Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 45 ( tai nạn máy bay 447)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
tai nạn máy bay 447

Vụ tai nạn bí ẩn của máy bay AF 447

Lịch sử được hình thành bởi những sự kiện xảy ra trong quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Những sự kiện dù lớn, dù bé; diễn ra cách đây hàng nghìn năm hay mới ngày hôm qua; liên quan đến vận mệnh của cả một quốc gia, dân tộc hay chỉ xảy đến với một cá nhân, thì vẫn luôn là vấn đề được dư luận quan tâm và nhắc đến. Với ý nghĩa đó, kể từ tháng 6/2014, Báo Tin Tức kết hợp với Trung tâm Thông tin Tư liệu (TTXVN) xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả chuyên mục “Dấu ấn sự kiện”, nêu lại một sự kiện trong nước hoặc quốc tế nổi bật xảy ra vào đúng ngày này năm trước.


Vụ tai nạn bí ẩn của máy bay AF 447

Trong lịch sử ngành hàng không dân dụng đến nay có một số vụ tai nạn xảy ra một cách bí ẩn, không thể hoặc phải mất thời gian dài mới tìm ra được nguyên nhân. Một trong số đó là vụ chuyến bay mang số hiệu AF 447 của hãng hàng không Air France, mất tích ngày 1/6/2009.


* Mất tích giữa Đại Tây Dương

Đêm 31/5/2009, chiếc máy bay Airbus 330-200 mang số hiệu AF 447 cất cánh từ thành phố Rio de Janeiro, Brazil, mang theo 228 hành khách với phần lớn là người có quốc tịch Brazil và Pháp. Nó dự kiến sẽ hạ cánh xuống sân bay Charles de Gaulle ở Paris, Pháp, vào lúc 9h10 (giờ GMT) ngày hôm sau.


Một mảnh vỡ của chiếc máy bay AF 447 được trục vớt.

2h sáng ngày 1/6, cơ trưởng chuyến bay AF 447 đi tiến hành kiểm tra thông thường, trong khi hai phi công phụ điều khiển máy bay trong buồng lái. Ngay sau đó, các phi công này nhận ra họ đang phải đối mặt với một tình huống khẩn cấp: cơ chế lái tự động bị vô hiệu.

Máy bay bị lộn vòng về bên phải. Các phi công đã cố gắng nâng độ cao của máy bay, nhưng tốc độ vẫn giảm. Trong khoảng thời gian chưa đầy một phút sau đó, các tốc độ hiển thị trên màn hình chính bên trái buồng lái liên tục thay đổi. Máy bay vẫn giảm hơn 3 km độ cao mỗi phút, tiếp tục lao xuống, cảnh báo lại vang lên. Trong 2 phút 48 giây kể từ khi cơ trưởng trở lại buồng lái, tất cả phi hành đoàn tuân theo các chỉ dẫn từ kiểm soát không lưu. Tuy nhiên, họ không thể cứu vãn được tình hình.

2h14, tức là bốn giờ sau khi cất cánh, hộp đen máy bay ngừng hoạt động. Sau tổng cộng gần 4 phút vật lộn, chiếc A330-200 lao thẳng từ trên bầu trời Đại Tây Dương xuống biển, vỡ tan khi chạm mặt nước. Thiết bị phát tín hiệu định vị trong trường hợp khẩn cấp không hoạt động. Không ai biết chắc chuyện gì đã xảy ra và vị trí chiếc máy bay ở đâu. Đó là những phút cuối của chiếc phi cơ xấu số, theo báo cáo của ủy ban điều tra thuộc Cục Điều tra và Phân tích Pháp (BAE) đưa ra gần 4 năm sau tai nạn.

Một chiến dịch lớn tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích diễn ra ngay lập tức với sự tham gia của hàng loạt máy bay và tàu quân sự của các nước Pháp, Brazil, Tây Ban Nha, Senegal và Mỹ. Tuy nhiên, phải mãi đến tháng 5 năm 2011, sau chiến dịch tìm kiếm kéo dài gần hai năm với nhiều phương tiện ngầm và trên mặt nước, hai hộp đen của máy bay mới được tìm thấy và đưa lên từ độ sâu gần 4.000 m dưới đáy biển. Thi thể của hơn 100 người đã được trục vớt nhưng những người còn lại chưa được tìm thấy.

Tháng 7-2012, cơ quan điều tra tai nạn của Pháp mới công bố báo cáo chính thức cho biết hệ thống kiểm soát tốc độ, cao độ và hướng của máy bay bị trục trặc khi bay ngang vùng mây dày đặc và có bão làm máy bay mất phương hướng, còn phi công không làm chủ tình hình đã ngắt hệ thống tự lái và xảy ra thảm kịch.

Khi đó, Hãng tin ABC News nhận xét: trong vòng 60 năm trở lại đây thì vụ máy bay AF 447 của Air France là một trong 6 vụ mất tích máy bay bí ẩn làm "đau đầu" các chuyên gia.

Đây là thảm kịch hàng không dân dụng tồi tệ nhất thế giới kể từ sau khi một chiếc máy bay của hãng American Airlines đâm xuống vùng ngoại ô thành phố New York làm chết 265 người vào ngày 12/11/2001 và cũng là tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử 75 năm của hãng hàng không Air France.


* Những vụ mất tích và tai nạn máy bay bí ẩn

Vụ máy bay Star Dust của Hãng BSAA mất tích ngày 2-8-1947 cũng được coi là vụ bí ẩn, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Chiếc máy bay này chở 11 người từ Buenos Aires (Argentina) tới Santiago (Chile) đã biến mất khi bay qua dãy núi Andes. Đài kiểm soát không lưu nhận được một tín hiệu bằng mã Morse đầy kỳ lạ từ máy bay: “STENDEC”. Không ai hiểu thông điệp này nghĩa là gì. Trong suốt 50 năm, nhiều giả thuyết đã được đặt ra như máy bay bị đặt bom, bị phá hoại, thậm chí bị người ngoài hành tinh bắt cóc.

Mãi đến cuối thập niên 1990, một số vận động viên leo núi mới phát hiện các mảnh vỡ của chiếc máy bay Star Dust chìm trong băng tuyết. Các chuyên gia đặt giả thuyết phi công không xác định được độ cao, cho hạ cánh khi vẫn đang bay trên đỉnh núi bị mây phủ kín rồi đâm vào núi. Nhưng thông điệp "STENDEC” vẫn là một bí ẩn chưa ai giải thích được.

Gần đây nhất, hồi đầu tháng 3-2014, máy bay mang ký hiệu MH 370 của hãng hàng không Malaysia trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh thì bị mất liên lạc hoàn toàn. Chiếc máy bay biến mất ở thời điểm an toàn nhất của một chuyến bay, trong điều kiện thời tiết quang đãng. Không một tín hiệu cấp cứu nào được gửi đi. Hãng Reuters dẫn lời chuyên gia Paul Hayes thuộc Hãng tư vấn hàng không Flightglobal Ascend khẳng định, máy bay hầu như không bao giờ rơi ở thời điểm và điều kiện như thế. “Đó là một sự kiện cực kỳ hi hữu” - ông Hayes đánh giá. Trên máy bay có 227 hành khách từ nhiều quốc gia khác nhau và 12 người trong phi hành đoàn. Các chuyên gia dự kiến, vụ tìm kiếm có thể kéo dài.

Trên thực tế mọi vấn đề huyền bí đều được giải mã sau khi tìm thấy hộp đen máy bay. Vì nó ghi lại dữ liệu và các cuộc nói chuyện của phi cơ trong buồng lái, tuy nhiên một số vụ đến nay vẫn chưa đưa ra được kết luận chính thức.


Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN

Phút cuối kinh hoàng trên máy bay Air France gặp nạn

Hai trong số ba viên phi công của Air France đang ngủ, khi chiếc máy bay gặp nguy hiểm trong vùng thời tiết xấu.
TIN LIÊN QUAN

Các thông tin khủng khiếp về những phút cuối của chuyến bay 447 đã được tiết lộ, khi người ta tiến hành một cuộc điều tra mới về thảm họa liên quan tới chiếc Airbus 330.
máy bay, Air France, 447, gặp nạn

Chuyến bay 447 của Air France gặp nạn trên đường từ Rio de Janeiro tới Paris vào ngày 1/6/2009. Toàn bộ 228 hành khách, tổ tiếp viên và phi công đều thiệt mạng.
Được đăng tải trên tạp chí Vanity Fair số tháng 10, báo cáo đã đưa ra những câu hỏi đáng sợ về sự an toàn trên các chuyến bay chở khách dân sự và "văn hóa" của các viên phi công Air France.
Trích đoạn ghi âm cuộc nói chuyện giữa các phi công David Robert, 37 tuổi, Pierre-Cedric Bonin, 32 tuổi và Marc Dubois, 58 tuổi, cho thấy hai trong số họ đang ngủ khi máy bay gặp nguy hiểm trong vùng bão.
Nhắc tới vai trò của viên phi công Bonin, người mới có vài trăm giờ bay, báo cáo viết: "Mặc kệ thời tiết còn xấu và viên phi công đang điều khiển máy bay còn non tay, (cơ trưởng) Dubois vẫn quyết định đi ngủ".
Người đứng đầu cuộc điều tra, ông Alain Boullard, cho biết: "Nếu cơ trưởng tiếp tục lái máy bay qua dải hội tụ liên nhiệt đới, thì cùng lắm ông ấy cũng chỉ phải thức thêm không quá 15 phút. Và với kinh nghiệm của ông ấy, sự việc có thể đã có cái kết khác".
"Nhưng, tôi không tin ông ta rời vị trí vì quá mệt mỏi, mà có lẽ đó là một hành vi thông thường, một phần của văn hóa phi công Air France".
"Cho dù việc ông ấy rời vị trí không hề trái luật, song điều đó vẫn đáng ngạc nhiên. Nếu bạn là người chịu trách nhiệm về hậu quả, bạn sẽ không bỏ đi ngủ khi đang đối mặt với một tình huống quan trọng như thế", Alain Boullard cho biết thêm.
"Tối qua, tôi ngủ không đủ giấc. Chỉ có mỗi một tiếng, không thể nào đủ được", Dubois nói trước khi rời vị trí để đi ngủ.
Trong khi đó, tại khoang nghỉ ở phía sau buồng lái, viên phi công Robert cũng đang "ngon giấc", báo cáo cho hay.
Như vậy, theo báo cáo, "vào đêm 31/5/2009, rõ ràng là các viên phi công trên chuyến bay 447 đã không phục vụ các hành khách hết trách nhiệm".
Chưa hết, khi máy bay bị mất áp lực và bộ cảm biến tốc độ không khí bị hỏng, các viên phi công lại nâng mũi máy bay lên, thay vì phải hạ thấp xuống, để đối phó với tình trạng mất áp lực.
Sau khi bộ cảm biến không khí bị hỏng, Dubois đã quay lại buồng lái, song vào thời điểm đó, mọi người đã hoảng loạn.
Robert nói: "Chúng ta sắp đâm. Sao lại có thể như thế được. Điều gì đang xảy ra vậy?".
Tiếp đó có tiếng của Robert hoặc Bonin: "Chúng ta sẽ chết trước khi hành trình kết thúc". Không lâu sau, chiếc máy bay đã đâm xuống Đại Tây Dương.
Mất hai năm, thi thể các nạn nhân mới được vớt lên từ đáy biển sâu, cùng với những thông tin cần thiết như thiết bị ghi âm giọng nói trên chuyến bay.
Hoài Linh

Cơ trưởng ngủ gật trước khi phi cơ Air France lao xuống biển


Hai trong 3 phi công chiếc Airbus A330 của Air France đang ngủ khi phi cơ chở 228 hành khách và thành viên phi hành đoàn gặp sự cố trước khi lao xuống Đại Tây Dương năm 2009.
Co truong ngu gat truoc khi phi co Air France lao xuong bien hinh anh 1
Mảnh vỡ máy bay Pháp nổi trên Đại Tây Dương. Ảnh: AFP
Tạp chí Vanity Fair dẫn nguồn tin từ các điều tra viên vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Air France, Pháp tiết lộ những tình tiết ngoài sức tưởng tượng về vụ tai nạn làm 228 người thiệt mạng ngày 31/5/2009. Nó làm dấy lên hàng loạt câu hỏi về an toàn hàng không dân dụng và “văn hóa” của phi công Air France.
Theo dữ liệu mà Vanity Fair công bố, hai trong 3 phi công điều khiển chuyến bay số hiệu 447 đang ngủ trước khi một người hét lên “***, chúng ta đang chết” không lâu trước khi máy bay lao xuống biển. Nó được trích từ đoạn hội thoại mà hộp đen ghi âm buồng lái của chiếc Airbus 330 lưu lại trong hành trình định mệnh từ Rio de Janeiro Brazil tới Paris, Pháp.
Alain Bouillard, người đứng đầu cuộc điều tra vụ tại nạn máy bay Air France, cho biết: “Nếu cơ trưởng Marc Dubois của chiếc Airbus A330 tỉnh táo khi nó bay qua cơn bão trên Đại Tây Dương, kinh nghiệm của ông có thể ngăn thảm họa xảy ra. Tuy nhiên, tôi tin rằng sự mệt mỏi không phải nguyên nhân chính khiến Marc Dubois ngủ. Nó dường như là hành vi thông thường, một phần trong văn hóa của phi công Air France”.
Cũng theo ông Bouillard, phi công có quyền chợp mắt trong những hành trình dài nhưng thông thường, một người có trách nhiệm sẽ không đi ngủ trong trường hợp máy bay chuẩn bị đi vào vùng nhiễu động. Người ta cũng xác đinh phi công Marc Dubois đã ở cùng bạn gái một đêm tại Rio de Janeiro, người cũng có mặt trên chuyến bay.
Một phút 38 giây sau khi phi công phát hiện sự cố, cơ trưởng Dubois xuất hiện trong khoang lái. Phi công David Robert 37 tuổi thốt lên: “***, chúng ta sắp lao xuống. Nó không thể là sự thật. Chuyện gì đang xảy ra vậy?”. Sau đó, một trong hai phi công là David Robert hoặc Pierre-Cedric Bonin, 32 tuổi hét lên: “***, chúng ta chết rồi”. Nó cho thấy nỗ lực giành quyền kiểm soát máy bay của phi không phát huy hiệu quả.
Nhiều ngày sau khi chuyến bay 447 mất tích, người ta tìm thấy thi thể hành khách đầu tiên. Hai năm sau, lực lượng cứu hộ mới tìm thấy toàn bộ thi thể của 216 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn cùng hộp đen máy bay. Hiện tại, cả Air France và Airbus đều đối mặt với tội ngộ sát do tòa án ở Paris thụ lý.

Những sự cố hàng không thảm khốc nhất lịch sử

Vụ khủng bố 11/9 làm rung chuyển thế giới; hai chiếc Boeing 747 đâm nhau ở Tây Ban Nha… là những thảm họa hàng không tồi tệ nhất lịch sử nhân loại.
Hồng Duy

Sau vụ tai nạn máy bay AF447: Đừng ỷ lại hệ thống lái tự động

16/07/2012 - 09:07 (GMT+7)

4 phút cuối cùng, bộ phận cảm biến tốc độ chiếc Airbus A330 xấu số bị hỏng khi đi vào vùng bão nhiệt đới quá mạnh.

Nguyên nhân vụ tai nạn máy bay được cho là thảm khốc nhất trong lịch sử hàng không Pháp mới được xác định. Đó là do phi công không tuân thủ những quy định an toàn bay, đồng thời hành động sai do lỗi hệ thống bay tự động.
Báo cáo cuối cùng về vụ máy bay AF447 đâm xuống Đại Tây Dương cách đây 3 năm mới được Cơ quan điều tra tai nạn hàng không Pháp (BEA) công bố. 4 phút cuối cùng, bộ phận cảm biến tốc độ chiếc Airbus A330 xấu số bị hỏng khi đi vào vùng bão nhiệt đới quá mạnh.
Sai lầm vì tin thiết bị hiện đại
Bộ phận cảm biến tốc độ rất quan trọng trong các mẫu máy bay hiện đại không phải nhưng không phải là tin cậy tuyệt đối dù nó được thiết kế rất công phu. Khi hỏng cảm biến tốc độ hỏng, toàn bộ hệ thống an toàn sẽ ảnh hưởng theo. Đặc biệt khi gặp điều kiện không thuận lợi, máy tính thiếu các dữ liệu quan trọng để phân tích, chúng sẽ tự động chuyển sang chế độ cấp cứu khẩn cấp. Đó chính là tình trạng đã xảy ra trên chuyến bay AF 447. Một loạt các tín hiệu cảnh báo phát ra nhưng hệ thống lái tự động đã tắt chúng đi.
Mảnh vỡ của chiếc máy bay xấu số được vớt lên từ Đại Tây Dương
Mảnh vỡ của chiếc máy bay xấu số được vớt lên từ Đại Tây Dương
Marc Dubois, 58 tuổi, cơ trưởng đầy kinh nghiệm trên chuyến bay định mệnh đã không ở bàn điều khiển khi xảy ra vụ việc. Ông đi ngủ và giao trách nhiệm cho những người còn ít kinh nghiệm trong đó có cơ phó Pierre Cedric Bonin. Bonin mới bay 800 giờ trên máy bay Airbus nên lúng túng khi đối phó trong tình huống này. Các điều tra viên phát hiện ra lý do Bonin hành động tăng độ cao trong khi đúng ra phải là hạ thấp vì bộ phận cảm biến tốc độ hỏng, hệ thống thông báo sai lệch hoàn toàn. Theo một phi công đã từng lái máy bay A330 của hãng hàng không Đức: “Đó là bản năng. Đặc biệt khi Bonin nghĩ rằng có thể sấm sét ở phía dưới còn mạnh hơn phía trên”.
Trong tình huống đầy căng thẳng đó, Bonin và 2 phi công trên chuyến bay đã quên mất một điều cực kì căn bản, đó là: kiểm tra độ dốc và sức đẩy của động cơ. Nếu cả 2 yếu tố đó bình thường thì nghĩa là máy bay không bị nguy hiểm. Phải mất 10 giây sau, hai phi công mới phát hiện ra sai lầm nhưng khoảng thời gian ngắn ngủi đó đủ để chiếc máy bay chổng ngược, mất tốc độ, động cơ ngừng hoạt động và rơi khỏi bầu trời như một tảng đá.
Cần tuân thủ nguyên tắc an toàn bay
Rất nhiều phi công đã được BEA đặt câu hỏi về cách xử lý của Bonin. Họ cho biết, đã nhiều lần "phớt lờ" cảnh báo của hệ thống lái tự động (Flight Director) vì đã "dính" nhiều cảnh báo không chính xác. Theo họ, cơ phó Bunin cố gắng tăng độ cao máy bay rất có thể vì hệ thống yêu cầu anh ta làm thế.
Ngay sau tai nạn, Airbus đã đưa ra một loạt các quy định yêu cầu mọi phi công phải ghi nhớ, trong đó chỉ rõ phải tắt ngay Flight Director khi cảm biến tốc độ hỏng. Airbus cũng gửi một bản hướng dẫn kỹ thuật cho tất cả các hãng hàng không để cảnh báo họ không bao giờ được phép tuân thủ theo hướng dẫn của Flight Director trong những trường hợp tương tự.
Một kinh nghiệm được rút ra sau sự thật cay đắng là, nếu như những phi công đó "ngồi chơi" khi cảm biến tốc độ bị hỏng, máy bay sẽ an toàn. Thay vì phải làm những động tác theo nguyên tắc an toàn bay cơ bản, điều sơ đẳng nhất khi bước vào nghề bay thì họ lại quá tin vào hệ thống bay tự động
Chuyến bay AF447 của Air France xuất phát từ sân bay quốc tế Rio de Janeiro, Brasil đến Sân bay Paris-Charles de Gaulle, Pháp mất tích ở Đại Tây Dương ngày 1/6/2009. 228 người trong máy bay trong đó có 3 phi công, 9 tiếp viên hàng không thiệt mạng phần lớn là quốc tịch Brasil và Pháp.
Minh Khôi (Theo Spiegel)

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua

PV, Theo Trí Thức Trẻ 23:56 08/03/2014

Những hình ảnh trong vụ máy bay Airbus A-330 của Hãng hàng không Pháp rơi làm 228 người thiệt mạng vào năm 2009 mãi khiến người dân trên thế giới đau xót, bàng hoàng.

Clip ghi lại quá trình cứu hộ vụ tai nạn máy bay thảm khốc năm 2009.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 1
Ngày 1/6/2009, chiếc máy bay Airbus A-330 của Hãng hàng không Pháp chở 228 người đến từ 32 quốc gia khác nhau, trong đó có 12 thành viên đội bay, đã bị mất tích khi đang trên đường bay từ sân bay Rio de Janeiro (Brazil) tới sân bay Charles de Gaulle (Pháp). Đây được đánh giá là vụ tai nạn kinh hoàng nhất trong hơn 1 thập kỷ qua.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 2
Một tiếng sau khi máy bay gặp nạn, cơ quan kiểm soát không lưu không thể liên lạc với phi công, cơ quan hàng không mới xác định được vụ tai nạn kinh hoàng.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 3
Các nhà chức năng xác định chiếc máy bay A330 trong chuyến bay số 447 đã bị rơi xuống vùng biển Đại Tây Dương gần Brazil.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 4
Vụ tai nạn khiến mọi người trên toàn thế giới vô cùng bàng hoàng bởi chiếc phi cơ "tự lái" này là một trong những máy bay an toàn nhất lịch sử hàng không, dường như không có lí do gì khiến nó có thể biến mất.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 5
Vụ tai nạn khiến nhiều mảnh vỡ vương vãi khắp mặt biển. Lực lượng hải quân Brazil đang thu gom những mảnh vỡ của xác máy bay số 447 tại khu biển máy bay gặp nạn.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 6
Các nhà điều tra đang tiến hành kiểm tra các mảnh vỡ của chiếc máy bay gặp nạn.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 7
Những mảnh vỡ của chiếc Airbus A330 xấu số trên tàu của hải quân Brazil vào ngày 19/6. Khoảng 650 mảnh vỡ của chiếc Airbus A330 - từ những áo phao cứu sinh, ghế cho tới mảnh đuôi - đã được tìm thấy và xem xét.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 8
Những thi thể đầu tiên được trực thăng chiến đấu Brazil chuyển về sân bay trên đảo Fernando de Noronha ngày 9/6.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 9
Đại tá Xavier Mulot, một trong những người phụ trách điều tra nguyên nhân vụ tai nạn, cho biết, lực lượng tìm kiếm vớt được 51 thi thể hành khách. Các chuyên gia đã phẫu thuật 43 tử thi, trong đó có cơ trưởng và 3 thành viên phi hành đoàn.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 10
Động cơ của chiếc máy bay A330-203 số 447 được tìm thấy và công bố vào ngày 4/4/2011, 2 năm sau khi vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 11
Một mảnh vỡ của chiếc máy bay gặp nạn được tìm thấy và trưng bày vào năm 2011.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 12
Một trong 2 chiếc hộp đen của máy bay gặp nạn được tìm thấy sau vụ tai nạn.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 13
Michael và Anne Harris (người Mỹ) là 2 trong số 228 nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay này.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 14
Chân dung 2 phi cơ trong chuyến bay.

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 15

Nhìn lại hình ảnh trong vụ máy bay rơi thảm khốc nhất thập kỷ qua 16
Những giọt nước mắt đau xót trước vụ tai nạn kinh hoàng.

Máy bay Air France rơi vì hiện tượng “góc quan tài”?

(TT&VH) - Trong khi tin tức về những thi thể đầu tiên của chuyến bay 447 thuộc Hãng hàng không Air France được tìm thấy, cơ quan điều tra cũng bắt đầu lần ra những manh mối về nguyên nhân gây tai nạn. Theo đó, sự kết hợp giữa tình trạng thời tiết xấu và lý do kỹ thuật dường như đã khiến “con chim sắt” A330 rơi thẳng xuống biển.
Hiện tượng “góc quan tài”

Các nhà điều tra cho biết trong mớ bòng bong những bí ẩn quanh vụ tai nạn, có những sự kiện vẫn hiển hiện rất rõ ràng. Đó là vào lúc 3 giờ sáng ngày 1/6, chiếc Airbus A330 4 năm tuổi báo rằng nó đã đi vào một khu vực đang có bão với tình trạng nhiễu loạn không khí mạnh. 10 phút sau, theo tin báo từ máy bay, hệ thống bay tự động đã bị ngắt. Ở độ cao hơn 10.000m, với gió bão thổi mạnh và chiếc máy bay bị xô đẩy từ tứ phía, các phi công sẽ nhanh chóng nhận ra rằng họ đang phải điều khiển bằng tay một con chim sắt nặng 230 tấn với đủ thứ hệ thống máy tính phức tạp. Đó là công việc khó khăn và nguy hiểm hơn người ta tưởng.

Liệu chiếc Airbus A330 có phải là nạn nhân của hiện tượng “góc quan tài”?
Với một chiếc máy bay to, chở nặng, đầy nhiên liệu và bay cao như Airbus A330, tốc độ là yếu tố mang tính sống còn. Càng bay lên cao, không khí càng loãng trong khi diện tích cánh không đổi, khiến máy bay phải bay nhanh hơn để cánh có đủ lực nâng. Bay quá chậm, máy bay sẽ rơi. Tuy nhiên nếu bay nhanh, lượng không khí trôi qua cánh sẽ đạt tốc độ gần hoặc cao hơn tốc độ âm thanh (trong khi máy bay vẫn bay ở tốc độ dưới âm thanh). Ở tốc độ này, các sóng chấn động hình thành từ va chạm giữa luồng không khí với bề mặt cánh sẽ có xu hướng đẩy mũi máy xuống đất. Bay quá nhanh, máy bay sẽ cắm thẳng đầu xuống biển.

Tại độ cao lớn, khoảng cách giữa hai thời điểm tốc độ quan trọng này càng thu hẹp dần. Người ta gọi đó là hiện tượng “góc quan tài” và đây là một trong những nguy cơ chết người mà tổ lái chiếc Air France 447 phải đối mặt trong buổi sáng định mệnh ngày 1/6.
Lỗi do máy tính

Bất chấp việc chưa tìm thấy những chiếc hộp đen của chuyến bay số 447, các nhà điều tra vẫn có trong tay 24 tin nhắn cuối cùng của máy bay khi nó đang rơi xuống Đại Tây Dương. Một phân tích các tin nhắn do Cục Tai nạn và Phân tích (BAE) thuộc chính phủ Pháp đã cho thấy có những hư hỏng liên quan tới hệ thống đo đếm tốc độ của chiếc Airbus và hệ thống này đã gửi nhiều thông số tốc độ gây mâu thuẫn cho các phi công. Với dữ liệu cuối cùng của chiếc Airbus cho thấy tốc độ rơi thẳng đứng đang tăng nhanh, thì khả năng chiếc máy bay trở thành nạn nhân của hiện tượng “góc quan tài” là không thể bỏ qua. Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh chiếc Airbus bay đêm và dữ liệu thu được không chuẩn xác, các phi công sẽ không có một cơ hội nào.

Giới phi công lâu nay vẫn than phiền về thiết kế của Airbus do họ cho phép máy tính quá nhiều quyền điều khiển máy bay. Hai sự cố của máy bay Airbus gần đây cũng đều liên quan tới những hư hỏng trong hệ thống máy tính. Vụ thứ nhất xảy ra vào ngày 7/10/2008, khi chiếc Airbus 330 của hãng Quanta nhận được thông tin sai về góc của máy bay, dẫn tới việc hệ thống máy tính ra lệnh cho chiếc máy bay chúc đầu xuống đất hai lần. Phi công đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp và mặc dù 40 hành khách bị thương, may mắn là không có ai thiệt mạng. Các cuộc điều tra sau đó phát hiện lỗi từ thiết bị có tên ADIRU, chịu trách nhiệm đo tốc độ và cao độ trong máy bay.
Tháng 11/2008, tới lượt chiếc máy bay Airbus khác gặp nạn trên Địa Trung Hải. Lần này chiếc Airbus 320 thuộc hãng Air New Zealand đã đâm thẳng xuống biển, khiến toàn bộ 7 người trên máy bay thiệt mạng. Khi phân tích hộp đen của chiếc máy bay, người ta thấy nó đột ngột rơi xuống biển. Các nhà điều tra chưa công bố nguyên nhân gây tai nạn, nhưng cho biết rằng chiếc máy bay đã giảm tốc độ xuống thấp một cách khó hiểu. Với hai chiếc Airbus bị rơi và một chiếc suýt gặp nạn trong vòng có 2 năm, những thắc mắc lớn rõ ràng đang nằm ở hệ thống điều khiển được máy tính hóa cao độ của Airbus.
Tất nhiên, không thể bỏ qua một số nghi vấn khác. Hiện vẫn còn một số bí ẩn như tại sao chiếc máy bay đã không lượn vòng để tránh cơn bão trong khi các radar kiểm tra thời tiết hiện đại hoạt động rất tốt. Ngoài ra cũng không loại trừ nguyên nhân lỗi con người. Một nghiên cứu nội bộ của hãng Air France đã cho thấy “độ tin cậy lớn của những chiếc máy bay dẫn tới hậu quả là giảm khả năng đánh giá nguy cơ của phi công”. Ở tuổi 58 và có trong tay 11.000 giờ bay, có thể thấy cơ trưởng Marc Dubois của chuyến bay 447 không phải là kẻ tay mơ. Tuy nhiên biết đâu Dubois đã quá tin tưởng vào chiếc máy bay và các thiết bị hiện đại, cho tới khi chúng quay trở lại phản bội ông.

Tường Linh

Chuyến bay 447 của Air France gặp nạn trên Đại Tây Dương ngày 1-6-2009

Chuyến bay mang số hiệu 447 của Air France (Pháp) tới nay vẫn được xác định là một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành hàng không thế giới. Chuyến bay 447 là một chuyến bay vận chuyển hành khách quốc tế bằng máy bay Airbus A330 -200, xuất phát từ Sân bay quốc tế Rio de Janeiro-Galeão ở thành phố Rio de Janeiro (Brasil) đến Sân bay Paris-Charles de Gaulle tại Paris (Pháp). Chiếc máy bay đã mất tích trên biển Đại Tây Dương vào ngày 1-6-2009 với 216 hành khách và 12 nhân viên phi hành đoàn. 

Tới nay, người ta đã khẳng định máy bay này đã bị rơi trên Đại Tây Dương vào ngày 1-6-2009. Tuy nhiên, thi thể của tất cả những người trên máy bay đều gần như không được tìm thấy và hãng Air France thừa nhận rằng tất cả đều đã bị thiệt mạng.

NỘI DUNG VỤ VIỆC 

Chiếc máy bay cất cánh vào sáng sớm và theo dự kiến nó sẽ hạ cánh xuống sân bay Charles de Gaulle vào lúc 11h15 phút sáng 1-6 (theo giờ Pháp).

Song nó đã mất liên lạc với trung tâm không lưu chỉ một thời gian ngắn sau khi rời khỏi Sân bay Rio de Janeiro (Brazil). Cụ thể máy bay này đã "biến mất" khỏi màn hình radar khi đi qua vùng biển Đại Tây Dương, ngoài khơi Brazil.

Ngay sau khi phát hiện máy bay không xuất hiện trên radar của Senagal và cũng không liên lạc với kiểm soát không lưu trên cả hai lục địa châu Mỹ và châu Phi, người ta đã khởi động một cuộc tìm kiếm rất quy mô trên tầm cỡ nhiều quốc gia. Người ta tin rằng máy bay đã rơi ngay sau khi gửi các thông điệp ACARS.

Sáng ngày 2 tháng 6 năm 2009, các máy bay Không lực Brasil đã phát hiện các mảnh vỡ ở đại dương. Tuy nhiên, Không quân Brasil khẳng định đó không phải là xác chiếc máy bay bị nạn, vết dầu loang ở khu vực cũng không phải là vết dầu chảy ra từ chiếc máy bay bị rơi.

Pháp đã phái tàu tìm kiếm Pourquoi Pas, có trang bị hai tàu ngầm mini có thể lặn tới độ sâu 6.000 m, để tiến hành tìm kiếm dưới đáy biển, tại khu vực máy bay bị rơi, có thể sâu tới 4.700 m.

Tai nạn này là vụ tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử hãng hàng không Air France, vượt qua vụ tai nạn chuyến bay thuê bao của Air France từ sân bay Orly tới Atlanta ngày 3 tháng 6 năm 1962.



Sơ đồ hành trình và địa điểm rơi (chấm đỏ) của chuyến bay 447 của Air France ngày 1-6-2009

Tín hiệu cuối cùng của máy bay mất tích

Trước khi biến mất một cách đột ngột và bí ẩn, chiếc phi cơ số hiệu AF 447 của Air France gửi đi một loạt thông điệp cho thấy các hệ thống điều khiển bị hỏng. Dưới đây là những tín hiệu cuối cùng máy bay phát đi trước khi biến mất.

11h đêm 31/5 - Phi công phát tín hiệu cho biết chiếc Airbus A330 đang bay qua các Cb (vùng mây dày đặc chuyển động thẳng đứng, gây bất ổn định không khí) và bão.

11h10 - Một loạt tín hiệu tự động báo lỗi: Hệ thống lái tự động không làm việc, hệ thống kiểm soát bị hỏng, hệ thống lái bị hư hại.

11h13 - Tín hiệu tự động thông báo thêm nhiều vấn đề: Hệ thống kiểm soát tốc độ, cao độ và hướng bị trục trặc. Máy tính kiểm soát lái và cánh bị hỏng.

11h14 - Tin hiệu cuối cùng cho thấy cabin bị giảm áp, toàn bộ hệ thống điều khiển máy bay hư hỏng - những dấu hiệu chỉ ra rằng máy bay đã lao xuống đại dương.

Các thông điệp điện tử mà chiếc phi cơ mất tích trên Đại Tây Dương phát đi cho thấy, nhóm phi công trên chiếc Airbus A330 đã cố gắng cứu nó trong 15 phút cuối cùng.

Thông tin sau vụ tai nạn

Cuối ngày 6/6/2009 (giờ Hà Nội) người ta đã phát hiện thi thể hành khách của phi cơ Air France: Lực lượng tìm kiếm Brasil vớt được hai thi thể và một vali chứa vé của chuyến bay 447 trên Đại Tây Dương, gần nơi chiếc Airbus A330 được cho là gặp nạn.

Sang ngày 7/6/2009 không quân Brazil đã tìm thêm được 3 thi thể trong chuyến bay này.

Thế nhưng, mãi đến ngày 3 tháng 4, 2011, nhiều mảnh vỡ lớn từ chuyến bay 447 của Air France mới được tìm thấy.

Chi tiết hành khách và phi hành đoàn:  Có 228 người trong máy bay với 3 phi công, 9 tiếp viên hàng không. Có 1 em bé dưới 7 tuổi, 7 trẻ em, 82 phụ nữ và 126 nam giới. Theo một danh sách chính thức do hãng Air France công bố, phần lớn hành khách là người có quốc tịch Brasil và Pháp.

(Theo Wikipedia)

Tìm được hộp đen của máy bay Air France bị rơi ở Đại Tây Dương


Chiếc máy bay của hãng Air France đã rơi xuống Đại Tây Dương hồi tháng Sáu năm 2009, không lâu sau khi cất cánh bay từ Rio de Janeiro tới Paris, làm 228 người thiệt mạng
Các nhà điều tra Pháp cho hay các nhóm tìm kiếm ở sâu dưới lòng biển đã xác định được vị trí một trong các hộp ghi dữ liệu chuyến bay của chiếc máy bay của hãng Air France đâm xuống vùng biển Đại Tây Dương gần Brazil gần 2 năm trước.

Trong một thông cáo công bố ngày hôm qua, cơ quan điều tra tai nạn hàng không Pháp (BEA), nói rằng một chiếc tàu ngầm không người lái đã định vị và thu hồi chiếc hộp đen.

Các hình ảnh công bố trên trang web cho thấy hộp ghi dữ liệu hình trụ màu da cam bị vùi một phần trong cát dưới đáy biển.

Các giới chức nói rằng hộp này vẫn còn tốt, nhưng nói thêm là còn quá sớm để biết được là liệu nó có thể hé lộ các thông tin về nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn hay không.

Chuyến bay 447 của hãng Air France đã rơi xuống Đại Tây Dương hồi tháng Sáu năm 2009, không lâu sau khi cất cánh bay từ Rio de Janeiro tới Paris.

Vụ tai nạn làm tất cả 228 người trên khoang thiệt mạng.

Chiếc máy bay lúc đó bay trong mưa bão, nhưng người ta chưa xác định được nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn.

Các chuyên gia phán đoán rằng lớp băng đá bám trên bộ phận cảm ứng tốc độ khiến các phi công thu nhận các dữ liệu sai.

Hồi tháng Ba, một thẩm phán Pháp đã tiến hành cuộc điều tra hãng sản xuất máy bay Airbus của châu Aâu vì các cáo trạng có thể đã can tội ngộ sát trong tai nạn hồi năm 2009.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét