Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

BÀI VIẾT HAY 4

(Chép lại từ tinnhanhnghean.com)

 

 Chuyện tình cổ tích của chàng trai bại liệt toàn thân

 
Không ai có thể ngờ được rằng anh lại có một chuyện tình như mơ với một cô kế toán trẻ trung, xinh đẹp.
Ước mơ vượt lên trên số phận
Vốn là một cậu bé tinh nghịch, hiếu động, ham học hỏi như bao đứa trẻ khác cùng trang lứa trong cái tuổi ngày ngày cắp sách đến trường. Thế nhưng, Nguyễn Bá Kỳ (SN 1990) trú tại xóm 18, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã không may bị bệnh viêm đa khớp hành hạ. Để rồi, bỗng một ngày vào năm 2002, em không còn khả năng đi lại bình thường như các bạn nữa.
Sinh ra trong một gia đình nông thôn nghèo, để có tiền chữa bệnh cho em bố mẹ đã phải vất vả, cật lực chạy đôn chạy đáo lo cho đứa con trai duy nhất của gia đình. Vậy mà bất hạnh nối tiếp bất hạnh, bệnh của em không những không khỏi mà còn ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Và trong cái lúc mà em nằm liệt trên giường bệnh thì ở nhà bố em lại đột ngột qua đời do tai biến mạch máu não.
Nguyễn Bá Kỳ vẫn hăng say làm việc hằng ngày bên chiếc máy vi tính đặt sát giường.
Sống trong cảnh mẹ góa con côi, bà Phạm Thị Thu (52 tuổi) đành cắn răng đi vay mượn khắp nơi để đưa Kỳ đi chữa bệnh. Hết bệnh viện tỉnh rồi ra Hà Nội, thế nhưng, Kỳ vẫn mãi mãi không còn có cơ hội đứng dậy như người bình thường, hết ngày này qua ngày khác em đều gắn mình với chiếc giường.
Mọi sinh hoạt cá nhân đều phải dựa dẫm vào người mẹ, người chị. Kỳ tâm sự: "Nhìn mẹ và chị gái quá vất vả vì mình, em thấy cuộc sống này không còn có gì níu giữ nữa, nên đã nhiều lần tìm đến cái chết. Nhưng trước sự van nài của mẹ, em lại không đành lòng. Mẹ đã nói với em, mẹ sống được là vì các con, nếu các con không còn thì mẹ sống còn có ý nghĩa gì nữa. Cho dù con có nằm đó nhưng mẹ cũng thấy vui rồi. Và thế là em lại quyết tâm sống và sống có ích. Thôi thì trời cho sao thì mình sống vậy!".
Ước vọng sống của Kỳ mãnh liệt hơn sau một lần em được đọc một bài viết về Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng vào năm 2005: "Đó là một tấm gương quá lớn đối với em. Từ đó em nhìn anh Hùng để sống và cũng mơ ước có một chiếc máy vi tính để có thể làm được những điều như anh ấy đã làm. Nhưng khi đó với điều kiện của gia đình em thì lấy đâu ra tiền?" - Kỳ tâm sự.
Mãi cho đến năm 2009, một nhà hảo tâm giấu tên đã mang đến cho em một niềm vui bất ngờ. Em được tặng một chiếc máy vi tính mà em đã ao ước suốt 5 năm ròng. Đó cũng là chiếc cầu nối duy nhất giữa một chàng trai bại liệt toàn thân với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với những người cùng cảnh ngộ. Với ước mơ làm được điều gì đó cho bản thân, để giúp đỡ gia đình theo tấm gương của người anh thần tượng, Kỳ nhanh chóng học cách đánh bàn phím ảo chỉ bằng ba ngón tay còn hoạt động được. Gia đình quá nghèo không có điều kiện để nối mạng Internet, nên phải mất một năm sau đó, bà Thu mới có thể cố gắng hết sức mình đáp ứng nguyện vọng của con.
Sau khi đọc trên mạng, em biết có rất nhiều người cùng cảnh ngộ với mình đã và đang sống trong tự ti, mặc cảm trước số phận bất hạnh của mình. Em mong muốn làm được điều gì đó giúp họ. Với sự giúp đỡ của một người bạn ở trong Sài Gòn, tháng 8/2011, Kỳ đã lập hẳn một diễn đàn dành riêng cho những người khuyết tật mang tên "caunoinguoikhuyettat.com". Diễn đàn này của Kỳ nhanh chóng được rất nhiều người khuyết tật trên cả nước tham gia truy cập và chia sẻ.
Tổ ấm nhỏ của Kỳ luôn đầy ắp tiếng cười.
Chuyện tình có một không hai
Từ sau khi trang web ra đời, đã có rất nhiều người liên lạc với Kỳ, đặc biệt hơn trong số đó có Phan Thị Nga (SN 1990), một cô sinh viên kế toán của trường Đại học Thành Đô (Hà Nội), quê ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) - là cô gái đã dám vượt qua tất cả để trở thành vợ của Kỳ bằng tình yêu bất diệt. "Sau khi diễn đàn được thành lập khoảng gần một tháng thì em vô tình biết đến diễn đàn và quyết định gọi điện cho chủ nhân của nó. Chúng em nói chuyện điện thoại rất nhiều lần và dường như không biết chán. Có khi em và anh ấy nói chuyện qua điện thoại từ đầu giờ tối cho đến tận 3h đêm. Càng nói lại càng thấy hiểu và đồng cảm với nhau hơn. Em thấy mình dần dần yêu anh ấy lúc nào không hay. Đến tháng 12/2011, khi cảm thấy mình không thể sống thiếu anh ấy được nữa, em đã quyết định về gặp mặt anh ấy". Nga ngồi bên nhìn chồng âu yếm tâm sự.
Nga cũng là một cô gái kém may mắn khi vào năm hai tuổi, sau một lần ngã, cánh tay trái bị thương nặng và gần như không thể hoạt động được nữa. Tuy vậy, sống trong tình yêu thương đùm bọc của gia đình cô đã quyết tâm học tập. Đang là một cô sinh viên kế toán lại có công việc ổn định chốn đô thành, ấy thế mà Nga lại quyết tâm bỏ dở giữa chừng để kết duyên với một chàng trai tật nguyền ngay cả việc sinh hoạt cá nhân cũng không bao giờ tự mình làm được.
Khi nghe Nga kể về hoàn cảnh của Kỳ với gia đình, đồng thời tỏ ý muốn làm vợ anh. Gia đình cô đã hết sức bất ngờ và cật lực phản đối vì sợ cuộc đời con gái sẽ sống trong cảnh bất hạnh. Thế nhưng, với tình yêu mãnh liệt dành cho nhau, Nga đã quyết tâm thuyết phục bố mẹ cho bằng được để đến với chàng trai Nguyễn Bá Kỳ.
Bị khuất phục trước tình yêu của cô con gái, gia đình Nga đành chấp nhận chúc phúc cho hai con bằng việc một lễ cưới "lạ" đã được tổ chức vào ngày 22/4/2012. Bởi trong đám cưới, người đón dâu không phải là chú rể mà chỉ là một phù rể thay thế. Và cũng bởi, trong đám cưới lạ lùng ấy, mọi việc cô dâu đều là người chủ động và tự tay làm, còn chú rể nằm yên trên chiếc xe đẩy cười rạng rỡ và cất cao tiếng hát hạnh phúc.
Gần như khóc vì hạnh phúc khi nhìn cô con gái đang bế trên tay, Nga nghẹn ngào: "Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng chúng em cảm thấy mãn nguyện với hạnh phúc mình có được. Bảo Yến ra đời đã minh chứng cho tình yêu của em và anh ấy. Em chưa bao giờ hối hận về quyết định bỏ lấy tấm bằng đại học để gắn cuộc đời mình với Kỳ. Hạnh phúc lúc này thật sự không gì có thể diễn tả được, em có một người chồng yêu em, một cô con gái bụ bẫm, đáng yêu. Lại có thêm một người mẹ, người chị thương yêu em hết mực. Và hơn nữa là bố mẹ và các anh chị em bên gia đình em bây giờ cũng hết sức ủng hộ và giúp đỡ vợ chồng em. Bây giờ em không mong muốn gì hơn là cả nhà luôn khỏe mạnh, gắn bó yêu thương nhau. Cuộc sống như này thật sự đã quá mãn nguyện".
Bà Phạm Thị Thu vui mừng với hạnh phúc của hai con nói trong nước mắt: "Lúc Nga sinh con, rất nhiều người đã đến xem chật kín khi nghe tiếng khóc của cháu. Bởi họ nghe nói đó là con của người khuyết tật. Thế nhưng, thật may mắn, Bảo Yến sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, bụ bẫm và đang lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu thương của ông bà, cha mẹ. Gia đình tôi hoàn toàn bất ngờ, không dám tin đây là sự thật!".   
Hồng Diệp - My Khánh

Nguồn tin: Nguoiduatin.vn
Xem tiếp...

VĨNH CHÀO BẠN

                   
                         (Buồn lắm, ơi bạn K.D!)
   
Hôm qua họp lớp vui ghê
Hoa khôi một thuở, bạn bè gặp nhau
Bạc đầu cười ghẹo bạc đầu
Ra về, ánh mắt tìm nhau chào về...

Thế mà đã vội tái tê
Bạn mất đột ngột, dầm dề tiếc thương
Ôi, tạo hóa! Ôi, vô thường!
Kẻ đi người ở, biết chừng nào nguôi!?
Thời gian trôi, thời gian trôi,..., thời gian...trôi...

                                              Trần Hạnh Thu

 



Xem tiếp...

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

BÀI VIẾT HAY 3

(Chép lại từ KIENTHUC.NET.VN)


Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (1)

(Kienthuc.net.vn) - Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Phạm Thức, sự thật về hòn đá lạ ở Đền Hùng đã được phơi bày. 
Bắt đầu từ ngày 19/3/2013, rất nhiều bài viết về hòn đá lạ ở Đền Hùng với nghi ngờ đó là vật trấn yểm của người Tàu. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Phạm Thức đã gửi đến tòa soạn những nghiên cứu của ông về vấn đề này.  

Không phải bùa của Việt Nam

Đại tá Nguyễn Minh Thông - người đặt hòn đá bí ẩn, trong thư gửi lãnh đạo tỉnh Phú Thọ để giải thích có viết: "Các đạo sĩ cao tăng của Nguyên - Mông đã sang Đền Hùng yểm bùa, nội dung là đánh đổ Đức sáng Vua Hùng. Tôi đã lên kế hoạch tìm một viên đá ngọc xanh để tiếp nhận năng lượng của tinh tú, trời đất nhằm hóa giải bùa yểm của Phương Bắc và mang nhiều tốt lành cho Đền Hùng, cho Phú Thọ và cho các tỉnh khác cũng hưởng phúc này theo năm tháng...".

Trong thư ông còn giải thích: Đây là Trận đồ Bát quái của Phật Tổ Như Lai dựa trên Trận đồ Bát quái của Đức Thánh Trần đánh quân Nguyên - Mông, lấy trong Binh Thư Yếu Lược. Mặt trước, phía trên lá bùa có dấu ấn của Vua Hùng, có các dòng chữ  Phạn là mật chú của Mật tông Ấn Độ nhằm tăng độ linh cho Phật để giải bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân. Vì phải có linh khí của Phật và linh khí của Đức Thánh Trần thì mới đủ mạnh để hóa giải được bùa Phương Bắc và phù hộ cho nhân dân được...".

Trước tiên tôi khẳng định một cách chắc chắn là: Hai lá bùa khắc vẽ trên hai mặt của hòn đá đặt trong Hậu cung Đền Thượng của Đền Hùng, là bùa có xuất xứ từ Trung Quốc, chứ không phải bùa của Việt Nam và hình vẽ trên mặt hòn đá đó là hình vẽ của Trung Quốc, chứ không phải là hình đồ Bát quái của Đức Thánh Trần như trong thư đã nói. Nội dung đích thực của các chữ Hán, chữ Phạn vẽ trên lá bùa khác với nội dung đã giải thích trong thư, cũng không phải để tăng độ linh cho Phật và cho Đức Thánh Trần. Nguyên tắc công dụng của bùa yểm là: Bùa của ai thì phù hộ cho người đó, bùa xấu thì làm hại đất nước và con người ở nơi bị yểm bùa. Bùa của Trung Quốc thì có lợi cho Trung Quốc và có hại cho ta.


Thời vua Hùng dùng chữ Việt cổ - Khoa đẩu

LÁ BÙA Ở MẶT TRƯỚC HÒN ĐÁ. Đây là hòn đá ngọc xanh có hình giống quả xoài, cao 0,83m, kể cả chân đế cao 1,46m. Khẳng định lá bùa vẽ trên hòn đá là lá bùa Trương Thiên Sư của Trung Quốc, lấy trong sách Bao La Vạn Hữu, trang 38, nhà xuất bản Thiên Bảo Lầu, ấn hành năm Ất Hợi-1995 ở Hồng Kông.

Phần trên của lá bùa có khắc một con dấu vuông màu đỏ, có bốn chữ Hán 祖王赐福TỔ VƯƠNG TỨ PHÚC (Vua Tổ ban phúc), ông Thông, người đặt hòn đá bí ẩn này nói đó là con dấu của Vua Hùng. Đây là sự bịa đặt hoàn toàn, báng bổ Tổ tiên và xuyên tạc lịch sử! Vì lúc đó Vua Hùng dùng chữ Việt cổ là chữ Khoa đẩu. Trung Quốc chưa đô hộ nước ta, làm gì có con dấu khắc bằng chữ Hán!?.

Sau khi triều đại Hùng Vương (2878TCN - 258TCN) suy vong, Thục Phán lên ngôi đổi tên nước là Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, trị vì được 51 năm, tức đến năm 207 TCN, Triệu Đà (256TCN - 136TCN) mới sang xâm chiếm nước ta và mang chữ Hán sang. Người cho khắc bốn chữ Hán trên hòn đá đó là người không thông thạo Hán ngữ. Nếu nói vua ban phúc thì không dùng chữ TỨ , vì ngày xưa nếu cho tiền bằng vỏ sò hoặc vua ban cái chết thì dùng chữ TỨ. Chỉ những người không thông thạo Hán ngữ thì dùng lộn xộn chữ này. Nhưng nếu cho bằng vàng bạc hoặc ban phúc, ban chức tước thì dùng chữ TÍCH .
(còn tiếp)



Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (2)

(Kienthuc.net.vn) - "Việc chuyển lá bùa của Nguyên - Mông, vào lưu giữ ở Bảo tàng Hùng Vương, chẳng khác nào chủ nhà thấy kẻ cắp trên bàn thờ thì mời xuống ngồi phòng khách xơi nước". 
Bùa giải tai ách cho cá nhân
Bên phải của lá bùa có 5 chữ Hán 百解消灾符 BÁCH GIẢI TIÊU TAI PHÙ, nghĩa là "Bùa giải trăm tai ách". Nhưng ông Thông - người đặt hòn đá lại dịch là: "Bùa giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân".

Làm gì có 8 chữ hóa, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân ở trong 5 chữ Hán trên mà ông lại dịch thêm vào cho quan trọng hóa theo ý đồ riêng của mình? Rõ ràng đây là lá bùa chỉ cầu giải trăm điều tai ách thôi, mà ám chỉ là cho cá nhân. Tại sao ông lại cố tình thêm chữ và dịch sai để cho thêm phần linh thiêng và vì nhân dân, để lừa dối người khác là có ý gì? Năm chữ Hán trên là tên của lá bùa ở mặt chính hòn đá, nhưng tại sao lại coi nó là phụ và đặt úp mặt lá bùa này vào trong tường. Phải chăng có ý đồ gì ở đây?

Phần chính giữa của lá bùa có hai chữ Hán viết theo kiểu thư pháp cuồng thảo. Đó là hai chữ VĨNH THỌ 永寿, nghĩa là Sống thọ mãi mãi. Rõ ràng lá bùa mặt ở trước của hòn đá có nội dung là: "Cầu được giải trừ trăm hạn ách, tội nặng, cầu trường thọ khỏi chết yểu, cầu xua đuổi tà ma và cầu quan chức đang không được toại ý", chứ không phải như tác giả hòn đá đã giải thích là để tăng hào quang cho Phật, cho Đức Thánh Trần để hóa giải lá bùa của Phương Bắc đã trấn yểm ở Đền Hùng và phù hộ cho nhân dân. Lá bùa của Trung Quốc tiếp nhận năng lượng là để tăng hào quang và công năng cho họ, để làm hại cho ta, do vậy không thể nói nó tăng hào quang cho Phật, cho Đức Thánh Trần được?

Bên trái lá bùa có dòng chữ Phạn chạy dọc xuống, đọc là: "Úm, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha". Đây là một nửa của câu trì chú hay nhất trong Kinh Phật Mẫu Chuẩn đề. Toàn văn câu trì chú đó như sau: "Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm, đát diệt tha: Úm, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha". Nghĩa của câu trì chú này là: "Thỉnh cầu được giảm trọng tội, cầu trường thọ cho chúng sinh có số yểu mạng và xua đuổi tà ma, cầu quan chức không được toại ý". Nhưng tác giả hòn đá lại giải thích là làm tăng độ linh, tăng độ uy cho Phật Tổ và Đức Thánh Trần.

Lá bùa mặt sau hòn đá.

Bịa đặt và xuyên tạc lich sử

LÁ BÙA Ở MẶT SAU CỦA HÒN ĐÁ, nhưng lại cố ý xoay ra phía trước, nhìn thẳng hướng chính Nam. Trong thư giải thích đây là "Trận đồ Bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai dựa trên trận đồ Bát quái của Đức Thánh Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên - Mông.". Giải thích như vậy là bịa đặt trắng trợn, xuyên tạc lịch sử!

Trận đồ Bát quái là sản phẩm của Kinh dịch Trung Quốc, do Gia Cát Lượng sáng tạo ra, sao lại gán cho Phật Tổ Như Lai? Nhưng nếu là của Phật Tổ Như Lai thật đi chăng nữa, thì Phật Tổ làm sao dựa vào trận đồ của Trần Hưng Đạo mà vẽ ra được, vì Phật Tổ có trước Trần Hưng Đạo! Trận đồ Bát quái của Gia Cát Lượng là trận đồ dùng ngựa, đánh kỵ binh trên bộ. Còn trận đồ của Trần Hưng Đạo là trận đồ dùng thuyền, thủy chiến ở sông Bạch Đằng. Trận đồ ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông là trận đồ phản công, chứ không phải trận đồ nghênh chiến. Khác nhau một trời một vực. Kiến thức quân sự sơ đẳng như vậy ai cũng biết, sao lại cố tình gán ghép?

Thực tế, trận đồ trên hòn đá lạ đích thực là Trận đồ Bát quái Kỵ binh thứ 20 của Gia Cát Lượng 诸葛亮八卦骑兵二十图阵bài binh bố trận để ứng chiến với Kỵ binh của Tào Ngụy do Tư Mã Ý chỉ huy. Vậy ý đồ của người đặt hòn đá ở đây và ngụy biện nói đó là Trận đồ của Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên - Mông là có ý gì?

Trong thư giải thích cũng có nói là đã bỏ lá bùa của Nguyên - Mông yểm ở Đền Hùng, nhưng lại thay vào đó lá bùa của Trung Quốc thời nay, công lực mạnh hơn, thâm hiểm hơn! Chính vì thế mà cố ý quay mặt lá bùa này ra ngoài, nhìn về hướng Nam!

Trong thư cũng nói các đạo sĩ cao tăng Nguyên - Mông đã yểm bùa ở Đền Thượng Đền Hùng từ thời Nhà Trần. Nhưng ông Dương Trung Quốc, nhà nghiên cứu lịch sử hoài nghi: "Đã có tổ chức có uy tín nào đã kết luận khách quan và khoa học điều này hay tự  biên, tự diễn"? Rồi lấy đó là cái cớ để đưa bùa mới lên yểm Đền Hùng. Nếu là bùa của Nguyên - Mông, sao không tiêu triệt, hóa giải và phá hủy lá bùa đó đi, mà còn đưa nó vào lưu giữ ở Bảo tàng Hùng Vương, chẳng khác nào kẻ cắp ở trên bàn thờ mời xuống ngồi phòng khách xơi nước, như vậy nó vẫn còn ở trong nhà mình cơ mà!

Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (3)

(Kienthuc.net.vn) - Những nội dung trên lá bùa - hòn đá lạ ở Đền Hùng có vẻ vụng về nhưng che giấu bên trong là âm mưu bành trướng của nước lớn nhằm trấn áp nước ta. 
Dốt Hán cổ nhưng thích chơi chữ
Bên trái lá bùa chạy dọc từ trên xuống có dòng chữ Hán 原水陈固星古佛 NGUYÊN THỦY TRẦN CỐ TINH CỔ PHẬT. Người am hiểu sẽ thấy câu này viết sai chữ. Nó sai cả chính tả và sai cả ngữ pháp Hán ngữ. Người viết thiếu hiểu biết nhưng lại thích chơi chữ Hán cổ nên câu rất tối nghĩa. Nếu nói đến Nguyên - Mông thì không dùng chữ nguyên 原 này, mà dùng chữ Nguyên 元 là Nhà Nguyên này mới đúng.

Có lẽ tác giả muốn viết là Trần đồ 陈图 (chỉ trận đồ của Trần Hưng Đạo), nhưng khi dịch đã bỏ đi chữ Trần 陈, còn chữ đồ 图 lại viết sai thành chữ cố 固 (chữ cố trong cố chấp, cố định, cố nhiên).

Ghép 7 từ này vào không ăn nhập, không liên quan gì về ngữ nghĩa với nhau, dịch là: "Nguyên thủy trần cố sao Phật cổ" - câu này không có nghĩa. Trong câu 7 chữ Hán trên không có 4 chữ trận 阵, chữ đồ 图, chữ thiên 千 và chữ cầu 求. Thế nhưng, người đặt hòn đá khi dịch đã cố ý thêm 4 chữ đó vào và bỏ hẳn đi chữ Trần 陈 (là họ Trần), rồi dịch bịa là: "Nguyên thủy trận đồ Thiêu tinh cầu Phật". Lỗi này, nếu không phải là trình độ Hán ngữ thấp kém, thì là cố tình bịa đặt. 

Che giấu trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng

Bốn chữ Nho ở mé trái đọc là CỬU TINH CỔ PHẬT 九星古佛. Nghĩa là Chín sao Phật cổ, Phật không phải là nhà chiêm tinh, cũng không phải là thầy tướng số, sao gán cửu tinh cho Phật? Như vậy, bốn chữ đó cũng chẳng có ý nghĩa gì, chỉ để lòe thiên hạ và làm rối mắt.

Ở giữa lá bùa có hai vòng tròn có tia phát sáng, bên trong có chữ Vạn của nhà Phật, nghĩa là tốt lành. Hai vòng tròn đó là mặt trời, mặt trăng, tức là 日Nhật Nguyệt 月. Ghép hai chữ nhật, nguyệt vào thành chữ 明 Minh, tức là nhà Minh. Ở Trung Quốc nói đến Đường 唐, đến Minh 明 là chỉ Trung Quốc. Hóa ra mời Trung Quốc ngự trong lá bùa đó à? Rồi thêm vào đó nhiều chi tiết, nhiều chữ Vạn và chữ Hán vô nghĩa, để làm tăng thêm sự khác biệt, làm hoa mắt mọi người, để không nhận ra Trận đồ Bát quái của Gia Cát lượng.

Nhưng hai trận đồ này, một đằng dùng ngựa trên bộ, một đằng dùng thuyền dưới nước đánh nhau, một đằng là nghênh chiến, một đằng là truy kích địch, làm sao có thể giống hệt nhau?

Như vậy, việc nói đây là trận đồ của Trần Hưng Đạo là râu ông nọ cắm cằm bà kia, là lừa dối nhân dân, xuyên tạc lịch sử, lừa dối cả Đức Thánh Trần, lừa dối Vua Hùng và Phật Tổ Như Lai.

Trận đồ Bát quái của Gia Cát Lượng.  

Hiểu sai Lục tự chân ngôn Phật giáo

Dòng chữ Phạn chạy dọc bên phải lá bùa mặt sau hòn đá là câu chú của Phật giáo Mật Tông đọc là: "Úm lam, úm si-lâm, Úm ma ni bát mê hồng". Đặc biệt là sáu chữ Úm ma ni bát mê hồng là Lục tự chân ngôn của Phật giáo Mật tông.

Người đặt hòn đá đã giải thích rằng: "Bùa này làm tăng hào quang của Phật và tăng độ linh, độ uy của Phật..." hoàn toàn không phải như vậy. Đây là câu trì tụng để Phật tử cầu Phật trừ tà ma, cầu bảy đời dòng họ được giải thoát khổ đau, bệnh tật, cầu vĩnh viễn thoát vòng sinh lão bệnh tử.

Các câu trì tụng trên đây là thỉnh cầu Phật Tổ phù hộ cho mình (tức là xin), chứ không phải cầu để làm tăng độ linh, độ uy cho Phật Tổ (tức là cho). Hoàn toàn không phải để làm tăng độ linh, độ uy cho cho Phật, cho Đức Thánh Trần như đã giải thích.
 

                                                                                                                                PHẠM THỨC



Tác giả bài viết này nguyên là Ủy viên UBND tỉnh kiêm Giám đốc Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phú. Đã có 9 năm liên tục học Ngoại ngữ, Đại học và Nghiên cứu sinh ở Trung Quốc, có trên 50 năm nghiên cứu Hán ngữ, Kinh dịch, Địa lý Phong thủy, Tử vi, Bùa chú và Phật giáo, Đạo giáo. Hiện nay là Cố vấn Kinh tế Việt Nam của Tập đoàn Phong Lạc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Hằng năm có 4 - 5 lần sang Trung Quốc.
 



Xem tiếp...

HÌNH ẢNH 19




 

                              NHẬN XÉT:
                                               Có những bông hoa kiêu kỳ rực rỡ
                                               Hữu sắc vô hương, lạnh ngắt  hoang đường
                                               Có những bông hoa nhẹ nhàng tươi nở
                                               Thủ thỉ chào đời, đằm thắm hiến dâng...




                                                        (Sưu tầm hình ảnh trên G+)
Xem tiếp...

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

HÌNH ẢNH 6

http://xaloso.com/widemediapro/widepixel/2011/04/02/trai_tim_16.jpg 


                                                                            ("Chôm trên NET")

                               Nhận xét:
                                              Gan nghĩa giãi ra cùng nhật nguyệt
                                              Khối tình cọ mãi với non sông
                                              Đá kia còn biết xuân già dặn
                                              Chả trách người ta lúc trẻ trung

                                                                         Hồ Xuân Hương
Xem tiếp...

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

BÌNH TÌNH

 
BÌNH TÌNH

Tình nhỏ nhất là chỉ biết yêu mình
Tình lớn nhất là quên mình yêu đồng loại
Cộng hai tình ấy lại
Đem chia đôi sẽ được một bình tình
Không đẹp xinh mà cũng đẹp xinh
Vừa khờ dại vừa không khờ dại
Biết cho đi, cũng biết chờ nhận lại
Cảm thương thân, nên nhẹ bước xả thân

Thản nhiên trước mọi chê- khen
Vi vu như gió, vững bền như sơn!


                                                                 Trần Hạnh Thu





Xem tiếp...

BÀI VIẾT HAY 2

(Chép lại từ VnExpress.net)

Bệnh tật của các nhà khoa học thiên tài

Dù mang trong mình những bệnh tật khác nhau, các nhà khoa học đã làm cuộc sống của họ trở nên có ý nghĩa và khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ với những phát minh làm thay đổi lịch sử nhân loại.

Albert Einstein. Ảnh: AP.
Albert Einstein (14/3/1879 - 18/4/1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức. Ông được coi là một trong những cha đẻ của vật lý hiện đại và là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.
Nhưng ít ai biết, trước khi có thành tựu như vậy, Einstein đã trải qua quãng thời thơ ấu khó khăn. Khi 3 tuổi, Einstein chưa biết nói và không thể đọc được cho đến khi lên 8. Nhiều người nói ông không có khả năng học tập vì có thể ông đã mắc hội chứng thuộc một dạng của bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, năm 1921, ông đã nhận giải Nobel Vật lý vì những cống hiến đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện. Việc khám phá và giải thích định luật quang điện cùng với các đóng góp của những nhà vật khác đã khai sinh ra lý thuyết lượng tử, một trụ cột của ngành vật lý học. Ảnh: AP.
Thomas Alva Edison (11/2/1847 -18/10/1931). Ông là nhà phát minh vĩ đại, với hơn 1.000 bằng sách chế và nhiều phát minh trong số đó đã được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như máy ghi âm, bóng đèn điện, máy hát, tàu điện, máy quay phim...
Edison không thể đọc được cho đến khi 12 tuổi và sau đó còn bị điếc. Khả năng viết của ông cũng rất kém. Hồi nhỏ, ông thường đi học muộn vì ốm yếu. Ảnh: Wikipedia.
Stephen Hawking sinh ngày 8/1/1942 tại Anh. Ông là một trong những nhà vật lý thiên văn lớn nhất thời hiện đại. Năm 21 tuổi, ông bị mắc một chứng bệnh về thần kinh tên là Lou Gehrig. Căn bệnh này khiến ông gần như mất hết khả năng cử động, luôn phải gắn chặt vào xe lăn. Ngoài ra, sau lần phẫu thuật cắt khí quản, ông chỉ có thể nói được nhờ một thiết bị phát âm gắn với một máy tính được ông gõ chữ vào đó.
Nhưng căn bệnh trên không thể cản trở sự nghiệp nghiên cứu khoa học miệt mài của Hawking. Hiện ông có thể sử dụng má của mình để nhập dữ liệu vào một máy tính kết nối đến não, qua đó xây dựng các câu nói hoàn chỉnh, thậm chí là những bài diễn văn. Ảnh: Martin Pope.
Isaac Newton
Isaac Newton (1642 - 1727) là nhà vật lý, thiên văn học, triết học, toán học người Anh. Ông được đánh giá là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn. Khi chưa đầy 25 tuổi, Newton đã có ba phát minh khiến ông trở thành thiên tài khoa học của mọi thời đại.
Newton luôn chịu thiệt thòi vì mắc nhiều bệnh tật. Ông không chỉ bị mắc bệnh viêm khớp mà còn được cho là mắc đủ chứng bệnh về tâm thần. Ảnh: Wikipedia.
Charles Darwin (12/2/1809 - 19/4/1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên.
Tuy nhiên, cha đẻ của Thuyết tiến hóa thường gặp phải các triệu chứng như run rẩy, buồn nôn, khóc, ảo giác. Theo các chuyên gia có thể ông mắc chứng sợ khoảng rộng có tên Agoraphobia, vì vậy ông ít khi nói chuyện với người xung quanh, ngay cả với người thân. Ảnh: Wikipedia.
Ảnh: Wikipedia.
Kurt Godel (28/4/1906 - 14/1/1978) là một nhà toán học và logic học nổi tiếng người Áo. Ông từng được tờ tạp chí danh tiếng Times bình chọn là nhà toán học lớn nhất thế kỷ 20.
Nhìn bên ngoài, Godel không có vẻ gì là bị mắc bệnh tâm thần, nhưng ông lại có ảo giác bị người khác đầu độc. Ảo giác này khiến ông chỉ có thể tin tưởng thức ăn do vợ nấu. Vì vậy, khi vợ nhập viện, Godel chỉ đơn giản là không ăn gì cả và đã chết vì suy nhược. Ảnh: Wikipedia.
Hương Thu (tổng hợp)
Xem tiếp...

Tư liệu về thiên nhiên kỳ bí 3

Những kỳ quan đẹp như thiên đường, Phi thường - kỳ quặc, kì quan, thiên đường, tuyệt đẹp, khó tin, ngỡ ngàng, huyền diệu
Vùng đất đỏ đẹp như thiên đường được gọi tên là “Sóng” nằm giữa hai bang Arizona và Utah, Mỹ. Theo các nhà nghiên cứu địa chất thì vùng đất này đã được hình thành cách đây khoảng 190 triệu năm về trước. Khách du lịch chỉ có thể khám phá vùng đất tuyệt đẹp này bằng cách đi bộ.
Những kỳ quan đẹp như thiên đường, Phi thường - kỳ quặc, kì quan, thiên đường, tuyệt đẹp, khó tin, ngỡ ngàng, huyền diệu
Hẻm núi “Linh dương” nằm ở vùng đất Navajo, bang Arizona, miền Tây Nam nước Mỹ. Hẻm núi độc đáo này gồm hai phần: Phần khe núi nằm phía trên được ánh sáng chiếu đẹp lung linh như trong truyện cổ tích, người dân địa phương gọi khe núi này là Tse’bighnilini - tức là nơi có nước chảy qua các khe đá. Phần còn lại nằm phía dưới được tạo hóa ban tặng một hình thù kỳ bí trông giống như đầu linh dương. Vùng này được gọi là Hasdestwazi - tức là vòng cung đá có kiểu xoắn ốc.
Những kỳ quan đẹp như thiên đường, Phi thường - kỳ quặc, kì quan, thiên đường, tuyệt đẹp, khó tin, ngỡ ngàng, huyền diệu
Hố tròn xanh kỳ lạ nằm cách đất liền khoảng 100km, thuộc thành phố Belize (Belize). Hố tròn lớn đẹp tuyệt vời này có diện tích khoảng 0,4km2, nổi tiếng là một trong những nơi lặn đẹp nhất trên trái đất, mức nước ở đây sâu khoảng 145m với một màu xanh trong đến kỳ lạ.
Những kỳ quan đẹp như thiên đường, Phi thường - kỳ quặc, kì quan, thiên đường, tuyệt đẹp, khó tin, ngỡ ngàng, huyền diệu
“Hang pha lê của những người khổng lồ” nằm sâu dưới một hầm mỏ ở miền nam Chihuahua (Mexico). Những hình pha lê ở đây được hình thành một cách tự nhiên và chúng đẹp đến mê hồn. Những mảng pha lê trông như những cây thông và ở nhiều chỗ chúng đâm lên tua tủa tựa một khu rừng pha lê bạt ngàn. Hang pha lê này được phát hiện khi con người khai thác loại quặng chứa bạc ở khu hầm mỏ tại đây.
Những kỳ quan đẹp như thiên đường, Phi thường - kỳ quặc, kì quan, thiên đường, tuyệt đẹp, khó tin, ngỡ ngàng, huyền diệu
“Mắt của Sahara” là tên một vùng đất có hình dạng rất đặc biệt nằm ở Mauritania, phần đông nam của sa mạc Sahara. Vùng đất này có đường kính khoảng 50km và có thể nhìn thấy được từ vũ trụ. Trước kia, các nhà địa chất cho rằng hình dạng của vùng đất này là do ảnh hưởng của thiên thạch rơi xuống trái đất, nhưng giờ đây họ đã kết luận rằng đây là kết quả của sự xói mòn trên trái đất. Tuy nhiên, việc hình thành những vòng tròn kỳ lạ thì các nhà khoa học chưa thể lý giải nổi.
Những kỳ quan đẹp như thiên đường, Phi thường - kỳ quặc, kì quan, thiên đường, tuyệt đẹp, khó tin, ngỡ ngàng, huyền diệu
Hang “Hồ xanh” là một vùng tuyệt đẹp nằm ở vùng Mato Grosso, Brazil. Nơi đây là một quần thể với rất nhiều hồ như Gruta do Mimoso, Aquario Natural, Gruta do Lago Azul, trong đó nổi tiếng nhất là hang “Hồ xanh” (Gruta do Lago Azul). Hang này gần giống như một tòa lâu đài mà bên trong được tạo bởi các nhũ đá, măng đá và phía dưới là một hồ nước xanh biếc… Tất cả đã tạo nên một phong cảnh tuyệt vời!
Những kỳ quan đẹp như thiên đường, Phi thường - kỳ quặc, kì quan, thiên đường, tuyệt đẹp, khó tin, ngỡ ngàng, huyền diệu
Những bờ đắp cao khổng lồ (Ireland) được tạo bởi khoảng 40.000 cột bazan đan cài vào nhau, đây là kết quả của một trận phun trào núi lửa thời cổ đại. Nằm trên bờ biển ở miền bắc Ireland, hầu hết những cột đá bazan nơi đây đều có 6 cạnh, cột cao nhất là 12m và dòng nham thạch xưa kia giờ đây hóa đá dày tới 28m. Những bờ đắp đặc biệt này được coi là một trong 4 kỳ quan tuyệt vời nhất ở Vương quốc Anh.
Những kỳ quan đẹp như thiên đường, Phi thường - kỳ quặc, kì quan, thiên đường, tuyệt đẹp, khó tin, ngỡ ngàng, huyền diệu
Cổng “Địa ngục” nằm ở thị trấn nhỏ Darvaz (Uzbekistan). Cách đây 35 năm, khi những nhà nghiên cứu địa lý dùng khoan để tìm khí gas ở nơi này đã bất ngờ tìm thấy một hang động lớn ở dưới lòng đất. Khi đó không một ai dám xuống dưới đáy hang, vì ở đây có rất nhiều khí gas. Các nhà nghiên cứu đã dùng lửa để đốt cho bay hết khí gas độc ra ngoài và từ đó lỗ thủng này luôn luôn cháy sáng. Không ai biết được bao nhiêu tấn khí gas đã bị đốt cháy trong suốt những năm qua, họ chỉ đoán rằng dường như nguồn khí gas ở nơi này là vô tận. 
Những kỳ quan đẹp như thiên đường, Phi thường - kỳ quặc, kì quan, thiên đường, tuyệt đẹp, khó tin, ngỡ ngàng, huyền diệu
“Sóng đá” được hình thành một cách rất tự nhiên ở miền tây Australia. Sở dĩ có tên như vậy vì hình dạng đất đá ở đây trông như những con sóng biển. Vùng “Sóng đá” kỳ lạ này trải dài đến vài ha, có nơi cao đến 15m và dài đến 110m.
Những kỳ quan đẹp như thiên đường, Phi thường - kỳ quặc, kì quan, thiên đường, tuyệt đẹp, khó tin, ngỡ ngàng, huyền diệu
Khu đồi Chocolate gồm có 1.268 ngọn đồi hình chóp nằm trải dài trên một diện tích rộng hơn 50km ở tỉnh Bohol, Philippines. Có rất nhiều giả thiết về việc hình thành những ngọn đồi này, như sự phong hóa của đá vôi, hay là do những ngọn núi lửa phun trào ở dưới đáy đại dương vào thời trung cổ, sự dâng lên của nước biển… Dù những giả thiết vẫn còn chưa được sáng tỏ, nhưng đối với người dân bản địa thì khu đồi Chocolate này thực sự là một món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho họ.

                                                                                                                         (Theo VTC)

Xem tiếp...

CẦU CỨU




Sầu ta chẳng biết sầu gì 
Cứ như cơn sốt li bì mê man
Lê la đã khắp trần gian
Mà nào gặp thuốc uống tan nỗi sầu...

Sầu ta chẳng biết tại sao
Càng cười ha hả càng đau thấu tình
Đã từng trải hết phiêu linh
Tưởng là bệnh khỏi, hóa trên đỉnh sầu.

Ai ơi cứu được ta nào
Ta xin hậu tạ một bầu yêu thương...


                               Trần Hanh Thu

Xem tiếp...

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

BÌNH CHÂU

                               Chim sa cá nhảy, chớ mừng
                               Nhện giăng trước mặt thì đừng có lo

                                                                     Tục ngữ



Thăm thăm thú thú Bình Châu
Hồn nhiên cảnh sắc, hoang vu rừng, đồi
Chân ton ton, dạ cười cười
Vu vu gió hát, ngời ngời nắng chan
Non non, nước nước, thanh thanh
Xanh xanh biển lộng, quanh quanh cát vàng
Sóng xô dàn dạt, hàng hàng
Xa xa lẫm đẫm, lâng lâng vạn chài
Chiều chiều lãng đãng đám mây
U u tịch tịch, vãng lai mấy tiều...

Nay qua, thuận dịp, Bình Châu
Con đường láng coóng cắt đau rừng, đồi
Xe bon bon, cảnh bời bời
Thương thương, nhớ nhớ đất trời tiêu sơ
Ngây ngây dại dại ngơ ngơ
Người người ngợm ngợm ồ ồ đến đây
Đào đào, ủi ủi, xây xây
Chim sa, cá nhảy, rã bầy, lạc đâu?...

Mai kia có một Bình Châu
Loang loang lổ lổ rặt màu lai căng
Sinh sinh thái thái nhố nhăng
Hàng hàng quán quán nhe răng cò mồi?!

 Thời thời, thế thế, thế thời
Thế thời, thời thế, thì thôi, thôi thì...

                               
                                           Trần Hạnh Thu

Tuyến quốc lộ ven biển - ước mơ sắp thành hiện thực!


ĐỌC THAM KHẢO:
(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam. Nơi đây có tiềm năng du lịch rất lớn với nhiều dạng địa hình gồm cả đồi, núi, suối, hồ, biển và rừng.

Được thành lập từ năm 1978 với tên gọi “Khu rừng cấm Bình Châu” với mục đích bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học, là nơi cung cấp, cư trú cho các loài sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN thế giới.
Đứng từ ngọn hải đăng Ba Kiềm cao nhất trên đỉnh núi, chúng tôi phóng tầm mắt ra bốn phía. Trước mặt là con đường ven biển cong hình lưỡi liềm đẹp mắt. Phía sau là ngút ngàn màu xanh của cây rừng trùng điệp trải dài trên ranh giới hành chính gồm 4 xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận và thị trấn Phước Bửu. Do địa hình tương đối bằng phẳng, thoai thoải đổ vào trung tâm nên tạo thành 4 vùng địa hình khác nhau. Vùng bằng phẳng chiếm diện tích 9.902 ha, trải rộng từ phía Bắc đến phía Nam. Ở phía Tây có một vài ngọn núi cao từ 100 đến 150 mét và những quả đồi thoai thoải xen lẫn với những bàu nước ngọt tự nhiên. Tổng diện tích của vùng có địa hình đồi khoảng 350 ha. Vùng cồn cát ven biển có diện tích khoảng 940 ha, chạy dọc trên 17 cây số bờ biển. Vùng bưng bàu, hồ nước diện tích khoảng 200 ha, nằm rải rác trong Khu bảo tồn.

Toàn cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Cây đỏ ngọn trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)


Hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng của các cán bộ kiểm lâm
trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Khu bảo tồn thiên nhiên này được xếp vào “Kiểu thực vật rừng kín, nửa rụng lá ẩm nhiệt đới”. Các dạng địa hình khác nhau đã tạo cảnh quan sinh động, đa dạng gồm: đồi, núi, suối, hồ, biển và rừng, tạo thành nơi cư trú rất đa dạng cho các loài động, thực vật… Với diện tích 11.293 ha, rừng Bình Châu-Phước Bửu có thảm thực vật nguyên sinh vô cùng phong phú, gồm: 113 họ, 408 chi, 661 loài, trong đó có nhiều loài rất quý hiếm như: Cẩm lai Bà Rịa, Gõ đỏ, Gõ mật, Kơ nia, Giáng hương, Bình linh nghệ, Sơn đào... Động vật cũng rất đa dạng, có 70 họ, 29 bộ, 178 loài, trong đó 106 loài chim, 43 loài bò sát, 12 loài lưỡng cư, 51 loài thú… Hiện nay, có nhiều loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới như: Gà lôi vằn, Bồ câu nâu, Cú lợn rừng, Yến núi.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cộng đồng… Giữa ngút ngàn rừng nguyên sinh nổi lên một bàu nước nóng hơn 70 điểm phun lộ thiên có mạch nước nóng hoạt động rộng gần 1 km2. Hơi nước bốc lên tạo một nồi xông hơi thiên nhiên khổng lồ. Nước ở đây có nhiệt độ từ 40ºC đến 64ºC rất phù hợp để chữa bệnh. Khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu, được tổ chức du lịch thế giới chính thức công nhận là một trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn thế giới.

Cây Dầu Lông, loài gổ rừng thường thấy trong Khu bảo tồn
thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Lá cây nắp ấm, một loài thực vật bắt mồi côn trùng nhiệt đới trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Chim Phướn trong Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Nhện lông trong Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Chim hút mật đỏ trong Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Chim Bắp Chuối mỏ dài trong Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Với dải rừng nguyên sinh, những bàu nước, những đỉnh núi như Hồ linh, Tầm Bồ, núi Mộ Ông, Hồng Nhung… hoang sơ, bí ẩn, đang chờ sự trải nghiệm của du khách với những chuyến đi về rừng. Vườn sưu tập cây gỗ rừng có diện tích 50,8 ha phân bố trong Khu Bảo tồn đã được định danh và gắn bảng tên cây. Khu cứu hộ động vật có diện tích 8 ha, hiện đang có một số loài thú móng guốc như: hươu sao, nai, khỉ, heo rừng, nhím và một số loài thú khác. Đây là điểm đến thú vị nếu bạn muốn khám phá hệ động, thực vật. Bạn cũng có thể ngồi thuyền dạo quanh khu rừng tràm tự nhiên rất đẹp với hệ sinh thái đất ngập nước để tận hưởng cái cảm giác trong lành, sảng khoái và thú vui câu cá nơi đây.
Do nằm ven theo bờ biển nên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu đang phát triển Khu dịch vụ và du lịch ven biển. Bãi biển Hồ Cốc dọc theo con đường ven biển với bãi cát dài và sạch đẹp, nước biển trong xanh, sóng êm dịu và an toàn là bãi tắm lý tưởng cho mọi người vào những ngày nghỉ cuối tuần.

Nai rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Rắn lục mép trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Sóc chân vàng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Rời Khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu trong cái nắng chiều đang ngả qua từng chiếc lá, chúng tôi vẫn cảm thấy nuối tiếc khi chưa thể đặt chân đến hết những nơi mà anh Nguyễn Bá Xuân, một cán bộ trẻ của Khu bảo tồn giới thiệu. Anh háo hức kể cho chúng tôi nghe về các dự án phát triển Khu Bảo tồn đang thực hiện như: Xây dựng vườn lan rừng tự nhiên để bảo tồn các loại lan rừng quý hiếm, kết hợp tham quan, nghiên cứu; Mở các tuyến xuyên rừng giới thiệu về tài nguyên động - thực vật rừng kết hợp nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối nước nóng Bình Châu...
                                                                                                             Bài: Nguyễn Oanh - Ảnh: Nguyễn Luân, Tư liệu

ĐẤT MẶT TIỀN QUỐC LỘ VEN BIỂN-BÌNH CHÂU

ĐẤT MẶT TIỀN QUỐC LỘ VEN BIỂN TẠI XÃ BÌNH CHÂU, GẦN CÁC DỰ ÁN LỚN, GIẤY TỜ HỢP LỆ, THỔ CƯ, ĐIỆN NƯỚC ĐẦY ĐỦ, KHU DÂN CƯ ỔN ĐỊNH, AN NINH. GẦN BIỂN, SUỐI NƯỚC NÓNG BÌNH CHÂU.
GIÁ TỪ 50TR-120TR/M TỚI.
SANG TÊN NHANH GỌN, UY TÍNH, CHI TIẾT LIÊN HỆ:
439-441 TỔ 14, ẤP THANH BÌNH 3, XÃ BÌNH CHÂU, HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.
TEL: 064.3707496, FAX: 064.3787567
Đăng tại Vũng Tàu ngày 17-06-2009. Đã được xem 254 lần

Quy hoạch tuyến đường bộ ven biển Việt Nam


Đây là tuyến đường bộ sát biển nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có biển, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước.
Tuyến đường bộ ven biển được hình thành trên cơ sở tận dụng tối đa các tuyến đường hiện có kết hợp với việc đầu tư xây dựng mới, kết nối thuận lợi với mạng lưới giao thông và phù hợp với các quy hoạch khác trong vùng, khu vực. Đây không phải là một trục dọc quốc gia, chưa liên tục tại các cửa sông lớn.
Tuyến đường bộ ven biển sẽ được xây dựng phù hợp với điều kiện thủy, hải văn, đặc biệt lưu ý tới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Bên cạnh đó, tuyến đường bộ ven biển có thể kết hợp với hệ thống đê biển và hệ thống đường phòng thủ ven biển nhằm tạo thuận lợi trong xử lý các tình huống ứng phó với thiên tai và tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh khu vực.
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển được phân thành 2 giai đoạn. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, sẽ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo khoảng 892 km đường ven biển với số vốn dự kiến là 16.012,69 tỷ đồng và tiếp tục thực hiện khoảng 1.058 km vào giai đoạn sau năm 2020 với số vốn 12.119,62 tỷ đồng.
Tổng quỹ đất cần bổ sung cho việc xây dựng tuyến đường bộ ven biển khoảng 5.889,78 ha (trong đó diện tích đất nông nghiệp ước tính khoảng 333,97 ha).
Được biết, trong Giai đoạn I (từ nay đến năm 2020) sẽ tập trung xây dựng các đoạn tuyến tại các vùng kinh tế trọng điểm và 15 khu kinh tế ven biển đã được xác định trong Đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020 gồm: Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Đông Nam (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiê Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Nam Phú Yên (Phú Yên), Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Định An (Trà Vình), Năm Căn (Cà Mau).
Giai đoạn II (sau năm 2020) sẽ xây dựng mới các đoạn chưa có đường để hình thành tuyến đường bộ ven biển trên toàn quốc và nâng cấp, cải tạo các đoạn tuyến theo quy mô đã được xác định trong quy hoạch, nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến đường bộ ven biển quốc gia.
Nước ta có tới 3.260 km đường bờ biển. Hiện tại, đã hình thành các quốc lộ dọc ven biển và một số địa phương, một số khu kinh tế biển đã xây dựng hoặc lập quy hoạch các tuyến đường ven biển.
“Đây là hoạt động khởi đầu cho việc hoàn thiện sớm tuyến đường bộ ven biển đi qua các khu vực kinh tế biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020. Quy hoạch chi tiết toàn tuyến đường bộ ven biển là rất cần thiết, được xây dựng nhằm tạo sự thống nhất và phối hợp tốt với các quy hoạch khác của khu vực ven biển, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế biển”, ông Mai Văn Đức, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam đánh giá.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ, 20/01/2010

                                      ________________

 Đ làm được điều thực sích nước lợi dân, trước hết, cần có một tấm lòng rộng mở yêu thương! Nhưng muốn thế thì phải "biết". Làm sao "biết"? Học hỏi ông bà tổ tiên! đâu? Trong lịch sử dân tộc Việt!...
                                                                                 Đại Chúng 
Xem tiếp...

CẢNH ĐỜI



Ta cười khanh khách quan san
Chập chùng núi phố, dọc ngang dòng đường
Panô, cột sắt giăng rừng
Ngày mờ tối bụi, đêm trưng sáng đèn
Đàn xe xuôi ngược vang rền
Máy bay phành phạch, xuống lên ngợp trời
Ngó quanh thưa thớt bóng người
Diễn viên nở rộ, chào mời, múa may
Văn minh dụ khị khôi hài
Ruộng vườn đem đổi lấy vài đẹp ngon...





Ta cười nhếch mép vàng son
Gương xưa, phế tích chồm ồm nhe răng
Tràn lan xây lấp làm sang
Ngô nghê chồng chất nát tan dân tình
Thương nòi, yêu nước, béo mình?
Tận tâm ngu bộc, thất kinh chủ nhà!




Ta cười lặng lẽ bao la
Gió mây thoáng đãng, nắng mưa êm đềm
Trời xanh, đằm thắm một nền
Đất son kim cổ hai miền nước non
Ta cười viễn cảnh cháu con
Cạn tàu ráo máng, trơ hòn đất lăn


Ta cười ngặt nghẽo nhân gian
Tham lam bạc bẽo, cơ man ngậm ngùi...

                                           Trần Hạnh Thu




Xem tiếp...