Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

ĐỌC SÁCH 1/l (“Trung Quốc của Mao Trạch Đông”"

(ĐC sưu tầm trên NET)

Sách là ngọn đuốc soi rọi chân lý, là chiếc khăn thấm đẫm máu, nước mắt và lòng nhân ái của loài người!  ------------------------------------------------------------------

-Từ ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc?
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ngày xưa hình tượng người đảng viên cộng sản đẹp bao nhiêu thì ngày nay hình tượng đó xấu xí, tầm thường, tha hóa bấy nhiêu. Tại sao?
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"! 

-Bảo vệ chủ nghĩa Marx làm gì khi nó đã quá lạc hậu rồi và bộc lộ sai lầm? Chỉ riêng luận điểm đấu tranh giai cấp mang tính bạo lực và sắt máu, tiêu trừ một tầng lớp xuất sinh tự nhiên của xã hội (giai cấp tư sản) để xây dựng một xã hội phi giai cấp đầy lòng nhân ái, nghe đã phản khoa học và trái khoáy rồi.
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!". 

-----------------------------------------------------------------------





Mao Trạch Đông

Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản.
Quyển sách bao gồm các chương sau đây:
  • Tên cướp đỏ: 1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao
  • Con người chuyên quyền kia: Tưởng Giới Thạch
  • Cuộc chạy trốn qua núi: 1934 – 1935: “Vạn lý Trường chinh”
  • Địa ngục Nam Kinh: Cuộc thảm sát tại Nam Kinh
  • Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc: 1946 – 1949: nội chiến
  • Khởi hành vào một kỷ nguyên mới: 1940 – 1954: cải tạo Xã hội Chủ nghĩa
  • Cuộc chiến chống Mỹ: 1950 – 1953: Chiến tranh Triều Tiên
  • Sự điên khùng của một bạo chúa: 1958 – 1961: “Đại nhảy vọt”
  • Cuộc chiến của những đứa trẻ con: 1966 – 1976: Cách mạng Văn hóa
  • Chuyến viếng thăm của kẻ thù giai cấp: Chuyến đi thăm Trung Quốc của Nixon
  • Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ: 1976 Mao qua đời
  • Kế hoạch cho lần trỗi dậy: Trung Quốc mở cửa
  • Cơn bão trên Thiên An Môn: Thảm sát Thiên An Môn
-------------------------------------------------------------------------

(Tiếp theo)

Kế hoạch cho lần trỗi dậy

Anna Loll
Phan Ba dịch
Sau cái chết của Mao, kinh tế của Trung Quốc kiệt quệ, Trung Quốc thuộc trong những nước nghèo nhất thế giới. Do vậy mà giới lãnh đạo Trung Quốc quyết định thay đổi đường lối một cách triệt để: họ mở cửa đất nước cho Chủ nghĩa Tư bản.
Trung Quốc 1978: một đất nước to lớn như Hoa Kỳ, với gần một tỉ người dân, với một chương trình nguyên tử riêng của mình và với những giàn máy công nghiệp cao vút ngay cả trong những vùng đất hẻo lánh. Nhưng cũng là một đất nước mà trong đó tiền lương không tăng; việc xây dựng mở rộng đường sắt được xem là phi sản xuất; người nông dân không được phép bán rau cải của họ trong thành phố hay còn dọn đến đấy ở; ngũ cốc, dầu và xà phòng được chia phần một cách nghiêm ngặt. Và là một đất nước mà trong đó có hơn 100 triệu người bị nạn đói đe dọa.



Một doanh nghiệp ca ngợi sản phẩm của mình trên một tấm áp phích quảng cáo trước tường của Cấm Thành. Chỉ vài năm trước đó, quảng cáo được xem là "xấu xa của tư bản". Ảnh: GEO Epoche.
Một doanh nghiệp ca ngợi sản phẩm của mình trên một tấm áp phích quảng cáo trước tường của Cấm Thành. Chỉ vài năm trước đó, quảng cáo được xem là “xấu xa của tư bản”. Ảnh: GEO Epoche.
Nước Cộng hòa Nhân dân thuộc trong số những nước nghèo nhất thế giới. Trong vòng hai thập niên, chế độ quanh Mao Trạch Đông với những chiến dịch  như “Đại Nhảy Vọt” và “Cách mạng Văn hóa” đã hủy diệt tất cả mọi sự thịnh vượng trong trứng nước. Vào giữa những năm 1950, người dân còn có nhiều ngũ cốc để ăn hơn là bây giờ; thu nhập trung bình một năm của một người Trung Quốc còn chưa tới 200 US dollar – ít hơn là ở Uganda, Malawi hay Afghanistan. Hơn một phần tư người dân sống trong cảnh nghèo nàn cùng cực.Trung Quốc tàn tạ và kiệt quệ: về kinh tế, chính trị, trí thức. Nếu như giới lãnh đạo nhà nước còn thành lập đại học và trường học sau chiến thắng trong nội chiến, làm giảm con số những người mù chữ, thì bây giờ có một thế hệ mới đang trưởng thành, thế hệ mà trong thời của cuộc Cách mạng Văn hóa đã bị cố tình không cho học tập.
Vì thế mà bây giờ Trung Quốc thiếu lực lượng có khả năng cho hành chính nhà nước, để quản lý một cách có hiệu quả những nhà máy hóa học, nhà máy luyện thép, dự án xây dựng. Thêm vào đó, nền kinh tế kế hoạch không có hiệu quả trong sản xuất: nhân viên nhà nước ra lệnh cho doanh nghiệp phải sản xuất cái gì và bao nhiêu – nhà nước thâu lấy hàng hóa và lợi nhuận. Nếu một nhà máy thua lỗ, Bắc Kinh sẽ bù đắp cho họ.
Hầu như không có gì khuyếnkhích các giám đốc quan tâm đến chi phí. Do không được trả lương theo năng suất nên công nhân viên hay vắng mặt và làm việc ít.
Nhưng rồi trong một hội nghị của giới lãnh đạo Đảng trong tháng 12 năm 1978, một quan chức cao cấp xuất hiện và tuyên bố điều hầu như không thể tin được. Tên của ông ấy: Đặng Tiểu Bình. Thông điệp của ông ấy: Đảng phải rời bỏ điều không tưởng và trong tương lai phải “tìm sự thật trong thực tế”. Trong tăng trưởng kinh tế.
HAI NĂM SAU CÁI CHẾT CỦA MAO, Đặng – một người đồng đội cũ và cũng là người cạnh tranh của Đại Chủ tịch – đã thành công trong việc tước quyền lực người kế tục nhà độc tài, Hoa Quốc Phong, và giật lấy quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước về cho mình. Trong lúc đó, ông ấy đứng ở hậu trường, nhưng bổ nhiệm người thân cận vào các chức vụ cao nhất. (Cho tới 1981, Hoa vẫn còn là Tổng bí thư Đảng – nhưng Đặng và những người đồng minh với ông ấy đã cầm quyền trong đất nước này từ lâu.)
Người lãnh tụ mới của Trung Quốc là một người thực tế. “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng”, ông ấy nói: “miễn là nó bắt được chuột.” Điều quan trọng là mục đích. Và để thực hiện điều đấy, Đặng sẵn sàng mở cửa đất nước của mình: cho nền kinh tế thị trường và cho các nhà đầu tư từ Phương Tây. Cho tới năm 2000, bây giờ ông ấy yêu cầu như thế trong mùa Thu 1979, thu nhập năm của người Trung Quốc cần phải tăng lên gấp năm lần – lên 1000 dollar trên đầu người.
Ngay từ giữa 1960, các nhà lãnh đạo Đảng thuộc phe cải tổ như cố thủ tướng Chu Ân Lai đã phát triển một kế hoạch cho tăng trưởng: “bốn hiện đại hóa”. Cho tới cuối thiên niên kỷ, nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng cũng như khoa học và kỹ thuật cần phải được cải mới – trước hết là với tư bản và bí quyết từ nước ngoài. Ngược lại, Mao theo đuổi cuộc cách mạng liên tục như là điều được ưu tiên cao nhất. Mãi bây giờ, sau cái chết của Mao, Đặng mới có thể thực hiện được viễn tưởng của nhà cải cách.
Và nó là triệt để – ngay cả khi Đặng Tiểu Bình không bãi bỏ hoàn toàn nền kinh tế kế hoạch. Ông ấy khuyến khích các doanh nghiệp xã hội chủ nghĩa làm việc có hiệu quả: ông ấy cho phép nhiều công ty nhất định giữ lại lợi nhuận cho họ bắt đầu từ một con số nào đó. Nếu như họ đã cung cấp cho nhà nước một lượng sản phẩm đã được định trước, họ có thể bán phần còn lại trên thị trường để thu lợi nhuận về cho họ.
Giới lãnh đạo cũng quyết định cho nền nông nghiệp một cuộc cải tổ rộng lớn: họ cho phép các gia đình trong những vùng nghèo được phép sản xuất cho riêng họ trên những cánh đồng thuê lại từ nhà nước .
Tuy vậy, về mặt chính trị, Đặng và những người theo ông ấy vẫn trung thành với di sản của Mao: khi sinh viên và giới khoa học gia yêu cầu một cuộc “hiện đại hóa thứ năm” – dân chủ – trên các tấm áp phích, Đặng cho người bắt giam họ. Dưới quyền của ông ấy, dưới thời của nhà thử nghiệm lớn, nhiều thứ được phép khuấy lên, nhưng quyền lực tuyệt đối của Đảng Cộng sản thì không.
Nhờ cuộc cải cách mà rất nhiều doanh nghiệp tư nhân nhỏ được thành lập. Nông dân chào bán hàng hóa của họ ở chợ, nhà hàng quán trọ được khai trương. Tiệm may quần áo và thẩm mỹ viện mời khách, cửa hàng đầy máy truyền hình cạnh tranh với những cửa hàng quốc doanh.



Trung Quốc thành lập bốn đặc khu kinh tế mà người nước ngoài được phép đầu tư vào đó. Nhưng cả Bắc Kinh cũng bùng nổ: ngày càng có nhiều người từ bỏ đồng phục Maoít như những người đàn ông này. Ảnh: GEO Epoche.
Trung Quốc thành lập bốn đặc khu kinh tế mà người nước ngoài được phép đầu tư vào đó. Nhưng cả Bắc Kinh cũng bùng nổ: ngày càng có nhiều người từ bỏ đồng phục Maoít như những người đàn ông này. Ảnh: GEO Epoche.
NHƯNG CHẲNG BAO LÂU SAU ĐÓ đã có vấn đề: trong năm đầu tiên của cuộc cải cách, Trung Quốc mắc nợ cao chưa từng có – trước hết là vì đầu tư nhiều và nhà nước thu nhập quá ít. Thêm vào đó lại thiếu  điện cho các doanh nghiệp mới. Đường sá, đường sắt và kênh đào không theo kịp sự tăng trường kinh tế.Nhưng Đặng tiếp tục mở rộng cuộc cải cách: năm 1979, ông ấy cho thành lập bốn “vùng đặc quyền kinh tế” để thu hút tư bản và kiến thức Phương Tây, ví dụ như ở Thâm Quyến gần biên giới với Hongkong. Ở đấy, người nước ngoài được phép đầu tư, xây dựng và chào bán hàng hóa của họ. Doanh nghiệp từ Hongkong thành lập xí nghiệp may mặc, sản xuất đồ chơi và giày dép.
Lương thấp hơn 75% so với trong phần đất là thuộc địa của Anh quốc, giá mướn nhà thường còn rẻ hơn tới 95%. Chẳng bao lâu sau đó, Thâm Quyến có một sân chơi golf, nhà chọc trời vươn cao lên trên những con đường  mới được xây dựng.
Ngay từ năm 1985, thành phố cảng này hầu như không còn khác biệt gì khi so với những vùng ngoại ô của Hongkong nữa. Những gì mà Singapore, Đài Loan và Nam Hàn đã đạt được dường như bây giờ cũng có khả năng ở Trung Quốc: một điều kỳ diệu về kinh tế. Tổng sản lượng quốc gia của Trung Quốc tăng mỗi năm gần 9% kể từ 1978.
Cả Bắc Kinh cũng bùng nổ: thay cho những bộ đồng phục kiểu Maoít, bây giờ đàn ông đề tóc dài mặc áo khoác thời trang. Nông dân rút ra hàng tập tiền giấy để mua máy truyền hình cho gia đình của họ ở quê.
Chủ nghĩa Thực dụng của Đặng mang lại thu nhập cao hơn cho nhiều người Trung Quốc. Thế nhưng với tiêu dùng tăng lên, giá cả cũng tăng cao – hơn 26% trong năm 1988. Sản xuất ngũ cốc giảm lại càng làm cho tình hình thêm tồi tệ. Người nông dân bây giờ thích trồng đường và thuốc lá hơn, vì họ có thể bán chúng lấy lợi nhuận nhiều hơn là với lúa mì.
Mức sống bây giờ lại giảm xuống, đặc biệt là trong thành phố, tỷ lệ thất nghiệp tăng sau khi các nhà máy quốc doanh cho thôi việc. Để hiện đại hóa, Đặng chấp nhận đất nước bị chia cắt ra về mặt xã hội. “Một vài người sẽ giàu lên trước”, ông ấy viết ngắn gọn.
Thế nhưng khác với dưới thời của Mao, bây giờ người Trung Quốc không còn sẵn sàng lặng lẽ chấp nhận những việc như thế nữa. Trong tháng 12 năm 1986, 30.000 sinh viên ở Thượng Hải đã yêu cầu trên các biểu ngữ “Hãy cho chúng tôi dân chủ!”. Cả trong công nghiệp cũng có sự phản đối; công nhân đình công ở nhiều nơi – vì họ bị cho thôi việc hay không được trả lương.
Sự tức giận lại càng được khuếch đại, vì nhiều chính khách địa phương nhận hối lộ từ doanh nghiệp. Con cái của các quan chức lãnh đạo, được gọi là “nhóm hoàng tử”, bây giờ thường nhận được các công việc làm tốt nhất theo một cách thật kỳ lạ.
Tuy vậy, nền kinh tế ngày càng tăng trưởng nhanh hơn. Và lời hứa hẹn của Đặng không những được hiện thực – mà còn vượt quá nữa: trong năm 2000, mỗi một người Trung Quốc trung bình thu nhập được gần 1000 dollar. Và mười năm sau đó nữa, trong đất nước này sẽ có 393 tỉ phú và 1,1 triệu triệu phú, người dân sẽ có thu nhập 4393 dollar trên đầu người.
Nhiều gấp 20 lần của năm 1979.
Anna Loll
Phan Ba dịch
(Còn tiếp) 
--------------------------------------

Tự thú của một nữ hồng vệ binh

Sự Kiện : Thế giới 24h
Đây là lời thú tội của bà Yu Xiangzhen, người từng là một Hồng vệ binh tích cực trong Cách mạng Văn hóa Trung Quốc.
Tôi đã sống một cuộc sống bị ám ảnh bởi cảm giác tội lỗi.
Vào năm 1966, tôi là một trong những Hồng vệ binh của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Bản thân tôi và hàng triệu học sinh trung và cao học khác bắt đầu tố cáo giáo viên, bạn bè, gia đình mình, cướp bóc nhà cửa và phá hủy tài sản của người khác.
Những cuốn sách giáo khoa giải thích Cách mạng Văn hóa - trong đó có hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng và hàng triệu người bị lạm dụng và gây tổn thương - như một phong trào chính trị bắt đầu và dẫn dắt bởi "sai lầm" của Mao Trạch Đông. Nhưng thực tế, đây là một thảm họa lớn mà tất cả chúng ta chịu trách nhiệm.

"Theo sát Mao chủ tịch"

Hình ảnh Tự thú của một nữ hồng vệ binh số 1
Một bức ảnh gần đây của Yu Xiangzhen. Ảnh: CNN
Ngày 16/5/1966, tôi đang viết thư pháp cùng với 37 bạn học của mình thì một giọng nói chói tai vang lên từ loa phóng thanh của trường, tuyên bố quyết định của trung ương, bắt đầu cái gọi là "Cách mạng Văn hóa".
Tôi khi ấy là học sinh trung học năm nhất, tôi mới 13 tuổi.
"Các bạn sinh viên, chúng ta phải theo sát Mao chủ tịch", loa phóng thanh gầm lên. "Hãy ra khỏi lớp học! Dâng hiến cho Cách mạng Văn hóa!"
Hai chàng trai lao ra khỏi cửa, hướng tới sân, la hét gì đó.
Tôi rời đi chậm hơn, nắm tay đứa bạn thân nhất, Haiyun, khi đi theo mọi người ra ngoài.
Đó sẽ là ngày bình thường cuối cùng ở trường của tôi.
Được gửi tới một chuồng bò
Là Hồng vệ binh, chúng tôi đưa bất cứ ai bị coi là "tư sản" hoặc "chủ nghĩa xét lại" tới những cuộc tra tấn cả về tinh thần lẫn thể xác tàn bạo.
Tôi hối hận nhất là về những gì mà chúng tôi đã làm với cô chủ nhiệm Zhang Jilan của mình.
Tôi là một trong những học sinh tích cực nhất - nếu không muốn nói là cách mạng nhất - khi lớp tổ chức một phiên đấu tố chống lại cô Zhang.
Tôi đã đưa ra lời kết tội không đâu, nói rằng cô là một người phụ nữ nhẫn tâm, lạnh lùng và điều này hoàn toàn sai sự thật.
Những người khác đã cáo buộc cô là một người Kito giáo bởi chữ "Ji" trong tên cô có thể ám chỉ Kito giáo.
Những chỉ trích vô căn cứ của chúng tôi sau đó đã được viết vào những poster "chữ lớn" - cách phổ biến để chỉ trích "những kẻ thù giai cấp" và tuyên truyền - 60 bức áp phích trong số này đã phủ kín các bức tường bên ngoài tòa nhà lớp học của chúng tôi.
Không lâu sau đó, cô (giáo viên Zhang) được gửi tới một chuồng bò - một nhà tù tạm dành cho giới trí thức và "các thành phần tư sản" khác - và phải chịu tất cả các kiểu sỉ nhục, ngược đãi.
Mãi cho tới năm 1990, tôi mới được gặp lại cô ấy.
Trong một chuyến đi của lớp tới Vạn lý Trường thành, chúng tôi đã đưa ra lời xin lỗi chính thức với cô Zhang - khi ấy cô đã 80 tuổi - về những gì mà chúng tôi đã nói về cô.
Chúng tôi đã hỏi điều gì xảy ra với cô ở trong chuồng bò.
"Nó cũng không hẳn là xấu. Cô đã phải bò như một con chó trên mặt đất", cô nói.

Nghe thấy điều này, tôi bật khóc. Tôi chưa đầy 14 tuổi và tôi đã mang lại đau khổ cho cuộc sống của cô. Cô Zhang đã qua đời 2 năm sau khi nhận được lời xin lỗi của chúng tôi.

Hình ảnh Tự thú của một nữ hồng vệ binh số 3
Zhang Jilan, giáo viên chủ nhiệm lớp Yu, cùng với học sinh của mình vào năm 1990. Ảnh: CNN

Dằn vặt và tội lỗi

Ở thời điểm đỉnh cao của phong trào, vào năm 1968, người dân đã bị đánh đập công khai tới chết mỗi ngày trong suốt những buổi đấu tố, những người khác bị bức nhảy lầu.

Không ai an toàn và nỗi sợ bị người khác tố cáo - trong nhiều trường hợp chính là những người bạn thân nhất, là người nhà của chúng ta - đã ám ảnh chúng tôi.

Lúc đầu, tôi đã xác định là một vệ binh cách mạng nhỏ. Nhưng có gì đó khiến tôi phiền muộn.

Khi tôi thấy một học sinh đổ một xô bột thối vào chính ngôi trường của mình năm 1966, tôi cảm thấy có gì đó không đúng.

Tôi quay trở lại ký túc xá một cách lặng lẽ, đầy khó chịu và cảm giác tội lỗi, nghĩ rằng mình còn chưa đủ tính cách mạng.

Hình ảnh Tự thú của một nữ hồng vệ binh số 4
Yu Xiangzhen (khoanh tròn đỏ) và gia đình bà vào những năm 1970. Ảnh: CNN

Sau này, khi tôi bị trói và bị tuyên là "kẻ thù của cách mạng", tôi bỏ chạy, bị chính những người bạn Hồng vệ binh của mình gọi là kẻ đào ngũ.

Cũng vào mùa hè năm đó, tôi bất chợt được nhìn thấy Mao chủ tịch - Mặt trời hồng của chúng tôi - tại quảng trường Thiên Nam Môn, cùng với một triệu đứa trẻ nhiệt tình khác vây quanh.

Tôi nhớ những cảm giác tràn ngập niềm vui. Mãi cho tới sau này tôi mới nhận ra sự thần tượng hóa Mao chủ tịch một cách mù quáng là một loại tôn thờ còn cuồng tín hơn cả giáo phái.

Cha tôi, một cựu phóng viên chiến trường từng làm việc cho Tân Hoa xã, đã bị quy kết là điệp viên và bị lên án. Nhưng đằng sau cánh cửa đóng kín, ông đã cảnh báo em trai mình và tôi là "hãy dùng não của mấy người trước khi hành động".

"Đừng làm gì để các người phải hối tiếc cho phần đời còn lại", ông nói.

Dần dần, tôi bắt đầu ghét vợ Mao Trạch Đông, Giang Thanh - lãnh đạo chủ chốt của Cách mạng - và tôi đã miễn cưỡng cúi đầu khi nơi làm việc của mình hàng ngày đều thực hiện nghi lễ thờ cúng trước di ảnh của Mao.

Hình ảnh Tự thú của một nữ hồng vệ binh số 5

Các nhà hoạt động của Cách mạng Văn hóa viết những biểu ngữ chống chủ nghĩa tư bản. Ảnh: Getty image


"Sữa của sói"

Thế hệ tôi lớn lên nhà uống sữa sói: chúng tôi được sinh ra với sự thù hận và được dạy đấu tranh, căm ghét tất cả mọi người.

Một vài người bạn Hồng vệ binh cảu tôi cho rằng chúng tôi chỉ là những đứa trẻ vô tội đi lạc được. Nhưng chúng tôi đã sai.

Tôi đau khổ nhận ra rằng nhiều người ở thế hệ tôi chọn quên đi quá khứ, một số thậm chí còn hồi tưởng lại "những ngày tuyệt vời xưa cũ" khi họ có thể đi khắp đất nước như những Hồng vệ binh thảnh thơi, có đặc quyền đặc lợi.

Tôi không thú nhận bởi tôi đã phạm ít tội lỗi hơn hoặc là trải qua những khó khăn ít hơn so với người khác.

Tôi chịu trách nhiệm cho nhiều bi kịch, nhiều vụ lạm dụng và tôi chỉ có thể bày tỏ sự hối tiếc của mình cho những người đã mất người thân trong Cách mạng Văn hóa.

Nhưng tôi không cầu xin sự tha thứ.

Tôi muốn nói về những chân lý của Cách mạng Văn hóa như một người đã sống qua sự điên rồ và hỗn loạn, để cảnh báo cho người dân về sự hủy diệt ngoạn mục. Vì thế, chúng ta có thể tránh lặp lại nó.

Tuy nhiên, 50 năm sau, tôi đang lo lắng bởi sự tôn thờ lãnh đạo đang tăng lên mà tôi thấy được ở truyền thông trong nước, tương tự như sự cuồng nhiệt trong tư tưởng bao quanh chủ tịch Mao.

Chúng ta phải luôn cảnh giác. Chúng ta không thể để sự tàn bạo khủng khiếp của Cách mạng Văn hóa lặp lại lần nữa.
Bảo Linh (CNN)
Nguồn : Người đưa tin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét