Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Tình yêu cuộc sống 23

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
ĐỘC TẤU GUITAR TRỊNH CÔNG SƠN 

Danh ca Khánh Ly lần đầu tiết lộ về người phụ nữ mà Trịnh Công Sơn yêu nhất

0 Dũ Cát
ANTD.VN - Khánh Ly thổ lộ việc bà và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không yêu nhau là có lý do. Trong khi bà tự nhận không cạnh tranh nổi với các “bóng hồng” xung quanh ông thì vị nhạc sĩ họ Trịnh lại có một nguyên tắc bất di bất dịch, đó là không yêu phụ nữ đã có gia đình.
Bước qua ngưỡng tuổi 70, Khánh Ly tự nhận mình đã già lắm rồi và mường tượng ra viễn cảnh một ngày nào đó sẽ còn già hơn nữa. Cũng bởi “thấy giờ ai cũng già rồi, người thì đã đi khỏi cuộc sống này, người thì sắp sửa đi” nên Khánh Ly quyết định nói ra nhiều điều về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà bấy lâu nay bà vẫn giữ ở trong lòng để mọi người hiểu và yêu thêm người như ông.
Lý do Khánh Ly và Trịnh Công Sơn không yêu nhau
ảnh 1
Về nước và đến viếng mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Khánh Ly mang theo bó hoa hồng vàng với suy nghĩ giữa hai người là một tình cảm đặc biệt, không thể là hoa hồng đỏ của tình yêu hay bất cứ một màu hoa mang ý nghĩa nào khác mà chỉ có thể là màu vàng – màu bà yêu thích và cho là đẹp nhất.
Khánh Ly bảo suốt bao nhiêu năm qua, đi đâu bà cũng nhận được một câu hỏi quen thuộc, đó là tình cảm giữa bà và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn liệu có phải là tình yêu. Đáp lại, nữ danh ca quả quyết “thường nếu tin thì người ta không hỏi, mà hỏi nghĩa là không tin” nhưng dù thế nào thì việc được vị nhạc sĩ tài ba này yêu hay yêu được ông cũng là diễm phúc.
Khổ nỗi, nói như lời Khánh Ly thì trái tim có lý lẽ riêng của nó và bà tin rằng yêu một người như Trịnh Công Sơn là tự chuốc khổ vào mình bởi ông quá nổi tiếng, mà phàm đã là người nổi tiếng thì làm sao của riêng ai được. Thế nên ai mà khôn ngoan và biết tính toán thì sẽ không yêu ông.
Về phần mình, Khánh Ly tự thấy không “đọ” nổi với các cô gái xung quanh Trịnh Công Sơn bởi họ đều quá đẹp, quá trẻ, quá tài năng, trong khi bà chẳng có gì. Có điều, không yêu được vị nhạc sĩ họ Trịnh mà chỉ đi bên cạnh và đi dưới “bóng mát” cuộc đời ông, với bà lại là một may mắn. “Ông ấy là bóng mát che cho tôi, nên tôi thấy mình còn sung sướng hơn những người được ông ấy nói tiếng: Anh yêu em” – Khánh Ly bộc bạch.
ảnh 2
Khánh Ly chưa bao giờ có ý định "nhận vơ"  bà là một trong những "bóng hồng" trong cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời, có không ít người quen tự nhận là người yêu của ông, trừ Khánh Ly. Khánh Ly bảo bà cũng có thể nói như vậy mà không ai thắc mắc nhưng không vì “như thế là nhận vơ, là ngộ nhận, xấu hổ lắm”.
Nữ danh ca hài hước nói vui bà mà yêu Trịnh Công Sơn thì đã yêu ngay từ lúc đầu tiên hai người gặp nhau chứ không để tới mấy chục năm sau gặp lại mới yêu vì tình yêu mà chậm như thế thì… “ăn” cái gì. Vả lại, bà vẫn tin nếu có điều gì đó xảy ra giữa hai người thì chắc chắn không giữ được tình cảm trân trọng dành cho nhau mà nhìn nhau ê chề lắm.
Thành ra, mặc cho ai còn băn khoăn về tình cảm giữa Khánh Ly – Trịnh Công Sơn, bà vẫn kiên định với suy nghĩ yêu cũng được, không yêu cũng được, điều đó nhiều khi không quan trọng bởi: “Nếu người đó ở trong trái tim của mình, không đi đâu cả thì dẫu người đó không ôm mình ở trong tay đi chăng nữa thì mình vẫn là của người đó và người đó vẫn là của mình”. 
Về phía nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Khánh Ly quả quyết ông không bao giờ yêu bà, mà nếu yêu được cũng không yêu. Lý do là bởi Trịnh Công Sơn có nguyên tắc là tuyệt đối không bao giờ yêu người phụ nữ đã có gia đình. Trong khi thời điểm hai người gặp nhau, Khánh Ly đang có chồng con. Tự bản thân Khánh Ly nhận thấy khi ấy, bà ít nhiều gì cũng yêu người chồng của mình, cũng chưa biết gì về vị nhạc sĩ họ Trịnh này để manh nha ý định hy sinh gia đình vì ông. Vì thế tình cảm đôi bên chỉ đơn thuần là sự đồng điệu và trân quý.
Người phụ nữ mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn yêu nhất
ảnh 3
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng giận Khánh Ly khi thấy bà cắt tóc ngắn...
Nhắc đến chuyện tình yêu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Khánh Ly bảo nếu quả thực vị nhạc sĩ này có yêu một ai đó hay có ai đó yêu ông thì đó là điều đáng mừng. Bởi lẽ cứ bắt ông phải sống một mình vì mọi người, trong khi ai cũng có đôi có cặp thì tội lắm. Dù tới giờ chẳng ai biết rõ đã có bao nhiêu người phụ nữ đi ngang qua cuộc đời của vị nhạc sĩ tài ba này nhưng Khánh Ly tiết lộ thật ra người phụ nữ mà Trịnh Công Sơn yêu nhất chính là mẹ của ông. “Đó là tình yêu lớn nhất của ông ấy” – Khánh Ly quả quyết.
Cũng theo lời kể của Khánh Ly thì ngoài mẹ ra, đặc điểm chung của những cô gái khiến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rung động là có mái tóc dài, có đôi vai gầy guộc nhỏ. Đó cũng là lý do ông từng giận Khánh Ly chỉ vì thấy mái tóc ngắn mà bà vừa cắt.
Nhớ lại, Khánh Ly bảo lần đó bà cãi nhau với chồng nên đi cắt phăng mái tóc dài, sau đó hẹn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đi cà phê trò chuyện cho khuây khỏa. Vừa nhìn thấy bà ở đằng xa, vị nhạc sĩ họ Trịnh đã quay lưng đi. Sau khi đuổi theo để hỏi cho ra nhẽ thái độ lạnh nhạt này thì Khánh Ly nhận được câu trả lời ngụ ý trách móc chuyện bà cắt tóc: “Anh không muốn gặp người điên”.
Từ bấy trở đi, Khánh Ly mới biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất thích con gái để tóc dài. Ông từng kể với bà về cảm hứng sáng tác ca khúc “Như cánh vạc bay” là khi ông đi chơi với một cô người yêu ở Cam Ly. Đi qua con suối nhỏ, trên là nắng vàng ruộm, dưới là nước long lanh, cô gái khẽ vén gấu quần dài lên, nhón chân đi rất điệu. Lần đó trở về, ông viết bài hát này. 
Điềm gở trước khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời
ảnh 4
Lần gặp lại hiếm hoi của Khánh Ly với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trước khi ông qua đời
Khánh Ly thổ lộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người rất hiền lành và không biết giận hờn ai bao giờ. Nói đúng hơn, người nào để ông giận, tức là ông quý lắm, nhưng ông cũng chẳng giận được lâu vì không thể sống thiếu bạn bè.
Nhẩm tính lại, Khánh Ly bảo suốt mấy chục năm quen nhau, bà và vị nhạc sĩ họ Trịnh chưa bao giờ giận nhau dù có thể lúc nào đó bà làm việc gì khiến ông cảm thấy không hài lòng và ngược lại, nhưng cả hai đều không bao giờ nói ra.  Tuy nhiên cách đây 17 năm, khi Khánh Ly về nước và ghé qua nhà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chơi, trong lúc anh em đàn hát cho nhau nghe, bà buột miệng nói vui: “Ai anh Sơn cũng vẽ hết, chỉ có em là anh Sơn chưa vẽ bức nào cho”.
Nghe thế, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bỗng dưng nổi giận đùng đùng và quát: “Đứa mô cũng vậy” (ý chỉ mấy đứa em của ông cũng hay đòi ông vẽ như thế). Bất chợt bị quát nạt, bà khựng lại không biết nói gì, nhìn ông với ánh mắt đầy ngạc nhiên rồi lẳng lặng bỏ về trong tâm trạng vừa buồn vừa giận.
Cả đêm hôm đó, bà không ngủ, sáng sớm hôm sau thì điện thoại cho người cháu đi uống cà phê dù trong lòng rất sốt ruột muốn đến hỏi thăm ông. Giữa lúc tâm trạng rối bời thì bà nhận được điện thoại của ông hỏi đang ở đâu và gọi tới và cả hai lại chuyện trò vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy ra.
Sau lần đó, trở về Mỹ, nghĩ lại thái độ lạ lùng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bà có linh tính chẳng lành. Nhớ lại lời mọi người vẫn bảo rằng người sắp “đi” thì tính tình thay đổi, bà thấy nóng ruột vì sợ lần giận dữ của ông với bà có khi là điềm gở. Và rồi không lâu sau đó, ông đột ngột qua đời.
Cho tới giờ, Khánh Ly vẫn giữ mãi nỗi ân hận và tự trách mình sao không nhận ra sự thay đổi đó ở ông cũng có nghĩa là người này sắp bỏ mình đi để làm cho ông những điều tử tế và đẹp đẽ, có khi chỉ là mời ông ăn một cốc chè hay gọt cho ông một đĩa trái cây – những điều mà bà chưa từng làm cho người anh nhạc sĩ đáng kính này.
Trong dòng hồi ức về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Khánh Ly kể khi còn trẻ, từng có lần ông suýt nữa bỏ mạng vì bà. Đó là vào quãng thời gian năm 1972, khi bà hẹn ông tới một phòng trà ở TPHCM để nghe nhạc. Tối hôm đó, ông chưa tới thì bất ngờ phòng trà này bị nổ, chỗ gác lửng mà bà hẹn ông bị sập xuống khiến nhiều người thiệt mạng. “Cũng may lần đó, ông Sơn chưa kịp tới, nếu không thì tôi ân hận biết bao nhiêu” – Khánh Ly ngậm ngùi nhớ lại.    
ảnh 5
Khánh Ly muốn dành những năm tháng cuối đời để làm thiện nguyện...
Dạo gần đây, lần nào trở về Việt Nam, Khánh Ly cũng rong ruổi với những chuyến từ thiện đến với nhiều vùng miền khác nhau, từ các tu viện đến những ngôi chùa, đến với người bị bệnh phong cùi đến các em nhỏ bị nhiễm HIV/AIDS. Khánh Ly bảo ước mong duy nhất của bà lúc này là được hát, được làm thật nhiều việc thiện nguyện để nối dài vòng tay nhân ái đến với mọi người. Vì vậy, bà quyết định dành những năm cuối đời để làm việc thiện. Đây cũng đồng thời là ý nguyện khi còn sống của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Bởi lẽ chính từ những tháng ngày tuổi trẻ rong ruổi cùng ông ca hát khắp nơi, Khánh Ly nhận ra ở người nhạc sĩ này một điều thật vĩ đại, vĩ đại hơn cả những tác phẩm mà ông sáng tác, đó là nhân cách và nhân phẩm. Và vì chẳng bao giờ bà quên được lời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dặn mình là phải ráng sống với một tấm lòng, sống với mọi người bằng sự tử tế và làm những điều gì tốt đẹp nhất cho quê hương. 
ảnh 6
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn luôn dành tình cảm và tình thương đặc biệt cho cô em gái  Khánh Ly
Khi Khánh Ly lấy chồng ở bên Mỹ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết cho bà một lá thư và nói: “Mai (tên thật của Khánh Ly), bộ hết người lấy rồi sao mà lấy Nguyễn Hoàng Đoan”. Đọc xong lá thư này, Khánh Ly bảo bà thấy bị tổn thương ghê gớm và cũng rất đau lòng nhưng “ông Sơn nói mà, ông ấy nói điều gì, tôi không bao giờ cãi”. Sau này chồng bà biết chuyện về lá thư trên nhưng không giận bởi luôn yêu quý và ngưỡng mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
“Tất cả những cuốn sách mà ông Sơn in được bày bán ngoài quầy, ông chồng tôi mà thấy là mua hết. Tôi thắc mắc thì ông ấy bảo: ‘Anh mua để ai quý ông Sơn thật, anh tặng chứ không muốn để sách của ông Sơn nằm lăn lóc với các cuốn sách khác’. Đó là cách yêu mà ông chồng quái đản của tôi dành cho ông Sơn” – Khánh Ly chia sẻ.
Sau này, chồng của Khánh Ly có đem thắc mắc về lá thư trên nói với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và được vị nhạc sĩ họ Trịnh giải thích: “Tôi không biết về Đoan, chỉ nghe người ta nói thôi nên viết thế, nhưng mà bây giờ tôi biết Đoan làm được cho Mai nhiều điều tốt. Tại vì tôi thấy Mai khổ nhiều rồi, không muốn để Mai nó khổ thêm”.

Khánh Ly: 'Tôi ân hận vì giận Trịnh Công Sơn trước lúc ông mất'

Danh ca tâm sự nếu biết cuộc gặp nhạc sĩ vào năm 2000 là lần cuối, bà dành thời gian cho ông nhiều hơn thay vì nhõng nhẽo, giận hờn.

Ngày 1/4/2001, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời. 16 năm qua, những ca khúc của ông luôn là dòng suối tinh thần tắm tưới tâm hồn bao người Việt. Chiều 26/3, ở Hà Nội, Khánh Ly - giọng ca gắn liền với nhạc Trịnh - có buổi trà đàm chia sẻ kỷ niệm về cố nhạc sĩ.
*Khánh Ly ngẫu hứng hát "Ướt mi" trước buổi giao lưu
Khánh Ly ngẫu hứng hát "Ướt mi"
- Điều gì khiến bà nhớ nhất về Trịnh Công Sơn trong lần cuối gặp gỡ?
- Năm 2000, trước khi về Mỹ, tôi đến thăm Trịnh Công Sơn. Bình thường, anh sẽ ngồi uống rượu hoặc đệm đàn cho tôi hát, gần như không nói chuyện gì. Lần ấy, tôi có nhõng nhẽo với Trịnh Công Sơn rằng: "Ai anh Sơn cũng vẽ, chỉ có em là không được bức nào". Vừa nghe câu đó, ông Sơn nổi giận đùng đùng, la lớn: "Đứa mô cũng thế". Hóa ra, mấy người em của Trịnh Công Sơn, cô nào cũng đòi anh vẽ tranh cho. 
Bị anh Sơn quát, tôi tủi thân vô cùng. Trừ lúc hát không tập trung, tôi chưa bao giờ bị Trịnh Công Sơn rầy la như vậy. Tôi không biết phải làm gì, chỉ thấy hai tay run lên. Tôi bỏ về, trong lòng hỗn độn cảm xúc: vừa buồn, vừa giận, lại vừa đau. Tôi tự nhủ: "Nhất định không bao giờ gặp Trịnh Công Sơn nữa. Mai sẽ đổi vé máy bay về Mỹ ngay lập tức". Đêm đó, tôi không sao ngủ được. Hôm sau, tôi nóng ruột không chịu nổi, phần vừa muốn tới chỗ Trịnh Công Sơn, phần vì lòng tự ái ngăn cản. Thế rồi, Trịnh Công Sơn gọi điện trước, hỏi tôi đang ở đâu, sao không tới nhà chơi. Chỉ chờ câu đó, tôi lao ngay tới nhà anh. Mọi thứ lại như chưa có chuyện gì xảy ra. 
Các cụ có dạy những người sắp qua đời thì tính tình thay đổi. Lần giận dỗi bất thường của Trịnh Công Sơn đó, tôi nghĩ là điềm báo về sự ra đi của anh. Ngẫm lại, tôi ân hận và hối tiếc vô cùng. Tôi tự trách bản thân không đủ sáng suốt để nhìn ra anh sắp bỏ mình đi, để làm những điều tử tế, đẹp đẽ hơn, những điều mà anh muốn tôi làm, dẫu chỉ đơn giản là mời ăn một ly chè hay gọt một đĩa trái cây.
khanh-ly-toi-an-han-vi-gian-trinh-cong-son-truoc-luc-ong-mat
Ca sĩ Khánh Ly và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- Câu nói nào của nhạc sĩ lúc cuối đời ám ảnh bà?
- Anh từng hỏi tôi: "Bạn bè rủ anh ra nước ngoài, anh có nên ở lại không?". Tôi đã nói rằng Trịnh Công Sơn chỉ có thể sống và chết ở Việt Nam được thôi. Từ đó, anh không bao giờ đề cập đến vấn đề đó nữa. Tôi nghĩ anh Sơn đã nghe theo tôi và chọn cho mình nơi để nằm xuống.
Tôi cũng không quên được những thói quen của Trịnh Công Sơn khi còn sống. Anh hay uống rượu tới say rồi mới đi ngủ, thường là vào lúc 5h sáng. Đến khoảng 7h, Trịnh Công Sơn đã thức dậy, tắm rửa rồi ra ngoài phố ngồi. Có lần tôi thắc mắc, anh bảo: "Nếu không được nhìn thấy mọi người, anh sẽ buồn ghê lắm". Trịnh Công Sơn không cần biết mình được yêu, ghét ra sao, chỉ cần thấy người ta đi lại trước mặt là vui.
*Khánh Ly nói về ca khúc được cho là Trịnh Công Sơn viết về bà
- Quanh Trịnh Công Sơn có nhiều "nàng thơ". Bà thấy sao khi mình không phải người duy nhất chia sẻ cuộc sống và âm nhạc với nhạc sĩ?
- Tôi cũng chỉ là người bình thường nên việc ghen tỵ với ai đó là không thể tránh khỏi. Đến bạn gái chơi cùng, tôi còn ghen với các mối quan hệ của họ. Hôm trước, tôi thấy chị bạn thân đăng ảnh với một phụ nữ khác. Hai người ôm ấp nhau rất vui vẻ. Nhìn thấy cảnh đó, tôi đã tự nhủ: "Vì sao người phụ nữ kia được bày tỏ tình cảm, còn mình lại không được?".
Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng vẫn là tình cảm của chính bản thân. Tôi luôn dành cho người thân, bạn bè những tình yêu, sự quý trọng. Đối với Trịnh Công Sơn, đó còn có cả sự tôn kính. Ông không chỉ là người thầy, tri kỷ mà còn giống người cha.
Bố tôi mất sớm nhưng từ nhỏ, tôi đã được nhận được tình yêu vô bờ từ ông. Hình ảnh người cha trong tôi rất ý nghĩa. Tôi vẫn nhớ năm ba tuổi, mình cùng bố đi trên đường làng. Khi rẽ vào quán lá, bố mua cho tôi chiếc kẹo bột. Hay những lúc được bố mua cho quả trứng gà chần, lấy đũa đục lỗ hai đầu rồi húp thẳng vào bụng, rồi những năm tháng được ông ủ ấm trong những chiếc áo trấn thủ (áo bông), hát cho nghe những ca khúc như Chiều vàng, Con thuyền không bến...
*Khánh Ly hát "Bà mẹ Ô Lý"
- Gắn bó với nhau lâu năm, bà thấy những người phụ nữ Trịnh Công Sơn yêu có điểm gì chung?
- Trịnh Công Sơn vốn rất thích phụ nữ để tóc dài, có bờ vai gầy... Nhạc sĩ từng kể với tôi rằng ca khúc Như cánh vạc bay được sáng tác khi ông đi chơi với người yêu - một cô gái để tóc dài - bên bờ suối ở Cam Ly (Đà Lạt).
Tôi thì không có đặc điểm nào giống như vậy. Có lần, tôi và một người chồng cũ cãi nhau. Tức quá, đi qua hồ Xuân Hương ở Đà Lạt, tôi cầm nhẫn cưới ném luôn xuống nước rồi đi cắt phăng mái tóc dài. Đến sáng mấy hôm sau, như thường lệ, sau khi đi chợ, tôi ghé quán cà phê Tùng gặp Trịnh Công Sơn để uống nước, học hát. Vừa thấy tôi và mái tóc ngắn, nhạc sĩ bỏ về luôn, không nói năng chào hỏi câu nào. Tôi tức quá đuổi theo, hỏi bằng được vì sao ông phản ứng như vậy. Trịnh Công Sơn chỉ đáp lại đúng một câu giận hờn: "Anh không muốn gặp người điên".
khanh-ly-toi-an-han-vi-gian-trinh-cong-son-truoc-luc-ong-mat-1
Khoảnh khắc hạnh phúc của Khánh Ly và chồng quá cố Nguyễn Hoàng Đoan.
- Chồng quá cố của bà - ông Nguyễn Hoàng Đoan - có mối quan hệ ra sao với nhạc sĩ khi ông còn sống?
- Chồng tôi luôn dành một tình yêu lạ lùng cho Trịnh Công Sơn. Tất cả sách của ông ấy, chồng tôi đều mua đủ. Thấy tôi thắc mắc, ông xã bảo: "Anh mua để những ai yêu thật sự quý Trịnh Công Sơn thì tặng. Anh không muốn chúng nằm dưới tiệm sách".
Khi tôi lấy chồng ở Mỹ, Trịnh Công Sơn có viết cho tôi một bức thư, trong đó có đoạn: "Mai, bộ hết người rồi sao lại lấy Hoàng Đoan?". Tôi đọc xong cũng thấy tổn thương lắm nhưng không cãi. Nhưng chồng tôi cũng không vì thế mà giận nhạc sĩ.
Năm 1997, khi cùng chồng trở về Việt Nam, tôi và anh Đoan ngày nào cũng tới thăm Trịnh Công Sơn. Chúng tôi ngồi ăn cùng nhau, lúc nào cũng ở trong chiếc bàn với trên dưới 20 người. Có lần, chồng tôi đề cập bức thư Trịnh Công Sơn gửi năm xưa với nhạc sĩ. Ông Sơn lúc đó mới giải thích trước khi gặp gỡ, ông chỉ biết chồng tôi qua những tin đồn. Nhạc sĩ nói với ông xã tôi rằng: "Bây giờ tôi mới biết Đoan làm được cho Mai nhiều điều. Mai từng khổ nhiều rồi, tôi không muốn Mai phải khổ thêm". Ông muốn tôi lấy người nào đó vững về kinh tế để tôi không phải đi làm việc vất vả kiếm tiền. 
Trong buổi giao lưu, Khánh Ly thông báo đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn ngày 2/4 sẽ bị hoãn. Bà phải về Mỹ để giải quyết một số vấn đề cá nhân. 
Đức Trí

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết gì trong thư tình gửi bà Dao Ánh?

Dân trí "Không phải anh chỉ chờ Ánh có buổi chiều mà thôi mà đã chờ suốt gần 4 tháng hè ở đây. Như thế mà chỉ cần một buổi Ánh sang không gặp anh là Ánh đã giận anh rồi. Anh rất buồn bởi vì ngày cuối anh đi, Ánh không có mặt để hàn huyên một lần nữa rồi vắng nhau đến bao nhiêu là tháng", trích lá thư Trịnh Công Sơn viết cho bà Dao Ánh ngày 19/9/1965.
 >> Chân dung bà Dao Ánh thời trẻ - người nhận 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn

Kể từ ngày gặp cho đến tận cuối cuộc đời, trong 37 năm, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết hơn 300 lá thư cho bà Dao Ánh, nhiều nhất là khoảng thời gian từ năm 1964 đến 1967.
Nhân kỷ niệm 10 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời (1/4/2001 - 1/4/2011) bà Dao Ánh đã gửi lại cho gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn những bức thư tình mà ông đã gửi cho bà trong 37 năm.
Và hơn 300 bức thư tình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi cho Dao Ánh đã được xuất bản vào năm 2011 trong tập sách “Trịnh Công Sơn - Thư tình gửi một người”.

Bìa quyển Thư tình gửi một người
Bìa quyển "Thư tình gửi một người"
Năm 2017, kỷ niệm 16 năm ngày mất của ông, đêm nhạc “Trịnh Công Sơn - Thư tình gửi một người” được thực hiện tại thành phố Đà Lạt đã thu hút hơn 30 ngàn khán giả đến xem.
Người tình một thời của nhạc sĩ - bà Dao Ánh không thể trở về Việt Nam để tham dự chương trình đã gửi hình của bà cho gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - “ảnh thay mặt người...” như trong thư bà viết.
Bức ảnh thời trẻ của bà Dao Ánh được gửi về trước ngày kỷ niệm 16 năm ngày mất của ông
Bức ảnh thời trẻ của bà Dao Ánh được gửi về trước ngày kỷ niệm 16 năm ngày mất của ông
Khi những bức ảnh thời trẻ được công bố cùng những chia sẻ của bà Dao Ánh, như một lần nữa tinh thần, nhân sinh quan đời sống sâu sắc trong âm nhạc của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn càng được thấu hiểu và trân trọng.
“Tựa sách là "Thư tình gửi một người" nhưng có lẽ những lá thư này không chỉ bày tỏ yêu thương vô hạn dành cho một người con gái mà còn là biểu tượng vĩnh hằng của tình yêu. Mặt khác, những dòng thư gửi Ánh - Hướng Dương còn giúp giải mã rất nhiều ca từ và ca khúc của Trịnh Công Sơn, những bài hát đến hôm nay vẫn sống mãi trong lòng người yêu âm nhạc của anh - như những lá thư trong tập sách này vẫn sống mãi sau bao dâu bể cuộc đời”, lời của bà Trịnh Vĩnh Trinh viết trong tập sách được xuất bản chính thức.
Lá thư đầu tiên cố nhạc sĩ viết cho Dao Ánh vào ngày 2/9/1964. Đến lá thư cuối cùng qua e-mail vào ngày 17/1/2001, trước khi ông mất chưa đầy 3 tháng. Khi đó, ông đang nằm trên giường bệnh, không còn khả năng cầm viết, nhưng vẫn nhớ tới Dao Ánh nên nhờ bạn đánh máy và gửi hộ.
Chúng tôi xin trích đăng một trong số những bức thư mà nhạc sĩ tài hoa đã gửi cho bà Dao Ánh.
Lá thư đầu tiên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết khi ông đến Blao, lá thư khá dài. Xin trích đăng những dòng chữ mang tâm trạng, nỗi niềm của nhạc sĩ khi đến vùng đất mới, nhiều hoang vu và trăn trở.
Bút tích bức thư đầu tiên cố nhạc sĩ gửi cho Dao Ánh
Bút tích bức thư đầu tiên cố nhạc sĩ gửi cho Dao Ánh
Blao, 2/9/1964
Dao Ánh thân mến,
Cơn mưa kéo anh trở dậy vào lúc 3 giờ sáng.
Bây giờ đồi núi BLao còn đêm mù sương và im lìm ngủ. Anh thắp nến trắng viết thư cho Ánh và trùm chăn quanh mình. Miền cao nguyên này lạnh suốt ngày.
Ánh ơi,
Anh hơi lạ lùng là suốt những ngày lên đây anh thường nằm mơ có Ánh. Có Ánh rất yên lành qua những con đường xa lạ của một mùa Hè đã qua mà phượng vẫn còn đỏ ngời. Hình như trời vừa qua một cơn bão lụt nên con đường có vẻ xơ xác. Ánh mặc áo nâu, tóc mềm như mây có cả chiếc nơ màu nâu nhạt cài lên rất huyền hoặc. Anh còn nhớ là suốt con đường đi đó không khí bỗng ấm áp vô cùng. Anh đã trở dậy trong sự trống vắng dai dẳng ở đây.
***
Bây giờ tháng 9. Anh gửi về cho Ánh sương mù và mây tháng 9 ở đây. Không có quà gì đẹp và buồn hơn nữa cho Ánh.
Anh cầu mong Ánh vui hoài và bình an vô cùng ở đó.
Anh không biết phải gửi về cho Ánh ở đâu nên gửi nhờ Thúy đem qua hộ. Đừng phiền. Mong tin Ánh và J’irai pleurer sous la pluie (Ca khúc Mỹ, nguyên tác Crying in the rain (Khóc trong mưa)).
Trịnh Công Sơn
Ca khúc Mưa hồng được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết tặng cho bà Dao Ánh khi bà giận như nội dung trong lá thư viết ngày 6/12/1964
Ca khúc Mưa hồng được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết tặng cho bà Dao Ánh khi bà giận như nội dung trong lá thư viết ngày 6/12/1964
Sài Gòn 6/12/1964
...Anh hát lại bản Mưa hồng mà anh đã viết cho những ngày tháng Ánh giận anh ở Huế. Bản nhạc hát lại bỗng thấy buồn hơn.
Có lẽ Ánh chưa nghe bản ấy vì từ dạo đó về sau anh chỉ gặp Ánh một hai lần gì đó rất ngắn và bặt tăm luôn. Có lẽ anh sẽ đổi lại đầu đề Tuổi đá buồn. Ánh nghĩ sao?
Ánh có giận gì anh mà lâu thế anh không được tin. Hãy viết thư cho anh dù rất ngắn cũng được. Anh mong lắm.
***
Ánh ơi
Anh đang nhớ và mong tin Ánh. Có lẽ giờ này Bạch Yến cũng đang hát Lời buồn thánh cho đêm chủ nhật. Anh nhác quá nên không ra phố giờ này. Có lẽ phố cũng vui vì đã trưng bày đồ Noel rồi.
Anh xin đi ngủ. Giấc ngủ sẽ xóa bớt những buồn phiền đi.
Anh mong thế.
Ánh ơi Ánh ơi.
Video tạm dừng
Ca khúc Mưa hồng do Khánh Ly thể hiện
Bà Dao Ánh và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thư từ qua lại năm 1964, khi đó bà 15 tuổi, ông 24
Bà Dao Ánh và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thư từ qua lại năm 1964, khi đó bà 15 tuổi, ông 24
Chiều 19/9/1965
Dao Ánh
Anh đã ngồi suốt buổi chiều chủ nhật ở nhà để đợi Ánh. Bạn bè rủ anh qua phố lần cuối nhưng anh cũng từ chối để chờ Ánh. Không phải anh chỉ chờ Ánh có buổi chiều mà thôi mà đã chờ suốt gần 4 tháng hè ở đây. Như thế mà chỉ cần một buổi Ánh sang không gặp anh là Ánh đã giận anh rồi. Anh rất buồn bởi vì ngày cuối anh đi, Ánh không có mặt để hàn huyên một lần nữa rồi vắng nhau đến bao nhiêu là tháng.
Anh không hiểu Ánh đã nghĩ gì để có thể bỏ bê anh đến thế.
Sao Ánh không nghĩ rằng chúng mình cần bao dung cho nhau để đỡ phải bỏ những buổi ngồi mong ngóng đến sa sút cả đời.
Anh đã nhớ Ánh trong từng ngày mùa hạ mùa thu ở đây như vẫn còn xa cách. Ánh đã tạo nên khoảng cách đó.
Bây giờ anh chỉ biết tập làm người chẳng hề giận hờn. Xem giận hờn như một ân huệ trời dành riêng cho Ánh.
Trong hai người phải có một kẻ biết nhịn nhục và kẻ đó bao giờ cũng là anh, anh biết thế.
Mùa đông sắp về rồi đó. Những ngày rét mướt, Ánh đi học nhớ mặc áo ấm và choàng khăn ở cổ cho kỹ kẻo lại bị đau.
Anh sẽ nằm yên với ngày tháng sương mù ở cao nguyên.
Mùa hạ này anh buồn nhiều hơn vui. Bảy mươi trang nhật ký nửa tháng 9 mùa thu anh mong là chẳng bao giờ đưa Ánh đọc.
Anh chưa bao giờ nghĩ rằng Ánh có thể độc ác với anh đến thế. 110 ngày nằm ở đây thật quá thê thảm. Ánh chỉ hiện lên có 15 lần chập chờn rồi mất hút như vẻ huyền hoặc của những ngọn lửa trời.
Ánh ơi - đêm có mưa rơi nhỏ rất buồn.
Ánh đã ngủ từ bao giờ. 2 giờ khuya rồi đó.
Anh sắp xa những ngón tay yêu thương đó, những ngón tay phù du của đời mình.
Làm sao để Ánh hiểu hết những tha thiết thầm kín trong anh.
Trịnh Công Sơn
(Còn tiếp)
Băng Châu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét