Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

HIỆN THỰC KỲ ẢO 76

(ĐC sưu tầm trên NET)

Các nhà khoa học nổi tiếng nói gì về vai trò của tâm linh trong khoa học?

Mục từ ‘khoa học’ trong từ điển (Ảnh: Firebrand Photography/iStock) Ảnh một chiếc lá bên dưới kính hiển vi (Ảnh: MTR/iStock) Bức tượng Phật (Ảnh: Berenike/iStock)
Mục từ ‘khoa học’ trong từ điển (Ảnh: Firebrand Photography/iStock) Ảnh một chiếc lá bên dưới kính hiển vi (Ảnh: MTR/iStock) Bức tượng Phật (Ảnh: Berenike/iStock)
Một số người có thể coi khoa học và tâm linh là hai phạm trù không thể đồng thời tồn tại, nhưng một số nhà khoa học vĩ đại nhất thời hiện đại đã nhìn nhận chúng là hai thứ không thể tách rời.
einstein quotedAlbert Einstein (Anh-xtanh) trong một buổi thuyết giảng ở Viên, Áo vào năm 1921. (Ảnh: Ferdinand Schmutzer)
Albert Einstein:
“Cảm xúc đẹp nhất và sâu sắc nhất của con người chính là biết kinh ngạc trước sự huyền bí. Cảm xúc này là hạt mầm của tất cả các ngành khoa học chân chính. Những ai không còn có cảm xúc đó, không còn biết ngạc nhiên và trầm trồ nể phục thì cũng tựa như đã chết. Khi biết rằng điều nhìn không thấy sờ không được thực sự có tồn tại, và biểu lộ dưới một dạng thức trí tuệ cao nhất, với vẻ đẹp rạng rỡ nhất mà khả năng thấp kém của chúng ta chỉ có thể hiểu được dưới những dạng thức tối nguyên thủy – cái nhận thức này, cái cảm giác này, là nền tảng của sự mộ đạo chân chính”.
… Trải nghiệm tôn giáo vũ trụ là động lực mạnh mẽ nhất và cao quý nhất của lĩnh vực nghiên cứu khoa học”.
Prof--Jahn-and-Brenda-of-PEAR-LAB
Robert G. Jahn – Giáo sư ngành khoa học hàng không và nguyên hiệu trưởngTrường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng thuộc Đại học Princeton đã nói:
“Các nhà khoa học thật sự vĩ đại của thời kỳ này hay bất kỳ thời kỳ nào khác, rất ít trong số họ phủ nhận tầm quan trọng của các nhân tố huyền bí trong khả năng sáng tạo của chính họ. Liệu khoa học hiện đại có đủ năng lực kỹ thuật, nhận thức và trực giác để minh họa, thấu hiểu và bao hàm những nhân tố ẩn hiện đó một cách hệ thống và nghiêm túc trong mô hình phân tích hay không? – Đây mới là điều rối rắm và gây tranh cãi”.
Max_Planck_(1858-1947) quoted
Nhà vật lý người Đức Max Planck (khoảng năm 1930)
Max Planck, cha đẻ của vật lý lượng tử đã nói:
“Các nhà khoa học đã hiểu được rằng xuất phát điểm của nghiên cứu không hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của các giác quan, và khoa học không thể tồn tại nếu thiếu một phần nhỏ các yếu tố siêu thường. Ngành vật lý hiện đại đã làm chúng ta đặc biệt ấn tượng với chân lý của học thuyết truyền thống – rằng có các thực tại hiện hữu bên ngoài các giác quan của chúng ta; và trong một số vấn đề và mâu thuẫn nhất định, những thực tại này sẽ có thể hữu ích hơn đối với chúng ta so với ngay cả kho báu quý giá nhất của thế giới trải nghiệm [thông thường]”.
“Niềm tin vào điều kỳ diệu là một nhân tố rất quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại… Liệu có tồn tại ở đó một vài khoảng trống tuyệt vời cho niềm tin vào điều kỳ diệu, bất kể dạng thức bên ngoài của nó kỳ quái và phi lý đến đâu?”
“Là một người đã dành cả cuộc đời cho ngành khoa học nhạy bén nhất, cho việc nghiên cứu vật chất, dựa trên các kết quả nghiên cứu về nguyên tử tôi có thể nói rằng: Không có vật chất nào như vậy. Tất cả vât chất đều khởi nguồn và tồn tại nhờ có một lực khiến các phần tử của một hạt nguyên tử rung động, cũng như duy trì quỹ đạo các thành phần của ‘cái hệ mặt trời nhỏ bé nhất’ – nguyên tử này. Chúng ta phải giả định rằng đằng sau cái lực này có tồn tại một ý thức có linh tính và trí tuệ. Ý thức là ma trận của tất cả vật chất”.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Tác giả Tara MacIsaac, Epoch Times
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch.

10 đồng tiền kỳ lạ và thú vị nhất trên thế giới

Tờ tiền này được in sau chiến thanh thế giới thứ nhất nhằm đáp ứng phát hành đồng tiền khẩn cấp tại Đức và Áo, có hình một con lừa đang đi vệ sinh.
Tờ tiền này được in sau chiến thanh thế giới thứ nhất nhằm đáp ứng phát hành đồng tiền khẩn cấp tại Đức và Áo, có hình một con lừa đang đi vệ sinh.
Dưới đây là 10 loại tiền kỳ lạ và thú vị nhất trên thế giới:
1. Tờ tiền in hình con lừa đi vệ sinh
Tờ tiền này được in sau chiến thanh thế giới thứ nhất nhằm đáp ứng phát hành đồng tiền khẩn cấp tại Đức và Áo, có hình một con lừa đang đi vệ sinh.
2. Tờ tiền có hình người bị khoét mặt
Năm 1997 sau khi chế độ độc tài của Joseph Mobutu tại Congo đã bị lật đổ, chính phủ nước này đã bỏ khuôn mặt của ông Mobutu trên các tờ tiền cũ để tạm thời sử dụng trong quá trình in tờ tiền mới.

Tờ tiền bị khoét mặt
Tờ tiền bị khoét mặt
3. Tờ tiền có nhiều số 0 nhất: với 20 con số 0 do lạm phát
Từ năm 1989 – 1994, Nam Tư đã trải qua siêu lạm phát, chính quyền đã cho in tờ tiền có tận 20 con số 0. Dưới đây là tờ tiền có mệnh giá 500 tỷ tỷ đồng.

Tờ tiền có nhiều con số 0 nhất
Tờ tiền có nhiều con số 0 nhất
4. Tờ tiền có kích thước lớn nhất thế giới
Vào năm 1998, Chính phủ Phillippines đã phát hành tờ tiền giấy có kích thước bằng một tờ giấy khổ A4, đây là tờ tiền giấy có kích thước lớn nhất trong số tất cả các đồng tiền giấy hợp pháp được lưu hành cho đến nay trên toàn thế giới. Đồng tiền được phát hành để kỷ niệm 100 năm ngày Philippines thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

Tờ tiền giấy to nhất
Tờ tiền giấy to nhất
5. Đồng tiền xu có kích thước và khối lượng lớn nhất thế giới
Đó là các đồng xu được làm bằng đá Rai của người dân sinh sống trên đảo Yap thuộc Micronesia, Thái Bình Dương, chúng có đường kính từ 1,5m đến 6m và đồng xu nặng nhất cỡ gần 4 tấn. Giá trị đồng tiền của người dân đảo Yap được định giá dựa trên kích cỡ, cân nặng và cách vận chuyển chúng.

Đồng tiền nặng nhất
Đồng tiền nặng nhất
6. Đồng tiền làm bằng gỗ
Loại tiền làm bằng gỗ này được sản xuất tại Đức sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ I, được sử dụng cho công cuộc tái thiết nước Đức.

6.1
Tiền bằng gỗ
7. Đồng tiền làm từ 100kg vàng ròng
Dưới đây là đồng tiền xu trị giá 1 triệu USD của Canada nặng gần 100 kg với nguyên liệu chính là vàng ròng.

Đồng tiền làm bằng vàng rồng
Đồng tiền làm bằng vàng rồng
8. Đồng Tiền hình kim tự tháp
Đồng tiền hình kim tự tháp được sử dụng tại khu vực đảo Man (vùng tự trị thuộc Hoàng gia Anh, nằm trung tâm các đảo của Anh trong vùng biển Ireland). Một mặt in hình vua Tutankhamun (người trị vì vương triều thứ 18 của Ai Cập cổ đại) lấy từ lăng mộ ông và hình mặt trời được phủ bằng cát, mặt kia đồng xu in hình Nữ hoàng Elizabeth của Anh. Hiện nay đồng tiền này vừa có giá trị lưu hành, vừa dành cho các nhà sưu tập.

Đồng tiền hình tam giác
Đồng tiền hình tam giác
9. Đồng tiền hình trái tim
Đồng tiền được thiết kế lãng mạn này của nước Cộng hòa Palau (quốc đảo nằm phía tây Thái Bình Dương). Năm 2009, các đồng tiền của nước này in hình cặp thiên thần, đến năm 2012 được thiết kế hình trái tim thêm đôi cánh và slogan “My heart flies for you”.

Đồng tiền lãng mạn
Đồng tiền lãng mạn
10. Đồng tiền hình tam giác quỷ Bermuda
Đây là đồng tiền được sử dụng tại quần đảo Faroe, nằm ở Bắc Đại Tây Dương giữa Na Uy và Iceland, được sử dụng lần đầu vào năm 1970, trên đó in hình một con tàu đang trên biển Đại Tây Dương. Vào năm 1997, đồng tiền này in hình con tàu Sea Venture của Anh vào thế kỷ 17 đã đâm vào đá ngầm tại Bermuda. Tam giác Bermuda là nơi có hơn 200 tàu thuyền và máy bay bị mất tích không rõ lý do. Người ta cho rằng đây là lối vào các không gian khác bên cạnh không gian hiện hữu mà chúng ta đang sinh sống.

Đồng tiền tam giác quỷ
Đồng tiền tam giác quỷ
Nhật Hạ tổng hợp

Thật hay không chiếc “cầu thang ảo giác” đi hoài không có điểm kết thúc? (Video)

(Ảnh: Youtube)
(Ảnh: Youtube)
Bạn đã bao giờ nghe nói đến cầu thang ảo giác, nơi tất cả các bậc thang đều đưa bạn quay trở về vị trí xuất phát?
Đó chính là chiếc cầu thang nổi tiếng “Escherian Stairwell” nằm trong tòa nhà số 7 của Viện Công nghệ Rochester (RIT) ở New York. Điều đặc biệt của Escherian Stairwell là, cho dù đi lên hay xuống, bạn sẽ không bao giờ tìm được điểm kết thúc. Các tài liệu cho thấy kiến trúc độc đáo và có khả năng đánh lừa thị giác này là thiết kế của kiến trúc sư người Philippines, ông Rafael Nelson Aboganda, lấy cảm hứng từ bản vẽ của nghệ sỹ đồ họa M. C. Escher năm 1968. Kiến trúc sư Aboganda xây dựng chiếc cầu thang đặc biệt nói trên nhằm tạo một “trải nghiệm đáng nhớ và gợi cảm hứng” cho các thế hệ sinh viên tại RIT, tuy nhiên, công trình của ông sớm rơi vào quên lãng.
Năm 2013, một sinh viên của RIT đã đăng tải lên Youtube đoạn phim giúp người xem khám phá chiếc cầu thang bị lãng quên này. Đoạn video bắt đầu bằng câu hỏi về Escherian Stairwell dành cho các sinh viên tại RIT – nhưng không một ai biết đến sự tồn tại của nó. Tiếp đó, người dẫn chương trình gặp gỡ nữ sinh viên Rosy, và để Rosy tự mình trải nghiệm những bậc thang đầy ma thuật. Kết quả khiến cô sinh viên của RIT không dám tin vào mắt mình, còn những sinh viên khác trong trường cũng không khỏi ngạc nhiên thích thú trước sự thật ấy.
Bạn có thể tự hỏi: đâu là bí mật đằng sau chiếc cầu thang “phi logic” này? Đoạn phim đã đưa ra lời giải đáp thông qua một hình vẽ minh họa. Các bậc thang là một vòng lặp, nhưng chính sự tài tình và khéo léo trong cách thiết kế khiến người sử dụng lầm tưởng rằng họ đang tiến lên trên hoặc đi xuống dưới trong một chiếc cầu thang bình thường.

(Ảnh: Michael Lacanilao, Kickstarter)
(Ảnh: Michael Lacanilao, Kickstarter)

Chiếc cầu thang thách thức mọi quy tắc vật lý thông thường, hoàn toàn không thực tế và phi logic đến khó tin… nhưng lại thuyết phục chúng ta bằng những bằng những minh chứng thật hùng hồn.

Hàng ngàn người đã trầm trồ thán phục trước tài năng của kiến trúc sư Aboganda tại RIT, còn bạn thì sao?

Tuy nhiên, toàn bộ video nói trên đều là… dàn dựng. Đoạn phim được thực hiện bởi một sinh viên của RIT là Michael Lacanilao để hưởng ứng lễ hội sáng tạo thường niên “Imagine RIT” (Tưởng tượng RIT) của trường.
Mục đích của Lacanilao là tạo nên một câu chuyện “thần thoại” hay giả tưởng về viện công nghệ RIT. Lacanilao viết:
“Khía cạnh mạnh mẽ nhất của các câu chuyện thần thoại là khả năng tạo nên sự kinh ngạc và phấn khích. Chúng tôi đang sáng tạo một câu chuyện giả tưởng để thực hiện những điều này, trong khi vẫn thách thức khán giả phải suy nghĩ”.

Một "tài liệu giả" đăng tải trên website nhằm hỗ trợ cho bằng chứng về cầu thang Escherian Stairwell (Ảnh chụp màn hình Youtube)
Một “tài liệu giả” đăng tải trên website nhằm hỗ trợ cho bằng chứng về cầu thang Escherian Stairwell (Ảnh chụp màn hình Youtube)

Để thuyết phục người xem, Lacanilao phải tạo nhiều tài liệu giả trên các website theo nhiều chủ đề khác nhau và trong nhiều giai đoạn thời gian khác nhau. Thậm chí, Lacanilao còn xây dựng cả chương trình “Can You Imagine” thảo luận về  “ Stairwell” của RIT. Ngay cả đoạn phim trên Youtube cũng được đặt tên là “Ep3” (tập 3) để tạo cảm giác có cả sê-ri về chủ đề này – mặc dù thực tế chương trình ấy chỉ có duy nhất 1 clip. Nếu người xem vẫn còn hoài nghi và tự mình tìm hiểu thực hư, họ sẽ gặp các “tài liệu” đề cập đến chiếc cầu thang nổi tiếng và dễ dàng bị thuyết phục.

Chương trình "Can You Imagine" hoàn toàn là... giả (Ảnh chụp màn hình Youtube)
Chương trình “Can You Imagine” hoàn toàn là… giả (Ảnh chụp màn hình Youtube)

“4 năm đại học có thể nhanh chóng trôi qua khiến rất nhiều người trong chúng ta không có thời gian để tìm hiểu tất cả mọi điều mà RIT có”, Lacanilao nói. “Khi dành thời gian khám phá bên ngoài các thói quen hàng ngày của mình, chúng ta sẽ thấy rằng đó thực sự là nơi mà não trái xung đột với não phải. Tôi tự hào là một phần của điều đó”.

Chương trình “Can You Imagine” trên Youtube:
Nhờ kỹ xảo cắt ghép, kỹ thuật điều chỉnh ánh sáng, và lợi dụng góc quay của camera, cùng với một số hiệu ứng kỹ thuật số khác, đoạn phim dễ dàng cuốn hút người xem vào “bằng chứng xác đáng” mà Lacanilao muốn thể hiện.
Michael Lacanilao kể về quá trình xây dựng các “bằng chứng” cho sự tồn tại của Escherian Stairwell:
Sự thật về cầu thang giả tưởng Escherian đã được tiết lộ, nhưng cho đến nay, nó vẫn truyền cảm hứng cho nhiều người dùng internet. Hãy chia sẻ đoạn phim của Lacanilao cho bạn bè và cùng đoán xem phản ứng của họ khi được chứng kiến chiếc cầu thang có một không hai này!
Hồng Liên tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét