Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC 46 (Quảng Bình)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Quảng Bình quê ta ơi
Kết quả hình ảnh cho Quảng Bình
 
Điểm đến Du lịch Quảng Bình
Bản đồ của Quảng Bình
Quảng Bình
Tỉnh của Việt Nam
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S của Việt Nam. Wikipedia
Diện tích: 3.114 mi²
Dân số: 863.400 (1 thg 7, 2013)
Trường đại học: Trường Đại học Quảng Bình
Điểm đến: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Đồng Hới,
 
Du Lịch Khám Phá Hang Sơn Đoòng
  
Du Lich Phong Nha





Những điểm du lịch hấp dẫn nhất Quảng Bình


"Khúc ruột miền Trung: là nơi sơn thủy hữu tình, có nhiều danh lam thắng cảnh say lòng người.
Phong Nha - Kẻ Bàng
Nhung diem du lich hap dan nhat Quang Binh hinh anh 1
Phong Nha - Kẻ Bàng.
Nhắc đến Quảng Bình người ta sẽ nghĩ ngay đến Phong Nha - Kẻ Bàng, là một thắng cảnh thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cho người dân Quảng Bình, một mảnh đất gắn liền với những chiến tích anh hùng lịch sử. Nơi đây, sự giao hoà của rừng nguyên sinh và sông Son, cùng với động khô và động nước tạo nên một bức tranh thuỷ mặc làm say lòng người. Phong Nha - Kẻ Bàng đã được tổ chức văn hoá thế giới UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ngày 5/7/2003.
Theo Du lịch Việt Nam, động Phong Nha có hai phần: động khô và động nước. Động khô nằm ở độ cao 200m, theo các nhà địa lý học, từ xa xưa dòng sông ngầm đã cạn nước, chỉ còn lại những vòm đá trắng và cột đá xanh ngọc bích. Các thạch nhũ trong động Phong Nha trải qua hàng triệu năm kiến tạo từ đá vôi dạng karst, bị nước mưa thẩm thấu, hoà tan và chảy xuống từ nóc hang tạo thành những nhũ đá vô cùng lạ mắt như sư tử, ngai vàng, Đức Phật... Nước mưa tiếp tục rơi xuống đáy hang, kết canxi tạo ra măng đá. Những phiến đá, măng đá, nhũ đá, sông ngầm muôn hình muôn vẻ lung linh kỳ vĩ. Dường như Phong Nha là nơi hội tụ tất cả vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của thiên nhiên và là nơi trí tưởng tượng được thăng hoa nhất.
Đến Phong Nha, bạn sẽ được lênh đênh trên sông Nậm trong veo phẳng lặng như mặt gương, trôi dần vào khoảng không gian tranh tối tranh sáng, mát dịu trong động, ngắm thạch nhũ nhiều màu sắc, hình dáng, nghe điệu nhạc trong tiệc rượu của thần núi thoảng trong gió, chiêm ngưỡng nét hùng vĩ của những buồng, hành lang đá vôi phủ đầy thạch nhũ long lanh, cùng cảm giác hồi hộp như đang nằm miệng một con quái vật khổng lồ.
Nằm trong quần thể Phong Nha - Kẻ Bàng, động Thiên Đường thuộc địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch được mệnh danh là “hoàng cung dưới lòng đất”, là hang động khô có vẻ đẹp kỳ vĩ với nhiều khối nhũ đá đa dạng, tạo nên cấu trúc phong phú, đẹp mắt.
Biển Nhật Lệ
 Là nơi dừng chân lý tưởng cho những chuyến du lịch dài, bạn sẽ được tận hưởng hương vị gió trong lành vùng biển Quảng Bình. Quảng Bình là tỉnh thuộc miền Trung, phía bắc giáp Hà Tĩnh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Quảng Trị. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Nằm ở cửa ngõ đường vô xứ Huế, gối đầu lên đỉnh đèo Ngang thơ mộng, dải đất Quảng Bình trải ra như một bức tranh hoành tráng về non xanh nước biếc.
Phong cảnh ở đây thật kỳ vĩ, sơn thuỷ hữu tình. Bãi biển Nhật Lệ Quảng Bình có những bãi cát vàng óng ánh dưới rừng dương xanh với nhiều bãi tắm đẹp, nước biển lung linh màu ngọc bích và chưa bị ô nhiễm.
Du lịch Quảng Bình có các danh thắng nổi tiếng như động du lịch Phong Nha Kẻ Bảng, động Tiên Sơn, rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn Phong Nha – Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, Suối nước nóng Bang... trong đó động Phong Nha là một trong những hang động lớn và đẹp nhất ở Việt Nam.
Biển Nhật Lệ nằm ngay trung tâm TP Đồng Hới. Bãi biển là bức tranh nàng tiên nữ với vẻ đẹp trữ tình lãng mạn nhất trong số dải bờ biển chạy dài ở tỉnh Quảng Bình.
Suối Bang, suối Mọoc
 Suối Nước Mọoc là điểm du lịch sinh thái cạnh nhánh Tây đường Hồ Chí Minh, có những đụn nước, cột nước trồi ra từ lòng đất, len lỏi dưới tán cây rừng rồi hòa vào dòng sông Chày thơ mộng
Suối Bang thuộc xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, cách trung tâm thành phố Đồng Hới gần 60 km về phía tây nam. Đây là nguồn nước khoáng nóng duy nhất tại Việt Nam có nhiệt độ sôi kỷ lục 105 độ C với nhiều nguyên tố vi lượng quý hiếm, có tác dụng chửa bệnh rất tốt. Đặc biệt ở đây có con suối ngoằn nghoèo uốn lượn với dòng nước khoáng chạy thành dòng như là vô tận, vừa lộ thiên, vừa bí hiểm.
Dòng nước khoáng càng đi lên đầu nguồn nhiệt độ càng cao đến 1050C, bốc toả hơi nước mờ ảo như những làn khói hư thực của chốn bồng lai.
Bãi Đá Nhảy
Nhung diem du lich hap dan nhat Quang Binh hinh anh 2
Bãi Đá Nhảy.
Đá Nhảy, bãi biển có nước ngọt ngay bờ tọa lạc dưới chân đèo Lý Hoà, mang nét kỳ thú của bãi biển có rất nhiều đá to, nhỏ, thấp, cao. Mỗi khi có sóng, trông xa những tảng đá như nhảy trên sóng tạo nên hàng loạt âm thanh rì rào khác nhau.
Bên cạnh đó, bãi biển Đá Nhảy cũng thu hút du khách với nhiều thắng cảnh, nhiều hang động kỳ thú cùng hàng loạt loại hình như bơi thuyền, leo núi, săn bắn, dạo chơi trong rừng dương, lặn biển bắt sò, thưởng thức hải sản tươi ngon. Ngoài ra, đến Đá Nhảy, bạn còn có dịp thu vào tầm mắt bức tranh sơn thủy hữu tình của khu danh thắng Lý Hòa gần đó.
Vũng Chùa - Đảo Yến
Cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc huyện Quảng Trạch, có ngọn núi Thọ, mũi Rồng thuộc dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển - là nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được bao bọc bởi ba đảo là Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm (đảo Yến). Lưu ý khi đến thăm mộ Đại tướng bạn cần mặc trang phục chỉnh tề, xếp hàng đăng ký thăm viếng và giữ trật tự, vệ sinh nơi linh thiêng.
Hang Sơn Đòong
Nhung diem du lich hap dan nhat Quang Binh hinh anh 3
Hang Sơn Đòong.
 Sơn Đoòng hiện là điểm đến hấp dẫn của dân du lịch thích khám phá. Hang động tự nhiên lớn nhất thế giới nằm trong quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng. Là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam.
Hang có chiều rộng 150 m, cao hơn 200 m, chiều dài lên tới gần 9 km. Ước tính dung tích của Hang Sơn Đoòng là 38,5 triệu m3. Trong hang các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một dòng sông ngầm dài 2,5 km và có cả những cột nhũ đá cao tới 70 m.
Hang có những quần thể san hô và di tích thú hóa thạch. có hai "giếng trời", là hai nơi mà trần bị sụp, đưa nắng chiếu vào, tạo điều kiện cho cây cối phát triển như một khu rừng nhiệt đới trong hang động, một nơi trong đó được gọi là "vườn Adam".
http://www.baogiaothong.vn/nhung-diem-du-lich-hap-dan-nhat-quang-binh-d129661.html
Theo Tố Tâm/Baogiaothong
 
Suối nước Mọoc
  
Khám Phá Động Thiên Đường

Những lý do khiến Động Phong Nha thu hút khách du lịch

25 / 07/ 2017, 05:07:16

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tọa lạc tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc. Khoảng cách từ đây về đến thủ đô Hà Nội khoảng 500km hướng về phía nam.

Điểm đến được cấp giấy chứng nhận là một trong những điểm đến du lịch tốt nhất trên thế giới? Và nếu bạn đang còn hoài nghi về sự nổi bật của động Phong Nha, thì 5 lý do tuyệt vời dưới đây sẽ cho bạn thấy bì Động Phong Nha thu hút khách du lịch đến vậy.

 Những lý do khiến Động Phong Nha thu hút khách du lịch
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Thu bởi hang động có nhiều cái “nhất”


Động Phong Nha thực sự là hang động tuyệt vời nhìn từ quan điểm của tất cả các khách du lịch và các nhà khoa học. Hang  động này sở hữu rất nhiều cái nhất mà danh sách kỷ lục thế giới đã ghi nhận, mà trong đó đặc biệt phải kể đến là: Nơi có dòng sông ngầm dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, bãi cát và đá rộng  đẹp nhất… Do vậy sẽ không có gì quá bất ngờ khi bạn sẽ bị vẻ đẹp của hang chinh phục hoàn toàn.


 Những lý do khiến Động Phong Nha thu hút khách du lịch
Động Phong Nha

Vẻ đẹp hài hòa của tự nhiên là điểm thu hút du lịch nơi đây


Điểm nổi bật của hang động Phong Nha là nó không đứng “cô đơn” giữa một phong cảnh thiên nhiên nghèo nàn, mà được bao quanh bởi một khung cảnh tự nhiên hết sức thơ mộng. Các hang động ở đây mang vẻ đẹp hài hòa của những dòng sông đẹp như tranh vẽ, những ngọn núi đá vôi hùng vĩ và cánh rừng nguyên sinh xanh ngút ngàn. Đây thực sự là thiên đường dành cho những du khách có niềm đam mê với những chuyến thám hiểm gần gũi với thiên nhiên.

 Những lý do khiến Động Phong Nha thu hút khách du lịch
Vẻ đẹp động Phong Nha

Động còn được thu hút bởi các hoạt động du lịch sinh thái đa dạng


Với sự đa dạng sinh học của mình, nên cũng dễ hiểu khi hang động Phong Nha – Kẻ Bàng cung cấp cho du khách rất nhiều các hoạt động du lịch sinh thái, phù hợp với nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau.
Bạn có thể ngồi trên những chiếc thuyền du lịch của người dân địa phương, đi dọc theo con sông Chày thơ mộng và thưởng thức vẻ đẹp của các hang động, Hay bạn cũng có thể thực hiện những chuyến đi bộ đường dài để tận hưởng khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, và đắm mình trong dòng nước mát lạnh của những con suối… Những hoạt động du lịch tại Động Phong Nha ở đây sẽ luôn mang đến cho bạn nhiều bất ngờ, và bạn sẽ vô cùng chóng ngợp bởi những vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho con người.


 Những lý do khiến Động Phong Nha thu hút khách du lịch
Hoạt động vui chơi trên sông

Văn hóa địa phương giàu bản sắc đã thu hút khách du lịch qua đây khám phá


Thân thiện, hiền lành, hiếu khách là những từ ngữ thường được khách du lịch chia sẻ khi tiếp xúc với những người dân địa phương nơi đây. Tuy chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng du lịch, nhưng không vì thế mà người dân địa phương thay đổi cách sống của mình, những lối sống văn hóa truyền thống lâu đời vẫn được người dân địa phương gìn giữ và phát triển. Chính điều này đã hút chân khách du lịch đến với Phong Nha. Trong hành trình đến với các hang động, thực hiện một chuyến khám phá các ngôi làng địa phương, tìm hiểu về văn hóa địa phương, cũng là một trải nghiệm thú vị trong chuyến hành trình của bạn.

 Những lý do khiến Động Phong Nha thu hút khách du lịch
Cửa hang động Phong Nha
 
Những trải nghiệm du lịch bất ngờ có lẽ là điểm thu hút lớn ở nơi đây


Không giống như các địa điểm du lịch khác khi bạn sẽ biết điều mình sẽ làm và khám phá, du lịch tới hang động Phong Nha – Kẻ Bàng là một chuỗi những hành trình thú vị và bất ngờ. Bạn sẽ khó có thể biết được khung cảnh tuyệt vời nào đang chờ đợi bạn ở phía trước, và bạn biết rằng mình sẽ còn quay trở lại nơi này nhiều lần sau đó nữa.
 Những lý do khiến Động Phong Nha thu hút khách du lịch
Bên trong Hang động

Du lịch Việt Nam
Sưu tầm

 
Trải nghiệm tắm bùn Hang Tối
                                                        Khám Phá Bãi Biển Nhật Lệ

Ngắm những thắng cảnh Quảng Bình là quê hương của King Kong

25 / 03/ 2017, 09:03:58
Những địa danh của Quảng Bình như Hang Chuột, Đèo Đá Đẽo, Hang Tú Làn xuất hiện vô cùng đẹp và ấn tượng trên từng cảnh quay của phim “Kong: Skull Island”. Cùng Du Lịch Việt Nam khám phá những điểm đến này nhé!


1. Hang Chuột


Hang Chuột

Hang Chuột
Hang Chuột là địa điểm xuất hiện nhiều trong phim. Hang Chuột là địa điểm độc đáo cũng gây nên sự tò mò về sự bí hiểm. Trái với cái tên có phần xấu xí nhưng khung cảnh thiên nhiên bên trong hang lại vô cùng nên thơ. Phía trước cửa hang động này còn có một hồ nước vắt qua làm cho khung cảnh thiên nhiên càng thêm quyến rũ.

2. Hang Tú Làn


Hang Tú Lan là một hệ thống hang động vẫn còn hoang sơ ẩn chứa nhiều điều bí ẩn chưa khám phá hết với thiên nhiên hùng vỹ trong lòng núi đá vôi, những dòng sông ngầm và thác nước bất tận. Nơi đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên tự khám phá không chỉ đẹp mà còn có tính chất mạo hiểm.

3. Đèo Đá Đẽo


Đèo Đá Đẽo

Đèo Đá Đẽo
Đèo Đá Đẽo thuộc khu vực  khu di sản Phong Nha – Kẻ Bàng với những ngọn núi trùng điệp. Phía dưới đèo là thung lũng Chà Nòi với cảnh quan hoang sơ của sông suối, bao quanh là núi non hùng vĩ, mây phủ huyền ảo. Nơi đây thường có mây phủ khiến khung cảnh trở nên huyền bí giống như khung cảnh mong muốn của đạo diễn phim.

4. Hồ Yên Phú


Hồ Yên Phú cũng được chọn là cảnh quay quan trọng trong phim. Yên Phú là một vùng quê yên bình với những cánh đồng xanh ngát, phong cảnh hùng vỹ bao quanh. Vùng đất Yên Phú không chỉ có phong cảnh thiên nhiên đẹp khiến bạn mê mẩn nơi đây còn có không khí trong lành giúp bạn quên đi mọi mệt mọi trong cuộc sống và mong muốn được hòa mình với thiên nhiên.

5. Suối nước Mooc


Suối nước Mooc

Suối nước Mooc
Nằm cách Phong Nha – Kẻ Bàng hoặc 20 km, Suối Mooc mở ra một không gian hoàn toàn thư thái cho du khách với một suối nước mát lạnh, nhiệt độ chỉ khoảng 20 độ. Một điều nữa khi du khách đến đây đều trầm trộ ngạc nhiên bởi hồ nước có màu xanh ngắt như một viên ngọc quý. Lên đây nghỉ ngơi, ngắm cảnh, tận hưởng không khí trong lành chắc chắn sẽ làm bạn quên đi hết nhưng ưu phiền, mệt mỏi của cuộc sống.

6. Phong Nha – Kẻ bàng


Phong Nha – Kẻ Bàng là một trong hai vùng núi đá vôi rộng nhất thế giới với quần thể hơn 300 hang động lớn nhỏ, phong phú, hùng vỹ được coi là Vương quốc của những hang động ẩn chứa nhiều vẻ đẹp tuyệt mỹ của tạo hóa. Nếu bạn thích du lịch ở những hang động thì Phong Nha – Kẻ Bàng là điểm đến bạn không nên bỏ qua.
Nguồn: Tổng Hợp 
Du Lịch Việt Nam
 
Bãi Đá Nhảy
  
Khám Phá Hang Én
 

Quảng Bình - Đèo Ngang

Đường qua Đèo Ngang
Đường qua Đèo Ngang
Từ Đồng Hới, theo Quốc lộ 1A tiến về Quảng Bình là đoạn đường trên sườn núi có tên gọi rất nổi tiếng: Đèo Ngang. Đây là đoạn cuối cùng của dãy núi giáp biển Đông và là điểm thấp nhất mà ông cha ta đã chọn làm cửa ngõ giao thông. Ở đây, nhìn về phía Tây, là dãy núi kỳ vĩ trông như bức trường thành lẫn khuất giữa ngàn mây. Vùng đất này là nơi đáng ghi nhớ trên đường mở nước của nhân dân ta. Năm 1301, vua Trần được vua Chiêm Thành mời sang ngoạn cảnh. Dịp này, nhà vua đã ngỏ ý gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm. Cưới được vợ đẹp, vua Chiêm cắt phần đất phía Nam làm sính lễ. Đó là hai châu Ô và Lý. Cách đây 400 năm, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ cho Nguyễn Hoàng rời đất Bắc đến đây lập cơ đồ qua câu thơ: “Hoàng Sơn nhất đáy, vạn đại dung thân”. Lịch sử còn ghi lại, năm 1825, vua Minh Mạng đã cho xây Hoành Sơn quan trên đỉnh đèo. 17 năm sau, cách Hoành Sơn quan 20 mét, vua Thiệu Trị cho dựng văn bia, tạo thêm cho đèo Ngang thành nơi linh khí và thủy tú sơn kỳ. Cũng chính tại nơi này, nhà thơ Cao Bá Quát đã từng cảm cảnh:
                                                      “Sớm lên Hoành Sơn ngắm
                                                       Chiều xuống Thạch Bàn tắm...” (*)
                                                                                     (Bài ca đèo Ngang trông ra bể - Trúc Khê dịch)
Trên đỉnh đèo, bốn phương lộng gió, nước non bao la hùng vĩ khiến lòng khách phương xa dạt dào cảm xúc. Tại đây có hàng ngàn bậc đá xuống tận chân đèo. Chiều xuống, sương mây nặng dần trên đỉnh núi mang theo cái se lạnh của đất trời khiến du khách sẽ bùi ngùi nhớ đến Bà huyện Thanh Quan với bài thơ Đường bất hủ - “Qua đèo Ngang”:
                                                     “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
                                                      Cỏ cây chen đá lá chen hoa…”
 
 Trên đỉnh Đèo Ngang (Quảng Bình).
Năm tháng trôi qua nhưng bức tranh “cỏ cây chen đá lá chen hoa” vẫn còn đó, xa xa hiện lên những đồi thông trầm mặc đẹp đến nao lòng. Tuy nhiên hình ảnh “lom khom dưới núi tiều vài chú” không còn nữa mà là những chàng trai, cô gái lên rẫy, bên cạnh những đàn bò nhẩn nha gặm cỏ trông thật thanh bình. Vẫn còn đó “lác đác mom sông chợ mấy nhà” nhưng không phải chỉ là mái tranh vách lá đơn sơ mà là ẩn hiện những mái tôn, mái ngói giữa vùng trùng điệp núi non xanh thẳm sắc màu. Nếu không muốn vượt qua con đèo hiểm trở này, du khách có thể sử dụng đường hầm. Giờ đây, ở chân đèo Ngang đường sá rộng thênh thang, xe cộ qua lại dập dìu, cho thấy một bức tranh sôi động của thời kỳ phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch của địa phương.
 
Lễ Hội Quảng Bình 
  
Hát Về Quảng Bình

Những thắng cảnh tuyệt đẹp, không ghé thăm sẽ tiếc hùi hụi ở Quảng Bình

Thứ Bảy, ngày 27/05/2017 03:00 AM (GMT+7)

Dưới đây là thông tin, hình ảnh về những điểm du lịch, danh thắng đẹp nhất tỉnh Quảng Bình mà bạn nhất định phải đến.

Nằm ở dải đất miền Trung đầy nắng gió, Quảng Bình trải ra như một bức tranh hoành tráng, thơ mộng về non xanh nước biếc. Nơi đây cũng hội tụ nhiều điểm du lịch từ trên núi xuống biển, đang thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Dưới đây là một số danh lam thắng cảnh nối tiếng nhất ở Quảng Bình đang được rất nhiều du khách lui tới khám phá và nghỉ dưỡng...
Chày Lập Farmstay
Những thắng cảnh tuyệt đẹp, không ghé thăm sẽ tiếc hùi hụi ở Quảng Bình - 1
Chày Lập Farmstay đang là thiên đường cắm trại được giới trẻ săn đón
Chỉ vừa mới xuất hiện ở Việt Nam thôi nhưng cái tên Chày Lập Farmstay đang là thiên đường cắm trại được giới trẻ săn đón.
Chày Lập Farmstay vừa là khu nghỉ dưỡng yên bình, vừa là nơi vui chơi và địa điểm cắm trại thú vị. Ở đây có bể bơi sang chảnh hòa vào không gian xanh mát tạo nên một khung cảnh hữu tình, thơ mộng.
Chày Lập Farmstay chỉ cách Hang Tối 3km, suối Nước Moọc 4km và động Thiên Đường 6km trên đường Hồ CHí Minh. Do đó bạn cũng có thể kết hợp tham quan các địa điểm trên.
Phong Nha - Kẻ Bàng
Những thắng cảnh tuyệt đẹp, không ghé thăm sẽ tiếc hùi hụi ở Quảng Bình - 2
Phong Nha - Kẻ Bàng, một danh thắng nổi tiếng ở Quảng Bình
Phong Nha - Kẻ Bàng là một thắng cảnh thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cho người dân Quảng Bình, một mảnh đất gắn liền với những chiến tích anh hùng lịch sử. Nơi đây, sự giao hoà của rừng nguyên sinh và sông Son, cùng với động khô và động nước tạo nên một bức tranh thuỷ mặc làm say lòng người. Phong Nha - Kẻ Bàng đã được tổ chức văn hoá thế giới UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ngày 5/7/2003.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có tổng diện tích 85.754 ha còn trong Động Phong Nha có  chiều dài 7.729 mét, có 14 hang, có dòng sông ngầm dài 13.969 mét mới lung linh kỳ ảo và rực rỡ nhất. Cửa động cao khoảng 10 mét, rộng 25 mét.
Động Phong Nha có hai phần: động khô và động nước. Động khô nằm ở độ cao 200m. Theo các nhà địa lý học, từ xa xưa dòng sông ngầm đã cạn nước, chỉ còn lại những vòm đá trắng và cột đá xanh ngọc bích. Các thạch nhũ trong động Phong Nha trải qua hàng triệu năm kiến tạo từ đá vôi dạng karst, bị nước mưa thẩm thấu, hoà tan và chảy xuống từ nóc hang tạo thành những nhũ đá vô cùng lạ mắt như sư tử, ngai vàng, Đức Phật... Nước mưa tiếp tục rơi xuống đáy hang, kết canxi tạo ra măng đá. Những phiến đá, măng đá, nhũ đá, sông ngầm muôn hình muôn vẻ lung linh kỳ vĩ.
Động Thiên Đường
Những thắng cảnh tuyệt đẹp, không ghé thăm sẽ tiếc hùi hụi ở Quảng Bình - 3
Vẻ đẹp lộng lẫy bên trong động Thiên Đường

Động Thiên Đường là một kỳ quan trong lòng di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Nằm ở độ cao 360m so với mặt nước biển, động Thiên Đường được ví như: “Vườn địa đàng ở chốn trần gian” đã được Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh khảo sát, thám hiểm và đưa ra kết quả hết sức bất ngờ với chiều dài lên tới 31,4km; chiều cao từ 40 đến 100m chiều rộng dao động từ 30m đến 150m.
Theo nhận định của đoàn thám hiểm thì đây là hang động khô dài nhất Châu Á, đặc biệt là hệ thống măng đá, nhũ đá ở đây có vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ngoài sức tưởng tượng của con người…
Suối nước Moọc
Những thắng cảnh tuyệt đẹp, không ghé thăm sẽ tiếc hùi hụi ở Quảng Bình - 4
Vẻ đẹp như tiên cảnh ở suối nước Moọc. (Ảnh: internet)
Nằm gần danh thắng Phong Nha - Kẻ Bàng, suối Nước Moọc có phong cảnh thiên nhiên rực rỡ cùng với hệ sinh thái đa dạng. Khi đến đây, các bạn sẽ được trải nghiệm nhiều điều hấp dẫn.
Đến đây vào những ngày hè nóng nực, bạn có thể hòa mình vào dòng suối mát lạnh với nhiệt độ vào khoảng 20 độ C, bao quanh là núi non hùng vĩ bao la.
Suối nước Moọc có phong cảnh non nước hữu tình và thơ mộng rất thích hợp cho những ai muốn tìm một nơi yên bình để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Khi tới đây bạn sẽ được dạo chơi qua dòng suối mát rượi, băng qua những cây cầy và tảng đá men theo dòng suối như một hành trình đi tìm kho báu.
Biển Nhật Lệ
Những thắng cảnh tuyệt đẹp, không ghé thăm sẽ tiếc hùi hụi ở Quảng Bình - 5
Vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển Nhật Lệ 
Tọa lạc tại thành phố Đồng Hới, (Quảng Bình), bãi biển Nhật Lệ được thiên nhiên ban tặng bãi cát trắng và nước biển trong xanh.
Để phục vụ du khách đến tắm biển tại khu vực này, một số dự án khu nghỉ mát biển đã được đầu tư xây dựng ở khu vực Bảo Ninh đối diện với bãi tắm Nhật Lệ qua sông Nhật Lệ.
Bãi tắm Đá Nhảy
Những thắng cảnh tuyệt đẹp, không ghé thăm sẽ tiếc hùi hụi ở Quảng Bình - 6
Những phiến đá muôn hình vạn trạng của bãi đá nhảy. (Ảnh: internet)
Đá Nhảy là một thắng cảnh đẹp nằm tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách Đồng Hới 40 km về phía Bắc.
Tên là bãi đá nhảy bởi vì ở bãi tắm này có rất nhiều hòn đá từ kích cỡ lớn tới nhỏ vươn mình ra biển cả. Nước biển ở bãi đá nhảy cũng khá trong, lại thêm những hòn đá chắn ngang làm cho cảm giác bãi tắm không được rộng rãi như ở biển Nhật Lệ nhưng khá an toàn.
Những phiến đá muôn hình vạn trạng của bãi đá nhảy mang lại cho các bạn cảm giác hoang sơ, chân thực hơn.
Hang Sơn Đoòng
Những thắng cảnh tuyệt đẹp, không ghé thăm sẽ tiếc hùi hụi ở Quảng Bình - 7
Hàng Sơn Đoòng hiện đang được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại
Nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam tọa lạc gần biên giới với Lào. Hang Sơn Đoòng có chiều dài 7,3 km, cao 150 m, rộng 200 m, được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới, với hệ thống thạch nhũ tráng lệ, bộ sưu tập ngọc trai đẹp mắt cùng với khu rừng nhiệt đới nguyên sinh có một không hai trong lòng hang.
Ngoài ra ở một số đoạn hang Sơn Đoòng có kích thước lớn tới 140 m x 140 m, trong đó có các cột nhũ đá cao tới 14 m. Một bức ảnh lộng lẫy do nhiếp ảnh gia Carsten Peter chụp vào tháng 5 năm 2010 ghi nhận đoạn hang có bề rộng khoảng 91,44 m, vòm hang cao gần 243,84 m - có thể chứa lọt một tòa nhà cao 40 tầng của thành phố New York (Mỹ).
Quảng Bình Quan
Những thắng cảnh tuyệt đẹp, không ghé thăm sẽ tiếc hùi hụi ở Quảng Bình - 8
Quảng Bình quan là một trong những biểu tượng lịch sử của Quảng Bình
Quảng Bình quan nằm ở trung tâm phường Hải Đình giữa bốn ngả đường: phía Tây là đường đi lên Đức Ninh, phía Đông là đường Mẹ Suốt đi xuống bến sông Nhật Lệ, phía Bắc là đường đi Hà Nội, phía Nam là đường đi Huế.
Quảng Bình Quan cũng có nhiều tên gọi. Người thì nói đó là cửa vào dinh Quảng Bình, người thì nói Cổng Bình Quan. Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi lại rằng: “cửa quan dài hai trượng 1 thước, rộng hai trượng 5 thước; thành ngoài bảo vệ cửa quan dài 14 trượng 6 thước cao 3 thước, năm Minh Mệnh thứ (1826) xây gạch đá...”.
Quảng Bình quan nguyên là một cổng thành của thành Đồng Hới, hệ thống thành lũy cổ bảo vệ kinh đô Phú Xuân. Phía trước có đường hào chạy ngoài thành, có cầu gạch bắc qua hào, ... Đến năm 1954, quân đội Pháp phá hủy hoàn toàn Quảng Bình quan khi rút khỏi Đồng Hới. Sau hòa bình lập lại, Nhà nước đã cho xây dựng lại gần giống như cũ. Năm 1965, chiến tranh phá hoại, bị máy bay Mỹ phá tan. Hiện nay, Quảng Bình quan đã được phục chế lại gần đúng như cũ.
Vũng Chùa – Đảo Yến
Những thắng cảnh tuyệt đẹp, không ghé thăm sẽ tiếc hùi hụi ở Quảng Bình - 9
Vũng Chùa – Đảo Yến, nơi an nghỉ ngàn thu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Vũng Chùa Đảo Yến được biết tới là nơi an nghỉ ngàn thu của đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng tài ba của dân tộc.
Đây là nơi con dân Việt Nam tới để tỏ lòng thành kính và biết ơn tới vị đại tướng mến yêu của đất nước. Mọi người chú ý khi tới dâng hương nên ăn mặc lịch sự và không nên gây mất trật tự hay đùa nghịch ồn ào làm ảnh hưởng tới sự an nghỉ của đại tướng.
Hầu hết người dân khi đi qua mảnh đất Quảng Bình thường không quên ghé thăm Vũng Chùa - đảo yến để dâng nén hưởng, tỏ lòng biết ơn đối với vị đại tướng tài bà của dân tộc.
Phát hiện thêm hàng chục hang động kỳ vĩ tại Quảng Bình
Đoàn thám hiểm Hoàng gia Anh tiếp tục phát hiện thêm 57 hang động mới ở Quảng Bình.
Theo An An (Báo giao thông)
 
Động Thiên Đường
  
Kì bí rắn khổng lồ bảo vệ rừng Phong Nha - Kẻ Bàng

Quảng Bình - Sự kỳ vĩ của mẹ thiên nhiên

Văn hóa - Giải trí

(PL+) - Quảng Bình - khúc ruột của miền Trung, nơi sơn thủy hữu tình, danh lam thắng cảnh say đắm lòng người cùng những di tích ghi dấu lịch sử một thời.

Du lịch Quảng Bình là hành trình đến mảnh đầy nắng gió, Nơi được mệnh danh là “vương quốc hang động” với hơn 300 hang động lớn nhỏ cùng những bãi cát dài trắng xóa mịn màng men theo bờ biển xanh ngắt.
Đặc biệt, là sau sự kiện đoàn làm phim King Kong dựng phim trường ở đây,những khung cảnh hoang sơ, vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ được tái hiện trên phim đã biến Quảng Bình là nơi không thể không ghé đến với những ai đam mê du lịch mạo hiểm.
Hang Sơn Đoòng
Hang Sơn Đoòng
Nơi được đoàn làm phim King Kong dựng phim trường.
Nơi được đoàn làm phim King Kong dựng phim trường.
Mùa hè là quãng thời gian thích hợp nhất để du lịch Quảng Bình bởi vào mùa hè, vừa thích hợp để lên rừng hít thở bầu không khí trong lành vừa thích  hợp để xuống biển ngụp lặn trong làn nước mát lạnh.
Nhắc đến sự kì vĩ đáng kinh ngạc của thiên nhiên, chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ ngay đến Quảng Bình với những hang động nổi tiếng như: Hang Sơn Đoòng, Động Thiên Đường, Động Phong Nha, Động Tiên Sơn, Zipline Sông Chày – Hang Tối,…
 Động Phong Nha Kẻ Bàng.
 Động Phong Nha Kẻ Bàng.
Không những thế Quảng Bình còn có những bãi biển hoang sơ đến lạ thường như: Biển Nhật Lệ, Biển Đá Nhảy, Vũng Chùa – Đảo Yến. Sau khi hòa mình vào làn nước trong xanh, đùa giỡn với những con sóng, du khách có thể thưởng thức những đặc sản biển nổi tiếng về chất lượng với hương vị riêng.
Quan trọng hơn hết Quảng Bình còn có những điểm du lịch tâm linh là: Mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, di tích Hang Tám Cô, Nhà lưu niệm Đại Tướng, chùa Hoằng Phúc cổ nhất miền Trung với niên đại hơn 700 năm tuổi.
 Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
 Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Biển Nhật Lệ.
Biển Nhật Lệ.
Chính sự hòa quyện dịu dàng giữa vẻ đẹp oai hùng, kỳ vĩ của đá núi cùng nét quyến rũ của biển cả mênh mông đã tạo nên một Quảng Bình  ấn tượng khó phai trong lòng du khách. Đến với Quảng Bình chắc chắn bạn sẽ phải trầm trồ bàn tay Mẹ thiên nhiên sao mà tài tình quá!
Quảng Bình - Sự kỳ vĩ của mẹ thiên nhiên
Quảng Bình - Sự kỳ vĩ của mẹ thiên nhiên
Quảng Bình - Sự kỳ vĩ của mẹ thiên nhiên
Quảng Bình - Sự kỳ vĩ của mẹ thiên nhiên
Quảng Bình - Sự kỳ vĩ của mẹ thiên nhiên
Quảng Bình - Sự kỳ vĩ của mẹ thiên nhiên
Tuệ Minh
 
Món ngon Quảng Bình

Thăm các di tích lịch sử ở Đồng Hới

(Tin Nóng) Nằm ngay cửa sông Nhật Lệ, Đồng Hới (Quảng Bình) từng được chúa Nguyễn xây thành lũy để phòng thủ trong thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh, kéo dài gần nửa thế kỷ. Một ngày là quãng thời gian đủ để bạn chạy xe máy lang thang thăm các di tích trên.

Thăm các di tích lịch sử ở Đồng Hới - ảnh 1 Thành Đồng Hới
Ở thế kỷ 20, Đồng Hới cũng là nơi hứng chịu nhiều bom đạn tàn phá mà dấu tích ghi lại qua rất nhiều tượng đài và vết tích còn sót lại.
Bắt đầu từ Quảng Bình quan, một trong ba cửa ải của hệ thống lũy Thầy hay lũy Đào Duy Từ (mang tính chất phòng thủ), do nhà chiến lược quân sự Đào Duy Từ chỉ huy xây đắp năm 1631.
Theo ghi chép của di sản này, năm 1826, cổng thành được xây lại bằng gạch đá và đến năm 1961 lại được tu sửa. Tuy nhiên, bom đạn trong chiến tranh giai đoạn 1965-1968 đã san bằng cổng, chỉ còn lại phần móng. Đến năm 1994, di tích được phục hồi và được chọn là biểu tượng lịch sử văn hóa của tỉnh Quảng Bình.
Thăm các di tích lịch sử ở Đồng Hới - ảnh 2 Quảng Bình quan, trung tâm thành phố
Đối diện Quảng Bình quan, con đường mang tên Mẹ Suốt dẫn thẳng ra bờ sông Nhật Lệ, nơi dòng nước hiền hòa chảy xuyên dưới chân cầu Nhật Lệ nối bán đảo cát trắng Bảo Ninh với trung tâm thành phố. Dọc hai bên bờ sông, những vết thương chiến tranh vẫn còn đậm dấu. Tượng đài Mẹ Suốt chèo đò được dựng ngay nơi ngày xưa là bến đò, nhưng nay đã được xây thành một bến thuyền dẫn lên chợ Đồng Hới.
Thăm các di tích lịch sử ở Đồng Hới - ảnh 3 Tượng đài Mẹ Suốt
Đi ngược lên hướng bắc theo con đường Nguyễn Du ven sông Nhật Lệ, bạn sẽ đến nhà thờ Tam Tòa. Mặt tiền và tháp chuông cùng một cột đỡ là những gì còn sót lại của ngôi nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ 19 này.
Thăm các di tích lịch sử ở Đồng Hới - ảnh 4 Nhà thờ Tam Tòa
Di tích này nằm ngay công viên cảng Nhật Lệ, nơi từng là khu vực trung chuyển, tiếp viện chiến lược nối với hệ thống đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Hiện khu vực này trở thành không gian công cộng dành cho người dân đến thư giãn ven sông.
Thăm các di tích lịch sử ở Đồng Hới - ảnh 5 Cảng Nhật Lệ
Cũng trên con đường dọc bờ biển kéo dài ra khu vực phía sau của sân bay, bạn sẽ gặp vết tích của Phòng tuyến Nhật Lệ được xây dựng vào năm 1631 còn sót lại. Phòng tuyến này dài 12 km, cao 6 m, rộng 6 m, một phần của hệ thống lũy Đào Duy Từ. Nơi đây từng diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt của hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn. Tượng Đào Duy Từ cũng được đặt thờ ngay chân ngọn hải đăng nằm trên hệ thống phòng tuyến.
Thăm các di tích lịch sử ở Đồng Hới - ảnh 6 Phòng tuyến Nhật Lệ
Chạy dọc theo bờ biển, với một bên là bãi biển và một bên là cồn cát được những hàng dương phủ xanh rì đến gần khu vực sân bay, một vài pháo đài trong khu vực trận địa pháo Quang Phú vẫn còn sót lại.
Thăm các di tích lịch sử ở Đồng Hới - ảnh 7 Bệ pháo đài
Từ trung tâm thành phố lang thang về phía nam, con đường Lê Lợi nối với Lý Thái Tổ sẽ dẫn đến xã Đức Ninh, nơi có trận địa pháo Lão dân quân và khu giao tế. Khu giao tế được xây dựng dành đón các phái đoàn nước ngoài, chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa, đến thăm, họp báo và nghỉ tại Quảng Bình.
Thăm các di tích lịch sử ở Đồng Hới - ảnh 8 Khu giao tế
Một ngày là quãng thời gian đủ để bạn chạy xe máy lang thang thăm các di tích trên, song song đó còn được tận hưởng và chiêm ngưỡng khung cảnh còn nhiều hoang sơ quanh thành phố.
Bài, ảnh: Kim Dung
 
Bánh xèo hàu
  
Bánh Đúc gạo đỏ

Di tích lịch sử Quảng Bình Quan

Du lịch sinh thái– Quảng Bình Quan là một minh chứng di tích lịch sử, được xây dựng từ hơn 400 năm trước, vào năm 1639 từ thời Chúa Nguyễn Quảng Bình Quan là một trong những thành lũy bền vững kiên cố, và trọng yếu hàng đầu của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Quảng Bình Quan- di tích lịch sử
Quảng Bình Quan- di tích lịch sử
Nằm trong hệ thống Lũy Thầy, bao gồm Lũy Trường Dục, Lũy Trấn Ninh, Lũy Nhật Lệ, Lũy Trường Sa kéo dài hơn 30 km. Hệ thống Lũy Thầy do Quân sư chúa Nguyễn là Đào Duy Từ (1572-1634) thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng từ năm 1631-1634, nhằm giúp Chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống lại các đợt tấn công của Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Địa thế lũy này tựa núi gần khe rất chắc chắn, ngăn cách với đất Bắc, hiểm trở chẳng khác gì đang đi vào đất Thục.
Có thể bạn quan tâm: http://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-quang-binh/
Quảng Bình Quan cùng hệ thống Lũy Thầy nằm trấn giữ con đường huyết mạch Bắc-Nam và đường thủy từ cửa biển Nhật Lệ vào, nhờ vậy mà hơn 7 lần quân của Chúa Trịnh vượt Sông Gianh vào Nam đều bị chặn đứng ở cửa ải này. Tuy là chứng tích đau thương của một thời phân tranh đất nước, nhưng Quảng Bình Quan cũng như hệ thống Luỹ Thầy đã thể hiện sự phát triển cao của nghệ thuật kiến trúc thành luỹ quân sự Việt Nam. Quảng Bình Quan nằm trung tâm của hệ thống Lũy Thầy, được xây dựng theo một mô hình kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố, vừa là chiến luỹ phòng ngự chiến đấu kiên cố vững chắc, vừa là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Quảng Bình quan là địa chỉ tin cậy cho các nhà nghiên cứu kiến trúc và quân sự sau này.
Nét đẹp của Quảng Bình Quan
Nét đẹp của Quảng Bình Quan
Bởi vậy mà có thể cũng chính do Quảng Bình Quan và hệ thống Lũy Thầy mà chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã ung dung thực hiện lời sấm của Trạng Trình-Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân…”. Vì vậy, năm 1825, vua Minh Mạng đã cho trùng tu Quảng Bình Quan, đồng thời nâng cao thêm tầng tháp canh bằng loại gạch nung kiên cố. Sau khi khánh thành, nhà vua đã bình chọn Quảng Bình Quan là một trong những công trình văn hoá lịch sử đặc sắc của đất nước, và đã cho đúc nổi hình ảnh Quảng Bình Quan vào Nghi Đỉnh đồng thời đặt trước Thế Miếu trong Tử Cấm Thành.
Quảng Bình Quan Và hệ thống Lũy Thầy thu hút du khách
Quảng Bình Quan Và hệ thống Lũy Thầy thu hút du khách
Trước Cách mạng tháng 8-1945, Quảng Bình Quan (phía đường Đức Ninh) còn có hào ngoài thành, có cầu gạch vòng qua hào và phía ngã ba giữa hai con đường Đức Ninh và Cầu Rào (ngày xưa thời chúa Nguyễn là đường thiên lý và đường thượng đạo) còn có một âm hồn trên một nghĩa địa lớn.
Tham khảo để khám phá Quảng Bình theo cách riêng bạn nhé: http://dulichkhatvongviet.com/quang-binh/kinh-nghiem-du-lich-quang-binh/kinh-nghiem-du-lich-quang-binh-2015/
Quảng Bình Quan bị quân đội Pháp phá hủy khi họ rút khỏi Đồng Hới năm 1954 rồi sau đó Nhà nước ta xây lại gần giống như cũ. nhưng đến năm 1965, chiến tranh phá hoại, bị máy bay của Mỹ đánh tan.
Hiện nay, Quảng Bình Quan đã được phục chế lại như nguyên bản cách đây hơn ba thế kỷ. Du khách ra Bắc vào Nam, ngang qua địa phận tỉnh Quảng Bình sẽ được chiêm ngưỡng Quảng Bình Quan, một di tích kiến trúc cổ kính có giá trị lịch sử và nghệ thuật, và đã đi vào văn thơ.
Bạn đọc khám phá thêm điểm du lịch đỉnh U Bò ở Quảng Bình tại: http://chuongtrinhdulich.net/chuong-trinh-du-lich-he/kham-pha-dinh-bo-khi-du-lich-quang-binh/
 
Ẩm thực Đồng Hới

QUẢNG BÌNH - Di tích lịch sử đường Trường Sơn Hồ Chí Minh

(Cinet - DL) - Hệ thống đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Bình đi qua 6 huyện, thành phố (Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh và Lệ Thủy)
1. Di sản/Di tích: Di tích lịch sử đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh
2. Thời gian: Từ cuối năm 1954 đến năm 1959 ở miền Nam, Mỹ - Diệm tiến hành những chiến dịch ''Tố cộng",
Đường Hồ Chí Minh lịch sử (nguồn internet)
"Diệt cộng'' và tiếp đó là Luật 10-59, công khai kìm kẹp nhân dân, tàn sát dã man những người yêu nước.
Trong bối cảnh đó ''Đường dây giao liên Nam - Bắc'' được hình thành trong kháng chiến chống Pháp không thể đáp ứng được kịp thời nhu cầu ngày càng lớn của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, đối chọi với cường quốc đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.
Ngày 19 tháng 5 năm 1959, theo Quyết định của Tổng quân ủy Trung ương, gần 500 cán bộ chiến sĩ được tuyển chọn từ các đoàn miền Nam tập kết, tổ chức thành tiểu đoàn 301 làm nhiệm vụ ''Mở đường Trường Sơn''.
Qua năm tháng hình thành và phát triển tuyến chi viện đã có các tên: “Đường 559". " Đường Trường Sơn", Đường mòn Hồ Chí Minh". Đến nay, con đường được ấn định vào lịch sử bằng tên gọi Đường Hồ Chí Minh.
3. Năm công nhận: Ngày 12/12/1986, Nhà nước công nhận theo Quyết định số 236 hệ thống quần thể di tích lịch sử Quốc gia Đường Hồ Chí Minh.
Ngày 16/05/2014, Đường Hồ Chí Minh được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt
4. Địa hình/Vị trí: Hệ thống đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Bình đi qua 6 huyện, thành phố (Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh và Lệ Thủy). Đối với huyện Bố Trạch nơi có di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha- Kẻ Bàng và cũng là địa phương có hệ thống đường Hồ Chí Minh đi qua với nhiều tuyến đường dọc, ngang xen kẻ giữa Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng
5. Thổ nhưỡng: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.
6. Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
7. Dân cư: Dân số huyện Bố Trạch tính đến năm 2012 là 180.355 người
Mật độ dân số: 85 người/km2
Dân số trung bình nam: 90.682 người
Dân số trung bình nữ: 89.673 người
8. Tóm tắt nội dung:
Giá trị lịch sử nổi bật:
Con đường chiến lược mang tên Bác Hồ có ba nhiệm vụ lịch sử trọng tâm:
Là tuyến vận tải quân sự chiến lược cho chiến trường ba nước ở phần phía Nam bán đảo Đông Dương (Miền Nam Việt Nam; Trung, Hạ Lào; Đông Bắc Cam-Pu-Chia).
Là một hướng chiến trường quan trọng, phối hợp chiến đấu giữa ba nước, với khẩu hiệu ''Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến".
Là một căn cứ hậu cần chiến lược rộng lớn, vững chắc cho chiến trường ba nước.
Từ ba nhiệm vụ trọng tâm đó, nhiệm vụ của từng thời kỳ cũng có khác nhau:
Từ năm 1959 đến năm 1961, để kiên trì giữ gìn thiện chí, thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng, tuyến 559 chủ yếu đi bộ làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón cán bộ làm chuyển văn kiện vào ra Bắc - Nam, sau đó vận chuyển gùi thồ một ít vũ khí nhẹ cho chiến trường gần, do tiểu đoàn 301 thực hiện theo phương châm: ''Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng''. Lúc đó trạm điều phối đóng ở Khe Ho, Tây Vĩnh Linh nay thuộc tỉnh Quảng Trị. Từ năm 1961 có chủ trương của Trung ương Đảng (của ta và nước bạn Lào) phối hợp giải phóng một số điểm ở Đường  9 trên đất Lào, đồng thời bạn cho ta mở đường vận chuyển cơ giới phía Tây Trường Sơn. Và cầu đường là hạ tầng cơ sở quyết định cho vận tải bằng cơ giới. Từ đó, hệ thống Đường Hồ Chí Minh đã từng bước phát triển đến đỉnh cao, thành một mạng lưới liên hoàn vững chắc gồm nhiều trục dọc trục ngang nối Đông Tây Trường Sơn, tỏa ra khắp chiến trường với tổng chiều dài 16.790 km đường bộ, 1.500 km ống xăng dầu, 2.500 km đường giao liên, 1.200 km đường biển, đường hàng không.
Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh ( nguồn internet)

Ngoài ra hệ thống các kho hàng, kho xăng dầu, chỉ huy sở, các cấp, các xưởng quân khí, các quân y viện, các điểm tập kết quân và các quân binh chủng... đều được xây dựng trên các địa bàn an toàn và thích hợp để sẵn sàng hợp đồng chiến đấu và phối hợp kịp thời trên các nhiệm vụ nhằm tập hợp chi viện sức người sức của cho tuyền tuyến.
Trải qua 16 năm thăng trầm, các lực lượng trên các tuyến đường đã bền bỉ kiên trì chiến đấu, dũng cảm mưu trí; chịu đựng gian khổ hy sinh. Với tinh thần tất cả vì Miền Nam ruột thịt, vì Trị Thiên thân yêu, vì bạn bè quốc tế thủy chung, các binh chủng vận tải, công binh, phòng không, bộ binh, thông tin, lực lượng thanh niên xung phong và nhân dân địa phương đã hợp đồng chiến đấu, tấn công vào cuộc ''Chiến tranh ngăn chặn" trên không, dưới đất, hóa học, điện tử... của đế quốc Mỹ.
Tuyến Đường Hồ Chí Minh đã từng bước hoàn thành nhiệm vụ của mình trong các thời kỳ cách mạng miền Nam.
Tuyến Đường Hồ Chí Minh đã phục vụ vận chuyển trên 1 triệu tấn vũ khí, đạn dược, xăng dầu, thuốc men, đưa đón trên bốn triệu lượt bộ đội, cán bộ, thương binh vào ra, bắn rơi 2.451 máy bay các loại, tiêu diệt, bắt sống hàng vạn bộ binh đối phương; cùng với bạn giải phóng một số tỉnh Trung, Hạ Lào; đặc biệt là đường 9 Nam Lào, chiến dịch Đông Hà - Quảng Trị, chiến dịch Huế, Buôn Mê Thuột, tổng tiến công mùa Xuân năm 1975. Các lực lượng trên tuyến Đường Hồ Chí Minh đã đáp ứng đầy đủ vũ khí, đạn dược, lương thực, đã thực hiện thần tốc hành quân cơ giới từng quân đoàn, sư đoàn, binh chủng kỹ thuật, vượt thời gian đến đích quy định.
Trong hệ thống Đường Hồ Chí Minh, Đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Bình giữ vị trí trọng yếu trong hệ thống toàn tuyến đường và tập trung nhiều tuyến đường huyết mạch, là nút chiến lược về giao thông vận tải chi viện cho tiền tuyến, đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Quảng Bình phải có nhiều đường cho chủ động, kẻo địa hình như vậy dễ bị tắc nghẽn''...
Quảng Bình là "cửa ngõ'' là địa bàn xung yếu của toàn bộ hệ thống Đường Hồ Chí Minh trước khi vào Nam, tập trung những tuyến đường với những cửa khẩu quan trọng chuyển tải từ miền Bắc hậu phương chi viện cho tiền tuyến, cho các chiến trường.
Quảng Bình có 03 tuyến đường bộ dọc (Quốc lộ 1A - 122km), Đường 15 từ Tân Đức (Tuyên Hóa) đến Bến Quang (Vĩnh Linh) và đường từ Khe Gát (Bố Trạch) đến A Lưới (Thừa Thiên); có 04 tuyến đường Đông Tây: Đường 12A, Đường 20 Quyết thắng, Đường 10 và Đường 16. Để hỗ trợ cho các đường chính nhiều đường phụ được mở thêm như Đường 22A, 22B, Đường Ba Trại, Đường Nguyễn Văn Trỗi, Đường Nam Khe, Đường 12B...
Vận tải đường biển ở Quảng Bình cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Cảng Thanh Khê (Bố Trạch) là điểm mở đầu vận tải biển chuyển hàng vào Nam, là địa chỉ đỏ của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Tháng 7 năm 1959, Tiểu đoàn 601 vận chuyển được thành lập ở Thanh Khê, với danh nghĩa ''Tập đoàn đánh cá''. Ngay sau khi thành lập Tiểu đoàn 601 đã tổ chức những đợt vận tải bằng thuyền buồm chở vũ khí vào cho Bộ Tư lệnh Hải quân Liên khu V ở Hải Vân. Ngoài vận tải biển của bộ đội chủ lực, các địa phương ở Quảng Bình cũng đã tổ chức nhiều đơn vị vận tải biển của dân quân, vận tải khối lượng hàng hóa không nhỏ vào chiến trường, bằng nhiều chiến dịch vận tải biển, trong đó đặc biệt đáng nhớ là chiến dịch Hòn La (VT5).
Các tuyến đường sông, đường không, đường ống xăng dầu, tuyến đường thông tin, tuyến giao liên cũng góp phần không nhỏ vào nhiệm vụ chiến lược của tuyến Đường Hồ Chí Minh. Báo Le monde của Pháp ngày 31 tháng 3 năm 1971 đã viết: ''Chỉ khoảng đường chim bay trên 100 km giữa đèo Mụ Giạ đến vĩ tuyến 17, tổng số các con đường đã lên tới năm ngàn cây số... Kể từ đèo Mụ Giạ là đầu tuyến đường quan trọng của hệ thống giao thông xe cộ''.
Quảng Bình là một nút chiến lược về giao thông vận tải, chi viện cho mặt trận suốt cả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Quảng Bình còn trung tâm của Sở Chỉ huy của đoàn 559 trong nhiều thời kỳ, trung tâm hậu cần dự trữ vật tư chiến lược cho các chiến trường, trung tâm sửa chữa kỹ thuật, trung tâm an dưỡng điều trị thương bệnh binh, trung tâm hợp đồng chiến đấu quân dân, trung tâm hợp đồng sử dụng các quân binh chủng hợp thành vì sự sống còn đường quyết thắng giặc Mỹ xâm lược; là trung tâm xuất phát và hậu cứ của nhiều binh đoàn, sư đoàn chi viện cho chiến trường.
Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Tư lệnh trưởng Bộ Tư lệnh 559, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng đánh giá: "Đường Hồ Chí Minh ở Quảng Bình là trung tâm của trung tâm đầu mối xuất phát của Đường Hồ Chí Minh Quốc gia''; nơi biểu hiện tập trung chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'' và tinh thần ''Quyết tâm đánh giặc Mỹ xâm lược''.
Khu di tích Xuân Sơn - Phong Nha được hình thành trong bối cảnh sự kiện lịch sử quan trọng của sự hình thành và phát triển tuyến đường chiến lược quốc gia Hồ Chí Minh nói trên. Phong Nha - Kẻ Bàng đã và đang chứa trong lòng mình một phần máu thịt của con đường huyết mạch đầy huyền thoại đó.
Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công của Trung ương Đảng, sau Hội nghị Trung ương lần thứ XI, XII (năm 1965) và hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch ngày 20 tháng 7 năm 1965, Trung ương Đảng Quốc hội và lính phủ xem mặt trận giao thông vận tải trong thời gian này là nhiệm vụ trung tâm, đột xuất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Yêu cầu nhiệm vụ chi viện chiến trường càng lớn, càng khẩn trương, đòi hỏi hệ thống đường vận chuyển bằng cơ giới phải cần phát triển mạnh. Nếu chỉ có một cửa khẩu Đường 12 qua bao trọng điểm như Khe Ve, Cổng Trời, Mụ Giạ bị địch thường xuyên đánh phá ác liệt luôn bị tắc đường, nhất là vào thời tiết mưa lũ, đường sình lầy không đảm bảo chi viện cho chiến trường đáp ứng thời cơ.
Từ tình hình nói trên, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định cho mở thêm tuyến Đường 20 Quyết Thắng để phá thế độc tuyến đường vượt khẩu 12A và rút ngắn độ vận chuyển từ phía Bắc xuống Đường 9.
Đường 20 xuất phát từ cửa rừng Phong Nha lên Cà Roòng, chọc thủng núi đá vôi của Trường Sơn nối liền với Đường 128B ở ngã ba Lùm Phùm (Lào) có chiều dài 123km. Đây là tuyến đường được khảo sát và thi công trong thời điểm chiến tranh ác liệt, có thể nói mặt đường trộn lẫn máu và mồ hôi của các chiến sĩ Trường Sơn.
Hai trung đoàn công binh số 41, số 10 và tổng đội thanh niên xung phong số 25 gồm hàng vạn gái trai của các tỉnh Quảng Bình; Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Nam Ninh và các đơn vị cơ giới dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh 559 và Bộ Giao thông Vận tải đảm nhận nhiệm vụ lịch sử này.
Ngày 20 tháng 12 năm 1965 được đánh dấu là ngày bổ nhát cuốc đầu tiên cho việc hình thành con Đường 20 thể hiện ý chí quyết tâm ''phá thế độc quyền'' quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi quyết định trên mặt trận giao thông vận tải ở mảnh đất tuyến lửa chật hẹp này.
Đội thanh niên xung phong N25 được vinh dự nổ phát mìn đầu tiên mở đầu chiến dịch mở đường. Trong những ngày tháng cực kỳ gian khổ sau đó, hàng vạn chiến sĩ công binh, chiến sĩ thanh niên xung phong đã lao động suất cả ngày đêm với một khẩu hiệu rất thiết thực nhưng rất đỗi lãng mạn ''bám mặt trời không rời mặt trăng''. Một tiểu đội nữ thanh niên xung phong Quảng Bình đạt năng suất 8m3/ngày. Một cô gái ở Hà Tĩnh tên là Nguyễn Thị Nguyệt trong suốt cả 30 ngày liền, cứ mỗi ngày một gánh gạo 50kg, cô đã đi 20 km đường rừng cả đi và về để tiếp tế cho công trường làm đường. Cộng lại, trong một tháng, cô đi 600 km với nửa tạ gạo đặt trên vai. Công trường này có nhiều chiến sĩ công binh đạt kỷ lục đào đất cao nhất chưa từng có: 14m3/ngày. Điểm thử thách cuối cùng là cây số 18 có một dãy núi chắn ngang, bên kia núi là vực thẳm. Trung đoàn 10 công binh đã san bằng ngọn núi này và được tặng danh hiệu ''Đơn vị chọc thủng Trường Sơn''. Ngày 05 tháng 5 năm 1966, sau bốn tháng thi công, con ĐƯỜNG 20 đã được hoàn thành với chiều dài 123km, xuyên qua Trường Sơn, nối liền Phong Nha (Quảng Bình) với Lùm Phùn thuộc huyện Bu-La-Pha, tỉnh Khăm Muộn (Lào).
Với tổng số 519.287 ngày công và 915.913m3 đất đá được đào đắp chỉ trong vòng 127 ngày, đêm (từ ngày 20 tháng 12 năm 1965 đến ngày 05 tháng 5 năm 1966) Đường 20 đã hoàn thành chọc thủng Trường Sơn, thông tuyến.
Do lực lượng thi công con đường đều ở lứa tuổi 20 nên Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tư lệnh 559 đã đặt tên con đường là "Đường 20''. Con đường đã thể hiện ý chí quyết tâm chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, quyết tâm phá thế độc tuyến và giành thắng lợi trên mặt trận giao thông vận tải, vì thế con đường được gán thêm hai chữ "Quyết Thắng'' và được gọi đầy đủ ý là ''Đường 20 Quyết Thắng''.
Đế quốc Mỹ nhận thấy rõ vai trò, vị trí và cả đặc điểm địa thế của con đường này, nên chúng ngày đêm liên tục tập trung đánh phá cực kỳ khốc liệt.
Suốt cả thời gian làm nhiệm vụ mở đường cho đến suốt thời gian làm nhiệm vụ bảo vệ đường, bảo vệ các đoàn quân và xe ra tiền tuyến, nhiều đơn vị bộ đội thanh niên xung phong đã anh dũng chiến đấu, chịu đựng gian khổ hy sinh quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mà Tổ quốc giao phó.
Trên 123 km tuyến Đường 20 có nhiều ''Tọa độ lửa'', trong đó ác liệt nhất là tập đoàn trọng điểm ''A.T.P'' (Cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Pu-La-Nhích). Trọng điểm Trà Ang, trọng điểm km16, km14, phà Xuân Sơn (bao gồm phà B và phà Nguyễn Văn Trỗi).
Sự nghiệp cứu nước của dân tộc ta đã kết thúc thắng lợi và đi vào lịch sử như một bản hùng ca bất tử. Tuyến Đường Hồ Chí Minh đã hình thành một hệ thống di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt quan trọng, khởi phát và xuyên qua trong lòng khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.
Các trọng điểm trên Đường 20 Quyết Thắng, bến phà Xuân Sơn, hang Phong Nha trở thành địa danh lịch sử văn hóa lưu niệm, khắc sâu bao sự kiện, bao chiến công hiển hách của bộ đội Trường Sơn, của thanh niên xung phong, của quân và dân Quảng Bình.  
Tô Giang (tổng hợp)
Nguồn tài liệu tham khảo

 
Bánh xèo gạo đỏ
 
 
                                  Người Chứt Quảng Bình: Tộc người kỳ bí và món cơm Pồi



Chùa Cảnh Tiên tỉnh Quảng Bình, Di tích lịch sử văn hoá
Lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa chùa Cảnh Tiên
Từ xưa, những ngôi chùa cổ kính không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh để người dân gửi gắm niềm tin, khát vọng cuộc sống. Với chùa Cảnh Tiên là công trình Phật giáo có giá trị văn hóa, tâm linh, lịch sử lâu đời, tọa lạc trên triền cát thuộc thôn Dinh Mười, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Chùa Cảnh Tiên do khai quốc công thần Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật xây dựng thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, làm nơi nương tựa và cầu siêu độ cho hàng vạn anh linh tử trận. Chùa được Chúa Nguyễn ban biển ngạch là "Sắc tứ Cảnh Tiên tự" và được quan tâm, chăm lo, trùng tu, sửa chữa.
Năm Canh Thân 1680, Nguyễn Hữu Dật qua đời, chùa Cảnh Tiên được giao cho Nguyễn Hữu Hào chăm sóc. Sau khi Nguyễn Hữu Hào mất năm 1714, con trai ông là Nguyễn Hữu Thuyên tiếp tục sự nghiệp trông nom ngôi chùa, ông đã cho tu bổ khá khang trang. Năm 1717, xảy ra cuộc biến loạn lớn, quân Trịnh vượt sông Gianh tiến đánh kinh thành Phú Xuân, chúa Nguyễn vào Nam lánh nạn, dinh trấn của chúa Nguyễn trên đất Quảng Bình bị xóa bỏ, chùa Cảnh Tiên từ đó cũng không được quan tâm, gìn giữ.
Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), trên đường đi kinh lý Bắc Hà, qua các dinh trạm, vua đã lưu ý đến hiện trạng di tích này. Đến năm Minh Mạng thứ 8 (1827), triều đình mới bàn bạc để trùng tu chùa Cảnh Tiên. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), vua ngự giá Bắc tuần ban cho 100 quan tiền để tu bổ. Đến năm Tự Đức thứ 18 (1865), vua ban cho 100 lạng bạc để trùng tu. Từ đó chùa Cảnh Tiên còn có tên là chùa Vua.
Mỗi lần trùng tu ngôi chùa đều được ghi chép đầy đủ trên tấm bia đá. Theo các cụ cao niên ở địa phương, chùa Cảnh Tiên có 7 tấm bia đá ghi chép về lịch sử và công đức xây dựng, trùng tu chùa qua các thời kỳ. Do sự tàn phá của chiến tranh, sự phong hóa của thời gian, đến nay ngôi chùa đã bị hư hỏng hoàn toàn, chỉ còn lại dấu tích trên nền đất cũ với diện tích 819m2 và 2 tấm bia đá được lưu giữ tại nhà thờ họ Hoàng thôn Dinh Mười, xã Gia Ninh. Tuy vậy, những dấu tích còn lại của ngôi chùa vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, văn hóa là nguồn sử liệu trực tiếp phản ánh truyền thống của ông cha ta trong quá trình bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.
Chùa Cảnh Tiên có bề dày lịch sử, tồn tại qua hàng trăm năm, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, gắn với tên tuổi của nhiều danh nhân của quê hương đất nước, là nơi sinh hoạt tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng của một vùng cư dân rộng lớn. Ngôi chùa không chỉ thờ tự Phật, nơi gửi gắm che chở cho người dân trong đời sống tinh thần mà chùa còn gắn với nhiều sự kiện của quê hương qua các thời kỳ lịch sử.
Để tôn vinh những giá trị lịch sử văn hóa của ngôi chùa, ngày 29/12/2015, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 3829/QĐ-UBND xếp hạng di tích lịch sử chùa Cảnh Tiên là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhằm ghi nhận sự nỗ lực của nhân dân, cán bộ xã Gia Ninh nói riêng và huyện Quảng Ninh nói chung trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của quê hương.
Ngày 16/8/2016, xã Gia Ninh tổ chức lễ đón nhận Di tích lịch sử văn hóa “Chùa Cảnh Tiên”. Ông Nguyễn Ngọc Do, Chủ tịch UBND xã Gia Ninh cho biết "Sau khi vinh dự được đón nhận danh hiệu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh chùa Cảnh Tiên, UBND xã Gia Ninh đã triển khai công tác bảo vệ di tích trong toàn dân. Ngày 15/12/2016, Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã có đơn gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh xin trùng tu, xây dựng chùa và mong muốn các cấp, các ngành có thẩm quyền xem xét, sớm có kế hoạch hỗ trợ, phục dựng, tôn tạo di tích lịch sử chùa Cảnh Tiên. Hy vọng rằng chùa Cảnh Tiên, xã Gia Ninh là điểm đến cho phật tử gần xa và người dân địa phương có nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, góp phần bảo tồn, lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử".
Hà Thanh
 
Bánh Bột Lọc Quảng Bình
  
Sam biển – món ngon đất Quảng Ninh
Di tích lịch sử hang Lèn Hà - Quảng Bình
Nguồn: website Quảng Bình
Cập nhật: 01/08/2013, 14:51:40
Trong khu vực núi Lèn Hà, thuộc xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách tuyến đường chiến lược 15A khoảng 3km có một hang cao được dân địa phương gọi là hang Lèn Hà. Hang nằm ở lưng chừng núi, có độ cao 150m, đỉnh cao nhất là 320m, rộng khoảng 420m.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hang được Trạm Cơ vụ A69 thuộc Đại đội 9, Trung đoàn 134, Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc cải tạo thành nơi đặt máy móc điện đàm liên lạc; dưới núi là rừng cây rậm rạp rất dễ ngụy trang được xây dựng làm khu nhà nghỉ, hội trường sinh hoạt của Trạm Cơ vụ A69 và làm kho dự trữ hàng chiến lược chi viện cho chiến trường miền Nam.

Trạm A69 là trạm thông tin có vị trí cực kỳ quan trọng, có nhiệm vụ bảo đảm thông tin Bắc - Nam từ Hà Nội đến đường 9 - Nam Lào; cho Cụm kho Binh trạm 25 thuộc Đoàn 559 ở Thanh Lạng; là nơi dự trữ vũ khí trang bị, lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng phục vụ cho chiến trường miền Nam; bảo đảm thông tin cho Binh trạm 12 ở Cổng Trời và Sư đoàn Phòng không 367, làm nhiệm vụ bảo vệ các trọng điểm trên tuyến đường giao thông huyết mạch từ Hương Khê - Hà Tĩnh đến Tân Ấp - Quảng Bình và các ga Khe Nét, ga Tân Ấp, ngầm Kà Tang, Khe Dinh, Viện 4, Quân khu 4; cho Đồn Biên phòng Cha Lo, làm nhiệm vụ tiễu phỉ, bảo vệ cửa khẩu biên giới Việt Lào và căn cứ Hải quân ở Ba Đồn (Quảng Bình), làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển. Đường dây của trạm nối liền với mạng thông tin của Bộ Tư lệnh 559, chạy dọc đường 12A (Quảng Bình) và đường 8 (Hà Tĩnh), đi qua nhiều trọng điểm địch đánh phá ác liệt, địa hình hiểm trở như Khe Nét, Thanh Lạng, Đò Vàng...

Trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, phát hiện được hoạt động của Trạm Cơ vụ A69 và vị trí quan trọng của hang Lèn Hà, địch thường xuyên tập trung đánh phá ác liệt vào khu vực hang. Đặc biệt vào lúc 13 giờ 25 phút ngày 02/7/1972, máy bay giặc Mỹ bất ngờ ập tới bắn pháo khói vào nhà ăn của Trạm để chỉ điểm. Chưa đầy 5 phút sau, hai máy bay B52 bay đến ném 3 quả bom vào hai đầu núi và một quả vào chính giữa hội trường. Tiếp đó chúng đánh bom phát quang, bom cháy, khu vực Trạm bị bốc cháy dữ dội. Cuộc đánh phá của địch diễn ra trong vòng 5 phút nhưng gây thiệt hại hết sức nặng nề: Trạm máy trên hang đá cao bị hư hỏng nặng, mạng cáp nhập đài và khoảng 1.500m đường dây quanh khu vực trạm bị đứt nát không làm việc được; 13 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, trong đó có 10 chiến sỹ gái, nhiều chiến sĩ bị thương. Cả một khu vực rộng lớn của Trạm bị bom địch đánh phá gây ra bao đau thương và tổn thất cho Trạm Cơ vụ A69. Nhưng với tinh thần tất cả cho nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc, các chiến sỉ đã gạt nước mắt, nén đau thương để tiếp tục làm nhiệm vụ và chỉ sau 1 giờ đồng hồ, thông tin liên lạc đã được khôi phục thông suốt, Trạm máy được củng cố. Việc cứu chữa thương binh, tìm thi thể và mai táng 13 đồng chí hy sinh được thực hiện khẩn trương và chu đáo.

Trong suốt quá trình chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện cho các chiến trường, bất chấp mưa bom bão đạn của địch, không ngại gian khổ, hy sinh, cũng như khí hậu khắc nghiệt của núi rừng Trường Sơn, các cán bộ chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 đã kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo vượt qua khó khăn, gian khổ, hy sinh để tiếp chuyển hàng trăm ngàn phiên liên lạc kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn, phục vụ cho Bộ Chỉ huy chỉ đạo các đơn vị chiến đấu, tiêu biểu là chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, chiến dịch Cánh Đồng Chum năm 1971, chiến dịch Quảng Trị năm 1972...

Mặc dù gặp muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh mất mát, nhưng với tinh thần “Tất cả cho chỉ huy chiến đấu giành thắng lợi”, “Tim còn đập mạch máu thông tin còn thông suốt”, cán bộ, chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 vẫn kiên cường bám trụ để làm nhiệm vụ. Và trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt đó đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng thà hy sinh tất cả nhưng nhất định không để mạch máu thông tin gián đoạn. Bằng ý chí quyết tâm, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cán bộ, chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 liên tục 4 năm liền (1970-1973) là “Trạm cơ vụ tiên tiến”; Đại đội 9, 3 năm liền đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”; Trạm Cơ vụ A69 đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 02 Huân chương chiến công hạng Nhì. Năm 1970 và 1971 được công nhận là Trạm kiểu mẫu; năm 1972 được Trung đoàn tặng bằng khen. Hang Lèn Hà là nơi thấm đẫm máu, mồ hôi và nước mắt của các cán bộ, chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 thuộc Đại đội 9, Trung đoàn 134 anh hùng.

Chiến tranh lùi xa đã hơn 30 năm nhưng những chiến công, những thành tích và sự hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 sẽ mãi mãi là niềm tự hào của những người dân đất Việt.

Hang Lèn Hà đã trở thành di tích lịch sử nổi tiếng và đã được Bộ Tư lệnh Thông tin, UBND tỉnh Quảng Bình đầu tư xây dựng Miếu, Bia để ghi danh, tưởng nhớ các cán bộ, chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 đã hy sinh anh dũng trong ngày 02/7/1972 dưới chân Lèn Hà./.
Số lần đọc: 3793[ In bài
Hang Lèn Đại HòaTour du lịch Quảng Bình ngày nay với du khách không chỉ là những chuyến về thăm Đồng Hới Bình yên với biển hay những giờ phút chinh phục thú vị động Phong Nha kỳ thú, mà còn là những hành trình về nguồn ý nghĩa qua các điểm đến như Hang Lèn Đại Hòa.

Hang Lèn Đại HòaHang Lèn Đại Hòa của Quảng Bình được xem là một trong những di tích lịch sử rất ý nghĩa, là điểm du lịch Quảng Bình có giá trị đặc biệt, giúp du khách hồi tưởng những ngày tháng chiến đấu gian khổ của những người con yêu nước qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Khi xưa, Hang Lèn Đại Hòa nằm ở vị trí quan trọng trên tuyến đường giao liên nối các vùng cách mạng quan trọng trong địa bàn tỉnh Quảng Bình. Ngày nay đến thăm Hang Lèn, du khách có thể theo con đường nối liền các xã Đức – Thạch – Đồng – Thuận bởi Hang Lèn Đại Hoà nằm cạnh con đường này rất thuận tiện để đi lại. Trước Hang Lèn có ghi chi tiết về hang trên một tấm bia cao khoảng 2m. Cách tấm bia khoảng 5m về phía bên phải, là con đường nhỏ dẫn du khách vào hang. Hang Lèn Đại Hòa có bề rộng khoảng 3m và chiều dài khoảng 9m. Lòng hang rộng khoảng 50m2 và hang có 2 cửa để ra vào. Nơi đây đã ghi nhận thời khắc quan trọng về ngày khai mạc của đảng bộ Quảng Bình vào năm 1948. Trong lần đại hội lần thứ nhất ấy đã có hơn 50 đại biểu đại diện cho gần 1000 đảng viên của Quảng Bình cùng quy tụ về vừa tổng kết những thành quả đạt được, vừa đưa ra những nhiệm vụ chiến lược cho thời gian tiếp theo, giúp phong trào kháng chiến trong tỉnh thêm lớn mạnh, góp phần mang đến thành công cuộc vì độc lập của đất nước. Hang Lèn Đại Hòa bây giờ không chỉ là chứng tích mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, mà còn là nơi mang lại cho du khách những khoảnh khắc thư thái bởi không khí trong lành khoáng đạt và phong cảnh hữu tình xung quanh.
Các công ty tổ chức tour du lịch khi xây dựng những tour đến Quảng Bình, ngoài việc xây dựng những hành trình tham quan thưởng ngoạn thiên nhiên, còn kết hợp các điểm đến mang ý nghĩa lịch sử để làm cho chuyến đi thêm phần ý nghĩa. Cũng qua các chương trình phong phú như vậy, du khách có dịp hiểu hơn về vùng đất và con người Quảng Bình, chân chất, dũng cảm và đã hy sinh khá nhiều trong các cuộc chiến với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần chiến đấu quả cảm.
 
Những món ăn ngon từ Đẻn ở biển Quảng Bình
  
                                                              Chắt chắt sông Gianh

Lễ hội đền Đồng Bằng được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân trí Để vinh danh và bảo tồn văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận Lễ hội đền Đồng Bằng Thái Bình là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Vào ngày 9/10 (tức 20-8 âm lịch), hàng vạn người dân và du khách thập phương đã đổ về xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, để tham dự Lễ hội truyền thống đền Đồng Bằng. Cũng nhân dịp này, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận Lễ hội đền Đồng Bằng Thái Bình là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Theo tục lệ, cứ đến 20/8 âm lịch hằng năm, người dân xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ và du khách thập phương đều đổ về Đền Đồng Bằng để dâng hương tưởng nhớ Vĩnh Công Đại Vương, người có công lớn giúp Vua Hùng đánh giặc ngoại xâm, dựng nước và khai lập tám trang Đào Động xưa; đồng thời cũng là nơi tưởng niệm Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng, hoàng thân quốc thích nhà Trần.

Bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trao Bằng chứng nhận đền Đồng Bằng là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trao Bằng chứng nhận đền Đồng Bằng là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Đền Đồng Bằng còn có tên gọi đền Đức Vua hay đền Vua Cha Bát Hải gồm một đền chính (đền Đức Vua) và năm đền nhỏ: đền Sinh, đền quan Đệ Nhị, đền quan Đệ Tam, đền quan Điều và đền quan Đệ Bát trên khuôn viên rộng hơn 11 ha. Ngôi đền chính có kiến trúc gỗ độc đáo với 13 tòa, 66 gian chạm trổ tinh sảo, hàng trăm câu đối, đại tự, cuốn thư sơn son thếp vàng lộng lẫy. Nơi đây là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với nét văn hóa đặc sắc là tục hầu bóng, hát văn mang đậm hồn Việt.
Di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Bằng được Bộ Văn Hóa cấp bằng công nhận di tích lịch sử Quốc gia năm 1986.
Lễ hội đền Đồng Bằng là lễ hội cấp vùng mang đặc trưng nét văn hóa truyền thống của cư dân trồng lúa nước đồng bằng Bắc Bộ. Về đây, ngoài việc thực hiện hoạt động tín ngưỡng, tâm linh cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình hạnh phúc, mọi người còn được đắm mình trong các hoạt động lễ hội đặc sắc, riêng có như: Bơi chải trên sông cổ Mai Diêm phía trước đền, thi vật đô, chọi gà, diễn xướng hát văn và hầu đồng, đặc biệt là lễ rước bộ từ các đền Quan trong quần thể di tích về đền Vua Cha trong ngày khai hội.
Để vinh danh và bảo tồn văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận Lễ hội đền Đồng Bằng là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Lễ hội đền Đồng Bằng kéo dài đến hết ngày 15/10 (tức 26-8 âm lịch).
Đức Văn
 
Câu hò Lệ Thủy
  
Hò đối đáp giao duyên - Hò khoan Lệ Thủy, Quảng Bình

Di tích lịch sử - văn hóa đình làng Lộc Điền (Quảng Bình): Trùng tu hay hủy hoại?


Trụ biểu phía Tây đã bị đập bỏ để xây mới.
Theo cuốn “Lịch sử đình làng Lộc Điền” của GS.TS Nguyễn Quốc Cừ, đình làng này được khởi dựng từ cuối thế kỉ XVII, ban đầu bằng tranh, tre, nứa, gỗ… Qua nhiều lần tôn tạo, phục hồi vào các năm 1828, 1890, 1922, 1934, ngôi đình thấm đẫm biết bao mồ hôi, nước mắt và máu của nhiều lớp cha ông để có được vẻ đẹp độc đáo nổi tiếng cả vùng. Riêng lần đại trùng tu năm 1922, kiến trúc phần nề (xây đắp), nổi bật là 2 trụ biểu (cột nanh). Hai trụ biểu đứng làm cổng đình, cao trên 5m, chân cột khoảng 0,8m; trên đỉnh trụ đắp hình con nghê; chung quanh mỗi trụ đắp gờ nổi, hình rồng uốn lượn và nhiều loại họa tiết, hoa văn vô cùng sinh động. Mặt bên đắp hình rồng chầu, hổ phục. Mặt trước có hai câu đối bằng chữ Hán; tất cả được ghép bằng hàng nghìn mảnh sành sứ cổ xưa quý hiếm; đã tạo cho đình làng vẻ huyền bí, giàu tính nghệ thuật và oai nghiêm. Câu đối ở 2 cột nanh (do cụ cử nhân Ngô Gia Hựu soạn), như sau: “Tứ diện sơn hà, đắc nhất dĩ linh, ngưng chính khí/ Lưỡng gian thiên địa, lập trung bất ỷ, ngật cao tiêu”. Tạm dịch: Bốn mặt núi sông, đắc nhất hồn thiêng, ngưng chính khí/ Đôi dòng trời đất, đứng thẳng không dựa, ngất trời cao. ( Đáng tiếc, vế trái của câu đối này vừa bị đập bỏ cùng chung số phận với cột nanh đã triệt hạ thành đống đổ nát nằm dưới bến sông như trong ảnh).
Trong thời gian chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, xã Quảng Thanh và cả khúc sông Gianh qua làng Lộc Điền, là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đấu ác liệt của hải quân và nhân dân đánh trả nhiều đợt oanh kích của máy bay Mỹ. Đặc biệt năm 1973, khu vực đình và gồm nhiều nhà dân nữa, bị bom đạn tàn phá, hủy diệt làm cho “bình địa”. Nhưng thật kỳ lạ, riêng hai cột nanh - trụ biểu của đình - vẫn “bất ỷ” - không dựa, ở thế trời trồng “ngật cao tiêu”! Trụ biểu tồn tại hiên ngang, bất khuất “ngất trời cao” - dẫu trên mình nham nhở hàng trăm vết thương do bom đạn. Từ đó, qua nhiều thế hệ, trụ biểu đình là chứng tích lịch sử, là biểu tượng của biết bao hy sinh anh dũng của quân và dân xã Quảng Thanh; của những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống thường nhật còn bề bộn lo toan, gian khó nhưng người dân vẫn một lòng quyết tâm xây dựng cuộc sống mới đàng hoàng, tươi đẹp hơn.
Trùng tu hay hủy hoại?
Cuối năm 2007, xã Quảng Thanh khởi động dự án phục hồi tôn tạo ngôi đình. UBND xã Quảng Thanh làm chủ dự án. Nhưng thật đáng tiếc, trong quá trình thực hiện dự án, người thực thi công việc đã đập bỏ, đào hết móng trụ biểu phía tây - hiện vật gốc trường tồn qua thời gian và cả chiến tranh. Người ta xây mới hai trụ biểu cho thật “hoành tráng” với ngôi đình mới nay mai sắp hoàn thành!

Trụ biểu chứng tích lịch sử đã đập phá, ném xuống hồ.
Khi đã đào sạch móng một trong hai trụ biểu hiện vật gốc và xây xong phần lõi trụ biểu mới ở vị trí khác, nhiều người dân đi ngang qua thấy lạ lùng, đã có ý kiến với những người trong cuộc nên dừng lại, tìm cách khắc phục sự cố, đừng để di tích bị xâm hại thêm nữa. Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch Ngô Xuân Cư và lãnh đạo Sở VHTT&DL Quảng Bình khi nhận được tin này đã có những ý kiến chỉ đạo kiên quyết (cho Phòng VHTT huyện Quảng Trạch và Phòng Quản lý Văn hóa - nghệ thuật, trực thuộc Sở VHTT&DL, lập biên bản vi phạm và đình chỉ mọi hoạt động xâm hại đến di tích) để không tiếp tục sai phạm thêm.

Qua tìm hiểu, nội vụ vi phạm ở đây là việc phục hồi - tôn tạo di tích, do thiếu hiểu biết về giá trị văn hoá, lịch sử và không tuân thủ Luật Di sản văn hóa nên đã xâm hại đến di sản ở chỗ: Hủy diệt phần hiện vật gốc duy nhất và quan trọng còn sót lại của di sản văn hóa !
Điều thật trớ trêu, trên trụ biểu còn lại, người ta đang treo (hình như một vế câu đối để cổ súy tinh thần đóng góp xây dựng lại di tích - như trong ảnh) dòng chữ “Đình thiêng phù làng thịnh” - tức là những người trong cuộc vẫn hiểu trụ biểu là “hồn vía” của ngôi đình, cũng là “hồn” của làng Lộc Điền, rất thiêng liêng, nhưng nay nó đã rêu phong cũ kỹ rồi, không còn “thích” nữa là chẳng chút do dự đập phá tan hoang!
Phép vua thua lệ làng
Theo quan điểm của các nhà bảo tồn di sản văn hóa, việc tôn tạo, trùng tu, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa phải quan tâm trước hết đến yếu tố lịch sử. Nay trụ biểu duy nhất còn lại của đình làng Lộc Điền bị đập bỏ nốt thì di sản văn hóa hàng trăm tuổi ấy, sau khi phục hồi, chỉ còn chưa đầy “một tuổi”! Và nếu như thế thì chẳng còn gì gọi là giá trị của di tích và di sản văn hóa. Hiệu quả của công trình gọi là trùng tu, tôn tạo tiền tỷ ấy trở về số không!
Ngay sau khi trực tiếp có ý kiến và chỉ thị phải chấm dứt việc xâm hại và hủy diệt hai cột nanh của Huyện ủy Quảng Trạch với Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh, vị Chủ tịch xã này đã cố tình phớt lờ, không muốn chấp hành nên đã vội vàng làm văn bản (lúc này mới nghĩ đến việc xin phép cấp trên phá và xây mới lại cột nanh) gửi Sở VHTT&DL xin được phá nốt cột nanh còn lại theo kiểu “đâm lao thì phải theo lao”. Nhận được văn bản này của Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh - chủ dự án, ngày 30/5/2008, Giám đốc Sở VHTT&DL Quảng Bình Lê Hùng Phi đã có Công văn số 177/SVH, TT-VHNT gửi UBND xã Quảng Thanh, với nội dung (trích): …“Di tích đình làng Lộc Điền do chiến tranh tàn phá, nay chỉ còn lại cổng đình là hai trụ biểu cổ duy nhất còn sót lại nguyên trạng, có giá trị quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử di tích nói chung, kiến trúc cổng đình nói riêng. Vừa qua, Ban trùng tu đình làng đã tự ý đập phá một trụ biểu, vi phạm Luật Di sản văn hóa, cần phải rút kinh nghiệm trong công tác trùng tu tôn tạo di tích… Ban trùng tu di tích đình làng với tư cách là chủ đầu tư, cần tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa và Quy chế 05 của Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ) về trùng tu di tích;… không được hạ giải trụ biểu, vì đây là di tích còn lại có giá trị lịch sử - văn hóa của toàn bộ di tích đình làng. Đối với trụ biểu đã bị đập phá, khi xây lại yêu cầu phải phục hồi đúng với nguyên bản gốc và đối xứng với trụ biểu còn lại như hiện trạng ban đầu vốn có của di tích”…

Không hiểu một vài cán bộ chủ chốt của xã Quảng Thanh có biết là mình đang vi phạm những qui định trong việc tu tạo di tích không? Bởi những ngày này, thay vì phải nhận ra và sửa chữa những vi phạm, họ lại tỏ ra tức giận đối với những người chỉ ra các sai phạm ấy.
Như vậy, những người này tiếp tục thách đố phép nước theo kiểu “phép vua thua lệ làng”; nguy cơ cột nanh thứ hai vẫn có khả năng bị hủy hoại. Thực tế ấy đòi hỏi các cơ quan chức năng ở huyện, ở tỉnh phải có biện pháp cứng rắn hơn để có thể bảo vệ được phần vốn cổ là hiện vật gốc duy nhất còn lại ở đình Lộc Điền. Việc khôi phục lại cột nanh đã bị đập bỏ theo như chỉ đạo của Giám đốc Sở VHTT&DL Quảng Bình, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quảng Trạch cũng như cơ quan chuyên môn của tỉnh nên có tư vấn cụ thể và cách thức thực hiện nhằm phục dựng đảm bảo chất lượng di tích và đúng quy định của pháp luật.
Rồi đây, các nhà quản lý văn hóa, quản lý xây dựng của Quảng Bình sẽ ngồi lại với nhau để phân tích và nhận ra thiếu sót trong việc quản lý của mình; cũng như phải chịu một phần trách nhiệm về hậu quả do chính những con cháu của làng Lộc Điền, cụ thể là người đứng đầu UBND xã Quảng Thanh làm “chủ dự án”; một số ít cán bộ, đảng viên và người dân thôn Lộc Điền còn thiếu hiểu biết về Luật Di sản cũng như các kiến thức về bảo tồn vốn cổ gây ra. Đó là việc của các nhà quản lý. Nhưng những người có nghĩa vụ bảo vệ và quyền được hưởng thụ di sản văn hóa của quê hương thì nghĩ rằng, bất luận là ai nếu có liên quan đến việc duy tu, bảo tồn các công trình di tích, di sản văn hóa thì nên biết và hiểu đầy đủ Luật Di sản văn hóa, chớ làm liều mà vi phạm pháp luật, xâm hại và hủy diệt di sản quý báu của ông cha.
Lê Anh Phong (BXD số 54/2008)
 
Vè cá Nhân Trạch - Quảng Bình một khúc dân ca
  
Quảng Bình trong câu hát





Di tích lịch sử đền Thánh cái Liễu Hạnh-Quảng Bình


Đền Thánh cái Liễu Hạnh
Đền nằm dưới chân núi Đèo Ngang, ở 1 khu đất tương đối bằng phẳng, sát đường thiên lý Bắc – Nam trước đây, phía sau đền là dãy Hoành Sơn, ngay trước mặt là hồ nước ngọt của xã Quảng Đông, mặt đền quay hướng Nam cũng là hướng biển.
Đền Thánh loại Liễu Hạnh ở Đèo Ngang, Quảng Bình vừa với sự tích riêng, vừa là hình tượng loại Liễu Hạnh chung trong đời sống tâm linh của nhân dân ta. Đền Thánh chiếc Liễu Hạnh ở Đèo Ngang sở hữu không gian khoảng 335m2. Từ đường thiên lý Bắc – Nam đi vào, lần lượt qua cổng đền, bức bình phong, cổng Tam quan, hai trụ đầu lân trước điện thờ, đền Tiền, đền Hậu.
Nhìn tổng thể kiến trúc của đền, chúng ta thấy đây là một công trình kiến trúc tuy nhỏ, được xây dựng bằng đá, gạch, vôi nhưng vẫn sở hữu truyền thống mỹ quan Á Đông và bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện qua kết cấu cổng tam quan được sắp xếp 1 bí quyết đối xứng, cân đối và hài hòa, sự cân xứng và đăng đối, hài hòa ở đây là kể lên sự trung chính, ngay thẳng và cũng là ước mơ của con người. Mặt khác, lối cấu trúc cân xứng, đăng đối và hài hòa ấy còn tạo ra vẽ đẹp cho kiến trúc, nghệ thuật và thể hiện sự trang nghiêm của cả công trình kiến trúc đền. Nhìn tổng quan, chúng ta với thể thấy được sự tài hoa về kỹ thuật xây dựng, về hội họa, tài ghép sành sứ của con người ở đây. Chủ đề trang trí mang đền thường gắn liền với những quan niệm, tư tưởng và các ước mơ hoài vọng thấp đẹp của xã hội phong kiến Việt Nam nói riêng và cư dân văn minh nông nghiệp lúa nước phương Đông kể chung. ấycác hình tượng như Tứ Linh (long, lân, quy, phụng), tứ thủ (cầm, kỳ, thi, họa), tứ quý (tùng, trúc, mai, sen) và nhiều biểu tượng cúc hóa long, mai hóa long, tùng hóa long…Đặc biệt, nhìn vào bố cục kiến trúc của đền được sắp xếp theo trang bị tự từ rẻ tới cao theo 1 trục dọc, cân đối và đăng đối, chính bố cục này đã khiến cho thêm phần trang nghiêm của đền Thánh mẫu Liễu Hạnh.
Đền Thánh cái Liễu Hạnh ở Đèo Ngang nằm trong cụm di tích-danh thắng Đèo Ngang (Hoành Sơn Quan, lũy Hoàn Vương, đình Vĩnh Sơn, Hòn La…). Đây là cụm di tích còn tiềm ẩn nhiều khả năng trong việc vững mạnh kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Bình. Nằm ở điểm cuối phía Nam còn nguyên vẹn về kiến trúc đền Thánh dòng Liễu Hạnh như tục thờ mẫu ở Phủ Giầy, Đền thờ như một minh chứng cho sự tích Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang, trong truyền thuyết dân gian mang từ lâu đời đã trở nên 1 hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng đối với nhân dân Quảng Bình nhắc riêng và nhân dân cả nước kể chung. do đó, di tích Đền Thánh loại Liễu Hạnh xét về quy mô, cá tính và vị trí của nó trong lịch sử vững mạnh của mẫu tín ngưỡng dân gian Việt cực kỳ xứng đáng để chúng ta trân trọng, bảo tồn.
 
Về Đồng Lê ca sĩ Tân Nhàn
  
Quảng Bình trong câu hát NSUT Thùy Linh





Những đặc sản níu chân du khách của Quảng Bình


Quảng Bình mang trong mình những bài hùng ca của một thời anh dũng nay bình yên và giản dị với những phong cảnh tuyệt vời và các món ăn ngon đặc sản, khó quên.
Quảng Bình, không chỉ là dải đất miền Trung nổi tiếng với vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thế giới, bờ biển đẹp cùng những câu chuyện lưu giữ lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó còn là tên một vùng đất chứa trong mình nhiều đặc sản mang hương vị đặc trưng khiến cho người đến đây cứ lưu luyến mãi chẳng quay về.
Cháo canh
Nhung dac san niu chan du khach cua Quang Binh hinh anh 1
Không phải nấu như cháo, nguyên liệu chính lại là sợi mì làm từ bột gạo nhưng người Quảng Bình vẫn gọi món này là cháo canh (Ảnh: Internet)
Cháo canh là một trong những đặc sản Quảng Bình cũng như phở Hà Nội hay bún bò Huế. Có người gọi là cháo bánh canh hay bánh canh Quảng Bình bởi thành phần của nó là những sợi như bánh canh gạo.
Giản dị và không hề chau chuốt, loại sợi bánh canh này được làm thủ công, từ nhào, cán, cắt mỏng nên khá to, dày, cứng. Thêm nước dùng sền sệt với sự kết hợp của cá, tôm, thịt heo nạc... Khi phục vụ khách, cháo canh được rắc lên hành, ngò thái mỏng thơm lừng. Món cháo canh ăn kèm với rau cải xanh thái nhỏ tạo cảm giác bùi bùi, cay hăng khi thưởng thức.
Đặc biệt, một số người còn ăn chung cháo canh với nem chả cho vị lạ miệng hơn.
Khoai deo
Nhung dac san niu chan du khach cua Quang Binh hinh anh 2
Khoai deo giản dị và chân chất như người dân nơi đây.
Món khoai deo - đặc sản Quảng Bình rất đặc biệt. Dù chỉ từ nguyên liệu duy nhất là khoai lang, họ làm ra món dân giã mềm dẻo, ngọt nhẹ và thơm rất ngon miệng.
Cách chế biến khoai deo đơn giản như chính cuộc sống người dân nơi đây. Khoai để một thời gian cho bớt tươi nhưng chưa được mọc mầm, rửa sạch, luộc chín, rồi bóc vỏ, thái lát mỏng đem phơi dưới trời nắng miền Trung, càng gay gắt càng tốt cho đến khi khoai chuyển màu cánh gián.
Ăn khoai deo không được nóng vội nếu không thì chỉ thấy cứng và khô mà thôi. Phải nhâm nhi từ từ, từng chút một mới tận hưởng hết vị nắng gió, mùi khoai thuần chất và cái ngọt ngào của đất chắt chiu trong những miếng khoai “xấu mã”.
Đến Quảng Bình, mang khoai deo về làm quà là mang cả trời, cả tấm lòng mộc mạc nhưng chân thành của họ theo cùng.
Bánh lọc
Nhung dac san niu chan du khach cua Quang Binh hinh anh 3
Cũng từ bột gạo, tôm… nhưng vị bánh lọc Quảng Bình khác hẳn bánh lọc Huế.
Không phải có quê nhà từ Quảng Bình nhưng bánh lọc nơi đây lại được gia giảm và biến đổi khác đi, khiến cho nó có điểm khác hơn ở xứ Huế. Thứ bột sắn lọc bọc ngoài tôm đồng, mộc nhĩ và các loại gia vị khác lại tạo nên hương vị khó quên cho người dùng.
Nhìn thì đơn giản nhưng quá trình chế biến cũng lắm công phu, bột làm bánh một nửa đem luộc chín vài phần (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín.
Sau đó, cho loại tôm nhỏ ở cửa sông, cùng với mộc nhĩ và các gia vị thân thuộc khác rồi gói lá chuối đem hông (giống như đồ xôi). Nếu không, có thể trụng trực tiếp và ăn nóng tại chỗ.
Bánh lọc chấm mới nước mắm chắt và ớt chỉ thiên cay xè mới đúng điệu. Món bánh này vừa rẻ, vừa ngon lại để được khá lâu nên khách du lịch đến đây không chỉ thưởng thức tại chỗ mà còn mua về làm quà.
Bánh xèo gạo lứt
Nhung dac san niu chan du khach cua Quang Binh hinh anh 4
Bánh xèo gạo lứt đặc biệt từ nguyên liệu chính cho đến các phụ liệu ăn kèm.
Khác tất cả các loại bánh xèo thường thấy, bánh xèo Quảng làm bằng bột gạo lứt màu đỏ đặc trưng với những hoa văn nổi đều đẹp.
Bánh xèo là mộ trong những món đặc sản Quảng Bình ăn kèm với nhiều nguyên liệu đặc sắc khác như cá chuối, nộm, rau sống. Trong đó, có món “cá chuối” thật đặc biệt. Đó không phải tên một loại cá mà là chuối sứ bánh tẻ gọt vỏ, ngâm với phèn hoặc chanh rồi thái nhỏ, luộc chín, uốn thành hình con cá, nhúng qua vào bát gia vị. Nộm gồm giá, rau két và vừng. Bánh xèo cuốn rau sống, cá chuối, nộm, rồi kẹp bánh đa kèm nước chấm ngon.
Bánh xèo ăn nóng, ngon nhất là đổ tới đâu ăn tới đó. Đến Quảng Bình phải ghé qua Quảng Hòa mới thấy hết vị của bánh xèo đặc trưng vùng đất này.
Đẻn biển
Nhung dac san niu chan du khach cua Quang Binh hinh anh 5
Đẻn biển – món ngon với nguyên liệu do trời đất ban cho Quảng Bình.
Đây là tên khác của loài rắn biển thân nhỏ, dài, thon và có giá trị cao trong thực phẩm cũng như chữa bệnh. Những món chế biến từ đẻn biển rất tươi ngon, bổ dưỡng, đáng để thử qua.
Trong số đó, tiết đẻn là món du khách ưa thích và thường gọi khi đến Quảng Bình. Đẻn biển được người có nghề cắt tiết, cho vào rượu và phục vụ khách ngay khi xong hoặc cho vào ngâm nguyên con rất tốt cho phụ nữ và khiến người ta ăn ngủ tốt hơn.
Tiết đẻn với rượu cho vị ấm nồng và chan chát rất khó quên cho người ta lâng lâng trong men say, nhất là khi vừa được tận hưởng vẻ đẹp của các hang động tuyệt vời.
Thịt đẻn được làm thành nhiều món khác nhau từ băm nhỏ, ướp gia vị đem chiên thành từng chiếc ram nhỏ hay cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt và đẻn hầm thuốc bắc… Món nào cũng tuyệt vời, món nào cũng thơm lừng và ngon đến miếng cuối cùng.
Ốc ruốc
Nhung dac san niu chan du khach cua Quang Binh hinh anh 6
Món ốc ruốc thú vị khi nhể và ngọt lành khi ăn
Loại ốc đẹp bởi những hoa văn sở hữu trên mình thường dùng làm đồ mỹ nghệ, vòng vèo các loại. Ốc ruốc nhỏ ơi là nhỏ, những tưởng “làm gì có gì mà ăn” nhưng nếu thử một lần nếm vị thì khó mà quên. Người Quảng Bình gọi khêu ốc là nhể ốc. Người ta kiên nhẩn nhể từng con ốc chỉ bằng cái cúc áo để lôi ra cái ruột bé tí teo, chỉ như cái tăm để cảm nhận hết vị ngon thơm lạ lùng của giống này.
Ốc ruốc không phải luộc như bình thường mà được nêm muối, bột ngọt, lá chanh, ớt, thêm chút nước để xào nhanh với dầu ăn. Người làm phải thật khéo léo nếu không muốn ốc teo hết thịt, vừa khó nhể, vừa không giòn và ngọt.
Muốn thưởng thức ốc ruốc, các bạn nên thăm Quảng Bình từ tháng hai đến tháng tư – mùa ốc ruốc duy nhất trong năm. Ốc ruốc bán theo lon, mỗi lon cũng chỉ mấy ngàn đồng, ăn không ngán mà… mỏi tay.
Chắt chắt bánh tráng
Nhung dac san niu chan du khach cua Quang Binh hinh anh 7
Chắt chắt xúc bánh tráng có vị lạ hơn hến xúc bánh tráng của Huế
Chắt chắt là tên gọi một loại hến ở cửa sông. Chắt chắt rửa kĩ, luộc qua cho há vỏ, lấy nhân làm món chắt chắt bánh tráng rất ngon.
Thịt chắt chắt cho gia vị đầy đủ, xào qua với dầu ăn, đem xúc bánh tráng như kiểu hến xúc bánh tráng ở Huế. Nhưng vị của chắt chắt lạ hơn do nó sinh ra ở nơi giao thoa giữa nước ngọt và mặn.
Khi ăn, không cần muỗng chén, chỉ cần bẻ bánh tráng cầm xúc chắt chắt, cho lên miệng kèm miếng rau thơm là đủ. Cái giòn thơm mùi vừng của bánh tráng, beo béo đậm đà của gia vị, dai dai, ngầy ngậy của chắt chắt thật khiến người ta khó kiềm lòng.
Món này ăn hoài không ngán, ăn no rồi mà còn vẫn thèm. Khắp các quán nhậu đều có món đơn giản và ngon lành này.
Lẩu cá khoai
Nhung dac san niu chan du khach cua Quang Binh hinh anh 8
Cá khoai xương mềm, thịt mềm, rất dễ ăn
Cá khoai, loại cá có xương mềm, thịt nhão nên nhiều người còn gọi là cá cháo, xưa chỉ dùng cho gia súc, nay biến đổi thành món đặc sản. Cá khoai ở Quảng Bình được đánh bắt và đem lên bờ sớm nên khách thường được ăn đồ tươi, thịt thơm ngon hơn nhiều nơi khác.
Cá khoai chỉ cần các loại gia vị bình thường để ướp làm lẩu. Nước dùng cũng chỉ xung quanh dăm ba loại cà chua, khế, nấm, chua me, măng chua, dưa cải. Khi ăn, mọi người quây quần bên nồi nước dùng, chờ sôi thì cho cá vào, sôi lại chút là vớt ra ăn liền lúc còn nóng hổi.
Vừa nói chuyện, vừa rẽ thịt cá khoai, hay nếu thích thì nhai cả xương, kèm chút rau sống: rau tương ơ, rau xà lách, rau cần, rau cải, rau ngò… thì không còn gì mong muốn hơn.
Chỉ là những món gần gụi và dân dã như thế thôi, đặc sản Quảng Bình vẫn khiến người ta không quên thương nhớ khi rời xa.
Theo Eva
 
Khúc hát sông quê. NSƯT Thùy Linh





11 đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng

10:03 28/06/2013
Quảng Bình không chỉ có bờ biển Nhật Lệ tuyệt đẹp, những hang động có một không hai mà còn bởi những món ăn nhớ mãi không quên.

1. Bánh xèo Quảng Hòa

đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng
Bánh xèo Quảng Hòa làm bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm.
Đĩa nộm gồm có giá, rau két và vừng. Đậu đỗ giá làm nộm phải loại đậu đỏ, hạt to bậm. Gạo làm bánh xèo là loại lúa mành màu đỏ, chỉ xay bóc vỏ lúa (còn có tên gọi là gạo đỏ, gạo lứt) ngâm nước khoảng 5 tiếng rồi đem xay, dùng muôi múc cả nước và gạo bỏ vào cối xay từ từ. Xay được hai lần cho gạo mịn. Xay xong, bỏ một ít muối, hành hẹ thái nhỏ vào trong thau nước bột gạo. Khuôn tráng bánh cũng do bàn tay người đàn ông Quảng Hòa (vùng nam Quảng Trạch) làm ra, miệng lớn hơn bát ăn cơm một chút, thành khuôn mỏng, cao khoảng 1,5 cm, đáy bằng phẳng.
Bếp làm có thể tráng một lúc được nhiều khuôn. Bếp thật đỏ lửa mới bỏ khuôn lên, khi tráng bánh chú ý lửa thật đỏ và đều thì bánh mới nở dậy, có hình hoa văn. Khi khuôn đã nóng, dùng môi hay tàu chuối tẩm mỡ chà lên đáy khuôn rồi múc bột gạo tráng lên. Tráng đến khuôn thứ ba thì bánh khuôn đầu đã chín, cứ lần lượt làm như thế.
Món cá chuối mới là lạ mắt nhất. Nguyên liệu chính là những quả chuối sứ (loại chuối có hạt) chưa già nhưng cũng không non quá. Người ta hái xuống, gọt vỏ, ngâm với phèn hoặc chanh rồi thái nhỏ. Sau đó luộc, uốn thành hình thù con tôm, con cá rồi lấy từng con cá chuối nhúng qua vào bát gia vị. Lúc sắp cá lên đĩa, có thể rưới thêm một ít gia vị có ớt, tỏi. Như vậy trong mỗi lát cá đều thấm gia vị. Khi ăn, lấy bánh xèo cuốn rau sống, nộm, cá chuối lại rồi kẹp vào bánh đa.
Bánh xèo ăn ngon nhất là lúc vừa tráng xong, tráng tới đâu ăn tới đó. Cầm miếng bánh trên tay, cảm nhận được sự nóng hổi của mùi thơm gạo lứt thì thật tuyệt vời.

2. Khoai deo

đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng
Với cái nắng chói chang cùng với hơi nước từ biển thổi vào trên đất Quảng Bình đã cho ra khá nhiều loại khoai ngon tuyệt vời mà một trong những đặc sản được chế biến từ khoai chính là khoai deo. Khoai deo ngon thường được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, sau khi luộc xong sẽ cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 đến 12 nắng, độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều. Vì hình dạng giống như củ sâm, lại chứa nhiều dưỡng chất nên khoai deo được người dân Quảng Bình ưu ái đặt cho tên “sâm đất”.
Khoai deo đã trở thành món ăn thú vị của nhiều tầng lớp – từ bình dân lao động đến những cô cậu học trò lén giấu trong cặp sách mang đến lớp và cả những nhân viên văn phòng “ngồi nhai cho đỡ buồn”. Chầm chậm để vị ngọt bùi của lát khoai tan chảy nơi đầu lưỡi, cái cung cách thưởng thức mộc mạc đó phần nào thể hiện tâm hồn người Quảng Bình: từ tốn nhưng có chút chịu đựng, kham khổ.

3. Đẻn biển

đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng
Đẻn biển chính là một loài rắn biển, thân nhỏ và thon, dài từ 1 đến 2 mét, có vảy, mình vằn da nhám, đầu nhỏ đuôi dẹt. Đẻn biển là loài có giá trị cao trong thực phẩm cũng như chữa bệnh. Đẻn gồm rất nhiều loại như đẻn kim, đẻn cá, đẻn sọc, đẻn bông, đẻn gai. Mỗi loại đẻn khi chế biến lại có hương thơm và vị ngọt khác nhau. Nào là cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt và đẻn hầm thuốc bắc. Vì thế mà con đẻn luôn được du khách “thích mê” trước khi thưởng thức những món khác tại các nhà hàng ven bờ Nhật Lệ.
Tuy được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nức tiếng nhất là tiết đẻn và ram đẻn. Tiết đẻn (hải xà huyết) là thứ mà du khách bốn phương tò mò muốn thưởng thức hơn cả. Người ta thường lấy tiết đẻn vừa hứng đem pha với rượu, rất thơm mà còn chữa được bệnh nhức xương. Bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những bình rượu ngon được trưng bày, bên trong là những con đẻn được ngâm ít nhất 3 đến 5 ngày trước đó.
Hãy một lần nhấm nháp hương vị của rượu tiết đẻn, bạn sẽ cảm thấy cái vị ấm nồng và hơi chát hòa lẫn, tạo nên cảm giác rất khó quên. Ngoài rượu đẻn thì ram cũng là một món ngon từ đẻn biển. Những con đẻn được làm sạch sẽ, lấy hết ruột và huyết đen trên sống lưng, băm thật nhuyễn rồi cho gia vị trộn đều. Ướp được một lúc cho thấm thì đem cuốn lại thành từng chiếc ram nhỏ, bắc lên chảo rán đều. Khi ấy, bạn sẽ cảm nhận một mùi thơm bốc lên thật cuốn hút, chưa ăn đã thấy thòm thèm! Một đĩa ram đẻn nóng hổi thơm ngon sẽ khiến du khách bốn phương muốn ở mãi không về.
Nếu có dịp về quê hương Quảng Bình, đến tham quan những địa danh nổi tiếng như Phong Nha – Kẻ Bàng, du khách đừng quên dừng chân bên bờ Nhật Lệ để thưởng thức món ram đẻn nóng hổi hay rượu đẻn thật đặc biệt nhé!

4. Cháo canh

đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng
Có lẽ cũng như phở với người Hà Nội, cháo canh gắn bó với người Quảng Bình như thức ăn không thể thiếu vào buổi sáng. Chỉ có điều nếu phở thưởng thức cả ngày lẫn đêm thì cháo canh chỉ bán một buổi. Món này cũng không bày bán nhan nhản như phở Hà Nội bây giờ (từ Bắc vào Nam, từ vỉa hè đến cửa hiệu) mà được chọn lọc bởi những cửa hiệu uy tín hay những thực khách sành sỏi.
Giống như tính cách người Quảng Bình mộc mạc, chân chất, về hình thức cháo canh không đẹp mắt và cầu kỳ như phở. Sợi mì được làm khá thô sơ (nhào mịn, cán mỏng và cắt sợi theo cách thủ công) nên sợi to và dày chứ không mềm, mỏng như bánh phở. Nước dùng nhiều và có màu vàng ươm của thịt cua, chứ không sền sệt như tô bánh canh cua.
Trong tô cháo canh có sự kết hợp của cá, tôm, thịt nạc… Trong đó, cá lóc là nguyên liệu không thể thiếu. Cá lóc sau khi luộc sẽ được bóc lấy thịt, xào, nêm vừa gia vị rồi thả vào nồi cháo canh đang sôi sùng sục. Những lát hành, ngò thái mỏng sẽ được rắc đều lên mỗi tô cháo canh đang bốc hơi nghi ngút để vội bưng đến cho khách thưởng thức.
Cháo canh Quảng Bình còn lạ bởi được ăn kèm với rau cải xanh thái nhỏ. Tô cháo canh nóng hổi được trộn thêm những lát rau cải xanh sẽ điểm thêm màu sắc và hương vị tươi ngon. Vị cải xanh vừa ngọt vừa cay tạo cảm giác bùi bùi nơi sống mũi khi thưởng thức.
Ở TP Đồng Hới, cháo canh có thể ăn kèm với nem chả – dù hai thức này không hề ăn nhập với nhau. Sự kết hợp này có xuất xứ từ những người nông dân quê Mộ Trạch để thêm no bụng. Miếng nem chả giòn tan, thơm phức sẽ cuốn hút bạn thưởng thức, sau đó nhâm nhi nước dùng, rồi những miếng cá lóc còn nóng sốt.

5. Lẩu cá khoai

đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng
Các quán ở Đồng Hới chuyên món lẩu cá khoai (có nơi gọi cá cháo). Chỉ cần nhìn tô cá đã ướp gia vị mang ra để trên bàn thôi thì nước miếng cũng đã chảy. Từng khúc cá trắng nõn nà, mũm mĩm như thách thức, khêu gợi. Cá được làm sạch, bỏ đầu, ruột, cắt đôi. Ướp cá khoai chỉ cần các loại gia vị bình thường như muối, ớt, bột ngọt nhưng luôn phải có thật nhiều cây nén (thuộc họ hành tỏi) được cắt mịn cả lá và củ nhỏ.
Còn nồi nước lẩu gồm các loại như cà chua, khế, nấm, chua me, măng chua, dưa cải. Kể ra đơn giản nhưng không phải vị chỗ nào cũng ngon mà còn phụ thuộc vào bàn tay người chế biến. Một yếu tố quyết định nữa là cá phải thật tươi.
Vừa nói năm ba câu chuyện, nồi nước đã sôi sùng sục trên ngọn lửa mạnh, lúc này mới gắp cá cho vào. Không nên cho hết cá vào nồi cùng lúc; một người ăn hai khúc một lượt, cứ cộng lại rồi cho vào, hết lượt này đến lượt khác. Không để cá quá chín vì sẽ nát ra và mất hết chất; chỉ cần sôi lên một chút là vớt ra chén. Ăn ngay sau khi bớt nóng, đừng để nguội cá sẽ tanh.

6. Bánh lọc bột sắn, tôm sông

đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng
Bánh lọc vốn từ trong Huế, Đông Hà ra rồi neo lại ở Quảng Bình, được bổ sung thêm hương vị mới, trở thành một món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình. Không mấy ai qua Đồng Hới lại không muốn nếm thử và mua bánh làm quà.
Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng cho bánh chỉ là loại nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng, vừa mặn mòi vị biển.
Bột sắn sau khi đã lọc, đem luộc chín vài phần (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín. Đây là thao tác công phu nhất của người làm bánh lọc.
Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hông (đồ như đồ xôi), dành cho người mang đi xa. Loại bánh gói này có thể để nhiều ngày, khi ăn, đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm dẻo như bánh mới, được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình với những lát ớt cay xé lưỡi mới càng đáng nhớ.
Ở Quảng Bình ngon nhất là bánh lọc của mệ Xá Đồng Hới. Loại bánh dày công, đủ chất bổ dưỡng ấy lại rất rẻ. Chỉ vài chục nghìn là cả nhà có thể có được bữa liên hoan hoặc mang đi xa thành một món quà quý.

7. Ruốc tháng sáu

đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng
Con ruốc, người miền Bắc gọi là moi, người trong Nam gọi là con khuyếc, thuộc loại nhuyễn thể. Ở vùng cửa biển Nhật Lệ, ruốc tháng sáu ngon nhất. Ngạn ngữ Đồng Hới nói: “Ruốc tháng sáu là máu rồng”. Đó là một cách nói ẩn dụ, hàm ý rằng ruốc tháng sáu quý hiếm vì ít năm ruốc tràn về trong tháng sáu và đối với người Việt chúng ta, cái gì thuộc về rồng, phượng đều mang ý nghĩa tốt, đẹp, hiếm quý; đồng thời ngạn ngữ này cũng mang ý nghĩa so sánh: ruốc tháng Sáu làm ra đỏ như máu rồng.
Mặt khác, đối với ngư dân Đồng Hới, năm nào tháng sáu có ruốc là năm đó sẽ được mùa cá, nhất là nục mộng, một loại cá làm nước mắm tuyệt vời, bởi lẽ ruốc áp lộng đến đâu là cá nục, cá cơm, cá trích theo ruốc kiếm ăn đến đó; đồng thời vụ ruốc cũng kéo dài đến tháng 8 âm lịch.
Những loại ruốc lạt thường được dùng như thức ăn hoàn chỉnh không qua khâu nấu nướng gì nữa. Những thứ ruốc mặn để lại hàng năm, thứ này thường để thay bột ngọt trong nấu nướng. Trong bữa cơm của người lao động Đồng Hới khi nào cũng có món ruốc lạt, ăn với khế rành, loại khế vừa ngọt vừa chua. Đó là một món ăn rẻ tiền nhưng lại có sức quyến rũ rất kỳ lạ. Ruốc ăn không với cơm, hoặc cà với ruốc, hoặc thịt lợn luộc chấm ruốc, ăn với bún, với bánh đúc, đều là những món ăn tuyệt vời đối với người Đồng Hới.
Bên cạnh ruốc còn có nước mắm ruốc. Muốn lấy nước mắm ruốc thì khoét một lỗ bằng cái bát giữa bề mặt vại chỉ vài giờ sau sẽ có một nửa bát nước mắm. Nước mắm ruốc tuy không ngon thơm như mắm cá, song ngọt và đậm đà hơn và nó cũng là món “đặc sản” trong ẩm thực của những người sành ăn Đồng Hới.

8. Gỏi cá nghéo

đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệngđặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng
Cá nghéo thuộc họ cá xương sụn như cá mập, đẻ con chứ không đẻ trứng. Cá nghéo toàn thịt, gan béo, thịt ngon, tuy da có nhám (do đó gọi là cá nhám), có tanh, nhưng cạo da bằng nước sôi như cạo lợn thì không còn tanh nữa, thịt cá lúc ấy trắng như bông, mới nhìn đã thích.
Cá nghéo làm gỏi ăn với nước lèo, rau sống, nhấm rượu là một món nhậu đẹp; còn như kho với nghệ, mật, gừng là món ăn bổ âm. Các lương y ở Đồng Hới khuyên người bệnh nghèo nên ăn cá nghéo bao tử sau khi lành bệnh, không cần uống thuốc bổ, tốn tiền.
Chọn mua cá nghéo chửa, mổ lấy bọc cá con trong bụng cá mẹ, để nguyên bọc, tránh làm vỡ, rửa qua nước muối ấm (không quá sôi) bắc gạo nấu cháo, vừa chín tới thì thả bọc bao tử cá vào, hầm kỹ, thêm gia vị tiêu hành, thế là đã có thang thuốc bổ toàn diện âm dương vậy. Sau bệnh, chỉ cần ăn 5 hay 7 lần như vậy là khỏe.

9. Mắm lẹp

đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng
Cá lẹp là một loại cá con nhỏ, mình lép kẹp đúng tên gọi của nó; thân mềm nhũn do bộ xương hom không cứng, thịt lại nhão do quá nhiều mỡ. Người ta chỉ dùng cá lẹp làm mắm hoặc nướng tươi trên than.
Muối mắm lẹp không phải nhiều công đoạn như mọi thứ mắm khác. Ví dụ như muốn làm mắm cá ngừ hay cá thu… người ta phải làm cá ra từng khúc, đem muối một thời gian, vớt ra rồi trộn với một lớp bột ngô rang hoặc bột gạo rang xếp vào vại, vào chum, gài lá hoặc mo cau, bảo quản đến vài ba tháng mới thành mắm.
Còn như mắm cá lẹp, thường được gọi là mắm xổi, nghĩa là một thứ cá trộn muối, chỉ ép lại vài ba hôm đã ra thành phẩm. Mắm lẹp um mỡ, hành, kẹp với rau mưng (một loại rau rừng, thân cây to, mọc thẳng bờ sông, bờ suối, bờ khe núi) được người địa phương rất ưa thích.

10. Canh nấm tràm

đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng
Ở chợ Đồng Hới (Quảng Bình) luôn tấp nập người mua, kẻ bán. Theo những người bán nấm tràm, thì loại nấm này không phải nơi nào và mùa nào cũng có. Nấm tràm thường mọc trên sườn các gò đồi hay dọc theo ven bờ của những con suối, có hình tròn như quả trứng gà, nhìn béo múp, có màu tím đậm; những cây lớn hơn có màu nâu tím – màu của những trái sim vừa chuyển màu, sắp chín; những cây nấm đã già thì chỉ còn lại màu nâu thẫm. Mỗi năm, nấm tràm chỉ có hai mùa vào khoảng tháng 4 và tháng 7, tháng 8 âm lịch. Gọi là mùa vậy thôi, nhưng thực ra thời gian rất ngắn ngủi, chỉ độ khoảng dăm bảy ngày sau mỗi đợt mưa.
Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ, nấm tràm có thể chế biến được nhiều món như nấu cháo, xào với các thực phẩm khác, nhưng có lẽ món ăn phổ biến, quen thuộc nhất với người dân Quảng Bình vẫn là canh nấm tràm.
Chế biến nấm tràm cũng khá công phu. Trước tiên, gọt bỏ lớp vỏ dính đất dưới chân, lấy mũi dao nhẹ nhàng bóc màng vỏ màu nâu trên tán nấm. Để nấm tràm bớt đắng và đỡ nhớt, nên ngâm nước muối loãng và rửa thật sạch hoặc có thể chần qua nước sôi rồi rửa lại bằng nước lạnh, để ráo. Nhưng với những người đã nghiền cái vị đắng này thì phải để nguyên, ăn thật đắng mới thấy “đã”. Sau khi ướp tôm và thịt cho thấm, cho nồi lên bếp phi hành cho thơm, cho thịt ba chỉ vào đảo qua, tiếp đến cho tôm đã bóc vỏ vào đảo đều một lượt rồi cho nước vào đun sôi. Rồi mới cho nấm vào chờ nước sôi lại, bỏ rau vào đến khi rau chín thì tắt bếp. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn; lá trơng non, lá lốt xắt nhỏ, cho một ít vào, nồi canh sẽ dậy mùi thơm rất đặc trưng. Canh nấm tràm có thể nấu với nhiều loại rau khác nhau, nhưng người ta thường nấu với rau khoai lang bởi vị thanh mát của thứ rau này làm giảm đi phần nào vị đắng.

11. Bánh khoái

đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng
Thoạt nhìn bánh khoái có nhiều nét giống với bánh xèo miền nam. Chỉ khác là bánh to hơn, giòn hơn, chế biến cầu kỳ hơn và đặc biệt bát nước chấm (người dân địa phương thường gọi là nước lèo) mang nhiều hương vị.
Bột để làm bánh phải chọn được loại gạo ngon, xay nhuyễn, hòa với nước thành hỗn hợp lỏng. Để bánh khi chiên được giòn, người ta hòa thêm một ít bột ngô, thêm trứng gà hoặc vịt, ít bột nghệ để bánh có màu sắc đẹp và nhiều dinh dưỡng hơn.
Nhân bánh bao gồm thịt nạc heo băm nhỏ đã ướp gia vị, tôm bóc vỏ sơ chế qua, “khuyến mãi” chút giá sống. Khi chiên bánh khoái phải chú ý đến độ nóng của lửa để bánh được giòn và vàng. Nước chấm phải có hương vị đặc trưng, mùi thơm béo ngậy. Để làm được bát nước chấm như thế cần phải có thịt nạc, cà chua, dứa, bánh quy, lạc rang…
Vào những ngày mát trời khi thưởng thức một miếng bánh khoái nóng hổi thơm lừng cuộn lại với rau sống, chấm nước lèo chắc hẳn sẽ hiểu được vì sao nó mang cái tên thú vị ấy.
 
Ngày về quê mẹ Quảng Bình
  
Lời ru quê mẹ Quảng Bình

5 đặc sản nhất định phải thử khi đến Quảng Bình





Những nét văn hóa "lạ" ở Quảng Bình

Infonet

Nằm ở vị trí đắc địa, là nơi giao thoa văn hóa các vùng miền, Quảng Bình lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc với các lễ hội, văn hóa văn nghệ dân gian, ẩm thực...
Ấy vậy, trong kho tàng dân gian ăm ắp vốn quý của Quảng Bình, vẫn còn đó những phong tục, tập quán, trò chơi, điệu múa ít người biết đến và làm sững sờ, thích thú những ai có cơ hội được tiếp cận. Đó là múa chạy chữ ở Nhân Trạch (Bố Trạch), trò chạy hóa trang ở Quảng Xá (Tân Ninh, Quảng Ninh), đi cầu vồng ở Quảng Kim (Quảng Trạch)...
Song hành cùng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, Nhân Trạch (Bố Trạch) là một trong những xã biển hiếm hoi còn giữ hầu như vẹn nguyên các giá trị văn hóa bản sắc cổ truyền của mình. Bên cạnh bảo tồn các phong tục tập quán, truyền thống yêu thương, đùm bọc, chia sẻ mọi hoạn nạn, khó khăn, người Nhân Trạch quyết tâm lưu giữ các lễ hội đặc sắc của làng biển. Anh Nguyễn Văn Hóa, cán bộ phụ trách văn hóa-xã hội của xã Nhân Trạch cho biết, mỗi năm, Nhân Trạch có 5 lễ hội lớn, đó là: kỵ yên làng vào rằm tháng giêng, cầu ngư vào trung tuần tháng 3 âm lịch, kỵ cậu (thần ngư) vào ngày 15-5 âm lịch, rước sắc làng vào ngày 15-6 âm lịch và trả lễ thần ngư vào rằm tháng 8 âm lịch. Tùy theo điều kiện kinh tế và nguyện vọng của bà con để xã duy trì số lượng lễ hội trong năm. Nhưng, hai lễ hội luôn luôn được tổ chức là kỵ yên làng vào rằm tháng giêng và cầu ngư vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Trong các lễ hội này, múa chạy chữ là một phần không thể thiếu, tạo nên nét độc đáo riêng có của xã biển Nhân Trạch.
Theo nghệ nhân dân gian Phạm Thị Niếu-người được xem là linh hồn trong các phong trào văn hóa văn nghệ dân gian của Nhân Trạch, cùng với chạy cờ, chèo cạn, thì múa chạy chữ (còn gọi là múa động đăng) là nghi thức không thể thiếu trước khi tiến hành phần lễ trong bất kỳ một lễ hội nào của Nhân Trạch. Hiểu một cách nôm na, múa chạy chữ tức là các thành viên tham gia sẽ vừa múa, vừa sắp xếp thành các chữ Hán “Thiên-Hạ-Thái-Bình”. Mục đích của múa chạy chữ là để hầu ngài (thần ngư), hướng về biển và mang nặng tâm linh biển, đồng thời thể hiện tính cộng đồng, sự kết nối gắn bó giữa những người dân vùng biển. Đặc biệt, múa chạy chữ không chỉ cầu cho riêng làng biển Nhân Trạch, mà cho cả “thiên hạ”, đất nước đều được yên bình, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Múa chạy chữ là nét văn hóa đặc sắc của ngư dân vùng biển Nhân Trạch (Bố Trạch)
Đây là một điệu múa cổ phức tạp cho nên đòi hỏi người tham gia không chỉ dẻo dai, linh hoạt, mềm mại trong từng điệu múa, mà phải có sức khỏe tốt để đủ sức chạy xếp chữ từ đầu đến cuối. Trước đây, thành viên đội múa chữ phải là “trai tơ, gái trinh” (chưa từng kết hôn), nhưng hiện nay, do hiếm người tham gia, nên đội múa chữ có cả các bà, các mẹ, các chị gái đã lập gia đình. Cụ Niếu cho biết thêm, quá trình tập luyện để xếp được chữ rất công phu và mất nhiều thời gian, do đó, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại của cả người tập và người “đạo diễn”. Trong các lễ hội, trước khi phần lễ bắt đầu, chạy cờ, hát quạt sẽ được biểu diễn đầu tiên, tiếp đó là múa chạy chữ và chèo cạn. Múa chạy chữ hấp dẫn người xem bởi những điệu múa uyển chuyển, kết hợp với sự di chuyển, sắp xếp chữ linh hoạt, biến hóa và nhất là sự đồng điệu, hòa nhập ăn ý với âm nhạc từ trống, kèn, sanh tiền, xập xèng...
Trong mỗi lễ hội, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ dân gian do cụ Phạm Thị Niếu làm chủ nhiệm không chỉ phụ trách phần múa chạy chữ mà cả hát, múa, hò, chèo cạn... Thành lập từ hơn 15 năm nay, câu lạc bộ đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vùng biển, đặc biệt là nỗ lực khôi phục nhiều điệu múa, điệu hò tưởng như đã bị mai một, trong đó có múa chạy chữ. Khó khăn lớn nhất của câu lạc bộ chính là nguồn kinh phí và đào tạo thế hệ trẻ.
Theo anh Nguyễn Văn Hóa, cán bộ phụ trách văn hóa-xã hội của xã Nhân Trạch, các thành viên dành rất nhiều tâm huyết cho mọi hoạt động của câu lạc bộ. Mỗi khi có lễ hội hay cuộc thi nào, các thành viên cùng tìm nguồn hỗ trợ hoặc huy động sự đóng góp của chính con em trong gia đình mình. Tuy vậy, các sự kiện cộng đồng thường cần nguồn kinh phí khá lớn, trong khi, các thành viên chỉ có thể duy trì một khoản kinh phí nhỏ và không thường xuyên. Lớp trẻ sau này dù đã mặn mà hơn với nghệ thuật truyền thống, nhưng việc theo đuổi dài lâu vẫn chưa mang tính bền vững, trong khi tuổi đời các thành viên trong câu lạc bộ trung bình là 60 tuổi và rất nhiều cụ từ 70-75 tuổi. Múa chạy chữ, hò biển, múa bông, chèo cạn... ở Nhân Trạch vẫn rất cần sự quan tâm, động viên, hỗ trợ nhiều hơn nữa từ chính quyền các cấp, các đơn vị liên quan để tiếp tục được bảo tồn và phát huy giá trị trong cuộc sống cộng đồng.
Khác với múa chạy chữ ở Nhân Trạch mang nhiều tính chất nghi lễ, chạy hóa trang ở Quảng Xá là một trò chơi dân gian có từ lâu đời và là “kho báu” có một không hai của làng Quảng Xá xưa (Tân Ninh, Quảng Ninh). Theo nhà nghiên cứu văn hóa Văn Tăng-cũng là một người con của Quảng Xá, trò chơi chạy hóa trang thường được làng tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán trên những bãi cỏ rộng của làng. Đặc điểm thú vị nhất của trò chơi là ai cũng có thể tham gia, từ các cháu thiếu nhi, thanh niên cho đến các cụ bô lão.
Cuốn “Địa chí Quảng Bình” đã có những mô tả rất cụ thể, chi tiết về trò chơi độc đáo này. Dụng cụ phục vụ trò chơi gồm nhiều bộ áo quần đủ mọi lứa tuổi, giới tính, kích cỡ, kiểu cách, màu sắc và được giấu trong những bao nhỏ đặt cách nhau 1 mét giữa sân chơi. Người cầm chịch là một người đàn ông đánh trống, khỏe mạnh, vui nhộn, thường mặc áo the, khăn đóng. Luật chơi rất đơn giản, không kể số lượng người tham gia, người chơi khi nghe tiếng trống sẽ chạy từ vạch xuất phát đến các túi áo quần và chọn một túi áo quần bất kỳ mặc vào người khi tiếng trống dừng. Tiếp đó, khi tiếng trống lại nổi lên, người chơi phải chạy ngay về đích dù đã mặc kịp áo quần hay chưa và phải vừa chạy vừa cởi áo quần mình đã mặc từ túi. Chính vì vậy, mới có nhiều cảnh huyên náo, đông vui, như: người già mặc áo quần trẻ con, nam mặc đồ nữ, người chỉ kịp xỏ một ống quần... hay khi về đích do vội vàng lại cởi nhầm áo quần của mình đang mặc. Bằng tiếng trống biến hóa, người cầm chịch đóng một vai trò rất quan trọng trong trò chơi chạy hóa trang, khi thì giục giã gọi mời, khi thì dồn dập tạo điểm nhấn chú ý cho người xem, khi lại hối thúc người chơi nhanh chóng nhập cuộc.
Mặc dù chỉ đơn thuần là một trò chơi tạo không khí vui vẻ ngày xuân, nhưng chạy hóa trang mang tính cộng đồng cao, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong làng và quan trọng hơn, đã trở thành một sự kiện tập thể mang bản sắc riêng của Quảng Xá mà khó nơi nào có được. Hiện nay, theo như nhà nghiên cứu văn hóa Văn Tăng chia sẻ, trò chạy hóa trang ở Quảng Xá đã mai một rất nhiều và hầu như không còn được tổ chức trong mỗi dịp Tết đến xuân về, một phần vì thiếu người cầm chịch tâm huyết, một phần vì sự háo hức, hào hứng tham gia của bà con, nhất là giới trẻ đã vơi đi nhiều.
Bên cạnh một vài “điều lạ” về mảnh đất và con người như đã kể ở trên, Quảng Bình vẫn còn đó không ít “kho tàng” độc đáo, đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần mà nhiều du khách thập phương chưa có cơ hội biết đến. Nếu có sự bảo tồn, phát huy và khai thác một cách hợp lý, hiệu quả, thì chắc chắn rằng những giá trị đó sẽ thực sự trở thành “thương hiệu” riêng của Quảng Bình trên khắp mọi miền gần xa. Và chúng ta có quyền hy vọng rằng, biết đâu đó một ngày, bên cạnh di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, ca trù, bài chòi, hò khoan..., các trò chơi dân gian, múa nghi lễ, võ cổ truyền Quảng Bình... sẽ có mặt trên bản đồ du lịch thế giới.
Mai Nhân/ Báo Quảng Bình
 
Cô ca sĩ gốc Quảng Bình có vóc dáng như hoa hậu và giọng hát vô cùng ngọt ngào truyền cảm - Đam San

Lễ hội Cầu Ngư Quảng Bình: Bao giờ được nâng tầm di sản?

Cập nhật lúc 15:22, Thứ Sáu, 25/11/2016 (GMT+7)
(QBĐT) - Vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận thêm 7 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có tới 3 lễ hội, 1 tết, 1 lễ cúng, 1 hát múa và 1 trò, đáng chú ý là lễ hội Cầu Ngư của tỉnh Phú Yên cũng vinh dự nằm trong danh sách này.
Trước đó, lễ hội Cầu Ngư của tỉnh Khánh Hòa và TP.Đà Nẵng cũng được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ngẫm bạn nghĩ đến ta mà không khỏi chạnh lòng, bởi Quảng Bình với đường bờ biển dài, quá trình khai thác lãnh thổ có từ lâu đời, dung dưỡng nét văn hóa vùng biển vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa mang những nét đặc trưng riêng thông qua các lễ hội truyền thống, văn nghệ dân gian.
Chỉ riêng về lễ hội Cầu Ngư, hầu như làng biển nào của tỉnh ta cũng có và duy trì cho đến tận bây giờ, từ: Cảnh Dương, Thanh Trạch, Hải Trạch, Nhân Trạch cho đến Bảo Ninh, Hải Ninh... Tuy nhiên, để lễ hội Cầu Ngư Quảng Bình có thể vươn tầm như Phú Yên, Khánh Hòa hay Đà Nẵng, trở thành một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia lại là một điều không hề đơn giản. Thực tế cho thấy, tỉnh ta vẫn chưa có một di sản văn hóa phi vật thể nào có được vinh dự này.
Điều 10 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30-6-2010 quy định rõ: Di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ khoa học để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phải có đủ các tiêu chí sau đây:
1. Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương
2. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ
3. Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài
4. Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ
Điểm qua đôi nét về lễ hội Cầu Ngư ở các tỉnh bạn để thêm phần nhận ra vì sao các lễ hội này được được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trong nhiều lễ hội Cầu Ngư khác trên khắp cả nước.
Theo lý lịch di sản, lễ hội Cầu Ngư Phú Yên thường được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch hàng năm, là sinh hoạt văn hóa mang đậm yếu tố tâm linh của người dân ven biển gắn liền với tín ngưỡng thờ cá Ông.
Lễ hội thường được tổ chức thông qua ban trị sự lạch. Ban trị sự lập kế hoạch, báo cáo chính quyền địa phương cùng phối hợp thực hiện.
Năm nào ngư dân được mùa tôm cá, lễ hội được tổ chức lớn và ngược lại. Lễ hội Cầu Ngư ở Phú Yên bao giờ cũng gồm có các nghi thức cúng tế, hát tuồng và trò chơi dân gian. Phần nghi lễ gồm 7 nghi thức cơ bản, lễ rước sắc, Lễ rước bà Thiên Y A Na, Thành hoàng bổn cảnh, âm hồn, cô hồn, Lễ nghinh Ông Nam Hải màn chèo hầu bả trạo, lễ thỉnh sanh, Lễ tế thần Nam Hải.
Đa phần các lễ hội đều giữ được nét cổ truyền, nghi lễ, trang phục, nội dung bài văn, tuồng tích đều được ngư dân lưu truyền bao đời. Điểm đáng chú ý là Phú Yên có tới 53 lăng thờ cá Ông, trong đó có một số lăng được xây dựng từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, tiêu biểu như Lăng Hòa Lợi, TX Sông Cầu hiện đang lưu giữ 28 bộ ngọc cốt cá Ông, cùng 1 bộ ngọc cốt của Ông Tổ (Ông lụy đầu tiên) chôn sau chính điện và 3 bộ khác đang mai táng chưa lấy cốt.
Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa diễn ra vào tháng 3, tháng 7 âm lịch hàng năm, có phần lễ diễn ra trang trọng với lễ rước, lễ tế theo nghi thức truyền thống, như: Lễ rước sắc, lễ nghinh ông, lễ tế chánh, lễ Tôn vương, Lễ Tống na...
Phần hội nổi bật với cách thức trang trí cờ, hoa để thực hiện nghi thức rước Ông ra biển và nhất là hò bả trạo, vừa là nghi thức tế lễ, vừa là hình thức múa hát đặc trưng của lễ hội Cầu Ngư. Ngoài ra còn có hát thứ lễ, hát dâng lễ thần linh, do đoàn hát bội thực hiện với tuồng tích thường nói về nhân vật Quan Công trong Tam Quốc chí.
Lễ hội Cầu Ngư ở Đà Nẵng diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm với hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm lễ nghinh thân, lễ cầu an, Lễ Cầu Ngư..., phần hội có các trò chơi truyền thống, như: thi làm gỏi cá, kéo co, đan thúng, đua thuyền thúng, hát bài chòi, hát bả trạo...
Lễ hội Cầu Ngư ở các địa phương đều nhằm mục đích tỏ lòng biết ơn đối với công đức của cá Ông, cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè an toàn ra khơi, tưởng nhớ công đức tổ tiên, các bậc tiền nhân và thể hiện khát vọng được bình yên trong cuộc sống, đoàn kết, gắn bó cộng đồng làng biển qua nhiều thế hệ.
Mỗi lễ hội Cầu Ngư ở các tỉnh miền Trung đều có nét đặc sắc riêng, mang đậm dấu ấn của từng nét văn hóa đặc trưng, đời sống con người bản địa. Lễ hội Cầu ngư ở Quảng Bình cũng như vậy.
Bên cạnh các phần chung về nghi lễ hay phần hội, lễ hội Cầu Ngư ở các địa phương tỉnh ta đều có những bản sắc rất riêng có, độc đáo. Lễ hội Cầu Ngư ở làng biển Nhân Trạch, Bố Trạch có múa chạy chữ (hay còn gọi là múa động đăng). Đây một nghi thức không thể thiếu trước khi tiến hành phần lễ trong bất cứ một lễ hội nào của làng biển này.
Theo nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Niếu từng giới thiệu, múa chạy chữ tức là các thành viên tham gia sẽ vừa múa, vừa sắp xếp thành các chữ Hán “Thiên-Hạ-Thái-Bình” nhằm mục đích để hầu ngài (thần ngư), hướng về biển và mang nặng tâm linh biển, đồng thời thể hiện tính cộng đồng, sự kết nối gắn bó giữa những người dân vùng biển.
Và nhất là múa chạy chữ vừa cầu cho riêng làng biển Nhân Trạch, vừa cầu cho cả “thiên hạ”, đất nước đều được yên bình, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh đó, hai nét đặc sắc không thể thiếu trong nhiều lễ hội Cầu Ngư ở tỉnh ta là  múa bông, chèo cạn và bơi trải.
Chèo cạn tại lễ hội Cầu Ngư.
Chèo cạn tại lễ hội Cầu Ngư.
Trong cuốn “Quảng Bình-Ẩn tích thời gian” tập 3 của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tỉnh chỉ rõ, múa bông chèo cạn là hình thức chèo thuyền được cách điệu hóa thành chèo cạn bằng lối diễn xướng và vừa hát vừa múa mái chèo, múa bông. Đây được xem như một trong những linh hồn của lễ hội. Trong khi đó, hội bơi trải trên biển vừa là một nét đẹp văn hóa dân gian, vừa là một hình thức tế lễ cầu phúc, cầu siêu cho những người xấu số, tử nạn trên biển với lễ buông phao, cầu siêu. Dọc bờ biển Quảng Bình vẫn còn có nhiều lăng thờ cá Ông vẹn nguyên giá trị.
Lăng cá Ông ở Sa Động, Bảo Ninh, TP.Đồng Hới có bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam có tuổi đời hơn 100 năm, nay bộ xương được đặt ở Bảo tàng biển Việt Nam. Miếu thờ cá voi Linh Ngư miếu ở Cảnh Dương, Quảng Trạch được xây đi xây lại hàng trăm năm qua. Trong thời kỳ chiến tranh, miếu bị bom Mỹ tàn phá, dân làng phải đưa di cốt cá Ông cá Bà vào cất giữ trong đình làng, sau này, bà con quyên góp tiền xây dựng miếu mới để đưa cá Ông cá Bà về thờ phụng.
Điểm qua vài nét sơ bộ về lễ hội Cầu Ngư ở tỉnh ta để nhận thấy rằng, tiềm năng nâng tầm di sản cấp quốc gia của lễ hội là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để hoàn thiện được lộ trình này đòi hỏi không chỉ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng mà còn cả sự chung tay của cộng đồng. Sự cố môi trường biển trong thời gian qua khiến lễ hội Cầu Ngư còn mang thêm nhiều ý nghĩa linh thiêng khác. Đó chính là cầu nối chặt chẽ giữa con người với biển, tăng tính cộng đồng gắn kết và nhất là giữ vững niềm tin mãnh liệt của con người với biển, với thiên nhiên.
Đồng thời, đây cũng là “cơ hội vàng” để khôi phục, vực dậy ngành du lịch biển vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề sau sự cố môi trường và bảo tồn truyền thống nét văn hóa biển trước nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Mai Nhân
 
Quảng Bình: Lễ hội chèo cạn, múa bông
  
Người giữ hồn điệu hò khoan chèo cạn

Quảng Bình có 10 giáo phường ca trù cổ

13/12/2010 02:49 GMT+7

TT - Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Bình cho biết hiện toàn tỉnh đã có 10 giáo phường (tổ chức hội tụ những người làm ca múa nhạc dân gian) với gần 140 thành viên hoạt động thường xuyên về ca trù truyền thống.

Trong đó nổi bật nhất là giáo phường ở làng Đông Dương (Quảng Phương, Quảng Trạch), Châu Hóa (Tuyên Hóa)... Các nơi này đang lưu giữ 21 điệu ca trù cổ mang đậm nét riêng của địa phương.
OKc14Dbl.jpgPhóng toOKc14Dbl.jpg
Một buổi biểu diễn ca trù của giáo phường làng Đông Dương - Ảnh: L.Giang
Để không bị mai một tiếng ca cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp, sở và các địa phương ở Quảng Bình tiếp tục mở thêm nhiều lớp truyền dạy ca trù. Hiện đã có hơn 50 người theo học, trong đó có cả trẻ em 10 tuổi.
L.GIANG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét