Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

BÌNH CHÂU

                               Chim sa cá nhảy, chớ mừng
                               Nhện giăng trước mặt thì đừng có lo

                                                                     Tục ngữ



Thăm thăm thú thú Bình Châu
Hồn nhiên cảnh sắc, hoang vu rừng, đồi
Chân ton ton, dạ cười cười
Vu vu gió hát, ngời ngời nắng chan
Non non, nước nước, thanh thanh
Xanh xanh biển lộng, quanh quanh cát vàng
Sóng xô dàn dạt, hàng hàng
Xa xa lẫm đẫm, lâng lâng vạn chài
Chiều chiều lãng đãng đám mây
U u tịch tịch, vãng lai mấy tiều...

Nay qua, thuận dịp, Bình Châu
Con đường láng coóng cắt đau rừng, đồi
Xe bon bon, cảnh bời bời
Thương thương, nhớ nhớ đất trời tiêu sơ
Ngây ngây dại dại ngơ ngơ
Người người ngợm ngợm ồ ồ đến đây
Đào đào, ủi ủi, xây xây
Chim sa, cá nhảy, rã bầy, lạc đâu?...

Mai kia có một Bình Châu
Loang loang lổ lổ rặt màu lai căng
Sinh sinh thái thái nhố nhăng
Hàng hàng quán quán nhe răng cò mồi?!

 Thời thời, thế thế, thế thời
Thế thời, thời thế, thì thôi, thôi thì...

                               
                                           Trần Hạnh Thu

Tuyến quốc lộ ven biển - ước mơ sắp thành hiện thực!


ĐỌC THAM KHẢO:
(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam. Nơi đây có tiềm năng du lịch rất lớn với nhiều dạng địa hình gồm cả đồi, núi, suối, hồ, biển và rừng.

Được thành lập từ năm 1978 với tên gọi “Khu rừng cấm Bình Châu” với mục đích bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học, là nơi cung cấp, cư trú cho các loài sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN thế giới.
Đứng từ ngọn hải đăng Ba Kiềm cao nhất trên đỉnh núi, chúng tôi phóng tầm mắt ra bốn phía. Trước mặt là con đường ven biển cong hình lưỡi liềm đẹp mắt. Phía sau là ngút ngàn màu xanh của cây rừng trùng điệp trải dài trên ranh giới hành chính gồm 4 xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận và thị trấn Phước Bửu. Do địa hình tương đối bằng phẳng, thoai thoải đổ vào trung tâm nên tạo thành 4 vùng địa hình khác nhau. Vùng bằng phẳng chiếm diện tích 9.902 ha, trải rộng từ phía Bắc đến phía Nam. Ở phía Tây có một vài ngọn núi cao từ 100 đến 150 mét và những quả đồi thoai thoải xen lẫn với những bàu nước ngọt tự nhiên. Tổng diện tích của vùng có địa hình đồi khoảng 350 ha. Vùng cồn cát ven biển có diện tích khoảng 940 ha, chạy dọc trên 17 cây số bờ biển. Vùng bưng bàu, hồ nước diện tích khoảng 200 ha, nằm rải rác trong Khu bảo tồn.

Toàn cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Cây đỏ ngọn trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)


Hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng của các cán bộ kiểm lâm
trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Khu bảo tồn thiên nhiên này được xếp vào “Kiểu thực vật rừng kín, nửa rụng lá ẩm nhiệt đới”. Các dạng địa hình khác nhau đã tạo cảnh quan sinh động, đa dạng gồm: đồi, núi, suối, hồ, biển và rừng, tạo thành nơi cư trú rất đa dạng cho các loài động, thực vật… Với diện tích 11.293 ha, rừng Bình Châu-Phước Bửu có thảm thực vật nguyên sinh vô cùng phong phú, gồm: 113 họ, 408 chi, 661 loài, trong đó có nhiều loài rất quý hiếm như: Cẩm lai Bà Rịa, Gõ đỏ, Gõ mật, Kơ nia, Giáng hương, Bình linh nghệ, Sơn đào... Động vật cũng rất đa dạng, có 70 họ, 29 bộ, 178 loài, trong đó 106 loài chim, 43 loài bò sát, 12 loài lưỡng cư, 51 loài thú… Hiện nay, có nhiều loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới như: Gà lôi vằn, Bồ câu nâu, Cú lợn rừng, Yến núi.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cộng đồng… Giữa ngút ngàn rừng nguyên sinh nổi lên một bàu nước nóng hơn 70 điểm phun lộ thiên có mạch nước nóng hoạt động rộng gần 1 km2. Hơi nước bốc lên tạo một nồi xông hơi thiên nhiên khổng lồ. Nước ở đây có nhiệt độ từ 40ºC đến 64ºC rất phù hợp để chữa bệnh. Khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu, được tổ chức du lịch thế giới chính thức công nhận là một trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn thế giới.

Cây Dầu Lông, loài gổ rừng thường thấy trong Khu bảo tồn
thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Lá cây nắp ấm, một loài thực vật bắt mồi côn trùng nhiệt đới trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Chim Phướn trong Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Nhện lông trong Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Chim hút mật đỏ trong Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Chim Bắp Chuối mỏ dài trong Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Với dải rừng nguyên sinh, những bàu nước, những đỉnh núi như Hồ linh, Tầm Bồ, núi Mộ Ông, Hồng Nhung… hoang sơ, bí ẩn, đang chờ sự trải nghiệm của du khách với những chuyến đi về rừng. Vườn sưu tập cây gỗ rừng có diện tích 50,8 ha phân bố trong Khu Bảo tồn đã được định danh và gắn bảng tên cây. Khu cứu hộ động vật có diện tích 8 ha, hiện đang có một số loài thú móng guốc như: hươu sao, nai, khỉ, heo rừng, nhím và một số loài thú khác. Đây là điểm đến thú vị nếu bạn muốn khám phá hệ động, thực vật. Bạn cũng có thể ngồi thuyền dạo quanh khu rừng tràm tự nhiên rất đẹp với hệ sinh thái đất ngập nước để tận hưởng cái cảm giác trong lành, sảng khoái và thú vui câu cá nơi đây.
Do nằm ven theo bờ biển nên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu đang phát triển Khu dịch vụ và du lịch ven biển. Bãi biển Hồ Cốc dọc theo con đường ven biển với bãi cát dài và sạch đẹp, nước biển trong xanh, sóng êm dịu và an toàn là bãi tắm lý tưởng cho mọi người vào những ngày nghỉ cuối tuần.

Nai rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Rắn lục mép trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Sóc chân vàng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Ảnh: Tư liệu)

Rời Khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu trong cái nắng chiều đang ngả qua từng chiếc lá, chúng tôi vẫn cảm thấy nuối tiếc khi chưa thể đặt chân đến hết những nơi mà anh Nguyễn Bá Xuân, một cán bộ trẻ của Khu bảo tồn giới thiệu. Anh háo hức kể cho chúng tôi nghe về các dự án phát triển Khu Bảo tồn đang thực hiện như: Xây dựng vườn lan rừng tự nhiên để bảo tồn các loại lan rừng quý hiếm, kết hợp tham quan, nghiên cứu; Mở các tuyến xuyên rừng giới thiệu về tài nguyên động - thực vật rừng kết hợp nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối nước nóng Bình Châu...
                                                                                                             Bài: Nguyễn Oanh - Ảnh: Nguyễn Luân, Tư liệu

ĐẤT MẶT TIỀN QUỐC LỘ VEN BIỂN-BÌNH CHÂU

ĐẤT MẶT TIỀN QUỐC LỘ VEN BIỂN TẠI XÃ BÌNH CHÂU, GẦN CÁC DỰ ÁN LỚN, GIẤY TỜ HỢP LỆ, THỔ CƯ, ĐIỆN NƯỚC ĐẦY ĐỦ, KHU DÂN CƯ ỔN ĐỊNH, AN NINH. GẦN BIỂN, SUỐI NƯỚC NÓNG BÌNH CHÂU.
GIÁ TỪ 50TR-120TR/M TỚI.
SANG TÊN NHANH GỌN, UY TÍNH, CHI TIẾT LIÊN HỆ:
439-441 TỔ 14, ẤP THANH BÌNH 3, XÃ BÌNH CHÂU, HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.
TEL: 064.3707496, FAX: 064.3787567
Đăng tại Vũng Tàu ngày 17-06-2009. Đã được xem 254 lần

Quy hoạch tuyến đường bộ ven biển Việt Nam


Đây là tuyến đường bộ sát biển nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có biển, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước.
Tuyến đường bộ ven biển được hình thành trên cơ sở tận dụng tối đa các tuyến đường hiện có kết hợp với việc đầu tư xây dựng mới, kết nối thuận lợi với mạng lưới giao thông và phù hợp với các quy hoạch khác trong vùng, khu vực. Đây không phải là một trục dọc quốc gia, chưa liên tục tại các cửa sông lớn.
Tuyến đường bộ ven biển sẽ được xây dựng phù hợp với điều kiện thủy, hải văn, đặc biệt lưu ý tới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Bên cạnh đó, tuyến đường bộ ven biển có thể kết hợp với hệ thống đê biển và hệ thống đường phòng thủ ven biển nhằm tạo thuận lợi trong xử lý các tình huống ứng phó với thiên tai và tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh khu vực.
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển được phân thành 2 giai đoạn. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, sẽ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo khoảng 892 km đường ven biển với số vốn dự kiến là 16.012,69 tỷ đồng và tiếp tục thực hiện khoảng 1.058 km vào giai đoạn sau năm 2020 với số vốn 12.119,62 tỷ đồng.
Tổng quỹ đất cần bổ sung cho việc xây dựng tuyến đường bộ ven biển khoảng 5.889,78 ha (trong đó diện tích đất nông nghiệp ước tính khoảng 333,97 ha).
Được biết, trong Giai đoạn I (từ nay đến năm 2020) sẽ tập trung xây dựng các đoạn tuyến tại các vùng kinh tế trọng điểm và 15 khu kinh tế ven biển đã được xác định trong Đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020 gồm: Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Đông Nam (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiê Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Nam Phú Yên (Phú Yên), Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Định An (Trà Vình), Năm Căn (Cà Mau).
Giai đoạn II (sau năm 2020) sẽ xây dựng mới các đoạn chưa có đường để hình thành tuyến đường bộ ven biển trên toàn quốc và nâng cấp, cải tạo các đoạn tuyến theo quy mô đã được xác định trong quy hoạch, nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến đường bộ ven biển quốc gia.
Nước ta có tới 3.260 km đường bờ biển. Hiện tại, đã hình thành các quốc lộ dọc ven biển và một số địa phương, một số khu kinh tế biển đã xây dựng hoặc lập quy hoạch các tuyến đường ven biển.
“Đây là hoạt động khởi đầu cho việc hoàn thiện sớm tuyến đường bộ ven biển đi qua các khu vực kinh tế biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020. Quy hoạch chi tiết toàn tuyến đường bộ ven biển là rất cần thiết, được xây dựng nhằm tạo sự thống nhất và phối hợp tốt với các quy hoạch khác của khu vực ven biển, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế biển”, ông Mai Văn Đức, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam đánh giá.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ, 20/01/2010

                                      ________________

 Đ làm được điều thực sích nước lợi dân, trước hết, cần có một tấm lòng rộng mở yêu thương! Nhưng muốn thế thì phải "biết". Làm sao "biết"? Học hỏi ông bà tổ tiên! đâu? Trong lịch sử dân tộc Việt!...
                                                                                 Đại Chúng 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét