Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2024

HỌA SĨ TÀI HOA

 
HOÀNG HÔN MÀU TÍM - ca sĩ Phi Nhung biểu diễn tại nhà hát Lớn Hà Nội

5 nang tien ca dep nhat man anh hoa ngu nguoi xinh dep kieu diem nguoi nong bong chang the roi mat 05

HỌA SĨ TÀI HOA 

Nhan sắc em kết từ miền ánh sáng
Cười tươi xanh trên nền biển, trời xanh!
Đứng đợi ai trong nắng chiều yên ắng?
Dung dị đoan trang, tuyệt thế hồng trần!


Vô ngần cô gái trong tranh
Lá xanh, hoa thắm, thiên nhiên rạng ngời!
Anh ngồi đắm đuối em ơi
Khen tài họa sĩ tạc người thành tiên!
 
*** 
Mới hôm nọ còn thấy em trước biển
Mà hôm nay em đã hiện về đây
Là sắc đẹp thì đứng đâu cũng đẹp
Chỉ có tay vịn bãi cỏ...hơi sai!
 
Đẹp hết rồi, cái tay sao kỳ quá!
Sửa đi em, cho cảnh tượng hồn nhiên 
Ừ nhỉ! Phải chăng, ơi nàng tiên cá
Về giả làm người, nên tay chưa quen!?
 
***
Bức tranh thủy mặc thiên, nhân tuyệt mỹ
Khen chủ thể nào sáng tạo bức tranh
Thiên ý hòa hợp nhân tình tri kỷ
Dội vào lòng anh vang vọng thái bình!

Trần Hạnh Thu

 
Bông Điên Điển - Phi Nhung

Câu chuyện về nàng tiên cá ở Copenhagen

Bức tượng Nàng tiên cá ở bến tàu Langelinie vừa đón sinh nhật tròn 100 tuổi là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch

Được khánh thành vào ngày 23/ 8/ 1913, bức tượng Nàng tiên cá (The Little Mermaid hay Den lille havfrue trong tiếng Đan Mạch) là một món quà của Carl Jacobsen (con trai người sáng lập ra hãng bia Carlsberg trứ danh) dành tặng thành phố Copenhagen.

image001-3684-1382491894.jpg

Nàng tiên cá ngồi trên một mỏm đá tại bến tàu Langelinie. Ảnh: flickr

Bức tượng được làm bằng đồng và đá granit và được lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích của đại văn hào Hans Christian Andersen về một nàng tiên cá đã từ bỏ mọi thứ để được ở bên chàng hoàng tử trẻ trung và đẹp trai trên mặt đất. Mỗi buổi sáng và tối cô đều bơi từ dưới đáy biển sâu lên mặt nước và ngồi trên một tảng đá, nhìn khao khát về phía bờ biển với hy vọng sẽ được nhìn thấy hoàng tử của mình.

Carl Jacobsen đã “phải lòng” nhân vật nàng tiên cá sau khi xem vở biểu diễn ballet dựa trên câu chuyện cổ tích cùng tên tại nhà hát Hoàng gia Đan Mạch ở Copenhagen.

Bị quyến rũ bởi cả câu chuyện cổ tích và vở ballet, Carl Jacobsen đặt hàng nhà điêu khắc Edvard Eriksen tạc tượng nàng tiên cá.

Tác phẩm điêu khắc này được lấy cảm hứng từ nữ diễn viên Ellen Price, người đóng vai chính trong vở ballet Nàng tiên cá tại Nhà hát Hoàng gia vào năm 1909.

Carl Jacobsen vì quá yêu thích nữ diễn viên này nên đã mời Ellen Price làm khuôn mẫu cho bức tượng. Tuy nhiên, do Ellen Price từ chối làm người mẫu khỏa thân nên Eriksen tạc tượng dựa trên hình thể vợ mình là Eline Eriksen.

image002-1373-1382491895.jpg

Bức tượng Nàng tiên cá đã trở thành biểu tượng của thủ đô Copenhagen lẫn đất nước Đan Mạch. Ảnh: visitcopenhagen

Sự phá hoại

Bức tượng Nàng tiên cá đã nhiều lần trở thành nạn nhân của các cuộc phá hoại. Bức tượng đã hai lần bị mất đi phần đầu, một lần bị cưa mất cánh tay, và nhiều lần bị đổ sơn bê bết.

Sau mỗi lần bị phá hoại, bức tượng đều được sửa chữa và phục hồi, vì vậy Nàng tiên cá vẫn có thể ngồi ở vị trí cũ của mình trên mặt nước và chào đón du khách đến với bến cảng Copenhagen.

Ngày nay, bức tượng Nàng tiên cá là một trong những điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhất ở Copenhagen và đã trở thành biểu tượng cho cả thủ đô Copenhagen và đất nước Đan Mạch.

Trương Thu Cúc (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét