Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

ĐẠI GIA, NGÀI LÀ AI? 52

-Tỷ phú là những người thiên bẩm kiếm tiền.
-Đại gia là hiện thân của sự may mắn, hãnh tiến và hoang phí
-Họ là những con người tưởng tài giỏi nhưng thật ra là quá ngu ngốc!
-Cuộc đời thì quá ngắn, như chớp nháy, còn sự ngu ngốc lại quá dài, vô hạn!
-Biết vậy nhưng ai cũng ao ước được làm đại gia, trở thành tỷ phú, thích mình ngu ngốc!!!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Tiểu sử Đại gia Lê Ân - CUỘC ĐỜI CHÌM NỔI CÙNG 5 BÀ VỢ

 

Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước

5 Thanh Niên Online
Mấy ngày gần đây 'ngôi nhà dát vàng' tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đang là cái tên gây sốt được rất nhiều người quan tâm. Căn nhà toàn màu vàng, từ ngoài vào trong khiến nhiều người thắc mắc phải chăng chủ nhân mạ vàng cho tổ ấm của mình?
Ngôi nhà “dát vàng” nguy nga giữa lòng Tây Đô
Ảnh: Thanh Nhã
Ngôi nhà sử dụng chất liệu gạch men nhập từ nước ngoài về màu vàng làm điểm nhấn trang trí nội thất trong nhà cũng như đồ lưu niệm. Nhiều người còn ví von ngôi nhà này như một Dubai thu nhỏ khi lạc bước vào.
Ngôi nhà đang làm mưa, làm gió trên mạng xã hội ở Tp. Cần Thơ mấy ngày qua tọa lạc tại số 18, đường số 6, khu dân cư Thới Nhựt 2, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ vừa mới ra mắt cách đây một tuần lễ. Chủ nhân của ngôi nhà độc đáo này là anh Nguyễn Văn Trung một đại gia có tiếng trong lĩnh vực bất động sản ở Cần Thơ.
Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 1

Sảnh chính tầng trệt của ngôi nhà “độc nhất miền Tây”

Ảnh: Thanh Nhã

Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 2
Anh Trung cho biết, ý tưởng căn nhà được anh ấp ủ từ lâu nhưng cách đây 6 năm anh mới bắt tay vào thực hiện. Trong đó ngôi nhà gạch men hay còn gọi là ngôi nhà dát vàng là điểm nhấn đặc biệt nhất trong quán cà phê Zone7 của anh. Riêng ngôi nhà này anh phải mất đến 3 năm mới xây dựng xong.
“Tôi có dịp đi du lịch khoảng 20 nước trên thế giới và thăm thú nhiều nơi, chính vì thế nó đã tạo động lực để tôi trở về quê hương xây dựng một sản phẩm du lịch. Trong đó tôi rất ấn tượng với phong cách trang trí nhà cửa, nội thất bằng tông màu dát vàng này”-chủ quán cà phê Zone7 chia sẻ.
Căn nhà thiết kế một tầng trệt và hai lầu, bước vào bên trong là cả một sự xa hoa lộng lẫy, khiến ai bước vào đều không khỏi choáng ngợp.
Anh Nguyễn Văn Đoàn, ngụ quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ phấn khởi nói, “mấy ngày nay lướt Facebook thấy nhiều người chia sẻ nên hôm nay tôi cùng vợ đến tham quan. Cảm nhận đầu tiên là vô cùng ấn tượng trước không gian phải nói là có một không hai ở miền Tây, toàn bộ đồ vật trong nhà thậm chí là song cửa, lan can cầu thang đều được sơn mạ vàng bắt mắt”.
Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 3
Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 4
Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 5

Toàn bộ nội thất trong căn nhà đều được phủ sắc vàng xa hoa, anh Trung cho biết đội ngũ thợ chế tác rất lâu mới xong. Chẳng hạn như để dát vàng một chiếc ghế 6 thợ làm xuyên suốt cả ngày mới hoàn thành

Ảnh: Thanh Nhã

Mỗi căn phòng được anh Trung bố trí pha trộn giữa nét văn hóa Á-Âu, vừa sang trọng, tinh tế nhưng cũng không kém phần thanh lịch, cổ điển.
Ngoài ra, trong khuôn viên hơn 1.500 m2, gồm khu sân vườn phục vụ cà phê, ăn uống, khách tham quan có thể chiêm ngưỡng dàn cây kiểng “độc nhất vô nhị”, cùng với hàng trăm tấn sỏi, đá được sắp xếp tỉ mỉ và đặc biệt là đèn led về đêm trang hoàng rực rỡ.
Hiện chủ quán đã sưu tầm được hơn 17 loại cây kiểng độc lạ như cau 11 đọt, dừa 2,3 đọt, cây dừa ba thân, cây dừa tôm (dáng cong như con tôm) cây thiên tuế 2 đầu…không chỉ thế một số cây còn có tuổi đời lên đến trên trăm năm như cây khế, cây ổi. Được biết số cây này đều được anh Trung sưu tầm rất lâu, tại nhiều tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Toàn bộ cây đều đột biến gen trong quá trình sinh trưởng, nhiều cây anh phải trả giá rất cao để sở hữu.
Anh Nguyễn Thanh Thuận, quản lý quán Cà phê Zone7 cho biết, quá trình săn lùng các cây kiểng này rất tốn nhiều thời gian, có những nơi anh chủ phải đi nhiều lần, sau nhiều lần ngả giá mới mua được. Hiện tại khi đã là vật sở hữu của quán, đối với anh Trung (chủ quán) những món này hoàn toàn vô giá.
Với không gian mở, tận dụng cây xanh làm bóng phủ mát chính là điểm níu chân thực khách. Không chỉ thế để tăng độ thu hút, chủ quán còn thiết kế thêm tiểu cảnh thác nước phối cây xanh. Sự hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên khiến khuôn viên quán sinh động như bức tranh rừng xanh.
Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 6
Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 7
Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 8

Một số độ vật lưu niệm như đao, kiếm, lư hương, mũ giáp...đều được thiết kế rất kì công

Ảnh: Thanh Nhã

Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 9

Gian bếp “vàng toàn tập” của anh chủ U50

Ảnh: Thanh Nhã

 
Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 10
Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 11

Du khách vô cùng thích thú, không ngại tạo dáng để lưu giữ khoảnh khắc ấn tượng

Ảnh: Thanh Nhã

Chị Huỳnh Chi ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho hay “mình cũng thường đi cà phê cùng bạn bè và cũng gặp một số quán có trồng 1, 2 cây lạ lạ nhưng quán cà phê này khiến mình khá thích thú khi trồng rất nhiều cây cảnh độc đáo. Trong đó có cây cau 11 đọt mình chưa từng thấy qua bao giờ”.
Dù chỉ mới khai trương 1 tuần nay nhưng quán cà phê zone7 của anh Trung đã thu hút rất nhiều du khách xa gần, mỗi ngày quán đón tiếp trên 100 lượt tham quan riêng ngày cuối tuần đông gấp 2,3 lần. Đa phần khách đến tham quan đều không khỏi ấn tượng trước sự sáng tạo và chịu chi của chủ quán.
Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 12
Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 13

Một số cây kiểng độc đáo được trồng tại quán như cây cau 11 đọt, cây dừa 2,3 đọt, cây thiên tuế 2 đầu..

Ảnh: Thanh Nhã

Ngôi nhà 'dát vàng' ở miền Tây gây 'sốt': Như mang cả Dubai về miền sông nước - ảnh 14

Một số cây kiểng độc đáo được trồng tại quán như cây cau 11 đọt, cây dừa 2,3 đọt, cây thiên tuế 2 đầu...

Ảnh: Thanh Nhã

 

Xem tiếp...

TT&HĐIII - 25/o

                                                                    ĐẶNG TẤT

                                                                NGUYỄN BIỂU

 

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.

CHƯƠNG IV: ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

“Thủ đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương, nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải đền tội”
“Khi một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực bởi vì không còn cách nào khác”

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"
                              (Khuyết danh)

   

 

(Tiếp theo)


Trần Ngỗi nguyên là con của Trần Nghệ Tông, vua thứ 9 nhà Trần. Năm 1400 nhà Hồ soán ngôi nhà Trần, đến năm 1407 nước Việt bị người Minh đô hộ. Tháng 11-1407, Trần Ngỗi chạy giặc về Mô Độ (Ninh Bình), cùng bộ hạ tập hợp được một số người yêu nước (phần đông là người Thiên Trường) nổi dậy, tự xưng là Giản Định hoàng đế với mục tiêu là chống quân Minh, giành độc lập, khôi phục triều Trần (sau này sử gọi là triều Hậu Trần), được thổ hào vùng này là Trần Triệu Cơ tôn phục. 
Lực lượng mới nổi còn non, quân Minh lại sớm kéo tới đánh, nên thua trận, rút về Nghệ An.
 "Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng: "Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 2, Giản Định Đế lên ngôi ở Mô Độ, châu Trường Yên, dựng niên hiệu là Hưng Khánh. Trước đó, Trương Phụ yết bảng bắt các tôn thất họ Trần và đầu mục quan lại cũ để đưa về. Vua trốn chạy đến Mô Độ. Người Thiên Trường là Trần Triệu Cơ đem quân đến lập lên ngôi, xưng theo tên hiệu cũ. Tháng 4, quân Minh đánh vào hành dinh, vì quân mới chiêu tập, không đánh mà tan vỡ. Vua liền đi về phía tây, đến Nghệ An tạm đóng tại đó. Đại Tri châu Hóa Châu là Đặng Tất nghe tin, giết viên quan nhà Minh, đem quân tới hội, tiến con gái mình sung vào hậu cung. Vua phong Tất làm Quốc công, cùng mưu việc khôi phục"
Tại Nghệ An, quân Trần Ngỗi phát triển nhanh thành một lực lượng khá lớn gồm nhiều quý tộc, quan lại yêu nước nhà Trần, nhà Hồ và nhiều nhóm nghĩa binh từ các nơi kéo về. Trong đó, đáng chú ý nhất có Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, Trần Nguyệt Hồ (là những quan lại cũ của nhà Trần, nhà Hồ, ra hàng quân Minh, nhận quan tước của chúng) quay sang giết đám quan lại đô hộ, dẫn binh về hội nghĩa dưới cờ Trần Ngỗi. Họ đều trở thành những tướng xuất sắc của nghĩa quân.
Đầu năm 1408, Trần Ngỗi đánh chiếm các thành Diễn Châu và Nghệ An. Trần Thúc Dao và Trần Nhật Chiêu là hai tôn thất nhà Trần, con của Trần Nguyên Đán, đã theo hàng nhà Minh và được cho trấn giữ Nghệ An, Diễn Châu. Vua Giản Định sai giết Trần Thúc Dao, Trần Nhật Chiêu và hơn 600 người thuộc hạ. Trương Phụ đem quân vào đàn áp. Nghĩa quân tạm rút vào Hóa Châu (vùng Bình - Trị - Thiên) để rồi sau đó lại tiến ra đánh chiếm Nghệ An và đến tháng 7-1408 thì giải phóng được một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào.

Tháng 10 âm lịch năm 1408, Giản Định đế lệnh cho Đặng Tất tiến quân đánh Đông Đô. Đặng Tất huy động quân 5 lộ Thanh Hóa, Nghệ An, Diễn Châu, Tân Bình, Thuận Hóa tiến ra đến Trường Yên (Nam Định) thì hào kiệt và quan lại đi theo rất đông. Đặng Tất cất nhắc những người có tài làm quan. Quân Hậu Trần chia đường đánh đồn Bình Than, cửa Hàm Tử, chặn đường qua lại ở Tam Giang và đánh phá ngoại vi Đông Quan … và vùng ngoại vi thành Đông Quan. Có một hiện tượng rất cảm động là cuộc dấy binh của Trần Ngỗi, theo thời gian, ngày càng được quần chúng hưởng ứng, ủng hộ. Tại Ninh Bình, các quan lại cũ, hào kiệt và dân chúng các nơi theo về rất đông. Dĩ vãng đầy uất ức đã lu mờ trước lòng yêu nước nồng nàn!

Liên tiếp đánh thắng và không ngừng lớn mạnh, vùng giải phóng của quân kháng chiến nhanh chóng được mở rộng, quân Minh phải rút lui cố thủ trong các thành, Đông Quan nằm vào tình thế bị uy hiếp.
Để đối phó với tình hình đó, cuối năm 1408, nhà Minh vội sai Mộc Thạch cùng Lưu Tuấn (Thượng thư bộ binh của nhà Minh) dẫn 4 vạn quân hộc tốc từ Vân Nam sang tiếp viện. Chúng tập trung đến Đông Quan, rồi từ đó hành quân theo đường sông Đáy, tiến đánh nghĩa quân. Đến bến Bồ Cô (Ý Yên, Nam Định) thì quân lực hai bên đụng độ. Một trận giáp chiến ác liệt xảy ra ngày 30-12-1408 ở đó. Trần Ngỗi, trên cương vị Giản Định đế, tự đánh trống thúc quân, tướng sĩ nhà Hậu Trần (tạm gọi như thế vì có sách viết như thế, và gọi như thế cũng không sai!) tả xung hữu đột, phá được quân Minh, chém chết Lưu Tuấn và nhiều tướng địch. Mộc Thạch phải thu tàn quân rút chạy về Cổ Lộng (cũng thuộc Ý Yên), chờ viện binh yểm hộ về thành Đông Quan. Giản Định đế thấy vậy, muốn đánh tràn ra ngay lấy luôn Đông Quan, nhưng hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân can gián vì cho rằng phải chờ huy động thêm quân các lộ về mới đủ lực để có thể đè bẹp được quân Minh.

Do bất đồng về sách lược, Giản Định đế không bằng lòng với Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Nghe theo lời gièm pha của hoạn quan Nguyễn Quỹ và học sinh Nguyễn Mộng Trang, Giản Định đế sợ uy tín của hai người quá cao, lại nghi ngờ hai tướng "có ý khác" vì hai người từng làm quan cho nhà Hồ và từng hàng quân Minh.

Tháng 2 âm lịch năm 1409, Giản Định đế đóng quân bên bờ sông Hoàng Giang, sai triệu hai tướng đến rồi sai võ sĩ bóp cổ giết chết Đặng Tất. Nguyễn Cảnh Chân sợ hãi bỏ chạy lên bờ cũng bị đuổi theo chém chết.

Giới sử gia nhiều ý kiến trái chiều về vụ bất hoà giữa vua Giản Định với Đặng Tất. Nho thần Phan Phu Tiên soạn sách Đại Việt Sử ký Tục biên năm 1455 (đời Lê Nhân Tông) ủng hộ quan điểm của Giản Định đế:"Đặng Tất chỉ biết hành quân là gấp mà không biết cứu Đông Đô còn gấp hơn. Đông Đô có tầm hình thế của cả nước. Chiếm được Đông Đô thì các lộ không đâu không hưởng ứng, hơn nữa hào kiệt trung châu đều ở cả đó. Bỏ nơi ấy mà không lo đánh chiếm, lại chia quân phân tán đi các xứ, vì thế hiệu lệnh không thống nhất, rốt cuộc đi đến sụp đổ là đáng lắm!"

Tuy nhiên, Ngô Sĩ Liên chỉ ra những điểm có lý trong sách lược của Đặng Tất và phê phán quyết định giết Đặng Tất của vua Trần: "Đường Thái Tông dùng binh, phần nhiều nhân thế chẻ tre mà giành thắng lợi, là vì có tư thế anh hùng mà tướng và quân vốn đã rèn sẵn. Vua tính kế quyết thắng nhưng Tất không theo, cố nhiên là đáng tiếc. Song có lẽ Tất liệu vua mình không phải là bậc anh hùng như [Đường] Thái Tông, mà quân thì từ xa đến, lương thực có thể không tiếp tế được, còn quân ở kinh lộ thì chưa tập hợp được, chẳng thà theo phép hơn địch gấp 10 lần thì bao vây, hơn địch gấp 5 lần thì đánh là hơn. Nếu không thế thì thành Cổ Lộng chỉ cách Bô Cô không quá nửa ngày đường sao vẫn không thể thừa thế chẻ tre mà đánh, huống chi thành Đông Quan. Kế ấy cũng chưa lấy gì làm hỏng lắm, chỉ vì vua tin lời gièm mà vội giết Tất thôi. Than ôi, Đặng Tất sau khi phá được giặc mạnh, trổ tài mới trong khoảng một tuần một tháng, công việc chưa làm được một nửa mà bị chết oan, đó là cái họa sụp đổ [của nhà Trần], chứ đâu phải là tội của Tất".

Trần Ngỗi làm thế chẳng khác gì tự giết mình. Để xảy ra sự kiện ấy, sử không nói rõ, có thể là do hai tướng tỏ ra bất tuân thượng lệnh. Nhưng dù sao đi nữa, trong thời điểm cực kỳ nhạy cảm và đang có rất nhiều triển vọng mà chém một lúc hai danh tướng trụ cột, hết lòng vì mục đích trên hết là đánh đuổi giặc Minh, đồng thời đang được ba quân theo phục, thậm chí là linh hồn của cuộc khởi nghĩa, thì không cần phải có hiểu biết binh pháp, cũng thấy là điều đại kỵ. Hành động này của Trần Ngỗi, không thể nói khác, đã bộc lộ ra cái tầm thường, vị kỷ của con người ông ta và là đòn chí tử làm cho cuộc kháng chiến đang phát triển thuận lợi bỗng trở nên vỡ lở. Thật là tiếc nuối vô cùng!
Thấy Giản Định đế giết những người có công, lòng người chán nản, quân sĩ bất bình, nhiều người rời bỏ đội ngũ quân khởi nghĩa. Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị (con của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân) phản kháng, cùng nhau dẫn quân mình trở về Thanh Hóa, rước Trần Quí Khoáng (cũng là quí tộc nhà Trần, cháu nội của Nghệ Tông) vào La Sơn (Hà Tĩnh) tôn lên làm vua để phò tá vào tháng 4-1409, lấy hiệu là Trùng Quang. Ngay sau đó, tướng Nguyễn Súy của Trùng Quang đế, thừa lệnh đem quân ra đánh úp, bắt được Trần Ngỗi đưa về Nghệ An, đặt làm Thái Thượng hoàng để mong thống nhất lực lượng dưới một ngọn cờ. Nhưng than ôi, ngọn cờ đó đã không vẹn chữ “nhân” nên cũng không còn tròn chữ “nghĩa”!
Sau thất bại Bồ Cô, nhà Minh quyết định gửi thêm một đạo binh tiếp viện, gồm 4,7 vạn người, chịu sự chỉ huy của Trương Dụ (tổng binh) và Vương Hữu.
Trong thời gian đó, quân khởi nghĩa (lúc này dưới danh nghĩa Trùng Quang đế) vẫn giữ vững được vùng giải phóng từ Thanh Hóa trở vào và bắt đầu có nhiều hoạt động quân sự tích cực ở lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình.
Cuối tháng 9-1409, Trương Phụ tiến xuống Hàm Tử đánh bại đạo quân của Đặng Dung. Trùng Quang đế cùng với lực lượng thua trận rút lui vào Nghệ An. Chúng đánh quân Hậu Trần ở Hạ Hồng (Ninh Giang). Không chống cự nổi, Thượng Hoàng Giản Định cùng binh thuyền chạy đến Mỹ Lương (Nho Quan, Ninh Bình) thì bị giặc bắt, giải sang Kim Lăng (kinh đô nhà Minh lúc đó, nay là Nam Kinh, Trung Quốc). Giản Định đế làm vua được hơn 1 năm (1407 – 1409), làm Thái thượng hoàng được 4 tháng thì bị giết. 
Trương Phụ tiếp tục tiến đánh Thanh Hóa. Nhân tình hình đó, phong trào đấu tranh giải phóng của dân chúng ngoài Bắc lại trổi dậy mạnh mẽ mà lớn nhất là cuộc nổi dậy ở An Lão (Hải Phòng). Trương Phụ buộc lòng phải bỏ dở cuộc hành quân ở Thanh Hóa, quay ra Bắc đàn áp.
Năm 1410, nhà Minh phát động cuộc chiến tranh với Thát Đát ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Trương Phụ được lệnh rút bớt quân ở Giao Chỉ về để tham gia cuộc Bắc Chinh. Phong trào nổi dậy, đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, nhờ đó mà phát triển, lan rộng. Thời gian đó có thể là “thiên thời” nhưng vẫn còn thiếu “nhân hòa”, chưa có minh chủ đủ nhân, đủ nghĩa, đủ sáng suốt để tận dụng.
Sau khi đã yên bề phía Bắc, đầu năm 1411, Trương Phục đem theo 2,4 vạn quân trở lại và tháng 7 năm đó đánh vào Thanh Hóa, tiến sâu xuống Diễn Châu, Nghệ An, Tân Bình. Quân của Trùng Quang Đế núng thế phải lui dần vào Thuận Hóa. Bấy giờ, ở Bắc Bộ, khởi nghĩa vũ trang lại trỗi dậy mạnh, Trương Phục đành phải quay ra đối phó, đánh dẹp. Mãi đến tháng 7 năm 1413, quân nhà Minh mới tập trung được lực lượng đánh vào căn cứ của Trùng Quang Đế ở Tân Bình, Thuận Hóa. Sau một thời gian cầm cự với địch, lực lượng suy giảm, quân Hậu Trần phải rút vào Hóa Châu. Trước nguy cơ phải chịu một trận càn quét qui mô lớn của Trương Phụ và Mộc Thạch, để tìm cách hoãn binh, Trùng Quang Đế sai Nguyễn Biểu ra Nghệ An gặp Trương Phụ để điều đình, xin cầu phong. Trước khi đi, Trùng Quang Đế làm bài thơ Tiễn Nguyễn Biểu:

"Mấy vần thơ cũ ngợi hoàng hoa
Trịnh trọng rầy nhân dựng khúc ca
Chiếu phượng mười hàng tơ cản kẽ
Vó câu ngàn dặm tuyết xông pha
Tang bồng đã bấm khi lòng trẻ
Khương quế thêm cay tính tuổi già
Việc nước một mai công ngõ vẹn
Gác lân danh tiếng dọi lầu xa"
Và bài họa Của Nguyễn Biểu:

"Tiếng ngọc từ vâng trước bệ hoa
Ngóng tai đồng vọng thuở thi ca
Đường mây vó ký lần lần trải
Ải tuyết cờ mao thức thức pha
Há một cung tên lồng chí trẻ
Bội mười vàng sắt đúc gan già
Hổ mình vả thiếu tài chuyên đối
Dịch lội ba ngàn dám ngại xa"
Trương Phụ liền bắt Nguyễn Biểu. Biểu mắng Phụ:
- Chúng bay trong bụng chỉ lo đường chiếm giữ, ngoài miệng lại nói thác đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp. Trước thì nói sang lập họ Trần, sau lại đặt quận huyện để cai trị, rồi tìm kế vơ vét của cải, ức hiếp sinh dân. Chúng bay thật là đồ ăn cướp hung ngược.
Phụ giận điên, sai đem chém Nguyễn Biểu.
Thuyết khác lại kể rằng năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, Trùng Quang Đế chạy vào Hóa Châu, sai ông đi sứ giảng hoà, gặp Trương Phụ xin cầu phong, cốt thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị (Theo Đại Việt sử ký toàn thư khi bị giặc bắt, ông đã mắng vào mặt Trương Phụ. Trương Phụ tức giận đã cho mổ bụng, moi gan ông để ăn) xây dựng binh lực. Tướng Minh là Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt để thị oai.
Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: "Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc (người Tàu)!", nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người: 
                   " Cỗ Đầu Người 

Ngọc thiện ( Thức ăn sang quý).trân tu (món nem quý) đã đủ mùi
Gia hào (thức ăn ngon dùng nhắm rượu) thêm có cỗ đầu người
Nem cuông (công) chả phượng còn thua béo
Thịt gụ (gấu) gan lân cũng kém tươi
Ca lối lộc minh so cũng một (dùng điển tích trong bài Lộc minh của Kinh Thi)
Đọ bề vàng sắt bội hơn mười (Cỗ này so với lộc minh (với vàng sắt)  hơn gấp mười)
Kia kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn (Phàn Khoái) tiếng để đời"
Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về. Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: "Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ"(có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu ung dung đối lại rằng: "Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần" (còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn!). Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông. Kế đó, Trương Phụ sai trói ông vào chân cầu, để cho nước thủy triều lên cao dìm chết. Tương truyền ở dưới chân cầu ông dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ: "Thất nguyệt, thập nhất nhật Nguyễn Biểu tử" (Nguyễn Biểu tử tiết ngày 11 tháng 7). Ông cha ta thật khí phách!
Tháng 8-1413, Trương Phụ từ Nghệ An đổ bộ lên cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) đánh Hóa Châu. Sau vài trận đánh quyết liệt, nghĩa quân vỡ trận, phải lui dần ra phía bắc và tan rã. Cuối cùng, năm 1914, Trùng Quang Đế, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị và các tướng lĩnh nghĩa quân lần lượt bị giặc bắt. Và đến đây, phong trào nổi dậy của nhân dân trên cả nước cũng tạm lắng.
Trên đường bị giải về Trung Quốc, Trùng Quang Đế và Đặng Dung đã nhảy xuống biển tự tử, linh hồn hai người tìm đường về với tổ tông, với linh thiêng sông núi Đại Việt! Thật tiết liệt quá chừng!
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG I/965

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
https://www.youtube.com/watch?v=lQ-E64ypm4Y
 
Thời Sự Quốc Tế Mới Nhất Ngày 29 Tháng 12 Năm 2020 | Thời Sự Quốc Tế
 
Tin tức Biển Đông mới nhất 29/12/2020 | Mỹ cho phép tấn công máy bay,tàu chiến nếu bị đe dọa | TTV
 
Cận cảnh "thượng phương bảo kiếm" của trong tay Không quân Trung Quốc | Tin Quân Sự
 
Tin tức | Bản tin sáng ngày 29/12 | Tin tức 24h mới nhất hôm nay
 
Đâu phải bởi mùa thu (Phú Quang) - Ngọc Tân

Trung Quốc gia tăng các hoạt động để độc chiếm Biển Đông - VietNamNet

Sau 3 năm thâu tóm bia Sài Gòn: đại gia Thái được mất ra sao?

Báo Pháp Luật TP.HCM

Giám đốc Công an Đà Nẵng nói về việc tài xế tự tử trong khu cách ly

Người Lao Động

Xem tiếp...

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

TT&HĐIII - 25/n

                                                   Nhà Hồ và cuộc dời đô về Tây Đô

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.

CHƯƠNG IV: ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

“Thủ đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương, nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải đền tội”
“Khi một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực bởi vì không còn cách nào khác”

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"
                                                             (Khuyết danh)

   

 

(Tiếp theo)

***


Hồ Quí Ly bị giặc Minh bắt, rồi bị đày làm lính ở Quảng Tây. Đại Ngu mất, nhưng Đại Việt vẫn còn và chưa chịu khuất phục hẳn!
Sau khi xóa bỏ triều Hồ, quân Minh ngay lập tức “Phù Trần” bằng cách ép quan lại Đại Việt tay sai và các bô lão làm tờ thỉnh cầu: “Họ Trần không còn ai nữa và đất An Nam vốn là đất Giao Châu ngày trước, nay xin đặt quận huyện như cũ”! Thế là triều đình nhà Minh xóa bỏ tên nước Đại Việt, đổi làm quận Giao Chỉ, chia làm 15 phủ gồm 41 châu và 210 huyện, lập cơ quan đầu não gồm 3 bộ phận (3 ty) thực hiện việc đô hộ. Về thực chất, đó là hành động thực hiện ý đồ đã có từ trước của kẻ xâm lược: thủ tiêu nền độc lập của nước Đại Việt, sát nhập vĩnh viễn vào lãnh thổ Trung Quốc để tiện bề vơ vét bóc lột tài nguyên, của cải, nhân lực của xứ sở này phục vụ vua quan triều Minh. Thâm độc và cũng bất nhân bất nghĩa nhất là thủ đoạn hủy diệt văn hóa bản thổ và đồng hóa dân tộc, “biến phong tục thành tóc dài răng trắng, hóa làm người Ngô cả” (Việt kiệu thư). Ngay từ lúc phát binh đánh Đại Việt, chính Minh Thành Tổ đã trực tiếp ra lệnh cho bọn tướng lĩnh chỉ huy cuộc xâm lược là phải phá hoại triệt để, sách vở giấy tờ thì “một mảnh giấy, một chữ viết đều thiêu hủy hết”, bia đá thì “đập phá hết, một chữ không được để sót”.
Dưới ách đô hộ của nhà Minh, thành Đông Đô bị đổi tên là thành Đông Quan, được chọn là nơi đầu não của bộ máy chính quyền đô hộ, và như thế, trở thành sào huyệt trung tâm của quân xâm lược.
Để thực hiện dã tâm như đã nói đồng thời để khuất phục hẳn ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt và cũng nhằm triệt để vơ vét bóc lột của cải, xương máu của nhân dân Đại Việt, nhà Minh đã thi hành một chính sách đàn áp, thống trị hết sức nham hiểm và cực kỳ tàn bạo. Một đằng chúng tập hợp đám quí tộc, quan lại đầu hàng, mua chuộc, đào tạo một số người khác lập nên đội ngũ “thổ quan”; ra sức bắt lính (cứ hai hoặc ba suất đinh thì một suất lính) tạo nên đội ngũ “thổ binh”, tổ chức thành một lực lượng ngụy quân ngụy quyền tay sai nhằm chia rẽ nội bộ quần chúng, “dùng người Việt trị người Việt”. Một đằng chúng cho xây dựng trên cả nước gần 40 thành trì lớn làm trụ sở hành chính và căn cứ quân sự, hàng trăm thành lũy, hàng ngàn đồn bốt để kiểm soát, trấn áp các nơi. Riêng xung quanh thành Đông Quan, chúng thiết lập một hệ thống đồn lũy bảo vệ ngoại vi do 5 vệ quân (theo binh chế nhà Minh, mỗi vệ có 5600 quân) đồn trú. Một trong những đồn lũy phòng vệ đó là thành Điên Diêu, hiện còn di tích ở Gia Lâm. Bên cạnh đó là đàn áp thẳng tay, khủng bố tàn khốc các cuộc nổi dậy phản kháng, những người yêu nước, liên tục trên qui mô cả nước của quân Minh. Chúng đã gây ra những tội ác đẫm máu và khét tiếng man rợ như: mổ bụng moi gan, thiêu sống, rán thịt người lấy mỡ, chất thây người làm mồ kỷ niệm, cắt tai người xỏ thành xâu (sau khi giết người, quân Minh cắt tai xỏ xâu, mổ cả bụng người có chửa để cắt tai thai nhi, đem về Đông Quan tính công, lĩnh thưởng).
Về kinh tế, nhà Minh đặt ra vô số thứ thuế đánh vào mọi hạng người, vào mọi ngành nghề làm ăn của nhân dân ta như thuế ruộng, thuế thủ công, thuế đánh cá, thuế săn bắn, thuế làm thổ sản… Về thuế ruộng đất, nhà Minh tăng lên gấp 3 lần so với mức thuế thời nhà Hồ. Việc buôn bán ở các chợ, vận chuyển hàng hóa đều phải đóng thuế nặng. Việc thông thương với nước ngoài bị cấm ngặt. Chỉ trong khoảng hơn nửa năm tiến hành xâm lược, đội quân xâm lược nhà Minh đã cướp đoạt của nhân dân ta 235.900 voi, ngựa, trâu, bò, 13.600.000 thạch thóc, 8670 chiếc thuyền và 2.539.800 vũ khí (Minh sử). Sau khi thiết lập chính quyền đô hộ, sự vơ vét cướp bóc có qui mô rộng lớn hơn nữa.
Chế độ thuế khóa đã nặng nề, nhân dân ta còn chịu một chế độ lao dịch hết sức tàn ác. Hàng năm, tất cả dân binh từ 16 đến 60 tuổi đều phải luân phiên đi phu để xây thành quách, dinh thự, hoặc lên rừng xuống biển, nai lưng tìm kiếm, săn bắn, khai thác sơn lâm thủy hải sản và tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho lực lượng đô hộ và cống nạp về triều Minh. Trong “Bình Ngô đạo cáo”, Nguyễn Trãi đã lột tả như sau về tội ác của quân Minh thời đó:
“Thui dân đen trên lò bạo ngược
Vùi con đỏ dưới hố tai ương
Lừa chúng dối trời, kế giở đủ muôn nghìn khóe
Động binh gây hấn, ác chứa gần hai chục năm
Vơ vét thuế má, đầm núi chẳng còn tý gì
Lên núi đào vàng xông pha lam chướng, phá rừng đãi cát
Ra khơi mò ngọc giao long, mà lặn biển đông tây
Nhiễu dân đào hầm bẫy hưu đen
Hại vật chăng lưới lùng chả biếc
Cỏ cây sâu bọ không một loài nào được thỏa sống còn
Quan khả khốn cùng chẳng một ai được ở yên ổn…
Rút máu mủ sinh linh, lũ kiệt liệt miệng răng nhờn béo
Đủ công trình thổ mộc, chỗ công tư nhà cửa nguy nga
Chốn hương thôn sưu dịch nặng nề
Trong làng xóm cửi canh bỏ phế
Tát khô nước Đông Hải, khôn rửa sạch tanh hôi
Chẻ hết trúc Nam Sơn, khó ghi hết tội ác”.


Chịu chung với số phận đất nước, Thăng Long cũng chìm ngập trong tang tóc, đau thương, nhưng không hề bi lụy hèn yếu mà phẫn uất, căm hờn. Đại Ngu mất nhưng Đại việt vẫn kháng chiến, Đông Quan bị đọa đày nhưng Thăng Long vẫn quật khởi rồng bay!
Nếu tính từ khi cha con Hồ Quí Ly bị bắt (năm 1407) cho đến khi khởi nghĩa Lam Sơn  giành toàn thắng (năm 1428) thì giặc Minh chiếm đóng nước ta khoảng 20 năm. Nhưng do nhân dân ta liên tục nổi dậy khởi nghĩa hết cuộc này tới cuộc khác rải rác khắp nơi nên ách đô hộ của nhà Minh chỉ được yên ổn trong khoảng 4 năm (1414-1417). Sử gọi khoảng thời gian này là "kỷ thuộc Minh". Thực ra cái khoảng lặng đó trên một đất nước địa linh nhân kiệt, lừng danh bất khuất ngay cả trong sử sách Trung Hoa chính là cái yên ắng ghê người của sự tụ hội khí thiêng sông núi làm nên một trận bão dông vĩ đại, quét sạch lũ cướp nước và bán nước. Cũng vì thực trạng Đại Việt như thế cho nên chúng ta thấy ý đồ thâm độc của Minh Thành Tổ, đồng hóa dân tộc Việt, thủ tiêu nước Đại Việt là không thể đạt được, dù có gây ra rất nhiều tổn thất về văn hóa vật thể đối với nhân dân ta.
Ngay từ năm 1407, nhân dân Đông Đô và vùng ngoại vi (tức đất Hà Nội ngày nay) đã không khuất phục và nhiều phen vùng lên đánh quân Minh. Vùng Từ Liêm bị quân Minh coi là “ổ quân ác nghịch” (Việt Kiệu thư) vì ở đây chúng luôn gặp sự kháng cự, chống đối. Năm 1408-1409, nhân dân vùng ngoại vi Đông Quan nổi dậy, phối hợp với quân khởi nghĩa của Trần Ngỗi và của Trần Quí Kháng, nhiều lần uy hiếp chính quyền đầu não của giặc. Năm 1409, Hoàng Cự Liêm khởi nghĩa ở Quảng Oai (Ba Vì). Năm 1410, bùng nổ cuộc khởi nghĩa lớn của Lê Nhị ở Thanh Oai, Từ Liêm và của Lê Khanh ở Thanh Đàm (Thanh Trì). Năm 1411, Phạm Khảng nổi dậy ở vùng tây nam Đông Quan. Năm 1412, Lưu Bổng cầm đầu cuộc khởi nghĩa ở Quảng Oai (Ba Vì).
Những cuộc nổi dậy, ứng nghĩa đó, vì xảy ra gần sát khu vực sào huyệt đầu não giặc trong khi chúng đã rảnh tay, đã giải quyết xong quân nhà Hồ, nên nhanh chóng bị đánh dẹp. Tuy nhiên, sự kháng chiến đó đã nêu tấm gương bất khuất sáng ngời, góp phần thổi bùng lên ngọn lửa vì nước quên thân trong lòng nhân dân cả nước.
Muốn đánh tan quân xâm lược, giải phóng kinh thành khi chúng đã chiếm được nước ta - đội quân của một vương triều đang thịnh nhà Minh, không thể một sớm một chiều và phải ở đâu đó để có thời gian qui tụ và phát triển lực lượng chứ không thể ở nơi gần với “phồn hoa đô hội” được. Thời cuộc đã chọn Lam Sơn và giao cho nó trách nhiệm viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc Việt. Vùng đất Thanh Hóa cũng thuộc hàng “tổ quán” hiểm địa, là “gốc cội” công thủ của quân dân Đại Việt trong suốt quá trình lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc.
Trong các cuộc khởi nghĩa trước khởi nghĩa Lam Sơn, có hai cuộc khởi nghĩa lớn còn in dấu trong lịch sử mà mỗi lần đọc đến, lòng chúng ta cứ nặng trĩu nỗi niềm yêu, thương, hờn, giận, tiếc nuối, đó là khởi nghĩa Trần Ngỗi và khởi nghĩa Trần Quí Kháng.
Người ta nói: người chép sử chân chính phải thực sự khách quan. Chúng ta thắc mắc: khách quan làm sao được khi bàn tay cầm bút để chép sự kiện lịch sử lại bị điều khiển bởi bộ não hoàn toàn chủ quan của kiếp người? Một bộ não biết suy nghĩ, khi đánh giá một sự vật hiện tượng nào đó, không thể thiếu tính tư tưởng. Mà tư tưởng thoát thai từ đâu nếu không phải là từ những định kiến, và định kiến được kết lại từ đâu nếu không phải là từ quá trình nhận thức? Đã nhận thức thì sao tránh khỏi thị phi? Thị phi chỉ hàm chứa chân lý một khi nó sát với thực tại. Nhưng làm sao biết được điều đó? Dựa trên kinh nghiệm ngàn đời? Vâng, chỉ có thể là như thế! Nhưng kinh nghiệm ngàn đời ở đây nên hiểu là những tinh hoa, những kiến thức (những ý tưởng trong qúa khứ được đa số thừa nhận?) được rút ra, được hun đúc từ lịch sử, thành những bài học lịch sử. Nhưng cũng lại kinh nghiệm cảnh báo rằng: kiến thức vẫn chưa là chắc chắn! Một lịch sử được gọi là khách quan nhất, may ra chỉ có thể là biên niên sử. Một biên niên sử sẽ chẳng giúp ích cho hậu thế được gì ngoài sự… mù tịt. Một khái niệm có nội hàm thì tương tự, một lịch sử phải có nội dung. Nội dung ấy như thế nào là do người chép sử (hoặc người chép lại lịch sử!). Nội dung một sự kiện được một con người cụ thể chép lại để lưu truyền thì không bao giờ là sự kiện đó nữa, nó đã mang tình cảm của người chép mất rồi! Nói như thế thì cần gì những con người tài năng đứng ra chép sử, cần gì phải cố gắng mô tả các sự kiện một cách khách quan, vì đằng nào thì cũng chẳng… đâu vào với đâu cả?! Vui thế thôi chứ “hậu sinh khả úy” mà lại! Chúng ta vô cùng biết ơn những nhà viết sử chân chính và không chân chính, bởi nhờ họ mà hôm nay chúng ta mới thấy được quang cảnh của những hiện tại đã thuộc về quá khứ, đã thấy được cả chiều sâu của những quan niệm, để mà xót xa và cũng tự hào tràn trề về dòng giống, tổ tiên, ông cha thuở trước. Đã là lịch sử thì có đúng có sai, đó là điều cần phải chấp nhận bởi lẽ dù nhận thức có độc lập đến mấy và tư tưởng có tự do đến mấy thì cũng là sản phẩm của một thời đại cụ thể, chưa kể loại lịch sử được viết ra bởi bồi bút, tay sai cho một thế lực nào đó (mà thực ra cũng ẩn chứa ít nhiều sự thật), của thế lực thống trị đương thời.
Lịch sử xác đáng có được của ngày hôm nay chính là nhờ có (hoặc bị có?) những ý kiến phản biện. Ý kiến phản biện là tượng trưng cho hậu thế. Lịch sử cũng có quá trình phát triển đến hoàn thiện của nó và đó chính là trách nhiệm của hậu thế. Và một lịch sử sẽ rất gần với thực tại (thời quá khứ) nếu người trực tiếp ghi lại sự kiện và cả người đọc, người chép lại lịch sử, biết cảm nhận buồn vui, hạnh phúc và khổ đau theo như Đức Huyền Diệu mách bảo, nghĩa là theo quan niệm của Đại Chúng đương thời và cũng là ở mọi thời đại. Nhận định của Đại Chúng nhiều khi rất tầm thường, mộc mạc, thô sơ nhưng thường đúng, đích đáng về cái xã hội đầy thị phi mà Đại Chúng đó là nền tảng. Chính vì vậy, chúng ta cho rằng một nhà viết sử hay nghiên cứu lịch sử chân chính, ngoài sự uyên bác ra, phải có lòng nhân hậu. Hiện tại là kết quả tất yếu của quá khứ, nhưng nhờ có những bài học lịch sử mà hiện tại được quyền chọn tương lai. Nếu điều vừa nói là chân lý thì vai trò của các sử gia quan trọng đến cỡ nào?!
Nói gì mà… Thôi đi! Muốn viết những điều nghiêm túc thì đừng nên uống nhiều rượu quá. Còn nếu đã uống nhiều rượu quá thì… Im đi! Trong lòng chúng ta tự nhiên có tiếng người vang vọng!Ai thế nhỉ? Chúng ta có nói đâu mà bảo im, chúng ta đang viết mà? Bực mình quá! Tôi đây, NTT đây! Ông có biết phía trước là cả một bãi lầy mênh mông vô định mà ông có hứa là sẽ vượt qua trước khi mãn kiếp, nhớ không? Ôi, NTT, ông từ đâu ra vậy, hả? Câm mồm! Ông còn một cuộc hành trình rất xa, có thể là đến tận ngôi sao lấp lánh kia kìa, hoặc là xa hơn nữa. Tại sao ông cứ phải quẩn quanh ở đây, trong khi chính ước mơ của ông lại đang chờ ông ở chân trời Vũ Trụ? Biết thế nào mà nói được đây, NTT ơi? Chúng tôi vẫn biết mình phải đi chứ không thể ở, đời chúng tôi nếu kết thúc thì ít ra cũng kết thúc đằng sau ngôi sao đó, chứ không thể ở chốn này, chốn mà ai cũng cho mình tài giỏi, đầy mưu chước và chẳng ai thèm nghe ai, chốn mà khóc cười chẳng biết vì sao lại khóc cười. Nhưng xin NTT hiểu cho rằng đã là con người thì phải có gốc gác, tổ tiên, ông bà, cha mẹ, vợ con; đã là con người thì làm sao mà dứt áo bỏ đi được những tình cảm mà nhờ đó chúng ta mới là con người? Mày nói nghe cũng “phê”, thôi, tùy mày lựa chọn, và… Và gì nữa mà “và”, ông cũng say mèm quá xá cỡ rồi chứ nói ai được nữa? “Chúng ta” mà ông gọi là “mày”, là “ông” thì thật… hết biết! Câm họng, lũ lẻo mép! Ông đây mà say á?... Thế thì… Thôi, thôi… ừ, ừ… à, à… Chúng mày muốn làm gì thì làm, ông đây không thèm nói nữa! Ấy chết, thưa bậc thượng thừa, không có ông làm sao có chúng tôi? Ông thông cảm cho, vì chất đầy nỗi niềm nên hãy cho phép chúng tôi giãi bày hết nỗi niềm ấy, dù vắn tắt thôi, để rồi an tâm lên đường, không còn vương vấn cõi lòng nữa. Ừ! Mà lẹ lẹ lên, vì mục đích của sự hoang tưởng không phải là mổ xẻ lịch sử, mà là…
Ai ơi, tin đi, lời khuyên chí tình bao giờ cũng hàm chứa ít nhất một chân lý!
Chúng ta cảm ơn NTT, nhưng chúng ta có lựa chọn riêng, và chúng ta lại tiếp tục câu chuyện đâu cho… ra đó!
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------

Xem tiếp...