Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

XEM PHIM: "Hành Khách Bí Ẩn"

(ĐC sưu tầm trên NET)

Hành Khách Bí Ẩn The Commuter (2018)

Trạng thái:
Hoàn tất

Điểm IMDb:
6.6
(3,559 votes)

Đạo diễn:
Jaume Collet-Serra,

Quốc gia:
Mỹ, Anh,

Năm:
2018

Ngày ra rạp:
12/1/2018

Thời lượng:
105 phút

Chất lượng:
Bản đẹp

Độ phân giải:
Full HD

Ngôn ngữ:
Phụ đề việt + Thuyết minh

Thể loại:
Phim hành động, Phim hình sự, Phim chiếu rạp, Phim thuyết minh, Phim lẻ

Công ty SX:
Ombra Films, StudioCanal, The Picture Company

Lượt xem:
739,641
Đánh giá phim (23 lượt)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hành Khách Bí Ẩn - The Commuter

Nội dung phim

Michael là một nhân viên bán bảo hiểm bình thường. Buổi sáng nọ, Michael bị một kẻ lạ mặt liên hệ và buộc phải vạch trần danh tính của một hành khách trên chuyến tàu trước khi đến trạm dừng chân cuối cùng. Trong quá trình giải quyết vấn đề, Michael vô tình phát hiện ra một kế hoạch chết chóc đang bị che giấu và mình đang bị cuốn vào một âm mưu tội phạm. Liệu Michael sẽ làm gì để giải cứu bản thân và các hành khách khác?
Xem tiếp...

ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 45

-THAM NHŨNG LÀ KẺ THÙ CỦA MỌI CHẾ ĐỘ!
-CHẾ ĐỘ NÀO ĐỂ THAM NHŨNG XẢY RA THƯỜNG XUYÊN THÌ CHẾ ĐỘ ĐÓ KHÔNG PHẠM SAI LẦM TRONG CÁCH THỨC TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN, THÌ CŨNG PHẠM SAI LẦM TRONG  ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ. 

------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
TRẦN DỤ CHÂU Đã Khoắng Được Bao Nhiêu Của Cải Trong Kháng Chiến - HỒ CHỦ TỊCH Xử Án Tham Ô

Vụ án Trần Dụ Châu - Chuyện còn ít biết

- Năm 1950, Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu bị tử hình. Chúng ta đều đã được biết qua các bài báo của nhà báo Hồng Hà (nguyên phóng viên báo Cứu Quốc), nhà báo Lưu Vinh… Qua đó, tác giả đã cho thấy sự trừng phạt nghiêm khắc của Hồ Chủ tịch đối với tội tham nhũng.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là tình tiết về sau của vụ án. Còn diễn biến điều tra bước đầu của vụ tham nhũng này được thực hiện ra sao, thì chưa có tài liệu nào nói tới. Vị đại tá Cục truởng Cục Quân pháp Trước đây, trong một lần đến thăm bà Nguyễn Kim Nữ Hạnh, trưởng nữ của cố Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Văn Huyên (1905-1975), bà có cung cấp một tư liệu rất thú vị. Đó là lời kể của cụ Phạm Trinh Cán (Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục từ tháng 4/1953) về cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, tháng 3/1990. Nhưng trước khi về Bộ Giáo dục, cụ Phạm Trinh Cán nguyên là Đại tá, Cục trưởng Cục Quân pháp nên cụ nắm rõ quá trình tham gia điều tra ban đầu vụ Trần Dụ Châu. Bà Nữ Hạnh căn dặn: “Tôi tặng em để em sử dụng trên báo chí, có thể đưa vào mục những tư liệu mới được phát hiện”. Cụ Phạm Trinh Cán sinh năm 1912, nguyên quán xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Gia đình có khả năng kinh tế nên cụ được học hết bậc Trung học. Dẫu có bằng Tú tài, cụ tự nhận là vẫn thấy mình còn dốt và rất muốn học thêm lên đại học. Học đại học thì phải tự túc nên vừa học khoa Luật trường Đại học Đông Dương cụ vừa đi dạy tư tại trường Trung học Tư thục Thăng Long cùng với các giáo sư Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp... Cách mạng Tháng Tám 1945, cụ Phạm Trinh Cán tham gia khởi nghĩa và được cử làm Phó Chủ tịch UBND lâm thời tỉnh Quy Nhơn (nay là Bình Định). Cụ được phong hàm đại tá đợt đầu tiên (năm 1948) và đã trải qua các chức vụ: Phó Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Quân pháp – Bộ Quốc phòng, Chánh Văn phòng Bộ Tổng tham mưu kiêm Chánh án Tòa án binh khu Trung ương, Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ (nay là Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội). Năm 1973 cụ Phạm Trinh Cán về nghỉ hưu. Cụ mất năm 2003 tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi. Vụ án Trần Dụ Châu Sinh thời, cụ Phạm Trinh Cán từng kể diễn biến vụ việc xảy ra từ năm 1949 đến mùa hè năm 1950 như sau: Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu, hoạt động trước Cách mạng Tháng Tám. Cục Quân nhu có nhiệm vụ lo ăn, mặc, thuốc men của quân đội. Quần áo cho quân đội, thuốc men trong nội thành ta chưa sản xuất được nên đơn vị quân nhu đóng ở Thái Nguyên ra vào thành cho dễ. Cục phó là Phạm Toàn, cốt cán cục Quân nhu là Lê Sĩ Cửu – trưởng phòng tiếp liệu (thuốc, giấy pơ-luya, máy chữ...). Bấy giờ hoàn cảnh rất khó khăn. Về gạo ăn, mới kháng chiến nên anh em quân nhu chưa có kinh nghiệm bảo quản tốt, kho cất gạo dùng bồ, ẩm thấp nên mục nát nhiều. Lúc bấy giờ, Cục Quân chính do ông Phan Tử Lăng làm Cục trưởng và Cục Quân pháp do ông Phạm Trinh Cán làm Cục trưởng - cùng đóng chung cơ quan ở Thái Nguyên, tổng cộng đến 30 người. Gạo lĩnh về không dám vo mạnh, chỉ rửa qua suối để về nấu ăn. Vì vo kỹ thì gạo sẽ tan biến theo nước. Để chống đói, bộ đội phải lấy măng rừng làm thức ăn, còn quân đội chủ lực phải ăn cháo để truy kích địch. Về cái mặc, mỗi người một áo trấn thủ và tấm “chăn kháng chiến” chỉ có một lượt bông rất mỏng. Có chiến sĩ không có chăn, không có áo, đứng gác trên đèo phong phanh vải mỏng. Thuốc men thiếu thốn, nhất là thuốc sốt rét, qui-na-cơ-rin cũng không đủ chữa bệnh sốt rét dùng trong quân y. Vì thế uống qui-na-cơ-rin phải pha vào nước, chỉ có tác dụng tinh thần chứ chữa bệnh sốt rét rất hạn chế. - Anh em đều thấm thía cảnh khổ, rồi than phiền, oán trách Cục Quân nhu làm không tròn nhiệm vụ. - Cụ chậm rãi - Càng oán trách hơn khi nghe ba thằng cha Châu, Cửu, Toàn sống sa hoa lắm. Chúng ăn toàn thứ ngon, rượu Tây, đường sữa, sô-cô-la trong Thành mang ra... Đặc biệt nổi đình đám là đám cưới linh đình của Cửu làm xôn xao cả vùng Thái Nguyên! Bộ đội và nhân dân công phẫn. Chuyện đến tai Bộ Quốc phòng và Trung ương Đảng. Một hôm, anh Trần Tử Bình – Thiếu tướng, Phó cục trưởng Cục Thanh tra quân đội - tìm tôi, hỏi: “Anh nghe tin tức gì về vụ Châu không?”. Tôi trả lời: “Tôi có nghe. Bộ đội công phẫn lắm”. Xong, anh Bình nói với tôi về chỉ thị của Trung ương Đảng: “Ta phải mở cuộc điều tra về vụ này. Chỉ thị này tối mật. Ngoài mấy ông Trung ương, chỉ có tôi và anh biết. Nếu để lộ, Trần Dụ Châu mà dinh-tê vào thành thì chúng mình mất đầu”. (Vì Châu nắm vững nơi đóng quân, quân số, người chỉ huy, chính ủy... các đơn vị toàn quân). Rồi anh Bình giao nhiệm vụ: “Anh tiến hành cuộc điều tra này”. (Phải mở ngoặc nói thêm, những vụ phạm pháp mức độ nào có thể là xử lý trong nội bộ thì Cục Thanh tra giải quyết. Nếu nặng thì chuyển sang Quân pháp). Thế là tôi cử 1, 2 anh rất tâm phúc nghe ngóng tình hình Cục Quân nhu. Điều tra sơ bộ xong, anh em về báo cáo lên Trung ương. Sau khi được nghe báo cáo, anh Trần Tử Bình có hỏi tôi: “Theo điều tra sơ bộ như vậy, có thể truy tố ra Tòa án binh không?”. Tôi đã nói rằng: “Đáng truy tố theo tội trạng như vậy. Nhưng cần tiếp tục điều tra nữa để có thêm tài liệu, dẫn chứng cụ thể, để căn cứ mà kết tội”. Ông Phạm Trinh Cán kể thêm: “Khi xử vụ Trần Dụ Châu, bắt Toàn trước, Cửu sau. Trước khi điều tra vụ Châu, Bộ Tổng tư lệnh cho bắt Phạm Toàn để lấy lời khai. Tạm giam Toàn để lấy khẩu cung tại nhà dân, giao cho bộ đội canh giữ. Tôi trực tiếp hỏi về vụ bê bối của Cục Quân nhu. Đêm ấy, Toàn tự tử bằng cách lấy cắp lựu đạn, mở chốt, úp mặt cho nổ. Cửu cho bắt trước khi bắt Châu. Người ký giấy bắt Cửu, Toàn là tôi. Giam cạnh nhà đơn vị Cục Quân pháp đóng. Mấy ngày sau, Cửu cũng tự tử bằng cách bẻ que nứa cắt mạch máu cổ tay”. Đến thời gian này thì Bộ Quốc phòng tổ chức lại. Sang năm 1950, ông Phạm Trinh Cán chuyển sang Bộ Tổng tham mưu. Vốn là cử nhân Luật (Đại học Đông Dương) nên ông được điều động vào quân đội, xây dựng luật nhà binh và tổ chức Tòa án binh, chứ không phải người được đào tạo quân đội chính quy. Sau đó ông được cử làm Chánh Văn phòng Bộ Tổng tham mưu kiêm Chánh án Tòa án binh khu Trung ương. Vì thế vụ này được bàn giao cho Cục trưởng Cục Quân pháp mới là ông Ngô Minh Loan. - Cụ thể vụ này là: ngoài tội tham ô ra còn bị tội phá hoại đoàn kết nội bộ Đảng trong Cục Quân nhu, trù dập đảng viên tốt. Sau khi bàn giao công việc, anh Bình có hỏi ý kiến tôi: “Nếu tiếp tục điều tra thêm thấy rõ tin đồn là đúng sự thật thì mức độ kết án thế nào?”. Tôi đã nói: “Tùy theo mức điều tra như thế nào. Theo riêng tôi, nặng nhất phải tử hình, dưới nữa phải 15-20 năm tù. Kể cả mức điều tra quan trọng sau lần điều tra báo cáo Trung ương để có chỉ thị. Nếu kết quả cuối cùng của việc điều tra thấy Châu tội nặng cộng với ảnh hưởng công phẫn trong quân đội thì có thể kết án tử hình được”. Tôi còn nói thêm: “Tới mức ấy không chỉ xin chỉ thị Trung ương mà còn phải xin chỉ thị của Bác”. Việc này phải hết sức thận trọng vì là lần đầu đưa cán bộ cao cấp ra xử, lại là cán bộ hoạt động trước cách mạng. Hè năm 1950, Tòa án binh tối cao xét xử. Chánh án: Thiếu tướng Chu Văn Tấn – Ủy viên Chính phủ. Công cáo viên: Thiếu tướng Trần Tử Bình. - Châu nghe tuyên án không ngờ mình bị tử hình, mặt tái đi, run lên. Đó là tôi (Phạm Trinh Cán) nghe kể lại chứ tôi không dự vì lúc đó đang đi tìm địa điểm khác để tránh hậu quả sau vụ xử Trần Dụ Châu. Nhỡ còn chân tay của Châu có thể tiếp theo sẽ phá hoại cách mạng. Theo luật, án tử hình được quyền đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm. Nếu Chủ tịch nước cho ân giảm, không bị đưa ra xử tử thì sẽ đưa về tù chung thân. Khi Tòa án binh tối cao tuyên án, Thiếu tướng Chu Văn Tấn hỏi: “Có xin ân giảm không?” thì Trần Dụ Châu nói: “Có”. Khi đệ đơn xin ân giảm lên Chủ tịch Chính phủ thì Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin ân giảm. 6 giờ chiều hôm sau, Trần Dụ Châu được đưa ra trường bắn trước sự có mặt của đại diện Bộ Tư pháp, Nha Công an, Cục Quân nhu và một số cơ quan Cụ Phạm Trinh Cán kết luận: “Kể việc này để thấy Bác Hồ rất nghiêm với những cán bộ cao cấp không những không hoàn thành nhiệm vụ mà còn thoái hóa, biến chất!”. * Cụ Phạm Trinh Cán (1912-2003). Hà Nội, ngày 1/12/2010 Kiều Mai Sơn

Người khơi mào khui vụ tham nhũng Trần Dụ Châu

TP - Giờ qua Hồ Tây, qua cái chòi ngắm sóng nơi ở của nhà thơ Phùng Quán nay đã biến mất nhường chỗ cho những kiến trúc tân kỳ nhôm kính sáng loáng. Lại chút bâng khuâng một thuở với nhà thơ Phùng Quán. Ông như thứ biên niên sinh sắc khó có được ở thời buổi này.

Đoàn Phú Tứ.
Đoàn Phú Tứ.

Tôi không được gặp được biết nhà thơ Đoàn Phú Tứ. Nhưng may đã có Phùng Quán.
...Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh...
Màu thời gian từng được ít nhất là 2 nhạc sĩ danh giá phổ nhạc: Nguyễn Xuân Khoát ( phổ năm 1942)  Phạm Duy  (phổ năm 1971)
Nhưng Đoàn Phú Tứ không chỉ để lại cho hậu thế Màu thời gian.
Ông là ĐBQH khóa I. 70 năm trước, Nam Định có 2 đơn vị bầu cử, tỉnh Nam Định và thành phố Nam Định. Thành phố Nam Định có 2 ĐBQH là cụ Nguyễn Văn Tố và Trần Huy Liệu. Nhưng tỉnh Nam Định có tới 15 ĐBQH trúng cử. Bên cạnh Nguyễn Tấn Gi Trọng, Nguyễn Văn Trân… có nhà thơ Đoàn Phú Tứ lúc này đã nổi danh trong thi đàn Xuân Thu nhã tập với Màu thời gian.
Trở lại câu chuyện của Phùng Quán khi kể về Đoàn Phú Tứ bao giờ ông cũng có chất giọng hào sảng lẫn ngậm ngùi. Nhà thơ Phùng Quán quen Đoàn Phú Tứ đã lâu. Thường lui tới bãi An Dương nơi Đoàn Phú Tứ sống chật vật khó khăn.
Cái đoạn khi thi sĩ Đoàn Phú Tứ mất. Nhà bần bách không có thứ gì bán ra đồng tiền. Thi sĩ Phùng Quán chợt nhớ ra Đoàn Phú Tứ là ĐBQH khóa I.
Phùng Quán thức suốt đêm nghĩ ngợi rồi quyết định viết một lá đơn.
Kính thưa đồng chí Lê Quang Đạo, Chủ tịch Quốc hội…
Kính thưa đồng chí, tôi xin báo với đồng chí một tin buồn, ông Đoàn Phú Tứ nhà thơ, nhà viết kịch, nhà dịch thuật và đồng thời là ĐBQH khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) thọ 80 tuổi đã từ trần ngày hôm qua. Họa đơn vô chí, vợ ông là bà Nguyễn Thị Khiêm vừa mất cách đây hai tháng…
Tiếp đó nhà thơ Phùng Quán liệt kê nhiều chi tiết về đời sống khốn khó của nguyên Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đoàn Phú Tứ và phần kết lá đơn có đoạn.
Nếu QH còn nhớ đến tình cũ nghĩa xưa thì xin ông một cỗ áo quan và chút tiền để mai táng. Mong đồng chí lưu tâm giải quyết. Hai giờ chiều mai (20/9/1989) gia đình sẽ đưa ông Đoàn Phú Tứ xuống nghĩa trang Văn Điển. Nay kính thư. Phùng Quán.
Bức thư được Phùng Quán đưa tận 53 Ngô Quyền trụ sở Quốc hội khi ấy.  Rồi không biết nghĩ ngợi thế nào, ông cũng không quên đem theo cuốn Tuổi thơ dữ dội mới xuất bản khi đó tặng ông Chủ tịch Quốc hội.
Người thường trực cơ quan tỏ vẻ ngạc nhiên ngó Phùng Quán bề ngoài như một ông già nhà quê cũ kỹ: Cụ ơi Chủ tịch Lê Quang Đạo với ông Vũ Mão bận đi công tác Hải Phòng rồi!…
Thất vọng lắm nhưng Phùng Quán cũng đưa bộ sách ra nhờ chuyển giúp… Bất đồ, người thường trực già sau khi coi tờ bìa cuốn sách đã bật kêu  Phùng Quán a? Răng độ ni già gớm rứa… Thì ra là người bạn cùng đơn vị bộ đội cũ… Trò chuyện một hồi, ông bạn mách cho Phùng Quán người cần gặp.
May mắn người đó là Tổng biên tập tờ Người đại biểu nhân dân. Ông biết thi sĩ Phùng Quán. Lát sau ông gọi thêm đồng chí Vụ trưởng Tài chính, Vụ Chính sách…
Bức thư gửi Chủ tịch Lê Quang Đạo được đọc to cho mọi người nghe.
Ông Vụ trưởng Chính sách hăng hái phải tra xem cái ông Đoàn Phú Tứ này có phải là ĐBQH Khóa I không…
Cuốn kỷ yếu Quốc hội được mang ra. Tra tới tra lui. Không có tên Đoàn Phú Tứ nào cả. Phùng Quán lạnh toát người. May mà kỷ yếu có phần phụ lục danh sách những đại biểu nghỉ nửa chừng. May quá Đoàn Phú Tứ đây rồi…
Ông Vụ Chính sách trầm ngâm đại ý, đúng là có. Nhưng ông Đoàn Phú Tứ đã nghỉ đại biểu từ năm 1951 nên Quốc hội không còn trách nhiệm gì về ông nên không thể cấp tiền mai táng được…
Vốn tính nhu mì nhưng không hiểu sao khi ấy Phùng Quán mặt đỏ gay. Tức giận bực bội, thất vọng có cả. Nhưng không to tiếng, mà chỉ hơi cao giọng khi sang sảng dẫn ra câu chuyện của ĐBQH kiêm thi sĩ Đoàn Phú Tứ. Chuyện cụ Tứ đã rất kiên cường dũng cảm vạch ra tội tham nhũng của đại tá Cục trưởng Cục quân nhu Trần Dụ Châu bằng lá đơn gửi lên Hồ Chủ tịch…
Câu chuyện về đám cưới xa hoa quá mức của đại tá Cục trưởng Trần Dụ Châu tổ chức cho thuộc hạ qua cung cách miêu tả sinh động của Phùng Quán hôm đó tại Văn phòng nhà Quốc hội 53 Ngô Quyền cuốn hút nhiều người nghe. Một số người đã biết loáng thoáng nhưng khi ấy mới được tường tận.
Mùa đông năm 1950,  Đoàn Phú Tứ ở chiến khu Việt Bắc.  Ông có chân trong tòa soạn tạp chí Văn nghệ, trong Ban chấp hành Đoàn Sân khấu Việt Nam.
Là nhà thơ, ông còn là ĐBQH khóa I. Ông cùng với một đoàn nhà văn đi thăm và úy lạo các đơn vị bộ đội vừa đánh giặc trở về.  Tận mắt chứng kiến các chiến sĩ bị thương thiếu thuốc men, bông băng, và hầu hết chiến sĩ đều rách rưới, “võ vàng đói khát”, “chỉ còn mắt với răng”, mà mùa đông năm đó tiết trời chiến khu lạnh tới mức nước đóng băng… Ông trở về cơ quan chân ướt chân ráo thì nhận được thiệp mời của Trần Dụ Châu, đến dự lễ cưới ông ta đứng ra tổ chức cho cán bộ cấp dưới đặc biệt thân cận, phụ trách công tác vật tư, tên là Lê Sĩ Cửu.
Trần Dụ Châu? “Màn Trần Dụ Châu”, vì mỗi cái màn bị ăn cắp mất hai tấc vải, nên hễ ngồi lên là đầu đụng trần màn; “Áo mền trấn thủ Trần Dụ Châu” vì mỗi cái mền bị rút bông lót trong áo, trong mền và thay vào bằng bao tải… Hình ảnh chuyến thực tế úy lạo như đang váng vất, hiển hiện…
Đoàn Phú Tứ bước vào phòng cưới, cái hội trường dựng bằng tre nứa, lợp lá gồi, sáng trưng những dãy bạch lạp to bằng cổ tay. Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bê thui, rượu tây, cốc thuỷ tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Ban nhạc sống của nhạc sĩ Canh Thân được mời từ khu 3 lên tấu nhạc réo rắt…
Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới, theo sau là một vệ sĩ cao lớn, súng “côn bạt” đeo xệ bên hông. Tân khách ngồi chật kín hội trường. Rượu vang đỏ rót đầy các cốc. Vị chủ hôn Trần Dụ Châu oai phong, đỏ đắn, đầy quyền uy bước ra tuyên bố làm lễ thành hôn cho đôi vợ chồng mà hắn đỡ đầu, và trịnh trọng mời tân khách nâng cốc… trong tiếng nhạc xập xình. Nhìn thấy Đoàn Phú Tứ ngồi ở bàn đầu, ông ta liền tươi cười giới thiệu: “Đám cưới hôm nay có một vị khách đặc biệt là ông Đoàn Phú Tứ, nhà thơ cự phách của nhóm Xuân Thu nhã tập. Xin mời nhà thơ nổi tiếng lên đọc một bài thơ mừng cô dâu chú rể và quý vị tân khách”.
Đoàn Phú Tứ đứng lên, mắt đăm đăm nhìn cốc rượu vang đỏ như máu đầy tràn trước mắt… Ông bỗng thấy giận run, ngẩng lên, nhìn thẳng vào mặt Trần Dụ Châu, nói lớn, nhấn mạnh từng từ một cho tất cả những người dự tiệc cưới đều nghe thấy: “Tôi xin đọc tặng vị chủ hôn, cô dâu chú rể và tất cả các vị có mặt hôm nay, một câu thơ hay nhất mà tôi vừa chợt nghĩ ra”… Khắp các bàn tiệc dậy lên tiếng xì xào tán thưởng: “Hoan hô Xuân Thu nhã tập! Hoan hô thi sĩ Đoàn Phú Tứ!” Chờ cho tiếng xì xào im hẳn, nhà thơ nói tiếp: Câu thơ đó như sau: “Bữa tiệc cưới chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng xương máu của chiến sĩ! - “Láo”, Trần Dụ Châu mặt vụt tái nhợt quát to. Tiếp liền theo đó là vệ sĩ của ông ta xông tới tát bốp vào mặt nhà thơ. Nhà thơ lặng lẽ rút khăn tay lau mặt, ném khăn xuống đất, rồi nhổ vào cốc rượu đỏ như máu đầy tràn trước mặt đĩnh đạc bước ra khỏi phòng cưới.
Người khơi mào khui vụ tham nhũng Trần Dụ Châu - ảnh 1 Bút tích Màu thời gian.
Ngay đêm hôm đó, nhà thơ, ĐBQH Đoàn Phú Tứ viết một bức thư dài gửi lên Hồ Chủ tịch, trình bày toàn bộ sự việc. Một tuần sau, Tòa án quân sự được thiết lập cũng tại khu vực hội trường đó. Trần Dụ Châu bị điệu ra trước vành móng ngựa, cúi đầu nhận hết mọi tội lỗi, và lãnh án tử hình vì tội tham nhũng. Hồ Chủ tịch đã tự tay ký vào bản án tử hình.
Còn chú rể Lê Sĩ Cửu thì đã tự sát trong nhà tạm giam để khỏi phải phơi mặt trước vành móng ngựa.
… Thời điểm đó  có lẽ còn nhiều điều chưa thông thoáng đổi mới, nguyên tắc là nguyên tắc nên thi sĩ Phùng Quán đã trở về tay không. Không xin được áo quan lẫn tiền mai táng cho nhà thơ Đoàn Phú Tứ.  Tôi nhớ mồn một là nhà thơ Phùng Quán khi kể cứ nói đi nói lại là gia đình nhà thơ Đoàn Phú Tứ không hề nhờ Phùng Quán làm việc đó mà ông tự nguyện, bởi thấy hoàn cảnh ông bạn già của mình quá khó khăn may ra giúp được gì chăng? Nhưng có lẽ điều nhà thơ Phùng Quán tạm được an ủi là trong tang lễ của nhà thơ Đoàn Phú Tứ có vòng hoa lớn của Văn phòng Quốc hội đưa đến khu nghèo An Dương với dòng chữ Kính viếng nhà thơ nổi tiếng Đoàn Phú Tứ - Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
… Sau này lục lại tài liệu thì tìm thấy những dòng Bác Hồ (Biên bản họp Hội đồng Chính phủ tháng 11/1950) nói về vụ Trần Dụ Châu thế này:
Chúng ta sinh ra trong một xã hội phong kiến và thực dân, một xã hội ham danh ham lợi. Danh lợi dễ làm hư người. Danh lợi là tập quán. Bây giờ chúng ta dùng cán bộ để cải tạo xã hội mà không có chính sách biện pháp cải tạo cán bộ đấy là khuyết điểm. Hình như lần ấy, tôi có gạ Phùng Quán lý do nhà thơ kiêm ĐBQH tại sao nghỉ chức danh ĐBQH giữa chừng (năm 1951) như thế nào? Nhà thơ cười lấp lửng mềng (mình) cũng chả biết nữa…
Nhà thơ Phùng Quán mất đã lâu. Băn khoăn vì sao Đoàn Phú Tứ nghỉ ĐBQH giữa chừng vẫn để ngỏ. Nhưng mãi rồi tôi mới ngộ ra cái lấp lửng ngày ấy của thi sĩ. Rằng, băn khoăn thắc mắc mà chi khi thi sĩ họ Đoàn đã để lại thông điệp Màu thời gian cho hậu thế? Và nữa, không phải ngẫu nhiên mà Đoàn Phú Tứ khi thời gian sau này từng nhọc nhằn khi chuyển ngữ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt với bút danh Tuấn Đô cho những Lão hà tiện. Trưởng giả học làm sang của Molière, Đỏ và đen Stendhal, Tuyển tập kịch  của Alfred de Musset và Hài kịch Shakespeare vv…

Từ việc bắt ông Đinh La Thăng, nhớ về vụ án Trần Dụ Châu

authorNgô Vương Anh Thứ Bảy, ngày 16/12/2017 09:43 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Từ việc bắt ông Đinh La Thăng và những đại án tham nhũng đang được đưa ra ánh sáng với những cán bộ đã từng có thời “làm mưa làm gió” nay ra hầu tòa, đã cho thấy pháp luật đã dần đi đúng “đường nó phải đi”: Nghiêm minh và công bằng. 

   
Ngày 5.9.1950, tòa án binh xét xử nguyên Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu và đồng bọn can tội tham ô, biển thủ công quỹ, phá hoại công cuộc kháng chiến.
Trước đó đoàn thanh tra do Thiếu tướng Trần Tử Bình - Phó Tổng Thanh tra quân đội lãnh đạo, đã làm rõ những thủ đoạn của Châu và đồng bọn khi chúng rút ruột công quỹ, ăn bớt vật tư may quân trang cho bộ đội để tư lợi cũng như những sa đọa, đồi trụy trong sinh hoạt của Châu gây dư luận xấu trong quần chúng.
Tòa đã tuyên án Trần Dụ Châu: Tử hình.
Đây là lần đầu tiên một đại tá, lại là Cục trưởng cục Quân nhu bị tuyên án tử. Vụ việc gây xôn xao cả vùng Việt Bắc.
Trần Dụ Châu đã viết đơn xin ân xá gửi lên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng bị bác.
 tu viec bat ong dinh la thang, nho ve vu an tran du chau hinh anh 1
Bữa cơm đạm bạc của Bác Hồ và các chiến sĩ trong khi Trần Dụ Châu và đồng bọn sống như ông hoàng. Ảnh tư liệu
Khi đồng chí Trần Đăng Ninh - Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp (hậu cần) hỏi Người về việc này, Người chỉ vào cây xoan đang bị héo úa trước sân và nói với đồng chí Trần Đăng Ninh:
- Chú có biết tại sao cây kia bị héo không ?
- Thưa Bác cây đó đang bị sâu ăn ạ!
- Thế muốn cây đó khỏe mạnh trở lại phải làm thế nào?
- Dạ, phải bắt giết hết sâu trong thân cây thì cây mới sống khỏe lại được ạ!
- Đúng là như vậy, cũng giống như cái cây kia, khi bộ máy của chúng ta bị những con sâu đục khoét làm hư hỏng thì ta phải bắt giết hết những con sâu đó thì bộ máy mới vững mạnh được...
Từ những ngày đầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn chú ý bảo đảm tính nghiêm minh, không miễn trừ ai trong việc thi hành pháp luật.
Tháng 11.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời trước Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I về những thành viên của Chính phủ không trong sạch: “Chính phủ đã hết sức làm gương, và nếu làm gương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ hết !” .
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Để thực hiện chữ Liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống, từ dưới lên.
Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân”
Tham nhũng là một bệnh khó chữa của các chế độ nhà nước. Nó xuất hiện cùng/và gắn chặt với những người nắm giữ quyền lực, lợi dụng những quyền lực đó để chiếm đoạt của cải xã hội cho riêng bản thân mình. Một nền pháp quyền chân chính, tiến bộ phải bảo đảm được tính công bằng, khách quan, bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Thi hành được điều này không phải dễ dàng bởi vì từ xưa rồi, tội của quan vẫn được xử theo lễ còn tội của dân được xử theo luật (!).
Trong những năm qua mặc dù chúng ta đã tốn nhiều công sức để đẩy lùi quốc nạn tham nhũng nhưng tệ nạn này chưa có chiều hướng suy giảm.
Những kẻ bất liêm vẫn tồn tại trong xã hội, thậm chí ở tại ngay những cơ quan thi hành pháp luật, những cơ quan được giao trọng trách đấu tranh chống lại quốc nạn tham nhũng, buôn lậu và gian lận; những cơ quan được giao trọng trách duy trì sự nghiêm minh của pháp luật....
Tình trạng này một phần do hệ thống luật pháp của chúng ta chưa đồng bộ, còn nhiều kẽ hở để những kẻ bất liêm  lợi dụng, phần khác do việc thi hành luật chưa nghiêm minh, pháp luật chưa đảm bảo tác dụng giáo dục và răn đe.
Vẫn còn tình trạng “pháp luật chỉ dành để thi hành với dân chúng”, vẫn còn cảnh “nén bạc đâm toạc tờ giấy” khiến lòng dân ít tin tưởng vào hệ thống pháp chế.
Trong bối cảnh đó, việc thực hiện lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ đó giữ địa vị nào, làm nghề gì” đang đặt ra trước các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp như một yêu cầu bức xúc của xã hội.
 tu viec bat ong dinh la thang, nho ve vu an tran du chau hinh anh 2
Việc bắt ông Đinh La Thăng cho thấy rõ quyết tâm chống tham nhũng của Đảng.
Đảng đang đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng theo đúng hướng đó khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Cuộc đấu tranh chống tham nhũng không có vùng cấm”.
Những diễn biến mới nhất của các vụ án tham ô, tham nhũng, thất thoát lớn đã và đang chứng minh điều này. Những đại án tham nhũng đang được đưa ra ánh sáng với những cán bộ đã từng có thời “làm mưa làm gió” nay ra hầu tòa, đã cho thấy pháp luật đã dần đi đúng “đường nó phải đi”: Nghiêm minh và công bằng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta điều đó từ câu chuyện vụ án lớn Trần Dụ Châu cách đây gần 70 năm và việc Người bác đơn xin ân xá của y.

NHÀ THƠ TRONG VỤ ÁN TRẦN DỤ CHÂU

Chủ nhiệm chính trị Lê Đình Thiệp bảo tôi:
- Tổng cục mở lớp chính trị ngắn ngày do cố vấn Trung quốc phụ trách. Cậu đi học rồi về truyền lại cho cán bộ phòng ta.
Tôi đeo túi dết quần áo lên Tuyên Quang dự tập huấn.
Vừa lên tới nơi thì được nghe số cán bộ của Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị về dự tập huấn bàn tán sôi nổi về vụ xử tử  Cục trưởng Quân nhu Trần Dụ Châu, lần đầu tiên một cán bộ cao cấp của Quân đội Nhân dân bị tử hình… Tôi hào hứng nhập bọn ngay để tìm hiểu về vụ án đang gây chấn động mạnh trong dư luận.
Nhà thơ Đoàn Phú Tứ được coi là người có công đầu trong vụ Trần Dụ Châu. Đoàn Phú Tứ nổi tiếng từ năm 1942 khi cùng Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh thành lập nhóm Xuân Thu Nhã tập, với mục đích đổi mới sáng tác văn học nghệ thuật.
Nhà nghiên cứu Trần Huyền Sâm viết trên tạp chí Sông Hương số 207, tháng 5 năm 2006 :
… Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có những đánh giá xác đáng về hiện tượng Xuân Thu nhã tập cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn sáng tác...Trong tiến trình của văn học Việt, hiếm có nhóm sáng tác nào lại độc đáo như Xuân Thu Nhã tập. Độc đáo về chủ thể sáng tác, về đặc điểm thể loại và số phận tác phẩm. Xuân Thu chỉ tồn tại trong vòng mấy năm (1942-1945), và chỉ gồm mấy tác giả, nhưng lại hội tụ đầy đủ cả "đại gia đình" nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, hội họa. Số lượng sáng tác cũng rất "khiêm tốn" nhưng lại rất đa dạng về thể loại: thơ, văn xuôi, tiểu luận... Xuân Thu nhã tập có hẳn một nguyên lý sáng tác, một hệ thống quan điểm nghệ thuật riêng. Mục đích sáng tác cũng khá độc đáo "Dưới bóng Xuân Thu sẽ thực hiện: TRÍ THỨC - SÁNG TẠO - ĐẠO ĐỨC ...Ngay từ khi ra đời, Xuân Thu đã mang một tinh thần tiên phong với ý thức cách tân táo bạo. Mục đích cách tân thể hiện trên hai phương diện:
* Không lặp lại cái Tôi của Thơ mới.
* Chống lại sự đồng hóa của phương Tây để ngăn cái họa mất gốc.
...Xuân Thu nhã tập từng được đánh giá như một ‘hiện tượng nghệ thuật độc đáo, lý thú ‘những ‘trang viết tuyệt vời’. Xuân Thu cũng từng bị xem như những gì ‘tắc tị, tăm tối, bí hiểm’. Nếu tránh được những ý kiến cực đoan, gạt bỏ những hạn chế tất yếu của Xuân Thu, chúng ta có thể tìm thấy những hạt nhân hợp lý, những giá trị đích thực để vận dụng vào công cuộc đổi mới văn học hôm nay...”
        35 tuổi Đoàn Phú Tứ đi theo kháng chiến và trở thành đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên (1946), đảm trách nhiều công tác ở Liên khu IV, Liên khu V, Thanh Hóa. Năm 1948 về Thái Nguyên làm Tạp chí Văn nghệ của Hội Văn nghệ Việt Nam và tham gia Thường vụ Đoàn Sân khấu Việt Nam. Thời gian này, Đoàn Phú Tứ chuyên tâm sáng tác, giảng dạy và đi thực tế lấy vốn sống để viết kịch. Một năm sau, xuất bản tập kịch “Trở về” với nhiều đề tài phong phú phản ánh những tấm gương hi sinh cho cuộc chiến đấu trường kỳ gian khổ của dân tộc. Thời kì này quân đội ta đang rất thiếu thốn. Gạo bảo quản trong kho bằng bồ, ẩm thấp nên mục nát nhiều, lĩnh gạo về chỉ rửa qua vì vo kỹ thì gạo sẽ tan theo nước. Để chống đói, có bữa bộ đội phải ăn măng rừng thay cơm, có khi ăn cháo khi truy kích địch. Về cái mặc, mỗi người một áo trấn thủ và một tấm “chăn kháng chiến” chỉ có một lượt bông rất mỏng. Nhiều chiến sĩ không chăn, không áo ấm, phong phanh tấm áo mỏng đứng gác trên đèo. Thuốc men thiếu thốn, nhất là thuốc sốt rét, Quinacrine phải pha với nước để uống nên hiệu quả không cao. Trong khi đại tá Trần Dụ Châu Cục trưởng Quân nhu ăn toàn đồ ngon, uống rượu Tây, hút thuốc ba số…
Đoàn Phú Tứ và nhà văn Nguyễn Đình Tôn được Trần Dụ Châu mời dự đám cưới Bùi Minh Trân đàn em thân tín của hắn. Đám cưới diễn ra ngày 4 tháng Tư 1950 tại làng Lang Tạ do Lê Sĩ Cửu làm Trưởng ban tổ chức
Nguyễn Đình Tôn viết trên báo Cứu Quốc số 1548 ngày 15/5/1950:
“...hội trường dựng bằng tre nứa, lợp lá gồi, sáng trưng những dãy nến bạch lạp to bằng cổ tay. Những dãy bàn dài tít tắp xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội đưa lên. Ban nhạc Cảnh Thân từ Khu Ba lên tấu nhạc.
“Trần Dụ Châu mặc quân phục choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới, theo sau là một vệ sĩ cao lớn, súng ‘côn bạt’ đeo xệ bên hông. Tân khách ngồi chật kín hội trường, mắt hau háu nhìn bàn tiệc. Rượu vang đỏ rót đầy các cốc. Chủ hôn Trần Dụ Châu oai phong, đầy quyền uy bước ra tuyên bố làm lễ thành hôn cho đôi vợ chồng hắn đỡ đầu, và trịnh trọng mời tân khách nâng cốc trong tiếng nhạc vang lừng. Nhìn thấy nhà thơ ngồi ở bàn đầu, hắn tươi cười giới thiệu: ‘Đám cưới hôm nay có một vị khách đặc biệt là ông Đoàn Phú Tứ, nhà thơ cự phách của nhóm Xuân Thu Nhã Tập. Xin mời nhà thơ lên đọc một bài thơ mừng cô dâu chú rể và quý vị tân khách’.
“Đoàn Phú Tứ đứng dậy, đăm đăm nhìn cốc rượu vang đỏ như máu …Ông giận run lên, ngẩng đầu nhìn thẳng vào mặt Trần Dụ Châu, nói lớn, nhấn mạnh từng từ cho tất cả những người dự tiệc nghe thấy: ‘Tôi xin đọc tặng vị chủ hôn, cô dâu chú rể và tất cả các vị có mặt hôm nay, một câu thơ hay tôi vừa nghĩ ra’… Khắp các bàn tiệc dậy lên tiếng xì xào tán thưởng: ‘Hoan hô Xuân Thu Nhã Tập! Hoan hô thi sĩ Đoàn Phú Tứ!’.  Chờ cho tiếng xì xào im hẳn, nhà thơ nói tiếp: ‘Thơ như sau: Bữa tiệc cưới chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng máu xương chiến sĩ!’
“Trần Dụ Châu mặt tái nhợt quát to ’Láo!’ Vệ sĩ của hắn xông tới tát bốp vào mặt nhà thơ, đại biểu Quốc hội.  Đoàn Phú Tứ lặng lẽ rút khăn tay lau mặt, ném khăn xuống đất, nhổ vào cốc rượu trước mặt, đĩnh đạc bước ra khỏi phòng.
 Ngay đêm hôm đó, nhà thơ viết một bức thư dài gửi lên Hồ Chủ Tịch, trình bày toàn bộ sự việc.     
Thư có đoạn viết:
‘ Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu đã dùng quyền lực ‘ban phát’ thức ăn đồ mặc để giở trò ăn cắp. Cứ mỗi cái màn lính, Châu ăn cắp hai tấc vải nên hễ ngồi lên là đầu chạm đình màn. Áo trấn thủ bị Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào. Nhiều người biết đấy nhưng không ai dám ho he... Cháu cùng với một đoàn nhà văn đi thăm và úy lạo các đơn vị bộ đội vừa đi đánh giặc trở về. Cháu đã khóc nấc lên khi thấy các chiến sĩ bị thương thiếu thuốc men, bông băng, hầu hết các chiến sĩ đều rách rưới đói rét, chỉ còn mắt với răng giữa mùa đông chiến khu lạnh lắm, lạnh tới mức nước đóng băng ’…Sau đó, nhà thơ kể về tiệc cưới  Bùi Minh Trân…”
x  x  x
Một đêm hè năm 1950 tại chiến khu Việt Bắc, Thiếu tướng Trần Tử Bình Phó Bí thư Quân ủy Trung ương được mời lên gặp Bác.
Bác trao lá thư của Đoàn Phú Tứ: “Thư của một nhà thơ gửi cho Bác. Bác đã đọc kỹ và rất đau lòng!”. Bác dứt khoát: "Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan nguy hiểm". Bác giao cho Thiếu tướng điều tra vụ việc.
Trước khi điều tra vụ Châu, Bộ Tổng tư lệnh cho bắt cục phó Quân nhu Phạm Toàn để lấy lời khai. Tạm giam Toàn tại nhà dân, có bộ đội canh giữ. Đêm ấy, Toàn lấy trộm lựu đạn, mở chốt, úp mặt vào… 
Ngay hôm sau, Tổng Thanh tra quân đội Lê Thiết Hùng triệu tập cuộc họp bàn việc “Điều tra vụ tham ô của Đại tá Trần Dụ Châu”. Cán bộ Thanh tra tỏa về các liên khu. Thiếu tướng Lê Thiết Hùng trực tiếp gặp từng cán bộ, chiến sĩ trò chuyện về đời sống, về chất lượng và cách cấp phát quân nhu của đại tá Châu.
Tài liệu từ Khu Bốn gửi ra, từ Khu Ba gửi lên, rồi từ chiến khu Việt Bắc... Trần Dụ Châu hiện nguyên hình một kẻ gian hùng, trác táng, phản bội lòng tin của Đảng, xâm phạm lợi ích quốc gia.
Ngày 5/9/1950, tại thị xã Thái Nguyên, Tòa án Binh tối cao mở phiên tòa xử Trần Dụ Châu. Lê Sĩ Cửu vắng mặt vì đang ốm. Tại cửa phòng xử án căng khẩu hiệu "Nêu cao ánh sáng công lý trong quân đội". Trong phòng treo 2 khẩu hiệu "Quân pháp vô thân!" và "Trừng trị để giáo huấn!".
Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh án cùng 2 hội thẩm: Phạm Học Hải - Giám đốc sở Tư pháp Liên khu Việt Bắc và Trần Tấn - Cục phó Cục Quân nhu. Thiếu tướng Trần Tử Bình, ngồi ghế Công tố viên. Nhiều đại diện các cơ quan dân chính đảng cùng đại biểu quân đội, đại diện các đoàn thể nhân dân và các nhà báo tới dự.
Các chứng cứ cho thấy Trần Dụ Châu tham ô, lợi dụng chức quyền biển thủ 57.950 đồng Việt Nam, 449 USD, 28 tấm lụa xanh, nhận 20 vạn đồng tiền hối lộ, sống xa hoa, trụy lạc,  bè phái, gây chia rẽ nội bộ.
Công tố viên Trần Tử Bình đọc cáo trạng trong đó có những đoạn:
Trong tình thế gấp rút chuẩn bị Tổng phản công, để đền nợ cho quân đội, để làm  gương cho cán bộ và nhân dân, để cảnh tỉnh những kẻ đang miệt mài nghĩ phương kế xoay tiền của Chính phủ, những kẻ bày ra mưu nọ kế kia, lừa trên bịp dưới, để trừ hết bọn mọt quỹ tham ô, dâm đãng, để làm bài học cho những ai đang trục lợi kháng chiến, đang cậy quyền, cậy thế loè bịp nhân dân, bản án mà Toà sắp tuyên bố phải là một bài học về đạo đức cách mạng cho mọi người, thoả mãn lòng công phẫn của nhân dân, làm cho nhân dân thêm tin tưởng và nỗ lực hy sinh cho cuộc toàn thắng của nước nhà. Vì vậy, tôi yêu cầu toà xử phạt:
1 - Trần Dụ Châu: tử hình
2 - Tịch thu ba phần tư tài sản
3 - Tịch thu những tang vật hối lộ
Thiếu tướng Chánh án tuyên án:
“Trần Dụ Châu can tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến: Tử hình, tịch thu ba phần tư tài sản. Lê Sĩ Cửu: xử tử hình vắng mặt. Bùi Minh Trân can tội biển thủ công quỹ, thông đồng với bọn buôn lậu giả mạo giấy tờ: 10 năm tù giam.”
Chủ tịch Hồ chí Minh bác đơn xin giảm tội của Châu. 6 giờ chiều hôm sau, Trần Dụ Châu ra trường bắn trước sự có mặt của đại diện Bộ Tư pháp, Nha Công an, Cục Quân nhu và một số cơ quan…
Lúc này, nước ta còn đang trong vòng vây của địch, biên giới bị bịt kín, ta phải hoàn toàn tự lực, cán bộ, bộ đội chưa có lương còn do dân nuôi, thiếu thốn đủ mọi thứ. Thế nước đang như “ngàn cân treo sợi tóc” nên mọi người đều tin chắc vụ tham nhũng lớn này chỉ giải quyết trong nội bộ. Thế nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị phải thông tin rộng rãi cho nhân dân biết,  phải tường thuật đầy đủ trên báo Cứu Quốc và đài Tiếng nói Việt Nam. Tiền của bọn tham nhũng lấy là tiền đóng góp của dân nên phải báo cáo với dân.
Báo Cứu Quốc đăng bài tường thuật 6 kỳ liền, có bốn kỳ trên trang nhất, nêu tỉ mỉ các thủ đoạn, mánh khóe moi tiền của Nhà nước cùng mọi trò ăn chơi, sa đọa của bọn tham nhũng.
Xã luận “Nhân vụ án Trần Dụ Châu” phân tích tại sao lại công khai với toàn dân:
“… Có người e ngại chúng ta mở toang vụ án này, công khai vạch rõ những tội lỗi nhơ bẩn của Trần Dụ Châu và bè lũ có thể làm một số dân chúng chê trách hay kẻ địch bám vào đấy để nói xấu Chính quyền, Đoàn thể ta (thời gian này Đảng đang tự giải tán vì vậy công khai trên báo gọi Đảng là Đoàn thể). Không! Chúng ta không sợ phê bình và tự phê bình những khuyết điểm của ta. Chúng ta khác bọn phản động và hơn hẳn chúng ở chỗ đó. Đây là sự khuyến khích nhân dân thẳng thắn phê bình những sai lầm của cán bộ, của Chính quyền, Đoàn thể. Vì họ đã hiểu Chính quyền, Đoàn thể là Chính quyền, Đoàn thể của mình nên họ nhất định không tha thứ những kẻ nào đi ngược quyền lợi của họ. Chúng ta phải thẳng tay vạch mặt và trừng trị những kẻ tham ô, hoang phí, những kẻ mưu sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của người khác, tiến tới xây dựng một nền tảng chính quyền nhân dân thật vững mạnh. Đấy không phải là việc riêng của Chính phủ, của Đoàn thể mà đấy là bổn phận của các tầng lớp quần chúng nhân dân đông đảo chúng ta”.
Vừa đọc các bài báo chúng tôi vừa mạn đàm sôi nổi và tất cả đều tin chắc “hễ thằng quan tham nào lộ mặt là Chính phủ và Đảng ta sẽ trị ngay, nhờ vậy muôn đời dân ta sẽ không khổ sở vì bị chúng nó bóc lột”. Mà chỉ cần làm đúng lời Bác Hồ dạy: “Dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan nguy hiểm”  “Tiền của bọn tham nhũng lấy là tiền đóng góp của dân nên phải báo cáo với dân”.
                                                                                                                                              SĐM
(Chính trị) - Tử tù Trần Dụ Châu gửi đơn lên Hồ Chủ tịch xin tha tội chết. Ngày làm việc với đồng chí Trần Đăng Ninh, xét lá đơn của tử tù, Bác Hồ chỉ cho đồng chí Ninh thấy một cây xoan đang héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây xoan sắp chết?
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mùa thu năm 1950, trong khi bộ đội, dân công đang dồn dập hành quân lên Cao Bằng mở chiến dịch Lê Hồng Phong giải phóng vùng biên giới Việt Trung, thì ngày 05/9/1950 ở thị xã Thái Nguyên – Thủ đô kháng chiến, Tòa án binh tối cao đã mở phiên tòa đặc biệt, xét xử vụ án đặc biệt. Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh án cùng 02 Hội thẩm viên là ông Phạm Ngọc Hải, Giám đốc Tư pháp Liên khu Việt Bắc và ông Trần Tấn, Cục phó Cục Quân nhu, Thiếu tướng Trần Tử Bình ngồi ghế Công cáo ủy viên (Viện Kiểm sát bây giờ) và nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, chính quyền, quân đội, nhân dân địa phương đến dự.
Có 03 bị cáo hầu tòa là nguyên Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu và đồng bọn can tội: “Biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến” bị đưa ra trước vành móng ngựa.
Vụ án được phát hiện từ bức thư của nhà thơ Đoàn Phú Tứ, đại biểu Quốc hội khóa 1 gửi lên Hồ Chủ Tịch. Nội dung bức thư như sau: “Gần đây, Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu đã gây nhiều dư luận bất bình trong anh em quân đội, Châu đã dùng quyền lực “ban phát” ăn mặc, nên Châu đã giở trò ăn cắp (công quỹ), cứ mỗi cái màn cấp cho bộ đội Châu ăn bớt 2 tấc vải xô, nên cứ ngồi lên là đầu chạm đình màn. Còn áo trấn thủ, Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào, nhiều người biết đấy nhưng không dám ho he.
Cháu (nhà thơ Đoàn Phú Tứ) và 1 Đoàn nhà văn đi thăm bộ đội vừa đi chiến đấu trở về, cháu đã khóc nấc lên khi thấy thương binh thiếu thuốc men, bông băng, hầu như hết chiến sỹ đều rách rưới, võ vàng (vì) đói rét, chỉ còn mắt với răng mà mùa đông rét buốt ở chiến khu lạnh lắm, lạnh tới mức nước đóng băng. Cháu được Trần Dụ Châu mời dự tiệc cưới của cán bộ dưới quyền tổ chức ngay ở chiến khu (nhiều tờ báo viết ở phố Thanh Cù, xã Chấn Hưng, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, nơi đồng bào Thủ đô tản cư lên buôn bán khá sầm uất).
Trên những dãy bàn dài tít tắp (bày tiệc cưới) xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, giò chả, nấm hương, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng, hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên, ban nhạc “Cảnh Thân” được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt, Trần Dụ Châu mặc quân phục Đại tá cưỡi ngựa hồng, súng lục “côn bát” đến dự.
Trần Dụ Châu ngạo mạn, mời nhà thơ (tức Đoàn Phú Tứ) đọc thơ mừng hôn lễ. Với lòng tự trọng của mình (đương kim là đại biểu Quốc hội) nhà thơ đã thẳng thắn, dũng cảm xuất khẩu thành thơ:
“Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay,
Được dọn bằng xương máu của các chiến sỹ.”
(Sau khi nhà thơ vừa dứt lời, một vệ sĩ của Châu đã tát vào mặt nhà thơ, quát to: “Nói láo” – Báo Công lý ngày 9/10/2009). Nhà thơ bỏ ra ngoài – và viết thư tố cáo lên Bác Hồ.
Hồ Chủ Tịch đã trao bức thư của nhà thơ cho Thiếu tướng Trần Tử Bình đang là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra Quân đội, Người nói: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi cho Bác, Bác đã đọc kỹ lá thư và rất đau lòng”, rồi Bác giao cho Thiếu tướng chỉ đạo điều tra làm rõ vụ việc để xử lý.
Công tác thanh tra vụ tiêu cực ở Cục Quân nhu được tiến hành khẩn trương, thu thập đủ tài liệu chứng cứ từ Khu Bốn trở ra, Khu Ba gửi lên – Trần Dụ Châu hiện nguyên hình là một tên gian hùng, trác táng, phản bội lại lòng tin của Đảng, của Bác, quân đội và nhân dân.
Trước sự thật đau lòng này, Bác Hồ dứt khoát nói: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”.
Trần Dụ Châu đã bị Tòa án binh tối cao phạt án “tử hình”, đồng thời bị tước quân hàm Đại tá theo công lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 02 đồng bọn của Châu, mỗi tên bị phạt án tù 10 năm.
Tử tù Trần Dụ Châu gửi đơn lên Hồ Chủ tịch xin tha tội chết. Ngày làm việc với đồng chí Trần Đăng Ninh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cung cấp, xét lá đơn của tử tù, Bác chỉ cho đồng chí Ninh thấy một cây xoan đang héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây xoan sắp chết?
– Dạ, thưa Bác vì thân cây đã bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa…
– Thế theo chú muốn cứu cây ta phải làm gì?
– Dạ, thưa Bác phải bắt, giết hết những con sâu đó đi.
Bác gật đầu, nói “Chú nói đúng, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”.
Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin tha tội chết của Trần Dụ Châu.
Báo Cứu quốc ngày 27/5/1950 đã đăng bài xã luận viết về vụ này một cách công khai để nhân dân biết, vụ án đã cho Chính phủ, Đoàn thể (Đảng) nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng, giáo dục và kiểm soát cán bộ để phục vụ tốt cho kháng chiến, kiến quốc… mặc dù có người e ngại, vì nếu công khai vụ án này sẽ làm cho dân chúng chê trách, kẻ địch lợi dụng để phản tuyên truyền, lợi ít, hại nhiều…(?).
Đoàn thể (Đảng), Nhà nước, Bác Hồ nghiêm khắc xử lý vụ án Trần Dụ Châu hơn nửa thế kỷ trước đây vẫn là bài học quý cho việc chống tham nhũng, lãng phí hiện nay, coi đây là việc làm nhân đạo để củng cố niềm tin của quần chúng.
(Theo Reds)

Qua vụ Dương Chí Dũng nhớ lại vụ xử Cục trưởng Cục Quân nhu Dụ Châu

VIẾT CƯỜNG
(GDVN) - Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên án tử hình đối với Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, các bị cáo còn lại chịu hình phạt từ 6 đến 30 năm tù. Ngoài ra, các bị cáo còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Việc xử nghiêm minh vụ này có thể coi là một bước đột phá trong việc triệt tiêu tham nhũng, kiên quyết bài trừ tham nhũng theo tinh thần, nghị quyết của Đảng và Nhà nước.

Chiều 13/12, trong phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Viện kiểm sát đã đề nghị HĐXX tuyên án tử hình với Dương Chí Dũng, (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines) và Mai Văn Phúc, (nguyên Tổng giám đốc Vinalines).
Ngoài ra, VKS đề nghị 10 bị cáo liên đới chịu trách nhiệm bồi thường 338 tỉ đồng thiệt hại do hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế mà các bị cáo gây ra.
Dương Chí Dũng và các đồng phạm tại phiên xét xử. Ảnh TTXVN
Về đề nghị của HĐXX tử hình Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nguyên Tư lệnh Quân khu IV, ĐBQH các khóa VIII, IX, X, cho rằng: đó là một đề nghị nghiêm khắc nhưng đúng người đúng tội. Việc xử nghiêm minh vụ này có thể coi là một bước đột phá trong việc triệt tiêu tham nhũng, kiên quyết bài trừ tham nhũng theo tinh thần, nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
“Trước đây rất ít vụ “quan tham” được xử đến nơi đến chốn. Hầu hết là cách chức, cho về hưu hoặc nặng cũng chỉ phạt án treo. Bởi vậy nhiều người “nhờn’ với luật pháp và tình trạng tham nhũng vì thế mà gia tăng”, tướng Thước nói.  
Công tác thanh tra vụ tiêu cực ở Cục Quân nhu được tiến hành khẩn trương, thu thập đủ tài liệu chứng cứ từ Khu Bốn trở ra, Khu Ba gửi lên - Trần Dụ Châu hiện nguyên hình là một tên gian hùng, trác táng, phản bội lại lòng tin của Đảng, của Bác, quân đội và nhân dân. Trước sự thật đau lòng này, Bác Hồ dứt khoát nói: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”.
Theo ông, đây là “trận đánh” tham nhũng đầu tiên sau tinh thần của nghị quyết Trung ương 4 nên phải làm cho ra trò vì “đầu có xuôi thì đuôi với lọt”.
Tướng Thước cho hay, lúc chưa xét xử ông rất lo vụ đại án này sẽ được làm theo kiểu “ngúc ngắc”, nửa vời, như vậy sẽ không lấy được lòng tin ở nhân dân. Rồi sau, những vụ khác dễ xảy ra kiểu “hòa cả làng”.
Cũng qua việc HĐXX đề nghị mức tử hình đối với Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, Tướng Thước nhớ lại chuyện Bác Hồ đã y án tử hình nguyên Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu và đồng bọn can tội “biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến”.
Sự việc ngày đó như sau:
Mùa thu năm 1950, trong khi bộ đội, dân công đang dồn dập hành quân lên Cao Bằng mở chiến dịch Lê Hồng Phong giải phóng vùng biên giới Việt Trung, thì ngày 05/9/1950 ở thị xã Thái Nguyên - Thủ đô kháng chiến, Tòa án binh tối cao đã mở phiên tòa đặc biệt, xét xử vụ án đặc biệt. Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh án cùng 02 Hội thẩm viên là ông Phạm Ngọc Hải, Giám đốc Tư pháp Liên khu Việt Bắc và ông Trần Tấn, Cục phó Cục Quân nhu, Thiếu tướng Trần Tử Bình ngồi ghế Công cáo ủy viên (Viện Kiểm sát bây giờ) và nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, chính quyền, quân đội, nhân dân địa phương đến dự.
Có 03 bị cáo hầu tòa là nguyên Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu và đồng bọn can tội: “Biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến” bị đưa ra trước vành móng ngựa.
Bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sĩ thời chống Pháp rất kham khổ trong khi Trần Dụ Châu
và đồng bọn sống như ông hoàng - Ảnh: Tư liệu 
Vụ án được phát hiện từ bức thư của nhà thơ Đoàn Phú Tứ, đại biểu Quốc hội khóa 1 gửi lên Hồ Chủ Tịch. Nội dung bức thư như sau: “Gần đây, Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu đã gây nhiều dư luận bất bình trong anh em quân đội, Châu đã dùng quyền lực “ban phát” ăn mặc, nên Châu đã giở trò ăn cắp (công quỹ), cứ mỗi cái màn cấp cho bộ đội Châu ăn bớt 2 tấc vải xô, nên cứ ngồi lên là đầu chạm đình màn. Còn áo trấn thủ, Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào, nhiều người biết đấy nhưng không dám ho he.
Cháu (nhà thơ Đoàn Phú Tứ) và 1 Đoàn nhà văn đi thăm bộ đội vừa đi chiến đấu trở về, cháu đã khóc nấc lên khi thấy thương binh thiếu thuốc men, bông băng, hầu như hết chiến sỹ đều rách rưới, võ vàng (vì) đói rét, chỉ còn mắt với răng mà mùa đông rét buốt ở chiến khu lạnh lắm, lạnh tới mức nước đóng băng. Cháu được Trần Dụ Châu mời dự tiệc cưới của cán bộ dưới quyền tổ chức ngay ở chiến khu (nhiều tờ báo viết ở phố Thanh Cù, xã Chấn Hưng, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, nơi đồng bào Thủ đô tản cư lên buôn bán khá sầm uất).
Trên những dãy bàn dài tít tắp (bày tiệc cưới) xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, giò chả, nấm hương, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng, hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên, ban nhạc “Cảnh Thân” được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt, Trần Dụ Châu mặc quân phục Đại tá cưỡi ngựa hồng, súng lục “côn bát” đến dự.
Trần Dụ Châu ngạo mạn, mời nhà thơ (tức Đoàn Phú Tứ) đọc thơ mừng hôn lễ. Với lòng tự trọng của mình (đương kim là đại biểu Quốc hội) nhà thơ đã thẳng thắn, dũng cảm xuất khẩu thành thơ: 
"Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay,
 Được dọn bằng xương máu của các chiến sỹ.”
(Sau khi nhà thơ vừa dứt lời, một vệ sĩ của Châu đã tát vào mặt nhà thơ, quát to: “Nói láo” - Báo Công lý ngày 9/10/2009). Nhà thơ bỏ ra ngoài - và viết thư tố cáo lên Bác Hồ.
Hồ Chủ Tịch đã trao bức thư của nhà thơ cho Thiếu tướng Trần Tử Bình đang là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra Quân đội, Người nói: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi cho Bác, Bác đã đọc kỹ lá thư và rất đau lòng”, rồi Bác giao cho Thiếu tướng chỉ đạo điều tra làm rõ vụ việc để xử lý.
Công tác thanh tra vụ tiêu cực ở Cục Quân nhu được tiến hành khẩn trương, thu thập đủ tài liệu chứng cứ từ Khu Bốn trở ra, Khu Ba gửi lên - Trần Dụ Châu hiện nguyên hình là một tên gian hùng, trác táng, phản bội lại lòng tin của Đảng, của Bác, quân đội và nhân dân.
Trước sự thật đau lòng này, Bác Hồ dứt khoát nói: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”.
Trần Dụ Châu đã bị Tòa án binh tối cao phạt án “tử hình”, đồng thời bị tước quân hàm Đại tá theo công lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 02 đồng bọn của Châu, mỗi tên bị phạt án tù 10 năm.
Tử tù Trần Dụ Châu gửi đơn lên Hồ Chủ tịch xin tha tội chết. Ngày làm việc với đồng chí Trần Đăng Ninh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cung cấp, xét lá đơn của tử tù, Bác chỉ cho đồng chí Ninh thấy một cây xoan đang héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây xoan sắp chết?
- Dạ, thưa Bác vì thân cây đã bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa...
- Thế theo chú muốn cứu cây ta phải làm gì?
- Dạ, thưa Bác phải bắt, giết hết những con sâu đó đi.
Bác gật đầu, nói “Chú nói đúng, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”.
Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin tha tội chết của Trần Dụ Châu.
Báo Cứu quốc ngày 27/5/1950 đã đăng bài xã luận viết về vụ này một cách công khai để nhân dân biết, vụ án đã cho Chính phủ, Đoàn thể (Đảng) nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng, giáo dục và kiểm soát cán bộ để phục vụ tốt cho kháng chiến, kiến quốc... mặc dù có người e ngại, vì nếu công khai vụ án này sẽ làm cho dân chúng chê trách, kẻ địch lợi dụng để phản tuyên truyền, lợi ít, hại nhiều...(?).
Đoàn thể (Đảng), Nhà nước, Bác Hồ nghiêm khắc xử lý vụ án Trần Dụ Châu hơn nửa thế kỷ trước đây vẫn là bài học quý cho việc chống tham nhũng, lãng phí hiện nay, coi đây là việc làm nhân đạo để củng cố niềm tin của quần chúng.
VIẾT CƯỜNG

Xem tiếp...

VẦN GIEO CUỐI CÙNG (Đăng lại)

 
Hai vì sao lạc Tuấn Vũ

VẦN GIEO CUỐI CÙNG


Xin Tạo Hóa cho tôi khùng nhiều nhé
Để thấy hiển nhiên toàn những chuyện ngù ngờ
Để đủ gan lỳ cãi triết-khoa chí chóe
Bỏ đường đông quen, tưng tửng bước đường khờ

Xin Tạo Hóa cho tôi thành bé tí
Để dò la trò bất định vi mô
Để gặp Foton hỏi về Cơ lượng tử
Sóng giao hòa hay hạt giăng tơ

Xin Tạo Hóa cho tôi điên rồ nhé
Để nhìn ra nét quyến rũ Ten-xơ
Để chắt lọc từ Phương trình của Chúa
Vần gieo cuối cùng, kết đẹp một bài thơ...

                                                   Trần Hạnh Thu


 
Ánh Trăng Vỡ - Nguyễn Hồng Thuận

Gieo vần thế sự

10:10 27/02/2013

Quý Tị chắc sẽ khó khăn. Nhiều trăn trở, lắm băn khoăn, chuyển dời... Nhưng mọi sự sẽ ổn thôi. Một khi ta biết giữ lời với nhau...

Những người đàn bà không mặc áo bên vệ đường quốc lộ

10:33 15/07/2018

Mặc dù có thói quen để ngực trần nhưng váy, áo của phụ nữ S'tiêng lại mang phong cách độc đáo riêng biệt. 

Ta ngồi ta nói, bóng ngồi bóng nghe

10:03 25/07/2018

Một khi đã không thể trình bày cặn kẽ suy nghĩ về một vấn đề nào đó, cách tốt nhất là hãy im lặng.

Phỏng vấn một quả bóng

09:10 04/07/2018

Phóng viên (PV): Thưa anh, đầu tiên xin hỏi anh một câu có vẻ rất buồn cười: Tại sao trái bóng tròn?

Mùa hè trên ngực biển

07:03 05/06/2018

Đêm gió mượt mà bên bãi biển Bingin, ở Bali, Indonesia.

Xem tiếp...