Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

BÍ ẨN LỊCH SỬ 71/b

(ĐC sưu tầm trẹn NET)
 
Giải mã lịch sử sự thật trấn động bí mật phong thủy linh thiêng Hồ Tây Cao Biền cũng phải bó tay

10 bí ẩn thú vị nhất của các nền văn minh đã mất (Phần 1)

  • 1 2 3 4 5 419
  • 17.858
Hầu hết các nhà Ai-cập học tin rằng tượng nhân sư Sphinx trên cao nguyên Giza khoảng 4.500 tuổi. Nhưng con số này chỉ là giả thuyết chứ không có bằng chứng xác thực.

Những bí ẩn thú vị chưa được khám phá của các nền văn minh đã mất

1. Tuổi của kim tự tháp và tượng nhân sư Sphinx

10 bí ẩn thú vị nhất của các nền văn minh đã mất (Phần 1)
Theo Robert Bauval, tác giả cuốn “Tuổi của Sphinx” thì “không hề có bất cứ ghi chép nào, thậm chí chữ khắc trên vách đá, bia mộ hoặc chữ viết trên giấy cói” gắn kết Sphinx với khoảng thời gian trên.
Vậy nó được xây dựng từ khi nào? Học giả John Anthony West đã phủ nhận con số 4.500 tuổi, ông đưa ra bằng chứng là chân tượng bị phong hóa theo chiều thẳng đứng mà nguyên nhân thì chỉ có thể là do ngâm lâu dưới nước (từ những trận mưa lớn).
Mưa lớn tại sa mạc là điều không tưởng trong khoảng thời gian đó và nó chỉ xảy ra cách đây 10.500 năm. Điều này có nghĩa là tuổi của Sphinx gấp hơn 2 lần so với con số 4.500 mà người ta vẫn nghĩ. Bauval và Graham Hancock ước tính Đại kim tự tháp Giza được xây dựng cách đây khoảng 10.500 năm trước Công nguyên - trước khi có nền văn minh Ai Cập. Câu hỏi đặt ra là: Ai đã xây dựng chúng và tại sao?

2. Những đường kẻ Nazca

10 bí ẩn thú vị nhất của các nền văn minh đã mất (Phần 1)
Những đường kẻ Nazca nổi tiếng được khắc trên một sa mạc cách thủ đô Lima của Peru 200 dặm về phía tây. Cao nguyên dài 58km, rộng 1,6km, với những đường kẻ và các khối hình khác nhau đã khiến thế giới khoa học đau đầu kể từ khi nó được phát hiện vào những năm 30 của thế kỷ trước.
Những đường kẻ này rất thẳng, một số đường chạy song song với nhau, nhiều đường giao nhau khiến chúng trông như đường băng của một sân bay khi nhìn từ trên cao. Nhà văn Erich von Daniken đã từng viết trong cuốn sách Chariots of the Gods rằng chúng là những đường băng dành cho tàu vũ của người ngoài hành tinh.
Thú vị hơn là những khối hình khổng lồ của 70 con vật được khắc trên mặt đất trong đó có một con khỉ, nhện và một con chim ruồi nằm giữa những con khác. Điều khó hiểu là những đường kẻ và khối hình này lớn đến nỗi người ta chỉ có thể nhận ra hình thù của chúng từ trên cao. Vậy tầm quan trọng của chúng là gì? Nhiều người tin rằng chúng được dùng cho mục đích thiên văn học trong khi một số khác lại cho rằng người xưa dùng chúng trong các nghi lễ tôn giáo. Một giả thuyết gần đây là các đường kẻ dẫn tới những nguồn nước quý giá. Cho đến nay vẫn chưa ai có lời giải đáp.

3. Vị trí của lục địa Atlantis

10 bí ẩn thú vị nhất của các nền văn minh đã mất (Phần 1)
Ngày nay có rất nhiều giả thuyết về lục địa Atlantis. Lục địa Atlantis từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới. Dựa trên những tài liệu đáng tin cậy, người ta đã xây dựng rất nhiều những giả thuyết khác nhau về lục địa này.
Mặc dù Atlantis được xem là đạt tới đỉnh cao vinh quang hơn 11 nghìn năm trước, nhưng nó chỉ xuất hiện trong thư tịch khoảng 2.350 năm trước, từ 359 đến 347 năm trước Công nguyên. Atlantis được nhà triết học Hy Lạp cổ đại lừng danh Plato miêu tả là một hòn đảo tuyệt đẹp và phát triển về khoa học công nghệ nhưng vị trí của Atlantis thì rất mơ hồ.
Thế nên nhiều người kết luận Atlantis không thực sự tồn tại. Những người cho rằng nó tồn tại thì đi kiếm tìm bằng chứng và manh mối trên mọi ngóc ngách của trái đất. Nhà tiên tri Edgar Cayce tiên đoán tàn tích của Atlantis nằm đâu đó gần quần đảo Bermuda. Năm 1969, những khối đá nhiều hình thù được tìm thấy gần đảo Bimini khiến người ta tin rằng lời tiên đoán của Cayce là đúng.
Người ta còn cho rằng lục địa Atlantis có thể được tìm thấy ở châu Nam Cực, Mexico, ngoài khơi nước Anh và thậm chí cả ngoài khơi Cuba.

4. Lịch của người Maya

10 bí ẩn thú vị nhất của các nền văn minh đã mất (Phần 1)
Các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu để tìm ra lời giải về cuốn lịch Long Count của người Maya.
Qua nghiên cứu đồng vị carbon trên một nhóm vật chất thu được tại ngôi đền ở Guatemala, các nhà khảo cổ học khẳng định, lịch Long Count (loại lịch có hình tròn dùng để tính khoảng chu kì thời gian rất dài) của người Maya đã kết thúc vào tháng 12/2012. Bên cạnh đó, cuốn lịch của người Maya không đưa ra bất cứ lời tiên tri nào về Ngày Tận thế.
Kỷ nguyên của người Maya bắt đầu vào ngày 11/8/3114 TCN. Nếu khớp lịch theo lịch Gregory (lịch châu Âu) như chúng ta sử dụng hiện nay thì chu kỳ sẽ kết thúc vào ngày 21/12/2012 (một số nghiên cứu nói ngày 23/12 mới khớp lịch).
Long Count là một hệ thống phức tạp, sử dụng tới 5 đơn vị thời gian: Bak'tun (144.000 ngày); K'atun (7.200 ngày), Tun (360 ngày), Winal (20 ngày) và K'in (một ngày).
Lịch Long Count được người Maya sử dụng tổng hợp, theo dõi các sự kiện diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, trên thực tế, vào thế kỷ XVI, người Tây Ban Nha đã hủy hoại đại đa số văn tự ghi chép của người Maya để lại, chỉ còn lại ba cuốn sách nên khiến người đời sau khó mà phiên dịch để hiểu rõ về văn hóa của họ. Điều này cũng gây khó khăn trong việc nghiên cứu sự tương quan giữa lịch Maya và lịch của châu Âu.
Nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Douglas J. Kennett - giáo sư khảo cổ học tại ĐH bang Pennsylvania, Mỹ cho biết: "Có khá nhiều giải pháp cho vấn đề này, một vài trong số chúng là sử dụng các dữ liệu lịch sử và thiên văn học".
Các nhà khoa học đã thử đặt lịch Long Count vào lịch Gregory với những sự kiện lịch sử để hiểu hơn về sự tương quan giữa 2 loại lịch này.
Sau khi phân tích đồng vị carbon trên những mảnh chạm khắc bằng gỗ của ngôi đền cổ bằng đá ở Tikal - trung tâm thành thị của nền văn minh Maya cổ xưa, các nhà khoa học đã có cái nhìn mới hơn về mối quan hệ giữa những khoảng thời gian ở cùng một sự kiện của 2 cuốn lịch này.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra, sự biến đổi khí hậu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sụp đổ của người Maya cổ đại. Theo Long Count, cuốn lịch đá bao gồm 13 “Bak'tun” (đơn vị tính thời gian lớn nhất mà người Maya sử dụng) tương đương 400 năm dương lịch đã chỉ ra thời điểm kết thúc ở người Maya vào năm 2012 và không đưa ra bất cứ thông tin nào về Ngày Tận thế. (Tất nhiên, nếu có Ngày Tận thế thật thì chúng ta đã không thể đọc được những dòng này).
Tuy nhiên, giáo sư Kennett cho biết, "Ngày chính xác mà bộ lịch Long Count của người Maya kết thúc vẫn là câu hỏi mở với các nhà khoa học. Chỉ biết rằng, nó là một ngày trong tháng 12".

5. Xác ướp tại "Hang Ma"

Năm 1940, hai vợ chồng nhà khảo cổ học Sydney và Georgia Wheeler tìm thấy một xác ướp tại "Hang Ma", một hang động cách thành phố Fallon, bang Nevada (Mỹ) 15 dặm về phía đông.
Khi bước vào hang, họ phát hiện bộ hài cốt của 2 người được quấn bằng vải tuyn. Một bộ hài cốt được chôn sâu hơn bộ kia, phần đầu và vai phải vẫn còn nguyên vẹn.
Với sự trợ giúp của người dân địa phương, Sydney và Georgia Wheeler đã đào được 67 cổ vật trong hang. Những cổ vật này được giám định tại bảo tàng bang Nevada, người ta ước tính chúng 1.500-2.000 tuổi. 54 năm sau, vào năm 1994, nhà nhân chủng học thuộc trường đại học California R. Erv Taylor đã giám định lại 17 cổ vật trong ‘Hang Ma’ bằng phương pháp ghi phổ khối lượng.
Kết quả thật bất ngờ xác ướp có tuổi thọ vào khoảng 9.400 tuổi. Nghiên cứu thêm cho thấy xác ướp cổ nhất tại Bắc Mỹ này có những đặc điểm của người Aino, một chủng người da trắng sống ở vùng biển Bắc - Nhật Bản. Cho đến nay người ta vẫn chưa giải thích được mối liên hệ này.
Cập nhật: 17/09/2015 Theo Dân Trí

10 bí ẩn thú vị nhất của các nền văn minh đã mất (Phần 2)

  • 1 2 3 4 5 410
  • 15.637
Châu Mỹ được Christopher Columbus “khám phá ra” vào năm 1492, tuy nhiên có nhiều bằng chứng cho thấy các nhà thám hiểm từ nhiều nền văn minh khác đã đến châu Mỹ trước cả Columbus.

Những bí ẩn thú vị chưa được khám phá của các nền văn minh đã mất

6. Những chuyến thám hiểm châu Mỹ 

Người ta đã tìm thấy những đồng xu La Mã và Hy Lạp, vật dụng bằng gốm của người Do Thái cổ và của người châu Á tại Mỹ và Mexico, tượng thần Isis và Osiris của người Ai Cập tại Mexico.
Ngoài ra còn có những dấu vết chứng minh sự hiện diện của người Ai Cập tại hẻm núi Grand Canyon. Những chuyến thám hiểm châu Mỹ cũng được nhắc đến trong thần thoại và văn học dân gian của nhiều dân tộc.
Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta có được rất ít thông tin về những chuyến thám hiểm trước thời của Christopher Columbus. 

7. Tàn tích ngoài khơi Nhật Bản 


Các nhà khoa học phát hiện ra những cấu trúc đá kỳ lạ, trông như phế tích của kim tự tháp ngoài khơi đảo Okinawa, Nhật Bản
Dưới độ sâu 30 m ngoài khơi đảo Okinawa, các nhà khoa học phát hiện ra những cấu trúc đá kỳ lạ, trông như phế tích của kim tự tháp có thể do một “nền văn minh đã mất” nào đó xây dựng. Người ta nhận thấy sự hiện diện của đường phố được lát đá, giao lộ, những án thờ lớn, bậc thang dẫn tới các quảng trường...
Masaaki Kimura, một nhà địa chất biển tại Đại học Ryukyus cho biết: “Tôi sững sờ khi nhìn thấy một chiếc cổng khổng lồ được xếp từ nhiều tảng đá lớn tương tự như những công trình thời tiền sử thường thấy tại các thành phố của người Inca”.
Trong hơn 15 năm, Masaaki Kimura đã lặn xuống khu vực này để đo đạc và tìm hiểu sự hình thành của nó. Nhiều người phỏng đoán đây có thể là lục địa Lemuria.

8. Lục địa Lemuria 


Nếu thế giới Mu thực sự tồn tại, thì nó nằm ở đâu?
Lemuria, hay còn gọi là Mu, một lục địa tồn tại ở Thái Bình Dương cùng khoảng thời gian với Atlantis, dường như đã bị quên lãng, cho dù nó chính là đối cực tinh thần với Atlantis. Theo truyền thuyết của thổ dân trên nhiều hòn đảo, thiên đường nhiệt đới Mu nằm đâu đó ở vùng biển Thái Bình Dương nhưng đã bị nhấn chìm cùng với công dân của nó nhiều nghìn năm trước. 
Người Lemuria tin rằng, chủ nghĩa duy vật không quan trọng, thay vào đó, họ chú ý nhiều hơn tới chữa bệnh, nghệ thuật, âm nhạc và tâm linh. Cho đến nay người ta vẫn tranh cãi liệu thế giới Mu có thực sự tồn tại, nếu có thì nó nằm ở đâu?

9. Thành phố chìm ngoài khơi Cuba 


Thành phố chìm ngoài khơi Cuba? Đây vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp
Tháng 5/2001, Công ty truyền thông kỹ thuật số Advanced Digital Communications (ADC) của Canada đã có một phát hiện thú vị trong khi đang thám hiểm đáy biển thuộc lãnh hải Cuba. Thiết bị định vị siêu âm dưới nước đã chụp được các bức ảnh về những khối đá có cấu trúc đối xứng, trông giống tàn tích của một thành phố.
Paul Weinzweig, thuộc công ty ADC cho hay: “Tự nhiên không thể tạo nên những khối đá cân nhau đến vậy, chắc chắn không phải bàn tay của tự nhiên nhưng chúng tôi vẫn chưa biết nó là cái gì”.
Những cuộc thăm dò sau này thu hút nhiều sự quan tâm của thế giới trong đó có kênh truyền hình National Geographic. Năm 2003, một nhóm nghiên cứu đã gửi một chiếc tàu ngầm nhỏ xuống để thăm dò những công trình của “một trung tâm đô thị lớn”. “Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa có đủ bằng chứng để khẳng định đây là một thànhphố”, Paulina Zelitsky nói.
10. Những kho báu của người Ai Cập tại hẻm núi Grand Canyon 

Bản đồ dẫn tới kho báu được cất giấu tại hẻm núi Grand Canyon
Ngày 5/4/1909, tờ ArizonaGazette đăng tải một bài báo có tựa đề: “Thám hiểm Grand Canyon: Những phát hiện đột phá minh chứng người cổ đại di cư từ phương Đông”. Theo bài báo, chuyến thám hiểm do Viện Smithsonian tài trợ đã tìm ra nhiều cổ vật khẳng định sự tồn tại của các kho báu được cất giấu tại hẻm núi Grand Canyon.
Bên trong một hang động, người ta tìm thấy các phiến đá có khắc chữ tượng hình, các công cụ và vũ khí bằng đồng, tượng các hoàng đế Ai cập và các xác ướp. Cho đến nay vẫn chưa có ai khẳng định được tính xác thực của bài báo vì người ta không thể xác định được vị trí của hẻm núi Grand Canyon. Nhiều người cho rằng đây chỉ là tin đồn nhảm, một số người lại cho rằng một thế lực nào đó đã xóa dấu vết đường vào kho báu Ai Cập.
Cập nhật: 22/09/2015 Theo Dân Trí (Listverse

Động đất đã kết liễu các nền văn minh cổ đại?

  • 1 2 3 4 5
  • 1.602
Những trận động đất kinh hoàng có thể là nguyên nhân làm sụp đổ nhiều nền văn minh trong lịch sử loài người, từ thành Tơroa cổ đại (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) tới nền văn minh Maya ở Trung Mỹ. Giả thuyết này vừa được các nhà khoa học đưa ra hôm qua, tại cuộc họp của Hiệp hội Địa Vật lý Mỹ.

Ông Amos Nur, Giáo sư vật lý tại Đại học Stanford, cho biết: “Chúng tôi tin rằng các thảm họa tự nhiên, đặc biệt là động đất, đã đóng vai trò quan trọng trong sự mất tích bí ẩn của nhiều nền văn minh”.

Trước đó, các giả thuyết đều xoay quanh một nhóm cướp biển bí ẩn được gọi là “Sea People”. Hẳn là chúng đã càn quét qua vùng này, cướp bóc và triệt phá các thành phố lớn.

Nur lại phát triển một giả thuyết hoàn toàn khác. Khi nghiên cứu vùng phía đông Địa Trung Hải ở cuối thời kỳ đồ đồng, ông cho rằng một trận động đất lớn có thể là thủ phạm chính đằng sau sự biến mất của nhiều thành phố như Tơroa, Mycenae và Knossos. Các thành phố này đã bị quét khỏi bản đồ thế giới trong khoảng năm 1225 - 1175 trước Công nguyên.

Maya cũng chung số phận?

Dấu vết Harappan cổ
Các nhà khoa học khác của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ đã đưa giả thuyết này đi xa hơn. Họ cho rằng những trận động đất lịch sử có thể triệt hạ các nền văn minh khác, từ Harappan của thung lũng sông Ấn (Ấn Độ), tới Maya ở Trung Mỹ .

Nền văn minh Harappan, sau 2000 năm thịnh vượng ở vùng sông Ấn, đã đột ngột biến mất vào khoảng năm 1900 trước Công nguyên. Người đời gán cho sự mất tích bí ẩn này vô số nguyên nhân có thể, từ việc thay đổi phương thức buôn bán, tới những kẻ xâm lược người Aryan từ phía bắc.

Tuy nhiên, Nur và đồng nghiệp Prasad, khi xem xét lịch sử địa chấn, đã nhận thấy có những trận động đất thảm khốc đổ xuống vùng ven biển gần biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan. Theo giả thuyết của họ, một hoặc nhiều chấn động lớn có thể đã làm vỏ trái đất di chuyển, kéo theo việc chặn dòng chảy của một con sông lớn trong vùng. Nền sản xuất nông nghiệp bị phá hủy, các trận lụt nghiêm trọng xảy ra và cuối cùng vùi lấp các thành phố dưới bùn lầy.

Một tình huống tương tự cũng có thể đã xảy ra với nền văn minh Maya ở vùng Trung Mỹ: Hai thành phố Quirigua (Đông Guatemala ngày nay) và Benque Viejo, vốn là trung tâm văn hóa của người Maya trong thời kỳ đỉnh cao, đột ngột biến mất vào cuối thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên. Theo lập luận của nhà địa vật lý Robert Kovach, có thể một trận động đất đã san phẳng cả hai thành phố.

Khó khăn ở đây là định vị chính xác những đứt gãy địa chất từng phá hủy các nền văn minh trong lịch sử. Thời gian đã làm lành vỏ trái đất và xóa nhòa nhiều chứng tích. Nhưng Nur tin rằng bằng các thiết bị đo địa chấn hiện đại, kết hợp với tài liệu lịch sử của loài người, cuối cùng, họ sẽ chứng minh được những gì mà động đất đã gây ra cho nhiều nền văn minh.

B.H. (theo Reuters)
Cập nhật: 29/10/2005 Theo VnExpress

Dấu tích một nền văn minh cổ

  • 1 2 3 4 5
  • 2.477
Nền văn hoá Maya luôn là điều bí ẩn. Nhưng cuối cùng thì nhờ khoa nghiên cứu văn khắc, các nhà nghiên cứu đã đọc được những nét chạm khắc của Maya. Bức tranh bí mật đã hiện ra với một thời đại huy hoàng cùng những xung đột, kình địch và tranh giành quyền lực.
Nền văn minh Maya gắn liền với lịch sử của các thành phố tự trị. Mặc dù các thành phố không còn tồn tại, nhưng từ đống đổ nát, các nhà nghiên cứu cũng tìm được những bằng chứng cho thấy thời kỳ huy hoàng đan xen với biến cố. Ngoài ra, những dấu tích để lại còn cho biết các bậc vua chúa trong thời kỳ này đã được thần thánh hoá.
Nhiều bằng chứng cho thấy vào năm 378, Waka (được hình thành vào năm 1.000 trước Công nguyên - El Peru ngày nay) là nơi mà những người Maya đầu tiên đến sinh sống, có 4 trung tâm chính, hàng trăm toà nhà, khu đền cao, những nhà tưởng niệm xây dựng kỳ công cùng các di tích, am thờ trong hang đá vôi. Phía tây trung tâm Petén diễn ra hoạt động buôn bán sôi nổi của người dân bên bờ sông San Pedro.
Ngôi đền ở Tikal đã từng bị chiếm bởi Great Jaguar - nổi dậy từ những khu rừng rậm ở phía bắc Guatemala - nay vẫn còn vẻ huy hoàng của các thành phố cổ đại Maya. Trong số những thành phố tự trị lớn nhất được hình thành sớm ở Maya, Tikal là mục tiêu đầu tiên của một đội quân xâm chiếm từ miền Trung Mexico, đội quân đến vào ngày 16.1.378 trước Công nguyên. Suốt 5 thế kỷ tiếp theo đó, nó đã trở thành siêu cường với rất nhiều khối liên minh cùng nhiều kẻ thù ở khắp Maya. (Ảnh: Lyndonwong)
Thực phẩm có ở khắp các khu chợ của người Maya như ngô, đậu, ớt khô, và lê. Lúc này họ đã biết lấy mủ từ cây sapôchê để làm hồ, lấy mủ từ cây cao su để làm quả bóng chơi trong các buổi nghi lễ. Hàng hoá ngoại lai cũng tìm được hướng đi đến Waka...
Người Maya đã dùng ngọc bích dành cho việc điêu khắc và làm trang sức, lông chim làm các bộ y phục ở vùng núi phía nam, còn ở cao nguyên phía đông - lãnh địa của Teotihuacan, họ dùng đá làm vũ khí, kim loại làm gương soi...
Một kim tự tháp với tên gọi La Iglesia (Nhà thờ) nổi bật trong rừng rậm ở Cobá, thuộc Yucatán. Có một chút hiểu biết về thánh địa này, chúng ta sẽ hiểu rõ về quá trình phát triển phức tạp của nơi đã từng là một thành phố ở Maya. Nhiều du khách đã đến đây trước khi một con đường lớn được xây dựng vào thập niên 70 thế kỷ 20.
Một thủ phủ với khoảng hơn 100.000 dân, có lẽ đây là thành phố lớn nhất thế giới vào thời điểm này. Khi dân số tăng lên, họ cũng thành thục hơn trong việc trồng trọt và định cư, biết tạo nên những cánh đồng, dùng mùn để bón cho đất, biết đặt bẫy hươu nai, nuôi cá... để mưu sinh. Họ đã xây được nhiều cung điện với mái vòm và cách thức làm đồ gốm, điêu khắc phô bày phong cách nghệ thuật riêng biệt. Đặc biệt, người Maya còn hiểu biết thâm thuý về thiên văn học và tạo ra lịch năm chuẩn xác 365 ngày - một trong những thành tựu rực rỡ của giai đoạn này.
Vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên, hạn hán kéo dài đã làm cho người Maya khốn đốn và nạn phá rừng làm đất bị xói mòn. Lúc này, người Maya sử dụng phương pháp độc canh cây trồng, dự trữ và buôn bán thực phẩm. Họ còn biết trồng các loại cây như ngô, đậu, bí, cacao... Xã hội Maya có tục đa thê và các gia đình trong hoàng tộc lấy nhau nhằm duy trì quyền lực.
Nhiều cuộc chiến tranh, thảm sát kinh hoàng đã xảy ra trong lịch sử Maya. Các chiến thắng thay vì là nguồn cảm hứng cho sự ra đời các tượng đài và đền đài mới, thì nó lại ngày càng lụi tàn và không tạo ra được dấu ấn. Có thể nói rằng các cuộc chiến tranh đã làm hao mòn sức lực, làm giảm dân số, huỷ hoại môi trường cùng với hạn hán và lãng phí đã đẩy nền văn minh cổ đại Maya đi đến suy tàn và sụp đổ vào những năm 800 trước Công nguyên.
Chòm sao Bắc đẩu như trung tâm của vũ trụ với những ngôi sao lấp lánh trong bóng đêm của “căn nhà pháp sư“ ở Uxmal. Người Maya đã lần theo những chuyển động của bầu trời một cách tỉ mỉ và quan sát để tạo ra lịch mặt trời chuẩn xác. Họ còn tạo nên các mối liên quan thần bí giữa đất và trời, những sự kiện trọng yếu theo một lịch trình như các cuộc chiến và sự hy sinh xung quanh các cuộc hành trình của thần Vệ nữ và thần Jupiter.
Kabáh, thuộc Yucatán với phong cách kiến trúc độc đáo và công phu, gắn liền với một bờ tường đá đắp cao. Di tích nổi tiếng nhất ở đây là cung điện Masks, với hơn 260 hình tượng thánh thần, nhiều nhất là các vị thần mưa để phục vụ cho các nghi lễ cầu mưa.

Từ dốc núi phía nam Mexico, một vị trí nên thơ của Palenque, có thể đánh dấu được bờ tây của lãnh thổ Maya. Có rất nhiều công trình kiến trúc được xây dựng bởi Pakal, một vị vua vào thế kỷ thứ bảy được mai táng sâu trong “Ngôi đền với những câu khắc”. Bên trái có thể là một trong những nơi chôn giấu nhiều vàng, ngọc bích trong các cuộc mai táng mà đến nay vẫn chưa được tìm thấy.
Ngôi đền Warriors thể hiện thông điệp của cường quốc ở Chichén Itzá, phía bắc Yucatán - nơi đã từng rất thịnh vượng, được xem như trung tâm thương mại hàng ngàn năm, kéo dài đến khi các thành phố phía nam sụp đổ. Các bức tranh bên trong ngôi đền cho thấy hàng hoá được di chuyển bằng đường bộ và đường biển, các khối vuông bên ngoài mang hình dáng nguỵ trang bằng những tấm khăn trùm đầu của phụ nữ.
Quỳnh Trâm
Cập nhật: 27/09/2007 Theo National Geographic, Sài Gòn tiếp thị

Phát hiện nền văn minh cổ nhất châu Âu

  • 1 2 3 4 5
  • 1.653
Nền văn minh này có trước nền văn minh kim tự tháp
Các nhà khảo cổ học cho biết vừa phát hiện nền văn minh cổ nhất châu Âu, hơn 150 ngôi đền lớn được xây dựng khoảng năm 4800-4600 trước công nguyên đã được phát hiện tại những cánh đồng tại Đức, Slovakia và Áo.
Theo các nhà khoa học, nền văn minh này sớm hơn nền văn minh kim tự tháp của Ai Cập khoảng 2000 năm. Hệ thống những ngôi đền này được làm bằng gỗ và đất. Tuy những hố khai quật này đã được tiến hành cách đây 3 năm nhưng cho đến nay những ngôi đền này mới được phát hiện và vẫn chưa được đặt tên.
Khu vực trung tâm phức tạp nhất là thành phố  Dresden ở Saxony thuộc miền Đông nước Đức  gồm ngôi đền được bao quanh bởi 4 con mương, 3 bờ bằng đất và hai hàng rào chấn song.
Các ngôi đền này có đường kính khoảng 150m, được những người sống trong những ngôi nhà dài và trong làng xây dựng. Đá, xương và những dụng cụ bằng gỗ và cả những tượng người  bằng gốm và động vật cũng được phát hiện. 
Một ngôi làng ở Aythra gần Leipzig thuộc phía Đông nước Đức có khoảng 300 người sống, gồm khoảng 20 nhà lớn xung quanh đền.
Đ.TÂM (Theo AFP)

10 điều bí ẩn nhất trong hệ Mặt trời (phần 1)

  • 1 2 3 4 5 422
  • 11.420
Trong hành trình chinh phục vũ trụ bao la, con người đã khám phá ra không biết bao điều mới mẻ, thế nhưng, bên cạnh đó vẫn còn vô vàn những ẩn số đến nay vẫn chưa có lời giải. Dưới đây là 10 điều bí ẩn nhất trong hệ Mặt trời.

1. Nhiệt độ tại các cực của Mặt trời không bằng nhau

Tại sao cực Nam của Mặt trời lạnh hơn cực Bắc?

Tàu không gian Ulysses, con tàu đầu tiên nghiên cứu về Mặt trời không chỉ từ mặt phẳng đường hoàng đạo (xích đạo), mà còn từ các cực của Mặt trời, được phóng thành công vào vũ trụ năm 1990. Con tàu này đã làm việc hơn 17 năm và đã truyền tải về trái đất các thông tin giá trị về Mặt trời như: gió của Mặt trời và về các Cực.

Dữ liệu gửi về từ tàu Ulysses

Trong số các kết quả nghiên cứu được, người ta phát hiện ra một hiện tượng khá thú vị đó là cực Nam của Mặt trời lạnh hơn cực Bắc. Nhiệt độ tại cực Nam của Mặt trời là khoảng 80.000ºF (tương đương với 44.000ºC), lạnh hơn 8% so với tại cực Bắc. Với sự trợ giúp của máy quang phổ SWICS gắn trên tàu, các nhà khoa học tiến hành phân tích các thành phần tạo nên gió của Mặt trời và khám phá ra rằng, chính việc tập trung hàm lượng ion oxi О6+ và О7+ một cách tương đối đã gián tiếp tạo nên nhiệt độ của khí, và vị trí 300 triệu km so với Mặt trời được xem là khoảng cách an toàn đối với tàu Ulysses.

Ngạc nhiên hơn, sự khác nhau về nhiệt độ tại các cực lại không phụ thuộc vào từ trường của Mặt trời (thậm chí, trong chu kỳ 11 năm của Mặt trời, sự khác biệt giữa các cực của nó vẫn không thay đổi). Các nhà vật lý học cho biết, cơ cấu của “bầu khí quyển” trên các cực của Mặt trời là khác nhau, tuy nhiên vấn đề này vẫn đang được khám phá.

2. Bí mật của sao Hỏa

Tại sao bán cầu Bắc và bán cầu Nam của sao Hỏa lại khác nhau nhiều đến vậy?

Cho đến nay, sao Hỏa vẫn tồn tại nhiều điều bí ẩn đối với con người

Trên bề mặt bán cầu Nam của sao Hoả các miệng núi lửa mọc lên san sát, thế nhưng ở bán cầu Bắc chỉ thấy lác đác một vài miệng núi lửa và phần lớn là các bình nguyên núi lửa rộng lớn.

Nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhằm lý giải cho hiện tượng kỳ lạ này, trong đó, có giả thuyết cho rằng, sở dĩ có sự khác biệt lớn đến vậy tại các bán cầu trên sao Hỏa là do vụ va chạm giữa sao Hỏa với một tiểu hành tinh có kích thước sao Diêm Vương. Thế nhưng, giả thuyết khác lại giải thích rằng, trong giai đoạn địa chất ban đầu, các mảng thạch quyển (lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá) đã vô tình “gặp nhau” tại một bán cầu và sau đó “dính vào nhau” tại cùng một vị trí. Cho đến nay, các cuộc tranh luận để tìm ra câu trả lời thuyết phục nhất giữa các nhà khoa học vẫn chưa ngã ngũ.

Có hay không một lời nguyền trên sao Hỏa?

Có một điều gì đó bất thường đã xảy ra không cho bất kỳ con tàu vũ trụ nào tiếp cận sao Hỏa. Thống kê cho thấy, gần 2/3 các con tàu vũ trụ đã biến mất khi đến gần hành tinh này. Các tên lửa của Nga đưa tàu vũ trụ lên sao Hỏa cũng đều bị thất bại. Các vệ tinh của Mỹ đều bị hỏng khi mới đi được một nửa chặng đường. Các thiết bị phóng của Anh sau khi đáp xuống sao Hỏa đều mất tín hiệu liên lạc với Trái đất. Một bóng đen bí ẩn đã bao trùm lên toàn bộ những nỗ lực tiếp cận sao Hỏa của loài người. Nhiều người tin rằng, hành tinh này được bảo vệ bằng một lời nguyền độc đoán. Tuy nhiên, điều đó có lẽ chỉ là sự thêu dệt của con người, cũng có thể, may mắn vẫn chưa mỉm cười với chúng ta trong hành trình đi tìm sự sống mới.

3. Những hiện tượng kỳ lạ ở Tunguska, Sibiri (Nga)

Điều gì đã diễn ra gần sông Tunguska?

Quả cầu lửa hủy diệt từ vũ trụ ở Tunguska, Sibiri (Nga)

Vào khoảng 7h00 sáng (giờ địa phương) ngày 30/6/1908, một quả cầu lửa khổng lồ lao đi vun vút trên bầu trời phía Đông Sibiri giữa vùng Lena và Podkamena Tuguska, từ phía Đông nam đến Tây Bắc.

Quả cầu lửa sáng đến nỗi, ánh sáng chói lòa của nó có thể nhìn thấy từ cách xa hàng trăm dặm. Chỉ một vài giây sau đó, sức nóng nhanh chóng lan tỏa trong phạm vi gần 40 km và thiêu trụi mọi thứ trong khu vực: động, thực vật và cả con người. Một khu vực rộng 2150 km2 với 80 triệu loài cây đã bị phá hủy hoàn toàn. Quả cầu lửa bí ẩn từ vũ trụ đã biến khu vực có thảm thực vật phong phú và các loài động vật quý hiếm của rừng Taiga bỗng chốc trở thành một nghĩa địa chết chóc. Thảm họa từ trên trời rơi xuống này, đến nay vẫn là nỗi kinh hoàng của loài người.

Khi đi tìm câu trả lời cho bí ẩn này, các nhà khoa học thấy rằng không hề có bất kỳ một ngọn núi lửa nào được hình thành quanh khu vực Tunguska, nơi thảm họa xảy ra. Vậy quả cầu lửa đó từ đâu ra, phải chăng nó thực sự xuất hiện từ ngoài vũ trụ?

Một số nhà khoa học cho rằng, vụ nổ xảy ra là do sự kích nổ từ khí thiên nhiên có trong thiên thạch đang bay trong khí quyển, một số khác lại đưa ra giả thuyết lạ lùng về một vụ nổ UFO.

4. Độ nghiêng của sao Thiên vương

Tại sao sao Thiên Vương lại nằm nghiêng?

Sao Thiên vương có độ nghiêng 97,86º

Nếu các hành tinh khác có thể ví von như những con quay, thì sao Thiên Vương lại giống một hình cầu đang lăn. Độ nghiêng trục quay của nó lên đến 97,86º. Chính điều này khiến sao Thiên Vương khác hoàn toàn so với các hành tinh còn lại của hệ Mặt trời. Thật thú vị khi một cực của nó sẽ nằm trong bóng tối suốt 42 năm và cực còn lại thì sẽ được Mặt trời chiếu sáng ròng rã 42 năm.

Được biết, hầu hết tất cả các hành tinh đều xoay ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ phía cực Bắc của trái đất), ngoại trừ sao Kim quay theo chiều kim đồng hồ. Từ đây nảy sinh một giả thuyết cho rằng, sở dĩ sao Kim quay ngược chiều so với các hành tinh khác do nó đã va chạm với một hành tinh khác trong vũ trụ. Nhiều khả năng, vụ va chạm đó đã xảy ra với sao Thiên Vương?

5. Khí quyển trên Titan

Tại sao trên Titan lại có khí quyển?

95% thành phần có trong khí quyển của Titan là Nitơ

Titan là một trong 34 vệ tinh (mặt trăng) của sao Thổ và là hành tinh vệ tinh lớn thứ hai trong hệ Mặt trời (sau Ganymede, vệ tinh của sao Mộc). Ngoài ra, đây còn là hành tinh vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt trời có khí quyển, và cũng là hành tinh vệ tinh duy nhất không thể quan sát trực tiếp bề mặt vì có mây che phủ. Hành tinh Titan rất giống trái đất, mặc dù có kích thước nhỏ hơn.

Titan rất giàu chất ni tơ giống như khí quyển trái đất. Trên mặt Titan rất lạnh, cảnh sắc gồ ghề. Nhiệt độ ở bề mặt là - 291ºF (-179ºC) còn nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận là - 333ºF (-202ºC). Điều đáng nói là, thành phần chính trong khí quyển của Titan nitơ với hàm lượng lên tới 95%. Câu hỏi được đặt ra, rằng từ đâu Titan có lượng khí nitơ lớn đến như vậy? Điều này cho đến nay vẫn là bí ẩn.
Cập nhật: 10/09/2008 Theo Anh Nguyễn - Dân Trí (Universetoday)

10 điều bí ẩn nhất trong hệ Mặt trời (phần 2)

Dân trí Những năm gần đây, có rất nhiều dự án vũ trụ liên tiếp được triển khai với mục đích khám phá những điều mới mẻ trong hệ Mặt trời. Nhiều câu hỏi về vũ trụ đã tìm được đáp án, nhưng cũng có nhiều bí ẩn vẫn tiếp tục chìm sâu trong bóng tối.

6. Tại sao bầu khí quyển xung quanh Mặt trời lại nóng hơn bề mặt của nó?

Đó là câu hỏi gây nhiều tranh cãi giữa các nhà vật lý học nhưng vẫn chưa đi đến hồi kết thúc trong suốt hơn 50 năm qua. Những quan sát ban đầu hào quang mặt trời bằng kính quang phổ đã tiết lộ: Không khí xung quanh mặt trời nóng hơn quyển sáng. Trên thực tế, sức nóng này ngang ngửa với nhiệt độ đo được ở tâm mặt trời.


Bầu khí quyển xung quanh Mặt trời có nhiệt độ lên tới gần 1 triệu độ C 

Tại sao lại như vậy? Điều này được giải thích như sau: Nếu bạn bật một bóng đèn điện lên, không khí xung quanh bóng đèn đó không thể nóng hơn cái bóng đèn; bạn càng lại gần nguồn tỏa nhiệt, bạn càng cảm thấy nóng hơn, chứ không lạnh hơn. Quyển sáng của mặt trời có nhiệt độ khoảng 6.000ºK tương đương 5.726ºC, trong khi đó thể plasma phía trên quyển sáng hàng ngàn km có nhiệt độ 999.726ºC. Dường như mọi định luật vật lý đều bị phá vỡ.

Tuy nhiên, các nhà vật lý học nghiên cứu về mặt trời đang dần tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bí ẩn này. Nhờ có công nghệ và kỹ thuật quan sát hiện đại, bầu khí quyển xung quanh mặt trời sẽ sớm được giải đáp cặn kẽ trong một tương lai không xa. Một lý giải tạm thời cho hiện tượng nói trên đó là sự kết hợp của các hiệu ứng từ trong bầu khí quyển xung quanh mặt trời.
  
7. Bụi sao Chổi

Ở nhiệt độ cao, sao Chổi tạo thành bụi như thế nào?

Bụi sao Chổi hình thành từ đâu? 

Sao Chổi là một tảng thiên thạch gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là băng, quay xung quanh Mặt trời thường theo một quỹ đạo hình elíp rất dẹt.

Quỹ đạo của sao chổi khác biệt so với các vật thể khác trong Hệ Mặt trời ở chỗ chúng không nằm gần mặt phẳng hoàng đạo mà phân bố ngẫu nhiên toàn không gian. Nhiều sao chổi có viễn điểm nằm ở vùng gọi là Đám mây Oort. Đây là nơi xuất phát của các sao chổi, một vùng hình vỏ cầu, gồm các vật chất để lại từ lúc Hệ Mặt trời mới bắt đầu hình thành. Vật chất ở đây nằm quá xa nên chịu rất ít lực hấp dẫn từ trung tâm, đã không rơi vào đĩa tiền Mặt trời, để trở thành Mặt trời và các hành tinh. Tại đây nhiệt độ cũng rất thấp khiến các chất như cácbonníc, mêtan và nước đều bị đóng băng. Thỉnh thoảng một vài va chạm hay nhiễu loạn quỹ đạo đưa một số mảnh vật chất bay vào trung tâm. Khi lại gần Mặt trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và dưới áp suất của gió Mặt trời, tạo nên các đuôi bụi và đuôi khí, trông giống như tên gọi của chúng, có hình cái chổi.

Việc phân tích các mẫu vật vô giá của sao chổi Vild-2 thu được năm 2006 cho thấy, sao Chổi có nhiều thành phần phức tạp hơn so với dự đoán. Một khám phá mới gây bất ngờ đối với các nhà khoa học là việc phần lớn các các chất đều là các vật liệu lạnh từ vùng rìa của Hệ Mặt trời, nhưng tới gần 10% được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao. Khó có thể biết được, 10% này có nguồn gốc từ đâu, nếu sao Chổi không đi vào khu vực bên trong của hệ Mặt trời.

8. Vành đai Kuiper

Vành đai Kuiper được hình thành như thế nào?

Vành đai Kuiper  

Vành đai Kuiper là các vật thể của hệ Mặt trời nằm trải rộng từ phạm vi quỹ đạo của Hải Vương Tinh khoảng 30 AU (đơn vị thiên văn) tới 44 AU từ phía Mặt trời, quỹ đạo nằm gần với mặt phẳng hoàng đạo.

Vành đai Kuiper gồm những mảnh vỡ, giống với vành đai các tiểu hành tinh, nhưng được tạo thành chủ yếu từ băng và rộng lớn hơn, đồng thời nằm ở vị trí xa hơn khoảng giữa 30 AU và 50 AU từ Mặt trời, tức là bắt đầu từ Sao Hải Vương trở ra. Vùng này được cho là nơi khởi nguồn của những sao chổi ngắn hạn, như sao chổi Halley.

Vành đai Kuiper có một khoảng trống rất rõ ràng. Ở khoảng cách 49 AU đến Mặt trời, số lượng các vật thể được quan sát thấy giảm sút rõ rết, tạo nên “Vách đá Kuiper” và hiện vẫn chưa biết nguyên nhân của nó. Một số người cho rằng một thứ gì đó phải tồn tại ở phía ngoài vành đai và đủ lớn tới mức quét sạch mọi mảnh vỡ còn lại, có lẽ lớn như Trái Đất hay Sao Hoả. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn còn gây tranh cãi.

Lý giải cho điều này, có giả thuyết cho rằng, một thiên thạch rất lớn có kích thước gần bằng Trái đất hoặc sao Hoả đã bay vào vùng vành đai Kuiper rồi “va chạm” với tất cả các hành tinh đang đứng ở đó. Cho đến nay, giả thuyết này vẫn tỏ ra thiếu thuyết phục vì không có bằng chứng cụ thể. Câu hỏi về sự tồn tại của vành đai Kuiper vẫn còn nằm trong bóng tối.

9. Sự bất thường của chương trình “Pioneer

Tại sao tàu vũ trụ Pioneer đi lệch khỏi hành trình?

Tàu thám hiểm Pioneer 10  

Tàu vũ trụ “Pioneer-10” và “Pioneer-11” được coi là hai trong số các con tàu vũ trụ nổi tiếng nhất thế giới. Được phóng vào năm 1972, Pioneer 10 là tàu vũ trụ đầu tiên lên đường khám phá vùng ngoài của vũ trụ, và cũng là con tàu đầu tiên vượt qua vành đai tiểu hành tinh quanh Mặt trời .

Tuy nhiên, trong cả hai lần phóng, các nhà khoa học đều nhận thấy một hiện tượng kỳ lạ: Pioneer-10 và Pioneer-11 đều đi lệch so với hành trình. Việc đi lệch này không quá lớn so với cách tính của thiên văn (gần 368 nghìn km sau khi thực hiện hành trình khoảng 10 triệu km). Trong lần đầu tiên và lần thứ hai chũng đều bay lệch giống nhau. Các nhà khoa học đã thật sự gặp khó khăn khi đưa ra lời giải thích cho vấn đề này.

10. Đám mây Oort

Có hay không sự tồn tại đám mây Oort ?

Đám mây Oort 

Đám mây Oort được hiểu là một đám mây bụi khí, sao chổi và vẩn thạch khổng lồ, có tên chính xác là Đám mây tinh vân Oort, bao quanh Hệ Mặt trời với đường kính 1 năm ánh sáng. Nó gồm có hai phần: đám mây phía trong và đám mây phía ngoài cách Mặt trời khoảng 30.000 đến 50.000 AU. Theo giả thuyết, các sao chổi được hình thành tại đây, và 50% số sao chổi trong Hệ Mặt trời được tạo thành từ đám mây phía trong.

Mặc dù sự tồn tại của đám mây Oort vẫn chưa được khẳng định, thế nhưng có rất nhiều sự kiện gián tiếp chỉ ra sự có mặt của nó trong hệ Mặt trời.

Anh Nguyễn
Theo Universetoday

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét