Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

GIỚI THIỆU PHÂN TÂM HỌC 3

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tại sao Freud gây nhiều tranh cãi? (1)

Đỗ Kiên Cường 
Tại sao Freud gây nhiều tranh cãi?
Là một trong số những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất tới tư duy hiện đại cùng Marx, Darwin và Einstein, đương nhiên Sigmund Freud được hâm mộ, trích dẫn, tranh cãi và phê phán trên toàn thế giới. Trong giới trí thức thì dường như văn nghệ sĩ là những người chuộng Freud và phân tâm học hơn cả. Các thuật ngữ vô thức, dục năng, cái tôi, cái siêu tôi… thường xuyên xuất hiện trên nhiều trang viết.
Đã có nhiều tác giả cố gắng lý giải hiện tượng đó, lý giải sức lôi cuốn của phân tâm học. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng tìm hiểu phân tâm học dưới góc độ như nó vốn có, góc độ các khoa học tâm trí, và lược thuật những đánh giá mới về phân tâm học nói chung, Freud nói riêng. Xin hãy xem đây là một tiếng nói thêm nhằm rộng đường dư luận.
Rất khó trình bày tư tưởng của Freud chỉ trong một bài viết, vì ông thường xuyên thay đổi nó. Hơn thế nữa, ông đã dùng vài triệu chữ để trình bày những suy nghĩ của mình; và học trò phải dùng ít nhất 100 triệu chữ để diễn giải cái mà họ cho là quan niệm của ông! Vì thế người đời sau thường đánh giá Freud qua con mắt người khác hơn là bằng cái nhìn riêng của mình.
Lý thuyết hình học của Tâm trí

Năm 1900, trong tác phẩm Giải đoán giấc mơ, Freud đưa ra “lý thuyết hình học” của tâm trí, trong đó ông chia tâm trí thành ba vùng: vô thức, tiềm thức và ý thức. Vì Freud đi tới lý thuyết nhờ các khám phá về vô thức và vì ông luôn xem vô thức là yếu tố quyết định nhân cách con người, nên trước tiên ta hãy khảo sát nó.
Vô thức:
Ngay từ khi nghe những bệnh nhân đầu tiên kể về mắc mứu của mình, Freud đã nhận thấy họ đang kìm nén những ước muốn đáng sợ và những ký ức méo mó vốn không thể chấp nhận ngay cả với bản thân họ. Thi thoảng những ý nghĩ và cảm xúc bị cấm đoán đó lộ ra ở ý thức qua giấc mơ hay sự lỡ lời, thường dưới dạng ngụy trang hay tượng trưng. Vậy thì chúng từ đâu đến, tại sao chúng khủng khiếp, và cái gì ngăn không cho chúng xuất hiện ở ý thức?
Các ước muốn không được chấp nhận đó từ đâu xuất hiện? Sau khi khảo sát cẩn trọng giấc mơ của bệnh nhân, Freud kết luận: “Cái là vô thức trong cuộc sống tinh thần cũng chính là cái thơ trẻ”. Freud nhận thấy người lớn ít khi nhớ những gì xảy ra lúc năm hay sáu tuổi, nhưng chúng vẫn được lưu trong vô thức. Khi thức, một phần tâm trí đè nén hay “kiểm duyệt” chúng. Nhưng khi ngủ, bộ phận kiểm duyệt nghỉ ngơi và ký ức có thể lọt lên tầng ý thức, tất nhiên dưới hình thức ngụy trang.
Về vấn đề tại sao chúng có dạng bất thường, Freud viết: “Nhu cầu khoái cảm – dục năng (libido), như chúng ta gọi nó – chọn đối tượng một cách không cấm đoán, và thực tế là thích chọn trái cấm: không chỉ vợ người khác, mà cả đối tượng loạn luân … mẹ và em gái, cha và anh trai… Sự căm hận cũng bùng phát không kìm nén. Ước muốn trừng phạt và cái chết… không phải là hiếm. Những ước muốn bị kiểm soát đó xuất hiện từ Địa ngục; và khi đã được giải đoán lúc ta thức giấc thì không một sự kiểm soát nào đáng xem là hà khắc nữa”.
Bản chất chống xã hội của những ước muốn bị kìm nén đó chứng tỏ con người là ác quỉ? Freud không cho là vậy. Tâm năng chỉ “là chính nó”. Những mong ước đó xuất hiện rất sớm, trước khi bệnh nhân được xã hội hóa. Chúng chỉ gây rắc rối khi người lớn xem là xấu xa, và đó là lý do tại sao chúng bị “kiểm duyệt” để không xuất hiện ở ý thức.
Ý thức:
Ý thức là khái niệm khó định nghĩa chính xác về mặt khoa học. Rất lâu trước khi Freud chia tâm trí thành ba phần, giới tâm lý Đức thường liên hệ ý thức với sân khấu trong một nhà hát. Luồng sáng hẹp của đèn pha chiếu qua chiếu lại trên sân khấu, chiếu sáng những gì đang được chiếu sáng. Ngồi trong nhà hát, ta có thể thấy một dòng liên tục các hình ảnh xuất hiện dưới ánh đèn rồi biến mất vào bóng tối. Luồng sáng hẹp đó chính là ý thức hiện tại của bạn. Phần sân khấu còn lại cũng có thể nhìn thấy – nếu được chiếu sáng. Nhưng tại mỗi một thời điểm thì tất cả những gì mà bạn thấy chỉ nằm gọn trong luồng sáng đèn pha.
Tiềm thức:
Theo chân các nhà triết học Đức, Freud cho rằng tiềm thức là bất kỳ cảm giác hay tư duy nào mà ta có thể biết – nếu và khi được đèn pha ý thức chiếu sáng.
Hai hệ thống tâm trí:
Theo Freud, có hai hệ thống quyết định cuộc sống tinh thần là hệ tìm kiếm khoái cảm vô thức và hệ kiểm soát tiềm thức. Hệ tìm kiếm khoái cảm gắn với dục năng, mục đích là thu được sự thỏa mãn tức thời các đòi hỏi. Mục đích của hệ kiểm soát tiềm thức là ngăn chặn không cho luồng sáng ý thức chiếu tới những vùng “lộn xộn” không muốn thấy. Những gì bạn nghĩ – đặc biệt những gì bạn nằm mơ – là do tương tác giữa hai hệ thống qui định.
Nguyên lý khoái cảm:
Hệ vô thức được vận hành bằng nguyên lý khoái cảm. Đó là, bất cứ sự thỏa mãn nhu cầu dục năng nào cũng dẫn tới trạng thái khoái cảm về thể chất hay tinh thần. Nếu nhu cầu không được thỏa mãn, ta thấy đau đớn hay - theo Freud – không khoan khoái.
Freud cho rằng có hai cách thỏa mãn tâm năng. Đầu tiên là thỏa mãn thực, như khi đói thì sữa làm em bé khoan khoái. Không có sữa thì em bé tìm cách thỏa mãn “ảo” hay “tượng trưng”, chẳng hạn mút tay hay mơ thấy được ăn.
Nguyên lý hiện thực:
Khi lớn lên, em bé dần nhận thấy, cách “thực” dẫn tới sự tưởng thưởng kéo dài và thú vị hơn cách “ảo”. Và bé ngày càng nhận rõ sự khác biệt giữa hai phương cách. Khi đó bé bắt đầu hướng theo cái mà Freud gọi là nguyên lý hiện thực. Hệ tiềm thức bắt đầu tìm kiếm ở môi trường xung quanh những gì có thể thỏa mãn khoái cảm một cách thực tế (chẳng hạn vú mẹ). Quá trình tìm kiếm đó dần đưa bé tới “sự tự làm chủ”.
Giấc mơ:
Tất nhiên người lớn có khả năng tự làm chủ và phân biệt rõ ràng hai cách thỏa mãn. Tuy nhiên vô thức vẫn tìm kiếm sự thỏa mãn các ước vọng trẻ thơ – và những ước vọng này thường có tính chống xã hội nên không thể thỏa mãn trên thực tế. Vậy người lớn mơ để thực hiện những ước vọng bị ngăn cấm.
Giấc mơ có vai trò quan trọng, vì nó có thể thỏa mãn một phần các nhu cầu vô thức trong khi vẫn duy trì được tiêu chuẩn đạo đức. Freud xem giấc mơ là “con đường vương giả” dẫn tới vô thức. Ông nói: “Tất cả chúng ta, kể cả người tốt, đều có bản chất dã thú vô pháp lộ ra trong giấc ngủ”. Nhưng vì vô thức hành động cả khi hiện thực không tồn tại, nên có thể thỏa mãn đòi hỏi của nó một cách tượng trưng. Như vậy bộ phận kiểm soát có thể thỏa mãn hầu hết các nhu cầu vô thức bằng cách trình bày chúng dưới dạng hóa trang.
Bản năng:
Năm 1915, Freud định nghĩa bản năng là “biểu diễn tinh thần của nhu cầu vật chất”. Theo ông, nó có bốn đặc trưng là áp lực, mục đích, đối tượng và cội nguồn.
Càng thiếu ăn thì ta càng đói, càng chịu áp lực tìm kiếm và tiêu thụ thức ăn. Mục đích của mọi bản năng là giảm áp lực. Như vậy mục đích cuối cùng của bản năng đói là ăn. Mút tay là mục đích trung gian vì nó có thể tạm thời làm dịu đói. Thỏa mãn tượng trưng một nhu cầu nào đó luôn là mục đích trung gian của bản năng tương ứng. Hầu hết các nhu cầu chỉ có thể thỏa mãn bằng đối tượng thực: Vú mẹ trở thành đối tượng để em bé săn lùng khi đói. Muộn hơn đối tượng có thể là bình sữa hay ngón tay. Và cội nguồn của bản năng là các quá trình vật lý và hóa học trong cơ thể.
Tình yêu và cái chết:
Năm 1920, Freud cho rằng có hai bản năng chủ yếu: Eros (thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp) là lực sống và Thanatos (thần chết) là bản năng chết. Theo cách diễn giải của ông, Eros là bản năng sáng tạo có tổ chức để bảo tồn sự sống và giống loài. Eros là tình yêu và sự khoái cảm.
Thanatos là bản năng phá vỡ sự tổ chức của nhân cách và đưa cơ thể tới “con đường tự thân dẫn tới cái chết”. Thanatos là sự tự căm thù, gây hấn và buồn đau.
Hầu hết những người theo phân tâm học chấp nhận Eros nhưng bác bỏ Thanatos. Để bảo vệ quan điểm về tình yêu và cái chết, Freud đưa ra “mô hình tâm trí” mới.

Mô hình cấu trúc của tâm trí:
Thành phần chính trong lý thuyết hình học là vô thức và tiềm thức. Năm 1923, Freud cho rằng mô hình này không chính xác nên đưa ra ba cấu trúc mới: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi.
Cái ấy:
Một cách nguyên mẫu, hãy tin rằng, mọi thứ là cái ấy”. Bằng cách diễn đạt như vậy, Freud xem cái ấy là thành phần nguyên thủy nhất của nhân cách. Nó tồn tại từ lúc mới sinh và chứa tất cả các bản năng cơ bản. Freud gọi nó là “cái vạc đầy ắp những kích thích sục sôi”. Theo ông, cái ấy “không biết đánh giá các giá trị: không thiên thần và ác quỉ, không đạo đức… Nó không có tổ chức, không tạo ra ý chí tập thể, mà chỉ hành động nhằm thỏa mãn các nhu cầu bản năng dưới con mắt theo dõi của nguyên lý khoái cảm”.
Cái tôi:
Với bản chất tham lam, cái ấy sẽ sớm tự phá hủy bản thân – và nhân cách. Tuy nhiên, theo Freud, ngay những năm đầu đời, cái tôi bắt đầu thoát thai từ cái ấy. Sự phát triển cái tôi là hệ quả của việc con người có nhu cầu kiềm chế cái ấy và đáp ứng một cách thích hợp những đòi hỏi của môi trường xung quanh. “Chúng ta có thể nói rằng cái tôi ứng với lý trí và cảm xúc tốt trong khi cái ấy ứng với các cảm xúc mạnh mẽ không được thuần hóa”. Cái ấy chứa libido và tuân theo nguyên lý khoái cảm. Cái tôi tuân theo nguyên lý hiện thực. Khi hành động như vậy, cái tôi có quyền quyết định vấn đề, liệu một nhu cầu bản năng nên được thỏa mãn tức thời hay cần phải kìm nén.
Vì cái tôi thoát thai từ cái ấy, cái tôi cần tìm nơi chứa tâm năng. Một phần năng lượng này hướng tới những đối tượng bên ngoài có thể thỏa mãn nó. Freud gọi đó là dục năng đối tượng. Phần năng lượng còn lại của cái tôi được dùng để chống lại “bản năng chết”. Cái tôi “làm trung gian” giữa các nhu cầu trẻ thơ của cái ấy và đòi hỏi của hiện thực bên ngoài. Và khi thực hiện điều đó, nó phải gắn với yếu tố thứ ba của tâm trí - cái siêu tôi.
Cái siêu tôi:
Đối tượng đầu tiên mà cái tôi em bé đầu tư là vú mẹ. Chẳng chóng thì chầy, cái “dục năng đối tượng” đó sẽ được mở rộng cho cả người mẹ. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian mà Freud gọi là giai đoạn tiềm tàng, bé buộc phải chấm dứt việc xem mẹ là “đối tượng tình yêu”. Khi bị “mất mẹ” như vậy, cái tôi sẽ bù cho cái ấy bằng cách lựa chọn một số đặc trưng từ người mẹ. “Khi cái tôi lựa chọn đường nét của đối tượng (đã mất), có thể nói, nó tự buộc mình xem cái ấy như đối tượng tình yêu bằng cách nói: “Hãy nhìn đi, bạn có thể yêu tôi đấy – Tôi rất giống đối tượng””.
Quá trình “trở thành giống đối tượng đã mất” như thế được gọi là sự đồng nhất. Và từ sự đồng nhất đó mà cái siêu tôi thành hình. Nói một cách đơn giản thì cái siêu tôi xuất hiện khi đứa trẻ học cách đồng nhất với cha mẹ.
Vì hình thành khi đứa trẻ còn bé, nên cái siêu tôi xây dựng một hình ảnh lý tưởng hóa về cha mẹ. Cái “ý niệm lý tưởng hóa” đó hầu như không hơn tập hợp các hành vi được xã hội cho phép. Nên cái siêu tôi hành xử như “lương tâm xã hội”. Trong hầu hết tình huống, cái siêu tôi buộc cái tôi (và cái ấy) tuân theo chuẩn mực đạo đức xã hội, bất kể chúng khắc khe đến mức nào.
Theo Freud, nhiệm vụ của cái tôi không chỉ là giữ vai trò trung gian giữa cái ấy và hiện thực, mà khi làm như vậy, nó còn phải thỏa mãn cấu trúc của cái siêu tôi. Với một chút phân vân, ông nhắc nhở cái tôi điều đó: “Cuộc sống chẳng dễ dàng gì!”.
Sự phát triển tính dục:
Tâm năng hay libido đóng vai trò then chốt trong cuộc sống tinh thần. Vậy nó được tổ chức hay thể hiện như thế nào trong các giai đoạn phát triển nhân cách khác nhau? Freud cho rằng tính dục phát triển qua năm giai đoạn. Trong giai đoạn miệng (đến một tuổi), dục năng biểu hiện ở miệng, còn trong giai đoạn hậu môn (từ hai tới ba tuổi), libido giải phóng qua hậu môn. Trong giai đoạn dương vật (từ ba tới năm tuổi), tâm năng được tổ chức qua kích thích dương vật. Dục năng bị kiềm chế trong giai đoạn tiềm (từ sáu tới tám tuổi), nhưng tìm lại mình qua các hoạt động tính dục khác giới trong giai đoạn sinh dục (từ tuổi thiếu niên). Đương nhiên libido có các vùng và đối tượng khác nhau trong từng giai đoạn; chẳng hạn vùng dục năng thay đổi từ miệng hay ngón tay tới bộ phận sinh dục ngoài, còn đối tượng thì thay đổi từ vú mẹ tới người khác giới.
Đáng chú ý là việc Freud giải quyết mặc cảm loạn luân Oedipus. Ông cho rằng bé trai bắt đầu mặc cảm Oedipus khi sợ cha sẽ thiến mình. Bé giải quyết nỗi sợ bằng cách tiếp nhận các giá trị của cha qua ba bước: 1) chấm dứt đối tượng tình yêu ban đầu, tức người mẹ; 2) đồng nhất với cha qua việc tiếp nhận các giá trị và quan điểm của cha; và 3) phát triển cái siêu tôi hay lương tâm, với cơ sở ban đầu là quan điểm đạo đức của cha mẹ.
Bé gái thì trải qua mặc cảm Electra, khi bắt đầu nhận thấy mình không có dương vật và giận mẹ vì “thảm họa” đó. Bé liền chấm dứt đối tượng yêu ban đầu là mẹ để hướng tới cha. Freud tin rằng, mặc cảm Electra bị phân tán ở bé gái khi bé tiếp nhận các giá trị và hành vi phụ nữ từ mẹ để hấp dẫn cha. Cùng với thời gian, “thảm họa dương vật” giảm dần và bé lại gần gũi mẹ. Tuy nhiên vì mặc cảm Electra chỉ bị phân tán chứ không được giải quyết đến cùng, nên phụ nữ phát triển lương tâm hay cái siêu tôi không mạnh như nam giới.
Tương tác giữa hai mô hình:
Năm 1933, Freud hợp nhất hai mô hình hình học và cấu trúc với nhau. Ông xem cái tôi nằm chủ yếu ở vùng ý thức và tiềm thức, nhưng cũng lấn sâu xuống vô thức. Cái siêu tôi chủ yếu nằm ở tiềm thức và vô thức; còn cái ấy nằm ở vô thức. Tuy nhiên Freud cảnh báo về việc thảo luận sơ đồ hợp nhất của ông một cách quá cơ giới. Ông cho rằng: “Chúng ta không thể phán xét đặc trưng tâm trí bằng các đường nét tuyến tính như trong một bức tranh cổ, mà nên bằng các mảng màu tan vào nhau của hội họa hiện đại. Sau khi tạo ra sự chia tách, chúng ta phải nhập cái mà chúng ta vừa chia tách lại với nhau”. Trong lý thuyết Freud, chính mối tương quan động giữa các thành tố – cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi; vô thức, tiềm thức, ý thức – quyết định bản chất nhân cách con người.
Trên đây là đường nét chính của phân tâm học Freud, chủ yếu dựa theo cuốn Nhập môn tâm lý học của Hilgard, NXB Harcourt Brace, xuất bản lần 12, 1996; và nhất là cuốn Tìm hiểu hành vi con người của James V. McConnell, Đại học Michigan, NXB Holt, Rinechart & Winston, xuất bản lần 6, 1989. Khi xuất hiện lần đầu vào năm 1974, nó đã tạo cuộc cách mạng trong viết và in sách nhờ bốn tiêu chí: họa tiết đầu và cuối chương, ngôn ngữ giản dị, phong cách tường thuật và “chú giải chạy” (là chú giải không ở cuối sách như truyền thống, mà ở ngay trang cần thiết. Hiện ngay cả báo chí cũng dùng cách chú giải này).
Sức lôi cuốn, ảnh hưởng và đóng góp của Freud:
Năm 1929, nhà tâm lý Boring viết trong cuốn giáo khoa Lịch sử tâm lý học thực nghiệm rằng, tâm lý học không có một tượng đài như Darwin hay Helmholtz. Hai mốt năm sau, trong lần tái bản năm 1950, ông ca ngợi Freud: “Ông được xem là khởi nguồn vĩ đại nhất của tất cả, tác nhân của tinh thần thời đại, người hoàn thành sứ mạng phổ biến tâm lý học bằng nguyên lý của quá trình vô thức… Không có chuyện lịch sử tâm lý học ba trăm năm tới thiếu tên Freud mà vẫn được xem là lịch sử chính thống. Và đó chính là tiêu chuẩn về sự vĩ đại: danh tiếng sau khi mất” (Schultz DP, Lịch sử tâm lý học hiện đại, NXB Harcourt Brace, xuất bản lần 6, 1996, trang 398).
Năm 1982, hai nhà tâm lý Leak và Christopher đánh giá: “Ít nghi ngờ rằng phân tâm học Freud là “lực đẩy đầu tiên” trong tâm lý học thế kỷ XX. Phân tâm học như một lý thuyết nhân cách toàn diện nhất, chi tiết hóa cấu trúc, động lực và sự phát triển nhân cách ở một mức độ mà không đối thủ nào vượt qua được”. Đây là ưu điểm lớn nhất mang lại cho phân tâm học vinh quang và sức lôi cuốn. Phân tâm học giải thích tất cả, bằng những khái niệm dường như chính xác nhưng lại đủ mơ hồ và huyền ảo để ai cũng có cách diễn giải riêng – một đặc điểm rất giống với các triết thuyết và tôn giáo phương Đông xưa. Điều đó tạo nên sức lôi cuốn mà không một hệ tư tưởng mang tính thực chứng nào có được. Tuy nhiên theo triết gia Popper thì một hệ tư tưởng được xem là khoa học khi và chỉ khi nó mang tính tự phủ định nhằm tạo điều kiện cho hệ tư tưởng bao quát hơn ra đời. Nói cách khác, hệ tư tưởng nào thì cũng không thể giải thích tất cả; và các khái niệm cần được giới thuyết rõ ràng để phản biện. Vì thế đặc điểm trên của phân tâm học cũng chính là điểm mấu chốt để các nhà phê bình liên tục tấn công, thường là hiệu quả.
Sức thu hút của phân tâm học cũng đến từ một hướng khác. Nói chung trong tâm lý học có hai kiểu tư duy: Kiểu tường thuật và kiểu duy lý/giải quyết vấn đề. Freud được ưa chuộng vì ông là một cây bút siêu hạng. Phong cách kể truyện của ông xuất sắc đến mức ông từng được đề nghị trao giải Nobel văn học! Theo McConnell thì không thể hiểu được sức mạnh ngòi bút Freud khi chưa đắm mình vào những trang ông viết về lịch sử bệnh lý bệnh nhân. Những cái tên đầy sức gợi mà Freud đặt cho người bệnh – người rắn, người chó sói, Hans bé nhỏ – vừa miêu tả chính xác đặc tính của họ, vừa thể hiện sức tưởng tượng phi thường của ông. Và các thuật ngữ khoa học cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi – cùng nhiều thuật ngữ khác, thì có lẽ chỉ Freud mới nghĩ ra. Người ta dùng chúng thường xuyên không chỉ trong các hội thảo tâm lý, mà còn trong cuộc sống hàng ngày.
Phân tâm học còn được phổ biến nhờ một thực tế không thể bỏ qua, đó là sức hấp dẫn khác thường của chủ đề tính dục. Mặc dù Freud cho rằng kìm hãm tính dục là cần thiết cho sự tồn tại của văn minh, điều có vẻ ngược với quan điểm về vai trò động lực của dục năng, chính việc nhấn mạnh tính dục đã góp phần phổ biến tư tưởng của ông. Theo Schultz trong sách đã dẫn thì ngay trên các tạp chí khoa học, bài viết về sex cũng tạo nên sức lôi cuốn đầy cảm xúc. Và đó cũng có thể là lý do đông khách của mấy bộ phim trong nước gần đây.
Phê phán Phân tâm học:
Như đã trình bày, Freud xem vô thức là thành tố chủ yếu của tâm trí và nhân cách con người. Nhiều người ủng hộ phân tâm học nhưng quên quan điểm của ông về vô thức, về những ký ức và ước vọng bị kìm nén (vì thường có tính bản năng và chống xã hội). Đó vừa là đóng góp vừa là sai lầm của ông. Sai lầm đó xuất phát từ cách Freud thu thập số liệu.
Nhiều người đã phê phán Freud ở khía cạnh thu thập bằng chứng thực tế, bước đầu tiên của việc xây dựng lý thuyết khoa học. Nói chung nó không đầy đủ, phiến diện và không chính xác. Thực tế Freud chỉ tiến hành quan sát trên phạm vi đối tượng rất hẹp: những người loạn thần kinh thuộc tầng lớp trên tại Vienna. Cái nhìn lệch về bản năng vô thức, về bản chất chống xã hội khá là dễ hiểu. Và đó cũng là lý do tâm lý học Freud là tâm lý học về sự giải thoát tình trạng căng thẳng, chứ không hướng tới sự thăng hoa (như Jung, Adler và các nhà tân Freud khác). Đao to búa lớn thì Freud phạm chính khiếm khuyết của các triết gia cổ đại: lấy tư biện thay cho bằng chứng khách quan. Vì thế phân tâm học ít được bằng chứng thực nghiệm ủng hộ.
Chẳng hạn khoa học thần kinh không ủng hộ quan niệm giấc mơ là con đường chủ yếu để khám phá vô thức. Nói chung trên 80% số người được hỏi mơ thấy bị treo hay bị săn đuổi. Lẽ nào bị treo lại là ước vọng vô thức của con người? Vì thế giải đoán giấc mơ của Freud sai là chính. Không thể đồng ý với ông rằng, ngôi nhà mặt tiền nếu bằng phẳng thì biểu tượng cơ thể nam, xù xì thì ứng với cơ thể phụ nữ; vật dụng dài như cành cây tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam, còn vật đóng như bao diêm thì cho bộ phận sinh dục nữ. Càng vô lý hơn nếu quan niệm khi mơ thấy leo cầu thang, lái xe, cưỡi ngựa, đi qua cầu, đó chính là lúc ta mong sinh hoạt tình dục (!).
Quan niệm về phát triển tính dục của Freud bị công kích khá dữ dội. Cách giải quyết mặc cảm Oedipus hay Electra cũng chịu chung số phận vì dường như thiếu nhân tính và trọng nam khinh nữ. Quan niệm tâm năng thường chọn trái cấm, kể cả bậc sinh thành, là cái nhìn sai lệch về bản chất Darwin của loài người. Theo tiến hóa luận thì bậc sinh thành dám hy sinh tất cả vì sự sinh tồn của con cái, vì đó là cách duy nhất để gien của họ có thể chống chọi với thời gian. Nên ngay từ lúc mới ra đời, một số quan niệm của Freud đã bị nhà tâm lý Mỹ John B. Watson, người cha của tâm lý học hành vi, gọi là “tà thuật”.
Tuy nhiên phê phán Freud chủ yếu tập trung ở điểm chốt sau đây. Giống như mọi lý thuyết mang phong cách trần thuật khác trong khoa học, phân tâm học có khuynh hướng giải thích tất cả nhưng hầu như không tiên lượng gì. Như lưu ý ở trên, đó là lý do Freud hấp dẫn những người nhân văn chủ nghĩa – họa sĩ và nhà thơ, nhà triết học và lịch sử tự nhiên – hơn là những nhà khoa học thực nghiệm thiên về cái nhìn thực chứng, theo kiểu chỉ thực tiễn cây đời mới mãi xanh tươi. Đánh giá của nhà tâm lý Parisi, năm 1987, có thể là minh họa rõ nhất cho nhận định này: “Tôi không cố cãi rằng Freud đúng hay lý thuyết của ông đúng. Nếu buộc phải lựa chọn – đúng hay sai – tất nhiên ai cũng phải thừa nhận rằng Freud sai ở nhiều khía cạnh. Nhưng ông sai trong sự phong phú”.

Tại sao Freud gây nhiều tranh cãi?(2)

Đỗ Kiên Cường 
Tại sao Freud gây nhiều tranh cãi?
Một số nhận định về Phân tâm học tại Việt Nam:
Tại nước ta lời khen tiếng chê Freud cũng không khác quan điểm chung trên toàn thế giới. Và những sai lầm trong đánh giá hay vận dụng phân tâm học cũng không thoát khỏi tình trạng đó.
Sai lầm lớn nhất của một số văn nghệ sĩ là quan niệm sáng tạo chủ yếu do vô thức quyết định, chẳng hạn như cách diễn đạt của một cây bút: “Mà, hình như, mọi sáng tạo đều bị thúc đẩy bởi những xung lực của vô thức” (T/c Văn hóa và nghệ thuật, số 1-2004, trang 81, cột 2, dòng 46-49). Có lẽ vì họ quá đề cao và (nên) không muốn giải mã sự sáng tạo về mặt khoa học, không muốn sáng tạo trở thành đối tượng của cái hiểu. Nếu biết rằng nhà thơ Steensen (1638-1686) từng viết (dịch ý): thấy thì đẹp, hiểu thì đẹp hơn, không hiểu thì đẹp nhất, ta có thể hiểu và thông cảm với tâm thức của ý tưởng đó. Tuy nhiên nếu vô thức là động lực sáng tạo, tại sao chỉ Mendeleev, là nhà hóa học, chứ không phải nhà yoga, là người vô thức hơn tất cả, mới mơ thấy bảng tuần hoàn? Và tại sao chỉ Nguyễn Trọng Tạo, chứ không phải một đệ tử Lưu Linh, mới xuất khẩu thành thơ “Sông Hương hóa rượu ta đến uống – Ta tỉnh kinh thành nghiêng ngả say” lúc tàn cuộc rượu? (Theo lời kể thì sáng hôm sau tỉnh rượu nhà thơ hỏi: Thơ ai mà hay quá vậy?). Và tại sao máy tính - vốn chỉ hành xử và hành xử rất giỏi ở mức vô thức, vì nó biết mà không biết rằng nó biết – không bị sự sáng tạo thôi thúc?
Một nhà thơ khá nổi tiếng thì dùng khái niệm vô thức cộng đồng để giải thích phong trào sáng tác trường ca sau ngày thống nhất đất nước 1975. Ông cho rằng những thôi thúc trả món nợ không thể trả đối với đồng đội đã hy sinh, đối với mất mát của toàn dân tộc chính là động lực buộc các nhà thơ phải viết trường ca, như một cách trả nợ. Những gì ông viết đều đúng, chỉ có điều đó là ý thức công dân, ý thức cộng đồng, chứ không phải vô thức cộng đồng! Đó có thể là minh họa cho một kiểu vận dụng Freud và tân Freud: nặng về trang điểm hơn là hướng tới sự hiểu.
Cần lưu ý thêm rằng, không chỉ người yêu mà ngay kẻ ghét cũng có thể sai lầm khi phê phán phân tâm học. Chẳng hạn khi phê phán quan điểm cơ bản của Freud (vô thức là động lực nhân cách), người ta thường xem vô thức là phần tối trong sự đối lập với ý thức là phần sáng. Và vì con người luôn hướng tới phần sáng nên đương nhiên Freud sai. Đây cũng là một kiểu phê bình bất cập vì đã dùng chính quan niệm vô thức của Freud – vốn sai lầm - để bác bỏ Freud.

Phát triển mới trong lý thuyết nhân cách:
Có thể hiểu rõ hơn vị trí của phân tâm học nếu lưu ý tới xu hướng phát triển mới trong các lý thuyết nhân cách sau Freud. Các xu hướng đó bao gồm:
1) Sự dịch chuyển từ quan điểm “tự nhiên” của Freud tới quan điểm “giáo dục” tới quan điểm “tương tác” giữa tự nhiên và giáo dục.
2) Quá trình thoát ly quan niệm cơ thể là “cỗ máy phản ứng thụ động” để chuyển sang quan niệm con người là “kẻ tham gia tích cực” vào việc hình thành nhân cách bản thân.
3) Xu hướng từ nhấn mạnh cảm xúc của Freud tới nhấn mạnh quá trình nhận thức.
4) Thoát ly vô thức để hướng tới niềm tin, rằng các quá trình ý thức là quan trọng đối với nhân cách.
5) Giảm quan tâm tới “các giai đoạn phát triển”, tăng niềm tin rằng các hình thái phát triển nhân cách được quyết định nhờ sự tương giao liên tục giữa con người và môi trường xã hội.
6) Một bước chuyển từ niềm tin Freud rằng nhân cách cố định ở tuổi 15 sang quan niệm con người có thể trưởng thành trong suốt cả cuộc đời.
Vô thức trong tâm lý học nhận thức:
Từ những gì đã trình bày, có thể tin rằng, những ai vốn coi trọng vô thức vẫn không hề lay chuyển niềm tin. Điều đó thực ra dễ hiểu, vì không thể đánh giá đúng vai trò vô thức trong mối tương quan với ý thức nếu không nhắc tới tâm lý học nhận thức, là hệ thống tâm lý tập trung tới sự hiểu, tới việc tâm trí tích cực sắp đặt và tổ chức các kinh nghiệm như thế nào. Nói một cách đơn giản thì tâm lý học nhận thức quan tâm trở lại tới các quá trình ý thức.
Có thể gây ngạc nhiên, nhưng chính việc khảo sát ý thức một cách khoa học lại gây nên sự chú ý mới đối với các hoạt động vô thức. “Sau gần 100 năm bị lãng quên, nghi ngờ và vô hiệu hóa, các quá trình vô thức lại chiếm một vị trí vững vàng trong tâm trí tập thể của các nhà tâm lý học” (Kihlstrom JF, Barnhardt M, Tataryn DJ, Vô thức tâm lý học: tìm thấy, mất đi và tái xuất hiện, T/c Nhà tâm lý My, 1992, số 47, trang 788; dẫn lại theo Schultz, sách đã dẫn, trang 455).
Tuy nhiên đây mới là mấu chốt vấn đề: đó không phải là vô thức như Freud đã lập thuyết, tức cái vô thức được vận hành nhờ các dục năng, ký ức và ước vọng bị kiểm soát, cũng như nhờ sự săn lùng khoái cảm. Và chúng chỉ có thể xuất đầu lộ diện ở ý thức qua quá trình phân tích tâm lý lâu dài và tốn kém. Vô thức mới được xem là lý trí hơn cảm xúc. Nó liên quan với giai đoạn đầu tiên của sự nhận thức trong hành động đáp ứng đối với một kích thích. Vô thức là yếu tố tích hợp của quá trình học và xử lý thông tin, và có thể khảo sát nó qua nhiều hình thức thực nghiệm có kiểm soát.
Để phân biệt vô thức nhận thức học với vô thức phân tâm học (và trạng thái không biết về mặt thể chất, ngủ hay hôn mê), một số nhà nhận thức học ưa dùng thuật ngữ phi ý thức (nonconscious) hơn là vô thức (unconscious). Khi đó giới nghiên cứu đồng ý rằng, phần lớn quá trình xử lý tâm thần diễn ra ở tầng phi ý thức. Điều đó không hạ thấp vai trò ý thức, vì theo thuyết xử lý đối ngẫu Dixon, 1981, ý thức và vô thức là hai mặt của một đồng xu, chúng tồn tại không thể thiếu nhau, đối lập và thống nhất. Hãy so sánh khập khiễng ý thức với bộ tham mưu chiến lược, vô thức với phần còn lại của một đạo quân. Hiển nhiên phần lớn công việc thuộc về vô thức, nhưng phải chăng các quyết sách chiến lược lại kém phần quan trọng? Theo bạn thì Napoleon đúng khi coi trọng các tướng soái hay Lev Tolstoi đúng khi coi trọng những người lính vô danh trên mọi nẻo đường chiến dịch?
Tự nhiên và giáo dục, Sinh học và môi trường:
Thực ra mọi tranh cãi về bài toán ý thức hay vô thức chỉ có thể giải quyết thỏa đáng trong khuôn khổ một bài toán bao quát hơn. Đó là bài toán tự nhiên hay giáo dục, sinh học hay môi trường trong việc tìm hiểu bản chất con người. Nói cách khác, cái gì quyết định bản chất con người, hệ gien hay các thành tố văn hóa? Đây là bài toán từng gây tranh cãi gay gắt không chỉ trong khoa học, vì những hệ lụy khoa học, triết học, đạo đức, xã hội, thậm chí cả chính trị của nó. Từng có những quan niệm như quyết định luận sinh học của chủ nghĩa phát xít hay công nghệ xã hội của xã hội học cực đoan, cũng như nhiều quan niệm trung dung ở mức độ khác nhau (chẳng hạn do đề cao bản năng vô thức, phân tâm học thiên về tự nhiên hơn giáo dục, sinh học hơn môi trường).
Ở đây cần trích dẫn nhà linh trưởng học Thụy Sĩ Hans Kummer khi ông nhận xét về mối quan hệ nói trên. Theo ông, cố gắng xác định xem nhân cách được sắp xếp bằng gien hay môi trường nhiều ít ra sao cũng vô ích như việc cố gắng xác định xem tiếng trống từ xa vọng lại do trống hay người đánh trống. Cái có thể xác định chỉ là, hai tiếng trống khác nhau do hai cái trống hay do hai người đánh trống khác nhau. Cũng như vậy, có thể nói sự khác nhau trong phong cách của hai nhạc sĩ chủ yếu do di truyền hay giáo dục, chứ không thể nói phong cách từng người chỉ do thiên bẩm hay khổ luyện.
Có thể thấy vấn đề rõ hơn qua chủ đề ưa thích của Freud, cấm kị loạn luân. Theo phân tâm học, dục năng ưa đối tượng loạn luân. Vậy tại sao loạn luân ít xảy ra? Vì cấm kị loạn luân là thiết chế đạo đức để kiểm soát và ngăn chặn. Theo giới Freud học thì đó chính là thắng lợi của văn hóa trước tự nhiên.
Tuy nhiên ngay từ thời Freud, nhà xã hội học Phần Lan Edward Westermarch đã giả định rằng, sự thân thuộc ngay từ lúc bé (như giữa mẹ con hay anh em) giết chết đòi hỏi tính dục. Ông cho rằng hầu như không có sự hấp dẫn tính dục giữa những người lớn lên bên nhau. Như một người Darwin chủ nghĩa, ông giả định đó chính là cơ chế tiến hóa để ngăn ngừa sự loạn luân, tức ngăn ngừa sự suy thoái của hệ gien di truyền. Quan niệm đó được khẳng định cả trên linh trưởng và trên người. Cấm kị loạn luân không phải là thắng lợi của văn hóa trước sinh học, mà là sự giao thoa của chúng. Theo tiến hóa luận thì chúng ta là kết quả của hệ gien phù hợp với môi trường, nói cách khác là sản phẩm giao thoa giữa sinh học và môi trường. Và như thành tố của một xã hội cụ thể, mỗi chúng ta là sản phẩm của quá trình tương tác không ngưng nghỉ giữa các yếu tố văn hóa và tự nhiên đã tạo nên xã hội đó.
Kết thúc bài báo khoa học “Chấm dứt cuộc tranh cãi tự nhiên chống giáo dục” trên T/c Người Mỹ khoa học số 12-1999, nhà động vật và đạo đức học Frans de Waal viết: “Thay cho việc coi văn hóa là phản đề của tự nhiên, chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn hành vi con người nếu im lặng mang cuộc tranh cãi xưa cũ tự nhiên/giáo dục tới nấm mồ của nó”. Xin noi gương ông mà mạnh dạn cho rằng, có thể hiểu rõ hơn quá trình sáng tạo cũng như các hoạt động tinh thần khác của con người nếu chúng ta lẳng lặng đem cuộc quyết đấu ý thức hay vô thức chôn sâu dưới ba thước đất.
Tp. Hồ Chí Minh 19-2-2004
 (Từ Chúng ta.com)
Xem tiếp...

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

MAI ĐÌNH TỚI

(ĐC sưu tầm trên NET)

Việt Nam ơi, biết mấy tự hào!


Xem tiếp...

Tin buồn 19

(ĐC chép từ VnExpress)

Tạt axit ở TP HCM, 8 người bị thương

Chiều nay, một nam thanh niên cầm ca axit tạt vào nhóm 5 cô gái đang đón taxi trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận 5, TP HCM. 3 người dân khác cũng bị axit văng vào người.

12h45, nhóm 5 cô gái đang đứng đón taxi trước nhà 127 Nguyễn Văn Cừ, phường 2, quận 5, để về quê. Khi họ chuẩn bị bước lên xe taxi, bất ngờ, một thanh niên mặc áo thun sọc carô, đi xe Air Blade màu đỏ trờ tới, hất ca axit vào các cô gái.
ca-xit-JPG-6738-1383469265.jpg
Hung thủ đã chứa axit trong ca nhựa màu đỏ. Ảnh: An Nhơn.
Các nạn nhân bỏ chạy tán loạn. Trong đó, 2 cô chạy vào căn nhà phía trước có sạp vé số cầu cứu thì bị kẻ này đuổi theo tạt hết số axít còn lại trong ca.
Lúc này, bà chủ sạp vé số Tăng Thúy Hà và hai bé Trần Thục Kỳ (11 tuổi, con bà Hà) và bé Lê Thị Mỹ Quyên (11 tuổi) đứng ngay quầy vé số đã bị dính axit.
Sau khi ra tay, hung thủ quay ra đường lên xe tháo chạy qua hướng cầu Nguyễn Văn Cừ (quận 8). “Một người đàn ông uống cà phê quán bên cạnh vừa lao ra định bắt kẻ này thì bị hắn hăm dọa nên quay lại”, chị Nguyễn Thị Thu Thủy, chủ căn nhà có sạp vé số kể.
axit-3-JPG-1279-1383469265.jpg
Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường. Trên vỉa hè là những dấu vết loang lổ do axit ăn mòn. Ảnh: An Nhơn.
Người dân truy đuổi hung thủ qua nhiều ngã đường và liên lạc công an chặn bắt. Khi đến đường Cao Lỗ (phường 4, quận 8), hung thủ bị người dân và công an tóm được, áp giải về công an phường 2, quận 5.
8 người bị nạn được nhanh chóng đưa đi bệnh viện. Trong đó 3 cô gái bị nặng được chuyển ngay lên bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, những nạn nhân còn lại bị thương nhẹ hơn.
Theo người dân, một trong số các cô gái bị tạt axit làm việc ở căn nhà 127 Nguyễn Văn Cừ, sát nhà có sạp vé số. Trước đây, cô này bị một thanh niên hăm dọa nhiều lần nên đã chuyển hẳn về trụ sở làm để thuê ở.
An Nhơn
Xem tiếp...

GIỚI THIỆU PHÂN TÂM HỌC 2

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Phân tâm học

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Phân tâm học (viết tắt của Phân tích tâm lý học, tiếng Anh: Psychoanalysis) là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng. Nó được khởi thảo bởi Sigmund Freud, một bác sĩ người Áo. Phân tâm học chuyên sâu nghiên cứu về con người. Phân tâm học chia bản năng con người ra làm ba phần: cái ấy (E: id;F:Le Ca; G:das Es), cái tôi (E: Ego;F:Le Moi; G:das Ich) và cái siêu tôi (E:Super ego;F: Le Surmoi; G:das Über-Ich). Trong đó nói rõ con nguời luôn bị chi phối bởi bản năng tính dục và mọi hoạt động của con người đều nhằm thỏa mãn hoặc ức chế nhu cầu đó. Lí thuyết phân tâm đã được nhiều người nghiên cứu tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự được nhận thức đầy đủ. Cùng với nhiều công trình nghiên cứa về con người như thuyết tiến hóa và khoa học về nhận thức, đã đóng góp vào việc tìm hiểu sau hơn về nhận thức về văn hóa và văn minh nhân loại.

Lịch sử

Phân tâm học được sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 bởi một nhà thần kinh học người Áo – Sigmund Freud. Thuyết tâm lý học này đã được đánh giá, mở rộng và phát triển theo nhiều hướng khác nhau, phần lớn nhờ công của một số học trò của Freud như Alfred Adler (với Tâm lý học cá nhân), Carl Gustav Jung (với Tâm lý học phân tích), Wilhelm Reich, và sau nữa là những đóng góp từ các nhà phân tâm mới như Erich Fromm (với một số cuốn sách rất thú vị: “chạy trốn tự do – escape from freedom”; “Phân tâm học và Thiền – Zen Buddhism and Psychoanalysis”...) , Karen Horney, Harry Stack Sullivan, Jacques Lacan.
Những luận thuyết cơ bản của phân tâm học chủ yếu bao gồm:
  1. Hành vi, kinh nghiệm và nhận thức của con người phần lớn được định hình bởi các xung năng bẩm sinh và phi lý.
  2. Những xung năng này mang bản chất vô thức.
  3. Qúa trình cố đưa những xung năng này “trồi” lên bề mặt ý thức sẽ gây ra những kháng cự tâm lý, được biểu hiện qua các cơ chế phòng vệ.
  4. Bên cạnh những cấu trúc tâm thần mang tính bẩm sinh đó, sự phát triển của một cá nhân còn được định hình bởi những sự kiện thuở ấu thời.
  5. Những xung đột giữa ý thức về thực tại với phần vô thức của hệ tâm thần (tạo nên sự dồn nén) có thể là nguồn gốc của những chứng rối nhiễu tâm trí như chứng nhiễu tâm, lo âu, trầm uất, v.v...
  6. Phương thức để giải trừ những ảnh hưởng này từ những nội dung vô thức là đưa các nội dung đó lên bình diện ý thức.
Dưới tầm ảnh hưởng rộng lớn của phân tâm học, đã có ít nhất 22 nhánh lý thuyết nghiên cứu về sự phát triển tâm trí con người. Nhiều phương pháp tiếp cận khác trong trị liệu cũng được gọi là “ phân tâm lại khác xa so với lý thuyết. Thuật ngữ phân tâm học cũng dùng cho một phương pháp nghiên cứu về sự phát triển ở trẻ em.
Phân tâm học cổ điển của Freud là một phương pháp trị liệu đặc thù, mà người được phân tích (phân tích bệnh nhân) sẽ nói ra những ý nghĩ của mình, qua những liên tưởng tự do, những huyễn tưởng và các giấc mơ, từ đó nhà phân tâm sẽ rút ra kết luận về những xung đột vô thức là nguồn gốc đang gây ra các triệu chứng và biểu hiện đặc trưng ở những bệnh nhân, rồi diễn giải chúng cho họ bừng hiểu để từ đó có giải pháp cho những nan đề của mình.
Điểm đặc trưng cho phương pháp can thiệp của liệu pháp phân tâm là đương đầu và phân tách rõ các cơ chế phòng vệ, những ước muốn và cảm giác tội lỗi mang tính bệnh lý của bệnh nhân. Qua sự phân tích những xung đột và sự tác động của nó gây ra những kháng cự tâm lý và hiện tượng chuyển di vào nhà phân tích qua những hành vị bị bóp méo, liệu pháp phân tâm có thể đưa ra những giả thuyết về vô thức chính là những kẻ thù tệ hại nhất của các bệnh nhân: cách thức mà những hành động mang tính biểu trưng và vô thức đã bị kích thích bởi những trải nghiệm đang gây ra các triệu chứng. Lý thuyết này đã bị chỉ trích rất nhiều, có quan điểm cho rằng đó là một hệ lý thuyết phi khoa học; nhưng dù vậy, liệu pháp phân tâm vẫn đang được rất nhiều nhà tâm lý hiện nay ứng dụng.

Phân tâm học [nội dung học thuyết] - Sigmund Freud.


Vì Freud là gốc người Do Thái, từ năm 1938 ông sống lưu vong để tỵ nạn chế độ phát xít Đức, và mất tại Anh vào năm 1939. Xuất phát từ một phương pháp trị bệnh rối loạn thần kinh đặc biệt (hystérie), Freud đã đề xuất phép trị liệu phân tâm học bằng sự sử dụng liên tưởng, mộng để phân tích những động lực mạnh (choc) gây bệnh. Về sau phân tâm học trở thành chủ nghĩa Freud (Freudianism) và đề xuất hai bản năng gốc là "bản năng tình dục" và "bản năng chết", xem đó là nguyên động lực chi phối tiến trình lịch sử nhân loại. Sau đó, lại tiếp tục hình thành nên chủ nghĩa Freud mới (Neo-Freudianism) với các đại biểu chính là E. Fromn, K. Horney v.v...
Lý thuyết của Freud có thể được tóm tắt như sau: Freud cho rằng cấu trúc nhân tính hay ngã tính của con người bao gồm ba phần: Bản năng (Id), ngã tính (ego) và siêu ngã (superego), cũng gọi là "ý thức" ba ngôi. (27)

a) Bản năng (Id):

Bản năng là cội nguồn nhân tính của con người, ở đó tích lũy các nguồn năng lượng và cung cấp năng lực cho các hoạt động tâm lý như ý thức (ego) và siêu thức (superego). Khi nguồn năng lượng gia tăng khiến cho bản năng bùng phát mạnh tạo thành những cú sốc (choc) tâm lý khó chịu, căng thẳng, bực tức ... Ngược lại, sự giải trừ các căng thẳng và qui giảm năng lượng trở về trạng thái ổn định, thư giãn ... là con đường phấn khích đưa đến khoái lạc. Do đó, bản năng được chia thành hai loại tác năng chính, đó là: "bản năng tình dục" (libido) và "bản năng chết".
- Về bản năng tình dục (libido): nó là cội nguồn, năng lượng tình dục, năng lực kích thích tình dục, phấn khích tình yêu ... và chi phối đời sống nội tâm. Ở điểm này libido được xem như là "nguyên tắc khoái lạc". Nó vừa là sự phát triển tình dục của người lành mạnh và được mở rộng cho đến các hoạt động khoa học, mỹ thuật của cá nhân, lại vừa là căn nguyên của bệnh lý. Về sau, Freud liên hệ rộng hơn nữa về khái niệm libido cho tất cả xung năng của tình yêu, như tình yêu giữa bố mẹ và con cái...
- Về bản năng chết (pulsion de mort) hay lực chết: nó diễn ra theo chiều hướng ngược lại khi tùy vào mức độ tăng tốc của năng lượng trong bản năng (Id) đi đến đỉnh cao như tức tối, giận dữ... làm tăng huyết áp, ngất xỉu, tử vong...
Theo nhận xét của C. Jung, libido không những là xung năng (pulsion) của tình dục, mà còn là năng lượng của tâm lý nói chung. (28)

b) Ý thức tự ngã (ego)

Freud cho rằng, ý thức tự ngã luôn luôn bị chi phối bởi bản năng (Id) mà nội dung chính của nó là "libido" hiểu theo nghĩa rộng - tức là mọi nhu cầu, khát vọng, dục vọng, thèm muốn giao tiếp với thế giới thực tại khách quan. Ý thức là là bản năng khát vọng sống của tự ngã ( cái tôi). Nhưng khi ý thức tự ngã bị kiềm chế bởi những khuôn định, qui ước xã hội (social conventions) nó lại đi vào vô thức (inconscient). Rồi từ đó, những xung năng khát vọng bộc phát lên ý thức, biến thành những ưu phiền, lo âu... "Cái tôi" của mỗi cá thể luôn luôn bị phá vỡ bởi sự mâu thuẫn của bản năng dục vọng và sự kiềm chế của ý thức xã hội.

c) Siêu ngã (superego)

Siêu ngã cũng được gọi là siêu thức, nó vượt lên trên bản năng tình dục (sexuality) và ý thức tự ngã để duy trì mọi giá trị truyền thống và các lý tưởng đạo đức xã hội. Nó, một mặt vừa kiềm chế sự thôi thúc của "khát vọng dục tính" (sexual desize), mặt khác thúc giục ý thức bảo trì các giá trị đạo đức cá nhân và xã hội. Do đó, siêu thức là ý thức vươn đến sự hoàn thiện của đời sống.
Theo đánh giá của L. Broom và P. Seiznick, thì cả hai triết gia thực nghiệm George H. Mead và Sigmund Freud, những người sáng lập ngành giải phẫu tâm lý này đã đóng góp một phần lớn vào tiến trình nghiên cứu bản ngã trong quá trình xã hội hóa. (29) Tuy nhiên, như chúng ta thấy, quan điểm của Mead và Freud hoàn toàn khác nhau. Mead thì lấy xã hội làm nền tảng cho sự phát triển của ý thức, trong khi Freud thì cho rằng, những qui ước xã hội đã kiềm hãm và làm sai lệch ý thức tự ngã. Mead chia ý thức thành hai phạm trù: bản ngã (ego) và sở hữu tự ngã (ego - attribute), và cho rằng cả hai đều nương tựa vào xã hội mà hình thành và phát triển. Ngược lại, Freud chia ý thức làm ba phạm trù: bản năng (Id), ý thức (ego) và siêu thức (superego); và ở đó, bản năng (Id) là phần trọng tâm của sinh lý cá thể mà xã hội không thể nào điều hành được, ego là người trung gian hòa giải các nhu cầu sinh lý và những đòi hỏi của xã hội. Đối với Mead, ngã và sở hữu tự ngã có thể dung hóa lẫn nhau, trong khi theo Freud, các phạm trù của ngã luôn tiềm tàng những khả năng xung đột, mâu thuẫn... hay còn gọi là xung năng (pulsion).

Những nguồn tham khảo khác
Các tác fẩm chính của ông : dự án về một nền tâm lý học khoa học và những nghiên cứu về bệnh Hysteri, Lý giải các giấc mơ, 3 tiểu luận về lý thuyết tình dục, vật tổ và sự cấm kỵ.

b) Đối tượng nghiên cứu :

quan tâm nghiên cứu vô thức để biết một cách khách wan tâm lý thực sự của con người. SF wan niệm, tất cả các hiện tượng tâm thần con người về bản chất là hiện tượng vô thức. vô thức là fạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lý con người. mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy theo tương wan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn với ý thức. trogn các loại vô thức thì đam mê tính dục có một vị trí đặc biệt wan trọng trong tòan bộ đời sống tâm lý con người.

c) Fương fáp nghiên cứu :

Phân tích tâm lý người bệnh để tìm cho được nguồn gốc gây bệnh ẩn dấu sâu trong vô thức người bệnh. cách thức mà ông tiến hành là thôi miên để giúp người bệnh nhớ lại những điều đã trải wa. Việc giải tỏa tắc nghẽn trong tâm thần người bệnh sẽ làm cho bệnh thuyên giảm hoặc mất đi.

d) Nội dung học thuyết :

ông xác định bộ máy tâm thần con người bao gồm :

1
. cái nó bao gồm tất cả những cái gì con người có được từ khi mới sinh ra tức là tất cả những cái gì được quy định về mặt cấu tạo. cái nó chính là biểu hiện của cái di truyền, có xu hướng thỏa mãn những nhu cầu bẩm sinh của cá nhân. Cái nó và cái vô thức được ấn dấu sâu bên trong bộ máy tâm thần. những xung lực fát ra từ cái nó chính là năng lượng Libido và sức thôi thúc của Libido cắt nghĩa cho đa số hành vi con người. cái nó chứa đựng bản năng như đói, khát, tính dục và bản năng này được điều khiển bởi nguyên lý khóai lạc.

2
. cái tôi là cái trung gian giữa cái nó và cái bên ngoài. Về mặt nguồn gốc, cái tôi được xem là một fần của cái nó nhưng đã bị tách khỏi cái nó để tiếp xúc với cái bên ngoài. Khi đó cái tôi chống lại cái nó bằng cách giành quyền làm chủ những đòi hỏi xung lực và quyết định việc thỏa mãn hay chưa thỏa mãn ngay những đòi hỏi của xung lực. công việc của cái tôi là làm cho các ước muốn của cái nó fù hợp với cái thực tại tương ứng trongmôi trừơng vật lý. Cái tôi bị chi fối bởi nguyên lý thực tại vì nó làm thỏa mãn một nhu cầu nào đó một cách thực sự chứ ko fải là tưởng tượng.

3
. cái siêu tôi là lực lượng đối lập với cái tôi, ngăn cản cái tôi trong wá trình fát triển, kìm hãm sự thỏa mãn của cái tôi.

e) Đánh giá học thuyết :

+ ưu điểm :
* đóng góp to lớn của SF là đưa ra giả thuyết về vô thức, tiềm thức là những mặt wan trọng trong đời sống tâm lý con người.
* Đưa ra một số cơ chế tâm lý như cơ chế tự vệ, dồn nén, các mặc cảm, đồng nhất hóa, các giai đoạn fát triển nhân cách ( gồm 4 giai đoạn : lỗ miệng, hậu môn, âm vật và dương vật, cá nhân hướng đối tượng ra bên ngoài).
* tư tưởng khoa học đúng đắn : TLH fải có 1 con đường riêng của mình. Sự xuất hiện của fân tâm học một cách khách wan làm cho TLH fát triển.
* Fương fáp giải tỏa tâm lý đã được sử dụng khá rộng rãi, hiệu wả trong các bệnh viện tâm thần.

+ hạn chế :

* Do wá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, SF đã ko thấy được mặt bản chất trong ý thức con người, ko thấy được bản chất xã hội - lịch sử của các hiện tượng tâm lý người.
* con người trong fân tâm học là con người cơ thể, con người sinh vật bị fân ly ra nhiều mảng, con người với những mong muốn chủ yếu là thỏa mãn các đam mê tính dục, đối lập với xã hội.

st: tamlyhoc.net


Khái lược về phân tâm học cổ điển của Sigmund Freud

Theo Freud, nhân cách con người được xây dựng qua sự tương tác phức hợp giữa các xung năng với những kinh nghiệm thời niên thiếu của họ. Hành vi của con người là kết quả của cách nuôi dạy, đối xử của bố mẹ khi họ còn ở thời tuổi nhỏ đặc biệt trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời.

Sigmund Freud là cha đẻ của phân tâm cổ điển, ông sinh ngày 6 tháng 5 năm 1856, ở Freiburg, một thị xã  nhỏ ở Moravia, hiện nay là phần thuộc cộng hoà Czech. Khi Freud lên 4 tuổi, cha ông là một thợ máy  người  Do Thái  , đưa gia đình đến Vienna,  Freud đã sống hầu hết thời gian ở đây.Theo học trường y khoa, ông chuyên về thần kinh học và đã học một năm tại Paris với Jean-Martin Charcot, ông chịu ảnh hưởng bởi Ambroise-August Liebault và Hippolyte-Marie Bernheim, cả hai đều dạy ông thôi miên khi ông ở Pháp. Sau khi học tập ở Pháp, ông quay trở về Vienna và bắt đầu công việc lâm sàng với những bệnh nhân Hysteria. Vào khoảng từ năm 1887 đến 1897, công việc của ông với những bệnh nhân này dẫn đến việc phát triển phân tâm học. Ông chết năm 1939 tại Luân Đôn. 
Theo ông, nhân cách con người được xây dựng qua sự tương tác phức hợp giữa các xung năng (driven) với những kinh nghiệm thời niên thiếu của họ. Hành vi của con người là kết quả của cách nuôi dạy, đối xử của bố mẹ khi họ còn ở thời tuổi nhỏ đặc biệt trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời. Trong lý thuyết của ông, con người tiếp tục thỏa mãn những mong muốn của họ theo cách mà họ tương tác với người khác trong quá khứ hay cách mà họ thỏa mãn những mong muốn của mình thời thơ ấu.

Những vấn đề quan trọng được đề cập tới trong lý thuyết của Sigmund Freud đó là bản năng, vô thức, cấu trúc nhân cách, cơ chế tự vệ.

Bản năng
Ông cho rằng con người được sinh ra với những bản năng thuộc về vô thức. Nó bao gồm các bản năng sống và bản năng chết.
-         Bản năng sống: là sự đói khát, tình dục.
-         Bản năng chết: là những bản năng hướng tới sự phá bỏ, tiêu diệt cuộc sống. Những hành vi gây thương tích, tự hủy hoại bản than ở con người. Những hành vi hung tính, sự nóng giận cũng là bản năng chết của con người.
Cấu trúc nhân cách
S. Freud cho rằng cấu trúc của nhân cách gồm có 3 cấu thành, đó là cái Nó (Id), cái tôi (Ego) và cái siêu tôi (Super Ego). Các cấu trúc này được hình thành và phát triển dần tới khi con người được 5 tuổi.
-   Cái ấy (id): Hệ thống này bao gồm các bản năng vô thức và thúc đẩy con người thỏa mãn những mong muốn mà không tính tới các nguyên tắc và các quy định của xã hội.
-    Cái tôi (ego): được hoạt động, điều chỉnh (kiểm soát) bởi thực tiễn thế giới xung quanh.
-   Cái siêu tôi (superego): bao gồm ý thức và đạo đức.

         Cả ba cấu thành trên được tập hợp trong một con người và chúng quy định ảnh hưởng lẫn nhau. Cái nó hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn. Cái tôi hoạt động theo nguyên tắc thực tiễn và cái siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt.

Sự mâu thuẫn tồn tại giữa cái Ấy và cái Siêu tôi dễ làm con người rơi vào tình trạng căng thẳng. Để giúp cho con người có thể thoát khỏi tình trạng này, S.Freud cho rằng cần có những cơ chế tự vệ để bảo đảm tạo ra sự cân bằng trong tâm lý của con người.

Các cơ chế tự vệ.
-         Sự dồn nén: kiềm chế những lo lắng lại, che giấu không để lộ ra ngoài.
-         Sự phóng chiếu: chuyển những cảm xúc của mình lên người khác.(tâm sự)
-         Sự chối bỏ: từ chối, ví dụ không chấp nhận những lo lắng sợ hãi đang tồn tại trong bản than.
-         Sự thoái bộ: thoái lui về giai đoạn trước, có những hành vi thuộc lứa tuổi trước đó ( hiện tượng trẻ con hóa).
-         Sự tạo lập hành động (phản ứng): chuyển những cảm xúc ví dụ lo âu thành hành động. ( Lo về kết quả học tập – học bài).
-         Sự phá bỏ: chuyển những cảm xúc lo âu thành sự hung dữ. ( Lo về kết quả học tập – đi uống rượu)
-         Sự thăng hoa: chuyển lo âu, sợ hãi thành các sản phẩm có ích cho xã hội. ( Ví dụ: nhà thơ Xuân Diệu chuyển cảm xúc thất tình thành thơ)
-         Sự mơ mộng: thỏa mãn những mong muốn trong giấc mơ.
Quá trình phát triển nhân cách
S. Freud cho rằng tâm lý con người phát triển qua các giai đoạn khác nhau sau đây:
- Giai đoạn môi miệng (oral stage): từ khi sinh ra cho đến 1.5 tuổi. Sự thỏa mãn được thự hiện qua ăn uống, mút, bú mẹ. Nếu đứa trẻ trong thời kỳ này không được thoản mãn nhu cầu này, thì nó sẽ có những cảm giác tiêu cực như tự ti, lo âu về sự an toàn vào những giai đoạn sau của cuộc đời.
- Giai đoạn hậu môn (anal stage): từ 1.5 – 3 tuổi. Sự thỏa mãn được thực hiện qua sự đi đại tiện, tiểu tiện. Thời kỳ này trẻ bắt đầu học cách kiểm soát cơ thể và môi trường xung quanh qua việc hướng dẫn của cha mẹ, việc quy định vệ sinh và các hoạt động giáo dục khác.
- Giai đoạn dương vật (phallic stage): từ 3 – 5 tuổi. Trong giai đoạn này có 3 mặt phát triển chính: hứng thú tình dục, phát triển của siêu tôi, mở rộng  phạm vi quá trình bảo vệ cái tôi.
- Giai đoạn tiểm ẩn (latance stage): từ 5 tuổi trở lên đến tuổi vị thành niên. Khi này trẻ học cách thăng hoa tình yêu đối với bố mẹ, nó được thể hiện bằng sự tôn kính.
- Giai đoạn cơ quan sinh dục ngoài (genital stage): là giai đoạn tuổi thanh niên và sang tuổi trưởng thành, khi này cá nhân đã có thể nhận thức và ý thức hành vi ở người lớn.
Các kỹ thuật can thiệp.
-         Phân tích sự chuyển dịch:
Sự chuyển dịch là quá trình những cảm xúc xung đột của thân chủ với người nào đó trong quá khứ (ví dụ như: cha, mẹ, người yêu..)được thể hiện ra với nhà tham vấn.
Để xử lý những tình huống chuyển dịch, trước hết nhà tham vấn cần nhân biết và giúp thân chủ nhân thức được hiện tượng này. Bằng những câu nói hay câu hỏi đưa ra thông tin cho thân chủ biết liệu họ có đang đánh đồng mình với một nhân vật nào đó không.
Trong quá trình tham vấn, cũng có hiện tượng khi nhà tham vấn chuyển tải những cảm xúc của mình đối với một nhân vật nào đó trong quá khứ lên thân chủ. Đây được xem như quá trình chuyển dịch ngược.
Một trong những cách xử lý là nhà tham vấn có thể chia sẻ với đồng nghiệp xin tư vấn hoặc có thể chuyển giao ca tham vấn sang nhà tham vấn khác trong trường hợp nhà tham vấn không kiểm soát được cảm xúc, tình cảm  của mình.
-         Phân tích giấc mơ: theo S.freud thì giấc mơ không chỉ có chức năng sinh lý mà nó còn có một chức năng tâm lý vô cùng quan trọng, bởi nó giúp người ta giải tỏa được những căng thẳng thần kinh qua việc thỏa mãn những mong muốn của cá nhân trong khi mơ mà những mong muốn đó không được thực hiện trong thực tiễn.
-         Liên tưởng tự do: khuyến khích thân chủ thổ lộ, chia sẻ. Nhiệm vụ của nhà tham vấn là lắng nghe tích cực tất cả mọi điều, mọi chi tiết mà thân chủ chia sẻ dù là rất nhỏ nhặt và bám theo dấu vết của những liên tưởng này đến liên tưởng khác để tìm được cội nguồn của chúng.
-         Nhạy cảm với những phản kháng/chống đối từ phía thân chủ: Sự chống đối của thân chhur thể hiện ở những hành vi như từ chối không thảo luận về một vấn đề nào đó, im lặng, quên, tỏ ra khó khăn trong trình bày bằng lời nói. Đôi khi sự phản ứng còn được biểu hiện qua hành vi hung dữ. Khi này có thể vấn đề thân chủ đang thảo luận đã động chạm đên cảm xúc đau đớn mà họ trải nghiệm trong quá khứ - Cần phải giúp họ thoát khỏi tình trạng đau đớn, lo âu.
S.T
Xem tiếp...

Dư luận xã hội 3

(ĐC sưu tầm trên NET)
Khả năng tâm linh là một sự thật mà "duy ý chí" đến mấy cũng không thể bác bỏ được. Mặt khác, dù có khả năng tâm linh cỡ nào thì cũng trong giới hạn của con người trần thế. Hoạt động vượt giới hạn ấy, nhà ngoại cảm sẽ sai lầm, thậm chí tệ hơn, trở thành kẻ "buôn thần bán thánh". Cần nghiêm trị những kẻ giả danh ngoại cảm, nhất là lại còn cấu kết thành tổ chức có tính qui mô núp bóng nhà nước, lợi dụng chủ trương, chính sách "đền ơn đáp nghĩa" hoàn toàn phù hợp với truyền thống nhân hậu cao đẹp của Dân Tộc, để bóc lột một cách trắng trợn, vô lương tâm đến mức tàn độc của cải và tiền bạc của người dân đang khốn khổ nói riêng và của nhân dân đang còn rất vất vả nói chung. Tuy nhiên không phải vì thế mà để cho sự căm hận làm mất bình tĩnh, "tưng" lên, phủ nhận tất cả công lao thực sự của các nhà ngoại cảm, hơn nữa là (vô tình) thóa mạ "người thật, việc thật", cũng có nghĩa là quay lại với lối tư duy cực đoan thời xưa cũ. Cuồng tín khoa học rất gần với mê tín dị đoan! Đã từng có một thời đoạn cả thế giới đi tiêu diệt những người bị gọi là phù thủy. Hàng trăm ngàn, thậm chí cả triệu người (trong đó có 80% là phụ nữ) đã phải chết oan ức. Và đó chính là tội ác do cuồng tín gây ra!
ĐC
_________________________________

'Bản án' nào cho nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Nhà ngoại cảm ‘huyền thoại” nổi tiếng (và cũng tai tiếng) Phan Thị Bích Hằng trong “cơn bão” hoài nghi của dư luận sẽ phải đối mặt với “bản án” nào.
Đến nay Bích Hằng chưa thể đưa ra những giải thích thuyết phục, cùng với những bằng chứng chính xác để thoát khỏi những “nghi án” lừa đảo mà gần đây báo chí rầm rộ đưa tin sau sự việc VTV “vạch mặt” sự thất đức của nhiều nhà ngoại cảm, trong đó có Phan Thị Bích Hằng.
Hàng loạt những cáo buộc và những dấu chấm hỏi về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng Việc “lừa” gia đình liệt sĩ Phùng Chí Kiên được VTV nhắc đến. Tướng Kiên đã bị giặc Pháp bắt và chặt đầu treo để thị uy. Năm 1990, phần thân thể của vị tướng tài đã được vào nghĩa trang liệt sĩ. Còn phần thủ cấp thì vẫn chưa tìm ra. Bộ quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chỉ giúp. Và bà Hằng đã dùng khả năng “ngoại cảm” nói chuyện với người cõi âm để tìm ra phần hài cốt còn lại của liệt sĩ Phùng Chí Kiên.Kết quả của Viện Pháp y Quân đội – Bộ Quốc phòng nêu rõ: “Những mẫu vật mà Viện này nhận được, sau khi giám định đã xác định gồm: Đất lẫn đá vụn, 13 mảnh sành và 3 mảnh đá nhỏ, 1 răng lợn rừng. Theo kết quả đó, công văn này kết luận: Mẫu vật gửi tại Khoa giải phẫu Bệnh viện 108 không phải là một phần hài cốt của đồng chí Phùng Chí Kiên”. Bà Phan Thị Bích Hằng đã không có một sự giải thích nào cho sự “nhầm lẫn” này.
Bà Phan Thị Bích Hằng sẽ đối mặt với bản án nào nếu những cáo buộc lừa đảo gia đình liệt sĩ là sự thật.
Tiếp đến là “nghi án” bà  Bích Hằng không có công trong việc tìm kiếm 4000 hài cốt liệt sĩ tại nhà lao Cây Dừa, Phú Quốc năm 2008.Nói về sự kiện này, thiếu tướng, TS Nguyễn Chu Phác tâm sự: “Cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tại Phú Quốc, Kiên Giang có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Ngay từ thời điểm bắt đầu tìm kiếm, tôi đã chú ý tới sự kiện này. Có nhiều đoàn có kinh nghiệm về tìm mộ liệt sĩ cùng tham gia tìm kiếm ở khu vực nhà tù Phú Quốc. Sau khi tìm kiếm được hơn 4000 hài cốt liệt sĩ ở đây, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã tổ chức tri ân, trao thưởng cho những cá nhân, tổ chức tham gia tìm được hơn 4000 bộ hài cốt. Tuy nhiên, trong buổi lễ này lại không có cô Phan Thị Bích Hằng và theo tôi được biết, cô Hằng cũng không được trao phần thưởng gì cả.Bất ngờ và băn khoăn với tình tiết này nên ngay sau đó tôi đã viết thư gửi vào cho ban lãnh đạo tỉnh Kiên Giang để hỏi rõ về sự việc trao thưởng và tri ân các đoàn tìm mộ. Nhưng lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã trả lời tôi rằng: Chúng tôi không biết bà Hằng – bà Phan Thị Bích Hằng nào đã tìm hài cốt liệt sĩ ở Phú Quốc cả!”.
Rồi đến sự việc sai sót bà Hằng phán sai mộ Lý Thường Kiệt. Ngôi mộ được bà Hằng khẳng định là mộ Lý Thường Kiệt chẳng qua là một ngôi mộ hợp chất mới xuất hiện cách ngày nay 500 năm trong khi đó Lý Thường Kiệt đã mất cách đây 900 năm. Và còn hơn 100 trường hợp được cho rằng là “sai sót” của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng mà chúng tôi chưa có dịp để thống kê.
Cùng với đó là dấu chấm hỏi về việc bà Bích Hằng có “nổ” hay không về tình tiết bà bị chó dại cắn thập tử nhất sinh rồi từ đó phát hiện ra khẳng năng ngoại cảm của mình.  Cho đến nay, đây vẫn còn là một bí ẩn lớn. Nhiều người sống gần nhà bà Bích Hằng không biết thậm chí còn cho rằng đây là việc không có thực. Ngay cả bạn trai cũ của bà Bích Hằng cũng tở ra ngỡ ngàng “ “Tôi từng có mối quan hệ yêu đương với Bích Hằng nhưng quả thực về cái chết hụt của cô ấy và cái đám tang như lời anh kể thì tôi không biết gì”.
Khi được hỏi về việc bị cáo buộc lừa dối gia đình liệt sĩ, bà Hằng liên tục cho rằng việc VTV “Tôi thanh thản ở trong lòng vì tất cả những việc mình làm đều xuất phát từ cái tâm và đặc biệt, không bao giờ tôi vụ lợi”. Hơn 10 nghìn gia đình liệt sĩ đã được bà Hằng tìm hài cốt giúp mà không đòi hỏi một đồng xu?
Sự việc này sẽ kết thúc thế nào khi mà dư luận cũng như những gia đình liệt sĩ có hài cốt thân nhân nằm trong “30%” không chính xác  chưa có giải thích thoả đáng từ bà Hằng? Nên chăng cần có sự điều tra làm rõ từ phía cơ quan chức năng và sẽ có hình phạt đúng người đúng tội như sự việc nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thuý vừa qua?
Thoa Nguyễn

'Nói thủ cấp tướng Phùng Chí Kiên là răng lợn phải xin lỗi bà Hằng'

"Những ai phát ngôn, thông tin rằng phần thủ cấp của ông chúng tôi là không đúng, là răng lợn thì phải xin lỗi gia đình và nhà ngoại cảm Thị Bích Hằng. Các thông tin được đưa lên các phương tiện truyền thông thì lời xin lỗi cũng phải đưa ra trước công luận”, ông Quang - cháu đích tôn của liệt sĩ Phùng Chí Kiên nói.
Trao đổi với phóng viên sáng 2/11, ông Nguyễn Văn Quang, cháu đích tôn của liệt sĩ Phùng Chí Kiên cho biết, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng cần phải làm sáng tỏ những thông tin đồn thổi, tiêu cực liên quan đến phần hài cốt thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
“Tôi từng bốc nhiều  mộ của các cụ trong họ và trực tiếp bốc phần thủ cấp của ông tôi – liệt sĩ Phùng Chí Kiên nên thừa khả năng nhận biết được phần hài cốt tìm được có đúng hay không. Lúc mới mở ra, hình thù còn nguyên vẹn nhưng khi không khí vào thì xương cốt tan ra hết, chỉ còn lại phần đất đen. Những ai thông tin rằng phần thủ cấp của ông chúng tôi là không đúng, là răng lợn thì phải xin lỗi gia đình và nhà ngoại cảm Thị Bích Hằng. Các thông tin được đưa lên các phương tiện truyền thông thì lời xin lỗi cũng phải đưa ra trước công luận”, ông Quang nói.
Ông Nguyễn Văn Quang, cháu đích tôn của liệt sĩ Phùng Chí Kiên: “Nói thủ cấp tướng Phùng Chí Kiên là răng lợn phải xin lỗi bà Hằng”.
Nhắc đến kết quả giám định của Cục Người có công (Viện pháp y quân đội) cho rằng “thứ mà bà Hằng nói là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật”, ông Quang cho biết, ông rất bức xúc trước việc các đơn vị mở niêm phong phần hài cốt  và mang đi xét nghiệm khi không hỏi ý kiến và vắng mặt người nhà chứng kiến.
“Đơn vị mở mở niêm phong để làm xét nghiệm khi không có mặt gia đình, nếu bỏ gì đó vào thì sao. Chúng tôi rất bức xúc về điều này và đã gửi thư kiến nghị nhưng chưa có hồi âm”, ông Quang nói.
Trong phần gặp gỡ với bà Phan Thị Bích Hằng – người được cho là tìm mộ liệt sĩ Phùng Chí Kiên bằng ngoại cảm tại buổi giao lưu trực tuyến do tòa soạn báo Năng lượng mới tổ chức, ông Quang cũng đã bày tỏ quan điểm bác bỏ những ý kiến trái chiều nói phần thủ cấp tìm được không phải của liệt sĩ Phùng Chí Kiến và cho rằng đó là sự vu cáo vô căn cứ.
Ông Nguyễn Văn Quang, cháu đích tôn của liệt sĩ Phùng Chí Kiên: "Chúng tôi bác bỏ những luận điểm  sai trái, coi đó là sự vu cáo vô căn cứ, xúc phạm tâm linh liệt sĩ Phùng Chí Kiên".
“Tôi Nguyễn Văn Quang và toàn thể con cháu họ tộc liệt sĩ Phùng Chí Kiên hoàn toàn bác bỏ những luận điểm  sai trái, coi đó là sự vu cáo vô căn cứ, xúc phạm tâm linh liệt sĩ Phùng Chí Kiên - vị tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam, xúc phạm đến gia đình con cháu dòng tộc liệt sĩ. Đề nghị báo chí vạch trần và hủy bỏ các luận điểm trên”, ông Quang nói.
Trước đó, chương trình "Trở về từ ký ức" trên VTV1 tối ngày 23/10 đã phát phóng sự nói về khả năng thật của các nhà ngoại cảm, trong số đó có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng.
Theo chương trình, hàng loạt các cuộc quy tập hài cốt liệt sĩ gian trá do các “nhà ngoại cảm” mà Viện Pháp y Quân đội giám định cho kết quả là xương động vật, là đất đá… Tỉ lệ chính xác được kết luận bằng 0 kể cả bà Phan Thị Bích Hằng, Vũ Thị Hòa cùng Đoàn tâm đức Yên Bái …
Một nhân vật lịch sử cũng được gia đình “nhờ” bà Phan Thị Bích Hằng tìm phần thủ cấp bị mất khi ông bị Pháp tra tấn là liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Tuy nhiên, theo kết quả sau giám định, thứ mà bà Hằng nói là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật. Qua xác định, đối chiếu thì đó là chiếc răng của lợn.
H.Minh

Bích Hằng tiết lộ cuộc 'nói chuyện' với liệt sĩ Phùng Chí Kiên

Trong ít phút gặp gỡ với người nhà liệt sĩ Phùng Chí Kiên, tại tòa soạn báo Năng lượng mới, bà Phan Thị Bích Hằng đã tiết lộ những thông tin được báo bằng ngoại cảm trong quá trình tìm phần thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Bà Hằng cho biết, thể theo nguyện vọng của các đồng đội của liệt sĩ Phùng Chí Kiên, bà tham gia tìm thủ cấp liệt sĩ với cái tâm trong sáng và đã phát huy tối đa khả năng ngoại cảm.
“Tôi biết đây là điều rất khó, tìm thấy thi thể toàn vẹn càng khó. Thủ cấp bị mất từ năm 1941, không có thông tin, không biết nơi an táng nhưng chính giọt nước mắt của những người trong đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đồng đội của liệt sĩ Phùng Chí Kiên và nhận thấy sứ mạng của mình đối với những người có công, hy sinh vì đất nước, tôi đã nhận lời giúp. Tôi đã đem cả cái tâm trong sáng của mình và phát huy khả năng của mình tối đa nhất để giúp cho những đồng đội của bác cũng như gia đình lấy được những thông tin về nơi an tang thủ cấp liệt sĩ”, bà Hằng nói.
Bà Hằng “tiết lộ” người trộm thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Cũng theo bà Hằng, trong quá trình ngoại cảm, liệt sĩ Phùng Chí Kiên đã cho bà biết thông tin người lấy thủ cấp của ông đi chôn cũng như vị trí được chôn cất.
“Bác đã báo cho tôi biết, một người tốt bụng đã lấy thủ cấp của bác đi chôn cất. Người đó là thợ cắt tóc tên Vẹo, ở đầu cầu Ngân Sơn, Bắc Cạn. Sau 4 ngày bêu đầu, trong đêm người thợ cắt tóc đã lấy được đầu bác, cho vào hộp các đồ nghề của ông rồi trốn đem mai táng ở ruộng bên cầu Ngân Sơn. Khi đoàn tìm kiếm xuống hiện trường đã tìm được vùng đất nhưng rất tiếc là cụ Vẹo đã không còn sống. Cụ Vẹo có một người con tên là Vò và người dâu tên là Lại. Người con dâu xác nhận, khi còn sống cụ nói là đã chôn thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Chị ấy nói là rất tiếc, nếu đoàn lên sớm, cụ còn sống sẽ chỉ có đoàn biết nơi chôn đầu của liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Ngày 7/5/2008 tôi cùng đoàn lên để xác nhận lần cuối cùng vị trí chôn cất liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Khi lên đến Ngân Sơn và vị trí bác Kiên cho biết thì vị hiện đang nằm phía sau phòng công an huyện Ngân Sơn. Tôi đã cùng với gia đình xác định xong toàn bộ vị trí và bàn giao cho gia đình sau đó tôi có việc đôt xuất nên về trước. Phần mộ và cất bốc hài cốt liệt sĩ sau đó do gia đình và cơ quan chức năng đảm nhiệm” ”, bà Hằng kể về quá trình nhận thông tin, xác minh và bàn giao vị trí chôn thủ cấp từ liệt sĩ Phùng Chí Kiên bằng ngoại cảm.
Nhắc đến những thông tin phản bác kết quả tìm kiếm thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên trên các kênh truyền thông mấy ngày nay, bà Hằng khóc và nói “tôi rất buồn”. 
“Khi nhận được thông tin nói rằng phần hài cốt tôi tìm được không phải thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên tôi rất là buồn. Nhưng lúc đó tôi có số điện thoại để liên lạc với gia đình, gia đình cũng không có bất kỳ sự phản hồi nào đối với tôi. Nếu tôi biết được gia đình phản hồi như thế nào thì tôi sẽ gặp gia đình bởi vì tôi vẫn nghĩ trong lúc làm việc bằng ngoại cảm, tôi đã cố gắng hết sức rồi và tâm linh đăc biệt cho phép tôi, chỉ dẫn tôi đến đâu thì tôi làm được đến đó. Nếu không được như mong muốn của gia đình thì cũng nằm ngoài mong muốn của tôi nhưng tôi không nhận được thông tin gì . Cho đến nay khi sự việc chưa ngã ngũ, tôi rất là buồn…”, bà Hằng khóc nghẹn và ngồi thụp xuống ghế.
Trong Đại lễ cầu siêu các liệt sĩ, đặc biệt là liệt sĩ nhà Tây Sơn diễn ra tại Bình Định cuối tháng 7 vừa qua, Phan Thị Bích Hằng nói rằng nhận được tín hiệu từ hai cụ thân sinh vua Quang Trung và cả Đức vua Quang Trung. Khi chuyển lời vua Quang Trung, bà Hằng có nhắc tới nhân vật lịch sử vua Lê Chiêu thống và những thông tin hoàn toàn sai kiến thức lịch sử.
“Vua Quang Trung nói: Nhạc phụ của ta cứ muốn ta mời cả anh vợ ta vào nữa. Ta không đồng ý ghi là Lê Chiêu Thống mà chỉ được ghi là Lê Duy Kỳ với tư cách là anh vợ thôi chứ không phải là là ông Hoàng đâu đấy”, lời bà Phan Thị Bích Hằng được cho là chuyển lời từ vua Quang Trung.
Như vậy, theo thông tin của bà Hằng “ngoại cảm”, vua Lê chiêu Thống là anh vợ của vua Quang Trung. Trong khi đó, theo sách sử ghi lại, vua Lê Chiêu Thống là cháu của Ngọc Hân công chúa, tức là cháu vợ của vua Quang Trung.
Điều này khiến nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, khoa học phản bác những thông tin được cho là nhận từ “ngoại cảm”, nhất là những lời nói được cho là của các nhân vật lịch sử chuyển lời.
H.Minh
(theo NGƯỜI ĐƯA TIN) 
Xem tiếp...

Dư luận xã hội 2

(ĐC sưu tầm trên NET)

KHOA HỌC CHỈ LÀ PHẦN COI NHƯ LOÀI NGƯỜI ĐÃ NHẬN BIẾT ĐƯỢC VỀ THỰC TẠI KHÁCH QUAN CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CHÂN LÝ TOÀN HẢO, BẤT DI BẤT DỊCH. ĐỪNG TỰ BIẾN TRI THỨC THÀNH TÍN GIÁO, NIỀM TIN KHOA HỌC THÀNH TÍN NGƯỠNG VÀ NHÀ KHOA HỌC THÀNH TÍN ĐỒ!

__________________________________

"Phan Thị Bích Hằng báng bổ giáo lý đạo Phật"

- Chuyên mục

(Tinmoi.vn) "Với tôi “thần tượng ngoại cảm Việt Nam” hoặc là kẻ lừa đảo, hoặc là người tâm thần. Ngoài ra bà ta còn là một kẻ báng bổ giáo lý đạo Phật", Đại tá, tiến sĩ Đỗ Kiên Cường nói lý do ông từ chối phản biện ý kiến của bà Phạn Thị Bích Hằng giao lưu trực tuyến trên một trang báo sáng 1/11.
- Sau khi ông đề nghị cấm giới ngoại cảm hành nghề, nhiều bạn đọc đồng ý với ông, nhưng cũng có không ít bạn đọc phản đối. Vậy ông có suy nghĩ như thế nào?
- Trước một vấn đề nhạy cảm như vậy, ý kiến bạn đọc khác nhau là chuyện rất bình thường, nhất là khi lưu tâm tới bản tính sinh học “chúng ta muốn tin” trong mỗi con người.
Tuy nhiên tôi đề nghị bạn đọc không cùng quan điểm nên đọc kỹ các nội dung mà tôi đã trình bày. Tôi đề nghị cấm “hành nghề ngoại cảm”, vì đây là một hiện tượng đang gây tranh cãi, chứ không phải là một nghề như các nghề nghiệp khác trong xã hội. Và tôi cũng không hề muốn đóng sập cánh cửa với người ưa thích chuyện lạ, khi đề nghị những ai muốn chứng tỏ khả năng dị thường của mình hãy thực hiện điều đó trước một hội đồng khoa học đủ tư cách chuyên môn. Tôi xin nhấn mạnh lại, đó chỉ là một hoạt động học thuật thuần túy.

Đại tá, tiến sĩ Đỗ Kiên Cường: "Phan Thị Bích Hằng báng bổ giáo lý đạo Phật"

- Xin ông cho biết, trên thế giới có nơi nào mà "nhà ngoại cảm" nhiều như nấm sau mưa giống ta hay không?
- Hoàn toàn không có chuyện đó. Tôi lại dẫn nước Mỹ, nơi mà cả hai phía ủng hộ và phản đối chuyện lạ đều hoạt động rất năng nổ và sáng tạo. Do chính phủ Mỹ không bao giờ chi tiền thuế của dân cho các hiện tượng đáng ngờ về mặt khoa học, nên toàn bộ kinh phí của cả hai phía đều là đóng góp tư nhân. Tuy nhiên sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với ngoại cảm và tâm linh có vẻ đang nguội đi khi những người ủng hộ không đưa ra được các bằng chứng có tính thuyết phục cao. Một trong tám lý do ngoại cảm bị nghi ngờ là các nghiên cứu về nó không hề tiến bộ sau 130 năm nghiên cứu công phu; mà như chúng ta đều biết, sự tiến bộ không ngừng chính là tiêu chí của một khoa học tốt.  Từ gần 20 năm trước, tôi đã nhiều lần viết sách và báo về những nghiên cứu như vậy, bạn đọc có thể tự tìm hiểu thêm.
Một ý kiến đã bình luận trên mạng rằng, chúng ta rất nghèo nếu tính theo thu nhập trên đầu người (đứng khoảng thứ 50 từ dưới lên), nhưng nếu xét về sự “hâm mộ” đối với ngoại cảm và tâm linh thì có lẽ chúng ta vô địch thế giới. Liệu có mối tương quan nào ở đây không? Chúng ta hãy cùng suy ngẫm.
- Nhiều bạn đọc phản đối vì ông kết luận tâm linh không có thật. Vậy niềm tin tôn giáo và các hoạt đông tín ngưỡng thì sao?
- Đúng là có thực tế đó; chẳng hạn một bạn đọc nhận xét, nói tâm linh không có thật phải chăng là phủ nhận các hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo. Theo tôi, đó là sự hiểu lầm.
Ở nước ta, thuật ngữ tâm linh không được dùng chính xác trong nhiều hoàn cảnh do chưa có sự đồng thuận về nội hàm của nó. Tôi đã từng viết bài báo mang tựa đề “Tâm linh là gì?” trên tờ Phụ san Văn nghệ Quân đội năm 2000. Nói một cách ngắn gọn, thuật ngữ tâm linh ở đây được dùng theo nghĩa chuyện lạ (psychic phenomena) hoặc hiện tượng dị thường (paranormal phenomena). Nó hoàn toàn khác với khái niệm tâm linh trong tín ngưỡng và tôn giáo. Trong một bài viết năm 2007, tôi đã đề nghị thay “tâm linh” bằng “tinh thần”, theo đúng định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt và từ điển Hán Việt (của Đào Duy Anh); chẳng hạn đáng lẽ nói “đời sống tâm linh”, thì nói đơn giản là  “đời sống tinh thần”.  Nếu không ưa thuật ngữ tâm linh, bạn đọc có thể thay bằng thuật ngữ dị thường. Và tôi xin nhấn mạnh lại rằng, các hiện tượng dị thường (hoặc tâm linh) như tiên tri, thấu thị, cầu hồn hoặc áp vong chưa hề có một bằng chứng xác đáng nào ủng hộ nào cả.

  - Xin được hỏi tại sao ông không nhận lời phản biện ý kiến của bà Phạn Thị Bích Hằng trả lời trực tuyến trên một trang báo sáng 1/11/2013?

- Tôi là nhà nghiên cứu, nên chỉ phản biện các lý thuyết khoa học và các nhà khoa học, chứ không bao giờ phản biện ý kiến của giới ngoại cảm, những người nói mà có vẻ không hiểu mình đang nói gì. Với tôi “thần tượng ngoại cảm Việt Nam” hoặc là kẻ lừa đảo, hoặc là người tâm thần. Ngoài ra bà ta còn là một kẻ báng bổ giáo lý đạo Phật.
- Ông có quá lời không?
Tôi không hề quá lời; và tôi sẽ chứng minh điều đó trong phần hai của cuộc trao đổi.
- Vậy ông nhận xét gì về phản ứng của những người ủng hộ “huyền thoại” Phan Thị Bích Hằng?
Trước những cáo buộc lừa đảo, tất nhiên những ai từng ủng hộ và lăng xê Phan Thị Bích Hằng phải đứng ra bảo vệ “thần tượng” và phản bác lại VTV và những ai không ủng hộ ngoại cảm rồi. Tuy nhiên tôi khá bất ngờ trước sự mất bình tĩnh đến mức hoảng loạn của họ.
Mất bình tĩnh đến mức hoảng loạn? Có thật như vậy hay không? Ông có chứng cớ gì cho nhận định “ghê gớm” đó?
Với tư cách một nhà khoa học thực chứng, tôi luôn “nói có sách mách có chứng”. Để bênh vực “thần tượng”, trên vietnamnet ngày 28-10-2013, ông Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cho rằng “Nói nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng lừa bịp là một sự xúc phạm”. Mặc dù VTV biết mười nói một, có đầy đủ vật chứng và nhân chứng, nhưng đối với ông N.P.G.H., đó chỉ là sự xúc phạm không hơn không kém. Tuy nhiên, phản ứng của ông Phó Viện trưởng chưa là gì so với cấp dưới của ông. Trên Tạp chí Đông Nam Á, được trang mạng **f24.com.vn dẫn lại ngày 28-10-2013, ông Phó Chủ nhiệm Bộ môn Cận Tâm lý tuyên bố phóng sự của VTV là “sự phỉ báng cực kỳ vô luân”. Sự mất bình tĩnh đến mức hoảng loạn đã khiến ông H.T.V. quy kết một vấn đề học thuật thành vấn đề luân lý và đạo đức!
Ông cho rằng theo cách diễn đạt đó thì chỉ những ai ủng hộ và lăng xê Phan Thị Bích Hằng mới có luân lý và đạo đức; còn những ai phản đối thì bị xem là vô luân lý và thiếu đạo đức?
Chúng ta có thể hiểu khác được không? Điều đó cho thấy một số nhà khoa học tại Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam đang rất mất bình tĩnh. Chúng ta có thể hiểu sự mất bình tĩnh đó.
Liên quan tới viện nghiên cứu này, một giáo sư rất nổi tiếng viết trên facebook ngày 28-10-2013 rằng, nên rút Hội Toán học ra khỏi Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam, vì không nên để nó cùng chỗ với một cơ sở phản khoa học. Ông suy nghĩ gì về nhận định đó?
Tôi có đọc nhận định đó trên trang cá nhân của nhà toán học đang là niềm tự hào của chúng ta. Và tôi hoàn toàn đồng cảm với ông, khi ông cho rằng, các hội khoa học như Hội Toán học, Hội Vật lý hoặc Hội Sinh học thì làm sao mà “liên hiệp” được với một cơ sở phản khoa học như Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Tuy nhiên vị giáo sư khả kính của chúng ta còn chưa biết Trung tâm đã biến thành Viện rất “hoành tráng” rồi!
- Xin ông nói rõ hơn về sự phản khoa học đó.
Trong lúc khoa học hiện đại khẳng định rằng, không có linh hồn như một tồn tại sau cái chết, mà các nhà khoa học tại đó cứ khẳng định “nhà ngoại cảm” tìm mộ bằng cách nhập hồn hoặc áp vong thì đó chính là sự phản khoa học. Giữa Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người  và khoa học hiện đại, chúng ta nên đứng về phía nào?
Rồi cũng trong bài bênh vực nói ở trên, ông Phó Viện trưởng còn cho rằng, nếu được cấp kinh phí để mua thiết bị đo trường sinh học, Viện có thể đánh giá và phân loại các nhà ngoại cảm. Điều đó chứng tỏ ông không biết rằng sinh lực luận, một quan điểm triết học và khoa học xem sự sống xuất phát từ loại sinh khí hoặc vật chất đặc biệt khác với vật chất không sống, đã bị khai tử từ 1828, khi Wohler tổng hợp được urea, và từ sau thí nghiệm Miller 1953, khi Miller thu được nhiều axít amin khi cho tia lửa điện (mô phỏng sét) phóng qua hỗn hợp khí giống khí quyển  Trái đất xưa. Ngay cả khi xem trường sinh học chỉ là trường điện từ (trong bốn tương tác trong tự nhiên, chỉ tương tác điện từ trực tiếp chi phối sự sống), ông Phó Viện trưởng cũng không biết các nghiên cứu trên thế giới nên mới đề nghị được cấp kinh phí để mua máy đo trường sinh học.
Còn một số nguyên do khác buộc nhà toán học đáng kính phải đưa ra nhận định nghiệt ngã nói trên; và tôi sẽ nói kỹ hơn khi có dịp
- Cũng có một cơ sở bảo chứng khác, khi tặng gương Huyền thông để tôn vinh nhiều nhà ngoại cảm?
Đó là Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA do tiến sỹ V.T.Kh làm Tổng Giám đốc. Như tôi đã nói trong bài phỏng vấn trước, tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy ông Tổng Giám đốc hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì. Do đó ông không biết thử nghiệm đúng cách nên bị giới ngoại cảm qua mặt. Từ 2007, tôi đã buộc phải viết rằng, “mọi nghiên cứu và kết luận với sự tham gia của ông V.T.Kh. và UIA đều mắc sai lầm nghiêm trọng trong quan niệm và trong phương pháp. Cần bác bỏ chúng”.
Xin cảm ơn ông và mong gặp lại ông trong phần trao đổi sau.

H.Minh (thực hiện)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
Xem tiếp...

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

GIỚI THIỆU PHÂN TÂM HỌC 1

(ĐC sưu tầm trên NET)

Sigmund Freud

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Sigmund Freud
Sigmund Freud (tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud; 6 tháng 5, 1856 – 23 tháng 9, 1939) nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học. Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết về phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánh hiệu quả của các phương pháp phân tâm học của ông với các phương pháp điều trị khác, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ông là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20.

Thời niên thiếu


Gia đình Jacob Freud - ảnh chụp năm 1878 - Sigmund Freud là người đứng thứ tư từ trái qua
Cách Praha, thủ đô nước Cộng hòa Séc khoảng 130 dặm về phía đông là thành phố Freiberg (sau đổi tên là Pribor), một thành phố nhỏ thuộc vùng Moravia nằm gần biên giới Ba Lan. Sigmund Freud đã ra đời vào ngày 6 tháng 5 năm 1856 trong một gia đình Do Thái chính thống. Theo phong tục, cậu bé được đặt một tên Do Thái là Schlomo, theo tên vua Solomon và cũng là tên người ông của cậu. Mẹ ông, một phụ nữ người Viên, là vợ thứ ba của Jacob, cha ông, và khi sinh Sigmund bà chỉ mới 21 tuổi. Cha của Freud là một nhà buôn len bình thường, tính tình hòa nhã, hơn người vợ ba của mình đến 20 tuổi.
Hai con trai với người vợ đầu của Jacob sống gần đó, tuổi gần bằng tuổi mẹ của cậu bé Sigmund, còn các con của những người cậu của Sigmund thì là những bạn chơi thời thơ ấu của Sigmund.
Những năm tháng sống ở Freiberg là những năm tháng rất đẹp trong thời thơ ấu của cậu bé Freud. Nhưng tại đây, ông cũng có những kỷ niệm buồn khi người em trai ngay sau ông, người mà ông luôn ghen tị khi thấy em mình được dành nhiều sự quan tâm của bố mẹ hơn lúc mới ra đời, đã mất khi chỉ mới 7 tháng tuổi. Cái chết của em làm Freud có cảm giác tội lỗi sâu sắc. Chính những ký ức về thời gian tại nơi này đã là chủ đề của nhiều bài viết sau này của ông.
Từ nhỏ, Freud đã sớm bộc lộ là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Ở trường, Freud là một học sinh giỏi, cậu được vào trung học sớm một năm, và liên tục đứng đầu lớp trong những năm trung học. Freud là một cậu bé đọc rộng, nắm vững tiếng Latinh, Hy Lạp, Pháp, Anh và Ý.
Tài năng và thành công trong học tập của Freud được gia đình trân trọng. Tuy điều kiện gia đình khó khăn về tài chính nhưng cậu bé luôn được cha tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học của mình. Vào nửa sau thế kỷ 19, với sự phát triển của tư sản Tiệp, đe dọa đến cuộc sống của các thương nhân Do Thái. Cha của Freud nhận thấy cuộc sống tại Freiberg không còn đảm bảo nữa, năm 1860, ông quyết định chuyển gia đình lên sinh sống tại Wien. Trong thời gian này, cậu bé lại có thêm những người em nữa. Đó là những năm khó khăn, gia đình đông người nhưng sống trong một căn nhà nhỏ. Tuy nhiên, cậu bé Freud vẫn được ưu ái dành riêng cho một căn phòng, có cửa sổ, giá sách, ghế và bàn viết, và được dùng đèn dầu, trong khi cả nhà phải dùng nến.
Lúc còn nhỏ, Freud đối với em mình lại là một ông anh khó tính, hống hách. Cậu giúp các em học, nhưng kiểm tra sách các em đọc, cấm các em đọc Balzac và Dumas, lại hay thuyết giảng...
Những năm thanh thiếu niên của ông, Wien, dù vẫn còn chủ nghĩa bài Do Thái, nhưng là một nơi của chủ nghĩa tự do chính trị. Nguyên tắc bình quyền giữa các tôn giáo được chính quyền tán thành. Thanh niên Do Thái lúc bấy giờ có đầy đủ các quyền công dân và quyền gia nhập các đoàn thể. Freud cũng không ngoại lệ. Ông mong muốn theo học ngành luật, nhưng mùa thu năm 1873, Freud lại vào khoa Y trường Đại học Wien.

Con đường đến với khoa học

Trong thời gian học y khoa, ông tỏ rất rõ quan tâm của mình đến sinh lý y khoa và sớm có những công trình nghiên cứu về sinh lý rất quan trọng, mặc dù ông còn rất trẻ. Năm 1876, ông được nhận làm sinh viên nghiên cứu ở viện sinh lý nổi tiếng của Ernst Brücke, ở đó ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về sinh lý thần kinh.
Năm 1881, ông mới học xong đại học, và được công nhận là bác sĩ y khoa. Nhưng bản thân Freud, ông chưa bao giờ cho mình là thầy thuốc thực hành, và trong giai đoạn này, Freud luôn tìm kiếm cho mình một hướng đi sâu hơn về sinh lý học y khoa, và ông vẫn tiếp tục công việc của mình tại viện sinh lý cho đến khi ông đính hôn.
Năm 1882, Freud gặp và yêu, rồi đính hôn với Martha Bernay, một cô gái nhỏ bé, thông minh, xuất thân từ một gia đình có truyền thống trí thức và văn hóa Do Thái. Điều kiện làm việc tại viện sinh lý không cho phép Freud có thể lo lắng cho cả một gia đình dù đó là một gia đình nhỏ. Nếu muốn cưới vợ, ông phải có thu nhập thêm, vì vậy ông quyết định bỏ việc tại viện sinh lý, và đến làm việc tại bệnh viện đa khoa Wien.

Những thất bại

Lúc này, Freud, một chàng trai trẻ tuổi, khát khao có được thành công trong khoa học, vì vậy, ông luôn muốn có được một khám phá mà ông hi vọng rằng có thể đem đến công danh cũng như tiền bạc. Điều đó ông đã lỡ mất chỉ trong gang tấc.
Năm 1884, Freud đọc được một tài liệu viết về một bác sĩ quân y Đức sử dụng thành công cocain để tăng cường năng lực và sự chịu đựng cho binh sĩ. Ông đã quyết định dùng chính mình để thử, và nhận thấy mình trở nên khỏe khoắn, khả năng làm việc tăng lên. Lập tức ông khuyên một số đồng nghiệp của mình dùng thử, trong đó có Ernst von Fleischl-Marxow, một bác sĩ tài giỏi nhưng nghiện morphin. Freud cho rằng cocain có thể chữa được chứng nghiện morphin, vì thế Ernst von Fleischl-Marxow hăm hở dùng, và nhanh chóng đạt đến liều cao.
Trong số đồng nghiệp của Freud được giới thiệu về cocain, có Carl Koller, một bác sĩ nhãn khoa. Koller đã nhận thấy cocain có thể làm thuốc gây tê tại chỗ trong phẫu thuật mắt, ông đã nhanh chóng nghiên cứu và đã thành công. Ông đã nhanh chóng công bố phát hiện của mình, và gây được tiếng vang, được giới khoa học công nhận.
Thực ra Freud cũng biết đến tác dụng này của cocain, nhưng đáng tiếc là ông không lưu tâm đến điều này, không đi sâu tìm hiểu. Freud đã bỏ lỡ cơ hội. Không những thế, Fleischl-Marxow, người bạn của ông đã trở thành kẻ nghiện không chỉ morphin mà cả cocain. Fleischl-Marxow nhanh chóng suy sụp, lâm vào trạng thái thần kinh lẫn lộn, bị kích động, lo lắng và ảo giác, và chết sau đó vài năm.
Trong khi đó trên thế giới bắt đầu có nhiều báo cáo về ngộ độc cocain, còn Freud bị chỉ trích nặng nề vì biện hộ cho cocain. Sự chỉ trích này có thể coi là viết nhơ trong cuộc đời ông, và nó cũng là một lý do khiến những ý tưởng sau này của ông không được quan tâm đánh giá đúng mức.
Lúc thuyết Phân tâm học mới ra đời, thì cả nó lẫn tác giả của nó đều không được ủng hộ. Người ta không bán bánh mì cho Sigmund Freud nên ông phải che mặt nếu muốn mua được bánh mì.

Và những khám phá trong phân tâm học

Tuy câu chuyện buồn về Fleischl-Marxow là một thất bại ảnh hưởng đến uy tín của ông Freud lúc đó nhưng Brücke và một số giáo sư ở Đại học Wien tin tưởng. Cũng vì sự ủng hộ của những giáo sư này mà năm 1885, ông được đề bạt làm giảng viên danh dự tại đại học này, một vị trí rất được trọng nể.
Lúc này, tâm bệnh học bắt đầu có những bước phát triển tại châu Âu, nhất là tại Pháp. Tại đây, hysteria và thuật thôi miên là những đề tài y học nghiêm túc, được nghiên cứu, chú ý và gây nhiều tranh cãi trong giới y khoa. Đi tiên phong trong lãnh vực này là Jean Martin Charcot - một nhà thần kinh học lớn. Bệnh viện Salpêtrière của Charcot đã trở thành thánh địa cho các nhà thần kinh học đến thăm.
Tuy nhiên, tại Đức và Áo, hysteria bị khinh thị, giới y học ở đây cho rằng đó là chứng bệnh của đàn bà, với những triệu chứng không tìm được nguyên nhân. Những bệnh nhân bị bệnh tâm thần kinh thì bị coi thường, tại các bệnh viện, họ được điều trị bằng kích thích điện và những thứ thuốc không hiệu quả.
Freud, cũng như những nhà thần kinh học khác, đã tìm đến bệnh viện của Charcot. Chính tài năng, tri thức cùng uy tín của Charcot đã mang lại nhiệt tình cho Freud. Trong một lá thư ông gửi cho Martha - người vợ chưa cưới của mình, ông viết: "Không có người nào từng tác động nhiều đến anh như vậy". Ông đã dịch các bài viết của Charcot sang tiếng Đức. Và chính Charcot đã làm Freud quan tâm đặc biệt đến bệnh học tâm lý. Ông cũng treo bức tranh khắc của André Brouillet "Bài học lâm sàng của bác sĩ Charcot" tại phòng khám của mình ở số 19 phố Berggasse, người con trai đầu lòng chào đời năm 1889 cũng được ông đặt tên là Jean Martin để tôn vinh người thầy của mình. Trong suốt cuộc đời làm việc về sau, Freud vẫn hay trích dẫn câu nói của Charcot: "Lý thuyết thì tốt, nhưng không ngăn được thực tiễn tồn tại", để chỉ trích thái độ chỉ biết chấp nhận những kiến thức thu được mà không hề phê phán.
Freud đã được trao Giải Goethe năm 1930.

Tác giả: Người Tìm Hiểu (từ MINH TRIẾT VIỆT)
 CARL JUNG VÀ CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
 DẪN NHẬP
Carl Jung là một nhà Tâm Lý học và tâm lý Trị Liệu Tâm Thần sinh sống trong khoảng thời gian 1875-1961. Nổi tiếng nhờ ông thành lập một trường phái Tâm Lý học mới có tên là “Tâm Lý Học Phân Tích”(‘analytical psychology’) nhằm phân biệt với trường phái “Phân Tâm Học” (‘psychanalysis’) của Sigmund Freud. Và ngày nay có rất nhiều nhà tâm lý trị liệu chữa trị bệnh nhân theo phương pháp của ông. Phần lớn những điều được biết về cuộc đời của Jung được tìm thấy trong cuốn Tự Truyên của ông có tựa là  ‘Memories, Dreams, Reflections’
 A)TẦM QUAN TRỌNG CÔNG TRÌNH CỦA CARL JUNG      
Rất nhiều người đã nghe đến tiếng tăm của Carl Jung và nhiều cuốn sách đã được viết về ông. Jung tự thân cũng là một cây viết phong phú với hơn 20 tác phẩm. Một số ý tưởng và thuật ngữ được ông đặt ra, đã trở thành thông dụng trong đời sống hằng ngày hiện nay như ‘archetype’ (= linh tượng, sơ nguyên tương), ‘introvert-extrovert’ (= hướng nội – hướng ngoại), ‘midlife crisis’ (= khủng hoảng tuổi trung niên)…..vvv…..
Carl Jung còn là một Học Giả lớn, và những lãnh vực mà ông quan tâm đến bao gồm Chiêm Tinh, Thuật Giả Kim, các Tôn Giáo trên thế giới…..vvv…..Nội dung suy tư và sáng tác của Carl Jung không chỉ liên quan đến  các lãnh vực nói trên, mà còn dựa trên Kinh Nghiêm thực tiễn mà ông có khi tiếp xúc với các bệnh nhân trong lãnh vực nghề nghiêp.
Hệ Tâm Lý mà Jung phát triển là một ngành Tâm Lý học  TÂM LINH, được phân biệt với ngành Tâm Lý học chính thống đương thời với đặc tính CƠ KHÍ cứng ngắc, và  lối nhìn con người dưới dạng thức của một cái MÁY mà các hành động được định đoạt bởi các nguyên nhân có tính cách Vật Lý và Hóa Học.
Suốt cuộc đời, Carl Jung bi quyến rũ  bởi địa hạt Tâm Linh và Thần Bí  và cho rằng đó là khía cạnh quan trọng  nhất trong công trình sáng tác của ông.
Sở dĩ Jung chú tâm (một cách cố tình)  đến một địa bàn rộng lớn bao gồm nhiều lãnh vực và  nhiều truyền thống Tâm Linh khác nhau, bởi vì mục tiêu của Jung là thử đi tìm những Chân Lý CHUNG của cả Nhân Loại.
Jung tin rẳng đời sống Tâm Linh của một cá nhân có tính quan trọng bậc nhất trong tiến trình chữa trị. Ông cho rằng câu chuyện về đời sống cá nhân của một con người là điều quan trọng. Jung quan tâm và lắng nghe một cách cẩn thận những gì  bệnh nhân cảm thấy cần phải kể lại. Ông xem những chẩn đoán bệnh lý chỉ hữu ích đối với Bác Sĩ  chữa trị mà thôi, nhằm cung cấp cho Vị này một loại ‘Định Hướng nào đó’, chứ theo Jung, nó không giúp gì cho bệnh nhân.
Carl Jung sinh sống vào cuối thế kỷ 19, trong khoảng thời gian bắt đầu có nhiều thay đổi quan trọng  trong xã hội, nhất là ở lãnh vực Khoa Học. Thuyết Tiến Hóa của Charles Darwin (1809-1882) đang thách thức lối Suy Nghĩ của Tôn Giáo, khiến nhiều người đặt lại vấn đề đối với những gì được viết trong Kinh Thánh .
Sigmund Freud giúp mở rộng tầm nhận thức của người đồng thời về sư quan trọng của Vô Thức trong đời sống Tâm Lý của con người. Ngay cả cơ cấu xã hội cũng đang thay đổi, vì người ta bắt đầu sống trong những tập hợp nhỏ hơn, và đi tìm kiếm những Chân Lý MỚI cũng như  bắt đầu quan tâm đến việc ‘Tìm Hiểu Về Chính Bản Thân Mình’.
Trong suốt công trình của ông, Jung nhấn mạnh đến sư quan trọng của Vô Thức. Ông thường dùng từ ngữ ‘PSYCHE’  mà đối với Jung, bao gồm cả tiến trình Ý Thức lẫn Vô Thức. Mặt khác, từ ngữ ‘Mind’ được Jung sử dụng để chỉ các tiến trình của Ý Thức mà thôi. Jung vạch ra sư kiện sau đây  là tất cả những gì chúng ta lĩnh hội được đều được nhận biết và ‘phiên dịch’ bởi Trí Óc của chúng ta. Do đó, chúng ta không bao giờ biết một cách chắc chắn về những chân lý liên quan đến thế giới bên ngoài chúng ta.
 B) ‘TÂM LÝ HỌC PHÂN TÍCH’ LÀ GÌ ?
 ‘Tâm Lý Học Phân Tích’ là toàn thể ‘Hệ Tâm Lý’ mà Carl Jung đã phát triển trong suốt cuộc đời của ông. Những ý tưởng của Jung trong lãnh vực này đến từ nhiều nguồn khác nhau:
  •  - Từ gần 60 năm Kinh Nghiệm nghề nghiệp với các bệnh nhân
  • =  Từ việc cần cù nghiên cứu thế giới Nội Tâm, những Giấc Mơ, Cảnh Mộng, và Biểu Tượng của chính mình
  • - Từ việc đọc rất nhiều và rộng, đi du lịch nhằm khảo sát tỉ mỉ nhiều Huyền Thoại và Niềm Tin Tôn Giáo của nhiều nền Văn Hóa.
Jung trở nên quan tâm đến ý tưởng cho rằng có  một vài Chủ Đề CHUNG hiện hữu xuyên qua các Huyền Thoại và nội dung Văn Hóa của tất cả các Dân Tộc. Ý tường này dẫn đến sự khám phá ra ‘Vô Thức Cộng Thông’ (Collective Unconscious), một trong những chủ đề chính yếu trong học thuyết của Carl Jung.
‘Tâm Lý Học Phân Tích’ xuất hiện với nhiều khía cạnh chính yếu:
  • - Một phương pháp chữa trị nhằm Chữa không những Rối Loạn về Thần Kinh và Trí Óc, mà còn nhằm giúp những con người bình thường đạt được Quân Bình và ‘Tự Nhận Thức về chính bản thân mình’
  • - Một nỗ lực nhằm cung cấp một Bản Đồ về toàn thể Cơ cấu TÂM LINH của con người hầu hiểu rõ hơn cách thức hoạt động của cơ cấu này
  • - Sự khảo sát tỉ mỉ các khía cạnh sâu kín  của Tâm Lý con người qua việc nghiên cứu  các niềm tin Tôn Giáo, các giấc mơ, huyền thoại, biểu tượng và lãnh vực “Vượt Kinh Nghiệm Bình Thường” (‘PARANORMAL’) liên quan đến những sự việc không thể giải thích được bằng những phương pháp bình thường và khách quan.
    Jung đăt ra thuật ngữ “Tâm Lý Học Phân Tích” (=’Analytical Psychology’) vào khoảng năm 1913 nhằm phân biệt với hệ “Phân Tâm Học” (= ‘Psycho-Analysis’) của Sigmund Freud.
    Từ khi Jung qua đời vào năm 1961, công trình phân tích Cơ Cấu TÂM LINH của Jung được công nhận một cách rộng rãi như là một cái KHUNG Lý Thuyết có thể giúp ích trong việc nghiên cứu các vấn đề Tâm Lý. Tuy nhiên, chính Jung  cũng phải thú nhân rằng các ý tưởng của ông không phải dễ ‘nắm bắt’. Ông cũng đưa ra nhận xét là ông không thể cho rằng mình đã thành hình được một Lý Thuyết rõ ràng, sáng sủa. Và công trình của ông bao gồm một loạt ‘thăm dò’ hướng về cái KHUNG Lý Thuyết lý tưởng.
    Dẫu có những khó khăn như vừa đề cập ở trên, Jung vẫn khuyến khích chúng ta thể nghiệm việc đời với chính nó và nếu được, phát triển lối nhìn thấu thị bên trong lòng sự vật.
    Tuy nhiên, tới gần cuối đời, Jung cuối cùng đã chấp nhận thử đặt một số ý tưởng lại với nhau nhằm giúp những người bình thường hiểu được các Ý Tưởng của ông. Kết quả của nỗ lực trên là sư ra đời của tác phẩm ‘Man and His Symbols’ có thề dùng như bước khởi đầu tìm hiểu Học Thuyết của Carl Jung.
    Nội dung tác phẩm nhấn mạnh đến niềm thâm tín lâu đời của Jung rằng Thế Giới TÂM LINH của con người có một địa vị  quan trọng bậc nhất và phải đựợc nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh.
CARL JUNG VÀ ‘KHỦNG HOẢNG TUỔI TRUNG NIÊN’
C) KHỦNG HOẢNG TUỔI TRUNG NIÊN
Từ ngữ ‘Khủng Hoảng Tuổi Trung Niên’ (Mid-Life Crisis) hiện nay rất thịnh hành, nhất là đối với những người đứng tuổi mỗi khi gặp vấn đề liên quan ít nhiều đến Nội Tâm. Chính bản thân Carl Jung cũng từng trải qua loại Khủng Hoảng tương tự và ông đã sử dụng mọi phương tiện sẵn có trong tay để giải quyết vấn đề Tâm Lý hệ trọng này, cho mình trước tiên, và sau đó như một kinh nghiệm bản thân nhằm giúp người khác, bệnh nhân của ông hay không, vượt qua thử thách nội tâm quan trọng này.
Riêng Jung, “sau khi mối liên hệ giữa ông và Freud đổ vỡ, Jung bị vướng mắc vào tình trạng ‘suy trầm tâm lý’ kéo dài mà sau này Jung đặt tên là‘khủng hoảng tuổi trung niên’. Lúc đó, ông đang ở tuối 39, rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp cũ cắt đứt liên hệ với ông, và Jung cũng thôi không giảng dạy tại Đại Học nữa.
Jung cảm thấy mất định hướng và có cảm tưởng đang bị treo lơ lửng giữa trời và không tìm ra con đường đời đích thực của mình nữa. Phản ứng tức thời là Jung xây lưng lại với thế giới bên ngoài một thời gian và rút lui vào thế giới Nội Tâm của mình. Ông bắt đầu quan tâm đến các Giấc Mơ và những gì kích thích trí Tưởng Tượng không những của riêng ông mà còn của các bệnh nhân nữa.
Thật sự Jung không hiểu tại sao các Bác Sĩ lại bị ‘ám ảnh’ với việc đưa ra các chẩn đoán bệnh lý ‘chắc bắp’ mà không có vẻ quan tâm đến những gì bệnh nhân nói với họ.
D) SỰ QUAN TRỌNG CỦA HUYỀN THOẠI
Carl Jung đã quan tâm từ lâu đến vai trò của Huyền Thoại. Trong thời gian làm việc tại bệnh viện Tâm Thần Burghõlzli tại Zũrich, ông bắt đầu ý thức được rằng các chủ đề kiểu Huyền Thoại thường xuất hiện trong các giấc mơ và sinh hoạt tưởng tượng của người Điên.
Cách suy nghĩ của khoa Trị Liệu Tâm Thần đương thời cho rằng người ta mang theo cái phần còn lại của mỗi ngày – tức những hình ảnh bắt nguồn từ các kinh nghiệm hàng ngày mà Ý Thức đã quên, nhưng vẫn còn được giữ lại trong phần Vô Thức.
Riêng Jung bắt đầu tự hỏi rằng con người có thể mang thêm cái phần còn lại ‘Cổ Xưa’ (archaic) hay không – tức những mảnh vụn làm bằng những hình ảnh, ấn tượng, cảm giác…..kế thừa theo di truyền từ các thế hệ ‘cha ông’. Từ đó, Jung bắt đầu xây dựng lý thuyết của mình về Vô Thức Cộng Thông (collective unconscious) và Linh Tượng hay Sơ Nguyên Tượng (archetype).
Jung tìm ra những Điển Tích được kể lại trong Huyền Thoại như điểm quy chiếu về những vị Anh Hùng đã phải trải một cuộc hành trình vào ‘biển cả và đêm tối’ với đầy hiểm nguy đang chờ đợi. Đôi khi, vị Anh Hùng phải bị một con quái vật ‘nuốt chửng’ trước khi hồi sinh lại trong vinh quang.
Ý tưởng ‘huyền thoại’ này rất phù hợp với trạng thái Nội Tâm của Jung lúc này. Thực vậy, vào thời điểm đó, Jung có cảm tưởng đang sống thường trực dưới sức ép của nội tâm, có khi mãnh liệt đến nỗi ông nghĩ là mình đang trong trạng thái ‘nhiễu loạn tâm thần’ nghiêm trọng.
Tuy nhiên, đồng thời Jung cũng nhận thấy rằng các giấc mơ và cảnh mộng đang tràn ngập thế giới nội tâm của mình, bằng cách này hay cách khác có thể được móc nối với các Ý Tưởng mà các Huyền Thoại đã diễn tả, làm thành nội dung của điều mà Jung gọi là khả năng của Trí Tưởng Tượng trong việc sáng tạo ra các Huyền Thoại.
Theo Jung, các ‘ý tưởng tưởng tượng’ đó ở đâu cũng có, nhưng chính yếu ở đợt Vô Thức, nhưng thường gây ra sợ hãi và ngờ vực cho nhiều người khi chúng xuất hiện ở đợt Ý Thức. Trong khi đắm mình trong thế giới Vô Thức như vậy, để tránh những nguy cơ có thể xảy đến, Jung ý thức rằng ở mặt khác, ông cần phải tiếp tục một đời sống bình thường trong thế giới thực tế được sử dụng như đối trọng lại với những lần ông‘du ngoạn’ vào thế giới nội tâm.
Gia đình và công việc đóng vai trò của những cái Neo nhắn nhở Jung rằng ông là một con người thực sự và tránh cho ông tình trạng hoàn toàn ‘mất chân đứng’. Jung đi đến quyết định rằng đàng nào, ông cũng phải làm chủ tình thế, và bắt đầu nghiên cứu về khủng hoảng của chính bản thân mình với tư cách là bệnh nhân và bác sĩ trong cùng một lúc. Jung cảm thấy lạc lối nếu không có một cái khung để quy chiếu vào. Do đó, ông nhìn xung quanh để tìm kiếm phương tiện nhằm lập biểu đồ cho cuộc hành trình của chính mình.
D) SÁNG TẠO TRONG TRÒ CHƠI
Jung cố nhớ lại tất cả các chi tiết của thời thơ ấu hầu cố tìm cho ra lý do có thể giải thích các nhiễu loạn tâm lý hiện tại của mình. Ông thực hiện điều trên hai lần, nhưng hình như không đi tới  đâu. Cuối cùng, Jung quyết định là sẽ tránh bớt óc phân tích và sẽ tuân theo các thôi thúc của chính Vô Thức của mình. Và điều này đã mang lại những kết quả đáng lưu ý.
Điều đầu tiên đến trong đầu Jung hình như là ký ức về một điều mà ông say mê khi mới mười tuổi. Jung đã dùng những cục đá và không ngừng xây nhà, lâu đài, thành quách và làng mạc. Khi ký ức trào vọt, Jung cảm thấy rất là xúc động và hưng phấn, và ông quyết định diễn lại giai đọan thơ ấu bằng cách miệt mài trong các trò chơi tượng tự. Lúc đầu, Jung cảm thấy tự ý thức được về mình, nhưng không lâu sau, ông nhận thấy đây là một cách thức tốt đẹp để thực sư trở lại tiếp cận với bản chất đích thực của mình vào lứa tuổi này.
Jung thu nhặt những cục đá phù hơp với mục tiêu của mình và bắt đầu xây. Jung xây nhiều mái nhà tranh, một lâu đài, một cái làng và một nhà thờ, nhưng ông do dự trong việc đặt một bàn thờ thật sự trong lòng nhà thờ. Rồi một ngày kia, khi đi dạo gần một cái hồ, ông kiếm ra được một cục đá nhỏ màu đỏ hình chóp với dáng hoàn hảo chiều cao cỡ 4 cm. Jung rất vui mừng vì biết đây là bàn thờ của nhà thờ của mình. Khi ông đặt vào đúng chỗ của nó, Jung chợt nhớ lại giấc mơ ông có hồi còn rất nhỏ tuổi về một ông Thần kỳ lạ ngồi trên ngai vàng của mình nằm dưới lòng đất qua hình ảnh của một cái Dương Vật. Jung cảm thấy cực kỳ thỏa mãn bởi điều này.
Từ đó, mỗi chiều, Jung bày trò chơi và chơi cho đến khi bệnh nhân đếnn , và sau đó tiếp tục chơi cho đến tối. Trong suốt cuộc đời còn lại, Jung sử dụng trò chơi sáng tạo loại này như là một phương tiện chữa trị vô giá.
THĂM DÒ THẾ GIỚI TÂM THẦN
Mỗi khi bàn về thế giới Tâm Thần (Psyche), Jung muốn nói đến toàn bộ tâm trí hay tinh thần của con người về cả hai mặt Ý Thức và Vô Thức. Ông nhìn tâm thần như là một tiến trình hơn là một vật thể và nó luôn luôn kiếm tìm sự tăng trưởng và viên mãn. Phải tránh lẫn lộn tâm thần của một cá nhân với Đại Ngã (Self) là mục tiêu, trung điểm của ‘vòng tròn huyền diệu (mandala) mà tâm trí con người luôn luôn kiếm tìm và hướng tới. Phong cách của một người ở đợt Ý Thức sẽ được quân bình bởi Vô Thức của chính người đó bằng các phương tiện như giấc mơ, những hình ảnh tự phát, sự lở lời…vvv…Nếu thông điệp của Vô Thức bị đương sự ‘phớt lờ’, thì sẽ xảy ra chứng thác loạn thần kinh, và ngay cả các chứng bệnh về thể xác.
TIỀM THỨC CÁ NHÂN
Thật ra, quan niệm về ảnh hưởng của Tiềm Thức, Vô Thức trên lối hành xử của chúng ta không phải là điều mới mẻ vì từ lâu người ta đã biết điều này. Nhưng trước Freud, người ta không chú ý lắm, ngay cả ‘phớt lờ’ các tác động của Vô Thức. Công trình của Freud khiến người ta ý thức hơn về vai trò của Vô Thức và cách thức mà nó tác động trên đời sống, sinh hoạt của người lớn cũng như của đứa trẻ tuổi đang lớn. Freud tin rằng tiếp cận với Vô Thức và các ký ức  bị ‘đè nén’ sẽ giúp ích cho việc chữa trị các chứng thác loạn tâm thần.
Freud là một ‘tín đồ thuần thành’ của chủ nghĩa Cơ Giới (mechanist) và ông luôn tỏ ra nghiêm chỉnh trong việc áp dụng phương pháp Khoa Học trong công việc của mình, trong khi Jung không ngừng quan tâm đến khía cạnh tâm thần ‘vượt bình thường’ (paranormal) của trí óc con người. Sự khác biệt này là một trong những yếu tố then chốt gây ra sư rạn nứt trong mối quan hệ giữa Freud và Jung. Giống như Freud, Jung tin rằng Vô Thức có một tầm ảnh hưởng rất lớn , nhưng lối nhìn của Jung về Vô Thức rất khác xa Freud. Theo Jung, ảnh hưởng của Freud trên lối suy tư đương thời biến Vô Thức thành môt ‘đống rác rưởi’ tâm thần. Đối với Jung, nội dung của Vô Thức phong phú hơn vậy nhiều. Nó chứa đựng tất cả mọi khía cạnh của bản tính con người, ‘sáng và tối, xinh đẹp và xấu xí, tốt lành và xấu xa, thâm trầm và ngờ nghệch’. Khám phá lớn của Jung giúp ông khai phá một lối tiếp cận hoàn toàn mới đối với ngành Tâm Lý học với chủ trương rằng ” cũng như nội dung của Ý Thức có thể biến mất trong lòng Vô Thức, thì nội dung mới khác chưa bao giờ được Ý Thức biết đến cũng có thể bắt nguồn từ chính Vô Thức. Nói một cách khác, Vô Thức không phải chỉ là một ‘đống rác rưởi’ tâm thần , mà trái lại nó vô cùng huyền bí và chứa đầy những hạt mầm cho những biến cố và dự kiến trong  tương lai cũng như  đến từ quá khứ… Không những nó có khả năng đón chờ tương lai cũng như trở lại với quá khứ , Vô Thức còn vượt qua các ranh giới của cá nhân để tiến vào thế giới của Vô Thức Cộng Thông (collective unconscious)
Thái độ thù nghịch của Freud đối với các hiện tượng ‘vượt bình thường’ (paranormal) khiến  cho Jung phát cáu, vì theo Jung, đó lả một thái độ hẹp hòi, hạn chế trong việc tìm hiểu về thế giới Tâm Thần. Mục tiêu của Jung là nghiên cứu tìm hiểu các khía cạnh phong phú và lắm vẻ của cả Tiềm Thức cá nhân lẫn  Vô Thức Cộng Thông, mặc dầu ông công nhận đó quả là một công việc to lớn đồ sộ.
Một buổi tối, Jung đến thăm Freud và hỏi ý kiến của Freud về các hiện tượng ‘điềm báo trước’ (precognition) cũng như về ngành Tâm Lý học chuyên về những cái ‘vượt bình thường’ (parapsychology) một cách chung chung. Freud trả lời một cách vắn tắt với thái độ dửng dưng và Jung cảm thấy ông phải cố gắng dằn lòng lại nhằm che dấu sự bực tức của mình. Trong khi thực hiện điều đó, Jung cảm thấy vòng cơ hoành của mình ở bụng trở nên  nóng hổi và theo sau là một tiếng nổ lớn trong tủ sách của Freud nằm ở cạnh đó, khiến cho hai người nhảy nhổm lên. Jung tuyên bố đó là một thí dụ về hiện tượng xúc tác được thể hiện ra bên ngoài. Freud chế giễu ý tưởng đó, nhưng Jung cãi lại và báo trước cho Freud biết là sẽ có một tiếng nổ lớn thứ hai nhằm bảo vệ quan điểm của mình. Điều đó xảy ra tức khắc sau đó khiến cho Jung cảm thấy mãn nguyện còn Freud thì tỏ ra kinh ngạc.
VÔ THỨC CỘNG THÔNG
Mối quan tâm của Jung đối với Vô Thức Công Thông (collective unconscious) bắt nguồn từ công việc mà Jung thực hiện với các bệnh nhân tâm thần  cũng như từ cuộc ‘khủng hoảng tuổi trung niên ‘ của chính mình. Jung khám phá ra rằng tâm trí con người  tạo ra những biểu tượng và hình ảnh được nhìn nhận một cách phổ quát, mà ông đặt tên là ‘Archetype’ (= linh tượng hay sơ nguyên tượng). Vô Thức Cộng Thông xuất hiện dưới 2 khía cạnh chính yếu là :
- Sơ Nguyên Tượng (archetypes)  giúp mặc một hình thái cho sự hiểu biết của chúng ta  về các Ý Tưởng vô thức.
- Bản Năng (instincts)là những thúc đẩy sinh lý bẩm sinh xác định thái độ và hành vi của chúng ta như chẳng hạn  sự thúc đẩy do tình dục, do đói ăn, do tính gây hấn.
Trên đây là hai yếu tố cấu thành thuộc Vô Thức Công Thông vì chúng hiện hữu một cách độc lập đối với tâm trí của một cá nhân  và chứa đựng những khía cạnh bẩm sinh được thừa nhận môt cách  phổ quát.
SƠ NGUYÊN TƯỢNG
Theo Jung, Sơ Nguyên Tượng(archetype) thông thường có tính cách Tôn Giáo trong bản chất và thường đi đôi với một bầu khí Thần Bí tức như có sự hiện diện của Thần Linh. Làm bằng những hình tượng và không hiện hữu dưới dạng thái vật thể trong thế giới vật chất, điều này không có nghĩa là Sơ Nguyên Tượng không có một thực thể riêng biệt tự thân của chúng. Một thí dụ thích hợp về Sơ Nguyên Tượng là Philemon, vị hướng đạo tinh thần của Jung và là một Sơ Nguyên Tượng về nhà Hiền Triết. Các dân tộc khác nhau hình thành những hình ảnh về Sơ Nguyên Tượng khác nhau tùy theo bầu khí Văn hóa mà họ đang sinh sống. Nếu một mặt các hình tượng của Sơ Nguyên Tượng khác nhau thì mặt khác, Sơ Nguyên Tượng tự thân lại giống nhau. Mọi người đều cảm thấy thân thuộc với các hình dáng Sơ Nguyên Tượng có khuynh hướng xuất hiện trong các huyền thoại và truyện thần tiên. như sơ nguyên tượng về người phụ nữ cao niên, về kẻ lừa gạt, người trẻ tuổi, kẻ khờ dại…vvv…
BẢN NĂNG 
Theo Jung, Văn Minh bó buộc chúng ta phải rời xa các Bản Năng cơ bản của mình, nhưng không vì vậy mà tất cả bản năng của chúng ta đều phải  biến đi mất. Vì các bản năng thường bị đè nén, nên chúng có khuynh hướng xuất hiện một cách gián tiếp qua hình thái của một chứng thác loạn thần kinh hay một loại tính khí kỳ quặt của một cá nhân. Chúng cũng có thể  xuất hiện với những hình ảnh trong giấc mơ hoặc qua những lúc lở lời hoặc đảng trí.
Jung muốn vượt qua quan niệm về sự hiện hữu riêng biệt của những bản năng khác nhau như  các bản năng đói, tình dục, gây hấn. Jung cho rằng lối tiếp cận trên quá cụ thể và sẽ có ích hơn nếu chúng ta xem tất cả các bản năng khác nhau như những biểu hiện khác nhau của một năng lượng tâm lý duy nhất. Jung gọi năng lượng này là ‘libido’ mà ông so sánh với năng lượng vật lý nơi đây sức nóng, ánh sáng và điện lực chỉ là những khía cạnh khác nhau của năng lượng vật lý duy nhất. Quan niệm ‘libido’ của Jung khác với Freud vì từ ngữ ‘libido’ được Freud xử dụng để chỉ bản năng tình dục mà thôi.
Xem tiếp...