Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 63

(ĐC sưu tầm trên NET)

Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư
Nằm trên đỉnh núi Đền, bao quanh là rừng thông xanh tốt, đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư thuộc thôn Hiền Lương, xã Phù Lương, huyện Quế Võ, có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, là nơi tôn vinh phụng thờ một danh nhân khoa bảng có công lao lớn với dân với nước, không những được sử sách lưu danh, mà còn được nhân dân tôn thờ, ca ngợi, truyền tụng.
Thôn Hiền Lương thuộc xã Phù Lương là vùng đất của những làng cổ nằm trải dài trên các mỏm núi có tên như: núi Trọc, núi Chùa, núi Tụng, núi đền, núi Vĩnh, núi Giữa… thuộc dãy núi Châu Sơn hùng vĩ chạy dài ở phía đông nam huyện Quế Võ. Theo văn bia, văn chuông của thôn Hiền Lương thì xưa làng có tên là Minh Lương, đến thời vua Minh Mệnh vì kiêng tên húy nhà vua làng đổi tên là Hiền Lương và từng nổi tiếng là quê hương của Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư.
Theo nhân dân địa phương, đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư còn có tên nôm là đền “Quan Trạng” vốn xưa nằm ở cánh đồng Tổ Mối ở phía đông nam thôn Hiền Lương, đến nay vẫn còn dấu tích của nền móng. Ngôi đền cổ bị phá trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng dân làng vẫn bảo lưu được tượng thờ và một số đồ thờ tự khác, cùng với những tục lệ tín ngưỡng của ngôi đền. Để tôn vinh và tri ân với một danh nhân của quê hương, năm 2004 dân làng Hiền Lương đã cùng nhau công đức xây dựng lại ngôi đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư trên đỉnh núi Đền.
Bản “Thần tích Thần sắc” của thôn Hiền Lương được kê khai năm 1938 cho biết rõ thôn Hiền Lương thờ Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư bằng tượng gỗ sơn ở đền gọi là đền Quan Trạng, có đoạn như sau: “Tên làng tôi là Hiền Lương thuộc tổng Phù Lương, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh… Thành hoàng làng là Tam Giang khước địch thượng đẳng thần và thờ các vị thần khác: Các vị nhiên thần (sơn thần, thủy thần), các vị nhân thần (Tôn linh công chúa, Đống Bính uy linh, Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư, đức Tiên chúa… Thờ hai vị Tam Giang bằng khám gỗ sơn, Quan Trạng bằng tượng gỗ…”. Hiện tại đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư còn bảo lưu được nhiều tài liệu cổ vật quý giá như: Tượng thày trò Quan Trạng, Thần tích Thần sắc, hoành phi câu đối; đặc biệt là tượng Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư là chứng tích của ngôi đền và người được thờ từng nổi tiếng trong lịch sử.
 
 
Tượng Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư tại đền Quan Trạng thôn Hiền Lương, huyện Quế Võ.
 
Theo sử liệu và tư liệu của thôn Hiền Lương: Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư có tên húy là Nguyễn Trư, hiệu là Tùng Khê, người thôn Minh Lương, nay là thôn Hiền Lương. Ông là người thông minh sáng dạ kỳ lạ, nhưng bị mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải đi ở làm thuê cho một nhà giàu ở thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du. Tại thôn Đông Sơn, ông được Tiến sĩ Vũ Mộng Nguyên làm quan triều Lê sơ đón về nuôi dạy vì quý mến sự thông minh hiếu học của mình. Không phụ công nuôi dạy của thày, Vũ Mộng Nguyên đã đỗ Trạng nguyên khoa thi Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa 6 (1448) đời vua Lê Nhân Tông.
Tương truyền, khi vào triều để gặp vua, để thử tài Quan Trạng, trước mặt quần thần văn võ, nhà vua ra một vế câu đối: “Long tại đỉnh long nhi bất tẩu” và yêu cầu sau khi vua bước đi bảy bước quan Trạng phải đối lại: Chẳng ngờ, vua mới bước đi ba bước, quan Trạng đã có vế đối lại: “Yến cư thượng yến hà vô phi”, cả triều đình gật đầu thán phục. Sau đấy, ông được bổ chức Hàn lâm trực học sĩ. Năm 1459, ông được cử đi sứ sang nhà Minh, khi về được phong chức Lại bộ Thượng thư, Trưởng lục bộ Thượng thư. Cuộc đời khoa cử và làm quan của ông để lại nhiều giai thoại nổi tiếng, đặc biệt là tài ngoại giao đi sứ.
Truyền rằng, khi vua Lê Nghi Dân giết vua tiếm ngôi, sai ngài đi sứ cầu phong, nhà Minh hoạch rằng: “Sao lại giám giết em tranh ngôi vua”. Quan Trạng trả lời rằng: “Đường Thái Tông giết cả anh là Kiên Thành. Em là Nguyên Cát là việc cũ của thiên triều, thì ngày nay việc nước tôi có gì là lạ”. Thấy sứ thần nước Việt trả lời quá sắc sảo, vua Minh đành nhận phong vương. Khi đoàn sứ giả đến ải Nam Quan, vua quan coi cửa ải nhà Minh cậy thế nước lớn, ngạo mạn liền treo lên cửa đi một chữ “Thập” bằng gỗ rất lớn mà không mở cửa ra đón tiếp. Quan Trạng liền cho quân lấy dây lụa tết một vòng tròn rất lớn mắc lên chữ Thập, cả chữ Thập nằm gọn lỏn trong vòng tròn của dây, với nghĩa rằng: “Các ngươi cậy là nước lớn từng tung hoành vũ trụ, thì nay nước Việt ta bao quát càn khôn”. Thấy vậy, viên quan coi ải quá khiếp sợ bởi tài của Quan Trạng liền phải mở cửa để đón tiếp đoàn đi sứ của nước ta.
Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư, không chỉ là một nhà ngoại giao xuất sắc, mà còn là một nhà thơ lớn của dân tộc, có nhiều sáng tác, hiện còn 2 bài thơ chép trong “Toàn Việt thi lục”. Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư còn là người có công lớn với dân làng quê hương: Truyền kể khi về già ông về quê sinh sống, dạy dân học hành và nhiều điều lễ nghĩa, lại cấp cho ruộng học gọi là “ruộng học điền” để khuyến khích dân học. Quan trạng mất năm 89 tuổi, dân làng kính phục và biết ơn tài năng đức độ của ông đã lập đền thờ gọi là “Đền Quan Trạng” và tôn ngài làm Phúc Thần, được vua phong sắc mĩ tự là “Long đức phổ hộ phù bồng đại vương”. Hàng năm cứ đến ngày 5 tháng 8 (âm lịch) là ngày mất của Quan Trạng, dân làng lại tổ chức tế lễ tại đền thờ ông để tôn vinh tri ân với một danh nhân đã có công lớn với dân với nước và quý khách thập phương đến rất đông.
Tên tuổi công trạng của Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư, không những được sử sách ghi danh, các triều vua ghi khắc lưu danh ở văn bia Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), Văn Miếu Bắc Ninh, mà còn được dân gian ca ngợi truyền tụng, lập đền thờ phụng. Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư thuộc thôn Hiền Lương, xã Phù Lương, huyện Quế Võ là một trong những di tích thờ danh nhân khoa bảng tiêu biểu của đất học Kinh Bắc-Bắc Ninh.
Với những giá trị trên, đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư thuộc thôn Hiền Lương, xã Phù Lương, huyện Quế Võ, đã được UBND tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là Di tích lịch sử-văn hóa Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 30-8-2012.
Bài, ảnh: Đỗ Thị Thủy
Trạng “Lợn” - Nguyễn Nghiêu Trư
Ông hiệu là Tùng Khê người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc.
Tương truyền lúc nhỏ theo cha làm nghề thịt lợn, lại đẻ vào tháng 10 tức tháng Hợi nên đặt tên là Nguyễn Văn Trư và thường gọi là cậu Lợn (chữ Hán “Trư” nghĩa là lợn).Ông bản tính nhanh nhẹn, thông minh, lúc nhỏ có lần cùng bố đi bắt lợn, gặp kiệu ông Nghè vinh quy, Trư hỏi:- Ông gì thế bố?Người cha đáp:- Ông Trạng!Trư nói:- Lớn lên con cũng làm ông Trạng!Từ đó đi chơi với trẻ trong làng, ông đều khoe:- Tao là quan Trạng!Có người khách lỡm:- Trạng dở hay trạng nguyên?Ông buột miệng:- Khách quen hóa khách lạ!Hai câu ứng khẩu hợp thành câu đối khá hay.Cạnh làng ông là làng Yên Đinh đất học, có cụ đồ sang chơi ra cho trạng vế đối, mang đề tài lợn, nghề sinh sống của nhà này:- Lợn cấn ăn cám tốn (ý là lợn có chửa ăn hết nhiều cám nhưng Cấn và Tốn là hai quẻ trong bát quái).Trạng đối ngay:- Chó khôn chớ cắn càn.Câu đối xấc xược làm cụ đồ cay đắng, song vế đối chỉnh quá, chó khôn đừng cắn bậy, mà Khôn và Càn cũng là hai quẻ trong bát quái. Cụ đồ khuyên bố mẹ Trư cho Trư đi học.Chính cụ đồ bị ông đối xược ấy dạy ông năm mới 8 tuổi, ông học rất giỏi, nghe một biết mười, lễ phép, chuyên cần, bạn học có người gấp rưỡi, gấp đôi tuổi đều thương mến. Những ngày trời mưa bạn thường cõng ông qua chỗ lội.Khi ở nhà lúc nào ông cũng chăm lo đèn sách, khi ra ao rửa bèo, ra vườn hái rau, tay vẫn cầm cái que nhọn vạch xuống đất hoặc vào lá chuối, lá khoai những chữ khó nhớ.Đến khi “biết chữ”, thầy đồ gửi ông ra học cụ Vũ Mộng Nguyên người xã Đông Sơn, huyện Tiên Du, đỗ Thái học sinh không làm quan nhà Hồ về dạy học.Ông là học trò tiêu biểu nhất của cụ Vũ Mộng Nguyên, đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn (1448) niên hiệu Thái Hòa năm thứ 6 đời vua Lê Nhân Tông.Tương truyền đêm trước ngày thi đình vua Nhân tông nằm mơ thấy lợn đỗ trạng, vua sai xa giá xem bảng thấy trạng tân khoa là Nguyễn Văn Trư, dân gian coi yết bảng cứ kháo thành vè “Long đầu lợn-Nguyễn Văn Trư”, vua liền đổi tên cho Trạng là Nguyễn Nghiêu Tư.Ông làm quan đến chức An phủ sứ Hàn lâm Trực học sỹ, đi sứ nhà Minh lại phong Lại bộ thượng thư, về phong Chưởng lục bộ thượng thư.Khi vinh quy bái tổ, dân làm nghè ở Phù Lương thị (chợ làng Phù Lương), tức làng Giùng, chợ Giùng để đón, nghè còn đến thời kháng chiến chống Pháp dân vẫn gọi là Nghè quan Trạng. Khi về hưu vua phong “Thượng quốc công chí sỹ” và vợ được hàm “nhất phẩm phu nhân”.Năm 1459 Lê Nghi Dân giết vua tiếm vị, sai ông đi sứ cầu phong, nhà Minh hoạch:- Sao lại dám giết em mà tranh ngôi vua?Nghiêu Tư trả lời:- Đường Thái tông giết cả anh là Kiên Thành, em là Nguyên Cát là việc cũ của thiên triều, thì việc nước tôi ngày nay có gì là lạ?Thấy sứ thần Đại Việt trả lời rất đúng lý nhà Minh đành nhận phong vương.Khi đoàn sứ thần ta tới ải Nam Quan, viên coi cửa ải nhà Minh ỷ thế nước lớn, ngạo mạn treo lên cửa quan một chữ thập lớn bằng gỗ mà không mở cửa đón tiếp.Trạng nói:- ý các người muốn coi người Minh là “tung hoành vũ trụ”. Đã vậy thì Đại Việt ta đây “bao quát càn khôn”, sai người bện một cái vòng tròn lớn bằng lụa tết mắc lên đầu chữ thập, cả chữ thập lọt trong vòng tròn ấy. Viên quan coi ải khiếp phục, mở cửa quan nghênh tiếp sứ giả.Vào đến Yên Kinh, Trạng vào yết kiến vua Minh.Nhà vua muốn thử tài sứ giả, ngầm sai trong hoàng cung quán lịch sự, đề hai chữ Kính Thiên treo ở giữa, bầy đôi sập thất bảo rất cao, xung quanh đặt nghi vệ sang trọng như chỗ giường ngủ của thiên tử, để xem Trạng có dám ngồi đó không.Khi sắp yến tiệc họ đưa trạng và phó sứ dạo thăm cung điện rồi mới đưa đến đấy. Trạng bèn bảo phó sứ cùng ngồi lên sập thất bảo. Thấy vậy, quan Minh ra hoạch:- Cớ sao sứ thần lại ngược ngạo, vô lễ đến như vậy? Không trông lên trên kia xem, chỗ này là chỗ gì?Trạng ta bình thản:- Dám thưa, ngài lấy cớ gì cho sứ thần tôi là ngạo? Biển đề hai chữ Kính Thiên, chiết tự ra là kính nhị nhân (chữ thiên là giời, tách ra là hai chữ nhị nhân là hai người) thực hẳn là ý bản quốc muốn đem cái ngôi này mà hậu đãi sứ thần xa lại. Ngài dạy thế chúng tôi quyết không chịu. Vả nghe cổ nhân có nói: “Đãi người phương xa cốt lấy bụng thực”. Tôi nghe Thánh triều lấy thành tín đãi người ngoại quốc. Thế mà sứ giả nước xa tới lại đem cái bụng trí thuật làm oai. Tôi sợ người ta nghe tiếng dẫu có lòng thực hướng mộ, cũng sinh nghi mà không lại nữa.Viên quan nhà Minh thấy trạng nói chẻ hoe như đã rõ gan một từ trước, vội vàng:- Xin quý ngài xá lỗi. Nghĩ là buổi ban đầu, thử xem ngài có phải là bậc tài giỏi không thôi. Nhưng quý ngài quả là bậc thông minh, đã giỏi mà biết trước được như thế còn hề chi?Trong thời gian ở Trung Quốc ông lập được nhiều công lớn, nhất là việc dạy hoàng tử học, được vua Minh rất đỗi quý phục phong ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên.Song vì ông sinh ra trong nhà bán thịt lợn, tên là Trư và gọi là Lợn, đã là lợn thì phải học dốt. Dân mới bịa ra chuyện rằng thày dạy “Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng”, ông đọc ra “thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng gọng”...Thế mà đỗ Trạng nên mọi chuyện gặp may được bịa ra như bia “hạ mã” ông đọc là “bất yên” thì tự dưng trong làng có đám cháy, con gái Bùi tướng công tên là Phấn ra vế đối “bát đao phân mễ phấn” ông không đối được mới chép vào bảo lúc thi đỗ sẽ đối, vào triều đề thi là “thiên lý trọng kim chung”, ông đem đối vào rồi lại đem vế ấy về đối ở nhà Bùi tướng công, hay tuyệt vừa đỗ Trạng vừa được vợ, rồi chuyện cầu mưa, xử kiện, xem bói, đối chữ ở Trung Quốc... thảy đều gặp những sự may mắn, trùng hợp đến lạ lùng.Nghệ sỹ dân gian nào đó đã chép thành chuyện Trạng Lợn mà ta thường đọc. Cực đoan hơn nữa, ở Hà Nam có hẳn sách Trạng Lợn dài 18 hồi theo kiểu chương hồi Tam Quốc chí.
Trạng Lường Lương Thế Vinh

  



Trạng nguyên Lương Thế Vinh tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu 1441 tại làng Cao Hương, nay là thôn Cao Phương xã Liên Bảo huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng là thần đồng, thông minh, nhanh trí. Lớn lên ông học rất giỏi, chưa đầy hai mươi tuổi tài học của ông đã vang danh khắp vùng Sơn Nam. Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên vào khoa thi năm Quý Mùi 1463 niên hiệu Quang Thuận thứ 4 dưới triều Lê Thánh Tông khi ông mới 23 tuổi. Sau khi đỗ Trạng nguyên, ông được bổ làm quan ở Hàn lâm viện, thăng đến chức Hàn Lâm Thị thư chưởng Hàn lâm Viện sự, đứng đầu viện Hàn lâm.
Trạng nguyên Lương Thế Vinh là một danh nhân lớn của Việt Nam và cũng chính là nhà toán học đầu tiên của đất nước ta. Chính vì thế, nên dù ông còn là một nhà Phật học, một nhà thơ xuất sắc trong 28 nhà thơ của Hội Tao Đàn do Vua Lê Thánh Tông lập năm 1495, dân gian thường gọi ông là Trạng Lường vì ông rất giỏi trong việc tính toán và đo lường. Cùng với những sự kiện đã được lưu danh trong chính sử, rất nhiều câu chuyện được lưu truyền trong dân gian đã thể hiện tài toán học hiếm có của ông như ngay từ thuở nhỏ, trong lúc học, thần đồng Lương Thế Vinh luôn biết kết hợp rất khéo giữa chơi và học, vừa thoải mái nhưng lại đạt kết quả cao. Lúc thả diều, thì rung dây diều để tính toán, ước lượng chiều dài, chiều cao. Khi câu cá, tìm hiểu đời sống các sinh vật, ước tính đo lường chiều sâu ao hồ, chiều rộng sông ngòi và kiểm tra lại bằng thực nghiệm. Cậu bé Lương Thế Vinh còn nghĩ ra cách đo bóng cây mà suy ra chiều dài của cây. Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần trong lúc đang chơi bóng với các bạn, quả bóng lăn xuống một hố hẹp và sâu, tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bóng lên bằng việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bóng nổi trên nước để lấy lại quả bóng.
Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh còn được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: “Nước Nam quả có lắm người tài!”.
Nổi tiếng với tài tính toán nhanh và chính xác, Lương Thế Vinh đã để lại cho đời sau bộ sách “Đại thành Toán pháp” (bộ sách được sử dụng trong giáo dục Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX) và chế ra thước đo ruộng, diện tích tính đất đai. Lương Thế Vinh đã viết đề tựa, nêu mục đích của cuốn sách như sau: “ Trước thời cho biết cách đo lường. Tính toán bình phân ở cửu chương. Thông hay mọi nhẽ điều vinh hiển. Học lấy cho tinh giúp thánh vương!”
Với niềm tiếc thương một tài hoa, một nhân cách lớn nên  ngay đầu thế kỷ XVI, sau khi ông mất một thời gian, Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh, còn gọi là Đền Ông Trạng đã được xây dựng trên nền nhà cũ gia đình ông trước đây. Di tích chính ở đây có ba lớp nối tiếp nhau, phía ngoài cùng đối diện với sân gạch là cung đệ tam. Công trình có ba gian, bốn mái với các góc đao uốn cong mềm mại tạo nên một sự thanh thoát cho kiến trúc. Toàn bộ cung đệ tam không có tường để trống bốn mặt làm cho công trình rất thoáng đãng. Hai dãy giải vũ nằm trước cung đệ tam, đối diện với sân đền và quay mặt vào nhau. Mỗi dãy có ba gian, phía sau và hai bên xây tường bít đốc, đằng trước không có cửa, kết cấu rất đơn giản và thoáng mát. Cung đệ nhất và đệ nhị tiếp liền mái với nhau, mỗi cung cũng gồm có ba gian. Các kiến trúc ngôi đền không lớn nhưng mỗi bộ phận đã tạo nên sự hoàn chỉnh cho cả tổng thể công trình. Suốt năm thế kỷ qua, kể từ khi xây dựng cho đến nay, ngôi đền đã được sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn bảo lưu và giữ được những phong cách kiến trúc truyền thống của dân tộc. Ngôi đền đã được nhiều nhà khoa bảng đến thăm viếng, đề thơ ca ngợi, làm câu đối cúng. Từ thời Lê đến thời Nguyễn đã có nhiều vị đại khoa như Tiến sĩ Đỗ Quang Dần, Tiến sĩ Phạm Đạo Phú, Hoàng giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị, Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyễn đã đến và bày tỏ niềm tiếc thương, tưởng nhớ. Ngày nay, không chỉ trong dịp lễ hội tháng tám âm lịch kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của Quan Trạng mà quanh năm thường xuyên có nhiều đoàn khách suốt từ Nam tới Bắc đến viếng thăm.
Niềm tiếc thương, ngưỡng vọng của nhân dân chính là sự tôn vinh cao nhất về cuộc đời, nhân cách, sự nghiệp của Trạng Lường. Trong lịch sử nước Nam, nhân tài không bao giờ thiếu, mỗi thời kì đều có hiền tài xuất hiện phò tá những bậc minh quân, có thể là quan văn hoặc quan võ, nhưng một đặc điểm chung ở họ là ý chí vươn lên trong học tập và lòng trung quân ái quốc. Trạng Lường Lương Thế Vinh là một bậc kỳ tài hiếm có và lòng ham học, tinh thần say mê, học hỏi không ngừng của ông mãi mãi là gương sáng cho đời đời con cháu nối tiếp. Hình ảnh của cậu bé ham thả diều trên cánh đồng làng, sau trở thành một vị đại quan, rồi được tôn vinh là Phúc Thần làng Hương sẽ luôn là động lực, chắp cánh ước mơ cho tất cả con cháu họ Lương nói riêng, thế hệ trẻ thôn Cao Phương cũng như toàn thể đất nước Việt Nam nói chung. Những câu chuyện về thần đồng đất Việt Lương Thế Vinh, những giai thoại về Trạng Lường vốn truyền miệng qua nhiều đời trong dân gian, nay vẫn tiếp tục được các bậc cha mẹ, thầy cô giáo kể hàng ngày, cũng như xuất bản trong nhiều sách, truyện, để có triệu triệu trẻ em Việt Nam được đọc, được học và từ đó không ngừng học hỏi, phấn đấu, để cùng nhau viết tiếp một ước mơ: đưa trí tuệ Việt tỏa sáng khắp năm châu.
          Cuộc đời, sự nghiệp của Trạng Lường Lương Thế Vinh đã trở thành niềm tự hào sâu sắc của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Nam Định nói riêng. Tại xứ Nam đất học, đất văn có nhiều con đường, ngôi trường, quỹ khuyến học, giải thưởng được tự hào vinh danh bậc kỳ tài đất Việt. Đó chính là cách để thể hiện sự tưởng nhớ đến ông, cũng là thế hệ sau tự nhắc nhở mình phải sống, học tập và cống hiến sao cho xứng đáng với truyền thống tổ tông.                                                                                                                                                                                                                                                                                       T/h: Lê Trang
Giai thoại về Lương Thế Vinh (Trạng Lường)


Thần đồng- Thần chú
Lương Thế Vinh tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thuỵ Hiên, ông sinh năm 1411 tại Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản - Nam Định).
Từ bé Lương Thế Vinh đã nổi tiếng trong việc học, việc chơi. Vinh học rất mau thuộc, mau hiểu, mà chơi cũng rất tài tình. Cậu rất thích thả diều, câu cá, bẫy chim cùng với các trẻ chăn trâu. Khi thả diều, diều của Vinh thường vẫn lên cao hơn, có hình dáng khác lạ và có tiếng kêu trầm bổng, rất du dương vui tai, người lớn cũng say mê lắng nghe.
Cùng đi câu cá với bạn bè, nhưng bao giờ cậu cũng được nhiều cá hơn. Nhìn chiếc bẫy người lớn bẫy chuột, cậu liền nghĩ ra chiếc bẫy nhỏ xíu để bẫy chim chả khá tinh vi làm người lớn phải ngạc nhiên, thán phục.
Người thời đó gọi cậu là "thần đồng", tiếng dùng để chỉ những người giỏi như thần ở tuổi nhi đồng. Nhưng bọn trẻ chả hiểu "thần đồng" là gì. Chúng ngỡ Lương Thế Vinh hay câu cá, thả diều, bẫy chim, chăn trâu ngoài đồng nên người ta gọi là "thần" ở ngoài "đồng". Rồi một chuyện sau đây xảy ra, khiến bọn trẻ tưởng cậu là "thần thánh" thực sự.
Hôm đó, cậu đem một trái bưởi ra bãi tha ma (chỗ bạn bè thả trâu) làm quả bóng để các bạn cùng chơi. Bỗng quả bưởi lăn xuống một trong những cái hố bên mép bãi người ta đào để ngăn trâu bò khỏi phá lúa. Cái hố rất hẹp lại rất sâu không xuống mà cũng không với tay lấy lên được. Bọn trẻ tưởng thế là mất đồ chơi. Nhưng Lương Thế Vinh nghĩ một lát, rồi mới hớn hở rủ bạn đi mượn vài chiếc gầu giai đi múc nước đổ xuống hố. Bọn trẻ không hiểu Vinh làm thế để làm gì. Nhưng lát sau thấy Vinh cúi xuống cầm quả bưởi lên, chúng rất sửng sốt phục tài Vinh.
Từ đó trẻ con trong làng truyền nhau rằng Lương Thế Vinh là thần, có một câu "thần chú" hay lắm, có thể gọi được những vật vô tri như quả bưởi lại với mình.
Thực ra thì Vinh trèo cây hái bưởi bên bờ ao, sẩy tay cậu làm rơi quả bưởi xuống nước tưởng mất. Nhưng khi nhìn thấy bưởi nổi trên mặt ao, Vinh đã lấy cành tre khều vào và đem ra bãi chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố, cậu đã chợt nhớ lại và nghĩ ra cách lấy nước đổ xuống cho bưởi nổi lên. Vốn thích thơ ca, hò, vè nên trong khi cúi xuống chờ bưởi, cậu vui miệng đọc lẩm nhẩm:
Bưởi ơi bưởi
Nghe tao gọi
Lên đi nào
Đừng quên lối
Đừng bỏ tao...
Và bọn trẻ cứ nghĩ rằng Vinh đọc "thần chú".
Chơi mà học - học mà chơi
Lương Thế Vinh là người biết kết hợp rất khéo giữa chơi và học, nên từ nhỏ Vinh học rất thoải mái và lại đạt kết quả cao.
Khác với những người khá "dùi mài kinh sử", học như con vẹt chỉ biết thuộc nhiều, không cần hiểu, không cần sáng tạo. Vinh học đến đâu, hiểu đến đấy, học một mà biết mười. Khi đã ngồi học thì tập trung tư tưởng rất cao, luôn muốn thực nghiệm những điều đã học vào đời sống. Trong khi vui chơi như câu cá, thả diều, bẫy chim, Vinh luôn kết hợp với việc học. Lúc thả diều, Vinh rung dây diều để tính toán, ước lượng chiều dài, chiều cao. Khi câu cá, Vinh tìm hiểu đời sống các sinh vật, ước tính đo lường chiều sâu ao hồ, chiều rộng sông ngòi... và kiểm tra lại bằng thực nghiệm. Vinh nghĩ ra cách đo bóng cây mà suy ra chiều dài của cây.
Người đời còn truyền lại câu chuyện sau đây:
Dạo đó, Lương Thế Vinh và Quách Đình Bảo là hai người nổi tiếng vùng Sơn Nam (Thái Bình- Nam Định bây giờ) về thông minh, học giỏi. Một hôm, sắp đến kỳ thi, Lương Thế Vinh tìm sang làng Phúc Khê bên Sơn Nam hạ để thăm Quách Đình Bảo, toan bàn chuyện cùng lên kinh ứng thí.
Đến làng, Vinh ghé một quán nước nghỉ chân. Tại đây Vinh nghe người ta nói là Quách Đình Bảo đang ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn. Chắc chắn kỳ này Bảo phải đứng đầu bảng vàng. Vinh cười nói:
- Kỳ thi đến nơi mà còn chúi đầu vào quyển sách, cố tụng niệm thêm vài chữ. Vậy cũng gọi là biết học ư? Ta có đến thăm cũng chẳng có gì để bàn bạc - Vinh nói thế rồi bỏ ra về.
Quách Đình Bảo nghe được chuyện trên, gật gù:
- Người đó hẳn là Lương Thế Vinh, ta phải đi tìm mới được!
Thế là Bảo chuẩn bị khăn gói, tìm đến Cao Hương thăm Vinh. Chắc mẩm đến nhà sẽ gặp ngay Vinh đang đọc sách, nhưng Vinh đi vắng, người nhà bảo Vinh đang chơi ngoài bãi.
Quách Đình Bảo ra bãi tìm, quả thấy Vinh đang thả diều, chạy chơi cùng bạn bè, rất ung dung thư thái. Bảo phục lắm tự nói với mình: "Người này khôi ngô tuấn tú, phong thái ung dung, ta có học mấy cũng không thể theo kịp".
Quả nhiên sau đó, khoa Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo đỗ Thám hoa (đỗ thứ 3). Năm ấy Lương Thế Vinh mới hăm hai tuổi.
Cân Voi to - đo giấy mỏng
Ngày xưa, vua quan Trung Quốc thường cậy thế nước lớn, coi thường nước ta, cho nước ta là man di, mọi rợ. Về tinh thần bất khuất của cha ông ta thì chúng đã được nhiều bài học. Nhưng về mặt khoa học thì chúng chưa phục lắm.
Một lần sứ nhà Thanh là Chu Hy sang nước ta, vua Thánh Tông sai Lương Thế Vinh ra tiếp. Hy nghe đồn Lương Thế Vinh không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông cả toán học nên mới hỏi:
- Có phải ông làm sách Đại thành toán pháp, định thước đo ruộng đất, chế ra bàn tính của nước Nam đó không?
Lương Thế Vinh đáp:
- Dạ, đúng thế!
Nhân có con voi rất to đang kéo gỗ trên sông, Chu Hy bảo:
- Trạng thử cân xem con voi kia nặng bao nhiêu!
- Xin vâng!
Dứt lời, Vinh xăm xăm cầm cân đi cân voi.
- Tôi xem chiếc cân của ông hơi nhỏ so với con voi đấy! - Hy cười nói.
- Thì chia nhỏ voi ra! Vinh thản nhiên trả lời!
- Ông định mổ thịt voi à? Cho tôi xin một miếng gan nhé!
Lương Thế Vinh tỉnh khô không đáp. Đến bến sông, trạng chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính dắt voi xuống. Thuyền đang nổi, do voi nặng nên đầm sâu xuống. Lương Thế Vinh cho lính lội xuống đánh dấu mép nước bên thuyền rồi dắt voi lên. Kế đó trạng ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, thuyền lại đầm xuống dần cho tới đúng dấu cũ thì ngưng đổ đá.
Thế rồi trạng bắc cân lên cân đá. Trạng cho bảo sứ nhà Thanh:
- Ông ra mà xem cân voi!
Sứ Tàu trông thấy cả sợ, nhưng vẫn tỏ ra bình tĩnh coi thường. Khi xong việc, Hy nói:
- Ông thật là giỏi! Tiếng đồn quả không ngoa! Ông đã cân được voi to, vậy ông có thể đo được tờ giấy này dày bao nhiêu không?
Sứ nói rồi xé một tờ giấy bản rất mỏng từ một cuốn sách dày đưa cho Lương Thế Vinh, Hy lại đưa luôn một chiếc thước.
Giấy thì mỏng mà li chia ở thước lại quá thô, Vinh nghĩ giây lát rồi nói:
- Ngài cho tôi mượn cuốn sách!
- Sứ đưa ngay sách cho Lương Thế Vinh với vẻ không tin tưởng lắm.
Lương Thế Vinh lấy thước đo cuốn sách, tính nhẩm một lát rồi nói bề dày tờ giấy.
Kết quả rất khớp với con số đã viết sẵn ở nhà. Nhưng sứ chưa tin tài Lương Thế Vinh, cho là ông đoán mò. Khi nghe Vinh nói việc đo này rất dễ, chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả thì sứ ngửa mặt lên trời than: "Danh đồn quả không sai. Nước Nam quả có lắm người tài!"
Lương Thế Vinh quả là kỳ tài! Ông nghĩ ra cách cân đo tài tình ngay cả trong lúc bất ngờ, cần ứng phó nhanh chóng. Gặp vật to thì ông chia nhỏ, gặp vật nhỏ thì ông gộp lại. Phải chăng ý tưởng của Lương Thế Vinh chính là mầm mống của phép tính vi phân (chia nhỏ) và tích phân (gộp lại) mà ngày nay là những công cụ không thể thiếu được của toán học hiện đại.
Nên mừng hay nên lo
Lương Thế Vinh là một ông quan tài giỏi, thông thạo văn chương, giỏi giang âm nhạc, tinh tường toán pháp. Ông còn nổi tiếng về lòng mến dân và đức tính thẳng thắn, trung thực. Ngay đối với vua, ông cũng hay châm biếm khôi hài, không chịu câu thúc. Ông thường mượn việc để răn dạy từ vua đến quan.
Một hôm, lúc chầu trong triều, vua hớn hở nói với Vinh:
- Trẫm có nhiều con trai, việc thiên hạ không việc gì phải lo ngại nữa!
Lương Thế Vinh tâu:
- Lắm con trai là lắm giặc. Không lo sao được!
Vua lấy làm lạ hỏi:
- Ta không rõ sao lại thế?
Trạng tâu không úp mở:
- Ngôi báu chỉ có một. Bệ hạ có nhiều con trai càng có nhiều sự tranh giành ngôi báu. Như vậy phải lo lắm chứ!
Đúng như �sấm� của trạng. Sau đó con cháu nhà vua tranh giành ngôi thứ, chém giết lẫn nhau, gây cảnh �nồi da nấu thịt, cốt nhục tương tàn�, làm cho triều chính đổ nát, trăm họ lầm than. Chỉ ba chục năm sau khi Thánh Tông mất, Mạc Đăng Dung đã nhân cơ hội mà cướp ngôi nhà Lê.
Quan trạng hầu quan huyện
Lương Thế Vinh rất ghét những viên quan hống hách, hà hiếp nhân dân. Ông có nhiều học trò giỏi đỗ cao, làm quan lớn. Với học trò nào ông cũng dạy về lòng yêu dân, đức khiêm tốn. Có lần, một viên quan huyện hách dịch đã bị ông cho một bài học, làm trò cười cho thiên hạ.
Bữa ấy, ông đi thăm bạn bè, ngồi nghỉ chân ở quán nước bên đường. Bỗng thấy một đoàn rước quan huyện đi qua. Dân trong vùng đều biết viên quan này thường hay bắt người dọc đường khiêng cáng, bèn bảo nhau trốn chạy cả. Vì không biết lệ đó nên ông cứ ung dung ngồi nghỉ đến khi tên lính hầu của quan huyện bắt ra khiêng cáng.
Lương Thế Vinh khúm núm bước lại ghé vai khiêng cáng. Khi cáng quan đi đến chỗ bùn lội, ông làm như vô tình trượt chân văng cáng, hất quan huyện ngã chỏng gọng giữa vũng, áo, mũ, cân đai bê bết bùn.
Quan huyện đỏ tím mặt mày vì giận, đang toan định đổ cơn thịnh nộ lên đầu kẻ hầu hạ mình thì trạng vẫy người đi đường, nói lớn:
- Bác gọi hộ anh học trò tôi là thám hoa Văn Cát ra khiêng hầu võng quan huyện thay thầy.
Quan huyện xanh xám mặt mày, cuống quýt quỳ mọp xuống bùn lạy như bổ củi, xin quan trạng tha tội cho.
Lương Thế Vinh nhẹ nhàng lấy lời răn dạy, từ đó viên quan huyện chừa thói hống hách với dân.
Xem tiếp...

BÍ ẨN LỊCH SỬ ( Roxelane) 81

(ĐC sưu tầm trên NET)

Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN TÍNH BÁO 46

(ĐC sưu tầm trên NET)

Điệp viên thế kỷ XX: Trại nuôi khỉ

VietnamDefence - Trong gian phòng mênh mông tranh tối tranh sáng trên tầng ba của đại bản doanh Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA ở Langley, trên màn ảnh màu bạc đang chiếu những hình ảnh liên tiếp không tiếng nói.
Chỉ huy phòng tác chiến Viễn Đông Smugley, một người đàn ông phát phì và hói trước tuổi, đang rít tẩu thuốc. Bên phải chiếc xalông mềm của ông ta, trên chiếc bàn điều khiển máy chiếu là chiếc gạt tàn bằng sành đến lúc này đã chất đầy cả đống tàn thuốc lá đen xì. Còn đối với các quan chức còn lại trong gian phòng chiếu rộng rãi đó thì việc hút thuốc bị cấm ngặt.

Thỉnh thoảng, Smugley dùng ngón tay trỏ để gạt chiếc cần điều khiển có chiếu sáng sang vị trí dừng hoặc tua. Màn ảnh dừng lại hoặc đưa khán giả-những chuyên gia hành động đặc biệt trở lại một số cảnh của đoạn phim. Smugley nói nhát gừng một cách dứt khoát: “Nhớ đấy”, “Tìm hiểu tên tuổi”, “Kiểm tra số xe ôtô...”. Những thuộc cấp ghi lại những lưu ý của chỉ huy trong các nhật ký nghiệp vụ mật khâu bằng dây to tướng và có đóng con dấu to tướng.

Mấy thùng contenơ bằng sắt nặng trịch đựng phim sáng sớm nay đã được người đưa thư hoả tốc đưa tới Langley từ Hongkong. Smugley chuẩn bị một bản phân tích để báo cáo cấp trên cao nhất và không vẫn luôn miệng chửi rủa trung tâm tình báo CIA ở Hongkong vì bọn này đã không tranh thủ lựa chọn ra những cái quan trọng yếu cần thiết nhất cho công việc, mà lại đùn cả cái đống hổ lốn này cho hắn. Mà lại là theo nguyên tắc ngu xuẩn muôn thuở: càng nhiều, càng tốt.

Từ khi ông chủ xưởng George Gonsalves ở Macao lọt vào danh sách những người không đáng tin cậy và trở thành đối tượng theo dõi, Smugley đã buộc phải xem vô số những bộ phim của anh em Shaw. Ranran và Ranmah Shaw có tình bạn vững chắc với Gonsalves. Sự việc đi tới mức các bộ phim của họ mà cơ bản là những cuộc đánh lộn ác liệt bằng võ Kungfu đã mê hoặc Gonsalves đến nỗi ông vua dệt của hãng Perfume and Brothers Textiles vốn rất mê võ Kungfu này đã bắt đầu học và truyền bá môn võ này.

- Nghe này, Noritake - Smugley hơi quay người trên chiếc ghế quay - anh nhớ nhắc tôi và những người có mặt về những giới luật chính của Kungfu. Anh đang là chuyên gia hạng nhất mà chúng tôi có hiện nay mà. Tôi đã cử anh tới Hongkong không phải là vô ích.

- Rất vui lòng, thưa xếp - một giọng nói trầm trầm đầy khúm núm cất lên từ sâu trong gian phòng - Vậy là “Vững vàng như đinh đóng, khôn khéo như con báo mẹ, linh mẫn như con rồng khôn ngoan. Hãy ra đòn mạnh như bão lốc, hãy tránh đòn với sự nhanh nhẹn của con khỉ”. Hình như là thế đấy, thưa xếp.

- Cám ơn. Thật tuyệt vời. - Smugley dùng cần điều khiển bằng nhựa dạ quang để dừng phim. Màn hình tắt phụt. ánh sáng nêông đổ xuống gian phòng từ trần nhà. Tôi thừa nhận là chính tôi cũng bị mê hoặc bởi nghệ thuật chiến đấu cổ xưa này, - Smugley rít mạnh chiếc tẩu. - Trong công và thủ đều có sự tham gia như nhau của gót chân, tay, ngón tay, khuỷu tay, đầu, gối, nắm đấm, bàn tay. Có lẽ là không có gì là không được dùng đến. Nhưng người ta nói rằng, không có kỹ năng điều hoà hơi thở thì không thể thắng được địch thủ - Xếp lại xoay thân hình đồ sộ về phía sâu gian phòng: - Noritake, hãy nhắc các “thực tập sinh” về việc người ta gọi võ Kungfu như thế nào ở những vùng mà anh vừa từ đó trở về.

- Vâng, thưa ngài, ở Hongkong, võ thuật rất phổ biến dưới tên gọi quyền Thiếu Lâm. Cái tên đó có nguồn gốc từ địa điểm đã khai sinh ra môn võ thuật đó là Thiếu Lâm Tự. Hệ thống quyền Thiếu Lâm đã được các tăng nhân ở đây sáng tạo và trui rèn qua hàng thế kỷ. Các sư tăng thiêng liêng đã phải đánh nhau khá nhiều. Hai anh em điện ảnh gia Shaw đã khai thác tối đa chủ đề này và đã chiếm lĩnh vững chắc việc kinh doanh, xuất bản các tạp chí chuyên san ngày nay, bán các huy hiệu, lịch, áp phích, vật lưu niệm với tiêu hiệu và phương châm của Kungfu: “Ra đòn lẹ như tia chớp, biến đi như vòi rồng!”. Trước khi đi, tôi đã có thông tin chuẩn xác cho biết doanh nhân Gonsalves là thành viên bí mật của hiệp hội đấu quyền Thiếu Lâm thương mại.

- OK, Noritake! Chúng ta tiếp tục đi. Nếu chúng ta không kịp thời khử Gonsalves, thì hắn có thể sẽ lại tung ra cái gì khó chịu đấy!

Ánh sáng nêông từ từ rời khỏi gian phòng làm cho gương mặt các khán giả trở nên xám ngắt. Phía trên chiếc ghế của Smugley những làn khói thuốc thơm cuồn cuộn bay lên trần nhà. Trên màn hình lại xuất hiện những cảnh phim. Noritake lặng lẽ lại gần ghế của xếp:

- Ta có thể bắt đầu xem từ đây, thưa xếp. Đây là những vòng đua cuối của giải đua xe môtô Macau Grand Priz và giai đoạn chót của điệp vụ của xếp có mật danh 38-6/H-8...

- Ơn Chúa! - Smugley nhẹ nhõm và thốt lên ầm ĩ. - Thế chả lẽ không có khúc dạo đầu là không được ư? Hơn nữa, tất cả đều có ích...

- Giá như chính chúng ta dựng phim -Noritake huơ tay, - đằng này nó là do mấy thằng cha ở xưởng phim của anh em Shaw nặn ra. Các đoạn phim tư liệu của cuộc đua môtô, họ đưa vào ngay trước khi in phim. Còn các cảnh ghi bằng camera bí mật với cảnh chuyển chiếc cặp ngoại giao màu nâu cho một tay đua môtô, bắt giữ các hành khách của nó trên bến tàu của Hongkong - chủ đề này ban đầu không có liên quan gì đến phim “Khi những bóng ma lùi bước”. Người viết kịch bản phải khôn khéo cài thêm chúng vào...

- Thế thì ai đã thực hiện chúng và để làm gì? - Smugley nhăn mặt.

- Tay đạo diễn, nhà báo Rangal quen biết với tôi, còn các đoạn phim là của bạn thân anh ta ở xưởng phim của anh em Shaw - nhà quay phim Christopher Chzou. Rõ ràng Rangal đoán được nhiệm vụ của tôi là bôi nhọ Gonsalves. Chính anh ta cũng nghĩ ra sử dụng người quay phim của mình để quay “những cảnh bổ sung”. Anh ta thật đáng khen, rất hợp với mục đích của ta!

- Noritake, anh đã báo cáo gì đó về Rangal...

- Đúng thế, thưa xếp. Tôi đã báo cáo với xếp là tôi không thể tin tưởng Rangal 100% với tư cách một nguồn tin. Huống hồ là đánh hắn vào nhóm thân cận của Gonsalves. Bản thân hắn là người được tay chủ xưởng kia tin cậy và rất thân cận với ông ta. Rangal nguỵ trang rất khéo dưới vai một bạn nhậu hiền lành dễ bảo....

- Hãy ghi “kẽ hở” này vào số điểm của anh, Noritake! - Xếp hắng giọng đầy ý nghĩa.

- Thưa xếp, tôi không thể nhận định lệnh triệu hồi tôi quá cấp tốc từ Hongkong một cách khác đi được... Được cái,lúc này tôi đã ở cạnh ông, giữa các bạn bè, chứ không phải ở cái hòn đảo Macao nhỏ bé - Noritake cười nhếch mép.

- Nào xem nốt phim đi. Nào, nào...

Trên màn ảnh hiện lên gương mặt quay cận cảnh của Noritake. Sau đó diễn ra cuộc nói chuyện của anh ta với Rangal. Noritake vội vã đi ra xe của mình, mở ngăn hành lý. Một giây sau, từ tay người Mỹ, chiếc cặp ngoại giao màu nâu được chuyển gọn gàng cho Rangal. Rangal cười vừa áp chiếc cặp ngoại giao vào ngực vừa chạy theo bậc cầu thang ra bờ sông...

- Còn đây lại là Gonsalves với khách khứa của ông ta, - Noritake giải thích.
Các cảnh phim nhấp nháy lướt qua màn ảnh. Các khán giả hầu như đều cảm thấy bối cảnh trong phim dần căng thẳng lên.

- Stop - xếp hét lên - Noritake, thế lúc này anh làm gì?

Thực ra thì nhân viên CIA James Noritake làm gì vào thời điểm quan trọng này? Để giải đáp câu hỏi này và một số câu hỏi khác, cần phải trở lại trước một chút, trở lại với sự khởi đầu bất ngờ, với đợt công tác của anh ta tới Hongkong và bám theo các sự kiện cho tới tận cuối, tức là cho tới khi sản xuất bộ phim mà Smugley đã xem trong gian phòng lớn ở đại bản doanh CIA.

....Chuyên gia về các điệp vụ bí mật, nhân viên CIA James Noritake bay tới Hongkong trên chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Pan American vào lúc tối muộn và bắt taxi đi từ sân bay Kai Tak về lãnh sự quán Mỹ. Lúc này, cuộc sống sôi động của thành phố này dường như mới bắt đầu. Các quầng sáng đổ xuống các đường phố từ những ô cửa sổ của những khách sạn cao tầng và những toà nhà chọc trời của các công ty bảo hiểm; đập vào mắt người qua lại là những dòng chữ nêông quảng cáo nhấp nháy nhiều màu của các rạp chiếu phim; những người bán hàng rong đang hét lên những câu gì đó, nhanh nhẹn chạy tới chạy lui quanh những nơi vui chơi giải trí; những người kéo xe đang đi vội vã bất kể tiếng còi xe ôtô inh tai nhức óc. Thành phố mê cung, con quái vật địa chính trị này, mỗi phút lại hút vào thế giới mê hoặc huyền bí của mình, đồng thời nhả ra hàng ngàn con người lên không, trên mặt đất và trên biển. Hôm nay, nó lại nhã nhặn tiếp đón một vị khách Mỹ nữa - nhân viên CIA James Noritake.

Bề ngoài, người Mỹ này rất tự nhiên và khiến ta có thể dễ nhầm là một doanh nhân tầm tầm. Cả ở lãnh sự quán, cũng chỉ có viên lãnh sự là biết nghề nghiệp thật của anh ta vì đường đời và công việc của cả hai đã gắn bó với nhau từ 15 năm trước...

Và họ đã kiếm được một chiếc bàn thấp xinh xắn trong một nhà ăn Nhật Bản khiêm tốn “Cá cheshuya”, cách xa những con mắt và những bức tường mà người ta thường nói là có tai...

- Rất vui được gặp anh, Michael!

- Tôi cũng vậy, James. Tôi đã nhận được bức điện mật, nhưng trong đó không thông báo ngày anh bay từ Washington, do đó tôi không biết mà đón anh được... Đó là kiểu đùa thường gặp của anh đây mà...

- Biết làm thế nào được, đôi khi tôi thích cho phép mình một trò nghịch ngợm vô hại - đó là sự ngạc nhiên. Ta nói thẳng vào vấn đề chứ?

- Tôi đang mong tin ở thủ đô.

- Thực ra tôi chỉ đi quá cảnh thôi, điều đó đã được đề cập trong bức điện. Sau vài ngày nữa, tôi phải sang một nơi sát đây là Macao. Nhưng anh đừng có mà biến mất đi đấy. Tôi sẽ phải cần đến anh. Anh biết đấy, vào những lúc khác nhau, chúng ta đã ký với các quốc gia châu á những hiệp định thương mại để bảo vệ thị trường của mình khỏi thứ hàng dệt rẻ tiền của họ. Nhưng vì do sự cẩu thả và lười biếng của quan chức quan liêu nào đó mà Macao đã không bị đưa vào “danh sách đen”. Bây giờ thì bọn thương nhân Anh ở Hongkong và bọn trùm sỏ Nhật đang lợi dụng điều đó. Chúng ồ ạt kéo đến Macao. Tiền công lao động ở vùng thuộc địa Bồ Đào Nha này thấp hơn 1/3 so với Hongkong, bãi công bị cấm. Công đoàn thì không có mà công thuê diện tích nhà xưởng thì lại quá rẻ... Lý lẽ bành trướng đã rõ ràng. Đơn cử chỉ riêng hãng Perfume and Brothers textile. Mấy thằng cha này đang chiếm cứ thị trường của chúng ta... Chẳng cần phải cãi cọ công khai với bọn ăn cướp ấy. Anh cũng biết đấy - bọn chúng là đồng minh trong NATO mà...

- Điều đó thì đúng, James ạ. Hongkong, trước hết là đại bản doanh của cơ quan chúng ta trong cả khu vực.. Thứ hai là, chúng ta cùng với ngai vàng Anh đã phải chi những khoản không nhỏ cho việc duy trì các trạm nghe lén ở đây...

- Đấy, đấy. Trung ương đã nghiên cứu tất cả những thông tin thuận và nghịch, đưa chúng vào máy tính điện tử, còn tôi thì trở thành kẻ thừa hành ý chí của con quái vật điện tử ấy của kỷ nguyên cách mạng khoa học kỹ thuật. Tóm lại, tôi được giao nhiệm vụ bôi nhọ một nhà công nghiệp ở đây. Hắn đã làm một việc rất quá đáng. Phải làm thế nào để hắn phá sản nhục nhã. Lúc đó những kẻ khác sẽ phải chừa đi. Mà nói chung là phải đưa chúng về vị trí của mình!...

- Bọn Anh à?

- Tất nhiên. Trước hết là vậy. Còn với Nhật thì trong khu vực chiến lược này, chúng ta có trò chơi riêng, tầm cỡ hơn. Người ta quyết định không thọc lét những thằng ăn cướp công nghiệp của nước ấy. Chỉ cần làm sao chúng không trái ý chúng ta, mà còn giúp chúng ta biến Viễn Đông thành tuyến triển khai phía trước các phương tiện hạt nhân của chúng ta. Trên biển, cũng như trên bộ, ở chính Nhật Bản và Nam Triều Tiên...

- Thú thật là bọn người London phô trương này cũng làm tôi rất ngứa mắt. Nhưng anh biết đấy, tôi vẫn phải cùng làm việc với chúng thôi. Còn việc làm cho ai khó chịu thì tôi cũng chả cản trở làm gì.

- Cứ cho là một tên đã nằm trong vòng ngắm.
Họ im lặng. Viên lãnh sự rít thuốc và nheo mắt tinh quái:

- Còn bây giờ, James, thực tình mà nói - anh vẫn giấu tôi cái gì đó phải không? Chúng ta ở đây đâu phải trị với bọn Prefume thối hoắc này đúng không? Có đáng để một con át chủ bài như anh xuất chiến không? Một tên chủ xưởng quái thai Gonsalves đâu phải là đối thủ cạnh tranh đối với nước Mỹ vĩ đại?

- Nào, nào, tiếp đi - Noritake khuyến khích viên lãnh sự.

- Toàn bộ doanh nghiệp lẫn những kho hàng dệt của hắn, chúng ta có thể dẫm nát trong nháy mắt như dẫm một con rệp... Ông bạn còn giấu tôi điều gì phải không? Anh ở đây không phải là để làm việc đó. Anh chỉ mới cho tôi biết câu chuyện nguỵ trang thuần tuý mà thôi...

- Đừng vội, Michael. Tôi đã nói là chúng ta sẽ cùng làm việc mà. Tốt nhất anh vẽ cho tôi một câu chuyện nào đó cho hợp với địa bàn này. Để gặp Gonsalves.

- Tôi có thể làm được. Mặc dù “truyền thuyết” này đã có nhiều năm tuổi nhưng có lẽ vẫn hợp với một cuộc trò chuyện đàng hoàng. Tôi hy vọng anh vẫn nhớ “cuộc chiến tranh chè” giữa Anh và Mỹ năm 1767 đã được mô tả trong những cuốn sách giáo khoa phổ thông đấy chứ?

Anh phải biết rằng, Macao đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong vụ đó. Một thời, Macao đã nổi danh là thành phố giàu có nhất thế giới. Thậm chí nó còn được độc quyền buôn bán giữa Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu. Nhưng vào năm 1841, khi nước Anh đánh chiếm Hongkong (Hương Cảng) thì Macao bắt đầu suy tàn. Chủ nhân Macao khi đó là người Bồ Đào Nha. Họ ký với chính quyền Trung Quốc hiệp định cho thuê rẻo đất này trong cái đồng bằng nên thơ của sông Chu Giang, còn vào năm 1857, họ đã “tặng cho” cư dân địa phương chính quyền hành chính của mình. Thời gian qua đi, Bồ Đào Nha đã láo xược hết mức khi ngừng trả tiền thuê tô giới cho hoàng đế Trung Hoa và buộc ông ta phải ký biên bản nhường “quyền quản lý vĩnh viễn” vùng đất này (tên gọi Trung Quốc là áo Môn) cho người Bồ Đào Nha.

Về “cuộc chiến tranh chè” thì nó đã xảy ra vào nửa cuối thế kỷ XVIII. Chè với tư cách một đồ uống đã đi từ Trung Quốc sang châu Âu và đến với Tân Thế giới - khu vực khi đó vẫn nằm dưới quyền cai trị của ngai vàng Anh. Vậy là Anh quốc quyết định cải thiện cái ngân khố còm cõi của mình bằng tiền của những người di dân Mỹ bằng cách đặt ra thuế nhập khẩu chè. Quyết định của nghị viện Anh đã làm cho dân di cư náo loạn. Họ tuyên bố tẩy chay hàng hoá của Anh và mở ra một chiến dịch phản đối chè. Nó kết thúc bằng sự kiện gọi là “Uống chè ở Boston”. Đêm 15, rạng sáng 16 tháng 12 năm 1773, dân di cư đã leo lên các tàu buôn Anh chở các thùng chè trên boong đang đậu trong cảng Boston và họ đã vứt toàn bộ hàng hoá xuống biển. “Chúng ta sẽ biến cảng Boston thành một cái ấm pha chè” - đám đông khổng lồ của những kẻ ái quốc gào lên đủ giọng, tay vung những ngọn đuốc và những biểu ngữ đầy phẫn nộ.

Mà 349 thùng chè Trung Quốc đã rơi xuống dưới đáy vịnh tối hôm đó - vị lãnh sự kết luận - anh có biết là được chở từ đâu đến không? Từ cảng Macao. Thế đấy.

Sau khi ăn tối và trò chuyện xong, James và vị lãnh sự rời cái nhà hàng nhỏ có điều hoà không khí đó để bước vào màn đêm ẩm ướt và oi bức. Đập vào mũi là mùi ngột ngạt khó ngửi của rác rưởi đang thối rữa - họ đi dọc bờ biển ngổn ngang những đồ linh tinh. Sau những bức tường câm lặng, không có một ánh đèn của chùa Thanh Long Tự bỗng nghe tiếng còi xe cảnh sát rú lên điên dại.

- Lại có kẻ nào đó bị giết chăng?

- Có thể... - Hai người im lặng bàng quan. Vị lãnh sự là người đầu tiên cất tiếng:

- James, tôi có thể chiêu đãi anh “tuyệt tác” cuối cùng của anh em nhà Shaw là phim “Sâmpanh của những xác chết”. Một tiếng rưỡi đồng hồ với máu chảy thành sông. Thế nào?

- OK! Đi nào!

- Đây là một bộ trong loạt phim Kungfu. Hai anh em nhà ấy quá thành công. Nó được chiếu ở 150 rạp chỉ ở riêng Đông Nam á.

- Tôi nhớ là đã xem một bộ phim của họ ở Mỹ. Bộ phim có tên gọi “Những ngón tay tử thần” hay là gì đó đại loại như vậy...

- Đúng là không thể nhớ hết được tất cả các tên phim. Họ làm phim cứ như là làm bánh tráng ấy.

Trong gian phòng trống đến một nửa, nơi đang liên tục chiếu phim, một cậu bồi nhỏ nhét vào tay các khách xem một tờ gập quảng cáo và dùng đèn pin nhỏ chiếu sáng dưới chân dẫn họ ngồi vào ghế.

Mệt mỏi sau chuyến bay dài, người lâng lâng ngây ngất vì uống whisky và cảm xúc thì thay đổi xoành xoạch, James Noritake lơ đễnh lơ mơ nhìn lên màn ảnh trên đó đang chạy ầm ầm, nhảy và các nhân vật chính diện và phản diện đang nện nhau không thương tiếc. Cốt truyện thì quá đơn giản: những tên cướp biển hiện đại ở đâu đó trên biển Đông đi trên canô cao tốc đánh cướp chiếc tam bản “Mắt đen” buôn bán ở ven biển. Chúng đánh đập chém giết dã man (dưới dạng một trận đấm đá kungfu man rợ) thuỷ thủ đoàn 10 người. Trên boong tràn trề máu đỏ, từ trên màn ảnh bay vọt vào phòng chiếu những kêu khủng khiếp của những người đang hấp hối, vang lên tiếng xương gãy răng rắc. Bọn cướp biển cướp bóc chiếc tam bản, ném các thủy thủ bị đánh chém tơi tả xuống mặt biển mênh mang và tìm cách chuồn. Nhưng... chiếc canô của lực lượng bảo vệ chính trị đã đuổi kịp bọn tội phạm. Cái ác bị trừng phạt, cái thiện chiến thắng. Các nhà viết kịch bản luôn tuân theo triệt để ý chí của các ông chủ: dù bộ phim có man rợ đến mức nào nhưng nó phải kết thúc có hậu.

- Hơn nữa, James, - viên lãnh sự nhận xét khi họ đang lại gần ngôi nhà, - một trong hai anh em nhà làm phim, tên Ranmah Shaw là một kẻ rất ham thích những bước nhảy. Hắn khá thường xuyên đến Macao chơi. Đó là một kẻ không phải tầm thường, mà là sở hữu chủ của nhiều triệu đôla! Còn Ranran Shaw sống nhiều hơn tại biệt thự của mình ở Hongkong. Ông ta đã ngoài 70 tuổi...

- Mai nhé, Michael, còn thì thây kệ bọn chúng. Bây giờ, tôi đang buồn ngủ chết đi được!

...Chiếc tàu cánh ngầm rời bến đi Macao vào lúc giữa trưa - tại thuộc địa này không có sân bay bởi vì không có đất để làm đường băng. Toàn bộ diện tích của Hongkong, kể cả một số hòn đảo nhỏ chỉ vẻn vẹn 16 kilômet vuông. Trên tuyến Hongkong-Macao, các chuyến phà chở khách và hàng hoá, các tàu cao tốc cánh ngầm hoạt động suốt ngày đêm. 65 km không phải là xa. Hàng ngàn du khách trong một ngày đêm cũng kịp tham quan tất cả những danh lam thắng cảnh của thuộc địa bé nhỏ ấy và quay trở về. Thực ra, hoạt động trên tuyến đi này, còn có các thuỷ phi cơ. Nhưng chúng chỉ dành riêng cho những kẻ lắm tiền. Người ta suốt ngày mua vé đi loại phương tiện giao thông này. Buổi sáng, chiếc thuỷ phi cơ với một toán triệu phú bay đi Macao và ở dó họ sẽ mê mải suốt bên bàn roullette hoặc chơi bài, họ chơi cá ngựa..., còn buổi chiều tối thì họ dần dần về nhà. Để trở về với bữa tối cổ lỗ.

Những kẻ có của ở Hongkong không ngừng phàn nàn với chính quyền là các ổ đánh bạc đang phát đạt trong lãnh địa của họ, trong khi những trò cờ bạc chính thức bị cấm. Hơn nữa, người ta có thể đầu tư tiền của vào những sòng bạc và các loại bất động sản của ngành kinh doanh ban đêm ở Macao. Ở Hongkong thì đó là điều kiêng kỵ. Thêm vào đó, Macao còn là một trong số ít những địa điểm trên thế giới cho phép tự do mang vàng vào.

James Noritake trầm tư suy nghĩ về tất cả những điều này sau khi trên chiếc hộ chiếu của hắn xuất hiện dấu thị thực của “an ninh quốc gia Bồ Đào Nha” và hắn theo cầu thang đi xuống khoang hàng khách của canô và lên đường làm nhiệm vụ của “hãng” mình.

“Tự do mang vàng vào - Noritake liếc nhìn vào chiếc cửa mạn hình ôvan - còn sau đó thì sao? Một phần vàng sẽ trú ngụ dưới các tầng hầm của “Banco nacional ultra-marino”. Nhưng trước tiên là không ai hiểu rõ là bao nhiêu, hàng trăm hay hàng ngàn, tấn vàng được đưa vào thuộc địa này trên các thuỷ phi cơ, tam bản, tàu bè. Chẳng ai dò xét hay truy đuổi những kẻ mang vàng vào. Đó là những giao dịch hợp pháp. Tất nhiên là không thể thiếu bảo vệ được. Lấy gì để bảo đảm không bị bọn cướp biển điên cuồng tấn công? Những bọn giống như những kẻ đã tấn công lên chiếc thuyền buồm “Mắt đen” trong bộ phim của anh em nhà Shaw ấy. Hiển nhiên là cốt truyện được lấy từ đời thực, báo chí đã viết về sự kiện này... Nghề cướp biển đang phát đạt mà... Bây giờ ta giả sử rằng, hàng hoá được chở đến trót lọt, chúng được chuyển vào tay bọn mua đi bán lại. Thế sau đó thì sao?”

Hắn nhớ lại bài tường thuật trên tờ New York Times Magazine. Một nhà báo tới Macao với mưu toan hiểu dc chân lý: nếu vàng đưa vào Macao không bị các nhà giả kim thuật biến thành hơi nước thì nó biến đi đâu? Câu trả lời chỉ có một: việc chuyên chở được tiến hành bằng đường buôn lậu bất hợp pháp. Nhưng dù sao thì nhà báo vẫn cố thảo luận chủ đề này với một cư dân địa phương. Cuộc đối thoại đại loại như sau:

Phóng viên (PV): Chính thức mà nói thì sẽ không có một aoxơ vàng nào được chuyển khỏi Macao. Vậy anh có thể xoay xở để cất những núi vàng này đi đâu? Sẽ xây chùa chiền bằng những thoi vàng chăng?

Ông H.: Một quý ngài vãng lai cũng muốn giải câu đố này. Ông ta tới các quầy hàng lưu niệm trên đại lộ Almeida Ribeiro.

PV: Nhưng mà sao?

Ông H.: Người ta đã giành cho anh ta câu trả lời nặng ký. Nó như thế này: “ở Macao có rất nhiều nha sĩ, nhưng còn nhiều hơn nữa là các du khách răng sâu”.

PV: Tất nhiên, du khách ghé đến đây không chỉ để thăm viếng ngôi mộ của đức cha thiêng liêng Morrison, người biên soạn cuốn từ điển Anh-Hoa đầu tiên. Mà họ sẽ mang khỏi đó một lượng vàng nào đó dưới dạng đồ trang sức. Nhưng...

Ông H.: Về những điều còn lại thì chỉ có duy nhất thượng đế mới biết được. Còn tôi thì chẳng khuyên anh thò mũi vào vấn đề của chúng tôi. Đây là chuyện nguy hiểm, anh phải tin là như thế...

...Ngoài mạn tàu hiện lên những mái ngói các tu viện Thiên Chúa Giáo, các đền, chùa Phật Giáo; chạy trong điệu múa vòng tròn lười biếng ấy là nhà thờ San Paolo hùng vĩ, những phế tích thơ mộng của một pháo đài Trung Cổ. Còn ngự trị vững chãi bên trên toàn bộ cả Macao đầy màu sắc này là những bức tường đồ sộ của nhà băng trung ương của thuộc địa này. Những cửa sổ dài nấp sau những khung lưới bằng gang đang thờ ơ hướng những đôi mắt đen xuống chiếc vịnh màu xanh da trời và con tàu trắng như tuyết đang tiến vào vùng nước bình yên của nó.

Noritake thuê một phòng ở khách sạn Lisboa mà kề sát đó là casino khét tiếng cùng tên. Hắn chọn một góc nhộn nhịp như thế của thành phố là vì lợi ích của cái công việc đã ném hắn đến vùng thuộc địa xa lắc này. Trong casino, người ta dễ làm quen và mở quan hệ hơn. Cuối cùng, những tin tức sốt dẻo cũng không sẵn trên những mặt đường rải đá cuội của thành phố, mà được tập trung, bàn luận trong những phòng chơi bạc hoạt động suốt ngày đêm cứ như những hãng thông tấn hàng đầu thế giới .

Kế hoạch hành động sơ bộ ở Macao của Noritake được lập ra ở Langley. Trước hết, người ta đã lục tung những hồ sơ lưu trữ: điệp viên phải có hành trang kiến thức cho mọi hoàn cảnh sống mà lại. Chẳng hạn, họ đã làm rõ được kẻ cầm đầu cái xanhđica vàng ở Macao trong nhiều năm là lão già gầy gò có bộ mặt tầm thường, nhăn nheo (cài vào hồ sơ có một bức ảnh màu của ông ta), tiến sĩ Pedro Jose Lobo. Trong phủ cao uỷ Macao, hắn chính thức giữ một chức vụ kiếm khá tiền phụ trách việc cấp giấy phép nhập vàng. Khi đã kiếm đầy túi, hắn chuyển sang làm ăn riêng: mua một trang trại trồng cacao trên một hòn đảo lẻ loi trên Thái Bình Dương và đài phát thanh tư nhân Vila Verde phát nhiều thứ tiếng.

Hắn từ chối mua tờ Macao Gazette: cái tờ báo mà vì lợi nhuận, cái đang xuất bản chỉ những chuyện đơm đặt ở địa phương, các loại tin cáo phó, lễ cầu siêu hoặc lễ đính hôn, cũng như đầy rẫy quảng cáo kem đánh răng chán ngấy đến tận mang tai! Còn đài phát thanh lại là chuyện khác! Lão già khôn khéo dùng làn sóng điện để phát những bức điện mã hoá cho người của mình trong xanhđica vàng. Trong nhiều năm, hắn còn chỉ đạo mạng lưới buôn lậu rộng lớn chuyên chở vàng thoi từ Macao và bằng cách đó đã đưa nghề kiếm lợi nhuận lên tới mức hoàn thiện. Vàng cám được nhồi vào chim đã mổ, làm lạnh để xuất khẩu, trộn vào khẩu phần của súc vật xuất cảng, may vào những bộ quần áo đặc biệt dành cho các “giao thông viên”, đưa vào những đôi giày và cặp xách hai đáy. Chúng còn có những mánh khoé tinh vi khác nữa.

Khi tiến sĩ Lobo chết, Lian Chon, “học trò” về nghề buôn lậu của người quá cố, là người kế tục sự nghiệp của Lobo. Sau đó cả hắn cũng biến mất tăm. Tuy vậy, các chuyến giao dịch chuyên chở vàng không hề ngừng lại. Hiện nay, chúng do một tên quái vật nào đó có biệt danh “Con hổ” chỉ huy. Nghề kinh doanh cờ bạc bị độc quyền hoá chính thức. Đứng đầu tổ chức này là cây phong vũ biểu kinh tế chính của Macao - Stanley Ho. Tại nhà, hắn thường gặp đạo diễn điện ảnh Ranmah Shaw để cùng chia sẻ với ông ta vui chơi giải trí, xem chọi dế hoặc chơi cá ngựa...

Tất nhiên, trong việc kiểm soát sinh hoạt về đêm của Macao thì Stanley Ho đứng đâu đó ngang hàng với xanhđica vàng, và cả bọn buôn marijuana, nhưng đó mới chỉ là những điều phỏng đoán chứ không có những chứng cớ trực tiếp. Còn đối với CIA, đó không phải là câu hỏi thứ yếu. ở phần trước sân khấu lúc này là việc bôi nhọ cho được chủ công ty có vốn của Anh Prefume and Brothers Textile. Phương tiện có thể khác nhau, nhưng cần phải dự trù tất cả các tình huống.

Hai tuần đã trôi qua từ khi Noritake xuất hiện ở Macao. Hắn đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm của thành phố. Hắn đã có thể nhắm mắt mà vẫn đến được điểm cực Bắc của thành phố - các cổng đá với lá cờ Bồ Đào Nha tung bay trên “Portas de Cerco”, không bị lạc lối trong những ngõ phố ngoằn ngoèo với những hầm nhà nhỏ, không mất phương hướng bởi các tửu quán mà trong đó người ta uống loại rượu Portwine thơm ngon và buôn bán “rượu xanh”; hay bởi mê cung của những chiếc sân sau đổ xuống quảng trường Trung tâm. Trên đó có dựng tượng đài thô kệch của trung uý Mosquito, người đã dùng những loạt đại bác nhằm vào những người Trung Quốc tay không tấc sắt để đánh dấu việc đánh chiếm mảnh đất này của Trung Quốc. Các cư dân địa phương không hề để ý tới cái tượng đài vụng về này, còn các du khách nhìn nó với sự ngạc nhiên.

Noritake muốn tiêu khiển những buổi tối dài lê thê trong casino. Đôi khi hắn lượn lờ qua các gian, chăm chú nhìn mọi người, hoặc tự ngồi xuống sau bàn roulette. Thường thì hắn không may mắn. Khi hắn anh ta chọn chẵn thì những chọn lẻ lại thắng; khi hắn chọn màu đen thì màu đỏ lại thắng. Có một điều an ủi là: nếu thua thì đã có “hãng” trả. Nhưng nếu mà chiến dịch thất bại thì hắn phải tự trả giá.

Chủ hãng Perfume, một người là dân quần đảo Anh với một cái tên Bồ Đào Nha khác thường đối với một người Anh gốc - George Gonsalves, có trong tay hai trụ sở: một ở Hongkong và cái kia là chính thì ở Macao. Doanh nghiệp của ông ta đã phát triển rất nhanh, xuất khẩu hàng dệt gia tăng hàng năm. Gonsalves thường xuyên thực hiện những chuyến đi con thoi giữa hai mảnh đất thuộc địa này bằng chiếc thuỷ phi cơ tư nhân màu đỏ.

Noritake đã một vài lần thấy nhà công nghiệp này ngồi trên ôtô trên các phố ở Macao, còn hay gặp hơn là sau bàn roulette của casino bên một phụ nữ Anh gầy gò đeo kính râm. Nhà báo địa phương Almeida Rangal (Noritake làm quen với anh ta trong quán bar của casino Lisboa) thờ ơ nhận xét:

- Khi nào Gonsalves đi cùng một quý bà thì ông ta gặp may hơn. Họ là những người bạn từ xa xưa, không có gì hơn. Ông ấy đã có vợ...

Noritake, tất nhiên là không xem mình là một lính mới tại những ngôi đền đó của thần tài Mammonas - vị thần hám lợi, hám tiền trong thần thoại. Hắn đã từng phải chơi bạc ở Monte Carlo, Las Vegas. Còn bây giờ đối tượng quan tâm của hắn là một xanhđica kinh doanh sòng bạc bản địa, mà chính xác hơn là phương diện hậu trường của nó. Hắn muốn trước hết được quan sát kỹ Gonsalves thông qua cái lỗ khoá này. Nhưng để bắt đầu, cần phải làm rõ một số chi tiết.

- Ông thấy không - anh nhà báo trả lời những câu hỏi của Noritake - có những số liệu chính thức về lợi nhuận thường niên của tất cả các casino ở Macao. Những số liệu đó mới đây đã được tờ báo Macao Gazette đăng tải. Xanhđica đã “hiến tặng” 12-15 triệu trong số đó cho chính quyền địa phương dưới hình thức khấu trừ, thuế; và tài trợ cho các tổ chức từ thiện. Nói chung, tôi nghĩ rằng, trò cờ bạc gián tiếp đem lại ít nhất là 1/3 thu nhập cho nền kinh tế của chúng tôi. Người ta cho rằng, tất cả các casino đều thua khách chơi khoảng 10 ngày trong mỗi tháng. Nhưng cuối cùng thì các định luật toán học vẫn bảo đảm cho các chủ nhân của chúng thắng lợi trọn vẹn. - Rangal liếc nhìn người đối thoại một cách dò xét và hơi rầu rĩ kết thúc: - Mà nói chung thì chỉ có vài người đáng tin cậy của “Sociedadi di tourismu e deversum di Macao” (“Hội du lịch và phát triển Macao”), hay thường gọi là “xanhđica”, là biết có bao nhiêu người chơi bạc ở đây, ai đặt cửa bao nhiêu và lợi nhuận được chia chác thế nào. Nhưng những người ấy im lặng. Và họ công khai căm thù những những kẻ tò mò. Chẳng hạn như, Martinz, Gonsalves hoặc Ranmah Shaw.

Họ còn tán phét về đủ chuyện vớ vẩn. Suốt buổi tối, Noritake đã đổ cho anh nhà báo khá nhiều whisky, đưa cho anh ta cái danh thiếp “thương gia hàng dệt” của mình và chia tay. Hắn không vội vã thoả thuận về cuộc gặp tới vì để tìm một người ở Macao không phải là chuyện mò kim đáy biển.

Tại khách sạn, Noritake thử tổng hợp lại những điều quan sát được rồi bổ sung thêm thông tin của anh nhà báo. Vậy là Gonsalves đi lại trong thành phố bằng chiếc Rolls Royce, đã có vợ, mấy đứa con học ở Oxford, sưu tập nơ, đánh bạc lớn, đang bám váy một quý bà đeo kính; có quan hệ gần gũi với bố già của xanhđica cờ bạc, có máy bay riêng; kết bạn với anh em nhà điện ảnh Shaw. Những sợi chỉ dẫn đến nơi cất giấu vàng hay là ma tuý hiện còn chưa thấy hiện ra. Không có dấu hiệu nào về quan hệ bí mật với các cơ quan tình báo nào. Do đó nảy sinh ra câu hỏi: có cần gặp Gonsalves không? Hay là doạ dẫm bằng các loại trừng phạt, cho xem danh thiếp thương nhân của mình để thăm dò phản ứng tâm lý? Hay là tạm thời cứ ẩn mặt, chờ đợi cơ hội và tình huống cụ thể là hành động lập tức, cương quyết giải quyết vấn đề chỉ bằng một đòn đánh? Không phải vô lý mà phương châm của kungfu nói là: “Ra đòn lẹ như tia chớp, biến đi như vòi rồng!” Đúng, như thế thì tốt hơn.

“Tay lãnh sự tinh ma này đã đánh hơi thấy ngay là chuyến đi biển của ta có liên hệ với một điều gì khác. Nhưng biết sao được, có thể đã cần nói ngay cho ông ta biết: kịch bản về “sự xâm phạm về hàng dệt” của hãng Prefume and Brothers Textile đối với thị trường Mỹ - tất cả chỉ là cái bình phong, là vỏ bọc cho ta... Nhưng mình không có quyền vi phạm quy định của Trung ương”, - Noritake vừa sải bước từ góc nọ sang góc kia căn phòng khách sạn vừa tiếp tục suy nghĩ.
Đúng, lý do thật sự của chuyến đi công tác của Noritake là ở chỗ khác. Hắn chỉ được phép kể điều đó cho vị lãnh sự, cũng là nhân viên CIA chỉ mấy phút trước khi lên tàu đi Macao, trên bến tàu, nơi mà khả năng bị nghe lén được hoàn toàn loại trừ. Còn bản chất vấn đề lại chung quy ở câu chuyện mới xảy ra không lâu.

Mấy năm trước, George Gonsalves bất ngờ xuất hiện trong tầm ngắm của CIA. Những tin tức nhận được từ Hongkong làm cho các xếp của Noritake phụ trách khu vực Viễn Đông, thật sự lo ngại. (Lúc đó vị lãnh sự đang làm việc ở sứ quán Mỹ ở Chilê nên chả biết gì về chuyện này).

Một vụ xì căng đan đã bùng lên ở Hongkong. Một nhân viên của đơn vị chặn thu vô tuyến điện và điện thoại của Trung tâm Thông tin liên lạc Chính phủ Anh (GCHQ - cơ quan tình báo điện tử của Anh) bất ngờ triệu tập các phóng viên Hongkong và thú nhận trước mặt họ. Sau khi tố giác khu vực cấm địa là tình báo điện tử của các cơ quan tình báo xứ Albion (tên cổ của quần đảo Anh) sương mù, anh ta kêu gọi công luận áp dụng các biện pháp uốn nắn London, còn bản thân anh ta thì biến mất. Tất cả đều bối rối và im lặng chờ đợi. Cuối cùng, người đầu tiên lên tiếng chống lại hoạt động phi pháp của các cơ quan tình báo Anh là chủ xưởng George Gonsalves. Vậy là một chủ doanh nghiệp dệt tưởng chừng chả có liên hệ gì với những cái tai nghe lén điện tử đã lọt vào tâm điểm của cơn bão chính trị.

Cuối cùng trung tâm tình báo CIA ở Hongkong đã dẹp yên được những động thái nguy hiểm ở Hongkong, họ đã khuyên nhủ nhà công nghiệp kia, còn đối với đội quân 20.000 nhân viên của GCHQ, người ta áp dụng các biện pháp gắt gao để kiểm tra độ trung thực, kể cả sử dụng máy phát hiện nói dối. Gonsalves đã tránh khỏ bị ăn đòn, nhưng lại lọt vào tầm ngắm của CIA. Và lúc đó đã hiện lên một điều kỳ lạ khác ở con người trầm lặng, hơi buồn rầu này: ông ta đứng đầu Hội bảo vệ động vật. Qua theo dõi, cũng phát hiện ra phạm vi hoạt động của ông ta trải rộng từ Honglong đến Malaysia.

Gonsalves cứ bỏ hàng tuần, hàng tháng cho những chuyến bay và những chuyến đi bất tận. Đôi khi, ông ta đến những rừng rậm không đi qua được hoặc những đỉnh núi không một bóng người cùng với những người dẫn đường bản địa, hoặc đôi khi còn mang theo một hai ngưòi trong hội. Người ta kể rằng, một lần ông ta chút nữa thì mất đầu. Khi bắt tay vào nghiên cứu vấn đề gây giống và duy trì số lượng khỉ sống ở vùng duyên hải Malaysia, Gonsalves do thiếu kinh nghiệm đã táo gan liên hệ với bộ lạc hiếu chiến Moken. Người Moken không chấp nhận các khách thăm và không cho phép ai thâm nhập vào cái thế giới nhỏ hẹp của họ. Chiếc thuỷ phi cơ cánh đỏ đỗ tại cái bến ở bên ngôi làng Moken đã cứu thoát ông ta, ông ta kịp bay vọt lên trời và thoát được nguy cơ bị sát hại thê thảm.

Nhưng không một rủi ro bất hạnh nào có thể cầm chân kẻ cuồng tín này. Mấy tháng sau, ông ta bay đến đảo Kalimantan. Nhiệm vụ vẫn thế, các đàn khỉ, cuộc sống và sự di cư của chúng. Và thế là lại thêm một vụ xì căng đan mới sắp sửa bị tiết lộ. Lần này người khuấy động sự bình yên chính là Gonsalves. Khi đi khắp các rừng rậm Kalimantan, vị chủ tịch Hội bảo vệ động vật bất ngờ chạm trán một hàng rào cao ngất. Người dẫn đường kiêm phiên dịch thuê không thể giải thích rõ ràng về cái hàng rào kia: “Tôi đã không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì, không nói gì”. Lúc đó Gonsalves tự quyết định thử vận may. Ông ta bấm chuông. Đáp lại là sự im lặng như nhà mồ. Khi đó vị chủ tịch nổi giận liền dùng vai đẩy cửa. Cửa không khoá.
Gonsalves bước qua ngưỡng cửa và sửng sốt khi lọt vào giữa... một trại nuôi khỉ khổng lồ. “Nó thuộc về ai đây? Hàng rào kiên cố thế kia để làm gì nhỉ? Người ta phải giấu giếm các chuồng thú trong rừng rậm không thể đi lại để tránh sự tò mò của ai? Cảm ơn tay khờ khạo nào đó đã quên cài then cái cửa con ấy!” - Vừa suy nghĩ như thế, Gonsalves vừa tiến như một chiếc xe tăng vào sâu khu vực đó. Cuối cùng, sau khi ra khỏi đám lá cây rậm rạp, trước mắt ông ta hiện lên những cái lán màu xanh lá cây ghép từ các cấu kiện bằng nhôm - những trại lính Mỹ điển hình mà ông ta đã trông thấy từ hồi chiến tranh Việt Nam. Đang ngồi dưới bóng râm của cây nấm là có một người đội mũ li-e, không mặc áo, mặc quần sooc màu nâu nhạt, đi giày nặng trịch và đôi ghệt vặn tới gối. Gonsalves cả quyết tiến lại cây nấm...

Người ta đã đón chào người lạ mặt như thế nào ở trại nuôi khỉ, câu chuyện giữa những chủ nhân của nó với Gonsalves diễn ra thế nào, ông ta còn gặp ai trên đảo để nhận thông tin - tất cả cho đến nay vẫn không ai rõ. Nhưng khi từ Kalimantan trở về Honkong, ông ta đã cân nhắc mọi chi tiết của kế hoạch tố giác thêm một chuyện phiêu lưu của phương Tây - chỉ có điều bây giờ không phải là chuyện nghe lén của GCHQ của Anh mà là của Lầu Năm góc của Hoa Kỳ.

Những sự kiện tiếp theo đã diễn biến cực kỳ nhanh chóng. Tại Hongkong, trước hết, Gonsalves mời ăn tối những bạn bè thân thiết nhất, kể cả nhà báo Rangal, điều mà phải rất lâu sau người ta mới biết. Trong bối cảnh hoàn toàn bí mật, ông ta kể về bí mật của trại nuôi khỉ cho họ nghe.

....Mấy năm trước, trong các rừng rậm của Kalimantan đã xuất hiện một toán người Mỹ. Họ đã mua chuộc được chính quyền sở tại, thuê các công nhân da đen và trong một thời hạn kỷ lục dã xây dựng được một trại chăn nuôi với các chuồng khỉ. Trong đội công nhân, họ để 20 người làm việc săn bắt các con linh trưởng và phục vụ trại. Thời gian đầu những công nhân làm thuê chủ yếu làm công việc định kỳ gửi khỉ về Mỹ. Địa chỉ chính xác dĩ nhiên là được giữ bí mật. Được màn đêm che chở, những chiếc lồng với những động vật nhỏ Kalimantan ấy đã được chở từ rừng rậm ra sân bay - để phi tang mà!

Một năm trôi qua. Và ở trại nuôi khỉ xuất hiện một ông bố và cậu con trai đều là các nhà sinh học Mỹ. Lúc đó, từ xóm đảo này đến xóm đảo khác lan truyền tin đồn rằng trên vùng đất của trại nuôi khỉ người ta đã xây dựng các lán thí nghiệm. Trong đó họ chất đầy các hòm bình cầu, vacxin, xiranh, bình khí và đèn xì, và những vật dụng “vô khuẩn” nào đó. Hai cha con người Mỹ đó bắt đầu thử những loại thuốc bí mật trên những con khỉ. Các nhân viên không lâu sau nhận được những trách nhiệm mới lạ lùng là thiêu cháy trên lửa hàng chục con khỉ Macacus hấp hối sau khi phẫu thuật nghiên cứu. Tin này cũng loang ra rất nhanh.

Nhưng thông tin báo động lan truyền trong các rừng rậm không có hồi âm trở lại nên hai cha con nhà sinh học Mỹ vẫn đinh ninh rằng, dân trên đảo hoàn toàn không biết gì về những thí nghiệm của họ. Mấy tháng sau, các quan chức hữu quan đã xác định được rằng, các con khỉ được chở từ đảo này đến các căn cứ của Lầu Năm góc và cái trại chăn nuôi với phòng thí nghiệm cũng thuộc về Bộ Quốc phòng Mỹ. Các dấu vết của đám khí Macacus đã bị phát hiện chẳng hạn ở căn cứ Brooks và một số trung tâm nghiên cứu khoa học, nơi mà chúng được thử với vũ khí hạt nhân và thuốc diệt cỏ đầy chết chóc. Nói một cách khác, Gonsalves đã thu thập được đủ tư liệu để tố cáo Washington phạm tội ác: sử dụng loài linh trưởng trong các cuộc thí nghiệm nhằm mục đích quân sự. Gonsalves dự định đưa các thông tin có hệ thống đó cho toà án công luận. Nhưng ông ta còn trì hoãn vì sợ sự trả thù của những kẻ thù ghê gớm hơn.

Nhiệm vụ của Noritake còn bao gồm cả việc bằng mọi cách đập tan ý đồ của vị chủ tịch Hội bảo vệ động vật kia. Trong chỉ thị tuyệt mật 38-6/H-8 của Langley chỉ rõ:

1. Bôi nhọ bằng tội buôn lậu vàng và ma tuý.
2. Khi tới nơi tiến hành điệp vụ, cố gắng đánh người của ta vào nhóm thân cận của “chủ tịch” và tiến hành các biện pháp phòng ngừa tương ứng.
3. Thực hiện mục 1, nếu mục 2 không đạt được.
4. Tuyệt đối chấp hành các chỉ thị tiếp theo từ Trung ương.

Nội dung 2 đã không đạt được. Nhà báo Rangal là bạn của Gonsalves, mà ứng cử viên khác lại không có. Thời gian đang rất gấp: vị “chủ tịch” có thể đưa ra tố cáo vào bất kỳ lúc nào. Noritake lo lắng.

Đã sắp đến cuối tháng 9. Vào một buổi sáng yên ả, trong lành, Macao bừng tỉnh trong trang phục của những tấm áp phích quảng cáo rực rỡ. Chúng cho biết vào ngày 16 tháng 10 trên các đường đua của thành phố sẽ diễn ra cuộc đua ôtô hàng năm Macau Grand Priz. Những cổ động viên nam nữ, già trẻ tất cả đều nắn nót chép từ các tấm áp phích tên tuổi những tay đua, số thứ tự các vòng đua. Ai sẽ là người về nhất?!

- Đúng là cái máy đánh cá ngựa, - nhà báo Rangal thở phào nhận xét - đang chạy. Tại Macao, người ta có thể chơi cái gì tuỳ thích. Công chúng không khoái đánh bạc. Tôi nghe là nhà kinh doanh điện ảnh Ranmah Shaw sẽ tới. Ông ta định làm một bộ phim. Kịch bản có sự tham gia của các võ sư kungfu thực thụ đã sẵn sàng. Người ta sẽ ghép nó với những cảnh tư liệu các cuộc đua xe và sẽ có được một bộ phim táo bạo! Chúng sẽ hốt bạc triệu mà không phải động một ngón tay. Thật đáng ghen tỵ....

Rangal và Noritake chậm rãi đi dạo trên đại lộ ven biển đông nghẹt du khách. Họ dừng chân bên tượng đài bằng đồng. Noritake hỏi:

- Ai kia?

- Ồ, đó là một trong những thống đốc già nhất của Macao. Ông ta chết vào cuối thế kỷ trước. Fereira da Amaral. Tôi không bảo đảm cho sự giống nhau về chân dung và ngày tháng chết, - Rangal cười. - Hồi còn học phổ thông, ông ta có tiếng là một học sinh học kém mà.

- Tổng cộng trong suốt lịch sử, đã có bao nhiêu thống đốc ngự ở cái ghế cao như vậy? - Noritake hỏi với đôi chút mỉa mai.

- Theo tôi là hơn 150...

- Ngoài Ranmah Shaw thì còn ai sẽ được chờ đợi dự cuộc đua ôtô? - Noritake đột nhiên chuyển chủ đề.

- Ồ, sẽ không thiếu những yếu nhân đâu...

...Macau Grand Priz thu hút hàng ngàn khán giả. Trên khán đài, giới thượng lưu hút xì gà đắt tiền, đồ trang sức của các quý bà thượng lưu cao cấp lấp lánh dưới ánh mặt trời. Các đại lộ của thành phố trên đó suốt 365 ngày chỉ có những chiếc xích lô chậm chạp bò thì nay đang xuất hiện những chiếc limousine hiếm hoi của các ông chủ bản địa, rung lên do tiếng gầm rú của các động cơ công suất lớn, tiếng rít cuồng loạn của lốp xe. Mùi hôi màu xám biếc của khí xả lơ lửng trên những biệt thự, tu viện, đền chùa, tràn đầy các ngõ hẹp những người nghèo nơi mà cuộc sống của con người cũng tàn nhẫn và nghiệt ngã như chính trò đánh cá ngựa. Trong giới tinh hoa trên khán đài Noritake nhận thấy một người đàn ông và một phụ nữ ăn mặc kiểu phương Đông mà trước đây hắn chưa từng gặp. Rangal tốt bụng liền gỡ bí:

- Đó là các vị khách của Gonsalves đến từ Kalimantan. Có thể ông đã biết là mới đây ông ta có mặt trên đảo đó và kết bạn được với khá nhiều người. Sau khi các cuộc đua kết thúc, ông ta sẽ đưa họ tới Hongkong. Chiếc xuồng lướt cao tốc đã “sẵn sàng”. Ông chồng và bà vợ...

Thông tin vừa rồi đã làm cho tay nhân viên CIA sửng sốt: có lẽ Gonsalves đã kéo chúng tới đây để cho xem bằng chứng. Không loại trừ khả năng ông ta dùng họ làm nhân chứng tại cuộc họp báo. Tình huống bắt buộc phải hành động ngay không chậm trễ!

Trong ôtô của Noritake dưới ghế sau có một chiếc “cặp ngoại giao” màu nâu dự phòng cho mọi trường hợp đã được nhồi đầy gashish (một loại ma tuý). Đúng, không được bỏ lỡ thời cơ!

- Rangal, anh bạn thân mến, - James quay lại Rangal, - tôi rất cần chuyển cho một người bạn ở Hongkong một chiếc valy nhỏ đựng tặng phẩm sinh nhật. Có lẽ anh biết người lái xuồng lướt cao tốc. Anh hãy nhờ anh ta giúp đỡ. Ngưòi ta sẽ đón anh ta ở cảng Hongkong... Nào, còn có một bữa tiệc trong quán bar đang chờ chúng ta.

- Tất nhiên, thưa ngài, tôi biết! Rất hân hạnh. Tôi sẽ xong chỉ trong tích tắc...

- Sau chừng 15 phút, Rangal hài lòng và tươi cười từ bến tàu quay lại:

- Ông có thể yên tâm rồi. Bạn ông sẽ nhân được tặng phẩm đúng lúc!

Lúc đó cuộc đua ôtô đã kết thúc. Gonsalves chờ cho đến hết lễ trao giải cho anh chàng đẹp trai 22 tuổi Lapez, rồi bắt đầu chạy qua chạy lại, lăng xăng và kiên nhẫn lôi kéo các vị khách của mình xuống bến tàu. Không quá hai phút sau khi chiếc xuồng lướt cao tốc bốn chỗ cùng các hành khách và chiếc “cặp ngoại giao” màu nâu bên trên đã biến mất sau mũi đất xanh, tạo ra một vệt sóng ngầu bọt.

- Sau vài giờ nữa, anh nhớ ghé vào nhà hàng Lisbon. Chúng ta sẽ gặp nhau, như mọi khi, ở quầy bán đồ ăn nhé, - Noritake buông lời và nháy mắt vẻ tinh quái với Rangal rồi đi về khách sạn. - Tôi muốn chợ mắt một chút. Đầu tôi ong ong vì tiếng ồn và mùi khói khét lẹt của cuộc đua xe.

- Tối gặp nhau nhé, - Rangal vẫy tay chào không giấu được cái cười nhếch mép trên khuôn mặt hiền lành của mình.
Vừa bước qua cửa khách sạn, Noritake lại ngay máy điện thoại.

- Michael, - hắn gầm gừ vào ống nghe khi viên lãnh sự lên tiếng.- Hãy đón chiếc xuồng lướt cao tốc màu trắng. Tôi sẽ có mặt vào buổi sáng!

- Vâng, thưa ông!

Cuộc gọi này là đủ để các quan chức cảnh sát cảng cùng với chó nghiệp vụ chuẩn bị cho một chiến dịch được trả tiền hậu hĩnh. ít tên buôn lậu ma tuý nào yên lành thoát khỏi những con chó nghiệp vụ hung dữ được huấn luyện chuyên để phát hiện ma tuý. Chiếc xuồng lướt cao tốc chở theo các hành khách chui đúng vào cái lưới mà vị lãnh sự đã giăng sẵn. Chiếc “cặp ngoại giao” đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Gashish đã bị tịch thu, những người bị bắt thất vọng thì bị quản chế tại gia “cho đến khi làm rõ các tình tiết của vụ việc”.

...Noritake không bỏ phí những phút giây quý giá, Cứ nửa giờ một, hắn gọi từ lãnh sự quán Hongkong cho Gonsalves và đề xuất: vị chủ tịch Hội bảo vệ động vật sẽ quên vĩnh viễn Kalimantan với những chuồng khỉ, thì các vị khách của ông ta sẽ bình yên và tự do rời khỏi Hongkong. Nếu không hắn sẽ tiết lộ với công luận về sự dính líu của Gonsalves vào việc buôn lậu ma tuý, chuyển vụ việc cho các cơ quan tư pháp. Cuộc thương lượng kéo dài hai ngày đêm. Gonsalves đòi phải có luật sư, ông ta gọi cho các bạn mình và thề rằng không hề biết gì về chiếc “cặp ngoại giao” màu nâu. Chỉ có một người đã có thể làm sáng tỏ câu chuyện - đó là anh chàng lái xuồng. Đoán trước khả năng đó, với sự giúp đỡ của viên lãnh sự, Noritake đã bảo đảm được “sự biến mất” của anh ta. Tuy nhiên, Gonsalves không chịu đầu hàng. Lúc đó, Noritake vào cuối ngày thứ hai theo chỉ thị 38-6/H-8 đã gửi một bức điện mật mã về Langley: “Phải làm gì tiếp?!”

Lập tức có ngay câu trả lời của Smugley: “Vị chủ tịch được phép ra biển”. Đó là mật lệnh quy ước có ý nghĩa trong vẻn vẹn một từ: “Khử!”

...Người ta phát hiện ra Gonsalves với sọ bị thủng trong chiếc xuồng máy cách Hongkong mấy dặm. Tuy vậy, Noritake và vị lãnh sự đã không tính đến điều chủ yếu: thứ nhất là Gonsalves đã lưu tất cả những tài liệu thu thập được về trại nuôi khỉ ở Kalimantan ở chỗ người phó của mình ở Hội bảo vệ động vật, giáo sư động vật học Wurmbrandt; và thứ hai, người bạn thân của Rangal, nhà quay phim của xưởng phim của anh em nhà Shaw là Christopher Chou đã quay được toàn bộ vở kịch cùng với cảnh gửi chiếc “cặp ngoại giao” và bắt giữ các hành khách của chiếc xuồng lướt cao tốc.

CIA đã thủ tiêu được Gonsalves về mặt thể xác trong chiếc xuồng máy nhưng không thể che giấu công luận hoạt động tội ác của Lầu Năm góc. Điều bí mật đã bị đưa ra ánh sáng. Tại nhiều thành phố trong khu vực đã diễn ra các cuộc tuần hành phản đối. Trại nuôi khỉ ở Kalimantan trở nên trống rỗng. Trên báo chí xuất hiện những tin cho biết ở những địa điểm khác cũng đã phát hiện thấy những căn cứ tương tự của Bộ Quốc phòng Mỹ. Làn sóng chống Mỹ dâng cao như cháy rừng. Noritake sau khi làm đổ bể chiến dịch đã bị triệu cấp tốc về Langley. Vị lãnh sự đang sống nốt những ngày cuối cùng ở Hongkong mà lòng nơm nớp chờ đợi những phiền phức lớn. Chỉ có vị thanh tra cảnh sát là người đầu tiên đã “phát hiện” ra chiếc “cặp ngoại giao” màu nâu đựng gashish trên chiếc xuồng lướt cao tốcvà sau đó phát hiện ra tử thi Gonsalves trên chiếc thuyền là vẫn an nhiên tự tại. Viên thanh tra đã sống ở thuộc địa này trên sáu mươi năm, từ lâu đã có thái độ hoài nghi đối với tất cả, trừ tiền mặt...

- Này anh bạn, - ông ta nói với anh chàng đồng nghiệp Lor khi họ lao vào quán bar sau buổi trực để nốc từng cốc whisky. - Người ta nói Anh và Mỹ là các nước bạn bè, đồng minh. Cả liên minh của họ giống như của một bọn cá mập. Chỉ cần một trong hai con cá mập ấy bị thương thì con đồng loại khát máu kia lập tức xé nó ra từng mảnh. Chuyện là thế đấy. Thôi thì kệ cha họ...

Viên thanh tra gọi thêm whisky, mở hé mép rèm. Trong bóng tối, những dòng chữ quảng cáo cho bộ phim mới của anh em nhà Shaw “Khi những bóng ma lui bước” như đang nháy mắt với ông ta.

- Chúng ta sẽ sớm gặp lại, - ông ta chỉ ngón tay vào màn đêm ướt át. - Tôi đã sống từng ấy năm trên trái đất này, và đây là lần đầu tiên được đóng phim... - Lúc lắc chiếc đầu nặng trịch, ông ta nói thêm: Mà tất cả đều bằng camera bí mật. Nó đang mốt đấy...
Xem tiếp...

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

HIỆN THƯC KỲ ẢO 70

(ĐC sưu tầm trên NET)

1-4821-1415494408.gif 2-2180-1415494408.gif
5-3188-1415494409.gif1-1180-1414212240.gif
Xem tiếp...

KHÔNG LỜI 5

(ĐC sưu tầm trên NET)

Xem tiếp...

BÍ ẨN LỊCH SỬ 80

(ĐC sưu tầm trên NET)

Xem tiếp...

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 63

(ĐC sưu tầm trên NET)

Trạng nguyên Đào Sư Tích
Ngày đăng: 

Trạng nguyên Đào Sư Tích là nhà khoa bảng tiêu biểu của nước ta dưới thời phong kiến, nhưng đến nay vẫn còn có những ý kiến bất đồng về quê hương và cuộc đời sự nghiệp của ông.
Trong các thư tịch cổ đã ghi chép rằng: “Đào Sư Tích người xã Cổ Lễ, huyện Tây Chân - nay là thị trấn Cổ Lễ, huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam”. Có tài liệu nói ông người Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, trú quán xã Lý Hải, huyện Yên Lãng, nay là thôn Lý Hải, xã Phú Xuân, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Cha là Đào Toàn Mân giữ chức Tri thẩm hình viện sự (1387), Trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh 2 (1374) đời Trần Duệ Tông. Từ thi Hương đến thi Đình ông đều đỗ đầu, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển. Dưới thời Hồ Quý Ly ông bị giáng chức Trung Thư thị lang, Đồng tri thẩm hình viện sự. Sau khi mất được phong phúc thần, gia phả ghi thọ 47 tuổi. Trước tác của ông có bài tựa sách Bảo hòa điện dư bút (của Trần Nhân Tông soạn, đã mất và một bài phú chép Quần hiền phú tập).
Trong quá trình sưu tầm, tập hợp tư liệu về các danh nhân khoa bảng của tỉnh Bắc Giang chúng tôi đã được tiếp xúc với một số tài liệu Hán Nôm liên quan đến Trạng nguyên Đào Sư Tích như sau:
Trong bia đá “Kim bảng lưu phương” dựng ở Văn miếu Bắc Ninh ghi danh 33 vị đỗ đạt từ khoa thi Hán học đầu tiên (1075) đến khoa thi Kỷ Sửu niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469), Trạng nguyên Đào Sư Tích được ghi như sau: “Trạng nguyên Đào Sư Tích người xã Song Khê, huyện Yên Dũng, làm quan đến chức nhập nội hành khiển”.
Cũng ở Văn miếu Bắc Ninh, tấm bia phụ số 11 ghi danh các nhà khoa bảng của Kinh Bắc mà các tấm bia trước chép thiếu. Theo thứ tự Tiến sỹ Đào Toàn Mân (cha Trạng Nguyên Đào Sư Tích) được ghi như sau: “Tiến sỹ triều Trần Đào Toàn Mân, người xã Song Khê, huyện Yên Dũng. Cha của Trạng nguyên Đào Sư Tích, nhà ở xã Cổ Lễ, huyện Nam Chân. Làm quan chức tri thẩm hình viện. Thấy quốc sử ghi có đền thờ ở Nam Chân... thi đỗ Đệ giáp tiến sỹ khoa Đại Tỷ”.
Trong cuốn Gia phả Đào Văn xã Song Khê hiện do ông Đào Văn Bội, vị cao niên của dòng họ Đào ở Song Khê bảo quản có ghi như sau: “ngày tốt đầu tháng Giêng năm Ất Dậu niên hiệu Tự Đức, triều vua nhà Nguyễn (1885). Cháu đời thứ 6 là Đào Đức Bình kính cẩn ghi gia phả họ Đào, xã Song Khê, tổng Phúc Tằng, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh”. Và vị tổ được tính từ tiến sỹ Đào Toàn Mân: “Thượng thượng tổ có tên húy là Đào Toàn Mân thi đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ dưới triều Trần. Làm quan đến chức Thượng thư Bộ Lễ, Tham tri thẩm hình viện sự. (Cụ) sinh ra Đào Công húy là Sư Tích, thi đỗ Đệ nhất giáp đệ nhất danh tiến sỹ cập đệ khoa thi Giáp Dần niên hiệu Long Khánh triều Trần (1374). Làm quan tới chức Thượng thư Bộ Lễ, Tư đồ đại hành khiển, sau được phong tước Mậu quốc công. Các cụ đều là bậc có sự nghiệp khoa danh từng được ghi trên bảng vàng bia đá để lưu truyền cho thế hệ sau...”.
Trong gia phả cũng ghi chép về mộ phần và ngày kỵ của Đào Toàn Mân và Đào Sư Tích: “Đời thứ 10, Cao cao tổ Đào công, húy tự là Toàn Mân, giỗ vào ngày mồng Mười tháng Mười hàng năm. Nay mộ táng tại xứ Đồng Mối địa phận xã Lịm Xuyên (cùng xã Song Khê ngày nay). Mộ nằm chỗ cao, vuông rộng chừng hơn một sào.
Đời thứ 9, Cao cao tằng tổ Đào công, húy tự là Sư Tích, giỗ ngày mồng Bốn tháng Chín hàng năm. Nay mộ táng tại xã Cổ Lễ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và vẫn còn một tòa văn từ ở đó”
Trong nhà thờ của dòng họ Đào Văn ở làng Song Khê, xã Song Khê, huyện Yên Dũng còn lưu hai câu đối:
- Song Khê miếu đường lưu vạn đại
Trần triều khoa giáp đệ nhất môn
- Khoa giáp thiên thu, gia phụ tử
Thanh danh vạn cổ, quốc quân thần
Con cháu họ Đào Song Khê còn được truyền lại nhiều mẩu chuyện về tổ tiên mình. Tư liệu dòng họ ghi lại rằng: cụ Đào Toàn Mân còn có tên là Đào Toàn Phú sinh năm 1380 tại làng Song Khê. Năm Giáp Tý (1324) thi đậu kỳ thi Hương. Khi đã 44 tuổi mới dự kỳ thi Thái học sinh khoa Đại Tỷ năm Nhâm Thìn, niên hiệu Thiệu Phong thứ 12 (1352) và đã đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ. Năm 1384 khi đang làm quan ở phủ Thiên Trường đã qua đời, thọ 76 tuổi.
Cụ Đào Sư Tích sinh năm 1348 tại làng Song Khê, khi cụ Đào Toàn Mân đỗ đạt ra làm quan ở phủ Thiên Trường (1352) một thời gian mới cho cụ Đào Sư Tích theo học. Cả ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu. Năm 1381 được thăng làm quan chức Nhập nội hành khiển. Năm 1342 Hồ Quý Ly chuyên quyền, ông lại là trụ cột của triều đình lúc bấy giờ mà không phục họ Hồ nên bị giáng xuống làm quan Trung thư thị lang. Cũng năm ấy, triều Trần nắm bắt được âm mưu chuyên quyền của họ Hồ nên đã cử Đào Sư Tích lên vùng sơn địa xây dựng căn cứ để lánh nạn tại núi Tam Đảo (nay thuộc xã Lý Hải, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc). Năm 1394 ông được cử đi sứ nhà Nguyên. Hai năm sau (1496) ông mất tại đất Nguyên khi đang là sứ thần Đại Việt, thọ 49 tuổi. Sau khi mất nhà Nguyên cùng triều đình đưa thi hài ông về an táng ở xã Cổ Lễ, huyện Nam Ninh, Nam Định.
Dòng họ Đào còn lưu truyền một giai thoại rất thú vị về Tiến sỹ Đào Toàn Mân và Trạng Nguyên Đào Sư Tích. Chuyện kể rằng chính cụ Đào Toàn Mân từng được nhà giáo lỗi lạc Chu Văn An đề tặng là “Đại sư vô nhị” (Bậc thày có một không hai). Khi cụ Đào Sư Tích thi đỗ Trạng Nguyên, được vào bái yết hoàng thượng. Hoàng thượng hỏi rằng: Trần Trạng nguyên do ai dạy bảo? Sư Tích thưa rằng: Dạ do chính cha thần dạy dỗ... Hoàng thượng bèn cho vời cụ Đào Toàn Mân vào triều và khen là: “Phụ giáo tự đăng khoa” (Cha dạy con thi đỗ) rồi ra vế đối thử tài:
- Viên ngoại ba tiêu, vô phu quân, tứ thời hữu kết
(Cây chuối ngoài vườn, không có chồng, mà bốn mùa kết trái)
Tiến sỹ Đào Toàn Mân ứng đối ngay:
- Mộc tại nguyệt thiên, vô thổ bồi, bát nguyệt giai xuân

(Cây mọc ở cung trăng, không đất bồi, mà vẫn cứ tươi tốt).
Nghe xong, hoàng thượng hết sức ngợi khen và ban cho bức trướng đề 5 chữ: “Phụ tử đồng đăng khoa”. Cũng chính vì thế mà người đời vẫn gọi cụ Đào Toàn Mân là Trạng nguyên cũng vì sự kiện này. Bởi khoa thi ấy Sư Tích đỗ Trạng nguyên, mà vua ban cho con cùng thi đỗ nên mọi người hiểu rằng cụ Toàn Mân được phong danh vị ấy./.


Lưu Thúc Kiệm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu Thúc Kiệm (chữ Hán: 劉叔儉, ? - ?), người làng Trạm Lệ, huyện Gia Bình, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), đỗ Trạng nguyên khoa tháng 8, Canh Thìn, năm Thánh Nguyên thứ 1 (1400), đời Hồ Quý Ly cùng 20 người khác đỗ thái học sinh, trong đó có Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Hoàng Hiến, Nguyễn Thành v.v. Những người đỗ thái học sinh có nêu tên này sau đều làm quan dưới triều đại Hậu Lê. Sử sách ghi chép rất ít về ông, chỉ biết rằng ông làm quan đến Hàn lâm trực học sĩ. Do giỏi văn từ biện bạch nên Hồ Quý Ly giao cho ông việc thảo các văn từ bang giao với các nước láng giềng.
Trạng nguyên Nguyễn Trực


Trong lịch sử khoa cử nước ta, số trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa kể tới hàng ngàn. Nhưng thật đáng tiếc, nhiều dấu tích của các trí thức lớn ấy lại mai một theo thời gian. May thay, từ đường của Trạng nguyên Nguyễn Trực - Trạng nguyên được ghi danh đầu tiên trên bia đá đề danh tiến sĩ tại văn miếu Quốc Tử Giám vẫn còn.
Câu nổi tiếng nhất đánh giá về kẻ sĩ Việt Nam có lẽ thuộc về Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung khi viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao. Nguyên khí suy thì thế nước yếu và xuống thấp. Bởi vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ có mối quan hệ thật là quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Vì thế cái ý tôn trọng họ thật là vô cùng, nên đã ban ân sủng bằng khoa danh, lại gia thêm bằng tước trật, ơn ban cho đã lớn, vẫn còn cho là chưa đủ”. Đó là câu khắc trên bia đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại bảo thứ ba đời vua Lê Thánh Tông. Tại khoa thi năm 1442 này, tên tuổi của Trạng nguyên Nguyễn Trực được ghi đầu tiên.
Và cũng vẻ vang thời đại vua sáng sinh tôi hiền. Vua Lê Thánh Tông nổi tiếng là một trong những vị vua sáng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam về việc xây dựng văn hoá dân tộc. Thời đại vua Lê Thánh Tông, Nho giáo phát triển thịnh trị. Luật Hồng Đức - một bộ luật khoa học và đầy tính nhân bản ra đời. Hiền tài liên tiếp nảy nở. Cùng với các văn thần vua cho lập Tao Đàn cùng xướng hoạ, luận bàn văn chương. Ở vào thời đại như vậy, Trạng nguyên Nguyễn Trực rất được trọng dụng, vì vậy, ông có điều kiện trổ tài kinh bang tế thế.


 Từ đường Trạng nguyên Nguyễn Trực ở làng Bối Khê
Trạng nguyên Nguyễn Trực tên chữ là Công Dĩnh, hiệu Hu Liêu. Ông sinh năm 1417, trong một dòng họ nối đời khoa bảng. Cụ nội ông là Nguyễn Tử Hữu từng giữ chức Hàn lâm viện thị giảng kiểm Thẩm hình viện sự triều Trần. Ông nội là Nguyễn Bính - Huấn đạo phủ Ứng Thiên, một người nổi tiếng tài ba đức độ. Thân sinh Trạng nguyên là Nguyễn Thời (Thì) Trung, một nhà thơ khá nổi tiếng đầu thời Lê, từng làm quan trong triều, nổi tiếng thanh liêm đạo đức... Phu nhân trạng nguyên Nguyễn Trực là bà Đỗ Thị Chừng - người làng Nghĩa Bang, phủ Quốc Oai.
Tương truyền, Nguyễn Trực từ bé đã nổi tiếng thần đồng. Mười tuổi đã đọc thông viết thạo Hán văn. Mười hai tuổi chỉ ham thích việc học. Mười tám tuổi đi thi Hương đã đỗ đầu. Năm 26 tuổi đỗ đầu thi Đình (Đệ nhất giáp, đệ nhất danh tiến sĩ) đứng đầu 33 tiến sĩ cùng khoá - cuộc thi do đích thân vua ra đề và chấm. Đến nay, bài thi đình của Nguyễn Trực được đánh giá là một trong những bài thi Đình hay nhất.
Làm quan, kinh qua nhiều chức vụ lớn, Nguyễn Trực luôn giữ được phẩm cách nhà Nho. Ông thanh cao đến nỗi vua Lê Nhân Tông sai vẽ hình ông để bên cạnh ngai vàng để tỏ ý không lúc nào quên. Còn vua Lê Thánh Tông thì kính trọng sai văn thần đem bộ sách “Thiên Nam dư hạ” đến tận nơi ở của ông để tiện “biên tập”...
Về danh vị “Lưỡng quốc trạng nguyên”, chuyện kể rằng: Khi đi sứ, bằng tài thơ phú và đối đáp, ông được vua Minh mến mộ và mời dự kỳ thi Đình. Không ngờ, ông lại đỗ đầu. Vì thế nên được vua nhà Minh phong “Lưỡng quốc trạng nguyên”. Lúc được vua giao tiếp sứ thần nhà Minh là Hoàng Gián, Nguyễn Trực đối đáp như thần, lại hạ bút họa ngay một lúc 50 vần thơ lưu biệt khiến sứ thần phương Bắc vô cùng thán phục... Dù làm quan to trong triều nhưng Nguyễn Trực mấy lần cáo quan muốn lui về vui thú điền viên nhưng không được. Đến khi ông mất, vua Lê Thánh Tông điếu rằng: “Đời dõi nho tông phát ấp bang; Trong đạo đức, có từ chương; Nối dòng thi lễ nhà truyền báu; Tranh giải khôi nguyên bảng chói vàng; Nam - Bắc hai triều danh vang; Phong lưu một cửa họ sang; Từ đường ở đấy niềm tây lạnh; Dấu cũ càng thơm xạ có hương”.
Tài năng và sự uyên bác của Nguyễn Trực được bộc lộ rõ nét trong những tác phẩm văn chương mà ông để lại. Những áng văn thơ của ông thường bộc lộ rõ những hoài bão và tình yêu thiết tha với quê hương đất nước. Khi tuổi đã xế chiều, ông có những bài thơ thể hiện niềm thương nhớ rất mực với đồng quê nơi ông đã sinh ra và khôn lớn.
Những tác phẩm Nguyễn Trực để lại cho hậu thế có thể kể đến: Sư Liêu tập, Ngu nhàn tập, Kinh nghĩa chư văn tân tập, Văn bia Mục Lăng, một số bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục, bài phú thi Hội mang tên Xuân đài phú và bài văn sách thi Đình (Đình đối sách văn).
Dưới thời Lê, đất nước thanh bình, thịnh trị. Nguyễn Trực bày tỏ ước mong một xã hội tốt đẹp có vua sáng tôi hiền như với thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Trong Xuân đài phú (Bài phú đài xuân), Nguyễn Trực dùng biểu tượng Đài xuân để thể hiện niềm vui mừng trước cảnh thanh bình của đất nước. Theo ông, “đài này không nền, không móng, không dựng, không xây”, không cần phí công nện đắp, không cần muôn vàn của cải tiền tài. Nguyễn Trực cho rằng cơ sở để xây dựng Đài xuân cho đất nước, để có một nền thịnh trị lâu bền cần có vua sáng tôi hiền, “trăm quan tề tựu quanh vua đều có phong thái của bậc sĩ quân tử”. Trong bài luận thi Đình, ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc sử dụng nhân tài, phân biệt rạch ròi giữa kẻ tiểu nhân và bậc chính nhân quân tử.
“Ôi! quân tử và tiểu nhân luôn luôn tương phản. Đạo quân tử lớn mạnh thì đạo tiểu nhân tiêu hao, đạo quân tử tiêu hao thì đạo tiểu nhân lớn mạnh. Hai đạo đó như âm với dương, như ngày với đêm, không thể cùng vận hành; như băng trong với tro bụi, như hương thơm với uế khí, không thể chứa chung trong một vật. Cho nên người ở ngôi cao trong khi dùng người phải trung hòa, phải chuyên nhất, phải thử thách, phải thận trọng, như vậy mới có thể được”.
Sau này, khi về già, Nguyễn Trực thể hiện niềm mong muốn rất mực là được quay về thôn quê sống cuộc đời giản dị, tránh xa những tục lụy của cuộc đời làm quan nhiều bon chen chốn kinh thành.
Hà nhật Tây Sơn sơn hạ lộ,
Thoa y, tiểu lạp khán xuân canh.

(Bao giờ đến ngày đứng ở bên đường dưới núi Tây Sơn,
Mặc áo tơi, đội nón lá xem cày ruộng trong tiết xuân).

(Ngẫu thành)
Có thể nói, những áng thơ văn còn lại của Nguyễn Trực  tuy không nhiều nhưng cũng đủ để cho ta thấy ông là một học giả đầy uyên bác, một người trĩu nặng ưu tư với đất nước và tình yêu quê hương sâu nặng. Đánh giá về Nguyễn Trực, Thân Nhân Trung từng viết: “Khai quốc Trạng nguyên, văn chương vẻ vang trong nước, nổi tiếng một đời. Triều vua nào cũng được yêu chuộng, giữ việc văn hành, ở ngôi quán các, là người khiêm tốn, trước sau vẹn toàn”. Tự Đức trong Việt sử tổng vịnh khen là “Triều Lê lừng lẫy mấy ai tày”. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí thì cho rằng thơ Nguyễn Trực “lời và ý đều tao nhã, đáng ưa”.
Là người con trung nghĩa vẹn toàn của Thăng Long, Nguyễn Trực được người dân đời đời ghi nhớ. Tên của ông được đặt cho một con phố ở Hà Nội và ngay tại quê hương Thanh Oai của ông cũng có một trường Trung học cơ sở mang tên ông - Trường THCS Nguyễn Trực.
Hiện nay, di tích Từ đường Trạng nguyên Nguyễn Trực - nơi nhà xưa của ông nằm ở làng Bối Khê, thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai đã được trùng tu và được Bộ Văn hóa Thể thao du lịch trao bằng công nhận Di tích Lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.
T.H

Lưỡng quốc trạng nguyên thứ hai của Việt Nam

Lịch sử khoa cử Nho học nước ta đã có 46 vị Trạng nguyên, trong đó, có 3 vị được phong là "Lưỡng quốc Trạng nguyên".

Lịch sử khoa cử Nho học nước ta đã có 46 vị Trạng nguyên, trong đó, có 3 vị được phong là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Thứ nhất là Mạc Đĩnh Chi, thứ hai là Nguyễn Trực, thứ ba là Nguyễn Đăng Đạo.


LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN SỐ 1 VIỆT NAM

(2015/2/10 16:5) - Nguồn:
 Đã từng là học sinh của trường chuyên Nguyễn Trực cách đây đã mấy chục năm, chỉ biết tên trường là một vị nho sĩ thời xưa. Giờ tôi mới biết cụ là lưỡng quốc trạng nguyên tài giỏi bậc nhất thời bấy giờ.
 
Lưỡng quốc trạng nguyên Nguyễn Trực vinh quy bái tổ - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

Chúng tôi trong một ngày cuối đông 2015 đã cùng đoàn phóng sự của VTC10, về chùa Bối Khê và thăm tường đường của một trong những Lưỡng quốc Trạng nguyên giỏi nhất nước Việt thời xưa, cụ Nguyễn Trực. Không gian trầm ấm, chúng tôi được tiếp đón và vào thắp nén hương, tiếp chuyện với bà Nguyễn Trẩn 86 tuổi đời thứ 6 của dòng họ Nguyễn chăm non tường đường cụ Nguyễn Trực.

Mặt tiền tường đường cụ Nguyễn Trực - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

Đứng đầu trong bia tiến sĩ Văn Miếu
 Nguyễn Trực (1417 - 1473) là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Khi đi sứ Trung Quốc, ông được các sĩ phu ở đây nể phục, xưng tặng là "lưỡng quốc Trạng nguyên".

Cụ Nguyên quán xã Bối Khê, huyện Thanh Oai. Nay là thôn Bối Khê, xã Tam Hưng huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 25 tuổi, đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo 3 (1442) đời Lê Thái Tông.

Bà Trẩn và Đoàn phóng sự VTC10 cùng cộng tác của Nguoithanhoai.vn

Cha của Nguyễn Trực là Nguyễn Thì Trung là người có học vấn cao, làm Giáo thụ Quốc Tử Giám dưới triều vua Lê Thái Tông. Gia đình tuy làm quan trong triều nhưng rất thanh bạch. Nhà nghèo, Nguyễn Trực thường phải vừa chăn trâu vừa treo sách sừng trâu học, không biết mỏi mệt. Mười hai tuổi giỏi văn, thơ.

Văn Bia tiến sĩ  đầu tiên khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) có ghi danh Trạng Nguyên Nguyễn Trực - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434), ở tuổi 17, Nguyễn Trực dự kỳ thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên). Năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442), 25 tuổi, dự thi Đình, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên). Ông được nhà vua ban sắc "Quốc Tử Giám Thi thư" và thưởng Á Liệt Khanh, đứng đầu trong 33 vị Tiến sĩ cùng khoa.
Sử sách chép rằng: Nguyễn Trực sinh ra trong thời buổi loạn lạc, nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. Cha của Nguyễn Trực lúc đó phải lánh nạn về phía tây ở Tiểu Đông Mộng - thôn Cây Thượng - xã Nghĩa Hương - Quốc Oai - Hà Tây. Tại đây Nguyễn Thời Trung gặp và kết duyên với một phụ nữ tên là Đỗ Thị Chừng, sinh ra Nguyễn Trực ở Am Long Khôi - núi Phật tích thuộc địa phận xã Sài Sơn - Quốc Oai - Hà Tây ngày nay. Thấy ông còn ít tuổi mà đã đăng quang, nên vua Lê Thái Tông ban cho ông yến tiệc của vườn Quỳnh, cưỡi bạch mã đi dạo quanh kinh đô Tràng An,...

Những cuốn sách tìm hiểu về Lưỡng quốc Trạng Nguyên - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, vua Lê ban mũ áo Trạng nguyên vinh quy về làng. Tên tuổi Nguyễn Trực về sau được đứng đầu trong bia Tiến sĩ đầu tiên (số 1) ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Ngày 3/5/1442, cha ông qua đời, Nguyễn Trực phải về chịu tang. Năm Giáp Tý niên hiệu Thái Hòa (1444) dưới triều Lê Nhân Tông, được nhà vua ban chức "Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ". Năm Ất Sửu niên hiệu Thái Hòa (1445) được đổi lại thành "Thiếu trung khanh đại phu", Ngự sử đài ngự sử thị Đô úy". Nhưng Nguyễn Trực đã dâng biểu từ chối, khiến vua Lê phải ra sắc dụ tới ba lần ông mới chịu nhận.

Danh sách các quan Tế tửu và Tư nghiệp Quốc tử Giám, trong đó có Nguyễn Trực - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

Muốn nhà Minh biết tài học của dân ta

Sau ông được vua cử làm Chánh sứ sang nhà Minh, gặp kỳ thi Đình, Trạng nguyên Nguyễn Trực cùng với Phó sứ là Trịnh Thiết Trường muốn cho nhà Minh biết đến tài học của dân ta, nên xin dự thi được vua Minh chấp nhận cho phép dự thi, khi vào thi cũng phải chấp hành nội quy trường thi như các thí sinh khác, khi chấm thi xong, khớp phách kết quả: Nguyễn Trực đậu Trạng nguyên, Trịnh Thiết Trường đậu Bảng nhãn, vua nhà Minh phải khen ngợi: "Đất nào cũng có nhân tài" và phong cho Nguyễn Trực là "Lưỡng quốc Trạng nguyên".

Bên trong tường đường Cụ - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

Trở về nước, cả hai ông đều được nhà vua phong chức Thượng thư và ban thưởng tám chữ vàng "Thành công danh Nam Bắc triều biên ngã" (công danh cả hai nước đều hoàn thành).

Năm Giáp Tuất (1454), mẹ ông qua đời, ông xin cáo quan về quê chịu tang. Hằng ngày đọc sách và làm thuốc không biết mỏi, ông còn mở trường dạy học, các học sĩ bốn phương đến theo học rất đông, có tới hàng nghìn. Nhiều bậc cự nho, danh sĩ khoa bảng đều từng là học trò của Trạng nguyên Nguyễn Trực trong thời gian ông ở quê chịu tang mẹ.

Từ đường Lưỡng quốc Trạng Nguyên và nhà thờ họ - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

Năm Đinh Sửu niên hiệu Diên Ninh thứ ba (1457), tháng 6 mãn tang mẹ, sứ nhà Minh sang, vua vời ông về kinh giữ việc tờ bồi qua lại với sứ nhà Minh. Ông họa thơ lưu biệt sứ Minh 50 vận, làm vẻ vang cho quốc thể.

Sứ Minh, Hoàng Gián một mực thán phục văn chương uyên bác, tài trí hơn người của Nguyễn Trực. Vua Nhân Tông sai trung sứ cùng thợ vẽ tới nhà Nguyễn Trực vẽ truyền thần, để bên cạnh chỗ ngồi của vua, để tỏ rằng vua yêu dấu không lúc nào quên được.

Bàn thờ chính điện cụ Nguyễn Trực - Nguồn: Nguoithanhoai.vn 

Sau này, khi về già, Nguyễn Trực thể hiện niềm mong muốn rất mực là được quay về thôn quê sống cuộc đời giản dị, tránh xa những tục lụy của cuộc đời làm quan nhiều bon chen chốn kinh thành:

Hà nhật Tây Sơn sơn hạ lộ,
Thoa y, tiểu lạp khán xuân canh.

(Bao giờ đến ngày đứng ở bên đường dưới núi Tây Sơn,
Mặc áo tơi, đội nón lá xem cày ruộng trong tiết xuân).

(Ngẫu thành)
Trang sách về cụ Nguyễn Trực - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

Khi vua Lê Nhân Tông bị bọn Nghi Dân giết chết, Nguyễn Trực thảo văn tế, lời lẽ thống thiết, kể hết công đức của tiên đế. Vua Lê Thánh Tông lên ngôi vua năm 1460, Nguyễn Trực càng được yêu quý. Vua cho người đem bộ Thiên nam du hạ tập đến tận nhà của Nguyễn Trực để Nguyễn Trực đọc và phẩm bình, đủ biết nhà vua quý trọng ông đặc biệt như thế nào! Năm đầu Quang Thuận (1460) Nguyễn Trực được bổ Tuyên phụng đại phu, Trung thư lệnh, ở hàng văn quan rất to. Mấy lần ông xin về quê, nhà vua không cho về.

Ông mất vào năm Hồng Đức thứ 4 (1474), thọ 57 tuổi. Tên tuổi của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực mãi mãi là dấu son chói lọi trong lịch sử văn hiến Việt Nam.

Trường chuyên Nguyễn Trực Thanh Oai - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

Là người con trung nghĩa vẹn toàn của Thăng Long, Nguyễn Trực được người dân đời đời ghi nhớ. Tên của ông được đặt cho một con phố ở Hà Nội và ngay tại quê hương Thanh Oai của ông cũng có một trường Trung học cơ sở mang tên ông - Trường THCS Nguyễn Trực.

Di tích lịch sử quốc gia - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

Hiện nay, di tích Từ đường Trạng nguyên Nguyễn Trực - nơi nhà xưa của ông nằm ở làng Bối Khê, thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai đã được trùng tu và được Bộ Văn hóa Thể thao du lịch trao bằng công nhận Di tích Lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

Thùy Dương - Thanh Oai
Xem tiếp...