CĂN NGUYÊN THẾ GIỚI
CĂN NGUYÊN THẾ GIỚI
Có lần em tò mò hỏi anh Tại sao trời lại có màu xanh? Tại sao đất kết từ cát bụi? Tại sao giữa đời có ngọc long lanh?
Xuất xứ từ đâu có
thế
gian?
Từ thuở nào hiển hiện non
ngàn?
Vì mục đích gì mà nên Vũ
Trụ?
Có hay không ma quỉ, thánh thần?
Khó trả lời em rõ ngọn ngành Nhưng anh cũng cố đáp một phen Đúng sai thế nào tùy em chọn Bởi ngày nay vẫn chẳng ai rành!
Vũ Trụ có là để có anh Anh gặp em: thế gian hiện hình Tình yêu mình nhuộm trời xanh biếc Nắng tràn về vẽ cảnh non ngàn
Thế gian làm gì có quỉ thần Nhưng trên đời này có linh hồn Linh hồn để nối liền xa cách Cho tình yêu hóa ngọc long lanh
Linh hồn thủy chung đến mãn phần Vui buồn trả hết cho thế gian Cháy trăm ngàn độ thành tro bụi Trải ra làm đất lại sinh thành!
Em cười tít mắt, bá cổ anh Anh tài thật đấy, trả lời nhanh Cho em hỏi anh câu đố cuối: Vũ Trụ này là thẳng hay cong?
Vũ Trụ này vừa thẳng vừa cong Thẳng là anh đó, em biết không? Cong vì có em làm duyên dáng! Có nắng xiên, ắt có cầu vồng!
Trần Hạnh ThuNASA công bố ảnh ngôi sao tuyệt đẹp có hàng nghìn thiên hà bao quanh
Hình ảnh được công bố hôm 16/3 từ kính viễn vọng không gian James Webb của NASA là một ảnh chụp thử nghiệm, không phải là một quan sát khoa học chính thức, nhằm xem 18 gương lục giác của kính thiên văn hoạt động như thế nào để tạo ra một hình ảnh phối hợp duy nhất được chụp cách Trái đất 1,6 triệu km. Các nhà khoa học cho biết, kính hoạt động tốt hơn so với mong đợi.
Hình ảnh do NASA cung cấp cho thấy một ngôi sao được sử dụng để căn chỉnh các gương của kính viễn vọng James Webb, với các thiên hà và ngôi sao xung quanh. Ảnh: AP |
Vào tháng 2, NASA đã quan sát một ngôi sao với khoảng cách gần hơn nhiều với 18 hình ảnh riêng biệt từ các gương phân đoạn.
Các nhà khoa học nói rằng họ rất thích thú khi xem những bức ảnh chụp thử nghiệm mới nhất được gửi đến. Hình ảnh thử nghiệm mới nhất của NASA nhằm vào một ngôi sao mờ hơn 100 lần so với mắt thường có thể nhìn thấy, cách Trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng.
Hình dạng gương của kính viễn vọng không gian James Webb và các bộ lọc của nó khiến ngôi sao trông có màu đỏ hơn và có các tia sáng nhọn hơn. Tuy nhiên, nền xung quanh ngôi sao mới là điều đáng chú ý.
“Bạn không thể không chú ý đến hàng nghìn thiên hà đằng sau ngôi sao. Nó thực sự rất đẹp”, Jane Rigby, nhà khoa học của dự án hoạt động kính thiên văn James Webb, nói.
Theo The Guardian, những thiên hà này có tuổi đời vài tỷ năm. Những hình ảnh khoa học chính thức đầu tiên có thể sẽ được công bố vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 tới.
Kính viễn vọng không gian James Webb trị giá 10 tỷ USD, là loại kính phát triển hơn của kính viễn vọng không gian Hubble gần 32 năm tuổi. Kính Webb đã được phóng lên vũ trụ từ Nam Mỹ vào tháng 12/2021 và đạt đến vị trí được chỉ định vào tháng 1/2022./.
Nhận xét
Đăng nhận xét