Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

PHÁT HIỆN KHẢO CỔ 12

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
7 Phát Hiện Khảo Cổ Bí Ẩn Nhất Hành Tinh Khiến Các Nhà Khoa Học Không Thể Giải Thích

Khám phá hang động cổ đại nhất ở Ấn Độ

Thứ Bảy, ngày 10/10/2020 12:00 PM (GMT+7)

Quần thể hang động Ellora là một trong những tu viện rộng lớn nhất trên thế giới, nằm ở phía tây bắc của Aurangabad, Ấn Độ. Những người theo Phật giáo, Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo đã xây dựng quần thể ấn tượng này từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên.

Khám phá hang động cổ đại nhất ở Ấn Độ - 1

Có 12 hang động Phật giáo, 17 hang động Hindu và 5 hang động Jain. Việc các nhóm này xây dựng các công trình kiến trúc của họ quá gần nhau, và đôi khi cùng lúc là bằng chứng về sự hòa hợp tôn giáo tồn tại trong thời gian này trong lịch sử Ấn Độ.

Khám phá hang động cổ đại nhất ở Ấn Độ - 2

Công việc xây dựng được bắt đầu vào khoảng năm 500 sau Công nguyên. Việc đục đẽo các hang động Hindu được diễn ra từ khoảng 600-870 sau Công nguyên và các tu viện được chạm khắc cạnh nhau trong bức tường của vách đá bazan. Có tất cả 34 hang động, và chúng được đánh số thứ tự thời gian, bắt đầu với hang động Phật giáo lâu đời nhất ở phía nam của quần thể này.

Khám phá hang động cổ đại nhất ở Ấn Độ - 3

Các hang động Phật giáo là sớm nhất. Tất cả những hang động này, ngoại trừ Hang 10, là những tu viện được sử dụng cho các hoạt động như ăn, ngủ và thiền định. Khi các hang động tiến dần về phía bắc sẽ trở nên lớn hơn. Ví dụ, Hang 1 rất đơn sơ, có ít tác phẩm điêu khắc và 8 phòng giam nhỏ, trong khi Hang 11 có 3 tầng với sảnh trên lớn. Trong phòng thờ, các bức tường chứa năm vị bồ tát (các vị Phật còn lại trên cõi trần) cũng như 7 vị Phật tượng trưng cho các hóa thân trước đó.

Khám phá hang động cổ đại nhất ở Ấn Độ - 4

17 hang động Hindu nằm ở trung tâm của quần thể hang động. Không giống như các hang động Phật giáo thanh bình, các bức phù điêu bao phủ các bức tường của các hang động Hindu được thờ thần Shiva. Các bức phù điêu mô tả các sự kiện khác nhau từ kinh điển Hindu. Những người xây dựng đã chuyển đổi Hang 14 từ một tu viện Phật giáo thành một ngôi đền Hindu. Những bức phù điêu tráng lệ tô điểm cho các bức tường và một hốc tường bao gồm các nữ thần sinh sản và những người hầu của họ. Hang 15 thoạt nhìn rất đơn sơ, nhưng tầng trên cùng chứa một số tác phẩm điêu khắc tinh tế nhất tại Ellora.

Khám phá hang động cổ đại nhất ở Ấn Độ - 5

Trung tâm của Ellora là hang động 16. Được gọi là Đền Kailasa nó không thực sự là một hang động mà là một ngôi đền độc lập được chạm khắc hoàn toàn từ đá rắn. Công trình kiến trúc khổng lồ này có diện tích gấp đôi diện tích của Parthenon ở Athens. Nó tượng trưng cho quê hương của Chúa Shiva, Núi Kailash. Ban đầu nó được bao phủ bởi lớp thạch cao trắng để trông giống như ngọn núi phủ tuyết.

Khám phá hang động cổ đại nhất ở Ấn Độ - 6

Các nhà khảo cổ tin rằng, Hang 21 là hang động Hindu lâu đời nhất tại Ellora. Nó cũng chứa các tác phẩm điêu khắc tinh xảo như người canh cửa và nữ thần sông. Hang 29, được chạm khắc vào cuối những năm 500, có 3 cầu thang được bảo vệ bởi các cặp sư tử. Giống như các hang động Hindu khác, những bức phù điêu tráng lệ bao phủ các bức tường.

Khám phá hang động cổ đại nhất ở Ấn Độ - 7

Các hang động Jain được chạm khắc vào cuối những năm 800 và 900, thể hiện truyền thống khắc khổ của người Jain kết hợp với trang trí cầu kỳ. Chúng không lớn như các hang động khác, nhưng các tác phẩm nghệ thuật chứa trong chúng rất đặc biệt. Một số hang động của người Jain có những bức tranh đầy màu sắc trên trần nhà và một số mảnh vỡ vẫn còn được nhìn thấy. Hang động Jain ngoạn mục nhất là Hang 32, Indra Sabha. Nó là một bản thu nhỏ của Đền Kailash. Cấp độ đầu tiên không được trang trí, nhưng cấp độ thứ hai có chạm khắc tinh vi, chẳng hạn như một bông hoa sen trên trần nhà. 2 vị thánh được chạm khắc bảo vệ lối vào đền thờ. Bên phải là Gomatesvara, một vị thánh khác đang thiền định trong rừng. 

Khám phá hang động cổ đại nhất ở Ấn Độ - 8

Một chuyến viếng thăm Hang động Ellora đôi khi có thể khiến bạn choáng ngợp do có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc để xem. Tốt nhất là nên dành đủ thời gian khi khám phá những hang động này để có thể đánh giá cao địa điểm và tất cả những gì nó đại diện.

Khám phá hang động cổ đại nhất ở Ấn Độ - 9

Nguồn: https://baogiaothong.vn/kham-pha-hang-dong-co-dai-nhat-o-an-do-d482103.html

Mộ cổ vị vua ”nam thần” tết lộ ”Thời kỳ Đen tối” 1.400 năm trước

Một chiếc chén bí ẩn giữa cánh đồng đã dẫn đường đến ngôi mộ cổ của người đàn ông sức vóc hơn người và đầy...

Theo Hàn Ly (Theo touropia) (Báo GT)

Phát hiện khảo cổ chấn động TQ: 46 thi thể phát quang trong lăng mộ 2.500 năm tuổi

TAMMY |

Phát hiện khảo cổ chấn động TQ: 46 thi thể phát quang trong lăng mộ 2.500 năm tuổi
(Ảnh: Zhuanlan)

Những bí ẩn trong lăng mộ này hiện vẫn đang là câu hỏi lớn đối với giới khảo cổ Trung Quốc.

46 thi thể phát quang

Cuối tháng 12/2006, một vài người dân ở thị trấn Thủy Khẩu, huyện Tĩnh An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, đã tiến hành dùng thuốc nổ phá đá để xây dựng một đoạn đường cao tốc.

Khi những tiếng nổ vang lên, họ nhận thấy âm thanh phát ra không đồng đều và cho rằng dưới lòng đất hiện có những khoang trống bất thường.

Người dân xung quanh nhanh chóng kéo đến xem khoảng đất vừa cho nổ thì quả nhiên có một cái hố sâu khoảng 13m, bên trong là một ngôi mộ cổ cùng rất nhiều cổ vật được chôn theo.

Phát hiện khảo cổ chấn động TQ: 46 thi thể phát quang trong lăng mộ 2.500 năm tuổi - Ảnh 1.

Hầm mộ sâu 13m quy tập 46 chiếc quan tài gỗ có hình dáng và kích thước y hệt nhau. (Ảnh: QQ)


Khi đội khảo cổ của Cục Di sản văn hóa Qquốc gia có mặt tại hiện trường, họ nhận định đây là một lăng mộ lớn với kích thước 160m2, lăng được xây dựng cách thời điểm khai quật khoảng 2.500 năm.

Ngôi mộ chữ nhật có dạng hố thẳng đứng, bên trong tìm thấy nhiều di vật quý giá. Khi truy tìm danh tính của chủ mộ, các nhà khảo cổ đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện lăng mộ này có tới... 46 cỗ quan tài giống hệt nhau.

Tờ Sina đánh giá, đối với giới khảo cổ mà nói, việc tìm thấy nhiều quan tài như vậy trong cùng hầm mộ là một phát hiện khảo cổ chấn động, có thể mang đến những tri thức quý báu về văn hóa, lịch sử quốc gia.

Chưa dừng lại ở đó, khi mở nắp những quan tài, đội khảo cổ mới bàng hoàng nhận ra những thi thể bên trong không hề bình thường, 46 thi thể này được bao phủ bởi những tinh thể phát ra ánh sáng màu xanh lục.

Những viên tinh thể đều trong suốt như pha lê, phát ra ánh sáng như viên ngọc lục bảo khi đặt trong bóng tối, viên lớn nhất dài tới 8,5cm. Không có chuyên gia nào có mặt tại hiện trường thời điểm đó từng chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ tới vậy.

Nhóm khảo cổ nhanh chóng tiến hành lấy các mẫu vật để xác định các thông số và tìm kiếm lời giải cho hiện tượng này.

Sau khi kiểm tra, đội khảo cổ xác nhận đây là hài cốt của những thiếu nữ có tuổi đời từ 16 đến 20, khi chôn cất không được mặc y phục.

Còn hợp chất đã tạo nên tinh thể phát quang trong quan tài, được QQ công bố, là bao gồm Ferric phosphate (FePO4) và một vài chất huỳnh quang chưa xác định.

Vậy vì sao hợp chất kỳ lạ này lại có mặt trong quan tài?

Giả thuyết về cái chết

Dựa vào thời kỳ xây dựng và vị trí địa lý của lăng mộ, các chuyên gia cho rằng đây có thể là nơi an nghỉ của Chương Vũ vua nước Từ, một nước chư hầu nhỏ tồn tại từ thời Hạ đến thời Tây Chu. Chương Vũ là vị vua cuối cùng của nước Từ, trước khi quốc gia này bị tiêu diệt bởi nước Ngô vào năm 512 TCN.

Phán đoán qua số lượng thi thể, tình trạng chôn cất và tuổi đời còn rất trẻ của những cô gái trong lăng mộ Chương Vũ, có thể xác định những thiếu nữ này không chết tự nhiên mà bị ép chết do hủ tục tuẫn táng theo vua.

Theo Sohu, khi khai quật lăng mộ người ta tìm thấy nhiều món đồ dệt may nên nhiều khả năng 46 thiếu nữ này là thợ may, thợ dệt trong cung.

Phát hiện khảo cổ chấn động TQ: 46 thi thể phát quang trong lăng mộ 2.500 năm tuổi - Ảnh 3.

Ép phi tần, cung nữ uống thuốc độc, thủy ngân để tuẫn tang cùng vua là hủ tục vô cùng tàn nhẫn trong thời phong kiến Trung Quốc (Ảnh: Sohu)

Vì mong muốn bước sang thế giới bên kia vẫn có quần áo đẹp và cuộc sống xa hoa nên vua đã tàn nhẫn ép những người thợ may hoàng gia phải chết theo mình.

Khi thu thập mẫu vật, các chuyên gia cũng tìm thấy nhiều hát dưa đủ kích thước trong dạ dày của người được chôn cất. 

Tới đây, một số chuyên gia tiếp tục đưa ra giả thuyết cho rằng chủ nhân lăng mộ đã tẩm độc vào những quả dưa hấu rồi mời các thiếu nữ này ăn để họ trúng độc chết.

Chất độc bên trong thi thể suốt 2.500 năm bị chuyển hóa, trở thành chất phát quang như khi được khai quật. 

Tuy vậy, giả thuyết này vẫn chưa được chứng minh cụ thể bằng nghiên cứu khoa học nên hiện tượng thi thể phát quang trên vẫn là một câu hỏi lớn với giới khảo cổ.

Phát hiện khảo cổ chấn động TQ: 46 thi thể phát quang trong lăng mộ 2.500 năm tuổi - Ảnh 5.

Đây là một trong những phát hiện khảo cổ tiêu biểu tại Trung Quốc.(Ảnh: Zhuanlan)

Theo QQ, đến cuối năm 2007, hơn 650 di vật văn hóa như đồ dệt, đồ vàng, đồ sơn mài, đồ đồng và đồ ngọc đã được khai quật từ lăng mộ này.

Những di tích văn hóa, bao gồm cả khu lăng mộ, là phát hiện độc đáo trong lịch sử khảo cổ học Trung Quốc, giúp lấp đầy khoảng trống lịch sử và mang tới những giá trị khoa học, nghệ thuật cao.

Bài viết tham khảo từ Sohu, QQ

 

Xem tiếp...

TT & HĐ - 21/i

                                                   Nghịch Lý Fermi | Phong cảnh vũ trụ


PHẦN II:     Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
 
“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)

“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó” 
(Arixtốt)

CHƯƠNG X: THÁI CỰC

"Có những chân lý tầm thường và có những chân lý lớn lao. Đối lập với chân lý tầm thường là hoàn toàn sai lầm. Đối lập với chân lý lớn lao cũng là chân lý." 

 Niels Bohr

Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học. 
 Henri Frederic Amiel

"Không có khoa học vì khoa học, không có nghệ thuật vì nghệ thuật. Khoa học nghệ thuật tồn tại để phục vụ xã hội, để làm con người hạnh phúc hơn, cao thượng hớn, có kiến thức phong phú hơn và có nhiều tiện nghi vật chất hơn trong đời sống... ".
Khuyết danh

“Nếu như ngay từ xa xưa vận mệnh khoa học nằm trong tay những người có bộ óc chính xác và chặt chẽ như tôi từng gặp ở một số nhà toán học hiện đại mà tôi rất trọng vọng, thì có lẽ khoa học đã chẳng thể tiến lên phía trước.”
L. Mandelstam
 
“Toán học là khoa học chính xác. Nhưng cũng vì thế nó cằn cỗi”.
F. Hegel
 
“Toán học không phải là một quyển sách chỉ gói gọn giữa các tờ bìa mà ng­ười ta chỉ cần kiên nhẫn đọc hết nội dung, toán học cũng không phải là một vùng mỏ quý mà ng­ười ta chỉ cần có thời gian để khai thác; toán học cũng không phải là một cánh đồng sẽ bị bạc màu vì những vụ thu hoạch; toán học cũng không phải là lục địa hay đại d­ương mà ta có thể vẽ chúng lại đ­ược. Toán học không có những giới hạn như­ không gian mà trong đó nó cảm thấy quá chật chội cho những khát vọng của nó; khả năng của toán học là vô hạn như­ bầu trời đầy các vì sao; ta không thể giới hạn toán học trong những quy tắc hay định nghĩa vì nó cũng giống như­ cuộc sống luôn luôn tiến hóa”.    
Cayley
 
“Toán học chỉ cho ta những ph­ương pháp hoặc những con đ­ường dẫn tới chân lý. Toán học làm cho những chân lý ấy khuất nhất trở thành minh bạch và phơi bày chúng ra tr­ước ánh sáng. Một mặt toán học làm giàu sự hiểu biết của chúng ta, mặt khác nó làm cho suy nghĩ của chúng ta thêm sâu  sắc”. 
  Sylvester
 
"Toán học như con chiến mã quí độc nhất vô nhị đưa ta qua những cuộc chiến ác liệt để giành những thành quả khoa học oai hùng hơn bao giờ hết! Nhưng nó cũng  là con ngựa bất kham đưa ta lạc vào Bát quái trận đồ của sự giả tưởng quá đà."
Ba Đá
 
 
 
 
 
 
(Tiếp theo)

                                                                           ***
Như đã nói, trục số chỉ là sự mô tả siêu hình về quan niệm hai thế giới ảo - thực của nhận thức nhưng cũng khó mà biểu diễn cách nào hay hơn và sáng tỏ hơn về quan niệm hai thế giới của nhận thức, vì bản chất của nhận thức là siêu hình. Không có sự mổ xẻ, lý giải siêu hình thì con người không thể nhận thức được thế giới khách quan. Chính vì sự biểu diễn siêu hình như thế nên nhận thức cũng luôn đương đầu với nhiều phi lý, luôn vấp váp mâu thuẫn. Theo chúng ta, để tránh đi mọi phiền phức mà vẫn nhận thức được đến giới hạn tận cùng về thực tại thì trước hết (và buộc phải) suy tư, nghiên cứu từng bước, từng mặt, từng bộ phận của nó một cách siêu hình nhưng khi đã nhận thức được chúng thì lại phải tìm cách đưa chúng về đúng vị trí vốn có ở thực tại; xóa đi mọi siêu hình. Sự siêu hình rất dễ dẫn dắt nhận thức đến cực đoan và cực đoan sẽ dẫn đến bế tắc, hoang mang và vô vọng.
Không thể không công nhận sự phân định Vũ Trụ thành hai thế giới âm và dương nhưng cũng không thể chấp nhận hai thế giới ấy tách biệt cực đoan như trục số. Phải quan niệm nước đôi rằng hai thế giới ấy vừa tách biệt vừa không tách biệt và mỗi thế giới trong hai thế giới ấy, như thực tại mách bảo, cũng xuất hiện tương phản âm - dương, cũng biểu hiện ra những mối quan hệ ảo thực. Vì vậy cần quan niệm rằng hai thế giới ấy đã “lồng” vào nhau, làm tiền đề tồn tại của nhau, chính là nhau và hợp thành một Vũ Trụ duy nhất, vô thủy vô chung và huyền diệu. Chúng ta vừa đang ở thế giới dương, vừa đang ở thế giới âm, vừa là thực mà cũng vừa là ảo. Tuy nhiên vì đặc tính tiên quyết về Tồn Tại, vì kinh nghiệm về trực giác “có thực” của chúng ta mà chúng ta luôn lựa chọn (và được phép lực chọn) bản thân mình là thực, thế giới mà mình đang sống là thế giới thực như một lẽ đương nhiên. Và cũng là nền tảng của một thế giới ảo, luôn ám ảnh và thường xuyên xuất hiện trong mối quan hệ tương phản ảo - thực một cách tương đối và theo qui ước về gốc O. Câu nói: “trong dương có âm, trong âm có dương” của các nhà hiền triết cổ Trung Hoa thật chí lý biết chừng nào!
Một cách tuyệt đối thì gốc O của thế giới chúng ta chính là điểm không thể chia cắt được nữa, là giới hạn của sự nhỏ và đó chính là hạt KG. Nếu có một sự nhỏ vượt cả giới hạn, vượt qua được hạt KG thì chỉ có thể là nội tại của nó. Nhưng vì nếu vượt được qua giới hạn ấy sẽ “rơi” vào thế giới ảo tuyệt đối của thế giới thực, cho nên nội tại của hạt KG phải là một thế giới tương phản ảo - thực với thế giới thực. Nó là một thế giới bình đẳng về lực lượng với thế giới thực của chúng ta, do đó nó cũng bao la, vĩ đại như Vũ Trụ. Nó là nội tại hạt KG cho nên nó cũng đồng thời chỉ là một bộ phận nhỏ bé, vừa góp phần làm nên Vũ Trụ thực vừa là bộ phận của Vũ Trụ thực. Thật là ly kỳ!
Đơn vị nhỏ nhất của một lực lượng là 1. Đơn vị đó có thể là do qui ước và có tính tương đối, nhưng cũng có thể là không do qui ước và có tính tuyệt đối. Số 0 thực ra cũng có ý nghĩa đơn vị. Ở tình thế tương đối, số 0 chính là sự không thể hiện của số 1 (từ đó mà cũng có nghĩa là sự không thể hiện một lực lượng nào đó). Nếu gọi 1 là Thái Cực thì 0 chính là Vô Cực. Ở tình thế tuyệt đối, số 0 là Vô Cực và số 1 là Thái Cực; là hai trạng thái không thể hiện và thể hiện ra của hạt KG trước quan sát…
Chúng ta là những kẻ “yếu bóng vía” nên nói mãi mà không có cách nào nói rõ hơn được quan niệm của mình một cách cụ thể và chính xác được. Thôi thì cứ tạm nói rằng Vũ Trụ là tương đồng tuyệt đối và đồng thời cũng tương phản tuyệt đối. Chính vì thế mà chúng ta, những kẻ quan sát và “mưu toan” nhận thức không thể biết được mình đang đứng ở đâu trong Vũ Trụ, cõi thực hay cõi mộng ảo của Nó. Tuy nhiên khái niệm “ảo” và “thực” lại là sự qui ước từ kinh nghiệm sống mà có. Vì vậy, dù có ở thế giới nào thì đối với chúng ta vẫn luôn luôn là thế giới thực. Trên nền tảng thế giới thực ấy mà xuất hiện những hiện tượng không thực, trái ngược với thực và còn được qui ước là thuộc về thế giới ảo, chẳng hạn như “cái tôi” ở trong gương, ảo ảnh… đều được cho là ảo. Những thứ được gọi là ảo ấy, trong sâu thẳm nhận thức của mình, chúng ta phải thừa nhận rằng vẫn là thực vì chúng hiện hữu và nền tảng những hiện hữu ấy vẫn là tồn tại. Đó chính là thế giới ảo có tính tương đối mà chúng ta muốn nói đến. Như vậy, thế giới thực (nhờ lựa chọn của chúng ta theo nguyên tắc: hư vô thì cũng là tồn tại!) trong quy ước được nhìn thấy như là hai thế giới ảo và mộng lồng vào nhau, là tiền đề tồn tại của nhau mà thế giới thực luôn là nền tảng (hay thế giới ảo mới là nền tảng?).
Chúng ta có cảm nhận rằng toán học, dù không tự giác, nhưng đã theo quan niệm nói trên để xây dựng hệ thống số âm, số dương, số 0 và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Theo quan niệm đó thì số âm, số dương và số 0 cũng như số thực (chúng ta tạm gọi những số không âm không dương như thế) là cùng tồn tại  trong một thế giới và khi ký hiệu của sự thêm vào là “+” và sự bớt đi là “-” thì chúng sẽ không thay đổi ý nghĩa trong suốt các quá trình tính toán nếu không kèm theo điều kiện nào. Chẳng hạn có hai lực lượng ảo là , trong thế giới ảo, để có được , chúng ta phải dùng dấu “-” thì trong thế giới thực, chúng ta phải dùng dấu “+” , nghĩa là lúc này: () bao giờ cũng bằng và () bao giờ cũng bằng .
Đến đây, bài toán hóc búa “ngon quá” sẽ được giải vô cùng dễ dàng và luôn có nghiệm:
Dù giải được bài toán thì người nông dân cũng đừng nên lo lắng mảy may gì vì trong thực tiễn, nhiệm vụ của LaTo vẫn là bất khả thi hành.
Phải nói rằng suy tư của chúng ta đã hầu như tương đồng với quan niệm về số âm, số dương cũng như phép cộng và trừ toán học. Nhưng cũng còn vài điều không thể thỏa thuận được.
Toán học cho rằng một số mà trừ đi chính nó thì bằng 0. Đó là sự bớt đi lực lượng đơn thuần và chúng ta cũng đồng ý như thế. Chẳng hạn:
                        
Một số cộng với chính nó thì bằng 2 lần nó. Đó là sự thêm vào hay tập hợp lực lượng đơn thuần và chúng ta cũng đồng ý:
                       
Đối với phép toán: (+3) + (-3), toán học cho là bằng 0. Chúng ta không đồng ý như vậy và cho rằng phép toán chỉ có thể làm mất đi sự tương phản âm – dương nhưng về mặt lực lượng thì phải bằng 6 (số tự nhiên mà ta tạm gọi là số thực).
Đối với phép toán 4 + 3, cả toán học lẫn chúng ta đều cho rằng kết quả là 7. Nhưng đối với phép toán (+4) + (-3) thì vì toán học quan niệm rằng +4 = 4 nên sẽ cho ra đáp số là:
4 – 3 = 1 (hiệu của hai số tự nhiên)
Còn chúng ta, vì cho rằng nên có kết quả là:
Thế thì ai đúng? Nếu đó chỉ là sự tập hợp đơn thuần thì toán học đúng, vì
4 – 3 =  1 + 3 – 3 = 1,
còn không thì vì là sự tổng hợp lực lượng của hai tương phản nên chúng ta đúng.
Còn đối với phép toán: 4 – 7 = -3? Đó là quá trình làm xuất hiện số âm (số ảo, lực lượng ảo). Quá trình này là phi thực, trái ngược với quá trình 7 – 4 = 3 là quá trình thực, do đó việc xuất hiện một kết quả ảo là đương nhiên và chúng ta cho rằng nó có lý. Phép toán được toán học cho phép viết theo cách sau đây:
(+4) + (-7) = (-3)
Và viết theo cách chúng ta là . Tính theo cách chúng ta thì:
Hình như ngay ở cơ sở, toán học đã lẫn lộn giữa các hiện tượng có bản chất khác nhau. Phải chăng vì vậy mà làm xuất hiện đòi hỏi phải có ký hiệu giá trị tuyệt đối “”. Bất cứ số nào ở trong dấu ký hiệu ấy đều là… dương tính. Chẳng hạn có -7 nằm trong dấu đó thì:
(Từ đang khỏe mạnh bỗng dưng bị bệnh nan y, thật bất hạnh!)
Tuy nhiên chúng ta vẫn phải dùng toán học truyền thống, đã có sẵn để “chiến đấu” vì chưa xuất hiện một toán học hoàn thiện hơn. Chúng ta nêu ra những chất vấn toán học có thể vì chưa hiểu được sâu sắc toán học. Chưa chắc đó là những khiếm khuyết toán học mà chỉ là sự suy nghĩ nông cạn tức thời của chúng ta trong vấp váp khi có ý đồ dựa vào toán học để giải thích những quan niệm triết học duy tồn của NTT.
Thôi, chúng ta nên quay lại câu chuyện trọng tâm đang dang dở của mình. Chỉ xin nói thêm một điều nhỏ thế này: hình như toán học đang… say rượu!
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG I/904

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 Online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h mới nhất ngày 27/10/2020 | ANTV
 
Thời Sự Quốc Tế Mới Nhất Sáng Ngày 28 Tháng 10 Năm 2020
 
Azerbaijan thay đổi chiến thuật , dùng siêu pháo Hoa mẫu đơn tấn công Armenia
 
Tin tức | Bản tin trưa ngày 27/10 | Tin tức 24h mới nhất hôm nay
                              

                    Trung Quốc "Choảng" Đài Loan tại Fiji | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

 
Đi Trong Hương Tràm - Anh Thơ ft Hồ Quang 8 | Song Ca TRỮ TÌNH BOLERO

 


Một người nhảy sông Sài Gòn tự tử trong đêm, nghi do nợ nần

Bao Cong an

Xem tiếp...