Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

KIẾP GIANG HỒ 190

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Gặp 2 đàn em Năm Cam đang tù chung thân
Ngồi trong ngục tù, một người đã tu tâm dưỡng tính, hối hận còn một kẻ dường như vẫn ấm ức vì lời hứa hão của trùm Năm Cam (!?). Trong đám đàn em Năm Cam, tức Trương Văn Cam – trùm băng nhóm tội phạm hình sự hoạt động theo kiểu “xã hội đen” từng một thời lộng hành ở đất Sài thành, có hai đối tượng đang thi hành án phạt tù chung thân tại trại giam Xuân Phước, tỉnh Phú Yên, đó là Văn Công Tiến (SN 1975) và Bùi Anh Việt (SN 1961), 
  
Châu Phát Lai Em ra trường bắn và lời nhắn "đốt cho 3 nén nhang"
 Lúc tôi chuyển đi cải tạo, Châu Phát Lai Em đã nói vọng ra từ khu giam giữ tử tù: “Khi nào về đời đốt cho tôi 3 nén nhang nhé!”. 1. Năm Cam gài hàng để thu phục Châu Phát Lai Em: Hôm đó Lai Em đến nhà hàng Lan Hoàng nhậu, khi về trời đã khuya, Lai Em chủ quan không gọi đàn em hộ tống như thường khi. Đến trước chợ Tân Định, Lai Em quẹt nhẹ vào xe hai thanh niên đi ngược chiều, lập tức gần hai mươi tên quây kín Lai Em nện cho tên này ra trò, xịt cả máu mũi lẫn máu miệng… Đúng lúc đó, Năm Cam xuất hiện: Thôi đi! Tụi bây có biết đây là ai không? Đám đông giải tán, đích thân Năm Cam đưa Lai Em vào bệnh viện. Với kinh nghiệm giang hồ, Lai Em biết mình bị gài nhưng vẫn phải bấm bụng cám ơn Năm Cam và nhận làm anh kết nghĩa. 2. Con chim trước lúc chết cất tiếng kêu thương Sau này nghe kể lại Châu Phát Lai Em là người tỏ ra khá bình tĩnh trong giờ phút áp giải ra trường bắn, trong lúc các tử tội khác đều sụp đổ. Hôm đi trường, tôi hét lên chia tay các phạm nhân: Hoàng Linh đi trường đây! Anh em ở lại bảo trọng, cải tạo tốt nha! Trong buồng giam tử hình, Lai Em cũng hét lên: Khi nào về đời đốt cho tôi 3 nén nhang nhé ông Linh!
  
Tiết lộ bí mật về gã thư sinh khiến ông trùm Năm Cam phải dè chừng

Lưu Hán: cuộc đời của tên trùm mafia khét tiếng Trung Quốc


Người ta từng ca tụng Lưu Hán là tỷ phú giàu sang nhưng ít ai biết rằng những đồng tiền của hắn đều nhuốm máu, súng đạn và nước mắt.
Trùm xã hội đen Lưu Hán
Lưu Hán cũng lọt vào danh sách những người giàu nhất Trung Quốc. Tổng giá trị tài sản của gã tỷ phú này ước tính lên tới hàng chục tỉ nhân dân tệ.
Sự thật được vén màn, trùm mafia bị hé lộ
Những tội ác của Lưu Hán và Lưu Duy bắt đầu được hé lộ từ những vụ thanh trừ của các băng nhóm xã hội đen. Với tiền của mình, Lưu Hán công khai mua chuộc cảnh sát để cho những vụ việc của hắn trở nên thuận lợi.
Tháng 3/1997, Lưu Hán thành lập Tập đoàn Hán Long ở Miên Dương. Để đảm bảo cho tập đoàn hoạt động trơn tru, hắn đã tuyển những tên côn đồ lưu manh về làm cho công ty dưới danh nghĩa nhân viên bảo vệ. Lưu Hán cũng sai em trai mua sắm thật nhiều vũ khí, đạn dược. Thậm chí, hắn còn có riêng một kho vũ khí tại Quảng Hán.
Kho vũ khí của anh em Lưu Hán
Tháng 2/1999, Vương Vĩnh Thành, một tên trùm ma túy có tiếng ở Miên Dương vì muốn trả thù cho người anh em bị Lưu Duy giết đã quyết định công khai đe dọa Lưu Hán. Chưa kịp làm gì Lưu Hán, vài ngày sau người ta đã thấy Vương Vĩnh Thành chết gục ngay trước cửa nhà hắn.
Vụ việc do Lưu Hán chủ mưu còn Lưu Duy trực tiếp chỉ đạo. Tháng 5/2002, dư luận Thành Đô xôn xao bởi một vụ đánh lộn nghiêm trọng tại trung tâm giải trí do hai tên Chu Đặng Phong và Hoàng Trí Lữ thực hiện. Đây là 2 tay chân thân cận của Lưu Hán. Vụ xô xát khiến một người dân vô tội bị chết và rất nhiều người bị thương.
Tên Chu bị bắt ngay sau đó với 4 năm tù giam còn tên Hoàng và những kẻ côn đồ khác thì bình an vô sự. Tất nhiên, mọi sự đều có sự nhúng tay của Lưu Hán.
Cảm thấy thế lực của mình càng ngày càng hùng mạnh, Lưu Hán xây dựng cho mình một vương triều riêng và trở thành nỗi khiếp sợ của người dân Quảng Hán và Miên Dương.

Cảm thấy thế lực của mình càng ngày càng hùng mạnh, Lưu Hán xây dựng cho mình một vương triều riêng và trở thành nỗi khiếp sợ của người dân Quảng Hán và Miên Dương.
Năm 2008, dư luận Trung Quốc lại xôn xao vì Trần Phú Vĩ, một ông trùm có tiếng tại Quảng Hán ra tù. Vừa ra tù, Phú Vĩ đã tuyên bố sẽ trả thù anh em nhà Lưu Hán.
Tháng 1/2009, một vụ nổ súng giết người nổi ra tại Quảng Hán, Tứ Xuyên. Vụ án nghiêm trọng khiến ba người bị bắn chết trong vụ xả súng, và 2 người không liên quan cũng bị thương vì đạn lạc. Trong đó có Trần Phú Vĩ.
Vụ nổ súng này đã khiến dư luận vô cùng hoang mang bởi tại Trung Quốc việc kiểm soát vũ khí diễn ra vô cùng gắt gao.
Một làn sóng phản đối tại Tứ Xuyên đã đến tai quan chức chính phủ. Lúc này, cảnh sát Tứ Xuyên không thể nào tiếp tục bao che cho anh em Lưu Hán, Lưu Duy nên một tổ điều tra đã được thành lập để tìm ra kẻ đứng đầu. Ngay sau đó, cảnh sát đã bắt giữ được hai nghi phạm và chúng nhanh chóng khai ra cái tên Lưu Duy.
Không chỉ nổi tiếng với danh em trai Lưu Hán, Lưu Duy lúc ấy đang là giám đốc của Tập đoàn Công nghiệp Yiyuan Quảng Hán. Không chỉ là doanh nhân nổi tiếng, cũng giống như anh trai Lưu Duy được biết đến với nhiều hoạt động từ thiện. Hắn từng được giao trọng trách mang ngọn đuốc Olympic diễu hành qua tỉnh Tứ Xuyên dịp Olympic Bắc Kinh năm 2008.
Khi cảnh sát tìm đến Lưu Duy thì hắn đã bỏ trốn không tăm tích. Cũng từ đó, cảnh sát bắt đầu bắt tay vào điều tra Lưu Duy và sự thật được hé lộ khiến nhiều người rùng mình.
 Đằng sau cái mác doanh nhân, Lưu Duy thực ra là một ông trùm tàn bạo trong thế giới ngầm ở Tứ Xuyên, chuyên bảo kê cho các hoạt động cờ bạc, cho vay nặng lãi và các dự án xây dựng trên địa bàn. Vụ sả súng gây chấn động dư luận cũng là một trong những vụ thanh trừng đối thủ mà Lưu Duy chỉ đạo.
Băng nhóm Lưu Hán được chia cấp bậc rõ ràng.
Trong suốt 4 năm, cảnh sát không thể nào bắt được Lưu Duy vì có sự trợ giúp của anh trai Lưu Hán.
Sau khi vụ việc bị hé lộ, Lưu Hán bắt đầu bị cánh sát nghi ngờ và nhiều vụ việc dần dần được hé lộ. Cảnh sát tìm thấy rất nhiều bằng chứng cho thấy băng đảng của Lưu Hán đã dính líu tới hàng chục vụ án nghiêm trọng với đủ loại tội ác, từ giết người, hành hung cho tới giam giữ người trái pháp luật trong giai đoạn hơn 10 năm.
Điều quan trọng hơn, cảnh sát phát hiện rằng những tội ác này đã từng được người dân Tứ Xuyên tố cáo nhưng với sự che đậy của nhiều quan chức khiến Lưu Hán càng trở nên tác ai tác quái.
Đằng sau vẻ thành đạt với những hoạt động từ thiện chính là một gã mafia tàn bạo và thủ đoạn.
Năm 2013, băng nhóm của Lưu Hán chính thức bị triệt phá với vô số bằng chứng. Cánh sát đã thu được 3 quả lựu đạn, 20 khẩu súng trường, 677 viên đạn, 2.163 viên đạn súng săn và hơn 100 dao kiếm các loại.
Lưu Hán trong phiên xét xử.
Điều quan trọng, trong quá trình điều tra vụ án của Lưu Hán kết thúc, cảnh sát đã phát hiện những cái tên máu mặt trong bộ máy chính phủ của Trung Quốc.
Tháng 8/2014, Lưu Hán bị tuyên án tử hình, đánh dấu sự sụp đổ của nhóm xã hội đen tàn bạo tại Tứ Xuyên, Trung Quốc.

John Willis: thủ lĩnh da trắng duy nhất của mafia người Hoa tại Mỹ


John Willis nổi tiếng trong thế giới ngầm không chỉ vì là thành viên da trắng duy nhất trở thành thủ lĩnh của một đăng đảng mafia Trung Quốc tại Mỹ mà còn bởi câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp với một cô gái gốc Việt.
Nhắc đến “trùm mafia”, người ta thường hình dung ra những gã tội phạm máu lạnh, mang hàng loạt các tội danh vô cùng nghiêm trọng liên quan đến ma túy, cướp bóc, giết người, khủng bố… Họ không chỉ nổi như cồn trong thế giới ngầm mà còn khiến các nhà điều tra phải mất nhiều thời gian và công sức trong việc thực thi pháp luật. Tuy nhiên, cuộc đời của họ cũng có nhiều góc khuất, đôi khi khác hẳn với vẻ bên ngoài ngang tàng. Loạt bài “Cuộc đời của những ông trùm khét tiếng thế giới” sau đây sẽ hé lộ một phần thế giới không được biết đến ấy.
“Quỷ trắng” bên người yêu Anh Nguyen và con gái Mai Linn trước khi bị bắt
Chuyện tình trong mơ
Lần đầu tiên John Willis gặp Anh Nguyen, một cô gái gốc Việt vào năm 2005, chàng trai trẻ đã bị “tiếng sét ái tình” đánh trúng. Ngay lập tức, anh tìm cách tiếp cận và hết lời khen ngợi sự xinh đẹp của cô bằng tiếng Anh.
Khi đó, Anh Nguyen nghĩ John Willis đơn giản chỉ là “một anh chàng da trắng với lòng yêu thích đặc biệt dành cho người gốc Á” và cũng không có ấn tượng gì nhiều lắm. Nhưng Willis quyết không bỏ cuộc. Và “trời không phụ lòng người”, cuối cùng, cô cũng phải lòng Willis sau khi chứng kiến anh chàng này đứng ra can ngăn một đám ẩu đả với trình độ nói tiếng Trung lưu loát.
Anh Nguyen có một cô con gái 9 tuổi và được John Willis hết lòng yêu mến. Một buổi sáng năm 2011, sau một thời gian xa nhà để đi kiếm tiền ở Florida, John Willis vội vàng trở về nhà để kịp tổ chức sinh nhật cho con gái Mai Linn. Một cuộc sống bình thường bên gia đình như vậy là thứ mà hắn luôn mong muốn.
Một ngày, nhận thấy những vết cắt trên cánh tay người yêu, Anh Nguyen gặng hỏi thì Willis chỉ thừa nhận với bạn gái rằng anh ta là một tay xã hội đen. Nhưng Anh Nguyen chỉ có thể hiểu rõ sự thật khi John bị bắt trong ngày sinh nhật con.
Cuộc đời sóng gió của một tên “Quỷ”
Cha mẹ đều qua đời từ sớm, 16 tuổi, khi gần như rơi xuống tận cùng đáy cuộc đời, John Willis đã phải dùng thuốc kích thích cơ bắp để thuyết phục một chủ câu lạc bộ ở Boston rằng hắn ta đã 18 tuổi và đủ tuổi để trở thành bảo vệ quán bar.
John Willis khi còn là một cậu bé
Cơ hội “đổi đời” xuất hiện sau khi Willis giúp một thanh niên châu Á tên là Woping Joe trong một rắc rối ở câu lạc bộ, người này đã đưa cho  Willis tấm danh thiếp với lời nhắn hãy gọi khi cần giúp đỡ.
Nhiều ngày sau, John Willis hầu như không còn nhớ đến người thanh niên nọ cho đến khi trong túi chỉ còn vẻn vẹn 76 xu và không có nơi để ngủ. Không còn cách nào khác, Willis quay số và chỉ vài phút sau, hai chiếc xe BMW chở đầy thanh niên Trung Quốc đỗ trước mặt hắn. Bước lên xe, cuộc đời hắn cũng như bước sang một trang mới.
Không ai có thể nghĩ rằng, một thập niên sau đó, chàng trai trẻ này sẽ trở thành nhân vật quyền lực thứ hai trong một băng đảng mafia Trung Quốc khét tiếng tại Mỹ, được mệnh danh là Bac Guai John hay “Quỷ trắng”.
Theo FBI, “Quỷ trắng” là người da trắng duy nhất giữ vị trí thủ lĩnh trong nhóm Ping On, vốn rất đề cao tính sắc tộc và hiếm khi liên kết với nhóm tội phạm khác.
John Willis bên người mẹ của mình
Bước vào thế giới ngầm, Willis nhanh chóng học và sử dụng thành thạo tiếng Trung và về sau là cả tiếng Việt. Ban đầu, Willis là một tay chuyên đi đòi nợ, đảm bảo rằng các “sếp” không bao giờ thiếu tiền vì những khách hàng chây ì. Lòng trung thành đã giúp hắn dần thăng tiến và trở thành trưởng nhóm vệ sĩ của thủ lĩnh Bai Ming ở Boston.
Nhiệm vụ của Willis là kiểm tra xe của Ming để đề phòng bị gài bom và thu tiền từ các tụ điểm cờ bạc ngầm. Hắn làm bất cứ điều gì để hoàn thành công việc và nhờ vậy, hắn trở thành cánh tay phải của Ming.
Willis đã có thời gian ở tù trong những năm 90 nhưng thoát được ra ngoài nhờ móc nối với những kẻ bán cần sa. Sau đó, hắn buôn cocaine và sau đó chuyển sang oxycodone xuyên lục địa từ Florida tới Boston và bán ở Mũi Cod, Massachusetts. Hắn được cho là đã chuyển 260.000 viên thuốc trong một đợt trị giá 4 triệu USD nhưng hắn tiết lộ con số thực phải gấp ít nhất 10 lần đó.
Hoạt động buôn ma túy khiến Willis dễ dàng lọt vào tầm ngắm của nhà chức trách từ tháng 11/2010. Cục Điều tra Liên bang Mỹ cuối cùng đã có đủ chứng cứ để bắt Willis vào tháng 3/2011.
Willis cuối cùng đã bị bắt giữ và năm 2013 bị kết án 20 năm tù. Hối tiếc lớn nhất của Willis không phải là hắn đã làm hại nhiều người bằng ma túy, mà là hắn không còn có thể gặp người bạn gái gốc Việt và con gái của cô ấy.
Bob Halloran, người phỏng vấn Willis trong tù, cho biết điều ông ấn tượng về Willis là hắn vạch rõ ranh giới trong việc phạm tội. “Một trong những điều đầu tiên mà Willis chỉ ra là bọn côn đồ giết côn đồ và tội phạm giết tội phạm”, Halloran cho biết. “Anh ta nói rằng chỉ có lũ ngốc mới giết hại dân thường”.
Hiện Willis đang phải thụ án, còn Anh Nguyen vẫn chờ đợi ngày gã ra tù và có cuộc sống bình dị như bao người khác. Nhưng trong một lần chia sẻ với phóng viên, hắn nói rằng: “Cuộc sống đó đã tạo ra tôi như ngày hôm nay. Liệu người nào có thể vào rừng và xóa được những vằn đen ra khỏi bộ lông của một con hổ? Rõ là anh không thể làm vậy”.

Thế lực “xã hội đen” bang hội nổi tiếng lịch sử Trung Quốc  


Các thế lực xã hội đen hình thành tại Trung Quốc từ thời cổ đại, thậm chí còn có quyền uy “vượt mặt Thiên tử” trong nhiều giai đoạn lịch sử.
“Thế giới ngầm” vượt mặt Thiên tử
Các thế lực xã hội đen đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thời cổ đại. Đến thời Dân quốc cận đại, nhiều bang hội đã trở nên “nổi tiếng” như Thang Bang ở Thượng Hải.
giai-ma-the-luc-xa-hoi-den-vuot-mat-cac-con-troi-trung-hoa-
“Xã hội đen” là các tổ chức ngầm có lịch sử lâu đời tại Trung Quốc. (Ảnh minh họa).
Trường hợp xã hội đen được ghi nhận sớm nhất trong lịch sử nước này phải kể tới Mặc Tử.
Mặc Tử là người thời Chiến Quốc, tên Địch, không rõ năm sinh, quê quán. Người này đã trở thành thủ lĩnh của một nhóm người võ nghệ siêu quần, có sức ảnh hưởng lớn dưới thời kỳ trên.
Khác với võ đạo phương Tây, võ công Trung Quốc đều có thêm những tính chất thuộc về bối cảnh. Những người biết võ thường tập hợp thành các bang phái, kết nghĩa huynh đệ để gây dựng thế lực.
Trên thực tế, những thế lực này chính là “xã hội đen”. Trong mắt bọn họ không có luật pháp quốc gia mà chỉ có “quy tắc giang hồ.” Kẻ nào trong giới vi phạm những quy tắc này đều “hết đất sống”.
Mặc dù hoạt động bề ngoài như những tổ chức bình thường, nhưng đến Hoàng đế cũng phần nào phải kiêng nể các thành phần của thế giới ngầm này.
Dưới thời Hán Vũ Đế, bang hội “hắc đạo” nổi tiếng thời bấy giờ được cầm đầu bởi “Quách Ông Bá” – một kẻ tự xưng là “hào hiệp”, chuyên cấu kết với các phe phái để kết thành bè đảng.
Ông trùm họ Quách này có tên là Giải, tự là Ông Bá. Sử gia Tư Mã Thiên từng miêu tả kẻ này “vóc người thấp bé, ăn nói tầm thường, nhưng ở bên ngoài nếu gặp chuyện không vừa ý liền dùng dao “nói chuyện”, giết người không chớp mắt.”
Đại ca này có vây cánh bao phủ khắp Lạc Dương. Thậm chí nơi đây xảy ra tranh chấp giữa các ông trùm, quan binh cũng phải tới “thỉnh” Quách Ông Bá cách giải quyết.
Những giai đoạn sau đó, ở Trung Quốc còn xuất hiện một loại “xã hội đen” được hình thành từ các gia đình hoặc gia tộc giàu có. Trong đó, tộc trưởng sẽ trở thành đại ca, gia pháp là bang quy, tổ chức thành viên hình thành theo tổ chức dòng họ.
Nhờ người đông thế mạnh, lại vinh nhục cùng hưởng, những tổ chức này dần dần trở thành các lực lượng cường đại.
Dưới thời Hán Cảnh Đế, Hán Cao Đế, nắm quyền ở quận Trác khi ấy là hai gia tộc đông Cao thị và Tây Cao thị, đều tự xưng là “hào hiệp”.
Trong quận khi đó từ quận phụ tới các cấp dưới như nha môn, binh lính thấy người nhà họ Cao đều phải tránh, gặp phải chuyện do bọn họ gây nên thì thà từ quan chứ không dám giải quyết.
Vì vậy, từ trung ương tới địa phương đều không thể “đụng” tới những gia tộc hào hiệp này. Quan binh bất lực, dân chúng vì sợ “vạ lây” nên đi ra đường lúc nào cũng phải thủ sẵn binh khí phòng bị.
Thủ đoạn “mưu sinh” muôn hình vạn trạng của xã hội đen
Mưu cầu phi pháp về các quyền lợi kinh tế chính là mục tiêu chủ yếu và cơ bản nhất của các thế lực xã hội đen.
giai-ma-the-luc-xa-hoi-den-vuot-mat-cac-con-troi-trung-hoa-2
Thủ đoạn “kiếm cơm” của thế giới ngầm là nỗi ám ảnh của nhiều người làm ăn, buôn bán. (Ảnh minh họa).
Giới “hắc đạo” Trung Quốc khi ấy chủ yếu kiếm tiền dưới ba hình thức: Thứ nhất là dùng bạo lực lũng đoạn thị trường.
Dưới thời Hán Huệ Đế, các “tập thị mậu dịch” đã hình thành. Đây là những địa phương vô cùng hỗn loạn, có nhiều kẻ ác ẩn thân sinh sống làm ăn.
Theo sách sử ghi chép: chợ Trường An thời Tây Hán bị các thế lực ngầm phân cách chiếm đoạt. Những lợi nhuận phong phú thu được từ đồ nghề, các mặt hàng tại đây đều bị những ông trùm chiếm giữ, thậm chí lũng đoạn.
Thứ hai: Vơ vét tài sản xảo trá dưới hình thức “thu phí bảo kê”.
Dưới thời Võ Tắc Thiên, ở Biện Châu có ông trùm nổi danh tên Lý Hoằng. Họ Lý này lấy cớ “bảo vệ việc làm ăn cho thương nhân” đã công khai thu tiền mãi lộ, vơ vét tài sản của nhà đò.
Sau này Lý Hoằng bị Thứ sử Biện Châu Nhâm Chính Lý hạ lệnh đánh chết, toàn bộ giới thương nhân nơi đây vui mừng như thoát kiếp.
Đến thời Tống – Nguyên, chế độ quản lý chợ và thuế thu có nhiều thay đổi, các thế lực hắc ám càng được thế lộng hành. Tô Châu từng nhận được tố cáo về một đám người “tự xưng là “hành đầu”, đến các cửa hàng ép nộp tiền, quyền tiền hòng chiếm đoạt.”
Thứ ba: Kinh doanh trái pháp luật. Các hình thức thường thấy của loại hình này là mại dâm, đánh bạc, buôn lậu, làm tiền giả, còn chuyên đâm thuê chém mướn.
Dưới thời nhà Minh, tại Giang Nam có một tổ chức chuyên lấy nghề đòi nợ thuê làm thủ đoạn mưu sinh. Chuyện ẩu đả thời nào cũng có, nhưng tổ chức này lại dùng nhiều thủ đoạn “giết người không dao”.
Khi đi “hành sự”, những kẻ “đâm thuê chém mướn” này thường đánh vào những chỗ hiểm như sườn, bụng dưới, thắt lưng, khiến nạn nhân tử vong, thậm chí có trường hợp bị đánh ba tháng, năm tháng, hoặc một năm sau mới qua đời.
Lộng hành vì có kẻ “chống lưng”
Vậy, vì sao xã hội đen cổ đại lại có đủ khả năng qua mặt của Hoàng đế?
Phần lớn sau các tổ chức “hắc đạo” này đều là những người có quyền lực, thân thế trong sạch “đỡ đầu” hoặc bao che. Những kẻ xuất thân từ “hắc đạo” có thể được thay đen đổi trắng về thân phận, thậm chí còn nắm giữ địa vị chính trị nhất định.
giai-ma-the-luc-xa-hoi-den-vuot-mat-cac-con-troi-trung-hoa-3
Đứng sau các tổ chức “hắc đạo” là những kẻ chống lưng có địa vị chính trị và quyền lực. (Ảnh minh họa).
Dưới thời nhà Thanh, đại ác bá là Mã Sĩ Trấn từng hoạt động trong tổ chức ngầm có tên “Tiệm chí phú nhiêu”.
Sau đó, nhờ thay đổi thân phận, tới “năm Khang Hy thứ 43 (năm 1704), bỏ tiền để được làm Thái học sinh, nghiễm nhiên trở thành kẻ trí thức. Đàn em của hắn từ đó không còn gọi hắn là đại ca mà đổi thành Mã lão gia.”
Vào những năm Gia Tĩnh dưới thời nhà Minh, ở Nam Kinh từng xuất hiện một tổ chức đòi nợ thuê có kỷ luật và thủ đoạn vô cùng tinh vi. Người được xưng là “bố già” của tổ chức này là Đặng Ngọc Đường.
Họ Đặng dưới tay có mười mấy kẻ thân tín, chuyên giả danh lưu lạc khắp nơi làm thám tử. Chỉ cần những kẻ này “đánh hơi”được các thương nhân nào ở Nam Kinh mới có mối làm ăn, sẽ lập tức truy ra thân thế, quê nhà, người thân…
Sau đó, Đặng Ngọc Đường sẽ ngụy tạo giấy tờ vay nợ của người thân thương nhân rồi tới tận cửa nhà tác quái làm loạn.
Thương nhân thấy biên lai, chứng từ rõ ràng, không thể chối cãi. Khi đó đội đầu trâu mặt ngựa của “bố già” này sẽ ra mặt dọa dẫm. Những người làm ăn này vì vậy buộc phải “trả nợ” để giữ lấy tính mạng và yên ổn làm ăn.
Để có thể “đổi trắng thay đen”, công khai làm loạn như vậy, Đặng Ngọc Đường thường xuyên qua lại thân thiết với giới quan lại lúc bấy giờ.
Suy cho cùng, xã hội đen Trung Quốc thời xưa có thể “vượt mặt” cả Thiên tử cũng là nhờ những kẻ hủ bại chốn quan trường bao che, bợ đỡ.

Chân dung những ông trùm tội phạm khét tiếng nhất Trung Quốc


Những trùm tội phạm khét tiếng đã thống trị hầu hết các lĩnh vực phi pháp của Trung Quốc.
một đất nước rộng lớn và đông dân cư như ở Trung Quốc, tình hình tội phạm có tổ chức rất khó kiếm soát và tồn tại vững mạnh qua nhiều thập kỉ. Nhiều những hoạt động và giao dịch phi pháp ở quy mô lớn đã được thực hiện tại Trung Quốc. Đặc biệt trong thập niên 1990 trở lại đây, đã có rất nhiều các ông trùm gangster bị phát hiện với mạng lưới khổng lồ làm rúng động dân chúng.
Chân dung những ông trùm tội phạm khét tiếng nhất Trung Quốc
Qiao Si (còn gọi là Song Yongjia) là một tay gangster nổi tiếng ở tỉnh Heilongjiang. Tên này đã bị bắt và xử tử hình vào năm 1991. Băng của Qiao Si hoạt động mạnh từ năm 1986 với các hoạt động liên quan đến bất động sản và xây dựng. Chúng dùng nhiều thủ đoạn để tước đoạt nhiều khách sạn và garare ở tỉnh Heilongjiang. Để thực hiện mọi việc êm thấm, chúng đã hối lộ nhiều quan chức địa phương.
Qiao Si bị bắt trong vụ thanh tra của ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc tới Heilongjiang năm 1990. Vị quan chức cấp cao này đã không thông qua các cơ quan địa phương mà trực tiếp bắt giữ tên trùm này.
Chân dung những ông trùm tội phạm khét tiếng nhất Trung Quốc
Yu Zoumin, một ông trùm với dáng vẻ rất hào hoa là thành viên của ngôi làng giàu nhất Trung Quốc thập kỉ 90. Tên này bị bắt năm 1993 vì tội “Bao bọc, che giấu tội phạm và cản trở người thi hành công vụ”. Câu chuyện là sau một vụ giết người ở ngôi làng này, lực lượng người dân nơi đây đã ra ngăn cản không cho cảnh sát địa phương điều tra vụ việc. Thực tế Yu là lãnh đạo của cả ngôi làng, chỉ đạo họ cách làm ăn và thao túng họ. Nhờ sự kín tiếng của người dân, Yu đã không bao giờ bị phát hiện và cũng chẳng có tin đồn nào về hoạt động phạm tội của hắn. Cuối cùng Yu lại bị chính phủ bắt vì tội danh “chống người thi hành công vụ”.
Chân dung những ông trùm tội phạm khét tiếng nhất Trung Quốc
Lai Changxing (sinh năm 1958) lại là 1 gangster dưới lớp vỏ bọc chủ doanh nghiệp. Tên này là chủ tịch Yuanhua Group. Dưới lớp vỏ bọc này, Lai đã buôn lậu ô tôt, xì gà, dầu, đồ dệt may và chất hóa học vào Trung Quốc thông qua đường biển với giá trị lên đến nhiều tỉ đô la. Mức độ phạm tội còn lớn đến mức 64 quan chức chính phủ đã nhận hối lộ và dính líu vào vụ việc.
Sau khi bị phát hiện, Lai chạy trốn khỏi Trung Quốc và bay sang Vancouver Canada. Lai được mô tả bởi báo giới là tên tội phạm bị truy lùng gắt gao nhất thời đó. Cuối cùng sau nhiều nỗ lực ngoại giao, tên Lai đã bị dẫn độ về Trung Quốc vào năm 2011. Lai đã bị xử án tù chung thân.
Chân dung những ông trùm tội phạm khét tiếng nhất Trung Quốc
Zhang Ziqiang, một gangster với phong cách trí thức khác biệt. Zhang sinh ra ở Yulin, tỉnh Guangxi. Cuộc đời của Zhang gắn liền với vụ bắt cóc chấn động nhất châu Á thập niên 90, vụ bắt cóc Victor Li, con gái của doanh nhân giàu nhất châu Á thời bấy giờ là Li Ka-shing. Số tiền chuộc mà Zhang yêu cầu lên tới hàng triệu đô la Hồng Công, số tiền chuộc đã được đưa vào sách kỉ lục Guiness. Thậm chí với số tiền lớn như vậy, Ông Li còn không hề báo cảnh sát. Tuy nhiên cuối cùng tên Zhang vẫn bị bắt và bị xử tử hình vào năm 1998.
Chân dung những ông trùm tội phạm khét tiếng nhất Trung Quốc
Wan Kuok-koi, với vẻ ngoài là một người lao động rất bình thường, lại là một ông trùm của Macau. Với biệt danh “Koi răng vỡ”, Wan là lãnh đạo của hội tam hoàng ở Macau. Tên này bi buộc tội vì cho vay nặng lãi, rửa tiền và lãnh đạo tội phạm có tổ chức. Là thành viên của băng 14k hội Tam hoàng, Wan liên tục tổ chức đàn áp những băng nhóm khác và chiến hữu riêng những phòng VIP ở các Casino.
Wang bị bắt sau khi làm giọt nước tràn li vì vụ ám sát không thành giám đốc cục điều tra Macau. Ông này đã may mắn thoát chết khi đang đi bộ trong lúc chiếc xe của ông bị nổ tung thành từng mảnh.
Charles Heung thì lại nổi tiếng với “gia cảnh” và “sở thích kì lạ” của hắn. Anh của Heung là một thành viên cấp cao trong hội Tam Hoàng trong khi người cha là lãnh đạo của hội Tam Hoàng trên toàn Hong Kong. Tuy nhiên Heung lại không có vẻ ngoài là một tên côn đồ mà thực tế hắn còn là một nhà sản xuất phim từ thập niên 70. Một bộ phim nổi tiếng của Trung Quốc “True Mob Story” được cho là đã dựa trên phần nào đời sống của gia đình hắn. Sau khi bị chính quyền phát hiện tội ác, Heung đã bị trục xuất khỏi Hồng Công, và hắn lại chạy sang Đài Loan tìm mảnh đất mới để làm điều phi pháp.
Chân dung những ông trùm tội phạm khét tiếng nhất Trung Quốc
Henry Fok, cũng bị nghi ngờ là thành viên hội Tam Hoàng, ngoài đời là một doanh nhân rất có uy tín với chính phủ, và còn là tác giả cuốn sách “Red Dragon Rising” rất thịnh hành với giới doanh nhân Trung Quốc thời bấy giờ. Fok nổi danh từ việc vận chuyển các hàng hóa bị Liên Hợp Quốc cấm vận vào Trung Quốc trong gia đoạn chiến tranh Triều Tiên. Sau đó lợi dụng sự tín nhiệm của chính phủ, nhiều lần hắn và con trai đã thực hiện những vụ buôn vũ khí ra nước ngoài. Tuy nhiên Fok chưa bao giờ bị đem ra xét xử.
Chân dung những ông trùm tội phạm khét tiếng nhất Trung Quốc
Liu Yong, một mafia dưới mác doanh nhân khác thì lại không thoát khỏi án tử. Tên này bị tuyên án tử hình và bị phạt 15 triệu Nhân dân tệ vào năm 2002. Liu yong trước đây là thành viên hội đồng quản trị của Shenyang Jiayang Group, sau đó chuyển sang lãnh đạo băng nhóm ở thủ phủ tỉnh Liaoning này. Liu bị kết án vì tổ chức, lãnh đào và tham gia các hoạt động xã hội đen, thực hiện các hoạt động kinh doanh tàn ác và phi pháp. Liu còn dính tội trốn thuế, tống tiền, tích trứ vũ khí trái phép, trộm cắp và hối lộ.
Chân dung những ông trùm tội phạm khét tiếng nhất Trung Quốc
Hsu Hai Ching là một trong những mafia đáng ngưỡng mộ nhất ở Đài Loan. Hsu là người đã đưa hoạt động tội phạm có tổ chức đến với địa phận Đài Loan và là bố già thực thụ ở nơi đây. Với 2 biệt danh nổi tiếng được đặt bởi các đàn em là  “Anh của muỗi” và “Kẻ đầu cơ vĩ đại”, Hsu đã gây dựng tổ chức lớn mạnh và có hơn 10,000 đàn em.
Quyền lực của Hsu còn lớn hơn tất cả các quan chức địa phương. Tổ chức của hắn dính líu đến mọi hoạt động phi pháp như mại dâm, cá độ, tống tiền, buôn bán vũ khí, ma túy và buôn người. Quyền lực của Hsu chỉ tạm chuyển giao khi hắn mất ở tuổi 93.
Chân dung những ông trùm tội phạm khét tiếng nhất Trung Quốc
Zhou Guanglong thì thực sự là một đại ca trưởng thành từ đường phố. Khởi nghiệp bằng nghề bảo kê đòi tiền mãi lộ ở hệ thống đường sắt ở Guangzhou, Zhou đã dùng tiền và sức mạnh nhanh chóng thu phục thêm đàn em và mở rộng mạng lưới bảo kê ra những ga tàu khắp Trung Quốc.
Sau đó, Zhou còn lập một công ti nhằm thâu tóm những tàu chở hàng trên toàn Trung Quốc nhưng đã vấp phải sự phản đối của nhiều người. Tuy vật tất cả những người không hợp tác đều bị Zhou đánh đập dã man. Ước muốn bá chủ đường sắt của Zhou đã bị đập tan khi chính quyền đã kịp thời can thiệp và Zhou đã bị tuyên án tử năm 2012 và đi theo hắn là hàng chục kẻ cùng hợp tác đều phải nhận án tù.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét