CẢNH TẾT TRÊN
TRỜI
(Lạy trời trăm lạy trời
ơi
Trông cho trong ruộng, ngoài khơi được mùa.
Dân gian)
Tết
đến
Mọi người đi chơi
hết
Riêng tôi ở nhà uống rượu một
mình
Cô quạnh, buồn
tênh
Ngóng đợi người tình không bao giờ
đến
Tôi nhậu tỳ tỳ, thuyền chìm tại
bến
Loạng choạng quanh nhà tìm kẻ nhậu
chơi
Không một bóng
người,
Chỉ còn tổ tiên, ông bà, Phật, Táo...
Ông Táo gật gù cười mà như
mếu
máo:
-Buồn lắm phải
không?
Nếu muốn khuây khỏa thì theo ta lông
bông
Lên Thiên đình chơi Tết.
Tôi giật mình, ra chiều sợ
sệt:
-Trời bắt tội thì
sao?
Đi đứng thế
nào?
Tìm đâu ra cá
chép
Những ngày này chúng cũng đi chơi
hết
Ngậm ngọc hóa rồng thi nhau vượt Vũ môn!
Ông Táo ôn
tồn:
-Khi ta say mèm thì hồn lìa khỏi
xác
Lãng du nơi nơi, đó đây siêu
thoát
Đi ngủ đi, theo ta lên trời!...
...Và tôi đến nơi...
Thiên
Đình vui nhộn
quá!
Vườn đào tiên trĩu cành sai
quả
Chín thơm lừng làm cảnh đẹp để
trưng
Trời không cấm nên pháo nổ tưng
bừng
Ông Thiên Lôi đang mải mê mồi lửa
Tung sấm sét ra hô mây gọi
gió
Pháo hoa trên trời chớp lóa cả trần gian
Bắc Đẩu, Nam Tào áo mão
xênh
xang
Cùng Đế Thích, Phạm Thiên chơi bài tứ
sắc
Phía xa mấy đám thiên binh, thiên
tướng
Đám đổ xí ngầu, đám đánh bài tiến lên
Tiên kỳ bày cờ giang hồ ăn
tiền
Bên cạnh đám bầu cua cá cọp...
Bàn tiệc Thiên Đình thức uống, đồ
ăn la
liệt
Lăn lóc đào tiên, nghiêng ngả hồ
lô
Trên sân khấu, bầy tiên nữ lượn
lờ
Đèn lồng thướt tha tỏa ánh hồng huyền
ảo
Bà Trời ngồi xem với bầy con đông
đảo
Ông Trời kề bên, say mèm, ngáy khò khò
Tôn Ngộ Không cũng có mặt
pha
trò
Múa gậy Như Ý diễn vài trò ảo
thuật
Chị Hằng Nga dõi theo lòng mê
tít
Đấng nam nhi tài văn võ vô song!
Sao không tỏ tình hỡi chàng Ngộ
Không?!
Trước một dung nhan làm si bao thế
hệ
Một tuyệt sắc giai nhân từ thuở khai thiên lập
địa
Là Nàng Thơ của muôn triệu linh hồn!...
Đang chơi vui lòng
bỗng trĩu nỗi buồn
Ở dưới trần có người đang réo gọi?
Người ngóng người, khắp phương trời mòn
mỏi
Thầm lặng đợi chờ trong nỗi nhớ niềm thương?!...
Nhìn khắp nơi,
đâu cũng hóa vấn vương:
-Mình về thôi ông
Táo
Kẻo chừng bà
Táo
Nổi tam bành thành sư tử Hà Đông!...
Tôi tỉnh dậy giữa hơi rượu
nực
nồng
Bốn bề vẫn vắng tanh, vắng
ngắt
Ông Táo ngồi nheo mắt cười chân
thật:
-Lên trời đi chơi có vui
không?
Tôi ngầy ngật trả
lời:
-Vui có vui mà buồn vẫn mênh mông!...
Trần Hạnh Thu
Xuân Không Màu - Miu Lê (MV OFFICIAL)
Những phong tục trong ngày Tết cổ truyền
24/01/2022
Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của
người Việt Nam. Tết bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt
đẹp nhất, hi vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công.
Tết Nguyên Đán cũng chính là việc mọi người trở về nhà sum họp,
hỏi thăm nhau sau một năm dài xa nhà. Đây là một ngày lễ rất quan trọng với
người Việt, bởi vậy trong ngày Tết cổ truyền này có những phong tục tập quán đã
được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận bây giờ và dần trở thành nét đẹp trong
văn hóa ngày Tết, những phong tục này cũng chính là thay cho lời chúc một năm
mới may mắn, bình an.
Cúng ông Công, ông Táo
Theo truyền thống của người Việt Nam ta, cứ vào ngày 23 tháng Chạp
là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà
chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, mọi người thường dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, làm
một mâm cơm cúng ông Công ông Táo để tiễn về chầu trời, đặc biệt trong nghi lễ
này không thể thiếu mũ, áo mã bằng giấy và một hoặc ba con cá chép vàng được thả
trong một chậu nước để ông Táo cưỡi về trời.
Ông Táo cũng chính là người đại diện cho sự ấm no hạnh phúc của
một gia đình, gia đình ấy có sung túc, hạnh phúc, no ấm hay không là phụ thuộc
vào bữa cơm gia đình.
Bởi vậy việc cúng ông Công ông Táo trong ngày Tết cũng chính là
hình ảnh biểu tượng cho sự êm ấm, hạnh phúc của một gia đình, mong muốn sang
năm mới sẽ ngày càng hòa thuận, hạnh phúc hơn. Sau nghi lễ tế ông Công ông Táo
về trời cá chép được mang đi phóng sinh, cũng có gia đình không dùng cá chép thật,
họ sử dụng cá chép bằng giấy sau đó hóa cùng mũ áo.
Đi thăm mộ tổ tiên
Bắt đầu từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp hàng năm, con cháu trong
gia đình đi thăm và quét dọn mồ 🙂 tiên, họ thường mang hương, hoa quả đến
cúng và mời vong linh tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu. Đây là một phong tục
phổ biến của tất cả người Việt, thể hiện lòng hiếu đạo, sự thành kính đối với
đấng sinh thành và những người đã mất, cũng chính là truyền thống uống nước nhớ
nguồn, đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Dọn nhà
Vào những ngày giáp Tết người Việt Nam thường có thói quen dọn dẹp
nhà cửa sạch sẽ, vứt bỏ những thứ đồ cũ không dùng đến trong năm cũ, sắm sửa
những cái mới với ý nghĩa mong một năm mới tất cả những điều không tốt của năm
cũ đều được xóa bỏ, đón chào những cái mới, cái may mắn trong một năm sắp đến.
Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn
hóa của người Việt, hàng năm cứ vào ngày Tết khoảng từ ngày 27, 28, 29 Tết mọi
gia đình lại ngồi quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng bánh tét.
Ở miền Nam thì có bánh tét, bánh có hình trụ, miền Bắc thì có bánh
chưng hình vuông, tuy hình dáng có khác nhau nhưng nguyên liệu thì hoàn toàn
giống nhau, lúa gạo là nguyên liệu chính của bánh, bánh tượng trưng cho nền văn
hóa lúa nước lâu đời của người Việt.
Truyền thống này có từ thời vua Hùng và cho đến nay là điều không
thể thay đổi được trong nét đẹp văn hóa những ngày Tết, gia đình nào cũng phải
gói cho mình vài chục chiếc bánh để thờ cúng tổ tiên, tặng bạn bè, người thân
hay ăn vào dịp Tết. Lúc gói bánh chưng chính là lúc nhớ về nguồn cội của mình,
mọi người có thêm thời gian quây quần bên nhau, kể chuyện về một năm cũ đã qua
và hy vọng về một năm mới vuông vức tràn đầy, những chiếc bánh bánh tét càng
tròn, bánh chưng càng vuông thì năm mới càng đầy đủ, sung túc, thành công.
Chơi hoa dịp Tết
Hoa là thứ đồ không thể thiếu trong mỗi gia đình vào những ngày
Tết, nó tượng trưng cho sự may mắn ngày Tết, hoa nở càng đẹp, càng thơm thì
ngày Tết càng tràn đầy.
Ở miền Bắc, người ta thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ
hoặc cây đào, cây quất để trang trí trong nhà bởi hoa đào màu đỏ tượng trưng
cho sự may mắn còn cây quất càng nhiều quả thì chứng tỏ gia đình ấy càng nhận
được nhiều lộc trong năm mới.
Ở miền Trung và miền Nam lại sử dụng cành mai vàng bởi theo quan
niệm của họ, mai vàng tượng trưng cho sự cao sang của vua chúa thời phong kiến,
là biểu tượng cho sự phát triển thăng tiến. Tuy mỗi miền một màu sắc, một sắc
hoa khác biệt nhưng nó đều tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng
cho gia đình.
Dựng cây nêu
Tương truyền, hàng năm cứ đến năm mới ma quỷ lại đến phá đám, bởi
vậy để xua đuổi tà ma và những điều không may mắn, ở mỗi nơi đều dựng cây nêu
để báo hiệu rằng nơi đây đã có chủ, ma quỷ không được tới quấy nhiễu.
Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5 đến 6 mét, ở ngọn cây thường
treo nhiều thứ bằng giấy vàng bạc, bùa trừ tà, bầu rượu bện thêm bằng rơm, cạnh
đó có treo một cái đèn lồng đèn nhỏ, vừa mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, những
điều không may mắn, vừa mang ý nghĩa soi đèn để tổ tiên biết đường về nhà ăn
Tết với con cháu. Cây nêu được dựng từ ngày 23 tháng Chạp đến hết ngày mùng 7
tháng Giêng thì được hạ xuống.
Chợ Tết
Không giống với những phiên chợ ngày thường, chợ Tết bao giờ cũng
đông vui, nhộn nhịp hơn hẳn, mọi người đi chợ Tết không chỉ để mua sắm những đồ
dùng thiết yếu trong ngày Tết mà còn để gặp mặt nhau trò chuyện, tận hưởng cái
không khí ngày giáp Tết.
Chợ Tết thường được diễn ra trên một bãi đất rộng, ở đó có bán đủ
các thức đồ cần thiết, người lớn thì sắm đồ Tết, trẻ con cũng lẽo đẽo theo sau
để được bà, được mẹ mua cho bộ quần áo mới, ai nấy đều tay cầm giỏ nặng trĩu.
Bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là thứ đồ không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên
trong những ngày Tết của người Việt, tùy vào từng vùng miền mà có những loại
quả khác nhau với những nét đặc trưng khác nhau, nhưng trên bàn thờ tổ tiên lúc
nào cũng phải đầy đủ ngũ quả với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn,
hạnh phúc, an khang, phú quý, mong sao một năm mới sẽ đầy đủ, sung túc hơn.
Làm lễ cúng tổ tiên
Theo phong tục của người Việt Nam, trong mỗi gia đình đều có một
bàn thờ tổ tiên, ông bà, tùy vào từng gia đình mà có cách trang trí và sắp đặt
khác nhau. Cứ đến cuối năm, mỗi gia đình đều lau dọn bàn thờ để chuẩn bị đón
Tết, sau đó đến chiều 30 tháng Chạp, thức ăn và trái cây được xếp lên bàn thờ
dâng lên ông bà tổ tiên để mong ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình.
Đây cũng chính là việc làm thể hiện giá trị nhân văn, đạo đức, lối
sống của người Việt, nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn đạo lý của gia đình,
lối sống uống nước nhớ nguồn, không được quên nguồn gốc tổ tiên.
Đón giao thừa
Đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời khắc
thiêng liêng đất trời giao hòa. Đón giao thừa được diễn ra vào thời khắc cuối
cùng của năm cũ, bởi vậy hoạt động còn mang ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu
của năm cũ, đến đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa phải được
thực hiện ở ngoài trời.
Hái lộc
Vào đúng thời khắc đêm giao thừa hoặc vào sáng sớm hôm sau, người
Việt thường có thói quen đi hái lộc đầu năm với mong muốn mang rước lộc về nhà
để đón một năm mới thật nhiều may mắn.
Xông đất đầu năm
Thời khắc giao thừa kết thúc, bước sang một năm mới, gia chủ
thường chọn người bước vào nhà mình đầu tiên để xông đất, đó phải là những
người hợp tuổi với gia chủ, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt với
mong muốn một năm mới mọi điều đều thuận lợi, tốt đẹp.
Xuất hành
Vào ngày mùng 1 tháng Giêng, mọi người thường chọn hướng, chọn giờ
và các phương tiện để ra khỏi nhà với mong muốn khi bước sang một năm mới tất
cả đều thuận lợi, cả năm gặp điều tốt lành, không gặp điều xấu, điều không tốt.
Chúc Tết và lì xì
đầu năm
Nét văn hóa này có từ thời xa xưa, chúc Tết không chỉ là truyền
thống mà còn là một nét đẹp văn hóa trong ngày Tết, vào ngày mùng 1 tháng Giêng
đầu năm mọi người trong gia đình thường cùng nhau đi chúc Tết bên nhà nội
ngoại, mang theo quà cáp để mừng cho gia chủ.
Con cháu thì chúc thọ ông bà và người lớn tuổi sang năm mới sức
khỏe dồi dào, may mắn, bình an sau đó được người lớn chúc lại kèm theo một
phong bao lì xì nhỏ màu đỏ, có hình chữ nhật, bên trong đựng những đồng tiền
mới với ý nghĩa chúc cho con cháu nhận được sẽ ngày càng được đạt được nhiều
may mắn, thành công.
Tiền trong bao lì xì không quan trọng ít hay nhiều mà nó ở ý nghĩa
và nét văn hóa ấy, nó tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn của cả người cho
lẫn người nhận.
Đi lễ chùa đầu năm
Đi lễ chùa đầu năm được coi là một trong những nét đẹp văn hóa tâm
linh của người Việt Nam, đầu năm mọi người thường đi chùa với mong muốn cầu cho
một năm mới may mắn, hạnh phúc, đồng thời đó còn là việc làm để tỏ tấm lòng
thành kính của mình đối với Đức Phật, tổ tiên.
Đi lễ chùa đầu năm còn là việc khiến bản thân mình trở nên thanh
tịnh hơn, gột rửa những điều cũ, bắt đầu cho một năm mới với những điều may
mắn, tốt đẹp.
Xin chữ đầu năm
Cứ vào dịp xuân đầu xuân năm mới mọi người lại rủ nhau đi xin chữ
đầu xuân về treo trong nhà với mong muốn cầu cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến
với gia đình, người thân của mình. Từng nét chữ hiện ra, may mắn càng đong đầy
hơn, cả người cho chữ và người xin chữ đều nhận được lộc đầu năm, mỗi người xin
một chữ khác nhau với những mong muốn khác nhau nhưng tất cả đều mong một năm
mới vạn điều mới, mọi sự tốt lành, gia đình con cái hòa thuận, êm ấm, đạt được
những thành công trong cuộc sống.
Ngày nay, việc xin chữ ngày càng phổ biến, nó đã trở thành một nét
đẹp trong truyền thống văn hóa người Việt cứ mỗi độ Tết đến xuân về. Chữ nghĩa
thường mang giá trị ý nghĩa hơn những lời nói sáo rỗng, để lại bài học giáo dục
sâu sắc hơn.
Tết là mở đầu của một năm mới, bởi vậy ai cũng mong mình sẽ đạt
được những điều may mắn trong năm tới, do đó có những phong tục ngày Tết dường
như đã ăn sâu bám rễ trong đời sống người Việt, trở thành một phần không thể
thiếu, thành một thói quen trong văn hóa của người Việt, nó cũng chính là
truyền thống tốt đẹp mà mọi người cần trân trọng và làm theo.
Lịch sử Khí công Khởi nguồn và lịch sử phát triển YOGA - Ấn Độ PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ “Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?” Lepnit . CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI -"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại." Bleiste -"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước" Napoleon. -"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo: nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch" Mark Twain -“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...” Vidhusekharsastri -"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!" Albert Einstein -"Lòng
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm ăn th
Mùa Chim Én Bay - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung MỌC CÁNH Em ơi em, mọc cánh bao giờ thế Định bay đi đâu mà nhìn ra đại dương? Tìm nguồn hạnh phúc bên kia thế giới Ở đó đang chờ một tình yêu thương? Thôi bay đi em, đừng áy náy, vấn vương Đừng lưu luyến kẻ dưng, người cũ Bay đi em, về phương trời quyến rũ Ở đó có tình sâu nặng đợi chờ! Bay đi em, đến xứ sở ước mơ Về chao liệng trên bến bờ hi vọng Thỏa khao khát những nỗi niềm vui sống Của một hồn thơ dào dạt yêu thương! Trần Hạnh Thu Câu Đợi Câu Chờ - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung Dương Hiểu Ngọc bay cao với đôi cánh "Thiên thần tình yêu 09:26 05/04/2014 Chắp "đôi cánh thiên thần", người đẹp Dương Hiểu Ngọc sẽ bay cao, bay xa trong nghệ thuật với những nỗ lực không ngừng. Xuất hiện liên tục trên các trang mạng trong thời gian gần
Nhận xét
Đăng nhận xét