Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 10

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
ĐI BẪY BÌM BỊP
in chào các bạn thân yêu hôm nay mình có đi với anh Hoàng để bẫy chim bìm bịp.Cách để bẫy chim bìm bịp này thì mình cũng mới biết thôi tưởng đâu không dính được con nào rồi ai ngờ cuối cùng cũng được một con đó chứ.Chim bìm bịp nó ăn cắp trứng gà hay lắm, con gà vừa đẻ xong nghe tiếng gà cục tát chưa đầy 5 phút là mất tiêu cái trứng gà nhưng thịt bìm bịp là một bài thuốc quý.Hương vị đồng quê xin cảm ơn các bạn!

Chữa liệt dương bằng cháo bìm bịp

Bìm bịp sử dụng làm thuốc ngâm rượu uống có tác dụng chữa chứng liệt dương. Có khi dùng thịt chim nấu cháo ăn hàng ngày cũng có tác dụng.


   
Bìm bịp có 2 loại là loài lớn, tên khoa hoc Centropus sinensis Stephen và loại nhỏ là C.benghalensis Gmelin. Cả hai loài này đều có thân mình dài, mỏ to nhọn, mắt đỏ, đuôi dài hơn cánh, toàn thân có lông màu đen, nhưng riêng cánh lại có lông màu nâu đỏ.

Bìm bịp sống định cư và phân bố khắp nơi từ đồng bằng đến các miền trung du cho tới cả vùng núi có độ cao từ 600 – 800m. Loài bìm bịp lớn thường cư trú tại những nơi rừng núi có cây cối rậm rạp, còn loài nhỏ lại ưa sống ở những nơi có nhiều lau sậy và cây bụi nhỏ. Cả hai loại đều được sử dụng làm thuốc.

Theo đông y thì thịt bìm bịp có vị ngọt, tính ấm không độc, được sử dụng làm thuốc bổ máu, giảm đau, tiêu ứ, chữa hư lao, suy nhược, chân tay nhức mỏi, ứ huyết bầm tím, tê thấp, đau lưng, sản hậu, gãy xương…Đặc biệt bìm bịp được sử dụng làm thuốc ngâm rượu uống có tác dụng chữa chứng liệt dương. Bộ phận dùng làm thuốc là cả con bìm bịp vặt bỏ hết lông và ruột, tạng phủ, sử dụng sống. Cũng có khi dùng thịt chim nấu cháo ăn hàng ngày cũng có những tác dụng nhất định.


Sau đây xin giới thiệu một vài phương pháp ngâm rượu bìm bịp phối hợp cùng các con vật khác có tác dụng bổ thận tráng dương dùng cho người liệt dương hay người già đau lưng mệt mỏi sức yếu.

Cách 1

Nguyên liệu: Bìm bịp đực 1 con, bìm bịp cái 1 con khoảng 100g thịt, tắc kè đực cái 1 đôi khoảng 50g, rượu cất từ nếp loại 40 độ 2 lít.

Cách bào chế: Làm thịt bìm bịp vặt bỏ lông, mổ bỏ ruột, chặt hết móng chân. Sau đó rửa sạch để ráo nước và ngâm sống trong rượu nếp cao độ trong 2 tháng liền, để càng lâu càng tốt.

Cách sử dụng: Ngày uống 3 lần khai vị trước bữa ăn, mỗi lần uống 1 ly chừng 30ml.

Cách 2

Nguyên liệu: Bìm bịp 1 con to và 1 con nhỏ, với ngũ xà là rắn hổ mang 1 con, rắn hổ trâu 1 con, rắn cạp nong 1 con, rắn ráo 1 con, rắn sọc dưa 1 con.

Cách bào chế: Sau đó làm thịt bỏ ruột để sống cùng ngâm trong 3 – 5 lít rượu ngon trong 3 tháng mới sử dụng. Để càng lâu càng tốt. Trước khi uống có thể cho thêm thiên niên kiện trước vài ngày để làm thơm rượu và khử mùi tanh.

Cách sử dụng: Ngày uống 3 lần trước khi ăn, mỗi lần uống 1 ly chừng 30ml. Loại rượu này còn có thể trị các chứng như liệt dương, hen suyễn, suy nhược, đái dắt, đái buốt của những người già thể trạng yếu, hay đau nhức xương cốt, mệt mỏi.

Ngoài ra còn có thể ngâm rượu với 1 con bìm bịp lớn và 1 con loại nhỏ cùng 1 lít rượu 40 độ trong 3 tháng là sử dụng được. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 ly chừng 30ml trước bữa ăn có thể trị được gãy xương kín (làm liền xương).
Theo Nông nghiệp Việt Nam (Theo Nông nghiệp Việt Nam)

Hướng dẫn cách nấu cháo bìm bịp thơm ngon bổ dưỡng

Bìm bịp là một loại động vật quý hiếm và bổ dưỡng cho cơ thể. Bìm bịp có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm khác nhau trong đó có món cháo bìm bịp. Nếu bạn chưa biết nấu món cháo bổ dưỡng này hãy đọc bài hướng dẫn cách nấu cháo bìm bịp dưới đây:

Nguyên liệu

  • Bìm bịp : 1 con
  • Gạo nếp: 2 bát
  • Hành lá, gừng tươi, tỏi,
  • Rượu:1/3 chén
  • Tỏi tây: 2 cây
  • Táo tàu: 6 quả
  • Muối, hạt tiêu

Cách nấu cháo bìm bịp ngon

Bước 1: Hành lá rửa sạch, cắt khúc ngắn. Tỏi tây rửa sạch, cắt khúc. Chỉ lấy phần gốc trắng. Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ hạt lựu.

Bìm bịp mua về sát qua muối vào khắp rồi rửa lại cho sạch, để ráo nước.
Gạo nếp vo sạch rồi ngâm trong khoảng 1h cho nở, sau đó vớt ra để ráo nước.

 Bước 2: Cho bìm bịp vào nồi lớn, đổ nước vào rồi đặt lên bếp đun cùng với các gia vị luộc: gừng, tỏi tây, 6 quả táo tàu, 1/3 chén rượu sake đun đến khi sôi thì giảm nhỏ lửa đun khoảng 40p để bìm bịp được chín đều từ trong ra ngoài.
Bạn nên sử dụng nồi áp suất để hầm bìm bịp sẽ nhanh chín và thịt mềm hơn.
Bước 3: Bìm bịp chín thì vớt ra để nguội rồi tách thịt và xương để riêng. Với phần thịt thì bạn xé sợi nhỏ.
Phần nước luộc bìm bịp lại tiếp tục đun sôi rồi mới đổ gạo nếp đã ngâm với 1 ít muối, đun đến khi gạo chín nhừ và sánh.
Trong khi đun bạn cần chú ý khi nồi cháo sôi thì đun vừa lửa để tránh trường hợp cháo bị trào ra và thi thoảng dùng đũa khuấy đều nồi cháo để cháo không bị dính vào đáy nồi và cháy. Khi trời lạnh nếu bạn bị cảm thì với cách nấu cháo bìm bịp này, chỉ cần cho thêm ít rau tía tô và vài lát gừng vào nồi cháo khi ăn sẽ có tác dụng giải cảm rất tốt.
Bước 4: Kiểm tra nồi cháo khi các hạt gạo nở bung, cháo sánh lại thì cho thịt bìm bịp xé nhỏ vào nồi và nêm nếm cho gia vị vào cho vừa ăn.

 Bước 5: Rồi sau đó bạn cho cà rốt thái nhỏ và hành lá vào nồi, nấu đến khi cà rốt chín là được.

 Trên đây là công thức và cách nấu cháo Bìm Bịp thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình. Chúc các bạn thành công!
 
Bẫy Bìm Bịp Nhanh Chưa Từng Thấy Chưa Kịp Lấp Đã Sập Bẫy

Rượu bìm bịp bổ thận tráng dương

Trong dân gian, lưu truyền câu chuyện về một cây thuốc, có tên là cây bìm bịp. Sở dĩ có cái tên giống với cái tên của một loài chim quý,
Lưu truyền về chim bìm bịp
Trong dân gian, lưu truyền câu chuyện về một cây thuốc, có tên là cây bìm bịp. Sở dĩ có cái tên giống với cái tên của một loài chim quý, có ở nước ta, nhiều nhất là ở miền đông Nam Bộ, là vì từ cây thuốc này, theo như lời chuyện kể, con  chim bìm bịp đã tự lấy lá của cây thuốc đó để đắp vào chỗ  xương bị gẫy, do  trúng tên. Lại một câu chuyện khác của miền đông Nam Bộ, cho rằng, chim bìm bịp con,  bị bẻ gẫy chân, bìm bịp mẹ đã lấy lá cây  thuốc này, đắp vào chỗ xương gẫy của con. Do đó cây thuốc đã mang tên bìm bịp. Và sau này, con người đã bắt chước chim bìm bịp, lấy chính cây thuốc  này làm thuốc chữa đau xương, gẫy xương. Câu chuyện kể về chim lấy cây làm thuốc thực hư như thế nào, không rõ, song trên thực tế, chim bìm bịp là có thật. Ở nước ta, chim bìm bịp, có hai loài, loài lớn Centropus sinensis intermedius  Hume và loài bìm bịp nhỏ Centropus  bengalensis  Gmelin. Chúng đều là những loài chim định cư, thân dài, mỏ to, nhọn, đôi mắt nhỏ, màu đỏ, có đuôi dài hơn cánh. Khi còn nhỏ, thân có lông màu nâu, chấm đen, khi trưởng thành, đầu, mỏ, cổ ngực, đuôi có màu xám đen, song  ngực và hai cánh, lại có lông màu đỏ. Cả hai loài, đều ưa sống ở ven sông suối, nơi có nhiều bụi cây rậm rạp. Loài bìm bịp lớn sống chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du, sườn núi, thường ở vùng có độ cao 600m trở xuống; còn loài nhỏ sống chủ yếu ở vùng có độ cao không quá 800m. Thức ăn của bìm bịp đa phần là động vật (ếch, cóc, nhái...), côn trùng như cào cào, mối, chuồn chuồn, và các loài thực vật, cánh hoa và cỏ dại; đặc biệt là rắn, loại thức ăn khoái khẩu của  bìm bịp.

 Rượu bìm bịp.
Điều chế rượu bìm bịp
Trước hết, đem bìm bịp vặt bỏ lông, mổ bỏ tạng phủ, không nên  dùng nước để rửa mà lấy rượu gừng (30g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, ngâm trong 100ml rượu 35- 40 độ) để lau sạch máu và các vết bẩn.
Để khô, rồi tiến hành ngâm rượu. Thường ngâm 2 con một bình, nếu số lượng ít. Với số lượng lớn hơn, nên làm thành nhiều đôi. Dùng rượu ngâm 3 lần. Lần đầu, dùng rượu có nồng độ 60 độ, đổ ngập,  ngâm trong 3 tháng, lần 2-3, dùng rượu 35- 40 độ, ngâm trong 2 tháng, 1 tháng, gộp dịch chiết rượu của 3 lần lại. Cũng cần biết thêm rằng, do quan niệm bìm bịp ăn rắn, và có lẽ do món ăn độc đáo này mà bìm bịp có các tác dụng chữa bệnh quý như vậy, do đó nhiều khi người ta còn cho bìm bịp  ăn rắn, sau 3 ngày mới giết chúng, hy vọng sẽ tăng thêm tác dụng điều trị của bìm bịp.
Bìm bịp - vị thuốc bổ thận tráng dương?
YHCT cho rằng, thịt bìm bịp có vị ngọt, mặn. Tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, bổ thận dương,  tiêu ứ huyết, giảm đau, tiếp cốt. Dùng trong các trường hợp thận dương suy yếu gây chứng liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm, còn dùng khi bị gẫy xương, giúp cho xương chóng liền,  hoặc chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, đau gối,  đau dây thần kinh, các chứng hư lao, suy nhược cơ thể, da dẻ xanh xao do thiếu máu, nhất là phụ nữ sau khi sinh, suy yếu của người già.
Mặt khác để tăng thêm tác dụng bổ nội tiết, bổ sinh dục, người ta còn ngâm bìm bịp với cá ngựa, hoặc bìm bịp với cá ngựa và tắc kè, hoặc bìm bịp với rắn (1 con hổ mang, 1 con  cạp nong, 1 con cạp nia,  1 con  rắn ráo, 1 con hổ trâu hoặc 1 con dọc dưa). Khi ngâm rượu bìm bịp với cá ngựa và tắc kè, mỗi loại cũng dùng một đôi, một con đực, một con cái. Nếu ngâm bìm bịp với rắn, cần tính trọng lượng của các đôi bìm bịp, sao cho cân bằng với trọng lượng của cả bộ ngũ xà nói trên. Có thể cùng ngâm các loại nguyên liệu nói trên vào một bình. Song song với việc ngâm bìm bịp, có thể tiến hành ngâm một bình rượu thuốc, gồm các vị thuốc, như hà thủ ô đỏ, ba kích, nhục thung dung, mỗi vị 200g, sâm cau, 100g, huyết giác 20g, đại hồi, hoặc tiểu hồi, trần bì, mỗi vị  10g. (Nếu ngâm với rắn thì bỏ tiểu hồi, và thay bằng 50g thiên niên kiện). Dùng rượu trắng 35-40 độ, với tỷ lệ, một phần thuốc, 5 - 8 phần rượu. Số ngày ngâm, có thể ít hơn ngâm bìm bịp. Lần 1, ngâm 1 tháng, lần 2-3, ngâm  2 - 3 tuần lễ. Gộp dịch thuốc của các lần ngâm lại. Sau đó, có thể tiến hành pha chế theo tỷ lệ 1 : 1 (một phần rượu  bìm bịp, hoặc bìm bịp - tắc kè, cá ngựa, hoặc bìm bịp - rắn), một phần rượu thuốc), hoặc 1 : 2. Đem rượu  bìm bịp , rót từ từ vào rượu thuốc, vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều, để tránh rượu bị tủa. Có thể pha thêm ít đường trắng cho dễ uống. Tùy theo khối lượng của từng loại nguyên liệu động vật, đem ngâm rượu, song lượng rượu thành phẩm  có được  gấp khoảng 8-10 lần về trọng lượng của nguyên liệu động vật đem ngâm. Nên dựa theo tiêu chí này để phối hợp với rượu thuốc cho phù hợp.
Rượu bìm bịp, có màu nâu thẫm,  mùi thơm, vị đậm, hơi ngọt. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Không dùng rượu bìm bịp cho phụ nữ có thai. Rượu bìm bịp có nhiều công dụng tốt, đặc biệt để bổ thận dương. Tuy nhiên, để có nguyên liệu sử dụng một cách bền vững, ngay từ lúc này cũng nên có kế hoạch nuôi dưỡng  bìm bịp, giống như đã thuần hóa các  loại động vật khác như gà rừng, lợn rừng, nhím, rắn...            

GS.TS.  Phạm Xuân Sinh

Hình dáng cây bìm bịp


Cây bìm bịp (tên khoa học là Clinacanthus nutans, có tên khác là xương khỉ, mảnh cộng).
Hoa-cay-bim-bip-Hoa-cay-mang-cong
Đây là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, có thể cao tới 3m. Lá nguyên, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, màu xanh thẫm. Cây phân bố ở các nước nhiệt đới. Ở Việt Nam cây mọc nhiều ở các tỉnh phía nam. Hoa màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt.
cay-bim-bip
Theo y học cổ truyền, cây bìm bịp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau).
Các nghiên cứu còn cho thấy cây bìm bịp chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, tanin, flavon, glycosid, của cerebrosid và glycerol có tác dụng trị mụn rộp ở mép, miệng.
Rau bìm bịp có mùi thơm nhẹ, có thể được ăn sống (khó ăn) và chủ yếu được dùng để luộc hay nấu canh.
Ngày nay rau bìm bịp thường dùng ăn kèm với lẩu cá, lẩu thịt hoặc nấu canh với thịt bằm, canh tôm, canh cua rất ngon và giàu dinh dưỡng.
Nguồn Internet

Bài thuốc chữa ung thư nhờ lá bìm bịp

27/07/2016


Câu chuyện về những bệnh nhân chữa khỏi ung thư nhờ ăn lá bìm bịp đang "nóng" ở Châu Á. Liệu cây bìm bịp có mang trong mình "sứ mệnh" cứu sống người bị ung thư hay không?
Có một loại cây mọc tự nhiên chẳng mấy ai biết đến, bỗng chốc nổi tiếng và được người dân Châu Á săn lùng ráo riết, thậm chí còn có người "bay" sang tận Malaysia để gặp đúng người đã nhờ nó mà "thoát chết".

Trường hợp 1

Bà Vương Tú Cầm (người Trung Quốc), là bệnh nhân bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3. Sau 10 tháng phát hiện bệnh thì chuyển biến xấu sang ung thư giai đoạn cuối. Theo hướng dẫn của bạn chị đã không chần chừ mà ngay lập tức mua vé máy bay đi Penang, di chuyển đến Taiping (Malaysia) để tìm ông Lưu với hy vọng mình cũng sẽ may mắn như ông ấy.
Bài thuốc chữa ung thư nhờ lá bìm bịp
Phương pháp: Ăn lá bìm bịp liên tục 10 ngày. Xin một bọc lá mang về nhà uống tiếp thêm 5 ngày nữa.

Kết quả

Trong lần hóa trị thứ 2 trước khi khi chị xét nghiệm CA125, chỉ số bệnh đã giảm 45%, khối u kích thước 4*5cm cũng đã biến mất. Trước khi hóa trị lần 2, bác sĩ hỏi chị có bị rụng tóc không nhưng chị cho biết tóc đã không có hiện tượng rụng như các bệnh nhân ung thư đang hóa trị khác. Bác sĩ khẳng định, lần hóa trị thứ 3 sẽ rất nặng, tóc chắc chắn sẽ bị rụng, tuy nhiên, sau khi hóa trị thì tóc chị lại tiếp tục giữ được an toàn. Tiếp tục hóa trị lần 4, chỉ số xét nghiệm máu CA125 của chị đã trở lại bình thường, chỉ số hiện tại giảm xuống còn 16,8 (trong khi đó chỉ số an toàn của người bình thường là dưới 36). Bệnh của chị đã tiến triển rất tốt, theo phác đồ điều trị ban đầu của bệnh án là phải hóa trị 6 lần nhưng chỉ làm đến lần thứ 4 là có thể dừng lại vì hiệu quả chữa bệnh tốt ngoài dự kiến.
Theo đó, chị cũng mang một ít cây về trồng tại nhà, tiếp tục ăn thêm trong vòng 4 tuần để nâng cao tác dụng phòng bệnh.

Chuyện dùng cây bìm bịp chữa ung thư chưa được giới khoa học xác nhận

Ngoài trường hợp của chị Vương, hiện tại ở Malaysia có rất nhiều bệnh nhân ung thư thực hiện theo cách chữa bệnh này. Ông Lưu cho biết, hàng ngày có hàng trăm cuộc gọi điện hỏi mua lá bìm bịp. Tác dụng chữa bệnh ung thư của cây bìm bịp còn được bệnh nhân viết riêng 1 trang blog để chia sẻ với cộng đồng. Những trường hợp chứng minh lá bịp bịp có thể chữa ung thư cũng được các trang mạng xã hội đưa tin nhiều. Nhưng đồng thời khuyến cáo độc giả rằng mỗi thể trạng bệnh đều khác nhau nên đây không phải là một bài thuốc được khoa học công nhận. Hiện tại các nhà khoa học ở Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác cũng đã quan tâm nghiên cứu về tác dụng của cây bìm bịp nhưng chưa đưa ra kết luận cuối cùng.
Bài thuốc chữa ung thư nhờ lá bìm bịp

Cây bìm bịp có thể tìm thấy ở Việt Nam

Cây bìm bịp (tên khoa học là Clinacanthus nutans, có tên khác là xương khỉ, mảnh cộng). Đây là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, có thể cao tới 3m. Lá nguyên, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, màu xanh thẫm. Cây được mọc hoang khá phổ biến ở rất nhiều vùng nông thôn Việt Nam và Châu Á. Hoa màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn, tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng, bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt.
Tác dụng: Theo y học cổ truyền, cây bìm bịp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau). Các nghiên cứu còn cho thấy cây bìm bịp chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, tanin, flavon, glycosid, của cerebrosid và glycerol có tác dụng trị mụn rộp ở mép, miệng.

Cách sử dụng

Rau bìm bịp có mùi thơm nhẹ, có thể được ăn sống (khó ăn) và chủ yếu được dùng để luộc hay nấu canh. Ngày nay rau bìm bịp thường dùng ăn kèm với lẩu cá, lẩu thịt hoặc nấu canh với thịt bằm, canh tôm, canh cua rất ngon và giàu dinh dưỡng.
Bài thuốc chữa ung thư nhờ lá bìm bịp
Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh ung thư, hãy áp dụng thử lá cây bìm bịp xem nhé! Tuy nhiên, hãy cân nhắc, lưu ý trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt hơn.
(Nguồn: www.saovui.vn)

Giải nhiệt ngày hè với lẩu chua cá lăng rau bìm bịp

26/09/2016 09:36:56

Thịt cá lăng béo ngọt, măng rừng chua chua, rau bìm bịp thanh mát… đã kết hợp tạo nên món lẩu rau rừng ngon miệng của khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.

Nằm cách Sài Gòn khoảng 80 km, khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai với hệ động thực vật rừng tự nhiên, các hồ nước lớn và các di tích văn hóa, lịch sử là điểm đến đầy sứ hấp dẫn đối với du khách. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, thăm quan địa đạo Suối Linh, di tích Trung ương cục Miền Nam, khám phá hơn 40 loại lá và rau rừng có thể ăn được hay đi thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp của lòng hồ Trị An và đánh bắt cá…

Cá lăng là đặc sản của khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Cá thường được chế biến thành nhiều món như nướng, kho, nấu canh chua hoặc nấu lẩu.

Không chỉ có vậy, sau khi đã mệt nhoài với các hoạt động dã ngoại, du khách sẽ được thưởng thức các món đặc sản của vùng đất này như tép um rau rừng, cá cơm chiên bột, khô cá kìm bóp gỏi xoài, cá lăng nướng và đặc biệt là lẩu chua cá lăng rau bìm bịp . Đây là một đặc sản nổi tiếng của địa phương mà người dân muốn giới thiệu với du khách.
Ở Việt Nam, cá lăng sinh sống chủ yếu ở các vùng sông suối, thác ghềnh… nhiều nhất là vùng núi Tây Bắc, khu vực Tây Nguyên, sông Đồng Nai… Nhờ sinh sống trong môi trường tự nhiên nên thịt cá săn chắc, ăn có vị ngọt và không có mùi tanh nên rất được ưa thích. Theo kinh nghiệm của người dân ở đây, cá lăng nấu lẩu phải là loại cá còn sống vừa được đánh bắt lên.

Cá nấu lẩu thường được thái thành từng khúc, chần sơ qua nước sôi trước khi um chung với các nguyên liệu khác.
Cá lăng sau khi làm sạch được để nguyên con hoặc thái thành lát tùy theo sở thích của từng người. Cá được chần sơ qua nước sôi để thịt cá được săn lại. Phi thơm một ít dầu với hành băm và tỏi, tiếp đến cho cà chua, măng tươi và cá vào đảo sơ, nêm ít gia vị rồi để nhỏ lửa cho cá được thấm. Tiếp đến cho nước hầm xương đã đun sôi vào nồi lẩu rồi tiếp tục đun sôi.

Ăn kèm với món lẩu chua thơm ngon này không thể thiếu rau bìm bịp , một loại rau dại có nhiều trong các cánh rừng ở đây. Theo dân gian, rau bìm bịp là một loại thuốc có tác dụng chữa trị bệnh gút, giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Người dân thường dung lá thân tươi giã nhuyễn chữa sưng đau, cầm máu, bong gân, gẫy xương kín…

Lẩu chua cá lăng ăn kèm rau bìm bịp là một đặc sản của vùng núi rừng thượng nguồn sông Đồng Nai.
Theo kinh nghiệm của người dân vùng này, rau bìm bịp ăn lẩu muốn ngon phải chọn những ngọn còn non, vì cọng rau vừa xanh, vừa giòn giòn lại có vị thanh mát ngon miệng. Rau sau khi hái về được rửa sạch, để ráo nước. Khi ăn chỉ cần nhúng sơ rau vào nồi nước lẩu đang sôi rồi thưởng thức. Chỉ chừng đó thôi là đủ để bạn được thưởng thức một món ăn ngon đầy hấp dẫn của núi rừng ở đây.

Ngoài rau rừng, lẩu cá lăng dùng kèm với bún hay ăn như một món canh chua thông thường cũng rất ngon miệng. Nếu có dịp đến khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai trong những ngày nắng nóng, bạn đừng quên thưởng thức món lẩu chua cá lăng rau rừng vừa ngon miệng hấp dẫn vừa có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho bạn.
Theo Ẩm thực bốn mùa

Bài thuốc điều trị bệnh đau nhức xương khớp từ cây bìm bịp

“ Bài thuốc trị đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống từ cây bìm bịp làm giảm sưng, giảm đau nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh để bệnh nhân có thể hoạt động bình thường không phải chịu những con đau hành hạ làm giảm chất lượng cuộc sống.”
Vào thời gian gần đây, cây bìm bịp hay những bài thuốc điều trị bệnh đau nhức xương khớp  từ cây bìm bịp đang được mọi người săn lùng rất nhiều. Đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay làm giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của những người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp mới điều trị bệnh đau nhức xương khớp, tuy nhiên việc điều trị đau nhức xương khớp theo y học cổ truyền vẫn được mọi người rất quan tâm và mang lại hiệu quả cao. Trong đó, bài thuốc trị bệnh đau nhức xương khớp từ cây bìm bịp được đánh giá rất cao về độ hiệu quả và sự an toàn khi điều trị. Tất cả những bệnh nhân khi sử dụng bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây bìm bịp đều cho hiệu quả rất nhanh chóng. Ngay sau đây, thegioithuocnam.vn sẽ chia sẻ cho các bạn bài thuốc trị đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống từ cây bìm bịp vô cùng hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua.

Cây bìm bịp có tác dụng trị đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống cực hiệu quả

Cây bìm bịp còn được gọi với cái tên khác như: cây xương khỉ, cây mảnh cộng. Cây bìm bịp là loại cây mọc hoang trên khắp các vùng miền nước ta, chúng được sử dụng để nấu canh và nấu xôi rất phổ biến ở vùng Nam Bộ. Cây bìm bịp có tên khoa học Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Cây bìm bịp có vị ngọt, tính bình có tác dụng mát gan, lợi mật, trị vàng da, trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp, gãy xương, liền vết thương… Để biết thêm chi tiết những tác dụng của cây bìm bịp các bạn nên tham khảo bài viết: Tổng hợp những tác dụng của cây bìm bịp mà chúng tôi đã chia sẻ ở những bài viết trước.
Người ta, phát hiện ra khả năng làm liền vết thương, gãy xương, đau nhức xương khớp do một lần người ta phát hiện ra con bìm bịp đã mang loài cây này về, làm dập và đắp vào vết thương ở chân. Sau một thời gian theo dõi người ta thấy vết thương ở chân con bìm bịp đã khỏi và lành lặn như xưa, vì thế người ta mới gọi loại cây này là cây bìm bịp. Từ đó, các bác sĩ đã nghiên cứu thêm về loại cây này và đã thấy rằng loại cây này có khả năng: giảm đau, kháng viêm, hạ sốt, trị được các vết thương do chảy máu, bong gân, gãy xương, đau nhức xương khớp…
Để sử dụng cây bìm bịp làm thuốc người ta thu hái tất cả các bộ phận của cây bìm bịp về vừa dùng tươi và phơi khô. Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu sử dụng cây bìm bịp ngày càng tăng khiến lượng bìm bịp cung cấp ra ngoài thị trường không đủ để phục vụ nên các bạn rất dễ mua phải cây bìm bịp không đạt chất lượng. Vậy mua cây bìm bịp ở đâu tín, giá rẻ nhất trên thị trường? Các bạn không cần lo lắng, để mua được cây bìm bịp đạt chất lượng các bạn hãy đến ngay địa chỉ: Số 48 - Ngách 173/68 - Hoàng Hoa Thám - Hà Nội hoặc liên lạc ngay tới số: 0988 979 220 để được tư vấn và mua cây bìm bịp với giá rẻ nhất.

Bài thuốc trị đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống vô cùng hiệu quả từ cây bìm bịp

1. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây bìm bịp cho những người mới bị

Đối với những người bị đa nhức xương khớp do làm việc nặng hoặc bị ngã hay do nằm sai tư thế và những người trung niên bắt đầu có những dấu hiệu đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống do vấn đề tuổi tác thì việc điều trị đau nhức xương khớp từ cây bìm bịp sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn rất nhiều. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 2 bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây bìm bịp vô cùng hiệu quả bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách hoặc kết hợp cả 2 cùng lúc thì sẽ càng mang lại hiệu quả bất ngờ trong thời gian ngắn.
Bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây bìm bịp

a. Bài thuốc uống từ cây bìm bịp điều trị bệnh đau lưng, đau nhức xương khớp

Nguyên liệu:
  • Cây bìm bịp 12g
  • Tang ký sinh 16g
  • Thục địa (chế) 16g
  • Ba kích nhục 12g
  • Đương quy 12g
  • Đỗ trọng 12g
  • Dây trâu cổ 12g
  • Cẩu tích 12g
  • Đậu đen (sao thơm) 12g
  • Dây tơ hồng xanh 10g.
>>>> Nếu bạn đang tìm địa chỉ bán cây bìm bịp chất lượng uy tín thì hãy gọi đến số 0988 979 220 để chúng tôi tư vấn trực tiếp!
Cách làm:
Bước 1: Đem tất cả các vị thuốc trên rửa qua bằng nước sạch cho hết bụi bẩn
Bước 2: Cho tất cả số thuốc trên vào ấm sắc thuốc, đổ từ 1 – 1.5 lít nước
Bước 3: Đun nhỏ lửa trong vòng 2 giờ đồng hồ.
Cách dùng: Chia số thuốc trên thành 3 phần bằng nhau. Uống sau bữa ăn 30 phút. Trong thời gian này không nên ăn: măng, cà pháo, cà chua, thịt gà, rau muống.

b. Bài thuốc đắp từ cây bìm bịp điều trị bệnh đau nhức xương khớp

Nguyên liệu:
  • Lá cây bìm bịp tươi 80g
  • Củ sâm đại hành tươi 50g
  • Lá cây ngải cứu tươi 50g.
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch tất cra các vị thuốc trên cho sạch bụi bẩn và đất cát. Sau đó để ráo nước. Chuẩn bị chày và cối đã giã.
Bước 2: Cho các vị thuốc trên vào giá nhuyễn
Bước 3: Cho ít dấm vào chỗ thuốc đã giã được ở trên, trộn đều. Sau đó đem rang nóng chỗ thuốc đó lên.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 lần trước khi đi ngủ. Đợi thuốc nguội bớt. Sau đó, đắp thuốc vào các chỗ bị đau như: đầu gối chân, cột sống… sau đó dùng băng băng lại. Hãy băng thật cẩn thận để thuốc được đắp đúng chỗ đau và không bị rơi rớt ra ngoài. Sáng hôm sau ngủ dậy, tháo băng và bỏ thuốc đó đi. Sử dụng liên tục trong vòng 7 – 10 ngày sẽ mang lại cho bạn kết quả thật bất ngờ.
Cây bìm bịp chữa thoái hóa cột sống
>>>> Nếu bạn đang tìm địa chỉ bán cây bìm bịp chất lượng uy tín thì hãy gọi đến số 0988 979 220 để chúng tôi tư vấn trực tiếp!

2. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây bìm bịp cho những người bị đau lâu năm không khỏi

Đối với những người bị thoái hóa cột sống, đau nhức xương khớp lâu năm mà không được điều trị hoặc điều trị nhưng không khỏi thì việc điều trị sẽ khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều. Chắc chắn đối với những trường hợp như thế này thì sẽ thuốc tiên cũng sẽ không thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, với bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây bìm bịp sẽ làm giảm cơn đau nhức, giảm sưng, giảm đau… để bạn có thể hoạt động bình thường không phải sống chung với những cơn đau quái ác hành hạ.
Nguyên liệu:
  • Cây bìm bịp khô 30g
  • Cây trâu cổ 20g
  • Rễ và thân cây gối hạc 20g
  • Cây dầu tằm 20g.
Cách làm: Rửa sạch tất cả các vị thuốc trên. Sau đó đem sắc với 1 hoặc 1.5 lít nước trong vòng 2 giờ đồng hồ.
Cách sử dụng: Chia số thuốc trên thành 3 phần bằng nhau. Uống ngày 3 lần, sau bữa ăn 30 phút.
>>>> Nếu bạn đang tìm địa chỉ bán cây bìm bịp chất lượng uy tín thì hãy gọi đến số 0988 979 220 để chúng tôi tư vấn trực tiếp!

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây bìm bịp

  • Trong thời gian điều trị bệnh các bạn không nên làm những công việc nặng nhọc liên quan đến sức lực như phải bê vác nặng. Hạn chế những hoạt động nặng nhọc.
  • Cần duy trì chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý. Cần bổ sung đầy đủ vitamin trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Trong thời gian uống thuốc không nên ăn: măng, cà pháo, cà chua, thịt gà để thuốc phát huy tác dụng nhanh nhất.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây bìm bịp. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thật nhiều thông tin bổ ích cũng như những kiến thức và những bài thuốc hay để chữa bệnh hiệu quả cho bản thân và những người thân trong gia đình mình. Chúc các bạn thành công!


Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét