Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 124/5 (Phạm Quỳnh)

(ĐC sưu tầm trên NET)
AI GIẾT HỌC GIẢ PHẠM QUỲNH ?
Phạm Tôn,  ngày 03 tháng 10, 2009


Phạm Quỳnh
Phamquynh.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ 1932 – 1945
Tiền nhiệm Nguyễn Hữu Bài
Kế nhiệm Trần Trọng Kim
Thông tin chung
Sinh 17 tháng 12, 1892
Hà Nội, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất 6 tháng 9, 1945 (52 tuổi)
Thừa Thiên, Trung Bộ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Trường Trường Bưởi
Dân tộc Kinh
Vợ Lê Thị Vân (1892-1953)
Con cái Phạm Giao
Phạm Thị Giá
Phạm Thị Thức
Phạm Bích
Phạm Thị Hảo
Phạm Thị Ngoạn
Phạm Khuê
Phạm Thị Hoàn
Phạm Tuyên
Phạm Thị Diễm (Giễm)
Phạm Thị Lệ
Phạm Tuân
Phạm Thị Viên.
------------------------------------------------------------------

SỰ CỐNG HIẾN CỦA PHẠM QUỲNH VÀ BÁO NAM PHONG VÀO VĂN HỌC VIỆT NAM

Giáo sư Văn Tạo
(Nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam)
Lời dẫn của Phạm Tôn: Hồn Việt các số 61 (8/2012) và 62 (9/2012) có đăng bài của Đặng Minh Phương nhan đề Người cùng thời với Phạm Quỳnh nói về Phạm Quỳnh. Đến số 63 (10/2012) thì đổi nhan đề thành Người đương thời với Phạm Quỳnh và Nam Phong do Đặng Minh Phương sưu tầm. Và số 64 (11/2012) thì lai ghi tên người sưu tầm là Đặng Minh Phương và Tường An. Nói là sưu tầm, thật ra là chỉ “sưu tầm” những gì chê bai Phạm Quỳnh và Nam Phong thôi.
Giáo sư Văn Tạo vừa gửi cho chúng tôi bài viết 14 trang A4 Các quan điểm khác nhau về học giả Phạm Quỳnh và báo Nam Phong, nhằm làm rõ về việc đánh giá Phạm Quỳnh của các nhà văn, nhà báo và nhà phê bình nghiên cứu văn học xưa nay ở nước ta.
Chúng tôi gác lại phần I. Luồng ý kiến nhấn mạnh mặt tiêu cực của Phạm Quỳnh và báo Nam Phong, chỉ đăng phần II. Luồng ý kiến coi trọng sự cống hiến của Phạm Quỳnh và báo Nam Phong vào văn học Việt Nam. Đầu đề bài này do chúng tôi đặt.
—o0o—
Tạp chí Hồn Việt tháng 11/2012 trang 41-45 đã công bố bài Người đương thời với Phạm Quỳnh và Nam Phong. Nay tôi xin công bố thêm các quan điểm về vấn đề này cho đến hiện nay, nói về mặt tích cực của Phạm Quỳnh.
Theo ông Vũ Đình Huỳnh kể lại là, bác Hồ khi nghe ông Tôn Quang PhiệVan tao ke sacht báo cáo: “Cụ Phạm Quỳnh đã bị khử mất rồi”, bác Hồ cho hai cánh tay vào sát ngực, tựa lên bàn, lặng ngắt một lúc…rồi nói: “Giết một học giả như vậy thì nhân dân ta được gì? Cách mạng được lợi ích gì?”. Người duỗi hai tay ra mặt bàn nói: “Tôi đã từng gặp, từng giao tiếp với cụ Phạm Quỳnh ở Pháp. Đó không phải là người xấu (Tư liệu do nhà văn Sơn Tùng cung cấp ngày 18/12/2008 (12/11 năm Mậu Tý) – sử liệu cận đại quý giá đối với chúng tôi.
Đến nay khi đi sâu vào tìm hiểu, tôi bắt gặp hai luồng ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về Phạm Quỳnh và báo Nam Phong.
Một luồng nhấn mạnh đến mặt tiêu cực, thậm chí là phản động của Phạm Quỳnh và báo Nam Phong
Một luồng chú ý nhiều đến mặt tích cực, mặt cống hiến cho văn học dân tộc của Phạm Quỳnh và tờ báo này.
(Tiếp theo và hết)
Ngày 20/12/1992, trong lễ Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Phạm Quỳnh tại Paris, Giáo sư Phạm Thị Nhung với bài Cô Kiều với Phạm Quỳnh đã nói một cách chân thành:
“Phạm Quỳnh, một trí thức thông minh, tài hoa, đã phải bôi tro trát trấu ra hợp tác công khai với chính quyền bảo hộ, phải để chính ngòi bút của mình cùng vài ngòi bút khác của Nam Phong viết một số bài “nịnh Tây”, hay nói như một số dư luận chống đối bây giờ là “hót Tây”, làm “bồi Tây”, hay tệ hơn nữa, là phải “đánh đĩ ngòi bút” để phục vụ cho quan thầy bảo hộ, cũng chỉ vì muốn mua chuộc cảm tình, lấy lòng tin của họ cho mình được yên thân lo việc phù thế (Cuộc đời bồng bềnh, trôi giạt-PT chú) giáo, cho mình được yên thân hoạt động văn hóa phụng sự dân tộc. Dầu đã được trang bị bằng những lý lẽ cao thượng thế nào chăng nữa, Phạm Quỳnh vẫn không khỏi có nhiều lúc đau lòng, thương thân, nỗi niềm không thể bày tỏ cùng ai. Cuối cùng ông đã tìm thấy ở cô Kiều một niềm an ủi: một người bạn tâm sự, một người đồng cảnh ngộ”.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Huệ Chi trong Từ điển Văn học (Bộ mới -2004) có những dòng viết về Phạm Quỳnh rất xác đáng:
Phạm Quỳnh là người có tinh thần dân tộc, ôm ấp chủ nghĩa quốc gia theo xu hướng ôn hòa, lấy việc canh tân văn hóa để làm sống lại hồn nước”… “Phạm Quỳnh là người làm việc không cẩu thả, dù dịch thuật hay trước tác cụ đều tra cứu cẩn thận, đắn đo câu chữ rất nhiều. Hơn nữa, cụ có thiên hướng thích loại văn chương nghị luận hơn là văn cảm hứng nên ngòi bút điềm đạm, mực thước… Phạm Quỳnh là người chủ tâm rèn luyện câu văn Quốc ngữ sao cho kịp trình độ văn chương thế giới, nhất là diễn đạt được những phạm trù trừu tượng như tư tưởng, tâm lý, triết học… Phạm Quỳnh đã hết sức du nhập và Việt hóa nhiều khái niệm bắt nguồn từ Hán ngữ và làm cho tiếng Việt phong phú lên rất nhiều…”
Tiến sĩ triết học Cao Thế Dung, trong tập tham luận, nhan đề Chủ nghĩa quốc gia và tự hào dân tộc qua Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp chí viết hồi đầu thế kỷ XXI tại Hoa Kỳ, đã đánh giá:
Phạm Quỳnh là một người yêu nước nồng nàn theo cách thể của ông, và là người rất tự hào về dân tộc Việt Nam theo những gì ông và nhóm Nam Phong tạp chí đã làm sống động, nổi bật và đầy hãnh diện trong suốt 17 năm dài của tạp chí này”
Nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn trên tạp chí Văn Học, số ra tháng 7/2005, đã nhận xét: “Phạm Quỳnh có yêu nước, và đó là một kiểu yêu nước ở thời của ông, nó giúp cho ông thấy ý nghĩa của đời sống và thúc đẩy ông làm việc…” “Khi một người có hoạt động thực sự trên lãnh vực văn hóa, trở thành có đóng góp về văn hóa, người đó nhất thiết phải có tình cảm tốt đẹp và sâu sắc với dân tộc, với đất nước.”
PGS. TS Đỗ Lai Thúy, trong bài Đọc lại tạp chí Nam Phong và Phạm Quỳnh (in trong tạp chí Tia sáng số 12 ngày 20/6/2006, trang 43, đã viết:
Nam Phong (1917-1934) là một trong những tạp chí có công rất lớn trong việc cổ động cho văn học Quốc ngữ, cho nền quốc học Việt Nam. Đặc biệt cho việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam trên cơ sở kết hợp, dung hòa hai nền văn chương, học thuật, tư tưởng Đông – Tây. Các biên tập viên giữ các chuyên mục của tạp chí đều là những cây bút vững vàng, sắc sảo, nhạy bén với những vấn đề văn hóa, trong đó phải kể đến ông chủ bút là Phạm Quỳnh…”
Nhà nghiên cứu, Trần Văn Chánh, dưới bút danh Trần Khuyết Nghi, đã viết trên tạp chí Công giáo và Dân tộc, thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1/2006:
“Cuộc đời của Phạm Quỳnh gắn liền với tạp chí Nam Phong (từ năm 1917 đến năm 1932). Tất cả mọi chủ trương, quan điểm, việc làm của ông cả về văn hóa lẫn chính trị cũng đều được thực hiện thông qua tạp chí này với sự tham gia của cả đồng đội bao gồm những người đồng thanh khí đã đi theo đường lối của ông trên suốt một đoạn đường dài. Đây là tờ tạp chí do người Pháp lập ra giao cho Phạm Quỳnh điều khiển, dưới tên Nam Phong có ghi rõ là “Thông tin Pháp” (L’information Française), giống như ngày nay dưới mỗi tờ báo người ta ghi “Cơ quan ngôn luận của …”, nên mục đích của nó dĩ nhiên trước hết là biện minh, phục vụ cho chính  sách cai trị của người Pháp ở Việt Nam. Điều này quá rõ ràng, nhưng nếu nói Phạm Quỳnh chỉ là một tên “Việt gian tay sai phản động buôn dân bán nước mãi quốc cầu vinh” thì là nói quá dễ, trong khi việc đời đâu có đơn giản như vậy, vì như thế là không thấy hết mọi khía cạnh quan hệ phức tạp của con người với thời cuộc trong một giai đoạn lịch sử đặc thủ…
Phạm Quỳnh không làm cách mạng nhưng hầu như ông không hề có một lời lẽ nào nói xấu các chí sĩ hoạt động yêu nước. Trái lại, ông coi những người làm quốc sự lúc đó là thành phần khả kính, đứng trên ông một bực, chấp nhận mỗi người một việc theo chí hướng riêng, vì ông không có cái can đảm hoặc hoàn cảnh để làm được như họ. Khi viết bài trả lời lại bài Cảnh cáo các nhà học phiệt (đăng trên báo Phụ Nữ Tân Văn số 62 ra ngày 24/7/1930) của Phan Khôi công kích thái độ làm thinh tự cao coi thường dư luận của ông khi bị cụ nghè Ngô Đức Kế mạt sát trong vụ ông suy tôn Truyện Kiều vào dịp lễ kỷ niệm Nguyễn Du hồi sáu năm trước (năm 1924), vì bị gán cho những mục đích không tốt đẹp, Phạm Quỳnh đã dùng những lời lẽ rất nhã nhặn và tôn kính khi nhắc đến bậc quốc sĩ: “Họ Ngô đối với tôi vốn không hiềm khích gì. Ông là người quốc sự phạm cũ, vi việc nước mà long đong chìm nổi trong bao năm, dầu người không đồng tư tưởng, đồng chánh kiến với ông, cũng phải kính trọng cái thân thế của ông. Tôi cũng vậy, thủy chung vẫn coi ông như bậc đàn anh”.
Nhà văn Nguyên Ngọc, trong bài Rồi lịch sử cũng sẽ công bằng, báo Tuổi Trẻ ngày 7/12/2007, trang 3, viết:
“Là một trong những người dịch tác phẩm của Phạm Quỳnh, tôi thấy có lẽ ông là một trong những người viết tiếng Pháp hay nhất, một thứ tiếng Pháp trong sáng, sang trọng, trang nhã và đầy âm vang, chỉ có thể có được trên cơ sở một vốn tri thức uyên thâm về văn hóa và văn minh không chỉ của Pháp mà còn của cả phương Tây cổ kim. Và vốn Hán học cùng tri thức về phương Đông của ông cũng rộng sâu không kém. Những người dịch đã rất cố gắng để mong chuyển được một phần vẻ đẹp văn chương Pháp, chỉ riêng điều này thôi đã rất quý rồi, trong tác phẩm này.
Vì sao ông viết bằng tiếng Pháp? Vì đối tượng mà ông muốn nhắm đến: người Pháp ở chính quốc và ở Việt Nam. Ông muốn nói với họ ở tầm cao nhất, quan trọng nhất và do vậy cũng nghiêm trọng nhất của vấn đề, ở tầm cuộc va chạm chấn động giữa phương Đông và phương Tây trong thời cận đại và hiện đại, trong đó có số phận của dân tộc ta mà suốt đời ông tha thiết trăn trở. Rất sáng suốt, ông nói: “Các dân tộc đụng chạm với nhau trước hết qua những con người cứng rắn nhất, háo danh nhất, hay những người xác quyết nhất trong việc áp đặt các học thuyết của mình và chỉ cho chứ không nhận… không hề lấy sự bình đẳng trong các trao đổi làm đối tượng và vai trò của họ chẳng bao giờ là tôn trọng sự thư thái, tự do, các niềm tin hay những điều hay của những người khác…”. Lại cũng rất thực tế, ông bảo rằng: “Quá khứ đã nằm im trong lịch sử. Nó như thế nào thì nó vẫn cứ như thế, không phụ thuộc vào bất cứ ai trong chúng ta để có thể khác đi. Hiện tại với những đòi hỏi của hiện tại, tương lai với những hy vọng của tương lai la đủ để chúng ta quan tâm…”. Hãy để cho những đại diện chân chính và ưu tú của các nền văn hóa nói với nhau, có thể có một con đường đi và một tương lai được thiết kế như vậy giữa các dân tộc. Ông mong muốn các dân tộc đến với nhau trong hiểu biết và tôn trọng các giá trị của nhau, ông muốn nói với người Pháp về dân tộc mình, những chiều sâu thăm thẳm đã tạo nên sức sống ngàn đời của dân tộc này, nền văn hóa mềm dẻo mà bất diệt của nó, số phận nó có thể và cần được có. Chính vì vậy mà cuốn sách viết cho những người mà lịch sử đã đặt vào một vị trí thống trị chẳng hay ho gì trên đất nước này, thậm chí có thể đi ra ngoài ý định của tác giả nữa, đã trở thành một công trình nghiên cứu súc tích, sâu sắc, tinh tế, toàn diện, khách quan, vừa lâu dài vừa nóng hổi tính đương thời về đất nước và dân tộc ta mà ông da diết muốn tìm một con đường đi ra trong những điều kiện lịch sử cực kỳ khó khăn và éo le”.
Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, nơi đã phối hợp với Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây tổ chức dịch và xuất bản cuốn Tiểu luận Phạm Quỳnh nói:
“Chúng tôi đã xuất bản cuốn sách trong niềm hân hoan, nó làm sang tọng và nâng uy tín cho Nhà xuất bản. Nó không chỉ uyên thâm về học vấn, nó còn rất hay về mặt văn chương. Tôi đã đọc nó hai lần, nhưng vẫn mua một cuốn để con cháu tôi đọc, nó sẽ là cuốn sách gối đầu giường về văn hóa nước ta. Tôi nghĩ lớp sĩ phu hồi đầu thế kỷ XX cần rất nhiều cuộc hội thảo, họ đã hình thành tầng trí lớp trí thức với đặc trưng rõ rệt: Tiếp thu và truyền bá Khoa học và Văn hóa; sáng tạo những tri thức mới: có ý thức dân tộc và phản biện xã hội và cuối cùng là trung tâm hướng dẫn dư luận xã hội. Đó là lớp sĩ phu mà từ năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng rất đắc địa và có hiệu quả lớn lao”.
Giáo sư Trần Thanh Đạm, trong bài Mấy ý kiến về nhà chính trị và nhà văn hóa Phạm Quỳnh (1892-1945), đăng trong Hồn Việt 15 (tháng 9/2008), viết:
“Điều ghi nhận nhất ở Phạm Quỳnh là, tuy làm quan cao chức trọng như vậy cho chế độ thực dân phong kiến, song không nghe nói ông có phạm tội gì làm hại cho những người yêu nước và cách mạng như những tên tay sai thô bỉ và độc ác khác…”.
Giáo sư Nguyễn Đình Chú viết: “Phạm Quỳnh là người mở đầu cho văn hóa hiện đại. Ông có cả một lý thuyết hẳn hoi về độc lập và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc. Đó chính là hạt nhân của lý thuyết Hội nhập hiện đại. Nhờ lý thuyết đó, Phạm Quỳnh không bị văn hóa phương Tây áp đảo, ông đã dõng dạc tuyên bố bằng tiếng Pháp cho người Pháp đọc vào năm 1931: Người An Nam không thể coi nước Pháp là Tổ quốc được, vì chúng tôi đã có một Tổ quốc” (Khúc Hà Linh: Phạm Quỳnh – Con người và thời gian. NXB Thanh Niên, Hà Nội, 6/2004, tr.6).
Giáo sư Đinh Xuân Lâm,trong Lời giới thiệu cuốn sách Phạm Quỳnh – một góc nhìn của tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan (Nhà xuất bản Công An Nhân Dân (từ 2/9/2009) đã viết:
“Trước đây do chưa nắm được các nguồn tư liệu cần thiết, lại thiếu một sự phân tích đánh giá thật sự khách quan, khoa học, nên tôi cũng đã đánh giá không đúng, cho rằng “Tạp chí Nam Phong với cây bút chính là Phạm Quỳnh – cơ quan tuyên truyền chính thức cho đường lối chính trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Với tạp chí Nam Phong đã hình thành một hệ thống tư tưởng nô dịch, văn hóa duy tâm phản động, chống chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa cộng sản trên các lĩnh vực chính trị, triết học, văn học, sử học…
Rõ ràng là trong sự nhận định đánh giá đó, chúng tôi chưa thấy hết được sự biến đổi phức tạp của xã hội Việt Nam trước và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), cùng với sự du nhập phương thức bóc lột mới của chủ nghĩa tư bản và sự phân hóa xã hội ngày càng thêm sâu sắc, nên đã có một số nhận định giản đơn như vậy.
Đến khi Cách mạng tháng Tám thành công (năm 1945), tin Phạm Quỳnh bị sát hại đã làm cho tôi băn khoăn, khó hiểu, vì đối với tôi, ông vẫn là một nhà báo lớn, một học giả có tài, đáng kính. Mãi tới gần đây, mới thấy một số tác phẩm của Phạm Quỳnh được in lại và được độc giả đánh giá cao, tên tuổi của Phạm Quỳnh được nhắc lại trên báo chí, trong các cuộc họp, tuy chưa nhiều nhưng một cách đúng mức hơn, thấu tình đạt lý hơn.
Yêu cầu đánh giá lại Phạm Quỳnh được đặt ra trong sự mong đợi, được giải quyết thỏa đáng không chỉ của hậu duệ ông, mà còn của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước”.
V.T

Ông Phạm Quỳnh và báo Nam Phong

L.T.S: Đánh giá công minh người và việc của quá khứ là việc khó. Nó cần rất nhiều điều kiện mà trước hết cần chỗ đứng nhìn, cần hiểu bối cảnh lịch sử và tư liệu lịch sử… Ngày nay, chúng ta cần có thái độ cởi mở khoan dung, gạn lọc công bằng… nhưng cũng không được làm đảo lộn lịch sử, lờ mờ thật giả, đưa đến sai lệch, nguy cơ cho lịch sử và cho cả hiện tại. Trên tinh thần đó, chúng tôi đăng bài của nhà báo kỳ cựu Đặng Minh Phương để mở đầu cho một chuyên mục cần trao đổi, thảo luận…


 Nửa đầu thế kỷ XX, ông Phạm Quỳnh là người rất nổi tiếng ở nước ta. Bởi ông là một nhà báo viết nhiều, là tác giả của một khối lượng công trình biên soạn khá đồ sộ (phần lớn đăng báo, sau in lại trong tập “Nam Phong tòng thư” và “Thượng Chi văn tập”). Về sau, ông là Lại bộ Thượng thư đứng đầu bộ máy quan lại cao nhất của triều đình nhà Nguyễn dưới thời thực dân Pháp thống trị nước ta.
Ông sinh năm 1892 ở Hải Dương. Lúc làm báo và quyền cao chức trọng, ông được khen nhiều và bị chê không ít.
Những năm gần đây, các tác phẩm của ông được tái bản nhiều, tên tuổi của ông được nói đến với những lời ca ngợi gần như lật ngược lại hầu hết những điều mà những bậc thức giả, những nhà yêu nước cùng thời với ông chê trách ông. Với lý do “trả lại sự công bằng” cho ông, một số người tán dương ông là “Người nặng lòng vì nước”, “Hết lòng đấu tranh cho nền độc lập Việt Nam”, “Một người thông thái đã nói lên những lời bất hủ”…
Khen chê ai là quyền của mỗi người, tùy theo chỗ đứng, cách nhìn, nhận thức, sự hiểu biết thực tế và tấm lòng của mình. Nhưng “trả lại sự công bằng” cho nhân vật này, nhân vật nọ đều phải căn cứ vào những việc mà người đó đã làm với chứng cứ xác thực chứ không thể tùy theo ý thích chủ quan của mình. Mọi thái độ đấu tranh chống sự cực đoan theo hướng này bằng sự cực đoan theo hướng ngược lại đều không thỏa đáng và không công bằng.
Vậy ông Phạm Quỳnh là người như thế nào?
Trước hết, hãy bắt đầu từ tờ tạp chí Nam Phong, nơi ông khởi nghiệp và nổi tiếng.
Sau khi xảy ra chiến tranh thế giới lần I (1914-1918), thực dân Pháp lo bảo vệ thuộc địa Đông Dương, đã cử sang nước ta những tay cai trị sừng sỏ, đứng đầu là toàn quyền An-be Xa-rô (Albert Sarraut). Sarraut đem theo Louis Marty, Marty được cử làm chánh mật thám Liên Bang Đông Dương cùng với Sarraut hoạch định chính sách về văn hóa.
Thực dân Pháp thấy cần phải triển khai tuyên truyền văn hóa Pháp bằng tiếng Việt qua chữ Quốc ngữ. Tờ Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh ra đời năm 1913 là vì thế.
Bìa Nam Phong tạp chí
Nhưng sai lầm của Đông Dương tạp chí là đề cao văn hóa Pháp quá lố lăng, mạt sát ra mặt các sĩ phu cổ học, thậm chí có những lời lẽ bất kính với cụ Phan Bội Châu. Do đó, ngày 30/12/1916, toàn quyền Sarraut ký nghị định cho ra tờ tạp chí Nam Phong, xuất bản mỗi tháng một kỳ.
Tháng 7/1917 ra số đầu tiên. Phần chữ Quốc ngữ do Phạm Quỳnh làm chủ bút. Phần chữ Nho do Nguyễn Bá Trác – một người từng theo Đông Du với cụ Phan Bội Châu, sau phản bội, đầu hàng giặc, làm chủ bút. Chỉ đạo chung tờ báo là thanh tra mật thám Đông Dương Louis Marty.
Tạp chí Nam Phong do Pháp lập ra dành cho giới thượng lưu trí thức bản xứ. Mục đích thứ nhất của Nam Phong là đào tạo các trí thức cũ theo lề lối Pháp, lớp người vẫn ảnh hưởng nhiều trong xã hội bản xứ (tầng lớp nhà nho và ảnh hưởng của nho học).
Mục đích thứ hai của Nam Phong là phải làm ra bộ độc lập vô tư. Điều cốt yếu là làm cho người đọc chấp nhận sự bảo hộ của Pháp về phương diện tinh thần và trí thức, vì yêu thích và do đọc báo mà hiểu rõ hơn văn hóa Pháp, choáng lóa trước ánh sáng của nền văn hóa ấy.
Mục đích mà thực dân Pháp giao cho Nam Phong là dùng chữ Quốc ngữ vận động cho “Chủ nghĩa Pháp – Việt”, nhằm cột Việt Nam vào Pháp bằng dây thừng văn hóa như vậy thì vững bền hơn.
Mục đích chính trị của tờ báo là vậy nhưng trong quá trình thực hiện, Nam Phong cũng có ý truyền bá học thuật Á – Âu, luyện quốc văn, cố nhiên là theo phương hướng được chính quyền thực dân ủng hộ.
Nam Phong có vai trò nhất định ở nước ta hồi đầu thế kỷ XX là do có nhiều nhà trí thức cũ và mới đã viết bài cho tạp chí, giới thiệu, dịch thuật nhiều tài liệu của nền văn học cổ Việt Nam cùng với tài liệu văn hóa Trung Hoa, Pháp.
Cả một lực lượng trí thức đông đảo, trong đó có nhiều học giả uy tín đã giúp sức cho Nam Phong có bề thế. Họ cùng nhau trao đổi, đem cái sở trường của họ giúp cho Nam Phong thành một cơ quan truyền bá văn hóa, nâng cao chất lượng quốc văn. Người đọc đang khao khát muốn biết các nền văn hóa mới, muốn trang bị thêm kiến thức, thì gặp Nam Phong nên được thỏa mãn phần nào tinh thần cầu học của họ.
Giáo sư Sử học Văn Tạo có nhận xét: “Ông Phạm Quỳnh có công chuyển tải văn hóa Đông – Tây trên văn đàn, báo giới Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ văn hóa Việt Nam. Điều đáng chê trách nhất ở ông là đã ra làm chủ bút cho báo Nam Phong do tên trùm mật thám Louis Marty chủ trì. Với chức danh đó, ông không thể không có sai lầm làm hại đến quyền lợi dân tộc”.
Một điều đáng ngạc nhiên là trong khi viết về khảo cứu học thuật, ông tỏ ra có sự nghiêm túc, nhưng khi bàn đến các vấn đề cụ thể có liên quan đến thời sự chính trị, văn học thì ông lại không giữ được sự nghiêm túc khách quan. Trong lúc đó ông tỏ ra tận tụy với chính quyền thực dân và với Nam Triều.
Trên bình diện chính trị, ông càng lộ thêm những điều mà kẻ thức giả không thể nào chấp nhận. Báo Nam Phong của ông không cần nghiên cứu thật - giả, đúng - sai thế nào, chỉ một mực nói theo luận điệu xuyên tạc, công kích chủ nghĩa Bôn-sê-vích Nga, và tất nhiên cũng lên án phong trào cách mạng trong nước.
Báo này còn hô hào phục vụ cho “mẫu quốc” (Pháp) trong chiến tranh thế giới lần thứ II, cổ động đóng góp tiền cho Pháp. Cái khẩu hiệu “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc” cũng do đó mà ra. Ông ca ngợi vua Khải Định quá lố. Chính vì vậy mà nhiều người hết sức chê bai ông.
Cụ Phan Châu Trinh phát biểu: “Còn các anh như Phạm Quỳnh mà tôi thấy trong nhật trình thì không những là giả dối, vẽ vời mà còn có nhiều điều hại cho thanh niên nhiều lắm”. Cụ Ngô Đức Kế xem ông là “văn sĩ lốt lép”. Cụ Huỳnh Thúc Kháng nói ông là kẻ không quân tử.
Ông chủ trương cái thuyết “lập hiến” nhưng không xây dựng thành một lý thuyết gì. Cũng như trong câu chuyện sùng bái Truyện Kiều, người ta thấy rõ dụng ý đề cao Truyện Kiều là để đánh lạc hướng thanh niên và thấy cái thuyết “lập hiến” của ông là trò lừa gạt.
Nguyễn Văn Vĩnh nêu ra thuyết trực trị, Phạm Quỳnh chủ trương “lập hiến”, hai ông đã tranh luận với nhau.
Khi còn làm báo, trong buổi lễ kỷ niệm cụ Nguyễn Du ở “Hội khai trí tiến đức”, năm 1924, ông đã trịnh trọng tuyên bố một câu nổi tiếng, về sau trở thành đề tài cho bao nhiêu cuộc tranh luận. Đó là câu: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn, có điều chi nữa mà ngờ!”.
Nhà văn hóa Đặng Thai Mai cho đó là một “câu nói lập dị, ngụy biện, nói dối để che đậy một lập trường bán nước hại dân mà ngày nay vẫn có người khoái chá ngâm thơ, mới nghe tưởng chừng như sâu sắc lắm!”.
Từ trái sang: Phạm Duy Tốn, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh
Trong quá trình chủ trì báo Nam Phong, ông Phạm Quỳnh đã lọt mắt xanh của nhà cầm quyền Pháp cho nên người ta đã vời ông vào Kinh đô Huế để giữ một chức quan tay hòm chìa khóa và sau lên đến tột đỉnh triều đình.
Về việc này, ông Phạm Tôn, trên báo Xưa và Nay tháng 9/2006 viết: “Làm báo Nam Phong, Phạm Quỳnh cũng được phụ cấp 600 đồng một tháng, món này to hơn lương Thượng thư.
Phạm Quỳnh ra làm quan chỉ là để rồi lấy danh nghĩa chính phủ Nam triều đòi Pháp phải trở lại hiệp ước 1884. Vậy một người yêu nước như Phạm Quỳnh, sở dĩ phải có mặt trên sân khấu chính trị chẳng qua chỉ là làm một việc miễn cưỡng, trái với ý muốn, để khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn, chứ thực tình là một người dân mất nước, ai không đau đớn, ai không khóc thầm”! (Xin được lưu ý ông Phạm Tôn là ông Phạm Quỳnh từng nói nước ta còn mà!)
Tác giả Nguyễn Khắc Viện, trong sách “Việt Nam, thiên lịch sử” (Nxb Lao Động, 2006) viết: “Để che giấu việc đàn áp, chính quyền thực dân đưa ra vài cải cách hình thức hòng lừa gạt quần chúng và mua chuộc tầng lớp “thượng lưu”…
Vua Bảo Đại sống ở Pháp được đưa về Huế để cải cách nền quân chủ. Người ta bố trí cho ông ta một công chức trung thành với chính quyền thực dân là Phạm Quỳnh giữ chức “ngự tiền văn phòng” và Ngô Đình Diệm, một viên quan người công giáo vốn đã được chú ý trong cuộc đàn áp 1930-1931 làm Thượng thư.
Một sự tranh chấp quyết liệt đã nhanh chóng đối lập hai con người này, mỗi bên được một tập đoàn thực dân khác nhau ủng hộ”.
Trong nội các cải tổ của Nam Triều, theo chỉ dụ 29 ngày 2/5/1933 của vua Bảo Đại, ông Phạm Quỳnh được cử làm Thượng thư bộ Quốc dân giáo dục (Bộ Học) kiêm sung chức Ngự tiền Văn phòng Tổng lý đại thần và làm “Điều tra Tổng tiên thẩm ủy viên” của Hội đồng cải cách dưới sự điều khiển của Khâm sứ Trung Kỳ (quan cai trị người Pháp đứng trên cả vua).
Nhờ được tín nhiệm cao, cho nên ông nhanh chóng được cất nhắc từ Thượng thư bộ Học lên thượng thư bộ Lại – chức quan cao nhất của triều đình, đứng dầu các bộ (như Thủ tướng).
Về việc ông sang Pháp “đòi” hay “xin” Pháp thực hiện hòa ước 1884 (hòa ước mà triều đình Huế đã ký chịu đầu hàng Pháp), báo Ngày Nay ngày 26/8/1939 viết:
“Trong bảy năm ông làm một trụ cột trong triều đình Huế, lương cao, bổng hậu, ông đã không làm được một mảy may cho dân cho nước. Và mới đây công việc ông định làm là sang Pháp xin trở lại hòa ước 1884 và sát nhập Bắc Kỳ vào Trung Kỳ dưới triều đình Huế - thật là một việc thất sách và vụng về hết chỗ nói…
Dân đất Bắc như ông Phạm Quỳnh nói, cũng muốn lắm có một “tổ quốc để mà thờ” nhưng tổ quốc ấy phải là một tổ quốc hiện thực. Chứ đòi về một thứ tổ quốc “bố vờ” mà lại mất hết những thứ hiện có thì ôi thôi, chúng tôi xin bái ngoảnh ông Phạm Quỳnh lẫn công ty của ông và cả mũ cánh chuồn của ông nữa!”.
Cũng trên báo Ngày Nay, ông Hoàng Đạo với bài: “Đi về thôi, đi về, ông Phạm Quỳnh”, viết:
“… Tướng công ao ước một nước Nam tự trị, đặt dưới quyền thống trị của vua nhưng thực quyền là ở trong tay nghị viện do dân bầu lên” nghĩa là tướng công hồi đó mến một chủ nghĩa dân chủ…, bỗng thanh vân gặp bước, phút chốc bỏ cán bút nhà ngôn luận, mặc áo trào, đội mũ cánh chuồn, nghiễm nhiên trở nên một trụ cột quan trọng nhất của Nam triều…
Thế rồi, bảy năm đã qua, bảy năm, một khoảng thời gian khá dài, đủ để cho một nhà chính trị có tài như tướng công nêu lên cho bàn dân thiên hạ biết những kết quả tốt đẹp của công cuộc thí nghiệm to tát của tướng công… Nhưng kết quả thế nào? Sự thật bắt chúng tôi buồn rầu mà trả lời rằng: kết quả cuộc thí nghiệm của tướng công là hư vô.
Trung Kỳ là nơi dân được hưởng ít tự do nhất, nơi dân thiếu học nhiều nhất, nơi dân được hưởng ít công lý nhất. Cuộc thí nghiệm của tướng công đã hoàn toàn thất bại. Đâu là hiến pháp, đâu là dân quyền ở trong Trung? Vậy mà tướng công còn muốn lùi rộng biên giới phòng thí nghiệm của tướng công ra cả khắp Bắc Kỳ ư?... Trong bảy năm, tướng công chỉ là một cái bù nhìn đáng thương. Cho nên, vì tướng công, ngu dân chúng tôi kêu lên: “về đi thôi, từ chức đi thôi, ông Phạm Quỳnh!.
Có người viện dẫn “bản phúc trình tối mật” đề ngày 8/1/1945 của Khâm sứ Trung Kỳ Hê-lơ-uyn gửi cho Toàn quyền Decoux và Tướng Mordant nói rằng Phạm Quỳnh phiền trách Pháp về việc trưng dụng lúa gạo để cung cấp cho Nhật, trích lời của ông Khâm sứ lưu ý quan toàn quyền là ông Phạm Quỳnh “có thể trở thành kẻ đối địch bất khả quy của chúng ta, nếu một khi ông ta bị lôi cuốn bởi lối hứa hẹn cho một chủ thuyết Đại Đông Á”, và cho rằng ông Phạm Quỳnh trước sau đều “kiên quyết đấu tranh cho nền độc lập”!
Nam Phong tạp chí
Thực ra, đến đầu năm 1945 ông Phạm Quỳnh mới tỏ ý phiền trách Pháp về việc trưng dụng quá mức lương thực của Việt Nam để cung cấp cho Nhật thì có gì gọi là dũng cảm, đấu tranh cho độc lập…
Bởi tháng 1/1945 là lúc thực dân ở Đông Dương như ngàn cân treo bằng sợi tóc trên mũi lưỡi lê của phát xít Nhật. Ông Khâm sứ Pháp có tình nghi Phạm Quỳnh ăn ở hai lòng, không còn trung thành với chủ cũ thì đâu có gì là lạ vì sau đó đúng hai tháng, bọn cầm quyền Pháp ở Đông Dương bị phát-xít Nhật tóm cổ cho vào tù. Cái biểu hiện chống Pháp của ông Phạm Quỳnh nếu có chút ít thì cũng là quá muộn vậy!
Còn một câu nói của Phạm Quỳnh mà có người đến ngày nay nhắc lại với thái độ thán phục là: Ông Phạm Quỳnh đã từng phản bác lại kẻ lên án ông là người bán nước thì ông đã trả lời: “Khi tôi sinh ra (1892) thì nước đã mất rồi, tôi làm sao bán được!”.
Khi thì ông nói nước ta còn (vì Truyện Kiều còn, tiếng ta còn), khi thì ông thừa nhận nước ta đã mất. Nhưng theo lập luận của ông thì những kẻ bán nước là những người đã trưởng thành trước khi nước ta bị Pháp thôn tính, còn những người tận tụy phục vụ bọn xâm lược, làm mật thám bắt bớ tra tấn, bắn giết nhân dân, đàn áp dã man các cuộc nổi dậy chống ách thống trị của Pháp ở Yên Bái, Nghệ Tĩnh, Nam Kỳ, Bắc Sơn, Đô Lương… đâu phải là người bán nước.
Lời nói và việc làm của ông Phạm Quỳnh đều đã được ghi trên giấy trắng mực đen, được người cùng thời chứng kiến cho nên mới có những nhận xét xác đáng như ý kiến của các nhà chí sĩ, các bậc thức giả đã nêu ở trên (dù chỉ là một phần rất nhỏ), đâu phải vu oan giá họa cho ông một cách vô căn cứ mà ngày nay chúng ta phải dày công “trả lại sự công bằng”.
Chúng tôi không muốn nhắc lại những chuyện lịch sử không lấy gì làm vui, nhất là gia đình cụ Phạm có những người con có cống hiến xuất sắc về khoa học và nghệ thuật, hết lòng phục vụ tổ quốc, nhân dân… Tiếc rằng cây muốn lặng, gió chẳng dừng. Một số người cứ muốn “đặt lại vấn đề”, làm sai lệch những gì đã diễn ra trong lịch sử chưa xa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét