Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 167

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những Hố Tử Thần Khổng Lồ Đáng Sợ Xuất Hiện Trên Trái Đất Một Cách Kỳ Lạ Chưa Rõ Nguyên Nhân

Nhà khoa học công bố nguyên nhân xuất hiện nhiều ‘hố tử thần’ ở Bắc Kạn

0 Thanh Niên Online
Hiện tượng sụt lún làm xuất hiện nhiều “hố tử thần” trên địa bàn H.Chợ Đồn (Bắc Kạn) có nguyên nhân do nước ngầm bị bơm hút mạnh, mực nước tụt sâu.
"Hố tử thần" nuốt chửng toàn bộ nước, cá trong ao cá rộng 3.300 m2 của gia đình ông Cam Văn Khải, ở bản Tàn, TT.Bằng Lãng (H.Chợ Đồn, Bắc Kạn) xảy ra hồi tháng 12.2018
Ảnh Phan Hậu
Hiện tượng sụt lún làm xuất hiện nhiều “hố tử thần” nuốt ruộng vườn, gây nứt vỡ nhà dân, trường học, trạm y tế ở các xã của H.Chợ Đồn (Bắc Kạn) có nguyên nhân do nước ngầm bị bơm hút mạnh, mực nước tụt sâu.

Nước ngầm bị hạ thấp từ 21 - 30 m

Hiện tượng nhiều “hố tử thần” xuất hiện ở khắp các xã Ngọc Phái, Bằng Lãng và TT.Bằng Lũng, H.Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) xảy ra vào tháng 12.2018 và từng được Báo Thanh Niên ghi nhận, phản ánh.
Trao đổi với phóng viên sáng nay, 27.5, ông Nguyễn Quốc Khánh, cán bộ Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá, giải quyết hiện tượng sụt lún đất tại huyện Chợ Đồn, xác nhận trong ngày hôm qua, 26.5, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản đã phối hợp với UBND tỉnh Bắc Kạn công bố kết quả sau 2 năm nghiên cứu. 
Theo đó, có 5 yếu tố tác động đến sụt lún ở khu vực H.Chợ Đồn, gồm: do cấu trúc địa chất, hệ thống karst ngầm, việc hạ thấp mực nước ngầm, đặc điểm hình thành tầng đất phủ và hoạt động khai thác của các mỏ khoáng sản.


Nhà khoa học công bố nguyên nhân xuất hiện nhiều ‘hố tử thần’ ở Bắc Kạn - ảnh 1
Khu vực sụt lún tại TT.Bằng Lãng có hoạt động khai thác của nhiều mỏ khoáng sản
Ảnh Phan Hậu
Ông Nguyễn Quốc Khánh nhấn mạnh, trong 5 yếu tố được nhận dạng và chỉ rõ tác động làm xuất hiện sụt lún thì yếu tố có ảnh hưởng nhất là do hạ mực nước ngầm trong tầng chứa nước karst. Các nhà khoa học đã phát hiện, mực nước ngầm tầng karst ở đây đã hạ thấp từ 21 m đến 30 m trên phạm vi kéo dài khoảng 4 km.
“Chúng tôi cho rằng phải có đơn vị nào đó đã bơm hút nước lưu lượng lớn vì thực tế ở đó việc bơm hút nước trong dân hầu như không đáng kể, người dân chủ yếu dùng nước khe, nguồn lộ", ông Khánh nói.

Truy thủ phạm làm tụt nước ngầm

Cũng từ kết quả nghiên cứu đã thực hiện, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản đề nghị chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn cần tập trung xác định nguồn gây hạ thấp mực nước để xem xét có biện pháp, chế tài xử lý. UBND tỉnh Bắc Kạn, chính quyền các địa phương giám sát chặt chẽ các cơ sở, đơn vị, tập thể, cá nhân có hoạt động bơm hút, sử dụng nguồn nước ngầm.


ho-tu-than-o-bac-kan
Mực nước ngầm bị tụt sâu là yếu tố tác động làm sụt lún tại H.Chợ Đồn, Bắc Kạn
Ảnh Phan Hậu
Đặc biệt, bất kỳ các hoạt động bơm hút nước ngầm với lưu lượng lớn cần phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, đồng thời thiết lập mạng lưới quan trắc biến động mực nước. Các nhà khoa học đề nghị đối với những "hố tử thần" đã xuất hiện phải được lấp lại đảm bảo kỹ thuật, hạn chế tối đa tình trạng thẩm thấu từ trên xuống.
Bày tỏ ủng hộ quan điểm của Viện khoa học địa chất và khoáng sản, Chủ tịch UBND H.Chợ Đồn Triệu Huy Chung kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Kạn cho dừng tất cả hoạt động bơm, hút nước ngầm khi khai thác khoáng sản tại khu vực đang có sụt lún để triển khai các giải pháp xử lý các hố sụt. Đến nay, vẫn còn 26 hố sụt chưa được san lấp, 50 nhà dân và 6 công trình xây dựng bị ảnh hưởng nhưng chưa được sửa chữa, khắc phục.

Khủng long tuyệt chủng vì tiểu hành tinh lao vào Trái đất ở góc độ 'chết chóc nhất'

0 Thanh Niên Online
Đa số chúng ta đều biết rằng, cách đây khoảng 66 triệu năm, một tiểu hành tinh có kích thước gấp đôi đường kính Paris đâm vào Trái đất, quét sạch mọi loài khủng long và 75% sự sống khỏi bề mặt hành tinh.
Hóa ra, số phận của các loài khủng long thời xưa bất hạnh hơn gấp nhiều lần chúng ta có thể tưởng tượng
AFP/Getty
Điều vẫn còn bí ẩn là liệu địa cầu đã trúng một đòn trực diện hoặc chệch qua một bên?
Theo báo cáo mới trên chuyên san Nature Communications, thiên thạch khổng lồ đã đánh trúng “góc chết chóc nhất có thể”, xiên một góc 60o.
Cú va chạm long trời lở đất đã tống một khối lượng khổng lồ đất đá và khí lên thượng tầng khí quyển, đủ để thay đổi triệt để khí hậu của địa cầu, đẩy khủng long bạo chúa T-Rex và mọi thứ cùng thời với nó đến ngưỡng hủy diệt.
Đó là kết quả rút ra từ cuộc phân tích hõm chảo va chạm Chicxulub, bề ngang 200 km, miền nam Mexico, nơi được xác định là điểm thiên thạch lao xuống.
Tác giả chính của báo cáo, tiến sĩ Gareth Collins của Đại học Hoàng gia London (Anh) và các đồng sự ở Đại học Freiburg (Đức) và Đại học Texas (Mỹ) đã nghiên cứu 4 kịch bản khác nhau, dựa trên các góc độ tiểu hành có thể lao vào Trái đất, lần lượt là 90, 60, 45 và 30o – cùng 2 tốc độ va chạm là 12 và 20 km/giây.
Kết quả cho thấy góc độ phù hợp nhất cho những gì đã xảy ra trên thực tế là 60o.
“Góc 60o là góc chết chóc nhất, bởi vì nó có thể tống một khối lượng lớn bụi, khí với tốc độ đủ nhanh để “ngốn trọn” cả hành tinh”, AFP dẫn lời tiến sĩ Collins.
Ông phân tích nếu thiên thạch lao ở góc thẳng đứng hoặc góc chếch hơn, ắt hẳn khối lượng đất đá bị quẳng vào khí quyển không đến mức lớn đến thế.
Chicxulub cũng được cho đã kích hoạt một vụ động đất tạo ra các đợt sóng địa chấn chỉ mất 13 phút để lan đến Tanis, khu hóa thạch cách đó 3.000 km ở địa phận bang Bắc Dakota (Mỹ).


Chuột sông băng: những cục rêu dẻo như bánh nếp biết tự di chuyển làm đau đầu giới khoa học

DINK |


Chuột sông băng: những cục rêu dẻo như bánh nếp biết tự di chuyển làm đau đầu giới khoa học

Theo dõi suốt nhiều năm nhưng khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi "Bằng cách nào chuột sông băng di chuyển theo đàn?".

Ở một số sông băng, bạn có thể chứng kiến những cục rêu xanh lá nằm đó đây. Nhưng những khối sinh vật sống này không chỉ là thứ thực vật vô chi nằm yên một chỗ, chúng có thể chuyển động được nữa cơ! Các nhà nghiên cứu đặt tên cho những cục rêu di động này là “chuột sông băng - glacier mice”, chúng chính là tâm điểm nghiên cứu của báo cáo khoa học vừa được đăng tải trên Polar Biology.
Theo NPR, mỗi cục rêu là một nhúm rêu mềm, ướt nước và dẻo như kẹo. Các tác giả nghiên cứu tin rằng chúng phát triển từ các tạp chất có trên bề mặt băng, và bản thân sự tồn tại của chúng chính là một trong những hiện tượng lạ có trên Trái Đất.
Chuột sông băng: những cục rêu dẻo như bánh nếp biết tự di chuyển làm đau đầu giới khoa học - Ảnh 1.
Chuột sông băng nằm rải rác khắp cánh đồng rộng lớn.
Tim Bartholomaus, một chuyên gia nghiên cứu sông băng công tác tại Đại học Idaho, nói rằng mình bất ngờ vô cùng khi phát hiện ra loài “chuột” này vào năm 2006. “Chúng chẳng bám lấy thứ gì cả, cứ nằm đó trên mặt băng thôi. Một đốm xanh sáng trên thế giới màu trắng trải rộng”, anh Bartholomaus nói.
Mà chúng cũng chẳng nằm yên được mấy hồi. Theo lời anh Bartholomaus, những cục rêu sông băng di chuyển với tốc độ trung bình 2,5 cm/ngày. Sophie Gilbert, một nhà sinh thái học cũng tới từ Đại học Idaho, nói việc di chuyển này là tối quan trọng cho sự sinh tồn của loài “chuột sông băng”, bởi mọi lá rêu bề mặt đều phải nhận ánh sáng Mặt Trời thì mới tồn tại được.
Chúng phải lăn liên tục kẻo rêu ở dưới đáy sẽ chết”, cô Gilbert nhận định.
Bên dưới là đoạn video cho thấy những con chuột này di chuyển trên băng. Phải nói thêm, những thước phim này không liên quan tới nghiên cứu mới được đăng tải.

Chuột sông băng không phải loài mới được phát hiện, chúng đã từng xuất hiện tại Alaska, Iceland, Svalbard và Nam Mỹ. Các nhà khoa học đã khẳng định sự tồn tại của chúng ta thập niên 50, tuy nhiên ta không biết gì nhiều về giống loài kỳ lạ này ngoài vẻ ngoài xanh mướt và thân mình mềm như bánh nếp.
Một trong những bí ẩn lớn nhất bao trùm chuột sông băng, thứ sinh vật có tuổi đời ít nhất 6 năm, di chuyển như vậy. Một số nhà nghiên cứu tin rằng một bệ băng bên dưới cục rêu khiến chúng di chuyển: vì rêu che băng khỏi ánh Mặt Trời, băng sẽ tan chậm hơn và dần dần, một lớp băng mỏng sẽ hình thành bên dưới cục rêu, rồi "con" chuột sẽ lăn khỏi cái bệ băng đó và di chuyển.
Để tìm hiểu cặn kẽ bí ẩn này, nhóm nghiên cứu theo dõi tổng cộng 30 con chuột sông băng tại khu vực Alaska, gắn một vòng màu quanh thân chúng. Họ theo dõi vị trí của các cục rêu này trong 54 ngày liên tiếp hồi năm 2009, rồi quay lại thăm chúng vào các năm 2010, 2011 và 2012. Họ đã nhầm khi tưởng rằng rêu sẽ lăn tứ tung theo các hướng ngẫu nhiên.
Chuột sông băng: những cục rêu dẻo như bánh nếp biết tự di chuyển làm đau đầu giới khoa học - Ảnh 2.
Kích cỡ một "con" chuột.
Đáng ngạc nhiên thay, tất cả số rêu này đều di chuyển cùng nhau, nhóm nghiên cứu mô tả hoạt động của số chuột sông băng này tương tự một đàn cá hay một đàn chim. Những dự đoán ban đầu bao gồm cục rêu lăn theo đường dốc và rêu lăn do gió thổi, nhưng khi phát hiện ra chúng chẳng lăn dốc mà cũng không đi theo hướng gió thổi chủ đạo, nhóm nghiên cứu phải tìm lời lý giải khác.
Cuối cùng, họ tính tới tác động của Mặt Trời, vốn có khả năng làm tan băng để khiến những cục rêu kia di chuyển, nhưng rồi hướng bức xạ Mặt Trời cũng chẳng khớp với đường di chuyển của “đàn chuột”. Khoa học vẫn bó tay, chưa hiểu chuột sông băng di chuyển sao sao.
Thú vị thật đấy, khi chứng khiến sự vật không tuân theo giả thuyết chúng tôi đặt ra, chẳng khớp với những gì chúng tôi vẫn nghĩ”, cô Gilbert nói.
Anh Bartholomaus mong thế hệ các nhà nghiên cứu tiếp theo có thể lý giải được những bí ẩn này. Hiện tại, anh đang để mắt nghiên cứu một khía cạnh khác: tại sao lũ chuột này lại di chuyển theo đàn, và tuổi thọ của chúng là bao nhiêu.


Tìm ra bí mật của những người 'ăn bao nhiêu cũng không béo'

Bảo Nam |


Tìm ra bí mật của những người 'ăn bao nhiêu cũng không béo'

Hóa ra có 1% dân số thế giới thuộc nhóm người đặc biệt này.

Trong khi rất nhiều người luôn lo lắng về việc làm sao để giảm cân, thì có một nhóm người có thể khiến họ ghen tị. Đó là những người có thể ăn bao nhiêu, ăn bất cứ thứ gì tùy thích mà không lo ngại việc tăng cân. Đôi khi họ thường tự nhận mình sở hữu "gen giảm béo" trong cơ thể.
Hóa ra, quan niệm này cũng đúng một phần. Nhưng không phải họ thừa, mà là thiếu gen.
Tìm ra bí mật của những người ăn bao nhiêu cũng không béo - Ảnh 1.
Người thiếu gen ALK thì ăn bao nhiêu cũng khó béo.
Các nhà khoa học mới đây đã phân tích bản đồ di truyền của hàng ngàn người thử nghiệm và nhận thấy rằng khoảng 1% trong số này thiếu một gen gọi là "ALK". Kết quả nghiên cứu cho thấy những người này gầy hơn một cách tự nhiên so với những người trưởng thành khỏe mạnh khác. Các nhà khoa học suy đoán rằng gen ALK có thể liên quan đến hình dạng cơ thể gầy của họ.
"Những người thuộc dạng này chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Họ có thể ăn bất cứ thứ gì mà vẫn được chuyển hóa khỏe mạnh. Họ ăn rất nhiều, không phải tập squat, nhưng họ không tăng cân", Giáo sư, Tiến sĩ Josef Penninger từ Đại học British Columbia, tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên chuột và ruồi, với hy vọng xác minh suy đoán này. Kết quả cho thấy việc "tắt" gen ALK sẽ giữ cho chuột và ruồi gầy hơn, ngay cả khi chúng được ăn thực phẩm giàu đường và chất béo. Theo đó, việc "tắt" gen ALK có thể sẽ trở thành một liệu pháp cơ bản chữa bệnh béo phì ở người trong tương lai. Theo kỳ vọng, những người được "tắt" gen ALK trong cơ thể không cần kiểm soát sự thèm ăn để duy trì sự trao đổi chất. Họ có thể ăn nhiều thức ăn hơn, nhưng cân nặng sẽ không tăng.
Trên thực tế, trong nhiều năm, các nhà khoa học đã quan tâm đến gen ALK này và hiện đã có các loại thuốc liên quan đến gen này, vì đây là loại gen thường bị đột biến ở một số bệnh ung thư. Nhưng cho đến nay, vai trò của gen ALK trong điều trị ung thư vẫn chưa rõ ràng. Và những phát hiện mới nhất cho thấy nó có vai trò quyết định đối với việc giảm cân của cơ thể. Tuy nhiên, trước khi tìm ra các loại thuốc ức chế có thể ảnh hưởng đến cơ thể con người, các nhà khoa học cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn.
Giai đoạn nghiên cứu tiếp theo sẽ là việc so sánh khám phá này với hồ sơ sức khỏe, mức độ hoạt động và hồ sơ ngân hàng sinh học DNA của các cư dân ở các quốc gia khác nhau. Kết hợp với việc phân tích cả bộ gen.
Hiện tại, báo cáo nghiên cứu mới nhất này đã được công bố trên tạp chí Cell (Tế bào), được xuất bản gần đây.
Tiêu chuẩn cho bệnh béo phì là gì? Những rủi ro sức khỏe mà nó có thể gây ra?
Tìm ra bí mật của những người ăn bao nhiêu cũng không béo - Ảnh 2.
Một cơ thể người trưởng thành bị béo phì sẽ có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. Thông thường, một người khỏe mạnh có chỉ số BMI là 18,5-24,9. Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức: BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)]x2]
Tác động trực tiếp nhất của béo phì là ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Nó có thể gây ra bệnh tiểu đường, bệnh thận, mù lòa... Các dấu hiệu nguy hiểm của béo phì cũng liên quan đến 12 loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú. Trung bình 12,5% phụ nữ béo phì có vấn đề về sức khỏe tuyến vú.
Ngoài ra, béo phì cũng có thể dẫn đến huyết áp cao hoặc cholesterol cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Trẻ béo phì có nhiều khả năng trở thành người lớn có dấu hiệu béo phì ở tuổi trưởng thành.
Tham khảo Sina


"Thảm họa" mới ở New York: Chuột ăn thịt đồng loại vì quá đói, cả ô tô cũng trở thành "mồi nhắm"

Tất Đạt |


"Thảm họa" mới ở New York: Chuột ăn thịt đồng loại vì quá đói, cả ô tô cũng trở thành "mồi nhắm"
Ảnh: AP

Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chuột đang tìm các nguồn thực phẩm mới và gây ra thêm những rủi ro cho người dân Mỹ.

Khi lệnh phong tỏa được áp dụng để chống lại dịch COVID-19 ở Mỹ, việc các nhà hàng phải đóng cửa nhiều ngày không chỉ gây ra sự xáo trộn cho đời sống con người mà còn khiến những đàn chuột ở các đô thị lớn thay đổi địa bàn hoạt động.
Washington Post cho biết, giữa thời kì chính quyền áp dụng lệnh yêu cầu người dân ở nhà để chống lại sự lây lan của virus corona, nhiều nhà hàng và tiệm cà phê đã đóng cửa, hoặc chuyển sang kinh doanh các loại mặt hàng mang về và vận chuyển tới tận nhà. Khi doanh số giảm, các thùng rác ở nhà hàng không còn đủ những đồ ăn thừa mà chuột thường hay ăn và loài động vật gặm nhấm này trở nên hung hăng tới mức CDC phải đưa ra hướng dẫn về việc ngăn chặn và phòng ngừa chuột.
Từ khi đại dịch bắt đầu, đã có ngày càng nhiều báo cáo về tình trạng chuột ăn thịt đồng loại và ăn chuột con tại New York. Ngoài ra, người dân tại khu vực - bao gồm ở Chicago - cũng phàn nàn về sự xuất hiện ngày càng nhiều của chuột ở những khu dân cư do rác thải sinh hoạt tại đây gia tăng trong thời gian phong tỏa.
Thảm họa mới ở New York: Chuột ăn thịt đồng loại vì quá đói, cả ô tô cũng trở thành mồi nhắm - Ảnh 1.
Ảnh minh họa: © Sputnik / Brian Smith
Những đàn chuột hoành hành là mối lo ngại về sức khỏe cho con người, bởi chúng có thể mang trên mình nhiều loại mầm bệnh khác nhau.
CDC khuyến nghị các hộ gia đình và doanh nghiệp đóng kín các thùng rác, để đồ ăn cho thú cưng và cho chim ở những nơi an toàn, bịt kín các lỗ hổng chuột có thể chui vào. Nếu tuân thủ các quy định về vệ sinh, người dân có thể tránh được các bệnh liên quan đến loài gặm nhấm - CDC cho hay.
Tại những thành phố đang cố gắng kiểm soát vấn đề liên quan tới chuột, ví dụ như Washington, những người hoạt động trong ngành kiểm soát động vật và côn trùng gây bệnh cũng được xếp vào diện "hoạt động cần thiết". Washington DC trong tháng qua đã ghi nhận hơn 800 cuộc gọi yêu cầu xử lí chuột.
Jim Fredericks - nhà côn trùng học tại Hiệp hội Quản lý Dịch hại Quốc gia - cho biết chuột có thể truyền vi khuẩn salmonella gây bệnh qua đường thực phẩm; nước tiểu của chúng cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh dị ứng và hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ em.
Chuột cũng là thủ phạm tấn công xe ô tô. Chúng có thể cắn phá động cơ xe, lốp xe, hệ thống dây dẫn và đôi lúc gây chập, cháy và khiến chủ xe phải tốn một khoản tiền lớn để sửa chữa.
Nhà nghiên cứu về loài gặm nhấm Bobby Corrigan cho biết đã nhận được một bức ảnh ám ảnh về cuộc chiến của chuột ở vùng Queens. Khi không kiếm được đủ đồ ăn, đàn chuột tấn công và ăn thịt lẫn nhau. Những con chuột xấu số chỉ còn sót lại những mảnh chân ở bên lề đường.
"Nhiều con chuột sống phụ thuộc vào thức ăn tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar, quầy bánh vòng và hầu như mọi thứ con người ăn".
Theo ông Corrigan, chuột là "những kẻ ăn kiếm ăn cơ hội", vậy nên khi những nguồn lương thực biến mất, chúng phải tìm kiếm các loại đồ ăn khác. Ngoài ra, ông cũng khuyên người dân không nên dùng bẫy chuột hoặc bả chuột.
"Hãy chặn mọi cơ hội kiếm ăn của chúng, và mọi người sẽ chẳng bao giờ phải lo ngại chuột nữa," ông nói.
Xem tiếp...

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 81

                                         Tám Điệp Khúc - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
                  Những Ngày Xưa Thân Ái - Hình Ảnh Bình Đê 1974 - Nhạc Lính VNCH Bất Hủ

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 


SABATON - Screaming Eagles (Official Music Video)
  
IRON MAIDEN-Alexander The Great
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Kamikaze Suicide Bomber (1945)
  
To the Shores of Iwo Jima

Hợp tác giữa phe Bolshevik và Bạch vệ Nga trên lãnh thổ Trung Quốc

Trung Hiếu |

Hợp tác giữa phe Bolshevik và Bạch vệ Nga trên lãnh thổ Trung Quốc

Lực lượng Bolshevik và Bạch vệ Nga vốn kình địch nhau từ Cách mạng tháng Mười năm 1917. Nhưng họ lại hợp tác thân thiện với nhau trên đất Trung Quốc.

Kẻ thù không đội trời chung
Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga diễn ra vào năm 1917, xã hội Nga đã bị chia rẽ thành nhiều xu hướng. Nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử Nga đã nổ ra ngay sau đó. Nội chiến Nga giữa phe Đỏ (Cộng sản) và phe Bạch vệ (chống phá chính quyền mới của người Bolshevik ) đã khiến hơn 10 triệu người thiệt mạng.
Khi phe Bạch vệ bị đánh bại, mối hận thù giữa đôi bên vẫn chưa mất đi. Trên khắp thế giới, các phần tử Bạch vệ lưu vong đã lập ra các tổ chức chống cộng, họ sẵn sàng chiến đấu chống lại Liên Xô trong Nội chiến Tây Ban Nha, cuộc Chiến tranh Mùa Đông, và thậm chí trong cả cuộc chiến xâm lược của trùm phát xít Hitler đối với Liên Xô.
Tuy nhiên đã có một thời kỳ mà hai bên bắt tay nhau với tư cách là đồng minh, thậm chí là bạn bè. Việc này xảy ra trên đất nước Trung Hoa.Trong khi đó các cơ quan tình báo Liên Xô cũng không ngồi yên. Họ theo dõi chặt chẽ cộng đồng Bạch vệ lưu vong. Các thủ lĩnh và các phần tử hoạt động tích cực nhất của cộng đồng này đã bị bắt và trừ khử.
Nhân tố Nga trong nội tình Trung Quốc
Khi phong trào Bạch vệ cuối cùng bị đánh bại ở Siberia và vùng Viễn Đông Nga vào đầu thập niên 1920, hàng chục ngàn binh lính và sĩ quan Bạch vệ, cùng gia đình họ, đã bỏ chạy, vượt biên sang Trung Quốc, chọn nơi đây làm quê hương mới. Tuy nhiên họ chỉ tránh vỏ dưa trước khi gặp vỏ dừa.
Thập niên 1910 là một thập kỷ hỗn loạn không chỉ ở châu Âu và Nga. Đã trải qua một cuộc cách mạng vào năm 1911, kể từ năm 1916, Trung Quốc rơi vào kỷ nguyên của các “quân phiệt” – thời kỳ mà Trung Quốc bị chia thành các vùng do các quân phiệt khác nhau cai trị.
Đối với các phe phái đối đầu nhau này, các sĩ quan Bạch vệ là một món quà lớn. Khác với binh sĩ Trung Quốc được huấn luyện kém, quân nhân Nga có kỹ năng và kinh nghiệm chiến đấu. Họ nhanh chóng trở thành bộ phận tinh nhuệ trong đội quân của các quân phiệt.
Yan Berzin, trưởng cơ quan tình báo quân sự Liên Xô, nhận xét: “Nhờ có sự huấn luyện và tính kỷ luật của các sĩ quan Bạch vệ, họ có thể gây ra tổn thất lớn hơn nhiều so với lực lượng đối phương”.
Đối mặt với kẻ thù chung
Đến cuối thập niên 1920, Quốc dân Đảng, do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo, đã cố gắng xoay sở để thống nhất Trung Quốc dưới trướng của mình, và đã giành được sự công nhận của các quân phiệt. Tuy nhiên, chính quyền đóng ở Nam Kinh này không mạnh đến mức có thể kiểm soát được tầng lớp cai trị ở các tỉnh xa xôi.
Do vậy, khi chính sách Hán hóa ép buộc và chính sách tài chính thiển cận của Thống đốc Tân Cương, Kim Thụ Nhân, dẫn tới cuộc nổi dậy quy mô lớn của người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo vào năm 1931, chính quyền Nam Kinh đã không đủ lực để can thiệp. Thậm chí khi biết rằng Thụ Nhân quay sang Liên Xô hàng xóm để nhận viện trợ quân sự, Tưởng Giới Thạch đã ủng hộ cho cuộc nổi dậy đó.
Sư đoàn Kỵ binh số 36 của Quốc dân Cách mạng Quân (thuộc phe Tưởng Giới Thạch) đã được điều tới tỉnh Tân Cương. Sư đoàn này do Mã Trọng Anh chỉ huy. Viên tư lệnh này được hứa hẹn chức vụ Thống đốc Tân Cương nếu lật đổ được Thụ Nhân.
Quân đội Nga đã thay đổi tình thế. Lắng nghe lời kêu cứu của viên thống đốc lâm nguy (quân của ông ta đã bị đánh tan tác), quân Nga đã tổ chức 4 trung đoàn để giải cứu. Dù không đủ lực để dập tắt nổi loạn, quân Nga vẫn cứu được chế độ của Thụ Nhân khỏi sụp đổ tức thời.
Liên Xô khi ấy mong muốn ngăn chặn lực lượng Quốc dân Đảng nắm được vùng này trên thực địa. Moscow đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền tỉnh Tân Cương về viện trợ quân sự. Liên Xô kiềm chế can thiệp trực tiếp nhưng lại cung cấp tài chính cho các đơn vị Bạch vệ.
Phe nổi dậy và Sư đoàn Kỵ binh số 36 càng đạt được bước tiến trên vùng đất Tân Cương thì càng có thêm người Hồi giáo địa phương gia nhập hàng ngũ của họ. Ngoài người Duy Ngô Nhĩ còn có người Kyrgyz, người Dungan, Kazakh, Dzungar, và các dân tộc khác chiến đấu chống lại chính quyền địa phương.
Vào giữa năm 1932, khoảng 70% dân số Hồi giáo của khu vực này đã cầm vũ khí nổi dậy và mùa đông năm đó, họ chiếm được Urumqi - thủ phủ của vùng này.
Do phe nổi loạn đã cắt đứt con đường chính nối Liên Xô với Tân Cương, vốn dùng để tiếp tế cho quân đội của Thụ Nhân, việc chế độ của ông này sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Vào ngày 12/4/1933, với sự trợ giúp của quân Bạch vệ, viên tướng cơ hội Thịnh Thế Tài đã lật đổ vị thống đốc kém may mắn, và khi ngồi được vào chiếc ghế này, ông ta dốc sức bảo đảm sự can thiệp quân sự từ Moscow. Tướng Thịnh thậm chí còn trực tiếp bay tới thủ đô Liên Xô vài lần.
Cuối cùng các nỗ lực của Thịnh Thế Tài đã được đền đáp. Vào tháng 11/1933, quân đội tình nguyện Altai đã tiến vào Tân Cương. Để che giấu việc Moscow trực tiếp lâm chiến, binh sĩ Liên Xô đã mặc quân phục Bạch vê, tuy nhiên do thói quen họ vẫn tiếp tục gọi chỉ huy của mình là “đồng chí” thay vì gọi là “sếp”.
Nhiệm vụ đầu tiên của đơn vị Hồng quân này là giành lại quyền kiểm soát đối với con đường nối với Liên Xô . Họ thực hiện điều này bằng cách chiếm thị trấn Chuguchak ở biên giới. Khi làm vậy, họ hợp tác với trung đoàn Cossack số 2 của Bạch vệ - đây là hoạt động quân sự liên hợp đầu tiên giữa 2 kẻ thù trong chiến dịch này.
Kế đó, liên quân Hồng quân-Bạch vệ được lệnh đẩy quân của Mã Trọng Anh ra khỏi thủ phủ vùng. Cuộc nổi dậy cuối cùng bị đè bẹp vào tháng 2/1934. Để ngăn ngừa tái diễn tình trạng hỗn loạn, Thịnh Thế Tài đã trao cho người Duy Ngô Nhĩ quyền lợi ngang hàng với người Hán.
Trở thành hàng xóm đặc biệt
Vào cuối tháng 4/1934, lực lượng Hồng quân rời Tân Cương. Liên Xô để lại ở Urumqi đội ngũ cố vấn quân sự và một trung đoàn kỵ binh khoảng hơn 1.000 người cộng thêm pháo và xe thiết giáp.
Ngoài ra, các trung đoàn Bạch vệ đóng tại đó cũng được giảm từ 4 trung đoàn xuống còn 1.
Rốt cuộc các kẻ thù của nhau này đã không chỉ có thể chiến đấu bên nhau mà còn cùng tồn tại trong hòa bình.
Một báo cáo của Liên Xô được gửi từ tỉnh Tân Cương về Moscow vào ngày 26/3/1935 có đoạn: “Các nhóm Hồng quân và Bạch vệ sống với nhau không chỉ hòa bình mà còn thân thiện... Nhóm Bạch vệ lưu vong không còn mối hận thù trước đây đối với Hồng quân”.
Liên Xô đã củng cố vị thế của mình ở Tân Cương, cung cấp vũ khí cho vùng này, huấn luyện lực lượng quân sự địa phương, thiết lập các mối quan hệ thương mại, và mở rộng mạng lưới điệp viên. Thực tế này không khiến phe Bạch vệ tại đây lo ngại.
Trái lại những người Bạch vệ này còn chủ động tiếp xúc với cơ quan tình báo Liên Xô và hàng ngàn người trong số họ có may mắn được hồi hương và bắt đầu cuộc sống mới.
Thịnh Thế Tài vẫn là một người bạn trung thành của Liên Xô cho tới khi Chiến dịch Barbarossa (của phát xít Đức xâm lược Liên Xô) bắt đầu. Khi đó Thịnh Thế Tài quyết định lợi dụng cảnh ngộ của Liên Xô khi đó để nới lỏng sự kiểm soát của họ đối với mình.
Lãnh tụ Liên Xô Stalin nhớ mãi điều này, nên vào năm 1944 khi Quốc dân Đảng tái chiếm tỉnh Tân Cương và lật đổ viên thống đốc thiếu kiên định, Moscow đã khoanh tay ngồi nhìn./.
Xem tiếp...

TT&HĐ I - 7/a


                               10 Nền Văn Minh Cổ Đại Biến Mất Bí Ẩn Nhất Trong Lịch Sử

PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”

CHƯƠNG VII: VÔ TỰ ĐẠI THƯ

Tôi thích mùa xuân, nhưng nó trẻ trung quá. Tôi thích mùa hè, nhưng nó kiêu ngạo quá. Vậy nên tôi thích mùa thu nhất, bởi thanh âm của nó êm đềm hơn, màu sắc của nó sâu đậm hơn, và nó nhuốm chút u sầu. Sắc vàng cam tươi thắm của nó không thể hiện sự ngây thơ của mùa xuân, hay cường lực của mùa hạ, mà nói lên những dịu dàng và sự khôn ngoan nhân hậu của tuổi tác. Mùa thu biết những giới hạn và ý nghĩa của cuộc đời.
I like spring, but it is too young. I like summer, but it is too proud. So I like best of all autumn, because its tone is mellower, its colours are richer, and it is tinged with a little sorrow. Its golden richness speaks not of the innocence of spring, nor the power of summer, but of the mellowness and kindly wisdom of approaching age. It knows the limitations of life and its content.


Đọc thêm tại: https://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/ds/strcats/466/sw/t © TuDienDanhNgon.vn
Tôi thích mùa xuân, nhưng nó trẻ trung quá. Tôi thích mùa hè, nhưng nó kiêu ngạo quá. Vậy nên tôi thích mùa thu nhất, bởi thanh âm của nó êm đềm hơn, màu sắc của nó sâu đậm hơn, và nó nhuốm chút u sầu. Sắc vàng cam tươi thắm của nó không thể hiện sự ngây thơ của mùa xuân, hay cường lực của mùa hạ, mà nói lên những dịu dàng và sự khôn ngoan nhân hậu của tuổi tác. Mùa thu biết những giới hạn và ý nghĩa của cuộc đời.
I like spring, but it is too young. I like summer, but it is too proud. So I like best of all autumn, because its tone is mellower, its colours are richer, and it is tinged with a little sorrow. Its golden richness speaks not of the innocence of spring, nor the power of summer, but of the mellowness and kindly wisdom of approaching age. It knows the limitations of life and its content.


Đọc thêm tại: https://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/ds/strcats/466/sw/t © TuDienDanhNgon.vn
"Tự nhiên không có tình, không thiên vị ai. Nó không phân biệt Thiện Ác, May Rủi. Chúng ta thấy thiện ác, may rủi trong cuộc sống thì chỉ là theo ý chúng ta thôi. Tín ngưỡng là sự tự lừa dối mình một cách ngọt ngào nhất của con người.".
NTT

Khoa học là cái quan trọng nhất, tốt đẹp nhất và cần thiết nhất trong cuộc sống con người, nó đã và sẽ luôn luôn là biểu hiện cao nhất của tình yêu, chỉ nhờ nó, con người mới chiến thắng được thiên nhiên và bản thân mình.

Khuyết danh

Có những thế lực bí ẩn trong thiên nhiên; khi chúng ta hoàn toàn trao mình cho nàng mà không ngần ngại, nàng sẽ đem cho chúng ta mượn, nàng chỉ cho chúng ta hình thái của những điều mà mắt ta không thấy và trí tuệ ta không hiểu hay ngờ tới." 

 Auguste Rodin

“Chân lý cao cả nhất là chân lý này: Thượng Đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn hình vạn trạng của Thượng Đế. Không nên tin một đấng thần linh nào khác… Chúng ta cần một tôn giáo tạo những con người cho ra người… Bạn nên bỏ những tôn giáo thần bí làm cho bạn suy nhược đi, và bạn nên cương cường… Chỉ có mỗi một đấng Thượng Đế có ý thức, là nòi giống của ta, đâu đâu cũng có bàn tay của Ngài, bàn chân của Ngài, cặp tai của Ngài; Ngài bao trùm hết thảy… Sự sùng bái chính đáng nhất là sự sùng bái vạn vật chung quanh ta… Chỉ người nào giúp đỡ vạn vật mới thực sự là thờ phụng Thượng Đế.”



Chúng ta đã “xả hơi” hết nhọc mệt và lại bừng bừng khí thế lên đường. Nhưng lên đường để lang bạt đến đâu? Đi đến đâu thì cũng chẳng quan trọng gì vì đối với chúng ta; điều quan trọng bậc nhất là được đi, được thấy và may tay nhặt được thêm những viên ngọc mà lịch sử đã đánh rơi, lẫn ở đâu đó trong cỏ cây, sỏi đá. 

Có người cho rằng lịch sử không đánh rơi ngọc mà lịch sử để đó, và kết tội chúng ta là những kẻ ăn cắp. Kể cũng đúng, nhưng phải nói thêm là những kẻ ăn cắp có tài! Vì suốt bao nhiêu ngàn năm trôi qua, kẻ trộm nhiều vô kể mà chẳng phát hiện ra sự quí giá của những viên lăn lóc ấy. 

Nhưng tài gì mà tài đến thế? Có thể sự thực đơn giản hơn nhiều: Chúng ta đã nhặt được toàn thứ mà lịch sử “vứt đi” nhưng trong hoang tưởng chúng ta hý hửng tưởng đó là những viên ngọc. Đúng thế chăng? 

Mặc lòng, chúng ta cứ lang thang giữa mênh mông không gian, giữa biền biệt thời gian và "ngoài… thực tại"! 

Không dứt lòng được, hình bóng Quỉ Cốc tiên sinh vĩnh viễn hiển hiện trong tâm khảm cùng với cái quá khứ đầy bi hùng của một đất nước đã từng có biết bao nhiêu văn hào, võ kiệt. Đâu đó, từ ngàn năm vọng về tiếng ngựa hí gươm khua, vang tiếng quân reo, gầm gừ chiến trận và rền rĩ âm hồn. 

Thôi, không lưỡng lự nữa, chúng ta đi, và lại đi về phía ấy: thời Xuân Thu - Chiến Quốc. 

* * * 

Tất cả mọi hiện thực, hiện hữu đều là sự tạo dựng! Do đó, con người không thể bỗng nhiên xuất hiện trên Trái Đất này, và nền văn minh nhân loại không thể đột khởi rực rỡ từ mông muội được, mà phải là những quá trình liên tục và hết sức dài lâu, tuân theo nguyên ý nhân quả. 

Những di chỉ khảo cổ học về đồ đá cũ và đồ đá mới được phát hiện hầu như khắp nơi trên thế giới, cùng với sự tương đồng nhau về hình dáng và kỹ năng chế tạo của chúng đã cho thấy rằng tổ tiên loài người thuở hồng hoang, về cơ bản là thiên di và những bộ phận, những bầy người thiên di ấy trong một chừng mực nhất định có mối liên hệ qua lại với nhau (trao đổi kinh nghiệm trong chế tác công cụ chẳng hạn). Những khai quật còn cho thấy rằng có mức độ ít nhiều tập trung về số lượng các hiện vật tại cùng một chỗ, và cùng một chỗ đôi khi có mặt cả đồ đá cũ lẫn đồ đá mới… Điều đó chứng tỏ trong quá trình thiên di vĩ đại đó còn có những quá trình ngụ cư dài ngắn về thời gian mà so với quá trình thiên di thì được gọi là tạm thời. Nhưng điều quan trọng hơn là trong suốt quá trình "lang thang" kiếm ăn đó, lối sống định cư lâu dài và qua đó hình thái quần cư xã hội cũng manh nha hình thành. 

Ngày nay chúng ta vẫn thấy được những tập tính thiên di và ngụ cư ở các loài chim, động vật trên cạn cũng như ở dưới nước, thậm chí là ở không ít loài thực vật nữa. Du cư và định cư là hai quá trình đan xen nhau của một quá trình thống nhất, có nguyên nhân từ sự biến động của môi trường (thiên tai, thời tiết, nguồn thức ăn theo mùa…) nhằm mục đích sinh tồn và thuộc về quá trình đấu tranh sinh tồn. Gần đây tương đối phổ biến hiện tượng một số người dân từ các nước nghèo đói, kém phát triển tìm cách nhập cư vào các nước phát triển, để mong kiếm sống tốt hơn cũng là một dạng của du cư. Tản cư chạy trốn chiến tranh cũng có thể gọi là di cư, thuộc về du cư. 

Tùy theo sự biến đổi có tính chu kỳ của thời tiết, khí hậu (tạo ra những nguồn thức ăn biến đổi theo mùa) mà cũng có những cuộc thiên di, theo chu kì, nghĩa là có đi có về, dần dần làm cho mối tương quan giữa ngụ cư và thiên di biến đổi theo hướng ngụ cư tăng lên. Lúc này, chúng ta có thể gọi khác đi: Thiên di được gọi là du cư, ngụ cư được gọi là (tạm) định cư. Gọi chung là quá trình du cư. Vì hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn thiên nhiên nên thuở hồng hoang, loài người chỉ có một lối sống là thiên di, du cư. Chính quá trình (tạm) định cư dần dà, đã cho con người phát hiện một phương thức kiếm ăn mới, tác động rất mạnh đến tốc độ phát triển lên văn minh của họ sau này, đó là trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt và chăn nuôi cần có đất và nước và đặc biệt thuận lợi là ở những lưu vực sông, nơi có sẵn nguồn nước tưới tiêu và đất đai màu mỡ, phì nhiêu và luôn được bù đắp bởi phù sa. 

Khi trồng trọt và chăn nuôi đã đủ ăn và đủ tích lũy thì sự định cư lâu dài xuất hiện. Định cư được ưu tiên lựa chọn ở những lưu vực sông, nơi có điều kiện sống thuận lợi nhờ có nước tưới tiêu. Do đó mà xuất hiện hiện tượng qui tụ dân cư làm cho số lượng cá thể định cư dần đông đúc, trở thành quần cư có những mối quan hệ sinh sống nhất định giữa các thành viên. Điều đương nhiên, quần cư cũng là nơi tập trung được những kinh nghiệm, những sáng kiến trước đó, ở khắp nơi trong việc chế tạo công cụ, săn bắt, chăn nuôi và trồng trọt cũng như những hiểu biết nhất định về tự nhiên. 

Đó là những yếu tố cần nhưng chưa đủ để một quần cư trở thành một hình thái kinh tế - xã hội, một trung tâm văn minh nhân loại… 

Điều kiện để một quần cư phát triển rực rỡ lên thành trung tâm văn minh là điều kiện tự nhiên của khu vực phải đảm bảo được sự định cư ổn định tương đối lâu dài, đủ rộng lớn để thỏa mãn được sự phát triển về qui mô của cộng đồng quần cư (số lượng người). 

Tất cả những điều đó nói lên rằng không phải ngẫu nhiên mà vào buổi bình minh của lịch sử loài người, các trung tâm văn minh, hay thường gọi là các nền văn minh cổ đại đều xuất hiện ở các lưu vực sông. Chẳng hạn văn minh Ai Cập cổ đại ở lưu vực sông Nin, văn minh Lưỡng Hà ở giữa sông Tigrơ (Tigre) và sông Ơphơrát (Euphrate), văn minh Ấn Độ cổ đại ở lưu vực sông Ấn (kế tiếp là sông Hằng), văn minh Trung Hoa cổ đại ở giữa hai con sông là Hoàng Hà và Dương Tử... 

Việc xuất hiện hầu như cùng một lúc cả bốn nền văn minh cổ đại nêu trên và giữa chúng phảng phất những nét tương đồng nào đó (nét chung) quả là một điều lạ lùng! 

Có thể thấy rằng tất cả những khái niệm tạm cư, du cư hay định cư, du mục đều mang tính tương đối. Đó là những hiện tượng luôn tồn tại đồng thời, đan xen nhau, tùy điều kiện, hoàn cảnh sống của con người, ở từng khu vực, từng giai đoạn lịch sử mà “kiểu đi - ở” này nổi trội hơn “kiểu đi - ở” kia. Vì vậy khi nói loài người bước vào thời kỳ định cư, trồng trọt và chăn nuôi, thì chỉ có nghĩa đó là phương thức sống nổi trội, chứ không phải không còn du cư, du mục, không còn săn bắt, hái lượm. 

Ở thời kỳ xa xôi ấy, dân số loài người tăng dần theo chất lượng cuộc sống được cải thiện. Sự tăng trưởng một cách lạm phát số lượng cá thể dân cư trong điều kiện chất lượng cuộc sống được cải thiện tạo nên sức ép lan tỏa dân cư là một qui luật của lối sống định cư sinh vật. Do đó có thể phán đoán rằng phương thức sống định cư, trồng trọt chăn nuôi làm cho điều kiện sống được cải thiện vượt bậc cùng với lương thực thực phẩm trở nên dồi dào và từ đó dân số phát triển có tính chất bùng phát, tạo sức ép lên sự sống còn. Và đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho một bộ phận dân cư chuyển đổi vị trí định cư hoặc trở lại lối sống du cư, thiên di thành những  “đội quân lang thang” đi tìm miền đất hứa (chúng ta lang thang vì chuyện khác!). 

Nhờ có đội quân lang thang ấy mà mối liên hệ vốn có giữa các bầy người thời tiền sử không những được duy trì mà còn phát triển sâu rộng hơn giữa các khu vực quần cư với nhau (không phải chỉ có bốn quần cư văn minh!) về mọi mặt như kiến thức mới, kinh nghiệm mới, công cụ mới, giao lưu văn hóa… 

Trong suốt quá trình lịch sử của mình, loài người vừa học hỏi thiên nhiên, vừa tự học hỏi lẫn nhau, mà xét cho cùng là bắt chước tự nhiên, theo tự nhiên để tiến lên văn minh. Do đó mọi hoạt động sáng tạo, suy cho cùng, đều có nguồn gốc từ tự nhiên, đều do mẹ thiên nhiên mà ra. Cho nên, khi xét một nền văn minh nào đó, không thể coi thành quả mà nó tạo dựng được là hoàn toàn của riêng dân tộc nào, khu vực nào, mà là của chung nhân loại. 

Tìm trên mạng internet, chúng ta "nhặt" được bài này, xin mời quí vị cùng "nhâm nhi cho vui:

"Điểm giống nhau đến kinh ngạc giữa các nền văn minh cổ đại

2013 07 25 161519
Kim tự tháp, biểu tượng tâm linh chữ 卍, thể quả thông, luân hồi, Thần linh…nếu đều là tưởng tượng của người cổ đại, vậy vì sao lại có sự giống nhau đến khó tin như vậy giữa các nền văn minh cách nhau thậm chí nửa vòng Trái đất?
Trái đất này không rõ đã chứng kiến bao nhiêu nền văn minh cổ đại ra đời trên các khu vực địa lý khác nhau, trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên kì lạ thay, thực tế là có tồn tại một sự trùng hợp đến khó tin, giữa những nền văn minh ấy với nhau. 
Một trong những câu hỏi mà hầu hết chúng ta từng băn khoăn về lịch sử cổ đại là tại sao bất kỳ nền văn minh cổ đại nào trên khắp thế giới cũng đều xây dựng Kim tự tháp? 
Có vô số câu hỏi vẫn còn là bí ẩn đối với các học giả ngày nay khi nhắc đến nền văn minh cổ đại, và sự phát triển của chúng. 
Tại sao người cổ đại trên khắp thế giới đều xây dựng Kim tự tháp? 
tinhhoa.net YxeM8L 20160305 diem giong nhau dang kinh ngac giua nhung nen van minh co dai
Chúng ta bắt đầu với việc xây dựng các Kim tự tháp. Di tích cổ xưa hùng vĩ này có thể tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, từ Kim tự tháp bậc thang đến Kim tự tháp tròn và cổ điển, gần như tất cả các nền văn hóa cổ đại trên thế giới đều xây dựng những Kim tự tháp phi thường, với trình độ kĩ thuật vượt trên nhận thức của khoa học nhân loại ngày nay. 
Những người Ai Cập cổ đại, Trung Quốc cổ đại, người Tiền-Inca, Inca, Aztec, Maya và vô số nền văn hóa cổ đại khác đều đã dựng lên các Kim tự tháp mà vẫn còn tồn tại cho tới tận ngày nay. 
Chưa ai từng hiểu rõ mục đích thực sự của các Kim tự tháp… Liệu chúng được sử dụng như các lăng mộ? Các phòng lưu trữ? Di tích để tôn kính các vị thần? Hay như nhiều người ngày nay nhận định rằng Kim tự tháp có khả năng được xây dựng để khai thác năng lượng tự nhiên của hành tinh và vũ trụ. 
Bí ẩn liên quan đến Kim tự tháp càng sâu hơn khi bạn nhận ra rằng một số kim tự tháp, như những Kim tự tháp nằm ở cao nguyên Giza được sắp xếp phù hợp với thiên văn. 
Sự thật là, mặc dù chúng ta đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của Kim tự tháp, nhưng chúng ta vẫn chưa biết được làm thế nào họ có thể tạo ra những kiến trúc hùng vĩ này và mục đích thật sự của họ là gì? 
Kim tự tháp và sự kết nối với bầu trời
tinhhoa.net EzqIUC 20160305 diem giong nhau dang kinh ngac giua nhung nen van minh co dai
Thực tế các nền văn hóa và văn minh cổ đại trên thế giới đã xây dựng những kiến trúc lớn phi thường là một điều gì đó thật hấp dẫn chúng ta. Gần như tất cả các Kim tự tháp đều có sự tương đồng về mặt kiến trúc một cách kinh ngạc, nhưng chúng ta cũng không thể quên sự kết nối với bầu trời của hầu hết các Kim tự tháp. 
Nếu nhìn vào các Kim tự tháp trên cao nguyên Giza, Kim tự tháp Teotihuacan và thậm chí cả các Kim tự tháp của Trung Quốc, chúng ta sẽ nhận ra rằng tất cả các Kim tự tháp này dường như được gắn kết với những chòm sao cụ thể. 
Ở đây chúng ta đang nhắc tới chòm sao Orion (Thiên lang), đây là chòm sao cực kỳ quan trọng không chỉ đối với người Ai Cập cổ đại, mà còn với cả người Aztec và tổ tiên của họ, nền văn minh Trung Quốc cổ đại và các nền văn minh cổ xưa khác trên thế giới. 
Làm thế nào mà người cổ đại có khả năng định vị những di tích mô phỏng một cách chính xác theo mô hình vũ trụ đến như vậy vẫn là bí ẩn lớn nhất cho đến tận bây giờ. 
Bàn kẹp kim loại cổ xưa… Bằng chứng của nền công nghệ cổ xưa đã mất?
 tinhhoa.net NRTPOa 20160305 diem giong nhau dang kinh ngac giua nhung nen van minh co dai
Liệu những chiếc bàn kẹp kim loại cổ xưa có phải là bằng chứng thực sự về một nền công nghệ tiên tiến đã mất đang chờ đợi được khám phá? Dấu vết của nền công nghệ được cho là đã mất này có thể tìm thấy trên các đền thờ đá cự thạch và nhiều di tích thời tiền sử khác trên thế giới.
 Mục đích thực sự của các bàn kẹp kim loại cổ đại là gì? Và những câu hỏi quan trọng hơn mà không ai có thể trả lời được là … công nghệ cổ đại này làm sao có thể lan truyền ra các nơi khác trên thế giới? 

Bằng chứng của các bàn kẹp kim loại cổ đại có thể tìm thấy trong các công trình xây dựng ở Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại, Tiền-Inca, Inca và các nơi khác trên thế giới. 

Liệu có khả năng những người xây dựng các công trình cổ xưa này có cùng một nguồn chỉ dẫn? Liệu họ có làm theo một mô hình giống nhau khi họ bắt tay vào xây dựng Kim tự tháp? 

Những đường rãnh chữ T (T-Groove) bí ẩn đã được phát hiện tại Tiahuanaco, Ollantaytambo, Koricancha và vùng Yuroc Rumi, Vilcabamba. Những chiếc bàn kẹp này cũng được sử dụng trên đền Parthenon, các công trình xây dựng ở vùng Lưỡng Hà, Ai Cập và Campuchia. 

Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về mục đích chính xác của các rãnh chữ T bí ẩn, một số người lại cho rằng chúng có thể được sử dụng cho một loại nghi lễ nào đó, cũng có những người chỉ ra rằng các bàn kẹp kim loại cổ xưa có thể đã được sử dụng để cố định những tảng đá lớn lại với nhau vào đúng vị trí. 

Biểu tượng chữ 卍 hiện hữu trong hầu hết mọi nền văn minh trong quá khứ

tinhhoa.net 3WDgkA 20160305 diem giong nhau dang kinh ngac giua nhung nen van minh co dai
Chữ 卍, hay còn biết đến là Thánh giá Gammadion, là một trong những biểu tượng lâu đời nhất và phổ biến nhất trên Trái đất. Nếu bạn nghĩ rằng nó là một biểu tượng đại diện cho cái ác và sự chết chóc thì bạn đã lầm. Nói một cách ngắn gọn và rõ ràng, biểu tượng chữ 卍 tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng, đồng thời là một biểu tượng rất tích cực. 
Nó được coi là một biểu tượng phổ quát và được sử dụng bởi nhiều nền văn hóa và văn minh cổ đại trong suốt lịch sử. 
Chữ 卍 thực chất là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “điều gì tốt” hoặc “tất cả đều tốt” nhưng một số người dịch nó thành “đối tượng may mắn hay tốt lành”, dù là cách dịch nào thì nó cũng là một biểu tượng rất tích cực. 
Trong Ấn Độ cổ, nó là một biểu tượng rất thiêng liêng kết nối sâu sắc với sự may mắn và thịnh vượng, và đúng là có rất nhiều điều cần tìm hiểu về biểu tượng cổ xưa này, thứ đã từng bị hiểu một cách sai lạc từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. 
Các nhà khảo cổ lâu nay vẫn tranh luận về nguồn gốc và niên đại chính xác của biểu tượng chữ 卍. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vật có họa tiết chữ 卍 là một con chim làm bằng ngà voi ma mút từ nơi định cư thời đá cũ ở Mezine, Ukraine cách đây trong khoảng năm 10.000 đến 12.000 TCN. 
Nền văn hóa Vinca là một trong những nền văn hóa sớm nhất sử dụng biểu tượng chữ 卍. Ở châu Á, nhiều tổ chức kinh doanh sử dụng một cách chính thức biểu tượng chữ 卍; Ví dụ như thị trường chứng khoán Ahmedabad và Phòng Thương mại Nepal đều sử dụng biểu tượng này. 
Biểu tượng trái thông: được thấy trong gần như mọi nền văn hóa trên toàn cầu.
tinhhoa.net AcyU9Y 20160305 diem giong nhau dang kinh ngac giua nhung nen van minh co dai
Từ La Mã cổ đại tới Lưỡng Hà cổ đại, biểu tượng trái thông được khẳng định là một trong những biểu tượng bí ẩn nhất được tìm thấy trong nghệ thuật và kiến ​​trúc cổ. Theo nhiều nhà nghiên cứu, biểu tượng trái thông hướng tới mức độ cao nhất của khả năng giác ngộ tâm linh, một điều đã được công nhận bởi hầu hết các nền văn hóa cổ đại trên toàn cầu, được gắn với các công trình và nghệ thuật của người Indonesia, Babylon, Ai Cập, Hy Lạp, và Rô-ma.
 Kỳ lạ thay, trái thông dường như có một ý nghĩa tương tự trong tất cả các nền văn hóa cổ đại, tượng trưng cho cơ quan vết tích bí mật: Tuyến Tùng, và cũng được gọi là “Con mắt thứ ba”. 

Tại sao những biểu tượng cổ xưa này lại lan truyền trên nhiều nền văn minh cổ đại vẫn là một bí ẩn khiến khoa học chưa thể giải thích nổi. Một số giả thuyết cho rằng đã tồn tại một thế lực thứ 3, chi phối vào quá trình lịch sử của nhân loại, truyền dạy cho con người không những khoa học kĩ thuật mà còn cả văn hóa, đạo đức và tu luyện. 
Theo Minh Báo" 

Tuy vậy cũng phải thừa nhận tính độc lập tương đối, tính đặc thù, tính riêng của mỗi nền văn minh do tính khác biệt tương đối về điều kiện địa lý, môi trường sống của mỗi khu vực cũng như do sự hạn chế của mối quan hệ (xa xôi, cách trở…) đem lại.
(Còn tiếp)
Xem tiếp...