Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Tình hình Venezuela

-Bản chất chính biến Venezuela và bộ mặt thật cúa tổng thống Venezuela tự xưng ngày càng lộ rõ.
-Vì sao lại gọi Maduro là tổng thống độc tài?
-Độc tài nhưng hợp hiến chắc gì đã nguy hiểm cho đất nước bằng một tổng thống do tiếm quyền?
-Dựa vào ngoại bang để dành danh lợi có phải là bán nước?
-Nên nhớ phát xít sinh ra nhờ tiếm quyền!

-----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tổng Thống Venezuela tự xưng BÍ MẬT ĐẾN MỸ xây dựng lực lượng Như thế nào
 
Hoàn toàn Bất ngờ: Bật Mí chủ mkưu thực sự Trong Chính biến Venezuela
  
Bkao Lkuc ở Biên giới Venezuela Columbia: Hàng dài Xe viện trợ Mỹ Bl Đzốt Chka'y
 
Venezuela Đkổ quân mọi hướng Ngk-ăn hàng Vilện trrợ Mỹ
  
Nóng Maduro Đuổli thẳng c0ổ Những Quan sát viên EU đến Venezuela giám sát viện trợ
 
Venezuela Nóng lên từng ngày Tổng thống tự xưng Guiado Có thể bkị Bkắ't nếu dám về nước
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 106 (Big Bang)

TÔI KHÔNG TIN VÀO SỰ TÍCH BIG BANG
CÚ NỔ MÙ LÒA LÀM RA KIỆT TÁC!

--------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
BigBang có thực sự tồn tại?

Nguồn gốc vũ trụ Thuyết Big Bang

Cỡ chữ:
Đăng ngày 06 - 03 - 2012 - Lúc 13 : 13 : 32 (GMT+7)
Nếu trong dân gian có rất nhiều huyền thoại dân gian và tôn giáo về sự sáng tạo ra vũ trụ (creation myth), kể cả huyền thoại sáng tạo của Do Thái – Ki Tô, mà ngày nay đã trở thành lỗi thời, thì trong khoa học chỉ có một thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ (the origin of the universe) hay sự sinh ra của vũ trụ (the birth of the universe). Đó là thuyết "Big Bang"
Tuy nhiên, muốn hiểu Big Bang không phải là khó, chúng ta chỉ cần dùng cặp mắt trần nhìn lên những khoảng tối giữa các vị sao trên trời là có thể "thấy rõ" vũ trụ đã sinh ra từ một Big Bang. Mặt khác, chúng ta cũng có thể "thấy" Big Bang ngay trong chiếc TV mà chúng ta thường coi hàng ngày. Tôi sẽ trở lại về những cái "thấy" này trong một đoạn sau. Trong phần trình bày sau đây, tôi sẽ cố gắng viết về thuyết này một cách giản dị để cống hiến quý độc giả "câu chuyện Big Bang". Tuy nhiên, vì đây là một đề tài khoa học và khả năng của tôi chỉ có hạn, cho nên, nếu có độc giả nào đọc bài này mà phát dị ứng với khoa học thì đó là tại vì tôi chưa đủ khả năng để diễn giải rõ ràng một vấn đề, chứ không phải vì độc giả đó chưa đủ trí tuệ để hiểu. Một mặt khác, khoa học cần nhiều đến suy nghĩ và tưởng tượng. Cho nên, trong bài viết này tôi đòi hỏi độc giả đôi chút óc tưởng tượng và suy tư của con người. 
Thật là kỳ lạ, cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật đã đưa ra thuyết Vô Thường: Vạn Pháp, nghĩa là vũ trụ và mọi sự vật trong đó, thay đổi từng sát na, không có gì có thể gọi là Hằng Hữu, Hằng Sống, Hằng Tồn trong vũ trụ.  Mọi sự vật, nếu đã do duyên sinh thì cũng do duyên mà diệt, đủ duyên thì sinh thành, hết duyên thì diệt, và thường đều phải trải qua bốn thời kỳ: thành, trụ, hoại, diệt. Ngày nay, trước những khám phá mới nhất của khoa học, từ thuyết tiến hóa của Darwin cho tới thuyết Big Bang về sự thành hình của vũ trụ, tất cả đều chứng tỏ thuyết duyên khởi là đúng.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật cũng nói rõ: "Ngoài thế giới nhỏ nhoi của chúng ta còn có hằng hà sa số thế giới khác", và đã mô tả hình dạng của các thế giới này rất chính xác, thí dụ như có hình xoáy nước, hình bánh xe, hình nở như hoa v.v.. Ngày nay, khoa Vũ Trụ Học đã chụp được hình nhiều Thiên Hà trong vũ trụ có hình dạng giống như đã được mô tả trong Kinh Hoa Nghiêm, như sẽ được trình bày với ít nhiều chi tiết trong Phần II của cuốn sách này.
22 thế kỷ sau, vào thế kỷ 17, khoa học gia Giordano Bruno cũng đưa ra quan niệm là ngoài thế giới của chúng ta còn có nhiều thế giới khác. Ông bị giam 6 năm tù rồi đưa ra tòa án xử dị giáo. Tội của ông? Nhận định của ông trái với những lời "mặc khải" không thể nào sai lầm của Thần Ki-Tô trong Thánh Kinh của Ki-Tô Giáo: thế giới của chúng ta gồm có trái đất, mặt trời, mặt trăng và các vị sao mà mắt trần của chúng ta nhìn thấy hàng ngày là thế giới duy nhất mà Thần Ki-Tô tạo ra và trái đất là trung tâm của thế giới này. Vì là một Linh Mục dòng Đa Minh, tòa sẽ trả tự do cho ông nếu ông rút lại nhận định trái ngược với Thánh Kinh của Ki-Tô Giáo và tuyên bố là mình sai lầm. Nhưng có vẻ như ông là đệ tử của cụ Khổng nên có tư cách của người quân tử: "uy vũ bất năng khuất" nên ông không chịu "sửa sai".  Kết quả là ông bị tòa án xử dị giáo xử có tội, tuyệt thông ông (nghĩa là khai trừ ông ra khỏi giáo hội, không cho ông hưởng các "bí tích" và lên Thiên đường hiệp thông cùng Chúa) và mang ông đi thiêu sống.  (Xin đọc các bài “Phật Giáo và Vũ Trụ Học” và “Phật Giáo và Cuộc Cách Mạng Khoa Học” trong Phần II.) Từ những sự kiện trên, chúng ta thấy rằng, trí tuệ của Đức Phật đã vượt xa trí tuệ của Thiên Chúa của Ki-Tô Giáo, ít ra là về nguồn gốc và cấu trúc của vũ trụ. Bởi vậy, một trong 10 danh hiệu người đời gọi Đức Phật là "Thiên, Nhân Sư", nghĩa là bậc Thầy của những bậc sống trên Trời như Thần Ki-Tô và của con người sống trên trái đất.
Ngày nay, các khoa học gia đều công nhận chúng ta đang sống trong một vũ trụ sống động, thay đổi liên tục. Vũ trụ, cũng như mọi vật trong đó, từ nhỏ như một vi khuẩn cho tới lớn như một ngôi sao v.v... đều có một đời sống, nghĩa là, được sinh ra và sẽ chết đi. Vấn đề sinh tử không còn xa lạ gì với con người, nhưng vấn đề các ngôi sao, và rất có thể cả vũ trụ, cũng sinh tử thì thực ra các khoa học gia mới chỉ biết tới cách đây khoảng chưa đầy 80 năm. Khoa học ngày nay đã thấy lại, sau cái thấy của Đức Phật gần 25 thế kỷ, về sự cấu tạo và tính cách vô thường của vũ trụ.
Cho tới đầu thập niên 1920, các nhà vũ trụ học (vũ trụ học là môn học khảo sát về nguồn gốc, sự tiến hóa và sự cấu tạo của vũ trụ) đều cho rằng vũ trụ chỉ là giải Ngân Hà mà Thái Dương Hệ (hệ thống mặt trời và các hành tinh trong đó có trái đất) của chúng ta nằm trong đó, và vũ trụ này có vẻ như vô cùng tận, thường hằng, nghĩa là không thay đổi và có tính cách vĩnh cửu (eternal). Vào đầu thập niên 1920, các chuyên gia khảo cứu vũ trụ, qua những kính thiên văn tân kỳ, khám phá ra rằng giải Ngân Hà (Milky Way), trong đó có thể có tới cả trăm tỷ ngôi sao, mỗi ngôi tương tự như mặt trời trong Thái Dương Hệ, thật ra chỉ là một ốc đảo, một Thiên Hà (galaxy), trong vũ trụ.
Ngoài giải Ngân Hà ra còn cả triệu, cả tỷ Thiên Hà khác rải rác trong vũ trụ. Mỗi Thiên Hà đều chứa ít ra là cả tỷ ngôi sao, tương tự như giải Ngân Hà. Trong vũ trụ, giải Ngân Hà có dạng của một cái đĩa, rộng khoảng 100000 (một trăm ngàn) năm ánh sáng, và Thái Dương Hệ của chúng ta ở cách tâm của giải Ngân Hà khoảng 30000 (ba mươi ngàn) năm ánh sáng. Trong vũ trụ học, vì phải kể đến những khoảng cách vô cùng lớn nên người ta thường dùng đơn vị đo chiều dài là 1 năm ánh sáng, hoặc đơn vị parsec bằng hơn ba năm ánh sáng một chút (3.2616). Chúng ta đều biết, ánh sáng truyền trong không gian với vận tốc khoảng 300000 cây số trong một giây đồng hồ. Chúng ta cũng biết một phút có 60 giây, một giờ có 60 phút, một ngày có 24 giờ, và một năm có khoảng 365 ngày. Do đó, chúng ta có thể tính ra khoảng cách của một năm ánh sáng. Khoảng cách này vào khoảng 9460800000000 (9 ngàn 4 trăm 60 tỷ 8 trăm triệu) cây số, hoặc gần 6000000000000 (6 ngàn tỷ) Miles.
Làm sao mà các khoa học gia có thể đo được những khoảng cách vô cùng lớn như vậy? Lẽ dĩ nhiên không phải đo bằng thước mà bằng một phương pháp gián tiếp qua những dụng cụ khoa học, và đây chính là sự kỳ diệu của những phát minh khoa học song hành với sự phát triển trí tuệ của con người.
Năm 1923, khi quan sát khối tinh vân (nebula) Andromeda, một khối trông như một đám bụi sáng mờ mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt trần, qua một kính thiên văn vĩ đại tân kỳ có đường kính khoảng hai thước rưỡi, Edwin Hubble nhận ra rằng đó không phải là một khối tinh vân mà chính là một thiên hà tương tự như giải ngân hà. Quan sát kỹ, Hubble nhận thấy trong thiên hà này có những ngôi sao mà độ sáng của nó thay đổi một cách đều đặn, nghĩa là hiện tượng ngôi sao mới đầu sáng, rồi mờ đi, rồi lại sáng trở lại, và cứ tiếp tục thay đổi đều đặn như vậy. Các ngôi sao thay đổi độ sáng này có tên khoa học là Cepheid (Cepheid variables). Thời gian của một chu trình thay đổi này tùy thuộc ở độ sáng trung bình của ngôi sao. Chu trình thay đổi này có thể kéo dài trong khoảng từ 1 tới 50 ngày, tùy theo ngôi sao, nhưng rất đều đặn, thí dụ 15 ngày chẳng hạn, đối với một ngôi sao nào đó. Thời gian của chu trình này cho chúng ta biết chính xác độ sáng của ngôi sao đó. Và độ sáng biểu kiến (apparent brightness), nghĩa là thấy vậy mà không phải thực là vậy, của các ngôi sao ghi giữ lại trên các kính thiên văn sẽ cho chúng ta biết khoảng cách từ ngôi sao đến trái đất, vì theo một định luật đã được kiểm chứng trong khoa học, độ sáng biểu kiến chẳng qua chỉ là độ sáng thật chia cho bình phương của khoảng cách. Thí dụ, nếu chúng ta đo thấy độ sáng biểu kiến của ngôi sao A chỉ sáng bằng một phần tư độ sáng biểu kiến của ngôi sao B thì chúng ta có thể kết luận là ngôi sao A ở xa chúng ta gấp đôi ngôi sao B, vì bình phương của một nửa là một phần tư.
Qua kỹ thuật đo khoảng cách này, các khoa học gia biết rằng thiên hà Andromeda cách xa chúng ta khoảng hai triệu năm ánh sáng (700 ngàn parsec) và là thiên hà hàng xóm gần chúng ta nhất. Với những kính thiên văn ngày càng tân kỳ có khả năng ghi lại những ánh sáng rất yếu, từ rất xa, các khoa học gia đã biết được có những thiên hà cách xa chúng ta cả chục triệu năm ánh sáng, cả trăm triệu năm ánh sáng, rồi đến cả chục tỷ năm ánh sáng.
Các khoa học gia thường có thói xấu là "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày chủ nhật" và cứ lập đi lập lại một thí nghiệm để chắc rằng những dữ kiện khoa học phù hợp nhau, từ đó mới đưa ra những xác định khoa học. Tới năm 1929, Edwin Hubble nhận ra một hiện tượng kỳ lạ: có vẻ như các thiên hà càng ngày càng di chuyển ra xa chúng ta. Hiện tượng trên chính là căn bản thuyết lý của Big Bang. Để hiểu rõ vấn đề, có lẽ chúng ta cần đi thêm vào chút ít chi tiết.
Sở dĩ Edwin Hubble khám phá ra hiện tượng trên là vì, khi quan sát những quang phổ (spectrum) ánh sáng từ các thiên hà, ông thấy vị trí của toàn bộ quang phổ này thay đổi với thời gian. Chúng ta biết rằng, dùng một lăng kính (prism) chúng ta có thể phân ánh sáng trắng của mặt trời ra làm bảy màu khác nhau, tương tự như những màu ta nhìn thấy trên một cầu vồng sau một cơn mưa, đó là quang phổ của ánh sáng mặt trời. Tương tự, ánh sáng từ các thiên hà, khi đi qua một quang phổ kế (spectroscope), nghĩa là một tổ hợp của kính hiển vi (microscope) và lăng kính (prism), cũng cho chúng ta những quang phổ tương ứng. Quan sát kỹ những quang phổ này, chúng ta thấy ngoài những màu chính còn có những vạch sáng và tối xen kẽ. Không đi vào chi tiết, chúng ta có thể nói rằng, vị trí của những vạch này cho chúng ta biết những nguyên tố đã phát ra ánh sáng tạo thành quang phổ đó, vì với mỗi nguyên tố, vị trí của những vạch này cố định. Nhưng khi quan sát những quang phổ này, Hubble thấy chúng chuyển sang phía đỏ (redshift), điều này chứng tỏ các thiên hà tương ứng với những quang phổ chuyển sang phía đỏ trên đang di chuyển càng ngày càng xa chúng ta.  Đây là kết quả của một hiện tượng trong khoa học gọi là Hiệu Ứng Doppler (Doppler Effect). Trước khi đi vào chi tiết của hiệu ứng này, chúng ta cần biết qua về cấu trúc của ánh sáng.
Về phương diện sinh lý, cặp mắt của con người quả thật vô cùng hạn hẹp. Chúng ta nhận biết được vật chất là vì có ánh sáng. Nhưng ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy được chỉ là một phần rất nhỏ của các loại "ánh sáng" gọi chung là sóng điện từ (electromagnetic waves). Những sóng này vừa dao động (rung) vừa truyền trong không gian với một tốc độ rất nhanh, như chúng ta đã biết, khoảng 300000 cây số trong một giây đồng hồ. Số rung trong một giây đồng hồ được gọi là tần số rung của sóng. Các sóng này có thể rung tương đối chậm, có tần số khoảng một triệu lần (chu kỳ) trong một giây, đó là các sóng phát thanh ngắn (radio short waves), hoặc rung rất nhanh, khoảng một triệu tỷ tỷ chu kỳ trong một giây, đó là những tia quang tuyến X, tia Gamma.  Khoảng cách sóng truyền đi trong không gian sau mỗi chu kỳ (một lần rung) gọi là độ dài sóng (wavelength). Độ dài sóng của các tia X, tia Gamma chỉ vào khoảng một-phần-triệu-tỷ mét, nghĩa là vô cùng nhỏ, ta có thể tạm coi là 0. Các sóng phát thanh ngắn có độ dài sóng vào khoảng 100 mét. Vậy nếu ta biểu diễn độ dài sóng của các loại ánh sáng trên một trục ngang, từ 0 tới 100 mét, nghĩa là trên một đoạn dài 100 mét, thì phạm vi ánh sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng đôi mắt trần chỉ chưa tới một phần ngàn của một ly mét, hay là một phần triệu của một mét, trong khoảng từ 0,4 phần triệu của một mét (tương ứng với ánh sáng tím) tới 0,6 phần triệu của một mét (tương ứng với ánh sáng màu đỏ), một chấm nhỏ mà mắt con người không thể nào nhìn thấy được. Vâng, chỉ như vậy thôi, và các con số trên không lạ gì với các học sinh trung học.
Trở lại hiệu ứng Doppler, chúng ta chắc ai cũng có kinh nghiệm nghe tiếng còi của xe cứu thương hay xe cảnh sát thay đổi khi xe tiến lại gần, qua ta và rồi di chuyển ra xa. Tiếng còi nghe cao dần khi xe tiến lại gần ta và rồi trở thành trầm dần khi rời xa ta. Hiện tượng này chính là hiệu ứng Doppler, sóng âm thanh co lại hoặc dãn ra tùy theo âm thanh đó tiến lại gần ta hay rời xa ta. Vì sóng âm thanh di chuyển trong không gian với một vận tốc cố định nên âm thanh cao rung nhanh hơn và tương ứng với độ dài sóng ngắn hơn, và âm thanh trầm rung chậm hơn và tương ứng với độ dài sóng dài hơn. Sóng ánh sáng cũng vậy, truyền trong không gian với một vận tốc cố định. Cho nên khi quang phổ của ánh sáng, phát ra từ các thiên hà, chuyển sang phía đỏ, nghĩa là phía những sóng ánh sáng có độ dài sóng dài hơn, thì chúng ta có thể kết luận là các thiên hà đang di chuyển càng ngày càng xa chúng ta. Điều này có nghĩa là vũ trụ không phải là thường hằng, luôn luôn như vậy, không thay đổi, mà là đang nở rộng ra. Ngoài ra, Hubble cũng còn khám phá ra một định luật mang tên ông (Hubble's law): rằng vận tốc di chuyển ra xa của các thiên hà thì tỷ lệ với khoảng cách giữa thiên hà và trái đất.  Thí dụ, một thiên hà A ở xa trái đất gấp đôi thiên hà B thì vận tốc di chuyển của thiên hà A sẽ nhanh gấp đôi vận tốc di chuyển của thiên hà B.
Vậy, nếu ngày nay chúng ta có bằng chứng khoa học rằng vũ trụ đang nở rộng thì đi ngược thời gian chúng ta có thể tưởng tượng rằng vũ trụ trước đây nhỏ hơn bây giờ, trong đó các thiên hà gần nhau hơn. Tiếp tục đi ngược thời gian, chúng ta có thể thấy rằng, một thời nào đó, các thiên hà phải rất gần nhau, chồng chất lên nhau, không còn khoảng không gian nào giữa các thiên hà hay vật chất trong vũ trụ. Luận cứ này đưa tới quan niệm về Big Bang: vũ trụ thành hình do một sự nổ bùng lớn của một dị điểm vô cùng đặc, vô cùng nóng (vì tất cả vật chất trong vũ trụ được ép lại thành một điểm). Nóng bao nhiêu độ và đặc như thế nào, các khoa học gia đã tính ra được nhiệt độ và tỉ trọng của dị điểm này, tôi sẽ đưa ra vài con số trong một đoạn sau.
Quan niệm về một Big Bang không hẳn là khó hiểu, vì chúng ta có những hình ảnh tương tự, thí dụ như một chiếc pháo bông nổ trên trời, một quả bom nổ văng ra những mảnh bom có thể rất xa và khắp mọi hướng v.v... Chỉ có một điều khác biệt, pháo bông hay bom nổ xảy ra trong một khoảng không gian đã có sẵn, còn Big Bang là sự nổ bùng của một dị điểm cùng lúc tạo ra không gian và thời gian. Những khái niệm thông thường về thời gian và không gian mà chúng ta thường hiểu không áp dụng được trước khi Big Bang bùng nổ. Cho nên, câu hỏi: "vào thời điểm nào và dị điểm nằm ở đâu để mà bùng nổ?" hoàn toàn không có nghĩa, ít ra là đối với những khoa học gia.
Thật ra, sự nở rộng của vũ trụ đã được tiên đoán trong thuyết Tương Đối của nhà Vật Lý Học Albert Einstein. Những phương trình toán học trong thuyết Tương Đối suy rộng (General Theory of Relativity) của Einstein đã tiên đoán hiện tượng này. Nhưng vào thời điểm cuối thập niên 1910, quan niệm của các khoa học gia Tây Phương về một vũ trụ thường hằng, luôn luôn như vậy không thay đổi từ vô thỉ đến vô chung, một quan niệm mà thực chất là bác bỏ thuyết sáng tạo của Ki Tô Giáo, đã ăn sâu vào đầu óc của mọi người, kể cả Einstein. Cho nên, trong những phương trình toán học của thuyết Tương Đối, thay vì trình bày sự tiên đoán trên, Einstein đã cho vào các phương trình toán học của ông một hằng số vũ trụ (cosmic constant) để triệt tiêu sự nở rộng của vũ trụ. Về sau, Einstein công nhận đó là một sai lầm lớn nhất (biggest blunder) trong suốt cuộc đời phục vụ cho khoa học của ông. Tuy vậy, Einstein vẫn được cả thế giới tôn vinh là một khoa học gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20.
Muốn hiểu tại sao thế giới lại tôn vinh Einstein như trên, có lẽ chúng ta cũng nên biết qua thuyết Tương Đối của Einstein và chỗ đứng của thuyết này trong thuyết Big Bang. Năm 1905, Einstein đưa ra thuyết tương đối hẹp (Special theory of Relativity) để giải thích bản chất của không gian và thời gian.  Thuyết này, ngoài sự chứng minh tính chất tương đối của không gian và thới gian, còn cho chúng ta biết vận tốc của ánh sáng, thường được viết bằng ký hiệu c, là một vận tốc giới hạn, nghĩa là không có gì có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng, do đó vận tốc của ánh sáng là một hằng số tuyệt đối (absolute constant). Einstein cũng cho chúng ta biết sự tương quan giữa năng lượng (energy) và vật chất (matter) qua phương trình E = mc2, E là năng lượng tương ứng với khối lượng m của vật chất, và c là vận tốc của ánh sáng. Một điểm đặc biệt khác của thuyết tương đối hẹp của Einstein là thuyết này đã tổ hợp không gian và thời gian thành một miền chung có tên khoa học là miền liên tục khônggian - thờigian (spacetime continuum), được mô tả bởi một tập hợp các phương trình. Miền liên tục không gian - thờigian này thành ra có 4 chiều, 3 chiều cho không gian và một chiều cho thời gian. Đầu óc của chúng ta đã quen với một không gian 3 chiều trong đó 3 trục ngang, dọc, và thẳng đứng thẳng góc với nhau, nên chúng ta khó có thể quan niệm một trục thứ tư, trục thời gian, thẳng góc với cả 3 trục trên. Nhưng những phương trình toán học trong thuyết tương đối hẹp của Einstein lại cho chúng ta "thấy" rõ rằng miền liên tục khônggian - thờigian đúng là như vậy, vì trong những phương trình này, chiều thứ tư, chiều thời gian, bằng cách nào đó lại dính đến những khoảng cách âm (negative distances), biểu thị bằng một dấu trừ trước thông số thời gian, ký hiệu là t, trong các phương trình. Không đi vào chi thiết phức tạp của các phương trình toán học, chúng ta có thể dùng một hình ảnh giản dị hơn để có một khái niệm về miền liên tục 4 chiều.
Chúng ta hãy tưởng tượng miền liên tục khônggian - thờigian này giống như một tờ cao su rộng, được căng thẳng như mặt trống chẳng hạn. Trên mặt tấm cao su này chúng ta hãy vẽ một trục biểu thị sự chuyển động trong không gian, và một trục thẳng góc với trục trên biểu thị sự chuyển động trong thời gian.  Nói một cách toán học thì 3 chiều trong không gian đều tương đương như nhau, nên chúng ta có thể tưởng tượng một trục có thể tượng trưng cho cả 3. Bây giờ chúng ta hãy lăn một viên bi trên tấm cao su đó, chúng ta có hình ảnh của một vật chuyển động trong miền liên tục không gian - thời gian.
Nhưng đây là sự chuyển động của một vật trong một mẫu khônggian - thờigian phẳng lì (flat spacetime), nghĩa là trong không gian và thời gian thuần túy. Thực tế là, trong vũ trụ không phải chỉ có không gian không, mà còn có hằng hà sa số các thiên hà như chúng ta đã biết. Do đó, Einstein đã để ra 10 năm để nghiên cứu, tìm cách đưa tác dụng của trọng trường, nghĩa là ảnh hưởng của vật chất, vào trong thuyết tương đối của ông. Ông đã thành công năm 1915 với kết quả là thuyết tương đối rộng (General theory of relativity), một thuyết có thể giải thích, mô tả sự tương quan giữa không gian, thời gian, và vật chất, nghĩa là vũ trụ.
Muốn hiểu ảnh hưởng của vật chất trong việc giải thích vũ trụ, chúng ta hãy lấy lại mẫu khônggian - thờigian phẳng lì trên, và trên tấm cao su căng thẳng chúng ta hãy đặt một khối nặng trên đó. Hiển nhiên là tấm cao su sẽ bị trũng xuống nơi chúng ta đặt khối nặng trên. Lăn một viên bi trên tấm cao su theo một đường thẳng qua gần khối nặng trên, viên bi không di chuyển theo đường thẳng mà lại quẹo vào gần chỗ trũng trên tấm cao su rồi tiếp tục di chuyển trên quỹ đạo đã bị uốn cong này. Điều này chứng tỏ khônggian - thờigian bị uốn cong và biến dạng bởi những vật nặng, thí dụ như mặt trời, trong đó, và quỹ đạo của bất cứ cái gì, kể cả ánh sáng, di chuyển qua và gần vật nặng đó cũng bị uốn cong trong cái vùng biến dạng của khônggian - thờigian. Hiện tượng này đã được kiểm chứng và đo được một cách khá chính xác.  Ngay từ năm 1919, các nhà vũ trụ học đã có thể đo được mức độ uốn cong của ánh sáng khi đi qua gần mặt trời. Thuyết tương đối của Einstein đã tiên đoán rất đúng mức độ uốn cong này.
Sau sự khám phá của Hubble là vũ trụ đang nở rộng, các khoa học gia đã dùng lại những phương trình toán học của Einstein, bỏ đi cái hằng số vũ trụ mà Einstein cho vào để triệt tiêu sự nở rộng của vũ trụ.  Kết quả là các phương trình này mô tả rất chính xác vũ trụ của chúng ta.
Thật ra thì người đầu tiên dùng những phương trình toán học trong thuyết tương đối của Einstein để đưa ra một thuyết về nguồn gốc của vũ trụ mà ngày nay chúng ta gọi là Big Bang là một linh mục người Bỉ tên là George Lemaitre. Nhưng Lemaitre chỉ dùng những phương trình này để tính ngược tới một thời điểm mà vũ trụ được thu gọn trong một trái cầu lớn hơn mặt trời khoảng 30 lần mà ông ta gọi là "nguyên tử đầu tiên" (primeval atom), còn được biết dưới danh từ "trứng vũ trụ" (cosmic egg). Theo Lemaitre thì, vì những lý do không rõ, trái trứng vũ trụ này nổ bùng tạo thành vũ trụ của chúng ta ngày nay.  Nhưng các phương trình của Einstein lại cho phép chúng ta đi ngược thời gian xa hơn nữa, tới một thời điểm mà tất cả vũ trụ được thu gọn trong một điểm mà danh từ khoa học gọi là "dị điểm" (singularity), một thời điểm vào khoảng 0.0001 (một phần mười ngàn) của một giây đồng hồ (10-4 sec.) sau khi dị điểm bùng nổ, khi đó nhiệt độ của dị điểm là khoảng 1000000000000 (một ngàn tỷ) độ tuyệt đối (1012 oK), nhiệt độ tuyệt đối K cao hơn nhiệt độ bách phân C là 273.16  độ,  do đó  0 độ K  tương đương  với  -273.16 độ bách phân C, và tỷ trọng của dị điểm là 100000000000000 (một trăm ngàn tỷ) gram (1014 g) cho một phân khối. Để có môt ý niệm về các con số trên, nhiệt độ ngoài biên của mặt trời chỉ vào khoảng 6000 độ, và tỷ trọng của nước chỉ là 1 gram cho một phân khối. Một điểm quan trọng trong thuyết Big Bang mà chúng ta cần hiểu là: không phải dị điểm nổ bùng và nở rộng trong một không gian hay vũ trụ có sẵn, thí dụ như pháo bông nổ trên trời, mà là thời gian và không gian được gói ghém trong dị điểm, nghĩa là thời gian và không gian của vũ trụ ngày nay được sinh ra cùng với sự nổ bùng của dị điểm.
Sự kiện vũ trụ đang nở rộng đã là một sự kiện khoa học, không ai có thể phủ nhận. Nhưng sự kiện này có phải là "tiếng nói cuối cùng" của các khoa học gia về thuyết Big Bang hay không? Không hẳn, vì thuyết Big Bang lại đưa đến nhiều vấn đề khác cần phải kiểm chứng để cho thuyết này được công nhận.
Cũng vì vậy mà trong thập niên 1940, George Gamow đã từ thuyết Big Bang tiến thêm một bước và tiên đoán sự hiện hữu của một bức xạ nền (background radiation) trong vũ trụ. Gamow áp dụng môn vật lý nguyên lượng (quantum physics) vào việc khảo sát những sự tương tác hạt nhân (nuclear interactions) phải xảy ra trong quả cầu lửa khi Big Bang vừa mới nổ chưa được một giây đồng hồ. Khi đó, quả cầu lửa, do dị điểm nổ tung ra, gồm các hạt nhân của nguyên tử hydrogen, còn gọi là dương tử (proton), trung hòa tử (neutron), điện tử (electron), và các hạt khác. Gamow tính ra rằng vào khoảng 25% các hạt proton được biến cải thành hạt alpha, nhân của nguyên tử Helium, gồm 2 proton và 2 neutron, phù hợp với sự cấu tạo của các ngôi sao được thành lập khi vũ trụ mới thành hình, được ghi nhận trên các quang phổ ánh sáng của các ngôi sao này. Kết quả là quả cầu lửa vô cùng nóng này chứa đầy ánh sáng (bức xạ) có độ dài sóng ngắn dưới dạng tia X và tia Gamma. Gamow và nhóm nghiên cứu của ông kết luận là những bức xạ ban khai này của Big Bang, dù đã nguội đi rất nhiều qua mười mấy tỷ năm, nhưng vì không thể thất thoát đi đâu được, nên vẫn còn tồn tại đầy trong vũ trụ hiện nay, tạo thành một bức xạ nền, nghĩa là bức xạ có khắp mọi nơi trong vũ trụ. Đây chính là dấu tích của Big Bang để lại, nếu thực sự vũ trụ này sinh ra từ một Big Bang.
Muốn dễ hiểu chúng ta hãy tưởng tượng một quả bong bóng chứa đầy không khí. Khi quả bong bóng nở phồng ra thì không khí trong đó cũng loãng ra vì phải chiếm một thể tích lớn hơn. Tương tự, khi vũ trụ càng ngày càng nở rộng ra thì mật độ (density) của các bức xạ trên cũng phải càng ngày càng giảm đi.  Nói cách khác, các bức xạ có độ dài sóng ngắn như tia X, tia Gamma cùng dãn ra với vũ trụ, do đó chuyển dần thành những bức xạ có độ dài sóng dài hơn. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa những bức xạ có độ dài sóng ngắn và độ dài sóng dài là năng lượng kết hợp với bức xạ có độ dài sóng ngắn thì cao hơn là năng lượng kết hợp với bức xạ có độ dài sóng dài.  Chúng ta đã biết, tia X có sức xuyên thấu cao, có thể làm nguy hại đến các tế bào trong cơ thể, trong khi ánh sáng thường trong bóng mát không có ảnh hưởng gì tới cơ thể. Khi vũ trụ nở rộng thì vì sự chuyển sang phía độ dài sóng dài của các bức xạ nền trong vũ trụ, và nếu chúng ta biết nhiệt độ ban khai của Big Bang và tuổi của vũ trụ thì chúng ta có thể tính ra nhiệt độ của bức xạ nền trong vũ trụ.
Năm 1948, hai sinh viên trong nhóm nghiên cứu của Gamow là Ralph Alpher và Robert Herman đã tính ra được nhiệt độ tương ứng với bức xạ nền này vào khoảng 500K, nghĩa là -268 độ Celsius hay nhiệt độ bách phân (dưới nhiệt độ 00 của nước đá 268 độ). Lẽ dĩ nhiên, kết quả này tùy thuộc nhiệt độ ban đầu của Big Bang và tuổi của vũ trụ, vì chúng ta có thể tính ra nhiệt độ của bức xạ nền hiện nay bằng cách lấy nhiệt độ ban khai của Big Bang chia cho căn số bậc hai của tuổi vũ trụ, tính bằng giây đồng hồ.
Sự tiên đoán lý thuyết của Gamow và nhóm nghiên cứu của ông về một bức xạ nền, dấu tích của Big Bang để lại, không được giới khoa học để ý đến nhiều, tuy cũng có vài nhóm nghiên cứu khác tính ra nhiệt độ của bức xạ nền là vào khoảng vài độ tuyệt đối. Một phần vì chưa có kỹ thuật đo nhiệt độ thấp (khoảng -2700 C) nên không thể kiểm chứng tiên đoán của Gamow, một phần vì thuyết Big Bang chưa có tính cách hoàn toàn thuyết phục. Mãi tới năm 1965, Arno Penzias và Robert Wilson ở trung tâm khảo cứu của hãng Bell (Bell Research Laboratories), thiết kế một cái ăng-ten lớn hình loa để dùng trong sự liên lạc viễn thông với các vệ tinh, ngẫu nhiên dò ra được một loại âm thanh vi sóng vô tuyến thuần nhất trong chín phương trời, mười phương Phật (microwave radio noise coming uniformly from all over the sky). Âm thanh này chính là bức xạ nền đã tiên đoán bởi Gamow trước đó hơn 20 năm. Thực nghiệm đã kiểm chứng lý thuyết, và điều này đã thuyết phục hầu hết các nhà vũ trụ học về quan niệm vũ trụ sinh ra từ một Big Bang. Penzias và Wilson được trao tặng giải Nobel vào năm 1978 về những khám phá tình cờ này. 20 năm tiếp theo sự khám phá của Penzias và Wilson, nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đã đổ xô vào việc kiểm chứng sự hiện hữu của bức xạ nền, dấu tích của Big Bang để lại, và ngày nay, nhiệt độ của bức xạ nền được mọi người công nhận là 2.70K.
Tới đây, có lẽ chúng ta cho rằng câu chuyện Big Bang đã dứt khoát, không còn ai có thể nghi ngờ gì nữa về nguồn gốc của vũ trụ, trừ những người mê mẩn với thuyết sáng tạo (creationist). Không hẳn vậy, vì tới thập niên 1980, các nhà vũ trụ học không cảm thấy hoàn toàn hài lòng về những kết quả liên hệ tới một bức xạ nền trong vũ trụ. Sự hiện hữu của một bức xạ nền đã được kiểm chứng dứt khoát, nhưng vấn đề là nó nhuyễn quá (too smooth), nó đồng đều khắp mọi phương trong vũ trụ. Bất kể đo từ hướng nào nó cũng như nhau, thuần nhất (uniform). Điều này làm cho các nhà vũ trụ học bối rối. Vì, nếu trong vũ trụ nở rộng này chỉ có toàn là bức xạ thì sự thuần nhất của bức xạ nền không thành vấn đề. Nhưng chúng ta đã biết, trong vũ trụ có cả tỷ thiên hà, và mỗi thiên hà có đến cả tỷ ngôi sao, nghĩa là trong vũ trụ có những lượng vật chất rất lớn. Theo các nhà vũ trụ học thì sự hiện hữu của những khối lượng vật chất lớn, vô cùng lớn, trong vũ trụ sẽ tạo ra những vân (ripples) trong bức xạ nền, nghĩa là bức xạ nền không thể nào quá nhuyễn mà phải không đồng đều, dù sự sai biệt này vô cùng nhỏ. Điều này sẽ gây nên những vân trong bức xạ nền, nghĩa là bức xạ nền không thể quá nhuyễn như những kết quả đo lường đã chứng tỏ.  Đây chính là mắt xích cuối cùng trong việc xác định thuyết Big Bang, không kiếm được cái mắt xích này, thuyết Big Bang không có căn bản vững chắc. Các khoa học gia đã hầu như thất vọng vì kỹ thuật trong đầu thập niên 1990 không thể kiểm chứng được sự hiện hữu của các vân trong bức xạ nền. Nhưng vào tháng 4 năm 1992, vệ tinh COBE (COsmic Background Explorer) của cơ quan thám hiểm không gian Hoa Kỳ (NASA) đã dò ra được những vân trong bức xạ nền với những sai biệt đúng như sự tiên đoán của các khoa học gia. Thuyết Big Bang không còn là một thuyết nữa mà trở thành một sự kiện khoa học (scientific fact) và cả thế giới đều công nhận sự kiện này về nguồn gốc của vũ trụ.
Muốn hiểu tường tận thuyết Big Bang qua những bằng chứng toán học và vật lý thì có vẻ khó, nhưng muốn "thấy" Big Bang thì không phải là chuyện khó khăn. Chúng ta chỉ cần mở TV, vặn vào một đài số không có trong chương trình TV, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng xào xạo và thấy ánh sáng nhấp nháy trên màn huỳnh quang. 1% của loại tiếng ồn và ánh sáng nhấp nháy này là từ bức xạ nền, dấu tích của Big Bang để lại trong khắp vũ trụ từ hơn 15 tỷ năm nay.
Một mặt khác, những đêm trời quang, mưa tạnh, chúng ta chỉ cần nhìn lên những khoảng tối giữa các vị sao trên trời là có thể thấy ngay Big Bang trên đó.  Không đi vào chi tiết, chúng ta đã biết, cho tới thập niên 1920, quan niệm về vũ trụ là một vũ trụ thường hằng, vô cùng tận, luôn luôn như vậy với hàng tỷ tỷ ngôi sao khắp mọi nơi. Theo quan niệm này thì ban đêm trời phải sáng vì nhìn theo bất cứ hướng nào trong vũ trụ ta cũng thấy một vị sao. Cho nên câu hỏi "tại sao ban đêm trời lại tối" mà Olbers đưa ra như một nghịch lý (Olbers' paradox) trong thế kỷ 19, đã là mối thắc mắc của các khoa học gia và triết gia trong nhiều thế kỷ. Lẽ dĩ nhiên, đối với những người thường như chúng ta thì khi được hỏi: "Anh nhỉ, tại sao ban đêm trời lại tối?", câu trả lời rất có thể là: "À, trời tối để anh có thể nhìn thấy ánh mắt em lấp lánh như sao trên trời." Nhưng các khoa học gia có vẻ như không thỏa mãn với câu trả lời đầy vẻ thơ mộng trên, cho nên vẫn tìm cách giải thích câu hỏi “Tại sao ban đêm trời lại tối?”
Mãi khi thuyết Big Bang ra đời, các khoa học gia mới giải thích được nghịch lý này: Vì vũ trụ luôn luôn nở rộng làm cho ánh sáng từ các ngôi sao chuyển sang phía đỏ, vì vũ trụ mới sinh ra từ một Big Bang cách đây khoảng 15 tỷ năm nên chưa đủ thời gian để cho ánh sáng từ các thiên hà xa hơn nữa, nếu có, truyền tới mặt đất, và vì các ngôi sao không phải là cứ sống mãi mãi, trước sau gì cũng phải chết đi như vạn pháp trong vũ trụ.
Trên đây là tóm tắt câu chuyện “Big Bang”, nguồn gốc của vũ trụ mà ngày nay không còn ai có thể phủ nhận trừ những người có đầu óc tương đương với đầu óc của những người thuộc thời Trung Cổ ở Âu Châu, cần được chăn dắt,  bảo sao nghe vậy.
Thật vậy, ngày 30 tháng 4, 2001, báo Chicago tribune loan tin “Những nhà thiên văn của đại học Chicago đã phổ biến những kết quả đo lường chi tiết về những vân trong bức xạ nền (background radiation) còn lại từ khi vũ trụ sinh ra từ một Big Bang.” (University of Chicago astronomers on Sunday released finely detailed measurements of radiation from the birth of the universe, capturing an unprecedented snapshot of acoustic waves rippling from the cataclysm of Big Bang). Những kết quả này đã kiểm chứng bằng chứng là vũ trụ đã sinh ra từ một Big Bang (Evidence of cosmic explosive growth).
Và ngày 12 tháng 2, 2003, báo chí cũng như các đài TV Mỹ đã loan tin là cơ quan thám hiểm không gian Hoa Kỳ (NASA) đã đưa ra những hình ảnh chụp bởi vệ tinh Microwave Anisotropy Probe (MAP), được phóng lên không gian vào tháng 6, 2001, lên xa trái đất 1 triệu 6 trăm ngàn cây số (1.6 MKm), về một vũ trụ ở thời điểm vài ngàn năm sau Big Bang, 200 triệu năm sau, và 13,7 tỷ năm sau. Những hình ảnh này đưa đến sự định tuổi chính xác nhất của vũ trụ là 13,7 tỷ năm và thời gian này chiếm nửa đời sống của vũ trụ, nghĩa là vũ trụ này chỉ còn tồn tại khoảng 14 tỷ năm nũa thôi. (Universe: Data reveal birth, life, eventual end [The remarkable portraits capturing the afterglow of the Big Bang – called the cosmic microwave background – were released by NASA on Tuesday. They provide the most accurate dating of the universe’s birth – 13.7 billion years ago – and suggest that it is now going through a midlife crisis])
Theo: Phật giáo và Khoa học

Big Bang không phải là khởi đầu của vũ trụ

Quỳnh Mai |
Big Bang không phải là khởi đầu của vũ trụ
Vũ trụ dần dãn nở và nguội đi, tuy nhiên trong quá khứ nó từng đặc và nóng hơn.

Vũ trụ không xuất hiện âm thầm mà thông qua một vụ nổ! Ít nhất, đó là điều chúng ta thường được nghe: Vũ trụ và mọi thứ trong vũ trụ ra đời tại thời điểm Big Bang (Vụ nổ lớn) xảy ra. Thật không may, đây là một sai lầm. Giới khoa học đã nhận ra điều này từ gần 40 năm trước.

Vũ trụ không xuất hiện âm thầm mà thông qua một vụ nổ! Ít nhất, đó là điều chúng ta thường được nghe: Vũ trụ và mọi thứ trong vũ trụ ra đời tại thời điểm Big Bang (Vụ nổ lớn) xảy ra.
Không gian, thời gian, tất cả vật chất và năng lượng bên trong bắt đầu từ một điểm duy nhất, sau đó dãn nở và nguội đi từ đó hình thành nên thời gian hàng tỷ năm đến các nguyên tử, vì sao, thiên hà và siêu thiên hà trải rộng trên hàng tỷ năm ánh sáng – chính là Vũ trụ hiện hữu của chúng ta.
Bức tranh tráng lệ và đầy hấp dẫn đó giải thích rất nhiều điều về những thứ chúng ta thấy được, từ cấu trúc quy mô lớn của hai nghìn tỷ thiên hà trong Vũ trụ đến bức xạ tàn dư từ vụ nổ nhiễm vào mọi vật thể sống. Thật không may, đây là một sai lầm. Giới khoa học đã nhận ra điều này từ gần 40 năm trước.
 Big Bang không phải là khởi đầu của vũ trụ - Ảnh 1.
Theo ghi chép của Vesto Slipher, nếu khoảng cách của một thiên hà tới chúng ta càng lớn, nó chuyển động ra xa chúng ta càng nhanh. Trong nhiều năm, điều này không thống nhất với Big Bang, cho đến khi Hubble cho phép chúng ta quan sát và sắp xếp các mảnh ghép lại với nhau: Vũ trụ đang mở rộng.VESTO SLIPHER, (1917): PROC. AMER. PHIL. SOC, 56, 403
Ý tưởng về Big Bang lần đầu xuất hiện vào những năm 1920 và 1930. Khi quan sát các thiên hà xa xôi, giới khoa học phát hiện ra điều khác thường: các thiên hà càng cách xa chúng ta, dường như các thiên hà đó càng nhanh di chuyển ra xa chúng ta hơn.
Theo các tiên đoán của Thuyết tương đối rộng của Einstein, một vũ trụ tĩnh sẽ không ổn định về mặt trọng lực; mọi thứ hoặc cần phải di chuyển ra xa nhau hoặc hút về phía nhau nếu lưới không gian tuân theo định luật Einstein.
Quan sát sự suy giảm này cho chúng ta biết rằng Vũ trụ đang mở rộng, và sau này, những thứ ngày càng cách xa nhau theo thời gian đã từng ở rất gần nhau trong quá khứ xa xưa.
 Big Bang không phải là khởi đầu của vũ trụ - Ảnh 2.
Nếu bạn càng nhìn xa và xa hơn nữa, bạn cũng nhìn xa hơn về quá khứ. Bạn càng đi về trước đó, vũ trụ hóa ra càng nóng, đậm đặc hơn và ítbiến hóahơn. Nguồn: NASA/STSCI/A. FELID
Vũ trụ đang dãn nở không chỉ khiến khoảng cách giữa mọi thứ ngày càng xa hơn, mà còn khiến bước sóng dần trải dài ra theo bước chân chúng ta du hành đến thời gian phía trước. Vì bước sóng quyết định năng lượng (bước sóng ngắn hơn có nhiều năng lượng hơn), điều đó có nghĩa là nhiệt độ Vũ trụ giảm theo thời gian và do đó mọi thứ đã từng nóng hơn trong quá khứ.
Ngoại suy điều này một khoảng đủ xa về quá khứ, bạn sẽ đến một thời điểm mà mọi thứ quá nóng đến mức thậm chí không thể hình thành các nguyên tử trung hòa. Nếu giả thuyết này chính xác, chúng ta sẽ thấy bức xạ tàn dư ngày nay, theo mọi hướng, đã nguội chỉ một vài độ trên độ 0 tuyệt đối.
Việc nền vi sóng vũ trụ này được phát hiện bởi Arno Penzias và Bob Wilson vào năm 1964 là xác nhận đầy thuyết phục cho giả thuyết Big Bang.
 Big Bang không phải là khởi đầu của vũ trụ - Ảnh 3.
Theo các các quan sát ban đầu của Penzias và Wilson, mặt phẳng thiên hà phát ra một số nguồn phóng xạ vật lý thiên văn (trung tâm), nhưng ở phía trên và dưới, tất cả những gì còn lại là một nền bức xạ đồng nhất gần như hoàn hảo. Nguồn: Đội nghiên cứu khoa học WMAP thuộc NASA
Do đó, rất thú vị khi tiếp tục ngoại suy ngược thời gian, khi Vũ trụ thậm chí còn nhỏ hơn và nóng đặc hơn. Nếu tiếp tục ngoại suy ngược, bạn sẽ thấy:
• Một thời điểm mà Vũ trụ quá nóng để hình thành hạt nhân nguyên tử, và bức xạ quá nóng đến mức bất kỳ mối liên kết nào giữa các proton và neutron cũng bị nổ tung.
• Một thời điểm mà các cặp vật chất và phi vật chất có thể tự hình thành, khi Vũ trụ tràn đầy năng lượng đến nỗi các cặp hạt/phản hạt có thể được tạo ra một cách tự nhiên.
• Một thời điểm mà các proton và neutron riêng biệt phân hủy thành trạng thái plasma quark-gluon, khi nhiệt độ và mật độ cao đến nỗi Vũ trụ trở nên đậm đặc hơn vùng bên trong một hạt nhân nguyên tử.
• Và cuối cùng, một thời điểm mà mật độ và nhiệt độ tăng đến các giá trị vô hạn, khi tất cả vật chất và năng lượng trong Vũ trụ được chứa trong một điểm duy nhất: nút thắt kỳ dị.
Điểm cuối cùng này – nút thắt kỳ dị là nơi mà các định luật vật lý bị phá vỡ - hiện được xem là nguồn gốc của không gian và thời gian. Đây là ý tưởng cuối cùng của Big Bang.
 Big Bang không phải là khởi đầu của vũ trụ - Ảnh 4.
Nếu chúng ta ngoại suy rất xa, chúng ta đến được các trạng thái đặc nóng hơn tại thời điểm sớm hơn. Đây có phải là trạng thái cuối cùng của nút thắt kỳ dị, nơi mà các định luật vật lý tự phá vỡ? Nguồn: NASA/CXC/M.WEISS
Tất nhiên, tất cả mọi thứ, ngoại trừ điểm cuối cùng trên, đã được xác nhận là đúng! Chúng tôi đã tạo được các plasma quark-gluon và cặp phản vật chất trong phòng thí nghiệm; cũng như tính toán các yếu tố ánh sáng được hình thành và độ phong phú tại thời kỳ sơ khai của Vũ trụ, thực hiện các phép đo và thấy rằng chúng đều phù hợp với các dự đoán từ vụ nổ Big Bang.
Xa hơn nữa, chúng tôi đã đo được sự biến động của nền vi sóng vũ trụ và xem xét cách thức các cấu trúc liên kết hấp dẫn như sự hình thành và phát triển của các vì sao và thiên hà. Quan sát tất cả những điều trên, chúng tôi đều tìm thấy sự thống nhất lớn giữa lý thuyết và quan sát. Big Bang dường như là đáp án cho câu hỏi về sự hình thành của Vũ trụ.
 Big Bang không phải là khởi đầu của vũ trụ - Ảnh 5.
Các biến động mật độ trong nền vi sóng vũ trụ cung cấp hạt giống hình thành nên cấu trúc vũ trụ hiện đại, bao gồm các ngôi sao, thiên hà, cụm thiên hà, đường phân chia và khoảng trống bức xạ quy mô lớn. Nguồn: CHRIS BLAKE VÀ SAM MOORFIELD
Tuy nhiên trên một số phương diện vẫn có sự khác biệt. Ba điều đặc biệt sau mà bạn mong chờ từ Big Bang đã không xảy ra. Cụ thể:
1. Nhiệt độ Vũ trụ là như nhau tại các hướng khác nhau, mặc dù một khu vực cách vụ nổ hàng tỷ năm ánh sáng theo một hướng không bao giờ (kể từ Big Bang) tương tác hoặc trao đổi thông tin với một khu vực hàng tỷ năm ánh sáng ở hướng ngược lại.
2. Vũ trụ không có độ cong không gian đo được khác với 0, mặc dù Vũ trụ hoàn toàn phẳng trong không gian đòi hỏi một sự cân bằng hoàn hảo giữa việc dãn nở ban đầu và mật độ vật chất và bức xạ.
3. Vũ trụ không còn tồn tại bất kỳ tàn dư có năng lượng cực cao nào còn sót lại từ những thời điểm sớm nhất, mặc dù nhiệt độ có thể tạo ra những tàn dư này đã tồn tại nếu Vũ trụ đã từng rất nóng.
Các nhà lý thuyết nghiên cứu vấn đề này bắt đầu nghĩ đến các giả thuyết thay thế cho một "nút thắt kỳ dị" của Big Bang, cũng như điều gì có thể tái tạo trạng thái đặc nóng, dãn nở và đang nguội đi trong khi những người khác tránh đề cập những vấn đề này. Tháng 12/1979, Alan Guth đã tìm ra đáp án.
 Big Bang không phải là khởi đầu của vũ trụ - Ảnh 6.
Trong một Vũ trụ đang phồng lên, năng lượng vốn có trong không gian, gây ra sự dãn nở theo cấp số mũ. Luôn luôn có một xác suất khác 0 mà quá trình lạm phát sẽ kết thúc (được biểu thị bằng dấu 'X' màu đỏ) vào bất cứ lúc nào, dẫn đến trạng thái đặc nóng của vũ trụ đầy vật chất và bức xạ. Nhưng ở những khu vực không diễn ra sự kết thúc, không gian tiếp tục phồng lên. Nguồn: BEYOND GALAXY – Tác giả: E. SIEGEL
Thay vì một trạng thái đặc nóng ngẫu nhiên, Vũ trụ có thể bắt đầu từ một trạng thái không có vật chất, không có bức xạ, không phản vật chất, không có neutrino, và bất cứ hạt nào. Tất cả năng lượng trong Vũ trụ có thể liên kết chặt chẽ với chính lưới không gian: một dạng năng lượng chân không, khiến Vũ trụ dãn nở với tốc độ theo cấp số mũ.
Trong trạng thái vũ trụ này, biến động lượng tử vẫn tồn tại, và vì vậy khi không gian mở rộng, những dao động này sẽ kéo dài trên toàn Vũ trụ, tạo ra các vùng có mật độ năng lượng trung bình nhiều hơn hoặc ít hơn một chút.
Và cuối cùng, khi giai đoạn phình to này của vũ trụ chấm dứt, năng lượng đó sẽ được biến đổi thành vật chất và bức xạ, tạo ra trạng thái đặc nóng tương đồng với vụ nổ Big Bang.
 Big Bang không phải là khởi đầu của vũ trụ - Ảnh 8.
Các biến động lượng tử vốn có trong không gian, trải dài khắp vũ trụ trong quá trình phình to, để lại dấu vết của sự biến động mật độ trên nền vi sóng vũ trụ, từ đó dẫn đến sự xuất hiện của các ngôi sao, thiên hà và cấu trúc rộng lớn khác trong Vũ trụ ngày nay. Nguồn: Tác giả E. SIEGEL, Ảnh: TỪ KÍNH THIÊN VĂN PLANCK CỦA CƠ QUAN VŨ TRỤ CHÂU ÂU VÀ NHIỆM VỤ LIÊN CƠ QUAN CỦA NSF TRONG NGHIÊN CỨU NỀN VI SÓNG VŨ TRỤ/NASA/BỘ NĂNG LƯỢNG HOA KỲ
Điều này được coi là một ý tưởng hấp dẫn nhưng vẫn mang tính suy đoán, nhưng có một cách để kiểm tra. Nếu chúng ta có thể đo lường được những biến động trong ánh sáng tàn dư của Big Bang, và chúng cho thấy một mô hình cụ thể phù hợp với dự đoán về quá trìnhphình to, đó sẽ là một bằng chứng quyết định cho quá trình phình to.
Hơn nữa, biến động đó sẽ phải rất nhỏ để Vũ trụ có thể không bao giờ đạt đến nhiệt độ cần thiết để tạo ra các tàn dư năng lượng cao, và nhỏ hơn nhiều so với nhiệt độ và mật độ mà không gian và thời gian xuất hiện từ điểm kỳ dị.
Trong những năm 1990, những năm 2000, và sau đó một lần nữa trong những năm 2010, chúng tôi đã đo lường những biến động đó một cách chi tiết và thấy điều này là chính xác.
 Big Bang không phải là khởi đầu của vũ trụ - Ảnh 9.
Sự biến động trong nền vi sóng vũ trụ, được đo bằng COBE (trên phạm vi lớn), WMAP (trên phạm vi trung bình) và Planck (trên phạm vi nhỏ), đều nhất quán với việc không chỉ tồn tại một bộ bất biến quy mô của biến động lượng tử, nhưng độ lớn quá nhỏ đến mức không thể nào tạo ra trạng thái đặc nóng ngẫu nhiên. Nguồn: NASA/WMAP SCAMENCE TEAM
Kết luận hiển nhiên là: Vụ nổ Big Bang chắc chắn đã xảy ra, nhưng không dãn nở để quay trở về trạng thái đặc nóng ngẫu nhiên. Thay vào đó, Vũ trụ từ rất sớm trước đó đã trải qua một khoảng thời gian mà trước khi tất cả năng lượng tạo thành vật chất và bức xạ như hiện nay, thay vào đó liên quan mật thiết trong chính lưới không gian của vũ trụ.
Giai đoạn đó, được gọi là phình to vũ trụ, đã kết thúc và hình thành nên Big Bang, nhưng chưa bao giờ tạo ra một trạng thái đặc nóng ngẫu nhiên và cũng không tạo ra điểm kỳ dị. Điều gì đã xảy ra trước khi Vũ trụ phình to ra - hoặc liệu phình to vũ trụ có vĩnh cửu trong quá khứ hay không - vẫn là một câu hỏi mở, nhưng có một điều chắc chắn: Big Bang không phải là sự khởi đầu của vũ trụ!
Theo Forbes
theo Vnreview

Xem tiếp...

MẶT TRÁI NHÂN TÍNH 27



-Đã là người thì ai cũng có nhân tính. Nhân tính gồm hai mặt trái, phải của nó.
-Tùy vào hành động của một hay nhiều người trong xã hội như thế nào mà theo qui ước, nó được cho là thuộc mặt nào của nhân tính.
-Thường những hành động xấu xa, đê hèn, đi ngược với tình nhân ái...đều được qui ước là mặt trái nhân tính.
-Loài vật chỉ có thú tính.
-Bản chất của nhân tính là có lý trí nhưng nhiều khi mù quáng bởi ác quỉ lũng đoạn. Bản chất của thú tính là bản năng, không hiền không ác, trung tính.
-Một hành động ở người dù có như thế nào cũng không thể gọi là thú tính. Trái lại, một hành động ở con vật dù có như thế nào cũng không được gọi là nhân tính. 
-Nhân tính và thú tính không thể chuyển hóa thành nhau.
-Mặt trái nhân tính, vì có sự dẫn dắt của lý trí mù quáng, nên ghê sợ và tàn nhẫn trội hơn gấp bộn phần thú tính.
- Không nên gọi mặt trái nhân tính là thú tính. Đừng vu oan giá họa cho con vật, tội nghiệp chúng!

-----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                                    
               Hồ Sơ Mật - Bí Mật Cuộc Đời con người tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại - phần 1
 
Hồ Sơ Mật - Bí Mật Cuộc Đời con người tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại - phần 2

Con đường trở thành trùm phát xít của Hitler

Từ một gã thanh niên lông bông không nghề nghiệp và địa vị xã hội, Adolf Hitler trở thành lãnh đạo phong trào Quốc xã và trùm phát xít độc đoán nhất lịch sử nhân loại.
Con duong tro thanh trum phat xit cua Hitler hinh anh 1
Gã trai trẻ không nghề nghiệp luôn nung nấu những tư tưởng cực đoan về sự thống trị thế giới của người Đức. Ảnh: Volkundvaterland
Adolf Hitler sinh ngày 20/4/1889 tại thị trấn Braunau am Inn của Áo gần biên giới với Đức. Ông là con thứ 3 từ cuộc hôn nhân thứ 3 giữa Alois Hitler và bà Klara Poelzl. Hitler lớn lên trong bối cảnh chính trị rối loạn của Áo những năm đầu thế kỷ 20 khi vương triều Áo đang chết lịm sau nhiều thế kỷ thống trị châu Âu, các nhóm dân tộc thiểu số như, Slav, Czech, Slovak, Serbi.. đều đòi quyền bình đẳng hay ít ra là quyền tự trị.
Nền chính trị Áo bị chi phối bởi những bất hòa cay đắng giữa các dân tộc. Hitler vốn sẵn có tinh thần quốc gia quá khích, ông ta chống đối quyết liệt những diễn biến này. Hitler cho rằng, để cứu nguy cho đế quốc, người Đức cần tái lập uy quyền tuyệt đối như xưa, những dân tộc khác, đặc biệt là Slav và Czech đều thuộc tầng lớp hạ đẳng, dân tộc Đức có quyền cai trị họ với bàn tay sắt. Những suy nghĩ cực đoan đó đã ươm mầm trong gã trùm phát xít độc đoán nhất lịch sử nhân loại.
Khi sống ở Áo, Hitler theo dõi chặt chẽ hoạt động chính trị của các đảng phái chính của Đế quốc Áo cũ. Quá trình quan sát giúp hình thành nên đầu óc chính trị sắc sảo giúp ông ta nhìn rõ mặt mạnh, yếu của các phong trào chính trị đương thời. Theo thời gian, đầu óc trưởng thành như thế đã biến ông thành chính trị gia bậc thầy của nước Đức.
Theo nhà sử học William L. Shirer, người dày công nghiên cứu về lịch sử Đức quốc xã, tác giả cuốn sách Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ Ba, Hitler bị ám ảnh với ý nghĩ không nên có đường biên giới ngăn cách giữa Áo và Đức.
Ý nghĩ này trở nên dai dẳng khi Hitler viết cuốn sách mà về sau trở thành nền tảng cho Đế chế thứ Ba mang tên Cuộc tranh đấu của tôi. Những dòng đầu tiên trong cuốn sách liên quan đến ý nghĩa nơi sinh quán, nhà độc tài viết: "Tôi thấy dường như định mệnh đã chọn Braunau am Inn làm nơi tôi sinh ra. Bởi thị trấn nhỏ bé này nằm gần biên giới phân chia người Đức thành 2 quốc gia mà thế hệ của chúng ta đã dành cả đời để thống nhất".
Bậc thầy về hùng biện
Con duong tro thanh trum phat xit cua Hitler hinh anh 2
Tài hùng biện xuất chúng đã giúp Hitler từ một gã không nghề nghiệp bước chân lên vũ đài chính trị nước Đức. Ảnh: Dailynews
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hitler vốn khinh thường việc học hành chỉ để làm một nghề nào đó. Ông ta từng thử sức với nghề họa sĩ, kiến trúc sư nhưng tất cả đều thất bại. Năm 1913, Hitler rời Áo đến sống ở Đức, "nơi ông nói luôn ở trong tim mình".
Lúc đó, Hitler 24 tuổi. Trong con mắt của mọi người, ông ta chỉ là một gã lông bông, không bạn bè, gia đình, vô nghề nghiệp. Nhưng ông ta có một thứ, lòng tin sắt đá về sứ mệnh hồi sinh Đế chế Đức.
Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Hitler đầu quân cho một trung đoàn của vương quốc Bayern, một phần của Đế chế Đức. Việc gia nhập quân đội đã thỏa ước vọng phục vụ nước Đức của gã trai trẻ và bước đầu hình thành con đường chính trị về sau.
Xuất phát điểm trên con đường chính trị của Hitler là con số "0" nhưng ông ta có một kỹ năng trời phú đó là tài hùng biện. Tháng 9/1919, Hitler được mời gia nhập đảng Lao động Đức (tiền thân của đảng Quốc xã) do Anton Drexler và Karl Harrer thành lập. Ông ta tham gia với tư cách Ủy viên Trung ương thứ 7.
Nhờ tài hùng biện siêu đẳng, Hitler đã lôi kéo nhiều chính trị gia lập dị, những triết gia nổi tiếng và nhiều nhân vật chủ chốt ở Đức tham gia đảng Quốc xã. Bên cạnh đó, ông ta nhanh chóng thiết lập quyền lãnh đạo độc tôn của đảng và mở rộng phong trào ra khắp nước Đức.
Sự kiện Đức đầu hàng quân Đồng minh và ký Hòa ước Versailles đã đẩy nền kinh tế, chính trị Đức xuống "vực thẳm". Bối cảnh chính trị rối ren đã tạo cơ hội cho Hitler "đầu độc" tư tưởng người dân Đức.
Trong các bài diễn thuyết, gã trai trẻ thao thao bất tuyệt về viễn cảnh trong tương lai của người dân Đức. Hitler khẳng định rằng, phong trào Quốc xã sẽ hồi sinh nước Đức trở thành Đế chế thứ Ba hùng mạnh (Đế chế thứ Nhất là Đế quốc La Mã, tiếp đến là Đế chế Bismarck, 2 đế chế mang lại uy quyền cho dân tộc Đức).
Những biến cố
Con duong tro thanh trum phat xit cua Hitler hinh anh 3
Dù không thành công trong cuộc bạo loạn ở nhà hàng bia, nhưng sự kiện đã góp phần củng cố con đường chính trị của trùm phát xít trong tương lai. Ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, con đường bước lên vũ đài chính trị của Hitler không hề đơn giản mà cũng trải qua chông gai. Tháng 11/1923, Hitler bị bắt sau cuộc bạo loạn bất thành ở nhà hàng bia Bürgerbräukeller. Ông ta bị kết tội phản quốc.
Tuy nhiên, trong phiên tòa, gã trai trẻ với tài hùng biện siêu việt và tinh thần quốc gia sôi sục đã biến phòng xét xử thành diễn đàn công kích giới lãnh đạo Đức. Sự kiện này đưa tên tuổi Hitler lên một tầm cao mới, vượt ra khỏi biên giới nước Đức.
Hitler bị kết án 5 năm tù nhưng được ân xá sau 6 tháng giam giữ. Giai đoạn 1924-1929, phong trào Quốc xã xuống dốc rõ rệt. Nhưng điều đó không làm lung lay tinh thần kiên định với mục tiêu mà ông ta đã đề ra.
Chính quyền Bayern phóng thích Hitler nhưng cấm ông ta phát biểu trước đám đông trong vòng 2 năm. Nhà sử học Shirer gọi giai đoạn này là "thời gian thư giãn và lãng mạn cho Hitler".
Trong thời gian bị quản thúc, Hitler hoàn thành cuốn Cuộc tranh đấu của tôi, vạch ra hình ảnh nước Đức trong tương lai và cách thức để trở thành chủ nhân của thế giới. Hitler với đầu óc chính trị bệnh hoạn viết ra những tư tưởng quái đản nhưng điều kỳ lạ là hàng triệu người Đức lại tiếp thu tư tưởng đó một cách cuồng tín.
Năm 1929, nền kinh tế Đức tiếp tục lâm vào khủng hoảng. Trong cơn bĩ cực của người dân Đức, Hitler nhìn thấy cơ hội biến họ thành lực lượng hậu thuẫn cho những khát vọng cá nhân. Tháng 9/1930, đảng Quốc xã dành thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử.
Thắng lợi này đã củng cố vững chắc quyền lực của ông trùm phát xít trong tương lai. Sự kiện đẩy nước Đức và cả thế giới vào bước ngoặt đau thương nhất lịch sử nhân loại.

Bên trong hầm bí mật Hitler và tình nhân tự sát

Vào ngày sụp đổ của Đế quốc thứ 3, Adolf Hitler và tình nhân tự sát trong căn hầm ở Berlin, Đức vì trùm phát xít không muốn đầu hàng quân Đồng minh.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 1
Căn phòng ở hầm Fuhrerbunker tại trung tâm Berlin là nơi Hitler chỉ đạo những chiến dịch quân sự ngày càng thất thế của quân đội Đức Quốc xã.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 2
Chiếc ghế sofa còn vết máu và vết cháy dở trong căn hầm. Đây cũng là nơi trùm phát xít và tình nhân trẻ Eva Braun sống nhiều tháng trước khi quân đội Đức Quốc xã hoàn toàn thất bại.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 3
Trùm phát xít trong ảnh chân dung chính thức năm 1937 và bạn gái Eva Braun. Cô trở thành vợ của Hitler trong một ngày. Ảnh: AP
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 4
Giấy tờ và nhiều vật dụng ngổn ngang trên bàn gần ghế sofa bị cháy. Hai tuần sau khi Hitler tự sát, nhiếp ảnh gia William Vandivert là nhà báo đầu tiên được vào căn hầm.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 5
Phóng viên chiến trường kiểm tra ghế sofa dính máu. Họ cho rằng đây có thể là máu của Hitler bắn ra sau khi trùm phát xít tự sát.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 6
Theo các nhà sử học, quốc trưởng Đức Quốc xã tự kết liễu bằng cách bắn súng vào đầu, còn tình nhân Eva nuốt chất độc cyanide.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 7
Khi khám xét căn hầm, binh sĩ phe Đồng minh tìm thấy nhiều tài liệu của Đức Quốc xã mà Hitler cất trong một két sắt lớn gần bàn làm việc.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 8
Một người lính Hồng quân Liên Xô đang điều tra hầm trú ẩn của trùm phát xít vào những tháng cuối cùng của Thế chiến 2.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 9
Một két sắt gần giường ngủ của Hitler, cánh cửa của nó còn hiện rõ vết cháy. Theo phóng viên Vandivert, Hitler đứng giữa căn phòng để tự sát. Y gục ngã ngay sau đó, không phải ngồi trên ghế sofa và bắn súng.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 10
Một chiếc mũ dành cho sĩ quan cấp cao trong quân đội Đức Quốc xã rơi trên sàn nhà.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 11
Một bức họa về người phụ nữ thế kỷ 16, xuất xứ từ bảo tàng ở Milan (Italy), là vật trang trí trong căn hầm kiên cố.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 12
Bề mặt những trụ bê tông dùng làm trạm quan sát bên ngoài căn hầm loang lổ vết đạn.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 13
Những thùng đựng xăng mà lính Đức Quốc xã dùng để thiêu thi thể trùm phát xít cùng tình nhân Eva nằm lẫn trong đống đổ nát bên ngoài hầm. Trước khi tự sát vào ngày 30/4/1945, Hitler đã ra lệnh cho cấp dưới mang thi thể của y và bạn gái ra ngoài để hỏa thiêu.

Vì sao Hitler căm thù và muốn tàn sát người Do Thái?





Trùm phát xít Đức Adolf Hitler căm thù người Do Thái vì y cho rằng họ là nguyên nhân khiến nước Đức thất bại trong Thế chiến thứ nhất.
Vi sao Hitler cam thu va muon tan sat nguoi Do Thai? hinh anh 1
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler. Ảnh: Daily Beast
Nguyên nhân Hitler chống đối người Do Thái
Theo Mạng Truyền thông Công cộng (PBS, Mỹ), người Do Thái là đại diện của những điều mà Hitler khiếp sợ hoặc coi thường, như chủ nghĩa tư bản, tư tưởng hiện đại trong nghệ thuật, quan điểm chống chủ nghĩa dân tộc trong báo chí và các sản phẩm gợi dục. "Tôi đã tìm ra những đối tượng phải chịu trách nhiệm vì đã khiến nhân dân chúng ta lạc lối", Hitler khẳng định.
Tuy nhiên, một quyển sách xuất bản năm 2009 cho rằng, Hitler căm phẫn người Do Thái vì họ đã "cướp" chiến thắng của nước Đức trong Thế chiến 1, theo Telegraph. Quyển sách có tựa "November 9: How World War One Led to the Holocaust" (tạm dịch: Ngày 9/11: Thế chiến 1 dẫn đến nạn diệt chủng như thế nào). Tác giả là nhà báo, nhà sử học, tiến sĩ Joachim Riecker.
Riecker khẳng định: "Cốt lõi trong quan điểm bài Do Thái của Hitler là thất bại của nước Đức. Hitler đổ lỗi cho người Do Thái, cho rằng họ là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ quân chủ cũng như cuộc sống của hàng triệu người".
Một số giả thiết cho rằng, Hitler bắt đầu nuôi hận thù vì một bác sĩ người Do Thái không thể chữa khỏi bệnh cho mẹ của y, bà Klara.
Ông Riecker không hoàn toàn đồng ý, nhưng nhấn mạnh: "Adolf Hitler chỉ yêu duy nhất hai điều trong cuộc sống của hắn: người mẹ và Đế chế thứ 3". Bà Karla qua đời năm 1907 vì ung thư vú.
Hitler từng sống ở Munich, nơi phong trào khởi nghĩa chống chế độ quân chủ diễn ra vào ngày 9/11/1918. Người Do Thái đóng vai trò quan trọng trong phong trào khởi nghĩa ấy. "Ảo giác 'độc tố từ bên trong' về người Do Thái dẫn đến thất bại của nước Đức, kết hợp với nỗi đau mất mẹ, khiến Hitler hình thành quan điểm coi người Do Thái như chất độc mà y phải loại trừ", tiến sỹ Riecker phân tích.
Lá thư của Hitler
Tháng 9/1919, một năm sau khi Thế chiến 1 kết thúc, đơn vị tuyên truyền và giáo dục những binh sĩ giải ngũ nhận bức thư từ người lính tên Adolf Gemlich. Nội dung thư đề nghị quân đội nêu rõ quan điểm về người Do Thái.
Lãnh đạo đơn vị khi đó là Karl Mayr đã để cấp dưới, Adolf Hitler, trả lời câu hỏi này.
Trong thư, Hitler viết: "Chủ nghĩa bài Do Thái không phải là hiện tượng cảm xúc. Đây là một hoạt động chính trị và không thể định nghĩa bằng cảm xúc, mà phải bằng công nhận những sự thật". Đối với Hitler, người Do Thái là những người tham lam tài sản và luôn muốn nắm vai trò thống trị.
Theo các nhà sử học, bức thư phản hồi của Hitler chính là bằng chứng đầu tiên về thái độ bài Do Thái của trùm phát xít ở thời kỳ đầu, trước khi dẫn đến nạn diệt chủng vào những thập kỷ sau.
"Dù căn nguyên thái độ chống đối người Do Thái của Hitler cho đến khi chiến dịch tàn sát bắt đầu vẫn còn là vấn đề tranh cãi giữa các nhà sử học, quan điểm phổ biến nhất là sự căm phẫn của Hitler đã tích tụ trong khoảng 10 tháng từ sau khi nước Đức thất bại năm 1918 đến khi y trả lời bức thư này", Peter Hayes, giáo sư nghiên cứu về thảm kịch người Do Thái bị tàn sát tại Đại học Northwestern, nói với tạp chí Time.
Còn nhà sử học Saul Friedlander (Đại học California) nhấn mạnh: "Ngay từ những dòng quan điểm đầu tiên trong thư, Hitler đã thể hiện rõ sự căm phẫn với người Do Thái là cốt lõi trong sự nghiệp chính trị của y".Ông Friedlander từng đoạt giải Pulitzer cho công trình nghiên cứu về Đức Quốc xã.
Trong thư, Hitler chỉ đề cập đến hành động "cách ly" hoặc "khai trừ" người Do Thái chứ không nhắc đến những biện pháp diệt chủng. "Vào năm 1919, ngay cả Hitler cũng không thể tưởng tượng ra những gì y có thể làm", nhà sử học Ian Kershaw trả lời New York Times. Tuy nhiên, ông Kershaw tin rằng đây là những mầm mống đầu tiên hình thành tư tưởng muốn tàn sát người Do Thái của Hitler.

Bức ảnh cuối cùng về trùm phát xít Hitler

Vài giờ trước khi tự sát, quốc trưởng Adolf Hitler ra cửa hầm để quan sát khung cảnh tan hoang sau các đợt dội bom của quân Đồng minh.
Buc anh cuoi cung ve trum phat xit Hitler hinh anh 1
Tấm hình cuối về Hitler trước khi tự sát. Ảnh: Bussiness Insider
Ngày 30/4/1945, Hitler nhận báo cáo rằng, lực lượng Đồng minh giành quyền kiểm soát bức tường Berlin và Đế chế thứ 3 mà hắn gây dựng chắc chắn sụp đổ.
Ngay sau đó, trùm phát xít kết hôn với người tình Eva Braun, chuẩn bị di chúc và ra lệnh cho thư ký là Traudl Junge soạn thảo tuyên ngôn chính trị lúc 16h cùng ngày.
Theo Business Insider, trước khi tự sát dưới hầm Fuhrerbunker, Hitler cùng một nhân viên SS bước ra cửa hầm để quan sát khu vực tan hoang sau các trận bom của lực lượng Đồng minh.
Trước đó, quốc trưởng của Đức Quốc xã từng tuyên bố sẽ tự kết liễu mạng sống. "Tôi không muốn người ta trưng bày thi thể mình giống như hiện vật trong bảo tàng", Hitler nói.
Khi trao đổi với bác sĩ, Hitler muốn chết vào cùng thời khắc với Eva, đồng thời nhất trí rằng sẽ cắn thuốc độc và bắn vào thái dương cùng lúc. Trong khi đó, Eva Hitler sẽ chỉ dùng thuốc mà không sử dụng súng.
Lúc 19h ngày 30/4/1945, Hitler bước xuống hầm Fuhrerbunker. Chỉ vài giờ sau đó, một tiếng súng lục vang lên. Ông ta đã bóp cò và cắn thuốc cùng lúc, kết liễu cuộc đời trùm phát xít tàn độc nhất thế giới.

15 điều ít biết về trùm phát xít Đức Adolf Hitler

Trùm phát xít Đức Hitler từng mơ ước trở thành họa sĩ. Có thời gã vô gia cư và phải bán dạo bưu thiếp tự làm để sống qua ngày.
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 1
Khi còn trẻ, Hitler mơ ước trở thành một nghệ sĩ. Y 2 lần nộp đơn xin được vào học tại Viện Nghệ thuật Vienna nước Áo (năm 1907 và 1908) nhưng đều bị từ chối. Hitler bỏ học năm 16 tuổi mà không có chứng chỉ nào. .
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 2
Hitler chiến đấu trong lục quân trong 4 năm thời Thế chiến 1. Y được thưởng 2 huân chương Chữ Thập Sắt vì lòng “can đảm”.
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 3
Hitler từng một thời vô gia cư và phải sống 4 năm trên đường phố Vienna, sống bằng nghề bán bưu thiếp do tự tay y làm. Có nguồn tin cho rằng thái độ bài Do Thái của y bắt nguồn từ thời y sống ở Vienna.
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 4
Đồ tể Đức là kẻ ăn chay.
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 5
Tên của cha Hitler là Alois Schicklgruber, nhưng y đổi cách gọi tên ông thành Alois Hitler vào năm 1876. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 6
Trùm phát xít bị chứng đầy hơi và phải dùng tới 28 loại thuốc khác nhau để điều trị chứng này. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 7
Cảm hứng để Hitler nuôi ria mép theo kiểu chúng ta vẫn thấy về y được cho là xuất phát từ danh hài Charlie Chaplin. Năm 1923, thư ký báo chí của y, Tiến sĩ Sedgwick khuyên y bỏ ria kiểu này. Y trả lời: “Nếu bây giờ đó chưa phải là mốt thì sau này sẽ là mốt vì tôi để ria như vậy!”. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 8
Bạn gái lâu năm và cuối cùng là vợ của Hitler, Eva Braun, từng tự tử 2 lần, nhằm thu hút sự chú ý của y. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 9
Quốc trưởng Hitler không thích dậy sớm. Y thường dậy vào 14h. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 10
Hitler sở hữu một bức chân dung Henry Ford, người sáng lập ra hãng xe ô tô Ford. Hitler coi Ford là nguồn cảm hứng của mình. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 11
Trùm phát xít yêu điện ảnh và đặc biệt mê nữ diễn viên Marika Roekk người Đức gốc Áo. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 12
Điệu chào ‘Heil Hitler’ lấy cảm hứng từ các hoạt náo viên. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 13
Hitler được đề cử nhận giải Nobel Hòa bình vào năm 1939. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 14
Hitler ghét nha sĩ. Y bị hôi miệng và bệnh về lợi. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 15
Mối tình đầu của Hitler là một cô gái Do Thái tên là Stefanie Isak, người mà y đã viết tặng vô số bài thơ. Ảnh: Getty
Theo Trung Hiếu/VOV
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 105 (Ranh giới Vũ Trụ)

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                    
 
Hành trình tới ranh giới của vũ trụ - Phần1 + 2

Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết

Hieu.D , Theo Trí Thức Trẻ 10 tháng trước

Vũ trụ quả là một nơi chứa đựng bao điều bí ẩn!

Hầu hết chúng ta đều khám phá vũ trụ thông qua phim ảnh hoặc các tài liệu của NASA, SpaceX. Có thể nói đây là ranh giới mà cả nhân loại đang từng ngày khám phá từng chút một, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đang ngày đêm nghiên cứu về nó.
Dưới đây là 15 sự thật ngỡ ngàng về vũ trụ mà không phải ai cũng biết
#1 NASA đã ghi lại được các “âm thanh” kỳ lạ từ bên ngoài không gian
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 1.
Tàu không gian Kepler đã thu được dữ liệu dưới dạng ánh sáng từ ngoài không gian, sau đó chuyển chúng sang định dạng âm thanh. Cụ thể, NASA đã sử dụng công nghệ để thu dữ liệu từ sóng radio, plasma và từ trường, sau đó chuyển chúng thành dạng âm thanh để nghe xem, liệu có gì đang xảy ra ngoài không gian.
Âm thanh này khi nghe gần giống với tiếng hét của xe cứu thương hoặc tiếp “bíp” nhỏ phát ra từ tàu của người ngoài hành tinh vậy!
#2 Hoàng hôn trên Sao Hỏa có màu xanh
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 2.
Các chuyên gia đã NASA đã chụp được bức ảnh này tại Sao Hỏa vào năm 2015. Tại đây, hoàng hôn có màu xanh da trời chứ không phải đỏ hay ám vàng như trên Trái Đất.
Lý do bởi các hạt bụi mịn trong bầu khí quyển của Sao Hỏa cho phép ánh sáng xanh đi qua dễ dàng hơn các ánh sáng khác có bước sóng dài hơn, như vàng, cam, đỏ.
#3 Chi phí chuyển đồ ra ngoài vũ trụ là siêu siêu đắt đỏ
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 3.
Chuyên gia và kỹ sư trạm không gian Ravi Margasahayam đã chia sẻ, mỗi một pound kiện hàng (khoảng 0,45 kg) sẽ tốn khoảng 10.000 USD để “ship” lên không gian. Mức giá này còn cao hơn với SpaceX của Elon Musk với 27.000 USD và tàu Cygnus với 43.180 USD.
Nếu tính cụ thể, một chai nước 500ml sẽ có giá từ 9.000 USD (khoảng 200 triệu đồng), hoặc một quả chanh sẽ có giá khoảng 2.000 USD.
#4 Ngoài không gian có rất nhiều rác
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 4.
Ngoài không gian có không ít rác thải của con người, hầu hết chúng đều có nguồn gốc từ các bộ phận tên lửa bỏ đi trong quá trình phóng hoặc các vệ tinh bị hỏng hóc. Những vật thể này bay quanh quỹ đạo Trái Đất với vận tốc hơn 28.000 km/h, nghĩa là gấp 10 lần tốc độ đạn bay.
Rác thải vũ trụ rất nguy hiểm, bởi chỉ cần một va chạm nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng dây chuyển, tạo nên một đám bụi mờ xung quanh Trái Đất khiên cho việc du hành vũ trụ đặc biệt nguy hiểm. Điều này cũng đã được tái hiện lại thông qua bộ phim “Gravity” được ra mắt vào năm 2013.
#5 Dấu chân của các nhà thám hiểm vũ trụ có thể in hằn trên Mặt Trăng tới 100 triệu năm
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 5.
Bề mặt đá của Mặt Trăng đang bị xói mòn với tốc độ khoảng 1mm mỗi 1 triệu năm. Điều này có nghĩa, dấu chân của các phi hành gia lần đầu tiên đặt lên Mặt Trăng vào năm 1969, sẽ có thể vẫn còn dấu vết sau 10 - 100 triệu năm sau.
#6 Bên ngoài không gian thường “khá lạnh”, nhưng đôi khi lại rất nóng
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 6.
Tại những nơi tối tăm nhất vũ trụ, nhiệt độ có thể hạ tới gần âm 235 độ C. Nhưng nếu bạn đang di chuyển gần Trái Đất với ánh nắng chói chang, nhiệt độ lúc này có thể lên tới 120 độ C. Đây cũng là lý do các phi hành gia phải mặc bộ đồ bảo hộ có màu trắng để phải lại ánh sáng.
#7 Một năm trên Sao Kim dài hơn một ngày
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 7.
Sao Kim có tốc độ quay quanh trục quá chậm, nếu so với Trái Đất. Cụ thể, ngôi sao lạ lùng này mất tới 243 ngày Trái Đất để hoàn thành một vòng quay quanh trục của chính mình. Tuy nhiên nó lại chỉ cần có 225 ngày Trái Đất để hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời. Bởi vậy mà thời gian một năm của Sao Kim lại có thời gian ngắn hơn cả một ngày!
#8 Trạm không gian có kích cỡ chỉ bằng một sân bóng đá Mỹ
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 8.
Trạm Không gian Quốc tế ISS có chiều dài 108m, ít hơn khoảng 1m so với một sân bóng đá Mỹ. Cả trạm có khối lượng gần 420 tấn. Đây được coi là công trình lớn nhất của con người từng xây dựng được đưa ra ngoài không gian.
Trạm ISS cũng từng đón 230 người từ 18 quốc gia khác nhau tới để phục vụ cho nghiên cứu và làm các nhiệm vụ liên quan.
#9 Bạn sẽ tồn tại được khoảng 15 giây ngoài vũ trụ nếu không mặc đồ bảo hộ
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 9.
Ngoài không gian, chúng ta sẽ tử vong chỉ sau vài giây. Lý do bởi không hề có áp suất, giãn nở không khí. Điều này có nghĩa, khi không mặc bộ đồ bảo hộ, không khí bên trong phổi của bạn sẽ giãn nở liên tục và xé qua các mô trong cơ thể. Lượng ôxy trong máu sẽ bị tiêu hao nhanh chóng và bạn sẽ không còn ôxy chỉ sau 15 giây.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ bị sôi máu, nổ mao mạch, mất kiểm soát ruột và đầy hơi. Nghe có vẻ không vui lắm nhỉ...
#10 Ngoài không gian cũng có luật pháp (dành cho con người)
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 10.
Không gian vũ trụ có thể là một nơi không thuộc chủ quyền của bất cứ ai, thế nhưng con người vẫn cần đặt ra một số luật lệ nhất định để đảm bảo an toàn cho cả nhân loại.
Cụ thể, Văn phong Liên Hiệp Quốc về Không gian đã phê duyệt một đạo luật đặc biệt, đảm bảo rằng không gian ngoài Trái Đất sẽ không trở thành một khu vực chiến tranh hoặc bãi thử nghiệm hạt nhân.
#11 Không gian vũ trụ không hề trống rỗng
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 11.
Ngoài các hành tinh, ngôi sao, thiên thạch, bạn sẽ nghĩ rằng không gian xung quanh sẽ hoàn toàn trống rỗng. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn không đúng. Không gian vũ trụ còn bao gồm các đám mây bụi giữa các vì sao, plasma và tia vũ trụ.
#12 Lý do vì sao vũ trụ lại có màu đen
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 12.
Khi nhìn lên bầu trời, nhiều người sẽ tự hỏi, vì sao khoảng không gian ngoài Trái Đất lại có màu đen? Hóa ra câu trả lời lại đơn giản hơn bạn nghĩ.
Cụ thể, hiện tượng này còn được gọi là “nghịch lý Olbers”, đặt theo tên nhà thiên văn học người Đức Heinrich Wilhelm Olbers. Năm 1823, ông đã công bố, nếu vũ trụ là vô hạn, có muôn vàn các ngôi sao, phi thời gian và ở dạng “tĩnh” thì chúng ta sẽ nhìn thấy các hành tinh ở khắp mọi nơi. Điều này cũng tương tự như khi đứng trong một rừng cây, bạn nhìn quanh mình nhưng sẽ không có khoảng trống mà chỉ thấy cây cối mà thôi.
Tuy nhiên, Edwin Hubble sau đó đã khám phá ra rằng vũ trụ đang mở rộng, không hề ở dạng tĩnh, bức xạ nhiệt còn sót lại từ vụ nổ Big Bang cho biết vũ trụ đã có 13,8 tỷ năm tuổi. Chúng ta thấy màu đen và không thấy các ngôi sao ở mọi nơi là bởi, chúng ở quá xa chúng ta và tới giờ ánh sáng của chúng vẫn chưa đi đến được Trái Đất.
#13 Khối lượng của Mặt Trời chiếm 99,8% Hệ Mặt Trời
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 13.
Mặt trời có khối lượng 1.989 × 10 30 kg, chiếm 99,8% Hệ Mặt Trời. Nếu so sánh, Trái Đất chúng ta chỉ như một hạt bụi nhỏ!
#14 Trung tâm Dải Ngân Hà Milky Way có hàng chục ngàn hố đen
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 14.
Theo một nghiên cứu mới đây, có tới hàng chục ngàn hố đen tại trung tâm của Dải Ngân Hà Milky Way. Hố đen thực chất rất khó để phát hiện, bởi ánh sáng không thể thoát ra khỏi hố đen. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra chúng bằng cách sử dụng tia X.
#15 Có hơn 1 triệu tỷ tỷ (1.000.000.000.000.000.000.000.000) ngôi sao trên toàn vũ trụ
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 15.
Sau 9 năm quan sát, đài thiên văn Hubble đã phát hiện ra khoảng 10.000 thiên hà tại những vùng tối tăm nhất, sâu nhất vũ trụ.
Milky Way của chúng ta có khoảng 100 tỷ ngôi sao, nếu nhân con số này lên thì sẽ có khoảng 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trên toàn vũ trụ. Thậm chí con số này vẫn còn quá nhỏ, bởi chúng ta sẽ còn phát hiện thêm nhiều ngân hà nữa nếu công nghệ trong tương lai phát triển hơn!
Tham khảo Business Insider

“LỖ” VŨ TRỤ KHỔNG LỒ CÓ THỂ LÀ RANH GIỚI CỦA VŨ TRỤ CHÚNG TA VÀ MỘT VŨ TRỤ KHÁC Ở BÊN NGOÀI

1536480_725721927447074_1812243060_n Bước ra khỏi thế giới này, du hành đến chòm sao Eridanus trải dài 6 tỉ – 10 tỉ năm ánh sáng và chúng sẽ đi vào một không gian vũ trụ khổng lồ chứa đầy “hư vô”.
Một lỗ vũ trụ trong không gian trải dài 1 tỷ năm ánh sáng đã khiến các nhà khoa học bối rối khi nó được phát hiện vào năm 2007, và sau đó một lỗ vụ trụ khác trải dài 3,5 tỷ năm ánh sáng được phát hiện vào năm 2009. Người ta không thể sử dụng những kiến thức về vũ trụ cũng như kiến thức về sự biến đổi trong vũ trụ hiện nay để giải thích chúng.
Người ta nói rằng những lỗ vũ trụ nhỏ hơn đã được hình thành bởi tác động kéo của lực hấp dẫn sau vụ nổ Big Bang. Nhưng khoảng trống có kích thước như thế này không thể được hình thành trong khoảng thời gian sau vụ nổ Big Bang, bởi vì chúng cần có nhiều thời gian hơn để hình thành.
Vậy thì chúng là cái gì?
Giải thích đặc tính và cách xác định các lỗ vũ trụ này từ một bài báo trên New Scientist: Chúng không chứa các thiên hà cũng không chứa các đám bụi sao, và khi lập bản đồ sóng hạ âm, người ta phát hiện thấy rằng Eridanus là khoảng không lạnh lẽo, điều đó có nghĩa là nó thiếu vật chất tối.
Laura Mersini – Houghton, một nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina, nói với New Scientist lý thuyết của cô: “Vũ trụ học chuẩn mực không thể giải thích một lỗ vũ trụ khổng lồ như vậy. Đây là dấu ấn không thể nhầm lẫn của một vũ trụ khác nằm ngoài rìa vũ trụ của chúng ta.”
Các nhà thiên văn học đưa ra nhiều giả thuyết về các lỗ vũ trụ này, nhưng đều không đạt được một kết luận thống nhất nào cả. Đó vẫn còn là một bí ẩn.
Trong khi đó, Núi Tu Di và những ngọn núi thần bí khác được thảo luận trong Phật giáo đôi khi tiết lộ rằng cấu trúc thực sự của vũ trụ là những vật chất mà không thể dễ dàng để con người xác định được, và do đó con người chỉ có thể xem nó như là một lỗ trống, một khoảng không.
Trí huệ cổ xưa đã tạo nên cuộc tranh luận quan trọng trước đó.
Tham khảo về các con số tính kích thước trong không gian
Vũ trụ được biết được ước tính là khoảng 93,5 tỷ năm ánh sáng, có nghĩa là lỗ vũ trụ kéo dài 3,5 tỷ năm ánh sáng chiếm khoảng 3% của vũ trụ.
Một năm ánh sáng tương đương với khoảng 6 nghìn tỷ dặm. Đây là công cụ hình ảnh tiện dụng được phát triển bởi PageTutor.com nhằm đặt số 1 nghìn tỷ trở thành kích thước chuẩn khi nói đến các khoảng cách, kích thước trong không gian.
Tác giả: Tara MacIsaac
Dịch từ: http://www.theepochtimes.com/n3/466683-how-a-massive-hole-in-space-3-5-billion-light-years-across-could-change-view-of-universe/

Vũ trụ như hình quả bóng và có giới hạn

2014-10-15 17:34:12     cri
Các nhà khoa học từng nhiều lần suy đoán hình dáng của vũ trụ, và từng biết bao lần tự đặt ra câu hỏi, liệu vũ trụ có giới hạn hay không. Tạp chí "Khoa học Tự nhiên" từng cho biết, có nhà khoa học nêu rõ, vũ trụ chắc có hình dáng như quả bóng đá và chắc chắn có giới hạn. Qua quan sát và kiểm tra hiện tượng bức xạ do hoạt động nổ vũ trụ để lại, vị nhà khoa học này phát hiện, số liệu liên quan mà các nhà khoa học đã nắm được hiện nay trái ngược với quan điểm về vũ trụ rộng mênh mông và vô bờ bến. Trước đây, cũng có nhà khoa học từng có sự miêu tả tương tự như vậy, số liệu theo dõi và kiểm tra được hiện nay hoàn toàn phù hợp với hình dáng này. Sau khi nhân loại tiến hành nghiên cứu trong gần 2000 năm, nhà khoa học này nói, kết quả quan trắc gần đây đã bức xúc đòi hỏi đưa ra kết luận liệu vũ trụ có giới hạn hay không.
Trên vũ trụ rộng mênh mông vô bờ bến có chứa các loại vật chất vô kể, những vật chất đó chắc chắn cần có một vũ trụ có giới hạn và bịt kín.
Các nhà khoa học triển khai dự án nghiên cứu này cho biết, vũ trụ là vật thể gồm 12 mặt, gần giống như quả bóng đá. Nếu như máy bay xuất phát từ bất cứ một trong 12 mặt đó và đi thẳng về phía trước, thì chúng ta sẽ thấy rút cuộc lại quay trở về điểm xuất phát, dĩ nhiên quá trình này sẽ diễn ra trong thời gian rất dài. Nếu lý luận này chính xác, đường đi của ánh sáng cũng giống như đường đi của máy bay. Các nhà thiên văn học có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh của một thiên thể. Điều này lại khiến người ta nuôi ước mơ chắp cánh du hành vũ trụ.
Nhà khoa học này tràn đầy lòng tin đối với mô hình topology, bởi vì nó đã có được nhiều cơ sở từ dữ liệu. Nếu dữ liệu của mô hình này cho thấy vũ trụ có giới hạn, được bao bọc kín, thì bên ngoài vũ trụ là gì? Nhân viên nghiên cứu giải thích rằng, vũ trụ là có hạn, nhưng không có ranh giới. Điều này có nghĩa là không tồn tại cách nói bên ngoài vũ trụ, nếu như có bên ngoài vũ trụ thì đó cũng chẳng qua là sự tưởng tượng của con người mà thôi, còn các nhà thiên văn học sẽ mãi mãi không thể trông thấy hình ảnh ở bên ngoài vũ trụ.

Tại sao trời lại tối vào ban đêm?

Vì sao ban đêm trời lại tối? Có thể bạn nghĩ câu trả lời rất hiển nhiên là do mặt trời lặn đi. Tuy nhiên, đáp án không phải vậy.
 
Nguyên nhân duy nhất là để trời sáng vào ban ngày là do ánh sáng tản ra trong bầu khí quyển. Nếu chúng ta không có bầu khí quyển, ví dụ như trên Mặt trăng, trời vẫn tối dù Mặt trời đang chiếu sáng. Vậy hãy đổi câu hỏi thành: Vì sao vũ trụ lại tối?
Rõ ràng là vũ trụ có rất nhiều ngôi sao, vô số ngôi sao sáng không kém gì Mặt trời. Trong một vũ trụ vô biên, nếu bạn nhìn đủ xa theo bất kỳ hướng nào, bạn sẽ thấy một ngôi sao hoặc một dải ngân hà. Vì thế, theo lý thuyết, bầu trời sẽ sáng như Mặt trời cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy.
Liệu có tồn tại một giới hạn nào đó, mà vượt qua nó các ngôi sao và dải ngân hà sẽ biến mất? Một giới hạn giữa "cái gì đó" và "không có gì", một "ranh giới" của vũ trụ? Không hẳn như vậy. Chúng ta có tất cả bằng chứng cho thấy vũ trụ dường như vô hạn. Dẫu vậy, bản thân vũ trụ có một giới hạn, không phải trong không gian mà trong thời gian.
Như chúng ta biết, vũ trụ có một điểm bắt đầu, ít nhất là thời điểm cách đây khoảng 13,7 tỉ năm, khi vũ trụ cực nhỏ và xoắn lại với nhau đến nỗi quy ước về không gian và thời gian không còn đúng. Nó giống như vũ trụ là một cơn sấm chớp khổng lồ và chúng ta trên Trái đất vẫn đang đợi nghe tiếng sấm bắt đầu từ xa.
Vì một khoảng thời gian hữu hạn đã trôi qua kể từ "điểm bắt đầu" này, một số ngôi sao ở quá xa chúng ta, xa đến mức ánh sáng của chúng chưa chiếu tới Trái đất. Cũng vì ánh sáng cần thời gian để di chuyển trong vũ trụ, khi chúng ta soi kính thiên văn vào một phần ở rất xa của vũ trụ, thực ra chúng ta đang nhìn thấy phần đó khi ánh sáng được phát tỏa. Vậy nên khi chúng ta nhìn vào ánh sáng 13,5 tỉ năm trước, chúng ta không thấy ngôi sao nào, không phải chỉ vì ánh sáng chưa kịp chuyển tới, mà còn vì chúng ta đang nhìn vào vũ trụ trước khi bắt đầu, trước khi ngôi sao đầu tiên hình thành. Điều này có vẻ là một lí do tương đối hợp lý cho việc tại sao sao chúng ta nhìn thấy trời tối, nhưng sự thực không phải vậy.
Tất nhiên, chúng ta có thể tìm ra những điểm trên bầu trời không xuất hiện ngôi sao nào, bằng cách nhìn vượt qua những ngôi sao mới và  nhìn ngược về quá khứ. Tuy vậy, khi chúng ta soi kính thiên văn qua những ngôi sao mới, chúng ta vẫn nhìn thấy ánh sáng, không phải từ các ngôi sao, mà là ánh sáng phát ra từ vụ nổ Big bang. Chúng ta nhận được các bức xạ vũ trụ này từ gần như tất cả các hướng, tạo nên một lớp nền ánh sáng trùm lên các ngôi sao.
Như vậy, có lẽ vũ trụ thực tế không hề tối. Nhưng tại sao nó trông tối? Đây là một manh mối cho câu trả lời: khi kính thiên văn Hubble của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ chụp bức ảnh của những ngôi sao ở xa, để có những bức ảnh tuyệt đẹp như thế này, người ta sử dụng máy ảnh hồng ngoại.
Vì sao lại như vậy? Các ngôi sao và thiên hà ở xa đang di chuyển ngày càng xa chúng ta, vũ trụ đang giãn nở. Giống như giọng của chúng ta trở nên trầm hơn khi băng ghi âm chạy chậm lại, hiệu ứng doppler làm cho những ngôi sao di chuyển xa khỏi chúng ta trở nên đỏ hơn. Ngôi sao ở càng xa thì càng di chuyển nhanh và càng trở nên đỏ, cho tới khi chúng trở thành ... hồng ngoại. Và chúng ta không thể nhìn thấy chúng, ít nhất là bằng mắt thường. Và đó là lí do tại sao bầu trời dường như tối vào ban đêm.
Tóm lại, nếu u chúng ta sống trong một vũ trụ vô hạn, không thay đổi, bầu trời sẽ sáng như Mặt trời. Tuy nhiên, thực tế trời trông tối vào ban đêm vì vũ trụ có một điểm bắt đầu, nên không phải hướng nào cũng có một ngôi sao chiếu sáng; và quan trọng hơn vì ánh sáng từ những ngôi sao ở xa (và cả những bức xạ ở xa hơn nữa) bị chuyển màu đỏ cho tới khi chúng trở thành tia hồng ngoại và chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường.
Tuấn Anh(Theo Minute Physics)

Sao chổi - bí ẩn của vũ trụ

Enternews.vn Sao chổi thường được gắn với một điềm xấu nào đó. Vào năm 1997, sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp đã gây nên một vụ tự tử tập thể của một nhóm người cuồng tín, họ cho rằng đã đến ngày tận thế.

Sao chổi thường được gắn với một điềm xấu nào đó. Vào năm 1997, sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp đã gây nên một vụ tự tử tập thể của một nhóm người cuồng tín, họ cho rằng đã đến ngày tận thế.
Chất xyanogen - ở phần đuôi của sao chổi Halley sau vụ va chạm giữa trái đất và đuôi của sao chổi này, cũng bị đồn thổi là có thể gây ngộ độc cho con người.
Sao chổi là gì?
Sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng. Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà. Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.
Một học thuyết nữa đặt ra đã bác bỏ thuyết gọi sao chổi là “sao” vì người ta cho rằng nó chỉ là một khối khí lạnh trong đó chứa đầy các mảnh vụn và bụi vũ trụ. Nó là “mẹ” của những vì sao băng rực sáng trên bầu trời, vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không. Tùy thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi, người ta có thể quan sát được những đám sao băng từ trái đất.
Các nhà nghiên cứu thiên văn chia sao chổi thành 3 loại, ngắn hạn, dài hạn và sao chổi thoáng qua. Sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm, sao chổi dài hạn có chu kỳ lớn hơn. Còn sao chổi thoáng qua có quỹ đạo parabol hoặc hypecbol, chúng bay qua mặt trời một lần và sẽ ra đi mãi mãi sau đó.
Mỗi năm có hàng trăm sao chổi được tạo ra ngoài vũ trụ nhưng chỉ có những sao chổi lớn và có chu kỳ đặc biệt được chú ý, như sao chổi Halley nổi tiếng chẳng hạn. Nó được phát hiện vào thế kỷ 18 và là sao chổi đầu tiên được phát hiện quay trở lại trái đất. Các nhà khoa học dự đoán nó sẽ quay trở lại trái đất trong thế kỷ 21, khoảng vào năm 2061.
Sao chổi bắt nguồn từ đâu?
Nghiên cứu của Cơ quan hàng không châu Âu cho rằng, sao chổi bắt nguồn từ đám mây Oort bên ngoài hệ mặt trời và là ranh giới giữa hệ mặt trời với các hệ hành tinh khác. Sao chổi chứa đựng các vật chất của thời kỳ khai sinh hệ mặt trời, do vậy chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học để trả lời câu hỏi về quá trình tiến hóa của hệ mặt trời cũng như các hệ hành tinh khác trong vũ trụ.
Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elip rất dẹt, phân bố ngẫu nhiên ngoài không gian. Đuôi của sao chổi có được là do khi đi qua mặt trời (quỹ đạo hình elip của sao chổi có tâm là mặt trời), băng của sao chổi tan chảy tạo thành chiếc đuôi, nhưng cũng vì những chuyến ghé thăm rất gần mặt trời đó mà đuôi của sao chổi ngày càng ngắn đi do băng bị thất thoát.
Mỹ đã phóng tàu vũ trụ Deep Impact vào sao
chổi Temple 1 để nghiên cứu nhân của nó. Các nhà khoa học ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hy vọng sẽ có được những thông tin về hệ mặt trời của chúng ta với cấu tạo hóa học đầu tiên của sự sống.
Không một hành tinh nào trong hệ mặt trời so sánh được với sao chổi về mặt thể tích. Nó gồm 3 phần: lõi chổi, sợi chổi và đuôi chổi. Lõi chổi cấu tạo bằng những hạt thể rắn đậm đặc, ánh sáng tỏa xung quanh là các sợi chổi. Lõi kết hợp với sợi tạo thành đầu chổi, còn đuôi không phải có ngay từ lúc hình thành sao chổi mà có được khi nó đi ngang qua mặt trời. Những cơn gió mặt trời đã thổi bạt các phân tử của sao chổi và tạo thành chiếc đuôi rực sáng phía sau. Có chiếc đuôi của sao chổi kéo dài hàng triệu km.
Ngay từ thế kỷ 18, Isaac Newton đã cho rằng sao chổi là vật thể đang giúp ích cho sự tồn tại của trái đất, nó cung cấp độ ẩm cho trái đất - điều kiện để duy trì sự sống của muôn loài. Đến nay, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về hiện tượng vũ trụ hấp dẫn và đầy bí ẩn còn chưa được khám phá.
Khoa học hiện đại và sao chổi
Hàng loạt các chuyến thám hiểm để tìm hiểu về thiên thể này đã được thực hiện. Các cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Nga, Mỹ hay châu Âu đã vào cuộc, nhưng sao chổi vẫn là một bí mật với con người. Năm 2001, tàu Deep Space 1 của Mỹ đã bay qua hạt nhân của sao chổi Borrelly để tìm hiểu về cấu trúc của nó, hay tàu Stardust đã được phóng vào sao chổi Wild 2 để thu thập các hạt bụi để phục vụ nghiên cứu. Dự kiến năm 2014, tàu Rosseta sẽ đưa hẳn một trạm nghiên cứu lên bề mặt sao chổi Churyumov-Gerasimenko.
Không phải lúc nào sao chổi cũng mang vẻ đẹp lung linh trên bầu trời mà còn tiềm ẩn những nguy cơ đối một khi nó bay gần quỹ đạo trái đất. Ở bất kỳ một hành tinh nào, sao chổi luôn bị lực hấp dẫn hút vào và những vụ va chạm giữa trái đất với các thiên thể ngoài vũ trụ là không thể tránh khỏi. Nó sẽ tạo nên các rung động mạnh trên bề mặt trái đất, thậm chí là tạo thành các trận động đất, lở tuyết hay các đợt sóng thần cao hàng trăm mét....
Theo các nhà khoa học, hằng ngày, trái đất phải hứng chịu hàng chục các mảnh thiên thạch nhỏ hay bụi từ vũ trụ, nhưng chỉ có những mảnh thiên thạch lớn như sao chổi mới nguy hiểm đối với trái đất của chúng ta. Tuy nhiên, các nhà khoa học luôn tính toán để trái đất tránh xa những vụ va chạm như vậy. Một tên lửa đẩy có mang đầu đạn hạt nhân sẽ phá vỡ hoặc làm chệch quỹ đạo bay của sao chổi.
Ông K.Harpher, thuộc NASA cho biết, mặc dù được cấu tạo từ carbonic, metan, nước đóng băng, các hợp chất hữu cơ cao phân tử và các khoáng chất nhưng nguồn gốc của sao chổi lại nằm trong hạt nhân của nó. Hạt nhân sao chổi gồm những khoáng chất nặng hay chất hữu cơ cao phân tử, bao phủ là một bề mặt tối đen, có khả năng hấp thụ nhiệt rất mạnh, nhờ thế nó bốc hơi các khí và tạo thành đám bụi xung quanh, có khi lên đến cả trăm nghìn km, tạo thành một vệt kéo dài. Nhờ ánh sáng mặt trời mà khi ta nhìn từ trái đất sẽ thấy nó là một vết sáng giống hình cái chổi. Một điều gây ngạc nhiên nữa cho giới khoa học là thiên thể này còn phát ra tia X, đó là do sự tương tác giữa gió mặt trời và sao chổi.
Mặc dù con người không ngừng tìm hiểu về sao chổi nhưng nó vẫn mang đầy bí ẩn và vẫn là một kỳ quan của tự nhiên, thu hút các nhà khoa học tìm hiểu, khám phá. Và mỗi một sao chổi hình thành hay mất đi do va chạm với các thiên thể khác luôn đem đến cho các nhà khoa học những băn khoăn và cả câu hỏi phải đi tìm lời giải đáp.

Vũ trụ có phải là hình ba chiều không? Có thể! Trick toán học này cho thấy làm thế nào

Vải trong không gian và thời gian thường được các nhà vật lý tin rằng sẽ xuất hiện, được khâu ra khỏi dây lượng tử theo một mô hình chưa biết. Và trong 22 năm, họ đã có một mô hình đồ chơi về cách tương lai của không gian thời gian có thể hoạt động: một "vũ trụ trong chai" lý thuyết, như nhà thám hiểm Juan Maldacena đã mô tả về nó. Truyện trong toán học và vật lý và khoa học đời sống. 19659006] Thời gian không gian lấp đầy khu vực bên trong chai – một sự liên tục uốn cong và làm chệch hướng, tạo ra lực gọi là trọng lực – ánh xạ chính xác đến một mạng lưới các hạt lượng tử sống trên bề mặt cứng, không trọng lượng của chai. Các dự án "vũ trụ" bên trong từ hệ thống ranh giới chiều thấp hơn như một hình ba chiều. Phát hiện về hình ba chiều này của Maldives đã cho các nhà vật lý một ví dụ hoạt động về một thuyết hấp dẫn lượng tử.
Nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là vũ trụ đồ chơi cho thấy thời gian và lực hấp dẫn xuất hiện trong vũ trụ của chúng ta như thế nào. Nội thất của chai là một nơi Escheresque năng động được gọi là anti-de Sitter (AdS), được uốn cong âm tính như một cái yên ngựa. Các hướng khác nhau trên đường cong yên theo những cách ngược lại, với một hướng cong lên và hướng còn lại uốn cong xuống. Các đường cong có xu hướng thẳng đứng khi bạn di chuyển ra khỏi trung tâm, tạo cho không gian AdS ranh giới bên ngoài của nó ̵
1; một bề mặt nơi các hạt lượng tử có thể tương tác để tạo ra vũ trụ ba chiều bên trong. Trên thực tế, chúng ta sống trong một không gian "de Sitter (dS)" được uốn cong tích cực giống như bề mặt của một quả cầu mở rộng không có ranh giới. . "Ranh giới" duy nhất trong vũ trụ của chúng ta là tương lai vô tận. Nhưng khó khăn về khái niệm của việc chiếu một hình ba chiều từ các hạt lượng tử sống trong tương lai vô hạn đã có những nỗ lực kìm hãm lâu dài để mô tả hình ba chiều trong không gian thực.
Tuy nhiên, trong năm qua, ba nhà vật lý đã đạt được tiến bộ về hình ba chiều của Không gian Sitter. Giống như sự tương ứng của AdS / CFT, chúng cũng là một mô hình đồ chơi, nhưng một số nguyên tắc xây dựng của nó có thể mở rộng sang hình ba chiều không gian thực tế hơn. Có "bằng chứng trêu ngươi", ông Xi Dong tại Đại học California, Santa Barbara, người đứng đầu nghiên cứu, cho rằng mô hình mới này là một phần của "khuôn khổ thống nhất cho lực hấp dẫn lượng tử trong Sitter [space]."
Dong và đồng tác giả Eva Silverstein từ Đại học Stanford và Gonzalo Torroba từ Trung tâm nguyên tử Bariloche ở Argentina đã tạo ra một hình ba chiều của không gian DS bằng cách lấy hai vũ trụ AdS, cắt chúng, quấn chúng và dán các ranh giới của chúng lại với nhau.
Giao lộ là cần thiết để đối phó với vô cực có vấn đề: thực tế là ranh giới của không gian AdS nằm cách xa trung tâm vô cùng. (Hình ảnh một chùm ánh sáng kéo dài một khoảng cách vô hạn vào đường cong của yên xe để đến rìa.) Đồng và các đồng tác giả đã tạo không gian AdS hữu hạn bằng cách cắt vùng không gian trong bán kính lớn. Điều này tạo ra cái gọi là "Randall-Sundrum Neck", sau khi các nhà vật lý Lisa Randall và Raman Sundrum, người nghĩ ra mánh khóe. Không gian này vẫn xấp xỉ một CFT sống trên ranh giới của nó, nhưng ranh giới hiện chỉ là một khoảng cách giới hạn.
Sau đó, Dong và các đồng tác giả đã thêm các thành phần từ lý thuyết dây vào hai trong số những chiếc cổ Randall-Sundrum lý thuyết này để kích thích chúng và mang lại cho chúng độ cong tích cực. Thủ tục này, được gọi là "nâng cao", đã tạo ra hai không gian AdS hình yên ngựa trong các không gian hình bát quái. Các nhà vật lý sau đó có thể làm cho nó rõ ràng: "dán" hai cái bát lại với nhau dọc theo vành của chúng. Các CFT mô tả cả hai hình bán nguyệt được kết nối với nhau, tạo thành một hệ lượng tử duy nhất gấp đôi hình ba chiều cho toàn bộ hình cầu của không gian Sitter.
"Thời gian không gian kết quả không có giới hạn, nhưng trong xây dựng, nó gấp đôi hai CFT, Sade Dong. Bởi vì đường xích đạo của phòng Sitter, nơi hai đơn vị CFT sống, chính nó là không gian de Sitter, thiết kế được gọi là "Sự tương ứng dS / DS."
Silverstein đã đề xuất ý tưởng cơ bản này với ba đồng tác giả vào năm 2004, nhưng các công cụ lý thuyết mới đã giúp cô, Dong và Torroba nghiên cứu hình ba chiều dS / dS chi tiết hơn và cho thấy rằng phù hợp với kiểm tra tác động chính Trong một bài báo xuất bản vào mùa hè năm ngoái, họ đã tính toán entropy entropy – thước đo lượng thông tin được lưu trữ trong các CFT được liên kết sống trên đường xích đạo – khớp với thông tin entropy đã biết cho vùng hình cầu tương ứng trong Sitter Space. 19659006] Họ và các nhà nghiên cứu khác khám phá thêm hình ba chiều Sitter bằng các công cụ từ khoa học máy tính, như tôi đã mô tả trong một bài báo được xuất bản gần đây [1945905Sửalỗilượngtửcóthểlàcáchcấutrúcmớinổicủakhônggianđạtđượcsựmạnhmẽcủanómặcdùnóđượcdệttừcáchạtlượngtửmỏngmanh
Dong, một thành viên trong nhóm phát hiện ra mối quan hệ giữa AdS / CFT và sửa lỗi lượng tử, nói: "Tôi nghĩ rằng hình ba chiều Sitter cũng hoạt động như một mã sửa lỗi lượng tử và tôi rất muốn hiểu làm thế nào." Có rất ít hy vọng cho bằng chứng thực nghiệm xác minh rằng quan điểm mới này về thời gian Sitter Space là chính xác, nhưng theo Dong, "bạn biết theo bản năng rằng bạn đang đi đúng hướng nếu các mảnh bắt đầu khớp với nhau." . Ông nói rằng còn quá sớm để nói về những hiểu biết về cách thời gian không gian được dệt và sự thất bại lượng tử trong không gian AdS sẽ được chuyển sang mô hình de Sitter như thế nào. "Nhưng có một con đường – một việc phải làm", Hayden nói. "Bạn có thể hình thành các câu hỏi toán học cụ thể. Tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều điều sẽ xảy ra trong vài năm tới." bằng cách bao gồm các phát triển và xu hướng nghiên cứu trong toán học và vật lý và khoa học đời sống.
Xem tiếp...