng ở đâu là triều đình ở đó.
Nói đoạn, truyền lệnh xây cung điện ở chùa Phù Vân. Vị quốc sư của chùa vào van lạy Thái Tông về triều. Thái Tông bất đắc dĩ theo xa giá về kinh.
Được ít lâu, Trần Liễu biết không địch nổi, đang đêm giả làm người đánh cá lẻn lên thuyền ngự xin hàng. Hai anh em ôm nhau khóc. Thủ Độ hay tin, tuốt gươm xông đến toan giết Trần Liễu. Thái Tông lấy thân che cho anh, xin Thủ Độ tha chết cho Trần Liễu, Trần Thủ Độ quẳng gươm xuống, nói:
- Ta là con chó săn thôi. Chưa biết anh em bay, ai thuận ai nghịch.
Trần Liễu được vua cấp cho đất An Sinh làm thái ấp và phong cho làm An Sinh Vương.
Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thái Tông đã biết dựa vào Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn để lãnh đạo nhân dân Đại Việt chống giặc. Bản thân ông cũng tự làm tướng đi đốc chiến, xông pha lửa đạn.
Trần Thái Tông còn là nhà thiền học có tư tưởng sâu sắc, có cốt cách độc đáo, là tác giả của “Khóa hư lục”, một cuốn sách xưa nhất hiện còn giữ được trong kho thư tịch cổ nước ta. Trong cuốn sách đó có bài “Tự thiền tông chỉ nam”. Trong đó, ông kể lại sự kiện đang đêm bỏ cung điện vào núi. Khi nghe thái sư Trần Thủ Độ thống thiết: “Bệ hạ ở tu cho riêng mình thì được. Nhưng còn quốc gia xã tắc thì sao? Vì để lời nói suông mà báo đời sau thì sao bằng lấy chính thân mình làm người dẫn đạo cho thiên hạ?”, ông đã “do đấy, trẫm cùng các vị quốc lão về kinh gắng lại lên ngôi”.
Chán nản, bỏ mặc thiên hạ rối ren, quay lưng giũ bỏ trách nhiệm trước “con dân” khốn đốn, thản nhiên đi tu, là Lý Huệ Tông. Không màng quyền lực địa vị, bỏ đi tu, nhưng khi nghe ra lời nói chí lý, lại quay về xả thân vì quốc gia xã tắc, là Trần Thái Tông. Một con người có tâm hồn thật là nhẹ như thế, nếu thật sự có Niết Bàn thì bây giờ đang ở cõi ấy. Hình như ở Trần Thái Tông, trong cái khoảng khắc phải lựa chọn dứt khoát giữa Đạo và Đời, đến với Phật hay về lại với quốc gia xã tắc, ông đã ngộ ra được con đường duy nhất cần phải đi để đến với cả hai, trước lý lẽ không “chê vào đâu được” của Trần Thủ Độ, vì xét cho cùng nó phù hợp hoàn toàn với cái mục đích tối thượng của đời ông: cầu cho quốc thái dân an. Bộ não đó được đốn ngộ đến lạ lùng và tâm hồn đó đẹp đẽ đến khác thường, trở thành tấm gương sáng cho hậu duệ sau này.
Mùa xuân năm Mậu Ngọ (1258), Trần Thái Tông truyền ngôi cho con là thái tử Trần Hoảng, rồi được triều đình tôn lên làm Thái Thượng Hoàng. Ông trị vì được 33 năm, làm Thái Thượng Hoàng 19 năm, thọ 60 tuổi.
Thái tử Hoảng lên ngôi, lấy niên hiệu là Thánh Tông. Trần Thánh Tông là ông vua nhân từ, trung hậu. Vua hay nói với tả hữu: “Thiên hạ là của cha ông để lại nên để cho anh em cùng hưởng phú quí”. Trừ các buổi thiết triều mới phân biệt trên dưới, còn thường ngày vua cho các hoàng thân vào điện ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu, hòa hợp thân ái.
Lại nói về Chiêu Thánh: khi Chiêu Thánh bị giáng xuống làm công chúa, nàng 20 tuổi. Phải rời bỏ người mà mình đem lòng yêu thương, Chiêu Thánh rất đau khổ, ẩn vào cung sâu, toan dứt nợ trần tục. Nhưng rồi dù có muộn mằn thì trời cũng ban cho nàng một hạnh phúc thực sự. Năm Chiêu Hoàng 40 tuổi (tức 20 năm sau), vào mùng một tết năm Mậu Ngọ (1258), vua Thánh Tông đặt đại lễ ở chính điện, có lệnh gả Chiêu Thánh cho Lê Phụ Trần (một đại tướng có công lớn trong cuộc chống Nguyên Mông lần thứ nhất). Chiêu Thánh sinh được hai con: Lê Tông, sau được phong tước Thượng Vị hầu và Ngọc Khuê, sau được phong là Ứng Thụy công chúa. Chiêu Thánh mất năm 60 tuổi. Tương truyền lúc mất, tóc bà vẫn đen nhánh, môi vẫn đỏ như tô son, hai má vẫn một màu hồng đào.
Thánh Tông cũng là vua dốc lòng xây dựng đất nước thịnh trị. Dưới triều ông, dân nghèo được quan tâm, mọi người được khuyến khích học hành, những khoa thi chọn nhân tài được mở và người tài được trọng dụng. Nhờ thế không chỉ có các ông hoàng là hay chữ mà còn có những trạng nguyên xuất chúng như Mạc Đĩnh Chi, uyên bác như Lê Văn Hưu và suốt thời trị vì của Thánh Tông không có giặc giã loạn lạc, nơi nơi dân chúng yên ổn làm ăn, đất nước thái bình thịnh trị.
Trong đối ngoại, vừa mềm dẻo vừa cương quyết, Trần Thánh Tông đã cố gắng giữ gìn danh dự Tổ Quốc Đại Việt, ngăn chặn từ xa mọi sự nhòm ngó, tạo cớ xâm lược của nhà Nguyên.
Năm 1278, sau 21 năm trị vì, ông nhường ngôi cho con là thái tử Khâm rồi về phủ Thiên Trường (Tức Mạc), làm Thái Thượng Hoàng.
Thái tử Khâm lên ngôi, lấy niên hiệu là Nhân Tông.
Ngay sau khi Nhân Tông lên ngôi, nhà Nguyên liền sai Lễ bộ thượng thư Sái Thung sang sứ Đại Việt. Ỷ nước lớn, tên này đặc biệt kiêu ngạo, đến Kinh thành, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh (cửa Nam của Phượng Thánh (Cấm Thành đời Lý), dẫn đến nơi vua ở) rồi cho người đưa thư trách vua Nhân Tông tự lập ngôi vua và đòi phải sang chầu Thiên Triều (Triều đình nhà Nguyên). Vua sai đại thần ra tiếp, Thung không thèm đáp lễ, vua mời yến, hắn không thèm đến.
Năm Nhâm Ngọ (1282), vua Nguyên lại cho sứ sang dụ:
- Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo tay, mỗi hạng 2 người.
Để cố giữ hòa hiếu, Trần Nhân Tông đành cho chú họ là Trần Di Ái và bọn Lê Tuân, Lê Mục sang thay mình. Vua Nguyên bèn lập Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Thượng thư lệnh và Sài Thung dẫn 1000 quân đưa bọn ấy về nước. Hay tin, Nhân Tông sai tướng đem quân đón đánh lũ nghịch thần. Sài Thung bị tên bắn mù một mắt, trốn chạy về nước, còn lũ Trần Duy Ái bị bắt, phải tội đồ làm hình…
Vào thời Trần, nước  Đại Việt đã rất mềm dẻo trên mặt trận ngoại giao, nhượng bộ nhiều đòi hỏi ngang ngược của thế lực phong kiến hùng mạnh phương Bắc, nhưng không hề khiếp sợ trước sự phùng mang trợn má đe dọa của chúng, vẫn âm thầm tích cực chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến toàn dân chống xâm lăng. Tuy nhiên, cũng có nhưng kẻ thuộc hoàng thân quốc thích tham sống sợ chết, bán nước cầu vinh. Ngoài Trần Di Ái, còn có Trần Văn Lộng, Trần Ích Tắc, Trần Kiện,...Trần Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng Trần Thái Tông. Là người thông minh, giỏi văn chương, thuở còn trẻ đã có ý tranh giành ngôi vua với Thái tử Hoảng. Qua lái buôn ở Vân Đồn, Trần Ích Tắc đã gửi mật thư thông đồng với giặc, nhưng triều đình không biết. Năm 1285, khi Thoát Hoan xâm nhập bờ cõi, ông ta còn được cử làm đại tướng cầm quân lên trấn giữ miền Đà Giang. Nhân cơ hội đó, Trần Ích Tắc đưa cả vợ con chạy sang hàng giặc và cũng được vua Nguyên phong cho làm An Nam quốc vương. Nhưng quân Nguyên thua chạy, Trần Ích Tắc sống lưu vong nơi đất Bắc cho đến chết. Nhà Trần gạch tên Trần Ích Tắc ra khỏi dòng họ và gọi một cách khinh bỉ là Ả Trần, coi như một mụ đàn bà.
Trần Kiện là con Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang, cũng là người có tài, được phong tước Chương Hiến Hầu và được Thượng tướng Trần Quang Khải gả con gái cho. Năm 1284, nhà Nguyên sai Toa Đô đánh Chiêm Thành. Trần Kiện được cử thay cha là Trần Quốc Khang cầm quân chặn giặc ở Thanh Hóa. Nhưng sợ hãi trước thế giặc mạnh, Trần Kiện cùng bọn tay chân là Lê Trắc đã đem cả một vạn quân hàng giặc, làm cho mặt trận phía Nam có nguy cơ bị vỡ. Vua Trần phải cử Thượng tướng Trần Quang KhảiTrần Nhật Duật đem quân vào cứu ứng. 
Trần Kiện theo Toa Đô về gặp Thoát Hoan, được trọng thưởng. Thoát Hoan rất mừng cho viên tướng Minh Lý Tịch Ban đưa bọn Trần Kiện và con trai Trần Ích Tắc là Nghĩa Quốc Hầu cùng bọn tôn thất phản bội khác về Yên Kinh. Đến ải Chi Lăng, chúng bị quân ta chặn đánh. Trần Kiện bị gia tướng của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Địa Lô bắn chết trên lưng ngựa. Lê Trắc ôm xác chủ chạy tiếp đến Khâu Ôn cuối cùng phải chôn vùi xác Trần Kiện để chạy tháo thân. Trần Văn Lộng là cháu nội Thái sư Trần Thủ Độ cũng là kẻ phản bội. Trần Văn Lộng được cử làm tướng cầm quân phòng vệ vùng Tam Đái. Năm 1284, quân Thoát Hoan tấn công, Văn Lộng đem cả gia quyến đầu hàng. Trần Văn Lộng được Thoát Hoan phong cho chức tước, theo quân thù đi đánh nhau với quân Trần. Khi quân Nguyên thất bại, Lộng chạy được sang Trung Quốc, làm quan cho nhà Nguyên và chết ở quê người.
Số phận của bọn bán nước xưa nay đều chẳng có gì tốt đẹp cả. Không những thế tiếng xấu còn mãi muôn thuở không rửa sạch được.
Biết không thể thần phục được vua Trần, nhà Nguyên phát động chiến tranh xâm lược hòng khuất phục bằng quân sự và thực hiện dã tâm cướp nước ta. Đại Việt dưới triều Trần đã phải chịu ba lần thử thách lớn lao và cả ba lần đều kiên cường, anh dũng vượt qua, với những chiến công chói lọi. Vị quân vương cùng quân dân ta vượt qua hai thử thách sau một cách bất khuất và oai hùng, không ai khác, chính là Trần Nhân Tông.
 
Trần Nhân Tông
Portrait of Emperor Trần Nhân Tông.png
Hình ảnh Thượng hoàng Nhân Tông trong tác phẩm Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ.

Hoàng đế Đại Việt
Trị vì8 tháng 11 năm 1278
16 tháng 4 năm 1293
(14 năm, 159 ngày)
Thượng hoàngTrần Thánh Tông
Tiền nhiệmTrần Thánh Tông
Kế nhiệmTrần Anh Tông







Thông tin chung
Hậu phi
Hậu duệ
Tên húy
Trần Khâm
Niên hiệu
Thụy hiệu
Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế
Miếu hiệu
Nhân Tông
Tước vị
  • Hiếu Hoàng (1278-93)
  • Pháp Thiên Ngự Cực Anh Liệt Vũ Thánh Minh Nhân Hoàng Đế (1278-93)
  • Hiến Nghiêu Quang Thánh Thái Thượng Hoàng Đế (1293-1308)
Hoàng tộcHoàng triều Trần
Thân phụTrần Thánh Tông
Thân mẫuNguyên Thánh Hoàng hậu
Sinh7 tháng 12, 1258
Thăng Long, Đại Việt
Mất16 tháng 12, 1308 (50 tuổi)
Am Ngọa Vân, núi Yên Tử
An tángLăng Quy Đức, phủ Long Hưng, Đại Việt
Tôn giáoPhật giáo Đại thừa





















 Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, nhân đức, được sử sách đánh giá là anh hùng cứu nước. Không những thế, đời sau còn thấy ở ông một nhà Phật học, một thiền sư lớn của nền Phật Giáo nước nhà và đồng thời là một thi sĩ có tài. Sau 14 năm làm vua, ông nhường ngôi cho con và đi tu, trở thành thủy tổ phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tư tưởng triết học của ông mang tính thực tiễn và tích cực. Theo sách “Tam tổ thực lục”, có chuyện rằng một học trò hỏi Nhân Tông:
- Như thế nào là Phật?
Ông trả lời:
- Như cám ở đáy cối.
Lần khác, một học trò hỏi:
- Lúc giết người không để mất thì như thế nào?
- Khắp toàn thân là can đảm - Nhân Tông đáp.
Thật là “siêu”, thật là đặc sắc! Chỉ có những tâm hồn thản nhiên, khoáng đạt, tự do đến hết cung bậc mới “thiền” ra như thế được và mới có được những vần thơ đầy cảm khái như:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
(Xã tắc hai lần mệt ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.)
Trần Nhân Tông qua đời năm Mậu Thân (1308), tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh).
tranhantonghue.jpg                                       Đền thờ Trần Nhân Tông
Nhà Trần còn có một điều đặc biệt lạ là có nhiều tướng tá đồng thời là nhân văn thuộc hoàng thân quốc thích, mang họ Trần và hầu hết đều được lưu vào sử sách. Trong số đó, nổi lên lừng lẫy một cái tên: Trần Quốc Tuấn.
Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228. Ngay từ nhỏ, Trần Quốc Tuấn đã được cha (Trần Liễu) kén những thầy giỏi về dạy mong con hội đủ được tài văn võ để ủy thác cho con mối thù năm xưa mà mình chưa trả được. Có lần Trần Liễu dặn Quốc Tuấn: “Sau này nếu con không vì ta mà lấy lại thiên hạ thì ta sẽ không sao nhắm mắt được khi đã nằm xuống đất”.
Quốc Tuấn tỏ ra thông minh thiên phú, lớn lên thành người học rộng biết nhiều, văn tài võ kiệt. Hơn thế nữa, ông là một hiền nhân, tận trung với nhà Trần, tận lòng với dân với nước. Chính vì thế mà ông luôn đặt quyền lợi đất nước lên trên hết, chủ động xóa đi mối thù nhà, ra sức xây dựng khối đoàn kết giữa dòng tộc họ Trần và trên thực tế đã làm cho vương triều nhà Trần luôn gắn bó keo sơn, thống nhất ý chí, nêu tấm gương sáng và đồng thời nuôi dưỡng được niềm tin trong toàn quân, toàn dân Đại Việt. Đó cũng chính là một trong những yếu tố quyết định đến ba lần đại thắng quân Nguyên.
 
Trần Hưng Đạo
Đại tướng Việt Nam (chi tiết...)
Statue of Tran Hung Dao, Ho Chi Minh City, Vietnam.jpg
Tượng Trần Hưng Đạo của điêu khắc gia Phạm Thông dựng vào giữa thập niên 1960 tại bến Bạch Đằng, Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin chung
Vợ Nguyên Từ quốc mẫu
Tên húy Trần Quốc Tuấn (陳國峻)
Thụy hiệu Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương
仁武興道大王
Triều đại Nhà Trần
Thân phụ Khâm Minh đại vương Trần Liễu
Thân mẫu Thiện Đạo quốc mẫu
Sinh còn nghi vấn
huyện Tức Mặc, Nam Định.
Mất 20 tháng 8, 1300
Vạn Kiếp, Đại Việt (Chí Linh, Việt Nam)
Trong lần chống Nguyên Mông lần thứ nhất, lúc vua Trần còn lúng túng chọn hướng đi chặn giặc, Trần Quốc Tuấn đã tình nguyện xung phong và được lĩnh ấn Tiết chế (tổng chỉ huy quân đội), đem quân lên mạn Hưng Hóa bày trận. Nhờ thế trận và cách dụng binh tài tình của ông mà nhà Trần đủ thời gian rút khỏi Thăng Long, bảo toàn lực lượng và dẫn đến thắng lợi quyết định Đông Bộ Đầu. Trong việc bình công ban thưởng, Trần Thái Tông đã đánh giá chưa công bằng đối với ông. Tuy nhiên ông đã không vì thế mà bận tâm.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------

Xem tiếp...

TT&HĐIII - 25/c

                                            TRẦN THỦ ĐỘ - ĐỜI LUẬN ANH HÙNG

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
 Trần Hạnh Thu
.

CHƯƠNG IV: ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

“Thủ đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương, nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải đền tội”
“Khi một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực bởi vì không còn cách nào khác”

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"
                                                           (Khuyết danh)
 

 

 

(Tiếp theo)

***


Năm 1175, Lý Anh Tông băng hà. Thái tử Lý Long Cán mới 3 tuổi lên ngôi, tức Lý Cao Tông. Theo lời nhận định của sách Đại Việt sử ký toàn thư, Cao Tông lớn lên chơi bời vô độ, chính sự hành pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, sự nghiệp nhà Lý suy từ đây. 
Trong hơn 2 thế kỷ dưới triều Lý, giặc ngoại xâm không xâm phạm được đến Thăng Long, nhưng đất kinh kỳ cũng phải chịu đựng những cơn binh lửa của xung đột triều đình và chiến tranh phe phái. Đó là “Loạn ba vương” năm 1028 khi Lý Thái Tổ vừa từ trần và nhất là cuộc tranh chấp cuối đời Lý, mở đầu là “Loạn Quách Bốc”. Năm 1209, viên tướng Phạm Bỉnh Di đem quân đi đánh dẹp quân làm phản Phạm Du ở Nghệ An. Phạm Du thua chạy, Bỉnh Di sai tịch thu tài sản đốt hết. Vua Cao Tông lại gọi Phạm Du vào kinh sư, Bỉnh Di đem quân trở về, vua bắt giam lại sai giết chết. Tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc nghe tin, đem binh đánh vào kinh sư, khiến Lý Cao Tông phải chạy ra ngoài, đó gọi là loạn Quách Bốc.
Các cuộc biến loạn làm Kinh thành trở thành bãi chiến trường, cung thất và phố phường nhiều chỗ bị tàn phá. Từ năm 1216 đến 1220, trong vòng 4 năm, vua Lý Huệ Tông phải rời kinh thành về điện tranh dựng tạm tại Tây Phù Liệt (Thanh Trì) và thành Thăng Long bị gọi là Kinh Cũ (Cựu Kinh).
Lý Huệ Tông là ông vua bạc nhược, bỏ bê triều chính và vô trách nhiệm. Tháng 10 năm Giáp Thân (1224), Lý Huệ Tông truyền ngôi cho Chiêu Thánh công chúa mới 8 tuổi, rồi bỏ vào chùa Chân Giáo đi tu. Chiêu Thánh công chúa lên ngôi, gọi là Lý Chiêu Hoàng, vì còn nhỏ nên quyền bính ở cả Trần Thủ Độ, lúc đó là Điện tiền chỉ huy sứ.
Triều Lý đời Huệ Tông đã suy yếu cực độ, sang đời Chiêu Hoàng chỉ còn là danh nghĩa, mọi công việc triều chính thực chất là do họ Trần điều hành. Cuối triều Lý, vua quan ăn chơi sa đọa, kinh tế đất nước suy thoái, mất mùa đói kém liên miên, các thế lực quý tộc phong kiến đánh giết lẫn nhau, cướp bóc bừa bãi. Trong khi đó, tai họa xâm lược đã lồ lộ ngoài biên thùy: đế quốc Nguyên Mông đang là lực lượng vô địch, tung hoành khắp nơi từ Á đến Âu, đánh Kim, diệt Hạ, chiếm Triều Tiên, sửa soạn chinh phục Đường và Đại Việt.
Đất nước cuối triều Lý đang trên đà suy yếu như thế chắc chắn không thể chống nổi một đế quốc mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.
May thay, có lẽ là nhờ vào khí thiêng sông núi chưa dứt, địa vẫn còn linh và nhân vẫn còn kiệt, mà đất nước đã chuyển mình, rời bỏ con đường ngày một u tối, tai họa chực chờ, để tiến về hướng tươi sáng.

Trần Thủ Độ (1194 – 1264), cũng gọi Trung Vũ đại vương, là một nhà chính trị Đại Việt, sống vào thời cuối triều Lý đầu triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện lật đổ nhà Lý, lập nên nhà Trần, thu phục các thế lực người Man làm phản loạn và trong cuộc chiến kháng quân Nguyên lần thứ nhất.

Năm 1209, Lý Cao Tông phải chạy ra khỏi kinh sư vì loạn Quách Bốc, Lý Huệ Tông Lý Hạo Sảm – khi ấy đang là Thái tử phải chạy đến nương nhờ Trần Lý. Gia đình họ Trần vốn làm nghề đánh cá, trở nên giàu có, người chung quanh theo về. Họ Trần dẫn quân về triều dẹp loạn, rước vua về kinh sư, nhân đó mà khuynh loát triều đình. Với chức vụ Điện tiền chỉ huy sứ, Trần Thủ Độ đã sắp xếp cho con người anh họ của mình lấy Lý Chiêu Hoàng, sau đó Nữ hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Thái Tông (Trần Cảnh), lập ra triều Trần.

Trần Thủ Độ một tay cáng đáng trọng sự, giúp Trần Thái Tông bình phục được giặc giã trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Đại Việt bấy giờ được cường thịnh, có thể chống cự với Mông Cổ. Ông được nhiều nhà sử học qua các thời đại thừa nhận và đánh giá cao về tài năng, khả năng chính trị quyết đoán hiệu quả, nhưng cũng vì thế có rất nhiều sự phê bình tiêu cực về nhân phẩm của ông. Nhiều ý kiến cho rằng ông đã vi phạm các chuẩn mực đạo đức do ông đã bức tử Lý Huệ Tông cũng như cưới Huệ hậu (chị họ của ông) làm phu nhân; ép Trần Thái Tông lấy vợ của anh trai khi đang mang thai 3 tháng và nghi vấn tàn sát tôn tộc nhà Lý.

Nguồn gốc của Trần Thủ Độ không được các sách chính sử chép rõ. Sử chỉ chép rằng, Trần Lý ở Tức Mặc (Nam Định) sinh ra Trần Tự Khánh, Trần Thừa và con gái Trần Nhị Nương. Trần Thủ Độ là em họ của ba người con của Trần Lý. Trần Thừa sinh ra Trần Thái Tông Trần Cảnh, Trần Thủ Độ là chú họ của Thái Tông.

 Trần Thủ Độ đã thu xếp êm đẹp cho Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, khởi dựng cơ nghiệp nhà Trần.
Trần Cảnh lên ngôi, lấy niên hiệu là Thái Tông, mở đầu thời đại nhà Trần (1226 - 1400). Trần Thủ Độ làm Thái sư.
Triều Trần thành lập đã chấm dứt tình trạng loạn ly cuối triều Lý, khôi phục lại quyền lực của chính quyền trung ương. Trên cơ sở kế thừa thành quả đã đạt được của triều Lý, triều Trần đã áp dụng nhiều chính sách và biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy đất nước phát triển về mọi mặt. Nền văn minh Đại Việt tiếp tục phồn thịnh.
Dưới triều Trần, Thăng Long vẫn là kinh đô của nước Đại Việt. Thăng Long đời Trần hầu như không khác Thăng Long đời Lý. Trong 175 năm đóng đô ở đây, nhà Trần tận dụng tất cả những cơ sở đã được xây dựng từ trước, tu bổ mở mang thêm, kiến tạo một số công trình được cho là cần thiết…
Thăng Long đời Trần không có cái sôi nổi dựng xây như đời Lý, nhưng vẫn đầy ắp những sáng tạo văn hóa và nét đặc biệt nổi trội của nó là trực tiếp tham gia đánh giặc ngoại xâm, đánh rất giỏi.
Ba lần đại thắng quân Mông - Nguyên là một trong những võ công chói lọi nhất của dân tộc ta trong sự nghiệp chống ngoại xâm mà hiếm dân tộc nào trên thế giới có được. Cả ba lần ấy đều “động chạm” đến địa danh Thăng Long nên không thể không kể về nó khi muốn kể câu chuyện về lịch sử Hà Nội. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên cái vinh quang bất diệt đó chính là sự xuất hiện đúng lúc những con người vừa tài năng vừa lạ lẫm trong dòng họ nhà Trần, như là sự linh ứng, để lại biết bao nhiêu giai thoại làm rung động lòng người.
Năm 1209, hoàng tử Sảm chạy loạn về Hải Ấp, thấy Trần Thị Dung đẹp quá bèn lấy làm vợ. Tháng 11 năm Canh Ngọ (1210), hoàng tử Sảm lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Huệ Tông; sai quân rước Trần Thị Dung về lập làm Nguyên phi. Anh ruột của Trần Thị Dung là Trần Tự Khánh được phong là Chương Tín Hầu. Đến giữa năm Bính Tý (1216), Trần Thị Dung được sắc phong làm Hoàng Hậu, đồng thời Trần Tự Khánh làm Phụ Chính và anh ruột của Tự Khánh là Trần Thừa được giữ chức Nội thị Phán Thủ. Khi Trần Tự Khánh mất, vua Huệ Tông cho Trần Thừa làm Phụ quốc thái úy, và năm sau giao cho em họ Hoàng hậu là Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ.

Hoàng hậu chỉ sinh hạ được hai công chúa. Người chị là Thuận Thiên công chúa, sau này được gả cho Phụng Kiều Vương Trần Liễu, con cả của Trần Thừa. Người em là Chiêu Thánh công chúa, sau này là vua Lý Chiêu Hoàng. Con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh (Trần Thái Tông), đồng tuổi với Chiên Thánh công chúa. Trần Liễu có người con trai tên là Trần Quốc Tuấn, sau này trở thành đại anh hùng dân tộc. Trần Cảnh có 4 người con trai là Thái tử Hoảng, Trần Quang Khải, Trần Ích Tắc, Trần Nhật Duật và 2 con gái. Hoảng sau này là vua Trần Thánh Tông, Tắc phản quốc, Khải và Duật đều là những người có tài xuất chúng.
Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung đều là con của Trần Lý. Trần Lý là hậu duệ của Trần Hấp. Trần Hấp là con của Trần Kính. Kính vốn gốc ở Đông Triều, nối đời làm nghề đánh cá, trên đường đi tìm đất làm ăn sinh sống đã cắm sào, dừng chân ở Thức Mạc (Nam Định), lấy vợ ở đó sinh ra Hấp. Lớn lên, Hấp tìm sang Hải Ấp (Thái Bình), nơi giáp ranh các sông Nhị Hà và sông Hải Triều, là vùng đất cổ trù phú, định cư luôn ở đó.
Sau khi đã thu xếp cho Trần Cảnh lên ngôi, tháng 8 năm Bính Tuất (1226), Thái sư Trần Thủ Độ lấy Trần Thị Dung, Hoàng hậu triều Lý và là chị họ mình, làm vợ. Trần Thị Dung sau đó được phong làm Linh Từ Quốc Mẫu. Bà đã có công chỉ huy giới hoàng tộc chủ động rút khỏi kinh thành trong lần giặc Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1257); đảm nhiệm việc lo liệu thu nhặt sắt thép, động viên thợ ngày đêm rèn binh khí cho quân Trần; trong trận Đông Bộ Đầu cũng có một phần công trạng.
Khi Lý Chiêu Hoàng làm vua, Trần Thủ Độ đã nghĩ ngay đến việc giành ngôi cho Trần Cảnh, bèn thưa với Trần Thừa. Trần Thừa ngần ngại:
- Chúng ta với Thái hậu và Chiêu Hoàng là chỗ họ ngoại chí thân, nay làm cái việc tranh đoạt ấy tôi e chẳng khỏi mang tiếng với hậu thế.
Trần Thủ Độ phân trần:
- Tôi xem diện mạo Trần Cảnh mũi cao, hai gò má trội đúng là long chuẩn dung nhan. Tính lại rộng rãi, biết thương người, có khí độ của vị thái bình thiên tử. Vả chăng, thời thế lúc này chỉ có họ Trần thay ngôi nhà Lý mới cứu được vận nước suy vi. Trời cho mà không lấy sẽ phải chịu tai ương. Xin đại huynh nên suy nghĩ kỹ.
Trần Thừa bảo Thủ Độ:
- Mọi việc tùy chú định liệu, làm sao cho thành sự thì làm. Hóa nhà làm nước hay đến phải diệt tộc cũng ở một chuyện này đó.
Khi Trần Cảnh đã ở ngôi vua , nhiều đảng loạn mượn cớ phù Lý chống Trần nổi lên. Thủ Độ mời Trần Thừa làm Thượng hoàng lo giúp vua để ông rảnh tay dẹp loạn. Không đầy một năm, Thủ Độ đánh dẹp và thu phục được các đảng giặc để trở lại nắm triều chính.
Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194) tại làng Lưu Xá (Hưng Hà, Thái Bình). Ông ít được học nhưng có tài thiên phú, có bản lĩnh, thẳng thắn và quyết đoán.
Có lần duyệt hộ khẩu, Linh Từ quốc mẫu xin riêng cho một người làm chức Câu đương (một chức dịch trong xã). Ông ghi tên họ quê quán. Duyệt đến xã ấy, hỏi tên đương sự, đương sự mừng rỡ chạy đến. Trần Thủ Độ nói:
- Người vì có công chúa xin cho được làm Câu đương, không thể ví như những Câu đương khác, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Đương sự kêu van xin thôi, hồi lâu Thủ Độ mới tha cho. Từ đấy, không ai dám nhờ cậy việc riêng nữa.
Sử ghi, có lần Linh Từ quốc mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị người quân hiệu chặn lại. Về nhà, Linh Từ quốc mẫu than:
- Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu ấy khinh nhờn như thế.
Thủ Độ sai quân đi bắt về. Nghe người quân hiệu kể lại ngọn nguồn câu chuyện, Thủ Độ khen:
- Người ở chức thấp mà biết giữ phép nước, như thế ta còn trách gì nữa - Nói rồi lấy vàng, lụa thưởng cho người ấy.
Có viên quan nhân lúc vào chầu vua Thái Tông, ứa nước mắt tâu:
- Bệ hạ tuổi còn trẻ mà thái sư Trần Thủ Độ quyền nghiêng chân chúa, không biết rồi tiền đồ xã tắc sẽ ra sao? Hạ thần lấy làm lo lắng lắm!
Vua bảo Thủ Độ:
- Trẫm biết Thượng phụ chỉ có tấm lòng son vì nước chứ không có bụng riêng nào. Vậy mà kẻ kia thấy ông nắm giữ mọi quyền bính, dám ngờ vực xằng đã tâu với trẫm là đáng lo ngại về việc Thượng phụ chuyên quyền có thể không hay cho xã tắc. Đó là lời nói hại đến nghĩa vua tôi và tình cảm chú cháu giữa Thượng phụ và trẫm.
Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
 - Kẻ kia nói vậy mà đúng. Quả có chuyện chuyên quyền thật. Thế mới biết một trăm người vâng dạ không bằng một người nói thẳng. Trong đám quan lại chỉ duy nhất có người này ngay thẳng, bạo dạn, dám nói những điều người khác chỉ dám nghĩ. Vậy, một triều thịnh phải khuyến khích người nói thật.
Nói xong, Thủ Độ xin phép vua lấy mấy tấm lụa và mấy quan tiền thưởng cho viên quan nọ.
Lại có chuyện, một lần, nhà vua tỏ ý cho An Quốc, anh ruột của Trần Thủ Độ, làm tể tướng. Với tư cách là quan đầu triều, Trần Thủ Độ nói: “Nếu bệ hạ thấy anh tôi là người hiền tài, thì tôi xin từ chức để nhường cho, nếu bệ hạ nhận thấy không phải là hiền tài thì không nên dùng, chứ nếu cả hai anh em đều làm tướng thì đối với thiên hạ còn ra thế nào?”. Đó là câu nói khẳng khái của một tâm hồn bộc trực, và nếu một ông quan đầy quyền uy, không lo đến trăm họ, không biết đặt quyền lợi của quốc gia, xã tắc là trên hết, thì không thể nói được một câu như thế.
Trần Thủ Độ thực sự là linh hồn của cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống sự xâm lược của quân Nguyên Mông. Công lao của ông đối với đất nước, dân tộc là không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, sử sách phong kiến thường coi Trần Thủ Độ như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với triều Trần nhưng có tội với triều Lý. Lý do đưa ra là việc Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý. Chuyện kể rằng: năm Nhâm Thìn (1231), nhân làm lễ Tiên Hậu nhà Lý ở thôn Thái Đường (Đông Ngàn, Bắc Ninh), Thủ Độ sai làm nhà lá ở trên các hố để đến khi các tôn thất nhà Lý vào tế thì bị sụt cả xuống, rồi lấy đất đổ lên chôn sống hết. Nhưng trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, Ngô Sĩ Liên chú giải rằng “việc này chưa chắc đã có thực”.
Trần Thủ Độ mất tháng Giêng năm Giáp Tý (1264), thọ 71 tuổi.


