Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

NGÀY LỄ TÌNH NHÂN

 
Mùa Thu Chết – Sáng tác: Phạm Duy | Giang Hồng Ngọc

 truyền thuyết hoa thạch thảo

NGÀY LỄ TÌNH NHÂN

Tôi lang thang trong ngày Lễ Tình Nhân*                                                                                                 Vô định đó đây trong lòng thành phố                                                                                                  Phăng phắc hàng cây dưới trời đợi gió                                                                                                    Nắng gắt chang chang đuổi mùa xuân đi

Lượn qua nhà nàng, nàng đã từ ly                                                                                                         Sóng kỷ niệm bạc đầu xô trắng xóa                                                                                                     Thuyền tình nổi trôi, buồn trong tấc dạ                                                                                                      Ủ rũ cánh buồm ngày tang lễ Tình Nhân!

Chẳng ai đợi chờ, cô đơn bước chân                                                                                                       Mải nghĩ suy về mối tình đôi lứa                                                                                                                 Có phải chăng tình yêu là muôn thuở                                                                                                      Chẳng thế lực nào cấm cản nổi yêu đương?!

Tôi lang thang lòng da diết nhớ thương                                                                                                 Người yêu cũ đã vui tình nhân mới!                                                                                                             Đời là thế, phải có mừng có tủi                                                                                                                  Có chia ly mới có được trùng phùng!

Cầu chúc nàng cặp được bến ước mong                                                                                                Quên bến lở của tình xưa nghĩa cũ                                                                                                            Như mưa ngàn xối dạt dào tháp cổ                                                                                                          Cuốn trôi đi những cát bụi thời gian

Người vui, tôi buồn nên tôi đi lang thang                                                                                                   Lòng đầy nhớ thương mà không hờn giận                                                                                             Trong ngày Tình Nhân, yêu đương lãng mạn                                                                                             Tôi chợt thấy mình lạc lõng giữa rừng hoa!

Trần Hạnh Thu

CT: *Có rất nhiều thông tin về nguồn gốc của ngày lễ này, giả thuyết mà nhiều người chấp nhận nhất là: 

Valentine là một linh mục dưới thời Hoàng đế La Mã Claudius II. Lúc bấy giờ là thế kỷ thứ III, Đế quốc La Mã phải tham gia nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và không được dân ủng hộ. Do gặp phải khó khăn khi kêu gọi các chàng trai trẻ gia nhập vào quân đội, Claudius II cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của họ và hôn nhân chỉ làm người đàn ông yếu mềm; do đó, Claudius II ra lệnh cấm tổ chức các đám cưới hoặc lễ đính hôn để tập trung cho các cuộc chiến.

Linh mục Valentine ở thành La Mã, cùng Thánh Marius đã chống lại sắc lệnh của vị hoàng đế hùng mạnh và tiếp tục cử hành lễ cưới cho các đôi vợ chồng trẻ trong bí mật. Khi bị phát hiện, linh mục Valentine đã bị bắt và kết án tử hình bằng hình thức kéo lê và bị ném đá cho đến chết. Buổi chiều trước khi ra pháp trường, ông gửi tấm "thiệp Valentine" đầu tiên cho cô con gái của viên cai tù Asterius, người thiếu nữ mù lòa bẩm sinh đã được ông chữa lành bằng phép lạ trước đó, và ký tên "dal vostro Valentino" - from your Valentine ("Từ Valentine"). Cho đến nay, các cặp tình nhân vẫn có truyền thống ký tên bằng cụm từ "From your Valentine" của ngày xưa thay vì tên mình trong các tấm thiệp Valentine. Dần dần, ngày 14 tháng 2 hàng năm đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và Thánh Valentine đã trở thành vị Thánh bổn mạng của những lứa đôi. Người ta kỷ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và tặng cho nhau những món quà truyền thống là hoa hồng và sô cô la.(Theo wikipedia)

 
HẠ TRẮNG - GIANG HỒNG NGỌC

6 3

Dẫn Nhập

Sáng sớm hôm nay trời hanh lạnh. Ngẩng nhìn trời, một mảnh trăng treo trong khoảng trời xanh thật nhạt. Buồn! Trở vào nhà, đến phòng mở You Tube nghe bài “Mùa Thu Chết” lời của Guillaume Apollinaire, với lời dịch tuyệt vời của Bùi Giáng, phổ nhạc bởi người nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy và lời hát ngọt ngào của Lệ Thu.

Ta ngắt đi một cùm hoa Thạch thảo [*]
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa
Trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau!…

[Mùa Thu Chết (Lệ Thu – Phạm Duy - thơ dịch Bùi Giáng)] 

Mùa thu là một cụm từ ước lệ. Mùa thu là mùa thương nhớ, hồi tưởng của người ly hương vọng về cố quốc. Người xưa thường dùng mùa thu để tự vấn, tự soi rọi lại cuộc đời mình: Ta đã làm được gì và sẽ về đâu?

Lòng xao xuyến, tìm đọc lại thơ của người xưa, những bài về thu, để hồi tưởng quê hương thân yêu với nỗi niềm của người tha phương.

Bài Thơ Thu Chí Của Nguyễn Du

1. Sơ Lược Tiểu Sử Nguyễn Du

Sinh: 3 tháng 1, 1766 Bích Câu, Thăng Long

Mất: 16 tháng 9, 1820 (54 tuổi) Huế

Bút danh: Tố Như, Thanh Hiên, Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ

Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương đồ sộ với những tác phẩm kiệt xuất, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển.

Thơ chữ Hán: Nguyễn Du có 3 tập thơ: Thanh Hiên Thi Tập, Nam Trung Tạp Ngâm, và Bắc Hành Tạp Lục.

Thơ chữ Nôm: Nguyễn Du có hai kiệt tác Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) gồm 3254 câu thơ lục bát và Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát.

2. Bài Thơ Thu Chí

Đọc lại thơ chữ Hán của ngài Nguyễn Du, tôi sững sờ khi gặp bài Thu Chí. Sao giống tâm trạng mình quá, vội vàng ghi ra đây và phóng dịch theo cảm nhận riêng để chia sẻ (Có gì xin các cao nhân bỏ quá cho)

Xin được mến tặng các bạn sống vùng Hương Giang dịu hiền kinh thành Huế, và xin cho “nhận vơ” đây là dòng Hậu Giang cho đỡ nhớ thương!

Nguyên tác bài thơ.

Thu Chí

Hương Giang nhất phiến nguyệt 
Kim cổ hứa đa sầu 
Vãng sự bi thanh trủng 
Tân thu đáo bạch đầu 
Hữu hình đồ dịch dịch 
Vô bệnh cố câu câu 
Hồi thủ Lam Giang phố 
Nhàn tâm tạ bạch âu

(Nguyễn Du)

Dịch nghĩa

Một mảnh trăng trên sông Hương,
Mà xưa tới nay đã gợi không biết bao nhiêu mối sầu.
Chuyện cũ chạnh thương mồ cỏ xanh,
Thu mới tới trên đầu tóc bạc.
Có hình nên phải chịu vất vả,
Không bệnh mà lưng vẫn khom khom.
Ngoảnh đầu trông về bến sông Lam,
Lòng nhàn xin tạ từ chim âu trắng.

Phỏng dịch

Thu Đến

Hương Giang ngậm mảnh trăng gầy
Một dòng lệ ngọc đong đầy cổ kim *
Mồ xanh chạnh nhớ nhói tim
Mùa thu lại đến bạc thêm mái đầu!
Có thân phải khổ. phải sầu
Dẫu không bệnh vẫn lưng đau khom vòng!
Lam Gỉang bến cũ ngoảnh trông
Cố an dẫu biết phụ lòng cánh âu!

(Nguyên Lạc)

muathu3

– Mồ xanh (thanh trủng) là mộ phần của tiền nhân tác giả Nguyễn Du

– Lam Giang là quê hương Nguyễn Du

– Bạch Âu là loài chim thiên di, đến mùa hẹn lại trở về. Từ “phụ lòng cánh âu” có nghĩa là lỗi hẹn về quê (Lam Giang)

(*) Xin giải thích về: ”Một dòng lệ ngọc“: Đây là Nguyên Lạc muốn xử dụng điển tích của cụ Nguyễn Du đã mượn của Lý Thương Ẩn trong truyện Kiều:

Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ
Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên

(Cẩm Sắt – Lý Thương Ẩn)

Dịch

Sáng trăng thương hải, châu hàm lệ
Nắng ấm lam điền, ngọc khói bay 

(DaoTran & laiquangnam)

Trong sao châu rõ duềnh quyên
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông! ( Kiều 3203 – 3204 -Nguyễn Du  )

@1.  Câu “Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ”: Ý thơ tưởng như chỉ để tả cảnh:

Mỗi lần  đầu sóng xô nhau trên mặt biển xanh, dưới ánh trăng sáng, đâm bổ đầu xuống thì lập tức có muôn ngàn giọt nước văng toé ra, nhận được ánh trăng, chúng loé sáng lên. 

Thật ra, nó còn diễn tả “Tình đáp tình”: —  Những hạt nước này nay được ánh trăng rọi vào, viền cho nó thành mỗi giọt châu lệ. (1)

“Tình đáp tình”: Trao tha nhân ân tình thì sẽ nhận lại được ân tình. Giống như quả bóng ném vào bức tường sẽ dội ngược lại, ném mạnh thì dội mạnh. Ném sân si vào “bức tường đời” thì nhận lại được sân si thôi: Nhân nào quả nấy như nhà Phật đã nói. Trân trọng yêu thương cuộc đời thì đời sẽ trân trọng yêu thương lại ta.

@ 2. Theo Nguyên Lạc, tùy theo tâm trạng, bạn có thể đổi thành:

1. Hương thủy “nguyệt minh châu hữu lệ”: Dành cho sông Hương

2. Hậu thuỷ “nguyệt minh châu hữu lệ”: Dành cho sông Hậu

Điều này chắc khả thi vi thơ hay là thơ mở, độc giả cứ ngỡ là tác giả viết riêng cho mình do đó mình có quyền đặt tâm tư riêng vào. Phải không các bạn?

Lời Kết

Tính nhân bản là một thuộc tính của thơ hay, nước nào cũng có, chỉ có trước hay sau thôi. Hãy trân trọng cái hay của tiền nhân, của đất nước!

Nguyên Lạc   

————————

+. MỜI NGHE NHẠC:

. Mùa Thu Chết – Phạm Duy – Lệ Thu

https://www.youtube.com/watch?v=CFlZIYMi7nM

. Ngọc Anh – Mùa Thu Chết (Phạm Duy) PBN

https://www.youtube.com/watch?v=cRA6JzlEVy4

………..

Nguồn: Laiquangnam, Chim Việt Cành Nam, Art2all net, Thi Vien…

(1) Laiquangnam 

http://www.art2all.net/tho/laiquangnam/lqn_lythuongan_camsat_B.htm

(*) Phụ chú:

 Bùi Giáng

Ông là nhà trí thức lớn, là giáo sư đại học, là học giả, dịch giả, là triết gia, là thi sỹ, là phù thuỷ ngôn ngữ, là kẻ lãng du thiên tài không màng thế sự….

Vĩnh Biệt

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời.
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…!

(Bùi Giáng dịch & Phạm Duy phổ thành bài Mùa Thu Chết)

Nguyên tác:

L’Adieu

J’ai cueilli ce brin de bruyère 
L’automne est morte souviens -t’en 
Nous ne nous verrons plus sur terre 
Odeur du temps brin de bruyère 
Et souviens-toi que je t’attends 

Apollinaire

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét