Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 11

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
TRỨNG KIẾN NƯỚNG - ĐẶC SẢN TÂY BẮC

Trứng kiến - món lạ giảm stress, tăng cường sinh lý

Thứ Hai, ngày 05/12/2016 13:00 PM (GMT+7)
Sự kiện:

Món ngon mỗi ngày

Món ăn lạ từ trứng kiến khá ngon, tốt cho sức khỏe, giảm stress, tăng cường sinh lý... đang gây chú ý các bà nội trợ.

Trứng kiến nào ngon?
Có 2 loại trứng kiến ăn được là loại đen và vàng. Trứng kiến đen thơm ngon, bùi ngọt. Trứng kiến vàng có mùi hắc, khó ăn nên phía Nam chuộng hơn.
Trứng kiến ở phía Bắc hay ăn là kiến đen (kiến ngạt), có phần bọng đuôi cong tớn về phía trước), hay làm tổ trên các chạc cây vải, nhãn, hồng xiêm, các cây gỗ, tre trên rừng… Trứng kiến hầu hết do thương lái cất công buôn từ Phú Thọ, Bắc Giang, Cao Bằng, Yên Bái... về cung cấp cho các nhà hàng ở Hà Nội.
Tổ kiến ngon, nhiều dinh dưỡng là loại tổ có nhiều trứng ở độ căng tròn mọng sữa, trắng muốt, có lớp màng trắng phủ đều kết nối các lá bọc ngoài. Trứng kiến trắng mịn, hạt trứng như những con nhộng ong bé xíu và mềm mượt nhưng sạch hơn nhộng ong rất nhiều.
Tổ trứng non có ít trứng, lại bé, dễ dập vỡ. Tổ già thì trứng nở gần hết, vừa ít trứng vừa lắm con. Giá 1kg trứng kiến tương đương với 1kg thịt lợn ngon, nhưng ra tới nhà hàng thì tới 350.000 – 400.000 đ/kg.
Trứng kiến - món lạ giảm stress, tăng cường sinh lý - 1
Món xôi trứng kiến cực kỳ ngon, bùi, béo ngậy. Ảnh minh họa
Các món từ trứng kiến
Trứng kiến có thể chế biến thành nhiều món ngon như món canh trứng kiến lá lốt, trứng kiến chiên bơ, chiên sốt hành, xào cay, cuốn lá lốt, canh trứng kiến cá giòn, lươn nấu trứng kiến, bánh trứng kiến... gía 300.000 – 700.000 đồng tùy món.
Có những món trứng kiến nổi tiếng như bánh trứng kiến (Cao Bằng), xôi trứng kiến nổi tiếng của Ninh Bình… đã chinh phục được người Hà Nội với giá 120.000 đồng/đĩa.
Nhưng trứng kiến là đặc sản mỗi nơi mỗi khác. Ở phía Nam hay ăn trứng kiến vàng tươi sống tại chỗ có vị béo, thơm rất ngon và lạ miệng. Món trứng kiến vàng rang lửa vửa rộm, thêm chút nước mắm ngon thành món thơm nồng, béo bùi của dân nhậu.
Miền núi có đặc sản trứng kiến nấu măng sặt có vị thơm ngọt của măng tươi, béo bùi của trứng kiến.
Ở Bình Định có đặc sản nộm trứng kiến xào chín trộn dưa leo, ớt, bưởi và đài hoa đực của mít thái mỏng, rắc thêm đậu phộng đủ mùi vị chát, chua cay, giòn sật, thoảng vị béo bùi của trứng kiến.
Ở Củ Chi có đặc sản món canh trứng kiến nấu với lá giang, thân chuối là thanh nhã, hương vị đậm đà, độc đáo; Trứng kiến trộn gỏi đu đủ, gỏi bưởi; Nộm trứng kiến với món hoa chuối dậy vị cay, chát, chua, ngọt, giòn tan. Món dưa cải kho trứng kiến cũng rất hấp dẫn.
Ở Minh Hóa (Quảng Bình) có đặc sản canh chua lá bún nấu trứng kiến rất ngon. Nhưng ăn trứng kiến phải biết cách, ăn chậm, nhấm nháp từng chút một mới thấm thía cái vị béo bùi, ngon ngọt của món.
Trứng kiến - món lạ giảm stress, tăng cường sinh lý - 2
Trứng kiến bán ở chợ miền núi. Ảnh minh họa
Cẩn thận khi ăn trứng kiến
Từ 2002 – 2006, Bệnh viện Y học Cổ truyền TƯ đã thử nghiệm lâm sàng trên người, cho thấy bệnh nhân sử dụng rượu ngâm trứng kiến gai đen có cải thiện về sức khỏe, thần kinh, tăng cường năng lượng cho người lao động trí óc, người suy nhược cơ thể, tăng cường chức năng sinh lý, hỗ trợ chứng suy giảm sinh dục của nam giới hay các vấn đề về cơ, xương, khớp, xua tan căng thẳng, mệt mỏi lo âu.
Kiến đen (hắc mã nghị, con ngạt), là dược liệu quý, có vị mặn, cay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau, giảm stress, tăng cường sinh lý, chữa viêm khớp, tê thấp, viêm gan mãn tính…
Trứng kiến đen thổi xôi ăn hằng ngày là món thuốc bổ, tăng cường thể lực, giúp phụ nữ có làn da đẹp, mịn màng, tươi tắn.
Nhưng ăn đặc sản lạ nào cũng cần tìm hiểu nguồn gốc để tránh rước họa vào thân. Như trứng kiến bổ, nhiều đạm, nhưng có thể gây dị ứng cho người ăn. Người có cơ địa hay dị ứng, hoặc đã từng dị ứng với nhộng ong, nhộng tằm... nên cảnh giác với các món ăn có trứng kiến. Hoặc ăn ít một xem cơ thể có phản ứng gì không. Nếu có hiện tượng lạ thì không nên ăn nữa.
Theo Ngọc Hòa (Gia đình & Xã hội)
Món ăn hấp dẫn chế biến từ trứng kiến ở Cao Bằng
Thứ hai 06/04/2015 11:00

Cứ mỗi độ tháng Ba về, cây cối đương mùa đơm hoa, kết quả cũng là lúc những tổ kiến trên cây bắt đầu chắc trứng. Thời điểm này, ở chợ Xanh (Thành phố) và các chợ huyện trong tỉnh, người dân bày bán những rổ trứng kiến thơm ngon, béo ngậy. Từ trứng kiến có thể chế biến một số món ăn ngon và hấp dẫn.


Trứng kiến được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.
Trứng kiến cuốn lá lốt: Cho bột nêm, gia vị đảo đều lẫn với trứng kiến để khoảng 15 phút cho ngấm, rửa sạch lá lốt cho ráo nước. Cho trứng kiến vào giữa 2 - 3 lá lốt rồi gói lại, rán chín vừa phải. Món này ăn nóng chấm với muối ớt hoặc muối tiêu chanh rất thơm ngon, béo ngậy.
Trứng kiến xào thịt băm: Đảo đều  trứng kiến lẫn với thịt băm, nêm thêm gia vị vừa đủ. Để chảo già lửa rồi cho vào đảo chín vàng đổ ra đĩa, rắc thêm ít rau mùi lên trên ăn chấm cơm rất ngon, bổ dưỡng.

Xôi trứng kiến - món ăn quen thuộc của người Cao Bằng.
Xôi trứng kiến: Món xôi trứng kiến khá cầu kỳ, đem ngâm gạo nếp trong nước ấm từ 4 - 5 tiếng, sau đó vớt gạo ra rá để ráo nước và cho vào chõ đồ chín. Trứng kiến sau khi đã nhặt sạch, rửa qua nước để ráo, phi thơm hành rồi cho trứng kiến vào xào, khi thấy trứng kiến chuyển sang màu vàng nhạt dậy mùi béo ngậy và mùi thơm của hành là được. Khi xôi chín, xới tơi trộn đều lẫn với trứng kiến rồi cho ra đĩa hoặc xới xôi lên đĩa rồi rắc trứng kiến và hành khô lên mặt trên. Thưởng thức món xôi nóng sẽ cảm nhận được vị thơm đậm đà, béo ngậy, ngọt bùi của trứng kiến.
Trứng kiến viên chiên giòn: Để làm món trứng kiến viên chiên giòn, ta đảo trứng kiến, thịt nạc vai đều cùng gia vị, mì chính, hạt nêm và hạt tiêu với nhau để khoảng 15 phút cho ngấm. Dùng tay nặn nguyên liệu thành những viên chả tròn đều, sau đó, nhúng vào bát lòng đỏ trứng gà và lăn qua bột chiên xù rồi chiên ngay những viên chả phủ đều đủ bột trong một chiếc chảo đầy dầu đã nóng già cho tới khi chín vàng rồi gắp ra đĩa.

Bánh trứng kiến Cao Bằng.
Bánh trứng kiến: Đây là món ăn được chế biến cầu kỳ mất nhiều công nhất được làm từ bột nếp nương, trứng kiến và lá non của cây quả vả (một loại cây mọc tự nhiên và có rất nhiều ở rừng, bờ sông, bờ suối). Bột nếp có thể làm từ bột khô hoặc bột ướt nhưng nếu pha với một ít bột gạo tẻ thì bánh sẽ ngon hơn. Bột gạo được nghiền nhuyễn, không khô quá cũng không ướt quá, dải mỏng vừa phải, dày khoảng 3 - 4 phân trải đều trên lá quả vả non, khi làm chú ý không trải bột ra hết mép lá để khi hấp chỗ lá đó xoăn lại thành mép vừa để bột không tràn ra ngoài. Tiếp đến là cho trứng kiến đã rang thơm lẫn với một ít thịt băm, cho thêm gia vị, ít lá hành tươi hoặc lá hẹ rồi trải đều theo mặt miếng bột rồi cho tiếp một miếng lá quả vả cũng đã trải bột nếp áp lên trên mặt nhân trứng kiến. Cứ làm như vậy cho đến khi hết nhân và bột rồi xếp từng miếng cho vào chiếc thạ bắc lên bếp hấp cách thủy từ 20 - 30 phút thì bánh chín. Để miếng bánh đẹp, người ta cắt miếng bánh vuông vức, bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá quả vả, béo và ngậy mùi trứng kiến rất ngon.
Tùy theo khẩu vị và cách chế biến của từng gia đình, người ta còn có thể chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn từ trứng kiến, đem lại cho gia đình những bữa ăn ngon và bổ dưỡng hằng ngày.
Thu Hằng


Những món ngon được chế biến từ đặc sản trứng kiến

Kiến Thức 2 liên quan

Trứng kiến có ở nhiều vùng miền trong cả nước và ở đâu nó cũng là món đặc sản. Nhiều món ăn từ trứng kiến thơm ngon, béo ngậy.
Nhung mon ngon duoc che bien tu dac san trung kien - Anh 1
Trứng kiến vàng rất mọng nước, có màu trắng sữa và đặc biệt chứa hàm lượng protein cao. Món ăn từ trứng kiến rất hấp dẫn và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Nhung mon ngon duoc che bien tu dac san trung kien - Anh 2
Để có được món ngon từ trứng kiến đòi hỏi phải qua nhiều công đoạn phức tạp.
Nhung mon ngon duoc che bien tu dac san trung kien - Anh 3
Để đi “săn” trứng kiến, phải chọn ngày trời nắng to, vì khi hạ tổ kiến xuống, kiến sẽ nhanh chóng tản ra ngoài, trong tổ chỉ còn lại những hạt trứng trắng muốt như gạo để khi làm món ăn sẽ hấp dẫn hơn.
Nhung mon ngon duoc che bien tu dac san trung kien - Anh 4
Nộm trứng kiến khi ăn sẽ có vị chát, chua, ngọt và độ giòn tan hòa lẫn rất độc đáo. Cách làm món nộm trứng kiến: Trứng kiến đem xào chín, nêm gia vị vừa dùng. Cho hỗn hợp dưa leo, bưởi và quả mít non thái mỏng vào trộn đều cùng trứng kiến. Rắc thêm ít hạt lạc rang giã nhỏ là xong ngay món nộm trứng kiến.
Nhung mon ngon duoc che bien tu dac san trung kien - Anh 5
Món bánh nếp nhân trứng kiến có mùi vị thơm ngon của nếp, vị ngậy béo của nhân trứng kiến quyện lẫn hành và thì là. Tuy nhiên cũng có người vì nhạy cảm, thì có thể bị dị ứng khi ăn món bánh này giống như người bị dị ứng khi uống rượu ong.
Nhung mon ngon duoc che bien tu dac san trung kien - Anh 6
Xôi trứng kiến: Món xôi trứng kiến khá cầu kỳ, đem ngâm gạo nếp trong nước ấm từ 4 - 5 tiếng, sau đó vớt gạo ra rá để ráo nước và cho vào chõ đồ chín. Trứng kiến sau khi đã nhặt sạch, rửa qua nước để ráo, phi thơm hành rồi cho trứng kiến vào xào, khi thấy trứng kiến chuyển sang màu vàng nhạt dậy mùi béo ngậy và mùi thơm của hành là được.
Nhung mon ngon duoc che bien tu dac san trung kien - Anh 7
Khi xôi chín, xới tơi trộn đều lẫn với trứng kiến rồi cho ra đĩa hoặc xới xôi lên đĩa rồi rắc trứng kiến và hành khô lên mặt trên.
Nhung mon ngon duoc che bien tu dac san trung kien - Anh 8
Trứng kiến cuốn lá lốt: Cho bột nêm, gia vị đảo đều lẫn với trứng kiến để khoảng 15 phút cho ngấm, rửa sạch lá lốt cho ráo nước. Cho trứng kiến vào giữa 2 - 3 lá lốt rồi gói lại, rán chín vừa phải. Món này ăn nóng chấm với muối ớt hoặc muối tiêu chanh rất thơm ngon, béo ngậy.
Nhung mon ngon duoc che bien tu dac san trung kien - Anh 9
Trứng kiến viên chiên giòn: Để làm món trứng kiến viên chiên giòn, ta đảo trứng kiến, thịt nạc vai đều cùng gia vị. Dùng tay nặn nguyên liệu thành những viên chả tròn đều, sau đó, nhúng vào bát lòng đỏ trứng gà và lăn qua bột chiên xù rồi chiên ngay những viên chả phủ đều đủ bột trong một chiếc chảo đầy dầu đã nóng già cho tới khi chín vàng rồi gắp ra đĩa.
Nhung mon ngon duoc che bien tu dac san trung kien - Anh 10
Ngoài ra trứng kiến còn có thể nấu canh với cá cũng rất ngon.
Nhung mon ngon duoc che bien tu dac san trung kien - Anh 11
Bánh trứng kiến: Đây là món ăn được chế biến cầu kỳ mất nhiều công nhất được làm từ bột nếp nương, trứng kiến và lá non của cây quả vả. Bột nếp có thể làm từ bột khô hoặc bột ướt nhưng nếu pha với một ít bột gạo tẻ thì bánh sẽ ngon hơn.

Lên Bắc Giang ăn đặc sản trứng kiến

21/05/2016 19:53 GMT+7

    TTO - Mùa này, nếu có dịp ghé thăm Bắc Giang và được chủ nhà thiết đãi những món ăn chế biến từ trứng kiến thơm ngon bổ dưỡng, chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên đặc sản dân dã của vùng đất này. 

    Lên Bắc Giang ăn đặc sản trứng kiến
    Trứng kiến gói lá sau sau rừng để nướng - Ảnh: Hoàng Hân
    Sinh ra và lớn lên ở vùng núi nên những đặc sản gắn liền với tuổi thơ với tôi luôn là những ký ức khó quên. Món ăn chế biến từ trứng kiến là một trong số đó.
    Ngày xưa, những món ăn đó chỉ là thú vui của thời “chăn trâu, cắt cỏ”, nhưng giờ đã trở thành đặc sản mà mỗi mùa những người con đã trưởng thành như chúng tôi lại “thèm thuồng” tìm về.
    Trứng kiến chỉ có từ cuối tháng 3 sang tháng 4 âm lịch. Trong thời gian rất ngắn, nếu không nhanh tay, những trứng kiến bé xíu sẽ nở và bạn sẽ không kịp thưởng thức món ngon này.
    Người dân quê tôi chế biến rất nhiều món ăn từ trứng kiến, như xôi trứng kiến, bánh trứng kiến nhỏ xinh hay món canh trứng kiến thơm lừng... Nhưng tôi thích nhất là món trứng kiến nướng lá sau sau.
    Bên cạnh chuyện ăn, công cuộc đi đánh trứng kiến cũng thú vị không kém. Đầu tiên phải tìm được tổ kiến để đánh. Không phải tổ kiến nào cũng đánh được, phải là tổ kiến đen, to bấu trên những chạc cây.
    Khi đã xác định được tổ kiến, phải nhanh chóng hạ xuống cho vào bao tải, nếu không sẽ bị kiến bu đốt đầy người. Gặp ngày nắng khi tổ bị đánh, kiến sẽ nhanh chóng tản ra ngoài, còn gặp mưa kiến sẽ nằm lì bên trong rất khó tách lấy trứng.
    Khi tổ kiến đã được chặt hạ, mang về và cầm vạc ra gõ nhanh cho kiến và trứng kiến rơi xuống rá, những quả trứng kiến màu trắng sữa, kích cỡ như gạo tấm hoặc như hạt gạo nguyên, căng mẩy. Do trứng kiến rất nhỏ, muốn lấy được nhiều có khi phải đi đến cả ngày trời.
    Việc sàng sảy lấy trứng kiến cũng vất vả không kém. Phải khéo léo để tách nếu không trứng kiến sẽ bị giập nát hoặc bị kiến tha đi mất.
    Những người có kinh nghiệm đi rừng lâu năm thường truyền tai nhau rằng tổ kiến nào nhìn có màu đen bạc, thớ tổ gờ to, cành cây hơi trĩu, khi chặt cành nâng lên thấy nặng tay, đó sẽ là tổ kiến mẩy. Tổ nào trông đen sì, xốp khỏi mất công chặt đốn, để gây đến mùa sau.
    Lên Bắc Giang ăn đặc sản trứng kiến
    Tổ kiến được chặt hạ mang về để tách trứng và kiến - Ảnh: Hoàng Hân

    Lên Bắc Giang ăn đặc sản trứng kiến
    Tổ kiến được lấy về gõ nhẹ để tách kiến và trứng - Ảnh: Hoàng Hân
    Tranh thủ khi ra khỏi rừng chúng tôi cũng nhanh tay hái lấy một ít lá sau sau rừng để về chế biến món khoái khẩu.
    Trứng kiến mang về phải làm sạch kiến còn bám lại. Người dân quê tôi thường lấy một khăn mặt ướt sau đó trải nhẹ nhàng lên lớp trứng kiến, những con kiến còn lẫn trong trứng và những mảnh vỏ tổ bẩn bám vào khăn để lộ ra trên rá những quả trứng kiến trắng đục, căng mẩy.
    Sau đó, trứng kiến được gói với lá sau sau nướng trên bếp than hoa cho vừa chín tới. Chỉ đơn giản thế thôi nhưng cũng mang lại hương vị khó quên cho người thưởng thức.
    Đưa một gói trứng kiến vào miệng những cái trứng nhỏ xíu như hạt gạo lạo xạo trong lưỡi thật thú vị. Trứng vỡ lụp bụp, có vị béo, vị bùi, chua chua quyện cùng với vị chan chát của lá sau sau rừng tạo thành một hương vị độc đáo và dân dã nhưng không kém phần quyến rũ, mê hoặc.
    Nếu muốn thưởng thức món đặc biệt này, các bạn hãy nhanh chân nhấc balô và ghé thăm vùng đất Bắc Giang, chắc chắn món trứng kiến sẽ làm bạn nhớ đến mùa trứng tiếp theo.
    Lên Bắc Giang ăn đặc sản trứng kiến
    Trứng kiến mẩy, căng, thành quả của một buổi chiều - Ảnh: Hoàng Hân
    Lên Bắc Giang ăn đặc sản trứng kiến
    Trứng kiến gói lá sau sau nướng đơn giản nhưng cực hấp dẫn - Ảnh: Hoàng Hân

    HOÀNG HÂN


    Ai dũng cảm dám ăn canh trứng kiến nấu chua?


    Trứng kiến nhỏ bằng hạt gạo, màu trắng lẫn vàng đục được thu hoạch vào độ tháng tư


    Trứng kiến nhỏ bằng hạt gạo, màu trắng lẫn vàng đục được thu hoạch vào độ tháng tư
    Đã bao giờ bạn được ăn canh trứng kiến, món ăn đặc sản của vùng cao với vị ngọt, bùi của từng “hạt trứng”, song nếu là người dễ dị ứng với các loại nhộng thì nên cân nhắc.
    Khá là bất ngờ khi lần đầu tiên tôi được nhìn thấy những hạt trứng kiến. Tôi gọi là “hạt trứng” thay vì “quả trứng” bởi chúng chỉ nhỏ bằng hạt gạo, màu trắng và vàng đục tùy thuộc vào trứng non hay già.
    Và tất nhiên, không phải loài kiến nào cũng có trứng ăn được. Theo lời chia sẻ của anh Vũ Anh Tuấn, người dân huyện Kỳ Sơn, Nghệ An, người ta chỉ chọn trứng kiến vàng để chế biến món ăn.

    Ai dũng cảm dám ăn canh trứng kiến nấu chua? - ảnh 1

    tin liên quan

    Tấm tắc măng đắng miền sơn cước
    Tháng tư về, mùa măng đắng chộn rộn từ đường xuống chợ đến mâm cơm gia đình. Nếu ghé miền sơn cước mùa này mà không thưởng thức măng đắng thì hẳn là một sai lầm.
    Khi thấy những tổ kiến to, màu đen trên các thân cây như mít, hoa gạo, người dân sẽ tìm cách lấy nguyên cả tổ kiến, sau đó tách ra để đàn kiến tản ra ngoài. Thường thì vào độ tháng tư, trời nắng to, kiến đẻ trứng nhiều nên việc thu hoạch trứng cũng dễ dàng hơn.
    Sau khi giũ tổ kiến để trứng rơi xuống chiếc mẹt, mớ trứng kiến sẽ được sảy để bong hết bụi đất rồi rửa qua để chế biến thành món ăn. Người dân ở miền Tây xứ Nghệ thường nói với nhau rằng trứng kiến nhiều đạm, bổ dưỡng nên có khách quý mới đem chiêu đãi.
    Dũng cảm ăn canh trứng kiến nấu chua 1
    Khi nồi măng chua sôi thì cho trứng kiến vào là có ngay món ăn ngon
    Dũng cảm ăn canh trứng kiến nấu chua 2
    Bát canh trứng kiến nấu măng chua bên đĩa cải hoa miền núi khiến thực khách nhớ mãi
    Có nhiều cách để nấu trứng kiến, theo lời của người dân xứ Nghệ, ví như trứng kiến xào đọt bí ăn kèm bánh đa, xôi trứng kiến, trứng kiến cuốn lá lốt…Còn tôi, lần đầu tiên trong đời được thưởng thức món ăn từ trứng côn trùng này là canh trứng kiến nấu măng chua.
    Cách nấu món này cũng khá đơn giản. Người nấu chỉ cần phi hành mỡ rồi đảo sơ phần măng chua cho ngấm gia vị sau đó chế lượng nước vừa đủ. Khi nồi măng sôi thì nhanh tay cho trứng kiến vào, dùng đũa khuấy nhẹ, chờ sôi vài 3-5 phút thì tắt bếp. Nồi canh trứng kiến sẽ dùng lá lốt để làm dậy mùi.
    Bát canh trứng kiến thơm, khi ăn có vị ngọt, béo ngậy của trứng lẫn vị chua nhè nhẹ của măng. Cho thìa trứng canh vào miệng nhai, trứng kiến vỡ nhẹ trong miệng nên có vẻ ai ăn món này cũng muốn nhai chậm rãi một chút để thưởng thức sự thú vị của đặc sản miền núi này.
    Tuy canh trứng kiến rất lạ và ngon nhưng có thể nói là “kén” người ăn. Đặc biệt, với những người nhạy cảm, dễ dị ứng với các món nhộng.
    Người dân vùng núi thường thu hoạch trứng kiến vừa để có món ngon mời khách lại có thể kiếm thêm thu nhập khi giá bán có thể từ 300– 500.000/kg tùy vào thời điểm. Với nhiều vị khách miền xuôi, một lần thưởng thức món ngon từ trứng kiến thì sẽ nhớ mãi hương vị núi rừng.
    Tuệ Minh

    Món ngon khó cưỡng: Trâu xé muối trứng kiến

    Những miếng thịt trâu phơi khô thơm lừng được treo trên gác bếp của người dân tộc vùng cao nơi đây.
    Cùng với nét đặc sắc về phong tục văn hóa này là một ấn tượng không thể nào quên với các du khách đã đến thăm những ngôi nhà trên mảnh đất Tây Bắc.
    Thịt trâu xé muối trứng kiến là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn hằng ngày của người dân tộc Thái đen.
    Món thịt tuyệt ngon này thường được làm từ bắp của những chú trâu được thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Đặc biệt với người dân trên Tây Bắc, đây món trâu khô hay thịt trâu gác bếp này ngày nay không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm thường ngày nữa mà đã trở thành một mặt hàng đặc sản được giới thiệu với du khách thập phương.

    Trâu xé muối trứng kiến
    Khi chế biến, người ta hay lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, sau đó đem hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Từ đó những miếng thịt tươi ấy sẽ được gia giảm thêm rất nhiều hương liệu và gia vị. Thường thì những gia vị ấy nghe có vẻ rất quen thuộc như: muối, ớt, gừng và tiêu rừng.
    Nhưng đối với những người dân nơi đây họ có một thứ gia vị đặc biệt là đặc biệt là mắc khén – đây là một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Người ta sẽ trộn tất cả nguyên liệu theo tỉ lệ và gia vị đó để cho ra đời những sản phẩm độc đáo.
    Sau khi đã được tẩm ướp xong, những người Thái đen sẽ mắc những dây thịt trên giàn bếp, hoặc hun khói từ củi cây rừng. Thịt trâu được gác bếp suốt hai tháng liền, những khối thịt trâu ám khói đen và khô lại và thấm hết mọi gia vị vào trong. Bề mặt của miếng thịt vẫn còn những hạt tiêu rừng, ớt và gừng.
    Khi ăn, chỉ cần lấy từng miếng thịt, cho lên vỉ và nướng trên bếp than hồng. Thịt nướng chín rám vàng hai cạnh cùng mùi thơm tỏa ra rất quyến rũ. Khi nướng nhớ trở đều tay để thịt chín đều và không bị cháy. Sau khi nướng chín, thịt trâu được cho lên thớt, dùng chày đập nhẹ cho miếng trâu mềm, xé thành từng miếng nhỏ.
    Trâu một nắng được ăn kèm với dưa leo, chuối chát, các loại rau thơm và thức chấm. Thức chấm của món ăn này rất phong phú, có thể là tương ớt, muối ớt chanh… nhưng độc đáo và ngon miệng hơn cả phải là muối kiến vàng của người dân tộc. Xé một miếng thịt trâu xé, chấm vào chén muối trứng kiến và thưởng thức cùng các loại rau để cảm nhận thịt trâu mềm và ngọt hòa trong cái đậm đà nhưng chua chua của muối kiến rất ngon miệng.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét