Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 4

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
NỘM DA TRÂU
  
DA TRÂU MUỐI CHUA

    Mách bạn cách nấu da trâu ngon mà không bị dai


    Bạn đã biết cách nấu da trâu với loại rau gì để vừa ngon vừa giòn nhưng không quá dai hay chưa. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của Bepnuongthanhoa.net để biết thêm công thức làm món ăn ngon từ da trâu này nhé. Mời bạn tham khảo.

    Nguyên Liệu

    1. 300 gramda trâu
    2. 1 bórau muống
    3. 1 củtỏi
    4. 1 thìa cafenước tương
    5. 1/2 thìa cafemuối
    6. chút xíubột ngọt

    Cách làm

    1. Da trâu rửa sạch, thái mỏng. Tỏi bóc vỏ, đập dập. Ướp da trâu với nước tương, muối và một nửa tỏi ở trên.
      +
  1. Rau muống nhặt rồi rửa sạch với nước
    +
  2. Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn phi thơm số tỏi còn lại, cho da trâu vào xào đến khi chín thì cho rau muống vào xào chung, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.Tắt bếp cho bột ngọt vào đảo đều, cho ra đĩa
Những ai chưa từng ăn món này đều nhăn mặt, vì nghĩ mình đang gặm cái mặt trống.

Da trâu rất khó lấy vì trâu bị lọc toàn bộ da, sau đó được chuyển ngay cho các mối làm trống. Ấy thế nhưng người Thái ở Sơn La đã biến da trâu trở thành đặc sản không thể thiếu trên mâm cơm những dịp đặc biệt.

Những người phụ nữ Thái đảm đang đã không ngại khó khăn để làm mềm hóa sự dai và cứng của da trâu bằng cách hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã. Sau khi đủ độ, với con dao thật sắc, họ dùng hết sức để thái mỏng miếng da dầy đó.

Món nộm da trâu đầy màu sắc - Ảnh: sưu tầm

Thật lạ, miếng da trâu đen xì, dầy bịch ban đầu, qua vài công đoạn tưởng như giản đơn đó lại biến thành món cực hấp dẫn từ ánh nhìn. Khi thái mỏng tang, miếng da trâu giờ có màu vàng của quả chanh Tây, bên trong là màu vàng nhạt, trong trong, cắn thử lại sần sật, giòn giòn, là lạ.

Đến Sơn Là bạn nên thử thưởng thức món nộm da trâu một lần - Ảnh: sưu tầm

Cũng như nhiều món nộm khác của người Thái, nộm da trâu cần gia giảm thêm nhiều gia vị và rau thơm như lạc, mùi ta, mùi tàu, chút hạt mắc khén đặc trưng.
Những gia vị không thể thiếu cho món nộm da trâu - Ảnh: sưu tầm

Các món ăn đặc trưng của người Thái - Ảnh: sưu tầm

Đặc sắc món cà đắng nấu da trâu từ đại ngàn

"Do sống nơi rừng sâu, nước độc, với khí hậu khắc nghiệt, bệnh tật có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên người K’Ho rất chú trọng đến các gia vị bổ trợ mang tính cay, nóng như ớt (mré), gừng (ca), riềng (ca yòng)... để chế biến thành món ăn. Món cà đắng (prền) nấu với da trâu (ctao rơpu) là một thí dụ điển hình cho sự kết hợp giữa những hương vị của núi rừng", già làng K’Dui chia sẻ.
Già làng (kra bon) K’Dui ở Di Linh đã triết lý về ẩm thực K’Ho thế này: “Trước kia, dẫu sống biệt lập giữa núi rừng, nhưng không vì thế mà người K’Ho thiếu đi những thức ăn ngon, bổ dưỡng và độc đáo. Nguyên liệu của các món ăn chủ yếu được lấy sẵn từ đại ngàn; vậy nên, đã sản sinh ra những người con trai, con gái K’Ho cường tráng, đôn hậu”.
Cũng theo già làng K’Dui, cà đắng da trâu là món ăn rất gần gũi và thiết thực đối với đồng bào K’Ho. Nó không chỉ đơn thuần là thực phẩm đem lại sinh lực mà hơn thế còn là sợi dây tình cảm gắn bó người K’Ho với núi rừng. Cà đắng nấu với da trâu là món ăn có thể giúp cơ thể con người không bị thống phong, thấp khớp hay đau nhức xương. “Người K’Ho nhờ ăn món cà đắng da trâu nên có cơ thể chắc khỏe, dẻo dai và vì thế mà đi rừng, làm rẫy cả ngày vẫn không mỏi cái chân, không đau cái lưng” - Già K’Dui chia sẻ.
Dac sac mon ca dang nau da trau tu dai ngan - Anh 1
Cà đắng trước khi chế biến.
Già làng K’Dui cho biết thêm: Cà đắng là một loại cà dại, mọc hoang khắp núi rừng Tây Nguyên. Cà đắng thường ra trái quanh năm. Trái cà đắng nhỏ cỡ ngón tay út, màu xanh sậm, có đốm sọc trắng dọc quả. Món ăn đơn giản nhất được người K’Ho chế biến từ cà đắng. Đó là món cà đắng trộn muối ớt.
Dac sac mon ca dang nau da trau tu dai ngan - Anh 2
Cà đắng nấu da trâu.
Chọn quả cà còn non đem rửa sạch rồi dùng dao to bản đập dập. Ớt xanh đem giã nhỏ mang trộn với cà, thêm một ít muối, bột ngọt rồi tiếp tục giã sơ cho thấm gia vị. Chỉ đơn giản có thế là đã hoàn tất món cà đắng dùng để ăn với cơm lúa rẫy. Vị cay xé lưỡi của ớt, cộng thêm vị đắng đậm của cà, tạo nên một hương vị rất riêng. Cách chế biến này vừa đơn giản vừa giữ được trọn vẹn vị ngon đắng của cà. Người K’Ho thường làm món này vào sáng sớm rồi mang lên rẫy để ăn với cơm nguội, hoặc tích trữ sẵn cho những ngày đi rừng xa xôi. Món ăn của người K’Ho đơn giản là vậy.
Ngày trước, ít có điều kiện đi chợ, bà con thường phơi cà đắng cho khô, rồi dự trữ trong pơlơ (túi đựng cơm); khi cần, thì luộc sơ qua rồi mang ra chế biến. Bên cạnh đó, cà đắng cũng được người K’Ho dùng để nấu với cá khô. Cách chế biến cũng hết sức đơn giản. Trái cà đắng sau khi đã rửa sạch được bổ dọc. Cá khô cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó, mang cá khô đã giã lên bếp, xào qua dầu ăn cho dậy mùi, rồi đổ thêm nước, đun đến khi nước sôi thì mới bỏ cà vào. Tiếp đó, đun thêm khoảng 10 phút nữa thì nêm nếm gia vị ớt, lá lốt, muối, bột ngọt là đã có món canh cà đắng. Ngoài ra, người K’Ho còn dùng cà đắng để chế biến thành nhiều món ăn khác, như: Cà đắng om ếch, cà đắng om lươn hay nấu cà đắng với thịt nai, nhím, mang hoặc nướng cà đắng với thịt lợn rừng. Mỗi món mang một hương vị đặc sắc riêng.
“Nhưng đặc sắc nhất trong ẩm thực K’Ho thì phải kể đến món cà đắng nấu với da trâu” - Già làng K’Dui nói. Tuy vậy, về xuất xứ của món ăn dân dã mà đặc sắc này, già K’Dui cũng như những người cao tuổi nhất ở Di Linh cũng chẳng biết cái món này có từ bao giờ, chỉ biết con làm theo mẹ, cháu làm theo bà, cứ thế mà thành. Để có một nồi cà đắng da trâu đúng kiểu, ngon hoàn chỉnh, người chế biến phải rất kỳ công.
Đầu tiên là khâu chọn cà và da trâu. Trái cà đắng phải là trái ngon nhất, không quá già mà cũng không quá non. Da trâu tốt nhất tầm 3 tuổi. Củi đốt là loại củi cháy đượm, không khói, than giữ nhiệt lâu đủ để giữ cho nồi cà đắng da trâu sôi lục bục trong một thời gian dài. Nguyên liệu đã sẵn, khâu tiếp theo là chế biến. Tùy vào da trâu mới (tươi) hay cũ (khô) mà người K’Ho sẽ có cách thức chế biến khác nhau.
Nếu da trâu khô, trước tiên là mang nướng trên ngọn lửa hồng rồi dùng dao sắc cạo sạch lông. Kế đến, lấy sống dao đập dập cho đến khi da trâu mềm thì dùng nước rửa sạch. Tiếp theo, cắt da trâu thành từng miếng cỡ 2 ngón tay rồi thêm nước bỏ vào nồi đem đun sôi cho mềm. Sau đó, loại bỏ nước này nhiều lần cho đến khi nước trong, thì mới cho thêm xương, cà đắng nguyên trái vào và tiếp tục nổi lửa. Cứ thế, đun cho đến khi cả cà đắng và da trâu đều chín nhừ thì mới bắt đầu nêm bột ngọt, muối là có thể ăn được. Tất nhiên, nấu món cà đắng da trâu nhất thiết phải có ớt xanh và lá lốt thật nhiều. Như thế, vị cà mới trọn vẹn. Bởi vậy, nhiều người cho rằng, ăn cà đắng da trâu phải toát mồ hôi hột thì mới thật sự chạm được vào nét đặc trưng ẩm thực Tây Nguyên.
Có người còn cho rằng, ăn món cà đắng nấu với da trâu thường xuyên có thể chữa được nhiều bệnh như tiểu đường, béo phì, kích thích tiêu hóa… Còn nếu như da trâu còn tươi, thì chỉ cần thái vừa miếng ăn là có thể thực hiện ngay quy trình chế biến tương tự. Món này có mùi thơm của lá lốt, vị cay nồng của ớt, vị đắng đậm của cà và có cả vị thơm bùi của da trâu, tạo nên một hương vị rất riêng, mang đậm khí chất đồng bào vùng núi.

Độc lạ món ăn từ da trâu gác bếp Hòa Bình

Nói tới trâu Tây Bắc, người ta nghĩ ngay tới thịt trâu tươi hoặc thịt trâu gác bếp, chứ mấy ai nghĩ tới những món ăn làm từ da trâu. Nhưng nếu có dịp được thưởng thức các món ăn từ da trâu, chắc hẳn ai cũng phải thốt lên những lời khen ngợi.
Doc la mon an tu da trau gac bep Hoa Binh - Anh 1
da trâu gác bếp
Người Thái ở Tây Bắc có những món ăn chế biến từ da trâu tươi như nộm da trâu, da trâu muối rất ngon. Còn người Mường ở Hòa Bình lại có một đặc sản khác là da trâu gác bếp.
Da trâu thường được biết đến là nguyên liệu làm mặt trống vì dai, cứng và đanh. Thế nhưng, khi chế biến thành những món ăn, da trâu lại có vị giòn, đậm rất ngon. Những chú trâu được bà con người Mường nuôi quanh năm ăn cỏ non trên các sườn đồi, sau khi thịt thì được giữ lại phần da. Bà con cắt miếng da trâu, làm sạch lông rồi xiên vào que và treo lên gác bếp. Miếng da trâu được hun khói trong vài tháng, khói của những loại củi gỗ trong rừng bám lấy da trâu, sấy da trâu tới khô. Lúc đó, da trâu bám màu đen xì, cứng và khô. Thoạt đầu, nhìn những miếng da trâu gác bếp đen xì, cứng như gỗ ấy, chúng tôi không nghĩ nổi đó lại là đặc sản của miền cao này.
Doc la mon an tu da trau gac bep Hoa Binh - Anh 2
Da trâu được treo vào xiên, gác bếp trong nhiều tháng liền cho tới khi da trâu bám khói. Ảnh. Đỗ Thảo
Người Mường chế biến da trâu gác bếp thành món ăn là cả một kì công. Da trâu gác bếp được ngâm nước nhiều giờ cho mềm ra rồi đem thái. Thái da trâu thành những miếng nhỏ đòi hỏi sự khéo léo và tập trung cao độ của người nấu ăn vì da có độ cứng và dai. Sau khi ướp với gia vị như ớt, sả, muối, mì chính và mắc khén, loại gia vị đặc trưng của Tây Bắc, da trâu gác bếp được đem nấu với các loại rau rừng như măng đắng, khoai môn hoặc nước xương.
Doc la mon an tu da trau gac bep Hoa Binh - Anh 3
Bát canh da trâu gác bếp ngon bất ngờ. Ảnh. Đỗ Thảo
Bếp đều lửa ninh da trâu trong nhiều giờ, nêm gia vị cho đến khi nồi canh tỏa hương ngào ngạt là lúc có thể thưởng thức món ăn độc đáo này. Khi bắc lên mâm, bát canh da trâu gác bếp có mùi vị rất đặc biệt. Da trâu gác bếp trong nhiều tháng liền nhưng vẫn giữ được vị đặc trưng, nhất là vị ngọt, lại kèm thêm mùi thơm lạ của những loại gỗ rừng bám trên da. Da giòn sần sật, dai dai, đậm đậm, quyện với vị cay của sả, ớt, vị ấm nóng của mắc khén, vị thanh bùi của rau rừng, tạo nên một hương vị mê đắm.
Doc la mon an tu da trau gac bep Hoa Binh - Anh 4
Da trâu gác bếp nấu với khoai bon
Chúng tôi đi từ cảm xúc bất ngờ trước những công đoạn chế biến da trâu gác bếp cho tới sự ngưỡng mộ bàn tay khéo léo của các chị, các cô miền sơn cước, ngưỡng mộ nét tinh tế của ẩm thực dân tộc Mường, để nhớ mãi vị ngon đặc biệt đến say lòng của da trâu gác bếp.
Doc la mon an tu da trau gac bep Hoa Binh - Anh 5
Dọc đường quốc lộ 6 đoạn qua Hòa Bình, du khách có thể mua da trâu gác bếp trong các quán lá ven đường. Ảnh. Đỗ Thảo
Hiện nay, bà con người Mường sống ven quốc lộ 6 mang da trâu gác bếp bày bán ở các quán lá ven đường, cùng với các đặc sản, các sản vật của núi rừng. Nhưng để thưởng thức tối đa vị ngon lạ của da trâu gác bếp, có lẽ phải nếm món ăn này bởi chính bày tay của người Mường chế biến, để thấm hết những đặc sắc trong ẩm thực và đời sống dân tộc Mường.

Món nộm da trâu ở Sơn La

Thông thường da trâu chỉ dùng làm trống, nhưng qua bàn tay chế biến của người phụ nữ Thái, nguyên liệu này trở thành món ăn dùng để đãi khách. 


Du khách từng lên Sơn La và thưởng thức món nộm da trâu chắc chắn không thể nào quên được hương vị giòn, dai và đậm. 
Để thực hiện món này đòi hỏi sự cầu kỳ. Da trâu được hơ trên bếp lửa cho sạch lớp lông dày, cứng, sau đó cạo bỏ lớp da ngoài cùng rồi cho vào nồi luộc chín khoảng 1 tiếng. Tiếp đó, người phụ nữ sẽ vớt da trâu ra ngâm với nước lạnh để có độ giòn, dai rồi thái thành từng miếng mỏng. 
Do da trâu cứng và dày nên để thái mỏng cũng tốn nhiều công sức, người chế biến phải dùng dao thật sắc, thái chéo. Muốn da trâu mềm, sau khi thái xong ngâm qua nước nóng rồi vắt thêm chút nước cốt chanh cho thơm.
Từ miếng da trâu trông không hấp dẫn, nhưng sau khi chế biến, nó có màu vàng nhạt, giòn, cắn thử thấy sần sật, là lạ.
nom-4807-1435906934.jpg
Nộm da trâu là món ăn nhiều du khách săn tìm khi đến Sơn La. Ảnh: xemtivi
Để món nộm da trâu đạt được độ ngon phụ thuộc nhiều vào cách trộn gia vị, trong đó những quả trám rừng, tỏi, lạc rang phải được giã nhỏ, băm nhuyễn và trộn đều cùng các loại rau thơm, rau rừng, hạt mắc khén đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
Một thứ vị không thể thiếu là vị chua của nước măng, không phải chanh hay giấm như người dưới xuôi thường làm nộm. Nước măng chua được ngâm từ măng củ tươi và thời gian phải đủ để măng tiết ra nước, đảm bảo có vị chua mát, thanh thanh.
Gắp thử nếm một miếng nộm, cảm nhận miếng da trâu giòn lẫn vị thanh thanh dìu dịu, vị hăng của măng, vị bùi của lạc rang quyện trong mùi thơm của mắc khén khiến thực khách thấy lạ miệng. Ở các thành phố lớn, nộm da trâu thường được bán trong các quán dân tộc. 
Anh Phương

Nếm thử canh bon da trâu bản Mường
Lên bản xa một số tỉnh vùng Tây Bắc, nhìn những lưng trâu bóng nhẫy cày bừa trong sương gió, không thể tưởng tượng được rằng tấm da dày cộp đó có thể đem chế biến thành món ăn, lại là món ăn rất thú vị.
Những tưởng, khi mổ trâu người ta chỉ có thể chế biến thịt trâu khô hun khói, sừng trâu làm tù và, da trâu để làm mặt trống, túi đựng đồ phường săn... Chẳng rõ chế biến da trâu trong nhà bếp thế nào, tôi quyết dành một chuyến "phượt" để tìm hiểu cho ra nhẽ.

Trên đường vượt đèo dốc để lên tới bản mường, dù trong đầu tôi đã hình dung ra bao cách chế biến mà đến khi được tận mắt thấy cách làm tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng. Trong những lần làng có hội hay khao thưởng của dòng họ, chú trâu mộng bị xẻ thịt làm cỗ. Riêng phần da được thui sạch lớp lông dày, rồi đem phơi gác bếp. Lúc này nhìn những tấm da ấy ai cũng ngỡ là thứ để làm đồ dùng.
Công đoạn làm mềm lớp da dày đến mức dao đâm không thủng khiến tôi phải "ồ" lên vì bất ngờ. Anh chủ nhà ở bản Mường gỡ miếng da trâu xuống, đốt qua lửa cho bong hết lớp vỏ cứng bên ngoài. Lạ thay, khi được cạo sạch, lớp da bên trong có màu vàng ươm, giòn và thơm.
Giờ tôi mới để ý, nồi canh bon (một loại khoai) của chị chủ nhà đặt lên bếp từ nãy giờ đã sôi. Lúc này da trâu thái nhỏ đã được đổ vào nồi. Vừa cời bếp cho đều lửa, chị chủ nhà vừa giảng giải về những công dụng khác nhau của da trâu. Món ăn đặc biệt này cần có những thứ gia vị cũng khá đặc biệt.
Đầu tiên là loại cà đắng mọc ở cửa rừng, đem cà về ngâm mà vẫn tiết ra màu xanh ngắt mới đúng vị. Kế đến là hạt tiêu, sả, và đặc biệt là những quả mắc khén nướng than hồng. Chị vợ còn kể rằng ngày bé còn thấy các cụ cho vào nồi canh bon da trâu đến 30 loại vị khác nhau mà giờ chị không thể nhớ hết.
Khi được cho lên mâm, bát canh tỏa ra một mùi thơm rất đặc biệt. Chất bì giòn sật của da trâu quyện với vị đắng của cà, cay của tiêu, thơm của mắc khén, ấm nóng của sả. Dọc bon thơm mát bổ sung nét tươi tắn cho món da phơi khô khiến món ăn thêm phần hấp dẫn.
Từ bất ngờ đến thích thú, tôi say sưa thưởng thức món ăn bổ dưỡng dành cho khách quý. Ngẫm ra, những cách chế biến độc đáo này không chỉ làm phong phú thêm mâm cơm của các dân tộc Việt Nam mà còn thể hiện sự thông minh, tinh tế của ẩm thực bản Mường./.
(Theo Langvietonline.vn )

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét