Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

CHUYỆN ÍT BIẾT 41

(ĐC sưu tầm trên NET)

10 thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử đã làm thay đổi cả thế giới

authorLinh Trang (Theo Linkedin) Thứ Ba, ngày 28/03/2017 12:55 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Danh sách sau đây vinh danh 10 trong số các nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại. Hãy đọc để thấy họ đã thay đổi thế giới như thế nào.


   
Ngay từ khi xuất hiện trên Trái đất, con người luôn có tham vọng chinh phục thiên nhiên. Nhiều ý tưởng, thiết kế cũng như các thí nghiệm khoa học được liên tục đưa ra nhằm biến những điều tưởng như không thể thành có thể. Những thành tựu này ngày càng được ứng dụng vào mọi lĩnh vực cuộc sống và đem lại văn minh tiến bộ cho nhân loại.
Tên tuổi của các nhà khoa học vĩ đại được khắc ghi mãi trong lịch sử phát triển loài người.
1. Nikola Tesla (1856-1943 SCN)
 10 thien tai vi dai nhat trong lich su da lam thay doi ca the gioi hinh anh 1
Nhà khoa học sinh năm 1856 ở Serbia này được đứng đầu danh sách vì kiến thức uyên thâm của ông trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau.
Ông có thể nói 8 thứ tiếng, đọc và hiểu toàn bộ một quyển sách chỉ với một lần đọc, chế tạo lại một chiếc máy sau một lần nhìn. Và điều đặc biệt là ông sống độc thân trong suốt cuộc đời mình.
Tesla đã tự phát triển hầu hết mọi công trình khoa học và không để lộ bất cứ thứ gì ra bên ngoài. Tesla thậm chí phát minh ra dòng điện xoay chiều trước khi Edison biết về nó. Markoni nhận được giải Nobel về việc phát minh ra đài phát thanh thực ra là dựa trên ý tưởng của Tesla. Tia X của Rơn-gen, Radar của Watson-watt đều do Nikola Tesla sáng tạo ra trước đó.
Hầu như không có gì Tesla không làm được: nhà máy thủy điện đầu tiên ở thác Niagara, các thí nghiệm về kỹ thuật đông lạnh, bóng bán dẫn, máy thu sóng vô tuyến điện từ không gian, điều khiển từ xa, đèn neon, động cơ điện hiện đại, máy dự báo động đất,... Ông là một thiên tài thực sự, tuy nhiên, hầu hết ý tưởng và phát minh của ông đều bị sao chép hoặc đánh cắp.
Trí tuệ đáng kinh ngạc này tạo ra những chấn động trong giới khoa học với những phát minh không tưởng. Ông được ví như một nhà phát minh đến từ tương lai. Tuy nhiên, vào năm 1943, người ta tìm thấy ông chết một cách thảm khốc trong một căn phòng khách sạn.
2. Albert Einstein (1879-1955)
Sinh ra vào năm 1879 tại Ulm, nước Đức, Einstein được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trên thế giới. Ông còn được mệnh danh là “người đàn ông của thế kỉ”.
Albert Einstein có một phát kiến ngoạn mục trong vật lý, đó là thuyết tương đối. Học thuyết tạo ra một cuộc cách mạng trong vật lý hiện đại, phá vỡ mọi định nghĩa từ trước đến nay và trở thành kim chỉ nam trong lĩnh vực khám phá vũ trụ. Với đóng góp như vậy, ông trở thành cha đẻ của vật lý hiện đại. Chính phương trình nổi tiếng nhất thế giới E = mc2 của ông đã góp phần tạo ra hai quả bom nguyên tử tàn phá thành phố Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản.
Tạp chí Time nổi tiếng của Mỹ bình chọn Albert Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Cùng với thuyết tương đối, ông cũng là người đặt nền móng cho vật lý lượng tử. Dù vậy, vĩ nhân này lại được trao giải Nobel năm 1921 với công trình về “hiệu ứng quang điện" do thời đó thuyết tương đối còn đang nằm trong vòng tranh cãi. Ông qua đời năm 1955 tại Princeton.
3. Isaac Newton (1643-1727 TCN)
Sinh năm 1643 trong một gia đình khó khăn ở Woolsthrope, nước Anh, Issac Newton nổi tiếng với định luật “vạn vật hấp dẫn” mà sau này vẫn được sử dụng rộng rãi. Khi còn nhỏ, ông có sở thích tự làm đồ chơi cơ khí và mô hình của các cối xay gió.
Newton giải thích lý thuyết về lực hấp dẫn bằng một công thức ông tự tìm ra thời đó mà không có nguyên tắc vật lý nào có thể giải thích được. Cuộc cách mạng mới trong toán học cũng được bắt nguồn từ định lý nhị thức mà về sau được lấy theo tên ông. Newton cũng giải thích được nguyên nhân xuất hiện của thủy triều là do lực hấp dẫn tương hỗ giữa mặt trời, mặt trăng và mặt đất.
Ông cũng là người đầu tiên phát minh ra kính viễn vọng phản xạ. Ba định luật Newton ngày nay vẫn được dùng rộng rãi trong tính toán cơ học và vật lý. Ông được Nữ hoàng Anh phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ năm 1705. Năm 1727, Newton qua đời ở tuổi 84.
 4. Louis Pasteur (1822-1895 TCN)
Louis Pasteur trong suốt cuộc đời mình đã có những đóng góp đáng kinh ngạc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đặc biệt là y học. Thiên tài này sinh năm 1822 và cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp phát triển y học nhân loại.
Louis Pasteur là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về quá trình lên men thực phẩm nhờ các vi khuẩn có ích. Ông cũng đề xuất một học thuyết có tên là "Lý thuyết vi trùng", từ đó đưa ra phương pháp tiệt trùng Pasteur rất hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn và ngăn ngừa lây lan bệnh tật.
Pasteur cũng được coi là người đầu tiên trên thế giới khám phá ra bệnh sốt hậu sản Puerperal và điều chế thành công vắc-xin phòng bệnh dại.
Ông mất năm 1895 sau khi để lại cho hậu thế những di sản khổng lồ về lĩnh vực y khoa.
5. Marie Curie Sklodowska (1867-1934 SCN)
Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel. Bà sinh vào năm 1867 tại Warsaw, Ba Lan và là con út trong một gia đình có 5 người con.
Marie Curie luôn là nguồn cảm hứng và động lực cho các nhà khoa học nữ khác cố gắng. Bà là người phát minh ra máy chụp X-quang đầu tiên trên thế giới, mang lại lợi ích to lớn cho việc điều trị binh lính bị thương trên chiến trường. Bà còn được mệnh danh là "mẹ đẻ của bom nguyên tử" với việc phát minh ra các chất phóng xạ.
Tuy nhiên, bên cạnh tất cả những thành công của mình, chính sự tận tụy và tâm huyết của bà trong phòng thí nghiệm vô tình giết chết nhà khoa học này. Bà bị ngộ độc phóng xạ và mất vào năm 1934.
6. Thomas Alva Edison (1847-1931 SCN)
"Phù thủy của xứ Menlo Park" là cách mà mọi người gọi Edison. Ông sinh năm 1847 và được biết đến như một nhà khoa học, nhà phát minh vĩ đại nhất lịch sử. Edison đã có tổng cộng 1.093 phát minh trong suốt cuộc đời mình. Các phát minh nổi tiếng của ông gồm pin, đĩa hát, xi măng, khai thác mỏ, điện báo, đèn sợi đốt, tàu điện…
Edison cũng cải tiến chiếc điện thoại của Graham Bell và phát minh ra Kinetoscope, một cỗ máy truyền hình sơ khai đầu tiên có thể sử dụng để xem các thước phim chuyển động. Ông còn được biết đến với khả năng làm việc 20h/ngày.
Edison đã chỉ huy hệ thống bầu cử kỹ thuật số bằng máy ghi âm điện tử của ông cho quốc hội. Ông cũng đề xuất các ý tưởng về bảo quản trái cây bằng cách giữ nó trong chân không. Edison là người đi tiên phong trong ý tưởng về dự trữ pin mà sau này Henry Ford đã sử dụng trong ô tô của mình.
"Thiên tài là kết quả của 1% thông minh và 99% do cần cù" là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của nhà bác học này. Ông qua đời vào năm 1931.
 7. Michael Faraday (1791-1867 SCN)
Sinh năm 1791, Michael Faraday là con trai của một thợ rèn người Anh. Ông thôi học từ năm lớp 4. Sau đó, ông bắt đầu làm công việc đóng sách và tự học. Chính công việc này đã nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học của Michael Faraday và đặc biệt là ngành điện.
Faraday được biết đến vì những khám phá của ông về sự dẫn điện và lý thuyết trường điện từ, sự từ hóa và hiệu ứng quang từ. Thiên tài khiêm tốn này đã phát minh ra động cơ điện và hiệu ứng lồng Faraday.
Sự tò mò của Faraday đã khiến ông theo học các bài giảng về hóa học tại Học viện Hoàng gia và sau này với tư cách là một giảng viên.
Faraday cũng công bố các bài báo nghiên cứu về hiện tượng phân cực ánh sáng. Ông đã hóa lỏng các chất khí và tạo ra Benzene từ dầu mỏ. Ông cũng hoàn thành cuốn sách về "Nghiên cứu thí nghiệm điện" và "Lịch sử hóa học của nến". Faraday qua đời vào năm 1867.
8. Galileo Galilei (1564-1642 SCN)
Sinh ra ở Pisa, Italy vào năm 1564, Galile được biết đến như là cha đẻ của khoa học hiện đại vì những khám phá của ông về thiên văn học và vật lý.
Galile được cha mình gửi đi học ngành y dược, nhưng ông lại chọn ngành khoa học toán học và tỏ ra đặc biệt yêu thích thiên văn học. Chính ông là người chế tạo thành công kính thiên văn đầu tiên trong lịch sử. Ông cũng phát hiện ra quy luật dao động của con lắc khi tham dự một buổi lễ trong nhà thờ. Nhà khoa học này cũng phát hiện ra bề mặt của mặt trăng không mịn mà có nhiều hố và miệng núi lửa.
Bằng chiếc kính thiên văn của mình, Galile phát hiện ra 4 vệ tinh quay quanh sao Mộc và ngày nay chúng được đặt theo tên của ông. Ông đã chứng minh điều Copernicus nói về mặt trời là trung tâm của vũ trụ là sai lầm. Điều này khiến ông bị giáo hội nghi ngờ là kẻ dị giáo. Cuối đời mình Galile bị mù và mắc nhiều loại  bệnh tật. Ông mất vào năm 1642.
9. Archimedes (287-212 TCN)
Được coi là nhà toán học vĩ đại nhất thời cổ đại, Archimedes đã phát triển kiến thức sâu rộng của mình ở các lĩnh vực toán học, vật lý và kỹ thuật, từ đó phát minh ra những thành tựu to lớn, được sử dụng rộng rãi trong máy móc sản xuất cũng như trong các công trình xây dựng và thủy lợi. Sinh năm 287 TCN, Archimedes là một trong số ít những nhà khoa học xuất sắc cả về lý thuyết lẫn thực hành.
Ông là người đặt nền móng cho khoa học tính toán. Và cũng đạt được nhiều thành tựu về hình học, tĩnh học, vật lý, trong đó nổi bật nhất là định luật Acsimet về sự cân bằng chất lỏng và lý thuyết về đòn bẩy với câu nói nổi tiếng "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể di chuyển cả trái đất".
Mặc dù phần lớn các công trình của ông bị đốt cháy trong thư viện Alexandria, nhưng những ảnh hưởng của nó đến khoa học hiện đại là vô cùng to lớn.
10. Aristotle (384-322 TCN)
Ông vốn là học trò của Plato, một triết gia vĩ đại người Hy Lạp và là thầy của Alexander Đại đế. Aristotle cũng là một triết gia Hy Lạp và nhà khoa học nổi tiếng thời cổ đại. Sinh năm 384 TCN, ngoài triết học, Aristotle còn là nhà sinh vật học, nhà đạo đức, nhà khoa học chính trị và là bậc thầy về hùng biện, logic học. Ông cũng đưa ra nhiều lý thuyết vật lý nổi tiếng.
Aristotle bằng sự thông minh và uyên bác của mình đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Tuy nhiên, chỉ một phần các bài viết của ông còn được bảo tồn đến ngày nay. Aristotle đã thu thập các mẫu  thực vật và động vật, sau đó phân loại chúng theo đặc điểm từng loài và cuối cùng đã tạo ra một tiêu chuẩn cho việc phân loại sinh vật học.
Aristotle cũng đã xây dựng được phương pháp đo và ước tính khá chính xác kích thước của trái đất. Ông đã giải thích được sự hình thành chuỗi sự sống thông qua nghiên cứu của mình về hệ động thực vật từ đơn giản đến phức tạp.

Cái chết bí ẩn của nhà thiên tài quân sự Alexander Đại đế

Hàng nghìn năm đã trôi qua, đến nay, cái chết của nhà thiên tài quân sự Alexander Đại đế vẫn còn là điều bí ẩn.

Trong những danh tướng lẫy lừng nhất của thế giới cổ đại, rất ít người được sử sách tôn sùng như Alexander Đại đế. Ở tuổi 20, ông đã lập nên những chiến công hiển hách trên chiến trường, trở thành vị vua cai trị đế quốc Marcedonia, làm chủ nhiều vùng đất rộng lớn khác.
Trong vòng 10 năm tiếp theo, ông lần lượt chinh phục những vùng đất rộng lớn như Hy Lạp, Ai Cập, châu Á… để tạo nên một đế quốc vĩ đại. Sự nghiệp và cuộc đời quá ngắn ngủi, cái chết đầy bí ẩn ở tuổi 33 của vị hoàng đế này cho đến nay vẫn là một bí ẩn mà khoa học chưa thể giải thích.
Hoàng đế vĩ đại
Alexander sinh ra ở Pella, thủ đô cổ đại của Macedonia vào năm 356 TCN. Ông là con của vua Philip đệ nhị và công chúa Olympias xứ Ipiros. Alexander lớn lên dưới sự dạy dỗ của nhà triết học Aristotle.
Năm 336 TCN, vua Philip bị ám sát, Alexander kế thừa một vương quốc hùng mạnh nhưng đầy bất ổn. Bằng tài năng thiên bẩm của mình, ông nhanh chóng giải quyết hết kẻ thù trong nước và xác lập lại quyền lực của người Macedonia tại Hy Lạp. Sau đó, ông lên đường chinh phạt đế chế Ba Tư khổng lồ.
Vượt qua mọi trở ngại khó khăn, Alexander dẫn dắt quân đội của mình tới những chiến thắng trên khắp lãnh thổ của người Ba Tư tại bán đảo Tiểu Á, Syria và Ai Cập mà không một lần nếm trải mùi thất bại.
 cai chet bi an cua nha thien tai quan su alexander dai de hinh anh 1
Alexander Đại đế là nhà thiên tài quân sự, nổi tiếng thế giới.
Chiến thắng vĩ đại nhất của ông là trận chiến Gaugamela năm 331 TCN, nơi hiện nay là miền bắc Iraq. Vị vua trẻ của Macedonia, người trị vì Hy Lạp, chúa tể bán đảo Tiểu Á và vị pharaoh của Ai Cập đã trở thành “hoàng đế vĩ đại” của Ba Tư ở tuổi 25.
Trong tám năm tiếp theo, trên cương vị hoàng đế, kiêm chỉ huy quân sự, chính trị gia, học giả và người thám hiểm, Alexander đưa đội quân của mình đi xa thêm khoảng 18.000 km, lập nên 70 thành phố và tạo dựng một đế chế trải khắp ba lục địa và bao phủ khoảng hơn 5 triệu km2.
Bắt đầu từ Hy Lạp ở phía Tây, cho tới sông Danube ở phía Bắc, Ai Cập ở phía Nam, trải dài theo phía Đông cho tới vùng Punjab của Ấn Độ, toàn bộ khu vực này được kết nối trong một mạng lưới thương mại và buôn bán quốc tế rộng lớn, cai trị hàng triệu thần dân đa sắc tộc.
Alexander được ghi nhận là thiên tài quân sự, với những chiến thắng lịch sử trên chiến trường, người luôn dẫn đầu nêu gương, dẫu rằng niềm tin vào sức mạnh vô địch thiên hạ của ông đồng nghĩa việc đôi khi tỏ ra khinh suất với chính tính mạng của mình và quân lính.
Cái chết kỳ lạ
Ngày 13.6.323 TCN, Alexander qua đời tại Babylon khi mới 33 tuổi. Thi hài ông được đặt vào một cỗ quan tài làm bằng vàng và chở về thành phố Alexandria an táng.
Các tài liệu cổ ghi chép lại rằng sau một đêm yến tiệc linh đình, ăn mừng chiến thắng vẻ vang chinh phục Ấn Độ, Alexander Đại đế trở về nhà trong tình trạng say mềm và bắt đầu lên cơn sốt cao. Ông mê man suốt 12 ngày rồi qua đời.
Sự ra đi đột ngột và bí ẩn ở tuổi 33 của một con người vĩ đại nhất trong lịch sử suốt hơn 2.300 năm qua đã truyền cảm hứng tìm tòi và nghiên cứu cho không chỉ các nhà sử học và khảo cổ học. Rất nhiều người thuộc đủ các ngành nghề trên thế giới cũng muốn đi đến tận cùng điều bí ẩn này theo cách riêng của họ.
Trong số đó, một cựu giám đốc cảnh sát người Anh tên là John Grieve, từ lâu đã dành thời gian và tâm huyết để thu thập những kết quả nghiên cứu, thông tin liên quan đến cái chết của vị vua lừng danh này. Theo ông, 5 giả thuyết có tính thuyết phục nhất bao gồm bị đầu độc, sai lầm y khoa, bệnh sốt rét, virut Wes Nile và tình trạng tuyệt vọng.
Trung tâm Nghiên cứu Độc dược Tân Tây Lan cho rằng cơn hấp hối của Alexander Đại Đế kéo dài tới 12 ngày với các triệu chứng điển hình là sốt, nhức đầu, mất tiếng nói, hôn mê. Nếu đúng ông bị đầu độc, khoảng 20 loại độc dược đã gây ra các triệu chứng như thế.
Theo một nghiên cứu của bác sĩ Robert Arnott, Giám đốc Trung tâm Lịch sử Y dược Đại học Birmingham, Anh, loại độc dược khả nghi nhất là rễ cây Hellebore. Cây này mọc nhiều ở miền Trung và Nam châu Âu.
Ở thế kỷ VI trước Công nguyên, người ta cũng từng sử dụng loại độc dược này để đầu độc nguồn nước của một thành phố thù địch đang bị bao vây. Nếu nhiễm độc nặng, nạn nhân sẽ sốt cao, hôn mê trong nhiều ngày rồi chết. Miêu tả này giống với những triệu chứng được ghi chép trong trường hợp của Alexander Đại đế.
Theo nhà sử học quân sự người Mỹ Trvor Nevitt Dupuy và nhiều nhà sử học khác, Alexandros Đại đế là đại danh tướng trong lịch sử, cùng với thống soái Hannibal xứ Carthage, Julius Caesar của La Mã, Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ, vua Gustav II Adolf của Thụy Điển, vua Friedrich của nước Phổ và Napoleon của nước Pháp. Alexander Đại đế là danh tướng đầu tiên và vĩ đại nhất trong số đó.
Theo Nguyễn Thanh Điệp (Zing)

Chuyện ít biết về người có IQ cao nhất thế giới do Guiness ghi nhận


Marilyn vos Savant được ghi nhận là người có IQ cao nhất thế giới. Điều này mang lại cho bà hào quang cũng như không ít rắc rối.
Nữ tác giả người Mỹ Marilyn vos Savant nổi tiếng là người sở hữu IQ cao nhất thế giới theo ghi nhận của Sách Kỷ lục Guiness. Bà giữ danh hiệu này trong gần 5 năm trước khi mục này bị gỡ khỏi Guiness.

Chưa tốt nghiệp đại học

Marilyn vos Savant sinh năm 1946 tại thành phố St. Louis, bang Missouri, Mỹ. Bà mang họ Savant vì gia đình có truyền thống nam theo họ bố, nữ theo họ mẹ.
Marilyn mang trong mình dòng máu Italy, Tiệp Khắc, Đức và có tổ tiên là người Áo. Theo Chicago Tribune, bà là hậu duệ của nhà vật lý học, triết gia Ernst Mach.
Chuyen it biet ve nguoi co IQ cao nhat the gioi do Guiness ghi nhan hinh anh 1
Sở hữu IQ cao gấp đôi người bình thường nhưng Marilyn chưa từng tốt nghiệp đại học.
Từ nhỏ, bà đã rất thông minh và có niềm đam mê lớn với Toán, Khoa học. Năm 10 tuổi, "nhà bác học nhí" thực hiện hai bài kiểm tra IQ Stanford-Binet. Kết quả cho thấy Marilyn có trí tuệ tương đương người 22 tuổi 11 tháng. Với chỉ số 228, Marilyn là đứa trẻ có IQ cao nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, thần đồng không hề ý thức được điều đó. “Lúc ấy, không ai nói gì với tôi cả. Tôi cứ tưởng đây là chỉ số thông thường mà nhiều người khác đạt được”, bà kể.
Bà vẫn dành phần lớn thời gian để làm việc trong hiệu giặt là của cha và kiếm thêm thu nhập bằng cách cộng tác với báo chí địa phương.
16 tuổi, Marilyn kết hôn trước khi theo học Cao đẳng Cộng đồng Meramec rồi chuyển sang theo đuổi ngành Triết học tại Đại học Washington ở St. Louis.
Song dù sở hữu IQ cao gấp đôi người bình thường, thần đồng người Mỹ chưa từng tốt nghiệp đại học. Bà bỏ học sau hai năm và bắt đầu gây dựng tài chính cho bản thân thông qua đầu tư và bất động sản.
Trong vòng 5 năm, bà tích cóp đủ để tự nuôi sống bản thân và chuyên tâm theo đuổi nghiệp viết lách. Bà viết tiểu thuyết, truyện ngắn, cộng tác với tạp chí, các trang báo chủ yếu về châm biếm chính trị.
Đến năm 1985, bà bất ngờ nổi tiếng khi Sách Kỷ lục Thế giới Guiness ghi nhận là người có IQ cao nhất hành tinh. Cái tên Marilym vos Savant trở thành tâm điểm của giới truyền thông.
Cũng tại thời điểm đó, hai người con từ cuộc hôn nhân đầu tiên của bà đã trưởng thành. Marilyn quyết định chuyển đến thành phố New York, tận hưởng cuộc sống mới, được nhiều người biết đến.
Năm 1986, người sở hữu IQ cao nhất thế giới bắt đầu công việc trả lời câu hỏi do độc giả gửi về tạp chí Parade. Điều đáng nói, sau khi tạp chí đăng tiểu sử sơ lược của Marilyn, cái danh “người thông minh nhất hành tinh” nhanh chóng thu hút số lượng lớn độc giả.
Chuyên mục Ask Marilyn chính thức được mở ra, là nơi giải đáp thắc mắc về mọi lĩnh vực, từ những câu đố mẹo đến các vấn đề trong cuộc sống. Thiên tài người Mỹ gắn với chuyên mục trong khoảng 30 năm. Đây cũng là sự nghiệp lớn nhất của bà.
Năm 1987, bà kết hôn với người chồng thứ ba, bác sĩ phẫu thuật Robert K. Jarvik và trở thành giám đốc tài chính của tập đoàn Jarvik Heart. Khoảng thời gian tiếp đó, bà lần lượt tham gia vào ban giám đốc Hội đồng Giáo dục Kinh tế Quốc gia, ban cố vấn Hiệp hội Quốc gia vì Trẻ em Tài năng.
Năm 2003, Marilyn vos Savant nhận bằng tiến sĩ danh dự từ Đại học New Jersey.

Nghi vấn quanh trí tuệ bác học

Sở hữu IQ cao và được tung hô về trí tuệ siêu phàm, Marilyn vos Savant không tránh khỏi những rắc rối đến từ cái danh thiên tài.
Chuyen it biet ve nguoi co IQ cao nhat the gioi do Guiness ghi nhan hinh anh 2
Nhiều người mong đợi bà là cuốn bách khoa di động hay chiếc máy tính sống.
Bà nhiều lần công khai khẳng định IQ không phải yếu tố quyết định tất cả và ngoài chỉ số thông minh, bà hoàn toàn bình thường như bao người khác. Ngoài ra, các bài kiểm tra IQ cũng không đáng tin.
“Mọi người mong đợi tôi là cuốn bách khoa di động hay chiếc máy tính sống, là điều gì đó rất bí ẩn. Nhưng thực sự, tôi không phải vậy”, Marilyn chia sẻ.
Bên cạnh đó, IQ cao cũng không giúp bà tránh được sai lầm. Một lần, khi nói về ngôi nhà bà từng sống ở St. Louis, Marilyn miêu tả “đó là nơi bạn có thể ngắm nhìn các vì sao, không như ở đây. Tại New York, chúng ta chỉ thấy sao Kim”. Ngay lập tức, cựu thần đồng thừa nhận mình nói sai, sao Kim không phải là sao.
Bà từng sáng tác hàng loạt vở kịch, viết gần 10 cuốn sách nhưng không hề đăng đàn diễn thuyết, bàn luận chuyện văn hóa, lịch sử, chính trị. Sự khiêm tốn, điềm đạm khiến người ta nhiều khi quên mất bà sở hữu trí tuệ siêu phàm.
Nhưng dù khiêm nhường đến đâu, bà vẫn không tránh khỏi sự chú ý đặc biệt từ một số cá nhân. Không ít người từng đặt câu hỏi với bộ não hiếm có như vậy, tại sao Marilyn vos Savant không theo đuổi mục tiêu nào cao hơn mà mãi gắn bó với chuyên mục hỏi đáp.
Năm 1995, Herb Weiner, kỹ sư phần mềm ở Portland, Oregon, lập website Marilyn is Wrong (Marilyn sai lầm) nhằm tìm kiếm những lỗi sai trong quá trình bà giải đáp thắc mắc của độc giả. Ông cho rằng chỉ số IQ cao ngất ngưỡng không phải lý do để người khác tin tưởng tuyệt đối vào Marilyn.
Tuy nhiên, điều thực sự khiến viên kỹ sư khó chịu chắc hẳn là việc bà chỉ phụ trách một chuyên mục trên tạp chí thay vì làm những điều lớn lao hơn như nhiều thiên tài khác thực hiện.
Việc Guiness gỡ bỏ mục Người có IQ cao nhất thế giới vào năm 1990 cũng là cái cớ để Herb Weiner hoài nghi trí tuệ Marilyn.
Ông cho rằng quyết định này cho thấy chỉ số đó không đáng tin và nó cũng đảm bảo không ai còn cơ hội đánh bại Marilyn vos Savant để giành lấy danh hiệu “người thông minh nhất hành tinh”.
Đương nhiên, hành động của Weiner không hề vô căn cứ. Trên thực tế, Marilyn cũng phạm lỗi trong quá trình giải đáp thắc mắc của độc giả. Với mỗi lần được chỉ ra sai lầm, nữ thiên tài đều nghiên cứu cẩn thận và thẳng thắn thừa nhận.

Đối mặt với cuộc bức hại học thuật

Những gì xảy ra với bà vào năm 1990 mới là ác mộng kinh hoàng, một cuộc bức hại học thuật thực sự.
Tháng 9 năm đó, khi giải đáp câu hỏi của độc giả về bài toán xác suất Monty Hall kinh điển, Marilyn không bao giờ ngờ nó sẽ mang lại rắc rối lớn đến vậy.
Chuyen it biet ve nguoi co IQ cao nhat the gioi do Guiness ghi nhan hinh anh 3
Thiên tài Marilyn vos Savant từng bị giới học thuật chỉ trích nặng nề.
Câu đố như sau: Giả sử bạn tham một trò chơi truyền hình. Người dẫn chương trình cho bạn lựa chọn một trong ba cánh cửa phần thưởng. Sau một cánh cửa là một chiếc xe hơi mới, sau hai cánh cửa còn lại là hai chú dê.
Bạn chọn cánh cửa thứ nhất. Người dẫn chương trình biết rõ phía sau cánh cửa là gì và cho biết sau cánh cửa thứ 3 là dê rồi hỏi bạn có muốn thay đổi lựa chọn không.
Câu hỏi độc giả đưa ra là liệu việc lựa chọn lại có giúp người chơi có thêm phần thắng không.
Marilyn trả lời: “Người chơi nên đổi. Chọn cửa số một, anh ta có 1/3 cơ hội thắng nhưng cơ hội thắng ở cửa thứ 2 là 2/3”.
Mặc dù người phụ nữ xuất chúng ấy đưa ra câu trả lời đúng, đáp án của bà không được thừa nhận. Đổi lại, bà nhận hơn 10.000 bức thư phản hồi với lời lẽ thóa mạ nặng nề. Nhiều người gọi bà là “kẻ ngu ngốc hợm hĩnh”.
Thậm chí, phó giám đốc Trung tâm Thông tin Quốc phòng thời đó và nhà nghiên cứu Toán thống kê từ Viện Y tế Quốc gia cũng gửi thư, cho rằng bà không có năng lực.
Tiến sĩ Scott Smith từ Đại học Florida tham gia vào cuộc chỉ trích này. Theo ông, việc thay đổi không có ý nghĩa, tỷ lệ thắng ở hai cửa là như nhau.
Vị này viết: “Bà thổi phồng khả năng của mình lớn quá mà dường như chẳng nắm bắt được nguyên tắc cơ bản của toán xác suất. Đất nước này đã có quá nhiều kẻ mù Toán. Chúng ta không cần thêm ‘người có IQ cao nhất thế giới’ gia nhập vào đội ngũ ấy”.
Không ít học giả có tiếng mỉa mai Marilyn nên đọc lại sách giáo khoa hay nhờ học sinh trung học trả lời giúp.
“Cô trả lời sai nhưng nhìn vào mặt tích cực, nếu tất cả tiến sĩ khác sai, nước ta mới thực sự gặp rắc rối nghiêm trọng”, tiến sĩ Everett Harman thuộc Viện Nghiên cứu Quân sự Mỹ gửi nữ thiên tài.
Sự phản đối từ giới học giả kịch liệt đến mức Marilyn vos Savant phải dành đến 3 kỳ tiếp theo để giải thích suy luận của bà là đúng. Ngay cả khi đã giải đáp rõ ràng, bà vẫn bị quấy rầy liên tục. “Tôi cho rằng bà vẫn sai, hiển nhiên, lối tư duy của đàn bà”, một độc giả miệt thị.
Monty Hall và câu trả lời của Marilyn tiếp tục được tranh luận trong suốt 25 năm tiếp theo. Nó được tích hợp vào bài tập dành cho học sinh của hàng nghìn lớp học trên toàn quốc. Người ta còn xây dựng chương trình máy tính để chứng minh suy luận của Marilyn. Tỷ lệ người ủng hộ lời giải của bà dần tăng lên.
Cuối năm 1992, tỷ lệ độc giả đồng ý với câu giải đáp Marilyn đưa ra tăng từ 8% lên 56%. Tại các viện nghiên cứu, con số này tăng từ 35% lên 71%.
Robert Sachs, giáo sư Toán tại Đại học George Mason, là một trong số những người thay đổi quan điểm. Khác với lời lẽ miệt thị ban đầu, khi nhận ra bản thân sai lầm, ông ngay lập tức gửi một lá thư khác bày tỏ sự ăn năn.
“Sau khi thoát khỏi sự mù quáng ban đầu, tôi đang học cách khiêm tốn. Tôi thề sẽ sám hối và sẵn sàng trả lời tất cả lời vặn hỏi từ người khác (liên quan Monty Hall). Đây quả thực là nỗi xấu hổ lớn đối với một học giả”, Sachs viết.


Marilyn vos Savant - người có IQ cao nhất thế giới Marilyn vos Savant được Sách Kỷ lục Guiness ghi nhận là người có IQ cao nhất thế giới.


Người sở hữu IQ cao bậc nhất thế giới hạnh phúc với Toán học

Terence Tao, người sở hữu IQ cao bậc nhất thế giới, thành danh nhờ Toán. Ông cũng may mắn hơn hầu hết thiên tài khác khi có cuộc sống hạnh phúc, dù mang danh thần đồng từ rất nhỏ.
Nguyễn Sương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét