Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 12

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
HỐT ONG MẬT TRONG GỐC DỪA VỀ CUỐN LÁ CÁCH

7 món ngon chế biến từ lá cách

19-05-2017
Ngoài tự nhiên lá cách tỏa mùi hôi khó gần, nhưng vào món ăn lại bất ngờ ngát thơm

Trong các loại rau đồng, lá cách có mùi thơm hăng hăng dễ chịu với người dân thôn quê, vị rất đặc trưng. Nhiều món ăn đồng quê như: bánh xèo, lươn um, ếch xào nước cốt dừa hay chuột xào .v.v… thì không thể thiếu lá cách.




mon-ngon-tu-la-cach
Lá cách là rau gia vị dùng đặc trưng trong vài món ăn ngon

Sự kết hợp hài hòa mùi vị trong chế biến làm cho lá cách trở thành món ngon mà bất cứ ai một lần được nếm thử đều khó phai trong ký ức về một loại rau chỉ có nơi miền thôn dã…

1. Thit gà xào lá cách

Món thịt gà xào lá cách là món ngon đã ăn lần thì không dễ quên . Đầu tiên, chặt thịt gà tre thành từng miếng nhỏ, ướp đầy đủ gia vị cho vào nồi rồi bắc lên trên bếp xào qua xào lại, đợi 30 phút sau thịt gà chín, cho lá cách vào nồi, trộn đều rồi nhắc xuống. Vậy là, tô thịt gà lá cách thơm lừng đã sẵn sàng đánh gục khứu giác lẫn vị giác nhé!

2. Lươn xào lá cách




mon-ngon-tu-la-cach
Lươn xào lá cách
- 500g lươn
- 1,5 chén nước cốt dừa
- 300g lá cách
- Hành, tỏi, sả,ớt, đậu phộng rang, bột nghệ, gia vị
- Các nguyên liệu đã sơ chế xong
- Lươn rửa sạch cắt khúc vừa ăn, ướp vào lươn ít hạt nêm , đường
- Lá cách cắt nhỏ vừa ăn
- Hành tỏi, sả , băm nhỏ
- Phi thơm hành tỏi, sả với 1 muỗng dầu ăn sau đó cho ít bột nghệ vào phi vàng, chế nước cốt dừa và ít gia vị vào đun sôi.
- Cho lươn vào um trên lửa nhỏ cho đến khi thịt lươn chín mềm. Nêm vào ít nước mắm, gia vị cho vừa ăn sau đó cho lá cách vào nấu trên lửa nhỏ khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Múc lươn um ra dĩa thêm vào ít đậu phộng rang và ớt. Dùng nóng với cơm, bánh mì hoặc tùy thích.

3. Ếch xào lá cách




mon-ngon-tu-la-cach
Lươn xào lá cách
- 500gr ếch sống
- Lá cách (hoặc bạn dùng lá lốt cũng được)
- Dừa nạo, bột nghệ, gừng, ớt, lạc
- Gia vị vừa đủ
Cách làm
- Ếch làm thật sạch, bạn chỉ lấy phần đùi và phần thân, chặt miếng to ướp cùng với muối, tiêu, bột ngọt trong khoảng thời gian 10 phút.
- Dừa già nạo vắt lấy một chén nước cốt dừa. Ớt băm nhuyễn. Bạn chọn lá cách rửa sạch rồi cắt sợi vừa ăn.
- Bạn cho ít dầu vào chảo rồi bắc lên bếp, đợi đến khi dầu nóng thì cho ớt, tỏi băm sẵn vào xào trước đến khi dậy mùi thơm thì cho thịt ếch vào xào săn lại. Sau đó, bạn cho bột nghệ và nước cốt dừa vào nấu. Thêm cho gia vị vừa ăn.
- Bạn xào cho đến khi nước cốt dừa sánh lại thì thịt ếch mới thơm, sau đó cho lá cách vào xào. Cuối cùng, bạn cho thịt ếch ra đĩa và rắc thêm lạc lên trên.
4. Lươn um lá cách



mon-ngon-tu-la-cach
Lươn um lá cách
Nguyên liệu
- 1 con lươn độ 1kg
- 2 bộ lòng gà
- 30 gr bún tàu
- 15 tai nấm mèo
- 100 gr củ hành nhỏ + ½ củ tỏi
- 100 gr đậu phộng
-  Ðường
- Tiêu
- Muối
- Bột ngọt
-  Lá cách
-  300 gr dừa khô nạo sẵn 
- Lươn làm sạch , lóc lấy thịt , bằm nhỏ 
- Lòng gà bằm nhỏ  
Cách làm
- Bún tàu , nấm mèo : ngâm nước rửa sạch và bằm nhỏ
 - Ðậu phộng rang giã hơi nát
- Trộn chung lươn , lòng gà , bún tàu , nấm mèo , củ hành tỏi , ½ đậu phộng , nêm chút muối , tiêu , đường , bột ngọt cho nhân được vừa ăn 
 - Lá cách rửa sạch , lau khô , cho nhân vào gói lại  
- Cho lươn vào thố , chế nước cốt dừa cho ngập lươn , nêm chút nước mắm , bột ngọt cho vừa ăn . Cho lươn vào hấp cách thuỷ .
  - Lươn chín , xếp ra dĩa , rắc đậu phộng lên , dùng nóng . 

5. Canh gà lá cách





mon-ngon-tu-la-cach
Canh gà lá cách
Nguyên liệu chính cần có là: gà, lá cách, sả, ớt.
Trước hết, gà phải chọn gà ta (trọng lượng  khoảng 1,2 – 1,5 kg/con) đem về làm sạch, để ráo. Dùng dao bén chặt vừa miếng ăn. Kế đến, ướp gia vị (muối + đường + bột ngọt + sả ớt bằm) cho vừa khẩu vị khoảng 15 phút cho ngấm. Bắc chảo lên bếp, phi mỡ tỏi thơm rồi cho thịt gà vào xào săn lại. Tiếp đến, cho thịt gà (đã xào) vào nồi cùng với nước lã nấu sôi cho tới khi thịt gà chín hẳn. Nêm nếm gia vị (nước mắm + bột ngọt) cho vừa khẩu vị. Sau đó, lá cách lựa lá vừa ăn (không già cũng không non) rửa sạch xắt thật nhuyễn để sẵn vào tô. Cuối cùng, chỉ cần múc thịt gà lẫn nước canh (còn nóng) trong nồi đổ vào tô lá cách dọn lên bàn là xong.
Nhưng muốn đạt đến tuyệt đỉnh của “nghệ thuật ẩm thực”, chúng ta phải làm thêm một chén giấm, sả ớt băm nhuyễn nữa.Trước khi ăn, múc khoảng 2 muỗng canh nước giấm, sả ớt (chua ít nhiều tùy theo khẩu vị) rưới đều lên tô canh. Và nên nhớ, phải chấm với nước mắm ngon nguyên chất (nước mắm rươi Trà Vinh hoặc nước mắm hòn Phú Quốc), có chút sả ớt vào nước mắm nữa thì mới “đúng gu”.

6. Thịt trâu xào lá cách




mon-ngon-tu-la-cach
Thịt trâu xào lá cách
- 500g thịt trâu
- 300g dừa khô
- 300g lá cách
- Gia vị: Tỏi, ớt, nước tương, dầu ăn, đường, bột ngọt.
Cách làm
- Thịt trâu chọn loại thịt thăn, tươi, khi xào sẽ mềm và ngọt hơn. Sau khi rửa sạch đem xắt lát mỏng theo sớ ngang. Ướp thịt với 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước tương, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tỏi băm nhuyễn. Sau khi ướp và trộn đều gia vị, nên để thịt "nghỉ" ít nhất 15 phút trong ngăn mát tủ lạnh cho thật thấm.
Trong khi chờ thịt thấm đều gia vị, tranh thủ vắt nước cốt dừa. Dừa khô đã nạo cho vào khăn mỏng, sạch vắt lấy một chén nước cốt. Nếu không có sẵn khăn mỏng, có thể dùng tay vắt qua rây lọc, tránh xác dừa còn lợn cợn khi ăn sẽ mất ngon. Để xào 500g thịt trâu cho 4 người ăn, 200 ml nước cốt dừa là vừa đủ béo.
Lá cách non chỉ cần ngâm một lần trong nước lạnh khoảng 10 phút cho sạch bụi, rửa sạch, để ráo rồi xắt nhỏ vừa miệng ăn (dày khoảng 2cm). Lưu ý không nên xắt quá dày sẽ khó thấm gia vị, hơn nữa lá sẽ còn nhiều vị đắng khi ăn.
Sau khi sơ chế tất cả các nguyên liệu, bắc chảo lên bếp, cho lửa lớn để phi tỏi cho thật thơm. Khi thấy tỏi sắp vàng, cho thịt trâu đã ướp vào chảo đảo qua cho chín sơ. Tiếp theo, khi thịt vừa săn lại, nhanh tay cho nước cốt dừa vào trộn đều. Để thịt sôi lại khoảng 5 phút cho mềm và thấm. Lá cách rất mau chín nên cho vào sau cùng, đảo qua vài lượt là có thể tắt bếp.
Thịt trâu xào lá cách và nước cốt dừa thường được dọn kèm với nước tương và vài lát ớt xắt nhuyễn.

7. Rắn xào lá cách




mon-ngon-tu-la-cach
Rắn xào lá cách
Để làm món này thì rắn trun, rắn nước, rắn hổ hành hay rắn ri voi… đều được cả.
Thịt rắn tanh hơn nhiều loại thịt khác nên cần ướp gia vị kỹ. Ngoài muối, tiêu đường, bột ngọt còn có ớt tươi cay và đặc biệt là sả băm. Ướp sao mà đưa tô thịt kề mũi, thấy thơm phưng phức là ngon. Thịt ướp để chừng một tiếng rồi đem xào. Khi xào, phi tỏi cho vàng rồi cho thịt vào đảo, nếu khô quá có thể thêm ít nước, xào cho đến khi săn chín, hơi áp chảo (đảm bảo thơm lừng từ đầu nhà xuống cuối nhà) rồi thì cho lá cách xắt nhuyễn vào, đảo trên lửa lớn đến khi lá cách xèo xuống là được. Không nên để lá cách chín quá, lá sẽ ngả màu đen và bớt ngon.
Theo Món ngon Việt/Sổ tay nấu ăn

Diệu kỳ lá cách

Thứ Ba, ngày 26/03/2013 17:00 PM (GMT+7)

Ngoài tự nhiên lá tỏa mùi hôi khó gần, nhưng vào món ăn lại bất ngờ ngát thơm.

Mâu thuẩn vốn là thuộc tính cố hữu của cuộc sống. Không chỉ có ở người, mà còn hiện hữu nơi cỏ cây. Đơn cử như lá cách.
Lá cách - 1
Lá cách ác “miệng” thiện “tâm”! - Ảnh: Tạ Tri
Cây lá cách có nơi còn gọi vọng cách, thích mọc hoang nơi thềm ao, bìa rừng, vách núi... trên chân đất phèn lợ hay đất thịt pha cát. Đứng cách cây này khoảng 1-2 m, người thính mũi đã nghe tỏa mùi hăng hăng khó chịu. Càng lại gần, hơi lâu, người sức khỏe yếu dễ bị “mệt ngang”.

Theo ghi nhận của dược sĩ Trần Việt Hưng, “lá cách được dùng trong nhiều món ăn dân dã đồng thời cũng được xem là một “cây thuốc nam” dùng trị một số bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Cây tuy có nguồn gốc tại vùng Nam Á Châu nhiệt đới nhưng cũng được trồng tại Hawaii, Florida (Hoa Kỳ). Lá cách thuộc chi thực vật Premna, họ Verbenacea. Chi Prem na có khoảng 200 loài, riêng tại Việt Nam có khoảng 15 loài trong đó có 4 hay 5 loài được dùng làm thực phẩm và làm thuốc.”

Cho nên, dân sành ăn tây nam bộ thường trồng vài bụi cách ngoài bờ mương, thềm rạch để dành chế biến nhiều món độc đáo. Cách mười ngày, nửa tháng họ chịu khó tỉa trụi cây cách, cho nó đâm nhiều chồi non mới. Lá cách non ít hôi hơn. Và khi gặp những vật thực có hậu vị tanh như: chuột, lươn, rắn... nó lại càng có khả năng “phù phép” cho chúng thơm tho.
Kỳ diệu tác dụng của cây lá cách - 2

Lá cách “cứu rỗi” thịt ếch chân ngắn (hàng nuôi) - Ảnh: Tạ Tri
Có lần về Bình Đại, Bến Tre, cậu một người bạn đãi món chuột dừa với mớ lá này. Ngon “nhức răng”! Tuy lá hôi hăng, nhưng khi gặp nhiệt cao thì bỗng dưng khiến món ngon thơm lừng. Không kiềm chế nổi, thằng cu Tí (cháu ngoại của cậu) lẻn vào bốc vụng một miếng, nhai “ngọt xớt” rồi vụt chạy trốn sau lùm chuối sau vườn.

Tuổi thơ hồn nhiên gợi nhớ thằng tôi thuở nhỏ, cũng ham chơi: đội nắng bắn chim, trèo tìm ổi chín, thả diều... nên dễ bị cảm ho. Chiều, mẹ níu áo bắt uống hết chén nước lá cách giã, pha muối. Tôi cứ nhăn mặt lắc đầu. Mẹ dụ: “Nín thở ực một hơi sẽ hết ho liền. Giỏi! Mẹ cho nửa cục đường tán!”

Tương đồng, anh Hải chủ một quán nướng trên đường Nguyễn Thị Diệu, Q.3, TP.HCM có lần về Trà Vinh, được đãi nhiều món lá cách xào, um (om) thật ngon. Hỏi kỹ mới biết cây này dễ trồng như khoai mì, chặt nhánh giâm xuống đất, che mát, tưới nước đều nó sẽ “sống nhăn”. Anh Hải liền mang về trồng ở quán, lấy lá cho đầu bếp chế biến các món đồng quê. Nhiều người ăn vào, khen nức nở!

Thêm một tin mừng cho những ai thường ngậm đắng nuốt cay (nhậu), lá cách có khả năng bảo vệ gan. “Dịch chiết bằng alcohol từ lá có khả năng bảo vệ gan, tạo được sự giảm nồng độ men gan, giảm bilirubin và chặn được các phản ứng loại peroxy-hóa lipid. Hoạt tính có thể so sánh với bilirubin”, Trần Việt Hưng.

Đồng thời, Viện khoa học công nghệ, phối hợp cùng 2 trường Đại học Y và Dược Hà Nội đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng chống viêm của cao lỏng lá vọng cách trên thực nghiệm” (năm 2008), “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Vọng cách thu hái ở Nam Định” (Luận án tiến sỹ dược học Nguyễn Thị Bích Hằng – năm 2010). Kết quả: các nghiên cứu trên cho thấy lá vọng cách có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và giảm đau trên mô hình thực nghiệm với chuột.

Mặt khác, những ai ghét đắng chê cay cũng nên chú ý đến lá cách. Bởi khi lá gan khỏe, sẽ giúp cơ thể giải độc tốt hơn.

Dược sĩ Bùi Kim Tùng cũng có những đúc kết về công dụng của lá cách: giúp thanh nhiệt, thông tiểu, hạ huyết áp, trị nhức mỏi, điều hòa kinh nguyệt...

Thêm một hiện tượng đặc biệt quan trọng là, nhóm vật thực trong cùng sinh cảnh có khả năng hỗ trợ cho nhau. Ví dụ, con ếch, con nhái, chú rắn nước, bụi lá cách... vốn “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau". Thế nên, khi gom chúng vào nồi, tự nhiên chúng sẽ khắc chế những điểm yếu của nhau, để người ăn gắp mạnh hơn.

Bên cạnh đó, chuyện lá cách cũng nhắc nhở chúng ta đến yếu tố ngoại lệ, không thể “trông mặt mà bắt hình dong” được! Và lẽ nào, sự tương trợ trong cây cỏ thường “bền vững” hơn những động vật bậc cao: Con Người?
Theo Tạ Tri (Saigonamthuc)

Thơm lừng thịt gà nấu canh lá cách
theo Lao Động
Biết tôi năm nay được nghỉ Tết khá dài, bạn tôi - quê ở Bến Tre - liền điện thoại lên mời về chơi và thết đãi món ăn không đụng hàng: Thịt gà nấu canh lá cách.
Nói đến cây cách và lá cách, người dân miền Tây không ai xa lạ gì. Cây cách là cây rất dễ trồng, thường mọc nơi bờ bụi, mương vườn, ven sông rạch. Lá cách được các bà nội trợ nơi đây xem như là một loại rau sạch không thể thiếu trong việc chế biến các món ăn truyền thống như: ếch, lươn, bò (xào lá cách), nấm mối nướng lá cách, bánh xèo cuốn lá cách… Ngoài ra, theo Đông y, lá cách có vị ngọt thơm, hơi nhẩn, có tác dụng mát gan, lợi tiểu nữa.
Tôi nhớ hôm ấy, bữa cơm trưa được dọn lên có nhiều món ăn, mà trong đó “món đinh” đối với tôi là món thịt gà nấu canh lá cách. Nhìn những miếng thịt gà màu vàng ươm nằm sóng sánh cùng sả băm, bao quanh là lá cách xắt nhuyễn có màu xanh sậm như những tảng rong biển, trông thật bắt mắt và hấp dẫn. Tôi thong thả dùng đũa gắp miếng thịt gà cùng lá cách chấm vào dĩa nước mắm sả ớt đưa vào miệng nhai chậm rãi. Vị ngọt, béo của thịt gà, vị nhân nhẩn, chua chua và mùi thơm đặc trưng của lá cách cùng tinh dầu sả, ớt thấm dần vào vị giác, len xuống thực quản… Và miếng cơm nóng có chan vài muỗng nước canh vào “lùa” một hơi, khiến bao tử tôi làm việc quên thôi.
Được biết, món này rất dễ làm. Nguyên liệu chính cần có là: gà, lá cách, sả, ớt. Trước hết, gà phải chọn gà ta (trọng lượng khoảng 1,2 – 1,5 kg/con) đem về làm sạch, để ráo. Dùng dao bén chặt vừa miếng ăn. Kế đến, ướp gia vị (muối + đường + bột ngọt + sả ớt bằm) cho vừa khẩu vị khoảng 15 phút cho ngấm. Bắc chảo lên bếp, phi mỡ tỏi thơm rồi cho thịt gà vào xào săn lại. Tiếp đến, cho thịt gà (đã xào) vào nồi cùng với nước lã nấu sôi cho tới khi thịt gà chín hẳn. Nêm nếm gia vị (nước mắm + bột ngọt) cho vừa khẩu vị. Sau đó, lá cách lựa lá vừa ăn (không già cũng không non) rửa sạch xắt thật nhuyễn để sẵn vào tô. Cuối cùng, chỉ cần múc thịt gà lẫn nước canh (còn nóng) trong nồi đổ vào tô lá cách dọn lên bàn là xong.
Nhưng muốn đạt đến tuyệt đỉnh của “nghệ thuật ẩm thực”, chúng ta phải làm thêm một chén giấm, sả ớt băm nhuyễn nữa.Trước khi ăn, múc khoảng 2 muỗng canh nước giấm, sả ớt (chua ít nhiều tùy theo khẩu vị) rưới đều lên tô canh. Và nên nhớ, phải chấm với nước mắm ngon nguyên chất (nước mắm rươi Trà Vinh hoặc nước mắm hòn Phú Quốc), có chút sả ớt vào nước mắm nữa thì mới “đúng gu”.
Hữu Tưởng
Lao Động

Lươn om lá cách

Mùa mưa đến những đọt cách quanh nhà non mơn mởn gợi cho tôi nhớ đến những ngày còn ở quê nhà cùng mẹ, được mẹ nấu cho những món ăn ngon từ những đọt cách như vầy. Tôi không sao quên được hương vị đậm đà khó tả của món Lươn um lá cách mà mẹ hay làm

Nguyên liệu
  • 500g lươn
  • 1,5 chén nước cốt dừa
  • 300g lá cách
  • Hành, tỏi, sả,ớt, đậu phộng rang, bột nghệ, gia vị
Cách làm


 Các nguyên liệu đã sơ chế xong

  • Lươn rửa sạch cắt khúc vừa ăn, ướp vào lươn ít hạt nêm , đường
  • Lá cách cắt nhỏ vừa ăn
  • Hành tỏi, sả , băm nhỏ
  • Phi thơm hành tỏi, sả với 1 muỗng dầu ăn sau đó cho ít bột nghệ vào phi vàng, chế nước cốt dừa và ít gia vị vào đun sôi.

  • Cho lươn vào um trên lửa nhỏ cho đến khi thịt lươn chín mềm. Nêm vào ít nước mắm, gia vị cho vừa ăn sau đó cho lá cách vào nấu trên lửa nhỏ khoảng 5 phút thì tắt bếp.

  • Múc lươn um ra dĩa thêm vào ít đậu phộng rang và ớt. Dùng nóng với cơm, bánh mì hoặc tùy thích.

Về miền Tây ăn rắn xào lá cách

Món ăn chế biến từ rắn thì người miền Tây vốn sành, đa phần là để làm mồi cho mấy anh lai rai. Trong số ấy thì món rắn xào lá cách là hấp dẫn hơn cả. Mà món này để ăn cơm cũng hợp chứ không chỉ để… nhậu.

>> Mộc mạc, đậm đà bánh da lợn miền Tây
>> Lóng lánh cá linh trong ký ức người miền Nam
Về miền Tây ăn rắn xào lá cách 1
Thịt rắn thơm ngọt, thêm chút lạo xạo do bằm lẫn xương, cộng với vị hanh thơm của sả, ớt và đặc biệt
là cái đắng thơm tao nhã của lá cách càng làm món ăn thêm phần ngon đắc địa - Ảnh: Thiên An
 
Những ai “yếu vía”, nghe tới thịt rắn là sợ nhưng dám cá rằng, với món rắn xào lá cách thì kiểu gì cũng muốn thử. Về miền Tây mà may mắn được gia chủ đãi món này thì đừng dại mà từ chối bởi cam đoan với bạn rằng, nếu không ăn, mai mốt chẳng biết tìm đâu ra. Vả lại, món này ngay cả với người miền Tây cũng phải gặp hôm “hên” mới có mà ăn. Mà nếu cảm thấy sợ quá thì đừng chứng kiến cảnh người ta sơ chế rắn, cứ đợi xong đâu đấy thì ngồi vào bàn, chờ món dọn ra là xong.
Để làm món này thì rắn nước, rắn hổ hành hay rắn ri voi… đều được cả. Ở vùng sông nước ấy mà, lâu lâu thấy rắn bò qua mương, lẻn vô ao cá, mắc vào lưới, chui vô rọ... thì bắt thôi. Mà bạo gan thì mới dám bắt rắn rồi đập cho chết tươi, lột da. Thông thường, phần da rắn sẽ được giữ lại chứ không bỏ đi, chỉ việc trụng qua nước sôi cho lớp vảy sừng trên da tróc ra là được. Bởi, phần da khi xào sẽ dai giòn sần sật rất đã. Còn phần thịt rắn trắng phếu thì cắt khúc, dùng búa dần giữa xương sống cho mềm ra rồi bằm kỹ theo dọc sườn để đảm bảo xương nhuyễn, không cứng lọt chọt. Chính phần xương bằm lạo xạo này tạo cảm giác thú vị hơn khi ăn.
Thịt rắn tanh hơn nhiều loại thịt khác nên cần ướp gia vị kỹ. Ngoài muối, tiêu đường, bột ngọt còn có ớt tươi cay và đặc biệt là sả băm. Ướp sao mà đưa tô thịt kề mũi, thấy thơm phưng phức là ngon. Thịt ướp để chừng một tiếng rồi đem xào. Khi xào, phi tỏi cho vàng rồi cho thịt vào đảo, nếu khô quá có thể thêm ít nước, xào cho đến khi săn chín, hơi áp chảo (đảm bảo thơm lừng từ đầu nhà xuống cuối nhà) rồi thì cho lá cách xắt nhuyễn vào, đảo trên lửa lớn đến khi lá cách xèo xuống là được. Không nên để lá cách chín quá, lá sẽ ngả màu đen và bớt ngon.

Về miền Tây ăn rắn xào lá cách 2
Lá cách vốn có thể đi với nhiều món nhưng riêng với rắn thì hợp lạ hợp lùng - Ảnh: Thiên An
Thịt rắn thơm ngọt, thêm chút lạo xạo do bằm lẫn xương, cộng với vị hanh thơm của sả, ớt và đặc biệt là cái đắng thơm tao nhã của lá cách càng làm món ăn thêm phần ngon đắc địa. Mà lá cách vốn có thể đi với nhiều món nhưng riêng với rắn thì hợp lạ hợp lùng. Nó chẳng những “khử” được mùi tanh của rắn mà còn đượm quyện hương vị như chứng tỏ: ngoài ta ra, đố có loại lá khác sánh bằng.
Xúc rắn xào ra dĩa, mấy anh thể nào cũng đòi thêm ly rượu đế vì nếu ăn không sẽ… uổng. Rồi thế nào gắp vài ba đũa ăn xong, họ cũng vỗ đùi đen đét, miệng thì liên tục: số dzách, số dzách! Nhưng món ấy có phải đâu chỉ là đặc quyền của các anh, mấy cô, mấy chị muốn làm món ăn cơm cho gia đình để lâu lâu đổi vị cũng ngon đáo để.
Thiên An (thực hiện)
Một trong các cách làm thịt chuột ngon của người miền Tây là chế biến ra món chuột xào lá cách, món ăn thơm ngon, độ dai giòn của chuột kết hợp với mùi của lá cách tạo hương thơm đậm đà và người dùng không thể nào quên khi thưởng thức món này.

Cách làm và chế biến món chuột xào lá cách đặc sản miền Tây

Chuột xào lá cách là một trong các món ăn ngon mà bạn không thể bỏ ra nếu đi du lịch tại miền Tây, thịt chuột sau khi chế biến

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món chuột xào lá cách:

  • Lá cách
  • Thịt chuột: 3 - 4 con. Chọn con to nặng chừng 4 - 5 lạng.
  • Gia vị ướp thịt: Bột cà ri, tỏi , xả, đậu phọng rang...


Khi đã chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ ta tiến hành chế biến món chuột xào lá cách như sau:

Chuột xào lá cách: Chuột làm xong để ráo, mang băm nhuyễn, ướp cùng bột cà ri, tỏi, sả, đậu phộng rang vàng, đâm nhỏ, gia vị vừa ăn. Khử mỡ hành, tỏi, cho thịt chuột vào xào khô, khi chín cho lá cách xắt nhuyễn vào trộn đều, nhắc xuống. Món này ăn nóng kèm bánh tráng nướng.

Chỉ vài bước đơn giản là bạn đã có thể chế biến xong món chuột xào lá cách thật ngon và đậm đà hương vị, chúc các bạn ngon miệng với bữa ăn
Đăng bởi



Lươn nướng lá cách


nướng lá cách ăn nóng rất , hấp dẫn các bạn nhé.
Lươn nướng lá cách
Nguyên liệu:
: 500 gr
– Lá cách: 20 lá già
– Sả băm nhuyễn: 1
– 1 muỗng , 1 muỗng cà phê , 3 muỗng súp tương hột xay mịn, 1 muỗng cà phê gừng xay, 1 muỗng  cà phê tỏi xay, 1 muỗng cà phê tiêu bột.
Cách làm:
Lươn làm sạch, cắt khúc khoảng 4 cm, để lên thớt hơi đập nhẹ để khi nướng lươn sẽ ngọt hơn. Tỏi và gừng xay vắt lấy nước cho vào ướp thịt lươn cùng với mật ong, hạt nêm, tiêu bột trong 10 phút cho thấm.
Cuộn lươn với lá cách, cho lên lò trong 4 – 5 phút là chín đều.
Làm nước chấm: phi sả cho vàng, cho tương hột đã xay nhuyễn và đường vào nhanh rồi tắt bếp.
Món này nên dùng nóng mới ngon.
Đầu bếp Lê Thị Tuyết Hồng

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét