Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 7

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
BỮA CƠM CHIA TAY
Cá Nướng Pa Pỉnh Tộp, Lạp Xường, Rau Ngón nấu canh, thịt bò, rau xu hào hái vườn nhà...và không thể thiếu rượu. Tình cảm anh em gắn bó, Việt đã được tôi đưa lên bản tròn 1 tuần, cùng anh em đi bắt cá, ăn bờ ngủ bụi. Đã đến lúc phải về HN để tiếp quản việc tại cửa hàng HOA BAN FOOD™, tạm biệt....

Pa pỉnh tộp, món cá nướng đặc biệt của người Thái

Lên vùng Tây Bắc, nếu được ghé thăm nhà của người dân tộc Thái và thưởng thức món cá nướng, du khách sẽ khó lòng quên hương vị độc đáo này.


Món cá nướng (pa pỉnh tộp, nghĩa là cá gập nướng) thường có cách làm cầu kỳ ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Trong đó, người dân tộc Thái thường sử dụng cá chép tươi, còn nguyên con để nướng. 
3-6031-1417075003.jpg
Cá được tẩm ướp các loại gia vị và rau thơm.
Tiếp theo, cá được sát qua chút muối cùng ớt bột khô để khử bớt mùi tanh và chắc thịt. Những gia vị là các loại rau thơm như quả mắc khén (một loại hạt tiêu rừng), gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột... băm nhỏ, trộn lẫn với nhau và sát đều lên mình, đồng thời nhồi vào trong bụng cá.
4-1777-1417075003.jpg
Bạn có thể dùng kẹp hoặc vỉ gấp đôi theo chiều ngang mình con cá trước khi nướng.
Người Thái sẽ gấp đôi mình con cá theo chiều ngang, kẹp vỉ hoặc que nướng bằng tre tươi để giữ và nướng đều trên than hoa đã quạt hồng.
6-3637-1417075004.jpg
Cá nướng đều trên than hoa đã quạt hồng cho đến khi chín, tỏa mùi thơm hấp dẫn.
Suốt quá trình nướng, những gia vị được tẩm ướp và kẹp trong bụng cá sẽ thấm dần, giúp món ăn vừa nhanh chín, lại có hương vị thơm ngon đậm đà hơn.
7-8475-1417075005.jpg
Thưởng thức món cá nướng của người Thái cùng chén rượu ngô cay cay, thực khách dù khó tính nhất cũng cảm thấy dễ chịu.
Cá vừa chín tới, người làm gỡ khỏi vỉ và bày lên đĩa. Mùi thơm ngọt của cá chín quyện hương nồng từ các gia vị tỏa ra đầy mời gọi. Nhiều thực khách miền xuôi khi nếm thử cũng phải cất lời khen hương vị độc đáo không lẫn với bất cứ món cá nào từng thưởng thức trước đó.
Huyền Vũ

Kỳ lạ cây lá ngón ăn không chết của người Thái


Nhắc tới cây lá ngón là người ta nghĩ ngay tới thứ độc dược dẫn tới cái chết cực nhanh và đau đớn. Thế nhưng ở vùng Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu lại có một loại lá ngón ăn mà không chết. Kỳ lạ hơn cây lá ngón này còn là món rau không thể thiếu trong các cuộc thi ẩm thực của người Thái trắng nơi đây.
Trong một lần trò chuyện với anh bạn đồng nghiệp ở Lai Châu, tôi vô tình biết được có cây lá ngón kỳ lạ ở vùng Mường So, huyện Phong Thổ ăn mà không gây chết người. Chuyện nghe có vẻ khó tin vì từ bao đời nay cứ nhắc tới lá ngón là nhắc tới thứ cây cực độc, nhắc tới cái chết hay những vụ tự tử bằng lá ngón của những chàng trai, cô gái bản, chưa bao giờ tôi nghĩ trên đời này lại có thứ lá ngón nào mà ăn không chết. Cuối cùng tôi quyết định tìm hiểu thực hư.
Câu chuyện tình yêu và sự phát hiện ra cây lá ngón không độc
Vượt qua mấy trăm cây số từ Hà Nội lên vùng núi Lai Châu, lại là vùng núi cao mà người Thái trắng ở đây sinh sống, chúng tôi thấy cũng thấm mệt, nhưng nghĩ đến món lá ngón ăn mà không chết mà anh bạn kể khiến tôi vô cùng hào hứng, vì tôi chưa nghe thông tin lạ lùng này bao giờ, tìm trên mạng internet cũng không có bất cứ một thông tin nào như thế. Về đến Mường So, người mà chúng tôi tìm gặp đầu tiên là ông Lò Văn Thái. Người được coi là nắm rõ nhiều câu chuyện độc đáo, kỳ lạ cũng như lịch sử lâu đời của người Thái trắng được các bậc cao niên truyền lại.
Gặp chúng tôi, ông Thái cười vui như bắt được vàng, ông bảo ở đây thông tin kém nên ông rất muốn có các đồng chí cán bộ hay nhà báo dưới xuôi lên để có dịp “khoe” về loại lá ngón độc đáo của Mường So này. Theo ông Thái thì cây lá ngón không độc được phát hiện từ rất lâu rồi, gắn liền với câu chuyện của một đôi trai gái người Thái trắng trong bản yêu nhau thắm thiết nhưng không đến được với nhau. “Khi tôi lớn lên thì đã biết đến thứ lá ngón ăn được này rồi. Thấy bố mẹ, anh chị, thấy dân bản ai cũng đi hái loại lá này về ăn, rồi chế biến đủ món canh, xào nên tôi cũng ăn chẳng sợ gì, mặc dù hồi đó người ta vẫn nhắc tới thứ lá ngón ăn vào là sùi bọt mép ra mà chết”, ông Thái kể.
Các cụ xưa kể rằng trong bản có cô gái tên Lò Thị Mai xinh xắn, trắng trẻo, nụ cười tươi và duyên dáng như một đóa hoa rừng Mường So. Trái tim của những chàng trai trong bản đều bị hạ gục bởi vẻ đẹp của người thiếu nữ đang ở cái tuổi trăng tròn đó. Mỗi đêm ngôi nhà sàn của Mai luôn vẳng tiếng sáo gọi bạn tình của trai trong bản, rất nhiều người có tài, nhà có nhiều ruộng nương đến muốn được cưới cô về làm vợ nhưng cô chẳng mảy may chú ý tới một người nào trong số đó. Trái tim cô đã dành trọn cho một chàng trai tên Vi Văn Di ở cuối bản. Di hơn cô 2 tuổi, khỏe mạnh, có nụ cười duyên, lại chịu thương chịu khó làm con nương, con rẫy, nhưng khổ một điều là nhà Di rất nghèo, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Di ở với ông nội nhưng được mấy năm sau thì ông cũng ra đi bỏ lại một mình cậu trong căn nhà sàn cũ kĩ, tồi tàn. Cậu cũng đã biết đến người con gái tên Mai xinh đẹp nhất cái bản Mường So này nhưng nhiều khi nghĩ tới hoàn cảnh của mình cậu lại không dám nói lời yêu, sợ cô từ chối và chê cười.
Mấy lần gặp Di trong lúc đi phát cỏ trên nương, thấy Mai len lén nhìn mình rồi lại quay đi như xấu hổ, Mai dần thấy cảm mến chàng trai hiền lành lại chăm chỉ kia. Cô chủ động sang hỏi chuyện, kể từ lần đó hai người hay gặp nhau để chuyện trò trong mỗi lần đi làm nương, làm rẫy rồi yêu nhau lúc nào không hay. Hai năm sau thì bố mẹ của Mai phát hiện ra chuyện tình cảm của hai người. Họ ngăn cấm kịch liệt, chỉ trích chàng trai nghèo mồ côi thậm tệ, và họ cũng đã nhắm cho con gái mình lấy một người con trai của một gia đình có của ăn của để ở trong bản. Mặc dù bị gia đình ngăn cấm nhưng hai người vẫn nhớ thương và lén lút hẹn gặp nhau mỗi lần lên nương. Một lần khi họ đang ngồi tâm sự cạnh con suối nhỏ thì bố của Mai phát hiện, lôi cô về nhà đánh đập và xua đuổi, dằn mặt chàng Di.
Yêu nhau nhưng khó lòng đến với nhau, hai con người đáng thương ấy quyết định “nếu không được sống cùng nhau thì sẽ chết cùng nhau”, và rồi họ tìm đến thứ lá ngón để được thề nguyện sống chết bên nhau. Họ nắm lấy tay nhau rồi cùng cho nắm lá ngón hái được ở quả đồi bên kia bản Mường So vào miệng. Nhưng thật kỳ lạ là khi nhai thứ lá ngón ấy, họ thấy có một mùi vị rất lạ, lá thoang thoảng ngái, có vị chát sít cổ họng. Kỳ lạ hơn là họ chẳng có bất cứ biểu hiện gì của một cái chết đang đến gần.
Câu chuyện đang ở giữa chừng thì ông Thái ngừng lại:“Kể từ đó dân bản ở Mường So này bắt đầu biết đến một loại lá ngón lạ, ăn mà không chết, ngược lại rất ngon nữa. Còn câu chuyện về đôi trai gái kia thì người nọ truyền tai người kia rồi biến thể thành những cái kết rất khác nhau.

Xuan ve Muong So, an mon... la ngon xao toi doc nhat vo nhi - Anh 2 
Hoa Ngón xào tỏi

Lạ lùng món lá ngón “ăn mà không chết”
Cây lá ngón bình thường mà chúng ta thường thấy trên những vùng núi cao các tỉnh Tây Bắc, còn có tên gọi khác là cây cỏ ngón, thuốc rút ruột… là loại cây cực độc, lá hình trứng thuôn dài hoặc hơi có hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hay hơi tù, mép nguyên, hoa màu vàng mọc thành chùm ở đầu hay kẽ lá. Từ bao đời nay, người ta vẫn truyền tai nhau về câu chuyện những người con gái ở các bản làng khi có bế tắc hay đau khổ, muốn chấm dứt cuộc sống thường hay tìm đến lá ngón. Thành thử ra những vụ tự tử ở những bản làng ở miền núi cao Tây Bắc thường là bằng cách ăn lá ngón.
Lại nói về câu chuyện phát hiện cây lá ngón ăn không chết người kia, ông Thái kể rằng hồi đó dân làng biết chuyện liền mang hai cây lá ngón so sánh với nhau. Cây lá ngón khác lạ ở xã Mường So cũng có thân leo giống như cây lá ngón độc, có điều lá của nó tròn và ngắn hơn, bản lá to như bàn tay. Sau một thời gian tìm hiểu, họ thấy mùa hoa của hai loại cây này cũng khác nhau. Cây lá ngón độc thường nở hoa trong khoảng thời gian từ tháng 6 tới tháng 10, còn cây lá ngón kia lại nở hoa vào dịp gần tết Nguyên Đán. Từ đó, dân làng người Thái trắng ở Mường So bắt đầu dùng thứ lá và hoa của nó để luộc, nấu canh hoặc làm các món xào. Những món ăn được chế biến từ lá ngón, hoa ngón dần dần trở nên phổ biến và quen thuộc trong những bữa cơm của dân bản.

 Món lá Ngón xào hoa Lúc Lắc

Nói rồi ông Thái mời chúng tôi ở lại ăn bữa cơm với món lá ngón xào hoa lúc lắc và hoa ngón xào tỏi để chúng tôi biết mùi vị của loài cây cực lạ này. Ban đầu chúng tôi cũng sợ lắm, nghĩ nếu nhỡ ra thì… nhưng rồi ông Thái lại khề khà trấn an: “Các chú cứ yên tâm, lá ngón này dân chúng tôi ăn suốt rồi, không sao đâu, ngon lắm. Nó thì gần giống loại lá ngón có độc nhưng lại rất lành. Trong mấy cuộc thi ẩm thực của người Thái trắng không thể thiếu nó đâu”. Nghe có vẻ thuyết phục hơn, chúng tôi quyết định “đánh liều với tính mạng” để thưởng thức đặc sản hiếm có này. Hai đĩa lá ngón và hoa ngón xào còn thơm nức mùi tỏi vừa được bày ra khiến cái bụng của chúng tôi được dịp “biểu tình”. Hôm ấy, chúng tôi có một bữa cơm ngon lành với món ăn vô cùng lạ miệng ấy. Không có cảm giác ghê ghê như khi tưởng tượng mình đang ăn thứ lá độc chết người nữa mà chỉ giống như đang thưởng thức một loại rau rừng có mùi vị vô cùng khác lạ.
Nhìn chúng tôi ăn ngon lành, ông Thái lại vỗ đùi cười sảng khoái: “Đấy nhé! Thế là các chú tin có món lá ngón ăn được rồi nhé!”. Được thưởng thức món lá ngón, hoa ngón xào mà vẫn “bảo toàn tính mạng” đúng là không bõ một chuyến đi xa. Qua chuyến đi này, chúng tôi thực sự hy vọng rằng sẽ có nhiều tổ chức hay nhiều nhà khoa học đến Mường So để tìm hiểu kỹ hơn về loại lá ngón kỳ lạ này, giúp người dân phân biệt được lá ngón ăn được và lá ngón độc cũng như phổ biến hơn về một loài thực vật mới, hay đơn thuần là một món ăn đặc biệt trong kho tàng ẩm thực đặc sắc của Việt Nam.
Hải Thần
Qua trao đổi với ông Nguyễn Thế Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phong Thổ cho biết: “thực ra thì cho đến nay, chúng tôi cũng chưa biết chính xác tên khoa học của loài lá này, nhưng từ xưa người dân đã dùng làm thức ăn của con người, loại lá này không độc. Người dân ở địa phương thì gọi cách dân dã là lá ngón.
Với trình độ kĩ thuật hiện nay của Phòng thì chúng tôi không thể nghiên cứu và xác định được tên khoa học của loại lá này, và chúng tôi cũng mong các nhà khoa học có thể tìm hiểu thêm về loại lá ngón không độc này”.

Lá ngón xào tỏi: Đặc sản đáng sợ, run rẩy ăn thử

Từ muôn đời nay, ai cũng biết lá ngón là một thứ cực độc. Ấy thế nhưng ở Mường So (Lai Châu), người ta trồng lá ngón ngay trong vườn nhà để dùng như một món khoái khẩu, thậm chí là đặc sản không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết.
Nếu có may mắn được tham gia phiên chợ vùng cao, du khách có thể dễ dàng bắt gặp lá ngón được bày bán như rau ở những khu chợ dưới miền xuôi. Nói đến lá ngón, không ít người rùng mình bởi sự độc hại của nó, bởi chỉ cần ăn 3 lá cũng đủ để chất độc ngấm vào cơ thể mà tử vong sau vài phút. Nhưng với người Thái trắng ở xã Mường So, món lá ngón xào tỏi lại được coi là “tuyệt ẩm”.
Theo lời những người già ở đây, cây lá ngón không độc đã được phát hiện từ rất lâu. Loại lá này nấu lên rất ngon, có mùi thơm đặc biệt nên nhà này truyền tai nhà khác kéo nhau vào rừng hái lá ngón. Về sau, người dân lấy thân cây lá ngón về trồng tại vườn để ăn dần và đãi khách phương xa như một thứ đặc sản không “đụng hàng” với bất cứ nơi đâu.
rau rừng, món ăn lạ
Lá ngón ăn được tròn, ngắn hơn lá ngón độc và to như bàn tay. 
Cây lá ngón không độc gắn liền với câu chuyện tình của một đôi trai gái người Thái trắng trong bản. Họ yêu nhau từ những buổi đi phát cỏ trên nương. Nhưng tiếc thay, tình cảm ấy không được bố mẹ cô gái chấp thuận và chỉ trích chàng trai nghèo mồ côi thậm tệ.
Quá bế tắc, hai con người đáng thương quyết định tìm đến lá ngón để được thề nguyện sống chết bên nhau. Họ nắm lấy tay nhau rồi cùng cho nắm lá ngón hái được ở quả đồi bên kia bản Mường So vào miệng. Nhưng kỳ lạ thay, khi nhai thứ lá ấy, họ không cảm nhận được bất cứ biểu hiện gì của cái chết, chỉ có một mùi vị rất lạ, thoang thoảng ngái và chan chát nơi cổ họng.
Kể từ đó, dân bản ở Mường So bắt đầu biết đến loại lá ngón lạ ăn mà không chết, ngược lại rất ngon. Còn câu chuyện về đôi trai gái thì được người nọ truyền tai người kia rồi biến thể thành những cái kết rất khác nhau.
rau rừng, món ăn lạ
Hoa và lá ngón xào tỏi – đặc sản của người Thái trắng.

Khi đem 2 loại lá ngón ra so sánh, dân làng thấy cây lá ngón ăn được cũng có thân leo giống như cây lá ngón độc, nhưng lá của nó tròn và ngắn hơn, bản lá to như bàn tay. Thêm nữa, cây lá ngón độc thường nở hoa trong khoảng thời gian từ tháng 6 tới tháng 10, còn cây lá ngón ăn được lại nở hoa vào dịp gần Tết Nguyên đán.
Người Thái trắng ở Mường So dùng lá và hoa của cây này để luộc, nấu canh hoặc làm các món xào thay rau rừng. Món ăn này dần trở nên phổ biến và quen thuộc trong những bữa cơm của dân bản. Đặc biệt, mâm cỗ ngày Tết của họ nếu không có món lá ngón thì coi như không đầy đủ, trọn vẹn.
Thực khách lần đầu ngồi trước đĩa lá ngón không tránh khỏi cảm giác rờn rợn, chần chừ không muốn gắp. Nhưng khi đã được làm ấm người bởi những chén rượu ngô cay nồng, miếng lá ngón xào lại trở thành thứ đưa đẩy khiến mâm cơm có sức hấp dẫn lạ kỳ.
rau rừng, món ăn lạ
Lá ngón có thể kết hợp với các nguyên liệu khác làm món xào hoặc nấu canh.

Thật khó có thể diễn tả vị ngon của nó. Lá ngón xào có mùi vị ngọt bùi như rau rừng nhưng lại thơm, ngọt hơn. Nếu dùng lá ngón để gói thịt chua thì rất hợp và dậy mùi. Giá một bó lá ngón là 4.000 đồng, nấu canh được hai bữa, xào thì đầy một đĩa to.
Người dân cứ hái lá ngón đem ra chợ bán bao nhiêu là hết bấy nhiêu. Nhiều hôm, còn có người đến tận nhà hỏi mua bằng được. Người Thái ở Mường So bảo nhau rằng, lá ngón không độc còn có công dụng chữa bệnh gan nhiễm mỡ và cả ung thư gan.
Trong lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu (lễ hội ẩm thực) của người Thái Mường So ngày xuân thì chắc chắn phải có lá ngón. Đây là dịp để người dân tạ ơn thần linh, ông bà, tổ tiên đã ban phúc cho một vụ mùa bội thu.
Không chỉ nổi tiếng với món lá ngón ăn được, Mường So còn nức danh là miền gái đẹp. Không ít khách phương xa đến đây đã không thể cầm lòng được với vẻ đẹp của những bông hoa rừng hoang sơ toát ra từ các thiếu nữ Thái ở vùng này.
(Theo Dân Trí)

Đặc sản “lá thịt bò” nấu canh rau như canh thịt

authorCông Xuân Thứ Sáu, ngày 18/09/2015 06:30 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Gọi là lá “thịt bò” bởi lẽ khi nấu canh mà có loại lá độc đáo này thì nồi canh ấy sẽ có thêm mùi thơm như thịt bò, dù trong nồi không hề có miếng thịt nào.

   
"Lá thịt bò” còn có tên phổ biến khác là lá xuân. Qua quan sát, lá xuân già có màu xanh, lá non và phần đọt có màu tím đỏ, thân cứng. Lá nhỏ cỡ bằng ngón tay út, lá to bằng ngón chân cái và phủ đầy gai nhọn. Chiều cao của cây xuân từ 1,5-4m.
Lá xuân hái về để dùng, bán là lá non và phần đọt. Do có vị chua và mùi thơm của thịt bò nên ngoài ăn sống, người dân miền núi còn dùng lá xuân khi nấu thịt trâu; còn người dân đồng bằng thường dùng trong nấu canh chua.
 dac san “la thit bo” nau canh rau nhu canh thit hinh anh 1
Cận cảnh "lá thịt bò”.
 dac san “la thit bo” nau canh rau nhu canh thit hinh anh 2
Không chỉ được sử dụng trong chế biến để tăng thêm hương vị cho món ăn, với nhiều người dân vùng quê Quảng Ngãi thì "thịt bò” còn gợi nhớ về một thời quá khứ - khi cuộc sống còn quá khó khăn. Ông Lê Văn Thuần (65 tuổi, ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành) nhớ lại: Thời còn khó khăn, thương con thơ luôn miệng đòi mẹ mua thịt bò, mỗi khi nấu canh chua người ta thường hay tìm hái một ít lá xuân đem bỏ vào nồi, rồi dối với con rằng đó là canh thịt bò.
 dac san “la thit bo” nau canh rau nhu canh thit hinh anh 3
"Lá thịt bò" thường mọc ở bụi rậm ven chân đồi, gò...
 dac san “la thit bo” nau canh rau nhu canh thit hinh anh 4
Tranh thủ lúc lên nương, người dân miền núi huyện Ba Tơ thường tìm hái lá xuân về bán.
Là loại mọc quanh năm ở bụi rậm ven gò, đồi, chân núi nên mỗi khi đi lao động sản xuất hay chăn thả trâu bò ở những khu vực này, người dân thường hay tranh thủ tìm kiếm để hái về bán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét