Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/289

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản Tin 113 Online Cập Nhật Hôm Nay | Tin Tức 24h An Ninh Mới Nhất Ngày 02/12/2021 | ANTV
 
Thời sự quốc tế 2/12, Trung Quốc diễn tập khẩn cấp ở tỉnh đối diện Đài Loan, sắp chiến tranh?, FBNC
 
 
Tin Biển Đông mới nhất 2/12.Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bàn về Biển Đông với Tổng thống Nga Putin
 
Tin tức buổi sáng 03/12 | Thanh niên đâm CSGT để 'thông chốt' bị xe bán tải tông văng xuống đường
 
Trần Thu Thảo "Gõ Muỗng" Bài Giọt Buồn Khồng Tên


Xem tiếp...

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

Y XÌ

 
Tạ Từ Trong Đêm - Tài Nguyễn | GIỌNG CA ĐỂ ĐỜI

khan-gia-doi-mua-03

  Y XÌ 

Ngẫm hoài, chẳng hiểu sự đời
Sinh ra dở khóc dở cười, biết đâu
Cố tập chạy, cố tập gào
Ăn cho chóng lớn, xông vào trường đua
Giàu nghèo, sướng khổ, hơn thua
Phi như tẩu mã tranh về phân ưu...

Uổng công mang nặng đẻ đau
Người người như một, giống nhau i xì!

Trần Hạnh Thu 

 
Đêm tạ từ - Dương Ngọc Thái, Lâm Vũ

Ám ảnh nạn đua xe độ, xe "chỉ có chạy khó có dừng"

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 14/12/2020 19:52 GMT+7

VTV.vn - Chạy xe tốc độ cao, đầu trần, không phanh, những đối tượng đua xe xem thường mạng sống của mình ngày càng manh động.

Sau một thời gian tạm lắng, gần đây, tình trạng đua xe trái phép đã quay trở lại tại các thành phố lớn, nhất là các tỉnh thành khu vực phía Nam. Đua xe đã là nỗi ám ảnh của nhiều người dân sống ven đường quốc lộ

"Chồng chị đi đúng chiều, nó đi ngược chiều. Mà nó chạy kiểu như 4, 5 thằng chạy tốc độ cao, chồng chị né không kịp. Nó tông chồng chị ngã xuống, phải khâu 11 mũi" - một người dân cho biết.

Không chỉ chạy ngược chiều, nhiều đối tượng còn ngang nhiên thách thức các chốt tuần tra kiểm soát. Mới đây nhất, dù lực lượng cảnh sát giao thông toàn thành phố ra quân, nhiều nhóm vẫn bất chấp tụ tập chạy xe gây rối. Theo dõi các nhóm này, một thành viên của câu lạc bộ phòng chống tội phạm cho biết.

"Dù các đối tượng biết các chốt của lượng lượng chức năng nhưng vẫn bất chấp. Nhiều nhóm thấy lực lượng chức năng còn khiêu khích để chứng tỏ xe mình mạnh, chạy nhanh" - một thành viên Đội Săn bắt cướp Thủ Đức nói.

Ám ảnh nạn đua xe độ, xe chỉ có chạy khó có dừng - Ảnh 1.

Chạy ngược chiều, tông thẳng vào lực lượng truy quét, nhiều đối tượng đua xe cho thấy tình trạng coi thường pháp luật. Qua nhiều năm quan sát các nhóm đua xe, thành viên các câu lạc bộ phòng chống tội phạm cho hay, trong số các xe "cọp" (còn gọi là xe độ), nhiều xe chỉ "có chạy chứ khó có dừng".

Thành viên Đội Săn bắt cướp Thủ Đức cho biết: "Các xe độ phân khối lớn ra đua thì thường không có thắng, bởi vì lúc đó thắng không còn tác dụng nữa, chỉ có thắng bằng số thôi"

Tốc độ hơn trăm cây số trên giờ nhưng không phanh. Khi tai nạn xảy ra, điều tàn nhẫn hơn nữa đó là không có ai cứu ai. Đối tượng bị nạn sẽ bị chính nhóm chạy xe bỏ rơi dù đang trong cơn nguy kịch, hấp hối. Còn người dân vô tội bị vạ lây cũng đành chịu.

Tình trạng đua xe trái phép nhức nhối hơn khi có không ít đối tượng là học sinh, sinh viên lợi dụng được nghỉ học do dịch bệnh COVID-19 gây mất an ninh trật tự. Chỉ cần thông qua mạng xã hội, các đối tượng thanh thiếu niên đã nhanh chóng tụ tập để bắt đầu cho "màn dạo chơi" với tử thần. Các thanh thiếu niên tập trung 2, 3 người, thậm chí 50-60 người để đua xe.

Hàng trăm thanh niên tụ tập Hàng trăm thanh niên tụ tập 'đua xe', gây rối giao thông tại TP.HCM

VTV.vn - Hôm qua, tại nhiều địa bàn thuộc TP.HCM, liên tiếp xảy ra các vụ việc thanh niên tụ tập, mang xe gắn máy ra đường, gây rối trật tự công cộng.

Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 205

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Câu chuyện cảnh sát - Vụ án giết người tình chấn động huyện U Minh

 

Đi ôtô đến đòi 1,6 tỉ đồng, chủ nợ bị con nợ đánh chết, phi tang thi thể

02-11-2021 - 12:01 | Pháp luật

(NLĐO)- Đi xe ôtô đến đòi món nợ 1,6 tỉ đồng, ông C. đã bị Cao Tài Năng dùng gậy gỗ đánh chết. Nghi phạm sau đó mang thi thể nạn nhân đi phi tang ở nhiều nơi với sự che giấu, tiếp tay của vợ.

Thông tin từ TAND tỉnh Hải Dương cho biết ngày 18-11 tới, TAND tỉnh Hải Dương sẽ xét xử sơ thẩm vụ án giết chủ nợ, đốt xác phi tang.

Hai bị cáo trong vụ án này là Cao Tài Năng (40 tuổi) và vợ Vũ Thị Mừng (38 tuổi), cùng ở phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Đi ôtô đến đòi 1,6 tỉ đồng, chủ nợ bị con nợ đánh chết, phi tang thi thể - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng khám xét cửa hàng kinh doanh ở số nhà 126 Nguyễn Thượng Mẫn, TP Hải Dương

Trong đó, bị cáo Cao Tài Năng bị truy tố về tội giết người, cướp tài sản và xâm phạm thi thể, hài cốt. Còn bị cáo Vũ Thị Mừng bị truy tố về tội che giấu tội phạm và xâm phạm thi thể, hài cốt.

Bị hại trong vụ án ông là Dương Công C. (47 tuổi, ở thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, Hải Dương).

Trước đó, phiên tòa này có lịch xét xử vào ngày 26-10, tuy nhiên Vũ Thị Mừng có đơn xin hoãn vì mới sinh con.

Theo tài liệu điều tra, Cao Tài Năng nợ ông C. số tiền 1,6 tỉ đồng. Khoảng 9 giờ ngày 28-11-2020, khi ông C. đi xe ôtô hiệu Mazda CX5 đến cửa hàng kinh doanh ở số nhà 126 Nguyễn Thượng Mẫn, TP Hải Dương của vợ chồng Cao Toàn Năng để đòi nợ thì Năng đã dùng gậy gỗ đánh nhiều nhát vào đầu ông C. khiến nạn nhân chết tại chỗ.

Sau đó, Năng lấy điện thoại, ôtô, đồng hồ và một số tài sản khác của ông C.. Để tránh bị phát hiện, Năng đem thi thể nạn nhân đi đốt, vứt ở nhiều nơi.

Nhiều ngày không thấy ông C. về, điện thoại liên lạc không được, gia đình ông C. đã trình báo chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.

Đi ôtô đến đòi 1,6 tỉ đồng, chủ nợ bị con nợ đánh chết, phi tang thi thể - Ảnh 2.

Bị can Cao Tài Năng (áo xanh bên phải) khai nhận hành vi phạm tội đánh chết chủ nợ tại cơ quan công an - Ảnh VKSND

Vụ án được hé lộ khi đến ngày 11-6-2021, khi cơ quan công an nhận được tin báo phát hiện ôtô của ông C. để nhiều tháng tại một tuyến đường thuộc Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) không có người trông coi, quản lý. Khám nghiệm chiếc Madza CX5, cơ quan điều tra phát hiện trên xe có dấu hiệu bị lau chùi, xóa dấu vết, mất camera hành trình.

Quá trình điều tra, xác minh thu thập tài liệu, đến ngày 5-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra ngày 28-11-2020 tại phường Bình Hàn, TP Hải Dương mà nạn nhân là ông Dương Công C.. Ngay sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Cao Tài Năng. Vợ của Năng cũng được xác định có liên quan đến vụ án với các tội danh che giấu tội phạm và xâm phạm thi thể, hài cốt.

Tr.Đức

Vụ cướp tai tiếng nhất trong lịch sử của Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô

V. Đỉnh |
Vụ cướp tai tiếng nhất trong lịch sử của Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô
Tháng 10/1941 là khoảng thời gian khó khăn nhất trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại đối với người dân Moscow (Ảnh: Tuyệt mật)

Mặc cho tình hình chiến sự đang diễn ra ác liệt, mặc cho tình hình hỗn loạn đang bao trùm thủ đô Moscow, đội hình sự thành phố đã tìm ra hung thủ trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Tháng 10/1941, khi cuộc chiến bảo vệ Moscow đang trong giai đoạn cam go nhất, thì trong Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô (NKVD) xảy ra sự việc gây chấn động dư luận: hàng nghìn tài liệu mật và hàng triệu ruble bỗng dưng không cánh mà bay.

Mặc cho tình hình chiến trường đang “nước sôi lửa bỏng”, mặc cho không khí hỗn loạn đang bao trùm thành phố, tội ác có một không hai này đã được đội điều tra hình sự thành phố tìm ra thủ phạm trong khoảng thời gian rất ngắn.

Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, tháng 10/1941 là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với người dân Moscow.

Ngày 8/10/1941, tất cả tòa nhà của thành phố đã được cài mìn sẵn để chuẩn bị tiếp đón quân Đức. Ngày 16/10, đơn vị đầu tiên của quân đội Đức Quốc xã đã vượt qua tuyến phòng thủ của Hồng quân Liên Xô tiến vào Khimki - thành phố nằm cách Moscow vài km.

Mặc dù bước tiến của đội quân Hitler bị sư đoàn nội vụ Dzerzhinsky chặn lại, nhưng nguồn tin “quân Đức đã vào thành phố” lan truyền khắp nơi. Và bắt đầu cuộc di tản náo loạn, tất cả đều rời bỏ thủ đô, đại lộ Entuziast trở thành dòng người tị nạn dài vô tận tiến về phía đông.

Không ít trường hợp, người châm ngòi cho những “cơn bão hoảng loạn” lại chính là những người lãnh đạo trong Đảng, hoặc các chủ doanh nghiệp của thành phố.

Ví dụ: lãnh đạo nhà máy thiết bị điện Taganka đã bỏ chạy, để lại công nhân của mình trong tình cảnh “mang con bỏ chợ”, không được thanh toán tiền lương. Số công nhân bị nợ lương giận dữ biểu tình, chặn lại dòng ô tô trên đại lộ, ngăn cản dòng người đang rời bỏ thành phố.

Cơn hoảng loạn càng trở nên mãnh liệt hơn và với quy mô lớn hơn, khi có nguồn tin cho rằng lãnh tụ Joseph Stalin đã di chuyển khỏi Moscow. Nguồn tin này bùng phát từ việc có ai đó nhìn thấy xe của chính phủ từ Kremlin đi ra khỏi thành phố, rồi đi về phía Đông.

Đó chính là xe chuyển thư viện của Stalin, trên thực tế Joseph Stalin vẫn ở lại Moscow ngay cả trong những giây phút cam go nhất của cuộc chiến.

Cùng với cảnh tượng tháo chạy hỗn loạn ra khỏi Moscow là cảnh đập phá, cướp bóc, hôi của và lừa đảo diễn ra khắp nơi. Cảnh sát Moscow phải đưa ra nhiều biện pháp mạnh, thẳng tay trừng trị đàn áp tội phạm và đã kiểm soát được tình hình.

Ngày 25/10, Moscow đã thành lập một ủy ban đặc biệt để truy tìm những đảng viên có lời nói hoặc hành vi gây tâm lý hoang mang cho người dân, kết quả là không ít đảng viên đã bị tịch thu thẻ đảng, nhiều cán bộ bị mất chức.

Trong hoàn cảnh hỗn loạn bao trùm khắp Moscow, Cục điều tra hình sự thành phố đã tìm ra thủ phạm trong vụ đánh cắp tài liệu mật và số lượng tiền lớn của Bộ Dân ủy Nội vụ trong khoảng thời gian rất ngắn.

Vụ việc diễn ra như sau: Ngày 16/10/1941, khi chiến sự có chiều hướng bất lợi cho Hồng quân Liên Xô, lãnh đạo Bộ Dân ủy Nội vụ quyết định di dời khỏi thành phố những tài liệu mật cùng một số lượng tiền lớn lên tới hàng triệu ruble.

Đoàn xe bắt đầu xuất phát từ Lubyanka đi về Noginsk (ngoại ô Moscow), hòa cùng dòng người di tản, tốc độ đoàn xe không vượt quá 5 km/h. Buổi tối, đoàn xe đã tới Noginsk, duy chỉ có xe chở tiền và tài liệu mật là không thấy.

Việc cướp một số tiền lớn như vậy cùng với tài liệu mật của một cơ quan quyền lực tối cao như Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô chưa từng xảy ra.

Lực lượng công an Moscow đã huy động tổng lực để tìm bằng được cả xe và hiện vật, bởi vì, ai cũng biết, kết cục sẽ như thế nào nếu để vụ việc đến tai bộ trưởng Lavrenty Beria.

Giả thuyết đầu tiên được đưa ra là chính những người hộ tống cho chiếc xe này, gồm có Ivan Fomichov và Aleksander Mosenkov đã thực hiện vụ cướp.

Chiếc xe chở tiền và tài liệu mật được tìm thấy ngay sau đó, trên bãi đất trống cạnh nhà máy “Compressor”- nhà máy sản xuất dàn phản lực Katyusha huyền thoại, (nay là quận Perovo của Moscow).

Cạnh xe là thi thể hai nạn nhân, một là của Aleksander Mosenkov, người áp tải xe, người thứ hai chưa biết danh tính.

Giả thuyết đặt ra là: trong quá trình di chuyển, xe đã bị cướp tấn công, Mosenkov đã hy sinh khi chống trả với bọn cướp, thi thể thứ hai có thể là của bọn cướp. Vậy người áp tải còn lại là Ivan Fomichov đi đâu?

Đội hình sự Moscow đặt ra nhiều giả thuyết khác nhau. Có thể nhóm biệt kích của Đức đã thực hiện vụ tấn công mà không phải là bọn tội phạm hình sự. Thời điểm mùa Thu năm 1941, tình báo của Đức tung nhiều tốp biệt kích vào Moscow, chúng đã gây ra nhiều hoạt động phá hoại nội đô.

Nhưng giả thuyết này bị loại bỏ ngay sau đó, vì người dân địa phương phát hiện một thi thể trong bao tải trên sông Moscow, khu vực nhà số 1 phố Ovchinikovsky.

Nạn nhân được xác định bị chết do bị siết cổ bằng dây gai, trong túi áo có mẩu giấy, trên đó có chữ ký và con dấu của giám đốc sở nội vụ Moscow Mikhail Zhuravlov. Đây chính là nút thắt để lực lượng hình sự Moscow lần ra manh mối của vụ án.

Vậy ai là thủ phạm của vụ án?

Danh tính của xác người trên sông Moscow được xác định là thiếu niên 15 tuổi, tên là Sergey Lyutikov sống ở gần đó.

Đại úy hình sự Igor Vasilev đã tới tận nhà nạn nhân, và được biết Lyutikov học hết lớp 9, sống cùng mẹ và chị gái, trong nhà còn nhiều mẩu giấy liên quan tới tài liệu mật bị đánh cắp hôm 16/10.

Vấn đề đặt ra là, gia đình Lyutikov có liên hệ như thế nào với số tài liệu mật bị đánh cắp kia?

Trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, tình báo Đức thường xuyên tuyển mộ thiếu niên vào những hoạt động trinh sát, phá hoại.

Trường hợp Sergey Lyutikov có phải là tính toán của tình báo quân sự Đức? Sau một thời gian điều tra, đội hình sự Moscow đã tìm ra câu trả lời: Gia đình nạn nhân Sergey Lyutikov không có liên quan gì tới vụ mất cắp tài liệu kia.

Đúng ngày 16/10/1941, quả thực bọn cướp đã tấn công xe chở tiền và tài liệu mật. Thi thể tại hiện trường vụ án bên cạnh thi thể người áp tải Aleksander Mosenkov chính là tên cướp Vasily Teplov, trong giới tội phạm thường được gọi là Vasya.

Lực lượng hình sự Moscow không lạ gì Vasya. Khoảng thời gian đầu những năm 1930, Vasily Teplov đã gây ra nhiều vụ cướp, bị kết án 8 năm tù. Hết hạn tù, Vasya về Moscow, ngày 16/10 thực hiện phi vụ đầu tiên, nhưng kết cục đã không ủng hộ Vasya.

Nhiệm vụ đặt ra cho đội hình sự Moscow là làm rõ xem Vasily Teplov thực hiện cướp xe chở tiền của Bộ Dân ủy Nội vụ một mình hay với đồng phạm khác?

Đại úy Igor Vasilev đã thâm nhập giới tội phạm khu chợ Tishinsky, câu trả lời đã được đưa ra: Vasya một mình thực hiện vụ cướp.

Căn cứ vào kết luận trên, cơ quan điều tra Moscow đã khẳng định Ivan Fomichov là người đã gây ra vụ cướp xe tiền cùng tài liệu mật của Bộ Dân ủy Nội vụ, chính Fomichov đã mất tích bí ẩn, công an Moscow cũng đang ráo riết truy tìm.

Diễn biến vụ việc

Sau khi bắn hạ tên cướp Vasily Teplov, Fomichov quay lại định băng bó vết thương cho đồng đội Mosenkov, nhìn thấy bao tiền quá to, một phút dao động, trong đầu Fomichov lóe lên 2 phương án:

Thứ nhất là cứu chữa cho đồng đội Mosenkov và tiếp tục hành trình về vị trí Noginsk theo quy định. Thứ hai là ôm tiền chạy trốn sau khi hạ gục đồng đội Mosenkov, với ý đồ loại bỏ nhân chứng.

Fomichov đã chọn phương án hai. Biết chắc rằng mình sẽ bị truy đuổi, Fomichov không về nhà, mà đến nhà bạn gái Irina Lyutikova, người mà trước chiến tranh, Fomichov đã theo đuổi nhưng chưa được nhận lời.

Tới nhà Irina, Fomichov được gặp cả mẹ và em trai của bạn gái, em trai Irina chính là Sergey Lyutikov – người đã bị chính anh rể hụt siết cổ, cho vào bao rồi ném xuống sông Moscow. Để bịt đầu mối còn lại, Fomichov đã thủ tiêu nốt mẹ của Irina.

Tiếp theo, Fomichov đã trói tay, bịt miệng bạn gái rồi đưa về doanh trại quân đội ở Izmailovo – nơi Fomichov đóng quân, hiện tại doanh trại đã bỏ không vì đơn vị của Fomichov đã đi sơ tán.

Cũng chính tại doanh trại quân đội này, Fomichov đã bị đội hình sự Moscow do đại úy Igor Vasilev dẫn đầu bắt giữ. Số tiền còn lại thu về cho nhà nước chỉ còn khoảng 900.000 ruble, một số tài liệu mật đã bị thất lạc. Fomichov – nhân viên áp tải xe tiền và tài liệu mật của Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô bị tuyên án xử bắn.

 
Xem tiếp...

TT&HĐ V - 45/b

 
Sự Thật Về Tâm Linh - Hướng Dẫn Về Thiền Định

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG VI (XXXXV): THỰC CHỨNG

“Tinh thần thời đại cũng có thể là một sự thực khách quan như bất cứ sự thực nào trong khoa học tự nhiên (…).
Do đó, hai quá trình, quá trình khoa học và quá trình nghệ thuật, không phải là rất khác nhau. Cả khoa học và nghệ thuật trong suốt nhiều thế kỷ đã tạo nên ngôn ngữ con người mà nhờ đó chúng ta có thể nói về những phần rất xa xôi của thực tại…”.

"Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn…".
"Cơ hội làm điều ác đến một trăm lần một ngày, và cơ hội làm điều thiện chỉ đến một lần trong một năm".

"Thật tuyệt vời là con người đã sử dụng biết bao thời gian để chống lại cái ác. Giá mà họ cũng sử dụng năng lượng đó để yêu thương người khác, cái ác sẽ tự chết vì buồn chán".


Good act bring good result, bad actions bring bad result. Don't expect the gods to do thing for you, or the angles and guardian deities to protect you, or the auspicious days to help you. These things aren't true. Don’t believe in them. If you believe in them , you will suffer. You will always be waiting for the right day, the right month, the right year, the angles or the guardian deities. You'll only suffer that way. Look into your own actions and speech, into your own kamma. Doing good, you inherit goodness, doing bad you inherit badness.


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/225/sw/n/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Good act bring good result, bad actions bring bad result. Don't expect the gods to do thing for you, or the angles and guardian deities to protect you, or the auspicious days to help you. These things aren't true. Don’t believe in them. If you believe in them , you will suffer. You will always be waiting for the right day, the right month, the right year, the angles or the guardian deities. You'll only suffer that way. Look into your own actions and speech, into your own kamma. Doing good, you inherit goodness, doing bad you inherit badness.


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/225/sw/n/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
"Thế giới hiện thực có giới hạn; thế giới tưởng tượng là vô hạn".

“Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt.” 
Napoléon



(Tiếp theo)



Trong tương tác, khi vật lý siêu vi mô đã trở thành một bộ phận cốt yếu, không thể thiếu được của vật lý học, thì cấu trúc, những qui luật vận động của trường cảm ứng kích thích không gian nói trên, cũng như sự tương tác giữa môi trường ấy với sinh linh, gây ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ và hành động của sinh linh, sẽ trở nên hoàn toàn sáng tỏ và đồng thời cũng là nội dung chủ yếu của khoa học tâm linh. Đến lúc đó, dựa vào lý thuyết “Dự đoán sinh mệnh”, trên cơ sở những tài liệu lưu trữ về sự chu chuyển theo thời gian trong vận động của trường cảm ứng kích thích không gian trên Trái Đất, cũng như những tài liệu thu thập được về mặt tâm linh của một đứa trẻ nào đó và thân bằng quyến thuộc cả đã khuất lẫn còn sống của nó chẳng hạn (như: ngày tháng năm sinh, sinh quán, những đặc thù nổi trội trong hoạt động của não bộ…), người ta có thể rút ra những kết luận xác xuất về tương lai của cuộc đời đứa trẻ đó. Như vậy, sẽ đến một thời đại mà mỗi một con người, trước khi bước vào đời, đều “lận lưng” được một hồ sơ “dự đoán sinh mệnh” tương đối chi tiết của mình, có mức độ chính xác cao hơn nhiều so với bói mệnh chiêm tinh hay tử vi ngày nay, để từ đó mà có hướng tích cực điều chỉnh cải tạo linh hồn mình làm giảm thiểu những xui rủi, bất trắc trong cuộc đời mình, từ đó mà nâng cao được chất lượng cuộc sống. Chúng ta còn tin vào thời đại đó, một trong vài cách thức điều chỉnh, cải tạo linh hồn đạt hiệu quả cao, đó là một tổng hợp thực hành tu tập, được rút tỉa ra từ những tinh túy của yoga và khí công, đưa vào nghiên cứu đến tường tận rồi chỉnh lý, phát triển nâng cao hơn nữa và cuối cùng đúc kết lại thành bài bản dưới tên gọi (tạm lấy tên cũ!): “Khí công thiền pháp”…
Chẳng có bất cứ một điềm báo nào, chỉ “đùng một cái”, sau 15 năm không hề mảy may ngó ngàng gì tới nữa, chúng ta lại đột ngột nổi cơn mê mẩn thơ ca và sự mê mẩn ấy vẫn còn nguyên vẹn cho đến lúc này. Vì không thể tìm ra được một nguyên nhân khả dĩ nào làm xảy ra sự kiện “quay ngoắt” lại với thơ ca đầy bất ngờ ấy, chúng tà đành phải “đổ vấy” cho sự tác động tâm linh.
Xưa kia, chớm bước vào tuổi thanh niên, vì yêu thương mà chúng ta đã chủ động đến ve vãn nàng Thơ. Tình yêu thời trai trẻ, khi đã bốc lên rồi thì bao giờ cũng hừng hực. Cái hừng hực ấy, cộng với sự bồng bột pha lẫn ngại ngùng xấu hổ đã làm cho sự ve vãn của chúng ta trở nên bộp chộp, vụng về và do đó mà cũng ngớ ngẩn, khờ khạo. Ve vãn kiểu gì mà cứ chạy vòng quanh, cứ lấp ló, thập thò ở cách xa lắc, khoa chân múa tay phô diễn những cử chỉ, điệu bộ không giống ai, gây ngạc nhiên, vui vẻ là nhiều chứ tình thì chẳng thổ lộ được bao nhiêu? Cho nên nàng Thơ chẳng hiểu được đó là sự ve vãn tỏ tình, do đó mà cũng chẳng mảy may động lòng, cứ giương cặp mắt xanh biếc thơ ca và rợp mát mộng mơ nhìn chúng ta quay cuồng rồi cười lên khanh khách, thích thú vì tưởng rằng người trai đang hồn nhiên vui nhộn và rõ ràng là có năng khiếu diễn… hề.

Nàng Thơ không có nét đẹp lộng lẫy của cao sang, đài các, cũng không có cái nét đẹp tinh khôi, tươi thắm của thôn xóm, đồng quê. Nói chung, hình hài dáng vóc nàng trước những cặp mắt trần tục và cả những cặp mắt chuyên chấm thi hoa hậu. trông… thường thôi, chẳng có chút gì gọi là sắc sảo. Ấy vậy mà đối với những anh chàng đa sầu đa cảm, nàng lại có một sức hút đến mê hồn.
Lúc đầu thoạt ngắm nhìn, chúng ta cũng thấy Thơ chẳng có gì đáng được gọi là hấp dẫn, thậm chí còn hơi xấu nữa là đằng khác. Tuy nhiên dần dà, cảm nhận của chúng ta về Thơ thay đổi lúc nào không biết. Trong Thơ tiềm ẩn một điều gì đó rất lạ, ngày một quyến rũ chúng ta, làm cho lòng chúng ta xao động mỗi khi thấy Thơ, gây ra nỗi buồn nhớ trong thời gian xa Thơ. Rồi có một lần chúng ta nhìn trộm sau lưng Thơ, đang chăm chú đến mái tóc dài mượt mà mới gội để xõa ra, dài đến ngang lưng thì Thơ đột nhiên quay ngoắt lại. Không kịp phản ứng và cũng để tỏ ra một trang nam nhi không thèm ngó trộm, chúng ta giương mắt nhìn thẳng vào mắt nàng. Thế là lần đầu tiên hai người nhìn nhau không chớp. Khoảng thời gian nhìn nhau đó không lâu, chắc chỉ chục giây mà sao lúc đó cứ như chìm đắm trong hàng thế kỷ. Sau khi bừng tỉnh, chúng ta nhoẻn cười gượng gạo, nói lảng một cách lãng nhách: “Tóc Thơ… nhiều quá!”, Thơ cụp hàng mi cong mướt rồi từ từ quay về lại phía trước, nét mặt bình thản, không hề có một chút biểu cảm gì. Còn chúng ta thì bị hớp hồn từ đó bởi ánh mắt trong veo, sâu lắng, miên man và thoáng buồn ấy. Cũng từ đó, chúng ta cố ve vãn Thơ và vì không dám thổ lộ bằng lời nên cứ tìm cách lảng vảng, lượn vòng quanh Thơ, làm đủ trò hòng bày tỏ tình yêu thầm kín của mình.
Hiệu quả đạt được sau một thời gian dài “hùng hục” ve vãn kiểu “trẻ người non dạ” ấy là chúng ta thành kẻ mất hồn thực sự, còn nàng Thơ thì vẫn: “trơ như đá, vững như đồng”, vẫn ngồi thản nhiên nhìn chúng ta dở đủ mọi trò ngớ ngẩn bằng đôi mắt ánh lên niềm vui trên cái nét thoáng buồn cố hữu, miệng nhoẻn cười, lâu lâu lại bật lên thành tiếng khanh khách.
Một vở kịch dù có hay đến mấy mà cứ xem đi xem lại hoài thì rồi cũng chán. Có lẽ vì thế mà cuối cùng nàng Thơ không còn để ý đến những “sô diễn” của chúng ta nữa. Đau đớn nhất là Thơ còn thì thầm với một người bạn và lọt đến tai chúng ta: “Tính khí gì mà bốc đồng còn hơn con nít! Hình như nó bị tưng tửng thì phải…”.
Câu nói ấy của Thơ đã như một mũi dao nhọn hoắt xuyên thấu khối tình si một chiều và do đó mà “công cuộc” ve vãn nhằm cố tỏ tình nhưng hầu như chỉ có tác dụng “mua vui” của chúng ta cũng kết thúc một cách… chưng hửng. Tuy nhiên, chính câu nói: “… bớt múa may loạn xạ, hô hoán ồn ào đi!” của thằng bạn mới làm cho tinh thần của chúng ta suy sụp hẳn, tình yêu say đắm nàng Thơ của chúng ta thực sự chết tốt, hết cả mơ mòng, hết cả vấn vương, hết luôn cả niềm hứng khởi trước thơ, ca, nhạc, họa…
Sự giận hờn nổi lên cuồn cuộn bởi lòng kiêu hãnh bị thương tổn đã nhanh chóng dập tắt ngúm ngọn lửa tình đang cháy rừng rực. Ngay cả cái ánh mắt lung linh, diệu vợi từng một lần soi rọi (tưởng lâu hàng thế kỷ) đến tận cùng sâu thẳm nỗi nhớ niềm thương trong tâm khảm chúng ta và đọng lại ở đó, phát ra những sắc màu óng ánh tưởng chừng như không thể hủy hoại được, cũng không còn lấy một chút le lói nào. Đối với kẻ đa sầu, đa cảm thì phải chăng đó là điều kỳ diệu?
Khi tình yêu cuồng si, da diết đến sướt mướt nàng Thơ của chúng ta đã hoàn toàn tan biến, ráo hoảnh thì cũng là lúc chúng ta bước vào đời.
Hình như những kẻ đa sầu, đa cảm đều có sẵn lòng nhún nhường, lượng thứ. Do đó, trong cái xã hội mà tình yêu thương đồng loại đã ít nhiều bị nguội lạnh đi bởi mức độ thèm khát kim tiền đã bị kích hoạt lên và bắt đầu thái quá (thể hiện ra như: nạn tham quan lại nhũng đã trở nên phổ biến, sách nhiễu mãi lộ hầu như công khai, xảy ra khắp nơi, ngay cả trong hai ngành nghề được cho là cao đẹp nhất là chữa bệnh cứu người (ngành y) và truyền thụ văn hóa, văn minh (ngành giáo dục) và lượng kim tiền chiếm hữu được đã đóng vai trò như một thước đo quan trọng bậc nhất về danh giá con người, những kẻ đa sầu đa cảm cũng thường phải chịu lép vế, thiệt thòi trên con đường hoạn lộ mưu cầu công danh và nhất là phải trải qua nhiều dằn vặt, buồn đau.
Sau 15 năm dấn thân trong trường đời, bôn ba đi tìm hạnh phúc và nỗ lực bon chen cố kiếm chút công danh, chúng ta trở thành một người đàn ông, mà nếu xét về mặt hạnh phúc thì có được một “gánh nặng” gồm người vợ hiền và hai đứa con gái nhỏ xinh, còn nếu xét về mặt công danh thì là “thủ lĩnh” của một gia đình “nghèo mạt rệp”. Theo đánh giá thông thường trong xã hội kim tiền thì đó là một thất bại hoàn toàn.
Tuy nhiên, chúng ta không cho là như vậy. Dù rằng, về công danh, đúng là chúng ta hoàn toàn chẳng sơ múi được gì, về mặt lợi lộc vật chất cũng chẳng kiếm được chút “cơm cháo” nào gọi là để dành “tích cốc phòng cơ”, thậm chí còn không đủ độ nhật, luôn “thiếu trước hụt sau”, và về lợi ích tinh thần thì đã phải chịu biết bao nhiêu những dằn vặt, muộn phiền, đắng cay, u uất, trong đời sống và công việc. Những đổ vỡ, thương tổn, khổ tâm đến đau đớn trong niềm tin và kỳ vọng vào mình, vào người và vào xã hội trong suốt 15 năm “bâng khuâng đi tìm lẽ yêu đời” ấy, và cũng chính nhờ thế, nghĩa là nhờ được quan chiêm đủ mọi tình cảnh hỉ, nộ, ái, ố xảy ra trong trường đời, nhờ bản thân được trải nghiệm và thấm thía sự bần hàn, túng quẫn nhiều khi đến cùng cực trong quá trình nỗ lực tìm hướng lập thân giữa một xã hội đang trong tình trạng hoang mang và cũng đầy cạm bẫy, chông gai, mà chúng ta đã có được một tinh thần bình tĩnh hơn, sáng suốt hơn, kiên định hơn, lạc quan hơn, đồng thời tâm hồn chúng ta cũng đồng cảm hơn, rộng lượng hơn, cao thượng hơn, nhân hậu hơn, và điều đặc biệt là chúng ta đã rút ra được một kết luận tối quan trọng: chúng ta quá ư là vô phước, vô duyên với công danh, có cách nghĩ, cách hành động và nhiều quan niệm lạc lõng, hoàn toàn không thích hợp với lối sống chốn quan trường.
Chính cái kết luận ấy đã “dìu dắt” chúng ta đi đến quyết định có tính “cách mạnh”. Và “cuộc cách mạng” chỉ xảy ra và kết thúc trong đúng có 3 ngày, dẫn đến không phải thành công hay thất bại gì, mà là sự “quay ngoắt” đột ngột theo hướng khác của một cuộc đời. Chúng ta còn nhớ ngày đầu tiên là ngày chủ nhật. Sáng hôm đó, vợ chồng đang ngồi nói chuyện với nhau về “cơm, áo, gạo, tiền”, bàn bạc và hoạch định lại cách chi tiêu tiền lương sao cho hợp lí, có thể tích cóp được chút đỉnh phòng khi có chuyện phải cần đến. Đang bàn tính, vợ buột miệng có ý than thở: “Ông mà là đảng viên (Đảng Cộng sản Việt Nam, thời đó phải là đảng viên, thậm chí không cần bằng cấp chuyên môn, mới được làm thủ trưởng đơn vị như: trưởng phòng, giám đốc… trong các cơ quan do nhà nước quản lý, và hầu như chỉ tồn tại loại cơ quan này vì hình thức tư bản tư nhân vẫn còn bị cấm chỉ. Có lẽ vì vậy mà tính “vì dân” trong phấn đấu vào Đảng sau này không còn nữa mà chỉ còn vì tư lợi, quyền lực, nghĩa là từ đó mục đích vào Đảng đã bị chủ nghĩa cơ hội thao túng. Đây phải chăng là một sai lầm trong công tác xây dựng Đảng với quan niệm sai lầm về chuyên chính vô sản?! Đây phải chăng là câu trả lời xác đáng nhất là vì sao mà bè lũ tham nhũng hiện nay toàn là đảng viên của đảng Cộng sản?!) thì đã lên trưởng phòng, tăng thêm được chút lương cũng đỡ. Cái thằng đó mới về làm chưa đầy một năm mà đã được kết nạp Đảng, giờ là trưởng phòng, lẹ thiệt! Chắc ông bị “đì” rồi còn gì!...”. Câu nói “phang ngang” của vợ có lẽ chỉ vô tình chứ không có ý trách cứ, chê bai, bóng gió gì. Ấy vậy mà nó làm cho chúng ta nhức nhối rồi nổi điên tiết: “Bà thì biết cái quái gì! Chú ruột nó là vụ trưởng…”. Gầm gừ đến đó thì chúng ta chững lại, quay sang nhìn hai đứa con gái đang chụm đầu say sưa với trò chơi sắp hình, chìm vào im lặng. Không, lúc đó chúng ta không hề giận vợ, cũng không phải tự ái, mà buồn cho thân phận mình, thương vợ con mình có một người chồng, người cha bất lực, chẳng làm nên trò trống gì và cảm thấy tức thở vì sự trào dâng uất ức bấy lâu đã cố ghìm nén trong lòng. Uất ức ấy nảy sinh, oái oăm thay, là từ sự thấu hiểu được vì đâu mà nên nỗi! Chao ôi, tình đời!
Cái quyết định đổi đời đã như một tiếng sét ngang tai, rất đanh và rền vang: “Nghỉ việc! Rời bỏ ngay cái “chính trường” mà suốt 15 năm đem hết năng lực ra phấn đấu một cách chính trực vẫn không có được một chỗ đứng khả dĩ ổn định để có thể hướng tới một tương lai sáng sủa hơn. Chúng ta đã "ngộ" ra: đó là một xã hội mang nhiều hoang mang mà nếu là xã hội xã hội chủ nghĩa thì dứt khoát không theo nghĩa như chúng ta nghĩ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Dứt khoát phải ra đi! Dứt khoát phải quay về với dân dã, đời thường, vì đó mới chính là nơi chốn, là nơi chúng ta thuộc về nó, cái nơi từ lâu mở rộng vòng tay đón mà trước đây vì mù quáng, chúng ta đã không nhận ra! Và phải gấp lên mới được!”.
Với quyết định đó, chúng ta nhoẻn cười, nói chậm rãi và mạch lạc cho vợ nghe: “Em à, chắc phải tìm cách khác, chứ sống như thế này bấp bênh lắm! Mai, tôi xin nghỉ việc cơ quan ra ngoài kiếm việc khác làm!”. Vợ chúng ta là một người phụ nữ ít lời, lành tính, chiều chồng và “biết tỏng” chúng ta khi đã “quyết” điều gì rồi thì như dao chém cột, nên vẫn ngồi im thin thít, chỉ có đôi mắt là giương lên tròn xoe nhìn chúng ta không chớp, có vẻ thảng thốt, âu lo.
Thế là đơn xin nghỉ việc được thảo xong ngay chiều chủ nhật và đến sáng thứ hai thì đã “có mặt” trước mũi ông trưởng phòng tổ chức của cơ quan, nơi chúng ta đang làm việc. Ông này cũng tròn xoe mắt nhìn chúng ta: “Có chuyện gì thế? Sao lại nghỉ?...”. Chúng ta đáp lại nhỏ nhẻ, có phần rụt rè: “Dạ, thưa anh! Nghỉ việc nơi này, kể cũng rất tiếc! Nhưng đành phải vậy, vì hoàn cảnh gia đình em…”. Ông trưởng phòng tổ chức cắt ngang: “Thôi được rồi!... Mà nghĩ kỹ rồi phải không?... Để tôi trình giám đốc đã… Chiều mai, khoảng 2 giờ cậu ghé lại đây…”.
Tin chúng ta xin nghỉ việc lan ra rất nhanh trong cơ quan. Bạn bè của chúng ta thực sự lo lắng vì thời buổi đó viên chức lao động gián tiếp, ngồi bàn giấy, bỏ nhà nước ra ngoài rất khó kiếm sống. Những kẻ không ưa chúng ta thì xầm xì: “Nghỉ việc rồi thì có bốc cứt mà ăn. Rồi cũng phải xin vào làm lại thôi!”. Còn vài kẻ ganh ghét chúng ta thì nói toẹt: “Ngữ đó mà làm được gì! Kệ đi,khuyên can làm gì, cho nó chết!”.
Chiều thứ ba, đúng hẹn, chúng ta ghé. Ông trưởng phòng đi đâu mất. Cô nhân viên nói, ông có dặn nếu chúng ta tới thì bảo đợi một chút. “Một chút” của ông trưởng phòng tổ chức là một tiếng rưỡi! Thời đó, không cần biết đến thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh, người dân Việt Nam ai mà không biết thời gian co giãn được như sợi dây cao su, thậm chí là còn co giãn “thoải mái” hơn thời gian của Anhxtanh nữa, co giãn vô tội vô vạ! Chúng ta cũng quá biết rồi nên bình tâm rít thuốc chờ đợi, chẳng sốt ruột gì. Đúng 3 giờ rưỡi thì ông về (cũng may(!), ông ta mà đi “suốt” luôn thì cũng phải chịu chứ làm gì được?). Mặt ông đỏ gay (chắc là đã “ực” cả lít bia “đối chứng” ở quán bên kia đường chứ không ít!). Có lẽ vì men bia mà ông trở nên ồn ào, vồn vã: “Cái cậu này lạ đời, đang ở trong “biên chế” ngon lành, người ta phải… (chắc định nói hai tiếng “tốn tiền” nhưng kịp “hượm” lại?!) khó khăn lắm mới xin vào được, ấy thế mà đùng đùng xin nghỉ!... Thời buổi khó khăn này, dân trí thức, nghề ngỗng không biết, ra ngoài lấy gì mà ăn, rõ là dại dột!... Tôi trả lại đơn cho cậu nhé?...”. Chúng ta chưa kịp mở miệng thì ông nói tiếp luôn: “Nói thế thôi chứ cậu có muốn nghỉ cũng không nghỉ được đâu! Tôi đã trình giám đốc, ông ấy nói cơ quan vẫn đang cần cậu nên không giải quyết, nếu cậu nghỉ ngang, sẽ không nhận được bất cứ chu cấp, trợ cấp nào theo chế độ và cũng không được nhận lại hồ sơ, lý lịch cá nhân của cậu. Giám đốc còn dặn tôi rằng, cơ quan đồng ý cho cậu nghỉ một tuần ăn lương để tĩnh trí lại rồi tiếp tục đi làm. Ưu ái cậu đến thế còn gì!... Thôi nhé, về xả hơi, hú hí với bà xã đi!... Thứ ba tuần sau có mặt, nhớ đấy!...”. Ông bắt tay chúng ta chào tạm biệt rất chặt, biểu lộ sự chân tình và mãn nguyện vì (chắc là theo ông nghĩ) đã kịp thời chặn đứng được một “cú tự tử” lãng nhách…
Phải nói rằng, ông trưởng phòng tổ chức là một người tốt, được nhiều người trong cơ quan yêu mến, kính trọng. Ông có lối sống ngay thẳng, khoáng đạt, có cách nói rổn rảng. tuồn tuột, có vẻ tỉnh bơ nhưng nếu ai biết, sẽ thấy trong đó chứa chất tính chân thực ân tình thường thấy ở người "chân đất". Nghe nói ông đã từng là tiểu đoàn trưởng bộ binh Quân Giải Phóng, có mặt trong hầu hết những trận đánh lẫy lừng ở địa bàn Nam Bộ thời Chống Mỹ, cứu nước, bị thương trong chiến dịch giải phóng tỉnh Phước Long. Sau ngày Thống nhất đất nước, ông xuất ngũ và được điều về làm trưởng phòng tổ chức của cơ quan này.
Khi chào ra về, chúng ta đã thầm cảm ơn lòng tốt của ông trưởng phòng tổ chức và chỉ thế thôi chứ tin chắc sẽ chẳng bao giờ còn quay lại cái cơ quan ấy nữa. Ông trưởng phòng tổ chức lúc đó, đâu thể ngờ được rằng, tờ đơn xin nghỉ việc của chúng ta không phải là “thành quả” của một cơn bốc đồng thiếu suy nghĩ, mà là của cái kết luận quan trọng, rút ra được sau 15 năm “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh”, đang nung nấu tức tưởi tâm can thì bị câu nói “phang ngang” như một định mệnh của người vợ kích động, gây bùng nổ.
Ngày đầu tiên thoát ra hẳn cái vòng quay đơn điệu, tẻ nhạt đến nhàm chán: “sáng vác ô đi, tối vác về”, cũng như “đào ngũ” khỏi lực lượng “biên chế” của nhà nước, chúng ta tưởng sẽ thoải mái, vui vẻ lắm, nhưng không phải. Khi con đã đi nhà trẻ, vợ đi làm thì căn phòng trở nên vắng lặng. Sự vắng lặng ấy lúc đầu cũng làm cho tâm trạng của chúng ta thấy nhẹ nhõm, thảnh thơi thật, nhưng dần dần (những lúc rảnh rỗi ngồi không, hay chờ đợi con, người ta thường có cảm giác như thời gian trôi chậm chạp hẳn!), xuất hiện xen lẫn cả sự trống trải, hơi hụt hẫng, hơi tiêng tiếc, loáng thoáng buồn và loáng thoáng âu lo. Có lẽ ai tự nhiên “đùng đùng” bỏ công việc nói chung là ổn định với đồng lương ở mức trung bình của thời ấy, trong khi hoàn cảnh kinh tế gia đình thật sự eo hẹp, khó khăn, cũng đều có cái tâm trạng “tạp pí lù” (thập cẩm, đủ thứ hằm bà lằng) như thế cả.
Chúng ta cũng dự định nghỉ ở nhà một tuần, theo đúng “hoạch định” kiểu gia ơn (và cũng có thể là mua chuộc) của ông giám đốc cơ quan mà chúng ta vừa rời bỏ, rồi sau đó mới bắt đầu “vào đời lần thứ hai” đi tìm việc làm ở các cơ sở tư nhân nhỏ, lẻ (được che đậy bằng những nhãn mác mang danh sở hữu tập thể như “tổ hợp”, “hợp tác xã”…). Để tránh né đi cái tâm trạng “thảng thảng, thốt thốt” ấy, chúng ta lôi hết đống giấy tờ, sách vở có thể chất đầy một tủ quần áo cỡ bự, đã thu thập, tích lũy, giữ gìn được trong suốt gần chục năm trời ra, thu dọn, loại bỏ bớt, sắp xếp lại cho gọn. Cứ nghĩ chỉ cần một ngày thong thả là xong công việc, ai dè phải kéo lê thê đến ba ngày.
Không phải tốn thời gian nhiều như thế là vì khối lượng công việc “đồ sộ” mà vì công việc cứ bị gián đoạn. Dỡ cái đống “ấp lủng” giấy tờ sách vở sau bao nhiêu năm không ngó ngàng tới đó ra thì kỷ niệm đồng thời cũng trỗi dậy, những năm tháng dĩ vãng ùn ùn lũ lượt hiện về, làm cho chúng ta phải ngừng tay, ngồi thừ ra đó như mất hồn đến một hồi mới sực tỉnh lại được để tiếp tục công việc.
Dù có chậm chạp thì công việc cũng đến hồi hoàn tất. Khi chúng ta đang gom cái phần giấy tờ, sách vở bị thải loại để buộc gọn lại cho “vợ bán ve chai” thì vô tình thấy một tờ giấy khổ A4 gấp làm đôi, đã ố vàng. Tò mò vì sợ quăng đi thứ cần lưu giữ lại nên chúng ta nhặt nó lên và mở ra xem. Thật là hết sức bất ngờ! Té ra đó chính là bài thơ cuối cùng, “hay nhất” mà chúng ta đã viết xưa kia, vào cuối thời hoa niên và từ lâu rồi, những tưởng đã vĩnh viễn thất lạc.
Nhặt lại được bài thơ ấy chỉ là sự tầm thường vô tình, nhưng nhặt được trong cái bối cảnh chuẩn bị tinh thần để “bước vào đời lần thứ hai” với một tâm trạng không chút hồ hởi mà cũng không chút bi lụy, thì lại là sự bất thường, hữu ý và hơn nữa, có hơi hướng tâm linh. Sau này, có lần chúng ta đã nghĩ như vậy và hơn nữa, còn cho rằng đó chính là thời điểm nàng Thơ đã thì thầm trong tiềm thức của chúng ta thông qua thần giao cách cảm: “Ngày xưa em cũng biết tình anh đối với em tha thiết lắm. Nhưng vì anh còn trẻ người non dạ quá mà em không thể theo “nâng khăn sửa túi” cho anh được vì sớm muộn gì cuộc tình nông nổi ấy, nếu có thành ra thì cũng sớm đổ vỡ mà thôi. Bây giờ, khi anh đã “thấm thía” cuộc đời đến độ “chín muồi” thì anh lại… có vợ mất rồi nên em cũng không thể về với anh được. Hôm nay em hiện ra dưới dạng bài thơ “hay nhất” mà anh viết hồi đó để khuyên anh quay lại với thơ ca và lúc này là lúc khởi đầu hợp ý nhất. Dù không thể trực tiếp “mớm lời” thì bằng cách gián tiếp, em sẽ cố gắng trợ giúp. Hãy quay lại “quấn quít” với thơ ca anh nhé! Rồi anh sẽ thấy thơ ca chính là đôi cánh diệu kỳ giúp cho tâm hồn con người bay ngày một cao, một xa, đến khắp góc bể chân trời trong thế giới mộng tưởng và khi đó tâm hồn mới có cơ may đạt đến sự toàn ngộ về thế thái, sự toàn thiện toàn mỹ về nhân tình!...”
Thời gian đã làm cho nét mực nhạt nhòa, nhưng vẫn còn đọc được. Lúc đó, chúng ta đã đọc đi đọc lại bài thơ đến cả chục lần với siết bao bồi hồi, xúc động. Một thời gian sau, chúng ta chép nó lại vào một cuốn sổ mới, có thay đổi lại vài từ cho bớt “nổ” và thuộc làu làu cho đến tận bây giờ. Đây này:
TUYÊN NGÔN
Sống có nghĩa như ngọn đèn thao thức
Trăn trở đời mình cố tỏ canh thâu
Sống có nghĩa biết cười vào số phận
Đêm tối càng đen càng lấp lánh vì sao.
Sống có nghĩa biết từ trong bùn đất
Tha thiết vươn lên, bát ngát tình yêu
Sống có nghĩa là giao hòa nảy nở
Gieo hạt giống vàng, chín rộ mùa sau.
Sống có nghĩa khi trở về cõi chết
Hiến lại cho đời một chút phù sa
Để những mầm sau lên tràn trề sinh lực
Cho Trần Gian này mãi tươi thắm lá, hoa…
Có lẽ phần chủ yếu làm cho chúng ta xúc động mạnh là nội dung bài thơ. Bài thơ được sáng tác ra từ 15 năm trước hình như không phải dành cho cuộc “vào đời lần thứ nhất” mà như một điềm báo trước về sự xuất hiện cuộc “vào đời lần thứ hai”. Điều bất ngờ nhất là bài thơ đó sau khi được sinh ra, chưa một lần cất tiếng rành rọt thì nhanh chóng bị ruồng bỏ và biệt tăm trong quên lãng, lại đột nhiên xuất hiện, cất tiếng dõng dạc, ngân nga và vang vọng vào thời khắc rất cần sự an ủi, động viên tinh thần trước cuộc xông pha không thể quay lui, có tính “quyết tử” để “quyết sinh” và đồng thời cũng là để tự tôn trước người đời, bảo toàn phẩm giá.
Sự xuất hiện cực kỳ đúng lúc của bài thơ “hay nhất” tưởng đã thất lạc làm rúng động cõi lòng chúng ta và trong chốc lát, chúng ta đã thấu tỏ đến chân xác cái tuyệt vời mà thơ ca hàm chứa. Thế là tình yêu thơ ca lại trỗi dậy dào dạt trong tâm can.
Chúng ta quay về với thơ ca như vậy đó!
 
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------



Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/288

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản Tin 113 Online Cập Nhật Hôm Nay | Tin Tức 24h An Ninh Mới Nhất Ngày 01/12/2021 | ANTV
 
Thời sự quốc tế 1/12 | Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bất ngờ nổi lên ở eo biển Đài Loan | FBNC
 
 
Tin tức buổi sáng 02/12 | [CỰC SỐC] tài xế xe tải bế thi thể người đàn ông vào lề đường rồi bỏ đi
 
Đêm Nhớ Người Tình | Trần Thu Thảo


Xem tiếp...