Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

MUÔN NẺO MƯU SINH 20

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bất Ngờ Với Công Việc Nguy Hiểm Nhất ở Sài Gòn

Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn

Để có thu nhập 5-9 triệu đồng mỗi tháng, những "người nhện" lau kính suốt ngày phải lơ lửng trên không trung, đối mặt với nguy hiểm.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Vào dịp cuối năm, nhiều tòa nhà cao tầng ở TP HCM phải được lau chùi lớp kính để giữ được vẻ sạch sẽ bóng bẩy. Đây cũng là dịp để những người thợ lau kính "vào mùa" kiếm tiền.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Các công nhân đu mình trên các cửa sổ được gọi vui là "người nhện". Đu mình ở độ cao cả trăm mét, họ làm việc hết sức vất vả, nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu công việc thường xuyên cũng giúp họ có thu nhập từ 300.000-500.000 đồng mỗi ngày.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Anh Tô Văn Huynh (27 tuổi, quê Đăk Nông) có kinh nghiệm 8 năm "lơ lửng trên không". Chừng ấy thời gian, anh Huynh không chỉ làm nghề mà còn đi kiếm "thầu" cho anh em. "Công việc này không cần bằng cấp nhưng người thợ phải có chuyên môn, không sợ độ cao, tập trung và thần kinh vững chắc", anh Huynh chia sẻ.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Bộ dụng cụ nghề này khá đơn giản, bao gồm dây, ghé đu, đồ hít kính, khóa an toàn, đai bảo vệ toàn thân và dụng cụ lau rửa.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Để bắt đầu công việc này, từ trên những nóc nhà cao tầng, công nhân sẽ đi hệ thống dây tuột và dây an toàn. Họ phải chọn điểm cố định dây vững chắc chịu được sức tải lớn để đảm bảo an toàn. "Thoạt nhìn dây có vẻ không vững chắc, tuy nhiên sức tải của dây lên đến 1,7 tấn. Chỉ cần làm đúng thao tác chuyên môn là rất an toàn", anh Huynh cho biết.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Điều quan trọng với công nhân lau kính ngoài rành về chuyên môn còn phải học với cách thích nghi độ cao. "Lính mới vào nghề được cho đi làm những tòa nhà thấp, chỉ 3-4 tầng rồi từ từ nâng dần độ cao lên. Sau hơn một năm làm việc này, tôi mới có thể lau ở tòa nhà cao hơn 10 tầng thôi. Dù vậy, từ trên cao nhìn xuống, lúc đầu tôi rất hay bị choáng", anh Trương văn Thành (25 tuổi, quê Đăk Nông) cho biết.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Lơ lửng ở độ cao cả trăm mét nhưng có nhiều nhóm lau kính được công ty trang bị dụng cụ bảo hộ khá sơ sài, chỉ có đai an toàn, thiếu mũ bảo hiểm, giày… Và để có điểm tựa ở trên không trung, "người nhện" cần xài đến dụng cụ hít kính, tựa chân vào đó cho dễ lau chùi.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Thời tiết lý tưởng cho công việc này phải là những hôm trời râm mát, lặng gió nhưng số lượng ngày làm việc lý tưởng ấy rất hiếm hoi. "Gặp hôm nắng gắt thì làm một xíu là mỏi vì say nắng. Có lần, tôi lau ở tòa nhà 40 tầng mà không có chỗ bám, gió quá mạnh nên bị thổi bạt ngang gần chục mét. Nắng gió là những sự cố hay gặp nhất của nghề này", anh Huynh cho biết.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Mỗi ngày công nhân lau kính cũng làm việc 8 tiếng như những công việc khác nhưng mệt mỏi hơn rất nhiều. "Chỉ cần tưởng tượng ngồi im trên ghế đu cả mấy tiếng liền giữa cái nắng gió là thấy mệt rồi. Hơn nữa nếu giữa chừng khát nước hay muốn đi vệ sinh, chúng tôi cũng ráng nhịn", anh Phan Văn Út (24 tuổi, quê Đồng Nai) chia sẻ.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Anh Út cho biết, với những công trình được ốp hoàn toàn bằng kính thì việc lau chùi khá đơn giản. Độ nhanh chậm tùy thuộc vào tay nghề mỗi công nhân. Những tòa nhà xây có gờ thì lau dọn khó khăn hơn.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Những công nhân lau kính chia sẻ, họ chỉ thực sự cảm thấy an toàn khi chân chạm mặt đất. "Chúng tôi đánh cược cả mạng sống nên rất kỵ những từ như tai nạn, sự cố…", anh Huynh nói.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Giờ nghỉ trưa, ai cũng nhanh chóng uống nước, ăn cơm để ngả lưng sớm trước khi bắt đầu lại công việc. 
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Vào dịp cuối năm, công việc của họ đều đặn hơn. Thợ có tay nghề có thể kiếm trung bình 400.000 đồng một ngày. "Thời gian còn lại trong năm, thu nhập của chúng tôi chỉ dao động từ 5-9 triệu đồng một tháng tùy theo tay nghề", anh Tô Văn Đức (30 tuổi) cho biết.
Quỳnh Trần

Cực nhọc người nhện lau kính

Cực nhọc, nguy hiểm là tất cả những gì người ta có thể liên tưởng về những chàng trai lau kính các tòa nhà cao tầng, và không có họ thì các tòa nhà sẻ trở lên cũ kĩ, mất thẩm mỹ. Vậy họ là ai? Người nhện lau kính?

Công việc lau kính ngày xưa

Dịch vụ lau kính tòa nhà, các trung tâm thương mại ở những năm đầu 1990 là công việc khá mới mẽ, số lượng nhân công làm nghề này tập trung chính ở Sài Gòn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Công việc lúc đó làm không hết, dù cực nhọc nhưng mức lương tương đối hậu hỉnh, công việc trải đều quanh năm làm không hết do vậy người lao động có quyền “lựa chọn” những công ty có chế độ đãi ngộ tốt.
Cực nhọc nghề lau kính tòa nhà cao tầng
Một công việc vất và, cực nhọc và vô cùng nguy hiểm của thợ lau kính nhà cao tầng

Hiện nay

Các công trình lớn xây dựng mọc lên ngày càng nhiều kéo theo nhu cầu làm sạch kính mặt ngoài các tòa nhà không ngừng tăng cao. “nghề chỉ nghề” nên số lượng lao động ở lĩnh vực này ngày càng đông. Đến với công việc nguy hiểm đặc thù này thường là do ngẫu nhiên, các lao động ban đầu chỉ làm các công việc vệ sinh bình thường khác sau đó họ quen dần với công việc từ lúc nào chính người làm việc cũng không nhận ra. Riêng ở Sài Gòn hiện nay số lượng lao động là trong khu vực này khoảng 500 người, không chỉ làm quanh Sài Gòn mà còn thi công ở tất cả các tỉnh trong cả nước, một số công nhân còn “xuất ngoại” sang cả Campuchia, Lào... do số lượng phát triển nhanh hơn so với nhu cầu nên mức thu nhập hiện nay cũng không được còn như trước.
công việc cực nhọc của công nhân lau kính
Công việc nguy hiểm, cực nhọc chỉ với mục đích mang tầm nhìn đẹp cho khách hàng

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm

Gần như trong tất cả các nghề lau kính ngoài trời là nghề nặng nhọc và nguy hiểm nhất, bạn thử hình dung ở độ cao khoảng 100m so với mặt đất, khi lau phải tiếp xúc với cái nắng gay gắt những tấm kính nóng sẽ phả hơi vào bạn, đó là chưa kể nhiều lúc thời tiết có nhiều biết động (gió mạnh, mưa...)
Nếu là người sợ độ cao, nghề lau kính nhà cao tầng là một nhiệm vụ bất khả thi. Bởi ngày nay với sự vươn mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì các tòa cao ốc mọc lên ngày càng nhiều, chiều cao không thua gì các toàn nhà trọc trời trên thế giới. "Người nhện" đánh đu trên những sợi dây đã được cố định, chân đứng trên tấm ván đánh đu giữa trời và tiến hành lau toàn nhà, một công việc nghĩ tới thôi đã phải giật mình.
Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh cửa kính công nghiệp trên các tòa nhà cao tầng
Để làm được công việc này thì yếu tố cần phải có là “độ lì” của người thợ, ở độ cao cho dù bao nhiêu họ vẫn cảm có cả giác bình thường không bị “thần hồn át thần tính”. Tất cả các công ty vệ sinh công nghiệp đều có những phương án an toàn tối đa cho người lao động, tuy nhiên trong thi công có những yếu tố bất ngờ nguy hiểm đến tính mạng như gông lốc, mưa, gió... khi gông lớn có thể đẩy người thợ ra xa vị trí lau tới hàng chục mét, khi thi công bạn bị các triệu chứng mệt mõi bất ngờ cũng  hết sức nguy hiểm.
Trò chuyện với một người thợ lau năm trong nghề và biết được những khó khăn nguy hiểm, mình hỏi anh có lúc nào suy nghĩ mình bỏ nghề này đi tìm một công việc khác bớt vất vả hơn không? Anh cười bảo: làm gì rồi quen đó, vả lại công việc này đem lại thu nhập cũng tạm ổn định để trang trải chi phí cuộc sống ở Sài Gòn, nếu nói chuyển nghề cũng chưa biết phải làm gì bây giờ, chỉ mong chủ thầu đảm bảo đồ bảo hộ để chúng tôi yên tâm làm việc hơn.

Vệ sinh công nghiệp Aaclean

Sự sống kì diệu của người lau kính rơi từ tầng 47 xuống đất

(PLO) -Bạn đọc biết rằng, chỉ có một nửa số người rơi từ tầng 3 xuống đất là có thể sống sót mà thôi; nếu rơi từ tầng 10 trở xuống e là không một ai sống sót. Thế nhưng, một người làm nghề lau cửa kính đã rơi từ mái của một tòa nhà chọc trời cao 47 tầng ở ngay trung tâm thành phố New York mà vẫn sống sót. 
Sự sống kì diệu của người lau kính rơi từ tầng 47 xuống đất
Anh Alcides Moreno (giữa) đang gặp gỡ các lính cứu hỏa tại Sở cứu hỏa New York, những người từng giải cứu anh thành công vào năm 2008
Phép màu nào đã xảy ra? Làm thế nào ông ấy có thể vượt qua cửa tử? 
Vụ tai nạn kinh hoàng
Với nụ cười dễ mến, anh Alcides Moreno vui vẻ giải thích lý do hành nghề của mình: “Tôi thích cảm giác cửa sổ luôn sạch sẽ, láng o. Tôi thích nước và xà phòng. Chúng tôi thường bắt đầu làm việc ở tầng mái tòa nhà và lần hồi xuống dưới tầng trệt, công việc đều đặn và tôi rất thích nghề này”. 
Anh Moreno và người em trai Edgar được giao nhiệm vụ làm sạch toàn bộ kính cửa sổ tại cao ốc hạng sang với 47 tầng mang tên Solow Tower nằm ở Upper East ở Manhattan vào buổi sớm của ngày 7 tháng 12 năm 2007. Họ đi thang máy lên mái của tòa nhà và đi ra ngoài tầng mái để làm việc, nhiệt độ ngoài trời lửng lơ ở ngưỡng đóng băng. Và cũng chỉ một chốc sau đó, bi kịch không mong đợi đã xảy ra.
Theo báo cáo tai nạn của Bộ Lao động Mỹ thì: “Khi 2 công nhân leo đến sàn rửa rộng 4,9m để nắm các dây cáp thì bỗng dưng “chân trượt khỏi nơi làm việc”. “Về phía tay trái, sợi cáp rơi ra đầu tiên. Đó là nơi làm việc của em trai tôi. Cậu ấy đang rơi xuống”. Alcides Moreno rùng mình nhớ lại.
Edgar Moreno rơi thẳng xuống từ độ cao 144m, cơ thể nằm sõng soài tại một ngách ngõ hẹp. Vào thời điểm Edgar chạm đất, ước tính cơ thể anh đã rơi xuống với tốc độ hơn 120 dặm/giờ. Chưa hết, chẳng mấy chốc, giàn giáo bên phía Alcides Moreno cũng “sụm bà chè”, anh cũng bất ngờ rơi thẳng xuống đất.
Trên đường phố, nhân viên cứu hỏa và đội ngũ nhân viên y tế thảy đều dựng tóc gáy khi tận mắt chứng kiến một cảnh tượng ớn lạnh. Edgar Moreno rớt trên một hàng rào gỗ, cơ thể bị cứa đứt và không ai có thể giúp được anh. Riêng Alcides Moreno được tìm thấy trong đống kim loại xoắn, cơ thể vẫn dính trong các cấu kiện giàn giáo. Vẫn còn thở thoi thóp, Alcides nói rằng anh đã cố gắng hết sức với ý chí đấu tranh để sinh tồn, nhưng không tài nào đứng dậy nổi.
Alcides Moreno cùng vợ Rosario và một trong số 4 đứa con trai 
Lính cứu hỏa nhớ lại, họ đã di chuyển nạn nhân như thể đang mang “một quả trứng sắp bị bể”, bởi họ biết rằng chỉ cần một động tác sai thì nạn nhân có thể mất mạng ngay lập tức. Dính vào người Alcides là lằng nhằng dây an toàn, cùng với đó là ít xà phòng và 1 xô nước nóng – hơi nước vẫn bốc lên nghi ngút – đã được phát hiện trên mái nhà cạnh giàn giáo bị hỏng.
Hành trình phục hồi kì diệu
Người ta tức tốc đưa cơ thể bầm dập của Alcides Moreno đến một bệnh viện gần nhất, khi đó nạn nhân chìm trong hôn mê. Alcides bị chấn thương não, cột sống, ngực và bụng, gãy xương sườn, gãy tay phải và 2 chân đều gãy. Alcides phải trải qua vô số ca phẫu thuật bao gồm cả một thủ thuật đưa ống thông vào trong não để giảm sưng não cho bệnh nhân. 
Ngay tại thời điểm đó, TS Herbert Pardes, là Chủ tịch và CEO của Bệnh viện New York-Presbyterian đã phát biểu trong cuộc họp báo rằng: “Nếu quý vị muốn tìm kiếm một phép mầu nhiệm trong y tế, thì chắc chắn là đây. Tỷ lệ sống còn từ tầng 4 đã được xem là hi hữu rồi”.
Còn Tiến sĩ Glenn Asaeda từ Sở cứu hỏa New York, nhấn mạnh: “Ơn trên đã giúp cho anh ấy (Alcides Moreno)”. Gần 3 tuần nhập viện, nạn nhân Alcides Moreno mới thức dậy, đó là ngày Giáng sinh của năm 2007; lúc đó chị Rosario, bà xã anh cũng đang túc trực bên giường bệnh của chồng. 
Alcides Moreno nhớ lại: “Đầu óc tôi ong ong”. Anh cũng không nhớ được chuyện khi gặp nạn. Liệu anh có biết chuyện gì đã xảy ra với em trai của mình không? Alcides nói: “Tôi biết chắc là cậu ấy đã chết, vì lúc nhìn quanh quất tôi chỉ thấy mình và bà xã thôi”.
Một cuộc điều tra hiện trường xảy ra vụ tai nạn đã khám phá ra rằng, giàn giáo đã không được duy trì hợp quy cách và hệ thống dây cáp máy được dính vào sàn rửa của cửa sổ của tòa nhà đã không được “neo” vào mái nhà.
Các nhà điều tra tai nạn cũng kết luận, mặc dù Alcides Moreno bước lên giàn giáo mà không thắt dây an toàn, nhưng điều đó cũng không chứng minh rằng anh từ chối sử dụng nó. Kể từ lúc Alcides không chắc lấy thiết bị làm sạch cửa sổ từ mái nhà, nghe có vẻ như anh vẫn còn ý định quay trở lại để thắt dây an toàn trước khi bắt đầu làm việc. 
Người em trai Edgar Moreno (trái) đã chết cùng với Alcides Moreno 
ADVERTISEMENT
Nhưng làm thế nào mà Alcides Moreno lại có khả năng sống sót một cách kỳ diệu đến thế? Ngay trong lúc vướng vào giàn giáo và té ngã, liệu cấu trúc này có chịu sự tác động không? Làm thế nào, giàn giáo có thể lướt trong không trung? Có khi nào Alcides Moreno đã nhảy ra khỏi tòa nhà lúc anh đang rơi xuống và nó đã làm chậm lại tốc độ rơi? Hai anh em nhà Moreno đều đến từ Ecuador, đến Mỹ vào thập niên 1990 để tìm việc làm.
Alcides Moreno bùi ngùi nói: “Sự ra đi của cậu ấy (Edgar Moreno) là một cú sốc quá lớn với tôi. Edgar từng sống cùng tôi ở New Jersey, chúng tôi chia sẻ cho nhau mọi thứ. Cậu ấy làm việc cùng tôi và qua đời trong lúc làm việc chung với anh trai. Suốt 3 năm tôi rơi vào trạng thái buồn chán, đó là quãng thời gian tôi bắt đầu hồi phục và tạm chấp nhận em trai mình đã đi xa mãi mãi. Nó đau như cảm giác tôi mất đi đứa con, bởi vì cậu ấy còn quá trẻ”.
Alcides Moreno đã nhận được một khoản tiền bồi thường thiệt hại khá hậu hĩnh, gia đình anh đã dọn tới Phoenix, tiểu bang Arizona. Alcides phân trần, thời tiết ở Phoenix tốt cho sự phục hồi xương của anh. “Alcides vui mừng nói: “Mình mẩy tôi đầy sẹo do chấn thương vùng lưng. Tôi không thể chạy, chỉ có thể đi bộ mà thôi. Tôi không thể trở lại như xưa được nữa song tạ ơn Chúa, tôi có thể đi lại được, quả là phép mầu!” 

Anh Alcides Moreno không hề biết sợ độ cao
Ngày nay ở tuổi 46, Alcides Moreno bộc bạch rằng anh vẫn có ý nghĩ muốn lau  chùi cửa sổ một lần nữa nếu sức khỏe cho phép – anh không hề có cảm giác sợ độ cao. Nhưng anh không thể làm việc vì lý do sức khỏe, Alcides ước tính rằng anh chỉ còn độ 80% sức khỏe. Alcides nói: “Khi tôi hỏi một số thứ, tôi không thể kết thúc câu hỏi. Có những thứ tôi không thể làm được trọn vẹn. Âu là có lẽ do tai nạn đã gây ra”. 
Vụ té ngã từ ngày 7/12/2007 đã hoàn toàn thay đổi hẳn cuộc đời của Alcides. Alcides bồi hồi nói: “Tôi nghĩ nhiều về bản thân và chỉ mình tôi thôi. Tôi muốn chu cấp cho gia đình và nghĩ rằng đó là thứ tốt nhất. Rồi tôi nhận ra rằng thứ quan trọng nhất trong cuộc đời tôi là vợ và các con”.
Năm ngoái 2016, Alcides Moreno được làm cha lần thứ 4. Khỏi nói cũng đủ biết anh mừng rỡ đến thế nào khi nói về cậu con trai tròn 8 tháng tuổi. Ánh mắt tràn đầy niềm yêu thương, ông bố Alcides nhấn mạnh: “Tôi không ngừng tự hỏi tại sao mình lại có thể sống được và có thêm đứa con mới – phải chăng là nhờ nó, tình phụ tử, tôi phải nuôi nó trưởng thành để kể cho nó hay về trải nghiệm đau thương mà cha nó đã trải qua”…/.
Thanh Hải – Hải Nguyễn (tổng hợp)

Robot lau kính nhà cao tầng

  • 1 2 3 4 5
  • 2.233
Cùng với sự phát triển của đô thị, những năm gần đây nhà cao tầng mọc lên ngày một nhiều hơn và ở Việt Nam đã xuất hiện thêm một nghề mới - nghề lau kính nhà cao tầng. Tuy nhiên, do lau kính bằng phương pháp thủ công nên mất rất nhiều thời gian, công sức và đặc biệt là rất nguy hiểm cho tính mạng của công nhân khi thường xuyên phải làm việc trên cao.
Robot lau kính
(Ảnh: VTV)
Để khắc phục tình trạng này, các giảng viên và sinh viên trường Đại học Dân lập Lạc Hồng, tỉnh Đồng Nai đã nảy sinh ý tưởng thiết kế và chế tạo Robot công nghiệp phục vụ việc lau cửa kính cho các tòa nhà cao tầng.
Với nhiệm vụ chính là lau kính nhà cao tầng nên Robot không chỉ có khả năng di chuyển trên các mặt phẳng nằm ngang, mà còn di chuyển trên mặt phẳng dựng đứng và mang các thiết bị kèm theo để thực hiện công việc lau rửa kính, quan sát và sơn sửa.
Thạc sĩ Nguyễn Vũ Quỳnh - giảng viên khoa Cơ điện - Trường ĐHDL Lạc Hồng cho biết: "Di chuyển trên mặt phẳng thẳng đứng thì khác xa và khó khăn hơn rất nhiều so với di chuyển trên mặt phẳng nằm ngang. Dựa trên nguyên lý trượt trên 2 thân, khi một thân của robot đã được bám chắc trên mặt kính rồi thì thân thứ 2 sẽ trượt lên và làm như vậy thì lúc nào cũng có ít nhất 50% giác hút của robot được bám trên mặt kính, làm cho robot không thể rơi được".
Theo thiết kế, robot sử dụng cơ cấu vít me đai ốc bi để thực hiện chuyển động tịnh tiến theo 2 phương vuông góc nhau, sử dụng cơ cấu chống đuôi để cân bằng lại trọng tâm, sử dụng công tắc hành trình và còi báo hiệu để nhận biết gờ kính, đồng thời dùng hơi nước nóng cung cấp cho bộ phận lau. Sau hơn 1 năm vừa chế tạo vừa thực nghiệm, kết quả cho thấy robot hoạt động tốt, di chuyển ổn định theo phương thẳng đứng, phương ngang, vượt qua các gờ và lau sạch kính.
Theo TS.Trần Hành - Hiệu trưởng trường ĐHDL Lạc Hồng - Chủ nhiệm đề tài: "Robot lau kính mỗi giờ leo 10 mét, ngang khoảng 7-8 mét (khoảng 80 m2). So với con người thì nó chậm hơn một chút, nhưng an toàn hơn. Bởi vì càng leo cao thì khả năng xảy ra rủi ro với con người càng lớn".
Không chỉ thay thế con người trong công việc lau kính nhà cao tầng, giúp con người tránh khỏi những rủi ro không đáng có, robot lau kính còn có ưu điểm là chỉ cần đầu tư 1 lần, chủ nhân của những căn nhà cao tầng có thể sử dụng robot trong việc làm vệ sinh kính nhiều năm, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Tới đây, trường ĐHDL Lạc Hồng sẽ phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Đồng Nai đưa robot lau kính vào sản xuất công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cả nước.
Cập nhật: 04/07/2006 Theo VTV

Mục sở thị một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới

Nghề đu dây lau kính được xem là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới. Những 'người nhện' treo mình trên sợi dây, lơ lửng trên không trung ở độ cao hàng chục, hàng trăm mét, phải đối diện với vô số hiểm nguy chực chờ...
Không ít người mưu sinh bằng nghề đu dây lau kính các tòa nhà cao tầng - Ảnh: X.P
Ngày càng có nhiều nhà cao tầng nên nghề đu dây lau kính bắt đầu rộ lên, nhất là vào thời điểm cuối năm - Ảnh: ẢNH: X.P
Trước khi làm "người nhện" đu dây lau kính, Trương Nguyễn Duy Thiên (32 tuổi, Q.12, TP.HCM) neo dây cẩn thận vào các vật kiêng cố - Ảnh: ẢNH: X.P
Chỉ cần gió bất chợt hay mưa đổ xuống là người lau kính có thể đối mặt nhiều nguy hiểm - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Cả người lẫn dụng cụ lau kính nặng gần trăm ký, được treo lơ lửng trên một sợi dây - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Hiện ở TP.HCM có khoảng 150 thợ đu dây lau kính chuyên nghiệp. Hầu hết những tòa nhà cao tầng ở TP.HCM đều từng được một trong số họ đu dây để làm sạch hệ thống kính - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Nguyễn Hải Tùng (28 tuổi, Cà Mau) đu dây lau kính đã 8 năm. Tùng từng đu những tòa nhà cao chọc trời như: Saigon Center 2 (42 tầng, 193 mét), tòa nhà 50 tầng trong khu Vinhome Tân Cảng... - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Vì nghề quá nguy hiểm, lỡ gặp sự cố dễ dẫn đến những tai nạn thương tâm nên không ít người không "chịu nỗi nhiệt". Mặc dù vậy, vẫn có những công nhân muốn góp sức mình giúp thành phố đẹp hơn - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Dụng cụ hít kính gắn chặt vô kính, để công nhân móc chân vào cố định vị trí, không bị đong đưa khi làm việc trên cao - Ảnh: ẢNH: X.P
Đã có những tai nạn xảy ra khi đu dây lau kính "rửa mặt" cho các tòa nhà. Nhiều người cho rằng đu dây lau kính là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Làm nghề này đối diện với nhiều nguy hiểm, nhưng người công nhân chưa được hưởng nhiều quyền lợi - Ảnh: ẢNH: X.P
Vì thường xuyên lơ lửng trên không trung, ở độ cao hàng trăm mét, lại đối diện với nắng gắt, nên người công nhân thủ sẵn nước và bánh để "tiếp sức" những khi đói và khát - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Sau khi "tiếp đất" an toàn, Thiên ngồi nghỉ lấy lại sức - Ảnh: ẢNH: X.P
Những tháng cuối năm là "vào mùa" của nghề đu dây lau kính. Nhưng qua tết thì... thất nghiệp - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Nguyễn Văn Đức (41 tuổi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đu dây lau kính được 18 năm. Mỗi lần xong công việc là anh nhắn tin cho vợ an tâm - Ảnh: ẢNH: X.P
Tranh thủ nghỉ lấy lại sức sau khi đu dây lau kính mệt mỏi - Ảnh: ẢNH: X.P
Những công nhân đu dây lau kính cho biết: Càng xuống dưới thấp càng đỡ, chứ treo mình ở trên cao, gió thổi, thấy ghê vô cùng - Ảnh: ẢNH: X.P
Nhiều người trẻ mưu sinh bằng nghề này, điều họ mong mỏi nhất đó là bình an trong những lần làm việc. Cầu mong cho chính bản thân họ và cả những đồng nghiệp làm nghề này - Ảnh: ẢNH: X.P
Nguyễn Duy Quang (29 tuổi, ở Q.2, TP.HCM) đu dây lau kính được 7 năm. Anh kể vợ con thường xuyên ngăn cản, khuyên bỏ việc, kiếm nghề khác để làm, "nhưng cái nghề này nó 'vận' vào mình thì phải, dứt hoài không được", Quang kể - Ảnh: ẢNH: X.P
Ông Nguyễn Thanh Sơn (50 tuổi, ở đường Bạch Đằng, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) chính là người đu dây già nhất Sài Gòn. Cả thanh xuân của ông, chỉ đu dây mưu sinh kiếm sống. Ông Sơn gặp nhiều sự cố, tai nạn, nhưng may mắn qua khỏi - Ảnh: ẢNH: X.P
PV Thanh Niên làm nghề đu dây lau kính để thấu hiểu những vất vả khó khăn mà người công nhân mưu sinh bằng nghề này đã gặp phải - Ảnh: (ẢNH: Q.P)
Xuân Phương
Xem tiếp...

VÕ THUẬT TINH HOA 73 (Lý Huỳnh)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Võ Sư Lý Huỳnh - Tay Đấm Số Má Trên Võ Đài Miền Nam Trước 1975

Lý Huỳnh và sự thật chuyện thách đấu Lý Tiểu Long

Nguyễn Hương |

Lý Huỳnh và sự thật chuyện thách đấu Lý Tiểu Long

Trước khi tham gia đóng phim và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu điện ảnh Việt, NSND Lý Huỳnh còn là "cơn ác mộng" của... các đương kim vô địch võ thuật trước 1970!

Lý Huỳnh tên thật là Lý Kim Tuyền sinh năm 1942 tại Vĩnh Long trong một gia đình người Hoa có truyền thống về võ thuật.
Dù sinh thành trong cái nôi võ học nhưng Lý Huỳnh lại không học được nhiều võ từ cha mà chủ yếu từ ba người thầy: võ sư Hải Yến, võ sư Huỳnh Đạt Dân và Huỳnh Tiền.
Nhờ những bài quyền côn của võ sư Hải Yến truyền dạy mà sau này, khi đóng phim "Vùng gió xoáy", Lý Huỳnh đã có dịp khoe bài trường côn làm người xem ngưỡng mộ.
Với võ sư Huỳnh Đạt Dân, Lý Huỳnh học chủ yếu binh khí là đao và kiếm. Trong khi võ sư Huỳnh Tiền dạy ông võ tự do.
Lý Huỳnh (bên phải) thời xưng hùng trên võ đài.
Lý Huỳnh (bên phải) thời xưng hùng trên võ đài.
Chuyên đánh bại các đương kim vô địch
Lần đầu lên võ đài của Lý Huỳnh hết sức đặc biệt. Người ta đánh từ từ lên rồi mới đụng đương kim vô địch, đằng này, Lý Huỳnh giáp mặt nhà vô địch ngay lần đầu lên võ đài.
Lúc đó, Lý Huỳnh mới 17 tuổi và nặng 60 kg. Đối thủ của ông là võ sĩ Văn Đại, đương kim vô địch Việt Nam năm 1957. Họ đấu với nhau 2 trận, Lý Huỳnh thua 1 và hòa 1.
Sau này, nhiều người nói, đó là trận đấu may mắn cho cả hai võ sĩ. Tại sao lại có chuyện kỳ lạ như thế?
Với Văn Đại, nói may là bởi nếu bị thua trước một cậu thiếu niên lần đầu đánh võ đài thì thật... bẽ mặt! 1 thắng, 1 hòa giúp nhà đương kim vô địch giữ được "phần thể diện" cho mình.
Với Lý Huỳnh, trận đầu bị xử thua là bởi... thiếu kinh nghiệm. Ông nói: "Khi đánh hiệp 2, tôi uýnh Văn Đại ngã rồi nhưng tôi không biết cái bồi thêm nên mới thua".
Lý Huỳnh kể: "Trận đấu phục thù năm 1960, tôi mạnh hơn ông ấy. Nếu công bằng thì tôi thắng chứ không xử hòa đâu".
Nhưng dù thắng hay thua thì Lý Huỳnh cũng đã "có số" trên cả võ đài lẫn giới võ thuật. Để rồi những trận cáp độ võ đài sau đó của Lý Huỳnh đều là các nhà vô địch.
Trận đánh võ đài tiếp theo, Lý Huỳnh đấu với võ sĩ người Pháp, Lyauté Francoise - vô địch võ biền Pháp ở Việt Nam. Ông nói: "Tôi uýnh có 3 hiệp, ông ấy nằm luôn".
Các trận thắng cứ thế nối đuôi nhau trên võ đài. Trong trận thắng võ sĩ Anh Thạch (võ sư nổi tiếng ở miền Bắc vào miền Nam năm 1954), Lý Huỳnh kể: "Tôi đấu với ông ấy hai trận. Trận đầu tôi thắng điểm. Trận thứ hai tôi uýnh nock out luôn".
Sau chiến thắng này, Lý Huỳnh lại thượng đài với người vô địch 6 tỉnh miền Trung, võ sư Mạch Trung Phương. Lý Huỳnh cũng thắng luôn.
Lý Huỳnh tự nhận sở trường của mình là võ tự do. Ở thể loại này, ông chấp mọi kí lô. Nhưng sau này, hễ cứ đánh tự do là các đối thủ của ông... "dọt lẹ".
Đó là trận đấu với võ sư vô địch Hải Phòng. Đã cáp độ xong xuôi, bữa mai thượng đài thì hôm nay, đối thủ của ông xin rút.
Sau này mới biết, vị võ sư kia đi hỏi dò những người đã từng đấu và bại dưới tay Lý Huỳnh, thì ai cũng nói: "Đừng đấu, ông ấy uýnh chết đó. Lý Huỳnh ghê lắm...".
Thế là Lý Huỳnh đành phải trở lại đấu quyền anh. Bởi lẽ đấu tự do, có cáp độ, võ sĩ tham gia đấu đều phải ký giấy sinh tử. Đánh thua, chết bỏ.
Khi kể lại những năm tháng xưng hùng trên võ đài miền Nam, Lý Huỳnh cười bảo: "Tôi có số đó, đụng toàn vô địch không hà. Đánh vòng vòng tất cả 12 trận, tôi thắng 8, thua 2, hòa 2".
Ngoài 70, Lý Huỳnh bảo, giờ không đấu được nữa rồi, chỉ múa quyền được thôi!
Ngoài 70, Lý Huỳnh bảo, giờ không đấu được nữa rồi, chỉ múa quyền được thôi!
Thách đấu Lý Tiểu Long vì bị xúc phạm
Lý Huỳnh nổi tiếng với chiêu liên hoàn bát cước (tung người đá 8 cước trên không). Năm 1965, ông bắt đầu mở trường dạy võ có tên Võ đường Bình Thới (quận 11).
Từ lò võ này đã đào tạo ra nhiều võ sĩ giỏi và đều được gọi bắt đầu bằng tên Lý Huỳnh. Trong đó có thể kể đến các võ sĩ Lý Huỳnh Cường, Lý Huỳnh Yến...
Sự kiện Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long đã rầm rồ một thời trên báo chí Việt Nam và báo chí Hồng Kông những năm 70. Tuy nhiên, Lý Huỳnh cho biết, câu chuyện này được báo chí thêu dệt nhiều!
Lý Huỳnh bảo: "Ngày đó báo chí tự do, trên trời dưới đất, thích viết gì thì viết, thế nên chuyện tôi thách đấu Lý Tiểu Long lúc đó báo chí làm to quá".
Sự thật đằng sau câu chuyện thách đấu rầm rộ khi ấy được chính người thách đấu nói lại là vì... cảm thấy bị xúc phạm!
Số là, năm 1970, đoàn phim Hồng Kông sang Việt Nam để thực hiện phim "Long hổ sát đấu". Họ tìm tới các võ đường để casting diễn viên.
Sau khi tham quan nhiều võ đường, trong đó có võ đường của Lý Huỳnh, các võ sinh lần lượt ra biểu diễn quyền cước, đao, côn... Lý Huỳnh cũng biểu diễn bài Thiếu lâm tự và đá liên hoàn bát cước.
Sau khi được chiêm ngưỡng bài quyền của Lý Huỳnh, vị đạo diễn vỗ vai bảo ông: "Tôi mời anh đóng vai sư huynh của võ đường. Trong môn phái đó bị bọn tà phái tới phá. Anh sẽ là người uýnh tụi nó".
Tiếc là Lý Tiểu Long chưa kịp nhận lời thách đấu của Lý Huỳnh, nếu không đã có một trận thư hùng để đời.
Tiếc là Lý Tiểu Long chưa kịp nhận lời thách đấu của Lý Huỳnh, nếu không đã có một trận thư hùng để đời.
Cùng với Lý Huỳnh khi ấy còn có 3 người khác được chọn đóng bộ phim này. Và cảnh quay đó được thực hiện trong nghĩa địa. Quay xong, ông đạo diễn phim bảo: "Lý Huỳnh đá hay lắm, đẹp lắm, nhưng Lý Huỳnh có dám đánh Lý Tiểu Long không?"
"Ông đạo diễn đó hỏi vậy là xúc phạm tôi. Tôi bảo, này, tôi thách Lý Tiểu Long. Anh cứ ghi đi, tôi thách Lý Tiểu Long đánh. Tại sao tôi thách? Vì tôi là võ sĩ uýnh đài. Ông Lý Tiểu Long là võ sĩ màn ảnh, ông ấy không uýnh đài".
Đối với võ sĩ, ăn thua là chuyện bình thường. "Hỏi võ sĩ mà hỏi có dám không? Đó là xúc phạm mình. Nếu ông ấy không hỏi, khi không tôi thách đấu Lý Tiểu Long làm gì!", Lý Huỳnh chia sẻ.
Tuy nhiên, Lý Tiểu Long còn chưa kịp nhận lời thì đã qua đời sau đó không lâu. Thế là cuộc thách đấu đó đã không xảy ra.
theo Trí Thức Trẻ

Võ sư Lý Huỳnh tự tin hạ gục được Lý Tiểu Long

Lôi Phong |

Võ sư Lý Huỳnh tự tin hạ gục được Lý Tiểu Long

Nếu Lý Tiểu Long có bước chân nhún nhảy theo đấu pháp quyền Anh, bộ tay Vịnh Xuân và đòn cước karate, thì ngược lại võ sư Lý Huỳnh có đòn tay quyền Anh, đòn đá taekwondo, chỏ gối của võ tự do và bộ pháp di chuyển theo Thiếu Lâm nam phái.

Có thể bạn quan tâm
Hồi đầu thập niên 70, rộ lên tin võ sư Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long. Có không ít lời thêu dệt chuyện này và cho đến giờ, vẫn còn không ít người nghi hoặc. Trong một bài phỏng vấn cách đây ít năm, ông Lý Huỳnh đã lên tiếng về chuyện này.
Ông khẳng định chuyện thách đấu Lý Tiểu Long là có. Đó là vào những năm 1970, Lý Huỳnh lúc đó tròn 28 tuổi, độ tuổi đang sung sức, lại là một võ sĩ chuyên nghiệp, đi thi đấu nhiều nơi, thượng đài nhiều lần.
Lúc đó, ông đang đóng phim do võ sư Hồng Kông Hàn Anh Kiệt làm đạo diễn – người đóng vai đối đầu với Lý Tiểu Long trong phim Đường Sơn Đại Huynh.
Ông Hàn đạo diễn kiêm chỉ đạo võ thuật. Theo võ sư Lý Huỳnh, ông Hàn Anh Kiệt yêu cầu mình biểu diễn thế đá Liên hoàn bát cước, trong phim đá một cước hạ đo ván 8 người.
"Tôi thực hiện được lời ông Kiệt thì ông Kiệt mới đến bắt tay tôi, vỗ vai và khen nói "Lý Huỳnh đá rất đẹp, rất hay", lại biết tôi đã từng thượng đài nhiều lần nên ông ta hỏi tôi có dám đấu với Lý Tiểu Long không?
Lúc đó tôi nghĩ, mình là một võ sĩ chuyên nghiệp, lên võ đài nhiều lần, từng bách chiến bách thắng, cộng với tự ái dân tộc nổi lên, tôi trả lời không chút do dự, sẵn sàng thách đấu với Lý Tiểu Long", võ sư Lý Huỳnh cho biết.
Thời gian này có báo chí Sài Gòn nghe thông tin nói trên nên cũng đã đăng tải, cả Hồng Kông cũng đăng tin đó, nhưng bất ngờ Lý Tiểu Long đột ngột qua đời năm 1972, lời thách đấu không thực hiện được. Đó là điều đáng tiếc đối với võ sư Lý Huỳnh.
Nhưng nếu phải thượng đài khi đó thì võ sư Lý Huỳnh tự tin sẽ đánh bại được Lý Tiểu Long.
Võ sư Lý Huỳnh cho biết vào năm 17 tuổi, ông đã chính thức bước lên võ đài (1958), từng đấu với nhiều võ sĩ vô địch hạng lông, trong đó có trận đấm knock-out đối thủ Lyauté Francoise, võ sĩ da đen vô địch quân đội Pháp nặng hơn 10 kg (lúc đó Lý Huỳnh 60kg, đối phương 70 kg).
Sau đó, ông lần lượt đánh bại các đối thủ sừng sỏ như Mạch Trung Phương (1964) từng vô địch miền Trung, thắng Anh Thạch cựu vô địch miền Bắc (vô Nam 1954), thủ hòa với võ sĩ Văn Đại đương kim vô địch quyền Anh miền Nam (1960)...
Ông còn cho biết đã học 3 võ sư thuộc hàng tên tuổi, học 3 năm với võ sư Hai Yến – võ cổ truyền Việt Nam, học võ sư Huỳnh Tiền – đương kim vô địch võ tự do và boxing.
Sau đó, ông thọ giáo võ sư Huỳnh Đạt Vân người Trung Quốc học các môn côn, kiếm, binh khí, quyền… của môn phái Thiếu Lâm Tự.
Võ sư Lý Huỳnh khẳng định ông là con nhà võ đã qua thử lửa đến độ không còn biết sợ trước bất cứ đối thủ nào. Khi còn trẻ, ông có thể đấu liên tục 15 hiệp, mỗi ngày đều tập dượt bao cát, chạy bộ và tập đối luyện.
"Nếu Lý Tiểu Long có bước chân nhún nhảy theo đấu pháp quyền Anh, bộ tay Vịnh Xuân và đòn cước karate, thì ngược lại tôi có đòn tay quyền Anh, đòn đá taekwondo, chỏ gối của võ tự do và bộ pháp di chuyển theo Thiếu Lâm nam phái".
Ông kết luận: "Điểm yếu của Lý Tiểu Long là có gương mặt hẹp, quai hàm yếu. Đây là điều tối kỵ khi gặp các tay đấm bốc, vì chỉ với một cú móc có thể bị gãy quai hàm và dễ knock-out (hạ đo ván).
Với mặt mạnh và yếu của mỗi bên, nếu thật sự so tài thì bên tám lạng, người nửa cân, chưa biết ai thắng ai.
theo Motthegioi

Những kẻ từng thách đấu Lý Tiểu Long và cái kết ‘đắng lòng’

(VoThuat.vn) – Lý Tiểu Long là tượng đài võ thuật của thế giới, không ít người đã từng tuyên bố muốn thách đấu hoặc có đánh bại ông. Võ sư Lý Huỳnh của Việt Nam hay ngôi sao Michael Jai White là những cái tên như vậy. 
Võ sư Lý Huỳnh
Chuyện võ sư Lý Huỳnh muốn thách đấu với Lý Tiểu Long là hoàn toàn có thật. Vào năm ông 28 tuổi và đang đóng phim do võ sư Hồng Kông Hàn Anh Kiệt làm đạo diễn – người đóng vai đối đầu với Lý Tiểu Long trong phim Đường Sơn Đại Huynh. Ông Hàn đạo diễn kiêm chỉ đạo võ thuật. Theo võ sư Lý Huỳnh, ông Hàn Anh Kiệt yêu cầu mình biểu diễn thế đá Liên hoàn bát cước, trong phim đá một cước hạ đo ván 8 người.
Lý Huỳnh bên phải thời còn tung hoành trên võ đài.
Lý Huỳnh bên phải thời còn tung hoành trên võ đài.
“Tôi thực hiện được lời ông Kiệt thì ông Kiệt mới đến bắt tay tôi, vỗ vai và khen nói “Lý Huỳnh đá rất đẹp, rất hay”, lại biết tôi đã từng thượng đài nhiều lần nên ông ta hỏi tôi có dám đấu với Lý Tiểu Long không? Lúc đó tôi nghĩ, mình là một võ sĩ chuyên nghiệp, lên võ đài nhiều lần, từng bách chiến bách thắng, cộng với tự ái dân tộc nổi lên, tôi trả lời không chút do dự, sẵn sàng thách đấu với Lý Tiểu Long”, võ sư Lý Huỳnh cho biết.
Tin Lý Huỳnh dám công khai thách đấu Lý Tiểu Long được lan truyền rộng rãi trên khắp các mặt báo ở Sài Gòn. Một số tờ báo lớn tại Hồng Kông cũng đưa tin về điều này. Tuy nhiên, lời thách đấu của Lý Huỳnh đã không thành hiện thực bởi Lý Tiểu Long đã qua đời vào năm 1973. Chia sẻ về điều này, Lý Huỳnh cho biết: “Tôi rất muốn thử được một lần thách đấu cùng Lý Tiểu Long, tôi muốn chứng minh rằng người Việt mình không hề thua kém bất kỳ ai trên thế giới. Tuy nhiên, điều mong ước lớn nhất trong cuộc đời tôi đã không thành hiện thực”.
Michael Jai White
Câu chuyện về Lý Huỳnh là có thật khi ông sống cùng thời với huyền thoại Lý Tiểu Long. Còn với Michael Jai White, đó là câu chuyện của hơn 40 năm sau khi Lý Tiểu Long mất.
Với người hâm mộ dòng phim hành động, Michael White không còn xa lạ. Anh được biết đến qua các bộ phim Never Back Down 2, Quyết đấu 2, Mạng đổi mạng, Blood and Bone… Ông sở hữu đai đen ở nhiều môn võ như: Karate, Taekwondo, Wushu. BJJ…
Michael Jai White
Trên chương trình phỏng vấn của đài Dish Nation (Mỹ), Michael Jai White có dịp được trải lòng về những kỷ niệm trong sự nghiệp điện ảnh, chẳng hạn những cảnh quay đáng tiếc đã bị cắt trong bộ phim Kill Bill 2 (2004). Cuối chương trình, Michael Jai White chọn một câu hỏi ngẫu nhiên, và đó là: “Ai là người có thể đánh bại Lý Tiểu Long?” Ngay lập tức, Michael Jai White trả lời: “Chính là tôi!”
Lý giải về điều này, Michael Jai White cho rằng: “Lý Tiểu Long chỉ nặng 132 pound (khoảng 60kg), còn tôi ư? Phải cộng thêm 100 pounds vào con số đó! Trong võ thuật, cân nặng là một yếu tố hết sức quan trọng, và Lý Liểu Long không có cách nào để thắng tôi.”
Tuyên bố của Michael Jai White lập tức thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Tuy nhiên, ai cũng biết Lý Tiểu Long đã mất cách đây khá lâu. Và hiện tại, ai cũng hoàn toàn có thể nói lên điều mình muốn nói, kể cả đánh bại Lý Tiểu Long.
V.Đ (Tổng hợp)

Võ sư Việt thách đấu Lý Tiểu Long chỉ ra điểm yếu chết người của đối thủ

Võ sư Lý Huỳnh là người từng đưa ra lời thách đấu với Lý Tiểu Long những năm 1970 của thế kỷ trước và ông đã chỉ ra điểm yếu chết người của ngôi sao võ thuật Hoa ngữ này.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn VTC News cách đây 4 năm, võ sư, NSND Lý Huỳnh đã chia sẻ về việc ông từng thách đấu Lý Tiểu Long.
"Đó là vào những năm 1970, tôi lúc đó tròn 28 tuổi, độ tuổi đang sung sức, lại là một võ sĩ chuyên nghiệp, đi thi đấu nhiều nơi, thượng đài nhiều lần.
Lúc đó, tôi đang đóng phim do võ sư Hồng Kông Hàn Anh Kiệt làm đạo diễn – người đóng vai đối đầu với Lý Tiểu Long trong phim Đường Sơn Đại Huynh. Ông này đạo diễn kiêm chỉ đạo võ thuật.
Ông yêu cầu tôi biểu diễn thế đá Liên hoàn bát cước, trong phim đá một cước hạ đo ván 8 người. Tôi thực hiện được lời ông Kiệt thì ông Kiệt mới đến bắt tay tôi, vỗ vai và khen nói "Lý Huỳnh đá rất đẹp, rất hay", lại biết tôi đã từng thượng đài nhiều lần nên ông ta hỏi tôi có dám đấu với Lý Tiểu Long không?
Lúc đó tôi nghĩ, mình là một võ sĩ chuyên nghiệp, lên võ đài nhiều lần, từng bách chiến bách thắng, cộng với tự ái dân tộc nổi lên, tôi trả lời không chút do dự, sẵn sàng thách đấu với Lý Tiểu Long.
Võ sư, NSND Lý Huỳnh đã bước sang tuổi 75.
Thời gian này có báo chí Sài Gòn nghe thông tin nói trên nên cũng đã đăng tải, cả Hồng Kông cũng đăng tin đó, nhưng bất ngờ Lý Tiểu Long đột ngột qua đời năm 1973, lời thách đấu không thực hiện được, tất cả với tôi bây giờ thành kỷ niệm.
Lý Tiểu Long là người tạo nên môn võ Triệt quyền đạo được giới võ sư trên toàn thế giới đánh giá rất cao về độ thực chiến. Thậm chí có người còn xem nó mạnh hơn cả Muay Thai lẫn kickboxing.
Với sự am hiểu rất nhiều môn võ, Lý Tiểu Long luôn biết tìm cách phá chiêu của đối thủ trong khi giao chiến. Điểm mạnh ở Lý Tiểu Long là tốc độ ra đòn cực nhanh với lực cực mạnh, thêm vào đó ông di chuyển linh hoạt kết hợp với thần thái đáng sợ của mình khiến đối phương khiếp đảm.
Triệt quyền đạo của Lý Tiểu Long cũng có những điểm yếu.
Tuy nhiên, Lý Tiểu Long không thể hoàn hảo tới mức không có điểm yếu. Và võ sư Lý Huỳnh đã sớm nhận ra điểm yếu của ngôi sao võ thuật Hoa ngữ này.
"Nếu Lý Tiểu Long có bước chân nhún nhảy theo đấu pháp quyền Anh, bộ tay Vịnh Xuân và đòn cước karate, thì ngược lại tôi có đòn tay quyền Anh, đòn đá taekwondo, chỏ gối của võ tự do và bộ pháp di chuyển theo Thiếu Lâm nam phái.
Theo tôi, điểm yếu của Lý Tiểu Long là có gương mặt hẹp, quai hàm yếu. Đây là điều tối kỵ khi gặp các tay đấm bốc, vì chỉ với một cú móc có thể bị gãy quai hàm và dễ knock-out. Với mặt mạnh và yếu của mỗi bên, nếu thật sự so tài thì bên tám lạng, người nửa cân, chưa biết ai thắng ai", võ sư Lý Huỳnh chia sẻ.

Nhân vụ cao thủ Vịnh Xuân Flores: Nhớ lại câu chuyện ly kỳ Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long


Thứ sáu, 02/03/2018 | 18:24 GMT+7
Nhân chuyện Flores-người tự xưng là cao thủ phái Vịnh Xuân sang Việt Nam thách đấu nhiều võ sư khiến nhiều người nhớ lại những vụ thách đấu gây ồn ào dư luận trong làng võ Việt. Trong đó có sự kiện Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long đã rầm rồ một thời trên báo chí Việt Nam và báo chí Hồng Kông những năm 70 của thế kỷ trước. 
Lý Huỳnh sinh năm 1942 tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, có tên thật là Lý Kim Tuyền, là một võ sư Việt Nam từng được xếp vào nhóm "tứ tú" của miền Nam Việt Nam giai đoạn trước 1975. Ngoài việc học võ với cha, Lý Huỳnh còn học võ Thiếu Lâm, võ Việt Nam và Quyền Anh với các võ sư Hai Yến, Huỳnh Đạt Dân, Huỳnh Tiền.
Nhân vụ cao thủ Vịnh Xuân Flores: Nhớ lại câu chuyện ly kỳ Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long - Ảnh 1

Lý Huỳnh (bên phải) thời xưng hùng trên võ đài. Ảnh tư liệu

Từ năm 1957 đến 1964, Lý Huỳnh thượng đài 6 trận về Quyền Anh và thắng 3 trận, trong đó có trận đấm ngã đối thủ Lyauté Francoise, võ sĩ da đen vô địch quân đội Pháp và các trận thắng võ sĩ nổi tiếng Anh Thạch, Mạch Trung Phương vô địch 6 tỉnh miền Trung. Lý Huỳnh nổi tiếng với chiêu liên hoàn bát cước (tung người đá 8 cước trên không).
Không chỉ là một võ sư có tiếng, Lý Huỳnh còn là một diễn viên, tài tử điện ảnh nổi danh. Từ năm 1972 đến năm 1989, Lý Huỳnh tham gia đóng phim Việt Nam và trở thành người Việt đầu tiên đưa võ vào điện ảnh Việt thành công.
Loạt vai diễn ấn tượng của ông có thể kể đến như ông Hai Cũ (phim Ông Hai Cũ), chuẩn tướng Bách (Đứa con bị từ chối), Long râu (Con mèo nhung), thiếu tá Y Vế (Ngọn lửa Krông Jung).
Bốn vai diễn khác là đại tá Hoàng (Cô Nhíp), Đinh ba búa (Mối tình đầu), đại úy Long (Mùa gió chướng), trung úy Sâm (Hòn đất) giúp Lý Huỳnh đoạt giải Bông sen bạc tại các Liên hoan phim toàn quốc, đặc biệt với vai lão nông Hai Lúa (phim Vùng gió xoáy), Lý Huỳnh đoạt giải Diễn viên xuất sắc nhất với giải thưởng cao quý Bông sen vàng.
Điều này cũng có đôi nét tương đồng với Lý Tiểu Long - "vua Kungfu" đi từ sàn đấu tới màn ảnh Hollywood. Việc Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long vì "lòng tự tôn dân tộc" vẫn được nhiều người bàn tán với thái độ nửa tin nửa ngờ.
Nhân vụ cao thủ Vịnh Xuân Flores: Nhớ lại câu chuyện ly kỳ Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long - Ảnh 2

"Vua Kungfu" Lý Tiểu Long.

Câu chuyện thách đấu có vẻ ly kỳ trên được bắt nguồn vào việc đoàn phim Hồng Kông sang Việt Nam để thực hiện phim "Long hổ sát đấu" và tìm tới các võ đường để casting diễn viên vào năm 1970.
Theo Dân Trí, khi phim đang quay thì cùng lúc hàng chục tờ báo lá cải tiếng Hoa và Việt đồng loạt giật tin to đùng trên trang nhất "Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long!" gây xôn xao dư luận và làng võ lúc bấy giờ.
Ký giả Nam Anh (người tự xưng chưởng môn phái Vịnh Xuân tại Việt Nam) tung hô Lý Huỳnh trên bán nguyệt san "Võ Thuật": "Thấy Lý Huỳnh tung một lượt 8 cú đá, gọi là Liên hoàn bát cước, đạo diễn Hàn Anh Kiệt trầm trồ thán phục. Ông này cho biết: Trình độ võ thuật của Lý Tiểu Long chỉ có thể đá được cùng lúc 3 cước mà thôi nên có biệt danh "Lý tam cước", tài năng cỡ Lý Huỳnh đã vượt xa Lý Tiểu Long!".
Ký giả gốc Hoa Hùng Mậu Hối tâng bốc Lý Huỳnh trên tờ "Dân Chủ Mới": "Ngưỡng mộ tám cú đá thần sầu của chàng tài tử, đạo diễn Hàn Anh Kiệt hỏi Lý Huỳnh có dám đấu vói Lý Tiểu Long không? Lý Huỳnh tức khí trả lời: "Đấu thì đấu chớ sợ gì!".
Tuy nhiên, khác với những gì báo chí khi ấy đưa tin, sau này Lý Huỳnh kể lại chuyện thách đấu với một thái độ bình thản hơn và thừa nhận câu chuyện này được báo chí thêu dệt nhiều.
Ông cho biết, lúc đó, sau khi đoàn phim "Long hổ sát đấu" tham quan nhiều võ đường, trong đó có võ đường của Lý Huỳnh, các võ sinh lần lượt ra biểu diễn quyền cước, đao, côn... Lý Huỳnh cũng biểu diễn bài Thiếu lâm tự và đá liên hoàn bát cước.
Sau khi được chiêm ngưỡng bài quyền của Lý Huỳnh, vị đạo diễn vỗ vai bảo ông: "Tôi mời anh đóng vai sư huynh của võ đường. Trong môn phái đó bị bọn tà phái tới phá. Anh sẽ là người uýnh tụi nó".
Cùng với Lý Huỳnh khi ấy còn có 3 người khác được chọn đóng bộ phim này. Và cảnh quay đó được thực hiện trong nghĩa địa. Quay xong, ông đạo diễn phim bảo: "Lý Huỳnh đá hay lắm, đẹp lắm, nhưng Lý Huỳnh có dám đánh Lý Tiểu Long không?"
"Ông đạo diễn đó hỏi vậy là xúc phạm tôi. Tôi bảo, này, tôi thách Lý Tiểu Long. Anh cứ ghi đi, tôi thách Lý Tiểu Long đánh. Tại sao tôi thách? Vì tôi là võ sĩ uýnh đài. Ông Lý Tiểu Long là võ sĩ màn ảnh, ông ấy không uýnh đài".
Đối với võ sĩ, ăn thua là chuyện bình thường. "Hỏi võ sĩ mà hỏi có dám không? Đó là xúc phạm mình. Nếu ông ấy không hỏi, khi không tôi thách đấu Lý Tiểu Long làm gì!", Lý Huỳnh chia sẻ.
Nhân vụ cao thủ Vịnh Xuân Flores: Nhớ lại câu chuyện ly kỳ Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long - Ảnh 3

Lý Huỳnh múa quyền khi đã hơn 70 tuổi. 

Khi được VTC News hỏi về chuyện so sánh điểm mạnh, điểm yếu giữa mình và Lý Tiểu Long, Lý Huỳnh cũng thẳng thắn cho biết: "Tôi là một con nhà võ đã qua thử lửa đến độ không còn biết sợ trước bất cứ đối thủ nào. Khi còn trẻ tôi có thể đấu liên tục 15 hiệp, mỗi ngày đều tập dợt bao cát, chạy bộ và tập đối luyện.
Nếu Lý Tiểu Long có bước chân nhún nhảy theo đấu pháp quyền Anh, bộ tay Vịnh Xuân và đòn cước karate, thì ngược lại tôi có đòn tay quyền Anh, đòn đá taekwondo, chỏ gối của võ tự do và bộ pháp di chuyển theo Thiếu Lâm nam phái.
Theo tôi, điểm yếu của Lý Tiểu Long là có gương mặt hẹp, quai hàm yếu. Đây là điều tối kỵ khi gặp các tay đấm bốc, vì chỉ với một cú móc có thể bị gãy quai hàm và dễ nốc-ao (knock-out). Với mặt mạnh và yếu của mỗi bên, nếu thật sự so tài thì bên tám lạng, người nửa cân, chưa biết ai thắng ai".
Tuy vậy, đáng tiếc là Lý Tiểu Long chưa kịp nhận lời thách đấu khi đó của Lý Huỳnh thì đã qua đời sau đó không lâu. Và công chúng mãi mãi không biết được kết quả của lời thách đấu được nhiều người đánh giá là "ngông cuồng" khi ấy của Lý Huỳnh.
Vi An (T/h)

Tái ngộ "Con báo đen" Lý Huỳnh

Gần 2 thập kỷ kể từ ngày trở thành NSƯT, võ sư - diễn viên - đạo diễn Lý Huỳnh mới được vinh dự nhận danh hiệu cao quý NSND. Trong niềm hạnh phúc ngập tràn, ông “Hai Lúa” của "Vùng gió xoáy" một thời hồi tưởng về dặm dài của cuộc đời mình.

Gần 2 thập kỷ kể từ ngày trở thành NSƯT, võ sư - diễn viên - đạo diễn Lý Huỳnh mới được vinh dự nhận danh hiệu cao quý NSND. Trong niềm hạnh phúc ngập tràn, ông “Hai Lúa” của "Vùng gió xoáy" một thời hồi tưởng về dặm dài của cuộc đời mình.
 
 
*Được phong danh hiệu NSƯT từ năm 1993, đến nay mới nhận được danh hiệu cao quý NSND, với ông đó có phải là một thời gian chờ đợi quá dài?
                    
Đạo diễn Lý Huỳnh: Tính đến thời điểm này, cũng đã tròn 36 năm kể từ ngày tôi bước chân vào điện ảnh, với vai diễn đầu tiên đại tá Hoàng trong bộ phim Cô Nhíp (cố đạo diễn Khương Mễ). Rồi cũng đã tham gia đóng 52 phim và sản xuất 31 phim. Với nghệ thuật thì mình chỉ biết làm hết sức, bằng sự tận tâm và tất cả khả năng của mình chứ không phải làm vì những giải thưởng, danh hiệu.
 
Nhưng khi bước lên bục nhận danh hiệu NSND, nghe lại những tổng kết về sự nghiệp của mình, được bạn bè đồng nghiệp vỗ tay tán dương nhiệt liệt ở phía bên dưới, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Vậy là đã đi với nghệ thuật một chặng đường gần nửa đời người. Danh hiệu này lại trở thành một nguồn động lực lớn để tôi tiếp tục với những dự án còn đầy ở phía trước.
               
NSND Lý Huỳnh bên cạnh những bằng khen, hình ảnh của một thời trong "bảo tảng điện ảnh thu nhỏ" tại hãng phim Lý Huỳnh
    
*Vậy ông có thấy tiếc nuối khi đã bỏ điện ảnh gần 10 năm mới quay trở lại với Tây Sơn hào kiệt?
          
- Khi làm xong phim Nước mắt buồn vui năm 2000, hãng phim Lý Huỳnh đã rút chân khỏi điện ảnh vì tôi thấy rằng nếu tiếp tục làm phim thì sẽ rất khó thu hồi vốn. Thời thế thay đổi, nếu trước đây số lượng rạp chiếu trải rộng lên đến mấy chục rạp thì sau này đã co cụm lại, phim ra cũng bị cạnh tranh rạp chiếu. Tạm dừng không có nghĩa là ngưng hẳn, mà chúng tôi cũng âm thầm chuẩn bị nguồn lực để trở lại. Cái gì cũng cần đúng thời điểm của nó. thị trường điện ảnh bây giờ đã đổi thay nhiều.

*Hình như hãng phim Lý Huỳnh cũng đang chuẩn bị làm tiếp bộ phim lịch sử về Đô đốc Bùi Thị Xuân?
      
- Chúng tôi đã nộp kịch bản lên Cục Điện ảnh, ngay sau khi được duyệt sẽ bắt tay đi tìm bối cảnh, nghiên cứu phục trang… Lần này bối cảnh chính cũng ở Bình Định và Buôn Ma Thuột. Trang phục của phim Tây Sơn hào kiệt, chủ yếu là trang phục binh lính, xem lại cái nào có thể phù hợp với phim này thì tái sử dụng một phần, còn nếu không thì may mới toàn bộ. Riêng về nhân vật Bùi Thị Xuân, chúng tôi cũng sẽ trở lại Bảo tàng Quang Trung một lần nữa để có thể xây dựng hình tượng chân xác nhất về nhân vật - như đã từng làm với nhân vật anh hùng Nguyễn Huệ trong Tây Sơn hào kiệt.
 
Học võ từ năm 10 tuổi, NSND Lý Huỳnh từng là võ sĩ hạng nhất...
           
... là Con báo đen của làng võ thuật Sài Gòn (Lý Huỳnh đứng bên phải)
                 
* Tây Sơn hào kiệt công chiếu, cũng có không ít ý kiến cho rằng phim thiếu cảnh hoành tráng, ông rút kinh nghiệm trong cách thể hiện Đô đốc Bùi Thị Xuân?
             
- Tôi lắng nghe hết ý kiến khen chê về Tây Sơn hào kiệt, tổng hợp đại đa số ý kiến chê phim thiếu hoành tráng là ở trận chiến cầu phao sông Hồng và trận đánh đồn Ngọc Hồi. Đúng là chúng tôi đã chọn bối cảnh chưa thật hoàn hảo và không chọn cách sử dụng kỷ xảo vi tính để nhân quân số. Nhưng bản thân tôi cũng thấy được an lòng khi phim được xác lập kỷ lục Việt Nam là Bộ phim truyện nhựa thể loại dã sử võ thuật được dàn dựng quy mô, hoành tráng nhất.
                     
Một trong những bộ phim hành động đình đám những năm thập niên 90 của Hãng phim Lý Huỳnh

* Một thời đình đám với thể loại phim hành động, vì sao ông không mang những phim như Hồng hải tặc, Kế hoạch 99, Phi vụ phượng hoàng… trở lại màn ảnh rộng ở thời điểm này?
                                  
- Chắc chắn chúng tôi sẽ làm! Kịch bản thì cũng đã có sẵn cả, chúng tôi cũng có câu lạc bộ võ thuật sinh hoạt định kỳ để khi nào “cần lên phim là có” nhưng nói thật, làm phim lịch sử hay hành động gì thì kinh phí, thời gian đều phải tốn kém gấp 3,4 lần phim tâm lý xã hội. Trước mắt, tôi đang tập trung cho phim về các vị anh hùng lịch sử. Sau Bùi Thị Xuân sẽ là Hai Bà Trưng. Còn nhiều kịch bản phim lịch sử ấp ủ chưa làm được.
 

Vai diễn ông Hai Lúa để đời của NSND Lý Huỳnh trong phim Vùng gió xoáy

* Từng là một tay đấm cừ khôi của Sài Gòn, thách đấu cả với huyền thoại Lý Tiểu Long, có không những khoảnh khắc bất chợt ông tiếc nuối về một thời vàng son đã đi qua?
                          
- Nhớ chứ, nhưng không phải là sự nuối tiếc. Những năm thập niên 60, 70 có thể nói tôi là võ sĩ không ai địch lại đấy. Thượng đài 12 trận thì thắng 10, hòa 1 thua 1. Tôi nhớ cả lời thách đấu mà không bao giờ thành hiện thực với Lý Tiểu Long, khi đó đạo diễn Hàn Anh Kiệt – võ sư của đoàn phim điện ảnh Hồng Kông qua Việt Nam quay phim Long hổ sát đấu, ông đi tìm diễn viên phải biết tung “liên hoàn bát cước”, vậy là tôi được chọn.
 
Sau phim, đạo diễn nói với tôi là ở Hồng Kông, chỉ có Lý Tiểu Long mới thực hiện được chiêu võ này, rồi hỏi tôi có dám đấu với Lý Tiểu Long không. Lúc đó tinh thần dân tộc nổi lên, tôi đồng ý, nhưng sau đó thì huyền thoại võ thuật Hồng Kông đột ngột qua đời… Sau này, không tiếp tục lên võ đài nữa nhưng tôi đã mang võ thuật vào phim ảnh, dồn hết những gì mình có vào phim, thỏa sức sáng tạo, cho đến bây giờ… 
 
Đại úy Long trong phim Mùa gió chướng
 

Đại úy Xăm trong phim Hòn đất
         
* Ở tuổi đã thất thập cổ lai hy, ông có e sợ mình sẽ không còn đủ sức khỏe để đảm đương vị trí đạo diễn trên phim trường, với một thể loại “khó nhằn” như hành động hay lịch sử cổ trang?
           
- Bây giờ thì có thể nói là tôi hài lòng với tất cả những vai diễn mình đã đóng, những bộ phim mình đã làm, thấy mình đã làm hết tâm sức, đã thật sự cống hiến hết mình. Còn phim ảnh nếu tôi không làm được nữa thì các con tôi sẽ làm. Lý Hùng đã từng làm phó đạo diễn, chỉ đạo võ thuật trong phim Tây Sơn hào kiệt. Lý Sơn cũng có thời gian làm đạo diễn. Cả gia đình tôi là một tập thể làm nghệ thuật, đều hướng về cái chung là điện ảnh nên việc gì cũng chia sẻ, gánh vác cùng nhau được cả.
    
* Đạt được những thành tựu lớn lao trong nghệ thuật, nhưng nhìn về phía những trắc trở riêng trong hạnh phúc của các con, với ông đó thể là một chấp nhận cho khái niệm “hy sinh vì nghệ thuật”?
     
- Mỗi người một số phận, một cuộc đời. Bản thân một người cũng không thể thay đổi được gì. Làm cha làm mẹ thì ai cũng đau lòng khi con cái không được hạnh phúc trọn vẹn nhưng quan trọng là tinh thần, mỗi thành viên làm gì cũng tập trung hỗ trợ lẫn nhau.
 
Vợ chồng NSND Lý Huỳnh nhận bằng xác lập kỷ lục cho bộ phim Tây Sơn hào kiệt
  
Luôn đạt đến “đỉnh cao”
              
Có thể không quá khi nói rằng trong suốt cuộc đời của NSND Lý Huỳnh, ông làm gì cũng để lại dấu chân trên đỉnh cao của vinh quang: một “con báo đen” của võ thuật Sài Gòn; một ông Hai Lúa - mang về cho ông Giải nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim VN lần 6 vào năm 1983 - cũng trở thành biểu tượng về người nông dân của một thời; rồi cũng chính ông là người đã mở màn cho thể loại phim hành động những năm thập niêm 80 của thế kỷ trước bằng bột phim sốt vé Người không mang họ; sang phim lịch sử lại ghi đậm dấu ấn bằng Đêm hội Long Trì; không chịu thua kém đồng nghiệp làm phim tâm lý xã hội, Lý Huỳnh cũng có bộ 3 tập Nước mắt học trò…
 
NSND Lý Huỳnh nói ở vai trò diễn viên, trong số 52 phim đã đóng, ông thích nhất 4 vai diễn ông trùm Ba Búa trong phim Mối tình đầu (đạo diễn Hải Ninh), ông Hai Cũ, đại úy Long trong Mùa gió chướng và đặc biệt là Hai Lúa trong Vùng gió xoáy (cố đạo diễn - NSND Hồng Sến). “Tôi rất nhớ ngày trước đi đâu cũng được gọi là ông Hai Lúa, đến giờ tôi thấy mình cũng giống ông Hai Lúa đi nhận danh hiệu vậy” - NSND Lý Huỳnh nói vui.  
 
Nguồn: nld.com.vn
Xem tiếp...