Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Nhạc sĩ Thanh Sơn

(ĐC sưu tầm trên NET)

Thanh Sơn (nhạc sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thanh Sơn
Nhac-si-Thanh-Son.jpg
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinh Lê Văn Thiện
Sinh 1 tháng 5, 1940
Sóc Trăng
Mất 4 tháng 4, 2012 (71 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Nghề nghiệp Nhạc sĩ, ca sĩ
Thể loại Nhạc vàng, Nhạc quê hương
Ca khúc tiêu biểu Nỗi buồn hoa phượng, Thương về cố đô, Mùa hoa anh đào, Hồn quê
Thanh Sơn (1 tháng 5, 1940 - 4 tháng 4, 2012) tên thật Lê Văn Thiện (còn có bút danh khác là Sơn Thảo), là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông được biết đến từ thập niên 1960 với những ca khúc trữ tình nói về tuổi học trò  Khoảng thời gian sau, ông nổi tiếng với các ca khúc về miền Tây Nam Bộ mang âm hưởng dân ca Nam bộ và với dòng nhạc bolero.

Tiểu sử

Lê Văn Thiện sinh ngày 1 tháng 5 năm 1940 tại Trà Vinh, là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em. 
Ông lớn lên ở Sóc Trăng, với một lòng ưa thích ca hát. Ông học nhạc từ hồi tiểu học với thầy Võ Đức Phấn (em ruột nhạc sĩ Võ Đức Thu). Gia đình ông bấy giờ có che giấu cán bộ Việt Minh, do đó bị ruồng bố gắt gao, ông phải rày đây mai đó. 
Năm 1955, thầy Phấn mất, ông lên Sài Gòn học nhạc với thầy Lê Thương và nuôi ước mơ trở thành ca sĩ. Tại thành phố này, ông đã làm nhiều công việc như làm thuê, ở mướn,.. 
Đến năm 1959, ông đăng ký tham dự cuộc tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn, và đoạt giải nhất. Ban giám khảo cuộc thi đó có những tên tuổi như: Dương Thiệu Tước, Võ Đức Thu, Thẩm Oánh, Nghiêm Phú Phi.[3] Sau khi đoạt giải ông được mời đi hát trong ban Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng.
Trở thành ca sĩ, ông mày mò học sáng tác nhạc với cuốn "Để sáng tác một ca khúc" của Hoàng Thi Thơ. Những người giúp đỡ ông trong giai đoạn này có Hoàng Trọng, Nguyễn Hiền, Văn Phụng...
Ca khúc đầu tiên của ông là "Tình học sinh", ra đời năm 1962, tuy nhiên chẳng được một ai lưu ý . Đến năm sau, "Nỗi buồn hoa phượng" ra đời, trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về mùa hè thời đó. Tiếp theo là những ca khúc viết về đề tài học sinh: Ba tháng tạ từ, Màu áo hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Ve sầu mùa phượng.., ngoài ra còn có nhạc trữ tình: Nhật ký đời tôi, Trả lại thời gian, Mùa hoa anh đào..., những ca khúc này được nhiều tầng lớp khán giả đón nhận.
Năm 1963, ông bỏ hẳn nghề ca sĩ để chuyên tâm sáng tác. Từ 1973, nhạc của ông bắt đầu chuyển hướng sang đề tài quê hương. 
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhạc của ông bớt đi thiên hướng trữ tình Bắt đầu từ thập niên 1990, những ca khúc mang âm hưởng dân ca của ông được đón nhận, gợi mở cho ông một hướng sáng tác mới đó là tiếp tục khai thác chất liệu dân ca Nam Bộ. Nhạc của ông lúc này chú trọng về ca từ, trong bài có nhiều âm sắc, phương ngữ đặc trưng Nam bộ. Nhiều bài hát trong giai đoạn này trở nên rất nổi tiếng như Hình bóng quê nhà, Hành trình trên đất phù sa, Bạc Liêu hoài cổ,...
Từ năm 2000 đến nay, ông làm phụ trách biên tập chương trình cho Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông.
Năm 2007, kỷ niệm năm Thanh Sơn 69 tuổi, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đêm nhạc mang tên ông 
Năm 2009, ông có bay sang Hoa Kỳ để thực hiện cuộc phỏng vấn với Thúy Nga Paris By Night.
Cho đến nay, qua nhiều giai đoạn, ông đã viết trên 500 bài hát  với nhiều bài trở nên quen thuộc trong công chúng 
Năm 2011 ông bị tai biến mạch máu não khi đang tham gia cùng trung tâm Thúy Nga thực hiện cuốn Paris By Night 103 "Tình sử trong âm nhạc Việt Nam". Sau một thời gian điều trị ông qua đời lúc 14h 30' ngày 4 tháng 4 năm 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì tuổi già sức yếu  Theo ý nguyện của nhạc sĩ Thanh Sơn lúc sinh thời, gia đình cùng thân bằng quyến thuộc đã đưa tiễn linh cữu của Ông về an táng tại đường nghệ sĩ của Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương thuộc xã Chánh Phú Hoà huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương vào sáng ngày 09 tháng 04 năm 2012.

Nội dung sáng tác

Nhạc của Thanh Sơn thời kỳ đầu thường nói về tình cảm của tuổi học trò , trong đó nổi tiếng hơn hết là những bài về mùa hè  Bài Nỗi buồn hoa phượng" được ông tâm đắc nhất  với những câu ca chân tình rất quen thuộc:
Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...
Ngoài đề tài học trò, ông còn có nhiều tác phẩm ở một số chủ đề khác, như những ca khúc trữ tình ca ngợi thiên nhiên:
Mùa xuân sang có hoa anh đào
Màu hoa tôi trót yêu từ lâu... (Màu hoa anh đào)
Nghe xuân sang thấy trong lòng chứa chan
Tiếng pháo vui vang đó đây nghe rộn ràng... (Đoản xuân ca)
...hay những bài nhạc vàng than trách số phận, viết theo điệu boléro:

bản nhạc Trả lại thời gian
Xin trả lại những kỷ niệm buồn vui
Ngày vui đã theo thời gian qua mất rồi
Ngồi viết tâm sự, nhớ ngược về quá khứ
Chợt lên nét suy tư
Bao năm thầm kín trót thương tà áo tím
Những đêm sương lạnh nghe trái sầu rót vào tim...(Trả lại thời gian)
Thời gian trước 1973, lời ca của ông chịu ảnh hưởng của nhạc vàng: chân thật, giản dị, ít trau chuốt,.. Đến khi ông chuyển hướng sang nhạc quê hương, lời ca mới được chú trọng - theo chính ông nhìn nhận 
Nhiều bài hát được viết để hát bằng giọng Nam bộ, với những điệu hò, điệu ru rất quen thuộc với người miền Nam:
Ơi hò ơi ví dầu thương những con đò bên hàng dừa xanh,
Thương nhiều chiếc áo bà ba,
Vai nặng gánh lúa lúc tan chợ chiều,
Bên mái tranh nghèo nghe bìm bịp kêo nước lớn nước ròng... (Gợi nhớ quê hương)
Hò ơ..
Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn trầu, về sông ăn cá
về sông ăn cá, về đồng ăn cua... (Hình bóng quê nhà)
Ngoài ra, Thanh Sơn cũng thường đem những địa danh, những đặc sản, những giai thoại có thật vào nhạc, như là một cách quảng bá hình ảnh miền quê xứ đó:
Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngây
Ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây (Hành trình trên đất phù sa)
Nghe tiếng đờn ai đưa sáu câu
Như sống lại hồn Cao Văn Lầu
Về Bạc Liêu danh tiếng ôn lại giấc ngủ vàng son
Một thời để nhớ ngày đó xa rồi (Bạc Liêu hoài cổ)
Nghe danh Công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng, tỏ ra mình giàu (Bạc Liêu hoài cổ)
Ông đã viết nhạc cho hầu khắp các địa danh ở miền Nam, chỉ trừ Tiền Giang mà theo ông: "Chưa viết được vì hai chữ Tiền Giang đưa vào nhạc khó quá. Tôi sẽ cố gắng tìm cho ra cái tứ để ca ngợi mảnh đất Tiền Giang trong thời gian tới". 
Ngoài nhạc về miền Nam, ông còn viết một số bài ca ngợi các miền khác, như bài Non nước hữu tình (miền Bắc), Trở lại thành phố sương mù, Thương về cố đô, Đôi lời gửi Huế (miền Trung), Quê hương 3 miền (cả 3 miền).
Người đi chốn xa thương về cố đô
Thương tà áo trắng thương mấy câu hò
Và giọng cười, vành nón Kim Luông
Ôi nắng chiều Vỹ Dạ thoáng buồn
Ngự Bình chơ vơ nhìn sông Hương (Thương về cố đô)
Trong suốt thời gian từ thập niên 1970 cho tới cuối thập niên 1990, Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ năng nổ nhất của miền Nam với những bài nhạc ca ngợi quê hương. Trong một bài phỏng vấn năm 2006, ông cho biết, dòng nhạc quê hương vẫn đang được ông phát triển 

Danh mục nhạc phẩm

Trước 1975

  • Anh đường anh em đường em 
  • Ba tháng tạ từ
  • Bài ngợi ca quê hương
  • Bên bờ suối vắng
  • Buồn từ dạo đó
  • Buồn vào đêm
  • Chuyến đò xưa
  • Chỉ một đêm thôi
  • Chiều trên vỉa hè
  • Chúc xuân
  • Chuyện đã rồi
  • Cung buồn tháng hạ
  • Dư âm mùa xuân
  • Dư âm ngày cũ
  • Đã muộn rồi
  • Đêm hẹn hò 
  • Đoản ca cho mình
  • Đọc tin trên báo 
  • Em ơi đã lỡ làng rồi
  • Em 16
  • Em về cây lúa trổ bông
  • Giã từ bạn thân
  • Giấc mộng không thành
  • Giòng suối xanh
  • Gót phiêu du
  • Gửi một niềm thương
  • Hạ buồn
  • Hai người lính tâm sự 
  • Hành trình trên quê hương
  • Hát mừng xuân
  • Hận tha la
  • Hoa tím người xưa
  • Hương tình cũ
  • Khoảng cách
  • Kỷ niệm ngày qua
  • Lính tâm sự
  • Lưu bút ngày xanh
  • Màu áo hoa phượng
  • Màu phượng úa
  • Một mối sầu
  • Mùa hoa anh đào
  • Mưa gió đường xa
  • Mừng nắng xuân về 
  • Mười năm tái ngộ
  • Ngày xuân tái ngộ
  • Ngày phép của lính
  • Ngày tôi về thăm Huế
  • Ngày tựu trường
  • Người lữ khách
  • Người về trong mơ
  • Nhật ký đời tôi
  • Những ngày qua
  • Những ngày trên Đà Lạt
  • Những vùng đất mang tên anh
  • Nỗi buồn hoa phượng
  • Nửa chừng xuân
  • Nước mắt Mộng Cầm
  • Pháo hồng ngày cưới
  • Sau ba năm người về
  • Số phận bẽ bàng
  • Tàn thu lá đổ
  • Tàn xuân
  • Tâm sự hai giờ gác
  • Thăm những vùng địa sử
  • Thương ca mùa hạ
  • Thương về cố đô
  • Thưở còn đi học
  • Thưở vào đời
  • Tìm hoa bốn mùa
  • Tình đêm phố cũ
  • Tình đêm xứ lạnh
  • Tình học sinh
  • Tình người lính cũ
  • Tình yêu anh đào
  • Trả lại thời gian
  • Trái sầu
  • Tuổi nhớ
  • Từ khi vắng anh
  • Vầng trán suy tư
  • Ve sầu mùa phượng
  • Việt Nam 30 năm (Tuổi Việt Nam chinh chiến)

Sau 1975

  • Áo mới Cà Mau
  • Áo trắng Gò Công
  • Bạc Liêu hoài cổ
  • Bài ca xuân
  • Bội bạc
  • Buồn như phượng
  • Cần Thơ
  • Cây vông đồng
  • Chạnh lòng
  • Chiều mưa Kiên Giang
  • Chiều mưa xứ dừa
  • Chiều qua phố cũ
  • Chuyện tình hoa bướm
  • Chuyện tình nàng Châu Long
  • Chuyện tình quán bên hồ
  • Cô giáo mới
  • Điệu Lâm Thôn Trà Vinh
  • Đoản xuân ca
  • Đời chỉ là bể dâu
  • Đời hợp tan
  • Đôi lời với Huế
  • Dối lòng
  • Em bỏ dòng sông
  • Em vẫn nhớ trường xưa
  • Em về qua bến Bắc
  • Giọt mưa gọi buồn
  • Gởi cố nhân đôi lời
  • Gợi nhớ quê hương
  • Hành trình trên đất phù sa
  • Hát nữa đi em
  • Hát ru tình đời
  • Hãy đến với tôi
  • Hình bóng quê nhà
  • Hoa tình tháng giêng
  • Hồn quê
  • Huế và nỗi nhớ
  • Hương lúa Hậu Giang
  • Hương tóc mạ non
  • Lối cũ em về
  • Màu tím thủy chung
  • Một thuở đam mê
  • Mùa xuân bên nhau
  • Ngợi ca quê hương em
  • Nhớ cố hương
  • Như lục bình trôi
  • Những ngày dấu yêu
  • Nỗi buồn biệt ly
  • Non nước hữu tình
  • Quê hương ba miền
  • Rồi em cũng về
  • Sau ba năm người về
  • Sóc Sờ Bai Sóc Trăng
  • Sớm nhớ chiều thương
  • Thầm lặng
  • Thị trấn mù sương
  • Tình em Tháp Mười
  • Tình hững hờ
  • Tình người xa xứ
  • Tình trăng lúa
  • Trở lại thành phố sương mù
  • Tưởng như Huế trong lòng
  • Xuân đẹp làm sao
  • Xứ người nhớ quê
  • Yêu cô gái Bạc Liêu
  • Yêu dấu Hà Tiên
  • Yêu tiếng hát ngày xưa

Chú thích

Nhạc phẩm Phượng Buồn ("Anh đến với em vào một ngày trời đẹp nắng, một ngày phượng hồng thắm trong đôi mắt buồn xa xăm...") thường bị nhầm lẫn là của nhạc sĩ Thanh Sơn, xin đính chính đây là sáng tác của nhạc sĩ Tuấn Hải (viết năm 1974 và được cô Hoàng Oanh thu âm trong dĩa hát Nhã Ca 10: Ngàn Năm Tình Vẫn Đẹp).
Xem tiếp...

HỌC THẦY KHÔNG TÀY HỌC BẠN 5


(ĐC sưu tầm trên NET)

Nền nông nghiệp Nhật Bản

Capture10

NNghiepNB1
Lúa là một loại cây trồng rất quan trọng của Nhật Bản
Sườn núi ở Nhật Bản thường quá dốc để có thể canh tác trong khi phần lớn đồng bằng giờ đây lại được sử dụng để phát triển đô thị hay cho mục đích công nghiệp. Với những nơi đất đai có độ dốc vừa phải, người ta phải tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Nhật Bản có lượng mưa lớn và thời tiết ở hầu hết các đảo ngoại trừ Hokkaido đều ấm áp, thế nhưng đất nước này lại phải hứng chịu các trận bão vào đầu mùa thu và tuyết rơi dày trong mùa đông. Ở miền duyên hải, các vùng đồng bằng có thể đương đầu với nguy cơ sóng thần đôi lúc xảy ra và một vài vùng núi là nạn nhân của những đợt núi lửa phun trào.
Dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, trồng trọt vẫn giữ vai trò rất quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp Nhật Bản là việc canh tác lúa nước. Tuy nhiên, nhiều trang trại có quy mô nhỏ. Hầu hết nông dân làm việc bán thời gian và phần lớn việc đồng áng do phụ nữ đảm nhận.

800px-Rice-combine-harvester,katori-city,japan
a nước cần có những điều kiện đặc biệt để sinh trưởng. Thóc thường được gieo trong nhà kính cho đến khi nảy mầm thành mạ. Sau đó, mạ sẽ được cấy với điều kiện rễ mạ phải cách mặt nước ít nhất 10 cm. Ngoài ra còn cần tới các công trình thủy nông để đáp ứng việc tưới tiêu cho các cánh đồng. Cuối cùng, sang mùa thu thì lúa chín và trước khi được gặt về lúa đã ngả màu nâu vàng như lúa mì. Lúa nước trồng được khắp nơi trên Nhật Bản. Tuy nhiên, lúa hầu hết được trồng ở miền cực nam và tại đây có nhiều vùng chuyên canh tác lúa như Niigata.

nông trại trong nhà
Mặc dù lúa nước rõ ràng là cây trồng quan trọng nhất ở Nhật Bản, nhưng người Nhật canh tác cả các loại ngũ cốc khác, như là lúa mạch để cung cấp rượu bia. Rất nhiều loại rau quả, như cà chua, dưa chuột, khoai lang, rau diếp, táo, củ cải và quả anh đào cũng được gieo trồng. Chècũng được trồng nhiều ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các thửa ruộng bậc thanh trên sườn núi. Sản phẩm chính từ chè là trà xanh hay ocha, được người dân khắp nơi trong nước sử dụng. Chè được trồng chủ yếu ở phía nam đảo Honshu.

Ngành nông nghiệp tiên tiến phát triển của Nhật Bản

Email In PDF.

 Không phải ngẫu nhiên mà trong chuyến thăm Nhật Bản, hơn một giờ sau khi tới Tokyo, sau hơn 21 lượt đại bác đón chào, Chủ tịch Trương Tấn Sang rời đi tỉnh Ibaraki bằng ô tô.

Ngày nay người ta biết đến Ibaraki vùng phần lớn diện tích là đồng bằng, nơi có nhiều cơ sở nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đây là địa phương sản xuất nông nghiệp lớn thứ hai ở Nhật. GDP của tỉnh đạt hơn 110 tỷ USD một năm, trong khi dân số chưa đến 3 triệu người.
Đến thành phố Mito, thủ phủ Ibaraki, Chủ tịch Trương Tấn Sang đi thẳng đến thăm các Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp, máy nông nghiệp, nhà máy rau tươi Asahi trước sự chào đón nồng nhiệt của cán bộ, công nhân nơi đây. Đích thân ông Thống đốc tỉnh nhiệt tình, cởi mở hướng dẫn Chủ tịch Trương Tấn Sang đến thăm các cơ sở này.
nông-nghiệp, chủ-tịch-nước, trương-tấn-sang, nhật-bản
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham quan, nghe giới thiệu về kỹ thuật trồng dâu tây kiểu mới, chất lượng cao tại Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, chiều 16-3-2014; 
Đến đây chúng tôi mới hiểu rõ hơn vì sao chỉ 3% dân số nhật Bản làm nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ cái ăn chất lượng cao cho hơn 127 triệu dân. Ở Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp đẹp, sạch sẽ như một công viên, san sát các nhà kính trồng các giống cây mới lai tạo từ công nghệ gien. Những cây dâu nhỏ, trĩu quả chín hồng, rồi các loại hoa được tạo nên màu sắc theo ý thích của con người, tăng gấp ba lần giá trị thông thường, những giống cà chua năng suất cao và giống lúa chất lượng tốt nhất v.v...
Thống đốc tỉnh mời Chủ tịch và các thành viên đoàn Việt Nam ăn quả dâu, vị thanh ngọt và hương vị mà chúng tôi chưa từng được thưởng thức. Anh phiên dịch người Nhật trở nên hồ hởi: "Điều quan trọng là kết quả từ cơ sở nghiên cứu này, các loại giống cây trồng đưa đến cho nông dân trong tỉnh Ibaraki và khắp nơi trên nước Nhật sản xuất. Cây dâu được trồng từ các tế bào mô để lấy mẫu giống. Dâu tây được người dân ở đây ví von là "nụ hôn Ibaraki".
Nhiều nhà báo Việt Nam hỏi về lượng thuốc bảo vệ thực vật, ông Giám đốc Trung tâm trả lời rõ ràng: Thuốc bảo vệ thực vật phải hợp lý, đây là tiêu chuẩn rất ngặt nghèo ở Nhật Bản, được kiểm tra kỹ lưỡng để bảo vệ sức khỏe con người.
nông-nghiệp, chủ-tịch-nước, trương-tấn-sang, nhật-bản
Đến Trung tâm máy nông nghiệp, các công nhân ở đây đã trình diễn các loại máy be bờ, gieo hạt giống, các loại máy làm đất, máy bay nhỏ tự động không người lái phun thuốc. Máy be bờ vừa hoạt động xong, chúng tôi đứng trên bờ đất, độ cứng như bê tông không hề để lại dấu chân giày.
Tận mắt chứng kiến, chúng tôi ai cũng nghĩ và mong muốn Việt Nam quê hương mình rồi đây sẽ được tiếp cận, sử dụng công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại đó. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nói với tôi rất chân tình: Công nghệ sinh học và kỹ thuật nông nghiệp Nhật Bản hiện đại, năng suất làm việc rất cao, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cái hay của họ là kết quả từ các cơ sở nghiên cứu được đưa vào sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực. Chúng ta cần cơ chế khoa học và thực tiễn để sự hợp tác này nhanh chóng đi vào cuộc sống trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn...
Chính tại thành phố Mito, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Ibaraki.
Trở về Tokyo, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nhật Bản Hayaski Yoshimasa, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát mong muốn hai nước sẽ nhanh chóng tổ chức cuộc đối thoại hợp tác nông nghiệp nhằm thúc đẩy hợp tác hướng tới sự phát triển một cách toàn diện ngành nông lâm ngư nghiệp Việt Nam bao gồm đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ.
Tìm hiểu về nông nghiệp Nhật Bản, chúng tôi nhìn thấu suốt, thấy rõ hơn con đường phát triển hiện đại, tiên tiến được cơ giới hóa rất cao, đầu tư lớn về tri thức, công nghệ khoa học, người nông dân không cần phải "chân lấm tay bùn". Chứng thực tinh thần làm việc của cán bộ, công nhân ở các doanh nghiệp làm nông nghiệp, chúng tôi ghi vào lòng học tập người Nhật ở tính kiên nhẫn, sẵn sàng bứt phá, phát triển cái mới, tiết kiệm, chắt chiu trong sử dụng tài nguyên của mình.
"Gieo hạt niềm tin", "Vườn ươm công nghệ" là những từ chúng tôi thường nghe thấy sau mỗi lần Chủ tịch làm việc, trao đổi với các doanh nghiệp nhật Bản. Tinh thần khởi nghiệp ưu tú của nhiều doanh nghiệp đã thành công ở Nhật Bản chắc chắn sẽ thành công trong hợp tác với Việt Nam. Một điều đáng mừng là rất nhiều địa phương ở Nhật Bản đã chia sẻ tình cảm và tin cậy, sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực trong đó chú ý vấn đề nông nghiệp theo cấp độ giữa các địa phương với nhau.
Hôm ở thăm Nhà máy chế biến rau tươi sống Asahi, tỉnh Ibaraki, ông giám đốc Nhà máy đã trao tặng Chủ tịch Trương Tấn Sang chiếc khăn dệt bằng nguyên liệu địa phương. Ông nói với giọng xúc động: "Nghe Chủ tịch sang thăm, mẹ tôi, một nông dân đã dệt chiếc khăn này để tặng ngài và nói rằng những sợi vải làm nên tấm khăn như là sợi dây tình cảm thắt chặt mối tình hữu nghị đoàn kết Nhật Bản - Việt Nam".
Những kết quả sau hơn 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản giờ đây đang soi bóng cho những bước đi mới vẫn đong đầy tiềm năng và triển vọng trên tất cả các lĩnh vực với sự tin cậy chính trị hai nước ngày càng sâu sắc. Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một điểm nhấn trong chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trương Tấn Sang chắc chắn sẽ tạo nên "cú hích mới". Đây là thời cơ đòi hỏi chúng ta chung tay hành động, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Làm Nông Nghiệp ở Nhật Bản rất tiên tiến và phát triển


Khi nhắc đến đất nhước Hoa Anh Đào thì ai cũng nghĩ đây là một nước kinh tế, kỹ thuật và khoa học rất phát triển, ít người nghĩ đến ngành nông nghiệp của Nhật Bản. Thật ra những người làm nông nghiệp của Nhật rất giàu có và sung túc. Nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng khoa học bền vững vì vậy có sản lượng rất cao, chất lượng rất tốt và đứng hàng đầu thế giới.
Các bài viết liên quan:
Không có bằng cấp 3 có đi XKLĐ Nhật Bản được không?
Tuyển nam/nữ XKLĐ Nhật Bản Phí 5000 usd – Không đặt cọc
Tu nghiệp sinh Nhật Bản là chương trình gì?
xuat khau lao dong nhat ban
nong-nghiep-nhat-ban-phat-trien
Ngành nông nghiệp của Nhật Bản rất phát triển
Ibaraki là một tỉnh được coi là nông nghiệp của Nhật, Tỉnh này có diện tích là đồng bằng lớn nhất nước Nhật vì vậy rất thích hợp để làm nông nghiệp, nơi đây có nhiều cơ sở nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hiện đại nhất. Đây là địa phương sản xuất nông nghiệp lớn thứ hai ở Nhật Bản. Dân số của tỉnh này chỉ 3 triệu người nhưng GDP của tỉnh đạt hơn 110 tỷ USD một năm bằng 1/2 GDP của Việt Nam. Theo thống kê thì GDP của Ibaraki được đóng góp từ hơn 50% là nông nghiệp hoặc các ngành liên quan đến nông nghiệp.
Nông nghiệp Nhật Bản
Nông nghiệp Nhật Bản
Khi đến đây tìm hiểu chắc bạn mới tin rằng chỉ 3% dân số của Nhật Bản làm nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ thực phẩm chất lượng cao cho hơn 1278 triệu dân của quốc gia này, ngoài ra còn dư thừa để xuất khẩu. Ở các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp không gian rất sạch sẽ, hài hòa và rất đẹp như một công viên, san sát các nhà kính trồng các giống cây mới lai tạo từ công nghệ gien. Những cây dâu nhỏ, trĩu quả chín hồng, rồi các loại hoa được tạo nên màu sắc theo ý thích của con người, tăng gấp nhiều lần giá trị thông thường, những giống cà chua năng suất cao và giống lúa chất lượng tốt nhất thế giới v.v…
Khi chúng tôi vào một trung tâm nghiên cứu nông nghiệp ở đây thì được mời ăn quả dâu, vị thanh ngọt và hương vị mà chúng tôi chưa từng được thưởng thức từ các loại dâu tây trước đây. Anh phiên dịch người Nhật trở nên hồ hởi: “Điều quan trọng là kết quả từ cơ sở nghiên cứu này, các loại giống cây trồng đưa đến cho nông dân trong tỉnh Ibaraki và khắp nơi trên nước Nhật sản xuất. Cây dâu được trồng từ các tế bào mô để lấy mẫu giống. Dâu tây được người dân ở đây ví von là “nụ hôn Ibaraki”.
làm nông nghiệp tại Nhật Bản
làm nông nghiệp tại Nhật Bản
Sang đây tận mắt chứng kiến thực tế, chúng tôi ai cũng băn khoăn và mong muốn Việt Nam quê hương mình rồi đây sẽ được tiếp cận, sử dụng công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại đó. Công nghệ sinh học và kỹ thuật nông nghiệp Nhật Bản hiện đại, năng suất làm việc rất cao. Cái hay của họ là kết quả từ các cơ sở nghiên cứu được đưa vào sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực một cách liên tục và trực tiếp, nhà khoa học của họ cũng làm việc như nông dân, không như các nhà khoa học của VN. Thật ra về kiến thức khoa học nông nghiệp thì ai cũng biết nhà khoa học ở Vn gần như chỉ là lý thuyết suông, còn thực tế thì gần như họ không biết gì.
Chúng ta cần cơ chế khoa học và thực tiễn để để có thể học hỏi hay các nước phát triển như Nhật Bản nhanh chóng chuyển giao công nghệ cho chúng ta.Đoàn nhà báo chúng tôi sang đến trung tâm máy nông nghiệp, các công nhân ở đây đã trình diễn các loại máy gieo hạt giống, máy be bờ, các loại máy làm đất, máy bay không người lái phun thuốc. Máy be bờ vừa hoạt động xong, chúng tôi đứng trên bờ đất, độ cứng như bê tông không hề để lại dấu chân giày, vào trung tâm máy nông nghiệp này của nhật tôi mới thây là nông nghiệp của Nhật Bản thật là thì cũng không còn phải là nông nghiệp rồi, mà chắc phải gọi là ” tự động nông nghiệp, hay khoa học nông nghiệp”.
Sau khi ở trung tâm máy công nghiệp chúng tôi được dẫn ra một cánh động rộng lớn, nhưng ra đây chúng tôi không thấy nông dân đâu. Hỏi anh phiên dịch thì a trả lời, ở đây chúng tôi không có nông dân, cả cánh đồng này chỉ có khoảng 5 người làm việc, vì khi gieo trồng thì có máy rồi, khu thu hoạch cũng có máy, khi phun thuốc đắp bờ hay tưới nước thì cũng có máy gần như là tự động rồi, vì vậy rất hiếm khi nhìn thấy người làm việc ngoài cánh đồng.
Qua thực tế và câu truyện trực tiếp với một số nông dân kỹ thuật và”nông dân quản lý” ở đây chúng tôi mới đúc rút được rằng tại sao chỉ 3% dân số làm nông nghiệp mà họ nuôi đủ cả một quốc gia, với những thực phẩm thuộc loại tốt nhất thế giới.
Và tại sao nông dân của Nhật Bản lại sung túc đến như vậy. Vì qua đây thì ai cũng biết rằng những người làm nông nghiệp ở đây thì họ cũng gần như là những ông chủ có các doanh nghiệp thôi, chứ họ không phải trực tiếp ra đồng làm chân tay. Cũng có những công việc làm chân tay, nhưng những công việc này thì hầu hết dành cho lao động nước ngoài ở Nhật làm viêc, như lao động Trung Quốc, lao động Thái Lan hay lao động người Việt chúng ta bên này.


Mô hình HTX tại Nhật Bản 19/12/2013, 10:03 (GMT+7) Tại Nhật Bản chỉ có một mô hình HTX gọi là “Liên minh HTXNN Nhật Bản” (JA), được thừa nhận và hoạt động theo Luật HTX nông nghiệp. Chia sẻ Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme Tin bài khác Giống lúa thuần 'mê hoặc' nông dân Rau màu tươi tốt ở nơi khô hạn nhất Bắc Giang khôi phục chăn nuôi sau rét Thay đổi phương thức nuôi, nếu không muốn ôm nợ Trồng rau sạch trong nhà lưới Xem thêm http://nongnghiep.vn/pioneer-nha-cung-cap-hat-giong-hang-dau-the-gioi-post140988.html http://nongnghiep.vn/vinh-tuong-dien-hinh-ngo-dong-post154431.html http://nongnghiep.vn/phan-bon-voi-bien-doi-khi-hau-36-19.html Tại Nhật Bản chỉ có một mô hình HTX gọi là “Liên minh HTXNN Nhật Bản” (JA), được thừa nhận và hoạt động theo Luật HTX nông nghiệp. Trước đây, việc tham gia HTX là bắt buộc đối với nông dân, nhưng hiện nay có những nông dân bỏ không tham gia HTX, đa số họ là những người có kỹ thuật cao mà HTX chỉ là đại diện cho lớp nông dân trung bình. Đoàn cán bộ Viện Di truyền Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa có chuyến công tác tại Nhật Bản tham quan mô hình HTX và tìm hiểu phương thức buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của xứ sở mặt trời mọc thông qua các sàn đấu giá. Để có thêm tư liệu về mô hình HTX của các nước trong khu vực, chúng tôi có cuộc trao đổi với cán bộ, lãnh đạo Viện Di truyền Nông nghiệp để hiểu rõ hơn mô hình HTX tại Nhật Bản. Được biết, hoạt động của HTX được qui định trong luật. Mục đích chính là nhằm tăng năng suất, nâng cao địa vị, hiểu biết xã hội và cải thiện kinh tế cho người nông dân. Về hệ thống cấu trúc của HTXNN Nhật Bản, hầu hết người nông dân đều thuộc các HTX địa phương, các HTX địa phương thuộc HTX cấp tỉnh, thành phố và các HTX cấp tỉnh, thành phố trực thuộc HTX Trung ương. Qua đó, tạo thành một hệ thống cấu trúc hình cây lớn. Người nông dân mang sản phẩm nông nghiệp đến các HTX địa phương ký gửi bán hộ. Ngay sau khi sản phẩm được bán, HTX sẽ thanh toán tiền cho nông dân thông qua chuyển khoản hoặc tiền mặt. Sau đó, người nông dân phải trả tiền % hoa hồng cho các HTX. Một kho lạnh sơ chế hoa của HTX tại Nhật Bản Đổi lại, nông dân được hưởng các dịch vụ của HTX theo hệ thống từ phân loại, đánh giá chất lượng chung đến hệ thống vận chuyển, giao hàng, mua và sử dụng chung các hệ thống thiết bị, nông cụ, máy móc lớn, đắt tiền (như hệ thống xử lý sau thu hoạch,…) và thậm chí cả các dịch vụ tài chính liên quan đến các khoản tiền gửi và vay vốn do HTX quản lí hoặc đứng ra đại diện. Thông thường, nông dân Nhật phải trả 2 - 5% giá trị nông sản cho dịch vụ bán hàng của HTX (HTX trừ luôn khi thanh toán cho người trồng). Như đã đề cập ở trên, HTX tại Nhật là một thực thể pháp lý, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, nhưng không phải là một tổ chức Nhà nước. HTX tự tổ chức hoạt động và không được bao cấp của Chính phủ, song Chính phủ thường thông qua HTX khi muốn trợ cấp hoặc hỗ trợ cho người nông dân. Trong trường hợp có chính sách hỗ trợ nông dân, Nhà nước thường trợ cấp thông qua hệ thống HTX. Tất nhiên, những nông dân không tham gia HTX cũng có thể nộp đơn xin trợ cấp, nhưng khó khăn hơn nhiều. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ở Nhật Bản, lịch sử của HTXNN bắt đầu từ giữa thế kỷ 19. Đó là một HTX tự nguyện giữa những người nông dân để hỗ trợ các hoạt động canh tác lẫn nhau. Sau Thế chiến II, ở Nhật xảy ra tình trạng khan hiếm nghiêm trọng lương thực, thực phẩm và hệ thống phân phối hỗn loạn trên thị trường. Vì vậy, Chính phủ Nhật quyết định kiểm soát việc phân phối và SX của nông dân bằng cách kiểm soát HTXNN. Tất cả nông dân bị buộc phải tham gia HTX tại thời điểm đó. Tuy nhiên, do yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, hiện nay HTX của Nhật trở thành mô hình hoạt động độc lập như một DN tư vấn, chuyển giao, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Theo TS Lê Đức Thảo, Trưởng Bộ môn Đột biến và Ưu thế lai (Viện Di truyền nông nghiệp), tại Nhật Bản, chủ nhiệm các HTX và thành viên Hội đồng quản trị của HTX địa phương được lựa chọn từ các nông dân và được trả lương. Nhưng trên thực tế, tiền lương không đủ bù đắp so với công sức và các hoạt động của họ, nhưng chủ nhiệm và các thành viên Hội đồng quản trị thường được bầu từ những nông dân giàu có hoặc có chức sắc ở địa phương và họ chấp nhận không đòi hỏi với mức lương cao hơn. Họ rất bận rộn, bởi với tư cách đại diện của HTX, họ phải lên các kế hoạch và thúc đẩy các hoạt động chung cho các xã viên như kế hoạch đầu tư cho hệ thống SX, vật tư, đầu ra, thị trường… sao cho hiệu quả. Tổ chức hội thảo, kỹ thuật cho người trồng và giao dịch với HTX cấp tỉnh, thành phố. Sàn đấu giá nông sản, nơi các sản phẩm nông nghiệp của nông dân được giao dịch thông qua HTX “Mô hình HTXNN tại Nhật cũng tồn tại một số nhược điểm do trở thành một tổ chức quá lớn, có sức mạnh và dẫn tới việc độc quyền. Do đó, hệ thống có hiện tượng thiếu sự cải cách để hoàn thiện hơn. Đặc biệt, khi vào HTX, người nông dân có xu hướng trở thành hộ “nông dân trung bình”, TS Lê Đức Thảo. Nông dân Nhật Bản thường có diện tích đất canh tác rất nhỏ. Họ không có đủ tiền để đầu tư vào hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại và đắt tiền, nhưng khi tham gia HTX họ có thể chia sẻ, dùng chung thông qua HTX nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư. Cũng bởi vì quy mô nhỏ, nông dân không có khả năng thương lượng với người mua, kể cả khi thị trường đấu giá ra đời và hoạt động nên việc tham gia HTX luôn được nhiều hơn là mất. Bởi để tham gia hiệu quả vào thị trường hàng hóa, đòi hỏi sản phẩm phải có số lượng lớn và chất lượng ổn định (theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cố định). Do đó, ở Nhật Bản, khi tham gia bán đấu giá, thường sản phẩm được đăng ký theo lô, mã chung của HTX. Với mô hình quản lí, vận hành HTX tại Nhật, mặc dù Chính phủ không trực tiếp quản lý HTX, nhưng vẫn có thể điều tiết SX thông qua các hoạt động trợ cấp. Chính phủ có thể dễ dàng xử lý các vấn đề như an toàn thực phẩm bằng việc thúc đẩy người nông dân làm theo định hướng để giải quyết vấn đề qua việc trợ cấp, khuyến khích SX có định hướng thông qua HTX. Với mô hình hoạt động đó, hệ thống HTX trở thành một tổ chức xã hội lớn, đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Tổ chức HTX có thể tổ chức các cuộc đàm phán với các chính trị gia, vận động điều chỉnh chính sách và từ đó giúp làm giảm khoảng cách thu nhập giữa người dân thành thị và người dân nông thôn. “Qua HTXNN, nông dân Nhật được phổ biến về tiến bộ KHKT, được biết nhu cầu thị trường. Nhờ HTX lên kế hoạch SX và điều tiết nên tình trạng nông dân ồ ạt đua nhau trồng một loại cây trồng khi có giá cao không xảy ra. Thay vào đó, nông dân có sự đánh giá thị trường rất chắc chắn qua số liệu từ các tổ chức có uy tín trong nước được HTX tổng hợp, tư vấn. Từ quy trình công nghệ chung do HTX ban hành, các hộ nông dân tự phân công nhau lên kế hoạch nên trồng mặt hàng nào và trồng với số lượng bao nhiêu cho vừa đủ”, ông Nobuo Isomura - Giám đốc Cty Bán đấu giá hoa Ota (Cty đấu giá hoa lớn nhất Nhật Bản) chia sẻ về mô hình HTX tại nước mình. Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme NGUYÊN HUÂN... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/mo-hinh-htx-tai-nhat-ban-post119166.html | NongNghiep.vn
Mô hình HTX tại Nhật Bản 19/12/2013, 10:03 (GMT+7) Tại Nhật Bản chỉ có một mô hình HTX gọi là “Liên minh HTXNN Nhật Bản” (JA), được thừa nhận và hoạt động theo Luật HTX nông nghiệp. Chia sẻ Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme Tin bài khác Giống lúa thuần 'mê hoặc' nông dân Rau màu tươi tốt ở nơi khô hạn nhất Bắc Giang khôi phục chăn nuôi sau rét Thay đổi phương thức nuôi, nếu không muốn ôm nợ Trồng rau sạch trong nhà lưới Xem thêm http://nongnghiep.vn/pioneer-nha-cung-cap-hat-giong-hang-dau-the-gioi-post140988.html http://nongnghiep.vn/vinh-tuong-dien-hinh-ngo-dong-post154431.html http://nongnghiep.vn/phan-bon-voi-bien-doi-khi-hau-36-19.html Tại Nhật Bản chỉ có một mô hình HTX gọi là “Liên minh HTXNN Nhật Bản” (JA), được thừa nhận và hoạt động theo Luật HTX nông nghiệp. Trước đây, việc tham gia HTX là bắt buộc đối với nông dân, nhưng hiện nay có những nông dân bỏ không tham gia HTX, đa số họ là những người có kỹ thuật cao mà HTX chỉ là đại diện cho lớp nông dân trung bình. Đoàn cán bộ Viện Di truyền Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa có chuyến công tác tại Nhật Bản tham quan mô hình HTX và tìm hiểu phương thức buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của xứ sở mặt trời mọc thông qua các sàn đấu giá. Để có thêm tư liệu về mô hình HTX của các nước trong khu vực, chúng tôi có cuộc trao đổi với cán bộ, lãnh đạo Viện Di truyền Nông nghiệp để hiểu rõ hơn mô hình HTX tại Nhật Bản. Được biết, hoạt động của HTX được qui định trong luật. Mục đích chính là nhằm tăng năng suất, nâng cao địa vị, hiểu biết xã hội và cải thiện kinh tế cho người nông dân. Về hệ thống cấu trúc của HTXNN Nhật Bản, hầu hết người nông dân đều thuộc các HTX địa phương, các HTX địa phương thuộc HTX cấp tỉnh, thành phố và các HTX cấp tỉnh, thành phố trực thuộc HTX Trung ương. Qua đó, tạo thành một hệ thống cấu trúc hình cây lớn. Người nông dân mang sản phẩm nông nghiệp đến các HTX địa phương ký gửi bán hộ. Ngay sau khi sản phẩm được bán, HTX sẽ thanh toán tiền cho nông dân thông qua chuyển khoản hoặc tiền mặt. Sau đó, người nông dân phải trả tiền % hoa hồng cho các HTX. Một kho lạnh sơ chế hoa của HTX tại Nhật Bản Đổi lại, nông dân được hưởng các dịch vụ của HTX theo hệ thống từ phân loại, đánh giá chất lượng chung đến hệ thống vận chuyển, giao hàng, mua và sử dụng chung các hệ thống thiết bị, nông cụ, máy móc lớn, đắt tiền (như hệ thống xử lý sau thu hoạch,…) và thậm chí cả các dịch vụ tài chính liên quan đến các khoản tiền gửi và vay vốn do HTX quản lí hoặc đứng ra đại diện. Thông thường, nông dân Nhật phải trả 2 - 5% giá trị nông sản cho dịch vụ bán hàng của HTX (HTX trừ luôn khi thanh toán cho người trồng). Như đã đề cập ở trên, HTX tại Nhật là một thực thể pháp lý, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, nhưng không phải là một tổ chức Nhà nước. HTX tự tổ chức hoạt động và không được bao cấp của Chính phủ, song Chính phủ thường thông qua HTX khi muốn trợ cấp hoặc hỗ trợ cho người nông dân. Trong trường hợp có chính sách hỗ trợ nông dân, Nhà nước thường trợ cấp thông qua hệ thống HTX. Tất nhiên, những nông dân không tham gia HTX cũng có thể nộp đơn xin trợ cấp, nhưng khó khăn hơn nhiều. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ở Nhật Bản, lịch sử của HTXNN bắt đầu từ giữa thế kỷ 19. Đó là một HTX tự nguyện giữa những người nông dân để hỗ trợ các hoạt động canh tác lẫn nhau. Sau Thế chiến II, ở Nhật xảy ra tình trạng khan hiếm nghiêm trọng lương thực, thực phẩm và hệ thống phân phối hỗn loạn trên thị trường. Vì vậy, Chính phủ Nhật quyết định kiểm soát việc phân phối và SX của nông dân bằng cách kiểm soát HTXNN. Tất cả nông dân bị buộc phải tham gia HTX tại thời điểm đó. Tuy nhiên, do yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, hiện nay HTX của Nhật trở thành mô hình hoạt động độc lập như một DN tư vấn, chuyển giao, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Theo TS Lê Đức Thảo, Trưởng Bộ môn Đột biến và Ưu thế lai (Viện Di truyền nông nghiệp), tại Nhật Bản, chủ nhiệm các HTX và thành viên Hội đồng quản trị của HTX địa phương được lựa chọn từ các nông dân và được trả lương. Nhưng trên thực tế, tiền lương không đủ bù đắp so với công sức và các hoạt động của họ, nhưng chủ nhiệm và các thành viên Hội đồng quản trị thường được bầu từ những nông dân giàu có hoặc có chức sắc ở địa phương và họ chấp nhận không đòi hỏi với mức lương cao hơn. Họ rất bận rộn, bởi với tư cách đại diện của HTX, họ phải lên các kế hoạch và thúc đẩy các hoạt động chung cho các xã viên như kế hoạch đầu tư cho hệ thống SX, vật tư, đầu ra, thị trường… sao cho hiệu quả. Tổ chức hội thảo, kỹ thuật cho người trồng và giao dịch với HTX cấp tỉnh, thành phố. Sàn đấu giá nông sản, nơi các sản phẩm nông nghiệp của nông dân được giao dịch thông qua HTX “Mô hình HTXNN tại Nhật cũng tồn tại một số nhược điểm do trở thành một tổ chức quá lớn, có sức mạnh và dẫn tới việc độc quyền. Do đó, hệ thống có hiện tượng thiếu sự cải cách để hoàn thiện hơn. Đặc biệt, khi vào HTX, người nông dân có xu hướng trở thành hộ “nông dân trung bình”, TS Lê Đức Thảo. Nông dân Nhật Bản thường có diện tích đất canh tác rất nhỏ. Họ không có đủ tiền để đầu tư vào hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại và đắt tiền, nhưng khi tham gia HTX họ có thể chia sẻ, dùng chung thông qua HTX nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư. Cũng bởi vì quy mô nhỏ, nông dân không có khả năng thương lượng với người mua, kể cả khi thị trường đấu giá ra đời và hoạt động nên việc tham gia HTX luôn được nhiều hơn là mất. Bởi để tham gia hiệu quả vào thị trường hàng hóa, đòi hỏi sản phẩm phải có số lượng lớn và chất lượng ổn định (theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cố định). Do đó, ở Nhật Bản, khi tham gia bán đấu giá, thường sản phẩm được đăng ký theo lô, mã chung của HTX. Với mô hình quản lí, vận hành HTX tại Nhật, mặc dù Chính phủ không trực tiếp quản lý HTX, nhưng vẫn có thể điều tiết SX thông qua các hoạt động trợ cấp. Chính phủ có thể dễ dàng xử lý các vấn đề như an toàn thực phẩm bằng việc thúc đẩy người nông dân làm theo định hướng để giải quyết vấn đề qua việc trợ cấp, khuyến khích SX có định hướng thông qua HTX. Với mô hình hoạt động đó, hệ thống HTX trở thành một tổ chức xã hội lớn, đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Tổ chức HTX có thể tổ chức các cuộc đàm phán với các chính trị gia, vận động điều chỉnh chính sách và từ đó giúp làm giảm khoảng cách thu nhập giữa người dân thành thị và người dân nông thôn. “Qua HTXNN, nông dân Nhật được phổ biến về tiến bộ KHKT, được biết nhu cầu thị trường. Nhờ HTX lên kế hoạch SX và điều tiết nên tình trạng nông dân ồ ạt đua nhau trồng một loại cây trồng khi có giá cao không xảy ra. Thay vào đó, nông dân có sự đánh giá thị trường rất chắc chắn qua số liệu từ các tổ chức có uy tín trong nước được HTX tổng hợp, tư vấn. Từ quy trình công nghệ chung do HTX ban hành, các hộ nông dân tự phân công nhau lên kế hoạch nên trồng mặt hàng nào và trồng với số lượng bao nhiêu cho vừa đủ”, ông Nobuo Isomura - Giám đốc Cty Bán đấu giá hoa Ota (Cty đấu giá hoa lớn nhất Nhật Bản) chia sẻ về mô hình HTX tại nước mình. Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme NGUYÊN HUÂN... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/mo-hinh-htx-tai-nhat-ban-post119166.html | NongNghiep.vn

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

              Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, các HTX nông nghiệp Nhật Bản được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc HTX nông nghiệp; Liên đoàn HTX nông nghiệp tỉnh; HTX nông nghiệp cơ sở.
Các HTX nông nghiệp cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng và đa chức năng. Từ năm 1961 trở về trước các HTX đơn chức năng khá phổ biến. Nhưng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các HTX nông nghiệp nhỏ thành HTX nông nghiệp lớn, nên mô hình hoạt động chủ yếu của HTX nông nghiệp Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. Các HTX nông nghiệp đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân. Có thể thấy ưu nhược điểm của HTX nông nghiệp Nhật Bản qua phân tích cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của chúng.
          Các HTX nông nghiệp đa chức năng của Nhật bản thường đảm đương các nhiệm vụ sau:
             – Cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất. Thông qua các cố vấn của mình, các HTX nông nghiệp đã giúp nông dân trong việc lựa chọn chương trình phát triển nông nghiệp theo khu vực; lập chương trình sản xuất cho nông dân; thống nhất trong nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến,… Các tổ chức Liên hiệp tỉnh và Trung ương thường quan tâm đào tạo bồi dưỡng cố vấn cho HTX nông nghiệp cơ sở.
             – Mục tiêu của HTX là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất. Do đó, mặc dù các HTX nông nghiệp là đơn vị hạch toán lấy thu bù chi nhưng các HTX không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nông dân. Các hình thức giao dịch giữa HTX với nông dân khá linh hoạt. Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho HTX, HTX sẽ thanh toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ; nông dân cũng có thể gửi HTX bán theo giá họ mong muốn và HTX lấy hoa hồng; thông thường nông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp lý của HTX.
             Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do HTX tiêu thụ, HTX đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho HTX. Về phần mình, HTX định tỷ lệ hoa hồng thấp. Các HTX tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, không chỉ ở chợ địa phương mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toàn quốc với các khách hàng lớn như xí nghiệp, bệnh viện,… HTX đã mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá khá tốt ở Nhật Bản.
             – HTX cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý. Các HTX đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xã viên trên toàn quốc hàng hoá theo giá cả như nhau, nhờ đó giúp cho những người ở các vùng xa xôi có thể có được hàng hoá mà không chịu cước phí quá đắt. Hàng tiêu dùng không cần đặt hàng theo kế hoạch trước. Thông thường các HTX nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp HTX tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp HTX toàn quốc. Đôi khi liên hiệp HTX nông nghiệp tỉnh hoặc HTX nông nghiệp cơ sở đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất. Nhìn chung các liên hiệp HTX nông nghiệp tỉnh và Trung ương không phải là cấp quản lý thuần tuý mà là các tổ chức kinh tế, các trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hoá.
             – HTX nông nghiệp cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp. Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay với lãi suất thấp (có khi chính phủ trợ cấp cho HTX để bù vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp). HTX nông nghiệp cũng được phép sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh. Ở Nhật Bản có tổ chức một trung tâm ngân hàng HTX nông nghiệp để giúp các HTX quản lý số tín dụng cho tốt. Trung tâm này có thể được quyền cho các tổ chức kinh tế công nghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp.
             – HTX nông nghiệp còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân. Các loại phương tiện thuộc sở hữu HTX thường là: Máy cày cỡ lớn, phân xưởng chế biến, máy bơn nước, máy phân loại, đóng gói nông sản. HTX trực tiếp quản lý việc sử dụng các tài sản này.
             – Các HTX còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các HTX và địa phương.
             – Ngoài ra, các HTX nông nghiệp Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục xã viên tinh thần HTX thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp HTX nông nghiệp cơ sở, tỉnh và Trung ương.
             Như vậy, có thể thấy rằng HTX nông nghiệp Nhật Bản đã phát triển từ các đơn vị đơn năng đến ngày nay trở thành các đơn vị đa năng dịch vụ mọi mặt cho cho nhu cầu của nông dân và tổ chức liên kết qui mô lớn toàn quốc. Một nước công nghiệp hoá như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó HTX nông nghiệp, một mặt được thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt khác vẫn tôn trọng mô hình kinh tế nông hộ và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở khâu nào HTX tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.
Một số vấn đề và bài học rút ra cho Việt Nam
Thứ nhất, để giúp các hộ nông dân cải thiện điều kiện sống và phát triển sản xuất, cần phải liên kết các hoạt động đầu ra, đầu vào cho họ dưới hình thức tốt nhất là HTX, nông nghiệp. Các giá trị cơ bản của HTX chỉ có được khi HTX thực sự hoạt động theo nguyên tắc tự lực tự chịu trách nhiệm, quản lý dân chủ, hiệu quả hoạt động cao, có sự tương trợ lẫn nhau.
             Thứ hai, để HTX nông nghiệp ra đời và phát triển tốt rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về các mặt: tạo khuôn khổ luật pháp; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhất là đường giao thông, điện, nước; tuyên truyền, khuyến khích, quảng bá cho các HTX. Nhà nước cần giúp đỡ HTX thực thi kiểm soát bằng các chế định luật hạn chế ban lãnh đạo HTX lũng đoạn, trá hình doanh nghiệp tư nhân dưới lốt HTX để hưởng ưu đãi.
Thứ ba, tiêu
thụ được sản phẩm cho hộ nông dân với giá phải chăng và chi phí thấp chính là sự hỗ trợ đáng giá mà các hộ nông dân Việt Nam đang cần.
          Thứ tư, HTX nông nghiệp phải được tổ chức ở những khâu nào mà HTX làm thì tốt hơn hộ gia đình, tốt hơn tư nhân, thậm chí tốt hơn cả doanh nghiệp Nhà nước. Do đó lựa chọn khâu nào để HTX làm là hết sức quan trọng. Kinh nghiệm của Nhật Bản chỉ ra rằng bốn khâu: cung ứng vật tư, hàng hoá tiêu dùng, tín dụng tương hỗ, tiêu thụ sản phẩm và khuyến nông là rất phù hợp với HTX. Nhưng để chiến thắng tư nhân thì HTX nên tổ chức theo kiểu đa năng và tuyển chọn người giỏi làm giám đốc để quản lý, điều hành. Cán bộ là khâu rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của HTX.
           Thứ năm, theo kinh nghiệm của Nhật Bản cần đề cao vấn đề giáo dục đào tạo nhân lực cho HTX. Chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ tư vấn cho HTX và nông dân. Đặc biệt các HTX cần coi trọng hoạt động khuyến nông, coi đây là phương tiện cơ bản giúp nông dân vượt khó, xoá nghèo để vươn lên làm giàu. HTX nông nghiệp phải coi cải tạo tư tưởng phong cách, lề lối, tập quán sản xuất của nông dân là mục tiêu của mình thì mới giúp ích nhiều cho nông dân và giúp hộ nông dân phát triển lực lượng sản xuất để cạnh tranh hiệu quả với nông dân thế giới trong nền kinh tế toàn cầu và chắc chắn 100% nông dân sẽ trở thành xã viên của HTX như ở Nhật Bản. 
Xem tiếp...