Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

ĐỌC SÁCH 2/2 (Địa đàng ở phương Đông)


(ĐC sưu tầm trên NET)

Sách là ngọn đuốc soi rọi chân lý, là chiếc khăn thấm đẫm máu, nước mắt và lòng nhân ái của loài người! 
------------------------------------------------------------------

Địa đàng ở phương Đông

Tác giả
Stephen Oppenheimer
Nhà văn khoa học
Stephen Oppenheimer, người Anh, là bác sĩ nhi khoa, nhà di truyền học, và nhà văn. Ông là thành viên của Green Templeton College, Oxford và thành viên danh dự của trường Y học Nhiệt đới Liverpool. Wikipedia
Sinh: 1947

Địa đàng ở phương Đông

THỨ TƯ, 15/01/2014 08:30:00
Depplus.vn - Năm 1999, Stephen Oppenheimer, một nhà di truyền học người Anh, đã cho ra mắt cuốn sách nghiên cứu khoa học của mình có nhan đề Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast Asia (Tạm dịch Địa đàng ở Phương Đông: Chuyện về một lục địa Đông Nam Á chìm sâu) và lập tức cuốn sách đó gây chấn động giới khoa học phương Tây, từ những nhà nhân chủng học cho tới những nhà khảo cổ; từ những nhà cổ sinh học cho đến những nhà sử học…


Oppenheimer đưa ra một giả thuyết về lục địa Sundaland, lục địa bao gồm bán đảo Đông Dương hiện nay; các đảo của Đông Nam Á; các đảo vùng Đa đảo và Papua New Guinea và phần thềm lục địa có tên Sunda đã chìm sâu dưới đáy biển do tác động của ba lần nước biển dâng từ khoảng 12000 ngăm trước công nguyên cho tới 5000 năm trước công nguyên.
Địa đàng ở phương Đông
Cuốn sách "Địa đàng phương Đông: Chuyện về một lục địa Đông Nam Á chìm sâu" gây chấn động của Stephen Oppenheimer

Trong giả thuyết của ông, dựa trên cơ sở của di truyền học (mà cơ bản nhất là ADN bào quan của người mẹ, ADN giữ được mật mã di truyền truyền đời); cơ sở của phong cách học; cổ sinh học; ngôn ngữ học và cả những câu chuyện huyền thoại, thần thoại, sử thi…, nêu bật một luận điểm rằng khởi nguồn văn minh của loài người không phải từ Babylon và phát tán từ Tây sang Đông mà ngược lại, nó bắt nguồn từ Sundaland, với những cư dân cha ông của người Nam Á và Nam Đảo, rồi phát tán sang phương Tây theo những con đường di dân. Thậm chí, những phân tích của ông còn cho thấy, người Ấn độ, Trung Hoa học cách canh tác lúa nước của người Đông Nam Á và người Babylon đã tiếp nhận sự ‘dạy dỗ’ của 7 nhà hiền triết từ phương Đông, những người xăm mình như vảy cá, có nước da ngăm đen, có nhân dạng không khác gì người Đông Nam Á hiện nay.

Với luận thuyết của mình, cùng những chứng tích khảo cổ ở Babylon (tượng các nhà hiền triết giống y hệt cư dân Đa Đảo và Nam Đảo), Oppenheimer đã thuyết phục rất nhiều nhà khoa học khác và ông mạnh dạn gọi địa đàng của người Babylon, nơi họ vẫn nhắc đến và lưu truyền tới nay trong Thánh Kinh, chính là khu vực Sundaland huyền thoại ngày nào.
Địa đàng ở phương Đông

Dù chỉ là giả thuyết, nghĩa là nó có thể chẳng có giá trị thực tế nào nếu một ngày khoa học lại đưa ra một giả thuyết khác thuyết phục hơn nữa, nhưng trong hơn 10 năm qua, kể từ khi Eden in the East ra đời, quan điểm của giới khoa học trên thế giới về cội nguồn của văn minh nhân loại đã đảo ngược hoàn toàn. Một lần nữa, phương Đông huyền bí lại thách thức cả thế giới, thách thức cả những người phương Tây vốn dĩ đã từng nghĩ rằng phương Đông còn rất nhiều dân tộc tối tăm cần được khai sáng.

Nhưng khoa học, huyền thoại, giả thuyết chỉ là lý thuyết, đọc để tìm hiểu thêm mà thôi. Thực tế, phương Tây vẫn vượt trội phương Đông ở mọi phương diện, đặc biệt là khoa học kỹ thuật và kinh tế. Chính vì sự vượt trội đó, họ mới áp đặt được cho phương Đông phải theo những ‘chuẩn mực’ mà họ cho là phù hợp với tất cả những công dân trên toàn cầu.

Và chúng ta cũng không nằm ngoài quy chiếu đó. Chúng ta vẫn đang dùng lịch phương Tây chứ không còn dùng lịch phương Đông cho những sự kiện chính thống trong đời sống thường nhật của mình. Lịch phương Đông, có chăng chỉ còn giá trị đối với những gì thuộc về tâm linh mà thôi. Với chúng ta, dường như phương Tây mới là cực lạc, mới là địa đàng thì phải??? Thế mới có chuyện, tự dưng ở lúc giáp Tết này, có những ‘nhà khoa học’ lại đề xuất đến chuyện ‘Ăn Tết cổ truyền theo Lịch Tây’ với ví dụ rất hùng hồn ‘Người Nhật làm thế từ lâu rồi’.
Địa đàng ở phương Đông

Người Nhật làm là…việc của người Nhật. Người Nhật rất giỏi, người Nhật rất chăm chỉ, năng suất và kỷ luật nhưng người Nhật không phải là khuôn mẫu để đúc người Việt Nam như thế. Lý do tiết kiệm ngày nghỉ để giúp tăng năng suất lao động cũng là lý do…lãng xẹt. Thực sự, năng suất lao động không được quyết định bởi chuyện anh làm việc bao nhiêu ngày mỗi năm mà là ANH LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO MỖI NGÀY.

Cả ngàn năm chinh chiến với ngoại xâm thật sự đã khiến văn hóa Việt gốc gác mai một khá nhiều. Chính vì thế, ta chẳng thể để mai một hơn nữa bằng cách sẵn sàng hi sinh ngay cả ngày thiêng liêng hàng đầu trong mỗi năm của mình là ngày Tết cổ truyền. Có thể, sẽ có phản bác là người Việt ăn Tết cổ truyền cũng cùng ngày với người Tàu nhưng suy cho cùng, cách ăn Tết, tinh thần Tết của người Việt khác rất xa người Tàu. Cái chất cổ truyền đó chắc chắn sẽ mất rất sớm nếu ta kết hợp vào ngày tết Tây, ngày chúng ta vốn dĩ vẫn nghĩ nó nặng về phần nghỉ ngơi, chơi bời nhiều hơn là cả một dịp Lễ, Hội như Tết cổ truyền.

Hơn nữa, chính những người vận động tích hợp Tết kia, khi đi xem tử vi, họ sẽ dùng lịch nào, tuổi nào? Chắc chắn, họ sẽ không xem bằng tử vi…phương Tây rồi. Vậy thì họ vận động chuyện lãng xẹt ấy để làm gì? Để cho ra vẻ mình là Tây chăng???
Địa đàng ở phương Đông

Một câu chuyện nhỏ, nhưng rất đáng nghĩ, đó là cộng đồng người Mỹ gốc Phi ở Hoa Kỳ. Họ bám chặt vào văn hóa hip-hop mới mẻ của mình như một chiếc phao cứu sinh thực sự. Đơn giản, họ là những người đã mất tiếng nói (không còn nói tiếng Phi kể từ khi lọt lòng nữa); mất luôn văn hóa nguồn và đó chính là nỗi bất hạnh của một cộng đồng rất lớn như thế.

Chúng ta đừng đẩy mình và con cháu mình vào bất hạnh bằng việc nhìn vào Tây phương như một chuẩn mực quá đáng đến mức không cần thiết. Vẫn biết, cái gì hay thì ta theo nhưng không thể đánh đổi bằng những tài sản vô hình đã tích lũy được cả ngàn năm. Địa đàng thực ra vẫn ở phương Đông đây thôi chứ không ở đâu xa cả. Có điều, chúng ta tự tu sử mình để sống xứng đáng ở vùng địa đàng chứ đừng làm thêm những cuộc thiên di vô hình không cần thiết và vô ích nữa…

H.Q.M (Depplus.vn)
-------------------------------------------------------------------------

Địa đàng ở phương Đông

Chương 2: Lời kết từ thiên đường phương Đông 2">Tựa đề do người dịch đặt ">Lời kết từ thiên đường phương Đông 2

Nếu ta chấp nhận bằng chứng theo thống kê về mối quan hệ xuyên lục địa trong các thần thoại thì niên đại của những văn bản thần thoại Á-Âu đầu tiên trở nên rất quan trọng. Chúng ta rất may mắn bởi người Sumer và người Babylon rất mực cần mẫn trong việc ghi chép các motive này vào các bảng đất sét và con dấu hình trụ. Dấu niên đại bắt nguồn từ một nhu cầu như thế cho thấy rằng thần thoại, với những hàm nghĩa tôn giáo của nó, thuộc về những văn bản ghi chép đầu tiên vào khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Bởi vì trong đa số trường hợp, kết cấu và nội dung của thần thoại Lưỡng Hà cho thấy rằng chúng bắt nguồn từ những dị bản phương Đông cổ hơn, nên chúng ta có thể giả định rằng hướng truyền bá là từ Đông sang Tây, và niên đại của sự truyền bá này có lẽ còn sớm hơn cả đầu thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Nghĩa là những mối liên kết văn hóa Đông Tây có thể lâu hơn 5.000 năm. Những mối liên kết văn hóa đó chỉ có thể xảy ra nếu như cư dân ở vùng Đông Nam Á lưu giữ các câu chuyện, và nếu họ có khả năng đi đến Lưỡng Hà và Ấn Độ để truyền bá những câu chuyện đó.
Nếu như chúng ta chỉ sử dụng một ví dụ về kiểu thần thoại được cho là đã phát xuất từ miền Đông Indonesia - cụ thể là chuyện Hai anh em đánh nhau - thì thời gian lan truyền ít nhất là 6.000 năm trước đây. Câu chuyện của người Austronesia này được truyền bá về hướng Đông đến ngôi làng Kambot mà cách đây 5800 năm là một hòn đảo nằm trong vùng biển nội địa tuyệt đẹp ở Tân Guinea. Ngôn ngữ của những người dân làng đã thay đổi không còn là tiếng Austronesia, và ngày nay họ ở rất sâu trong vùng đầm lầy, tuy nhiên, cũng như các cư dân khác ở Australasia (Úc - Á), họ vẫn còn bảo tồn câu chuyện gốc. Thần thoại này còn được di chuyển về rất sớm phương Tây đến Lưỡng Hà và Ai Cập, nơi mà nó phát triển riêng biệt thành hai cổ mẫu khác biệt nhưng có liên quan với nhau là Cain và Abel, Seth và Osiris, cả hai đều có lai lịch từ những giai đoạn văn minh tối cổ ở các vùng này.
Nếu như sau đó ta chuyển sang nội dung của các thần thoại chung của lục địa Á-Âu thì đa phần chúng lại ít bí ẩn hơn nhiều so với các nhà folklore học nghĩ. Một vài chuyện được ghi chép lại một cách rõ ràng. Thần thoại về hồng thủy được tìm thấy trên mọi bờ biển của mọi lục địa, đặc biệt là các bờ biển có thềm lục địa rộng lớn. Có không nhiều dị bản kể lại theo những cách khác nhau về trận lụt hậu băng hà cuối cùng tác động đến các vùng bờ biển. Chúng có toàn quyền tiêu biểu cho một cơn lũ biển có thật xẩy ra cách đây không lâu lắm. Một lần nữa, một số chi tiết độc đáo của những câu chuyện hồng thủy ở vùng Đông Á lại được truyền bá sang các huyền thoại Trung Đông. Sự sáng tạo ra nước cùng sự phân chia Trời - Đất chắc chắn là một câu chuyện liên tục từ Thái Bình Dương đến phương Tây. Mặc dù nó có thể là một dị bản khác về hồng thủy, nhưng bức tranh nó gợi ra ám chỉ đến một tai họa khác còn ghê gớm hơn. Tuy nhiên nội dung của nó lại quá cách điệu nên khó mà diễn giải. Câu chuyện về hai anh em đánh nhau rõ ràng là mô tả sự bất đồng về văn hóa và về chủng tộc ở khắp vùng Á-Âu. Những dị bản của người Molucca và Tân Guinea có chi tiết mang tính địa phương dễ thẩm định hơn trong cấu trúc của chúng, vì thế được xem là gần với cổ mẫu hơn. Những câu chuyện này đã đan bện vào nhau với những tín ngưỡng về sự phong nhiêu, cái chết và sự tái sinh ở cả Đông lẫn Tây. Vai chính trong truyền thống hai anh em là một cái cây với một linh hồn cây nam giới đang hấp hối, người đã đem lại sự phong nhiêu và phục sinh bằng chính cái chết của mình.
Motive cái cây được rút ra từ khái niệm Cây sự sống. Khái niệm này trong những hình thức khác nhau của nó - từ tín ngưỡng Tôtem đến sự cám dỗ - một lần nữa bắt nguồn đâu đó ở giữa vùng Molucca và Tân Guinea. Nó hầu như nảy sinh ra như là kết quả của những tác động phì nhiêu của chuối, bột cọ Sagu, dừa và các loại cây ăn quả mọc rải rác trong vùng này và đưa đến sự gia tăng dân số. Một tổng hợp giữa hai loài động vật bất tử, chim ưng và rắn, với Cây sự sống đã tạo nên một bộ ba hùng hậu được nhìn nhận là sản phẩm đặc trưng của vùng Đông Nam Á, nhưng đã thiên di đến Lưỡng Hà cách đây hơn 4.000 năm và đến Trung Quốc cách đây hơn 3.000 năm.
Ý tưởng về Vườn Địa đàng là một thiên đường phong nhiêu đã mất là một khái niệm đặc biệt của người Austronesia đã tìm đường đến phương Tây nhiều lần. Người Polynesia có cách hình dung về thiên đường có thể hiểu được về phương diện địa lý. Đó là một lục địa tươi tốt rộng lớn ở phương Tây, thuở ban sơ là quê hương xứ sở. Bây giờ thì đó không còn thật sự là quê hương, nhưng đó là nơi cư trú của linh hồn tổ tiên, hay có thể là những anh hùng nào đó. Để đến đó bạn phải vượt qua một vùng sông nước nguy hiểm đã nhắc đến trong motive thuyền chết được tìm thấy trong các hang động, trên đồ đồng và trên những mẫu vải khắp Đông Nam Á. Nó chỉ có thể là lục địa Sunda đã chìm mất từ lâu.
Sự sa ngã trong Vườn địa đàng được người phương Tây đồng nhất với khái niệm tội lỗi và tội nguyên thủy, cuối cùng hóa ra là một dị bản duy nhất của những thần thoại về sự bất tử dựa trên cây cối mà Frazer đã mô tả bằng nhiều hình thức khác nhau quanh Ấn Độ Dương từ Australia đến sa mạc Kalahari. Gia hệ của những thần thoại về sự bất tử này có lẽ là lâu đời nhất, gợi nhớ lại tầm quan trọng của nghi thức tang lễ có nguồn gốc ở tận trước cuối Thời đại Băng hà. Khi phân tích sự phát triển của câu chuyện, ta thấy rằng về tổng thể, gia hệ này rõ ràng có nguồn gốc từ Đông Nam Á hoặc Tây Nam Thái Bình Dương.
Sir Frazer biện luận rằng Cây tri thức là sự suy đồi từ Cây chết của người Lưỡng Hà. Quan điểm của người Sumer về hiệu lực và mối đe dọa của tri thức lại xuất hiện trong một dị bản Lưỡng Hà cổ hơn về Sự sa ngã của Adam, đó là Thần thoại Adapa. Cái tri thức được canh giữ vô cùng cẩn mật đó có thể là kỹ thuật hay ma thuật hoặc cả hai. Trong nhiều xã hội truyền thống thì hai cái này không thể tách biệt, những tuyên bố về tính siêu nhiên làm tăng thêm quyền lực của các nghệ nhân khéo léo, tầng lớp tăng lữ thống trị hay các chiêm tinh gia. Tri thức bí ẩn do tầng lớp tăng lữ thống trị nắm giữ có thể là một trong những hạt mầm đã làm thay đổi Lưỡng Hà và Thượng Ai Cập từ xã hội nông nghiệp thời kỳ đồ đá mới đến những nền văn hóa có đẳng cấp phong phú mà chúng ta đã được biết đến từ các văn bản khảo cổ. Những quyển sách tài liệu nguồn ghi nhận sự tương đồng đáng chú ý giữa những cuộc hành lễ ma thuật của người Mã Lai tiền Hồi giáo, như thuật xem điềm báo trên gan gà, với những nghi thức của dân tộc Babylon cổ xưa.
Chính xác là phương Đông đã dạy cho phương Tây điều gì?
Trong cuốn sách này tôi đã lập luận rằng cội rễ sự nở rộ huy hoàng của văn minh trong vùng lưỡi liềm phong nhiêu Cận Đông cổ đại nằm trên vùng duyên hải nay đã chìm khuất ở Đông Nam Á. Chính người Sumer và người Ai Cập đã viết về những người đàn ông thông thái tài tình đến từ phương Đông, một sự kiện mà người ta thường gạt bỏ vì coi đó chỉ là sự thêm thắt của trí tưởng tượng phong phú. Chúng ta có thể hỏi ngay, nguyên nhân nào đã sản sinh ra sự bùng phát các thành phố, đền đài, nghệ thuật, văn tự và các đế chế cách đây 5.000 năm? Ngoài những kiến trúc bằng đá chìm dưới nước gây kinh ngạc mới tìm thấy ở ngoài bờ biển phía đông Đài Loan và những nền văn hóa cự thạch rất phổ biến thì ít có bằng chứng trực tiếp về các thành phố, đền đài hay văn tự thuộc niên đại đó ở Đông Nam Á. Đúng hơn là chỉ có một bộ sưu tập những thần thoại khởi nguyên và những kỷ năng của thời kỳ đồ đồng cuối thời kỳ đồ đá mới được trao đổi giữa hai vùng.
Quan điểm riêng của tôi là mặc dù có nhiều sự chuyển giao công nghệ qua một giai đoạn dài, nhưng những bài học mới và quan trọng nhất từ phương Đông đã được Marx đề cập đến trong Tư bản luận, nghĩa là làm thế nào để sử dụng hệ thống đẳng cấp, chính trị, ma thuật và tôn giáo nhằm kiểm soát sức lao động của người khác. Tuy nhiên, trước khi thảo luận về những vấn đề đó, chúng ta có thể quan sát những dấu vết vững chắc hơn và những đòi hỏi của nền văn minh vốn được thụ đắc một cách dần dần chứ không phải cùng một lúc. Như tôi đã nhấn mạnh, tính đột ngột của bất kỳ cuộc cách mạng nào trong những xã hội tiền sử dựa trên một bờ biển bằng phẳng có lẽ chỉ là ảo tưởng. Điều này nhất định liên quan đến bờ biển của vịnh Ảrập, là nơi có thể đã có được một thời kỳ kéo dài đến tận kỷ nguyên của những đô thị đầu tiên. Như chúng ta đã thấy ở phần I, mực nước biển dâng ở đó chỉ đạt mức cân bằng và bắt đầu rút xuống khoảng 5.500 năm trước. Nhiều khu định cư và các đô thị cổ hơn được xây dựng ở vùng Vịnh có lẽ đã bị mất hút dưới đáy biển.
Điều kiện tiên quyết đối với các xã hội thành thị là phải có cơ sở nông nghiệp phát đạt đủ sức nuôi sống dân số; và từ những chứng cứ khác ở vùng này, điều này từng tồn tại từ những thời cổ hơn nhiều ở Trung Đông. Làng nông nghiệp đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ -Ten Çata Hüyük - có niên đại khoảng 7.000 năm trước công nguyên, là khoảng thời gian mà các đầm lầy ở Cao nguyên Tân Guinea bắt đầu khô cạn và là lúc mà cây lúa bắt đầu được ghi nhận trong một hang động ở bán đảo Mã Lai. Vào lúc xuất hiện nền văn minh Sumer 3.500 năm sau đó, người chăn cừu và nông dân xuất hiện khắp nơi trong thế giới cổ đại, nuôi sống phần lớn dân cư ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Truyền thuyết kiểu “Cain và Abel” của người Sumer được thể hiện trong câu chuyện Emes và Enten, có liên quan đến những xung đột giữa người chăn cừu với người nông dân.
Nhìn chung nông dân là những người độc lập và họ cần đô thị ít hơn là đô thị cần họ. Tuy thị dân có thể chuyên nghiệp trong việc tổ chức và có những kỹ năng như sản xuất công cụ, nhưng họ không thể làm ra thức ăn nếu không có đất đai. Do vậy, điều kiện tiên quyết thứ hai đối với sự phát triển đô thị là sự tạo lập một nhà nước nơi mà nông dân và các công dân khác buộc phải trung thành với thị quốc và cung cấp thực phẩm cho đô thị.
Có nhiều cách để đạt tới sự thu phục này: bằng cưỡng bức, vũ lực, thuế má, thuyết phục tôn giáo hay bằng thủ đoạn gian trá, và cuối cùng là bằng cách tiến hành chiến tranh cùng gián điệp. Tất cả những cách đó đều đã được dùng đến. Chẳng có gì sai lầm khi một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của thời Phục Hưng, cuốn Quân vương của Machiavelli, là sự phân tích thẳng thắn về những biện pháp đó trong việc trị quốc. Tuy vậy, tác phẩm này so ra khá muộn màng. Bởi vì cuốn Binh pháp của Tôn Tử - một nhà cai trị Trung Quốc được viết cách đây gần 2.500 năm - đã trở thành một cuốn cẩm nang hữu hiệu, ngày nay vẫn còn được các thương gia phương Đông tìm đọc.
Để duy trì nhà nước này, những nhà cai trị đầy tham vọng phải thiết lập tổ chức và quyền lực của họ bằng cách phối hợp giữa vũ lực, sự bảo vệ chế độ phong kiến và cưỡng bức tôn giáo. Ở cả Ai Cập và Lưỡng Hà, những nhà cai trị đầu tiên là thần linh hay tăng lữ, được đẳng cấp tăng lữ ủng hộ. Ở giai đoạn ban đầu, khoa thiên văn học dùng trong nông nghiệp và hàng hải mà người phương Đông rất thành thạo đã bị các nhà “chiêm tinh” chiếm đoạt nhằm mục đích lừa phỉnh và đe dọa quần chúng. Dĩ nhiên điều này vẫn tiếp diễn đến tận ngày nay. Việc thêm vào những thủ tục ma thuật, như bói chuyện tương lai bằng việc kiểm tra ruột các con vật, đã từng được dùng ở Lưỡng Hà và cũng được dùng ở Đông Nam Á ngày nay, từ nông dân đến quý tộc.
Sự củng cố quyền lực trung tâm ở thị quốc được hỗ trợ bởi truyền thống, tôn ti trật tự và những quan niệm vương quyền. “Hiểu biết phận mình” là một cách nói quen thuộc chỉ mới mờ nhạt ở Anh cách đây vài thập kỷ mà thôi. Tuy nhiên, cái cấu trúc giai cấp này, vẫn đang làm tê liệt nước Anh hơn bất cứ quốc gia châu Âu nào khác, chẳng là cái gì so với những hệ thống đẳng cấp vẫn đang tồn tại trong các xã hội truyền thống của người Austronesia từ Madagascar, qua Bali đến Samoa. Người Bali ngày nay vẫn bảo lưu những hàng tước vị cao cấp, nhằm quy định tầng lớp này phải xưng hô như thế nào với tầng lớp kia. Các làng Samoa vẫn còn có người quý tộc. Do đó, ý thức giai cấp này rõ ràng không phải là một cái gì chỉ được các xã hội Austronesian lượm lặt từ ảnh hưởng của Ấn Độ sau này.
Chuyến du hành của tôi được kể lại trong cuốn sách này bắt đầu với lời hướng dẫn tình cờ của một ông lão trong một ngôi làng của thời đại đồ đá ở Papua Tân Guinea. Nó đã dẫn dắt tôi từ việc nghiên cứu nặng tính kỹ thuật về các chủng người và bệnh sốt rét ở hòn đảo đó đến chỗ nhận thức rằng sự phân bố rải rác của nông dân và thủy thủ vùng duyên hải Đông Nam Á đã nối tiếp sau một loạt những trận lụt hậu băng hà và dẫn đến sự phong phú về văn hóa của phần còn lại của lục địa Âu-Á. Ngày nay ta vẫn có thể tìm thấy tiếng vang của việc này ở phương Tây trong những văn bản cổ đại như sử thi Gilgamesh và 10 trang đầu của sách Sáng thế ký. Chủ đề của những thần thoại này vẫn còn thấm đẫm trong các tổng tập văn học từ cổ đại đến hiện đại.
Và những gì còn lại ở vùng Đông Nam Á ngày nay chỉ có thể cung cấp cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về một Địa đàng đã từng tồn tại trên đời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét