Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 44

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trận đánh đẫm máu ở Grozny 1996 - Chiến tranh Chechnya

Sự khốc liệt của cuộc chiến tại Gruzia

Trong hơn 5 ngày giao tranh dữ dội, một số thành phố ở Nam Ossetia và trên đất Gruzia đã bị đổ nát, trong đó thủ phủ Tskhinvali có tới 70% các ngôi nhà bị phá hủy.




c
Xe chở bệ phóng rocket của Nga chạy ngang qua một chiếc xe tăng bị phá hủy trên đường phố Tskhinvali, thủ phủ Nam Ossetia. Đây là chiến trường ác liệt nhất trong cuộc xung đột vừa qua. Ảnh: Reuters.
1
Những người Gruzia bước ngang qua một tòa nhà đổ nát ở thành phố Gori, cách Tbilisi 80 km. Thành phố này bị Nga oanh tạc từ ngày 9/8 và là nơi hứng chịu thiệt hại nặng nhất trên lãnh thổ Gruzia. Ảnh: AP.
x
Một binh sĩ của lực lượng ly khai Nam Ossetia gọi điện bên cạnh xác một chiếc xe tăng trên đường phố thủ phủ Tskhinvali. Ảnh: AP.
Một cụ già Gruzia mang theo những vật dụng còn sót lại của mình ở thành phố Gori. Ảnh: Reuters.
Một cụ già Gruzia mang theo những vật dụng còn sót lại của mình ở thành phố Gori. Ảnh: Reuters.
x
Các vật dụng sinh hoạt của người dân tại Gori bị vỡ nát trong các đợt oanh kích của Nga. Ảnh: AP.
c
Binh sĩ Nga bước qua một tòa nhà trụ sở chính quyền bị pháo kích tại Tskhinvali, thủ phủ Nam Ossetia. Ước tính có khoảng 70% các công trình xây dựng ở thành phố này đã bị hư hại trong 5 ngày giao tranh từ 7/8 đến 12/8. Ảnh: AP.
Một phụ nữ Nam Ossetia vẫy chào binh sĩ Nga bên tòa nhà lỗ chỗ vết đạn bắn ở Tskhinvali. Ảnh: Reuters.
Một phụ nữ Nam Ossetia vẫy chào binh sĩ Nga bên tòa nhà lỗ chỗ vết đạn bắn ở Tskhinvali. Ảnh: Reuters.
x
Người phụ nữ bên tòa nhà bị máy bay Nga oanh tạc tại Gori. Ảnh: Getty Images.
d
Cứu hộ nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh kích ở Gori. Ảnh: AFP.
x
Nga khẳng định họ chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự tại Gori, nhưng một số nhà dân cũng trúng bom. Ảnh: AP.
Vết máu trên hè phố ở Gori sau khi thành phố này bị Nga oanh kích. Ảnh:
Vết máu trên hè phố ở Gori sau khi thành phố này bị Nga oanh kích. Ảnh: AP.
Nhiều ngôi nhà ở Gori không còn nguyên vẹn sau những ngày giao tranh Nga-Gruzia vừa qua. Ảnh: Reuters.
Nhiều ngôi nhà ở Gori không còn nguyên vẹn sau những ngày giao tranh giữa Nga và Gruzia vừa qua. Ảnh: Reuters.
Đình Chính


  
CHECHNYA the cursed and forgotten - ЧЕЧНЯ ПРОКЛЯТЫ И ЗАБЫТЫ

Trận đánh 1,9 triệu người chết khủng khiếp nhất lịch sử thế giới

authorĐăng Nguyễn - NI Chủ Nhật, ngày 29/10/2017 10:25 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Trận đánh quyết định ở Stalingrad khiến 1,9 triệu người thiệt mạng trong Thế chiến 2 cho đến nay được ghi nhận là “địa ngục trần gian”, nơi người lính bằng mọi giá phải đấu tranh để sinh tồn.


   
 tran danh 1,9 trieu nguoi chet khung khiep nhat lich su the gioi hinh anh 1
Ảnh minh họa.
Theo National Interest, kể từ tháng 7.2012, thế giới phải chứng kiến đất nước Syria, với những thành phố Aleppo, Raqqa chìm trong đống đổ nát vì chiến tranh. Con số người chết trong cuộc nội chiến Syria tính đến năm 2016 ước tính lên tới 300.000 người.

Trong chiến tranh Iraq kéo dài từ năm 2003-2011, một thống kê cho biết có 405.000 người Iraq thiệt mạng do giao tranh. Kể từ khi Mỹ can thiệp vào Afghanistan giai đoạn năm 2001-2015, ước tính 91.991 người mất mạng.
Tỉnh tổng cả 3 quốc gia này trong giai đoạn 15 năm, con số người chết vì chiến tranh là 796.991.
Nhưng những thống kê trên vẫn còn khá khiêm tốn so với trận Stalingrad, trận đánh đẫm máu và tồi tệ nhất lịch sử nhân loại với 1,9 triệu binh sĩ Đức, Liên Xô và dân thường thiệt mạng chỉ trong 6 tháng.
Tháng 6.1941, trùm phát xít Adolf Hitler bất ngờ ra lệnh xâm lược Liên Xô. Trong vòng một năm sau, đội quân Đức chiếm một khu vực rộng lớn hàng ngàn km2. Tất cả những gì quân Đức cần khi đó chỉ là thành phố Stalingrad để làm bàn đạp.
Dân số Stalingrad trước chiến tranh vào khoảng 400.000 người. Đây là thành phố chiến lược với cảng biển và nhiều khu công nghiệp quan trọng.
 tran danh 1,9 trieu nguoi chet khung khiep nhat lich su the gioi hinh anh 2
Quân Đức chiến đấu trong trận Stalingrad.
Lãnh tụ Liên Xô Stalin khi đó chủ trương bảo vệ Stalingrad bằng mọi giá còn Hitler cũng sẵn sàng đổ 1 triệu người vào trận đánh lịch sử này.
Ban đầu, quân Đức đạt bước tiến nhanh chóng, chiếm nhiều khu vực bên trong Stalingrad. Đến tháng 11, quân Đức đẩy phòng tuyến Liên Xô về phía bờ sông Volga. Cả hai bên đều ghi nhận con số thương vong hàng trăm ngàn người.
Nhưng đó chỉ mới là sự bắt đầu của trận đánh đẫm máu nhất lịch sử thế giới hiện đại. Đúng và sai, đạo lý và danh dự của những người lính đều được gác lại cho một lý do duy nhất, chiến đấu vì sự sống còn.
Năm 2001, bộ phim Hollywood mang tên “Enemy at the Gates” phác họa cảnh đối đầu giữa hai lính bắn tỉa Liên Xô và Đức. Đây được coi là vũ khí đáng sợ nhất của cả 2 phe. Bởi nó có thể cướp đi sinh mạng người khác từ xa, khiến không một ai cảm thấy an toàn.
Một lính bắn tỉa Liên Xô, tên Anatoly Chechov kể lại lần đầu tiên cướp đi mạng sống của người khác: “Tôi cảm thấy tồi tệ. Tôi  đã giết người. Nhưng sau khi nhận ra quân Đức đã tàn sát nhiều người khác, tôi chỉ còn biết xả đạn không ngừng vào họ”.
Đây là những lời nói của Chechov ngay tại chiến trường đẫm máu này, phác họa phần nào cảnh tượng “địa ngục trần gian” ở Stalingrad.
Trong bối cảnh Hồng quân Liên Xô đứng trước khả năng thua trận, không thể phòng ngự được cho đến đêm, tướng lĩnh Liên Xô Alexander Rodimtsev đưa ra quyết định can đảm.
 tran danh 1,9 trieu nguoi chet khung khiep nhat lich su the gioi hinh anh 3
Giao tranh ở Stalingrad diễn ra trên từng ngôi nhà, con phố.
Tướng Rodimtsev dẫn đội quân do mình chỉ huy vượt sông, bất chấp máy bay Đức quần thảo trên bầu trời. Một nhân chứng cho biết, chiếc thuyền chở tướng Rodimtsev và bị trúng bom Đức trước khi cập bờ, khiến hầu hết binh lính thiệt mạng.
Bản thân Rodimtsev bằng một cách nào đó đã sống sót. Nhưng những người đồng đội thì lại không may mắn như vậy.
Albert Burkovski, một trong những người lính Liên Xô làm nhiệm vụ cố thủ bên kia sông, mô tả lại cảnh tượng thảm khốc đối với quân đoàn số 13. “Họ cố gắng vượt sông, xác người chết rải rác khắp nơi. Những con thuyền chở binh sĩ, đạn dược, súng máy nổ tung ngay trước mắt tôi”.
Quân Đức khi đó chiếm ưu thế ở bên kia sông nhờ các cao điểm, liên tục xả đạn súng máy không ngừng về phía Hồng quân Liên Xô. “Tưởng chừng như đợt phản công của Liên Xô là tự sát nhưng họ đã thành công”, Michael Jones, tác giả cuốn sách viết về trận đánh Stalingrad nói.
Quân đoàn 13 do tướng Rodimtsev chỉ huy cận chiến với quân Đức, đánh chiếm các tòa nhà quan trọng và làm chủ khu vực bờ bên kia sông.
Cảnh tượng ở bên kia chiến tuyến còn khốc liệt hơn. Theo trang WW2History., một người sống sót tên Helmut Walz mô tả lại cảnh chiến đấu trên từng con phố, căn nhà ở Stalingrad.
Bất ngờ, Walz đụng độ với binh sĩ Liên Xô, hứng trọn đòn đánh trời giáng vào mặt, khiến máu trào ra từ miệng. Walz chợt nghĩ đó là dấu chấm hết nhưng một đồng đội lao đến trợ giúp, không ngừng lấy báng súng đánh vào đầu người lính Liên Xô.
 tran danh 1,9 trieu nguoi chet khung khiep nhat lich su the gioi hinh anh 4
Xác quân Đức nằm la liệt ở Stalingrad.
Cảnh tượng kinh hoàng đó chưa chấm dứt, khi Walz đang được đồng đội băng bó, một người lính Liên Xô khác tiến đến bắn thẳng vào đầu đồng đội của Walz từ phía sau. Walz kể rằng đó là lần đầu tiên nhìn thấy đầu người vỡ làm đôi còn não bộ rơi ra ngoài.
Những cảnh tượng mà người lính Liên Xô thuộc quân đoàn 13 phải trải qua và Helmut Walz ở bên kia chiến tuyến đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt 6 tháng giao tranh đẫm máu.
Chiến sự cuối cùng cũng kết thúc vào tháng 2.1943, khi tập đoàn quân số 6 của Đức Quốc xã, do tướng Friedrich Paulus chỉ huy ra hàng. Quân Đức từ hàng triệu người, nay chỉ còn 90.000 lính.
Thất bại trên sông Volga đánh dấu bước ngoặt trên chiến trường, khiến quân Đức không ngừng thua trận và thất bại ngay tại thủ đô Berlin hai năm sau đó, cùng với cái chết của trùm phát xít Hitler.
Trong số 90.000 tù binh Đức, chỉ có khoảng 6.000 người là còn có thể quay trở về quê nhà, trong giai đoạn những năm 1950.
Có thể nói, 1,9 triệu người chết, với những trải nghiệm kinh hoàng, cận chiến trong những tháng ngày mùa đông rét thấu xương ở Liên Xô đưa Stalingrad trở thành nơi diễn ra trận đánh tồi tệ nhất lịch sử thế giới.

  
Chechnya: video đấu súng ác liệt với cảnh sát, 19 người chết

Trận đánh không tưởng của "quỷ vương" Nhật: 3.000 quân dẹp tan 4 vạn

authorĐăng Nguyễn - Tổng hợp Thứ Tư, ngày 04/10/2017 00:25 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Đối đầu với kẻ địch đông gấp 10 lần, lãnh chúa Nhật Bản Oda Nobunaga không hề nao núng, trái lại còn để lại trận đánh đi vào lịch sử thế giới.


   
 tran danh khong tuong cua "quy vuong" nhat: 3.000 quan dep tan 4 van hinh anh 1
Phác họa hình tượng nhân vật Oda Nobunaga trong lịch sử Nhật Bản.
Oda Nobunaga là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất lịch sử Nhật Bản. Ông là người có công chấm dứt thời kỳ chiến loạn kéo dài khắp nước Nhật, nhưng lại mang tiếng xấu "quỷ vương" cho đến tận ngày nay. Mời độc giả cùng tìm hiểu về nhân vật được cho là sánh ngang với Tần Thủy Hoàng qua loạt bài này.
Theo History, trận Okehazama diễn ra vào tháng 6.1560 là trận đánh làm nên tên tuổi lãnh chúa Oda Nobunaga và là một trong những cuộc đồi đầu kịch tính nhất trong lịch sử thế giới.
Người phương Tây thường nhắc đến cụm từ “người tí hon David và gã khổng lồ Goliath” khi nhắc đến trận đại chiến này ở thời Chiến quốc Nhật Bản.
Sau khi trở thành người thống lĩnh gia tộc Oda ở tỉnh Owari, Nobunaga bắt đầu muốn mở rộng quyền lực ra bên ngoài, đe dọa đến lợi ích của các lãnh chúa khác.
Nobunaga khi đó nổi tiếng là người thẳng tay tàn sát kẻ thù và ông cũng gây thù chuốc oán với không ít người. Nổi lên trong số đó là Imagawa Yoshimoto, lãnh chúa ở tỉnh Surugu láng giềng. Gia tộc Imagawa ngày càng hùng mạnh khi liên minh với nhà Takeda, đặt mục tiêu đánh chiếm kinh đô Kyoto.
Nhưng để làm được điều đó, Yoshimoto phải đem quân vượt qua lãnh địa của Oda Nobunaga.
Thử thách lớn đầu tiên
Trước cuộc đại chiến năm 1560, Yoshimoto đã tập hợp được đạo quân đông đảo, ước tính lên tới 35.000 người, bao gồm cả samurai và binh sĩ của các gia tộc trong liên minh.
Từ đó, Yoshimoto đem đại quân thẳng tiến và phía tây, hướng đến kinh đô Kyoto. Lãnh chúa nhà Imagawa không những không xin ý kiến Nobunaga khi đưa quân vào Owari mà còn đánh chiếm nhiều thành trì của tỉnh này.
Yoshimoto tin rằng quân Nobunaga sẽ không dám chống trả nên quyết chiếm luôn cả thủ phủ của tỉnh Owari, nơi Nobunaga đang ở.
Theo sử sách Nhật Bản, Nobunaga khi đó chỉ chiêu mộ được khoảng 3.000 binh sĩ, bao gồm cả những cận vệ của ông. Trong khi đó, tin mật báo nói đại quân của Imagawa lên tới hơn 40.000 người.
 tran danh khong tuong cua "quy vuong" nhat: 3.000 quan dep tan 4 van hinh anh 2
Oda Nobunaga (trái) dẫn quân đánh tan kẻ địch.
Trong khi đó, các tướng lĩnh dưới quyền Nobunaga nghe tin quân địch đông đảo đã vô vùng hốt hoảng.
Có người muốn lãnh chúa cố thủ trong thành, với hy vọng sẽ khiến quân địch nản chí. Người khác lại cho rằng nên đầu hàng vì đối đầu với lực lượng chênh lệch như vậy là tự sát.
“Imagawa có 40.000 hay 35.000 quân không quan trọng. Đó là một con số rất lớn so với thực lực của chúng ta”, Nobunaga nói với các tướng lĩnh.
“Nhưng mọi người muốn ta đầu hàng, để rồi chết một cách hèn nhát như vậy? Hay cố thủ trong thành để hy vọng một ngày nào đó Imagawa sẽ chán nản rồi tự rút lui?”.
“Chúng ta có thể sống thêm được 5-10 ngày, nhưng điều rõ ràng là chúng ta không thể cố thủ trong thành mãi được. Đây là cơ hội của cả đời người. Mọi người muốn ngồi đây và cầu nguyện được sống lâu sao? Chúng ta sinh ra là để chết đi”.
Nói rồi, Oda Nobunaga quyết tâm đánh một trận lịch sử với nhà Imagawa. Ông nói ai tình nguyện chiến đấu thì sáng mai xuất quân, còn nếu không, hãy ở bất cứ đâu có thể và chứng kiến cảnh ông chiến thắng trở về.
Trận đánh 1 đấu 10 lịch sử
Ngày 11.6.1560, đạo quân của Nobunaga đến thắp hương tại đền thờ Zenshǒ-ji. Ông nhận được tin báo quân của Yoshimoto hạ trại tại khu vực gần ngôi làng Okehazama.
Nobunaga nắm rõ địa hình và ông đã lựa chọn khu vực này làm nơi đánh một trận quyết định.
Trước trận đại chiến, Nobunaga dàn quân, cho người cầm theo nhiều khẩu hiệu để khiến quân địch nghĩ là ông có lực lượng đông đảo. Ông còn ra lệnh đặt những bù nhìn rơm đeo nón và cầm vũ khí, khiến đạo quân của Nobunaga nhìn từ xa trông đông đảo gấp nhiều lần.
Nobunaga cũng để lại vài trăm lính giữ trại, như thể ông vẫn còn giữ quân chủ lực ở phía sau.
Chỉ còn khoảng  2.000 lính, Nobunaga âm thầm áp sát nơi đạo quân Imagawa hạ trại ở bên cánh. Đó là một buổi trưa hè nắng nóng như đổ lửa ở Nhật Bản. Nhiệt độ có thể lên tới 30 độ C và độ ẩm cao. Đa số samurai nhà Imagawa trú ẩn trong lều nhằm duy trì thể trạng tốt nhất.
 tran danh khong tuong cua "quy vuong" nhat: 3.000 quan dep tan 4 van hinh anh 3
Quân Oda đánh úp khi kẻ địch còn không kịp phòng bị.
Một số chiến binh còn ngạo mạn, không ngừng uống rượu sake ngay giữa ban ngày.
Có một điểm may mắn với Nobunaga là khi đó trời bất ngờ có bão lớn, khiến quân Nobunaga có thêm cơ hội tiến sát doanh trại chủ tướng địch.
Sau khi xác định có Imagawa ở trong lều cùng các lướng lĩnh cấp cao, Nobunaga ra lệnh tấn công. Các binh sĩ nhà Imagawa không kịp phòng bị nên bị tiêu diệt hoặc quỳ gối đầu hàng.
Bản thân Imagawa Yoshimoto nghe thấy tiếng ồn nên bước ra ngoài, quát mắng đám lính samurai của Nobunaga vì khiến ông tỉnh giấc. Nhưng rồi Yoshimoto nhận ra đó không phải lính của mình.
Lãnh chúa nhà Imagawa chỉ kịp đỡ được đòn tấn công đầu tiên trước khi bị chặt đầu chỉ bằng một nhát chém.
Trận đánh kéo dài chưa đầy một giờ đồng hồ thì kết thúc. Yoshimoto mất mạng cùng một vài tướng lĩnh khác. Những người còn lại sau khi lắng nghe Nobunaga, đã quyết định gia nhập nhà Oda.
Có nguồn tin nói vợ con của họ đều nằm trong tay quân Nobunaga nên họ không còn cách nào khác là quy hàng để bảo vệ gia đình. Một trong những danh tướng nổi bật nhất đầu hàng là Matsudaira Motoyasu.
Motoyasu sau này đổi tên thành Tokugawa Ieyasu, trung thành với nhà Oda đến khi Nobunaga qua đời. Ông lập ra nhà Tokugawa, trị vì nước Nhật trong suốt 268 năm, đến thời Minh Trị Duy tân năm 1868.
Tuy thành công lớn trong trận đánh úp nhà Imagawa nhưng Nobunaga không phải là người dùng mãi một chiến thuật. Trong những trận đánh sau này, quân Oda còn đông hơn địch gấp nhiều lần.
Nobunaga cũng không đánh chớp nhoáng nữa mà chủ trương bao vây, cho đến khi quân địch mất hết nhuệ khí chiến đấu.
_________________
Bài viết xuất bản ngày 5.10 sẽ tìm hiểu con đường bước đến đỉnh cao quyền lực của Oda Nobunaga và giai thoại về tên gọi Quỷ vương tàn bạo nhất lịch sử Nhật Bản.

Vụ thảm sát 45 vạn người khiến Tần Thủy Hoàng gánh họa

authorĐăng Nguyễn - Tổng hợp Thứ Tư, ngày 03/05/2017 00:25 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Đại tướng quân mạnh nhất thời Chiến Quốc là người làm suy yếu các nước chư hầu, dọn đường để Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa nhưng ông cũng để lại mối họa khiến nhà Tần sụp đổ

 vu tham sat 45 van nguoi khien tan thuy hoang ganh hoa hinh anh 1
Bạch Khởi trong phim truyền hình Trung Quốc.
Theo trang mạng Qulishi, Bạch Khởi (? – 257 TCN) là đại tướng quân thời Chiến Quốc, lập nhiều chiến công, làm tiền đề để Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Các nhà sử học hiện đại đánh giá Bạch Khởi là vị tướng tài năng nhất trong bốn vị đại tướng thời Chiến Quốc, 3 người còn lại là Vương Tiễn, Liêm Pha và Lý Mục.
Trong khi các tướng lĩnh thời Chiến Quốc dựa nhiều vào binh pháp khi ra trận, Bạch Khởi lại dùng binh không theo sách. Có thể nói, Bạch Khởi một khi cầm quân thì đã đánh là thắng, không gì có thể ngăn nổi. Xuyên suốt lịch sử Trung Quốc, hầu như rất ít tướng lĩnh có được những tố chất như ông.
Đại tướng mạnh nhất thời Chiến Quốc
Tổ tiên Bạch Khởi là người nước Sở, sau đó đến định cư ở huyện Mi, nước Tần, đổi sang họ Bạch. Cha Bạch Khởi xuất thân là binh sĩ nhà Tần. Ông từ nhỏ theo cha sống trong môi trường quân ngũ, lại rất ham học về quân sự.
Chiến công đầu tiên của Bạch Khởi là vào năm 294 TCN, khi đó ông cùng quân Tần đi đánh nước Hàn, một trong ba nước tách ra từ nước Tấn nên gọi là Tam Tấn. Chiến dịch thành công khi quân Tần chiếm được Tân Thành.
Bạch Khởi từ đó nhanh chóng lọt vào mắt xanh của tướng quốc nhà Tần là Ngụy Nhiễm. Năm đó, Ngụy Nhiễm tiến cử Bạch Khởi lên vua Tần Chiêu Tương vương, phong làm tướng.
Chỉ một năm sau, Bạch Khởi trong tay chỉ có 12 vạn quân nhưng đã đánh bại 24 vạn liên quân nước Ngụy và nước Hàn trong trận Y Khuyết. Đây được coi là một trong những trận đánh lớn nhất thời Chiến Quốc.
Sau trận đánh này, lần đầu tiên ảnh hưởng của nước Tần đã tới miền trung của Trung Quốc. Quân Hàn-Ngụy bị thiệt hại nặng nề nên buộc phải cắt đất cho Tần để xin cầu hòa.
 vu tham sat 45 van nguoi khien tan thuy hoang ganh hoa hinh anh 2
Phác họa hình ảnh Bạch Khởi.
Trận đánh đáng chú ý nhất trong sự nghiệp của đại tướng quân Bạch Khởi là đại chiến Trường Bình, nơi quân Tần vây hãm 45 vạn quân Triệu. Tướng Triệu đến ải Trường Bình khi đó là Triệu Quát, vì thiếu kinh nghiệm mà bị Bạch Khởi đánh cho tan tác, phải rút về cố thủ.
Quân Triệu bị vây liên tục trong vòng 46 ngày, mặc dù quân số đông hơn quân Tần nhưng không thể phá vây ra được. Quân Tần ít hơn nhưng dũng mãnh thiện chiến, quân Triệu mấy phen xông ra đều bị đánh bại. Đến lúc hết lương, Triệu Quát phải liều phá vây ra, bị Bạch Khởi hạ lệnh dùng nỏ cứng ngắm bắn nên tử trận. Gần như toàn bộ quân Triệu đầu hàng mà không biết họ phải đối mặt với thảm kịch trước mắt.
Giết hại 45 vạn hàng binh Triệu
Sử ký của Tư Mã Thiên chép lại, vì quân Triệu đầu hàng quá đông, Bạch Khởi sợ không quản lý được, nên bàn với phó tướng Vương Hạt đem giết hết.
Để lừa quân Triệu, ông đem hàng tốt chia làm mười doanh, sai mười viên tướng thống lĩnh, hợp với quân Tần, đem cho trâu rượu, ăn uống và nói rằng ngày mai sẽ chọn binh, người nào khoẻ mạnh đánh trận được, thì cấp cho khí giới và đem về nước Tần , còn người già yếu hay nhát sợ đều cho về Triệu. Quân Triệu mừng rỡ.
Đêm ấy, Bạch Khởi truyền mật lệnh cho mười viên tướng rằng: “Quân Tần đều dùng vải trắng phủ đầu, nếu đầu không có vải trắng, thì tức là quân Triệu, đều phải giết đi”.
Quân Tần theo lệnh, đồng loạt ra tay. 45 vạn quân Triệu chịu chết chỉ trong một đêm. Bạch Khởi thu nhặt những đầu lâu quân Triệu, chất đống ở trong luỹ Tần, ngày nay gọi là núi Đầu Lâu.
Tính ra trong trận Trường Bình, quân Tần sát hại 45 vạn hàng binh Triệu, chỉ còn 240 người ít tuổi được thả về Hàm Đan, kinh đô nước Triệu để truyền lại những gì xảy ra.
 vu tham sat 45 van nguoi khien tan thuy hoang ganh hoa hinh anh 3
Ảnh minh họa.
Các nhà sử học Trung Quốc từ xưa đến nay đều nghi ngờ con số 45 vạn quân Triệu bị sát hại chỉ trong một đêm. Chu Hi đời Tống trong Chu Hi Ngữ Lục cũng nói Tư Mã Thiên hành văn không đáng tin cậy.
Con số kinh hoàng trên có lẽ không phải chỉ là số quân lính nước Triệu thiệt mạng, mà có lẽ cả số người chết xuyên suốt trong chiến dịch đánh Triệu.
Khiến Tần Thủy Hoàng rước họa
Sử gia Hà Yến thời Tam Quốc nói rằng, việc Bạch Khởi ra lệnh sát hại 45 vạn quân Triệu giống như một “trò lừa đảo”.
Bạch Khởi đã đồng ý tha chết cho những người bại trận để dụ họ đầu hàng. Thế nhưng khi họ đã hạ vũ khí, tất cả đã bị giết hại thảm khốc. Hành động phản ánh sự tàn bạo và không có tầm nhìn xa trông rộng của Bạch Khởi và cả triều Tần.
Hà Yến cũng nhận định, việc làm của Bạch Khởi đã làm tăng phần khó khăn cho việc ổn định thiên hạ của nước Tần.
Kể từ đó, người trong thiên hạ đều nhận ra rằng, họ không thể trông chờ vào kết cục đầu hàng Tần triều, thay vào đó, họ phải chiến đấu đến chết và nuôi nung nấu ý định trả thù.
Vì hy vọng đạt được công lao nhất thời, Bạch Khởi khi đó không thể ngờ được rằng, dã tâm của ông ta đã nung nấu thêm ý chí và quyết tâm của các nước chư hầu.
 vu tham sat 45 van nguoi khien tan thuy hoang ganh hoa hinh anh 4
Bạch Khởi chính là người đặt nền móng giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ.
Kể từ sau cuộc đại thảm sát do Bạch Khởi gây ra, các nước khác liên tiếp tuyênchiến với Tần nên tham vọng thống nhất thiên hạ của Tần Thủy Hoàng trở nên khó khăn hơn.
Có thể nói, trong 37 năm xông pha trận mạc, Bạch Khởi hầu như đánh đâu thắng đó, chém đầu gần 100 vạn quân địch, hạ hơn 73 thành, mở rộng hơn trăm dặm đất đai cho nước Tần.
Bạch Khởi đã trực tiếp tiêu hao sinh lực của các nước mạnh nhất như Triệu và Sở, đưa Tần trở thành nước bá chủ thời Chiến Quốc.
Năm 257 TCN, vì mâu thuẫn với Thừa tướng Phạm Thư mà Bạch Khởi bị vua Tần tước hết chức vị, cuối cùng phải tự sát.
11 năm sau cái chết của Bạch Khởi, Tần Thủy Hoàng lên ngôi khi mới 13 tuổi. Năm 235 TCN, Tần Thủy Hoàng bắt đầu công cuộc chinh phục 6 nước còn lại, tiếp nối những gì mà Bạch Khởi gây dựng. Nhưng Tần Thủy Hoàng cũng thừa hưởng cả sự căm phẫn, oán hận của người dân các nước chư hầu.
Vì vậy mà khi Tần Thủy Hoàng đột ngột qua đời, nội bộ nhà Tần trở nên rối ren vì một hoạn quan nước Triệu. Người dân trên khắp nước Tần cũng đứng lên nổi dậy, khiến cho triều đại thống nhất Trung Hoa sụp đổ nhanh chóng.

Xem tiếp...

CHUYỆN KỂ RÕ NHẤT VỀ WW II 106/5

DANH NGÔN VỀ CHIẾN TRANH:
-Lao động thặng dư, tư duy sáng tạo và qui luật đấu tranh sinh tồn là những tiền nguyên nhân chủ yếu gây ra chiến tranh. Ở đó sẽ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi vì sao lại có chiến tranh và vì sao chiến tranh như định mệnh của loài người.
- Thời xưa, họ viết rằng hi sinh cho đất nước là một hành động cao cả và ngọt ngào. Nhưng trong cuộc chiến tranh hiện đại thì cái chết của bạn chẳng còn phù hợp và ngọt nào nữa. Bạn sẽ chỉ chết như một con chó mà không vì một lý do chính đáng nào cả. 
                                                                    (Trích trong “Notes on the Next War” - Ernest Hemingway)
- Thế giới phá vỡ mọi người và sau đó rất nhiều người đã trở nên mạnh mẽ ở những nơi đổ nát. Nhưng những nơi không bị đập phá sẽ giết chết. Nó giết những người tốt bụng, nhẹ nhàng và cả những người vô cùng can đảm. Nếu bạn không nằm trong số này, bạn có thể chắc chắn rằng mình vẫn sẽ bị giết chết, chỉ là không cần vội vàng. 
                                                                      (Trích trong "Giã từ vũ khí" - Ernest Hemingway).
---------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
World War II in HD Colour Vietsub tập 5

Chiến tranh và quân đội trong Học thuyết Mác

03/05/2018 - 22:33
Biên phòng - Trong 2 thế kỷ qua, tên tuổi của Các Mác gắn liền với một học thuyết cách mạng đã làm thay đổi đời sống hiện thực của loài người. Những phát hiện khoa học của ông mang tính “vạch thời đại”, trở thành vũ khí sắc bén cho giai cấp vô sản và trở thành cương lĩnh, nguyên tắc hành động của các đảng Cộng sản và công nhân trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng toàn xã hội.



65ftqr2ke9-75514_5424421561250157048_Karl_Marx_18181883
Các Mác-một thiên tài, nhà tư tưởng, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Ảnh: Tư liệu

Các Mác sinh ngày 5-5-1818 tại thành phố Tơ-ri-ơ, trong gia đình luật sư Hen-rích Mác vào thời điểm thế giới có nhiều biến chuyển quan trọng, chứa đựng những mâu thuẫn lớn của thời đại.
Khi 23 tuổi, Các Mác đạt học vị Tiến sĩ triết học với bản luận án xuất sắc. Đây là dấu mốc thể hiện sự nảy nở của một thiên tài bác học. Với thiên tài bác học và những tư tưởng vĩ đại, Các Mác và Ăng-ghen đã xây dựng học thuyết khoa học và cách mạng của mình mang tên “Chủ nghĩa Mác”. Chủ nghĩa Mác ra đời là một cách mạng khoa học trong nghiên cứu về lĩnh vực xã hội, trang bị công cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo xã hội, hướng tới sứ mệnh cao cả là “giải phóng con người”. Học thuyết Mác về chiến tranh, quân đội là học thuyết khoa học, luận giải sâu sắc về nguồn gốc, bản chất, vai trò của chiến tranh và quân đội trong lịch sử.
Khi bàn về chiến tranh và quân đội, Mác và Ăng-ghen khẳng định, chiến tranh là một hiện tượng chính trị-xã hội mang tính lịch sử. Sự ra đời, tồn tại của chiến tranh gắn với sự ra đời của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và đối kháng giải cấp. Chiến tranh không phải là một phạm trù vĩnh viễn và càng không phải là tất yếu định mệnh. Con người có thể loại bỏ được chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội và khẳng định chiến tranh chỉ là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực...
Về quân đội, Mác và Ăng-ghen khẳng định, quân đội là một phạm trù lịch sử, quân đội ra đời và tồn tại gắn với nhà nước, giai cấp tổ chức ra nó. Quân đội là công cụ của nhà nước, trung thành với lợi ích của giai cấp, nhà nước; nhà nước nào tổ chức ra quân đội thì đều phải quan tâm đến nó…
Kế thừa và phát triển những luận điểm của Mác và Ăng-ghen, V.I.Lê-nin tiếp tục làm rõ những quan điểm về chiến tranh và quân đội. Lê-nin khẳng định: “Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác”. Luận điểm này Lê-nin đã phát triển lên một tầm cao mới về bản chất chiến tranh của Mác và Ăng-ghen, đồng thời khẳng định sự ra đời của quân đội là tất yếu. Để xây dựng và nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội kiểu mới, Đảng Cộng sản phải lãnh đạo tập trung thống nhất đối với quân đội, phải có quan điểm giai cấp trong xây dựng quân đội, quân đội và nhân dân phải thống nhất, phải trung thành với chủ nghĩa vô sản…
Vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lê-nin về xây dựng quân đội kiểu mới vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển lý luận và tổng kết thực tiễn về chiến tranh và quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu nhiều nội dung về chiến tranh và quân đội, trong đó khẳng định sự ra đời của quân đội là tất yếu lịch sử, là vấn đề có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.
Trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch đang dùng mọi thủ đoạn chống phá cách mạng của Đảng, đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”. Do vậy, vận dụng những luận điểm về chiến tranh và quân đội trong học thuyết Mác để nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam là hết sức cần thiết.
Với những thành tựu đạt được của Việt Nam trong hơn 30 năm Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ thể hiện đường lối lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng ta mà còn chứng minh ý nghĩa lịch sử và giá trị của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay. Chủ nghĩa Mác đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là vũ khí đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam để Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thu Uyên

Mối đe dọa thực sự của chiến tranh hạt nhân là gì?

Trong tình hình địa chính trị hiện nay, với mối căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên ngày càng gia tăng, khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân hiện diện khắp mọi nơi. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra những tuyên bố đầy tính khoa trương với lãnh tụ Kim Jong-un của Triều Tiên. Tình hình đang trở nên nguy cấp, đồng hồ tận thế dường như đang ở mức gần với thảm họa nhất kể từ những năm 1980.
Nhưng hiểu biết của chúng ta về những gì xảy ra sau một cuộc trao đổi hạt nhân đã tăng lên rất nhiều theo thời gian. Các nghiên cứu ban đầu sử dụng những mô hình đơn giản cho thấy kết quả rất thảm khốc – đó là khí hậu của toàn hành tinh sẽ lạnh lẽo và khắc nghiệt kéo dài - được gọi là mùa đông hạt nhân. "Mùa đông hạt nhân" là một giả thuyết mà các nhà khoa học Mỹ đưa ra vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sau chiến tranh hạt nhân, thời tiết và khí hậu Trái đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhưng các tính toán tiếp theo sử dụng mô hình tiên tiến hơn trong những năm 1980 cho thấy hậu quả có thể không xấu như dự đoán trước đó – nghĩa là không đến mức  "mùa đông hạt nhân", mà sẽ là "mùa thu hạt nhân".

Tuy nhiên, vào năm 2008, một bài báo trong tờ Physics Today đã xem xét về tác động của mùa đông hạt nhân, bài báo gợi ý rằng dự đoán ban đầu này thực ra chính xác hơn. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu quả quyết rằng ngay cả một cuộc chiến tranh hạt nhân khu vực cũng đủ để châm ngòi cho một thời đại thất bại mùa màng rộng khắp, đói nghèo và những hệ quả sinh thái rộng hơn trong nhiều năm.
"Đó vẫn là một mối đe dọa, mặc dù chiến tranh hạt nhân siêu mạnh – một sự trao đổi của hàng ngàn vũ khí hạt nhân – có thể không thể xảy ra", Paul Edwards, học giả nghiên cứu cấp cao của Đại học Stanford, chuyên tập trung vào các hiệu ứng của mùa đông hạt nhân, nói. "Những kịch bản này chỉ cần một số lượng vũ khí hạt nhân nhỏ cũng đủ nguy hiểm cho môi trường, và cho con người".
Người ta có thể sống sót qua tác động trước mắt của vụ nổ hạt nhân. Nhưng điều gì xảy ra với hậu quả của cuộc tấn công, bao gồm mọi thứ từ bức xạ dư thừa đến thiếu hụt thực phẩm, cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Nhà nghiên cứu Edwards nói: "Tôi vẫn rất lo lắng về khả năng của một cuộc tấn công cố ý, có thể là một cuộc tấn công dự phòng do Mỹ thực hiện, hoặc có thể là cuộc tấn công đe dọa của Triều Tiên". Ông nhấn mạnh về một cuộc chiến tranh hạt nhân "cố ý", có thể xảy ra do những kích động leo thang giữa hai bên, và gây ra hậu quả toàn cầu khi kích hoạt một mùa đông hạt nhân.
Một số công ty đang chuẩn bị cho một khả năng xảy ra cuộc tấn công hạt nhân. Rising S Company đã đưa ra thị trường dạng hầm trú ẩn dùng cho ngày tận thế, có thể cung cấp nơi trú ẩn nếu điều tồi tệ nhất xảy ra. Những kiến trúc này được đặt sâu dưới lòng đất, ít nhất là 1,2 mét, và kết nối với nhà cửa, tài sản sở hữu qua một lối vào ngầm.
Công ty tuyên bố ngành kinh doanh của họ bùng nổ sau khi Tổng thống Trump đắc cử. Năm 2017, Rising S đã lắp đặt khoảng 230 hầm trú ẩn như thế, mang về 12 triệu USD doanh thu.
Những hầm trú ẩn như này được thiết kế bảo vệ người cư trú khỏi những thảm họa, từ động đất đến nổ hạt nhân. Hầm rất kín gió và có hệ thống cấp ô xy – nhưng theo trang Futurism, loại hình hầm bảo vệ này có đủ sức an toàn hay không trước hậu quả của chiến tranh hạt nhân vẫn chưa thể nói trước.
"Nếu bạn không ở gần tâm chấn, hầm có thể bảo vệ bạn một thời gian, và nếu đó chỉ là một quả bom, hậu quả khói, cháy nổ sau đó sẽ không quá khủng khiếp", Edwards nói. "Nhưng nếu đó là một thảm họa to hơn, hậu quả sẽ kéo dài hơn và một chiếc hầm trú ẩn cũng khó có thể bảo vệ bạn được".
Hoàng Lan

Vì sao Mỹ thua trận trong chiến tranh Việt Nam?

© REUTERS / Jonathan Ernst
Việt Nam
URL rút ngắn
18305
Lịch sử không có “giá như” nhưng lịch sử là bài học cho sự phát triển hướng đến tương lai tốt đẹp.
Chiến tranh Việt Nam khi có Mỹ trực tiếp tham gia từ 1954-1975 là một trong 11 cuộc chiến tranh lớn nhất của thế giới hiện đại mà sự kết thúc của nó để lại rất nhiều dấu ấn thời đại.
Những cái "nhất" của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Một, đây là một cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất trong lịch sử 200 năm nước Mỹ.
Về thời gian. Thời gian Mỹ tham gia thế chiến 1, thế chiến 2 và chiến tranh Triều Tiên cộng lại cũng chưa được một nửa thời gian Mỹ sa vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
Về huy động lực lượng. Cuộc chiến này Mỹ huy động sức người, sức của cao nhất của nước Mỹ:
Năm đời Tổng thống với những bộ óc trí tuệ như Macnamara, Henry Kissinger, Brzezinski thực hiện đủ 3 chiến lược chiến tranh: "Chiến tranh đặc biệt" "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh".
Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiến và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh đưa tổng số lính tham chiến lên 550.000 quân cùng với 70.000 quân chư hầu (Úc, Nam Hàn và Philipin, Thailand).
Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã chi 920 tỷ USD (thời giá lúc đó) cho chiến tranh Việt Nam so với 341 tỷ trong thế chiến 2 và 54 tỷ trong chiến tranh với Triều Tiên. Nếu tính theo thời giá hiện nay thì đây là một khoản chi phí khổng lồ.
Về bom đạn. Mỹ dội xuống Việt Nam hơn 7,8 triệu tấn bom đạn nhiều hơn mỹ đã dùng trong thế chiến 2. Tại miền Bắc Việt Nam cứ 1 km vuông chịu 6 tấn và 1 người chịu 45,5kg bom (trong thế chiến 2 Đức tương ứng là 5,4 tân và 27 kg). Đây là một con số khủng khiếp chưa từng có trên thế giới.
Từ 1961-1971, Mỹ đã trút xuống miền Nam Việt Nam 20 triệu gallon=75,6 triệu lít chất độc da cam, thuốc diệt cỏ chứa dioxin. (Hậu quả khủng khiếp còn đến tận bây giờ và các thế hệ tiếp).
Hai, đây là một thất bại lớn nhất trong lịch sử chiến tranh 200 năm của nước Mỹ. Hơn 58.000 quân Mỹ thiệt mạng, khoảng 304.000 người lính khác vĩnh viễn bị thương tật, tàn phế. Nhưng Mỹ vẫn không không ngăn nổi Việt Nam thống nhất Tổ quốc, thu giang sơn về một mối.
Tại sao Mỹ sai và thua trận?
Rất nhiều sách vở, phát biểu, đánh giá, các công trình nghiên cứu…nói về nguyên nhân thắng trận của Việt Nam…nhưng ở góc nhìn của Mỹ thì điều gì khiến Mỹ thua trận sẽ khiến chúng ta quan tâm nhiều hơn.
Trước hết Mỹ thua là do nhận thức sai về tính chất chiến tranh Việt Nam. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân…
Mỹ cho rằng Việt Nam chống Mỹ là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm bởi Trung Quốc và Liên Xô nhưng thật ra không phải như vậy.
Mỹ đã quên mất chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ vào năm 1945 như thế nào nên đã xác định sai lầm tính chất cuộc chiến. Mỹ nên hiểu, Việt Nam coi quyền lợi dân tộc, quốc gia là trên hết. Việt Nam muốn độc lập, giang sơn thu về một mối và sẽ chiến đấu với bất kỳ kẻ thù nào vì mục tiêu đó.
Sai lầm tệ hại nhất của Mỹ là Mỹ đã "bất chấp" hay "vô tình" đối đầu với một dân tộc có truyền thống chống giặc ngoại xâm quật cường, anh dũng "thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc" "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ".
Mỹ nhảy vào Việt Nam là để ngăn chặn CNCS…nhưng nhân dân Việt Nam chỉ biết rằng, Mỹ là kẻ xâm lược và chiến đấu với Mỹ như bao kẻ xâm lược khác.Người Việt Nam đánh Mỹ để bảo vệ quê hương, ruộng đồng, để không phải làm kiếp nô lệ như thời thuộc Pháp, đánh Mỹ để thống nhất Bắc-Nam thu giang sơn về một mối, cho nên, bất kỳ đàn ông hay đàn bà, người già hay người trẻ, hễ là người Việt Nam thì họ đều đứng lên chống giặc ngoại xâm…Chính tư tưởng, tinh thần đó là nguồn gốc khiến một dân tộc yêu hòa bình, yêu tự do độc lập trở nên anh hùng và tất yếu sẽ tạo ra một quân đội anh hùng.
Cuối cùng là Mỹ chẳng hiểu biết gì về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong 4000 năm qua. Đó chính là nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân được tôi luyện trong 4000 năm qua đã trở nên "bất khả chiến bại". Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh là sở trường giành chiến thắng của một dân tộc Việt có đất không rộng, người không đông.
Chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Mỹ, một cường quốc quân sự kinh tế hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ là bài học quý giá cho hiện tại. Việt Nam ngày nay đã lớn mạnh, đã hội nhập thế giới và để bảo vệ tổ quốc thì sẵn có truyền thống chống giặc ngoại xâm quật cường, anh dũng "thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc" "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ".
Nguồn: Báo Đất Việt
Xem tiếp...