Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

TT&HĐ I - 11/g

 
Aristotle - Nhà bách khoa toàn thư vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại


PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”

CHƯƠNG XI: GIẤC MỘNG NGÀN ĐỜI

                
                  "Linh hồn của con người vẫn cần lý tưởng hơn                           thực tế
                   Chúng ta tồn tại nhờ thực tế; nhưng chúng ta  sống
                   vì  lý tưởng."
                   Victor Hugo

                   "Tôi đã thấy đủ những người chết vì một lý tưởng.
                   Tôi không tin vào chủ nghĩa anh hùng; tôi biết nó 
                dễ dàng và tôi đã học được rằng nó có thể đẫm máu.                     Điều tôi mong muốn là sống và chết cho điều tôi 
                    yêu"    
                   Albert Camus

"Cái quí nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời-sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người"                                                                                                                                               N. A. Ôxtơrốpxki

"Lý tưởng là ngọn đèn sáng chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng xác định; không có phương hướng thì không có cuộc sống".
Lev Tolstoy (Nga)
"Con người có vật chất mới có thể sinh tồn, có lý tưởng mới nói đến cuộc sống. Bạn muốn hiểu sự khác nhau giữa sinh tồn và sống? Động vật thì sinh tồn, con người thì sống".
Hugo (Pháp)
"Tuổi trẻ không có lý tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời".
Belinsky (Nga)
"Mỗi người phải kiên trì đường đi mình đã mở ra, không bị quyền uy dọa ngã, không bị quan điểm đương thời khống chế, cũng không bị thời thượng cám dỗ".
Goethe (Đức)

 

(Tiếp theo)

                                                                       
                                                                         ***

-Alô! Thu đó à? Đang làm gì đấy? Thôi dẹp!....Sang nhậu đi...Ờ...ờ...Năm giờ rồi...Còn sớm gì nữa!

Ông B đã đến nhà ông A, gọi tôi chát chúa qua ĐT.

-Em sang liền! -Dù đang dở tay chăm sóc mấy cây kiểng, nhưng nghe ông B gọi, chân tôi đã nhấp nhổm. Như vậy đã gọi là ghiền rượu chưa nhỉ?

Khi tôi sang, bàn nhậu đã chỉnh tề, vừa kịp cụng ly đầu tiên.

-Hôm qua, bận xin giấy phép làm thêm cái gác. Chiều đi nhậu với thằng nhà đất phường, tốn gần triệu bạc. Mẹ kiếp! -Ông B mở đầu câu chuyện.

-Thời buổi bây giờ "chúng nó" sách nhiễu ghê lắm. Nhà tôi cấp bốn, năm ngoái chỉ thay vì kèo gỗ đã bị mối mọt bằng vì kèo sắt, nhân tiện, cơi lên cao khoảng năm tấc cho mát, mà phải "cho" chúng nó mất 500 ngàn đồng.

Tôi vuột miệng:

-Chính đáng như thế việc gì phải "cho" chứ? Cứ làm thôi!

-Mày chẳng biết mẹ gì! Sống dưới chế độ này gần cả đời mà cứ như thằng ngố ấy. Thử không "cho" xem? Đến tám hoánh mới làm được! -Ông B gằn giọng.

Đến lượt ông A:

-Như lũ quan xu thời ấy! Chỉ biết tung hô chế độ, có ông nào thấm thía nỗi bức xúc đó của người dân? Xã hội đầy rẫy tệ nạn, ngày càng suy đồi. Thế mà lúc nào cũng nói đến những chuyện to tát đẩu đâu, đến những công trình vĩ đại, những điều tốt đẹp. Ghẻ trong người thì không cảm thấy ngứa, mặc cho phát tán. Chán lắm! Một cá nhân, cách thức phê và tự phê có thể còn khiên cưỡng, chứ một xã hội, không có phê và tự phê, thì làm sao mà không bất bình được!?


Ông C rụt rè:

-Bao giờ nước mình đến được xã hội XHCN (Xã Hội Chủ Nghĩa- viết tắt) nhỉ? Trong xã hội ấy có lẽ không còn tệ nạn nữa!

-Còn khuya! -Ông B xẵng giọng.

Sau cái sẵng giọng của ông B, cả bàn nhậu rơi vào im lặng. ông C ngẩng mặt lên lơ đãng nhìn bầu trời đầy sao. Ông B thì nhìn ra cây nhãn cổ thụ ở trước sân nhà ông A đang độ quả chín. Đàn dơi đâu về chao liệng, ăn nhãn, trong liên tưởng, dễ thấy như đàn chim én báo hiệu mùa xuân đã cận kề. Còn chúng ta ngồi nhìn lần lượt, hết ông này đến ông kia. Được một lúc, chúng ta phá tan sự im lặng:

-Sao tối nay uống rượu buồn quá! Chẳng có gì vui!...Hay là bác A nói tiếp về triết học đi!...

-Hôm qua tôi nói về vấn đề gì nhỉ? -Ông A nhìn chúng ta, nói. -A! Đúng rồi!...Về hình thái kinh tế-xã hội.

-Hôm qua bác A nói hay lắm! Tiếc là bác không có mặt! -Chúng ta nói với ông B, rồi lại quay sang ông A. -Cho em hỏi bác A thế này: theo Mác quan niệm, xã hội loài người có năm hình thái KTXH. (mà bác cho là sáu!), đã trải qua ba (mà bác cho là bốn!), đang ở hình thái thứ tư (mà bác cho là năm!) là hình thái TBCN. Vậy khi nào thì chuyển hóa sang hình thái cuối cùng, hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa? Nếu sự chuyển hóa ấy là tất yếu, thì Việt Nam cần gì phải nêu khẩu hiệu "định hướng XHCN" nữa?

-Chà, câu hỏi của thằng Thu quá hay! Anh A có trả lời được không đấy? - ông B ngồi thẳng người, tỏ ra phấn khích trở lại.

-Câu hỏi kể ra cũng xuất sắc, nhưng...không khó trả lời! -Ông A vào cuộc với lời khẳng định chắc nịch. -Như đã nói, việc cố gắng sống còn, sự tác động bất lợi của quy luật tăng trưởng số lượng lạm phát, cùng với từng giai đoạn thiên tai bất lợi và thuận lợi xen kẽ...,đã là những yếu tố nguyên nhân kết hợp với đặc tính sáng tạo hối thúc làm phát triển lực lượng sản xuất, tiền đề tồn tại của hình thái KTXH (kinh tế xã hội). Để từ trạng thái kiếm ăn tương tự loài vật lên hình thái KTXH cộng sản nguyên thủy, loài người đã tăng cường lực lượng lao động bằng cách khám phá ra loại lương thực mới (lúa nước, lúa mỳ...), nhằm chuyển sang lối sống lấy định cư lâu dài làm chủ yếu, cải tiến và cải tiến căn bản công cụ lao động (thời đại đồ đá mới, đồ gốm, đồ đồng!). Sự vận động xã hội trong thời đại cộng sản nguyên thủy đã làm nảy sinh ra sự tư hữu tư tiệu sản xuất, sự tích lũy của cải, gây ra hiện tượng "tư nhân hóa xã hội", làm hình thành nhà nước, hình thức chiếm đoạt tư liệu sản xuất bằng chiến tranh giữa các cộng đồng người với nhau trở thành phổ biến. Tất cả tổng hợp lại, tác động đến xã hội, làm cho xã hội chuyển hóa từ hình thái cộng sản nguyên thủy lên hình thái tư bản nguyên thủy. Cần chú ý rằng, sau đó, sự phân hóa của lực lượng lao động thành một bộ phận để thực hiện bạo lực, để tiến hành chiến tranh mới là nguyên nhân chính đưa đến sự chuyển hóa xã hội chứ không phải là sự phát triển của nó, thành xã hội chiếm hữu nô lệ! 
Như vậy, sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất được cho là đóng vai trò động lực chính làm hình thành các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau từ thấp lên cao, với những kiểu quan hệ sản xuất khác nhau, như một hiện tượng phổ biến về phát triển xã hội nói chung, theo quan niệm của triết học Mác, có lẽ không còn đúng nữa(?). Giải phóng nô lệ cũng là một hình thức phát triển lực lượng lao động. Đây mới chính là tác nhân chủ yếu làm cho xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển thành xã hội phong kiến. Còn hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa hình thành được là do yêu cầu được tự do kinh doanh trong xã hội đòi hỏi. Nhưng yếu tố đóng vai trò là động lực cơ bản, làm cho tiến trình không thể đảo ngược là cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần I ( thế kỷ XVIII, xuất hiện máy hơi nước). Có thể nói, việc chế tạo ra động cơ hơi nước đã mở ra phương hướng giải phóng triệt để sức sản xuất, sáng tạo ra phương thức thứ hai nhằm lao động để sống còn cho con người là sản xuất công nghiệp. Sản xuất công nghiệp, đến lượt nó, lại đóng vai trò tiền đề làm xuất hiện một dạng lực lượng lao động mới, mà Mác gọi là "giai cấp công nhân" hay "lực lượng làm thuê ăn lương". Nếu tầng lớp quí tộc thời phong kiến sống phè phỡn nhờ địa tô của người lao động và các cuộc khởi nghĩa nông dân khởi nguồn từ sự chống bóc lột ấy, thì tầng lớp tư sản của chủ nghĩa tư bản thời kỳ đầu tích lũy tư bản để xây dựng chủ nghĩa tư bản nhờ giá trị thặng dư của giai cấp công nhân và cách mạng vô sản cũng từ sự chống bóc lột quá đáng giá trị thặng dư mà khởi phát...

-Này anh A ơi! Theo như tôi nhớ thì Mác có xây dựng hẳn một học thuyết về giá trị thặng dư để lột trần sự bóc lột công nhân của tầng lớp tư sản. Học thuyết ấy như thế nào nhỉ? Theo quan niệm của anh, tấng lớp tư sản có nhất thiết phải bóc lột công nhân không? -Ông B lên tiếng ngất lời ông A. Sau khi đã nêu ra các câu hỏi, ông B quay sang tôi -Lấy thêm rượu đi, Thu. Hết rượu rồi!

-Quân ta uống được một lít nữa không ta? -Tôi hỏi.

Ông A nhăn mặt:

-Ồi!...Lấy đi! Không uống hết, mai uống tiếp. Để đó, rượu có ế đâu mà sợ?

Đến lượt ông C nói:

-Đây rồi! Trên Wikipedia nói thế này (cũng là theo triết học Mác) về giá trị thặng dư:

"Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị Marx-Lenin. Karl Marx đã nghiên cứu và đưa ra một số công thức tính toán xung quanh khái niệm này trong các tác phẩm viết về kinh tế chính trị của ông. Nó được sử dụng để khẳng định lao động thặng dư của công nhân bị các nhà tư bản lấy đi, là nền tảng cho sự tích lũy tư bản"."Trong học thuyết này Marx đưa ra công thức T-H-T’ (tiền-hàng hóa-tiền) để minh họa cho sự biến đổi của vốn (tư bản) dạng tiền sang dạng hàng hóa và cuối cùng quay trở lại dạng tiền ở mức cao hơn mức ban đầu một lượng ΔT (nghĩa là T’=T+ ΔT). Bởi tất cả giá trị được tạo thành trong quá trình biến đổi thông qua sản xuất hàng hóa là do lao động (theo Thuyết giá trị về lao động), mà chủ yếu là lao động của người làm thuê, nên giá trị thặng dư ΔT cũng là giá trị do lao động kết tinh. Tuy nhiên, giá trị này không được chia đều cho những người trực tiếp làm ra nó, mà thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản"."Hình thức cao nhất của sự phát triển tư bản là cho vay lãi. Chủ nhân của tư bản vay lãi có cảm giác rằng tiền đẻ ra tiền và công thức vận động của tư bản biến thành T - T’". "Giá trị thặng dư được Marx xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư. Tức là sản lượng của hàng hóa làm ra có giá trị cao hơn phần tiền mà nhà tư bản trả cho công nhân và mức chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư.

Có thể lấy một ví dụ như sau để giải thích: Giả sử một người lao động có trong tay giá trị nguyên vật liệu là 1000 đồng. Trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra, người lao động đó sẽ làm ra được sản phẩm mới có giá trị 1100 đồng. Số tiền 100 chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động. Tuy nhiên nhà tư bản chỉ trả lương cho anh ta 50 đồng/1 sản phẩm, có nghĩa 50 đồng còn lại là phần nhà tư bản chiếm của người lao động"."Công thức để đo lường giá trị thặng dư: Căn cứ vào việc xác định giá thành của sản phẩm:

GT= C+ V+ m => m= GT - (C+V)

Trong đó:

C là phần tư bản bất biến được chuyển vào giá trị hàng hóa. C bao gồm 02 bộ phận là c1 và c2. c1 là phần khấu hao tài sản cố định phân bổ cho mỗi đơn vị hàng hóa, phần này không tăng lên hay giảm đi trong quá trình sản xuất mà nó chỉ chuyển dịch giá trị từ TSCĐ vào giá trị hàng hóa, sau đó nhà tư bản thu hồi lại bằng trích quỹ khấu hao. C2 là giá trị nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu, phụ gia, phụ phẩm... và giá trị công cụ, dụng cụ rẻ tiền, mau hỏng (thường là có thời gian sử dụng không quá 01 năm) phân bổ cho mỗi đơn vị hàng hóa. Phần này được chuyển hết 01 lần vào giá trị của hàng hóa (nếu là công cụ, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng thì phân bổ từng phần nhưng không quá 01 năm). Cả c1 và c2 đều không trực tiếp tạo ra giá trị mới (nên nó mới có tên gọi là tư bản "BẤT BIẾN"), mà nó chỉ là phương tiện để sinh ra giá trị thặng dư mà thôi, chính đặc điểm này đã che đậy GTTD mà lại biểu hiện ra bên ngoài bằng lợi nhuận.
V là phần tiền công mà nhà tư bản bỏ ra để mua sức lao động của người công nhân, nó còn gọi là lao động sống tạo ra giá trị mới của hàng hóa, nó không những chỉ chuyển toàn bộ giá trị của mình vào giá trị của hàng hóa mà còn tạo thêm phần giá trị tăng thêm (m), (nên mới có tên là tư bản "KHẢ BIẾN"). Phần giá trị tăng thêm này cũng được hình thành do hao phí lao động trừu tượng của người công nhân kết tinh vào hàng hóa, nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt, không trả cho người tạo ra nó, tức là nhà tư bản đã mua giá trị lao động thấp hơn giá trị thật của nó, phần chênh lệch gía trị thật của sức lao động này với giá trị mà nhà tư bản bỏ ra để mua sức lao động của công nhân chính là Giá trị thặng dư - vấn đề cốt lõi đang bàn tới".

Cũng trên "mạng" nhưng ở chỗ khác: "C. Mác đã vạch ra rằng, tư bản không hề phát minh ra lao động thặng dư, rằng: “Nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về những tư liệu sản xuất thì nơi đó người lao động, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống bản thân mình một số thời gian lao động dôi ra dùng để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất”. Quy luật kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất bóc lột người lao động không có tư liệu sản xuất, được thực hiện dưới những hình thức và cơ chế khác nhau trong những hình thái xã hội khác nhau.

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp nô lệ bị lệ thuộc hoàn toàn về thân thể vào giai cấp chủ nô, thì ngoài việc bị bóc lột lao động thặng dư, nô lệ còn bị chiếm một phần lớn sản phẩm cần thiết của giai cấp nô lệ. Trong chế độ phong kiến, giai cấp nông nô đã có một phần tự do về thân thể đối với giai cấp địa chủ và chế độ bóc lột lao động thặng dư biểu hiện dưới hình thức bóc lột địa tô, lao động thặng dư và lao động cần thiết được phân chia rõ ràng. Bởi vậy, theo C. Mác cơ chế bóc lột thời phong kiến có nhiều tiến bộ hơn chiếm hữu nô lệ"."C. Mác đã phát hiện rằng, quan hệ mua bán giữa công nhân và tư bản không phải là mua bán hàng hóa lao động mà là mua bán một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động. Hàng hóa này có giá trị và giá trị sử dụng khác với các hàng hóa thông thường. Giá trị của hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động của công nhân và bao hàm những yếu tố tinh thần, lịch sử và dân tộc… – Giá trị sử dụng của hàng hóa này (tức là tiêu dùng nó trong quá trình sản xuất) có khả năng tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của chính nó là sức lao động. Do đó dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân trên cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn thu được phần giá trị dôi ra, biến thành lợi nhuận. Như vậy, quy luật giá trị và quy luật sản xuất ra lợi nhuận không phủ định lẫn nhau mà song song tồn tại: trao đổi giữa tư bản và công nhân tuân theo quy luật ngang giá (quy luật giá trị sức lao động) nhưng nhà tư bản vẫn thu được phần dôi ra ngoài giá trị sức lao động; phần dôi ra đó được C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Như vậy, bóc lột lao động thặng dư biểu hiện thành bóc lột giá trị thặng dư là quy luật bóc lột đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó"."Trong chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, sự phân cực xã hội là vô cùng sâu sắc, sự phân hóa giàu nghèo được đẩy tới cực độ. Ở đây của cải ngày càng tập trung vào một số nhỏ các cá nhân là những triệu phú và tỉ phú; ở cực đối lập là những người sống dưới mức nghèo khổ ở các nước tư bản phát triển và đông đảo những người cùng khổ, đói rét ở các nước tư bản đang phát triển. Chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa đã sớm chớp lấy những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật và công nghệ để không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội, do đó năng suất lao động thặng dư cũng ngày càng tăng theo; cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa đã chuyển hướng sang dựa chủ yếu trên sự tăng năng suất lao động. Cũng trên cơ sở kỹ thuật đã phát triển mà cơ chế bóc lột dựa trên tăng cường độ lao động thái quá và kéo dài ngày lao động một cách che dấu cũng phát triển. Của cải xã hội ngày càng được tạo ra nhiều, nhưng lại chỉ tập trung vào một cực. Mặt khác, nội dung vật chất của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư mang hình thức giá trị trao đổi (tức là vàng bạc hay tiền tệ); trong quan hệ bóc lột dựa trên hình thức giá trị trao đổi, lòng thèm khát tăng lao động thặng dư và khát vọng làm giàu trên cơ sở đó được đẩy tới cực độ. Sở dĩ như vậy là vì giá trị trao đổi với hình thức biểu hiện vật chất của nó là vàng, tức tiền tệ, về mặt chất lượng có sức mạnh vô hạn (có tiền là có tất cả), về mặt số lượng bao giờ cũng có hạn. Mâu thuẫn giữa chất lượng có sức mạnh vô hạn và số lượng có hạn đó làm tăng lòng thèm khát vơ vét được nhiều tiền. Do tất cả những điều kiện lịch sử và tình hình trên, quy luật bóc lột tư bản chủ nghĩa đã đẩy sâu quá trình phân cực xã hội mà các xã hội bóc lột trước kia không thể sánh kịp".

Khi mọi người đọc xong, ông C mới nói:

-Theo học thuyết về giá trị thăng dư của Mác thì sản xuất tư bản nhất thiết phải bóc lột công nhân. Vậy theo tôi, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân để đòi quyền lợi là không tránh khỏi và cánh mạng vô sản tất yếu phải xảy ra như lịch sử thế giới loài người đã chứng minh.

-Không hẳn như vậy đâu. Nếu thế, khó mà giải thích được xã hội Việt Nam hay xã hội Trung Quốc ngày nay. Theo học thuyết giá trị thặng dư của Mác thì giai cấp công nhân VN đang bị bóc lột. Nhưng sao không thấy sự biểu hiện của mâu thuẫn dẫn tới đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản?Hơn nữa, ngày nay hầu như không còn nhận thấy mâu thuẫn đối kháng dẫn đến đấu tranh giữa lực lượng tư sản và lực lượng vô sản trên thế giới nữa -Ông B bắt bẻ.

Ông B định nói nữa, nhưng ông C đã cắt ngang:

-Vì có ĐCS VN lãnh đạo. có chính sách phù hợp, hạn chế bóc lột và nhiều yếu tố khác nữa tác động...

Điều ông C nói nghe khiên cưỡng quá! Tôi tin chắc mọi người trong bàn nhậu không đồng tình. Những lúc tranh luận lâm vào bế tắc như lúc này, thường ông A đều "đứng ra" giải thích ổn thỏa. Nghĩ vậy, tôi nói:

-Bác A cho ý kiến đi!

-Ừ! Anh A nói xem nào! Dù sao nói chuyện triết học mộc mạc như anh dễ hiểu hơn những "nhà triết học" nói về triết học. -Ông B thêm, mắt liếc xéo ông C.

Ông A cười rạng rỡ vì thấy mình cũng "có giá":

-Biết nói thế nào nhỉ? Ờ, ờ...đã là sinh vật thì phải kiếm ăn để sinh tồn. Có lẽ để giải thích mọi hiện tượng xã hội đều phải xuất phát từ đây. Nếu cho rằng, phương thức kiếm ăn đơn giản nhất là của động vật, là bản năng tìm mồi, hái lượm và săn bắt thì loài người cũng bắt đầu từ đó. Với phương thức kiếm ăn đó thì động vật và cả người chưa thành người, đều có lối sống với mục đích bản năng duy nhất, đúng nghĩa đen là "vì miếng ăn", hầu như suốt ngày tìm ăn nhưng thường không đủ no và như thế coi như không có thức ăn thặng dư hoặc không biết (vì chưa có khái niệm!) có thức ăn thặng dư. Nếu có tình cảm, sẽ thấy đó là một cuộc sống đầy gian khổ, không dễ dàng gì! Khi loài người qua đấu tranh giành giật cuộc sống đã chuyển biến thành người, nghĩa là đã được trang bị tư duy và biết lao động sáng tạo thì mới có thức ăn thặng dư hoặc biết có thức ăn thặng dư, và biết để giành, tích lũy. Từ đó, loài người không còn sống duy nhất chỉ vì miếng ăn mà còn vì nhiều mục đích khác nữa làm phong phú cuộc sống (!). Tóm lại, lối kiếm ăn như của loài vật không làm ra thặng dư, mà chỉ có kiếm ăn bằng lao động sáng tạo của con người mới có khả năng tạo ra thặng dư. Nhưng không phải chỉ có sức lao động của con người mới tạo ra giá trị thặng dư. Yếu tố tạo ra giá trị thặng dư từ xưa tới nay gồm: gặp thiên thời (!), tăng cường độ lao động, tăng thời gian lao động, cải tiến công cụ lao động, và áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất..., trong đó cải tiến công cụ lao động và áp dụng khoa học-kỹ thuật là hai yếu tố cơ bản, cốt yếu. Mục đích của sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa là thu hoạch giá trị thặng dư. Nhưng như trình bày thì không phải cứ thu hoạch giá trị thặng dư là bóc lột. Trong thời kỳ đầu xây dựng xã hội tư bản, để nhanh chóng tích lũy tư bản, một phần vì trình độ sản xuất còn thấp, một phần vì nguồn cung cấp sức lao động khá dồi dào (có thể do lực lượng dư thừa nông dân thoát ly khỏi lao động nông nghiệp, có công việc mệt nhọc hơn lao động ở các công trường thủ công, nhà máy), tầng lớp tư sản đã thu hoạch giá trị thặng dư quá mức (lạm vào mức thu nhập tối thiểu của công nhân chẳng hạn, thông qua sự "cho phép" của nhà nước tư sản!), gây ra hiện tượng bóc lột, áp bức, bất công (nhất là ở các nước thuộc địa!). Ngày nay, do trình độ sản xuất phát triển mạnh mẽ, nhận thức của loài người đã già dặn hơn, nên thu hoạch giá trị thặng dư không "được phép" đến mức bóc lột nữa (chỉ bóc lột...máy móc, khoa học-kỹ thuật!), hoặc bóc lột không nhiều. Điều đó có thể đã giải thích vì sao phong trào đấu tranh vô sản hầu như đã bị triệt tiêu trên thế giới và ở các nước tự nhận cộng sản nhưng hoạt động theo cơ chế thị trường (nghĩa là kinh doanh vẫn theo kiểu cách tư bản chủ nghĩa, mục đích của sản xuất vẫn là thu hoạch giá trị thặng dư) như Việt Nam, Trung Quốc..., đã không hoặc ít xảy ra những hiện tượng thể hiện gay gắt của mâu thuẫn đối kháng giai cấp giữa vô sản và tư sản. Đến đây có thể tạm kết luận: trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mục đích kinh doanh của nhà tư sản là thu hoạch giá trị thặng dư, làm giàu. Quá trình đó dễ dẫn tới bóc lột nhưng không nhất thiết phải bóc lột!

Nói đến đây, ông A ngưng lại, tay cầm ly rượu lên, không mời cụng ai, uống cạn, mồi điếu thuốc, rồi phân trần vui:

-Nãy giờ nói nhiều quá, khát khô cả cổ. Đó là quan niệm của tôi về sự tiến lên của xã hội loài người đến giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Các anh nghe thấy có hợp lý không? Thu, mày thấy thế nào?

-Chỉ hiểu loáng thoáng!...Các anh biết tỏng, em dốt triết học mà! Nhưng phải thừa nhận là anh A nói hay!...Nói nữa đi anh! Còn một hình thái xã hội nữa chưa nói tới là hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa. Theo em hiểu thì về lý thuyết, loài người sẽ tất yếu đạt đến trạng thái xã hội này, nhưng nhìn vào thực tế lại thấy hồ nghi, không biết có tiến tới được không? Phải chăng hình thái cộng sản chủ nghĩa là hình thái KTXH tươi đẹp nhất của xã hội loài người nên xã hội loài người khó đạt tới một cách tất yếu mà phải thông qua ý chí của con người, có lẽ vì thế mà ĐCS Việt Nam mới phải có cụm từ: "định hướng XHCN"? -Tôi giãi bày suy nghĩ của mình.

Rít một hơi thuốc thật dài, rồi ông A mới nói:

-Ý anh B sao, tôi có nên nói tiếp không? Mà thôi, để khi khác! Còn chút rượu để nhậu. Chúng mình nói chuyện khác cho vui đi! Vậy có hợp lý không, anh C?

Ông C đã ngủ tự lúc nào. Nét mặt của ông lộ rõ nét bất mãn, nhưng laptop của ông vẫn mở trừng trừng, trưng ra học thuyết về thặng dư và bóc lột giá trị thặng dư chưa hoàn hảo của Mác...


***

Chiều nay, ông B đến sớm. Ông A đang buồn, thấy thế mừng húm, vội bày ngay bàn nhậu ra sớm hơn mọi khi. Tôi, khỏi phải nói, vừa nghe ông A gọi một tiếng vội phốc sang liền, không đợi gọi đến tiếng thứ hai.

Uống xong ly đầu tiên, tôi dạm hỏi:

-Bác C hôm nay không đến ạ?

-Chắc đến chứ!Nhưng phải tý nữa. Còn sớm mà! -Ông A trả lời.

Ông B móc ĐT ra:

-Để tôi gọi lão ấy xem thế nào...Có chuông reeng!...Alô! anh C đấy à?.Hả...Tôi đây! Tôi là B đây! Tôi đến rồi... Đang nhậu...Đủ cả...còn thiếu anh nữa thôi. Đến nhé! Ừ!...lẹ lẹ lên!

Ông B vừa cất ĐT vào túi, vừa rót rượu, cầm ly rượu lên, mời cụng, uống cạn, rồi sau đó nói tiếp:

-Rượu hôm nay uống ngon quá! Có cho gì vào ngâm không anh A?

-Có gì đâu. Thì chỉ ngâm vỏ trái cây tươi như cam quýt đó, gọi vui là rượu "tần bì" ấy mà! Vẫn như mọi khi thôi! -Ông A trả lời

Tôi góp vui:

-Mồi nhậu hôm nay cũng "bắt" nữa...Nhưng biết vì sao không? Vì hôm nay là ngày nô-en!

-Ối! Thật à? Thế mà tôi cứ ngỡ còn lâu mới tới chứ! -Ông B tỏ vẻ ngạc nhiên.

Ông A chêm vào:

-Tôi cũng thế! Càng về già, thời gian càng trôi nhanh quá! Ngày xưa, hồi còn nhỏ, chờ đến Tết lâu bao nhiêu, thì bây giờ Tết đến nhanh bấy nhiêu! Vèo một cái, đã hết năm,Tết đến!...

Ông C đến, bàn nhậu thế là đủ bộ tứ, "trà tam tửu tứ" mà! Vừa ngồi vào bàn ông C đã nói:

- Giờ này mà phố xá đã đông rồi. Xuýt kẹt xe! Ông nào nhớ ngày xưa không? kẹt xe thành bệnh mãn tính. Người ta bảo mở rộng đường thì hết kẹt. Ấy vậy mà càng mở rộng đường, càng làm thêm đường, lại càng kẹt. Thế mới lạ đời! Còn nạn ngập đường nữa chứ. Mấy chục năm nay, cứ đào lên rồi lại lấp xuống, ngập vẫn hoàn ngập, lại còn ngập nặng hơn nữa mới quái! Thật chả hiểu nổi!

-Ồi dào! Nói chuyện nhà nước này...chán ngắt! Nhưng dù thế nào, chúng ta vẫn sống. Có lẽ loài người là loài tự giác chù động thích nghi tốt nhất thế giới! -Ông B tham gia.

-Đợi đến khi nước mình tiến lên đến CNXH thì may ra...A! xuýt quên! Nói tiếp câu chuyện về hình thái KTXH đi bác A! Rồi đây xã hội loài người có đạt đến trạng thái đó không và bao giờ mới đạt đến hả bác A? -Tôi lái câu chuyện về đề tài còn dang dở.

Như chạm đúng mạch, ông C nhanh chóng mở laptop.

-Ừ! Phải đấy! Xem trên "mạng" nói thế nào đã. Muốn nói về vấn đề gì mà không nắm được khái niệm của nó thì...bó tay. -Ông A nói.

Ông C dò đến trang "chủ nghĩa cộng sản" trên Wikipedia và nói như ra lệnh:

-Đây! Xem đi!

Thế là cả bàn nhậu xúm vào đọc:

"Chủ nghĩa cộng sản là một cấu trúc kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất nói chung. Karl Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của xã hội loài người, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. "Chủ nghĩa cộng sản thuần túy" theo thuyết của Marx nói đến một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước và không có áp bức, mà trong đó các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế". "Trong vai trò một hệ tư tưởng chính trị, chủ nghĩa cộng sản thường được xem là một nhánh chính của chủ nghĩa xã hội; một nhóm lớn học thuyết triết học về chính trị và kinh tế được rút ra từ nhiều phong trào chính trị và tri thức với nguồn gốc từ các tác phẩm của các nhà lý thuyết của Cách mạng Công nghiệp và Cách mạng Pháp. Nhánh kia là các đảng Dân chủ xã hội hiện có nhiều ảnh hưởng tại Tây Âu và Bắc Âu. Do cùng chia sẻ học thuyết Marx, các đảng cộng sản và Dân chủ xã hội thường có quan hệ đồng minh với nhau thành một lực lượng chung được gọi là cánh tả". "Karl Marx chưa bao giờ miêu tả chi tiết về việc chủ nghĩa cộng sản sẽ vận hành như thế nào trong vai trò một hệ thống kinh tế, nhưng người ta hiểu rằng một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa sẽ bao gồm sự sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản xuất, đưa đến sự phủ nhận khái niệm về quyền tư hữu tư bản đối với các tài nguyên và nhân lực, cái được coi là tư liệu sản xuất trong thuật ngữ của chủ nghĩa Marx". "Ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản và cách mạng kỹ nghệ thế kỷ XIX, chủ nghĩa cộng sản có một sức hấp dẫn đối với các tầng lớp dưới trong xã hội và cả những người nhân đạo. Phong trào công nhân có sự phát triển mạnh mẽ buộc chủ nghĩa tư bản phải cải cách để tồn tại. Sự phân hóa trong hàng ngũ những người theo chủ nghĩa Marx dẫn đến sự tan vỡ của Đệ nhất và sau đó là Đệ nhị quốc tế. Xuất phát từ hoàn cảnh của xã hội Nga, Lenin bổ sung lý luận của Marx, tuyên truyền rộng rãi chủ nghĩa cộng sản vào phương Đông. Nhiều đảng cộng sản tham gia các phong trào giải phóng dân tộc gắn với lý tưởng cộng sản, chống phong kiến, địa chủ, tư sản, đưa ra các chính sách cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên, nhà máy công xưởng". "Sau đại chiến thế giới lần thứ hai hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (các nước phương Tây gọi là các nước cộng sản) hình thành. Phong trào cộng sản lan rộng ra cả Mỹ Latin, châu Phi... Nhiều đảng chịu ảnh hưởng của Stalin hay Mao Trạch Đông (không kể các đảng của nhóm Đệ Tứ). Trong khi đó nhiều đảng (phần lớn ở phương Tây) bị xem là theo chủ nghĩa xét lại. Tuy nhiên sự phân hóa lớn nhất giữa những người cộng sản (Đệ Tam) là những người theo Liên Xô và những người theo Trung Quốc. Tình trạng này tồn tại cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều đảng cộng sản trên thế giới giải tán, phần lớn những người cộng sản cũ thành lập các đảng dân chủ xã hội, một số đảng viên cũ gia nhập các đảng tự do, bảo thủ hay dân chủ Thiên chúa giáo hoặc các nhóm hệ tư tưởng khác. Một số kiên định theo chủ nghĩa cộng sản nhưng đường lối hoạt động không khác mấy với các đảng dân chủ xã hội, đấu tranh nghị trường. Do ảnh hưởng của định kiến với các chế độ của Liên Xô và Đông Âu trước đây, đa phần các đảng cộng sản ở các nước này chỉ thu được một lượng nhỏ cử tri ủng hộ trong các cuộc bầu cử. Tuy nhiên một số đảng cộng sản do khai thác bất mãn của dân chúng đối với các chính sách kinh tế tự do gây bất bình đẳng xã hội, trở lại cầm quyền dù chỉ áp dụng rất ít các lý thuyết cộng sản ban đầu". "Chủ nghĩa cộng sản là một khái niệm rộng cần phải được hiểu như một tổng hợp các lý luận (chính trị, kinh tế, xã hội), tư tưởng, tâm lý và thực tế thể hiện, các hình thức tồn tại... của một phong trào xã hội rộng lớn - bắt đầu từ thế kỷ 19, nở rộ và bắt đầu suy tàn trong thế kỷ 20 - nhằm xóa bỏ hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có quyền tư hữu đối với tư liệu sản xuất. Trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người bóc lột người" và tiến tới xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau và tại đó năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra đồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Trong xã hội cộng sản, con người được tự do toàn diện (kể cả tự do tình dục) nhưng trên cơ sở của sự nhận thức cao, và trên cơ sở của sự ràng buộc vào tư liệu sản xuất chung để bảo toàn lợi ích chung (về điểm này giống với một số nhánh lý thuyết vô chính phủ và chủ nghĩa tự do), và công bằng xã hội, lối sống cộng đồng hài hòa, chứ không phải tự do mà không tính đến các yếu tố công bằng và sự tổn hại lợi ích xã hội (tức sự tự do của người nọ tổn hại đến người kia)". "Theo như lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa này thì chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản. Thuật ngữ này được nêu ra lần đầu tiên bởi Lê-nin, là giai đoạn chuyển tiếp đi lên chủ nghĩa cộng sản mà ở đó vẫn còn nhà nước để lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa cộng sản". "Ý tưởng ban đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân đạo, là phương tiện để giải phóng con người và xã hội. Vì lý tưởng nhân đạo của nó, chủ nghĩa này đã thu hút được sự chú ý của các tầng lớp quần chúng của thế giới trong thế kỷ 20, tạo nên một phong trào xã hội to lớn mà cuộc đấu tranh của nó là một nhân tố chủ đạo trong lịch sử loài người trong thế kỷ 20. Tuy vậy, xã hội cộng sản chủ nghĩa không còn nhà nước, quân đội, tư hữu, giai cấp, tôn giáo, xóa bỏ các mâu thuẫn sắc tộc đến nay vẫn chỉ là lý tưởng đẹp, chưa trở thành hiện thực".

Khi mọi người đọc xong, ông A mới bắt đầu câu chuyện của mình:

-Rõ ràng, hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa, theo Mác mường tượng, là trạng thái xã hội cuối cùng và đẹp nhất mà loài người có thể đạt tới. Với trạng thái ấy, có thể coi xã hội gần đúng với cõi Niết Bàn mà Đức Phật đã hình dung 2500 năm trước. Hệ thống lý luận của đạo Phật ngày nay, xét về mặt giải thích thế giới, đã như một học thuyết triết học duy tâm, và xét về mục đích hướng con người đến đời sống hạnh phúc thì không khác triết học Mác. Có điều, để đạt đến trạng thái xã hội ấy, theo triết học Mác, con người phải đấu tranh cải tạo môi trường, còn theo đạo Phật con người phải tự đấu tranh nội tại bản thân. Nhưng cho đến nay cả hai con đường ấy đều dẫn tới...vỡ mộng! Đạo Phật, tôi cho là hiển nhiên đã sai vì nó ảo tưởng khi coi tinh thần là một tồn tại không có nguồn gốc vật chất. Còn triết học Mác có sai không khi hơn nửa thế kỷ có một số nước đi theo con đường ấy đến nay đều "rẽ ngang" cả, ngay Việt Nam, tôi cho là nước kiên định đường lối cộng sản nhất, rốt cuộc cũng phải "đổi mới" sang hình thái tư bản chủ nghĩa để sống còn, dù có nói nhăng nói cuội gì đi nữa? Theo một số người còn tin vào triết học Mác, họ cho rằng (sự ngụy biện!) có như vậy là do người ta đã hiển sai Mác chứ Mác vẫn đúng. Theo ý Mác, với quy luật về sự phát triển của lực lượng sản xuất, bằng con đường tự nhiên, rồi xã hội loài người cũng tất yếu đạt đến hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa. Nhưng như thế thì...lâu quá (!), muốn đạt trạng thái ấy sớm hơn, theo Lênin, con người cần phải "bắt tay" vào việc tiến hành xây dựng xã hội, và tác động một cách có ý chí vào xã hội, phải "định hướng" xã hội một cách hợp quy luật (nghĩa là theo đúng "nguyên lý" của chủ nghĩa Mác-lênin) mà trước hết, bằng con đường đấu tranh giai cấp và thực hành chuyên chính vô sản, phải triệt tiêu giai cấp tư sản, xây dựng cho được một nhà nước công-nông. Nhưng than ôi, thực tiễn đã chỉ thị, hình như lý luận của Mác và Lênin về lĩnh vực này đã phạm sai lầm, không khắc phục được...

Ông A dừng lại, uống rượu và mồi thuốc. Tôi tranh thủ trình bày thắc mắc của mình:

-Rất khó hình dung khi trong hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa không còn nhà nước nữa. Điều dễ hiểu là khi phấn đấu đến một xã hội không có nhà nước thì có nghĩa là trước tiên phải tạo ra một xã hội không có đảng phái - xã hội không có nhu cầu tồn tại đảng phái. Cuộc sống loài người có lẽ trở nên nhàm chán, tẻ nhạt, xã hội lúc đó bình yên như hồ nước phẳng lặng. Một xã hội công bằng hầu như tuyệt đối chỉ có thể có khi con người đạt được trạng thái tình cảm (nhờ thoái hóa, nhờ nhận thức?) như những robot hoàn hảo! Hình dung đến một xã hội như thế đã thấy Mác có vẻ sai rồi! Nhưng thôi, bác A nói tiếp đi, có lý luận hơn!

-Triết học Mác là một pho rất đồ sộ và sâu sắc. Với vài lời mà đã phán Mác sai, thì hồ đồ quá đấy,Thu ạ! -Ông C nói như mắng chúng ta.

Ông B thấy vậy, bênh vực:

-Thôi, thôi...thôi! Thằng Thu có khi đúng. Tôi cũng đồng tình. Dù sao Mác cũng không phải là thánh!

Ông C vốn thế, bảo thủ nhưng cũng hiền, ít cãi lại. Có lẽ trong bàn nhậu này, ông C nể phục ông A nhất, ngoài Mác!

Hút xong nửa điếu thuốc, dụi nửa còn lại vào gạt tàn. ông A tiếp tục:

-Như đã nói, có thể tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa theo hai cách, nhân tạo và tự nhiên. Phù hợp với lý luận của Mác, suy ra từ lý luận của Mác, nếu bằng cách nhân tạo không thành công, thì xã hội loài người vẫn tất yếu tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa! Bây giờ ta nói đến cách thứ nhất xem sao. Lịch sử loài người khẳng định, phát triển lực lượng sản xuất là yếu tố cơ bản, quyết định đến chuyển biến hình thái KTXH từ thấp đến cao.Vậy như thế nào là lực lượng sản xuất của hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa? Đó phải là một lực lượng sản xuất "không chê vào đâu được" của loài người, đã đạt trình độ hoàn thiện về tự động hóa, có năng lực đảm bảo cho đời sống sinh hoạt của con người "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" (nghĩa là sức lao động của con người hòa toàn được giải phóng khỏi lao động trực tiếp làm ra thực phẩm,của cải, công cụ lao động tự động làm việc hầu như không mệt mỏi bằng năng lượng hạt nhân...). Lúc đó, con người sống đúng nghĩa hưởng thụ với duy nhất một thứ tình cảm là "người yêu người, sống để yêu nhau" (thơ Tố Hữu)! Vì con người đến thời đại đó, nói như đạo Phật, là đã đại ngộ, tự giác cao độ, mọi hoạch định đường lối, chính sách đều nhờ máy tính hết, đều hợp lý, và vì không còn mâu thuẫn giai cấp nữa nên cũng không cấn đến nhà nước, nhà nước không tồn tại. Việc hình dung ra một xã hội phát triển cao mà không có nhà nước là một hình dung biểu hiện rõ rệt nhất tính mê sảng, tính ảo tưởng của học thuyết Mác về sự tồn tại của hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa. Vậy thì Mác quan niệm thế nào về nhà nước?...

-Nói gì mà nhiều thế? Trong buồng ngủ nghe cứ oang oang. Khó ngủ quá! Thôi dừng lại đi, cũng khuya rồi, có gì thì để mai nói tiếp. Thu, thấy mày say rồi đấy! Về ngủ đi! Vợ mày hiền thật. Nhưng đừng ỷ y, có ngày tai họa! -Bà A ra đứng cạnh ông A tự lúc nào, dựa tường hóng chuyện, bây giờ mới lên tiếng.

Ông B được dịp, nói bồi:

-Ừ, anh em ơi, nghỉ thôi! có gì mai nói tiếp anh A nhé!

Ông A gật gật đầu, ra chiều đồng thuận, rồi xô ghế, đứng dậy. Bàn nhậu thế là tan hàng. Khi ra về, chúng ta nghĩ mãi: "Không biết vào thời cộng sản chủ nghĩa, đàn bà có còn "sư tử Hà Đông" nữa không nhỉ !?", và bỗng thấy lành lạnh, nổi gai ốc toàn thân, khi nghĩ về vợ mình!

 (Còn tiếp)

Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 332

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lần Đầu Hé Lộ Bí Ẩn Tổ Chức Tình Báo Huyền Thoại HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

Ba thất bại tình báo lớn nhất của Liên Xô

Một trong những nguyên nhân chủ chốt dẫn đến thất bại trong hoạt động tình báo ở nước ngoài của Liên Xô là việc tuyển mộ những người cộng sản sở tại. 

Chú thích ảnh
Đường phố ở thủ đô Copenhagen năm 1931. Ảnh: Global Look Press
1. Vụ đổ vỡ tại Đan Mạch
Thất bại lớn nhất của Tình báo Liên Xô không phải là do Cơ quan mật vụ Đức Quốc xã (Gestapo) hay Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) khui ra, mà là cảnh sát Đan Mạch không mấy tên tuổi. Trong lịch sử văn học, thất bại này được mô tả với cái tên “Cuộc gặp của những trùm tình báo”. 
Nguyên nhân đổ vỡ xuất phát từ việc các điệp viên Liên Xô đã không chú ý đúng mức đến chỉ thị từ Moscow về không tuyển mộ cơ sở là những người của đảng Cộng sản Đan Mạch. Đây là những người trung thành với Liên Xô, nhưng họ là mối nguy, vì bị các cơ quan tình báo, phản gián sở tại theo dõi thường trực. 
Chính từ hoạt động giám sát nhằm vào những người cộng sản Đan Mạch này, cảnh sát Copenhagen đã lần ra Alexander Ulanovsky, người chỉ huy lưới tình báo Liên Xô tại Đan Mạch. Ngày 20/2/2035, cảnh sát đột kích vào một căn hộ khi Ulanovsky và đồng nghiệp đang trao đổi, bàn bạc công việc. 
Ulanovsky, 3 nhân viên tình báo Liên Xô cùng với 10 điệp viên nước ngoài (2 người Mỹ, 8 người Đan Mạch) bị bắt giữ. Trong đó, hai nhân viên tình báo Liên Xô được phái sang dưới dạng “tình cờ”, không có ý ở lại Copenhagen: Họ đang trên đường từ Đức trở về Liên Xô và đơn giản chỉ là nghỉ dừng chân ở thủ đô Đan Mạch để thăm một người bạn cũ. 
Hệ quả từ “Cuộc gặp những ông trùm tình báo” chính là việc mạng lưới tình báo của Liên Xô lập tại Đan Mạch bị bóc dỡ hết. Liên Xô không có quá nhiều lợi ích tại Đan Mạch. Nhưng thông qua đất nước vùng Scandinavia này, Moscow có điều kiện để thu thập tin tức về Đức quốc xã. Chỉ vì sai lầm của Ulanovsky, Liên Xô phải tìm cách thiết lập một kênh thu tin mới. 
2. Cú sẩy chân của Ramsay
Đây chính là điệp viên giá trị nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Từ năm 1933, nhà báo người Đức Richard Sorge, được Moscow đặt mật danh “Ramsay”, sống và làm việc tại Nhật Bản. Ông trở thành nguồn cung cấp thông tin mật chủ chốt cho tình báo Liên Xô về tình hình tại quốc gia phương Đông này. 
Chú thích ảnh
Điệp viên Richard Sorge. Ảnh: Sputnik
Mùa thu năm 1941, chính Sorge là người đã cung cho lãnh đạo tại Moscow thông tin tình báo quan trọng khẳng định Nhật Bản sẽ không tấn công Liên Xô và thực chất đang hướng sự thù hằn sang Mỹ. Nhờ đó, giới lãnh đạo, tướng lĩnh Liên Xô đi tới quyết định điều chuyển nhiều sư đoàn từ Serbia, Viễn Đông về Moscow, nơi đang cần chi viện lớn để đánh bại cuộc tấn công của quân Đức trong chiến dịch “Cơn lốc”. 
Thế nhưng, đến tháng 10 năm đó, Ramsay bị bắt. Xuất hiện nhiều giả thuyết về sự đổ vỡ này. Có thông tin cho rằng bức điện mà ông gửi về Moskva đã bị chặn thu, giải mã. Người khác nói ông bị phản bội bởi một điệp viên trong lưới hoạt động ở Nhật Bản. Cũng có tin cho rằng cảnh sát Nhật Bản theo dõi những người cộng sản bản địa từng được tình báo Liên Xô tuyển mộ và có liên hệ với Sorge và phát hiện ra điệp viên trùm sò của Liên Xô. 
Ngày 18/10/1941, Richard Sorge và 24 điệp viện trong mạng lưới của ông bị bắt. Cuộc điều tra kéo dài trong nhiều năm. Đến ngày 7/11/1944, đúng vào dịp kỉ niệm 27 năm ngày nổ ra cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, Sorge bị chính quyền Nhật Bản đem ra xử tử hình bằng hình thức treo cổ tại nhà tù Sugamo. Tình báo Liên Xô nhiều năm sau đó mất đi một nguồn tin tin cậy ở Nhật Bản. 
3. Vụ ám sát von Papen bất thành
Năm 1939, Đức bổ nhiệm Franz von Papen làm Đại sứ mới tại Ankara. Ông này là một chính trị gia lão luyện, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của von Papen là lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến và đứng về phe Trục (Axis Power) với Đức, Ý, Nhật Bản.
Ngoài ra, Von Papen còn có toan tính riêng cho bản thân. Với mối quan hệ ngoại giao rộng, ông này bí mật thăm dò khả năng đạt thỏa thuận hòa bình giữa Đức với các đồng minh phương Tây mà không tính đến lợi ích của Liên Xô. Von Papen kỳ vọng sẽ có được một chức vụ nổi bật trong chính quyền mới (không có Hitler).
Do viên Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ trở nên quá nguy hiểm với Liên Xô, tình báo nước này quyết định phải thủ tiêu von Papen. Moskva hy vọng vụ sát hại von Papen không chỉ tạo ra rạn nứt trong quan hệ Ankara-Berlin, mà trong kịch bản “thuận lợi nhất” nó còn có thể gây ra cuộc chiến giữa hai nước.
Ngày 24/2/1942, Omer Tokat, một điệp viên do tình báo Liên Xô tuyển mộ, tìm cách tiếp cận Von Papen trên phố. Điệp viên này mang theo bom, nhưng thật không may trái bom kích hoạt sớm hơn dự kiến, khiến người này thiệt mạng, trong khi Đại sứ Đức và vợ chỉ bén nhiệt chút xíu từ đám cháy, không bị thương. 
Cơ quan an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng thiết lập và siết chặt vòng vây nhằm vào số người tham gia kế hoạch ám sát này, phát hiện ra vai trò chủ chốt của hai sĩ quan tình báo Liên Xô dưới vỏ bọc đại diện thương mại là Leonid Korrnilov và Georgy Mordvinov. Không chỉ bắt giữ hai người này, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn phong tỏa Đại sứ quán Liên Xô trong nhiều ngày. 
Tòa án tại Ankara kết án 20 năm tù đối với Kornilov và Mordvinov. Tuy nhiên, khi Đức quốc xã bắt đầu hứng chịu thất bại ở một số mặt trận và Thổ Nhĩ Kỳ dần nhích lại gần phe Đồng minh, mức án đối với hai sĩ quan tình báo Liên Xô được giảm xuống. Tháng 8/1944, cả hai được phóng thích và đưa về Moscow. 
Theo baotintuc.vn



3 thất bại lớn nhất của tình báo Liên Xô

Trung Hiếu |




3 thất bại lớn nhất của tình báo Liên Xô

Một nguyên nhân chính khiến tình báo Liên Xô thất bại ở nước ngoài là tuyển những người cộng sản ở đây – tuy đáng tin nhưng lại bị cảnh sát theo dõi.

1. Thất bại “toàn tập” ở Đan Mạch
Thất bại lớn nhất của tình báo Xô viết không phải là trong tay Gestapo (mật vụ phát xít Đức) hoặc CIA (tình báo trung ương Mỹ), mà là trong tay lực lượng cảnh sát “khiêm tốn” của Đan Mạch. Trong ghi chép lịch sử, vụ này được gọi là “cuộc gặp của các trùm gián điệp”.
3 thất bại lớn nhất của tình báo Liên Xô - Ảnh 1.
Đường phố Copenhagen năm 1931. Ảnh: Global Look Press.
Nguyên nhân của vấn đề ở đây là các đặc vụ Liên Xô đã không chú ý đúng mức đến một chỉ thị từ Moscow yêu cầu không tuyển những người cộng sản Đan Mạch. Mặc dù những đảng viên cộng sản này trung thành với Liên Xô, họ lại tạo ra mối nguy hiểm lớn do thường xuyên bị các cơ quan thực thi pháp luật sở tại theo dõi.
Chính việc theo dõi những người cộng sản đã dẫn cảnh sát Copenhagen tới chỗ phát hiện ra Alexander Ulanovsky, người phụ trách mạng lưới điệp viên Xô viết ở Đan Mạch. Vào ngày 20/2/1935, cảnh sát Đan Mạch xông vào một căn hộ mà Ulanovsky đang gặp gỡ với người của mình.
Ulanovsky, 3 sĩ quan tình báo Liên Xô, cùng 10 điệp viên nước ngoài (gồm 2 người Mỹ và 8 người Đan Mạch) đã bị bắt giữ. Hai trong số các sĩ quan tình báo Liên Xô được cho là không ở lại Copenhagen, họ đang từ Đức trở về Liên Xô và đơn giản dừng chân ở đây để thăm một người bạn cũ.
Do cuộc gặp của “các trùm mạng lưới tình báo” bị phanh phui, toàn bộ hệ thống tình báo Liên Xô ở Đan Mạch đã bị bóc gỡ. Quốc gia Scandinavia này không phải là mối quan tâm lớn đối với Liên Xô nhưng thông qua đây, Moscow cũng thu được nhiều thông tin mật về Đệ tam Đế chế (tức chế độ Đức Quốc xã). Do lỗi của Ulanovsky, một kênh tình báo mới phải được thiết lập sau đó.
2. Ramsay bị lộ
Đây là một trong các điệp viên có giá trị nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Từ năm 1933, nhà báo Đức Richard Sorge (Moscow đặt mật danh ‘Ramsay’ cho người này) sống và làm việc ở Nhật Bản, trở thành nguồn thông tin mật chính cho cơ quan tình báo Liên Xô về đất nước phương Đông đó.
Chính Sorge vào mùa thu 1941 đã cung cấp cho ban lãnh đạo Liên Xô thông tin tình báo quan trọng: Nhật Bản sẽ không tấn công Liên Xô trong tương lai gần, mà chuyển hướng tấn công sang Mỹ. Do vậy, quân đội Xô viết có thể điều các sư đoàn của mình từ Siberia và Viễn Đông về Moscow để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp ngăn chặn cuộc tiến công của Đức vào thủ đô Moscow (chiến dịch Typhoon).
Tuy nhiên vào tháng 10 năm đó, Ramsay bị lộ tẩy. Có nhiều giả thuyết về những gì đã xảy ra với ông, như sau: 1- Các bức điện của ông đã bị chặn và giải mã; 2- ông đã bị một trong các điệp viên của mình phản bội; 3- cảnh sát Nhật đang theo dõi những người cộng sản địa phương - những người đã được tình báo Liên Xô chiêu mộ và duy trì liên lạc với Sorge, cuối cùng giúp cơ quan thực thi pháp luật của Nhật lần ra ông.
3. Nỗ lực ám sát bất thành Đại sứ Đức von Papen
Năm 1939, phát xít Đức bổ nhiệm tân Đại sứ ở Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ). Franz von Papen là một chính trị gia giàu kinh nghiệm, một nhà ngoại giao khéo léo, và một cựu thủ tướng của Cộng hòa Weimar. Nhiệm vụ của ông ta là dụ Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến cùng phe với phe Trục (phe phát xít).
3 thất bại lớn nhất của tình báo Liên Xô - Ảnh 2.
Gia đình Đại sứ Đức von Papen. Ảnh: Getty.
Ngoài ra, von Paen còn chơi trò của riêng mình. Với các mối quan hệ ngoại giao sâu rộng, ông ta bí mật kiểm tra cơ sở cho việc ký kết một hòa ước giữa Đức và các nước đồng minh phương Tây mà không tính đến lợi ích của Liên Xô. Ông ta khi ấy hy vọng có một vị trí nổi bật trong chính phủ mới (không có Hitler).
Do nhân vật Đại sứ này ngày càng trở nên quá nguy hiểm đối với Liên Xô, người ta quyết định phải trừ khử ông ta. Moscow hy vọng rằng vụ ám sát von Papen sẽ không chỉ gây ra mối bất hòa giữ Ankara và Berlin, mà còn trong kịch bản tốt nhất, có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh giữa 2 nước Thổ và Đức.
Vào ngày 24/2/1942, Omer Tokat, được tình báo Liên Xô tuyển dụng, đã tiếp cận von Papen trên phố. Anh ta mang theo một quả bom, nhưng rủi thay nó phát nổ trước kế hoạch, khiến kẻ tấn công chết tại chỗ còn vị Đại sứ Đức và phu nhân chỉ bị lắc nhẹ do sóng từ vụ nổ.
Các cơ quan an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng khoanh vùng các đối tượng dính líu vào vụ ám sát. Phía Thổ Nhĩ Kỳ đã bao vây Đại sứ quán Liên Xô trong vài ngày, ra yêu sách được gặp 2 nhân viên của phái đoán thương mại Liên Xô (thực chất là nhân viên mật vụ Liên Xô), đó là Leonid Kornilov và Georgy Mordvinov (Pavlov).
Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ kết án Kornilov và Mordvinov 20 năm tù giam. Tuy nhiên, do phát xít Đức bắt đầu hứng chịu nhiều thất bại ngoài mặt trận và Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị tìm kiếm mối quan hệ thân thiện với phe Đồng minh nên hạn tù của hai người được giảm xuống. Vào tháng 8/1944, cả hai sĩ quan tình báo này được phóng thích và gửi về Moscow./.
Xem tiếp...