Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

CÂU CHUYỆN CHIẾC CẦU (Đăng lại)


-Tâm hồn con người ở mỗi dân tộc đã thấm nhuần "từ trong nôi" tâm tư tình cảm mang tính thuần phác, bình dân và trở thành như chân lý truyền đời của dân tộc mình.
-Bàn luận về thơ ca Việt Nam mà lấy quan niệm thơ ca của "mũi lõ hiện đại" làm nền tảng xuất phát lý luận thì thưa toàn thể "quí vị uyên bác", chúng mày tưởng thế là tự do "hay ho" nhưng thực ra là đang "tự giác" nô lệ, và thậm tệ hơn là hòng "xúi" dân tộc Việt nô lệ thơ ca như chúng mày! Đừng nghênh ngang, mà cũng đừng hòng, vì không thể, nhớ nhé!
-"Hậu hiện đại" là quan niệm thơ suy đồi. Cũng như, đầu tiên con người ở truồng. Văn minh đã giúp con người tìm ra cái quần để mặc. Ngày nay, có một bộ phận con người lại hô hào cho lối sống truồng. Như thế là suy đồi. Nhưng dù đã ra sức cổ súy, thì họ vẫn không thể quay ngược bánh xe lịch sử!
ĐC
------------------------------------------------------------
 
Sự tích 7 sắc cầu vồng
 

 

CÂU CHUYỆN CHIẾC CẦU

(Buồn, đăng lại tìm vui!) 


Anh kể em nghe câu chuyện chiếc cầu
Nai lưng nối bờ dưới trời mưa nắng
Thức thâu đêm cho hẹn hò lai vãng
Tiễn biệt ngậm ngùi đời nản xuống dòng sông...

Chiếc cầu im lìm, nhẫn nại, bao dung
Cho người xe qua đi tìm lẽ sống
Cho lứa đôi theo nhau về hạnh phúc
Cho những chia ly còn hy vọng qui hồi

Em biết không, thân phận chính là đời
Có vui có buồn, có may có rủi
Đau khổ nhất là thân yêu hắt hủi
Chẳng còn ai mà thổ lộ niềm sâu!

Anh kể em nghe câu chuyện chiếc cầu
Dãi gió dầm sương ngày đêm gánh vác
Tải nặng bao nhiêu cũng không thoái thác
Mấy ai qua rồi cám nỗi cầu đâu?

Ôi chiếc cầu, ôi chiếc cầu!
Cảm được ưu sầu mà run lên thế?
Bần bật từng cơn, oằn vai chia sẻ
Tận tụy hiến dâng, có quản thân mình?

Trên đời này, ai không có trái tim?
Nhưng có những trái tim chai đá
Đập lạnh đanh chẳng cần xao xuyến nữa
Hút máu điên cuồng từ cả những tim đau!

Ơi em ơi! Ôi chiếc cầu,
Nối liền bến bờ lại chưa bờ chưa bến
An ủi người đi, chúc mừng kẻ đến
Cứ thế âm thầm lo cho những ai thôi!

Thấy tối qua em ngồi khóc tơi bời
Dàn dụa nỗi niềm, nhạt nhòa môi mắt
Là đồng loại nên lòng anh chua chát
Và nổi căm hờn không biết tại vì đâu!

Anh tặng em câu chuyện chiếc cầu
Để em làm khăn lau khô dòng cay đắng
Ráo hoảnh muộn phiền, đứng lên gan góc
Bươn chải cuối cùng xây đắp lại cuộc đời...

Hãy thắp hương cho thơm tỏa thấu trời
Lừng trắc ẩn rúng động lòng thần thánh
Em sẽ thấy đời không còn cô lạnh
Bởi dập dìu quanh toàn nắng gió vui tươi

Thắm lại mắt môi, về đậu mãi nụ cười
Khi trong em, trên cao vời bát ngát
Linh hồn chiếc cầu nhiệm màu hiển hiện
Ánh ngời lên muôn ngàn sắc huyền duyên...

Rồi từ đó bừng sán lạn lòng em
Chuyện anh kể thành niềm chung tha thiết
Em tặng lại người bằng cất cao tiếng hát
Vang lời ca sự tích chiếc cầu vồng!...


                                                                                 Trần Hạnh Thu 
                                       
                                     Top 10 Hiện Tượng Cầu Vồng Quái Dị Trong Tự Nhiên  


-----------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

Sự tích cầu vồng


Xì Pứ là con gái một nhà nghèo. Nàng chỉ có một bộ quần áo bảy màu do tay nàng thêu là đẹp nhất, còn toàn là quần áo vá. Nhưng đôi tay Xì Pứ chăm làm, đôi chân Xì Pứ hay leo rẫy, nên ai cũng mến cũng thương. Nàng đẹp không gì sánh nổi. Tiếng nàng thánh thót hơn tiếng hót của chim mì xí, mái tóc nàng mượt dài hơn dây móc, da nàng trắng hơn gốc cây chuối rừng chớm nở. Nhiều chàng trai khỏe, đẹp, khắp bản gần bản xa kéo đến xin ở rể nhà Xì Pứ nhưng bụng nàng vẫn chưa ưng ai.

Vào một ngày đẹp trời, Xì Pứ cầm dao đi phát rẫy xa. Nàng đi tới đâu dưới chân nàng hoa rừng nở rộ, trên đầu nàng chim chóc hót ca, cảnh vật như thêm sức sống. Đến những sợi nắng vàng rực trong trẻo cũng cố tình đậu mãi trên bộ ngực nở nang và mái tóc xanh đen óng ả của nàng. Vừa tới nương, Xì Pứ gặp một chàng trai trông rất hiền lành mặc một bộ quần áo chàm thô, dáng khỏe mạnh nhanh nhẹn. Sau một lúc ngập ngừng, chàng trai lên tiếng hỏi Xì Pứ:

– Người đẹp ơi! Đừng sợ thế! Ta chờ người đẹp đã lâu rồi, lòng ta héo như cỏ tranh cắt để lâu ngày vì mong vi nhớ!

Vừa trông thấy chàng lòng Xì Pứ đã như lá rừng gặp gió. Giờ lại được nghe tiếng nói ngọt hơn nước mật ông của chàng, lòng nàng lại càng ưng hơn. Chàng trai giúp Xì Pứ chặt cây to, phát cây nhỏ. Vừa phát, miệng họ vừa nói chuyện vui vẻ. Khi con mắt hai người không dám ngó thẳng nữa thì họ hứa hẹn cùng nhau nên vợ nên chồng. Xì Pứ không ngờ rằng chàng trai kia chính là rắn thần ở núi này. Vì quá mê vẻ đẹp và tính tình của nàng, thần rắn đã hiện thành người để tỏ lòng mến thương của mình. Khi rắn thần kể rõ về mình, lòng Xì Pứ vẫn như ngọn núi không suy suyển. Họ thề thốt một lòng sống bên nhau.

Biết được chuyện, lòng bố mẹ Xì Pứ đau nhiều, vừa thương mà vừa giận Xì Pứ đầy ruột. Đên nằm hai ông bà cùng to nhỏ bàn tính chuyện giết thần rắn để trừ hậu họa cho con gái. Hai ông bà lấy ba con dao nhọn mài thật sắc cắm cán xuống đất, mũi lên trên giữa lối rắn thường qua lại. Đêm ấy chàng rắn quen lệ bò tới chỗ người yêu để được nhìn, để được nghe giọng nói của nàng. Chẳng ngờ chàng liền bị lưỡi dao rạch bụng, máu túa ra lênh láng. Chàng rắn chỉ kịp kêu lên:

– Trời ơi! Sao ai lại nỡ hại tôi thế này.

Giết được rắn rồi bố mẹ Xì Pứ chất củi và gianh khô để đốt. Thấy người yêu bị chết lại bị thiêu xác, lòng Xì Pứ như có ai dội lửa. Không ngăn được ý muốn của bố mẹ, nàng bèn mặc bộ quần áo đẹp nhất có thêu bảy màu sặc sỡ đến bên xác người yêu đang cháy rừng rực khóc lóc:

– Người ta thương đã chết. Lòng ta héo như cánh hoa phơi nắng lâu ngày. Ta không thể sống thêm được nữa, ta phải chết theo người ta thương thôi. Làng xóm ơi! Nếu ai thương tôi, muốn thấy tôi thì ngay sau lúc trời mưa rồi lại nắng tôi sẽ hiện ra!

Nói xong nàng nhảy vào đống lửa đang cháy hừng hực. Lửa từ thân chàng rắn quấn lấy người nàng. Hai người ôm nhau chết trong đống lửa rừng rực. Bỗng trời đổ mưa sầm sập. Lửa tắt, mối đùn lên lấp kín xác hai người thành một ngôi mộ lớn. Trời vẫn mưa, nắng bỗng hửng lên. Người ta nhìn thấy hai chiếc cầu vồng rực rỡ bảy màu hiện lên.

Từ đó, nếu trời đang mưa mà lại có nắng hửng lên thì hai chiếc cầu vồng lại cùng hiện lên và cùng biến đi như vậy. Ta thường thấy một chiếc cầu vồng màu đen viền một vết đỏ mờ mờ bên cạnh. Đó là hồn của chàng rắn. Máu đỏ mang màu ngọn lửa thiêu, màu đen là màu áo rắn khoác ngoài lúc bị thiêu. Còn chiếc cầu vồng có bảy màu rực rỡ chính là màu áo quần của nàng Xì Pứ xinh đẹp mặc lúc lao mình vào ngọn lửa.

Ngày nay, mỗi khi cầu vồng hiện ra ở đâu người ta đều cho rằng nó đang vươn vòi xuống suối, xuống khe để uống nước cho bõ cơn khát vì bị ngọn lửa thiêu nóng ngày nọ vậy.
 
Bảy Sắc Cầu Vồng - Tam Ca Hoa Mặt Trời

Cầu vồng là gì?

Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà hầu như ai trong chúng ta đều từng được chiêm ngưỡng. Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Lý giải nguyên nhân hình thành cầu vồng

Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng.
Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác địnhTrên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định.
Ánh sáng Mặt Trời là một hỗn hợp các màu sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra các màu sắc này. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất.
Vì sao có cầu vồng?Khúc xạ ánh sáng.
Các giọt nước cũng có thể thay thế vai trò của một lăng kính. Khi ánh sáng Mặt Trời đi qua lăng kính, các tia sáng bị bẻ cong và sau đó bị phản xạ lại và đi ra ngoài giọt nước theo một góc 42 độ. Điều đó giải thích cho việc chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng khi quay lưng lại với Mặt Trời và nhìn theo một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời.
Cầu vồng không phải là duy nhất nhưng chúng ta chỉ có thể thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm
Hiện tượng khúc xạ trên xảy ra đối với hàng triệu giọt nước được chiếu sáng bởi Mặt Trời, do đó cầu vồng không phải là duy nhất. Tuy nhiên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm. Đó là do góc 42 độ mà chúng ta đã nói ở trên. Mắt của chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những tia khúc xạ được tạo bởi các giọt nước mưa mà có một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời.
Và do đó, cầu vồng không phải duy nhất, khi nhìn ở một địa điểm khác chúng ta sẽ thấy một cầu vồng hoàn toàn khác.

Những hiện tượng thú vị khác

Cầu vồng đôi.Cầu vồng đôi.
Đôi khi chúng ta nhìn thấy hiện tượng cầu vồng đôi, đó là một cầu vồng phụ xuất hiện phía trên cầu vồng chính. Với màu sắc bị đảo ngược so với cầu vồng chính và mờ nhạt hơn.
Hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, đó là do sự nhiễu xạ ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy được cả góc 52 độ so với ánh sáng Mặt Trời. Ở góc 52 độ này chúng ta có thể thấy sự khúc xạ ánh sáng ở bên trong của các giọt nước, trước khi ánh sáng phản xạ và đi ra bên ngoài. Chính vì thế mà cầu vồng phụ có các màu đảo ngược và mờ nhạt hơn. Hiện tượng này xảy ra khi chúng ta có thể nhìn thấy đồng thời hai góc 42 độ và 52 độ so với ánh sáng Mặt Trời.
Cầu vồng ban đêm.Cầu vồng ban đêm.
Hầu hết chúng ta đều thấy cầu vồng xuất hiện vào ban ngày, nhờ có ánh sáng Mặt Trời. Tuy nhiên đôi khi xuất hiện những cầu vồng vào ban đêm mà các nhà thiên văn học gọi là Moonbow, vì nó được tạo bởi ánh sáng của Mặt trăng. Moonbow thường xuất hiện tại các hòn đảo nhiệt đới như vùng Caribbean, nơi có mưa lớn vào ban đêm. Những hình ảnh chụp lại của Moonbow cho thấy cầu vồng này có màu trắng, nguyên nhân có thể do ánh sáng Mặt trăng có cường độ quá thấp so với ánh sáng Mặt Trời.
Cập nhật: 06/07/2017 Doan Thi Kim Tuyen

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.




cau-vong-jpeg-1378287947.jpg
Cầu vồng xuất hiện vào buổi sáng. Ảnh: Wikipedia
1. Cầu vồng hiếm khi xuất hiện vào buổi trưa
Cầu vồng thường được nhìn thấy vào buổi sáng và buổi chiều tối. Đó là hiện tượng tán sắc ở ánh nắng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa ở nền nhiệt độ khoảng 42 độ C. Nhiệt độ thường cao hơn mức thích hợp trên vào buổi trưa, nên cầu vồng ít khi hình thành.
2. Cầu vồng có thể xuất hiện vào ban đêm
pic-2-1378274126.jpg
Cầu vồng xuất hiện vào ban đêm. Ảnh: Wikipedia
Cầu vồng xuất hiện vào ban đêm được gọi là cầu vồng mặt trăng. Đó là do cầu vồng được tạo ra bởi ánh sáng phản chiếu trên bề mặt mặt trăng chứ không phải từ ánh sáng mặt trời trực tiếp.
3. Hai người không nhìn thấy màu sắc cầu vồng giống nhau
pic-3-1378274126.jpg
Cầu vồng với những màu sắc rực rỡ. Ảnh: Wikipedia
Tia sáng mặt trời khúc xạ với những hạt mưa nhất định tạo ra hình ảnh cầu vồng trong mắt một người, nhưng đồng thời những tia sáng này cũng khúc xạ với những hạt mưa khác theo góc khác trong tầm mắt của ai đó. Chính bởi vậy màu sắc cầu vồng nhìn thấy của mỗi người khác nhau, dù đứng cùng một vị trí và ngắm cùng một cầu vồng.
4. Không thể tiến sát tới cầu vồng
Cầu vồng di chuyển khi người nhìn di chuyển, đó là vì ánh sáng tạo nên cầu vồng hình thành ở một khoảng cách và góc nhất định với mắt người quan sát. Khoảng cách này luôn tồn tại giữa người xem với hiện tượng.
5. Không thể nhìn thấy hết tất cả các màu của cầu vồng
pic-5-1378274126.jpg
Những màu sắc cơ bản của cầu vồng. Ảnh: Wikipedia
Ngoài 7 màu cơ bản là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím, cầu vồng được tạo thành từ hơn một triệu màu tán sắc liên tiếp, bao gồm những màu mà mắt thường con người không nhìn thấy.
6. Nhiều cầu vồng có thể được hình thành cùng một thời điểm
pic-6-1378274126.jpg
Cầu vồng đôi. Ảnh: Wikipedia
Người quan sát có thể nhìn thấy nhiều hơn một cầu vồng khi ánh sáng khúc xạ lại bên trong giọt nước, và chia thành các màu sắc thành phần. Cầu vồng đôi xuất hiện khi điều này xảy ra bên trong giọt nước hai lần, gấp ba khi nó xảy ra 3 lần, và thậm chí gấp 4 nếu nó xảy ra 4 lần.
7. Có thể làm cầu vồng biến mất
Quan sát hiện tượng đặc biệt trong video dưới đây:
Tạp chí Discovery chỉ ra rằng ta có thể dùng những chiếc kính phân cực để chặn một cầu vồng. Đó là vì kính phân cực được phủ một lớp phân tử liên kết theo chiều dọc, trong khi đó ánh sáng phản chiếu với nước bị phân cực theo chiều ngang. 
Thu Nga

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.




ly-giai-hien-tuong-cau-vong-trang
Cầu vồng trắng xuất hiện tại Brookline, Massachusetts, Mỹ, tháng 9/2014. Ảnh: Eileen Claffey.
Theo Earth Sky, cầu vồng sương mù, hay cầu vồng trắng, được tạo ra bởi cơ chế tương tự như cầu vồng bình thường. Cầu vồng thường xuất hiện khi không khí tràn ngập các giọt nước mưa, và bạn luôn nhìn thấy nó theo hướng đối diện với Mặt Trời. Cầu vồng trắng cũng vậy, luôn đối diện với Mặt Trời, nhưng nó hình thành nhờ những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù hoặc đám mây chứ không phải các hạt mưa lớn hơn.
Cầu vồng trắng có thể được quan sát trong lớp sương mù mỏng khi Mặt Trời chiếu sáng. Do những giọt nước trong sương mù rất nhỏ nên cầu vồng trắng chỉ có màu sắc mờ nhạt hoặc không màu.
"Một số cầu vồng trắng có độ tương phản rất thấp. Nếu muốn quan sát cầu vồng trắng, bạn hãy tìm kiếm những thay đổi ánh sáng nhỏ trong nền sương mù. Mặt Trời phải ở độ cao khoảng 30-40°, hoặc bạn phải đứng trên một ngọn đồi cao, nơi sương mù và cầu vồng trắng có thể nhìn thấy từ trên xuống. Cầu vồng trắng có kích thước lớn như một cầu vồng thông thường nhưng rộng hơn rất nhiều", Les Cowley, chuyên gia làm việc tại trang web Atmospheric Optics, cho biết.
Lê Hùng


Khám phá hiện tượng cầu vồng lửa bí ẩn

Cập nhật lúc: 07:55 27/12/2016

(Kiến Thức) - Hiện tượng cầu vồng lửa rất hiếm gặp trong tự nhiên và thường xuất hiện vào mùa hè.


Kham pha hien tuong cau vong lua bi an

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét