Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 102/3 (Hóa học)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
[100 Khám phá vĩ đại của nhân loại] Phần 3 - HÓA HỌC

Mục lục Lịch sử Hóa học

Lời nói đầu
Chương I. Sự phân chia các thời kì lớn của lịch sử hóa học Chương II. Thời kì cổ đại
    (Từ thượng cổ đến hết thế kỉ thứ ba)
    I. Những di vật và hiểu biết hóa học thời cổ đại
    II. Những lý thuyết của các triết gia cổ Hi Lạp – La Mã
Chương III. Thời kì giả kim thuật
    (Từ thế kỉ thứ 4 đến đầu thế kỉ 16)
    I. Giả kim thuật ở Ai Cập thuộc Hi Lạp
    II. Giả kim thuật trong giới Ả Rập
    III. Giả kim thuật ở Tây Âu thiên chúa giáo
Chương IV. Thời kì hóa học và hóa kĩ thuật
    (Từ đầu thế kỉ 16 đến giữa thế kỉ 17)
    I. Một số nét về các trào lưu mới
    II. Các nhà hóa y học và hóa kỹ thuật tên tuổi
Chương V. Thời kì hóa học độc lập trở thành một khoa học
    (Từ giữa thế kỉ 17 đến cuối thế kỉ 18)
    I. Sự hình thành hóa học độc lập RôBơ Bôi
    II. Thuyết phlôghittôn hay thuyết nhiên tố E.Stan
    III. Hóa học các khí – Sự phát minh ra khí oxi
    IV. A.L.Lavoadiê. Thuyết oxi hóa. Sự cải tôt hóa học ở Pháp
    V. Những nhà hóa học khác ở Châu Âu cuối thế kỉ 18
    VI. Sự ra đời của công nghiệp hóa học
Chương VI. Thời kì hóa học hiện đại
    Giai đoạn I: thế kỉ 19
    I. Sự phát triển của nghiên cứu định lượng. Điện hóa học
    II. Sự xây dựng thuyết nguyên tử khoa học
    III. Sự phân chi ngành trong hóa học và sự phát triển trong công nghiệp hóa học
Chương VII. Thời kì hóa học hiện đại
    Giai đoạn II: đầu thế kỉ 20
    I. Một số thành tựu mới của hóa vô cơ
    II. Hóa hữu cơ phát triển mạnh và nhanh
    III. Một số thành tựu của hóa lí
    IV. Một số thành tựu của hóa học những năm gần đây
    V. Vài nét về tác động của hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai
Lời kết thúc
Giải thưởng Nobel - Những nhà hóa học được tặng thưởng
Tài liệu tham khảo 
 
Tác giả Hoàng Ngọc Cang hoahocvietnam.com

Lời nói đầu

Blog Hóa học(Của lần xuất bản thứ nhất)

Mục đích yêu cầu của sách Lịch sử Hóa học là nghiên cứu và trình bài quá trình tích lũy các kiến thức hóa học trong lịch sử tiến lên của loài người. Nói cụ thể hơn đó là nghiên cứu và trình bài sự tiến hóa các tư tưởng hóa học, các thành công lớn trong công nghiệp hóa học.

Đối với sinh viên học môn hóa học, sau khi nghiên cứu sách Lịch sử Hóa học, họ sẽ nhận thấy các kiến thức hóa học của mình được bổ sung và hệ thống hóa sâu sắc về bề rộng, bề sâu rõ rang và lí thú hơn, về nhiều phát minh hóa học, sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm thành công và thất bại cho cách suy nghĩ, cách làm việc của mình trong nghiên cứu khoa học nói chung, trong nghiên cứu hóa học nói riêng. Sách Lịch sử Hóa học có một ý nghĩ không nhỏ về giáo dục tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin, ví dụ như khi xem xét sự phát triển các sự kiện của hóa học trong mối quan hệ với xã hội, với các ngành khoa học khác.
Sách Lịch sử Hóa học còn nêu lên gương những nhà hóa học tên tuổi, những gương lao động nghiêm túc bậc thầy trong nghiên cứu hóa học, giúp có được những hiểu biết rộng rãi để đánh giá đúng nhiều vấn đề, nhiều nhân vật, và biết được cần phải có sự kế thừa liên tục trong nghiên cứu khoa học từ thế hệ này đến thế hệ khác thì ngành hóa học mới có thể hình thành.

Ngoài ra sách Lịch sử Hóa học còn giúp cho giáo viên đại học cũng như trung học có đủ tư liệu để tổ chức những buổi nói chuyện ngoại khóa gây cho học sinh nhiều hứng thú khi học hóa học.

Công việc soạn sách Lịch sử Hóa học có những khó khăn nhất định do những đặc điểm của nó. Hóa học nằm trong số các khoa học tự nhiên trẻ nhất, trẻ hơn nhiều so với thiên văn học, toán học, vật lí… Trong khi các khoa học kia do nhiều mục đích yêu cầu được xác định sớm, phát triển theo phương hướng khá ổn định và thuận lợi, thì hóa học không có được cái may mắn đó. Các hoạt động hóa học trong giai đoạn đầu tiên qua cả ngàn năm được tiến hành không mục đích yêu cầu rõ rệt mà lại còn bị lợi dụng để phục vụ những mục đích tôn giáo và chính trị. Cho mãi đến thế kỉ 17 hóa học thực sự vươn lên thành một khoa học độc lập.

Lịch sử hóa học bắt đầu từ thời điểm nào? Sự phân chia Lịch sử Hóa học thành thời kì như thế nào? Sự trình bày như thế nào cho hợp lý qua các thời gian ngắn dài rất khác nhau… Chúng ta không thể nghiên cứu Lịch sử Hóa học như một đối tượng cô lập, mà phải xem xét trong bối cảnh lịch sử có các ngành hoạt động xã hội khác như về chính trị, kinh tế, văn hóa… Chúng tôi nhận thức được rằng vấn đề chủ yếu cần được giải quyết ngay từ đầu là sự phân chia đúng các thời kì của lịch sử hóa học để tạo điều kiện thuận lợi cho sự trình bày cũng như sự tiếp thu nội dung.

Sự phát triển của hóa học ngày càng phức tạp vì hóa học đã có đầy đủ cơ sở hiện đại về cả lý luận và thực nghiệm chặt chẽ, cả hai kết hợp dần dần tự phân hóa thành một số phân ngành cơ bản rồi chuyên ngành đi sâu. Khi hóa học được nghiên cứu kết hợp với các khoa học khác có liên quan như vật lý, sinh học,… thì bắt đầu xuất hiện một số khoa học liên ngành như hóa lý, sinh hóa, địa hóa… Đồng thời báo và tạp chí hóa học cũng ra đời với số lượng và chất lượng mỗi ngày càng tăng rất nhanh.

Như vậy nổi lên một vấn đề rất quan trọng là lựa chọn và trình bày các thông tin như thế nào để nhận thấy được có một sự phát triển liên tục của hóa học, đồng thời nắm được một số vấn đề lớn, trọng tâm của mỗi thời kì, triánh tản mạn. Chúng tôi chủ trương tinh giản các thông tin, và trình bày có hệ thống, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đảm bảo sự tiếp thu và nhớ dễ dàng. Đặc biệt chúng tôi bắt buộc phải tinh giản rất nhiều ở thế kỉ 20 mà hóa học trong thời kì này lại phát triển như vũ bão và muôn hình muôn vẻ.

Chúng tôi lấy nguyên tử làm “trung tâm” và chọn các vấn đề chủ yếu có liên quan đến nguyên tử (ví dụ electron, hạt nhân nguyên tử…) rồi chi tiết hóa từng vấn đề đó tùy theo mức độ phát triển của khoa học trng từng thời kì (ví dụ thành phần hạt nhân nguyên tử, vỏ electron của nguyên tử, liên kết hóa học, đồng vị).

Chúng tôi cố gắng viết Lịch sử Hóa học như thế nào để đạt được mục đích như lời phát biểu của viện sĩ P.I Van Đen: “Nếu hông hiểu đựơc quá khứ, chúng ta sẽ không hiểu được hiện tại; và chỉ khi hiểu tường tận quá khứ và hiện tại, chúng ta mới có thể dự đóan được tương lai”.

Chúng tôi rất biết ơn giáo sư Nguyễn Thạc Cát, đã để công đọc toàn bộ bản thảo, đã góp cho chúng tôi một số ý kiến lớn quý bào nhằm nâng cao them chất lượng của sách một cách rõ ràng.

Chúng tôi chân thành cảm ơn các bạn Nguyễn Duy Ái, Trần Ngọc Mai, Trần Văn Nhân, Phan Tống Sơn, ngoài việc đóng góp them ý kiến cho bản thảo, đã kịp thời giúp cho một số tư liệu lựa chọn để chúng tôi xây dựng phần cuối của sách để sách được trọn vẹn hơn. Và tha thiết đề nghị bạn đọc đóng góp them ý kiến để nâng cao chất lượng sách trong trường hợp sách được tái bản.

Tác giả Hoàng Ngọc Cang hoahocvietnam.com

Chương I: Sự phân chia các thời kì lớn của lịch sử hóa học

Blog Hóa họcSự phân chia các thời kì lớn của Lịch sử Hóa học không thật giống nhau giữa các sách, thậm chí có những sách cuối những năm 70 đầu những năm 80 còn né tránh các vấn đề này! Chúng tôi thấy cần thiết có sự phân chia này, và đã tìm ra một sự phân chia tương đối hợp lí như sau:
 
Tuy ngày nay đã có định nghĩa rõ ràng: Hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất và sự biến hóa của chúng, nhưng hóa học chỉ được coi là một môn khoa học chính thức từ khi có mục đích yêu cầu xác định và có đối tượng riêng. Tính chất độc lập của hóa học chỉ mới thể hiện vào giữa thế kỷ 17 mà thôi. Tuy vậy không thể cho rằng Lịch sử Hóa học bắt đầu từ thời điểm này. Từ hang thiên niên kỷ trước công nguyên đã có nhiều “nôi” văn minh trên thế giới. Nhiều di vật cổ tìm thấy chứng minh rằng từ thời thượng cổ 7000 – 8000 năm trước công nguyên con người đã có những “hiểu biết hóa học” nhất định. Chẳng hạn như về đồ trang sức bằng vàng, bạc, gốm, thủy tinh thô sơ, sơn màu và thuốc nhuộm, tên và lưỡi giáo bằng đồng hoặc sắt…, về chất này chất khác và cách chế biến sử dụng.
Khảo cổ học Việt Nam cũng đã phát hiện được nhiều di vật cổ tương tự như trang sức bằng vàng, bạc, đồ gốm (gạch, ngói, chum, vại…), mũi tên, lưỡi giáo bằng đồng, sắt. Có trống đồng Ngọc Lũ của văn hóa Đông Sơn, thời Hùng Vương, đúc đẹp, tinh vi được thế giới đánh giá cao.

Sự nghiên cứu kĩ cho thấy rằng suốt từ thế kỉ thứ 4 sau công nguyên đến đầu thế kỉ 16 đã có một trào lưu lớn tìm tòi nghiên cứu gọi là giả kim thuật, được xem như là thời kì “Tiền hóa học”. Hoạt động của thời kì này tuy còn thần bí, duy ý chí nhưng rõ ràng đã xây dựng được một số quy trình thực hành thủ công. Giai đoạn từ đầu thế kỉ 16 đến giữa thế kỉ 17 là thời kì chuyển tiếp với sự xuất hiện của hóa y học và hóa kỹ thuật. Rồi hóa học độc lập ra đời chập chững trưởng thành và đến cuối thế kỉ 18 mới có bộ mặt hóa học hiện đại…

Tổng hợp lại, chúng ta chia được lịch sử hóa học làm 5 thời kì lớn như sau:
1. Thời kì cổ đại: từ thượng cổ đến hết thế kỉ thứ 3 sau công nguyên.
2. Thời kì giả kim thuật: từ thế kỉ thứ 4 đến đầu thế kỉ 16.
3. Thời kì hóa y học và hóa kỹ thuật: từ đầu thế kỉ 16 đến thế kỉ 17.
4. Thời kì hóa học độc lập trở thành một khoa học: từ giữa thế kỉ 17 đến cuối thế kỉ 18.
5. Thời kì hóa học hiện đại: từ đầu thế kỉ 19 đến ngày nay.

Tác giả Hoàng Ngọc Cang hoahocvietnam.com

Chương II: Thời kì cổ đại

(Từ thượng cổ đến hết thế kỉ thứ ba)
Một số sách Lịch sử Hóa học ngay ở những trang đầu đặt câu hỏi: Danh từ “Chimi” (hóa học) xuất hiện lúc nào? Có định nghĩa ban đầu như thế nào? Các lời giả đáp khác nhau được đưa ra, nhưng tất cả đều không dựa trên những cơ sở rõ ràng. Có lẽ đáng chú ý nhất là câu chuyện kể lại của nhà giả kim thuật có tên tuổi Zôsime (Zosime). Zôsime được coi là nhà giả kim thuật đầu tiên, sống khoảng nửa sau thế kỉ thứ 3. Ông đã kể lại rằng vào thế kỉ thứ 3 trước công nguyên, tại Memphit (Memphis) thủ đô Ai Cập cổ đại trong đền thờ thần Ai Cập Phơta (Phta) có một khu đặc biệt dành cho hoạt động của một nghệ thuật thiêng liên do các thiên thần truyền lại cho con người. Như vậy, có thể nói rằng lúc ban đầu hóa học được coi là một nghệ thuật thiêng liên do các thiên thần truyền lại cho các giáo sĩ Ai Cập cổ đại.

Tác giả Hoàng Ngọc Cang hoahocvietnam.com

Chương II: 1. Những di vật và hiểu biết hóa học thời kì cổ đại

Blog Hóa họcChương II: Thời kì cổ đại
(Từ thượng cổ đến hết thế kỉ thứ ba)

1. Những di vật và hiểu biết hóa học thời kì cổ đại

Các giáo sĩ tôn giáo bí mật nghiên cứu điều chế nhân tạo ngọc quý, kim loại quý, vàng, bạc, thuốc nhuộm đẹp, thuốc thánh chữa bệnh, ướp xác người… dùng những kí hiệu tượng trưng, khinh thường sự quan sát thiên nhiên và sự tổ chức làm thí nghiệm. Sau khi Ai Cập bị Hi Lạp xâm chiếm (năm 323 trước công nguyên) một phần “nghệ thuật thiêng liêng” bị lọt ra ngoài từ các đền thờ Phơta, Ozirit (Oziris), Jziđô (Jzido)… và được phổ biến rộng ra dần…
Trong thành phố thì có sự hoạt động hằng ngày thiết thực phong phú, của một đội ngũ đông đảo thợ các nghề thủ công. Họ lao động cần cù đi đến sáng tạo ra nhiều sản phẩm gồm đồ mỹ nghệ bằng ngọc quý, vàng, bạc, đồ gốm, đồ thủy tinh, vải vóc, thuốc nhuộm… Đội ngũ thợ này tập hợp dần dần một vốn kiến thức về kỹ thuật hóa học thủ công phong phú và có giá trị. Chính họ đã để lại cho ngày nay những di vật quý giá như: đền đài, lăng mộ, kho báu, dụng cụ lao động, sinh hoạt…
Ngoài ra còn có những tư liệu ghi chép trên những tấm đá, tấm đất sét nung, thanh tre non, giấy lao sậy (papirút Ai Cập). Một papirút có tiếng nhất là papirút Ebe (Eber), còn lưu trữ ở thư viện Trường Đại học Lepzic (Leipzig) viết khoảng 1600 năm trước công nguyên, phần chính nói về y học, về thuốc chữa bệnh. Còn có thể kể thêm tác phẩm của một số tác giả thi sĩ, sư gia, (truyện “Iliat và Ođixê” của Hôme (Homere) về chiến tranh thành Tơroa (Troie) khoảng 1200 năm trước công nguyên), triết gia (bộ “Bách khoa toàn thư” của Pơlin (Pline) viết khoảng thế kỉ 1 trước công nguyên),…

Các di vật ở trên được tìm thấy ở những nơi đã có một trình độ văn minh nào đó ở thời cổ đại, tại khu vực rộng lớn Á – Âu – Bắc Phi, đã xuất hiện dần dần trước sau nhau một ít các nền văn minh: Trung Quốc (sớm nhất), Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập, Hi Lạp, La Mã (muộn nhất). Từ thời xa xưa người Trung Hoa đã biết sản xuất gồ gốm, một số kim loại, đúc chuông, tượng, chế thuốc nhuộm (inđigô,…), thuốc chữa bệnh, sản xuất đường, nấu rượu từ các hạt,… Ấn Độ cũng có những di vật tương tự mới được phát hiện gần đây, có những đồ gốm, đồ đồng niên đại khoảng 3000 năm trước công nguyên.Khu vực Lưỡng Hà có những tấm đất sét khắc chữ hình nêm từ 3000 năm trước công nguyên ghi lại cách sản xuất các kim lại, sắt, đồng, bạc, chì từ quặng, có những tượng múa tôn giáo, từ 4000 năm trước công nguyên! Ở Việt Nam, nước Văn Lang, thời các vua Hùng, cũng biết sản xuất đồ gốm, nấu đồng, luyện sắt, đúc chuông, tượng, trống đồng, vũ khí…

Nền văn minh Ai Cập cổ đại được nghiên cứu và hiểu biết nhiều nhất. Trước khi bị Đế quốc Hi Lạp xâm chiếm, Ai Cập độc lập có các triều đại được xây dựng nên từ 7000 năm trước công nguyên, là nước có kỹ thuật tiên tiến của thế giới ngày xưa, các nghề thủ công đạt tới trình độ cao do trong chế độ chiếm hữu nô lệ của Ai Cập, có sự phân công lao động giữa các thợ thủ công và sự chuyên môn hóa sản xuất. Ai Cập cổ đại biết nung gạch từ 6000 năm trước công nguyên, biết tinh chế vàng bạc, sản xuất đồ gốm, chế thuốc nhuộm (thuốc nhuộm thực vật inđigô, nghệ, quỳ,… thuốc nhuộm vô cơ như hồng hoàng, minium,…) chế rượu bia, rượu nho, dấm, các loại thuốc chữa bệnh (thuốc viên, thuốc xoa, thuốc bó,…) có kỹ thuật ướp xác người chu đáo từ 3000 năm trước công nguyên…, trong kim tự tháp Khuphu (Khufu) 2900 năm trước công nguyên đã tìm thấy dao trổ bằng thép được chôn theo.

Từ xa xưa, con người trong quá trình tìm hiểu thế giới đã nhận thấy cần phải có một lý thuyết nào đó hướng dẫn mình tiến tới…

Tác giả Hoàng Ngọc Cang hoahocvietnam.com

Chương II: 2. Những lý thuyết của các Triết gia cổ Hi Lạp – La Mã

Blog Hóa họcChương II: Thời kì cổ đại
(Từ thượng cổ đến hết thế kỉ thứ ba)
 
2. Những lý thuyết của các Triết gia cổ Hi Lạp – La Mã
 
Trong thời Cổ Đại, dân tộc Hi Lạp nổi bật lên ở khả năng tổng quát hóa. Họ có nhiều nhà triết học mạnh dạn xây dựng nên những lý thuyết tổng quát để giải thích các hiện tượng muôn hình muôn vẻ không ngừng diễn ra xung quanh mình. Đáng chú ý nhất có thuyết các chất đầu hay nguyên tố của mọi vật, có thuyết nguyên tử về cấu tạo gián đoạn của vật chất. Thuyết các nguyên tố được hình thành như sau:

Nhà triết học Talet (Thales) ở thành phố Milê (Milet) sống ở thế kỉ thứ 7 sang thế kỉ thứ 6 trước công nguyên, đã suy nghĩ và kết luận rằng nước là nguyên lí, là chất đầu, là nguyên tố của tất cả: “Không có gì có thể xuất phát từ không có gì, tất cả xuất phát từ nước và rồi trở lại về nước”. Đung nóng nước thấy nước biến thành không khí (hơi nước), cho bay hơi nước (nước biển) thu được đất (muối). Anaximen (Anaximène) sống khoảng giữa thế kỉ thứ 6 trước công nguyên cho không khí là chất đầu. Xênôphan (Xenophane) cùng thế kỉ cho đất và nước là chất đầu. Hêraclit (Heraclite) (540 – 480 trước công nguyên) coi lửa là chất đầu.
Empêđôc (Empédocle) (490 – 430 trước công nguyên) tổng hợp thành thuyết các nguyên tố: nước, không khí, đất, lửa là 4 chất đầu, là 4 nguyên tố tạo nên mọi vật. Mọi vật thể đều được tạo nên từ chúng theo những tỉ lệ khác nhau.

Chúng ta lưu ý rằng, nguyên tố ở đây nghĩa là thứ đầu tiên, không kể là vật chất hay phi vật chất.

Gần như đồng thời với thuyết các nguyên tố, ra đời thuyết nguyên tử. Một vấn đề to lớn là xét xem vật chất có cấu tạo như thế nào, có thể chi nhỏ mãi vô cùng không giới hạn, hay có giới hạn?

Lơxip (Leucipe) ở thế kỉ thứ 5 trước công nguyên là tác giả của thuyết nguyên tử. Ông ch rằng vật chất có thể chia nhỏ dần đi đến những phần tử không thể chia nhỏ hơn được nữa, gọi chúng là các nguyên tử. Có các nguyên tử của nước, không khí, đất, lửa.

Đêmôcrit (Democrite (460- 390 trước công nguyên), học trò của Lơxip hoàn thiện lý thuyết của thầy, được coi là ông tổ thật sự của thuyết nguyên tử. Đêmôcrit xuất phát từ nguyên lý: “không có gì thì không thể cho cái gì cả”, và lý luận như sau để đi đến thừa nhận sự tồn tại các nguyên tử: “Nếu bất kì một vật nào có thể chia nhỏ mãi không cùng thì có 2 điều, hoặc không có gì cả hoặc còn lại cái gì đó. Trong trường hợp thứ nhất, vật chất chỉ có một sự tồn tại ảo tưởng mà thôi; trong trường hợp thứ hai, người ta đặt câu hỏi: còn lại gì vậy? Câu trả lời logic nhất là có sự tồn tại các nguyên tố thật sự, không chia được, không chỉ được gọi là các nguyên tử”. Ông quan niệm các nguyên tử của các nguyên tố có kích thước và hình dạng nhất định, giải thích được sự khác nhau về tính chất của các nguyên tố. Những chất thực tế ta thấy là những liên kết của các nguyên tử đó, nếu có sự thay đổi liên kết thì có thể làm chất này biến thành chất khác.

Lơxip và Đêmôcrit là 2 nhà duy vật hoàn toàn, không chấp nhận có sự tham gia một vị thần thánh nào trong mọi hiện tượng trong vũ trụ.
* Platôn (Platon) (429 – 349 trước công nguyên), một triết gia có tên tuổi lớn, trong sách Timê (Timée) của mình, bác bỏ tính chất vật chất, bác bỏ thuyết nguyên tử, trình bày thuyết các ý của mình: một thượng đế đã xây dựng trật tự của thế giới bằng nguyên tố nước, không khí, đất, lửa đã tạo ra 4 loại sinh vật ứng với 4 nguyên tố đó là: loại thứ nhất gồm các thần tạo nên tia lửa, loại thứ hai gồm các động vật có cánh sống trong không khí, loại thứ ba gồm các động vật sống trong nước, loại thứ tư gồm các động vật sống trên cạn.
 
Aristotle Altemps Inv8575.jpg
Thời đại Triết học cổ đại
Lĩnh vực Triết học phương Tây
Trường phái Khai sinh chủ nghĩa Aristoteles
Sở thích Luân lý học, Chính trị, Siêu hình học, Khoa học, Logic
Ý tưởng nổi trội Tỉ số vàng, Nguyên nhân sau cùng (The final cause)
Arixtôt (Aristotle) (384 – 322 trước công nguyên), học trò của Platôn, không coi nặng như thầy vấn đề nghiền ngẫm các ý, mà chú ý nhiều đến việc nghiên cứu thiên nhiên, đến các con vật và các cây cỏ. Ông bác bỏ thuyết nguyên tử, thừa nhận vật chất có thể chia vô hạn, thừa nhận có 4 nguyên tố nước, không khí, đất, lửa, tuy nhiên quan niệm nhau từng cặp: khô - ẩm, nóng – lạnh, 4 tính chất nguyên thủy ấy kết hợp từng cặp một thành các nguyên tố nước, không khí, đất, và lửa theo sơ đồ này.
nóng + khô = lửa
nóng + ẩm = không khí
lạnh + khô = đất
lạnh + ẩm = nước

Hệ thống nguyên tố - tính chất nguyên thủy của Arixtôt được trình bày trong hình. Sự khác nhau giữa các chất là do tỉ lệ phối hợp các tính chất nguyên thủy.

Khi đun nóng nước thiên nhiên, nước được biến thành không khí và để lại trong đĩa một bã là đất. Hiện tượng này được giải thích như sau: nước đã trả ẩm cho lửa, thu nóng của lửa tạo thành không khí, đồng thời nước trả lạnh cho lửa, thu khô của lửa, tạo thành đất!

Từ đây, Arixtôt rút ra kết luận là: “Hoàn toàn có khả năng biến đổi chất này thành chất khác!”. Kết luận này đã thống trị tai hại trong hóa học một thời gian rất dài, gần 2000 năm với trào lưu giả kim thuật.

Dân tộc La Mã có óc thực tế hơn là óc suy luận, cho nên họ chỉ tiếp thu các tư tưởng triết học của dân tộc Hi Lạp, không đóng góp được gì thêm giúp phát triển lý thuyết vừa trình bày.
*
Vài nét về Nhà trường Alêcxanđri (Alexandrie)
Trong khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kì cổ đại sang thời kì trung cổ, từ thế kỉ thứ 2 đến thế kỉ thứ 6 sau công nguyên. Sự hoạt động mạnh mẽ của Nhà trường Alêcxanđri, có ảnh hưởng khá quan trọng đến sự tiến hóa của các ngành khoa học, trong đó có hóa học.

Image Năm 323 trước công nguyên, Hoàng đế Hi Lạp, Alêcxanđri vĩ đại sau khi chinh phục được Ba Tư, Tiểu Á, và nhiều nước Á – Phi, tiến quân chiếm Ai Cập, cho xây dựng ở ngay cửa sông Nin (Nil) thành phố mới Alêcxanđri làm thủ đô cho nước Ai Cập thuộc Hi Lạp.
Thành phố mới này trở thành một trung tâm thương mại và thủ công nghiệp lớn nhất thời bấy giờ, do chiếm vị trí đầu mối cho nhiều đường giao thông và biển đi khắp mọi nơi. Dòng vua Ptôlêmê (Ptolémée) trị vì Ai Cập từ thế kỉ thứ 3 trước công nguyên với ý đồ chiến lược tán dương, củng cố và khuếch trương ảnh hưởng chính quyền của mình, tìm cách tập trung ở Alêcxanđri tất cả các nhà thông thái của Hi Lạp và cho xây dựng một Viện hàn lâm khoa học, đó là thư viện công cộng đầu tiên trong lịch sử loài người (một thư viện khổng lồ chứa tới 700.000 sách viết bằng tay). Và một Trường Đại học Alêcxanđri cũng trở thành một trung tâm khoa học lớn nhất thời bấy giờ, thu hút mạnh mẽ nhiều thanh niên các nơi đến học tập. Những nhà bác học được mời đến chỉ mới làm được công tác bồi dưỡng, nghiên cứu và giảng dạy nhưng chưa đóng góp được nhiều cho sự tiến bộ của khoa học vì Viện hàn lâm khoa học Alêcxanđri là một cơ quan cung đình lấy những thuyết duy tâm làm tư tưởng chủ đạo. Dầu sao, từ Nhà Trường Alêcxanđri này đã xuất hiện một số danh nhân khoa học: Ơclit (Euclide) về tóan, lý; Acsimet (Archimède) về kỹ thuật, Hêrôphin (Hérophile) về y học,… do đã chú ý gắn liền nghiên cứu khoa học với các ứng dụng phục vụ nông nghiệp, hang hải, quân sự, thương mại,… Đối với hóa học, nó vẫn được coi như một bộ phận của “nghệ thuật bí mật thiêng liêng” của các giáo sĩ trong các đền thờ. Họ hoạt động dựa vào nhiều tà thuật mê tín, tuy vậy cũng đã được tập hợp một số kiến thức về hóa kỹ thuật thủ công.

Nhà trường Alêcxanđri tồn tại đến năm 641 và sau đó ngừng hoạt động hẳn do thành phố Alêcxanđri bị người Ả Rập tàn phá trong một cuộc bao vây 14 tháng liền.

Nhờ sự tỏa sang của Nhà trường Alêcxanđri mà có nhiều thành tựu về triết học, văn học, khoa học, nghệ thuật của thế giới cổ đại được truyền lại cho đến ngày nay.
 
Tác giả Hoàng Ngọc Cang hoahocvietnam.com

Chương III: Thời kì giả kim thuật

Blog Hóa họcTừ thế kỉ thứ 4 đến đầu thế kỉ 16)

Giả kim thuật là danh từ dịch từ chữ “alchimi”, mà người Ả Rập sau khi xâm chiếm Ai Cập giữa thế kỉ thứ 7, đặt ra bằng cách lắp tiền tố “al” của Ả Rập vào từ chimi để chỉ thứ “tiền hóa học” ngự trị trong thời kì trung cổ ở châu Âu (từ thế kỉ thứ 2 đến thế kỉ thứ 16).
Mục đích chủ yếu của giả kim thuật là tìm hòn đá thần bí biến đổi các kim loại thường thành vàng. Do vậy có thể tạm định nghĩa hóa học ở thời kì này là “nghệ thuật biến đổi các kim loại thành vàng”, nhờ hòn đá “thần bí”. Sau đó người ta còn thêm yêu cầu tìm ra thuốc thần bí truyền cho con người sức khỏe, sự trẻ trung, tính bất tử.
Tại sao lại có mục đích tha thiết viển vông, tìm cách biến các kim loại thành vàng? Nguyên nhân là do thời trung cổ, ở châu Âu có chế độ xã hội phong kiến phân tán, có sự buôn bán phát triển khá rộng rãi giữa châu Âu và phương Đông, nhưng vì giao thông khó khăn, đường xa đầy nguy hiểm nên cần vàng là vật liệu quý và nhỏ dễ mang theo để dùng làm vật trao đổi tương đương. Yêu cầu có nhiều vàng định hướng nghiên cứu cho các nhà giả kim thuật tìm “ngọc thần bí” có khả năng biến đổi một kim loại bất kì thành vàng. Cơ sở lý thuyết của giả kim thuật là quan niệm của Aritxtôt chuyển hóa được chất này thành một chất khác, kim loại này thành kim loại khác.

Về nguồn gốc giả kim thuật, còn có thể kể thêm lòng tham lam của con người muốn có nhiều vàng để tạo cho mình một cuộc sống đế vương về vật chất, tham vọng bản thân sống luôn luôn khỏe mạnh, luôn luôn trẻ trung, sống đời cùng người thân mà không bao giờ có cảnh biệt ly.

Giả kim thuật có một số đặc điểm như sau:
1. Hoạt động bí mật khép kín, có khuynh hướng tà thuật, không biết gì đến phương pháp khoa học.
2. Sử dụng những kí hiệu thần bí và một ngôn ngữ rối rắm cố ý. Truyền các kinh nghiệm cho nhau theo một đường lối tin cậy mù quáng không cần cơ sở gì, có sự kiểm tra gì.
3. Độc quyền nghiên cứu, nắm trong tay đám giáo sĩ tôn giáo là những người nắm văn học, khoa học, trong xã hội thời bấy giờ.

Nhìn tổng quát, giả kim thuật có nguồn gốc Hi Lạp – Ai Cập. Nó được Ả Rập tiếp thu khi đến xâm chiếm Ai Cập giữa thế kỉ thứ 7 rồi đem truyền bá dần sang Tây Âu khi xâm chiếm Tây Ban Nha đầu thế kỉ thứ 8 (năm 711).

Giả kim thuật đã phát triển theo 3 giai đoạn là:
- Giả kim thuật ỏ Ai Cập thuộc Hi Lạp, từ thế kỉ thứ 4 đến giữa thế kỉ thứ 7.
- Giả kim thuật trong giới Ả Rập, từ giữa thế kỉ thứ 7 đến đầu thế kỉ thứ 13.
- Giả kim thuật trong thiên chúa giáo Tây Âu, từ đầu thế kỉ thứ 13 đến đầu thế kỉ thứ 16.

Tác giả Hoàng Ngọc Cang hoahocvietnam.com

Chương III: 1. Giả kim thuật ở Ai Cập thuộc Hi Lạp

Chương III: Thời kì giả kim thuật
(Từ thế kỉ thứ 4 đến đầu thế kỉ 16)

1. Giả kim thuật ở Ai Cập thuộc Hi Lạp
(từ thế kỉ thứ 4 đến giữa thế kỉ thứ 7)

Các nhà giả kim thuật có tên tuổi nhất trong giai đoạn này là:

Zôsime: đã trình bài cách “cố định thủy ngân” (hóa rắn thủy ngân) cách chế nước thánh cho nghệ thuật điều chế vàng…

Hecmet ba lần vĩ đại (Hermès Trismégiste) sống vào khoảng đầu công nguyên, nhiều tài liệu viết “đóng kín”mang tên ông và số lượng quá nhiều, mấy thế kỉ sau công nguyên còn xuất hiện. Người ta nghi ngờ, tìm hiểu kĩ, nhận ra trong đó còn thứ cóp nhặt giả tạo.
Ai Cập thuộc Hi Lạp, không có kiến thức gì khác mới đáng chú ý.

Tác giả Hoàng Ngọc Cang hoahocvietnam.com

Chương III: 2. Giả kim thuật trong giới Ả Rập

chuong-iii-2Chương III: Thời kì giả kim thuật
(Từ thế kỉ thứ 4 đến đầu thế kỉ 16)

2. Giả kim thuật trong giới Ả Rập
(từ giữa thế kỉ thứ 7 đến đầu thế kỉ thứ 13)

Các quốc vương Ả Rập có đặc điểm vừa nắm chính quyền lẫn thần quyền. Sau khi xâm chiếm Ai Cập, họ theo gương chính quyền trước ở Ai Cập tích cực bảo trợ khoa học và nghệ thuật, thu hút tập trung các nhà bác học, khi đến Tây Ban Nha, người Ả Rập xây dựng vương quốc Coocđu (Cordoue) độc lập làm thành một trung tâm văn minh Ixlam, thành lập Trường Đại Học Coocđu có thư viện lớn nhất thời bấy giờ chứa 250.000 sách, giảng dạy các môn triết học, toán, thiên văn, chiêm tinh, y học, giả kim thuật,… tổ chức dịch nhiều tài liệu cổ điển Hi Lạp sang tiếng Ả Rập. Người Ả Rập chú trọng nhiều nghiên cứu y học, dược học, tìm, chế biến nhiều thuốc chữa bệnh.
Các nhà giả kim thuật có tên tuổi nhất trong giai đoạn này là Ghebe (Geber), khoảng 750-840, sống vào thời kì thịnh vượng nhất của đế quốc Ả Rập. Ông được coi là ông tổ của giả kim thuật Ả Rập. Các công trình chính của ông nói về tóan học, y học, giả kim thuật. Geber thêm vào Thuyết nguyên tố của Aritxtôt 2 nguyên tố mới là thủy ngân và lưu huỳnh để giải thích sự cấu tạo nên kim loại. Theo ông, các kim loại được cấu tạo từ sự kết hợp của thủy ngân với lưu huỳnh theo những tỉ lệ khác nhau; vàng là kim loại hoàn thiện nhất, có tỉ lệ kết hợp giữa thủy ngân và lưu huỳnh là tốt nhất. Đây là một đóng góp thêm của giả kim thuật về mặt lý thuyết cho hóa học thời bấy giờ. Trong các công trình của ông lần đầu tiên xuất hiện các danh từ alcati, vitriol, alcohol, alembic, sự mô tả rõ ràng các lò, các thiết bị dùng trong các phòng nghiên cứu, cách chế biến chưng cất, kết tinh, thăng hoa… Cách điều chế và tinh chế các kim loại, cách điều chế axit từ dấm…
Số tài liệu được coi là của ông viết để lại quá nhiều, còn tiếp tục được xuất bản trong nhiều thế kỉ sau nhưng thực ra có nhiều tác giả không phải là của ông.

Razet (Rhasès), 860-940. Ông có 2 quyển sách nổi tiếng nhất: “Sách về những bí mật”, “Sách về bí mật của những bí mật”. Ông thêm nguyên tố muối làm thành phần thứ 3 trong cấu tạo kim loại. Ông nói đến nhiều kĩ thuật chế biến, nhiều dụng cụ thí nghiệm (lò nung, bình cổ cong, bình kết tinh,…), nhiều hóa chất. Ông đã mô tả phương pháp dùng vôi sống để loại nước ra khỏi cồn, thứ cồn lần đầu tiên được chế bằng chưng cất rượu nho.

Avixen (Avicenne), 980-1036 là nhà khoa học Ả Rập lớn cuối cùng, nghiên cứu triết học, toán, thiên văn, y học, giả kim thuật, nhưng hoạt động nhiều trong lĩnh vực y học. Công trình chính là sách “Quy tắc của khoa y học” – có đề cập đến nhiều chất vô cơ, hữu cơ, và chiếm vị trí độc tôn về y học của Châu Âu suốt thời kì trung cổ.
 
Tác giả Hoàng Ngọc Cang hoahocvietnam.com

Chương III: 3. Giả kim thuật ở Tây Âu Thiên Chúa Giáo

chuong-iii-3-1Chương III: Thời kì giả kim thuật
(Từ thế kỉ thứ 4 đến đầu thế kỉ 16)

3. Giả kim thuật ở Tây Âu Thiên Chúa Giáo
(từ đầu thế kỉ thứ 13 đến đầu thế kỉ 16)

Văn hóa Ả Rập, từ Tây Ban Nha và Italia, xâm nhập ngày càng nhiều và mật thiết vào văn hóa thiên chúa giáo Châu Âu. Bắt đầu từ thế kỉ 12, giả kim thuật xâm nhập vào các nước Pháp, Đức, Anh qua các bản dịch tài liệu giả kim thuật từ tiếng Ả Rập sang tiếng La tinh, và được phổ biến rỗng rãi đến mức chẳng bao lâu giả kim thuật lan truyền khắp Châu Âu, như một bệnh truyền nhiễm! Nên nhớ rằng, thời bấy giờ Châu Âu có một thuận lợi lớn về tổ chức xã hội: nhiều thành phố ít lệ thuộc vào các chúa phong kiến, đẫ được tự trị nên tự do hơn. Đã xuất hiện những hội buôn lớn, ở các thành phố lớn đã thành lập các trường đại học dân sự khác với các trường tu viện, các trường đại học kiểu mới này dạy nhiều nghề khác nhau và có quyền tự trị như các công xưởng thủ công… Do quyền lợi về chính trị và kinh tế ở thành phố nhiều hơn, hoạt động về tinh thần trở nên sôi nổi hơn, và nhu cầu học tập của thanh niên thuộc giới thợ thủ công và giới thương nhân cũng tăng lên. Có thể kể Đại học Bôlônha ở Italia (1119), Đại học Pari ở Pháp (1200),…
Thời thịnh vượng nhất của giả kim thuật ở Châu Âu là vào các thế kỉ thứ 13 và 14. Lúc này nhà thờ thiên chúa giáo chiếm độc quyền văn hóa và nghiên cứu khoa học, trực tiếp là các tăng lữ, trong các phòng kín đọc sách, ghi chép, nghiên cứu, viết về các khoa học tự nhiên, đặc biệt chú ý đến môn giả kim thuật. Từ thế kỉ 15, tuy số môn đồ giả kim thuật Châu Âu vẫn tăng nhưng họ chỉ nhằm điều chế vàng nên giả kim thuật suy tàn dần không còn hi vọng gì tồn tại…
Những nhà giả kim thuật có tên tuổi nhất trong giai đoạn này là:

Anbe Lơgrăng (Albert Legrand), 1193-1280, là nhà giả kim thuật người Đức có ảnh hưởng lớn nhất. Sách của ông trình bày các thuyết, phần lớn lấy của Aritxtôt, phần thì lấy của người Ả Rập, ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm quan trọng ái lực hóa học, nêu ra những thuận lợi của các phương pháp tách (chưng cất, chưng cách thủy, thăng hoa,…), mô tả kĩ các thiết bị… Ông đã dùng lửa để kiểm tra các mẫu vàng, bạc của các nhà giả kim thuật điều chế ra, và kết luận vàng, bạc đó đều là giả.
Rôgiơ Bêcơn (Roger Bacon), 1220-1292, là một nhà giả kim thuật người Anh, được mệnh danh là “tiến sĩ kì diệu” (doctor mirabilis) do có những khả năng xuất sắc. Bêcơn có một trình độ vượt trình độ thời bấy giờ” ông cho tóan học có vị trí cơ bản trong các khoa học, một khoa học nào muốn tiến bộ phải biết kết hợp thí nghiệm với các phương pháp tóan học. Theo ông có hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp lập luận trừu tượng và phương pháp thí nghiệm cụ thể; phương pháp thí nghiệm quan trọng vô cùng, vì nó cần thiết để kiểm tra những lập luận trừu tượng không đủ tin cậy.
Bêcơn học ở Ôcpho (Oxford) nước Anh, tại Pari nước Pháp đỗ tiến sĩ, về ở tu viện Coocđơliê (Cordeliers) tại Pari ông bắt đầu nghiên cứu khoa học và làm giả kim thuật. Ông có tư tưởng tiến bộ chống lại triết học kinh viện nên bị các giáo phái nghi ngờ, tìm cách trù dập, đuổi đi, bắt giam, hành hạ, khủng bố nhiều năm, đến tàn tật khi ông được trả tự do. Sách “Tấm gương giả kim thuật” của ông trở thành sách giáo khoa thực hành, cho nhiều thế hệ nhà giả kim thuật sau này.

Các đại diện giả kim thuật của Pháp là: Vanhxăng đơ Bôve (Vincent de Beauvais) …-1260, Xanh Tôma Đacanh (Saint Thomas d’ Aqin), 1225-1274, và của Tây Ban Nha là Acnôn đơ Vinlơnơvơ (Arnauld de Villeneuve), 1240-1319, Raymông Luyn (Raymond Lulle), 1235-1315, cả hai đều vừa là bác sĩ, vừa là nhà giả kim thuật.

Image
Lò chưng cất
Chúng ta hãy đánh giá công minh xem, giả kim thuật đã có đóng góp gì có ích cho hóa học. Nhìn chung đó là một trào lưu đã kìm hãm sự phát triển của hóa học trong một thời gian quá dài! Nó chạy theo một mục đích mơ hồ, gây lãng phí quá lớn về lao động trí óc và chân tay, về khối lượng của cải vật chất so với kết quả thu được cho hóa học, tuy vậy có cũng có sự đóng góp thực tế đáng kể như sau:
- Tập hợp được nhiều hiểu biết thực tế trong phòng thí nghiệm, hoàn thiện nhiều kĩ thuật trong phòng thí nghiệm (nung, chưng cất, hòa tan, lọc, bay hơi, kết tinh, thăng hoa,…).
- Phát hiện được nhiều chất mới: kim loại (Bi, Zn), muối (Hg, NH4+,…), các axit vô cơ H2SO4, HCl, HNO3, nước cường thủy (đây là một thành tích quan trọng). Đã phân biệt được chất kiềm bay hơi NH4OH với chất kiềm không bay hơi Na2CO3, phân biệt được 2 cacbonat Na2CO3 và K2CO3.

Ở Châu Âu, thế kỉ 15, bắt đầu xuất hiện sự chuyên môn hóa những ngành sản xuất nhỏ axit, kiềm, muối, dược phẩm và một số chất hữu cơ phục vụ các ngành thủ công, nghiên cứu khoa học bằng thủ công trong những công xưởng, phòng thí nghiệm.

Đóng góp nhiều là các nhà giả kim thuật Ả Rập. Phần đóng góp thiết thực của giả kim thuật sẽ giúp ích vào sự phát triển của hóa học ở thời kì hóa y học và hóa kỹ thuật.
 
Tác giả Hoàng Ngọc Cang hoahocvietnam.com

Chương IV: Thời kì hóa y học và hóa kỹ thuật

chuong-iv-1(Từ đầu thế kỉ 16 đến giữa thế kỉ 17)

1. Một số nét về các trào lưu mới

Thời gian từ cuối thế kỉ 15 bước sang thế kỉ 16 là thời gian chuyển từ thời trung cổ sang thời kì cận đại ở châu Âu. Lúc bấy giờ có một số sự kiện lớn mang đến một không khí mới thúc đẩy các khoa học (trong đó có hóa học), tiến lên một bước rõ rệt. Đó là sự phát minh ra máy in (1450), sự tìm ra châu Mỹ (1492), sự phục hưng, sự cải tạo nhà thờ, tất cả đã mở rộng chân trời cho con người tìm hiểu cái mới, làm “sống lại” một số tư tưởng lành mạnh thời cổ đại, đề cao giá trị con người, bảo về quyền sống của con người, khuyến khích sống tự do thoải mái giữa thiên nhiên tươi đẹp, chống lại chủ nghĩa khổ hạnh, giả dối mà tăng lữ thiên chúa giáo đã nhồi sọ nhân dân quá lâu.
Đối với hóa học, có thể coi thế kỉ 16 là thời kì chuyển tiếp giữa giả kim thuật và hóa học độc lập. Các nhà hóa học ngày nay càng tin tưởng rằng, thí nghiệm mới là nguồn sự thật họ bắt đầu xa rời dần các thứ mê tín làm “xơ cứng” hoạt động nghiên cứu của mình. Ảnh hưởng của cách mạng khoa học xâm nhập vào hóa học, nhưng rất châm và chủ yếu chỉ trong y học và khoáng vật học, do đó hình thành 2 trào lưu phát triển song song là hóa y học và hóa kỹ thuật, hóa y học là trào lưu chính, nhưng có ảnh hưởng qua lại nhất định giữa hai trào lưu này.
Do dân cư tập trung nhiều ở các thành phố, bệnh tật tăng lên, đòi hỏi nhiều loại thuốc chữa bệnh nên các thầy thuốc ngoài nguồn nguyên liệu hữu cơ đã có sẵn còn sử dụng nguồn nguyên liệu vô cơ, khoáng chất trước đây chưa được khai thác đến.

Hóa học không còn có mục đích viển vông điều chế vàng mà có mục đích thiết thực hơn là điều chế các thứ thuốc chữa bệnh phục vụ y tế. Hóa y học phồn vinh nhất về nghệ thuật điều chế các thứ thuốc chữa bệnh.

Tác giả Hoàng Ngọc Cang hoahocvietnam.com

6 NHÀ HÓA HỌC NỔI TIẾNG NHẤT THẾ GIỚI


    Nhà hóa học là nhà khoa học nghiên cứu chuyên môn về lĩnh vực hóa học, tính chất các chất hóa học, phát hiện ra chất mới, thay thế,.. và có đóng góp to lớn cho sự phát triển nhân loại. Chúng ta cùng xem 6 nhà hóa học nổi tiếng nhất Thế giới là những ai nhé!
    1. Marie Curie (1867 – 1934)
    Marie Curie là nhà hóa học, nhà vật lý người Pháp gốc Ba Lan. Bà là người tiên phong nghiên cứu về tính phóng xạ và là người đầu tiên nhận được hai giải Nobel trong cả hai lĩnh vực khác nhau là hóa học và vật lý. Bà xuất sắc nhận giải Nobel hóa học vào năm 1911 cho việc nghiên cứu và phát hiện hai nguyên tố hóa học là radium và polonium, đem lại nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống như:
    - Tạo nguồn nhiệt để giữ ấm hoặc đột tạo ra nhiệt lượng.
    - Nguyên liệu để chế tạo các loại pin cho thiết bị điện tử.
    - Sản xuất điện hạt nhân.
                                   Chân dung nhà hóa học Marie Curie.


        2. Louis Pasteur (1822 – 1895)
        Louis Pasteur là nhà hóa học, nhà vi sinh vật người Pháp và có đóng góp quan trọng trong ngành y học và hóa học. Ông là người đầu tiên phát minh ra vắc-xin phòng bệnh dại và bệnh than giúp giảm tỉ lệ tử vong cho rất nhiều người. Khám phá quan trọng nhất của ông trong lĩnh vực hóa học, đó là cơ bản về phân tử đối với tính không đối xứng của một số tinh thể nhất định và racemic hóa.


Louis Pasteur - người tìm ra vắc xin phòng bệnh dại thành công.
       3. John Dalton (1766 – 1844)
       John Dalton là nhà hóa học, nhà vật lý người Anh, ông trở nên nổi tiếng vì những đóng góp,lý giải trong thuyết nguyên tử và nghiên cứu về bệnh mù màu.
       Vào năm 1808, John Dalton đã đưa ra lý thuyết nguyên tử để giải thích định luật bảo toàn khối lượng và định luật tỷ lệ các chất trong các phản ứng hóa học. Tất cả lý thuyết của ông dựa trên năm giả thuyết sau:
      - Giả thuyết thứ nhất phát biểu rằng tất cả vật chất đều được tạo thành từ các nguyên tử.
      - Giả thuyết thứ hai là các nguyên tử của cùng một nguyên tố sẽ có cùng một cấu trúc và tính chất.
      - Giả thuyết thứ ba là các nguyên tử không thể bị phân chia, không thể được sinh ra hoặc mất đi.
      - Giả thuyết thứ tư là các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau kết hợp với nhau để tạo ra cáchợp chất.
     - Giả thuyết thứ năm là trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử có thể kết hợp, phân tách hoặc tái sắp xếp lại.
      Ứng dụng của Lý thuyết của Dalton không chỉ giải thích các định luật trên mà còn là cơ sở để xây dựng các lý thuyết khác về nguyên tử sau này.
John Dalton đưa ra định luật bảo toàn khối lượng quan trọng năm 1808.

       4. Mario Molina (1943)
       Mario Molina sinh năm 1943, là nhà hóa học người Mỹ gốc Mexico, năm 1995 ông nhận Giải Nobel Hóa học khi là một trong ba người nghiên cứu về sự hình thành và phân hủy của tầng ozone. Năm 1974, ông và Rowland đã nhận biết các CFC có khả năng phá hủy tầng ôzôn. Đây là cơ sở quan trọng để các loại tủ lạnh ngày nay không sử dụng chất làm lạnh này.
              Nhà hóa học đạt giải thưởng Nobel năm 1995 Mario Molina.
          5. Michael Faraday (1791 – 1867)
Description: http://file.vinacircle.info/news/image/2017/Jan/fun_facts/5_42.jpg?w=1000
          Michael Faraday là nhà hóa học và nhà vật lý người Anh, đã có đóng góp trong lĩnh vực Điện từ học và Điện hóa học. Những thành tựu của ông về hóa học phải kể đến như: phát hiện ra benzene, nghiên cứu về clathrate hydrate, sáng chế ra hình dạng đầu tiên của đèn Bunsen và hệ thống chỉ số oxi hóa, và công bố các thuật ngữ như anode, cathode, electrode và ion. Những phát hiện của ông đã được ứng dụng trong ngành công nghệ nano hiện nay.

Michael Faraday – nhà hóa học đại tài người Anh với nhiều phát hiện quan trọng

       6. Alfred Nobel (1833 – 1896)
        Alfred Nobel là nhà hóa học, nhà kỹ nghệ, người phát minh ra thuốc nổ và là một triệu phú người Thụy Điển. Ông là người sáng lập ra Giải thưởng Nobel danh giá cho những đóng góp xuất sắc của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Nguyên tố hóa học Nobelium được ông phát hiện và đặt theo tên của ông.
                      Cha đẻ của giải thưởng Nobel danh giá Alfred Nobel.

Tổ CN-Lý-Hóa

 
Xem tiếp...

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 12 (Thằng Bình )

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình.
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lý do Trần Phương Bình bị bắt, thật không thể tưởng tượng nổi điều đó

Hồ sơ Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình vừa bị truy tố

Pha Lê |
Hồ sơ Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình vừa bị truy tố

Trong cơ cấu sở hữu tại Ngân hàng Đông Á, ông Trần Phương Bình là cá nhân có tỷ lệ sở hữu cao nhất tại ngân hàng này.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á (DongABank - DAB).
Ông Bình bị truy tố trong vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng Đông Á.
Nguyên Tổng Giám đốc DAB Trần Phương Bình sinh năm 1959, là người gắn bó với Đông Á từ những ngày đầu ngân hàng này được thành lập. Ông nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc và nguyên Chủ tịch Hội đồng tín dụng của DAB. Trước khi tham gia hoạt động của ngân hàng này, ông Bình từng có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy kinh tế.
Hồ sơ Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình vừa bị truy tố - Ảnh 1.
Năm 1990, ông Bình chuyển từ hoạt động giảng dạy sang làm ngân hàng. Đến năm 1998, ông Bình giữ chức Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á. Từ khi thành lập, ông Bình đã có nhiều nỗ lực để đưa ngân hàng này đi lên. Dưới thời lãnh đạo của ông Bình, Ngân hàng Đông Á đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Từ mức vốn điều lệ 20 tỷ đồng, đến năm 2014, số vốn điều lệ tại ngân hàng này đã tăng lên mức 5.000 tỷ đồng. Đây cũng là ngân hàng được xem là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tự chế tạo ra được máy ATM bán vàng tự động, máy ATM lưu động, các buồng Auto Banking thế hệ mới có chức năng nhận tiền mặt trực tiếp…
Trong cơ cấu sở hữu tại DAB, ông Bình là cá nhân có tỷ lệ sở hữu cao nhất tại ngân hàng này. Tính đến 30/6/2014, ông Bình nắm giữ 15.0000 cổ phiếu của ngân hàng này, tương đương tỷ lệ 3,0%.
Hồ sơ Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình vừa bị truy tố - Ảnh 2.
 Tuy nhiên, sau hơn 2 thập kỷ lèo lái ngân hàng này, đến ngày 13/8/2015, Ngân hàng Nhà nước đặt DAB vào trình trạng kiểm soát đặc biệt do những vi phạm về quản lý tài chính, cấp tín dụng của một số cán bộ nguyên là lãnh đạo, quản lý của ngân hàng.
Ngày 20/8/2015, ông Trần Phương Bình đã bị NHNN đình chỉ chức vụ Tổng giám đốc sau khi có thông tin chính thức về kết luận thanh tra toàn diện quyết định kiểm soát đặc biệt ngân hàng Đông Á.
Ngày 9/12/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can, bắt tạm đối với ông Trần Phương Bình để điều tra về 2 tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ngày 3/4/2018, VKSND Tối cao đề nghị truy tố ông Bình.
Ông Bình là bị cơ quan điều tra xác định là người tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ và đầu tư tại DAB, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho DAB tổng số tiền 3.405 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông Bình là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DongABank tại thời điểm 31/12/2015 lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.
Đề nghị truy tố nguyên giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình
theo Nhịp sống kinh tế

61 tỷ đồng của đại gia đình ông Trần Phương Bình "không cánh mà bay"

Pha Lê |
61 tỷ đồng của đại gia đình ông Trần Phương Bình "không cánh mà bay"

Thông tin ông Trần Phương Bình bị bắt đã ít nhiều ảnh hưởng đến PNJ, khiến giá cổ phiếu này phiên hôm nay giảm điểm sâu.

Nhắc đến ông Trần Phương Bình, người ta nghĩ đến một doanh nhân chèo lái, đưa ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) từ một ngân hàng không mấy tên tuổi trở thành một trong những ngân hàng nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
Bên cạnh đó, nói đến ông, không thể không nhắc đến bà Cao Ngọc Dung, Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).
Trong cơ cấu cổ đông của cả 2 doanh nghiệp này, những thành viên trong gia đình ông Bình - bà Dung nắm một vai trò rất lớn, là cổ đông nắm giữ rất nhiều cổ phiếu công ty, ngân hàng.
Tại Đông Á, PNJ đang nắm giữ 7,7% cổ phần. Tổng số có đến 12 thành viên trong gia đình này nắm giữ trực tiếp cũng gián tiếp cổ phần của Đông Á với tỷ lệ lên khoảng 14%.
Còn với PNJ, các thành viên trên cũng nắm một khối lượng lớn, hàng chục triệu cổ phiếu.
Chính vì vậy, những thông tin không tốt liên quan đến việc ông Bình - nguyên Tổng giám đốc DongA Bank bị bắt vì sai phạm tại Đông Á dường như đã có tác động ít nhiều đến cổ phiếu tại PNJ.
Trong phiên giao dịch hôm nay, PNJ có 1 phiên giảm điểm mạnh. Kết thúc ngày giao dịch, PNJ đã giảm 3.400 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giảm 4,93%, chốt mốc 65.500 đồng/cổ phiếu.
Tính đến hết ngày 30/6/2016, bà Cao Ngọc Dung, vợ ông Bình nắm 9.966.714 cổ phiếu tương đương 10,14% cổ phần PNJ.
Hai con gái bà là Trần Phương Ngọc Thảo và Trần Phương Ngọc Giao đang nắm giữ lần lượt 3.624.436 và 2.370.700 cổ phiếu. Mẹ bà Dung là bà Trần Thị Môn cũng đang sở hữu 269.503 cổ phiếu của công ty vàng bạc này.
Ngoài ra, các em trai, em gái của bà Dung cũng sở hữu một lượng lớn cổ phiếu tại PNJ. Tổng cộng có 10 thành viên trong gia đình nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á này nắm cổ phần PNJ với số lượng là 17.868.710 cổ phiếu.
Như vậy, với phiên giảm điểm sâu như hôm nay, đại gia đình bà Cao Ngọc Dung - ông Trần Phương Bình đã hụt mất gần 61 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
theo Trí Thức Trẻ

Vụ chiếm đoạt 3.600 tỷ: Thanh tra 10 năm không phát hiện sai phạm

TPO - Ngày 7/12, đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại phiên tòa đã kiến nghị HĐXX xem xét trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và một số cá nhân, tổ chức trong vụ án thiệt hại 3.600 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB).
Cụ thể, đại diện Viện KSND TPHCM kiến nghị HĐXX xem xét kiến nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an, Viện KSND Tối cao tiến hành điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Theo đó, cần điều tra làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cá nhân có liên quan của NHNN, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh TPHCM, Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học, Công ty TNHH Ernst anh Young VN trong việc chấp hành quy trình, quy định pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ dẫn đến không phát hiện những hành vi phạm tội của Trần Phương Bình và đồng phạm.
Vụ chiếm đoạt 3.600 tỷ: Thanh tra 10 năm không phát hiện sai phạm - ảnh 1 Các bị cáo trong vụ án gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng. Ảnh Văn Minh
Cụ thể, điều tra làm rõ dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đối với Võ Thị Kim Anh (nguyên trưởng phòng kế toán Hội sở DAB); điều tra làm rõ Trần Huy Nam (nguyên giám đốc DAB Chi nhánh Nam Định) có dấu hiệu phạm tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Đối với NHNN trong việc nhiều lần chấp nhận cho DAB tăng vốn điều lệ từ 800 tỷ đồng năm 2007 lên 5.000 tỷ đồng năm 2014 mà không phát hiện Trần Phương Bình đã dùng thủ đoạn lập chứng từ thu khống, lập hợp đồng tín dụng cho khách hàng vay khống, thực chất là công ty sân sau. Sau đó tất toán khống để chiếm đoạt 1.160 tỷ đồng của DAB để mua 74 triệu cổ phần DAB đứng tên người thân.
Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh TPHCM đã 13 lần thanh tra, kiểm tra (gần 10 năm) nhưng không phát hiện Trần Phương Bình chỉ đạo cấp dưới lập các hợp đồng tín dụng cho khách hàng vay khống tiền, vàng; hoạch toán mua bán vàng khống; chi lãi suất ngoài,…chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của DAB.
Các Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học, Công ty TNHH Ernst anh Young VN trong việc kiểm toán, kiểm quỹ nhưng không phát hiện Trần Phương Bình chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ điều vốn khống từ chi nhánh về hội sở và ngược lại sau mỗi kì báo cáo tài chính.

Cựu tổng giám đốc Trần Phương Bình che mắt thanh tra ngân hàng ra sao?

TPO - Để che giấu việc âm quỹ, mỗi đợt thanh tra, cựu tổng giám đốc Trần Phương Bình đã chỉ đạo phòng ngân quỹ điều chuyển các khoản âm quỹ đến các chi nhánh, phòng giao dịch khác không bị thanh tra.
Mở đầu phần xét hỏi chiều 28/11, bị cáo Trần Phương Bình (cựu Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á-DAB) khai nhận hành vi, nội dung đúng như bản cáo trạng mà đại diện Viện KSND TPHCM nêu tại phiên tòa.
HĐXX cho rằng trong thời gian từ 2007-2014, DAB tăng vốn điều lệ nhiều lần, chiếm đoạt hơn 2000 tỷ đồng. “Mục đích sử dụng tiền vào việc gì?”, HĐXX hỏi.
“Số tiền này nằm hết ở lượng cổ phần mà ông và người thân đứng tên ở DAB. Tùy vào thời điểm và quy định của Ngân hàng Nhà nước mà số tiền để chia cổ tức cho cổ đông cũng thay đổi, có năm lên đến 40%, thấp nhất là 8%”, bị cáo Bình khai.
Cựu tổng giám đốc Trần Phương Bình che mắt thanh tra ngân hàng ra sao? - ảnh 1 Bị cáo Trần Phương Bình. Ảnh Văn Minh
Theo bị cáo Bình khai nhận, bị cáo nhờ người thân mua cổ phần và nhận cổ tức thông qua tài khoản thẻ mở tại DAB. Những tài khoản này bị cáo Bình mở cho những người thân. Sau khi tiền cổ tức chuyển vào tài khoản người thân này, bị cáo Bình chỉ đạo họ chuyển về tài khoản của mình.
Để hợp thức hóa việc hoạch toán khống, bị cáo Bình khai chỉ đạo nhân viên cấp dưới thực hiện ký, xuất biên nhận cho phù hợp, đến cuối ngày điều chuyển về Hội sở.
Khi Ngân hàng Nhà nước thanh tra DAB, ông Bình khai rằng nếu thấy có nội dung thanh tra liên quan đến hoạt động nào thì sẽ chỉ đạo các nhân viên bằng mọi cách che giấu.
Cựu tổng giám đốc Trần Phương Bình che mắt thanh tra ngân hàng ra sao? - ảnh 2 Luật sư tham gia phiên tòa. Ảnh Văn Minh
Cụ thể, nếu như nội dung thanh tra liên quan đến hoạt động ngân quỹ thì sẽ chỉ đạo nhân viên điều chuyển các khoản khống tới các chi nhánh khác, nơi mà không bị thanh tra.
Sau cuộc kiểm tra khoảng 10 ngày, các chi nhánh, phòng giao dịch sẽ chuyển khoản âm quỹ về lại Hội sở DAB. Bị cáo Trần Phương Bình thừa nhận, cách che giấu này đã sử dụng 10 năm nhưng thanh tra Ngân hàng Nhà nước không đặt nghi vấn gì.
Hồ sơ vụ án thể hiện, trong thời gian ông Trần Phương Bình giữ vai trò là tổng giám đốc, phó chủ tịch HĐQT và chủ tịch hội đồng tín dụng DAB đã chỉ đạo cấp dưới chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định gây thiệt hại cho DAB hàng nghìn tỷ đồng.
Bị cáo Trần Phương Bình có vai trò chỉ đạo các bị can khác thực hiện hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại 1.551 tỷ đồng, tổng cộng gây thiệt hại cho DAB 3.608 tỷ đồng.
Sai phạm của bị cáo Bình là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng Ngân hàng Đông Á tại thời điểm ngày 31/12/2015: Lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.

Ông Trần Phương Bình chỉ đạo chuyển tiền tỷ vào các công ty sân sau

TPO - Chiều 27/11, đại diện VKSND TPHCM đã công bố cáo trạng, trong thời gian ông Trần Phương Bình giữ vai trò là tổng giám đốc, phó chủ tịch HĐQT và chủ tịch hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á (viết tắt DAB) đã chỉ đạo cấp dưới chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định gây thiệt hại cho DAB hàng nghìn tỷ đồng.
Gây thiệt hại hơn 3600 tỷ đồng
Ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB) đã tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ và đầu tư tại DAB. Qua đó ông Bình đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho DAB hơn 3.405 tỷ đồng.
Theo đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại phiên tòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (viết tắt là DAB) được thành lập năm 1992, theo Quyết định số 55 ngày 27/3/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ông Trần Phương Bình chỉ đạo chuyển tiền tỷ vào các công ty sân sau - ảnh 1 Bị cáo Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongABank ). Ảnh Văn Minh
Trong đó: nhóm gia đình Trần Phương Bình chiếm 10,24%; nhóm Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) chiếm 7,7%; nhóm Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 chiếm 12,73%; Văn phòng Thành ủy TPHCM chiếm 12,79%. Người đại diện pháp luật là Trần Phương Bình, chức vụ: Tổng giám đốc từ ngày 25/3/1998 đến ngày 20/8/2015.
Trong quá trình quản lý về tổ chức và hoạt động đối với DAB, Ngân hàng Nhà nước phát hiện có sai phạm nên đã tiến hành thanh tra hoạt động của DAB. Tháng 12/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can để điều tra.
Ông Trần Phương Bình chỉ đạo chuyển tiền tỷ vào các công ty sân sau - ảnh 2 Những người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham dự phiên tòa chiều 27/11. Ảnh Văn Minh
Theo cáo trạng, từ năm 2007 đến năm 2014, để có tiền mua cổ phần DAB, Trần Phương Bình chỉ đạo Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó tổng giám đốc, Thành viên HĐQT DAB) và các bị can thực hiện 9 hành vi phạm tội trong việc lập phiếu thu tiền khống đứng tên Trần Phương Bình và người thân mua cổ phần DAB.
Để bù đắp số tiền thu khống, Bình chỉ đạo Xuyến và một số bị can thực hiện các hành vi trái pháp luật bằng cách: xuất quỹ bán vàng, lập hồ sơ cho vay khống để tất toán tiền mua cổ phần.
Năm 2008, Trần Phương Bình mua lại 5.750.000 cổ phần DAB của Công ty cổ phần Quản lý quỹ Lộc Việt (Công ty quỹ Lộc Việt) với giá 327 tỷ đồng.
Ông Trần Phương Bình chỉ đạo chuyển tiền tỷ vào các công ty sân sau - ảnh 3 Các bị cáo tại phiên tòa chiều 27/11. Ảnh Văn Minh
Để có tiền mua cổ phần, Trần Phương Bình chỉ đạo thu khống 30 tỷ đồng của Nguyễn Hồng Ánh, sử dụng 121 tỷ đồng tiền bán Chung cư cao cấp khối D thuộc Dự án Richland Hill, cho Công ty TNHH Ninh Thịnh (Công ty Ninh Thịnh) và Công ty TNHH thực phẩm thương mại Sao Việt Nam (Công ty Sao Việt Nam), vay 197 tỷ đồng, tổng cộng thanh toán cho Công ty quỹ Lộc Việt (Công ty quỹ Lộc Việt) tổng số 327 tỷ đồng tiền mua cổ phần.
Bị cáo Bình còn chỉ đạo sử dụng 20 tỷ đồng để mở tài khoản kinh doanh vàng cho Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Công ty TNHH Tân Vạn Hưng, còn lại 495 triệu đồng Trần Phương Bình sử dụng vào công việc chung. 
Sau đó, Trần Phương Bình chỉ đạo Phòng ngân quỹ Hội sở và DAB Sở giao dịch lập chứng từ thu khống 203 tỷ đồng để trả 195 tỷ đồng tiền gốc và 8 tỷ đồng tiền lãi cho khoản vay của Công ty Ninh Thịnh và Công ty Sao Việt Nam. Từ việc thực hiện các hành vi nêu trên, Trần Phương Bình đã chiếm đoạt 234 tỷ đồng của DAB.
Ngoài ra, Trần Phương Bình và đồng phạm còn thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác, gây thiệt hại cho DAB. Các hành vi này Cơ quan điều tra tách ra để tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý sau. 
Ông Trần Phương Bình chỉ đạo chuyển tiền tỷ vào các công ty sân sau - ảnh 4 Bị cáo Vũ 'nhôm' tại phiên tòa chiều 27/11. Ảnh Văn Minh
Vũ ‘nhôm’ liên quan gì?
Năm 2013, DAB bị thua lỗ kéo dài, thiếu hụt số lượng lớn tiền, vàng trong kho quỹ, Trần Phương Bình có chủ trương tăng vốn điều lệ DAB từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, SN 1975, trú tại quận Hải Châu, thành phố Ðà Nẵng) - người vừa bị TAND TP Hà Nội trong phiên xử ngày 30/7 tuyên phạt 9 năm tù về tội “ Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”, cũng bị Cơ quan điều tra quy kết tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Do quen biết nhau từ trước, Trần Phương Bình và Vũ 'nhôm' bàn bạc và thống nhất: Phan Văn Anh Vũ mua 60.000.000 cổ phần DAB với giá 600 tỷ đồng khi DAB tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng vào năm 2014, mục đích để Phan Văn Anh Vũ trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại DAB.
Nguồn tiền mua cổ phần DAB gồm: Phan Văn Anh Vũ thế chấp 220 Lô đất tại TP Đà Nẵng vay 400 tỷ đồng của DAB.
Đối với 200 tỷ đồng còn lại, Trần Phương Bình chỉ đạo nhân viên DAB xuất quỹ cho Phan Văn Anh Vũ và Phan Văn Anh Vũ kí khống chứng từ nộp 200 tỷ vào DAB để Vũ có được 200 tỷ đồng tham gia mua cổ phần của DAB.
Ngoài ra, theo đề nghị của Phan Văn Anh Vũ, Trần Phương Bình chỉ đạo cấp dưới chuyển 13,4 triệu USD cho Phan Văn Anh Vũ vay để sử dụng, đến nay chưa trả.
Năm 2010, Trần Phương Bình chỉ đạo cấp dưới ký Hợp đồng tín dụng cho Công ty Ninh Thịnh vay 150 tỷ đồng. Sau đó, Công ty Ninh Thịnh đã chuyển số tiền này vào tài khoản của Cao Ngọc Liên (bố vợ Trần Phương Bình).
Từ tài khoản này của Cao Ngọc Liên, Trần Phương Bình chỉ đạo chuyển 62 tỷ đồng vào tài khoản của bà Trần Thị Môn (mẹ vợ Trần Phương Bình) mở tại DAB Trung tâm kinh doanh tài chính cá nhân, sau đó chuyển sang tài khoản của Công ty CP vốn An Bình là “công ty sân sau” của Trần Phương Bình. Chuyển 50 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty CP vốn An Bình mở tại DAB Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng…

Điều tra trách nhiệm vợ Trần Phương Bình trong khoản vay DongABank

TPO - Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm của bà Cao Thị Ngọc Dung (vợ bị cáo Trần Phương Bình) về các khoản vay của Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ tại Ngân hàng Đông Á (DAB).
Bị cáo Trần Phương Bình trong phiên tòa sáng
Bị cáo Trần Phương Bình trong phiên tòa sáng
Cuối buổi sáng 28/11, trong phần nêu trách nhiệm của từng bị can, đại diện VKSND TPHCM cho biết, đối với trách nhiệm của bà Cao Thị Ngọc Dung, quá trình điều tra giai đoạn 2 vụ án, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm của bà Dung đối với các khoản vay của PNJ tại DAB. Nếu xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
 Đại diện VKSND TPHCM nêu trách nhiệm của bà Cao Thị Ngọc Dung 
Theo cáo trạng, năm 2008, ông Trần Phương Bình mua lại 5,75 triệu cổ phần DAB của Công ty cổ phần Quản lý quỹ Lộc Việt (Công ty quỹ Lộc Việt) với giá 327 tỷ đồng. Để có tiền mua cổ phần, ông Bình chỉ đạo thu khống 30 tỷ đồng của Nguyễn Hồng Ánh, sử dụng 121 tỷ đồng tiền bán Chung cư cao cấp khối D thuộc Dự án Richland Hill.
Ông Bình cho Công ty TNHH Ninh Thịnh (Công ty Ninh Thịnh) và Công ty TNHH thực phẩm thương mại Sao Việt Nam (Công ty Sao Việt Nam), vay 197 tỷ đồng, tổng cộng thanh toán cho Công ty quỹ Lộc Việt (Công ty quỹ Lộc Việt) tổng số 327 tỷ đồng tiền mua cổ phần.
Sử dụng 20 tỷ đồng để mở tài khoản kinh doanh vàng cho Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Công ty TNHH Tân Vạn Hưng, còn lại 495 triệu đồng Trần Phương Bình sử dụng vào công việc chung.
Điều tra trách nhiệm vợ Trần Phương Bình trong khoản vay DongABank - ảnh 1 Bị cáo Trần Phương Bình. Ảnh Văn Minh
Sau đó, Trần Phương Bình chỉ đạo Phòng ngân quỹ Hội sở và DAB Sở giao dịch lập chứng từ thu khống 203 tỷ đồng để trả 195 tỷ đồng tiền gốc và 8 tỷ đồng tiền lãi cho khoản vay của Công ty Ninh Thịnh và Công ty Sao Việt Nam. Từ việc thực hiện các hành vi nêu trên, Trần Phương Bình đã chiếm đoạt 234 tỷ đồng của DAB.
Ngoài ra, đối với hoạt động kiểm toán, thanh tra, kiểm tra tại DAB, kết quả điều tra không có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với các công ty kiểm toán đã thực hiện kiểm toán tại DAB từ năm 2005 đến năm 2014 và hoạt động thanh tra, kiểm tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước.
Kết thúc buổi sáng, phiên tòa tạm dừng đến 14h chiều 28/11 bắt đầu trở lại. Theo đó, HĐXX thông báo phiên tòa chiều nay sẽ cách ly hai bị cáo Phan Văn Anh Vũ và Nguyễn Thị Ái Lan (nguyên trưởng phòng quản lý tài sản nợ và thuộc khối kinh doanh nguồn vốn DAB).
Cả hai bị cáo sẽ được cách ly ở trại giam và sẽ được dẫn giải đến tham gia phiên tòa nếu cần. Các bị cáo còn lại vẫn tiếp tục được dẫn giải đến tòa để xét xử.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (nay viết tắt là DAB) được thành lập năm 1992. Hiện tại, DAB có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng; 100% cổ đông trong nước, cổ đông sáng lập chiếm 13,21% và cổ đông thường chiếm 86,79%. Trong đó: nhóm gia đình Trần Phương Bình chiếm 10,24%; nhóm Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) chiếm 7,7%; nhóm Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 chiếm 12,73%; Văn phòng Thành ủy TP Hồ Chí Minh chiếm 12,79%.

Tổng giám đốc DongABank kinh doanh ngoại hối...lậu

TPO - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa cấp phép kinh doanh ngoại hối, nhưng ông Trần Phương Bình - Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á – DAB vẫn kinh doanh… lậu với nước ngoài, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Ông Trần Phương Bình tại tòa. Ảnh: Tân Châu
Ông Trần Phương Bình tại tòa. Ảnh: Tân Châu
Gần cuối ngày xét xử chiều nay (27/11) của phiên tòa xử vụ sai phạm tại DAB, công tố công bố cáo trạng liên quan tới việc ông Trần Phương Bình Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á – DAB  kinh doanh ngoại hối… lậu.
Theo VKS, từ năm 2001 đến năm 2005, DAB đã thực hiện mở các tài khoản giao dịch USD tại Ngân hàng UOB (Singapore) để kinh doanh ngoại hối tại thị trường quốc tế. Ông Bình chỉ đạo trực tiếp Phòng kinh doanh DAB thực hiện các giao dịch với UOB thông qua kênh liên lạc là màn hình, thể hiện dưới dạng lệnh kinh doanh (lệnh Deal).
Các nội dung lệnh Deal thể hiện việc DAB mua của UOB loại ngoại tệ nào, số lượng bao nhiêu, phải thanh toán cho đối tác loại tiền gì, số lượng như thế nào. Hoạt động kinh doanh này, giai đoạn từ năm 2001 - 2003 diễn ra bình thường. Đến giai đoạn 2003 - 2005, việc kinh doanh thường xuyên thua lỗ theo các lệnh Deal đã đặt, ông Bình chỉ đạo Phòng Kinh doanh DAB liên hệ, thỏa thuận với UOB cho kéo dài thời hạn thanh toán số tiền lỗ này bằng việc gia hạn các lệnh Deal còn dư nợ.
Để che giấu cho hành vi trả nợ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, ông Trần Phương Bình chỉ đạo  lập 15 Phiếu thu nhập ngoại tệ mặt ‘khống’ từ UOB với tổng số tiền là gần 21 ngàn USD, nội dung thể hiện là DAB đã rút, nhập ngoại tệ mặt, đưa tiền về kho quỹ.
Ngoài ra ông Trần Phương Bình còn kinh doanh ‘lậu’ gây thiệt hại cho DAB 48 tỷ đồng (3.019.500 USD) trong việc kinh doanh ngoại hối với Ngân hàng Banca Adamas (Thụy sỹ). Trong ‘phi vụ’ này, DAB đã thực hiện mở các tài khoản giao dịch bằng USD tại Adamas. Do việc kinh doanh thua lỗ, ngày 31/5/2006, Trần Phương Bình, lãnh đạo, chỉ đạo nhân viên đã lập, ký và hạch toán khống chứng từ nhập ngoại tệ mặt từ Banca Adamas với số tiền 3.019.500 USD trên tài khoản.
Do việc lập các phiếu thu nhập ngoại tệ mặt khống nêu trên làm tăng âm quỹ tiền mặt (ngoại tệ USD) cho ngân quỹ DAB, nên Trần Phương Bình đã chỉ đạo cấp dưới cho xuất bán 24.993 lượng vàng tại Kho quỹ Hội sở DAB không có chứng từ và 70 tỷ đồng tiền tại Kho quỹ DAB không có chứng từ, để mua tổng số 23.982.500 USD tại các hiệu vàng ở TPHCM nhập quỹ ngoại tệ mặt bù các Phiếu nhập khống ngoại tệ nói trên.
Đáng lưu ý là loạt kinh doanh ngoại hối này là... lậu vì đến ngày 10/12/2008, NHNN mới cấp Giấy phép (số 10780/NHNN-CNH) cho phép DAB được thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối trên thị trường nước ngoài theo quy định của NHNN.
Ngay sau khi công tố công bố cáo trạng đến các ‘phi vụ’ kinh doanh ngoại hối không phép của DAB, chủ tọa cho phiên tòa tạm dừng vì hết ngày xét xử. Theo thẩm phán chủ tọa Phạm Lương Toản, sáng mai (28/11), công tố tiếp tục công bố cáo trạng, hai bị cáo Vũ ‘nhôm’ và Trần Phương Bình tiếp tục đến phòng xử để nghe tống đạt tiếp cáo trạng. Tuy nhiên “từ chiều mai đề nghị lực lượng Cảnh sát tư pháp cách ly hai bị cáo Vũ và Bình ra để HĐXX thẩm vấn” – Chủ tọa cho biết.

Tổng giám đốc DongABank ‘lôi’ cả bố vợ vào vụ án ngàn tỷ

TPO - Ngoài bố vợ, ông Bình còn đưa cả tên vợ, tên con vào các ‘phi vụ’ mà nay cơ quan điều tra cho rằng sai phạm với hậu quả thiệt hại tiền tỷ.
Ông Trần Phương Bình ‘đưa’ cả tên bố vợ, vợ và con vào vụ án. Ảnh: Tân Châu
Ông Trần Phương Bình ‘đưa’ cả tên bố vợ, vợ và con vào vụ án. Ảnh: Tân Châu
Tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TPHCM xử vụ sai phạm xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB) sáng nay (27/11), bà Cao Thị Ngọc Dung (Chủ tịch Cty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, vợ ông Trần Phương Bình – Tổng giám đốc DAB) đã trình diện HĐXX trong phần thẩm tra tư pháp của phiên tòa.
Bà Dung, theo cáo trạng liên quan tới chuỗi sai phạm của chồng, tuy nhiên cơ quan công tố và chính bà Dung khai nhận là do ông Bình tự ý dùng tên bà trong các giao dịch của ông Bình.
Cụ thể, với hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt của DAB trên 1.200 tỷ đồng trong vụ việc Trần Phương Bình mua 74.000 cổ phần DAB từ năm 2007 đến năm 2014, ngày 25/12/2007, ông Bình chỉ đạo thuộc cấp lập phiếu thu khống 12 tỷ đồng mua 200.000 cổ phần DAB, đứng tên vợ là bà Cao Thị Ngọc Dung.
Ngoài bà Dung, trong ‘phi vụ’ chiếm đoạt 1.200 tỷ đồng này, từ ngày 30/5/2007 đến ngày 25/12/2007, ông Bình chỉ đạo thuộc cấp lập bảng kê kiêm phiếu thu, thu khống tổng số 374 tỷ đồng để Trần Phương Bình mua tổng số 5,3 triệu cổ phần DAB đứng tên Trần Phương Bình và người thân khác.
Trong đó ngày 10/12/2007, bộ sậu ông Bình lập phiếu thu khống 31,3 tỷ đồng mua 523.000 cổ phần DAB đứng tên ông Cao Ngọc Liên là bố vợ của ông Trần Phương Bình. 8 ngày sau, tiếp tục lập phiếu thu khống gần 78 tỷ đồng mua gần 1.300 cổ phần DAB đứng tên con gái ông Bình là Trần Phương Ngọc Thảo.
Cũng trong ngày ngày 18/12/2007, ông Bình tiếp tục thực hiện lập phiếu thu khống 64 tỷ đồng mua 1.000 cổ phần DAB đứng tên con gái khác của ông Bình là Trần Phương Ngọc Giao.
Khi Cơ quan điều tra phá án, vợ ông Bình và người thân đồng nhất khai do Trần Phương Bình tự ý lấy tên Cao Thị Ngọc Dung, Cao Ngọc Liên, Trần Phương Ngọc Thảo, Trần Phương Ngọc Giao đứng tên mua cổ phần DAB vào năm 2007. Người thân ông Bình khẳng định không ký chứng từ nộp tiền, không nộp tiền mua cổ phần, số tiền mua trên 3 triệu cổ phần DAB.

Xem tiếp...