Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

BÍ ẨN LỊCH SỬ 73 (Kiếm samurai)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bí mật kiếm Samurai

 

Ảnh Đoạt giải Japan Photo Contest 2013~ 2014. Trong ảnh là làng rèn Kiếm nổi tiếng Osafune Tỉnh Okayama
Thanh kiếm Nhật là biểu trưng cho lòng dũng cảm, sự trung trành và một tinh thần thượng võ của các võ sĩ Nhật Bản. Chúng ta hãy thử tìm hiểu sơ qua về cách làm một thanh kiếm Nhật, những bí mật của thanh kiếm này cũng như nguồn gốc xuất hiện của nó....
Chúng là những gì cao quý nhất mà nghệ thuật rèn của con người mang lại: Kiếm Nhật Katana, thanh kiếm dài của những hiệp sĩ samurai. Cho đến ngày nay, những nghệ nhân vẫn còn rèn vũ khí này theo đúng truyền thống cổ.
Nằm trên bàn là nhiều cục màu xám, xốp như đá núi lửa. Nặng, không mùi, xấu xí. Đó là thép thô mà ông Matsuba dùng để rèn. Kunimasa Matsuba là một trong những nghệ nhân rèn kiếm Nhật giỏi nhất. Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng cho kiếm Katana. Một lưỡi kiếm cong, dài hơn 60 cm làm từ hằng nghìn lớp thép được gấp lại.
Biểu tượng của đẳng cấp

Đoản kiếm
Thanh kiếm Katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Chỉ những samurai mới được phép mang chúng - gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ.
Ông Matsuba chỉ tự rèn lưỡi kiếm. Làm cán kiếm, vành chắn và vỏ kiếm lại là các nghệ thuật riêng biệt. Và ngay lưỡi kiếm sau khi rèn vẫn còn chưa hoàn thành, vẫn còn phải được mài bóng bằng tay 2 tuần liền với đá mài có độ mịn khác nhau.
Đặt một thanh kiếm cũ cạnh thanh kiếm vừa được ông Matsuba rèn, một người không chuyên không thể nhận ra được khoảng thời gian nhiều thế kỷ trên lưỡi kiếm. Dường như thời gian không hề đóng một vai trò nào ở những thanh kiếm này. Chúng đã được rèn để trở thành những vật hoàn hảo.
Một thanh kiếm Katana mới do ông Matsuba rèn có giá tròn 18.000 euro. Giá kiếm tuân theo những quy luật khác với các vật thể nghệ thuật khác. Một thanh kiếm cổ có thể rẻ hơn một thanh kiếm mới. Ở đây thời gian cũng không còn quan trọng. Quyết định giá cả của một thanh kiếm là nghệ thuật rèn tốt hay kém chứ không phải độ tuổi.
Nếu người thợ rèn một thanh kiếm không tốt cách đây 500 năm thì thời đó nó không có giá trị gì cả - và ngày nay cũng không. Một đường rạn nứt duy nhất có thể làm cho thanh kiếm trở thành vô giá trị. Katana hiện giờ là những vật sưu tập được ưa chuộng. Thêm vào đó là đắt tiền. "Tôi còn nhớ có một thanh kiếm katana năm 1845, có giá khoảng 500.000 euro", ông Karl-Heinz Peuker nói, một người sưu tầm và mua bán kiếm samurai, cũ cũng như mới.
Lúc rèn phải hoàn toàn tối
Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon, đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm. Cấu trúc biểu hiện người thợ rèn đã làm việc ra sao, đã gấp thép lại như thế nào. Bậc thầy Matsuba chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể cho biết một lưỡi kiếm thuộc về nghệ nhân rèn nào và thời kỳ nào.
Đường hamon hình thành trong quá trình rèn. Người thợ rèn bọc lưỡi kiếm bằng một hỗn hợp đất sét được pha trộn theo công thức bí mật. Ông ép hình dáng của hamon ở phần lưỡi kiếm vào lớp đất sét còn ướt. Khi lớp đất sét khô, lưỡi kiếm được đốt nóng trong phòng rèn không có ánh sáng.
Chỉ có màu sắc của lửa tiết lộ cho nghệ nhân rèn biết được nhiệt độ cần thiết – một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất và quyết định then chốt trong toàn bộ quá trình rèn. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, nghệ nhân nhúng lưỡi kiếm vào bể nước, phần vỏ đất sét mỏng ở lưỡi kiếm nguội đi nhanh hơn, tôi lưỡi kiếm tối ưu. Đất sét ở phần còn lại dầy hơn, vì thế mà thép ở đó nguội đi chậm hơn, vẫn còn mềm dẻo hơn.
Một phần của văn hóa Nhật

Một thời gian dài, nghệ thuật rèn kiếm katana đã suýt bị lãng quên. Khi các samurai bị tước đoạt quyền lực và đặc quyền mang kiếm của họ bị phá vỡ, việc này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến các lò rèn. "Thời đó chúng tôi đã đánh mất một phần của văn hóa", ông Matsuba nói. "Vì văn hóa samurai là văn hóa Nhật."
Và chính ngay các thanh kiếm suýt tí nữa cũng bị đánh mất: Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ ra lệnh hủy tất cả vũ khí – trong đó có cả các thanh kiếm katana cổ xưa quý giá. May mắn là người ta đã có thể làm cho tổng chỉ huy Tướng MacArthur thay đổi ý kiến. Các thanh kiếm samurai được giữ lại nhưng phải khai báo. Từ đó, mỗi một thanh kiếm vừa rèn xong phải được đăng ký.
Nguồn : Tổng Hợp


Thần kiếm huyền bí được thèm khát nhất lịch sử Nhật Bản

Tiểu Mã |
Thần kiếm huyền bí được thèm khát nhất lịch sử Nhật Bản

Ở xứ Mặt trời mọc có một thanh kiếm huyền thoại bị mất tích mà bất kỳ kiếm sĩ nào cũng mơ ước sở hữu, đó là Masamune.



Màn đấu kiếm có một không hai
Thanh kiếm Masamune được đặt tên theo người đã chế tác ra nó - Goro Nyudo Masamune - thợ rèn kiếm lừng danh nhất Nhật Bản, sống vào cuối thế kỉ 13 đầu thế kỉ 14, được mệnh danh là một “thiên tài”.
Cùng với “tà kiếm” Muramasa thì Masamune chính là bảo kiếm huyền thoại được các kiếm sĩ Nhật Bản thèm khát nhất. Thậm chí Masamune còn được đánh giá cao hơn Muramasa.
Trong khi Muramasa từng bị coi là thứ “yêu kiếm”, một loại vũ khí “khát máu” thì ngược lại, Masamune là biểu tượng của sự hướng thiện, vị tha.
Masamune là một báu vật quốc gia của Nhật Bản.
Masamune là một báu vật quốc gia của Nhật Bản.
Theo chuyện kể, giữa hai thanh kiếm huyền thoại này đã từng có màn “tỉ thí khá lạ lùng. Người ta đã làm thí nghiệm xem giữa hai “bảo bối” này, đâu mới là thanh kiếm tuyệt đỉnh nhất.
Họ nhúng hai thanh kiếm xuống suối, sau đó thả những chiếc lá lên lưỡi kiếm. Kết quả, thanh kiếm Muramasa đã gây sửng sốt bởi ngay khi vừa chạm nhẹ vào lưỡi kiếm, nhưng chiếc lá dễ dàng bị cắt ngọt làm đôi.
Tuy nhiên, thanh kiếm Masamune mới thực sự lạ lùng bởi chẳng hiểu vì sao những chiếc lá đã không thể rơi trúng lưỡi kiếm.
Thấy vậy, những tín đồ của Muramasa đã lên tiếng cười nhạo cho rằng tài nghệ rèn kiếm của Masamune hóa ra cũng chỉ là thứ hư danh.
Tuy nhiên, một vị cao tăng sau khi chứng cuộc thi đã giải thích: thanh gươm đầu tiên quả là thứ sắc bén nhất tuy nhiên nó là một thứ vũ khí “khát máu”, không thể phân biệt chính tà và sẵn sàng tước đi sinh mạng của bất kỳ sinh linh nào.
Ngược lại thanh gươm thứ hai mới thực sự là vật báu bởi nó có linh hồn và không làm tổn thương những sinh linh vô tội.
Tất nhiên, câu chuyện trên chỉ là một giai thoại nhưng có thể thấy với giới “trong nghề”, Muramasa dù là cây kiếm tuyệt đỉnh nhưng nó vẫn không thể so sánh được với thanh bảo kiếm Masamune.
Một số tài liệu có mô tả về Masamune rằng thanh kiếm này dài 105cm, nặng khoảng 1,2kg, được rèn theo một công thức bí truyền.
Cũng chính vì đã mất tích nên cho tới ngày nay, người ta chưa thể nghiên cứu để xem thành phần cấu tạo của thanh kiếm này ngoài thép thì còn gồm những chất liệu gì.
Sự mất tích bí ẩn
Ra đời từ thế kỷ 14 tuy nhiên, đến nay không ai tìm thấy dấu vết của Masamune mặc dù nó vẫn được coi là một báu vật ở Nhật Bản.
Theo một số tài liệu, cổ vật này có thể đã bị mất tích vào thời điểm cuối Chiến tranh thế giới thứ 2.
Trước đó Masamune được mọi người tôn sùng bởi ngoài chất lượng tuyệt đỉnh, nó còn trở thành biểu tượng cho chế độ Mạc phủ (Tướng quân Shogun – còn gọi là Mạc chúa) ở thời kỳ Edo (1603 - 1868).
Masamune từng là thứ "bảo bối" được các Shogun truyền lại cho nhau qua từng thế hệ trong gia tộc. Năm 1939, Masamune chính thức được công nhận là một báu vật quốc gia của Nhật Bản.

Đến nay người ta không tìm thấy tung tích của Masamune.
Đến nay người ta không tìm thấy tung tích của Masamune.
Cho đến khi chịu thất bại tại Thế chiến 2 (năm 1945), có hàng triệu vũ khí của Nhật Bản bị phá hủy bao gồm hàng vạn thanh kiếm và đây là nguyên nhân người ta cho rằng Masamune đã chính thức biến mất.
Theo đánh giá của các chuyên gia tại Nhật Bản, nếu thanh kiếm Masamune được phát hiện, chắc chắn nó sẽ có giá hàng chục triệu USD.
Tuy nhiên đến nay, đây vẫn chỉ là giấc mơ của nhiều nhà sưu tập cổ vật và cả những kiếm sĩ.
Tuy nhiên, một số nguồn tin khác tại Nhật Bản lại khẳng định thực chất báu vật này đã nằm trong tay những binh sĩ Mỹ và rất có thể nó vẫn còn tồn tại.
Trong suốt nhiều năm qua, đã có rất nhiều kiếm sĩ và cả nhà sưu tầm cổ vật truy tìm tung tích của Masamune.
Có khá nhiều thanh kiếm quý được rao bán tuy nhiên vẫn chưa thấy bóng dáng Masamune.
Vì thế, mặc dù là một báu vật quốc gia tuy nhiên đến nay tung tích của bảo kiếm này vẫn còn là một điều bí ẩn.
theo Trí Thức Trẻ


Sự mất tích bí ẩn của thanh kiếm Samurai huyền thoại


Thanh kiếm Honjo Masamune là một trong những cổ vật lịch sử quan trọng nhất bị biến mất vào cuối Thế chiến II. Ngày nay, người ta vẫn chưa tìm ra tung tích của báu vật có từ thế kỷ 14 này.
Masamune còn được gọi là Goro Nyudo Masamune (thầy tu Goro Masamune) là một trong những thợ rèn kiếm giỏi nhất lịch sử Nhật Bản. Mặc dù không có nhiều tư liệu lịch sử về cuộc đời của Masamune nhưng người ta tin rằng ông sống trong những năm cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 tại tỉnh Sagami. Tại Nhật Bản, giải thưởng mang tên Masamune luôn được dành cho những thợ rèn kiếm xuất sắc nhất.
Những thanh kiếm của Masamune luôn đẹp và cực kỳ sắc bén, mặc dù khi đó thép rèn kiếm có chất lượng rất tồi. Ông được xem là người đã đem lại sự hoàn hảo cho nghệ thuật rèn kiếm.
Mỗi thanh gươm của Masamune làm ra luôn được đặt tên riêng và là một tác phẩm nghệ thuật. Biểu tượng của gia tộc Tokugawa, thanh gươm Honjo Masamune, là một trong những thanh gươm nổi tiếng nhất của Masamune.
Su mat tich bi an cua thanh kiem Samurai huyen thoai hinh anh 1
Ảnh minh họa: Toptenz
Thanh kiếm Honjo Masamune đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Nhật Bản vì nó tượng trưng cho chế độ Mạc phủ (Tướng quân Shōgun) trong thời kỳ Edo của Nhật Bản. Nó được các Shōgun truyền cho nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác. Năm 1939, thanh kiếm được công nhận là một báu vật quốc gia của Nhật Bản.
Các tài liệu lịch sử cho rằng, báu vật này được đặt tên Honjo Masamune để vinh danh Honjo Shigenaga, một tướng quân samurai từng tham gia nhiều trận chiến giữa 2 lãnh chúa hùng mạnh Uesugi Kenshin và Takeda Shingen. Các cuộc đụng độ này còn có tên Trận chiến Kawanakajima (diễn ra từ năm 1553 đến 1564).
Trong khi phục vụ cho lãnh chúa Uesugi, Shigenaga lãnh đạo cuộc vây hãm lâu đài Dewa Shonai, nơi do Daihoji Yoshioki bảo vệ. Mặc dù Shigenaga chiếm thành công lâu đài, ông sau đó suýt chết trong vụ ám sát do Tozenji Umanosuke, một chiến binh của Daihoji, thực hiện.
Không rõ bằng cách nào có được Honjo Masamune, Umanosuke dùng nó để giết Shigenaga. Tuy nhiên, việc ám sát bất thành và tên thích khách bị giết chết. Shigenaga sau đó tuyên bố sở hữu thanh kiếm Honjo Masamune và luôn mang nó bên mình trong nhiều trận chiến sau này.
Tuy nhiên, vào thời điểm khó khăn về tiền bạc, Shigenaga lại bán kiếm báu cho người cháu với giá 13 đồng vàng, mặc dù thời điểm đó nó giá hàng ngàn đồng tiền vàng. Honjo Masamune sau đó là vật sở hữu của nhiều nhân vật nổi tiếng khác trong thế kỷ 16, trước khi trở thành thần khí của Mạc phủ Tokugawa.
Không may, sự tàn phá của Thế chiến II đã làm tàn lụi sức mạnh của nhiều gia tộc Nhật Bản, trong đó có gia tộc Tokugawa nổi tiếng.
Sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh năm 1945, tướng MacArthur đảm nhiệm công việc giải trừ quân bị ở đây. Ông giám sát việc phá hủy tất cả vũ khí của Nhật Bản, trong đó có cả các thanh kiếm. Trong số hàng triệu thanh kiếm bị tiêu hủy, rất nhiều thanh gươm giá trị thấp nhưng một số là báu vật gia truyền như thanh Honjo Masamune.
Một số nguồn tin cho rằng, người cuối cùng giữ thanh kiếm Honjo Masamune là Tokugawa Iemasa. Tháng 12/1945, Iemasa giao nộp Honjo Masamune và 14 thanh kiếm khác cho một đồn cảnh sát ở Mejiro, Nhật Bản. Đến tháng 1/1946, cảnh sát Mejiro giao lại các thanh kiếm cho Trung sĩ Coldy Bimore (Trung đoàn Kỵ binh 7 của Mỹ). Kể từ đó, Honjo Masamune bị thất lạc.
Thanh Honjo Masamune có thể đã bị nấu chảy, nhưng một số chuyên gia cho rằng Bimore mang nó về nhà để làm vật kỷ niệm như cách nhiều binh sĩ Mỹ thực hiện. Trong nhiều năm qua, người ta phát hiện một số thanh kiếm quý bị rao bán trong thị trường chợ đen, nhưng danh tính của Honjo Masamune vẫn mù mịt.
Các chuyên gia đánh giá, thanh kiếm này hiện có giá hàng triệu USD và là giấc mơ của nhiều nhà sưu tập đồ cổ.
Bình An
 
8 bí mật chưa từng kể về các chiến binh Samurai Nhật Bản huyền thoại

Những bí mật về các chiến binh Samurai (Kỳ 1)

Thứ Tư, 12/07/2017, 06:30 GMT+7
   

Chuyện làng võ Nếu Ninja được coi như ánh trăng khuyết, lúc ẩn lúc hiện, thì Samurai giống như những tia nắng rực đỏ của mặt trời, luôn đường đường chính chính trong mọi sự việc. Họ được biết đến nhiều nhất trong vai trò của chiến binh. Nhưng thực sự thì những Samurai Nhật Bản có điểm gì đặc biệt so với các chiến binh khác trên thế giới? 

Nhung bi mat ve cac chien binh Samurai (Ky 1)
Một Samurai chân chính
Samurai là một đại diện tiêu biểu cho tầng lớp võ sỹ đạo ở Nhật Bản, là những chiến binh với những kỹ thuật hoàn hảo. Nhưng điều làm nên tên tuổi cho các Samurai chính là lòng trung thành tuyệt đối và luôn đặt danh dự của mình lên hàng đầu. Họ quyết không để đánh mất danh dự của chính mình cho dù có phải đối mặt với cái chết.
Khoảng giữa thế kỉ thứ IX, khái niệm Bushido (võ sỹ đạo) bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Bushido được hiểu là một triết lý sống, một tư tưởng chủ đạo mà mỗi Samurai đều phải tuân theo. Ban đầu, tư tưởng Bushido chỉ áp dụng cho tầng lớp chiến binh thông thường nhưng sau cùng nó đã gần như trở thành một bộ luật được áp dụng rộng rãi trong thời kỳ phong kiến ở Nhật Bản.
Bushido bao gồm 7 đức tính chính hướng đến các cách ứng xử trong cuộc sống của các võ sỹ đạo, có cả những luật bất thành văn. Là một Samurai chân chính có nghĩa là họ luôn phải đặt Bushido lên hàng đầu, luôn đứng về phía công bằng và chân lý, sẵn sàng đón nhận cái chết để giữ gìn danh dự cho mình.
Bên cạnh đó, họ còn phải tuyệt đối trung thành với chủ nhân và luôn hoàn thành nhiệm vụ bất kể có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa. Đó là những nguyên tắc cơ bản mà một võ sỹ đạo luôn phải ghi nhớ và tuân theo. Chính điều đó đã giúp giữ gìn hình ảnh và tạo nên tên tuổi cho các Samurai Nhật Bản hàng trăm năm qua.
Khổ luyện vì cuộc sống và chiến tranh
Qúa trình đào tạo một chiến binh Samurai phụ thuộc vào sự giàu có của gia đình. Trong gia đình có đẳng cấp thấp, người con trai học tập tại các ngôi trường trong làng, và họ được đào tạo để trở thành một Samurai từ cha, anh trai, hoặc chú bác.
Nhung bi mat ve cac chien binh Samurai (Ky 1)
Các Samurai luôn đứng về phía công bằng và chân lý
Đào tạo võ thuật được coi là rất quan trọng, và thường bắt đầu khi đứa trẻ lên 5. Con trai của gia đình giàu có hơn thì được gửi đến học viện đặc biệt, để thu nhận kiến thức văn học, nghệ thuật, và kỹ năng chiến đấu.
Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh Samurai là một bậc thầy sử dụng thanh kiếm katana với các kỹ năng chết người. Tuy nhiên, Samurai khi xuất hiện trong vài thế kỷ đầu tiên, còn được gọi là chiến binh cưỡi ngựa bắn cung.
Bắn cung trong khi cưỡi ngựa là kỹ năng phức tạp, và làm chủ nó đòi hỏi nhiều năm luyện tập trên cả mục tiêu cố định cũng như mục tiêu di động. Trong một thời gian, chó được sử dụng như là mục tiêu chuyển động để luyện tập, cho đến khi các Shogun bãi bỏ phương pháp luyện tập tàn bạo này.
Các Samurai còn phải luyện tập kiếm thuật không ngừng nghỉ. Có một câu chuyện kể về một vị sư phụ đã tấn công các học trò với một thanh kiếm bằng gỗ vào những thời điểm ngẫu nhiên suốt cả ngày và đêm, cho đến khi họ học được cách không bao giờ đánh mất cảnh giác.
Ngoài kỹ năng chiến binh, Samurai cũng được đào tạo trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như văn học và lịch sử. Trong thời Tokugawa, thời kỳ hòa bình, vì vậy các kiến thức học tập đặc biệt hữu ích. Tuy nhiên, một số sư phụ đào tạo Samurai cảnh báo học trò của họ không nên tập trung quá nhiều vào văn chương và nghệ thuật, vì sợ tâm trí của họ sẽ trở nên yếu kém.
Thanh kiếm - vật bất ly thân của Samurai
Thanh kiếm lưỡi sắc lẹm không tì vết katana là linh hồn của các võ sỹ Samurai. Và phải là một Samurai xuất chúng mới có thể mang thanh kiếm cao quý này bên mình. Katana được các Samurai truyền từ đời này sang đời khác, chúng là những tác phẩm tinh luyện của các nghệ nhân thời phong kiến ở Nhật Bản, và là tài sản đắt đỏ nhất của các Samurai.
Nhung bi mat ve cac chien binh Samurai (Ky 1)
Katana là vật bất ly thân với các chiến binh Samurai
Ngoài katana, Samurai cũng thường sử dụng các loại vũ khí khác như dao ngắn, pháo để chiến đấu. Trong những trận đấu lớn thì họ sử dụng mũi tên và giáo dài Yari.
Seppuku - Mổ bụng tự sát
Danh dự là thứ quý giá nhất của một Samurai chân chính. Nếu thất bại một nhiệm vụ nào đó hoặc vi phạm vào tư tưởng Bushido họ sẽ tự sát. Thông thường, các võ sỹ đạo sử dụng phương pháp Seppuku. Họ cầm một con dao nhỏ và tự cắt ruột của mình. Sau đó, một người đứng cạnh sẽ chém đầu họ để kết thúc nghi thức Seppuku.
Seppuku tồn tại trước cả Bushido. Theo sự miêu tả của các nước phương Tây, đây là một hình thức, nghi lễ để các Samurai có thể chuộc tội. Khi làm một cái gì đó khiến cho gia đình, chủ nhân, bản thân cảm thấy xấu hổ, họ sẽ mổ bụng tự sát để lấy lại danh dự của mình và tự hào về nó trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Tuy nhiên, đó không phải mục đích duy nhất của Seppuku. Theo những tài liệu lịch sử, nó là một hình phạt tử hình được sử dụng cho đến tận năm 1873. Trước đó, các lãnh chúa còn sử dụng Seppuku để thỏa thuận hòa bình. Họ sẽ chấp nhận ngưng chiến nếu người kia chịu mổ bụng tự sát.
Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng, việc các Samurai bị người khác giết là một nỗi tủi nhục lớn. Họ thà mổ bụng tự sát chứ quyết không để bị bắt và tra tấn. Trong thời hiện đại, nghi thức Seppuku lại nổi lên ở Nhật Bản, như một cách để khôi phục lại danh dự khi thất bại và được sử dụng như một phương tiện thể hiện sự chống đối.
Samurai và Thiền Tông
Các tôn giáo bản địa của Nhật Bản là Thần đạo, cho đến khi bị Phật giáo thay thế trong thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Các Samurai tin theo một phái phật giáo gọi là Thiền tông. Thiền là tập trung tư tưởng vào một sự việc hoặc một ý tưởng duy nhất.
Các Samurai quyết không để đánh mất danh dự dù có phải đối mặt với cái chết
Những người theo Thiền tông cho là họ có thể tìm ra chân lý và sự hiểu biết thông qua tĩnh tâm và chế ngự bản thân. Các Samurai thì cho là Thiền sẽ giúp họ hành động dứt khoát, đặc biệt là trong chiến đấu, và phát triển thư thái nội tâm.
(Còn tiếp)
Anh Phương
 
10 sự thật khủng khiếp và đáng sợ nhất Thế Giới về Samurai không thể tin nổi
  
Những bí ẩn làm nên tên tuổi của các chiến binh Samurai Nhật Bản

Những bí mật về các chiến binh Samurai (Kỳ 2)

Thứ Năm, 13/07/2017, 06:45 GMT+7
 

Chuyện làng võ Nếu Ninja được coi như ánh trăng khuyết, lúc ẩn lúc hiện, thì Samurai giống như những tia nắng rực đỏ của mặt trời, luôn đường đường chính chính trong mọi sự việc. Họ được biết đến nhiều nhất trong vai trò của chiến binh. Nhưng thực sự thì những Samurai Nhật Bản có điểm gì đặc biệt so với các chiến binh khác trên thế giới?

Nhung bi mat ve cac chien binh Samurai (Ky 2)

Các Samurai nữ
Chắc hẳn, chúng ta thường nghĩ chỉ có các Samurai là nam giới, nhưng thực tế không phải vậy. Ở Nhật Bản, có cả những nữ Samurai như Onna-Bugeisha - nữ chiến binh quý tộc hay các nhân vật nổi tiếng như hoàng hậu Jingu, Tomoe Gozen, Nakano Takeko…
Thay vì việc phải lo nữ công gia chánh, nấu ăn phục vụ gia đình, những nữ Samurai được học cách chiến đấu như nam võ sỹ đạo. Họ sử dụng vũ khí chính là một cây gậy dài, có gắn lưỡi kiếm cong ở đầu gọi là Naginata. Loại vũ khí này phù hợp với vóc dáng nhỏ bé nhưng linh hoạt, nhanh nhẹn của phụ nữ Nhật Bản và trở thành biểu tượng rực rỡ của nữ Samurai vào thời kỳ Edo (1603-1868).
Các tài liệu rất ít khi đề cập tới Onna-bugeisha khiến không mấy ai biết tới họ. Tuy nhiên, trên thực tế, các nữ võ sỹ đạo cũng tham gia vào nhiều trận đánh lớn chẳng kém gì các Samurai nam. Các xét nghiêm ADN tiến hành với những hài cốt ở trận đánh Matsubaru năm 1580 cho thấy, 35/105 mẫu xét nghiệm là của nữ giới.
Chuyện tình cảm của các Samurai
Samurai là những chiến binh, võ sỹ đạo nhưng họ cũng biết yêu và cần tình cảm. Song, thứ tình cảm được khuyến khích trong tầng lớp Samurai lại là tình cảm đồng tính, tức là giữa các Samurai với nhau.
Samurai chấp nhận và còn ủng hộ việc quan hệ tình dục đồng giới giữa những võ sỹ với nhau, từ Samurai bậc thấp nhất cho tới những lãnh chúa, tướng quân. Người ta gọi đó là wakashudo, coi nó là “con đường của tuổi trẻ”. Các võ sỹ đạo cho rằng, những mối quan hệ như vậy làm cố kết, tăng cường thêm sức mạnh cho cộng đồng Samurai.
Quần rộng - Lợi thế của các Samurai?
Nhung bi mat ve cac chien binh Samurai (Ky 2)
Tương truyền, các Samurai mặc hakama sẽ che giấu được những bước di chuyển của mình
Kiểu quần này được gọi là hakama, được thiết kế có vẻ hơi cồng kềnh, khá dày và bên cạnh đó cũng có nhiều kiểu quần khác nhau thiết kế cho những dịp khác nhau. Nhưng chúng đều có một điểm chung là rất dài.
Việc mặc những kiểu quần dài như thế này trông có vẻ không thực tế cho lắm trong chiến đấu, nhưng tương truyền, các Samurai mặc hakama sẽ che giấu được những bước di chuyển của mình.
Từ đó, đối thủ sẽ không đoán được ý đồ tấn công và cách di chuyển bất ngờ sẽ đem lại lợi thế cho họ. Tuy nhiên, nó có vẻ không hiệu quả lắm khi mặc đồ này trong những cuộc chiến.
Samurai phương Tây
Phần lớn chúng ta đều cho rằng chỉ có người Nhật Bản mới có thể trở thành Samurai. Nhưng thực tế lại khác. Trong lịch sử của xứ sở hoa anh đào, có 4 người phương Tây đã được công nhận là Samurai Nhật Bản, đó là William Adams, Jan Joosten van  Lodensteijn, lính hải quân Eugene Collache và Edward Schnell.
Trong số 4 Samurai “Tây”, William Adams là Samurai nước ngoài đầu tiên và cũng là người nổi tiếng nhất. Trong chuyến thám hiểm viễn đông của mình, William đã gặp được Tướng quân Tokugawa Ieyasu nổi tiếng.
Sau này, bằng tài năng và sự cống hiến của mình, William trở thành cố vấn cá nhân của Tokugawa về phương Tây cũng như ngoại giao. Ông được phong đất, sống trong cảnh vương giả chẳng khác nào một quý tộc Nhật Bản thật sự.
Samurai được biết đến nhiều nhất trong vai trò chiến binh
(Hết)
Anh Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét