Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

BÍ ẨN KHOA HỌC 69

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nikola Tesla

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nikola Tesla
Никола Тесла

Tôi đã đóng yên tia vũ trụ và bắt chúng phải chạy động cơ.
Sinh 10 tháng 7, 1856
Smiljan, Đế quốc Áo (nay thuộc Croatia)
Mất 7 tháng 1, 1943 (86 tuổi)
Thành phố New York, tiểu bang New York, Hoa Kỳ
Nơi cư trú Đế quốc Áo, Đế quốc Áo-Hung
Pháp
Hoa Kỳ
Sắc tộc Người Serbia
Ngành Vật lý học, kỹ thuật cơ khíkỹ thuật điện
Nổi tiếng vì Các phát minh, dòng thay thế, động cơ cảm ứng, từ trường xoay, và công nghệ vô tuyến
Giải thưởng Huy chương Edison (AIEE, 1916), Huy chương vàng Elliott Cresson
(1893), Huy chương John Scott (1934)
Nikola Tesla (chữ Kirin Serbia: Никола Тесла) (10 tháng 7 18567 tháng 1 1943) là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khíkỹ sư điện người Mỹ gốc Serbia. Ông sinh ra ở Smiljan, Đế quốc Áo, sau này trở thành công dân Hoa Kỳ. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều phađộng cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần 2.
Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên lúc cuối đời  Ông qua đời năm 86 tuổi trong một phòng khách sạn ở New York với một số tiền ít ỏi trong túi.
Những công trình của Tesla gần như bị lãng quên sau khi mất, nhưng kể từ những năm 1990, tên tuổi của ông mới thực sự trở nên nổi tiếng. Họ của ông được đặt làm tên của đơn vị đo cường độ cảm ứng từ tesla trong hệ đo lường quốc tế. Tesla còn thiết kế ra một loại máy phát điện ở hiệu điện thế cao dạng tháp mà ngày nay người ta gọi là tháp Tesla.

Tượng Nikola Tesla ở Smiljan, Crotia

Những năm đầu (1856–1885)


Tesla mặc bộ đồ truyền thống Serbia, k. 1880

Rebuilt, Tesla's house (parish hall) in Smiljan, Croatia, where he was born, and the rebuilt church, where his father served. During the Yugoslav Wars, several of the buildings were severely damaged by fire. They were restored and reopened in 2006

Tesla's baptismal record, 28 June 1856

Nikola Tesla's father Milutin, Orthodox priest in the village of Smiljan
Nikola Tesla sinh vào ngày 10, tháng 7, năm 1856 trong một ngôi làng của Croatia cũ. Cha ông là Milutin Tesla - một linh mục Chính thống giáo.  Mẹ ông là Đuka Tesla (nhũ danh Mandić), một phụ nữ tài năng, bà tạo ra những công cụ thủ công, thiết bị cơ khí trong nhà và có khả năng nhớ các tác phẩm thơ dài tiếng Serbia. Nikola tin rằng trí nhớ siêu phàm (eidetic memory) và khả năng sáng tạo vô tận của ông được thừa hưởng từ mẹ.  Tesla's progenitors were from western Serbia, near Montenegro.
Năm 1870, Tesla chuyển tới Karlovac để nhập học ở Higher Real Gymnasium. Tai đây ông bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Martin Sekulić - một giáo viên dạy toán. Tesla có thể tính được tích phân trong đầu, điều làm cho giáo viên của ông không tin và nghĩ rằng Tesla đã gian lận. Ông tốt nghiệp vào năm 1873 (sớm hơn một năm của cấp học).
Năm 1874, ông trốn được lệnh cưỡng chế nhập ngũ của quân đội Áo-Hung bằng cách chạy đến Tomingaj. Tại đây ông khám phá về những ngọn núi, và nói rằng sự hòa hợp với tự nhiên làm ông trở nên khỏe hơn, về cả thể chất lẫn tinh thần.  Ông đọc rất nhiều sách khi sống ở Tomingaj và từng nói rằng những tác phẩm siêu phàm của Mark Twain đã khôi phục bệnh tật trước đó của ông một cách kỳ diệu.
Năm 1875, Tesla nhập học Đại học Bách khoa của Áo, tại thành phố Graz. Trong năm đầu, ông không hề bỏ một buổi giảng nào, đạt được thứ hạng cao nhất bằng việc vượt qua 9 bài kiểm tra (gần gấp đôi so với thông thường ). Ông sáng lập một câu lạc bộ văn hóa của người Serb  và nhận được là thư ca ngợi của hiệu trưởng tới cha ông, trong đó ghi rằng: "Con trai ông là một ngôi sao hạng nhất".  Tesla kể rằng ông làm việc từ 3 giờ sáng cho đến 11 giờ tối, không có ngày nghỉ lễ, hay chủ nhật, kể cả trường hợp đặc biệt.  Sau cái chết của cha ông năm 1879,  Tesla tìm được một loạt những lá thư được gửi bởi những giáo sư cho cha ông cảnh báo rằng nếu Nikola không rời khỏi trường học thì có thể chết vì làm việc quá sức. Năm thứ hai, Tesla đã có xung đột với Giáo sư Poeschl trong máy phát điện Gramme, khi Tesla cho rằng máy chỉnh lưu là không cần thiết. Vào cuối năm thứ hai của mình, Tesla mất học bổng và trở thành một con nghiện cờ bạc. Trong năm thứ ba của mình, Tesla dùng cả phụ cấp và tiền học phí của mình để đánh bạc, sau đó đã đánh bạc thắng, lấy lại số tiền đã mất ban đầu của mình và trả lại tiền nợ cho gia đình. Tesla tuyên bố rằng "đã hoàn toàn kiểm soát được đam mê của mình" nhưng sau đó, ông đã lại trở thành tay chơi bi-a ở Mỹ. Khi thời gian của kỳ thi đến, Tesla đã không chuẩn bị và yêu cầu để được nghiên cứu, nhưng đã bị từ chối. Ông không bao giờ tốt nghiệp đại học và đã không nhận được thứ hạng nào cho học kỳ cuối cùng.

Làm việc cho Edison

Năm 1882, Tesla đã bắt đầu làm việc cho Continental Edison Company ở Pháp, công việc của ông là thiết kế và cải tiến các thiết bị điện.
Vào tháng 6 năm 1884, Tesla dời đến thành phố New York. Trong suốt chuyến đi vượt Đại Tây Dương, vé, tiền bạc, và một số hành lý của ông đã bị đánh cắp, và ông đã gần như bị ném xuống biển sau khi một cuộc nổi loạn nổ ra trên tàu. Ông đến chỉ có bốn xu trong túi, một lá thư giới thiệu, một vài bài thơ, và một phần đồ chưa bị đánh cắp.
Tesla được thuê để làm việc cho Edison Machine Works. Công việc của Tesla bắt đầu với kỹ thuật điện đơn giản và nhanh chóng tiến triển để giải quyết một số vấn đề khó khăn nhất của công ty. Tesla thậm chí còn được cung cấp các nhiệm vụ để thiết kế lại từ đầu máy phát điện một chiều của Công ty Edison.
Tesla có thể thiết kế lại máy phát điện và mô tơ lỗi thời và không có hiệu quả của Edison, nâng cao cả hiệu quả kinh tế lẫn chất lượng. Theo lời Tesla, Edison đã nói rằng: "Nếu anh có thể làm được điều đó, chúng tôi sẽ ra anh 50 ngàn đô la". Đây là một lời nói khó tin từ Edison, người mà trả lương một cách bủn xỉn, và không hề có đủ từng ấy tiền mặt. Sau nhiều tháng làm việc, Tesla hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu được giữ lời hứa. Edison bảo rằng ông chỉ nói đùa thôi. "Tesla à, anh không hiểu kiểu hài hước của người Mỹ chúng tôi" Thay vào đó, Edison đề nghị chỉ nâng lương thêm 10 đô từ 18 đô một tuần cho Tesla, Tesla từ chối điều đó và ngay lập tức thôi việc.

Năm 1886–1899


Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 381.968, giải thích nguyên lý động cơ xoay chiều của Tesla.
Năm 1886, Tesla thành lập công ty riêng của mình, Tesla Electric Light & Manufacturing. Công ty lắp đặt hệ thống chiếu sáng đèn hồ quang điện dựa trên thiết kế của Tesla và cũng thiết kế cho máy chỉnh lưu phát điện (dynamo electric machine commutators), những bằng sáng chế đầu tiên phát hành cho Tesla ở Mỹ.
Tesla đã đề nghị các công ty nên tiếp tục phát triển ý tưởng của mình - phát triển hệ thống và động cơ truyền tải dòng xoay chiều. Nhưng những nhà đầu tư đã không đồng ý, thậm chí còn sa thải ông, mặc cho ông không một xu dính túi. Tesla buộc phải đi đào mương để sống. Tesla đã coi rằng mùa đông năm 1886/1887 là thời gian của "những cơn đau đầu khủng khiếp và những giọt nước mắt cay đắng". Trong thời gian cực khổ này, ông đã tự hỏi mình đã đi học để làm gì?
Vào tháng 4 năm 1887, Tesla mở lại công ty khác, the Tesla Electric Company, với sự ủng hộ của luật sư New York Charles F. Peck và Alfred S. Brown, giám đốc của Western Union. Họ thành lập một phòng thí nghiệm cho Tesla tại 89 Liberty Street ở Manhattan để Tesla có thể làm việc với những động cơ hiện tại của mình và các thiết bị phân phối điện khác, bằng một thỏa thuận mà họ thỏa thuận rằng sẽ chia sẻ công bằng năm mươi-năm mươi với Tesla cho bất kỳ lợi nhuận được tạo ra từ các bằng sáng chế của ông. Tại đây, năm 1887, ông xây dựng động cơ cảm ứng dựa trên một nguyên tắc từ trường quay ông tuyên bố đã hình thành năm 1882. Ông đã nhận được bằng sáng chế Mỹ cho động cơ này vào tháng 5 năm 1888. Vào thời điểm đó, nhiều nhà phát minh cố gắng để phát triển động cơ AC. Vì lợi thế của nó trong việc truyền tải điện cao áp. Động cơ cảm ứng từ trường quay dường như đã coi là một phát minh độc lập của Tesla, nhưng nó không phải là một phát minh độc đáo vào thời điểm đó. Nhà vật lí người Italy Galileo Ferraris xuất bản một bài báo về từ trường quay dựa trên động cơ cảm ứng vào 11 Tháng ba năm 1888, một mô hình làm việc có thể đã được ông chứng minh tại Đại học Turin vào đầu năm 1885. Trong năm 1888, một tháng trước khi Tesla chứng minh động cơ cảm ứng AC của mình, kỹ sư Westinghouse Oliver B. Shallenberger phát minh ra đồng hồ điện được dựa trên nguyên tắc từ trường quay.

Thí nghiệm tia X

Đầu năm 1894, Tesla bắt đầu đầu tư nghiên cứu một nguồn năng lượng phóng xạ không nhìn thấy được khi ông được thông báo rằng nguồn năng lượng này đã làm hỏng tấm phim trong phòng thí nghiệm của ông trong những thí nghiệm trước đó  (sau này được xác định là "Tia Roentgen" hay "Tia X"). Các thí nghiệm trước đó của ông được thực hiện với các ống Crookess, một loại ống phóng điện tử ca-tốt lạnh. Không lâu sau đó, nhiều trong số hàng trăm các công trình nghiên cứu trước đó của ông như các mô hình, dự án, ghi chú, dữ liệu phòng thí nghiệm, các công cụ, hình ảnh có giá trị $50,000—đã bị mất trong trận cháy phòng thí nghiệm lần thứ 5 vào tháng 3 năm 1895  Tesla có thể đã vô tình chụp được ảnh tia X khi ông đang chụp ảnh Mark Twain dùng nguồn sáng từ ống Geissler, một loại ống phóng khí thời kỳ đầu. Điều duy nhất được ghi nhập trong ảnh là ốc khóa bằng kim loại trên kính của camera.

Nikola Tesla: Nhà phát minh của những giấc mơ

  • 1 2 3 4 5 54
  • 17.036
Làm thế nào mà cảnh hoàng hôn thơ mộng và lãng mạn lại có thể liên quan đến những động cơ điện xoay chiều? Trong những giấc mơ thì mọi chuyện đều có thể xảy ra, nhất là giấc mơ của một nhà phát minh thiên tài như Nikola Tesla. Và ở đây, điều quan trọng là những giấc mơ của Tesla đã đem lại cho loài người những phát minh được xếp vào hàng cơ bản và quan trọng nhất của nền văn minh công nghiệp.
Khi các thành viên của Hội Thương mại Chicago đến nghe bài giảng của nhà phát minh điện học nổi tiếng Nikola Tesla ngày 13/5/1899, họ đã rất sững sờ khi nhìn thấy cảnh một hồ nước nhân tạo nằm ngay giữa hội trường. Mọi người bàn tán xôn xao, chắc chắn Tesla sẽ làm điều gì đó rất thú vị với một chiếc xuồng nhỏ đang trôi trên mặt hồ kia. Đột nhiên, cái xuồng bỗng di chuyển quanh hồ và phát ra những luồng sáng loang loáng. Ở trên bờ, Tesla đang vận hành một bộ điều khiển từ xa, dùng sóng vô tuyến vô hình để truyền các lệnh đến chiếc xuồng. Trước đám đông đang vô cùng phấn khích, Tesla đã mời một số người hô lên các lệnh: "Rẽ trái! Phát sáng!". Sử dụng bộ phát sóng không dây của mình, Tesla liên tục truyền các tín hiệu cho chiếc xuồng. Kỳ thú hơn nữa, Tesla còn trình diễn cho mọi người một màn trận giả đặc sắc, điều khiển những khối thuốc nổ dynamite lao thẳng vào các tàu của kẻ địch. Khi ấy, Tesla đã không thể biết rằng, cái mô hình "đồ chơi" của ông đã trở thành nguyên mẫu đầu tiên cho tên lửa dẫn đường - một thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm.
Giấc mơ về một loại động cơ
Nhà phát minh điện học nổi tiếng Nikola Tesla
Nhà phát minh điện học nổi tiếng Nikola Tesla  (1899-1943) - (Ảnh: Occultopedia)
Tesla sinh ngày 10/7/1856 trong một gia đình người Xec-bi ở vùng biên giới của đế quốc Áo-Hung, ngày nay là Croatia. Khi còn thiếu niên, Tesla học kỹ thuật ở trường Bách khoa Joanneum ở Graz, Áo. Ở đó, những bài giảng về vật lý của giáo sư Jacob Poeschl đã cuốn hút rất nhiều người trẻ tuổi. Từ những bài giảng của Poeschl, Tesla đã bắt đầu suy nghĩ về một trong những phát minh quan trọng nhất của mình, một động cơ AC (điện xoay chiều).
Một ngày, khi quan sát giáo sư của mình đang cố gắng khắc phục hiện tượng phát tia lửa điện từ các chổi quét đảo mạch của một động cơ DC (điện một chiều), Tesla đã nảy ra ý tưởng chế tạo một loại động cơ mà không cần đến bộ đảo mạch, anh lập tức đề xuất với thầy. Bực mình vì sự ngang bướng của học trò, Poeschl đã diễn giải một tràng dài về sự bất khả thi trong việc chế tạo một loại động cơ như vậy, cuối cùng ông kết luận: "Anh Tesla có lẽ sẽ làm nên những thứ vĩ đại, nhưng chắc chắn là anh sẽ không bao giờ làm được cái động cơ ấy đâu!". Tuy nhiên, sự quở trách ấy đã làm bùng lên trong Tesla những ngọn lửa quyết tâm sôi sục của khát vọng tuổi trẻ. Trong suốt những năm còn ở Graz và sau đó là Prague, anh đã không ngừng theo đuổi một cách miệt mài việc nghiên cứu chế tạo một loại động cơ không phát sinh tia lửa điện.
Năm 1881, Tesla dời đến Budapest để làm việc cho hai anh em Tivadar và Ferenc Puskas. Là một nhà tài trợ đầy tham vọng, Tivadar đã từng thuyết phục Thomas A. Edison trao cho mình bản quyền những phát minh để giới thiệu chúng ở lục địa Châu Âu. Anh em nhà Puskas đang có kế hoạch xây dựng một trạm điện thoại ở Budapest sử dụng mẫu thiết kế điện thoại cải tiến của Edison. Thật không may, họ đã không thể tìm được người làm việc khi Tesla đột nhiên ốm nặng. Nhờ có sự quan tâm của người bạn học Anthony Szigeti mà Tesla đã có thể hồi phục.
Chính trong một buổi đi dạo với Szigeti, Tesla đã nảy ra một ý tưởng xuất thần về chiếc động cơ của mình. Khi họ đang say mê ngắm cảnh hoàng hôn, Tesla đã đột nhiên hình dung ra việc sử dụng từ trường quay cho chiếc động cơ - đó chính là một ý tưởng mang tính quyết định. Tesla đã thực hiện việc đảo ngược cấu hình kỹ thuật, thay vì việc thay đổi cực từ ở rotor, ông đã thay đổi từ trường ở bên trong chính stator. Cấu hình mới này đã loại bỏ một cách tự nhiên sự phát sinh tia lửa điện. Tesla đã thấy rằng, nếu từ trường trong stator mà quay, nó sẽ làm cảm ứng một điện trường trên rotor và do đó khiến cho rotor quay. Ông cũng bắt đầu hình dung ra rằng, từ trường quay có thể được tạo ra bằng việc sử dụng AC thay vì DC, nhưng ở thời điểm đó ông vẫn chưa biết làm thế nào để biến ý tưởng này thành hiện thực.
Phát minh của thợ đào kênh.
Chiếc xuồng điều khiển bằng sóng vô tuyến điện
Tesla đã dành tới 5 năm tiếp theo để thử nghiệm và định hình nên chiếc động cơ của mình. Sau khi giúp anh em nhà Puskas xây dựng trạm điện thoại ở Budapest, Tesla cùng với Tivadar dời đến Paris, tại đó họ tham gia vào việc thiết lập hệ thống chiếu sáng của thành phố. Năm 1884, Tesla đến New York để gặp Edison nhưng ông đã không có dịp để xây dựng mối quan hệ với nhà phát minh lỗi lạc này. Ở New York, Tesla suýt nữa thì đã có thể trình bày với Edison về ý tưởng chiếc động cơ của mình.
Ông nhớ lại: "Lúc ấy là ở đảo Coney, tôi đang chuẩn bị giải thích cho Edison thì một ai đó đã chạy đến kéo ông ấy đi. Chiều hôm ấy tôi về nhà và bị sốt, lần này thì tôi quyết định sẽ không nói với bất cứ người nào về chiếc động cơ của mình". Vài tháng sau, khi Tesla vừa hoàn thành việc thiết kế một hệ thống phát sáng hồ quang cải tiến, người quản lý của ông đã nuốt lời không trả món tiền thưởng như đã hứa, nhà phát minh đã bỏ đi trong sự căm phẫn.
Sau đó Tesla đến làm việc cho hai nhà kinh doanh Benjamin A. Vail và Robert Lane đến từ Rahway , họ đã khuyên ông đăng ký bằng phát minh về hệ đèn hồ quang để họ có thể thương mại hóa nó. Tesla đã ngây thơ trao bản quyền phát minh cho hai kẻ quỷ quyệt này với một niềm tin rằng họ sẽ đưa vào sản xuất ra những thiết bị để cạnh tranh với Edison. Tuy nhiên, Vail và Lane đã quyết định dành tiền đầu tư vào các ứng dụng bóng đèn điện. Vì thế, khi các đèn hồ quang của Tesla vừa được sử dụng ở Rahway thì hai nhà kinh doanh đã lập thức sa thải ông và tổ chức lại nhà máy. Hoàn toàn trắng tay sau khi bị bỏ rơi, Tesla đã buộc phải đi đào kênh để kiếm sống.
Mặc dù phải chịu đựng cả một năm cực nhọc, Tesla cũng đã tập trung tài năng của mình trong tháng 3 năm 1866 để hoàn thành một bằng sáng chế ứng dụng cho động cơ từ nhiệt - đó là một thiết bị mới, hoạt động dựa trên việc đốt nóng và làm lạnh các nam châm. Sau khi trình bày phát minh của mình cho người quản đốc công việc đào kênh, Tesla đã được giới thiệu đến gặp Charles Peck, một luật sư khá thông minh. Bị hấp dẫn bởi cái động cơ từ nhiệt, Peck đã quyết định bảo trợ cho nghiên cứu của Tesla. Vì không phải là một chuyên gia kỹ thuật nên Peck đã mời Alfred Brown, một giám sát viên ở Western Union tham gia hỗ trợ cho Tesla.
Peck và Brown đã thuê một phòng thí nghiệm cho Tesla ở Manhattan, tại đó nhà phát minh lại miệt mài phát triển chiếc động cơ từ nhiệt của mình. Cho đến khi thấy được sự không hiệu quả của mô hình động cơ này, Peck đã để Tesla tiếp tục hoàn thiện các động cơ AC. Tesla đã bắt đầu làm thí nghiệm với một tổ hợp các dòng xoay chiều dùng cho động cơ. Cách làm này tỏ ra khá là bất thường, bởi vì hầu hết các nhà thực nghiệm thời đó đều chỉ làm việc với một dòng xoay chiều trong hệ thống của họ. Đến tháng 9/1887, Tesla đã khám phá ra rằng, ông có thể tạo ra một từ trường quay khi cho hai dòng xoay chiều riêng biệt đi vào các cặp cuộn dây đặt đối diện nhau trên stator. Ngày nay thì hai dòng điện đó được gọi là lệch pha nhau 90 độ, và chiếc động cơ sẽ hoạt động với dòng điện hai pha. Rất tự hào và phấn chấn về thành quả đạt được, Tesla cũng đã cho ra đời một số sáng chế khác, cũng dựa trên nguyên lý từ trường quay. Đặc biệt quan trọng là, chính Tesla đã đưa ra ý tưởng rằng dòng xoay chiều đa pha có thể truyền năng lượng qua những khoảng cách đáng kể.
Khi động cơ AC của Tesla đã chứng tỏ một cách rõ ràng tính hiệu quả, những người bảo trợ của ông đã bắt đầu nghĩ đến việc quảng cáo nó để thu lợi. Peck và Brown đã lập kế hoạch bán đấu giá các phát minh của Tesla, chứ không phải đưa chúng vào quy trình sản xuất. Cuối cùng, họ đã sắp đặt để Tesla làm công việc giảng dạy trước khi Viện Kỹ thuật Điện Mỹ ra đời vào năm 1888. Những bài giảng của Tesla được đăng trên tạp chí đã sớm thu hút được sự quan tâm của George Westinghouse, một người đã thành danh trong việc chế tạo các hệ thống phanh khí và hệ thống tín hiệu cho đường ray xe lửa.
Tesla's Turbine
(Ảnh: Geocities)
Vào thời điểm đó, các công ty sản xuất đèn điện đã tính đến việc chuyển từ DC sang AC, vì AC có thể được truyền qua các khoảng cách xa hơn, đến được với nhiều khách hàng hơn. Trong khi Edison vẫn tập trung vào các kỹ thuật DC, thì Westinghouse lại quyết định đánh cuộc với AC. Chính vì vậy, Peck và Brown đã có thể thuyết phục ông trả một số tiền hậu hĩnh cho các phát minh của Tesla. Vào tháng 7/1888, Westinghouse đã trả trước 75.000 đô la và tiền bản quyền 2,5 đô la cho mỗi sức ngựa mà mỗi động cơ được sản xuất. Tesla đã hào phóng chia cho hai người bảo trợ của mình năm phần chín số tiền thu được.
Westinghouse hy vọng các động cơ của Tesla có thể được sử dụng để chạy các xe điện trên phố, vì vậy Tesla đã tới Pittsburgh để cải tiến thiết kế của ông cho phù hợp với ứng dụng này. Tuy nhiên, nhà phát minh và các kỹ sư của Westinghouse đã gặp lúng túng trước những khó khăn kỹ thuật. Vì động cơ của Tesla đòi hỏi hai dòng xoay chiều và bốn đầu dây, nó không thể được mắc vào hệ AC đơn pha đã có, vì vậy người ta cần phải lắp đặt thêm các dây bổ sung. Mặc dù Tesla cũng đã phát triển một số động cơ hai dây, cái gọi là những thiết kế chia pha hoạt động tốt nhất ở những tần số 50Hz hoặc thấp hơn, nhưng vào thời điểm đó, hệ thống đơn pha của Westinghouse lại sử dụng dòng 133Hz để sao cho khách hàng không thể nhìn thấy các bóng đèn nóng sáng bị nhấp nháy.
Các kỹ sư của Westinghouse cuối cùng đã giải quyết được vấn đề bằng việc điều chỉnh động cơ của Tesla và phát triển một hệ AC mới sử dụng dòng ba pha 60Hz. Westinghouse đã trình diễn một cách ngoạn mục kỹ thuật mới này khi xây dựng một trạm thủy điện ở thác Niagara, công trình này đã truyền điện năng qua một khoảng cách 25 dặm tới những nhà máy ở Buffalo. Ngày nay, động cơ của Tesla và hệ AC đa pha đã trở thành nền tảng cho hệ thống cung cấp điện năng ở Bắc Mỹ.
Sự cộng hưởng điện
Từ lâu trước khi trạm Niagara đi vào hoạt động, Tesla đã cảm thấy nóng ruột và rời bỏ Westinghouse. Sử dụng số tiền bản quyền của mình, năm 1889 Tesla đã thiết lập một phòng thí nghiệm mới ở thành phố New York. Để thu hút sự quan tâm của công chúng, ông đã tự tạo cho mình hình ảnh về một nhà phát minh lập dị. Cũng như sự hiếu kỳ đối với những phát minh của Edison ở Menlo Park trong những năm 1870, thì trong những năm 1890, người ta cũng đổ xô đến phòng thí nghiệm của Tesla để xem các phát minh kỳ lạ của ông.
Trong khi tìm cách để tạo ra ánh sáng hồ quang bằng việc sử dụng hệ AC, Tesla đã tìm ra những hiện tượng mới rất cơ bản, liên quan đến các hiện tượng điện tần số cao. Ông đã băn khoăn, tự đặt ra câu hỏi rằng nếu có thể tạo ra những động cơ bằng dòng AC 60Hz thì có thể chế tạo được cái gì với một dòng điện có tần số 10.000Hz? Trước đây, Tesla đã nối các cuộn cảm từ, điện trở và tụ điện lại với nhau để tạo thành các động cơ chia pha của ông, còn bây giờ ông lại nối cuộn cảm với tụ điện theo một cấu hình mới để tạo ra những dòng tần số cao.
Nhà phát minh đã theo đuổi hướng nghiên cứu này trong suốt 15 năm tiếp theo. Tesla đã nhận ra rằng, một mạch được cấu hình thích hợp có thể khuếch đại các tín hiệu điện, nâng cao tần số và hiệu điện thế của chúng. Từ đó, ông đã chế tạo những "máy phát khuếch đại khổng lồ" - ngày nay được gọi là các cuộn dây Tesla, những thiết bị này có thể sinh ra những tia lửa điện dài hơn 40m. Tesla còn nhận ra một điều rất quan trọng là, hiện tượng cộng hưởng có thể được ứng dụng để dò các tín hiệu vô tuyến. Một máy phát với một tụ điện và cuộn cảm nhất định có thể sinh ra tín hiệu ở một tần số nhất định. Tương tự như thế, nếu ở máy thu cũng có tụ điện và cuộn cảm như ở máy phát thì nó cũng sẽ phản ứng mạnh nhất đối với tần số của tín hiệu máy phát.
Tesla's Aircraft PlansTừ ý tưởng cơ bản về hiện tượng cộng hưởng điện, Tesla đã đồng thời theo đuổi những phát minh trong lĩnh vực chiếu sáng, truyền tín hiệu không dây và phân phối điện năng không dây. Với hy vọng phát triển một loại bóng đèn hiệu suất cao để thay thế bóng đèn nóng sáng của Edison, Tesla đã không chỉ sáng tạo nên những bóng đèn huỳnh quang mà còn khám phá ra rằng có thể sử dụng một ống chân không để phát hiện các sóng vô tuyến. Mặc dù nhà phát minh thiên tài đã không tiếp tục theo đuổi khám phá này, nhưng J. A. Fleming và Lee De Forest đã tiếp bước ông để chế tạo ra những bóng đèn điện tử dùng trong kỹ thuật vô tuyến.
Với những mạch điện hoàn chỉnh để thu và phát các sóng vô tuyến, Tesla đã thử nghiệm chúng với các ăng-ten được treo vào những quả bóng lơ lửng trên nóc phòng thí nghiệm và trên nóc khách sạn ở Manhattan của ông. Nhưng thật bất hạnh, ngay khi bắt đầu có được những kết quả đầy hứa hẹn thì phòng thí nghiệm của Tesla bị cháy tan tành vào tháng 3/1895, toàn bộ những hệ thống thiết bị nghiên cứu và kết quả ghi chép đều mất sạch.
Hệ thống phát năng lượng toàn cầu
Mùa xuân năm 1899, Tesla đã đóng cửa phòng thí nghiệm xây lại của ông ở New York và lập nên một trung tâm nghiên cứu ở vùng núi Pikes Peak, thuộc Colorado. Tại đó, nhà phát minh đã tập trung giải quyết một vấn đề mà ông tin rằng nó sẽ trở thành ứng dụng quan trọng nhất của sóng điện từ: sự truyền năng lượng không cần dây dẫn đến khắp nơi trên thế giới. Vào thời đó, nhu cầu về điện ở Mỹ dường như không thể được thỏa mãn, mặc dù khắp nơi đã chằng chịt các đường dây. Chính vì vậy, nhà phát minh đã mơ về một mạng lưới viễn thông có thể vừa truyền điện năng vừa truyền thông tin mà không cần dây dẫn.
Giấc mơ mới mẻ đó của Tesla đã được dựa trên cơ sở về hiện tượng cộng hưởng điện. Giống như những nhà nghiên cứu vô tuyến đi trước, ông cũng đã nhìn nhận mối quan hệ giữa máy phát và máy thu như hai yếu tố duy nhất của một hệ khép kín. Đầu tiên, máy phát gửi sóng vô tuyến đến qua không khí đến máy thu. Sau đó, vì cả hai thiết bị đều được đặt trên mặt đất nên một dòng phản hồi sẽ đi từ máy thu qua mặt đất đến máy phát. Không giống như nhiều người chỉ chú trọng vào việc phát sóng vô tuyến qua khí quyển, Tesla lại quyết định tập trung vào những dòng điện trong lòng đất. Ông đã suy nghĩ rằng, tại sao lại không thể có một máy phát gửi các sóng qua lòng đất đến máy thu rồi sau đó phản hồi lại qua khí quyển?
Tesla đã tưởng tượng ra rằng có thể xây dựng một trạm phát để truyền năng lượng điện từ vào vỏ trái đất cho đến khi đạt tới tần số cộng hưởng điện của hành tinh. Khi đó toàn Trái đất sẽ phát ra các xung năng lượng, và chúng có thể được thu nhận bởi các trạm thu trên khắp thế giới. Tesla đã thiết lập một số máy phát lớn ở thành phố Colorado Springs để thử nghiệm lý thuyết này và ông rất tự tin rằng chúng đã thành công trong việc phát năng lượng khắp thế giới. (Tesla thậm chí còn tin rằng, các tín hiệu của ông đã đến được sao Hỏa và ông đã nhận được một thông điệp phản hồi từ những người sao Hỏa!).
Rất mãn nguyện với niềm tin rằng, năng lượng có thể được truyền qua lòng đất đến khắp nơi trên hành tinh, Tesla trở về New York vào năm 1900. Sau đó, Tesla đã viết một bài dài 60 trang cho tạp chí Thế kỷ với tiêu đề "Vấn đề tăng cường nguồn năng lượng của loài người". Và những nỗ lực của ông đã được đền đáp vào năm 1901, trùm tư bản J. Pierpont Morgan đã đầu tư 150.000 đô la cho đề án truyền năng lượng không dây của Tesla. Nhà phát minh đã nhanh chóng tận dụng số tiền này, không tiếc chi phí để trang bị cho một phòng thí nghiệm mới ở Wardenclyffe, bờ bắc của Long Island. Mặc dù Morgan đã từ chối cung cấp thêm tiền và Tesla cũng đã không thu được những kết quả kỹ thuật mong muốn song nhà phát minh vẫn xây dựng một tháp ăng-ten cao 57m ở Wardenclyffe. Thậm chí những mối quan hệ với nhiều nhà tài trợ ở New York cũng đã không thể giúp Tesla đảm bảo được các chi phí tài chính để hoàn thành đề án của mình, ông nhanh chóng bị rơi vào tình trạng suy sụp tinh thần.
Những năm cuối đời và di sản để lại
Tesla trong văn phòng của ông ở New York năm 1916
Tesla trong văn phòng của ông ở New York năm 1916
(Ảnh: cache.eb.com)
Tesla đã hy vọng có được tiền để tiếp tục công việc ở Wardenclyffe bằng việc chuyển những nỗ lực sáng tạo của ông từ kỹ thuật điện sang kỹ thuật cơ khí. Nhận thức được rằng, các động cơ piston hơi nước của những nhà máy điện đang được thay thế bởi những tua-bin hơi nước có hiệu suất cao hơn, ông đã bắt đầu nghiên cứu một mô hình thiết kế tua-bin hoàn toàn không có cánh quạt. Cũng giống như những phát minh khác của ông, tua-bin không có cánh quạt được dựa trên một ý tưởng lớn. Vì từ trường quay có thể làm quay rotor của động cơ AC nên Tesla đã nghĩ rằng có thể dùng lực nhớt của hơi nước để tác động lên những đĩa mỏng đặt gần nhau được gắn chặt vào một cán tua-bin. Thiết kế tua-bin của Tesla đã hoạt động ở tốc độ vượt quá 10.000 vòng mỗi phút nhưng thật không may tốc độ đó quá nhanh và vượt quá sức chịu đựng của tất cả các đĩa thép mỏng.
Mặc dù Tesla đã không thể thuyết phục bất cứ ai đưa vào sản xuất mẫu tua-bin của mình nhưng ông cũng đã có được bằng phát minh về một loại đồng hồ đo tốc độ tự động dựa trên cùng một nguyên lý giống với chiếc tua-bin. Trong suốt hai chục năm sau đó, Tesla đã sống bằng tiền bản quyền cho phát minh về chiếc đồng hồ đo tốc độ của ông. Ông cũng đã viết báo cho các tạp chí phổ biến khoa học, trong đó ông thường nhắc đến tương lai của điện và vô tuyến. Tuy nhiên, càng ngày ông càng cảm thấy buồn rầu và chán nản. Cuối cùng ông trở thành một người ẩn dật, lang thang hết khách sạn này đến khách sạn khác.
Năm 1931, để kỷ niệm ngày sinh lần thứ 75 của Tesla, tạp chí Time đã đăng trên trang nhất một câu chuyện kể về nhà phát minh đánh tín hiệu lên các ngôi sao với chiếc "máy Tesla" của ông - đó là một máy phát vô tuyến khổng lồ. Rất hứng thú với việc kỷ niệm này, Tesla đã quyết định tổ chức những cuộc họp báo hàng năm vào ngày sinh nhật ông. Trong những buổi họp này, Tesla đã liên tục cảnh báo về những mối nguy hiểm của cuộc chiến tranh toàn cầu và cho rằng thảm họa đó có thể tránh được bằng việc phát triển một loại siêu vũ khí có khả năng duy trì sự cân bằng của các lực lượng. Ông tuyên bố rằng, nó chính là một loại súng phát ra chùm tia có thể tập trung một lượng lớn năng lượng để chiếu vào các máy bay, tàu chiến và quân đội. Năm 1937, khi Tesla đang đi dạo quanh thành phố, ông bị một chiếc taxi đâm phải. Lần này thì nhà phát minh vĩ đại đã không bao giờ có thể hồi phục được nữa, ông mất vào ngày 8/1/1943.
Tesla đã để lại một di sản phong phú các phát minh. Ông được biết đến như cha đẻ của động cơ AC và năm 1956, cái tên "tesla" được đặt cho một đơn vị quốc tế đo mật độ dòng của từ trường. Những tiên đoán đầy bí ẩn và kỳ lạ của ông đã khiến ông trở thành một vị thánh đối với những nhóm người đi theo những niềm tin tâm linh không chính thống. Bị mê mẩn bởi những tuyên bố của Tesla về sự khám phá những bí ẩn huyền ảo của vũ trụ, những tín đồ này đã cho rằng, các nhân vật quyền lực như Edison và Morgan đã âm mưu ngăn cản Tesla hoàn thiện các phát minh và sự nghiệp cách mạng hóa thế giới của ông.
Mặc dù những tuyên bố cường điệu và những đồn đại là thiếu cơ sở, nhưng Tesla đã thực sự là một con người có những đóng góp vĩ đại cho khoa học kỹ thuật. Khả năng tập trung vào những nguyên lý cơ bản là sức mạnh lớn nhất của ông, nhưng nó cũng đồng thời là điểm yếu lớn nhất của ông. Tesla đã quá say mê với vẻ đẹp của những khái niệm cơ bản, say mê đến mức ông đã không thể ngừng được việc theo đuổi đến từng chi tiết để hoàn thiện những phát minh của mình.
Trung Dũng biên dịch (W. Bernard Carlson)
Cập nhật: 20/06/2007 Theo Tạp chí Tia sáng

Tại sao nhà phát minh thiên tài Tesla bị lãng quên?

LĐCT Uyên Minh
Rất nhiều người không biết Nikola Tesla là ai, dù trên thực tế, phát minh ra mô-tơ truyền dẫn nguồn điện xoay chiều (AC) của Tesla là một dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển các hệ thống điện hiện đại.
Nhà văn Mark Twain, người về sau trở thành bạn của Tesla, đã nhận xét rằng công trình nói trên là phát minh giá trị nhất kể từ sau khi điện thoại ra đời. Khi đó, Tesla thuộc về phía chiếm ưu thế trong “cuộc chiến dòng điện” giữa phe George Westinghouse và Thomas Edison để quyết định AC hay DC (dòng điện một chiều) sẽ được sử dụng trong việc truyền dẫn điện. DC, của Edison hoạt động tốt cho đèn chiếu sáng, nhưng không thể dùng để truyền dẫn điện đi xa.
Ngược lại, AC được ủng hộ bởi Tập đoàn Westinghouse. Sức điện động của dòng điện này có thể tăng cao hay hạ thấp một cách dễ dàng, do đó nó có thể truyền đi những khoảng cách xa ở mức sức điện động cao, còn sử dụng dòng điện thấp sẽ làm mất ít năng lượng điện hơn trong quá trình chuyển giao. Rắc rối dành cho việc sử dụng dòng điện AC là đòi hỏi nhiều mô-tơ. Tuy nhiên, Tesla đã phát minh ra một động cơ điện cảm ứng và bộ biến áp trung tần gọn nhẹ, giải quyết rắc rối trên.
Vào thời đó, Edison đã cố công gây dựng hình ảnh về công nghệ đối thủ của mình là một phát minh nguy hiểm. Edison tổ chức các cuộc thử nghiệm dòng điện AC trên nhiều loại động vật, bao gồm cả voi và âm thầm tài trợ cho dự án làm ra chiếc ghế điện đầu tiên trên thế giới, nhằm chứng tỏ các mối nguy hiểm mà AC mang lại. Song AC vẫn không bị vứt đi.
Cụ thể, các hệ thống điện năng tầm xa như tập đoàn điện quốc gia của Anh đã tiến hành truyền tải điện năng tại mức 400 nghìn volt. Ngày nay, động cơ của Tesla và hệ AC đa pha đã trở thành nền tảng cho hệ thống cung cấp điện năng ở Bắc Mỹ.
Song từ vài thập kỷ gần đây, tên tuổi Tesla đã chìm dần vào quên lãng, trong khi Edison được tung hô là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế giới. Lý giải cho hiện tượng này, nhà khoa học Will Stewart thuộc Viện Kỹ sư và Công nghệ Anh quốc nhận định: “Là một kỹ sư, bạn phải hiểu đâu là điều thực tế. Cái khó là liệu có tạo nên sản phẩm từ công nghệ mà bạn nghĩ ra”.
Telsa là một nhà khoa học xuất sắc song ông lại thường theo đuổi những ý tưởng đôi khi đối với người khác là điều không thể đạt được, chẳng hạn như thiết bị dẫn năng lượng không dây. Trong khi đó, những ý tưởng mà Edison đưa ra thời đó có thể biến thành hiện thực. Khả năng tập trung vào những nguyên lý cơ bản là sức mạnh lớn nhất của Telsa, nhưng nó cũng đồng thời là điểm yếu lớn nhất của ông. Vì vậy, Tesla đã quá say mê với vẻ đẹp của những khái niệm cơ bản, say mê đến mức đã không thể ngừng được việc theo đuổi đến từng chi tiết để hoàn thiện những phát minh của mình, đến nỗi trở nên quá xa rời hiện thực.
Có cha mẹ là người Serbia, sinh ra ở nơi hiện nay thuộc lãnh thổ Croatia, Tesla chuyển tới New York, Mỹ, vào năm 1884 và chế tạo ra các loại phương tiện được điều khiển bằng sóng radio, năng lượng không dây, và nhà máy thủy điện đầu tiên ở Thác Niagara. Nhưng ông là người lập dị và có nhiều suy nghĩ kỳ quặc, chẳng hạn như ông tin rằng việc sống độc thân có tác động tốt lên não; cho rằng mình đã liên hệ được với người ngoài hành tinh; và yêu một chú chim bồ câu. Telsa qua đời trong cảnh “không đồng xu dính túi” tại phòng 3327 khách sạn New Yorker, Mỹ vào ngày 7.1.1943.
Hiện nay, vẫn còn đó những người hâm mộ và các nhà nghiên cứu lịch sử khoa học, luôn cùng nhau gìn giữ những kỷ niệm về Tesla. Họ đã lên kế hoạch xây dựng một bảo tàng mang tên ông tại nơi trước đây là phòng nghiên cứu của ông. Cũng có tin đồn là có thể Hollywood sẽ làm một bộ phim về cuộc đời Tesla, với siêu sao Christian Bale thủ vai chính và đạo diễn là Mike Newell. Khả năng thiên tài của Telsa không hề dễ lãng quên.

Thực hư về 10 phát minh huyền thoại của thiên tài Nikola Tesla

Những phát minh đi vào huyền thoại của nhà phát minh Nikola Tesla dưới đây, sản phẩm nào thực sự là của ông, sản phẩm nào đã truyền cảm hứng cho những nhà khoa học khác?

Có lẽ không ai còn xa lạ với cái tên Tesla, một trong những biểu tượng vĩ đại nhất về phát minh và sáng chế. Thiên tài thế kỷ 21 Elon Musk có đủ lý do để đặt tên hãng xe điện cách tân Tesla Motors của mình theo ông. Cùng với những thành tựu bất tử của mình những lời đồn đại về cuộc đời và sự nghiệp Tesla vẫn là đề tài gây tranh cãi cho đến ngày hôm nay.
Sau đây là một cái nhìn khái quát cùng với phân tích và đánh giá về một số những phát minh tiêu biểu nhất trong tổng số hơn 300 bằng sáng chế của ông
1. Cuộn cảm điện truyền tải không dây Tesla Coil
Năm 1891, ở tuổi 35, Nikola Tesla đã đăng ký bản quyền sáng chế nổi tiếng nhất của mình. Tesla Coil là một máy biến áp tạo ra từ việc ghép nhiều bản mạch cộng hưởng với nhau. Phát minh này được chính ông sử dụng vào những nghiên cứu về hiện tượng lân quang, tia X-quang, công nghệ sử dụng điện để phát sáng và đặc biệt là khả năng truyền tải điện không dây.
Tuy công nghệ này của Tesla đã giúp nhân loại hiểu rõ hơn về nguyên lý điện tử và được đưa vào hoạt động thương mại vào thế hệ đầu của vô tuyến điện, ngày nay những cuộn cảm điện phát sáng một cách ngoạn mục này chỉ còn có thể được chiêm ngưỡng tại các triển lãm và bảo tàng khoa học.
2. Bộ truyền khuếch đại

Tesla tại viện nghiên cứu ở Colorado Springs ngồi ngay cạnh thiết bị khuếch đại của mình.
Tesla tại viện nghiên cứu ở Colorado Springs ngồi ngay cạnh thiết bị khuếch đại của mình.
Tôi tin chắc rằng phát minh này của tôi, Bộ truyền phóng đại, sẽ là một công nghệ cực kỳ quan trọng và giá trí đối với những thế hệ trong tương lại”, Nikola Tesla kể về đứa con tinh thần trong cuốn tự truyện của mình.
Vốn đầu tư 100.000 USD của nghiên cứu này ban đầu được chi trả cho ông nhằm phát triển một hệ thống thắp sáng mới bởi John Jacob Astor, người hỗ trợ vốn giàu có và hào phóng nhất của Tesla. Vì sự thiếu thành thật này, quan hệ của 2 ông đã gặp trục trặc. Đến tận năm 1908, Astor mới lại chung sức với Tesla để phát triển công nghệ động cơ và máy bay. Không may chỉ vài năm sau, John Astor đã mất mạng trên con tàu Titanic nổi tiếng sau khi giúp vợ mình lên chiếc thuyền cấp cứu không khác gì cặp Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trong bộ phim “Titanic” cùng tên.
Với tiền đầu tư này, Tesla đã bất chấp thỏa thuận và xây dựng thiết bị khuếch đại có đường kính 15 mét, có khả năng sản xuất lượng điện cực kỳ lớn (đến 4 triệu vôn) và những tia điện dài đến 40 mét. Tại viện nghiên cứu, ông cũng đồng thời thành công truyền tải điện năng mà không cần sử dụng đến dây cáp. Đây là bước tiến lớn trong công cuộc “điện không dây” của ông.
3. "Điện không dây toàn cầu"

Tháp Wardenclyffe cùng với viện nghiên cứu của Tesla năm 1902.
Tháp Wardenclyffe cùng với viện nghiên cứu của Tesla năm 1902.
Phấn khích trước những thành công trong những thí nghiệm với bộ truyền khuếch đại, Tesla đã trở về New York vào những năm cuối của thế kỷ 19, ông đã thuyết phục được JP Morgan hỗ trợ tài chính cho dự án xây dựng trạm viễn thông không dây Wardenclyffe Tower nhằm thắng địch thủ Guglielmo Marconi trong “cuộc đua” truyền phát thông tin qua Đại Tây Dương.
Marconi đã sử dụng công nghệ vô tuyến để đạt mục tiêu này. Khác Marconi, Tesla đã quyết định sử dụng một công nghệ hoàn toàn mới để chinh phục hoàn toàn đối thủ của mình. Tham vọng của ông không dừng lại ở đó, trong qua trình nghiên cứu, Tesla đã cải tiến thiết kế ban đầu cùa mình để thiết bị của ông ngoài thông tin ra có thể đồng thời truyền tải cả điện năng trên một khoảng cách xa mà không sử dụng đến dây cáp. Nhưng nhà đầu tư đã ngần ngại trong việc cung cấp thêm năng lực tài chính cho dự án. Wardenclyffe Tower dừng triển khai và chưa từng đi vào thí nghiệm thực tế.
Trong nhiều năm sau đó, Tesla không ngừng đánh giá thấp công nghệ sóng vô tuyến khi so sánh với phát minh của mình. Mục tiêu của ông là xây 30 trạm phát điện không dây sử dụng chính trái đất và khí quyển để truyền tải điện qua một dạng sóng cố định ông phát minh ra. Tuy tự tin như vậy, trong nhiều thập kỷ, Tesla chưa từng thực nghiệm thành công công nghệ này trên một khoảng cách nhiều hơn vài mét.
4. “Tua bin không cánh” và “Cỗ máy động đất
Vào dịp sinh nhật lần thứ 50 của mình, Tesla đã trình diện “tua bin không cánh”. Tua bin này được thiết kế để cạnh tranh với hiệu năng hoạt động của động cơ pít tông. Năm 1913 ông đã đăng ký bản quyền phát mình của mình và có ý định sự dụng nó trong ngành công nghiệp năng lượng nhiệt địa tuy công nghệ này của ông chưa từng đi vào giai đoạn phát triển thương mại.
Vài năm trước đấy, Tesla đã dăng ký sáng chế một máy phát điện mới, ông đặt tên thiết bị này là máy dao động Tesla. Mục đích ông dành cho máy phát điện mới này là để thay thế những động cơ hơi nước thiếu hiệu quả thời bấy giờ. Nhưng không may những tua bin hơi nước hiện đại đã cải tiến vượt trội, chạy với hiệu quả cao hơn máy dao động Tesla.
Tesla cho rằng trong một lần nghiên cứu với một phiên bản nhỏ của cỗ máy, hàng xóm ông đã phải gọi cảnh sát vì tần số dao động của cỗ máy đã đạt cung tần số cộng hưởng tường nhà làm cho cả tòa nhà rung lên như có động đất.
Vào sinh nhật lần thứ 79 của mình, Tesla đã khẳng định khả năng lật đổ tòa nhà Empire State và tách vỏ trái đất ra làm hai với công nghệ của mình. Và từ đó cỗ máy con được biết đến với cái tên “Cỗ máy động đất Tesla”. Tuy vậy sau này, thí nghiệm tương tự được thực hiện bởi nhóm khoa học truyền hình nổi tiếng “Mythbusters” đã không đem lại kết quả như hứa hẹn.
5. Dạy học bằng cách nhiễm sóng điện vào học sinh
Tự tin với những lợi thế của điện xoay chiều, Tesla đã tự phát triển một công nghệ cải thiện trí não của riêng mình, ông lý luận rằng sự ảnh hưởng của điện năng vào não sẽ kích thích trí tuệ tăng trưởng “không khác gì khả năng kích thích tăng trưởng ở cây cỏ”. Năm 1912, tạp chí Popular Electricity đã xuất bản kế hoạch tích hợp tiết mục mát xa phân tử bằng dòng điện tần số cao để cải thiện khả năng học của học sinh và thậm chí “những học sinh tối dạ cũng có thể trở nên sáng dạ khi ta phát những tần số sóng điện cao với lượng cực kỳ nhỏ này”, Tesla hứa hẹn.
Dự án của ông nhằm cải thiện giáo dục và sức khỏe học sinh bao gồm việc lắp ráp những dây điện trong tường và không cho học sinh biết. Quản lý nhà trường hồi ấy, William H. Maxwell, đã thông qua dự án của Tesla, dù vậy thí nghiệm đã không được thực hiện.
6. Đèn Neon

Đèn không dây của Tesla sử dụng khí trơ phát sáng dưới tác động của điện.
Đèn không dây của Tesla sử dụng khí trơ phát sáng dưới tác động của điện.
Một phát minh khác đươc nhiều người hiều lầm thuộc về Tesla là đèn Neon. Năm 1983, Tesla đã trình diễn những bóng đèn sử dụng khí trơ tại cả Châu Âu và Hoa Kỳ. Tuy vậy cho đến năm 1898 khí neon mới được phát minh ra, còn cây đèn neon đầu tiên được được chế tạo ra vào tận những năm 1910.
Tesla là ông tổ của những cây đèn khí trơ và cũng là một trong những người sử dụng đèn để làm ra biển hiệu đầu tiên bằng cách bẻ cong những ống chứa khi trơ và phát điện chúng. Tuy vậy ông chắc chắn không phải là người phát minh ra đèn Neon hoặc thương mại hóa thành công loại đèn này.
7. Tia X-quang

Bức ảnh chụp bởi Tesla vào năm 1896. Khi đó ảnh X-quang được ông gọi với cái tên Biểu đồ bóng đen.
Bức ảnh chụp bởi Tesla vào năm 1896. Khi đó ảnh X-quang được ông gọi với cái tên "Biểu đồ bóng đen".
Khi thí nghiệm với những ống phát điện vào năm 1894, Tesla đã nhận thấy những “bức xạ tàng hình” trên một trong những tấm ảnh chụp gần đấy. Ông tiếp tục ghi chép và nghiên cứu về hiện tượng lạ này cho đến một ngày không may, tất cả những thiết bị nghiên cứu của ông cùng với những ghi chép cần mẫn đã hóa thành tro trong một vụ hỏa hoạn tại viện nghiên cứu vào tháng 3 năm 1895. Cùng năm sau đó, Wilhelm Rontgen người đức, đã thông báo phát hiện ra tia X quang, hay còn được gọi là tia Rontgen, khi làm việc với ống Crooke tương tự những ống được sử dụng bởi Tesla.
Với phát minh của Rontgen, Tesla đã dễ dàng xây dựng hệ thống X-quang của riêng mình. Ông đã sử dụng công nghệ Tesla Coil nổi tiếng của mình để truyền điện năng công suất lớn tạo ra thêm tia bức xạ làm cho ảnh của ông rõ nét hơn. Những bức ảnh X-quang đầu tiên của cơ thể người đã được chụp bởi Tesla. Chính Rontgen đã phải công nhận chất lượng và mức độ chi tiết của những bức hình Tesla chụp được.
Tesla tuy không bao giờ hé lời về phát minh của Rontgen, chắc chắn nếu tai nạn hỏa hoạn năm xưa không xảy ra, Tesla chứ không phải Rontgen mới là người được trao giải Nobel năm 1901 cho thành tựu này. Sự thật, Tesla đã là người đã có những đóng góp tiên phong về sự phát triển của công nghệ X-quang.
8. Mô-tơ cảm ứng
Tháng 5 năm 1888 Nikola Tesla đã xuất bản báo cáo khoa học miêu tả quá trình của một trong những thành tựu khoa học lớn nhất của ông: mô-tơ điện cảm ứng xoay chiểu. Với những lợi thế đáng kể trước công nghệ trước đó là mô-tơ điện một chiều, cách hoạt động của thiết bịa này phụ thuộc vào sự tạo cơ năng trong động cơ bằng cách xoay chuyển trường điện từ đa pha.
Hai tháng trước đó Galileo Ferraris người Ý đã trình diện thiết kế mô-tơ của riêng mình một cách độc lập. Nhà sản xuất đã lựa chọn bản quyền của Tesla vì tính mở rộng của nó.
Thiết kế mô-tơ này của Tesla chính là công nghệ được sử dụng trong “cuộc chiến dòng điện” với nhà phát minh nổi tiếng không kém Thomas Edison.
Tuy được cho là người phát minh mô-tơ dòng điện cảm ứng, thực sự danh hiệu này thuộc về cả ông lẫn Ferraris. Việc này rất phổ biến trong giới phát minh. Những phát hiện đồng thời khác kể đến: Thuyết tiến hóa, bảng hóa học, chiếc điện thoại đầu tiên v.v.. Tất cả những phát minh này đều được sáng tạo ra sau những quá trình nghiên cứu lâu dài trước đấy và đã được tiếp nối và phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nháu.
9. Radio

Guglielmo Marconi bên chiếc Radio của mình.
Guglielmo Marconi bên chiếc Radio của mình.
Tesla là người thực sự đã phát minh ra chiếc radio đầu tiên” là một quan niệm phổ biến. Tuy vậy, liên lạc radio là một trong những công sức tập thể như câu chuyện về mô-tơ điện ở trên. Từ những khám phá về quan hệ giữa điện năng và từ tính bởi Ampere, Henry và Faraway, cho đến những nhà nghiên cứu đã thống nhất hai hiện tượng này với thuyết điện từ của Maxwell hoặc những nhà vật lý đã thành công truyền tải sóng điện từ đầu tiên như Hertz (năm 1887).
Thành tựu này đã dựa vào sóng radio (hay còn gọi là sóng Hertz) mà kỹ sư tài giỏi Guglielmo Marconi đã thành công truyền tín hiệu trên khoảng cách xa đến hàng km. Tesla khi ấy cạnh tranh với đồng nghiệp của mình đã tìm đến một công nghệ mới một phần vì còn nghi ngờ sự tồn tại của sóng radio một phần vì tin rằng nếu sóng radio có tồn tại, sóng chỉ có thể truyền tín hiệu trên một đường thằng và như vậy không đủ để di chuyển một khoảng cách xa đến vậy.
Tesla hoàn toàn không phải là người đã phát minh ra chiếc radio đầu tiên, tuy Marconi đã sử dụng vài bộ phận thuộc sáng chế của Tesla để chế tạo thiết bị sóng radio của mình.
10. Điều khiển từ xa

Ảnh minh họa buổi trình diễn công nghệ của Tesla (trái) và thiết bị thuyền điều khiển từ xa (phải).
Ảnh minh họa buổi trình diễn công nghệ của Tesla (trái) và thiết bị thuyền điều khiển từ xa (phải).
Những phát minh của Tesla đã làm cho việc sử dụng điện một cách phổ cập tại các gia đình thành hiện thực. Nhưng "mơ ước không dây” của ông khi đó vẫn còn bỏ ngỏ.
Dù tài giỏi Tesla đã không có nhiều đóng góp về công nghệ không dây hiện đại. Lý do chính của việc này có lẽ là vì sự bảo thủ không chịu chấp nhận những nguyên lý mới về sự truyền điện trong không khí. Tuy vậy Tesla đã thiết kế một thiết bị gây nhiều tò mò: chiếc thuyền điều khiển từ xa bằng sóng radio. Ông đã trình diễn khả năng điều khiển một chiếc thuyền nhỏ tại một hội chợ điện tử. Trong sự ngưỡng mộ của người dân xung quanh với những phỏng đoán về khả năng phù phép của ông cho đến những nghi ngờ về tính trung thực của cuộc trình diễn, thiết bị của ông đã tiên phong cho những thiết bị như điều khiển TV hay gần đây hơn là công nghệ Drone.
Dù lịch sử cuộc đời Tesla còn nhiều uẩn khúc, với những thành tựu sáng chế cũng như đóng góp của ông cho trí tuệ nhân loại, sự ngưỡng mộ của mọi người dành cho ông sau tận một thế kỷ là hoàn toàn xứng đáng.
Tham khảo Ventana al Conocimiento

Mối bất hòa giữa 2 thiên tài Tesla và Edison có thật hay chỉ là hư cấu?

Từ trước đến giờ, Thomas Edison không chỉ được chúng ta biết đến như một nhà phát minh lỗi lạc, mà còn là một "kẻ phản diện" đứng đằng sau những câu chuyện về cuộc đời của Nikola Tesla. Nhưng liệu điều đó có đúng là sự thật, hay đây chỉ là điều mà các nhà văn cường điệu hóa lên để tăng phần hấp dẫn cho những câu chuyện về nhà khoa học lỗi lạc này?

Hình tượng một nhà "bác học điên", một thiên tài lập dị, đã từ rất lâu không còn là của riêng Albert Einstein. Trong suốt hơn hai thập kỷ vừa qua, những chú ý của công chúng đối với Nikola Tesla (1856-1943) đã thêu dệt nên rất nhiều câu chuyện về cuộc đời nhà bác học vĩ đại này. Trong các bộ phim, câu chuyện về cuộc đời Tesla, ông được coi như một người hùng vô danh với những thành tựu không được nhân loại ghi nhận hết. Đóng vai phản diện trong những câu chuyện này là Thomas Edison, kẻ luôn muốn tìm mọi cách để cản trở Tesla thăng tiến, cũng như cố gắng "cướp công" của ông mỗi khi có thể.
Tuy nhiên, những tài liệu thực tế ghi chép về Tesla lại có rất nhiều điểm khác biệt. Thành tựu mà Nikola Tesla đạt được luôn được ghi nhận đầy đủ, thậm chí ông là người rất được tôn trọng trong những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Năm 1896, Bá tước Kevin đã tuyên bố rằng: "Những cống hiến của Nikola Tesla đối với khoa học điện vĩ đại đến mức từ trước đến nay chưa ai có thể sánh bằng". Và, một trong những giải thưởng danh giá nhất được trao cho Tesla chính là Huân chương Edison, thứ mà Thomas Edison nếu muốn có thể dễ dàng can thiệp và cản trở, do rất nhiều người trong hội đồng trao giải là bạn tốt của ông.
Ngày 18 tháng 5 năm 1917, Học viện Kĩ sư Điện Mỹ (nay được biết đến với cái tên IEEE) trao cho Nikola Tesla huân chương Edison. Hôm đó cũng là tròn 29 năm ngày Tesla được cấp bằng sáng chế cho phát minh vĩ đại nhất của mình: Động cơ điện sử dụng hệ thống điện nhiều pha.

Nikola Tesla vào năm 1896
Nikola Tesla vào năm 1896
Trước đó, tính đến ngày mùng 1 tháng 5 năm 1888, Tesla đã nhận được rất nhiều giải thưởng liên quan đến các bằng sáng chế trong lĩnh vực động cơ điện, cũng như hệ thống điện nhiều pha. Những phát minh của Tesla sau đó được Westinghouse Electrics đưa vào sử dụng, do Edison từ chối cộng tác với ông. Và chính nhờ hệ thống điện xoay chiều mà Westinghouse đã chiến thắng trong "cuộc chiến dòng điện", trước đối thủ là Edison và General Electrics.
Đó là một cuộc chiến khó khăn cả về công nghệ, quảng cáo cũng như pháp lý, khi mà Edison đánh trực tiếp vào tâm lý sợ hãi bị điện giật của mọi người. Thậm chí, Edison còn tiến hành giật điện các loài động vật trước đám đông để chứng tỏ sự nguy hiểm của dòng điện xoay chiều. Vào lúc đó, Thomas Edison coi Tesla như "nhà thơ trong giới khoa học", với những ý tưởng vĩ đại nhưng hoàn toàn chỉ là chuyện viển vông.
Sự kính trọng của Tesla
Đến năm 1917, tất cả những bất đồng trước đây giữa Tesla và Edison gần như bị xóa bỏ. Huân chương Edison ghi nhận đóng góp vĩ đại của Tesla, khi những phát minh của ông được sử dụng để thắp sáng các thành phố, cũng như trở thành phương tiện biến điện năng thành cơ năng. Trong bài diễn văn vào đêm nhận huân chương, Bernard A. Behrend có nói thêm: "Nếu như chúng ta loại bỏ đi những đóng góp của ngài Tesla, thì bánh xe công nghiệp sẽ ngừng quay, xe cộ sẽ ngừng chạy, và những thị trấn sẽ mãi chìm trong bóng tối".

Tesla trong nhà máy của mình tại Colorado Springs
Tesla trong nhà máy của mình tại Colorado Springs
Nikola Tesla hôm đó cũng bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với giải thưởng, và dành nhiều lời để nói về Edison, khen ngợi quan điểm thực tiễn của ông: "Khi mới bắt đầu đặt chân lên đất Mỹ, tôi đã được gặp Edison, và những gì tôi thấy được đều rất vĩ đại. Tôi nhìn thấy ở ông ấy một con người phi thường, dù không được đào tạo bài bản nhưng lại có thể tự làm được nhiều thứ. Khi đó, tôi cảm thấy rất xấu hổ bởi đã lãng phí rất nhiều thời gian - như các vị biết đấy, sau đó tôi đã học thêm cả tá ngoại ngữ và chìm đắm trong văn chương trong suốt một thời gian dài, đọc ngấu nghiến những cuốn sách mà mình kiếm được". - Tesla đã hồi tưởng về năm đầu tiên của mình ở nước Mỹ, khi còn đang làm thuê cho Edison như vậy.
Tuy nhiên, Tesla cũng nhấn mạnh rằng sự kiên trì và chịu khó là những điểm duy nhất mà ông có chung với Edison: "Tôi không cần đến các mẫu vật, bản vẽ hay thí nghiệm, tôi có thể tự thực hiện tất cả những thứ đó trong đầu. Cách thức mà tôi tạo ra những ý tưởng, những phát minh mới, hoàn toàn đối lập với phương pháp lặp đi lặp lại các thí nghiệm một cách liên tục, không ngừng nghỉ của Thomas Edison."
Đến những lời chê trách
Năm 1931, Thomas Edison qua đời. Ngay ngày hôm sau, trên tạp chí New York Times cho đăng tải những lời của Nikola Tesla như sau: "Nếu phải tìm kiếm cây kim giữa một đống rơm, thay vì dừng lại suy nghĩ xem mình cần phải lục lọi ở đâu, Edison sẽ chăm chăm nhặt từng cọng rơm một như một con ong cần mẫn. Xét toàn thể thì cách thức mà ông ấy làm việc không hề hiệu quả một chút nào. Tôi cảm thấy thật buồn khi phải chứng kiến điều đó, bởi tôi biết, chỉ cần bỏ công tính toán một chút thôi, Edison sẽ bớt đi được tới 90% khối lượng công việc cần làm."
"Vậy mới thấy, những gì mà Edison đạt được giống như một phép màu vậy. Gần như sẽ không thể tìm được người nào khác đạt được thành công theo phương pháp của Edison, và ông ta sẽ mãi mãi là hình tượng có-một-không-hai trong lịch sử." - Tesla bổ sung thêm trong bài báo.
Trên thực tế, Nikola Tesla rất hay đưa ra những lời chỉ trích đối với các nhân vật nổi tiếng trong giới khoa học, trong khi bản thân ông thường xuyên được người đời ca tụng. Tạp chỉ Time đã dành trang nhất của mình cho một bài báo ca ngợi Tesla - lúc này đã 75 tuổi - trong số bào ngày 20 tháng 7 năm 1931, với lời dẫn: "Cả thế giới là nhà máy điện của Tesla". Bản thân Albert Einstein cũng gửi lời chúc mừng cho Tesla vào ngày sinh nhật lần thứ 75 của ông: "Ông là người tiên phong, mở ra con đường mới cho vương quốc điện tần số cao... Tôi gửi lời chúc mừng đến ông, vi những cống hiến vĩ đại của ông trong cuộc đời nghiên cứu khoa học."

Bức ảnh Tesla trên trang nhất của tạp chí TIME, nhân dịp sinh nhật lần thứ 75 của ông
Bức ảnh Tesla trên trang nhất của tạp chí TIME, nhân dịp sinh nhật lần thứ 75 của ông
Về phía Tesla, ông chưa bao giờ công nhận sự tồn tại của Vật lý Lượng tử cũng như thuyết tương đối: "Thuyết tương đối của Einstein giống như một bộ quần áo lòe loẹt mê hoặc người khác, khiến họ bỏ qua hết những lỗi cơ bản trong tư duy. Học thuyết này không khác gì một gã ăn mày khoác lên mình bộ đồ đắt tiền và tự nhận mình là vua trước mặt những kẻ dốt nát... Những người nghiên cứu học thuyết này đều là những người tài năng, nhưng họ giống như kẻ nghiên cứu học thuyết siêu hình hơn là những nhà khoa học," - Nikola Tesla thẳng thừng tuyên bố như vậy trên tạp chí New York Times, năm 1935. Ông cũng phản bác lại khái niệm "Nhị nguyên sóng/hạt", thậm chí còn nói với báo giới rằng ông sẽ khiến cho dòng diện chạy nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng.
Tesla dành những năm tháng cuối cùng của cuộc đời mình cho việc nghiên cứu một thứ vũ khí có thể đem tới hòa bình thế giới, mà theo như ông gọi nó có tên là "Tia chết". Chàng trai đã từng khiến xã hội New York phải kinh ngạc vào cuối thế kỷ 19, nay trở thành một ông lão lập dị với điều kiện tài chính eo hẹp, sống cuộc sống đơn độc. Thú tiêu khiển của ông lúc này là mang thức ăn tới với những chú bồ câu trên đường phố Big Apple.
Năm 1943, Nikola Tesla qua đời, hưởng thọ 86 tuổi. Cuốn tự truyện đầu tiên về Tesla được John J. O'Neill - một nhà báo thân cận với Tesla trong những năm tháng cuối đời - xuất bản năm 1944, với tiêu đề: "Thiên tài hào phóng: Cuộc đời của Nikola Tesla". Và cũng chính cuốn sách này xây dựng hình tượng Thomas Edison như một nhân vật phản diện, bắt đầu từ những bất đồng khi Tesla vẫn còn làm việc cho Edison. Tesla kể với O'Neill rằng, Edison đã từng hứa sẽ thưởng cho ông 50.000 USD nếu như ông có thể cải tiến những cỗ máy hoạt động kém hiệu quả. Và khi thành công, Edison không những không trả tiền, mà thậm chí còn nhạo báng ông.
Tuy nhiên. với những nhà sử học như Jill Jones - tác giả cuốn sách "Đế chế ánh sáng", chuyện Edison hứa một khoản tiền thưởng khổng lồ như vậy cho một nhân viên mới như Tesla là điều rất khó xảy ra. Nên nhớ, số tiền 50.000 USD tương đương với toàn bộ số vốn ban đầu của công ty, và bằng tới 53 năm thu nhập của Nikola Tesla. Nhưng dù sao đi nữa, chính bởi những bất đồng trong quan điểm cũng như phương pháp làm việc, mà Tesla đã nghỉ việc chỉ sau chưa đầy một năm, và tự mình lập ra công ty riêng vào năm 1885 để nghiên cứu về điện xoay chiều.
Và những "dị bản" trên sách vở
Tesla chưa bao giờ quên đi những bất đồng của mình với Edison. Trong cuốn tự truyện đầu tiên về Tesla, O'Neill có kể rằng Nikola Tesla vốn không có ý định đi nhận huân chương Edison, thay vào đó, ông đi cho những chú chim bồ câu ăn. Bernard A. Behrend tìm thấy Tesla trên phố tối hôm ấy, với "hai chú chim bồ câu làm vương miện trên đầu, cùng cả tá bồ câu trên cánh tay và vai. Trước mặt ông là hàng trăm chú chim bồ câu khác, trông giống như một tấm thảm sống trên mặt đất vậy."
Rồi sau đó, Tesla mới chịu quay lại buổi lễ trao huân chương, cùng với một bài diễn văn cảm ơn rất dài do chính ông "tự biên tự diễn". Nhưng phần diễn văn mà Tesla ca tụng Edison thì tuyệt nhiên không được nhắc đến trong cuốn tự truyện. Mãi sau này, chúng ta mới biết được rằng thực ra bài diễn văn của Nikola Tesla đã được lưu trữ, và công bố đầy đủ trong cuốn tạp chí "Electrical Review and Western Electrician".
Do đó, chính cuốn sách "Thiên tài hào phóng: Cuộc đời của Nikola Tesla" là khởi nguồn của những câu chuyện mà trong đó, Edison và Tesla là kẻ thù không đội trời chung. Các câu chuyện về Tesla được các tác giả khác viết sau này đa phần đều lấy cảm hứng từ cuốn sách của John J. O'Neill, với một gã Edison mưu mô, quỷ quyệt đứng trong bóng tối. Trên thực tế, điều này làm tăng sức hấp dẫn trong những câu chuyện về cuộc đời Tesla hơn rất, rất nhiều. Nhưng, sau rất cả những ghi chép lịch sử về những gì đã thực sự diễn ra, có lẽ chúng ta không cần đến một nhân vật phản diện để có thể làm nổi bật hơn những đóng góp vĩ đại của Nikola Tesla đối với nhân loại.
Tham khảo bbvaopenmind
 
Xem tiếp...

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

HỒN QUÊ GIỮA PHỐ (Đăng lại)

HỒN QUÊ GIỮA PHỐ

Lạc giữa điệp trùng cao ốc vây
Bê tông hừng hực, khói bụi dày
Là khoảnh sân con, nhà mái thấp
Im lìm nấp dưới một vòm cây

Cánh cổng hom hem chốt then cài

Bạc màu phế tích, cố đợi ai?
Quanh co lối cũ đâu còn nữa
Bốn bề trải nhựa, mắt nhòa cay!

Chán đời chen lấn, ta về đây

Quây rào, níu lại chút trời mây
Tưới xanh thương nhớ làng quê cũ
Dịu lòng xa xứ, những hồn ai!

Bỏ mộng giàu sang buốt chông gai

Đong đầy thuần khiết nắng ban mai
Tô dáng dòng sông lồng bóng núi
Dong buồm, thổi sáo khúc thiên thai

Ta kết dàn hoa cho bướm bay

Thả lá vàng ra rủ gió say
Cổ thụ vặn mình bên bàn đá
Đợi chiều xưa vọng bước chân nai

Giũ bụi ngàn phương, kể từ nay

Ta về nhóm lại ánh trăng gầy
Mơ giấc nông nhàn, lòng chợt thức
Tiếng gà gáy sáng, rộn vòng xoay!

                                                                 Trần Hạnh Thu
Kết quả hình ảnh cho HÌNH ẢNH HỒN QUÊ GIỮA PHỐ
Xem tiếp...

KIẾP GIANG HỒ 149

(ĐC sưu tầm trên NET)

Giang hồ Tuấn Em bắn chết 2 người không thoát án tử

Tòa cho rằng Tuấn Em có biểu hiện ăn năn, hối cải nhưng hành vi phạm tội mang tính chất côn đồ, truy sát nạn nhân đến cùng, gây tử vong cho nhiều người… nên phải cách ly vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội.

Ngày 23/8, TAND cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm đối với Đỗ Thanh Sơn (Tuấn Em, 33 tuổi) và Nguyễn Văn Chưởng (61 tuổi, cán bộ công an về hưu) trong vụ nổ súng chết hai người tại quán bia trên đảo Phú Quốc hồi giữa năm 2015. 
Phiên xử diễn ra tại TP Rạch Giá, Kiên Giang thu hút hàng trăm người theo dõi. Hàng chục cảnh sát, chó nghiệp vụ được huy động để bảo vệ an ninh. Ông Nguyễn Văn Chưởng (được tại ngoại) cáo bệnh nên không có mặt tại tòa.
giang-ho-tuan-em-ban-chet-2-nguoi-khong-thoat-an-tu
Tuấn Em hốc hác so với phiên tòa sơ thẩm 5 tháng trước. Ảnh: Cửu Long
Trong phần thẩm vấn, với bộ dạng gầy gò, hốc hác, Tuấn Em khai có mâu thuẫn với anh Nguyễn trước khi xảy ra vụ nổ súng tại quán bar ở thị trấn Dương Đông, Phú Quốc. "Trong lần đến quán bar chơi, bị cáo vô tình soi đèn laser trúng mặt anh ta", Tuấn Em nói và cho biết sau đó bị Nguyễn dùng cây đánh 4 cái vào đầu gây chảy máu. "Do có mâu thuẫn nên bị cáo mang theo súng bên người để phòng thân, sợ gặp lại anh ta chứ không có ý định giết người", Tuấn Em nói.
Nói lời sau cùng, Tuấn Em xin HĐXX cho con đường sống. "Bị cáo bị nhiễm HIV, nghiện ma túy nặng, mắt mờ; xin được giảm án để sống những ngày còn lại trong tù", gã giang hồ đất đảo nói.
Tuy nhiên, sau khi nghị án, HĐXX không chấp nhận "thỉnh cầu" của Tuấn Em, tuyên y án tử hình. Theo HĐXX, hành vi của bị cáo gây chấn động dư luận ở Phú Quốc, tính chất và mức độ vi phạm là đặc biệt nghiêm trọng, cùng lúc phạm phải nhiều tội, cố tình truy sát nạn nhân đến cùng, giết nhiều người… nên không còn khả năng giáo dục, cần phải cách ly vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội .
HĐXX cũng bác kháng cáo đối với Nguyễn Văn Chưởng, giữ nguyên mức án 18 tháng tù giam, vì không có tình tiết giảm nhẹ mới.
Tháng 3/2016, TAND tỉnh Kiên Giang xử sơ thẩm, tuyên phạt Tuấn Em án tử hình với 4 tội là Giết người, Giao cấu với trẻ em, Tàng trữ trái phép chất ma túy và Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Ông Chưởng bị phạt 18 tháng tù với cáo buộc Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Tuấn Em kháng cáo cho rằng TAND tỉnh Kiên Giang áp dụng mức án tử hình với mình về tội Giết người là quá nghiêm khắc. Anh ta xin tòa phúc thẩm xử theo hướng giảm nhẹ, cho mình một con đường sống. Tương tự, ông Chưởng cũng cho rằng mức án của mình là nặng so với các tình tiết giảm nhẹ có trong hồ sơ vụ án.
Theo cáo trạng, tối 1/8/2015, Tuấn Em lấy khẩu súng rulô nòng dài, rủ đàn em tên Nguyễn Trọng Nghĩa đến quán Lion Garden Beer Club tìm anh Nguyễn (19 tuổi) để trả thù. Nghĩa cầm mã tấu, chở Tôn Văn Nhân đi theo.
Vừa gặp Nguyễn trong quán, Tuấn Em chụp cổ áo, chửi. Còn Nghĩa vung mã tấu chém. Nạn nhân trúng đòn, bỏ chạy ra cửa thì lãnh phát đạn của Tuấn Em. Cố vùng chạy, Nguyễn bị gã giang hồ đuổi theo bắn thêm phát nữa nhưng đạn lạc làm chị Trần (32 tuổi, ngụ thị trấn Dương Đông) chết tại chỗ. Tuấn Em và Nghĩa tiếp tục truy đuổi giết chết nam thanh niên tại cửa quán rồi nhanh chóng bỏ đi.
Giang, Phúc, Khương, Nhân tìm cách giúp đại ca Tuấn Em cùng người tình 15 tuổi bỏ trốn, sắp xếp nơi ẩn náu tại vùng bìa rừng phía nam đảo Phú Quốc. Ba ngày sau, phát hiện nơi ở của Tuấn Em, cảnh sát bao vây truy bắt. Biết khó thoát, Tuấn Em rút súng bắn vào ngực tự sát cùng bạn gái nhưng cả hai được cứu sống.
Tiếp đó, ông Minh Phụng (đại ca của Tuấn Em) bị bắt khi vừa từ Bình Dương về nhà ở thị trấn Dương Đông. Khẩu súng và hộp đạn 42 viên Tuấn Em dùng gây án được xác định do Phụng cung cấp khi "đàn em" cậy nhờ. Đây là một trong 3 súng ông Chưởng tặng Phụng, sau khi được bán cho miếng đất ở Phú Quốc với giá rẻ.
Tòa cấp sơ thẩm cũng tuyên phạt Nghĩa 13 năm tù về tội Giết người. Những người còn lại bị phạt từ 18 tháng đến 2 năm tù về tội Che giấu tội phạm, Không tố giác tội phạm. Ông Minh Phụng lĩnh 5 năm tù vì tội Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và Không tố giác tội phạm.
Cửu Long

Chuyện cô thiếu nữ si tình trùm giang hồ Phú Quốc Tuấn Em

Từng nói dối với cơ quan điều tra về tuổi thật của mình để giúp người tình thoát tội, K.N. tiếp tục xin tội cho  - trùm giang hồ Phú Quốc Tuấn Em khi ra tòa…

TAND tỉnh Kiên Giang vừa xét xử vụ án “Giết người” gây chấn động “đảo Ngọc” Phú Quốc (huyện Phú Quốc), xảy ra vào tháng 8/2015. Trong 8 bị cáo, Đỗ Thanh Sơn (33 tuổi, còn gọi là Tuấn Em) bị tuyên án cao nhất.
Trong đó, riêng tội “Giết người”, trùm giang hồ Phú Quốc đã bị tuyên tử hình. Còn tội “Giao cấu với trẻ em”, Tuấn Em lĩnh 5 năm tù; “Tàng trữ trái phép chất ma túy” 4 năm tù và 10 năm tù với cáo buộc “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”…
Cô bé bị mẹ “bỏ rơi” và vụ án chấn động của người tình
Trong 2 ngày xử án 23 và 24/3, nhiều người chú ý đến một cô gái 16 tuổi đến tham dự phiên tòa với mẹ. Cô gái này là Nguyễn Thị K.N. - từ nghi can trở thành nạn nhân của gã giang hồ Tuấn Em.
N. quê An Giang, cha mẹ chia tay khi N. còn nhỏ. Sau đó, người mẹ làm nghề bán vé số của em đã đi bước nữa, không quan tâm, chăm sóc N. Từ đó, cô bé thất học, một mình ra đảo Phú Quốc khi mới 13 tuổi để làm nghề phụ quán cà phê.
Tại “đảo Ngọc”, N. tỏ ra là người thích ăn chơi, được bạn bè của Tuấn Em gọi với biệt danh Lùn. Trong những lần Tuấn Em đến quán N. phụ việc để uống nước, cảm kích trước gã giang hồ có vẻ mặt lãng tử, được nhiều đàn em tôn sùng, cô bé bị mẹ “bỏ rơi” dần rơi vào vòng tay của gã đàn ông “thần tượng”.
Hai người gặp nhau và hẹn hò ở khách sạn để quan hệ tình dục nhiều lần. Khi tình cảm của gã giang hồ với thiếu nữ “chín muồi”, N. không còn phụ quán cà phê mà dọn quần áo về nhà trọ của Tuấn Em để sống chung.
Tại Phú Quốc, cái tên Tuấn Em được giới giang hồ biết đến rất nhiều. Tuy mới 33 tuổi nhưng anh này nghiện ma túy 19 năm. Trên người Tuấn Em có rất nhiều hình xăm và 2 năm nay mọi người thấy gã giang hồ ngày nào cũng xuất hiện ở các quán bar.
Quê Tuấn Em ở Bà Rịa - Vũng Tàu, theo mẹ ra “đảo Ngọc” lập nghiệp khi còn nhỏ. Tại Phú Quốc, Tuấn Em có người anh ruột làm đội trưởng bốc xếp ở cảng Dương Đông.
Gã giang hồ khai, anh ta không nghề nghiệp nên tiền đi bar là do anh trai cho. Khi nào dành dụm được 5-10 triệu thì anh ta lên TP.HCM mua ma túy đá về sử dụng…
Một trong những lần vào bar, Tuấn Em dùng đèn laser soi vào mặt Nguyễn Quốc Bảo nên bị thanh niên 19 tuổi này phản ứng. Hai bên xô xát với nhau, Bảo cùng các bạn đuổi đánh Tuấn Em bị thương đầu.
Biết con trai đụng phải giang hồ, cha Bảo tìm cách gặp Tuấn Em để bồi thường tiền điều trị vết thương 10 triệu đồng. Tuấn Em nhận và đêm 1/8/2015, gã giang hồ gặp lại Bảo trong quán bar Lion Garden trên đường Trần Hưng Đạo - ngang nhà Bảo - thì xảy ra án mạng.
Tuấn Em tại tòa 
Lúc đó, Tuấn Em đã lắp 4 viên đạn vào khẩu rulo nòng dài và mang theo người. Thấy Bảo có mặt tại quán, Tuấn Em kêu đồng bọn Nguyễn Trọng Nghĩa đến. Do Nghĩa không có xe, Tôn Văn Nhân đã chở Nghĩa đến bar theo yêu cầu của Tuấn Em.
Tập họp được đồng bọn, Tuấn Em đến bàn của Bảo, túm áo thanh niên này và nói: “Mày kênh hả mậy?”. Bảo phản ứng bằng cách rút dao đâm Tuấn Em. Lúc này, Nghĩa cầm mã tấu đã chém Bảo và sau đó nạn nhân bị Tuấn Em bắn 1 phát trúng người.
Khi Bảo chạy ra đến cổng quán bar, Tuấn Em bắn theo khiến đạn lạc, trúng đầu chị Thái Thị Thanh Mai. Thiếu phụ sinh năm 1984 đã chết ngay sau đó vì chấn thương sọ não. Bảo được người thân đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi vì mất máu cấp, thủng tim, phổi, gan và dạ dày…
Quyết sống chết với người tình
Ngày 4.8.2015, Tuấn Em Phú Quốc bị cảnh sát bao vây trong ngôi nhà vắng chủ gần chợ Suối Lớn, xã Dương Tơ. Tên này không còn đường thoát nên đã ôm người tình của mình là “đứa trẻ” Nguyễn Thị K.N., rồi nổ súng vào ngực nhằm tự tử.
Đạn xuyên qua người Tuấn Em và trúng ngực thiếu nữ khiến 2 người bị thương nặng… Sau khi điều trị vết thương xong, người tình của Tuấn Em khai cô ta sinh năm 1996 để giúp gã giang hồ thoát tội “Giao cấu với trẻ em”.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã làm rõ được thân phận cô gái, xác định người này sinh năm 2000. Khi ra tòa, Tuấn Em và N. trình bày thống nhất với nhau là Tuấn Em kêu N ra đầu thú khi bị bao vây nhưng thiếu nữ không chịu.
Theo N., cô không muốn người tình chết một mình mà muốn được chết chung với gã. Cô muốn tình yêu mãnh liệt của mình được nhiều người biết đến!
Khi HĐXX và đại diện VKS hỏi N. có yêu cầu bồi thường gì hay không vì hiện nay không mang thân phận bị can đồng lõa mà là nạn nhân “Giao cấu với trẻ em”. Tuy nhiên, N. không yêu cầu gì ngoài những lời… xin tội cho Tuấn Em.
Cuối ngày xét xử đầu tiên, N. còn nói dối với HĐXX rằng, cô nghe Tuấn Em nói: “Cháu có nghe anh Sáu Phụng kêu anh Sơn bắn Bảo, anh Sáu sẽ mua một cái hòm”.
Đại diện VKSND tỉnh Kiên Giang giữ quyền công tố đã hỏi đi hỏi lại N. là có nghe Sáu Phụng nói thật sự không, bởi đó là tình tiết mới, tức có người xúi giục Tuấn Em gây án? Tuy nhiên, đến lúc bị truy vấn gắt gao, N. mới nói: “Cháu không có nghe nhưng anh Sơn (Tuấn Em) dặn khai như vậy. Không khai vậy cháu sợ… anh Sơn buồn”.
Đến khi nghe ủy viên công tố đề nghị HĐXX tuyên Tuấn Em tử hình, N. khóc nức nở. Khi HĐXX nghị án, N. tiếp tục khóc sau khi nói lời xin tội cho gã giang hồ…
Sự thiếu quan tâm của người mẹ khiến cô bé trở nên mù quáng, ngây thơ trước gã giang hồ, thể hiện rõ tại phiên tòa. Bởi khi PV hỏi người mẹ: “Thế những ngày qua N. sống ở đâu?”. Người mẹ đáp tỉnh rụi: “Tui cũng không biết!”.
Hàng loạt người lĩnh án tù cùng Tuấn Em
Liên quan vụ án, đồng phạm của gã giang hồ Tuấn Em là Nguyễn Trọng Nghĩa (17 tuổi, ngụ Phú Quốc, Kiên Giang) lĩnh 13 năm tù vì tội “Giết người”.
Nhóm bạn của Nghĩa bị cáo buộc tội “Không tố giác tội phạm” và “Che giấu tội phạm” là Phan Thanh Giang (28 tuổi), Tôn Văn Nhân (19 tuổi), Nguyễn Hữu Phúc (20 tuổi), Nguyễn Nhật Hoàng Khương (25 tuổi) mỗi người bị tuyên từ 18 tháng đến 2 năm tù.
Đối với Ông Minh Phụng (Sáu Phụng), người đàn ông 42 tuổi này phạm 2 tội “Không tố giác tội phạm” (1 năm tù) và “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng” (4 năm tù). Tổng hợp hình phạt, Phụng lĩnh 5 năm tù.
Người tặng 3 khẩu súng cho Phụng là cựu sĩ quan công an 61 tuổi Nguyễn Văn Chưởng, do có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên chỉ nhận 18 tháng tù vì tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.
Về trách nhiệm dân sự, Tuấn Em và Nghĩa đồng ý bồi thường cho gia đình bị hại Nguyễn Quốc Bảo (SN 1996, ngụ thị trấn Dương Đông, Phú Quốc) 148,8 triệu đồng tiền mai táng phí. Trong đó, Tuấn Em 100 triệu, còn lại Nghĩa bồi thường.
Theo HĐXX, cáo trạng của VKSND tỉnh Kiên Giang truy tố Tuấn Em với 7 người có liên quan là đúng người, đúng tội. Các bị cáo ra tòa đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cãi.
Tuấn Em cũng được cho là khai báo tốt, có tình tiết giảm nhẹ nhưng quá nhiều tình tiết tăng nặng. Đó là thủ đoạn xảo huyệt, xúi giục người chưa thành niên phạm tội, tái phạm nguy hiểm, quyết tâm phạm tội đến cùng… nên HĐXX thấy cần thiết phải cách ly bị cáo này ra khỏi đời sống xã hội vĩnh viễn là phù hợp.
Theo hồ sơ tố tụng, Nguyễn Văn Chưởng cán bộ hưu trí, từng công tác tại Công an TP.HCM. Ông này đến Phú Quốc tháng 7.2015, gặp Ông Minh Phụng giới thiệu mua đất với giá rẻ nên cảm kích và tặng đối tác 3 khẩu súng.
Trong thời gian này, Tuấn Em xảy ra mâu thuẫn với Nguyễn Quốc Bảo. Gã giang hồ có ý định sát hại đối phương nên Tuấn Em mua khẩu súng K59 và 7 viên đạn với giá 15 triệu đồng để giết Bảo nhưng bắn không nổ. Sau đó, Tuấn Em được Phụng tặng khẩu rulo nòng dài và 42 viên đạn.
Đêm 1/8/2015, Tuấn Em dùng “hàng nóng” bắn chết Bảo tại quán bar. Một trong 2 phát súng làm đạn lạc, khiến chị Thái Thị Thanh Mai (SN 1984) chết tại chỗ.
Trên đường bỏ trốn, Tuấn Em báo cho Phụng và những người bạn của mình biết. Tên này cùng các thanh niên trong vụ án tìm cách hỗ trợ Tuấn Em. Ngày 4/8/2015, Tuấn Em bị cảnh sát bao vây trong ngôi nhà vắng chủ ở xã Dương Tơ. Tên này không còn đường thoát nên đã ôm người tình của mình rồi nổ súng vào ngực nhằm tự tử.
Theo Hàm Yên/Một thế giới
Xem tiếp...

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 71

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-------------------
-Triển khai dự án Núi Pháo là ăn cả phần con cháu, là làm khoảng cách giàu-nghèo càng lớn,  là xa rời định hướng XHCN.
 -------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)


Masan từng bước thâu tóm dự án Núi Pháo như thế nào?



ANTT.VN – Từ những biến cố trong quá trình thực hiện dự án Núi Pháo, Masan đã từng bước thâm nhập và thâu tóm dự án này.

 

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ tiến hành ngay việc thanh tra toàn diện về tài nguyên môi trường của công ty Núi Pháo bắt đầu từ đầu tháng 8 tới. Việc thanh tra sẽ bao gồm một số lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường như: bảo vệ môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, đất đai.
Mỏ Núi Pháo của tập đoàn Masan
Dự án Núi Pháo có diện tích hơn 9 km2, là một trong những mỏ vonfram đa kim có trữ lượng lớn nhất thế giới. Hiện nay, CTCP Tài nguyên Masan - Masan Resources (thuộc tập đoàn Masan) quản lý và khai thác dự án này.
Giữa thập niên 1990, công ty khoáng sản Tiberon Minerals của Canada phát hiện ra khu vực Núi Pháo, huyện Đại Từ, Thái Nguyên là một mỏ đa kim có trữ lượng lớn với các khoáng sản có giá trị cao, gồm vonfram, bismut và florit. Khi đi vào hoạt động, mỏ Núi Pháo sẽ trở thành nhà cung cấp vonfram và bismut lớn nhất và nhà cung cấp florit lớn thứ 2 bên ngoài Trung Quốc.
Sau một thời gian dài thăm dò và lập dự án, đến đầu năm 2004, liên doanh Nuiphaovica – do Tiberon sở hữu 70%, phần còn lại thuộc về 2 đối tác trong nước – đã nhận được giấy phép đầu tư và được cấp giấy phép khai thác năm 2005. Thời điểm này đối tác nước ngoài là Tibron Canada đang nắm giữ 70% mỏ Núi Pháo, Việt Nam chỉ có 30%. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế khiến Tibron năm 2007 đã bán lại Núi Pháo cho Quỹ đầu tư Dragon Capital, thế nhưng Dragon Capital cũng không thể lo liệu vốn để khai thác dự án và buộc phải tạm dừng khai thác vào năm 2008.
Những biến cố trên của Núi Pháo là cơ hội để ông Nguyễn Đăng Quang, bấy giờ là Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Chủ tịch tập đoàn Masan tham gia vào dự án Núi Pháo với việc tập đoàn này mua lại toàn bộ 70% cổ phần tại Công ty Núi Pháo từ tay Dragon Capital vào năm 2010.
Thương vụ mua lại dự án Núi Pháo là một trong những thương vụ M&A phức tạp nhất từ trước đến nay với một loạt các giao dịch phát hành hối phiếu nhận nợ, quyền chọn mua, quyền chọn bán.
Quá trình thâu tóm dự án Núi Pháo của Masan
Sau khi hoàn tất sở hữu dự án Núi Pháo vào tháng 9/2010, Masan đã rất khẩn trương trong việc huy động vốn và đầu tư xây dựng nhà máy.
Đến cuối năm 2013, khi hai bên hoàn tất các điều khoản của thương vụ này, phía Dragon Capital đã nhận về gần 30 triệu cổ phiếu Masan Group cùng một lượng lớn tiền mặt. Đổi lại, phía Masan đã trực tiếp sở hữu hơn 3/4 lợi ích của dự án Núi Pháo.
Thế mạnh của Masan so với các nhà đầu tư trước của dự án Núi Pháo là tiềm lực tài chính nội tại cũng như khả năng huy động vốn từ bên ngoài.
Hai quỹ đầu tư Mount Kellet và PENM Partners thuộc BankInvest đã đầu tư tổng cộng 150 triệu USD để mua cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi của Masan Resources. Về vốn vay, Masan Resources đã huy động được 6.800 tỷ đồng trái phiếu dài hạn cùng các khoản tín dụng khác.
Đến 1/4/2014, sau hơn 3 năm đầu tư xây dựng cùng hơn 1 tỷ USD đã được đổ vào dự án, mỏ Núi Pháo chính thức đi vào sản xuất thương mại, bổ sung nguồn doanh thu đáng kể cho Masan Group.
Để khai thác siêu dự án này, Masan đã thành lập tới 4 pháp nhân để tiếp quản dự án Núi Pháo, gồm Masan Horizon, Masan Resources, Masan Thai Nguyen Resources và Nui Phao Mining. Trong đó, Masan Resources (MSR) là công ty nắm vai trò đầu mối và Nui Phao Mining là công ty trực tiếp được cấp giấy phép khai thác thay cho liên doanh Nuiphaovica trước đây.
Tuy vậy, khi dự án chính thức đi vào khi dự án đi vào hoạt động thì giá vonfram đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây khiến do kết quả kinh doanh của 2 năm 2014-2015 chưa được như mong đợi.
PV

Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Tư, ngày 03 tháng 8 năm 2016 | 3.8.16

Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam – cơ quan đã chuốc tiếng nhơ vô liêm sỉ khi quy kết nguyên nhân cá chết miền Trung là do “thủy triều đỏ”, cũng như đã hầu như chẳng làm gì để xử lý ô nhiễm biển – vừa dũng cảm ban hành quyết định thanh tra toàn diện về môi trường Công ty Mỏ Núi Pháo của Tập đoàn Masan.
Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Nguyễn Phú Trọng đang nhắm vào ai? 
Vào năm 2015, một phóng viên nhà nước khi định viết về nạn ô nhiễm môi trường ở mỏ Núi Pháo đã bị côn đồ đánh đến mức phải nhập viện. Nhưng sau đó, sự việc như thể chìm xuồng, còn Hội Nhà báo Việt Nam đã không có bất kỳ một động tác can đảm tối thiểu nào để bảo vệ hội viên của mình.
Đã từ lâu, nhiều người biết rằng mỏ Núi Pháo thành hình là do sự “se duyên” của bà Nguyễn Thanh Phượng – Ngân hàng Bản Việt. Bà Phượng đã đứng ra tư vấn để Masan nắm được mỏ Vonfram có trữ lượng đứng thứ hai trên thế giới này.
Bà Nguyễn Thanh Phượng lại được biết đến là con gái của người mà vào năm ngoái còn là thủ tướng Việt Nam – ông Nguyễn Tấn Dũng.
Lẽ nào Bộ Tài nguyên và Môi trường dám “đụng” đến sếp cũ của họ?
Có lẽ chẳng mấy ai hoài nghi về tinh thần co rụt của cơ quan bộ trên, nếu không phải là họ nhận lệnh sai khiến từ một cấp trên cao hơn nhiều.
Nếu quả chiến dịch thanh tra môi trường mỏ Núi Pháo là muốn nhắm vào vai trò của bà Nguyễn Thanh Phượng đứng phía sau Masan và ông Nguyễn Đăng Quang, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng bí thư Trọng đang phát triển một bước dài đáng kể.
Tính từ thời điểm tung ra “việc cần làm ngay” để xử lý vụ “ruồi” Trịnh Xuân Thanh ở Hậu Giang, cho đến nay thời gian mới chỉ trôi qua gần hai tháng. Tuy nhiên sau Trịnh Xuân Thanh, “mặt trận” đã liên tục mở rộng đến cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng ở Hà Nội và nay đến mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên.
Đáng chú ý, ông Trịnh Xuân Thanh là “lính” của ông Vũ Huy Hoàng, còn ông Vũ Huy Hoàng lại là “lính” của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Tất cả đều móc xích với nhau, và “quy trình xử lý” đều có vẻ logic.
Nếu quy trình trên diễn tiến một cách không thể ngăn chặn, sau “ruồi” Trịnh Xuân Thanh là “hổ nhỏ” Vũ Huy Hoàng. Và sau “hổ nhỏ”, logic đương nhiên sẽ phải là “hổ lớn”.
Ai là “hổ lớn”? Và khoảng thời gian nào thì “hổ lớn” sẽ được công khai trên bình diện thông tin đại chúng với tư cách trong diện “việc cần làm ngay”?
Những câu hỏi trên đang vấp phải vài biến số từ các “đối tượng”. Ít ngày sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra môi trường mỏ Núi Pháo, Tập đoàn Masan của ông Nguyễn Đăng Quang đã có thông báo “phản pháo”, cho rằng mỏ Núi Pháo luôn giữ tiêu chuẩn về môi trường. Thậm chí một tờ báo nhà nước còn rút tít “Núi Pháo bảo đảm tiêu chuẩn môi trường quốc tế”.
Ai sẽ thắng ai?
Lê Dung 
(SBTN)
Xem tiếp...

KÝ ỨC CHÓI LỌI 38

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

Không quân VN đã ném bom tàu chiến Mỹ như thế nào?

Không quân Việt Nam có 2 điều đáng tự hào là: lực lượng duy nhất bắn rơi được B-52 và là một trong số ít lực lượng không kích được tàu chiến Mỹ.

Bí mật chuẩn bị
Từ sau cái gọi là “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, Hải quân Mỹ liên tục triển khai tàu chiến dọc theo bờ biển miền Bắc đêm ngày pháo kích vào bờ gây nhiều thiệt hại cho quân dân ta.
Về phía ta, hoạt động chống trả mới chỉ dùng pháo mặt đất nên đối phó với các mục tiêu di động như tàu chiến ở khoảng cách 10-15km hiệu quả rất hạn chế. Một kế hoạch sử dụng không quân tập kích chiến hạm Mỹ ở Biển Đông đã ra đời vào năm 1972.
Để phục vụ cho kế hoạch này, lực lượng không quân ta đã tiến hành nhiều công việc chuẩn bị chu đáo và bí mật.
Cho đến lúc này, không quân ta chỉ có máy bay vận tải và tiêm kích, chưa có lực lượng máy bay ném bom. Không vì thế mà bỏ cuộc, Không quân Việt Nam sáng tạo sử dụng máy bay MiG-17 để thực hiện kế hoạch.
Trung đoàn Không quân 923 chuẩn bị một phi đội cường kích đến khu vực Bạch Long Vĩ tập ném bom với sự giúp đỡ của các phi công Cuba – những người có nhiều kinh nghiệm ném bom thia lia ở độ cao cực thấp.
Đại tá Lê Hải cho biết trong Hồi ký Phi công tiêm kích: “Cu Ba cử trung úy phi công Etnéttơ và một cán bộ kĩ thuật không quân giúp ta kĩ thuật đánh tàu chiến địch. Căn cứ huấn luyện phi đội bay biển tại sân bay Kiến An. Phi đội tập ném bom ở quần đảo Long Châu. Anh Lưu Huy Chao - Trung đoàn phó, ra đảo nhỏ, chỉ huy trực tiếp việc bay tập trên biển. Sau thời gian huấn luyện, đến tháng 3/1972, Trung đoàn 923 đã có 6 phi công thuần thục động tác bay cực thấp, ném bom”.
Đồng thời với huấn luyện kỹ thuật cho phi công, những cơ sở bảo đảm khác cho trận đánh cũng được gấp rút chuẩn bị. Hệ thống thông tin và chỉ huy máy bay được tổ chức ở Quân khu 4. Không quân cũng hiệp đồng với pháo binh, hải quân để thu thập tin tình báo về hoạt động của tàu chiến Mỹ trong khu vực.
Sân bay Gát được chọn làm nơi xuất kích. Đây là một sân bay dã chiến nằm trên làng Gát (tỉnh Quảng Bình) được xây dựng từ năm 1968 để làm sân bay cơ động cho máy bay ta phục kích đánh địch. Sân bay này được ngụy trang rất kỹ lưỡng nên tuy rất gần bờ biển, máy bay địch hàng ngày qua lại mà không phát hiện được.
Gần đến trận đánh, Phó tư lệnh không quân Nguyễn Phúc Trạch trực tiếp vào Quảng Bình lập sở chỉ huy tiền phương. Trung Đoàn 923 lập sở chỉ huy trực tiếp ở Đồng Hới để căn cứ vào tình hình ra lệnh cho máy bay xuất kích. Thời điểm tiến hành trận đánh được chọn vào tháng 3 âm lịch năm 1972.

  Không quân VN đã ném bom tàu chiến Mỹ như thế nào? - Ảnh 1

Các máy bay tiêm kích MiG-17 của Trung đoàn Tiêm kích 923.

Ngày 10/4/1972, các phi công: Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Văn Bảy (B), Lê Xuân Dị cùng với thợ máy Trung đoàn 923 mang theo bom loại 250 kg và đạn 23mm, 37mm hành quân bộ vào đến Gát an toàn. Ngay chiều tối đó, 2 máy bay MiG-17 cũng được phi công Từ Đễ và Lê Hồng Điệp lái từ sân bay Kép vào Gát an toàn, bí mật. Mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, hải quân Mỹ vẫn chưa hay biết một trận tập kích táo bạo của đối phương sắp giáng xuống.
Chiến công tuyệt diệu
Sáng 19/4, các tốp tàu chiến địch lại vào gần bờ biển Quảng Bình bắn phá. Lúc này thời tiết không thuận lợi, tầm nhìn hạn chế nên chỉ huy sở chưa cho máy bay xuất kích. Hoạt động và vị trí của các tàu địch liên tục được các đài quan sát của Hải quân, Pháo binh thông báo.
Vào lúc 15h, một tốp 4 tàu địch tiến vào cách cửa Lí Hòa 15km, một tốp vào đông Quảng Trạch, cách bờ 7km, 3 tàu ở đông Lí Hòa 18km. Đài radar 403 cũng phát hiện 1 tốp 4 tàu địch đậu cách cửa Nhật Lệ 16km. Thời tiết giờ đã tốt hơn, tầm nhìn trên 10km. Thời cơ đánh địch đã đến, biên đội Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy (B) được lệnh xuất kích đánh tốp 4 tàu địch ở hướng nam 15 độ, lúc đó là 16h.
Vì sân bay dã chiến hẹp, không cất cánh cả biên đội một lúc. Số 1 Lê Xuân Dị lên trước. Vượt qua cửa Lí Hòa, nhìn vào bờ thấy những điểm khói, số 1 phán đoán địch đang pháo kích. Nhìn thật kỹ ra ngoài phía xa phát hiện thấy 2 vệt trắng trên làn nước xanh thẳm. Số 1 báo cáo phát hiện địch và xin công kích. Chỉ huy sở tiếp tục thông báo về địch và nhắc biên đội: “Bình tĩnh, chuẩn xác, quyết tâm tiêu diệt địch”.

  Không quân VN đã ném bom tàu chiến Mỹ như thế nào? - Ảnh 2

Ảnh vẽ tiêm kích MiG-17 Việt Nam ném bom tàu chiến Mỹ.

Lê Xuân Dị vòng ra biển, chọn hướng công kích tàu địch từ ngoài khơi vào bờ. Anh đổi hướng vào giữa hai thân tàu địch và bay bằng ở độ cao cách mặt nước biển 50m với tốc độ 800km/giờ. Nhìn vòng ngắm, quả trám ánh sáng dần dần chuyển động tiến gần đến điểm mớn nước trên thân tàu. Số 1 liền nhanh chóng cắt 2 quả bom loại 250 kg. Nhìn lại thấy 1 cột nước vọt lên, số 1 được dẫn về hạ cánh ở sân bay Gát lúc 16h18 phút.
Trong khi đó số 1 công kích, số 2 Nguyễn Văn Bảy (B) làm nhiệm vụ cảnh giới trên không đề phòng tiêm kích của địch. Khi không nhìn thấy số 1, anh liền bay ra hướng biển tìm mục tiêu. Đến đông bắc cửa Dinh, vẫn không thấy tàu địch, anh bay thêm vài phút nữa, thì phát hiện 2 tàu khu trục Mĩ đang pháo kích vào bờ.
Được lệnh của sở chỉ huy cho công kích, Nguyễn Văn Bảy bay lướt qua tàu khu trục, ép độ nghiêng vòng trở lại. Máy bay được hạ độ cao xuống 50m, tăng lực đạt tốc độ 800 km/h. Mọi việc diễn ra thuận lợi như trong những lần tập luyện, Nguyễn Văn Bảy cắt bom khi điểm ngắm trạm mớn nước thân tàu ở khoảng cách 750m rồi kéo máy bay vượt qua ăng ten của tàu. Hai trái bom trạm mớn nước thia lia đâm thủng tàu, phía gần đuôi. Một cột vừa nước, vừa khói màu da cam bao phủ tàu địch, cao đến 20m.
Trong hồi ký của Đại tá Lê Hải có miêu tả: “Càng về sau, lửa cháy càng to trên tàu khu trục. Nhìn lại, anh thấy tàu địch bốc cháy và một quả tên lửa địch bốc cháy. Một quả tên lửa địch phóng lên, nổ trên cao khoảng 200m, tại khu tàu bị cháy. Mấy phút sau, 2 chiếc F-4 đến lượn vòng trên khu vực tàu vừa bị đánh. Nguyễn Văn Bảy về hạ cánh an toàn sau số 1 gần 2 phút. Trận đánh diễn ra từ khi cất cánh đến khi chiếc số 2 hạ cánh xong, chỉ trong 17 phút”.

  Không quân VN đã ném bom tàu chiến Mỹ như thế nào? - Ảnh 3

Tháp pháo tàu USS Higbee bị phá hủy sau trận không kích "vô tiền khoáng hậu" của biên đội MiG-17 Việt Nam.

Sau trận này, Đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương phải lệnh cho các tàu lùi ra xa, tạm dừng pháo kích một thời gian để tìm cách đối phó với không quân của ta.
Theo tài liệu từ phía Mỹ thừa nhận, chiếc MiG-17 của Lê Xuân Dị đã đánh trúng tháp pháo tàu khu trục USS Higbee, còn Nguyễn Văn Bảy (B) đánh trúng tàu tuần dương USS Oklahoma City. Hai chiếc tàu này chỉ bị hư hỏng mà không bị đánh chìm song Không quân Nhân dân Việt Nam đã lập được 1 chiến tích tuyệt vời.
Lần đầu tiên và cũng rất hy hữu trong lịch sử quân sự thế giới, máy bay phản lực MiG-17 ném bom theo phương pháp thia lia trúng vào mục tiêu di động là tàu chiến. Đáng nói hơn, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, duy nhất Không quân Nhân dân Việt Nam đánh trúng được tàu chiến của Mỹ.
Theo báo Kiến Thức
(An ninh - Quốc phòng) - Với các loại tên lửa chống hạm hiện có và sắp mua Việt Nam đủ khả năng đánh bại tàu khu trục 052D hiện đại nhất Trung Quốc

Ten lua Viet Nam co the danh bai tau chien hien dai nhat - Anh 1
Hải quân Trung Quốc không thể an toàn trước các cuộc tấn công tên lửa của Không quân Việt Nam.
Với các loại tên lửa hiện đang có, trang bị cho Su-22 và Su-30 như tên lửa Kh-59MK và Kh-31P/A và sắp tới sẽ mua tên lửa hành trình siêu âm BrahMos thì một cuộc tấn công ồ ạt sẽ nhấn chìm tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay ( chuyên gia bình luận quân sự Nga Yevgeny Damantsev cho biết)
Ten lua Viet Nam co the danh bai tau chien hien dai nhat - Anh 2
Trong biên chế Không quân Việt Nam hiện có 36 Su-30MK2 và hơn 35 Su-22M3/M4 vốn được thiết kế để có thể phóng các tên lửa chiến thuật tầm xa Kh-59 MK/MK2 Ovod có tầm bắn đến hơn 200k, cũng như tên lửa chống radar và chống hạm Kh-31P/А.
Ten lua Viet Nam co the danh bai tau chien hien dai nhat - Anh 3
Tầm bắn tối đa của hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đối với mục tiêu bay cao là 200 km, với mục tiêu bay thấp là 30-40 km. Chính từ độ cao nhỏ các máy bay Su của Việt Nam sẽ tác chiến khi tấn công các cụm tàu xung kích của Trung Quốc và cự ly tiến công sẽ không dưới 60 km, vì thế các máy bay Việt Nam có khả năng thực hiện cuộc tấn công ồ ạt từ bên ngoài tầm với của hỏa lực phòng không trên hạm của Trung Quốc. ( Mô phỏng Su-30MK2 Việt Nam phóng tên lửa diệt hạm Kh-31 tiêu diệt tàu chiến của kẻ thù)
Ten lua Viet Nam co the danh bai tau chien hien dai nhat - Anh 4
Các tên lửa Kh-59MK và Kh-31 cho phép làm điều đó dù được trang bị cho Su-22 hay Su-30, còn các tàu khu trục Trung Quốc lớp 052D với tất cả những nhược điểm sao chép của Aegis hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa tích hợp trên tàu chiến của Mỹ có thể không ngăn chặn nổi một cuộc tấn công ồ ạt. ( Tên lửa Kh-59)
Ten lua Viet Nam co the danh bai tau chien hien dai nhat - Anh 5
Bên cạnh đó vị chuyên gia Nga này cũng cho biết Việt Nam nên xúc tiến mua tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos nhanh nhất thế giới của Ấn Độ
Ten lua Viet Nam co the danh bai tau chien hien dai nhat - Anh 6
Tên lửa Brahmos do liên doanh Brahmos Aerospace giữa Ấn Độ và Nga chế tạo từ năm 1998, tên gọi “BrahMos” được ghép từ tên 2 con sông Brahmaputra và Moskva. Đây là loại tên lửa hành trình siêu âm với tầm bắn tối đa lên đến 290km, độ cao bay tối đa 15km, tối thiểu 10m, mang được đầu đạn nặng 200 – 300kg.
Ten lua Viet Nam co the danh bai tau chien hien dai nhat - Anh 7
Hiện nay, Brahmos có nhiều biến thể khác nhau như phóng từ tàu chiến, bệ phóng trên mặt đất, tàu ngầm và phóng từ máy bay.
Ten lua Viet Nam co the danh bai tau chien hien dai nhat - Anh 8
Trước đó, theo nguồn tin giấu tên cung cấp cho báo Trung Quốc khẳng định rằng, Việt Nam, đã đàm phán mua 15 tên lửa BrahMos với Ấn Độ. Thông tin về quá trình đám phán cũng đã được trình lên ủy ban hợp tác quân sự Nga – Ấn. Việc bán tên lửa BrahMos ra nước ngoài cần có sự đồng thuận của cả Nga và Ấn Độ, tuy nhiên điều này không còn là trở ngại. Mối quan hệ giữa Ấn Độ, Nga và Việt Nam đều ở mức đối tác chiến lược ( tên lửa BrahMos thử nghiệm gắn trên Su-30MKI của Ấn Độ)
Ten lua Viet Nam co the danh bai tau chien hien dai nhat - Anh 9
Nếu có loại tên lửa này, Hải quân Việt Nam sẽ có sức răn đe chiến lược với các loại tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc. “Tên lửa BrahMos là tên lửa hành trình bay nhanh nhất thế giới với tốc độ 3M, tức là 1.000 m/s. Các tên lửa BrahMos sẽ biến các tàu chiến và mục tiêu mặt đất thành tro bụi”.
(Theo Báo Phụ Nữ)
 
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN LICH SỬ g-113

 (ĐC sưu tầm trên NET)



Việt Nam qua ghi chép của người phương Tây: Trọng nghĩa tín trong thương mại


Một phiên chợ xưa ở miền Bắc do người Pháp chụp - Ảnh: Tư liệu


Một phiên chợ xưa ở miền Bắc do người Pháp chụp - Ảnh: Tư liệu
Thương nhân Pháp Jean Baptiste Tavernier (1605 - 1689) đã dành nhiều trang viết về thương mại, thổ sản và quân đội xứ Đàng Ngoài.
Nguồn lợi lớn từ tơ lụa, trầm hương
Những nguồn lợi lớn là tơ lụa và gỗ trầm hương bán cho dân Hà Lan và dân các nước khác. Trong tập du ký về Ấn Độ, tôi đã nói về tính chất gỗ này: thứ tốt và mỡ có thể bán một nghìn đồng một cân; thứ xấu không mỡ thì một cân giá có ba đồng thôi và chỉ có dùng để làm hộp nhỏ hay hột đeo cổ. Tất cả những dân Hồi Hồi, nhất là những dân để râu dài (Thổ Nhĩ Kỳ, Albania) rất mến chuộng gỗ trầm; khi có khách đến, họ mang lò hương ra, bẻ một chút trầm bỏ vào lò khói và hương trầm quyện lấy râu họ và họ giơ tay lên trời kêu Elhemed Illahh! Gỗ mỡ thì một chút nhỏ như hạt đậu và trước khi đốt đem nhúng vào nước cũng tỏa nhiều khói hơn một miếng trầm xấu to bằng nắm tay.
Năm 1642, khi John IV làm vua Bồ Đào Nha (từ năm 1640 - 1656) thì kiều dân Bồ Đào Nha sang Nhật Bản tìm đặng vật biếu: quý nhất là một cây gỗ trầm cao sáu thước và tròn hai thước, mua hết bốn vạn pardos, vào khoảng năm vạn bốn nghìn tiền ta. Khi qua Ba Tư tôi có thấy cây gỗ ấy ở trụ sở các cha Augustins đem từ Nhật về. Vì không đem về tiến vua Bồ Đào Nha được, họ định đem dâng vua Ba Tư, nhưng khi đi đường có bão, các hàng hóa bị ướt, cây trầm thấm nước biển, mọi thứ đều hư hỏng cả, cây trầm bị ẩm và mục mất một phần nên dù có đem sang Ispahan (Iran) cũng không dâng vua Ba Tư được nữa. Cố bề trên dòng Augustins có cưa cho tôi một miếng đem về Paris cho ông Brunier, là lương y của nguyên Quận vương d’Orléans.
Buôn bán với người Đàng Ngoài biết trọng tín nghĩa và thực thà, thích và lợi hơn với Hoa kiều sẵn lòng lừa ta nếu có thể được vì thật khó mà biết mánh khóe của họ để mà đề phòng. Riêng tôi đối với Hoa kiều trong thương trường luôn bị thiệt; khi họ buôn mà không có lợi thì họ gỡ ra bằng cách này: trong giao dịch họ có ba thứ tiền; tiền đúng phân lạng, tiền nhẹ hơn bốn phân, tiền nhẹ hơn tám phân. Nếu họ không muốn mua hàng của mình thì họ đem thứ tiền nhẹ nhất đã xén bớt cạnh đi để trả và như thế mình bắt buộc phải hủy giao kèo. Trên thế gian này không có bọn lái buôn nào tính khôn bằng; cái gì họ cũng mua, không từ chối thứ gì đi mua cả giày cũ, mình bán một chiếc, họ cũng mua không hỏi tại sao mình không bán chiếc kia. Người Đàng Ngoài thì buôn bán thực thà hơn nhiều và tôi rất vui thích được giao thiệp với họ. Tôi đã nói họ không có mỏ vàng, mỏ bạc và họ không đúc tiền, để buôn bán họ dùng những miếng vàng đem ở Tàu sang, có miếng giá bán ba trăm đồng tiền ta, có miếng sáu trăm đồng. Họ cũng tiêu thụ những thỏi bạc mua từ Nhật Bản sang; khi phải trả những số tiền nhỏ, họ cắt những thỏi này ra thành những miếng vụn đã sẵn có cân giống như cân La Mã để cân, hoặc họ trả bằng tiền ngoại quốc, nhất là tiền Tây Ban Nha. Vàng và bạc mua được ở Tàu hoặc Nhật sang là do số tơ, hương xạ và trầm hương họ bán ra rất nhiều.
Quân đội xứ đàng ngoài
Dưới đây là số lính mà chính mắt em tôi nom thấy năm 1643 - năm chúa Trịnh định cắt binh đánh chúa Nguyễn về việc dân Đàng Trong đã cướp mất mấy chiếc chiến thuyền, nhưng việc ấy lại yên vì chúa Nguyễn có sai sứ ra giảng hòa nên chúa Trịnh lại thôi.
Đạo quân sắp sửa lên đường lúc bấy giờ có tám nghìn ngựa, chín vạn bốn nghìn bộ binh, bảy trăm hai mươi hai con voi chiến và khiêng tải đồ đạc, ba trăm mười tám chiến thuyền, ghe dài hẹp, chạy bằng buồm và bơi chèo.
Đời lính thì vất vả và bất lợi lắm vì phải đi suốt đời, lại không được làm thêm nghề gì để nuôi vợ con. Những hôm không phải phiên canh thì họ lại phải đi theo chủ súy bất cứ đến đâu và mỗi tuần phải đi tập bắn cung hai lần, mỗi một đội có từ một trăm đến một trăm ba mươi người. Trong đội hai người bắn giỏi được thưởng; nhất thì hai tháng lương, nhì thì một tháng, trả bằng thóc. Còn ai bắn dở nhất thì phải phạt gác nhất bội nhị. Các vị đội trưởng đều chăm nom cho binh khí của lính luôn luôn được bóng và sạch như bạc: nếu khí giới han gỉ thì lần thứ nhất lính bị trừ tám ngày lương, lần thứ hai bị đòn phạt.
Lính thủy cũng bị đối đãi từa tựa như bộ binh. Vào những ngày nhất định, cũng phải lên chiến thuyền để tập chèo; vì các vua chúa ở đây thích xem những cuộc bơi thuyền chiến và các ngài đến ngự vài ngày tại một tòa nhà cất trên bờ sông. Đội nào thắng thì viên đội trưởng vui vẻ hết sức, được vua thưởng một con voi. Trong lúc chèo, vì cố sức cũng có người chết tay vẫn cầm bơi chèo; như thế thì vua ban thêm cho đội trưởng ba tháng lương, cho vợ con tên lính chết hai năm tiền công.
Số tiền chuẩn cấp ít ỏi lắm nhưng vợ những người lính này, lấy chồng từ ngày còn nhỏ, đã quen làm lụng như những người ở giai cấp dưới và đã học thêm được một nghề để gánh vác gia đình. Các đội trưởng còn phải tập cho voi chiến không sợ hỏa pháo; phải xây trên bờ sông bờ bể những gian nhà để kéo thuyền chiến lên và che cho khỏi mưa bão. Tướng sĩ mỗi tháng chỉ được nghỉ bốn ngày; hai ngày vào lúc thượng tuần, hai ngày vào trung tuần.
Jean Baptiste Tavernier
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)


Việt Nam qua ghi chép của người phương Tây: Tang lễ một ông vua Đàng Ngoài


Cảnh thiết triều của vua Lê thế kỷ 17 - Tranh: T.L


Cảnh thiết triều của vua Lê thế kỷ 17 - Tranh: T.L
Tang lễ của một vị vua nhà Lê đã được thương nhân Pháp Jean Baptiste Tavernier (1605 - 1689) ghi lại.
Tuy đức vua nhà Lê thời này không có uy quyền và tất cả thế lực đều vào tay chúa Trịnh, ngài vẫn được thần dân tôn trọng và triều đình vẫn được rực rỡ oai nghi. Ngày rằm và mùng một, các đình thần bận triều phục vào lễ vua. Chúa Trịnh trước kia cũng phải vào dự lễ bái vua, nhưng dần dần ngài đã biết cách xin miễn và cử một người khác đi thay! Vào chầu vua, quan phải bận phẩm phục màu tím, quân đi hầu cũng phải mặc áo đồng màu.
Mỗi năm vào dịp Tết Trung nguyên, vua ban thưởng cho các đình thần và con cháu các vị công thần vàng bạc; phóng xá cho tội nhân.
Bao giờ cũng vậy, cứ đến ba ngày cuối năm, bốn mươi quan đại thần đi bắt các quan cao thấp văn lẫn võ tuyên thệ lúc nào cũng trung thành với đức vua và nếu biết có cuộc âm mưu hại đến long thể, đến cuộc trị nguy của quốc gia thì phải đi tố cáo. Nếu kẻ đi báo đã làm quan thì đức vua có ban thưởng hay không là tùy ý, nếu là dân dã thì được thưởng năm mươi lạng vàng và năm trăm lạng bạc.
Đám tang nhà vua
Khi vua băng hà thì người ta đem ướp tử thi ngài ngay và đặt lên long sàng. Trong sáu mươi lăm ngày dân chúng được phép chiêm ngưỡng. Vẫn hầu hạ, dâng cơm như khi ngài còn sống; cơm cúng xong thì một nửa đem biếu các sư và một nửa đem bố thí cho người nghèo đói.
Khi ngài vừa tắt nghỉ thì chúa Trịnh báo tin ngay cho các quan đầu các đạo và định thời hạn để tang là bao lâu: thường thường thì quan võ và quan án ba năm; tôn thất sáu tháng; triều thần sáu tháng và dân sự ba tháng. Trong ba năm để tang vua, bỏ hết các cuộc vui trừ lễ đăng quang tân quân.
Những món ăn dâng vua mới đều đựng trong đĩa phủ sơn đen; vua cạo đầu và đội mũ gai. Các hoàng thân và bốn mươi quan đại thần cũng để tang như vậy đến khi nào rước linh cữu xuống thuyền đem đi an táng một nơi đã định mới thôi. Ba quả chuông đặt trên một ngọn tháp cũng đánh mãi đến khi linh cữu rước xuống thuyền.
Hôm tam nhật, các quan mới được vào làm ai điếu tiên vương và từ hôm thứ mười giở đi dân sự mới được vào chiêm bái. Trong thời hạn sáu mươi lăm ngày này, chúa Trịnh sửa soạn tang lễ; vì lễ càng rực rỡ bao nhiêu chúa càng được tiếng bấy nhiêu.
Từ cung ra đến bến đậu thuyền chở linh cữu, đi mất hai ngày đường và đường che vải tím là màu của vua. Nhưng cũng con đường này đám tang đi về mất những mười sáu ngày. Cứ cách một phần tư dặm lại có dựng một cái quán có chứa nước uống và dựng bếp để hút thuốc. Lúc vua mới trở về thì số vải nói trên được cuộn lại và đem về phân phát cho các nhà sư.
Đám tang đi theo thứ tự như sau: Hai người đi đầu là cấm binh vẫn canh gác cửa cung hai tay cầm hai cái chùy; chùy chứa đầy pháo bông; đi trước hô tên vua lên. Mười hai người đi sau là mười hai người đầu trong bọn thủy binh kéo linh xa trên có viết tên tiên vương. Rồi đến một đoàn mười hai con voi: bốn con đầu, có bốn người cưỡi tay cầm cờ của vua; bốn con sau có đóng bành; mỗi con mang sáu người vác súng hoặc cầm hỏa thương (? lance à feu), bốn con cuối mang bốn cái hòm; hai hòm đầu thì bịt kín mặt đàng trước và hai bên đều lồng kính; hai hòm sau thì có sáu mặt và bịt lưới thép hoặc cửa kính.
Tiếp vào đấy là một quan Đại tư mã cưỡi ngựa, theo sau có hai quan hầu cũng ngồi ngựa. Liền đấy có sáu cặp ngựa không người cưỡi, nhưng mỗi con có một quan vệ úy kèm giữ. Sáu con ngựa đầu yên cương rất quý giá, hàm thiếc và các vật dụng kim khí ở yên cương đều bằng vàng, yên thêu chỉ vàng; sáu con sau yên cương cũng nạm vàng.
Đoạn thứ năm là xe linh cữu vua có tám con hươu đã luyện thuần thục kéo; mỗi con có một quan vệ úy đi kèm giữ. Tân vương đi theo sau linh cữu, bận sa tanh trắng, đầu đội mũ rơm; các vương đệ cũng vậy. Chung quanh có phường bát âm. Sau các vương tử là các phi tần, công chúa bận sa tanh trắng, có các mệnh phụ thể nữ theo hầu bận màu tím. Chung quanh lại có phường bát âm. Rồi đến các thân vương mặc áo tím, mũ rơm; bốn quan tổng trấn vai vác gậy quàng một cái túi vàng là tiền các trấn đem về dâng liệu để tiêu dùng dưới hoàng tuyền.
Theo sau còn hai chiếc xe, mỗi xe tám ngựa kéo; trên mỗi xe có một hòm đầy vàng bạc và đồ quý giá để tiên đế đem sang chi dùng thế giới bên kia. Đi đoạn hậu là văn võ bách quan, một phần cưỡi ngựa, tùy theo chức phẩm.
Linh cữu ra đến bến Bồ Đề thì khiêng xuống thuyền có sáu quan thái giám đi hộ tống, chở đến chôn tại một nơi rất kín. Các quan thái giám phải thề là giữ kín không cho ai biết chỗ lăng vua; một lẽ vì sợ có kẻ đến đào trộm lấy bạc vàng gấm vóc chôn theo nhiều lắm, nói là để tiên đế dùng.
Jean Baptiste Tavernier (1605 - 1689) là một lữ khách và cũng là một thương nhân buôn ngọc người Pháp vào thế kỷ 17. Trong khoảng từ năm 1630 - 1668 ông đã thực hiện 6 cuộc hành trình đến Ba Tư và Ấn Độ. Vào năm 1675, Tavernier theo lệnh của vua Louis XIV - khách hàng quen của ông ta, đã cho xuất bản Les Six Voyages de Jean-Baptiste Tavernier (Sáu cuộc hành trình, 1676) .
Jean Baptiste Tavernier
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)


Việt Nam qua ghi chép của người phương Tây: Lễ đăng quang của vua


Ảnh minh họa vua Lê ngự triều - Ảnh: T.L


Ảnh minh họa vua Lê ngự triều - Ảnh: T.L
Jean Baptiste Tavernier (1605 - 1689) là một lữ khách và cũng là thương nhân buôn ngọc người Pháp vào thế kỷ 17.
Ông cùng nhiều người phương Tây dành những trang viết về xứ Đàng Ngoài được Nguyễn Trọng Phấn dịch, đăng trong cuốn Xã hội VN từ thế kỷ 17.
Mở tiệc đăng quang và ban thưởng
Khi đức vua băng hà, các quan tôn ông hoàng nào, được vua chọn và nói cho biết, lên ngôi. Chúa Trịnh cùng các võ quan, nội các viện, các quan đô tổng binh, thừa chính sứ đến tư thất tân vương, dâng áo bào để ngài mặc, rồi rước vua Lê Thần Tông lên mình voi đến chính điện đã phủ vóc vàng và vóc bạc, tân vương ngự lên ngai, các quan đều phủ phục rồi đứng dậy cúi đầu (vái ngài), giơ hai bàn tay chắp liền lên trời và tuyên thệ trung thành với ngài. Vua Lê Thần Tông ban cho mỗi vị bốn lạng vàng và sáu lạng bạc, chúa Trịnh được hai mươi lạng vàng và bốn mươi lạng bạc. Quan đứng đầu nội các được mười lạng vàng và hai mươi lạng bạc.
Xong rồi thì bắn ba loạt thần công đặt chung quanh thành và ba loạt súng trường đặt trong một cánh đồng gần đấy (có ba vạn lính cả bộ lẫn kỵ).
Tân vương liền ngự kiệu; chúa Trịnh và quan tổng lý nội các cưỡi ngựa đi đầu tiến vào nội cung. Các vương phi, công chúa, các mệnh phụ đến lạy chào! Xong rồi các quan vào dự tiệc yến. Tiệc yến vãn đến tuồng hát, đốt pháo bông suốt đêm.
Sáng hôm sau, ba vạn lính hôm trước vẫn tề tựu ở chỗ cũ rất chỉnh tề, các võ quan đều về kinh đông đủ. Tân vương ngự kiệu mười sáu người khiêng, có chúa Trịnh và quan tổng lý nội các cưỡi ngựa đi dẫn đầu, ra khỏi cung, theo sau có nhiều võ quan đi bộ. Kèm với kiệu, có bọn con hát múa chung quanh, có phường bát âm thổi sáo, thổi kèn, đánh trống ầm ĩ, vang trời. Ra đến chỗ dàn binh, tân vương bước xuống kiệu và ngự lên trên một thớt voi trận đã dạn với tiếng súng và pháo thăng thiên. Tân vương ngự voi ra giữa ba quân và các võ tướng ra tuyên thệ. Ngài ban cho chủ tướng mỗi người một lạng vàng và hai lạng bạc; cho mỗi võ quan tùy thuộc một lạng bạc và nửa lạng vàng. Lính mỗi người được thưởng hai tháng lương. Nhận thưởng rồi thì quân lính bắn súng đoạn rút về trại đã dựng sẵn, ăn uống suốt một đêm. Đức vua cũng đến ngự tại một tòa lầu bằng gỗ sơn son thếp vàng dựng trong cánh đồng ấy. Ngài ngự đêm ở đấy, trước yến tiệc, sau xem pháo thăng thiên và con hát vui ca nhảy múa.
Hôm sau thì tân vương ngự voi về thành. Về đến cung, ngài ra ngự ngai và ban thưởng cho những thợ đã chế ra pháo bông, bọn ca vũ và tất cả những người đã tổ chức nên các cuộc vui tối hôm trước và đã làm cho ngày hội ấy được linh đình. Rồi ngài cho phép chúng dân và hai đại biểu phường buôn, phường thợ vào bệ kiến. Hai người đọc chúc từ, thay mặt dân sự Kẻ Chợ (Hà Nội) nguyện trung thành với ngài; vua ban thưởng cho phường buôn năm mươi lạng vàng và ba trăm lạng bạc, phường thợ hai mươi lạng vàng và một trăm lạng bạc. Dân sự ra về tha hồ mà mở tiệc ăn uống, mở hội chèo hát bỏ thêm tiền riêng ra để giải trí trong hơn một tuần.
Vua thăm người nghèo, giảm thuế
Vài bữa sau thì có các đoàn đại biểu các thôn xã ở xa đến kính mừng vua và tuyên bố trung thành với ngài; những tỉnh nào xưa nay vẫn một lòng với nhà Lê thì được xá thuế một năm; còn những nơi đã hưởng ứng với loạn thần chỉ được giảm có sáu tháng. Bọn tù nợ cũng được vua điều đình với chủ nợ và giảm cho có khi một nửa số tiền nợ.
Số súc vật bị đem giết để cúng tế nhiều vô kể. Số tiền vua phát ra để mua vải vóc dùng trong việc thờ cúng, để mặc cho các tượng thần, vải màu da cam để phát cho các sãi cũng hàng vạn. Ngài phát rất nhiều tấm vải xanh màu lục cho những kẻ nghèo khổ đã đến ở nhờ các chùa cũng như những người cùng khốn bên ta đến ở nhờ các dưỡng đường. Chính đức vua trong tuần thứ nhất này cũng đến chùa, sống kham khổ và đi thăm các người nghèo khổ trong các chùa khác và bố thí cho họ; hết tuần đầu ngài sai dựng một ngôi chùa tại một chỗ ngài đã chọn.
Đầu tuần thứ hai thì ngài cưỡi voi trận, có các võ quan ở triều và một vạn hai nghìn người lính đã tuyển lựa riêng đi hộ giá, ngự đến một cánh đồng rộng, tại đấy đã lập sẵn ba tòa lầu: một tòa cho vua, một tòa cho chúa và một tòa cho quan đứng đầu nội các và vô số nhà nhỏ cho các người tùy giá. Ba tòa lầu dựng bên bờ sông; trên mặt sông đã sắp sẵn nhiều thuyền sơn son thếp vàng rực rỡ; có một chiếc “thủy sư” vừa lớn vừa đẹp hơn cả. Bọn bơi thuyền đều ăn vận tử tế; vì bọn này đều là binh lính hoặc thường dân, được tự do chớ không như bên ta bọn chèo thuyền chiến là nô lệ hoặc chịu án khổ sai.
Trong bảy hôm vua ngự ở đây, ngài xem các cuộc thủy chiến, các cuộc bơi chải. Thuyền nào bơi hơn các thuyền khác thì được thưởng. Hết tuần thứ hai này, trước khi ngự về cung, tân vương ban cho thủy binh hai tháng lương, cũng như ngài đã ban cho bộ binh hai tháng lương hôm đăng quang.
Hết tuần ngài ngự về cung; tùy giá cũng theo thứ tự như lúc đi. Ngài ngự vào nội cung, chỉ có các quan mới đi theo, yến ẩm với các phi tần đến hết tháng. Đêm nào cũng đốt pháo bông trước các cung điện của các bà phi, các quan thị cũng nhập bọn với phường hát, phường múa để làm trò cho vui.
Jean Baptiste Tavernier
Nguyễn Trọng Phấn dịch


Việt Nam qua mắt giáo sĩ phương Tây: Sản vật xứ Bắc kỳ


Chợ Đồng Xuân ngày xưa - Ảnh: Tư liệu


Chợ Đồng Xuân ngày xưa - Ảnh: Tư liệu
Những sản vật của xứ Bắc kỳ là một phần trong ghi chép của nhà truyền giáo người Ý G.F de Marini (1608 - 1682) về VN.
Người Đông Kinh (*) đã khôn ngoan, khéo léo từ khi người Bồ Đào Nha, Hà Lan và các nước lân cận đến buôn bán. Họ biết buôn không phải vì túng thiếu; nhưng vì lợi, vì tiền. Hơn nữa, họ cũng đủ lý trí để học rất mau những lề lối, những mánh khóe trong nghề buôn để khỏi bị phỉnh gạt.
Những nguồn lợi phong phú
Từ trước đến giờ, quốc vương không cho khai các mỏ vàng; ngài vừa mới cho phép khai một phần mỏ bạc ở tỉnh Cuicanghe (Cao Bằng). Cũng có vài mỏ bạc trong địa hạt Bắc trấn vừa mới đào nhưng khi nào đức vua cho phép mới được khai. Ngài giữ các mỏ kim ngân quý giá như vậy là tại ngài sợ ngoại quốc nghe thấy thì đến xin khai và chiếm mất, sợ thần dân tranh quyền làm chủ những mỏ ấy và nổi loạn chống lại ngài.
Sắt và chì thì tha hồ khai vì ngài không lo giữ gìn như vàng bạc. Ngoài các mỏ nên kể việc mò trai. Nhưng bây giờ không còn ai mò nữa vì các vua trước đã chiếm giữ lấy cả món lợi. Ai còn muốn hy sinh tính mệnh để làm việc khó nhọc ấy?... Về việc chài lưới tôi không thấy nơi nào sẵn cá như xứ Đông Kinh; ai ai cũng có lưới để bắt cá ăn tươi hay ướp muối.
Một nguồn lợi nữa thông thường hơn, khai thác không khó nhọc và nguy hiểm vì mọc sẵn trên đất là núi rừng, có nhiều thứ cây già hơn nghìn năm không mục nát được. Như gỗ lim (người Bồ Đào Nha gọi là Palo Ferro, nghĩa là cọc sắt để chỉ rõ tính cách gỗ nặng hơn cả gỗ mun vì chìm xuống nước mau hơn; sắc giống như sắt gỉ; cứng như sắt, đem búa đóng đanh tốt vào thì một người khỏe đến đâu dùng tay không cũng không nhổ lên được, dùng kim thường nhổ cũng còn khó nhọc). Gỗ lim kỵ với sắt: lim làm han và ăn sắt gỉ.
Ngoài ra còn nhiều thứ gỗ cũng tốt như lim: nhà vua không cho phép đẵn nên ta không đóng được tàu chiến đẹp bằng gỗ mun. Mun không được nhiều, và tốt như mun Mozambique. Quế, mọc ở phía nam xứ Đông Kinh, ở phía bắc xứ Đường Trong và ở phía nam xứ này chỗ tiếp với Chiêm Thành, không nhiều và tốt như quế Tích Lan. Nhưng quế nam đắt hơn và rất được người Nhật chuộng dùng, thế nên có nhiều người đi kiếm. Nhưng vua cấm ngặt ai không có phép thì không được bóc mà có phép cũng phải chở qua cung vua. Quế thơm nhưng (muốn lấy quế) phải xông vào rừng sâu đầy thú ác, nước độc khí thiêng. Thú dữ còn có bề chống giữ đề phòng; chớ nước độc khí thiêng dù có đem thuốc giải trừ rất hay, không chết ở dưới chân cây, về đến quê nhà cũng ốm liệt giường liệt chiếu.
Dùng kiếm thử sừng tê
Rừng còn có cọp, gấu, lang, hươu, hoẵng, thỏ, lợn lòi, voi khỉ và ít nhiều tê giác. Sừng tê giác rất được chuộng dùng ở Ấn Độ và các nước lân bang Trung Quốc. Sừng tê dùng để giải độc nên ai có của cũng cố tích trữ ở trong nhà, nhất là do tại các miền này, các dân thường có ác tục là bỏ thuốc độc hại lẫn nhau.
Cũng có kẻ nói quả quyết rằng nếu giẫm phải gai chỉ cần đem tán một ít sừng tê thành bột hòa vào với nước rồi dùng nước ấy rửa chỗ đau, thì không làm nhức buốt gì, cái gai cứ tự nhiên lòi ra rất dễ dàng và chẳng đau đớn. Các vị quan Tàu chức cao và lắm của lúc thết tiệc các bạn thân, chỉ rót rượu vào chén làm bằng sừng tê để tỏ ra rằng họ sang, để khỏi sợ say vì sừng tê có tính chất giải độc.
Cũng như ở nơi khác, dân Nam muốn thử xem sừng tê có tốt hay không, đem treo thanh kiếm bằng một sợi dây rồi cầm sừng tê để gần kiếm; nếu tay chuyển sừng đi mà kiếm quay theo thì sừng tốt, nếu kiếm đứng yên thì sừng không có giá trị gì cả. Cũng có kẻ không thử thế chỉ xem nếu trong giữa sừng có vân vàng mọc tỏa ra đến khắp ngoài rìa thì cho là sừng tốt. Nếu sừng vừa có vân vừa làm quay được thanh kiếm thì họ sẵn lòng bỏ ra mấy trăm đồng vàng mà chuốc...
Người Đông Kinh hơn người Trung Hoa là còn biết dùng sừng tê làm cán gươm, chuôi dao để phòng hơi độc của thuốc giải độc mà luôn luôn họ giắt trong người.
Họ cũng nuôi dê, bò, trâu, ngựa nhiều nhưng còm, bé như ngựa Ba Lan. Ngựa mua ở các xứ lân cận vào đẹp lớn tốt hơn nhưng đã bị thiến rồi; quốc chủ các nước này một là muốn giữ lợi, hai là sợ bán ngựa giống cho một nước một ngày kia có thể trở nên thù địch của mình, nên không muốn giống ngựa của mình có ở nước khác. Ngựa không bịt móng vì đất ở vùng quê không có đá không hại chân. Họ cũng không dùng đinh thúc ngựa nhưng cầm roi lông. Họ cho rằng cưỡi ngựa mà ngựa không có nhạc đeo, thì người cưỡi ngựa thành lố bịch, cưỡi như thế cũng không khác cưỡi bò. Nhưng trong lúc để tang vua hay các thân quyến của vua, ai cưỡi ngựa có nhạc thì sẽ bị phạt một món tiền to.
(*) Đông Kinh là tên của Hà Nội từ năm 1430 tới 1831. Đông Kinh được phương Tây nói trại là Tonkin, để chỉ miền Bắc VN thời đó
G.F de Marini
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)


Việt Nam qua mắt giáo sĩ phương Tây: Chúa Trịnh Tráng trọng đãi người Âu châu


Tranh minh họa Phủ Chúa Trịnh - Ảnh: Tư liệu


Tranh minh họa Phủ Chúa Trịnh - Ảnh: Tư liệu
Giuliano Baldinotti (1591 - 1631), người Ý, sang Viễn Đông truyền giáo năm 1621. Ông là người Âu châu đến Bắc kỳ đầu tiên; được chúa Trịnh Tráng trọng đãi.
Trước khi mất, Baldinotti làm tờ trình và nhân đấy Alexandre de Rhodes được cử sang trông nom địa phận Bắc kỳ.
Nhân dịp mấy thương khách Bồ Đào Nha trù tính sang xứ Đông Kinh (Hà Nội) - hành trình mà chưa ai đi cả - các bề trên xét rằng nên phái tôi đi với thầy Giulio Piani, sang trông nom việc rửa tội và nhân thể xem dân xứ này có sẵn sàng chịu lời Chúa hay không?
Từ Ma Cao đến Hà Nội
Chúng tôi ở Áo Môn (Ma Cao) đi ngày 2.2.1626; mất 36 hôm, một vì dò hỏi đã không được kỹ càng, hai là vì bão... Ngày 7.3, chúng tôi mới đến Đông Kinh. Được tin Chúa (Le Roi) cử bốn thuyền chiến ra bể đón và hộ vệ chúng tôi suốt dọc sông để bọn Tàu Ô đã rình sẵn khỏi cướp bóc.
Đến nơi, tôi đi cùng thầy Giulio và tất cả các người Bồ Đào Nha vào bệ kiến, Chúa hoan hỉ tiếp chúng tôi, khoản đãi chúng tôi, cho ăn nhiều món khác nhau và hứa giúp mỗi khi chúng tôi cần việc gì. Khi chúng tôi kiếu từ, ngài ban cho viên thuyền trưởng và tôi nhiều y phục bản xứ rất quý giá rồi truyền lệnh cho chúng tôi được ở những nhà tốt nhất tại kinh đô.
Trong thời kỳ chúng tôi lưu tại Đông Kinh ngài hậu đãi chúng tôi, sai mang các thứ giải khát cho viên thuyền trưởng và tôi hoặc ban cho chúng tôi đủ thứ tặng phẩm mỗi khi chúng tôi vào triều kiến. Ngài thường cho đòi chúng tôi vào xem các cuộc vui như đấu voi, thí ngựa hoặc đua thuyền. Chúng tôi còn được mời xem tuồng hát và nhiều hội hè nhưng có vài nơi cần giữ phẩm cách, tôi không đến. Ngài ưu đãi chúng tôi như vậy, hình như vì muốn thông thương với người Bồ Đào Nha đã được tiếng đồn là đem nhiều nguồn lợi bằng tàu thuyền đến xứ này.
Trong khi ở Đông Kinh, tôi hết sức khuyên bảo người Bồ Đào Nha nên làm gương tốt cho dân trong xứ. Họ nghe theo tôi, nên Chúa đẹp lòng và sẵn có ý tốt với đạo chúng ta, muốn lưu tôi lại. Một vị “nội giám” và một pháp sư đã tâu ngài biết rằng tôi hiểu toán học, nên ngài sai một quan thị gọi tôi vào để giảng cho ngài rõ những gì thuộc về thiên văn.
Khi quan thị đến, tôi thưa rằng: “Bề trên sai tôi đi theo người Bồ Đào Nha lượt đi cũng như lượt về, tôi phải cai quản họ và hướng dẫn họ về việc đạo, tôi không có phép ở lại đây; nhưng khi về đến Áo Môn, tôi sẽ xin phép trở lại đây và sẽ ở đây vĩnh viễn. Được như thế tôi thỏa mãn lắm vì phận sự tôi ở Đông phương không phải là để thâu nhặt bạc vàng nhưng là để dạy cho họ cần đến những việc trời và nói cho họ hiểu đâu là vị Thượng đế chân chính đã tạo ra trời đất”.
Chúa rất hài lòng về những lời trình bày của tôi nên mấy hôm sau cho vị pháp sư trên kia vào chầu. Chúa ban yến cho tôi, hỏi tôi những câu hỏi về khối tròn, yêu cầu tôi sang năm lại sang, ban cho tôi một chỉ bài để được vào và ngụ khắp xứ, không phải chịu một điều khoản nào cả. Thái tử là người sẽ lên kế vị ngài cũng ban cho tôi một chỉ bài giống như thế và nhiều quà cáp của vương phi…
Bị kẻ xấu hãm hại
Việc lập giáo đường đang tiến hành thì một tên Maure có đạo Hồi đi nói xấu người Bồ Đào Nha và rêu rao lên rằng người Bồ Đào Nha làm do thám cho vua Đàng Trong là thù địch của vua Đàng Ngoài và viên thuyền trưởng Bồ Đào Nha đã nhận được một món tiền to về việc ấy. Bịa đặt ra như thế, tên Maure muốn trả thù mấy người Bồ Đào Nha có hiềm khích với hắn và muốn chiếm lấy của cải chúng tôi khi chúng tôi bị trục ra khỏi xứ như quân do thám hay như quân bất lương.
Chúng tôi có dâng biểu trần tình; lại được thêm một vị hoàng thân đã hiểu biết người Bồ Đào Nha ở nhiều nơi nói cho Chúa rõ, nên ngài không tin những điều đồn bậy. Nhưng không yên tâm, Chúa buộc chúng tôi thề sẽ không vào Đàng Trong và bao giờ cũng một lòng với ngài. Ngài cho đòi chúng tôi đến một ngôi chùa (pagode). Dân gian theo chúng tôi đông lắm.
Người ta đặt lên trên một chiếc hương án một bình đầy rượu và nước, lần lượt người ta lấy một chiếc xẻng và mũi một thanh mã tấu gõ vào bình. Đoạn người ta cắt tiết một con gà mái, rồi lấy mấy giọt huyết gà dập tắt lửa từ một tờ giấy có viết lời thề đem đốt trên hương án. Con gà mái bị chặt làm nhiều khúc. Lễ phát thệ ở trong chùa chỉ có thế, mọi người đứng vòng quanh hương án và không làm gì khác nữa. Song rồi họ chỉ vào chùa, chỉ vào bàn thờ và các cây nho thếp vàng dựng ở trên bàn thờ bảo chúng tôi thề sẽ theo đúng lời đã nguyện và uống rượu cúng…
Đoán biết trước việc sẽ xảy ra như thế nào, tôi lấy một bức tranh to vẽ Chúa, trải ra, tôi quỳ trước tranh nói không muốn gọi một vị Chúa nào khác ngoài Chúa cứu thế mà thề cả… Quan nội giám, đến dự lễ thay Chúa, không nghe theo lời tôi. Sau cùng tôi phải yêu cầu quan nội giám cho người về tâu Chúa rõ ý định của chúng tôi. Chúa minh mẫn nên hiểu chuyện và truyền cho chúng tôi cứ thề như người có đạo Cơ Đốc. Tôi nhìn vào hình Chúa mà thề rằng, nếu tôi sai lời trong sớ thì Chúa sẽ bắt tôi chết bằng nước, bằng lửa, bằng đao gươm và các thứ khổ hình khác. Thầy Giulio, viên thuyền trưởng và tất cả các người Bồ Đào Nha cùng thề như vậy. Lời thề của chúng tôi làm Chúa hết nghi ngờ, ban cho chúng tôi nhiều phẩm vật cùng đồ giải khát và cho phép chúng tôi nhổ neo. Ngài đã giữ chúng tôi lại thêm vài tháng chỉ vì ngài đã sợ chúng tôi vào nam.
Giuliano Baldinotti
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)

Việt Nam qua mắt giáo sĩ phương Tây: Thủy quân Đàng Ngoài

Thủy quân Đàng Ngoài thế kỷ 17 đã được nhà truyền giáo người Ý G.F de Marini (1608 - 1682) ghi chép với những so sánh với thủy quân châu Âu.
Thi chèo
Bọn thuyền thủ bơi thường không có ghế ngồi, tay cầm chèo, mỗi bên mạn thuyền là hai mươi nhăm đến ba mươi người. Khác với thủy thủ Âu châu, họ quay mặt về phía mũi thuyền. Theo hiệu của người hoa tiêu, họ bơi có nhịp, rất đều, lúc nhanh, lúc chậm, theo tiếng gõ vào thanh gỗ đặt chéo trên một bệ cao đằng cuối thuyền là chỗ người hoa tiêu lên ngồi để hướng dẫn và điều khiển.
Cuốn sách ghi chép về VN và Lào của giáo sĩ G.F de Marini xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris năm 1666 - Ảnh: T.L
Cuốn sách ghi chép về VN và Lào của giáo sĩ G.F de Marini xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris năm 1666 - Ảnh: T.L
Vui nhất là khi ta thấy một chiếc thuyền bị đuối lại và bị các thuyền khác bỏ xa. Thôi thì tiếng kêu gào, lời chế nhạo, sự xấu hổ làm kích thích bọn trai bạn. Bọn này bỏ lối chèo lúc trước, nghiến răng, mắm môi, giậm chân xuống sàn thuyền thỉnh thoảng lại cổ vũ nhau, gập cong lưng, cúi mình có khi đầu chạm bàn tay cầm mái chèo; thu toàn lực, họ vội vàng đến nỗi người như sút đi chỉ còn lại một nửa, đầu mái chèo chỉ chạm sơ xuống nước, thuyền bay hơn là trôi đến gần những người khác rồi, họ đứng thẳng người lên, không bơi dữ dội như thế nữa, thở một chút để phòng lúc gần đến đích đã chọn họ còn hơi dấn lên trước nhất. Mà khi đã trông thấy, nhận thấy đích từ đằng xa rồi, thì hình như ngủ say sực tỉnh, họ đứng thẳng mắt trông đích, tay cầm chèo. Họ đặt tất cả hy vọng vào hai cánh tay, làm rung chuyển mái chèo thiếu chút nữa thì chèo gãy; chân tay rã rời, đầu nghẹo đi, cằm tựa lên một bên vai; giá mái chèo không làm bằng một thứ gỗ mềm và sai khiến được thì nhiều chiếc đã gãy rồi. Thuyền nào về đích đầu tiên, được thưởng và hoan hô vang giời.
Đức vua còn đến quán dịch có hai tầng này với các triều thần mỗi khi nước lụt, xem nước lên biến những cánh đồng rộng thành bể cả tai hại đến thế nào, ngài cho là một sự vui thích dị kỳ khi đứng trên lầu các này xem bao nhiêu dân đã sống bì bõm trong đồng nước...
Chèo chống giỏi, chinh chiến quen
Đức vua có hai nghìn chiến thuyền không kể vô số những thuyền con nữa. Tuy vậy thủy quân của ngài cũng không được bằng các hạm đội tàu bên Âu châu về súng ống. Và cái nào cũng phải sửa soạn ra khơi để phụng sự đức vua. Như thế ngài có thể lập được nhiều thủy đội mà không tốn kém lắm...
Trong một cuộc đi thăm, đức vua lên hành hương trên một ngôi đền (hay chùa) của một viên thái giám thân tín của ngài mới lập lên, tôi thấy suốt dọc sông chạy bên đường, trên một quãng dài trông như một rừng (cột buồm), một số thuyền đi hộ giá ngài nhiều đến nỗi đếm không xuể. Tôi đâm chán và mải ngắm một quang cảnh thích ý và vui mắt. Tôi giao việc đếm thuyền cho người khác. Những chiến thuyền này dài chừng ba mươi đến ba mươi nhăm thước và rộng chừng mười bốn, mười lăm thước. Không có gì trở ra hai bên sườn như thuyền chiến Âu châu, ở đằng đầu cũng không có mũi nhọn (để đâm thủng tàu bên địch). Bánh lái giống như bánh lái đò chở trên sông, ở cuối thuyền chớ không ở một bên mạn. Những thuyền to như thuyền rồng, mỗi bên mạn có hai mươi nhăm mái chèo; thuyền bè có mười tám hoặc hai mươi chiếc thôi. Mỗi mái một người chèo; thành ra thuyền thủ chỉ có từ năm đến sáu chục người vừa chèo chống giỏi lại vừa chinh chiến quen; đến dịp thì buông tay chèo, họ vớ súng lúc nào cũng để gần cạnh và họ biết cách dùng rất thắng lợi.
Nhiều thuyền không dùng còi. Những viên thuyền trưởng ngồi trên trong cái phòng hay một cái đài cao đặt ở đằng lái, một tay cầm một thanh gỗ gõ vào một thanh khác cầm ở tay kia lúc mau, lúc chậm để sai khiến sức nhanh chậm của thuyền, bọn thủy thủ bơi rất đúng với mệnh lệnh của thuyền tướng. Họ phải là bọn đồng tuổi đồng sức vóc, khéo léo và thạo việc; họ đi chân đất đóng một chiếc khố nhưng mặc áo may cùng một thứ vải với mũ.
Trên thuyền, chỗ sang trọng nhất ở đằng lái: đấy có một khoang thuyền rất xinh xắn và cân xứng với thuyền, bên ngoài có nét chạm trổ rất đẹp mạ vàng; bên trong có dát vàng, quét sơn tinh tế và phủ những bức thêu bằng lụa; dưới sàn giải chiếu cói mảnh; chung quanh khoang có bao lơn và nhiều cột nhỏ đặt như chung quanh một dãy hành lang; có một hai khẩu thần công đặt trên giá chứa được tám cân đạn.
Mũi thuyền và lái thuyền đều tròn, cất cao khỏi mặt nước chừng bốn năm thước có trạm nhiều hình, lá nổi, thếp vàng, sơn màu rất thanh nhã, đẹp mắt. Mạn thuyền là chỗ đặt bơi chèo cũng được trang điểm bằng những hình chạy thành hàng chung quanh thành.
Họ không dùng nhựa thông hoặc mỡ bò phết thuyền, nhưng dùng một thứ sơn thường pha giống như sáp Tây Ban Nha, khi nào ánh nắng vào, thuyền sáng nhoáng làm mắt bị chói. Những thuyền ngự có nhiều vàng dát, bên trong khoang có ít nhiều chỗ mạ vàng; tất cả các mái chèo của những chiếc thuyền này đều sơn vàng. Thuyền nào cũng có mui che, vỉ phủ lên trên để che ánh nắng gay gắt; có những thứ chiếu cói to đan rất khéo, chống lên nhiều con sào và buộc vào những sào ấy bằng dây tơ.
Những thuyền của các vương thân đại thần, thái giám cũng được trang hoàng ít nhiều tùy theo sự chủ nhân những chiếc thuyền này tiêu vào đấy nhiều hay ít. Thuyền cũng có cột và buồm nhưng tôi chỉ thấy họ dùng chèo thôi. Chính vậy bọn chân sào vì lòng tự ái không bao giờ bỏ tay chèo, tuy nhiều khi gió thuận, thổi từ đằng lái lên; họ không muốn đức vua và các thuyền rồng chịu nguy hiểm vì sức gió, chỉ khi nào họ thi bơi, họ mới giương buồm lên mà thôi.
G.F de Marini
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)

 

Xem tiếp...