Tham lang mo Thai su Tran Thu Do
Thôn Ngừ, xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là nơi đặt lăng mộ của Thái sư Trần Thủ Độ (1194 - 1264), nhân vật lịch sử có ảnh hưởng rất lớn đến triều Trần cách đây gần một thiên niên kỷ.

Tham lang mo Thai su Tran Thu Do-Hinh-2
Tương truyền, xưa kia lăng mộ này có kiến trúc rất bề thế với nhiều tượng thú tạc bằng đá vô cùng tinh xảo.

Tham lang mo Thai su Tran Thu Do-Hinh-3
 Tuy nhiên, sau những biến động lịch sử, lăng đã dần dần rơi vào cảnh đổ nát và hoang phế. Đến thập niên 1960, trong lăng chỉ còn một tượng hổ và một tượng đá vỡ không rõ hình thù, có thể là tượng Huyền Vũ theo truyền thuyết dân gian.

Tham lang mo Thai su Tran Thu Do-Hinh-4
Pho tượng hổ còn sót lại của lăng được coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc cũng như mỹ thuật thời Trần nói riêng, và là một tác phẩm nghệ thuật đẹp trong nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam nói chung.

Tham lang mo Thai su Tran Thu Do-Hinh-5
Vào năm 1962, pho tượng này đã được chuyển về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội.

Tham lang mo Thai su Tran Thu Do-Hinh-6
Sau một thời gian dài hoang phế, đến năm 1994 lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ mới được xây dựng lại. Đến những năm 2000, lăng mộ được trùng tu lớn và có diện mạo như ngày nay.  

Tham lang mo Thai su Tran Thu Do-Hinh-7
Trong lịch sử Việt Nam, Trần Thủ Độ là một quyền thần có vai trò lớn trong việc họ Trần đoạt ngôi nhà Lý. Ông là người nắm quyền thực tế của triều Trần trong khoảng thời gian dài, từ 1226 đến khi ông qua đời vào năm 1264.

Tham lang mo Thai su Tran Thu Do-Hinh-8
 Vào năm 1258, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Thái sư Trần Thủ Độ đã nói một câu nổi tiếng, được ghi tạc vào sử Việt: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"
(Còn tiếp)
Xem tiếp...