Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

QUÁI KIỆT LÀNG CỜ 01

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tên tù nhân có lối PHẾ QUÂN DÃ MAN NHẤT đã đại náo làng cờ tướng Trung Quốc ra sao?
Trong lịch sử cận đại làng cờ tướng TQ, người ta không thể không nhắc đến kỳ vương bốn tỉnh Đổng Văn Uyên, đó là một kỳ thủ khét tiếng sau Chu Đức Dụ, đã xưng hùng xưng bá suốt một thời gian dài tại Thuợng Hải và Hồng Kông trong thập niên 30, 40 thế kỷ truớc. Chúng ta hãy cùng chứng kiến những ván đấu để đời của danh thủ nổi tiếng quái chiêu này. 

Kỳ thủ Đổng Văn Uyên - Lời cảnh tỉnh cho những người đánh cờ nhưng không có phẩm hạnh.

Bài viết chưa xemgửi bởi congduc10290 » Thứ 5 Tháng 8 13, 2015 8:21 am
Cờ tướng là một môn nghệ thuật trí tuệ, thông qua việc học, chơi, thưởng lãm mà rèn luyện nhân cách , nhân phẩm con người. Cờ cao chưa đủ, phải có phẩm hạnh tốt đi đôi. Chúng ta chơi cờ làm sao cho đúng với tôn chỉ của Hội Thân Hữu Cờ Tướng Úc Châu : LẤY CUỘC CỜ LÀM ĐẸP CUỘC ĐỜI !

Mượn mặt trái của kỳ thủ để tự cảnh giác bản thân KỲ VƯƠNG BỐN TỈNH ĐỔNG VĂN UYÊN KỲ NGHỆ THẬT CAO NHƯNG PHẨM HẠNH THẤP ( Lược dịch từ nguồn gdchess. Tác giả Từ Thanh Tường )

Trong lịch sử cận đại làng cờ tướng TQ, người ta không thể không nhắc đến kỳ vương bốn tỉnh Đổng Văn Uyên, đó là một kỳ thủ khét tiếng sau Chu Đức Dũ, đã xưng hùng xưng bá suốt một thời gian dài tại Thuợng Hải và Hồng Kông trong thập niên 30, 40 thế kỷ truớc.

Cuối Thập niên 50 ông còn là tuyển thủ cờ vây đại diện TQ nghênh chiến đội Nhật . Năm 1964 ông giành được hạng 5 trong giải cờ vây toàn quốc , nhưng sau đó nguời ta không còn nghe gì về ông ta nữa là vì phẩm hạnh tồi tệ đã khiến ông tự đánh mất hết tất cả….

1.Khí Thế Bá Vương Của Kỳ Vương Bốn Tỉnh Đổng Văn Uyên.

Đổng Văn Uyên sanh năm 1918 tại Hàng Châu, cha là Đổng Á Lâm, nguyên nghề nông , sau lánh thiên tai từ Chiết Giang sang Hàng Châu. Sau vài năm làm lụng vất vả dành dụm đuợc ít vốn đã hợp tác với người ta mở tiệm làm đồng. Đổng tỏ ra có thiên phú cao về cờ ngay từ nhỏ. Lúc 10 tuổi học nghề đồng trong tiệm của cha, giờ rỗi thì đánh cờ cùng hàng xóm; 12 tuổi theo học cờ thầy Râu Bạc Phan Tuyển Tử, chỉ hai năm tài nghệ đã vượt hơn thầy; sau theo học thêm nơi thầy Quan Xuân Lâm trong một một thời gian ngắn và kỳ nghệ càng lên. Năm 16 tuổi đã lên đánh cờ trên kỳ lầu Hỷ Vũ Đài. Đổng học cờ tướng trước rồi sau chơi thêm cờ vây, nhờ sáng dạ nên tiến bộ thần tốc , chẳng bao lâu sau đã đánh ngang ngửa với các danh thủ Thái Á Phúc, Từ Xuân Toàn, Lý Gia Xuân v.v…

Sở dĩ cờ của Đổng đã sớm vượt qua ranh giới tỉnh và tiến quân sang Hồng Kông là nhờ sự giúp đỡ của nhà doanh nghiệp Trương Đạm Như( em ruột Trương Tịnh Giang, chủ tịch tỉnh Chiết Giang lúc đó ). Trương là đại gia thường lui tới làm ăn ở hai địa hạt Hàn Châu và Thuợng Hải nên có nhiều dịp lên đánh cờ trên Hỷ Vũ Đài, nơi nhiều danh thủ đương thời tụ họp kiếm sống. Trương thích cờ vây, thường đánh với Lý Hữu Tam hoặc Quan Xuân Lâm trong ” Ngũ Hổ”. Ông hay cầm quân trắng, một biểu hiện kỳ nghệ cao hơn đối thủ và ưa để thua cờ tỏ sự rộng rãi trong việc chung tiền độ.

Một hôm Trương lên Hỷ Vũ Đài nghe nói có một thiếu niên giỏi cờ nên tìm đến, Trương chấp Đổng ba quân, kết quả thua ba ván. Vì là cờ chấp nên Trương thua cũng chẳng bận tâm còn Đổng thì mừng lắm vì có tiền vô túi. Sau đó có người bảo Đổng rằng Trương là Đại gia, nên gìn giữ phép tắc lịch sự khi giao tiếp. Lại một hôm Trương dợt cờ vây với Đổng, sau ván cờ Đổng lễ phép thưa với Trương : – Thưa ông chủ, con có thể hầu ông chủ một vấn cờ tướng trong tương lai không? Trương cho người đi tìm hiểu về trình độ cờ tướng của Đổng, thấy thằng nhỏ rất có thiên tư cờ cao nên khởi tâm nâng đỡ tài năng trẻ. Trương Đạm Như biết Đổng đã học đến tiểu học lớp 5, nên tặng cho cây viết máy Parker, $20 tiền mặt và một quyển “Từ Điển Cờ Vây” tiếng Nhật, hy vọng Đổng siêng năng luyện chữ và sau này có dịp sẽ dẫn Đổng đi giang hồ hải ngoại.

Mùa thu năm 1936, Hàn Châu tổ chức giải cờ toàn Thị, mời các danh thủ trong “Ngũ Hổ Nhất Báo” và hai kỳ thủ mới là Lưu Ức Từ và Đổng Văn Uyên tham dự. Kết quả Đổng đứng nhất, Lưu về nhì. Từ đó Đổng trở thành ngôi sao mới của làng cờ Giang Nam.

Mùa Xuân 1937, hội Thanh Niên đạo Thiên Chúa Hàn Châu đứng ra tổ chức giải “Danh Thủ khu vực bốn tỉnh Hoa Đông” gồm các danh thủ lừng danh thời bấy giờ, là Giang Tô Đậu Quốc Trụ, Sơn Đông Thiệu Thứ Minh, Phúc Kiến Liên Học Chính và Chiết Giang Đổng Văn Uyên. Trong giải này Hội mời kỳ đàng tư lệnh Tạ Hiệp Tốn về dự với tư cách là quan khách danh dự; vé vào cửa 2 cắc và treo bàn cờ lớn thuyết minh. Và một lần nữa Đổng cho thấy thực lực phi phàm , đã giựt cúp Vô Địch một cách vẻ vang, từ đó được tôn lên là ” kỳ vương bốn tỉnh” !

Lúc chưa thành danh, Đổng hay đánh độ ở quán trà Thiên Thiềm Thượng Hải, vì tuổi trẻ sáng dạ, kỳ phong sắc bén, nước cờ quỷ dị và thường có những diệu thủ xuất quỷ nhập thần khiến nguời ta khó chống đỡ nên có biệt danh là “Tiểu Hàn Châu” cùng “Tiểu Thế Đầu”(Cạo đầu) Lâm Vinh Hưng , “Tiểu Sát Tinh” Diệp Cảnh Hoa và “Tiểu Hồ Bắc” Lôi Hải Sơn hợp xưng là ” Tứ Tiểu” của làng cờ Thuợng Hải. Từ đó Đổng lấy cờ làm nghề sinh nhai của mình.

Năm 1939 Trương Đạm Như cho nguời đến Thượng Hải đón Đổng Văn Uyên về Hồng Kông để đánh giải “Lục Vương”. Lục vương tức sáu danh thủ gồm Chu Đức Dũ, Chung Trân, Tô Thiên Hồng, Lô Huy, Phương Thiệu Khâm và Đổng Văn Uyên. Giải đuợc tổ chức bởi đại gia Trương Đạm Như , gồm một Cúp vàng bự và 100 đồng tiền thưởng, dụng ý chính của ông là để Đổng Văn Uyên có dịp khiêu chiến với Chu Đức Dũ. Kết quả Chu đứng nhất, Đổng về nhì.

Chẳng bao lâu sau Trương lại bảo trợ “Tam Vương Bôi” gồm một Khánh vàng thuần độ 24 k , chỉ mời Chu Đức Dũ, Đổng Văn Uyên và Chung Trân dự giải. Đấu theo thể chế đơn tuần hoàn, mỗi người phân tiên đánh với hai đấu thủ kia hai ván, điểm tích lũy người cao nhất sẽ đoạt giải.

Sau khi bắt thăm Đổng đụng Chung và thắng cả hai ván. Trước tình hình bất lợi Chu Đức Dũ không chịu thi đấu tiếp với lý do là Đổng đã bỏ tiền mua chuộc Chung (thua Đổng hai ván dễ dàng), rồi để khi đụng Chu , Chung sẽ đánh hết mình để tạo điều kiện cho Đổng đoạt giải ( Trình độ Chung Trân một tám một mười với Chu). Mặc dầu Chu không có bằng chứng rõ ràng, nhưng với “phong khí ” bán độ thời bấy giờ chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra. Việc tẩy chay của Chu đã khiến giới hâm mộ cờ giận dữ, họ tụ tập trước nhà hàng Văn Viên la lối đòi trả lại tiền vé , ban tổ chức điên đầu không biết phải xử lý thế nào. Truớc tình cảnh vô cùng hỗn loạn này, Đổng thách thức Chu : – Ông bảo là tôi mua độ , thế hai ván thắng Chung tôi không kể, Ông dám đánh riêng với tôi 10 ván để phân cao thấp không?

Chu là danh thủ hàng đầu bấy giờ ở HK, ngoài việc lo chuyên mục cờ tướng trên các báo Hoa văn, ông còn mở lớp dạy cờ tướng cho lớp trẻ. Quyển sách 48 pháp khai cuộc của Chu Đức Dũ rất đuợc phổ biến và nhiều nguời ưa thích. Với tiếng tăm, kinh nghiệm, kỳ nghệ đang ở đỉnh cao không lý do nào Chu từ chối cơ hội giựt Khánh vàng nên đồng ý ngay.

Chẳng biết là cờ Đổng đang trong giai đoạn tuổi trẻ nhuệ khí ngút trời hay là cái khí thế bá vương của Chu đã không còn , hoặc có thể là Chu đang “thiếu thuốc” ( hút á phiện) nên ngày đầu Chu thua liền hai ván, hôm sau lại thua thêm hai ván nữa. Mười ván đã mất bốn, Chu rơi vào tình thế vô cùng khắc nghiệt. Khán giả đến càng đông hơn vào ngày thứ ba để xem Chu có thể xoay chuyển càn khôn, trùng hiển hùng phong đuợc không. Trong cái không khí nặng nề, căng thẳng trước trận thứ 5, Đổng Văn Uyên bổng xoè lòng bàn tay ra đưa ngay trước mặt Chu, trên đó ghi năm chữ : ” Thề chém Chu Đức Dũ !”.

Đại phàm tuyệt đỉnh cao thủ truớc khi giao chiến luôn phải giữ tâm thái bình yên, nếu tâm thần bị giao động thì chưa đánh cũng đã rơi vào thế hạ phong rồi. Là tay cờ quen dùng bàng môn tà chiêu, Đổng chơi đòn khích tướng cố ý chọc cho địch thủ điên tiết lên để thừa cơ nuớc đục thả câu. Quả nhiên Chu giận tím mặt nhưng vì trước mặt nhiều người không tiện làm lớn chuyện, nhưng cơn giận ngút trời ấy đã làm ông mất bình tỉnh, chỉ muốn “dạy cho thằng tiểu tử một bài học” cho biết tay ( Chu lớn hơn Đổng mười mấy tuổi ) . Nhưng giận quá mất khôn, Chu bực bội trong nguời và nóng lòng muốn ” thịt” thằng tiểu tử vô lễ nên nuớc đi không đuợc liên hoàn , đã bị thua ván thứ 5 dễ dàng và ván 6 lại rơi vào thế bị động; trong lúc khó khăn Chu đi nước X2 tấn 4 ( lúc bấy giờ dùng ngón trỏ đẩy Xe chứ không bốc con cờ), đến nơi phát hiện không ổn liền kéo lùi lại một nấc (tấn 3).

Đổng không chờ phản ứng của trọng tài, liền quay đầu về phía nhân viên treo cờ trên bảng la lớn :

- Xe 2 tấn 4 ! Treo lên mau ! Treo lên mau !

Chu nạt Đổng:

-“Mày la om sòm cái gì, trọng tài chưa lên tiếng mày quyền gì bắt tao phải đi Xe tấn 4 ?” Hai người không ai nhượng ai cứ la rùm beng lên. Đúng ra Chu lỗi, nếu Đổng yêu cầu trọng tài xử lý thì tất Chu phải tấn 4, nhưng vì không tôn trọng quyền quyết định tối cao của người phán quyết , nên trọng tài cũng để mặc họ làm gì thì làm. Cuối cùng Ông Hà Lỗ Âm, tổng trọng tài phải ra mặt khuyên giải ,trưng cầu đuợc sự đồng ý của Đổng để Chu đi tấn 4. Tưởng sự việc đã êm xuôi, nhưng Chu vẫn còn ấm ức chuyện Đổng chọc giận mình truớc đó , chỉ thẳng vào mặt Đổng nói:

-Mày là thằng thiếu phẩm hạnh, tao không muốn đánh với mày nữa !”

Thế là khẩu chiến lại bùng nỗ, càng dữ đội hơn trước. Cũng may nhờ sự điều giải của Ông Hà, nếu không thì ngoài việc đấu “võ mồm” sẽ còn đấu thêm ” võ Thiếu Lâm” . Cuộc chiến tiếp diễn, Chu vì đã thất thế ,trạng thái tâm giao động cộng thêm sự bực tức ,nóng nảy cuối cùng thua luôn ván cờ. Là một danh thủ siêu đẳng, tiếng tăm lừng lẫy mà để thảm bại 6 ván liền là chuyện không thể tưởng tượng được! Không khí cả hội trường sôi sụt lên như vỡ chợ, mọi người bàn tán xôn xao, thật là chuyện không ngờ! Không ngờ!

Chu thua Đổng 6 ván trắng, tiếng tăm xuống dốc thê thảm chỉ trong một đêm. Sự tức giận và buồn bực đã khiến ông ngã bệnh nằm liệt giường nhiều tháng, suýt nữa là theo bước cha ông cưởi hạc quy Tây.

2. Kỳ Vương Thiếu Phẩm Hạnh

Chu Đức Dũ lúc đó 39 tuổi đang độ sung sức, là “kỳ vương 7 tỉnh ” cũng là nhân vật số 1 kỳ đàng Hoa Nam; trong khi Đổng Văn Uyên mới tròn 20 nhuệ Khí xung thiên với danh hiệu” kỳ vương 4 tỉnh” và là tay cờ đệ nhất của Hoa Đông ( Lâm Vinh Hưng, Diệp Cảnh Hoa đã chết khi Nhật đổ bộ Thượng Hải ). Kẻ Tám Lạng ,người nửa cân, cho nên cuộc thử lửa giữa Chu và Đổng năm 1939 chẳng những là cuộc tranh tài của làng cờ Hoa Nam ,Hoa Đông, cũng là cuộc tranh hùng xem ai là bá vương thiên hạ.

Nguyên nhân nào đã khiến Chu thua thậm tệ trong giải “Tam Vương” ?Có phải vì chiêu” bẩn” của Đổng ? Không hẳn thế. Để chuẩn bị cho giải “Tam Vương”, Đổng đã nghiên cứu nhiều thế khai cuộc mới, cái mà ta thuờng gọi là phi dao, đã đánh cho Chu trở tay không kịp.

Nhà bình cờ nổi tiếng Giả Đề Thao tiên sinh đã có nhận định như sau: ” Đổng Văn Uyên khi đánh với những cao thủ Hoa Nam, Hoa Đông, Hoa Bắc thường thắng nhiều hơn là vì Đổng đã chơi những bố cục mới mẻ và giàu tính sáng tạo”. Sau này Chu Đổng có đánh thêm và Chu gỡ lại được phần nào danh dự đã mất. Chính Đổng cũng có lần công nhận cờ Chu rất cao vậy.

Cuộc khiêu chiến của Đổng với Chu dưới sự sắp xếp của Đại gia họ Trương đuợc xem là thành công vượt mức. Lúc đó Đổng ăn dầm nằm dề ở nhà Trương, mỗi tháng còn được Đại gia phát cho $100 đồng tiêu xài, tiền ăn cờ độ thuộc riêng Đổng. Cuộc sống vật chất đầy đủ, cơm no cờ đánh, tiền bạc dư thừa, Đổng quả thật là nguời rất may mắn trong thời cuộc tranh sáng tranh tối lúc bấy giờ.

Đúng ra Đổng phải tri ân người quý nhân, nhưng vì thắng lợi đã làm Ông mù quáng ,kiêu ngạo cộng thêm tiền túi rủng rỉnh nên cuộc sống bắt đầu sa đọa. Ông mê trò Đỏ Đen và thuờng xuyên lui tới nhà thổ, sau còn làm mất lòng Trương Đại gia và từ đó mất chỗ nương tựa. Phẩm hạnh tồi tệ của ông khiến làng cờ nhăn mặt, chê trách, khinh miệt.

Lần nọ, Trương đại gia sai Đổng mang chiếc nhẫn kim cương đi bán. Sau khi cầm tiền trong tay, Đổng không về nhà mà lại vào sòng bài đánh Tài Xỉu, cuối cùng làm bay luôn chiếc nhẫn hột soàn!

Thế bây giờ phải ăn nói làm sao với Đại gia đây? Đổng lại phạm thêm một sai lầm là bỏ trốn về quê. Ông không hề nghĩ đến việc có lỗi với người ta, không nghĩ đến chuyện chủ đang lo lắng chờ ông về…Mãi nhiều năm về sau khi nhắc lại chuyện này, Đổng vẫn nuối tiếc là dại dột làm mất chỗ nương thân chứ không hề tỏ sự ăn năn hối lỗi về những hành vi sai trái của mình. Ông nói: “Trương Đại gia giàu có, chiếc nhẫn không đáng gì với ông, lúc đó tôi chỉ cần nói rõ sự việc , ổng vẫn sẽ giữ tôi lại thôi!”. Đúng là con người không biết liêm sĩ là gì.

Đổng trốn về quê, lúc bấy giờ Hàn Châu và Thượng Hải đều rơi vào tay Nhật, cuộc sống người dân khổ cực. Với tư cách đệ nhất cao thủ, dù kỳ nghệ và tiếng tăm cao nhưng Đổng cũng chỉ kiếm sống tạm đủ. Sau thắng lợi chống Nhật, nền kinh tế dần dần ổn định, sinh hoạt của Đổng có phần khá hơn truớc, nhưng đã quen lối sống bệ rạc, tiêu xài phung phí, có tiền dư thì đi tìm bồng lai tiên động, nên tiền bạc cũng chẳng dư dả gì.

Thượng Hải là nơi ngọa hổ tàng long sau ngày giải phóng, nhiều danh gia cao thủ đến đây dựng lôi đài hoặc đi Giang Hồ kiếm sống. Là cao thủ hàng đầu trong “Hoa Đông Tam Hổ”, Đổng đã một thời làm mưa làm gió trên vùng đất này, thu nhập rất khả quan.
Kỳ thủ Đổng văn Uyên, thiên tài lắm tài nhiều tật
Năm 1951, một thanh niên nhà quê ốm, nhỏ người đến từ Quảng Châu, đó là Dương Quan Lân, người mà sau này được làng cờ tôn là bá chủ trong thập niên 50, 60 thế kỷ trước, đến dựng lôi đài ở Cung Văn Hóa Thượng Hải. Dương khiêu chiến Đổng trong trong bốn ván đấu với kết quả 2 thua,1 thắng, 1 hoà ( Đó là lần thua thứ hai và kể từ đó Đổng không còn cơ hội thắng Duơng nữa ).

Dương Quan Lân trở về Quảng Châu chuyên tâm khổ luyện kỳ nghệ để tính chuyện phục thù, trong khi Đổng cứ ăn chơi , ngoài việc đánh độ không nghiên cứu kỳ nghệ.

Năm 1952 Dương trở lại Thượng Hải thách đấu Đổng trên lôi đài tại Night club Michael Mei trong 10 ván đấu và thắng hơn hai ván . Từ đó bắt đầu một thời đại mới của làng cờ TQ, thời đại vàng son rực rỡ của bá vương Dương Quan Lân!

Đổng bấy giờ ba lần đánh với Tạ Tiểu Nhiên Bắc phương đều huề, so với ” Nhị Hổ” kia vẫn còn chiếm chút ưu thế, sinh hoạt cũng tương đối dễ thở. Nhưng vì tác phong cuộc sống không lành mạnh, năm 1955 ông bị đày về Hắc Long Giang lao cải vì tội ” bại hoại thuần phong mỹ tục, lường gạt đàn bà con gái” ( chắc tội chơi lường? )

Đầu thập niên 60, sau khi mãn hình Ông được thả về Chiết Giang. Gần 5 năm không đụng đến cờ nhưng không ngờ Ông vẫn đánh rất tốt . Năm 1964 đứng hạng 5 trong giải cờ vây toàn quốc. Và cũng trong giải này, Đổng chứng nào tật nấy, lại lần nữa xử dụng bàng môn tà chiêu. Vì nhân phẩm, kỳ phẩm xấu xa nên bị Thể Uỷ Tỉnh kiểm điểm phê bình và cấm dự giải từ đó. Đó là lý do ta không thấy tên Đổng trong những giải cờ tướng toàn quốc thời bấy giờ, vì với trình độ cao siêu của ông việc giựt giải không phải là chuyện không làm đuợc .Thế là một thiên tài cờ tướng, một thời vang bóng, nay đã phải đi giang hồ lang thang kiếm sống bằng cờ độ trong cuộc đời còn lại. Phải chăng đó là cái giá phải trả của người thiếu phẩm hạnh?

Tác giả (Từ Thanh Tường ) đã 6 lần phỏng vấn Đổng trong những năm từ 1991 đến 1995, ông có cái nhìn về sự rơi rụng của ngôi sao cờ Tướng này như sau : Điều kiện thiên phú cờ của Đổng rất cao được thể hiện qua lối đánh sắc bén, quỷ dị và giàu tính sáng tạo; bản tính Ông có mặt bướng bỉnh, ngang ngạnh, không chịu vào khuôn phép nên khiến kỳ nghệ Ông càng sắc sảo khi lâm chiến. Sự sa sút của Đổng khởi nguồn từ phẩm hạnh xấu, đó là do ảnh hưởng thiếu giáo dục trong xã hội cũ.

Cuối đời ( 70 tuổi ) của Đổng rất khổ cực, không bà con bạn bè, một mình lẻ loi , được hội người già thâu nạp tạm có chỗ dung thân. Ông thường mang theo bộ cờ ra công viên bày cờ thế để kiếm chút cháo. Gặp công an thì tìm chỗ nấp, nếu bị bắt cũng chỉ vứt cờ xuống Hồ Tây, người ta cũng chẳng làm khó ông già tứ cố vô thân này làm chi.

Kỳ hữu ở quê nhà sợ ông như sợ ma quỷ, kính nhi viễn chi, ai cũng xa lánh. Khi hỏi có nên giúp đỡ gì ông không thì hầu như ai cũng lắc đầu. Bụng làm dạ chịu chớ có trách than!

Nửa thế kỷ đã qua đi, trăng Tây Hồ tròn rồi khuyết , liễu Tây Hồ vàng rồi lại xanh, nhưng ông già Đổng Văn Uyên của Hàn Châu không còn trở lại nữa, ông đã ra đi trong sự âm thầm, lặng lẻ không ai nuối tiếc !

Mặc dầu phẩm hạnh Đổng Văn Uyên không tốt, nhưng tại Hồng Kông lại có một số người rất sùng bái kỳ nghệ ông. Vài năm trước có người đến từ Hồng Kông đã gom được 200 ván cờ của Đổng và tính tự bỏ tiền ra in lại để lưu truyền hậu thế. Năm 2007 Nhật báo Thiên Thiên của HK đã cho in lại nguyên trang 6 ván đấu của Đổng trong giải ” Bốn Tỉnh Hoa Đông 1937″ với tiêu đề :” Những ván đấu tuyệt vời của danh thủ Đổng Văn Uyên 70 năm về trước “, có thể nói rằng đó là một sự hồi báo nho nhỏ dành cho sanh nhai kỳ nghệ của Đổng vậy. Dù sao đi nữa Đổng cũng là danh thủ của một thời đại, lịch sử cờ tướng phải ghi lại cống hiến của ông, còn công hay tội thì chờ sự đánh giá của hậu thế . HẾT

Xem tiếp...

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 18

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.                                                                                    
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"!                                              
-Mặt trông đau đớn rụng rời,
Oan này còn một kêu trời, nhưng xa.
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

(Nguyễn Du) 
-Ngày xưa đi cướp chính quyền
 Là vì muốn sống trong miền ấm no
Ngày nay thấp thỏm âu lo
Lũ tư sản đỏ xông vô cướp nhà!
Chúng là một đám ba hoa
Đội trên đạp dưới, thành ma hại người.

----------------------------------------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hình ảnh CQQ9, TPHCM tàn phá nhà đất, huỷ hoại tài sản CCB Nguyễn Xuân Ngữ

Phó bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Kon Tum Phạm Minh Xem bị kỷ luật

0 Thanh Niên Online
Ông T.Q.T có đơn tố cáo ông Phạm Minh Xem, Phó bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Kon Tum (Kon Tum) và vợ mình có quan hệ bất chính
UBKT Tỉnh ủy Kon Tum kết luận ông Phạm Minh Xem vi phạm về đạo đức lối sống
Ảnh: Đức Nhật
Ngày 22.7, UBKT Tỉnh ủy Kon Tum đã có thông báo kết luận vi phạm của ông Phạm Minh Xem, Phó bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Kon Tum về quan hệ tình cảm với phụ nữ đã có gia đình.
Theo đó, UBKT Tỉnh ủy Kon Tum kết luận ông Xem đã vi phạm về đạo đức lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm, gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, gây mất đoàn kết nội bộ, gây hoang mang dư luận, làm ảnh hưởng xấu đến cơ quan, tổ chức.
UBKT Tỉnh ủy Kon tum đã yêu cầu tiến hành quy trình xử lý kỷ luật đối với ông Xem theo quy định.
Trước đó, ông T.Q.T (35 tuổi, TP.Pleiku, Gia Lai) có đơn tố cáo ông Xem và vợ mình là bà T.T.L.P. (31 tuổi) có quan hệ bất chính. Theo nội dung đơn, ông T. và bà P. đã kết hôn với nhau, có 1 con chung. Đến tháng 4.2018, ông T. phát hiện vợ mình có quan hệ tình cảm với ông Xem. Ông Xem đã nhiều lần hẹn hò, đưa bà P. đi du lịch.
Nhận đơn tố cáo, UBKT Tỉnh ủy Kon Tum đã tiến hành xác minh. Theo UBKT Tỉnh ủy Kon Tum, sau khi xác minh đơn tố cáo của ông T.Q.T, thì có một phần nội dung đúng sự thật.
Cụ thể, những hình ảnh, tin nhắn và những lần đi chơi của ông Phạm Minh Xem và bà P. tại TP.Đà Nẵng và Hà Nội là đúng. Tuy nhiên, một số nội dung khác do không xác minh được nên UBKT Tỉnh ủy không có căn cứ để kết luận.

Đâm chết người do ghen với hạnh phúc của vợ cũ

Ly hôn đã hai năm, thấy vợ có bạn trai mới, Khanh mang dao đến gây sự và đâm chết người.





Công an huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đang tạm giữ Trần Đình Khanh (46 tuổi) để làm rõ hành vi giết người.
Khoảng 18h ngày 21/7, Khanh đến tổ 2, thị trấn Trạm Tấu chơi và gây sự với anh Nam (44 tuổi) - người đang chung sống với vợ cũ của Khanh. 
Theo nhà chức trách, trong lúc to tiếng, Khanh ra cốp xe máy lấy dao đâm anh Nam nhiều nhát khiến chết tại chỗ. Khanh trốn khỏi hiện trường và bị bắt vào tối cùng ngày.
Hiện trường vụ án mạng. Ảnh: H.C.
Hiện trường vụ án mạng. Ảnh: H.C.
Theo lãnh đạo UBND thị trấn Trạm Tấu, vợ chồng Khanh ly hôn từ hai năm trước. Gần đây, thấy vợ cũ có người yêu mới, Khanh thường ghen và dọa giết cả hai.
"Nạn nhân Nam chưa lập gia đình, có ý định gắn bó lâu dài với vợ cũ của Khanh", vị lãnh đạo nói.
Phạm Dự

Khởi tố vụ án sai phạm đất đai nghiêm trọng tại Phan Thiết



Khởi tố vụ án sai phạm đất đai nghiêm trọng tại Phan Thiết
(PLO)- Quyết định khởi tố hình sự được chuyển cho VKSND cùng cấp chiều nay.
Chiều 23-7, theo nguồn tin của PLO, Đại tá Phạm Thật, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đã ký Quyết định Khởi tố vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo khoản 3, Điều 229 BLHS xảy ra tại thành phố Phan Thiết.
Chiều cùng ngày, Quyết định nói trên đã được chuyển đến VKSND tỉnh Bình Thuận.
Khởi tố vụ án sai phạm đất đai nghiêm trọng tại Phan Thiết - ảnh 1
Đất đai ven biển Phan Thiết đang nóng lên từng ngày.
Trước đó vào tháng 5-2019, UBND tỉnh Bình Thuận đã có kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch đô thị tại TP Phan Thiết giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9-2018. Theo Kết luận thanh tra, UBND TP Phan Thiết có biểu hiện tùy tiện trong việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất hằng năm không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Việc UBND TP Phan Thiết tùy tiện lập, phê duyệt quy hoạch, không xin ý kiến tỉnh được thể hiện qua dấu hiệu sửa chữa bản đồ. Cụ thể, đối chiếu giữa bản đồ số trên máy tính đã được UBND tỉnh phê duyệt với bản đồ được UBND TP Phan Thiết phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của các xã Thiện Nghiệp, Tiến Lợi và Phong Nẫm thì nhiều vị trí, khu vực có sự sai lệch về diện tích, mục đích sử dụng đất.
Bản kết luận nêu rõ: Từ tùy tiện trong lập, phê duyệt quy hoạch và tự chỉnh sửa bản đồ, UBND TP Phan Thiết đã cố ý, tùy tiện trong việc xác định khu vực, vị trí thửa đất, mục đích sử dụng đất trước khi chuyển mục đích không đúng thực tế, không đúng quy định (xác định vị trí thửa đất trước khi chuyển mục đích, thay đổi, điều chỉnh thông tin bất thường, luôn xác định thấp hơn quy định) gây thất thoát cho ngân sách nhà nước…

Đối với Sở TN&MT, khi cho tách thửa đất ở nông thôn (ở ba xã Tiến Lợi, Thiện Nghiệp và Phong Nẫm) đã không kiểm tra việc cho chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, dẫn đến việc để cho UBND TP Phan Thiết tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật. Điều này khiến nhiều cá nhân lợi dụng kẽ hở xin chuyển mục đích sử dụng đất để phân nền, chia lô bán đất thương phẩm trái pháp luật tràn lan ở ba xã trên.
“Từ đó, các cá nhân chuyển nhượng đất ở nộp tiền sử dụng đất thấp hơn so với quy định, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước” - bản kết luận nêu.
Phần cuối bản kết luận nêu rõ những việc làm sai phạm trên của UBND TP Phan Thiết, Sở TN&MT đã tạo điều kiện, giúp sức cho một số cá nhân tách thửa đất, hợp thửa hình thành điểm dân cư tạo mới, phân lô, bán nền đất, thu lợi bất chính số tiền lớn, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, gây bức xúc trong dư luận.
Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt cơ quan, cá nhân đã làm trái, giúp các đại gia thâu tóm đất.
Cụ thể, qua kiểm tra ngẫu nhiên 65/160 hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở trên địa bàn các xã Tiến Lợi, Phong Nẫm và Thiện Nghiệp thì toàn bộ 65 hồ sơ đều được Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Phan Thiết ghi thiếu thông tin vị trí đất.
Tiếp theo, Chi cục Thuế Phan Thiết không chuyển trả lại để bổ sung thông tin theo quy định mà vẫn tính tiền sử dụng đất và ra thông báo nộp tiền sử dụng đất với các mức thấp hơn quy định. Có nhiều hồ sơ đóng tiền rất ít, thậm chí là 0 đồng.
Chỉ trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9-2018, UBND TP Phan Thiết đã có quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất đối với 139 thửa đất, tổng diện tích 176.815 m2 đất trồng cây sang đất ở không đúng các quy định của pháp luật.
Theo bản kết luận, những hạn chế, sai phạm về đất đai ở Phan Thiết trách nhiệm thuộc về Sở TN&MT, UBND TP Phan Thiết, Phòng TN&MT TP Phan Thiết, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Phan Thiết, Chi cục Thuế TP Phan Thiết, UBND các xã Thiện Nghiệp, Phong Nẫm, Tiến Lợi và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Từ đó, UBND tỉnh đề nghị Thanh tra tỉnh chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan CSĐT cùng cấp để điều tra dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý đất đai; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

PHƯƠNG NAM



Lãnh đạo PVN lo mất trắng 32.000 tỷ nếu dừng dự án Trịnh Xuân Thanh sai phạm

"Nếu dừng dự án nhiệt điện Thái Bình 2 thì tất cả chi phí chúng ta bỏ ra không thu hồi được. 32 nghìn tỉ đã giải ngân là giá trị sổ sách. Còn tính giá trị thực tế khi đang dở dang, là đống sắt vụn thì giá trị giảm..."

Theo Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) nếu dừng dự án nhiệt điện Thái Bình 2 vì lý do thiếu vốn sẽ gây lãng phí lớn do dự án đã tiến hành giải ngân 32.000 tỉ đồng.
Không thể dừng dự án nhiệt điện Thái Bình 2?

Trước tình trạng chậm tiến độ của dự án nhiệt điện Thái Bình 2, nhiều ý kiến cho rằng nên dừng dự án để tránh lãng phí thêm tiền.

Song theo ông Đinh Văn Sơn, thành viên Hội đồng thành viên PVN:

"Nếu dừng dự án nhiệt điện Thái Bình 2 thì tất cả chi phí chúng ta bỏ ra không thu hồi được. 32 nghìn tỉ đã giải ngân là giá trị sổ sách. Còn tính giá trị thực tế khi đang dở dang, là đống sắt vụn thì giá trị giảm... Đó là chưa nói lấy nguồn thu nào để trả nợ vay dự án. Dự án đó dù chậm, nhưng nếu không đi vào vận hành được thì trước tình hình cả nước sau 2020 thiếu điện, nguồn nào thay thế?”, ông Đinh Văn Sơn nói.

Ngoài ra, ông Sơn cũng lo ngại các vấn đề về an ninh trật tự, xã hội khi dự án dừng lại. Bởi các nhà thầu phụ bị nợ tiền thi công sẽ có những phản ứng gay gắt.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Vượng cho biết, dự án nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án quan trọng quốc gia nhằm đảm bảo an ninh năng lượng với quy mô lớn về vốn gần 42.000 tỉ đồng. Nếu được đưa vào vận hành, mỗi năm nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ cung cấp 7 tỉ KWh điện cho cả nước.

Theo Thứ trưởng Vượng, nếu không có những dự án lớn thì từ năm 2021, Việt Nam dự kiến sẽ thiếu điện.

Cụ thể, năm 2021 thiếu 6,6 tỉ KWh điện, năm 2022 thiếu 11,8 tỉ KWh điện và đỉnh điểm năm 2023 sẽ thiếu 15 tỉ KWh điện. Cứ 1 KWh điện chạy dầu thì ngành điện phải bù đắp thêm 5.000 đồng, như vậy để có 7 tỉ KWh điện bằng chạy dầu sẽ tiêu tốn 35.000 tỉ đồng.

"Nếu dự án này vận hành đúng thời gian thì nguy cơ thiếu điện năm 2020 sẽ không còn", Thứ trưởng Bộ Công Thương nói.

"PVN đảm bảo quản lý dòng tiền"

Để đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ đề ra đến cuối năm 2020, PVN cho hay đã nhiều lần kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ, chấp thuận chủ trương cho phép PVN sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để giải ngân cho Dự án, với điều kiện không vượt tổng mức đầu tư điều chỉnh.

Tuy nhiên kiến nghị này của PVN vẫn chưa được chấp thuận.

Hiện tại, PVN tiếp tục gửi đơn kiến nghị đến các bộ ngành yêu cầu được sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để "cứu" dự án nghìn tỉ.

Thừa nhận những yếu kém của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), tổng thầu EPC của dự án, song theo ông Sơn, qua nhiều cuộc họp, PVN thống nhất không thể thay thế tổng thầu PVC lúc này. PVN xác định phải vào cuộc, điều hành trực tiếp để tiếp tục triển khai dự án nhiệt điện Thái Bình 2.

Theo đó, PVN đảm bảo kiểm soát dòng tiền vào dự án, tiền cấp từ trên xuống PVC và xuống các nhà thầu phụ được dùng để phục vụ cho dự án. PVN yêu cầu Ban quản lý dự án, Tổng thầu PVC và nhà thầu phụ ký hợp tác 3 bên để thống nhất hoàn thành công việc này vào ngày giờ cụ thể mới có thể nhận được tiền.

"Tôi tin tưởng việc quản lý đồng tiền hoàn toàn chắc chắn, đảm bảo đúng mục đích... Tôi tin rằng, dự án Thái Bình 2 là một trong ít dự án sau khi kết thúc dự án thì việc hoàn thành hồ sơ ở mức cao nhất", ông Sơn khẳng định.

Advertisement
Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư và Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) làm tổng thầu EPC. Tổng mức đầu tư dự án là 41.799 tỉ đồng. Đến thời điểm này, dự án đã tiến hành giải ngân 32.000 tỉ đồng và đang có nguy cơ bị dừng do thiếu tiền.
Nguồn: Thùy Dung/laodong.com.vn


Yêu cầu thi hành kỷ luật Phó chủ tịch huyện Vân Đồn



Yêu cầu thi hành kỷ luật Phó chủ tịch huyện Vân Đồn
(PLO)- Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Quảng Ninh yêu cầu Huyện ủy Vân Đồn kỷ luật đối với ông Châu Thành Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện này vì vi phạm trong quản lý đất đai. 
UBKT Tỉnh uỷ Quảng Ninh vừa họp, yêu cầu Huyện uỷ Vân Đồn xem xét xử lý kỷ luật phó chủ tịch UBND huyện và hai cán bộ thuộc huyện này.
Theo đó, qua kiểm tra dấu hiệu vi phạm tại huyện Vân Đồn, UBKT Tỉnh uỷ Quảng Ninh xác định vi phạm của tổ chức đảng, cá nhân liên quan.
Theo đó, UBKT Tỉnh uỷ Quảng Ninh yêu cầu Huyện uỷ Vân Đồn kỷ luật đối với ông Châu Thành Hưng (Phó chủ tịch UBND huyện), ông Đặng Tiến Sĩ (Trưởng phòng TN-MT), ông Trần A Hùng (Bí thư Đảng uỷ thị trấn Cái Rồng, nguyên giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Vân Đồn).
UBKT Tỉnh uỷ Quảng Ninh yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Hạ Long và một số cá nhân liên quan, là tổ chức, cá nhân có vi phạm nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật. UBKT Tỉnh uỷ Quảng Ninh yêu cầu UBKT Huyện ủy Vân Đồn thực hiện kiểm tra, xem xét trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến sai phạm, Thanh tra huyện thực hiện thanh tra toàn diện hoạt động của BQL dự án công trình huyện Vân Đồn.
Như PLO đã thông tin, từ tháng 5-2019, UBKT Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm trong công tác quản lý đất đai đối với ông Châu Thành Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Vân Đồn.
Cụ thể ông Hưng bị kiểm tra do đã ký quyết định công nhân trúng đấu giá sáu lô đất tại xã Hạ Long cho tổ chức sai quy định.
Ngoài ra ông Hưng còn bị “tố” đã có phát ngôn gây khó dễ, ép một người dân xin chuyển mục đích sử dụng đất phải để lại khu đất đó cho mình. Nội dung ông này o ép gây khó dễ đối với công dân tại phòng làm việc đã bị ghi âm lại.
ĐỖ HOÀNG
Xem tiếp...

HỔ TƯỚNG TÀU (Tướng "khựa" đáng xấu hổ) 4

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Đại Tướng Khét Tiếng TQ Thất Trận Trên Đất VIỆT – Phần 4: NGUYỄN TRÃI Khuất Phục VƯƠNG THÔNG

Hội thề Đông Quan - nơi Vương Thông và giặc Minh cúi đầu nhục nhã


Trong thế đường cùng, tổng binh Vương Thông của nhà Minh buộc phải tham gia Hội thề Đông Quan theo yêu sách của Lê Lợi, chấp nhận rút quân về nước.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta những thắng lợi quân sự oanh liệt, đã đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc chủ tướng của “thiên triều” phải chính thức và công khai tuyên bố đầu hàng, thề từ bỏ dã tâm xâm lược, xin rút quân về nước.
Hội thề Đồng Quan cũng được đánh giá là hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta, thể hiện ý chí, sức mạnh, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam.

Vương Thông và cái giá của sự ngoan cố

Theo sách Lam Sơn thực lục, tháng 10/1426, Vương Thông bị đánh bại ở trận Tốt Động, Chúc Động, buộc phải rút vào Đông Quan cố thủ. Ở thế cùng, Vương Thông muốn cầu hòa để tìm lối thoát trong danh dự. Tuy nhiên, sau đó, y lại thay đổi ý định, đào hào, đắp lũy, gọi thêm viện binh.
Cuối năm 1427, vua nhà Minh sai Liễu Thăng đem 100.000 quân, Mộc Thạnh 50.000 quân, chia làm hai đạo tiến vào nước ta để cứu viện cho Vương Thông.
Hùng hổ tiến vào Đại Việt, tuy nhiên, khi vừa đến biên giới nước ta, Liễu Thăng đã bị chém mất đầu ở Quỷ Môn Quan (Lạng Sơn). Nghe tin này, “quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân” .
Hoi the Dong Quan - noi Vuong Thong va giac Minh cui dau nhuc nha hinh anh 1
Tranh minh họa quân Minh đầu hàng. Nguồn: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.
Trong thế đường cùng, tổng binh Vương Thông và nội quan Sơn Thọ của nhà Minh sai sứ giả mang thư đến giảng hòa, xin mở cho đường về. Biết có thể dễ dàng diệt địch, tuy nhiên vì muốn giữ tinh thần hòa hiếu, sớm kết thúc chiến tranh để tránh cảnh lầm than cho nhân dân, Lê Lợi chấp nhận lời thỉnh cầu của kẻ địch, đồng thời gửi tặng cho chúng một số thổ sản và hải sản.
Được Lê Lợi chấp nhận, lại ở thế đường cùng, Vương Thông vẫn do dự chưa quyết. Sau đó, y lại đem hết quân trong thành ra đánh. Thấy kẻ địch bội ước, nghĩa quân Lam Sơn đặt phục binh rồi vờ thua chạy, quân Minh đuổi theo, rơi vào trận địa mai phục, bị đánh tan.
Trên đường bỏ chạy, Vương Thông ngã ngựa suýt bị bắt, nghĩa quân tiến đến cửa Nam thành, đắp bờ lũy chống giữ. Lê Lợi đốc các tướng đem quân đắp lũy từ phường Yên Hoa thẳng tới cửa Bắc thành Đông Quan “bốn mặt vây thành”. Trước khí thế của nghĩa quân Lam Sơn, quân Minh chỉ cố thủ,  không dám ra.

Đầu hàng nhục nhã để giữ mạng về nước

Trong thế cùng quẫn, không còn cách nào khác, Vương Thông lại xin giảng hòa lần hai. Lê Lợi đồng ý nhưng buộc chúng phải tham gia  Hội thề Đông Quan vào ngày 10/12/ 1427.
Để buộc kẻ địch phải rút quân về nước, từ bỏ hoàn toàn âm mưu xâm lược nước ta, bài văn hội thề đã được Lê Lợi, Nguyễn Trãi cùng các tướng lĩnh chuẩn bị chu đáo. Nội dung bài thề đến nay còn được lưu giữ cẩn thận trong nhiều tài liệu, trong đó có đoạn:
"Chúng tôi cùng nhau phát tự lòng thành, ước hẹn thề thốt với nhau: Từ sau khi lập lời thề này, quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông quả tự lòng thành, đúng theo lời bàn, đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng, để đợi viện binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lý trong bản tâu, đúng lời bàn trước mà làm...
...Về phía bọn quan Tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, nếu không có lòng thực, lại tự trái lời thề, không làm theo lời bàn, lập tức đem quân về nước, còn kéo dài năm tháng để đợi viện binh;
Hoi the Dong Quan - noi Vuong Thong va giac Minh cui dau nhuc nha hinh anh 2
Trong thế cùng, Vương Thông và đồng bọn buộc phải chấp nhận đầu hàng. Ảnh: NXB trẻ.
Cùng là ngày về đến triều đình, lại không theo sự lý trong bản tâu, không sợ thần linh núi sông ở nước An Nam lại bàn khác đi, hoặc cho quan quân đi qua đâu cướp bóc nhân dân, thì trời, đất cùng là danh sơn, đại xuyên và thần kỳ các xứ tất đem bọn quan Tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, tự bản thân cho đến cả nhà, thân thích, làm cho chết hết, và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà".
Cuối bài có đoạn: "Nếu cả hai bên đều do lòng thành cả thì trời, đất thần minh đều phù hộ để bản thân mình mạnh khỏe, trong nhà mình vinh thịnh, cùng hưởng lộc vị, đều được bình yên. Trời, đất thần kỳ cùng soi xét cho!".
Theo những điều cam kết trong hội thề, hơn 100.000 quân Minh rút từ ngày 29/12/1427. Ngày 3/1/1428, Vương Thông cùng toán quân Minh cuối cùng ra khỏi nước ta, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi.
Hội thề Đông Quan được xem là hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong lịch sử chống xâm lược. Nó thể hiện ý chí, sức mạnh, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam.
Theo đánh giá của nhiều sử gia, quyết định của Lê Lợi vừa tránh gây tổn hại về nhân mạng cho cả quân ta và địch, bảo vệ được tính mạng, tài sản của nhân dân trong kinh đô Thăng Long, góp phần bảo vệ rất nhiều công trình kiến trúc khỏi chiến tranh tàn phá như thành lũy, chùa chiền, miếu mạo và nhiều công trình văn hóa quan trọng khác.



Vương Thông cầu cứu viện binh Bị vây hãm trong thành Đông Quan, Vương Thông buộc phải cầu cứu viện binh. Cuối cùng, những đạo viện binh cũng bị quân Lam Sơn đánh cho tan tác.
Video: VTV

Trận Tụy Động Vương Thông Thất Thế tháng 10/1426


Từ khi Bình Định Vương ở Lư Sơn vào đánh Nghệ An đến giờ, đánh đâu được đấy, thanh thế lừng lẫy, quân Minh khiếp sợ, đem tin về cho Minh Triều biết, Minh Đế liền sai Chinh Di Tướng Quân là Vương Thông và Tham Tướng là Mã Anh đem 5 vạn quân sang cứu Đông Quan. Trần Trí và Phương Chính thì phải cách hết cả quan tước bắt phải theo quân đi đánh giặc, còn Trần Hiệp thì cứ giữ chức Tham Tán Quân Vụ.

Vương Thông sang đến đất Đông Quan hội tất cả quân sĩ lại được mười vạn, cùng với bọn Trần Hiệp chia làm ba đạo đi đánh Bình Định Vương.

Vương Thông đem quân đến đóng ở bến Cổ Sở (thuộc huyện Thạch Thất, phủ Quốc Oai, Sơn Tây). Phương Chính đóng ở Sa Thôi (thuộc huyện Từ Liêm), Mã Kỳ đóng ở Thanh Oai, đồn lũy liên tiếp nhau một dãy dài hơn mấy mươi dặm.

Bọn Lý Triện, Đỗ Bí ở Ninh Kiều đem quân và voi đến phục ở Cổ Lãm, rồi cho quân đến đánh nhữ Mã Kỳ. Mã Kỳ đem tất cả quân đuổi đến cầu Tam La (ở giáp giới huyện Thanh Oai và huyện Từ Liêm), quân phục binh của Lý Triện đổ ra đánh, quân Minh thua chạy, nhiều người xuống đồng lầy, chạy không được, bị chém hơn 1.000 người. Lý Triện đuổi quân Minh đến Nhân Mục, bắt được hơn 500 người. Mã Kỳ một mình một ngựa chạy thoát được.

Bọn Lý Triện thừa thắng tiến lên đánh đạo quân Phương Chính. Nhưng Phương Chính thấy Mã Kỳ đã thua cũng rút quân lui, rồi cùng Mã Kỳ về hội với Phương Thông ở bến Cổ Sở.

Vương Thông liệu tất thế nào quân An Nam cũng đến đánh, bèn phục binh và phòng bị trước cả. Chợt có quân của Lý Triện đến. Quân Minh giả ra đánh rồi bỏ chạy, nhử quân ta và chỗ hiểm có chông sắt. Đi đến đấy, voi xéo phải chông đi không được, rồi lại có phục binh đổ ra đánh, Lý Triện thua chạy về giữ Cao Bộ (ở vùng Chương Đức, Mỹ Lương) và cho người về Thanh Đàm (tức là huyện Thanh Trì bây giờ) gọi bọn Đinh Lễ và Nguyễn Xí đến cứu.

Đinh Lễ và Nguyễn Xí đem 3.000 quân và hai con voi lập tức đêm hôm ấy đến Cao Bộ, rồi phân binh ra phục sẵn ở Tụy Động (thuộc huyện Mỹ Lương) và ở Chúc Động (thuộc huyện Chương Đức). Chợt bắt được tên thám tử của quân Minh, tra ra thì biết rằng quân Vương Thông đóng ở Ninh Kiều, có một đạo quân đi lẻn ra đường sau quân Lý Triện để đánh tập hậu, đại quân sang đò chỉ chờ lúc nào nghe súng thì hai mặt đổ lại cùng đánh.

Biết mưu ấy rồi, đến canh năm đêm hôm ấy, Đinh Lễ sai người bắn súng làm hiệu để đánh lừa quân giặc. Quả nhiên quân giặc nghe tiếng súng đều kéo ùa đến đánh. Bấy giờ phải độ trời mưa, đường lầy, quân Minh vừa đến Tụy Động thì bị quân ta bốn mặt đổ ra đánh, chém được quan Thượng Thư là Trần Hiệp, và Nội Quan là Lý Lượng. Còn những quân sĩ nhà Minh thì chết hại nhiều lắm: phần thì giày xéo lẫn nhau mà chết, phần thì ngã xuống sông chết đuối, cả thảy đến hơn năm vạn người; còn bị bắt sống hơn một vạn người, các đồ đạc khí giới thì lấy được không biết bao nhiêu mà kể. Trận Tụy Động đánh vào tháng mười năm bính ngọ (1426).

Phương Chính và Mã Kỳ chạy thoát được, rồi cùng với Vương Thông về giữ thành Đông Quan.

Bọn Đinh Lễ thừa thắng đem binh về vây thành và cho người về Lỗi Giang báo tin thắng trận cho Bình Định Vương biết.

Vương liền tiến binh ra Thanh Đàm, rồi một mặt sai Trần Nguyên Hãn đem 100 chiếc thuyền đi theo sông Lung Giang ra cửa Hát Giang (cửa sông Đáy thông với sông Cái) rồi thuận dòng sông Nhị Hà xuống đóng ở bến Đông Bộ Đầu ; một mặt sai bọn Bùi Bị đem hơn 1 vạn quân đi lẻn ra đóng ở Tây Dương Kiều, Vương tự dẫn đại quân đến hạ trại ở gần thành Đông Quan. Quân Minh giữ ở trong thành không ra đánh, bao nhiêu chiến thuyền thì Vương lấy được cả.

Kể từ ngày Bình Định Vương đem binh vào đánh Nghệ An đến giờ, tuy rằng đánh đâu được đấy, nhưng chưa có trận nào quan hệ bằng trận Tụy Động này. Bởi vì việc thắng bại trong 10 phần, đánh xong trận này, thì đã chắc được 7, 8 phần rồi. Quân thế nhà Minh chỉ còn ở trong mấy thành bị vây nữa mà thôi, mặt ngoài thì viện binh lại chưa có, mà dẫu cho có sang nữa, thì thế của Bình Định Vương cũng đã vững lắm rồi.

Nhưng cứ trong Việt Sử thì quân của Lý Triện và Đinh Lễ chẳng qua chỉ có mấy nghìn người mà thôi, làm thế nào mà phá được hơn 10 vạn quân tinh binh của Vương Thông ? Vả lại sử chép rằng đánh trận Tụy Động quân An Nam giết được hơn 5 vạn quân Minh, lại bắt được hơn 1 vạn người, như thế chẳng hóa ra quân Minh hèn lắm ru! E rằng nhà làm sử có ý thiên vị, cho nên sự thực không được rõ lắm. Nhưng dẫu thực hư thế nào mặc lòng, đại khái trận Tụy Động là một trận đánh nhau to, mà Vương Thông thì thua, phải rút quân về giữ thành Đông Quan rồi bị vây, còn Bình Định Vương thì ra bắc thu phục các châu huyện. Việc ấy chắc là thật có.
Bước đường cùng của Tổng binh Thành sơn hầu Vương Thông
Từ khi được cử làm tổng binh đi đàn áp lực lượng Lam Sơn, Vương Thông mắc ba lần đại nhục. Ba lần ấy đủ để thiêu huỷ toàn bộ uy danh của tướng quân thiên triều.
Mùa Đông năm Bính Ngọ (1426), quân Minh trên đất nước ta lâm vào tình thế rất khốn quẫn. Để cứu nguy, tháng 10 năm đó, vua Minh liền sai Thành sơn hầu Vương Thông làm tổng binh, cùng với bọn tham tướng Mã Anh, đem năm vạn quân và năm ngàn con ngựa, tiến thẳng sang Thăng Long. Nhưng, vừa sang đến nơi, Vương Thông đã bị thất bại thảm hại trong trận Tốt Động – Chúc Động. Vương Thông bị trọng thương, sau đó, cố thủ trong thành Thăng Long và kêu cứu thảm thiết. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 10, tờ 25 a-b) chép rằng:
“Vua (chỉ Lê Lợi – ND) thân đốc suất tướng sĩ vây đánh thành Đông Quan (tức thành Thăng Long – ND) suốt cả ngày đêm. Bọn tướng nhà Minh là Vương Thông, Sơn Thọ đánh trận nào thua trận đó, lấy làm lo sợ lắm. Thấy hết cả mưu hay chước lạ, viện binh thì không đến, chúng bèn cho người mang thư tới xin hoà, mong được an toàn về nước. Vua nói:
- Lời ấy đúng với ý ta. Vả chẳng, binh pháp nói là không đánh mà khuất phục được đối thủ mới là kế hay nhất.
(Nói rồi), bèn bằng lòng cho giảng hoà, lại hẹn ngày cho gọi quân sĩ ở khắp các thành tề tựu để kịp trở về một lúc. Vua sai bề tôi bàn với quân Minh, cho chúng được phép đi lại, mua bán như dân thường.
Bấy giờ, bọn nguỵ quan là Đô ti Trần Phong, Tham chính Lương Nhữ Hốt, Đô chỉ huy Trần An Vinh… đã can tội bán nước làm tay sai cho giặc, sợ rằng sau khi quân Minh rút về, chúng sẽ không còn sống sót, nên cố ngấm ngầm làm kế phá hoại. Chúng nói với quân Minh rằng:
- Trước kia, Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch Đằng, phải đem quân về hàng. Hưng Đạo Vương cũng cho hàng, nhưng lập mưu dùng thuyền lớn chở họ về nước, xong, lấy người giỏi bơi lặn làm phu chèo thuyền. Thuyền ra đến ngoài biển, nhân lúc mọi người ngủ say, đang đêm, bọn phu thuyền lặn xuống, đục thủng đáy thuyền, làm cho những người đầu hàng đều bị chết đuối cả, không một ai sống sót trở về.
Bọn Vương thông tin lời ấy, bèn ngờ vực mà nảy ý khác, sai quân đắp thêm thành luỹ, đào hào và thả chông để tính kế chống đỡ, ngoài mặt nói hoà hiếu nhưng bên trong thì toan đánh lại. Chúng bí mật sai người mang thư bọc sáp, theo lối tắt mà về nước để xin viện binh. Vua bắt được người đưa thư, ghét chúng nuôi lòng tráo trở, liền bí mật mai phục khắp bốn phía thành Đông Quan, đón bọn giặc do thám, bắt được hơn ba ngàn tên và hơn năm ngàn con ngựa. Từ đấy, quân Minh đóng chặt cửa thành, không dám ra ngoài, sứ giả hai bên qua lại cũng dứt”.
Lời bàn:
Từ khi được cử làm tổng binh đi đàn áp lực lượng Lam Sơn, Vương Thông mắc ba lần đại nhục. Lần thứ nhất là lần bị thảm bại ở Tốt Động – Chúc Động, thân bị trọng thương, quân bị vây chặt trong thành Đông Quan, tiến không được, thoái cũng không xong, bi đát không thể tưởng tượng được. Lần thứ hai là lần này, trong thì trí quẫn lực kiệt, ngoài thì bọn nguỵ quan vì quá lo cho số mạng của bản thân mà xúi đông giục tây, kế cùng đâm ra phản trắc, hao binh tổn tướng mà chẳng thu được lợi lộc gì, thê thảm lại càng thêm thê thảm. Lần thứ ba là lần phải cúi đầu kí vào văn kiện đầu hàng không điều kiện và cút khỏi nước ta. Ba lần ấy đủ để thiêu huỷ toàn bộ uy danh của tướng quân thiên triều.
Vương Thông và các tướng phụ tá cùng bọn nguỵ quan quá bất tài chăng? Cứ như sử Trung Quốc chép mà xét thì chínhVương Thông là tướng tài trong số những tướng tài chứ chẳng phải là thường. Có chăng thì chỉ là ở chỗ, Lê Lợi và Nguyễn Trãi cùng các tướng lĩnh Lam Sơn tài hơn. Vả chẳng, đã là đội quân bất nghĩa thì làm gì có diệu kế để tự cứu mình.
 (Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần - NXB Giáo Dục)

Nguyễn Trãi thuyết phục Vương Thông đầu hàng

Sau chiến thắng vang dội ở trận đánh Chi Lăng – Xương Giang, tiêu diệt và tóm gọn 15 vạn quan quân nhà Minh ngay từ miền biên viễn, không cho bè lũ viện binh có cơ hội tiến sâu vào nước ta, bẻ gãy ý đồ tập hợp lực lượng trong đánh ra, ngoài đánh vào của quân Minh, Bình Định vương Lê Lợi cùng quân đội Lam Sơn ở thế thượng phong, đưa Vương thông vào thế “kế cùng, viện tuyệt”, càng như cảnh “chim lồng, cá chậu”, không có quyền tự định đoạt mạng sống cho mình.
leloi-nguyentrai
Vua Lê Lợi và Nguyễn Trãi
Cũng sau chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang, Bình Định vương Lê Lợi chỉ cần tung một đòn đánh nhẹ cuối cùng là có thể hạ được thành Đông Quan dễ như trở bàn tay. Tuy vậy, Lê Lợi vẫn kiên định với chiến lược “Viện binh bị phá thì thành tất phải hàng, làm một việc mà được cả hai, đó mới là kế vẹn toàn”. Người được Lê Lợi tin cậy ủy thác việc chiêu dụ Vương Thông không ai khác, chính là Nguyễn Trãi, người đã đề xuất và kiên trì với giải pháp chiêu hàng quan quân nhà Minh đang cố thủ trong thành Đông Quan.
Để Vương Thông nhìn rõ đại cuộc và tình thế nguy hiểm của hắn, Nguyễn Trãi nói thẳng vào mặt tên tướng gian xảo: “Nay lấy một thành Đông Quan cỏn con, ta đem cả nước lại vây đánh quả là rất dễ”. Vương Thông vốn đã nao núng tinh thần, nhưng vẫn còn dùng dằng chưa quyết bởi tiếc nuối mảnh đất Đại Việt mà tập đoàn phong kiến phương Bắc bao phen dòm ngó xâm lược chưa thành.
Để Vương Thông dứt hẳn tơ tưởng đến viện quân và tăng cường thị uy hắn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi cho giải tướng giặc trong đoàn viện binh bị bắt giữ làm tù binh là Thôi Tụ và Hoàng Phúc, lại cho bày cả song hổ phù của Liễu Thăng cùng hàng loạt vật dụng của các tướng Minh bị giết trong trận Chi Lăng – Xương Giang dưới chân thành Đông Quan cho Vương Thông và tay chân của hắn thấy rõ. Cùng với đó, Lê Lợi cho quân tiếp tục siết chặt vòng vây Đông Quan, lại cho đắp thêm lũy đất ở Cửa Nam và Cửa Bắc, làm như sắp đánh hạ thành Đông Quan đến nơi, khiến cho Vương Thông khiếp vía mà phải xin hàng.
Cuối cùng, mặc dù vẫn còn tiếc nuối, nhưng không còn cách nào khác, Vương Thông đành phải cúi đầu xin hàng trước đội quân Lam Sơn, kết thúc 7.629 ngày quân Minh nện gót chân trên đất Đại Việt.
Để buộc Vương Thông phải cúi đầu xin hàng, dâng thành Đông Quan cho Bình Định vương Lê Lợi, ngoài việc đẩy mạnh chiến dịch quân sự, chặt hết đường viện binh và viện lương của giặc, còn phải kể tới tài năng thuyết khách của Nguyễn Trãi. Chính bản thân Nguyễn Trãi đã 5 lần đích thân vào thành Đông Quan để chiêu dụ Vương Thông. Trước một Vương Thông gian xảo, đa nghi (hắn luôn lo sợ quân đội Lam Sơn cũng sẽ hành động lật lọng giống như hắn, giả vờ hòa hoãn để tiêu diệt hắn nếu hắn đồng ý kéo quân ra ngoài thành), Lê Lợi sẵn sàng đưa con trai của mình là Tư Tề cùng Lưu Nhân Chú vào thành để trao đổi con tin. Đây là bằng chứng cao nhất khẳng định sự chân thành của lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn, sẵn sàng mở con đường sống cho đoàn quân xâm lược bại trận.
Cuộc chiến giành độc lập cho đất nước của nghĩa quân Lam Sơn chính thức đi đến hồi kết khi Vương Thông đồng ý uống máu ăn thề xin rút quân khỏi Đại Việt. Sự kiện uống máu ăn thề, sử sách vẫn gọi là Hội thề Đông Quan, có một không hai trong lịch sử sẽ được chúng tôi giới thiệu tới quý bạn đọc trong bài tiếp theo…
Nguyễn Tào
Một dân tộc sau 20 năm chịu cảnh nô lệ, thế nhưng sau khi giành được chiến thắng đã đại nghĩa tha chết cho hơn 10 vạn đội quân của triều đình phương Bắc đã từng đô hộ mình. Không chỉ thế dân tộc đó còn sửa sang đường xá, cung cấp ngựa, thuyền cũng như lương thực đầy đủ để đội quân này về nước.
Tấm lòng đại nhân đại nghĩa ấy tưởng như chỉ là chuyện hoang đường, nhưng đã được người dân Đại Việt thực hiện, khiến kẻ xâm lăng chỉ có thể cảm kích đến chảy nước mắt, dù nhục nhã thua trận vẫn chỉ có thể cúi đầu tâm phục khẩu phục. Đó chính là cái kết “đại nghĩa” và “chí nhân” mà Nguyễn Trãi nói đến trong câu thơ:
ADVERTISEMENT
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Tha chết cho 10 vạn giặc Minh - Người Việt đã từng là một dân tộc “đại nghĩa”
Nguyễn Trãi và Đại Cáo Bình Ngô. (Tranh qua thoibao.today)

Bối cảnh

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra bắt đầu từ năm 1418. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, Lê Lợi cùng các nghĩa quân nhiều lần phải rút về núi Chí Linh trước sức mạnh của quân Minh.
Đến năm 1420, Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân, ra mắt chủ tướng Lê Lợi với cuốn sách “Bình Ngô”, nêu những kế sách để đánh đuổi quân Minh. Được Lê Lợi tin tưởng, ông đã vạch ra kế sách chiến lược đánh quân Minh, từ đó nghĩa quân Lam Sơn giành được nhiều thắng lợi quan trọng và ngày càng lớn mạnh, hết tiến về phía Nam lại tiến ra Bắc, tiến quân đến đâu giành thắng lợi đến đó.

Tha chết cho 10 vạn giặc Minh - Người Việt đã từng là một dân tộc “đại nghĩa”
Nguyễn Trãi hiến kế cho Lê Lợi. (Tranh minh họa trong Việt Sử Bằng Tranh tập 23, họa sĩ Mạnh Quỳnh, qua hungsuviet.us)

Trước tình hình này, vào tháng 9/1426, nhà Minh cử Vương Thông làm tổng binh đưa 5 vạn viện binh sang, hợp với hơn 5 vạn quân ở Giao Chỉ thành hơn 10 vạn, tiến đánh quân Lam Sơn. Quân Minh bị nghĩa quân Lam Sơn đánh bại ở Tốt Động – Chúc Động. Vương Thông thua trận phải chạy vào thành Đông Quan (tức thành Thăng Long) cố thủ rồi cho người về nước xin thêm viện binh.
Nguyễn Trãi nhiều lần viết thư cho Vương Thông đề nghị nghị hòa, nhưng Vương Thông chỉ đồng ý nhằm kéo dài thời gian chờ viện binh, mặt khác cho đào hào cắm chông để cố thủ. Nguyễn Trãi biết được điều này nên cho quân vây thành chặt hơn, đồng thời gửi tiếp thư cho Vương Thông nói rõ nếu muốn hàng thì quân Minh phải ra hàng ngay.
Biết quân Minh không hàng vì còn hy vọng quân cứu viện, Nguyễn Trãi bèn tính kế đánh bại 15 vạn viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạnh.
10 vạn quân của Liễu Thăng đến ải Chi Lăng thì bị phục binh xông ra đánh úp khiến bị tan rã hoàn toàn, Liễu Thăng cũng bị tử trận.

Tha chết cho 10 vạn giặc Minh - Người Việt đã từng là một dân tộc “đại nghĩa”
Quân khởi nghĩa. (Tranh minh họa trong Việt Sử Bằng Tranh tập 23, họa sĩ Mạnh Quỳnh, qua hungsuviet.us)

Mộc Thạnh đưa 5 vạn quân đóng ở biên giới, chần chừ chưa vội tiến quân nhằm nghe ngóng cánh quân của Liễu Thăng. Quân Lam Sơn đưa một số tù binh mang sắc thư, phù ấn của Liễu Thăng đến báo cho Mộc Thạnh biết Liễu Thăng đã tử trận.
Cánh quân của Mộc Thạnh hay tin thì kinh hoàng, phút chốc cả 5 vạn quân tan vỡ quay đầu chạy về nước. Quân Lam Sơn thừa thắng đuổi theo khiến hàng vạn quân Minh bị tiêu diệt.
15 vạn viện binh thoáng chốc đã bị diệt sạch. Việc đánh thành Đông Quan lúc này là quá dễ với nghĩa quân Lam Sơn. Nhiều tướng bàn nên tấn công hạ thành, nhưng Nguyễn Trãi muốn chiêu hàng để đỡ hao tổn binh sĩ hai bên.

5 lần một thân một mình vào thành khuyên hàng

Để chiêu hàng Vương Thông, Nguyễn Trãi không chỉ nhiều lần viết thư khuyên nhủ, mà ông cũng đã phải 5 lần một mình vào thành Đông Quan nhằm phân tích tình hình khuyên nhủ các tướng quân Minh nên đầu hàng. Đồng thời ông cũng đảm bảo sẽ cung cấp đủ ngựa, thuyền, lương thực để toàn bộ 10 vạn quân Minh được an toàn trở về nước.
Thế nhưng quân Minh biết rằng, trong thời gian thống trị ở Giao Chỉ, họ đã gây rất nhiều nợ máu cho người dân nơi đây. Việc tha thứ cho 10 vạn quân gây bao nhiêu tội ác an toàn về nước được xem là điều không thể, nhất là các tướng chỉ huy. Vì thế mà các tướng Minh đều liều chết quyết giữ thành chứ không hàng.

Tha chết cho 10 vạn giặc Minh - Người Việt đã từng là một dân tộc “đại nghĩa”
Nguyễn Trãi vào thành khuyên hàng. (Tranh qua lichsuvn.net)

Vương Thông một mặt trả lời sẽ xem xét nhằm giảng hòa, một mặt cho quân dò la tình hình vây thành. Quân Minh tìm ra được điểm yếu, liền đem quân bất ngờ vượt thành đánh ra để phá vây. Thế nhưng quân Lam Sơn đã chuẩn bị trước tình huống này, nên giả thua bỏ chạy. Quân Minh đuổi theo thì rơi vào trận địa mai phục, Vương Thông bị ngã ngựa suýt nữa thì bị bắt, phải chạy tháo thân trở vào thành.
Vương Thông viết thư về báo với vua Minh về việc giảng hòa với quân Lam Sơn, trong thư có đoạn sau:
Chớ tham đất một góc mà làm nhọc quân đi muôn dặm, giả sử dùng quân được như số quân đi đánh khi đầu, lại được 6, 7, 8 đại tướng như bọn Trương Phụ thì mới có thể đánh được, tuy nhiên có đánh được cũng không thể giữ được…
Đại Việt sử ký toàn thư
Nguyễn Trãi dùng nhân nghĩa, kiên trì thuyết phục quân Minh đầu hàng, đúng như những gì ông viết trong “Bình Ngô đại cáo”:
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công
Trước sự kiễn nhẫn cùng sự chân thành của Nguyễn Trãi, lại đang lâm cảnh đường cùng, Vương Thông đồng ý nghị hòa. Ông ta liền đưa một số tướng làm con tin giao cho quân Lam Sơn. Người dân cùng các tướng sĩ đến xem đều đề nghị xin cho giết bọn chúng, nhưng Lê Lợi đáp rằng:
Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng, mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao?
Đại Việt sử ký toàn thư

Tội ác quân Minh gây ra cho người dân Giao Chỉ

Nói đến đây, phải nhắc lại tội ác mà quân Minh từng gây ra cho người dân Giao Chỉ.
Năm 1407, sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã vơ vét mang về phương bắc 235.900 con voi, ngựa, trâu bò; thóc gạo 1,36 triệu thạch, thuyền bè 8.677 chiếc, cùng hơn 2,5 triệu khí giới. Đó là chưa kể số kim loại quý, cùng các mỏ vàng, bạc, ngọc trai, gỗ quí, lâm sản, hồ tiêu, v.v.
Nhằm thực hiện nền thống trị lâu dài, nhà Minh không ngừng xây thành lũy, cầu cống, đường sá. Hàng chục vạn dân đinh từ 16 đến 60 tuổi phải ra các công trường với chế độ lao dịch cưỡng bức và sinh hoạt rất thiếu thốn. Các công trường khai mỏ và mò ngọc trai cũng nhiều nhân công. Những người thợ phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm đến tính mạng.

Tha chết cho 10 vạn giặc Minh - Người Việt đã từng là một dân tộc “đại nghĩa”
Tội ác của quân Minh. (Tranh minh họa trong Việt Sử Bằng Tranh tập 23, họa sĩ Mạnh Quỳnh, qua hungsuviet.us)

Chính sách thuế khóa nhà Minh áp dụng với Giao Chỉ rất nặng nề, trong đó có 2 ngạch chính là thuế ruộng đất và thuế công thương nghiệp. Nhà Minh cử nhiều hoạn quan sang Việt Nam để tiến hành thu thập thuế, cống gửi về kinh đô, đồng thời vơ vét thêm chừng ấy nữa cho riêng mình.
Ngoài ra, quân Minh còn liên tục đàn áp những nghĩa quân kháng Minh với những tội ác như chém giết, cướp bóc, mổ bụng đàn bà có thai, để khủng bố lòng người. Họ cũng không nhân từ với những người nổi dậy. Cuốn sách sử của Trung Quốc là “Minh sử bản mạt kỷ sự” có ghi chép về thời kỳ này rằng quân Minh đã “chôn sống hàng ngàn tù binh rồi chất xác họ thành núi, hoặc rút ruột người treo lên cây, hoặc nấu thịt người để lấy dầu”.
Nguyễn Trãi đã mô tả trong “Bình Ngô đại cáo” như sau:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
Các thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn như Lê Lợi, Nguyễn trãi cùng các tướng sĩ khác đều có thù nhà với quân Minh. Hầu hết người dân Giao Chỉ đều khổ sở dưới sự áp bức của nhà Minh. Ấy vậy mà dân tộc ta lại có thể làm ra một quyết định “đại nghĩa”: tha cho và giúp đỡ toàn bộ đội quân từng gây tội ác thấu trời xanh như vậy trở về nước.

Hội thề Đông Quan

Ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi (1427), toàn bộ quân Minh ra đầu hàng, các thủ lĩnh của hai bên tham gia hội thề ở phía Nam thành Đông Quan, ngay bên bờ Nhị Hà (nay là sông Hồng).
Rất nhiều người nhắc lại với chủ tướng Lê Lợi về sự thống khổ mà người dân từng chịu đựng, cũng như tội ác của quân Minh đã từng gây ra, thế nhưng Lê Lợi đáp rằng:
Việc dùng binh lấy sự toàn quân là hơn cả. Nay hãy để cho lũ Vương Thông về nói với vua Minh, trả lại đất cho nước ta, không còn trở lại xâm lấn, thì ta còn cầu gì hơn nữa, hà tất phải giết hết, để kết mối thù với nước lớn.
Đại Việt thông sử
Tại hội thề lịch sử Đông Quan, Vương Thông đại diện cho các tướng sĩ quân Minh đọc “bài văn hội thề”, thề rằng sẽ ngừng chiến mà rút quân về nước, việc rút quân về nước sẽ hoàn tất trong vòng 5 tháng, trên đường rút về không thực hiện việc cướp bóc sách nhiễu dân chúng, không tái diễn xâm lược Giao Chỉ.

Tha chết cho 10 vạn giặc Minh - Người Việt đã từng là một dân tộc “đại nghĩa”
Hội thề Đông Quan, bên phải là người Việt, bên trái là người Minh. (Tranh: Trí Thức VN)

Về phía nghĩa quân Lam Sơn cũng hứa cung cấp đủ ngựa, thuyền và lương thực cho hơn 10 vạn quân Minh rút về nước.
Kết thúc hội thề các tướng nhà Minh phải cúi đầu thực hiện đúng các cam kết mà nghĩa quân Lam Sơn đặt ra. Quân “thiên triều” cảm kích xấu hổ chảy nước mắt, dù nhục nhã nhưng phải tâm phục khẩu phục.
Lê Lợi lệnh cho các lộ ở Bắc Giang và Lạng Sơn tu sửa đường xá để quân Minh rút về nước. Quân Lam Sơn cũng cung cấp 500 thuyền và hơn 2 vạn ngựa cho quân Minh sử dụng, cũng như lương thực đầy đủ, các quan lại đô hộ của nhà Minh cũng được thả về nước sau đó. Các quân tướng nhà Minh trước khi về nước đã vô cùng cảm kích đến trước dinh Bồ Đề mà lạy tạ.

Tha chết cho 10 vạn giặc Minh - Người Việt đã từng là một dân tộc “đại nghĩa”
Quân Minh rút về Trung Quốc. (Tranh qua motthegioi.vn)

Sách “Đại Việt thông sử” có ghi chép rằng các tướng Minh là Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt Lê Lợi, ở lại chơi suốt cả buổi chiều, Lê Lợi sai sắm trâu ngựa, trướng vẽ và lễ phẩm hậu tặng.
“Đại Việt Sử ký Toàn thư” ghi chép rằng: “Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về. Bọn Phương Chính vừa xúc động vừa hổ thẹn đến rơi nước mắt.”
Vương Thông nói chuyện với Lê Lợi suốt đêm rồi mới về nước, Lê Lợi cho đem trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ cùng các lễ vật tiễn chân rất hậu.
Về sự việc này Nguyễn Trãi có mô tả trong “Bình Ngô đại cáo” như sau:
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,

Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay.
“Minh sử kỷ sự bản mạt” ghi chép rằng: “Vương Thông lực yếu mà phải xin hoà, Liễu Thăng lại sang rồi bị thua chết. Sau đó lại xuống chiếu sai sứ sang giao hảo và rút quân về, nhục nhã thực bằng Tân, Trịnh hội thề dưới chân thành, hổ thẹn ngang với Kính Đường cắt đất giảng hoà vậy”

Từng là một dân tộc “đại nghĩa”

Một dân tộc suốt 20 chịu cảnh nô lệ, người dân bị đô hộ rên xiết thấu cả trời xanh, như những gì Nguyễn Trãi đã mô tả:
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Thế nhưng một dân tộc được xem là nhược tiểu ấy sau khi chiến thắng đội quân hùng mạnh của “thiên triều”, vẫn bao dung không chấp vào tội ác, không chỉ tha cho toàn bộ đội quân hơn 10 vạn trở về nước, mà còn tu sửa đường xá, cung cấp ngựa xe, thuyền, và lương thực đầy đủ, đúng như những gì Nguyễn Trãi mô tả:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Đội quân được gọi là “thiên triều” ấy chỉ có thể cảm kích, “hổ thẹn đến rơi nước mắt”, thua trận phải tâm phục khẩu phục, sau này không còn có ý tưởng dòm ngó nước nam. Đó cũng chính là dùng đức để cảm hóa nhân tâm.
Có người bình rằng việc tha chết cho 10 vạn quân Minh chỉ là do vua quan Đại Việt muốn yên ổn, nhưng sự thật không phải là như vậy. Trong lịch sử nước ta đã rất nhiều lần người Việt đánh bại quân xâm lược mà không hề chùn bước vì muốn yên ổn. Hơn nữa, mối thù sâu đậm do quân Minh gây ra không phải là chỉ cần mấy chữ “muốn yên ổn” là có thể xóa nhòa được.

Tha chết cho 10 vạn giặc Minh - Người Việt đã từng là một dân tộc “đại nghĩa”
Nguyễn Trãi và Đại Cáo Bình Ngô. (Tranh qua honviet.com)

Tư tưởng của Nguyễn Trãi – “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “đem đại nghĩa để thắng hung tàn” – đã thể hiện tấm lòng đại nghĩa của người dân Đại Việt, ghi lại một điểm sáng chói lọi nhất trong sử Việt. Thời khắc huy hoàng ấy không có được nhờ một chiến thắng, không đánh đổi bằng máu và nước mắt, mà đạt tới nhờ lòng vị tha.
Tiếc thay đến nay tư tưởng “chí nhân”, “đại nghĩa” của cha ông ta xưa kia đã bị thay thế bởi những điều xa lạ. Rất nhiều người Việt ngày nay vừa bình luận về một mâu thuẫn nào đó thì câu cửa miệng là “phải đấu tranh” để đạt được cái này cái kia. Áp dụng “đấu tranh giai cấp” vào trong xã hội, giáo dục “đấu tranh giai cấp” trong nhà trường, những sai lầm đó đã và đang hủy hoại phần quý giá nhất trong tâm hồn người Việt. Quan hệ giữa người với người ngày nay quả thật là quá căng thẳng.
Nếu xã hội Việt Nam ai ai cũng có thể bao dung tha thứ cho nhau, đối xử với nhau đều dùng Nhân, Nghĩa, vứt bỏ thứ “học thuyết đấu tranh” tồn tại bấy lâu nay, thì mối quan hệ xã hội mới có thể bền chặt, chúng ta mới có được cơ sở để xây dựng một đất nước hùng cường.
Trần Hưng

Xem tiếp...