Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 437

ĐC sưu tầm trên NET)


Guardiola bênh vực và khen Bravo nức nở


Thủ thành tân binh của Man City chịu vô vàn chỉ trích và chê bai sau trận derby Manchester. Tuy nhiên, HLV Pep Guardiola một mực bảo vệ học trò mới.
Pep chia sẻ trong cuộc họp báo sau trận: "Màn thể hiện của Bravo là một trong những màn trình diễn tốt nhất tôi từng chứng kiến. Cậu ấy mới gia nhập CLB và với những gì đã diễn ra trên sân, Bravo xứng đáng nhận nhiều lời khen tặng”.
Pep tiếp tục: “Dù mắc lỗi trong bàn thua nhưng Bravo vẫn thi đấu bình tĩnh, cậu ấy tiếp tục tham gia xây dựng lối chơi và sẵn sàng chuyền dài để giải tỏa áp lực. Phản ứng của Bravo sau bàn thua có ý nghĩa đặc biệt với tôi. Trong bóng đá, khi bạn mắc sai lầm, cách bạn sửa sai rất quan trọng. Bravo có thể không mắc lỗi trong tình huống dẫn đến bàn thua bởi có vẻ cậu ấy va chạm với John Stones, điều đó đôi khi vẫn xảy ra. Đây là bóng đá”.
HLV Pep Guardiola cũng khen ngợi toàn đội Man City thi đấu xuất sắc: “Chúng tôi có bóng, mất bóng rồi giành bóng lại rất nhanh. Các cầu thủ tạo nhiều cơ hội. Cuối hiệp một, MU có bàn thắng. Sang đầu hiệp hai, họ đá rất bốc. Tất nhiên điều này không có gì khó hiểu. Đội của bạn chẳng thể nào đến sân Old Trafford và chi phối suốt 90 phút”.
Guardiola benh vuc va khen Bravo nuc no hinh anh 1
Tình huống bắt không dính bóng của Bravo tạo điều kiện cho Ibrahimovic ghi bàn. Ảnh: Getty.
Chiến lược gia người Tây Ban Nha cũng phân tích chiến thuật của MU trong hiệp hai. Theo quan điểm của Pep, người đồng nghiệp Mourinho nhấc Pogba và Fellaini lên cao hơn để tăng cường chơi bóng bổng. Chính điều này nhiều lần khiến Man City suýt bị gỡ hòa. Khi Fernando được đưa vào sân, tình hình ổn định trở lại. Man City từ đây có nhiều pha phản công nguy hiểm. “Bốn đánh ba, năm đánh bốn, ba đánh ba”, Pep phân tích.
Tài năng trẻ Kelechi Iheanacho, người ghi bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 tỏ ra phấn khích sau chiến thắng ấn tượng ở trận derby Manchester: "Giấc mơ đã trở thành hiện thực khi tôi được thi đấu và ghi bàn ở trận derby. Tôi hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc. Cả đội đã thi đấu nỗ lực”.
Kevin de Bruyne, cầu thủ được bình chọn là hay nhất trận đấu ca ngợi cả hai đội bóng vì cống hiến trận đấu mãn nhãn: “Derby Manchester hôm nay có tốc độ cao khủng khiếp. Một trận đấu khó khăn, cả hai đội đều thể hiện kỹ chiến thuật ở đỉnh cao nhất. Hiệp hai quả thực không dễ dàng với Man City. MU đá tốc độ và liên tục câu bóng bổng. Tuy nhiên, tôi nghĩ các đồng đội đã ứng phó hiệu quả. Trong hiệp đấu này, tôi bỏ lỡ cơ hội ghi bàn thắng thứ ba cho đội nhà”.

Mourinho thất vọng với học trò và trọng tài

HLV Mourinho nhận lỗi về mình nhưng đồng thời cũng chỉ trích màn trình diễn kém cỏi của cầu thủ MU.
Anh Dũng

Cứu nhiều ca tai nạn… lạ trong một đêm

TRẦN NGỌC - Thứ Bảy, ngày 10/9/2016 - 10:06
    (PLO)- Có mặt tại khoa Cấp cứu BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) rạng sáng 10-9, phóng viên Pháp Luật TP.HCM ghi nhận một số ca tai nạn khá hi hữu.
    Cả nhà bị nạn
    Anh NVH (30 tuổi, ở Bình Dương) cho biết tranh thủ hai ngày nghỉ cuối tuần nên anh “đèo” vợ con từ Bình Dương lên TP.HCM thăm ba má vợ. “Tôi vừa qua cầu Bình Triệu (Bình Thạnh, TP.HCM), một thanh niên loai choai chạy xe máy với tốc độ nhanh vượt lên và vướng vô tay lái xe tôi khiến ba người ngã nhào xuống đường. Tôi bị xây xát tay chân, vợ tôi gãy tay trái, đứa con trầy trụa nhẹ. Người thanh nhiên lồm cồm bò dậy rồi dọt xe đi mất” - anh H. kể lại.

    Anh H. và vợ con đều bị thương sau vụ va quẹt xe. Ảnh: TRẦN NGỌC
    Bị hai tai nạn xe trong vòng 10 ngày
    Ông TMK (46 tuổi, ở TP.HCM) được người nhà chuyển vô BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) trong tình trạng bàn chân phải bó kín, trùm bịch nylon trể tránh thấm nước. Chân trái bị vết thương sâu, máu me đầm đìa. “Cách đây 10 ngày, tôi ngã nhào do xe cán vệt nhớt ven đường. Chiếc xe đè lên người khiến bàn chân phải tôi bị gãy. Cách đây nửa giờ, tôi được vợ chở trên xe máy đi ăn hủ tiếu. Chưa kịp tới quán, tôi bị hai đứa nhỏ độ 14 tuổi đi xe đạp điện tông vào. Vợ không sao, riêng tôi bị vết thương sâu chân trái do cấn cục đá khá to nằm ven đường lúc ngã xuống” - ông K. than trời.

    BS Đặng Thị Mỹ Hiền đang xem xét vết thương của ông K. Ảnh: TRẦN NGỌC
    Bị dao bầu cắt gót chân
    Vừa nhăn nhó vì bị vết thương hành hạ, chị NTTM (32 tuổi, ở TP.HCM) kể: “Tôi làm cho một quán cơm. Trong lúc lúi húi quét dọn thì cán chổi quẹt trúng con dao bầu để trên bàn. Con dao rớt xuống, cứa đứt gót chân phải máu chảy đầm đìa”. Tại BV Nhân dân Gia Định, chị M. phải thêm một lần đau đớn khi các BS tiến hành khâu vết thương.

    BS đang xem vết thương của chị M. do bị dao bầu cắt. Ảnh: TRẦN NGỌC
    Miếng cản pô xe máy cứa rớt ngón chân
    “Kêu ở nhà không chịu ở nhà, giờ ra nông nổi này” - vừa đẩy cậu con trai độ 22 tuổi vô phòng cấp cứu, bà mẹ vừa rầy rà.
    “Hôm nay sinh nhật bạn thân nên tôi không dự không được, cho dù mẹ có mắng mỏ. Trên đường về nhà xe tôi quẹt với xe người đi cùng chiều khiến cả hai lăn quay. Trong lúc lui cui đứng lên, tôi bị miếng cản pô xe Blade của người kia cứa đứt lìa ngón trỏ chân trái. Từ người lành lặn, giờ tôi thành người khuyết tật” - người thanh niên tên Q. than vãn.
    BS đang khám vết thương mất ngón trỏ chân trái của Q. Ảnh: TRẦN NGỌC.
    Cưa thịt, cưa luôn ngón tay
    “Đau quá BS ơi” – vừa than, anh VVT (30 tuổi, ở TP.HCM)  vừa đưa tay phải bị băng bó cho BS xem.
    “Tôi là công nhân chế biến thực phẩm của một doanh nghiệp, đứng máy cưa giò heo. Trong lúc đưa giò heo vô máy để cưa, do bất cẩn nên ngón trỏ tay phải của tôi bị máy cưa luôn, mất hết một phần thịt” - anh T. nhăn nhó.

    Anh T đau đớn vì bị máy cưa giò heo "lấy mất" phần thịt ngón trỏ tay phải. Ảnh: TRẦN NGỌC
    BS Đặng Thị Mỹ Hiền, Phó Trưởng khoa Cấp cứu BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM), cho biết bình quân mỗi ngày BV cấp cứu khoảng 250 bệnh nhân. Trong đó 1/3 trường hợp do tai nạn giao thông, lao động và sinh hoạt.

    TRẦN NGỌC

    Thợ sửa xe bị sát hại lúc rạng sáng

    (NLĐO) - Thợ sửa xe bị kẻ thủ ác đâm liên tiếp, khi anh bò trên đất thì bị bồi cú chót khiến nạn nhân chết tại chỗ.


    Sáng 10-9, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đang phối hợp với Công an quận Phú Nhuận và các Phòng nghiệp vụ truy tìm kẻ đã dùng dao sát hại anh Hoàng Đình Úy (SN 1981, quê Thái Bình) vào rạng sáng cùng ngày.
    Hung hăng cầm dao giết người
    Hung hăng cầm dao giết người
    Theo thông tin ban đầu, anh Uý từ quê Thái Bình vào mướn nhà ở đường Nguyễn Đình Chính (phường 11, quận Phú Nhuận) làm tiệm sửa xe.
    Theo người dân, kẻ thủ ác (đang xác định lai lịch) thường đến chơi nhà chị Thuỷ (cạnh tiệm sửa xe). Do mâu thuẫn, rạng sáng 10-9, kẻ thủ ác đã dùng dao đâm anh Uý hơn 10 nhát dao rồi bỏ đi.
    Nạn nhân bị đâm liên tiếp
    Nạn nhân bị đâm liên tiếp
    Theo camera của người dân, khi đâm gục anh Uý, kẻ thủ ác có bộ mặt rất hung hăng. Anh Uý bò dậy thì kẻ sát nhân bồi thêm một nhát gục hẳn.
    Người dân cho biết anh Uý cùng em trai mướn mặt bằng sửa xe, rất hiền tính và hoà đồng với những người xung quanh.

    Người dân quyên góp tiếp giúp anh Uy
    Người dân quyên góp tiếp giúp anh Uy
    Anh Uý có hai con nhỏ ở quê, anh làm có tiền gom góp gởi về quê cho vợ nuôi con. Con nhỏ nhất của anh Uý vừa mổ mắt hàng chục triệu nên gia đình cạn tiền. Khi xảy ra vụ việc, người dân đã góp tiền đưa anh về quê
    Hiện công an đang làm rõ nguyên nhân và ráo riết truy tìm kẻ thủ ác.
    Phạm Dũng

    7.000 tấn rác mỗi ngày của TP HCM về đâu

    Từ nơi được xác định là trọng điểm, khu xử lý rác Phước Hiệp bị đóng cửa, còn Đa Phước trở thành nơi xử lý đến 70% rác dù làm TP HCM tiêu tốn nhiều hơn đến 3 triệu USD mỗi năm. 

    TP HCM lúc đầu quy hoạch 2 khu liên hiệp xử lý rác thải là Đa Phước (huyện Bình Chánh) và Tây Bắc (khu Phước Hiệp, huyện Củ Chi). Thời điểm năm 2002, Thường trực Thành ủy và UBND TP HCM xác định Khu công nghiệp xử lý rác Tam Tân (nay là khu xử lý rác Phước Hiệp, huyện Củ Chi) là công trình trọng điểm, chiến lược của thành phố cần đầu tư nhanh, bảo đảm công suất tiếp nhận rác 3.000 tấn mỗi ngày để thay thế bãi rác Đông Thạnh.
    Trong khi đó, Khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước (huyện Bình Chánh) - Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư - là khu dự trữ chiến lược và chỉ xử lý rác cho vùng phía Nam thành phố với công suất nhỏ, là địa điểm xử lý rác dự phòng. 
    7000-tan-rac-moi-ngay-cua-tp-hcm-ve-dau
    Bãi chôn lấp rác số 3 ở Phước Hiệp, Củ Chi sắp hoàn thành toàn bộ được UBND TP HCM yêu cầu ngưng tiếp nhận rác từ đầu năm 2015. Ảnh: HP
    Chủ trương này cũng phù hợp với các quy hoạch của Chính phủ là ưu tiên phát triển khu Phước Hiệp. Nó được cải tạo nâng diện tích lên 690 ha với công suất 8.000 tấn mỗi ngày để xử lý chất thải liên tỉnh cho TP HCM, Tây Ninh và Bình Dương cùng xử lý chất thải sinh hoạt, xây dựng, công nghiệp thông thường cho TP HCM.
    Dự án bãi chôn lấp số 3 (thuộc khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp) được làm theo chủ trương của thành phố với kinh phí hơn 976 tỷ đồng - do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP HCM - làm chủ đầu tư và đơn vị thi công là liên danh nhà thầu KBEC (Hàn Quốc). Dự án có quy mô chôn lấp khoảng 2.000 tấn mỗi ngày, tiếp nhận và xử lý rác cho thành phố trong 9 năm.
    Tuy nhiên, đầu năm 2015, chính quyền TP HCM quyết định đóng cửa bãi rác số 3 vì "gây ô nhiễm", khi nó đã hoàn thành xây dựng 70% diện tích, và dùng nơi đây làm bãi dự phòng khi có tình huống cấp thiết. Lượng rác xử lý được chuyển hết về Đa Phước.
    TP HCM có hơn 7.000 tấn rác một ngày. Động thái này của thành phố khiến bãi rác Đa Phước đang xử lý 3.000 tấn tăng lên 5.000 tấn mỗi ngày và trở thành nơi duy nhất chôn lấp rác của thành phố. Số còn lại được xử lý làm phân compose ở Phước Hiệp (do công ty Vietstar và Tâm Sinh Nghĩa đảm nhận). Sau đó, Đa Phước cũng được điều chỉnh giấy phép nâng công suất lên 10.000 tấn mỗi ngày.
    Việc thay đổi chủ trương về dự án cần ưu tiên đầu tư và phân chia lượng rác về các khu xử lý trong hơn 10 năm qua dẫn đến nhiều lo ngại lãng phí và ảnh hưởng đến "an ninh rác". Bởi giá xử lý rác ở Đa Phước cao hơn 3 USD một tấn so với Phước Hiệp, khiến thành phố "mất" thêm 3 triệu USD mỗi năm.
    Trước đó, VWS tiếp tục được chọn làm chủ đầu tư khu xử rác Long An - TP HCM (khu Tân Thành ở huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) với công suất 20.000 tấn mỗi ngày. Khu này rộng hơn 1.700 ha, tổng vốn đầu tư giai đoạn một là 500 triệu USD và thời gian hoạt động của dự án 75-100 năm. Dự án đi vào hoạt động từ năm 2020, được cho là đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải cho TP HCM trong tương lai và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    7000-tan-rac-moi-ngay-cua-tp-hcm-ve-dau-1
    Đa Phước hiện là nơi chôn lấp rác duy nhất của TP HCM. Ảnh: Hữu Nguyên
    Hồi đầu năm Thanh tra thành phố kiến nghị UBND cân nhắc chủ trương đóng cửa bãi chôn lấp rác số 3 nhằm tránh lãng phí ngân sách. Nếu vẫn quyết đóng cửa bãi rác, thành phố phải mất khoảng 1.000 tỷ đồng, gồm 600 tỷ đồng đã đầu tư xây dựng và 400 tỷ đồng dự kiến phải bồi thường cho nhà đầu tư Hàn Quốc - nhà thầu chính xây dựng bãi chôn lấp rác.
    Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội cuối tháng 3, Chánh Văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan dành khá nhiều thời gian nói về việc đóng cửa bãi rác Phước Hiệp và cho "đây là phát biểu chính thức của UBND thành phố và nên khép lại vụ việc".
    Theo ông Hoan, Thủ tướng đã cho quy hoạch tại TP HCM 3 khu xử lý rác. Việc triển khai đều đúng quy hoạch, trình tự thủ tục đầu tư và tất cả các dự án đều có ý kiến của các bộ, ngành. Ngay cả việc nâng công suất Đa Phước từ 3.000 lên 5.000 tấn và đạt công suất tối đa 10.000 tấn cũng có ý kiến của các cơ quan và Chính phủ, chứ thành phố không thể tự đánh giá. Còn việc đóng bãi rác Phước Hiệp do người dân phản ánh gây ô nhiễm môi trường. Thành phố cũng có chỉ đạo để khắc phục nhưng không triệt để. 
    Đại diện UBND thành phố nói thêm rằng, việc tạm ngưng tiếp nhận rác tại bãi Phước Hiệp để đưa về Đa Phước không thể gây thiệt hại lớn như quan ngại trước đó của Thanh tra TP HCM. Đây là công trình vừa làm vừa tiếp nhận rác, chưa tính đến yếu tố khấu hao nên không thể nói lãng phí cả nghìn tỷ đồng. Chưa kể thành phố vẫn tiếp tục đầu tư hoàn thiện bãi này thành bãi rác dự phòng. Còn nhà thầu Hàn Quốc chỉ là đơn vị thi công bãi rác số 3 (Phước Hiệp) chứ không phải là đơn vị góp vốn, không có chuyện phải bồi thường chi phí đầu tư.
    Bãi rác Đa Phước là một trong 3 "nghi can" được Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM chỉ ra là nguyên nhân gây mùi hôi thối khiến cả khu Nam Sài Gòn bị ảnh hưởng trong thời gian gần đây. Vụ việc cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo UBND TP HCM làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và có phương án giải quyết.
    Ngoài việc có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng, giá xử lý rác quá cao của Đa Phước hồi tháng 8 bị Thường vụ Thành ủy và UBND TP HCM yêu cầu các đơn vị liên quan xem xét lại.
    Hữu Nguyên

    Dự án thép Cà Ná - còn nhiều câu hỏi


    Lan Nhi
    Thứ Bảy,  10/9/2016, 16:03 (GMT+7)

    Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen, trình bày dự án khu liên hợp luyện thép Cà Ná, Ninh Thuận; ảnh TL

    (TBKTSG Online) - Đúng ra khi một doanh nghiệp trong nước như Tập đoàn Hoa Sen đứng ra đầu tư dự án Khu liên hợp luyện thép Cà Ná với tổng vốn đầu tư lên đến 10 tỉ đô la, thế chỗ cho dự án Khu liên hợp thép Lyon - Vinashin phá sản từ 8 năm trước, công luận sẽ ủng hộ ngay từ đầu. Song, việc “nội địa hóa’ dự án tại vị trí mà doanh nghiệp FDI đã phá sản của Tập đoàn Hoa Sen lại đặt ra hàng loạt vấn đề khác.
    Vội vã bổ sung quy hoạch?
    Tính đến thời điểm hiện tại, Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn 2020 có xét đến 2025 còn đang được triển khai rà soát.
    Bằng chứng là đến ngày 7-9, Văn phòng Chính phủ mới ra thông báo kết luận ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về bản quy hoạch này. Theo đó, ông Dũng yêu cầu đánh giá lại cung-cầu thép ở Việt Nam, hạn chế đầu tư các sản phầm đã đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, đề xuất các điều chỉnh quy hoạch cho giai đoạn 2025 có xét đến 2035 trên cơ sở xem xét tình hình sản xuất ở khu vực và thế giới…
    Bản quy hoạch điều chỉnh còn phải lấy ý kiến các bộ ngành trước khi được ban hành chính thức. Điều đó có nghĩa là tính đến thời điểm này, Quyết định 694/2013 của Bộ Công Thương trước đây về quy hoạch ngành thép hiện vẫn đang có hiệu lực.
    Bản quy hoạch năm 2013 chỉ rõ: tập trung đầu tư các dự án sản xuất thép ở vùng duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng; ngoài ra đầu tư thêm một số dự án tại miền núi phía Bắc (do gần nguồn quặng).
    Điều đó có nghĩa là khu vực Cà Ná, nơi đặt Khu liên hợp thép Hoa Sen thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, là khu vực không được định hướng quy hoạch để sản xuất thép. Đây là quy hoạch sửa lại những sai lầm do thu hút đầu tư ồ ạt vào ngành thép thời điểm 2007-2008, khi Lyon Group (Malaysia) liên doanh với Vinashin, Guan Lian đầu tư tại Dung Quất. Dự án nào cũng đăng ký vốn hàng tỉ đô la Mỹ, quy hoạch và giải phóng mặt bằng hàng trăm héc ta đất rồi bỏ hoang.
    Tất nhiên quy hoạch không có nghĩa là bất biến, nhưng việc vội vàng bổ sung dự án Khu liên hợp thép Cà Ná của Hoa Sen vào bản quy hoạch đang được sửa đổi, chưa điều chỉnh lại cung cầu thép ở Việt Nam, lại công bố vào cuối tháng 8 vừa qua, trước khi có kết luận của Phó Thủ tướng về tình hình triển khai thực hiện quy hoạch là có quá vội vàng?
    Tiếp đó là việc Tỉnh ủy Ninh Thuận mới có văn bản thống nhất chủ trương đầu tư dự án này. Mặc dù chính quyền tỉnh Ninh Thuận và Tập đoàn Hoa Sen đã có nhiều cuộc làm việc để đi đến cơ chế ưu đãi, chọn địa điểm, hạ tầng phục vụ dự án... nhưng đúng như Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ nói trên VnExpress (8-9): “Đến nay chưa có bất cứ giấy phép nào cho dự án ”.
    Bởi theo quy định của Luật Đầu tư về hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, chỉ khi nào chủ đầu tư giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án (tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ, tình trạng sử dụng của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ chính…) như quy định tại điều 33 Luật Đầu tư thì mới xem là một trong những cơ sở để ra quyết định đầu tư.
    Hiện Hoa Sen chưa có hồ sơ cụ thể về dự án, còn đang lúng túng về chọn tư vấn dự án, chọn dây chuyền công nghệ… thì căn cứ vào đâu để thẩm định, cấp phép và đưa vào quy hoạch?  Và căn cứ vào đâu để cam kết hàng loạt ưu đãi lớn cho Hoa Sen như miễn 70 năm tiền thuê đất, thuê mặt nước, mức ưu đãi cao nhất về thuế tài nguyên cho dự án. Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết về công nghệ tiên tiến hoặc cam kết môi trường, hoặc đầu tư sản xuất chủ yếu vào các mặt hàng thép xây dựng hiện đang dư thừa và bị hạn chế đầu tư, thay cho thép luyện kim và thép kết cấu được khuyến khích thì có thay đổi ưu đãi đầu tư?
    Không lấy tiền thuế của dân để hỗ trợ dự án thép
    Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Pháp luật TPHCM hôm 6-9 , Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phạm Văn Hậu đã nói về vấn đề nguồn nước cung ứng cho nhà máy luyện thép khi mà khí hậu ở Ninh Thuận khô hạn, nước ngọt không đủ dùng; thậm chí cả nhà máy nước Phước Nam công suất 30.000m3/ngày chỉ đủ cung cấp 13% nhu cầu cho nhà máy luyện thép 16 triệu tấn/năm.
    Theo ông Hậu, tỉnh đã tính toán nguồn nước bổ sung cho dự án thép từ dự án hồ Sông Cái. Ông khẳng định đây là hồ chứa có trữ lượng nước bằng tất cả hồ chứa trên toàn tỉnh cộng lại. Đúng là Cụm công trình hồ chứa nước Sông Cái có dung tích 219 triệu m3, đã khởi công từ năm 2010 đến nay có tổng mức đầu tư 3.802 tỉ đồng, nhưng công trình đầu mối, hồ chứa là 2.068 tỉ đồng lấy từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, được xây dựng với nhiệm vụ chính là cấp nước tưới tiêu trực tiếp cho hơn 4.300 héc ta đất và hệ thống thủy nông, cấp nước nuôi trồng thủy sản, dân sinh, cải tạo môi trường…
    Tỉnh Ninh Thuận không thể sử dụng những công trình phục vụ dân sinh, nông nghiệp, cải tạo môi trường, lấy từ tiến ngân sách, tiền thuế người dân đóng góp làm các công trình hỗ trợ phục vụ dự án thép Hoa Sen.
    Ninh Thuận đã từng rút giấy phép của dự án thép tỉ đô liên doanh giữa Lyon Group và Vinashin. Tỉnh Quảng Ngãi mới đây cũng đã rút giấy phép dự án thép Tycoons (sau là Guang Lian). Giải quyết hậu quả các dự án thép FDI tỉ đô không hề dễ. Song cũng không thể “chữa cháy” bằng cách đưa vào đó các dự án tỉ đô khác một cách vội vàng, để lấp đi hậu quả về giải phóng mặt bằng, đời sống người dân.
    Làm như thế chỉ là một cách thu hút đầu tư tại các địa phương bằng mọi giá đã được biến tướng so với trước đây.
    LS Châu Huy Quang – Luật sư điều hành Hãng luật Rajah & Tann LCT Lawyers
    Về các kiến nghị ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với dự án dự án tổ hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận (Thép Cà Ná) của Tập đoàn Hoa Sen, tôi cho rằng việc xem xét chấp thuận cần dựa trên cơ cơ quy định liên quan của pháp luật về thuế.
    Theo quy định tại Điều 13.2 của của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 và Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội, thuế suất 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án chỉ được áp dụng đối với một số loại thu nhập đặc biệt, bao gồm:
    - Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường;
    - Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua;
    - Thu nhập của cơ quan báo chí từ hoạt động báo in, kể cả quảng cáo trên báo in theo quy định của Luật báo chí; thu nhập của cơ quan xuất bản từ hoạt động xuất bản;
    - Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm;
    - Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
    Như vậy, chưa rõ dự án thép Cà Ná thuộc đối tượng nào để được áp thuế TNDN 10% trong suốt thời gian hoạt động.
    Trường hợp tỉnh Ninh Thuận là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, dự án thép Cà Ná có thể được xem xét áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong thời hạn 15 năm. Luật thuế TNDN có quy định kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, thời gian kéo dài thêm việc áp dụng thuế suất ưu đãi thuế TNDN 10% là không quá 15 năm, tức tổng thời gian hưởng thuế ưu đãi thuế TNDN không quá 30 năm. Mặt khác, để được kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế ưu đãi, doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nhất định, trên cơ sở phải có đề nghị Bộ trưởng Bộ tài chính (khoản 5 Điều 15, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP).
    Cũng theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật Đầu tư (2014), dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. Do đó, về nguyên tắc, trường hợp Tập đoàn Hoa Sen mong muốn được hưởng ưu mức thuế ưu đãi đặc biệt, vượt quá các mức quy định hiện hành, dự án cần phải được Quốc hội xem xét quyết định chủ trương.
    Do vậy, việc UBND tỉnh Ninh Thuận cùng chủ đầu tư muốn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt 69 năm triển khai dự án cũng phải xem lại quy trình, thẩm quyền xem có phù hợp với quy định hiện hành không.
    Việt Nam đã có  nhiều dự án luyện cán thép đã được cấp phép, do đó, nếu xét quy mô vốn lớn (trên tuyên bố, đăng ký kê khai 10 tỷ USD, giải ngân thực tế là vấn đề khác), để cho ưu đãi vượt “trần”, nhất là dự án có nguy cơ xâm hại môi trường cao thì cần cẩn trọng về mặt chính sách. Tạo ra các ngoại lệ tương tự có thể thành tiền lệ xấu trong việc xây dựng và thực thi chính sách pháp luật không nhất quán, công bằng cho các doanh nghiệp khác, không bảo đảm các nguyên tắc đối xử công bằng cho các nhà đầu tư, tính cạnh tranh của một thị trường công khai, minh bạch như nhà nước chủ trương, cam kết.
    Cũng phải nói rằng việc các địa phương mong muốn thu hút đầu tư vào địa bàn mình bằng các kiến nghị hoặc tự quyết định đưa ra các chính sách ưu đãi vượt khung như thế ở Việt Nam đã kéo dài hàng chục năm trước, nhất là thời điểm thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài 2005 tại Việt Nam. Đây là cách thu hút hút đầu tư, manh mún, theo cách làm cũ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến an toàn, an sinh kinh tế-xã hội về lâu dài cho đất nước.
    Minh Tâm ghi

    Obama kêu gọi người Mỹ đoàn kết trước thềm tưởng niệm vụ 11/9

    Tổng thống Obama kêu gọi người Mỹ đoàn kết khi đối mặt với các cuộc tấn công khủng bố, 15 năm sau thảm họa 11/9 làm gần 3.000 người chết. 

    Tổng thống Mỹ Barack Obama trong bài phát biểu được đăng lên tài khoản YouTube của Nhà Trắng.
    Tổng thống Mỹ Barack Obama trong bài phát biểu được đăng lên tài khoản YouTube của Nhà Trắng. Ảnh chụp màn hình: YouTube
    "Khi đối mặt với chủ nghĩa khủng bố, cách chúng ta ứng phó có ý nghĩa quan trọng. Chúng ta không thể đầu hàng trước những kẻ chia rẽ chúng ta. Chúng ta không thể phản ứng theo cách huỷ hoại kết cấu xã hội", AP dẫn lời Tổng thống Barack Obama nói trong bài phát biểu hàng tuần trên đài và trên mạng. Thông điệp được phát vào đêm trước lễ tưởng niệm 15 năm vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ. 
    Mục tiêu của những kẻ tấn công là gây sợ hãi cho người Mỹ, thay đổi cách sống của họ, Obama nói và cho biết: "Người Mỹ sẽ không bao giờ đầu hàng trước nỗi sợ hãi". 
    "Bởi chính sự đa dạng, chào đón tất cả nhân tài, sự đối xử công bằng với tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, giới tính, dân tộc hay tín ngưỡng của họ là gì. Đó là một phần khiến đất nước này vĩ đại. Đó là điều khiến chúng ta kiên cường", Tổng thống Mỹ nói. 
    Người đi đường chỉ lên toà Trung tâm Thương mại Thế giới bốc cháy. Ảnh: Reuters
    Người đi đường chỉ lên toà Trung tâm Thương mại Thế giới bốc cháy. Ảnh: Reuters
    Gần 3.000 người chết ở thành phố New York, bang Pennsylvania và ở Lầu Năm Góc, khi các máy bay thương mại bị không tặc khống chế, lao vào ba địa điểm trong các cuộc tấn công do nhóm khủng bố al-Qaeda lên kế hoạch từ trước. 
    Osama bin Laden, chỉ huy al-Qaeda, bị lực lượng Mỹ tiêu diệt gần một thập kỷ sau đó, trong cuộc đột kích hồi tháng 5/2011 ở nơi ẩn náu của hắn tại Pakistan. 
    Ông Obama nhấn mạnh mối đe dọa nổi lên sau ngày 11/9/2001, "bởi chúng ta đã nhìn thấy những thảm kịch từ thành phố Boston tới Chattanooga, từ thành phố San Bernardino tới Orlando", những nơi đã trải qua những cuộc tấn công khủng bố.
    Tổng thống Mỹ cam kết Washington sẽ kiên cường chống lại các cuộc tấn công của al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). "Chúng ta sẽ tiêu diệt chúng. Và chúng ta sẽ tiếp tục làm tất cả trong quyền lực của mình để bảo vệ quê hương chúng ta". 
    Trọng Giáp

    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm

    Từ lúc vào nghề năm 1995 đến nay, "cô Trúc" vẫn giữ được nhan sắc cùng vóc dáng thon thả.

    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Sinh năm 1979 tại Hà Nội, Mai Thu Huyền được biết đến với nhiều vai trò như người mẫu, diễn viên, doanh nhân... Cô xuất thân trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, có bố và cậu đều là nhà quay phim, hai dì là diễn viên xiếc và kịch nói. Trong ảnh là Mai Thu Huyền của năm 1993 khi 14 tuổi.
    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Năm 1995, khi 16 tuổi, Mai Thu Huyền bước vào làng giải trí với vai diễn đầu tiên trong phim truyền hình Nỗi đau lặng thầm của đạo diễn Đức Hoàn. Cô cũng tham gia diễn xuất trong MV Đợi em trở về của ca sĩ Minh Thuận (phải).
    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Vẻ đẹp của Mai Thu Huyền (giữa) năm 1998. Nữ diễn viên trung thành với mái tóc dài, diện quần jeans, áo phông theo phong cách thập niên 1990.
    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Năm 2000, nhan sắc của Mai Thu Huyền vẫn không thay đổi so với thời cô bước chân vào làng điện ảnh.
    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Đến năm 2002, người đẹp tỏa sáng với vai Trúc trong phim Những ngọn nến trong đêm.
    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Vóc dáng thanh mảnh cùng gương mặt hiền hòa của người đẹp trong những năm 2000. Thời kỳ này, cô chuyển sang mái tóc ngắn trẻ trung, năng động.
    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Kiểu tóc ngắn uốn cụp được Mai Thu Huyền yêu thích trong năm 2011. Xuất hiện trước công chúng, cô thường chọn những chiếc váy kiểu cách, váy bó tôn dáng.
    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Năm 2012, Mai Thu Huyền ưu ái những thiết kế gợi cảm, khoe vai và vòng một. Các bộ váy cô chọn thường có chi tiết bèo nhún, đính kết rườm rà, kết hợp kiểu tóc bới cao, uốn mái khá già.
    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Nhan sắc Mai Thu Huyền năm 34 tuổi. Các đường nét trên khuôn mặt nữ diễn viên dường như vẫn nguyên như thuở mới vào nghề, tròn trịa và đầy đặn, sống mũi thấp và đôi mắt to tròn.
    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Luôn chăm chút cho diện mạo khi đi sự kiện, nhưng người đẹp thỉnh thoảng vẫn mất điểm vì chọn váy và kiểu tóc chưa tinh tế.
    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Năm 2014, Mai Thu Huyền (trái) đánh dấu sự thay đổi trong cách mặc. Thay vì trung thành với vẻ nữ tính, cô làm mới bản thân bằng những bộ cánh cá tính.
    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Năm 2015, người đẹp được khen ngợi khi diện những kiểu váy đơn giản, ôm cơ thể, tôn được vóc dáng mảnh mai. Cô cũng đổi sang kiểu tóc tém hiện đại hơn trước, trang điểm sắc nét.
    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Trong năm này, Mai Thu Huyền biến đổi phong cách linh hoạt, khi thì cá tính, lúc lại quyến rũ với đầm cúp ngực.
    Nhan sắc Mai Thu Huyền qua 21 năm  
    Nhan sắc của "cô Trúc" năm 2016 được khen ngợi trẻ trung, xinh đẹp. Là mẹ của hai con, Mai Thu Huyền gần như không có nhiều thay đổi về vóc dáng. Cô vẫn giữ được vẻ thon gọn, làn da mịn.
    Thảo Mai

    Sắp hết nhiệm kỳ, Obama bị thử thách về sức mạnh của Mỹ

    Trong chuyến công du châu Á cuối cùng của ông Obama, một số lãnh đạo thế giới đã thử giới hạn sức mạnh của Mỹ khi chỉ còn vài tháng nữa Nhà Trắng sẽ đổi chủ.


     
    sap-het-nhiem-ky-obama-bi-thu-thach-ve-suc-manh-cua-my
    Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Lào hôm 6/9. Ảnh: Reuters
    Từ khi đặt chân xuống thành phố Hàng Châu, Trung Quốc hôm 3/9 cho đến khi dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào hôm 6/9, Tổng thống Mỹ Obama phải đối mặt với những thách thức về chính sách của mình.
    Tổng thống Nga Putin khiến chính quyền Obama "trắng tay" sau những cuộc đàm phán căng thẳng về một thỏa thuận để giảm thiểu bạo lực ở Syria. Triều Tiên vẫn tiếp tục tiến hành những cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo. Hôm 6/9, các quan chức Mỹ cáo buộc Iran có hành động khiêu khích đối với một tàu hải quân Mỹ ở vùng vịnh Persia.
    Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tối 6/9 đưa ra những lời lẽ xúc phạm ông Obama, khiến ông chủ Nhà Trắng hủy bỏ cuộc gặp mặt song phương. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bất ngờ đưa ra nhận xét tích cực về mối quan hệ với Mỹ, nhưng đồng thời cũng để lại thách thức đối với vấn đề người Mỹ hậu thuẫn người Kurd tại Syria. Mỹ coi người Kurd là nhân tố quan trọng trong chính sách chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại chiến đấu chống lực lượng này.
    Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp song phương với Tổng thống Mỹ Obama và đồng ý hợp tác với Mỹ về vấn đề biến đổi khí hậu, hai bên vẫn còn những vấn đề lớn ở khu vực chưa được giải quyết.
    Richard Haass, chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, trung tâm nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ, cho rằng hầu hết những sự kiện này "là những phát triển mới nhất của những khác biệt đã kéo dài".
    "Chúng đều là những biểu hiện của điều mà tôi mô tả là thế giới trong tình trạng hỗn loạn", ông nói.
    Dấu ấn
    Theo WSJ, nỗ lực của chính quyền Obama trong việc chuyển trọng tâm ngoại giao và quân sự của Mỹ đến châu Á đã đạt được những dấu ấn nhất định. Mỹ đã đưa thêm lính, tàu, máy bay đến khu vực và tăng nguồn vốn cung cấp cho hoạt động quân sự. Mỹ đạt được hai tiến bộ quan trọng là thỏa thuận quân sự giữa Mỹ và Philippines và quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam năm nay.
    "Chính quyền Obama đã thành công trong việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các nước đồng minh, đáng chú ý nhất là Nhật Bản, Australia và Philippines và đẩy mạnh mối quan hệ với các đối tác mới như Việt Nam và Ấn Độ", ông Michael Mazza, một chuyên gia nghiên cứu chính sách quốc phòng và đối ngoại tại Viện Doanh nghiệp Mỹ có trụ sở tại Washington, nói. Ông gọi đây là những bước quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sức mạnh.
    Tuy nhiên, các biện pháp mà Mỹ đưa ra chưa đủ để khiến Trung Quốc chùn bước, khi nước này vẫn có những hành động rất quyết liệt trong khu vực. "Còn quá sớm để gọi chính sách tái cân bằng là một thất bại, nhưng khi châu Á đang trên bờ vực của khủng hoảng trong vài năm nay, chúng ta không thể gọi đó là một thành công", ông Mazza nói.
    Với khoản đầu tư ở Đông Nam Á và sự hiện diện quân sự ở quy mô lớn của Mỹ, "Trung Quốc mới là bên cố gắng cạnh tranh với sự ảnh hưởng của Mỹ ở ngay sân nhà của họ, chứ không phải ngược lại", ông Ian Storey, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện nghiên cứu chính sách ISEAS - Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, nhận xét.
    "Không thể nói rằng các quốc gia Đông Nam Á không mong muốn thu hút nguồn vốn từ Trung Quốc", ông nói thêm. "Nhưng khi anh muốn dùng sức ảnh hưởng để lấn lướt về vấn đề Biển Đông, thì tôi nghĩ rằng tiền không thể giải quyết mọi việc".
    Vẫn có những điểm sáng trong chuyến đi của ông Obama tuần này. Tại Trung Quốc, ông Obama và ông Tập cùng tuyên bố những bước đi mới để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Mỹ cũng cam kết sẽ tăng gấp đôi số tiền viện trợ cho Lào nhằm giúp loại bỏ bom mìn còn sót lại sau chiến tranh Việt Nam.
    Tuy nhiên, khi ông Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ, có thêm nhiều lo ngại rằng Mỹ đang mất khả năng định hình sự kiện ở châu Á. "Có một sự thay đổi quyền lực lớn đang diễn ra", Bilveer Singh, chuyên gia về vấn đề quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore, nhận xét. "Về cơ bản, chúng tôi đang nói về sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự yếu đi của Mỹ".
    Ông Obama đã viếng thăm châu Á 11 lần kể từ khi nhậm chức vào năm 2009, trong đó có hai lần đến Myanmar và ông là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Lào.
    Những cố vấn của Tổng thống Mỹ nói rằng cách tiếp cận của ông đã đem lại cho Washington tầm ảnh hưởng nhiều hơn, chứ không phải ít đi, tại khu vực châu Á. "Ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã gia tăng. Chúng ta đã vượt qua những thiệt hại của Mỹ tại chiến trường Iraq hay khủng hoảng kinh tế thế giới", Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cho biết.
    Ông Rhodes thừa nhận Trung Quốc và các nước khác đang trỗi dậy, nhưng nhấn mạnh rằng "chúng tôi tập trung vào việc tăng cường thể chế, chuẩn mực quốc tế và hợp tác toàn cầu theo những cách giúp mở rộng sự lãnh đạo của Mỹ".
    Những vấn đề còn tồn tại
    Dù vậy, vào thời điểm các nhà lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị G20 tại Trung Quốc, Triều Tiên vẫn tiếp tục phóng thử tên lửa ra biển Nhật Bản. Động thái này nhấn mạnh lý do tại sao các nhà lãnh đạo thế giới cho rằng vấn đề Triều Tiên là một trong những thách thức lớn nhất đối với chính sách đối ngoại của người kế nhiệm ông Obama.
    Các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng không ngừng tăng lên trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố sẽ tiếp tục rót nguồn lực  vào chương trình vũ khí hạt nhân. Nhà Trắng không mong đợi có bất kỳ sự tiến triển đáng kể trong vấn đề này trước thời điểm ông Obama rời Nhà Trắng.
    Ông Obama đã tạo sức ép về vấn đề Bình Nhưỡng đối với Bắc Kinh, và Bắc Kinh đã đồng ý sẽ hỗ trợ những biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng. Nhưng các quan chức Mỹ muốn Trung Quốc có vai trò mạnh mẽ hơn nữa.
    Đây chỉ là một điểm trong những vấn đề căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai nước đang tồn tại những quan điểm khác nhau trên nhiều vấn đề như Biển Đông, kinh tế, nhân quyền và an ninh mạng.
    WSJ nhận xét các quan chức Trung Quốc đã đưa ra những thách thức với chính quyền Mỹ trong suốt chuyến thăm ba ngày của ông Obama.
    Khi chuyên cơ Air Force One hạ cánh ở tại sân bay tại thành phố Hàng Châu, ông Obama xuống máy bay bằng thang thường chứ không phải thang trải thảm đỏ. Các quan chức Trung Quốc lời qua tiếng lại với nhân viên Nhà Trắng vì sự hiện diện của phóng viên ở đường băng. Quan chức Trung Quốc còn từ chối cho đội ngũ báo chí tháp tùng tổng thống đi cùng với đoàn xe của ông Obama.
    Cả hai nước đều cho rằng không nên thổi phồng những sự cố này, nhưng những căng thẳng này có thể dẫn đến suy nghĩ rằng Trung Quốc ngày càng có những bước đi thách thức Mỹ.
    Những rắc rối đối với Philippines càng cho thấy người kế nhiệm ông Obama sẽ phải đối mặt với những sự cố ngoại giao khó đoán như thế nào. Ông Duterte sau đó bày tỏ sự hối tiếc vì bình luận của mình. Một quan chức Nhà Trắng cho biết hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện trước tiệc tối của hội nghị các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại thủ đô Vientiane, Lào vào hôm 7/9.
    Bộ trưởng Lao động Philippines Silvestre Bello cho rằng ông Duterte có thể đã không ngần ngại đưa ra lời thóa mạ vì biết rằng ông Obama sẽ hết nhiệm kỳ vào tháng 1/2017. Đối với ông Dutert, "thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với một tổng thống sắp hết nhiệm kỳ" không phải là ưu tiên cao, ông Bello nói.
    Theo Trọng Nghĩa - VnExpress

    Chờ cái tôi của Pogba lên tiếng ở derby Manchester

    Nhật Anh
    09:00 ngày 10-09-2016
    Số tiền 89 triệu bảng mà Manchester United chi ra cho Paul Pogba có xứng đáng hay không phụ thuộc rất nhiều vào trận derby Manchester đêm nay. Pogba đã náu mình tại Champions League, lẩn trốn tại EURO, nhưng Old Trafford đêm nay phải được chứng kiến ma thuật của viên kim cương đen.
    Chờ cái tôi của Pogba lên tiếng ở derby Manchester
    Pogba có duyên với các trận derby. Đó là sự thật. Trong màu áo Juventus, các trận derby della Mole với đối thủ cùng thành phố Torino luôn chứng kiến Pogba tỏa sáng. Tiền vệ người Pháp thắng cả 8 lần đối đầu với Torino trong 4 năm khoác áo Bà đầm già, ghi được 4 bàn thắng, tạo ra hai đường kiến tạo thành bàn. Đặc biệt, Torino cũng là đối thủ duy nhất đóng vai nạn nhân cho những cú sút phạt của Pogba. Tất cả đều vào mùa trước.

    Dĩ nhiên, nói việc Pogba có duyên ghi bàn vào lưới Torino trong màu áo Juve thì sẽ làm được điều tương tự với Man City trong màu áo Man United là hơi phi thực tế. Song việc Pogba liên tục tỏa sáng trong các trận derby cho thấy rằng tiền vệ người Pháp không hề e ngại trước sự thù địch trên các khán đài. Sức ép càng lớn, Pogba càng… khoái, đá càng hay. 

    Điều này khác hoàn toàn so với câu chuyện ở cấp độ đội tuyển, khi sức ép dồn lên vai Pogba không đến từ sự thù địch mà là trách nhiệm quốc gia. Người Pháp không có xu hướng cay độc chỉ trích các trụ cột sau thất bại như ở Anh, Brazil hay Italia, chính điều này lại càng làm Pogba… khó đá. Những kẻ kiêu ngạo như Pogba dường như thích sự cay nghiệt hơn là cảm thông.

    Trở lại với trận derby Manchester, Pogba chẳng lạ gì Man City. Mùa trước, Juve của Pogba đã chạm mặt Man City tại vòng bảng Champions League. Trong cả hai lượt trận, bất chấp phong độ thê thảm tại Serie A, Pogba cùng các đồng đội vẫn biết cách vật ngửa Man City.

    Trong đó màn trình diễn tại Etihad của tiền vệ người Pháp xứng đáng được xếp điểm 10 chất lượng. Một mình Pogba đã gần như “cân” cả hàng tiền vệ Man City, chơi trên chân Yaya Toure hay David Silva. Bàn thắng thay đổi cục diện trận đấu của Mario Mandzukic đêm đó tới từ chính pha chuyền bóng hơn 40 mét của Pogba. Những tiếng la ó, chỉ trích Pogba trên khán đài sân Etihad đêm đó không thiếu. 

    Những CĐV Man City biết không sớm thì muộn Pogba cũng trở thành địch thủ của họ. Đêm nay, viễn cảnh ấy đã trở thành hiện thực, và nửa xanh thành Manchester có cớ để lo lắng. Những cái tôi lớn tại Man City giờ đều đã bị Pep Guardiola dập tan, từ Joe Hart, Yaya Toure đến Samir Nasri. Không thể nói các CĐV Man City hoàn toàn ủng hộ điều ấy, chiến thắng vang dội nhất lịch sử của họ trước gã hàng xóm Manchester United được bắt đầu từ cái tôi đầy riêng biệt Mario Balotelli với dòng chữ “Why always me” (Tại sao luôn là tôi) trên ngực áo.

    Triều đại Man City với Pep Guardiola có thành công hay không chưa ai có thể biết, nhưng nếu họ bị đánh bại bởi những cái tôi cực lớn tới từ Man United đêm nay, niềm tin về một đế chế thực sự sẽ bị giáng một đòn cực mạnh. Cái tôi lớn ấy của Man United không chỉ là Jose Mourinho, là Zlatan Ibrahimovic, mà còn là cả “viên kim cương đen” Paul Pogba.

    Paul Pogba mới chỉ thua đúng 1 trong số 17 trận derby các loại trong thời gian thi đấu tại Italia. Đó là trận thua Inter Milan 0-3 tại bán kết lượt về Coppa Italia mùa giải 2015/16. Còn lại trong 17 trận derby d’Italia với Inter và derby della Mole với Torino, Pogba thắng 13, hòa 3.
    Nguồn: Bongdaplus.vn

    Chạy show tiền tỉ rồi diễn hài dở tệ

    NAM THANH - Chủ Nhật, ngày 11/9/2016 - 02:35
    (PL)- Nghệ sĩ nổi tiếng đó đã đòi cát sê đến hơn 1 tỉ đồng cho chiếc ghế giám khảo một chương trình hài. Để rồi anh ta đến trễ về sớm, la mắng êkíp và diễn hài dở tệ.
    Đã đến chặng cuối năm 2016 nhưng hài vẫn đang là món giải trí ngon ăn nhất từ sân khấu đến truyền hình thực tế, dẫu không ít lần truyền thông và khán giả kêu la rằng hài ngày càng nhảm nhí. Thế nhưng dường như sự nhảm nhí đang tỉ lệ thuận với lượt xem, lượng rating…
    Nghệ sĩ tha hồ chạy show
    Ngoài các chương trình hài mang tính biểu diễn: Làng hài mở hội, Danh hài đất Việt, Già néo đứt dây, Ơn giời, cậu đây rồi!, Bí mật đêm Chủ nhật, Thử thách người nổi tiếng... thì cũng rất nhiều chương trình với tính chất tìm kiếm tài năng hài: Thách thức danh hài, Cười xuyên Việt, Cười xuyên Việt - Tiếu lâm hội, Đấu trường tiếu lâm, Học viện danh hài…
    Tiếng cười luôn cần thiết trong cuộc sống vì thế hài muôn đời luôn ăn khách. Thế nhưng nếu tiếng cười ngày càng nhạt nhẽo thì nghệ sĩ hài cũng dần trở nên nhàm chán trong mắt khán giả. Có thể thấy rõ những gương mặt nghệ sĩ hài: Hoài Linh, Việt Hương, Trấn Thành, Trường Giang, Thu Trang, Tiến Luật… xuất hiện ở tất cả kênh vào các tối trong tuần, bất kể đó là thi hài, thi hát, thi diễn hay tìm kiếm tài năng. Khán giả từng chứng kiến đạo diễn Đức Thịnh, giám khảo Đấu trường tiếu lâm, lãnh nhận trách nhiệm về tiết mục không tốt của đội mình. “Một tiểu phẩm tốt hay chưa tốt đều là công và lỗi của cả huấn luyện viên và thí sinh. Nhưng việc chưa hiểu rõ thí sinh, bận việc nên lơ là thí sinh là lỗi của chính tôi trước” - đạo diễn Đức Thịnh nói.
    Tiết mục về tình cảm gia đình của Duy Khương (trái) giúp anh trở thành quán quân Đấu trường tiếu lâm nhưng Duy Khương đang là một bản sao của Trấn Thành chứ chưa có màu sắc khác biệt. Ảnh: ĐIỀN QUÂN E&M
    Làm giá, đòi cát sê bạc tỉ
    Cụm từ “bận việc” nghệ sĩ Đức Thịnh nói là rất nhẹ nhàng. Đây là thời mà ca sĩ không đắt sô bằng nghệ sĩ hài bởi bất cứ chương trình nào từ ca hát, nhảy múa cho đến trắc nghiệm kiến thức cũng đều xuất hiện nghệ sĩ hài trong vai trò giám khảo, dẫn chương trình… Khi rạp đang ra mắt phim Nắng với sự tham gia của Hoài Linh, Trấn Thành, Thu Trang, Tiến Luật thì nhan nhản trên truyền hình là các sô hài của các gương mặt này. Phim đang còn hậu kỳ thì Việt Hương tiếp tục có mặt trong các chương trình: Đàn ông phải thế, Người nghệ sĩ đa tài, Làng hài mở hội, Lò võ tiếu lâm… Khi sô càng nhiều, nghệ sĩ càng “làm giá” với các nhà sản xuất. Không ít lần các nhà sản xuất phải chấp nhận cắn răng trả trên 1 tỉ đồng cho ghế giám khảo một chương trình hài cho một nghệ sĩ dẫu trong quá trình quay là đi trễ về sớm, la mắng êkíp thực hiện tại hiện trường… Rất nhiều nhà sản xuất đều cho rằng không có những gương mặt như Hoài Linh, Việt Hương, Trấn Thành, Trường Giang, Thu Trang… thì không ai coi.
    Nghệ sĩ dở sao có tài năng hay?
    Chính từ sự ham sô mà nghệ sĩ hài xuất hiện nhiều khi không biết nói gì, mở tivi chương trình nào cũng như nhau bởi chỉ từng đó gương mặt lui tới. Những nghệ sĩ hài này cũng đang lặp lại chính mình, thế nên sẽ khó lòng để họ đưa ra một định hướng hay chỉ dạy gì cho những tài năng hài mà họ đang ngồi ghế giám khảo, ghế huấn luyện viên trong vai trò tìm kiếm tài năng. Những ai thường đi xem ghi hình các chương trình hài có thể dễ dàng nhận thấy chính giám khảo đôi khi không ý thức mình đang nói gì. Trong một buổi ghi hình chương trình, giám khảo Trường Giang từng nói: “Không biết nói gì thì nói đại vậy chứ sao giờ”. Hay liên tục giám khảo Tiến Luật dùng từ “bựa” trên sóng truyền hình, một từ vốn được xem là không sạch.
    Giám khảo, huấn luyện viên đã thế, thí sinh còn tệ hơn. Một biên tập viên chương trình hài từng nói: “Nhiều khi chính mình cũng không hiểu mình đang biên tập cái gì. Sự thiếu sáng tạo trong các kịch bản hài là điều có thật. Không ít cái tên diễn viên hài mới nổi đến từ sự “nhây”… Như diễn viên Lê Lộc một câu cứ nói đi nói lại hoài năm, bảy lần cho đến khi khán giả cười hoặc biên tập ngán mà tự cắt”.
    Hài vẫn là cần thiết bởi cuộc đời luôn cần tiếng cười; thế nhưng thị trường cần những cây hài văn minh trong những chương trình văn minh. Chúng ta không thể phủ nhận công sức của các nhà sản xuất làm các chương trình tìm kiếm tài năng hài là để đi đến sự văn minh trong biểu diễn hài kịch. Nhưng với thị trường hài rơi vào ăn xổi, thiếu sự đầu tư chăm chút trong từng kịch bản, nghệ sĩ nóng lòng muốn nổi tiếng, giám khảo điên đảo chạy sô… như hiện tại thì e rằng tấm lòng của các nhà sản xuất rồi cũng sẽ trôi theo thị hiếu.
    Cứ diễn “nhây” là thành kịch bản hài
    Thực tế, hài hoàn toàn khác với ca nhạc, bởi nếu có một kịch bản hài tốt, diễn viên có thể “ăn tiền” nhiều lần với kịch bản như thế. Họ có thể diễn đi diễn lại một vở kịch suốt một năm với diễn viên, đạo cụ, sân khấu… cố định. Nhưng trong hiện tại, hầu như thị trường hài kịch Việt hoàn toàn thiếu vắng những kịch bản có đầu tư như thế.
    Ca sĩ Lý Hải, người lần đầu tiên ngồi ghế huấn luyện viên một chương trình hài - Học viện danh hài, thẳng thắn thừa nhận: “Thời gian qua hầu như hài nhảm tràn ngập, hài tình huống chỉ chiếm khoảng 30%. Tôi nghĩ rất nhiều người rõ kịch bản hài sân khấu lẫn điện ảnh đang thiếu; nhiều danh hài nhưng vẫn thiếu... Bởi chúng ta đang trông cậy vào bản năng ngôi sao của nghệ sĩ hài là chính. Ngôi sao tự hài với mảng miếng từ bản thân họ nên cố gắng diễn và “nhây” ra kịch bản”.
    NAM THANH

    Cháy nhà máy ở Bangladesh, 25 người chết


    Cảnh nhà máy đóng gói ở Bangladesh phát hỏa ngày 10.9 /// Reuters
    Cảnh nhà máy đóng gói ở Bangladesh phát hỏa ngày 10.9
    Ít nhất 25 người thiệt mạng và 50 người bị thương sau khi một nhà máy đóng gói 4 tầng ở gần thủ đô Dhaka của Bangladesh ngày 10.9 bị nổ nồi hơi rồi phát hỏa, theo CNN dẫn lời giới chức.
    Sự cố trên xảy ra vào lúc khoảng 8 giờ sáng ngày 10.9 (giờ địa phương) tại khu công nghiệp Tongi, cách Dhaka khoảng 20 km, trong lúc các công nhân chuẩn bị thay ca.
    Nguyên nhân vụ hỏa hoạn đang được điều tra, nhưng giới chức cho rằng vụ nổ nồi hơi có thể đã gây ra trận hỏa hoạn nói trên. “Tôi nghe một tiếng nổ lớn, rồi thấy khói và lửa phát ra từ nhà máy”, AFP dẫn lời nhân viên vận hành máy Rubel Hossain kể lại.
    “Có khoảng 100 người bên trong tòa nhà khi lửa bùng phát”, công nhân Mohammad Nayan cho phóng viên hay. Giới chức cho rằng số nạn nhân tử vong có thể còn tăng trong lúc lực lượng cứu hộ tìm người sống sót.
    Một số quan chức có mặt tại hiện trường khẳng định trên 20 đội cứu hỏa đã tham gia dập tắt đám cháy, vốn đã khiến một phần tòa nhà của nhà máy bị sập.
    Sự cố mới xảy ra chỉ vài tuần sau khi trên 100 người ngã bệnh do hít phải khí rò rỉ từ một nhà máy phân bón ở miền nam Bangladesh, theo Reuters.
    Văn Khoa

    Thỏa thuận ngừng bắn Syria nhận được ủng hộ lẫn hoài nghi


    Trong bức ảnh được cung cấp bởi Lực lượng phòng vệ dân sự Mũ bảo hiểm trắng, một người đàn ông đứng trên đống đổ nát sau một trận không kích tại phía Đông Allepo, Syria, ngày 09 tháng 09 năm 2016.
    Trong bức ảnh được cung cấp bởi Lực lượng phòng vệ dân sự Mũ bảo hiểm trắng, một người đàn ông đứng trên đống đổ nát sau một trận không kích tại phía Đông Allepo, Syria, ngày 09 tháng 09 năm 2016.

    Thổ Nhĩ Kỳ và một nhóm đối lập chính của Syria hôm thứ Bảy cam kết ủng hộ thỏa thuận ngừng bắn bí mật một phần và rất phức tạp được Mỹ và Nga đồng ý.
    Theo các điều kiện của thỏa thuận, một lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Syria sẽ bắt đầu vào lúc mặt trời lặn ngày thứ Hai để mở đường cho cứu trợ nhân đạo.
    Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, nước phái quân đội đến Syria hồi tháng trước, loan báo ủng hộ lệnh ngừng bắn và thỏa thuận được công bố ở Geneva sáng sớm thứ Bảy như là những điều kiện ban đầu cho một giải pháp chính trị dài lâu nhằm chấm dứt cuộc nội chiến đã kéo dài 5 năm tại Syria.
    Các lực lượng đối lập Syria hoan nghênh thỏa thuận, nhưng cũng bày tỏ hoài nghi về khả năng lệnh ngừng bắn được tôn trọng. Họ nói quân đội Syria và quân đội Nga đã không tôn trọng thỏa thuận trước đó.
    Ông Bassma Kodmani của Ủy ban Đàm phán cấp cao của Phe Đối lập Syria nói trong một thông báo rằng ảnh hưởng của Moscow đối với Syria là “cách thức duy nhất có thể khiến chế độ của ông Bashar al-Assad tuân thủ thỏa thuận.”
    Tin tức về hiệp ước đạt được ở Geneva không giúp giảm bớt căng thẳng cho tình hình ở Aleppo, nơi quân đội Syria tiếp tục cuộc hành quân tại các lãnh thổ do phe đối lập kiểm soát, dường như là cố mở rộng tối đa lãnh thổ mà họ chiếm được trước thời hạn chót để bắt đầu lệnh ngừng bắn.
    Một giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói nếu “bạo động hạ giảm” trong 7 ngày liên tiếp tại Syria và các hoạt động cứu trợ lớn được cho phép đưa vào Aleppo, thì “hai sự kiện chính của thỏa thuận này sẽ bắt đầu có hiệu lực.”
    Giới chức này lưu ý rằng các bình luận và chỉ trích về những điều kiện của thỏa thuận đã nhanh chóng “đi hơi lệnh hướng” trên các mạng xã hội. Ông nhấn mạnh rằng “chúng ta sẽ không thấy được tình hình lắng dịu xuống ở Syria ngay tức khắc.” Giới chức này nói thỏa thuận này kêu gọi “hạ giảm bạo động” bắt đầu từ lúc hoàng hôn ngày 12 tháng 9, thời điểm khởi đầu ngày lễ Eid của Hồi giáo. Nếu điều đó xảy ra, Mỹ và Nga sẽ bắt đầu phối hợp không kích chống nhóm Mặt trận thánh chiến Hồi giáo Nusra, và những nhóm khác như nhóm Nhà nước Hồi giáo. Sau khi đợt oanh kích ban đầu được tiến hành, thỏa thuận sẽ kêu gọi không quân Syria ngưng các cuộc tấn công.
    Thỏa thuận, đạt được sau các chuyến đàm phán ngoại giao con thoi, được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov công bố tại một cuộc họp báo hôm thứ Bảy ở Geneva.
    Ông Kerry nói: “Các cuộc không kích của quân đội Syria là nguyên nhân chính gây thương vong cho thường dân và tạo ra làn sóng người di tản, và là gây ra những vụ bạo động thù địch thường xuyên. Ngưng tất cả các hoạt động của không quân Syria tại những khu vực chính – những khu vực chính như được xác định – sẽ chấm dứt hành động thả bom thùng và đánh bom bừa bãi ở các khu dân cư."
    Ông Kerry nói điều này có thể sẽ “thay đổi tính chất của cuộc xung đột Syria.”
    Ông Lavrov nói với các phóng viên báo chí rằng Moscow trước đó đã thông báo các dàn xếp với chính phủ Syria và “sẵn sàng thực hiện các dàn xếp đó.”
    Ðặc sứ của Liên hiệp quốc về Syria, ông Staffan de Mistura đã xuất hiện cùng với ông Kerry và ông Lavrov ở Geneva để hoan nghênh thỏa thuận vừa đạt được giữa Nga và Mỹ. Ông nói nó “mở ra một cánh cửa cơ hội thực sự mà tất cả các bên liên quan trong khu vực và lẫn ngoài khu vực phải nên nắm lấy để đưa cuộc khủng hoảng sang một con đường khác, hạ giảm bạo động và sự đau khổ mà người dân Syria phải gánh chịu.”
    Ông Lavrov lưu ý rằng có những người muốn phá thỏa thuận này, do đó “không ai dám bảo đảm 100% thỏa thuận này sẽ thành công.”
    Nga muốn thấy Tổng thống Assad tiếp tục cầm quyền, trong khi phe đối lập ôn hòa và Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết rằng không có thỏa thuận chuyển tiếp để cho ông Assad tại chức thêm nữa.
    Hoa Kỳ cũng từ lâu nói rằng Tổng thống Assad không thể lãnh đạo được bất cứ chính phủ kế tiếp nào ở Syria, vì ông đã đàn áp dã man những người đối lập.”

    Tổng thống Philippines: Manila sẽ độc lập trong quan hệ với Hoa Kỳ

    000_FY8YJ.jpg
    Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trong lễ bế mạc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 8 tháng 9 năm 2016.
    AFP PHOTO
    Về tình hình quốc tế, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua (10/9) lên tiếng cam kết sẽ đi theo đường hướng độc lập trong quan hệ với Hoa Kỳ, một đồng minh chính của Manila lâu nay.
    Ông nói rõ không phải là một ‘fan’ của Mỹ. Tuyên bố của ông Duterte như vừa nêu được đưa ra sau chuyến công du ngoại quốc đầu tiên ở cương vị người đứng đầu chính phủ Manila.
    Tại Lào, do phát biểu thóa mạ của ông Rodrigo Duterte đối với người tương nhiệm Hoa Kỳ Barack Obama khiến cuộc gặp song phương đôi bên bị hủy. Tuy nhiên, sau khi tổng thống Philippines bày tỏ hối tiếc về lời nói đầy thóa mạ như thế, nguyên thủ hai nước Mỹ - Phi có cuộc gặp ngắn ngủi với nhau.
    Sau khi lên nhậm chức tổng thống Philippines vào cuối tháng 6 vừa qua, ông Rodrigo Duterte cho tiến hành chiến dịch chống tội phạm ma túy với lệnh bắn bỏ.
    Tính đến nay có chừng 3.000 người bị giết trong chiến dịch đó. Giới bảo vệ nhân quyền cáo buộc trong số những người bị sát hại có nhiều trường hợp không theo đúng qui định của luật pháp.
    Chỉ trích từ phía Liên hiệp quốc và cả tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama khiến ông Duterte phản ứng và có những tuyên bố, phát biểu thiếu kiềm chế, xúc phạm như vừa qua.
    Trong một diễn tiến liên quan, vào tối thứ sáu vừa qua, trong chặng dừng ở Indonesia, tổng thống Philippines thông báo là Trung Quốc có hứa sẽ giúp xây dựng những trung câm cai nghiện cho những người Philippines dùng ma túy đá.

    Ông Trump đả phá chính sách ngoại giao Mỹ trên đài Nga

    10/09/2016 10:15 GMT+7
      TTO - Tỉ phú Trump vừa có cuộc phỏng vấn phát trên Đài RT của Nga, trong đó ông chỉ trích chính sách ngoại giao của Mỹ và dè bỉu sự dối trá của truyền thông trong nước.
      ​Ông Trump đả phá chính sách ngoại giao Mỹ trên đài Nga
      Ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: AP
      Theo Washington Post, chương trình phỏng vấn này phát sóng tối 8-9 trên Đài Russia Today (RT) của Nga.
      Trong đó, ông Trump trò chuyện với nhà báo Larry King về cuộc đua vào Nhà Trắng, về sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Iraq và Trung đông, về vụ tấn công mạng bị cáo buộc do các hacker Nga thực hiện nhằm vào cơ sở dữ liệu của Đảng Dân chủ vừa qua.
      Đài RT của Nga được phát sóng tại nhiều nước bằng tiếng Anh và tiếng Nga và theo Washington Post đài này được sự tài trợ ngân sách từ chính phủ Nga.
      Cuộc phỏng vấn được phát sóng vào đúng thời điểm ông Trump đang đối mặt với những chỉ trích liên tục về việc đã dành quá nhiều lời ngợi ca, tán dụng Tổng thống Nga Vladimir Putin. Điều này gây khó chịu với nhiều thành viên trong Đảng Cộng hòa và khiến họ xa lánh ông Trump.
      Trước đó, trong một diễn đàn phát sóng tối 7-9 trên Đài NBC, ông Trump vẫn tiếp tục tán tụng ông Putin, nói rằng tổng thống Nga là một nhà lãnh đạo giỏi hơn ông Obama.
      Trở lại với nội dung cuộc phỏng vấn trên Đài RT, khi được hỏi điều gì khiến ông ngạc nhiên nhất trong quá trình hoạt động chính trị, ông Trump trút giận lên báo giới Mỹ.
      Ông nói: "Ồ, tôi nghĩ đó là sự thiếu trung thực của truyền thông. Truyền thông luôn không trung thực một cách không thể tin nổi. Ý tôi là họ sẽ lấy một câu nói của anh vốn rất hoàn hảo, rồi họ cắt xén, rút gọn hoặc kéo dài hay làm gì đó với nó. Và rồi thốt nhiên nó không còn hay ho như lúc anh thực sự nói ra nữa. Có một sự thiếu trung thực khủng khiếp với truyền thông. Không phải tất cả, đương nhiên là thế, nhưng thiếu trung thực khủng khiếp".
      Gần đây chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump đã gỡ bỏ lệnh cấm với nhiều cơ quan báo chí khác nhau, trong đó có cả tờ Washington Post với lý do ông cáo buộc các đơn vị này đã không khách quan khi đưa tin.
      Ông Trump cũng bác bỏ những cáo buộc cho rằng ông không có một phương án nào trong việc giải quyết nhóm khủng bố IS. Ông nói ông có "một kế hoạch rất riêng" và đả phá chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời ông Obama và bà Clinton cùng cựu tổng thống George W. Bush.
      Ông nói: "Bà Hillary Clinton cùng với các chính sách của bà ấy và ông Barack Obama - anh biết rồi đấy, trông mà xem, chúng ta nhẽ ra không nên can thiệp vào Iraq. Vậy thôi. Chúng ta lẽ ra không nên vào đó. Nhưng một khi đã tiến vào rồi, thì Larry này, chúng ta lẽ ra cũng không nên rút đi như cách chúng ta đã rút. Và cách họ rút đi đã thực sự tạo ra IS, nếu anh nghĩ về điều đó. Chúng ta đã rút đi một cách ngu ngốc, kinh tởm thay vì phải để lại một số binh sĩ".
      Khi ông Larry King hỏi ông Trump là ông có tin một số thông tin truyền thông nói rằng các hacker người Nga đã tấn công cơ sở dữ liệu của Đảng Dân chủ để gây ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử tại Mỹ không, ông Trump nói ông không tin chuyện đó là như vậy.
      Ông nói: "Tôi nghĩ chuyện đó không thể là như vậy. Tôi cho rằng có lẽ Đảng Dân chủ đặt điều thôi. Ai mà biết được chứ? Nhưng tôi nghĩ điều đó là không thể. Tôi hi vọng nếu có ai đó đang làm gì đó thì sẽ có người phát hiện ra và có thể ngăn chặn nó vì điều đó hoàn toàn không phù hợp".
      Tuy nhiên chiến dịch tranh cử của ông Trump sau đó cho biết họ không hề biết cuộc phỏng vấn đó sẽ được phát sóng trên Đài RT.
      Một phát ngôn viên của chiến dịch cho biết: "Ông Trump đã ghi hình một cuộc phỏng vấn ngắn với ông Larry King như một sự ủng hộ với ông King. Những gì ông Larry King làm với nội dung cuộc phỏng vấn là tùy thuộc ông ấy; chúng tôi không có liên quan gì".
      D. KIM THOA

      Bắt trạm phó quản lý bảo trì đường thủy nội địa vì thầu đề

      GIA TUỆ - Thứ Bảy, ngày 10/9/2016 - 16:44
        (PLO)- Công an triệt phá đường dây thầu đề ở Vĩnh Thạnh, bắt tổng cộng 14 đối tượng.
        Chiều 10-9, Đại tá Trần Ngọc Hạnh - Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì họp báo thông tin vụ PC45 phối với các đơn vị PK20, PC68 và PA71 triệt phá thành công đường dây thầu đề ở Vĩnh Thạnh vào chiều 9-9, bắt giữ 14 đối tượng có liên quan.
        “Đây là đường dây thầu đề lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn bị triệt phá. Hiện Cơ quan CSĐT tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các hành vi, phân loại đối tượng để xử lý vì có một số đối tượng có con nhỏ dưới 36 tháng, có trường hợp cả hai vợ chồng cùng bị bắt” - Đại tá Trần Ngọc Hạnh cho biết.
        Đại tá NGuyễn Văn Thuận - Phó Giám đốc, Thủ trương Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ (bìa phải) có mặt chỉ đạo đánh án tại hiện trường - ảnh CTV P.T
        Đại tá Nguyễn Văn Thuận - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ (bìa phải), có mặt chỉ đạo đánh án tại hiện trường - ảnh CTV PT
        Theo thông tin từ Công an TP Cần Thơ, khoảng 16 giờ 30 phút chiều 9-9, trên 130 cán bộ, chiến sĩ Công an TP Cần Thơ gồm lực lượng của PC45, PK20, PC68 đồng loạt ập vào 15 địa điểm tổ chức ghi số đề trên địa bàn các xã Thạnh Quới, xã Thạnh Tiến và thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ).
        Tại hiện trường, lực lượng công an tạm giữ 14 người có hành vi tổ chức ghi số đề, liên quan đến đường dây số đề, trong đó có Đỗ Ngọc Tính (36 tuổi, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) - Trạm phó Trạm Quản lý bảo trì đường thủy nội địa Thạnh An (Công ty CP Quản lý bảo trì Đường thủy nội địa số 13). 
        Tại các địa điểm ghi đề, lực lượng công an thu giữ tang vật gồm gần 600 triệu đồng tiền mặt, 21 điện thoại các loại (có chứa nội dung tin nhắn ghi đề - PV), 60 phơi số đề với tổng số tiền trên phơi 300 triệu đồng…
        Lê Thành Phúc (40 tuổi) - cầm đầu đường dây thầu đề - ảnh CTV P.T
        Lê Thành Phúc (40 tuổi) - cầm đầu đường dây thầu đề. Ảnh: CTV PT
        Tang vật thu giữ khi triệt phá đường dây thầu đề - ảnh CTV P.T
        Tang vật thu giữ khi triệt phá đường dây thầu đề. Ảnh: CTV PT
        Bước đầu qua khai thác, tất cả đã thừa nhận hành vi tổ chức ghi đề, trong đó Lê Thành Phúc giữ vai trò cầm đầu, những người còn lại là tay em.
        Riêng Đỗ Ngọc Tính là trạm phó Trạm Quản lý bảo trì đường thủy nội địa Thạnh An thừa nhận được Phúc trả công 3 triệu đồng/tháng để cộng phơi đề.
        Theo Đại tá Trần Ngọc Hạnh, đường dây thầu đề nói trên hoạt động từ lâu, trong đó chủ yếu tập trung địa bàn huyện Vĩnh Thạnh nên công an thành phố xác lập chuyên án để đấu tranh.
        “Nhóm này hoạt động rất tinh vi, kết nối với nhau rất chặt chẽ, phân công cảnh giới và thường xuyên thay đổi số điện thoại… Lực lượng công an phải sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, đồng loạt ra quân cùng một lúc tại các địa điểm mới triệt phá và bắt giữ được các đối tượng” - Đại tá Hạnh nói.
        Thượng tá Nguyễn Phú Thương - Phó Trưởng phòng PC45 Công an TP Cần Thơ cũng cho biết: “Đường dây thầu đề ở Vĩnh Thạnh có quy mô, có nhiều chân rết không chỉ ở Cần Thơ mà có quy mô liên tỉnh. Có ngày số tiền phơi hàng trăm triệu đồng… Hiện PC45 trong quá trình mở rộng điều tra và từ 15 điểm chính vừa triệt phá sẽ lần ra có hàng chục các chân rết khác và liên quan đến cả An Giang và Kiên Giang”.
        GIA TUỆ

        Vụ nợ nần ở huyện nông thôn mới Phong Điền: Làm giảm sút lòng tin đối với cán bộ và nhân dân


        Trụ sở UBND huyện Phong Điền
        Ông Võ Thành Thống, chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho biết như trên khi nói về vụ huyện nông thôn mới Phong Điền nợ tiền thưởng. Ông Thống cho hay, vụ việc không quá nghiêm trọng về mặt tài chính, nhưng đã làm giảm sút lòng tin của cán bộ, nhân dân đặc biệt là làm cho người được khen thưởng giảm sút sự nhiệt tình, phấn đấu trong phong trào thi đua, khen thưởng của TP…
        Như Lao Động đã thông tin, thời gian qua, nhiều CBCC ở huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ bức xúc trước việc được khen thưởng và đã nhận đủ bằng khen, giấy khen, nhưng tiền thưởng thì không thấy đâu. Phòng Nội vụ huyện Phong Điền cho biết kinh phí khen thưởng năm 2016 được UBND huyện giao 531 triệu đồng (không bao gồm sự nghiệp giáo dục và ngân sách xã). Tuy nhiên, số tiền này hiện đã hết sạch vì đã chi khen thưởng tồn đọng của năm 2015 là 471 triệu đồng và một số phong trào năm 2016 gần 60 triệu đồng. Hiện các quyết định khen thưởng tổng kết kinh tế - xã hội năm 2015 và các phong trào năm 2016 đã ký ban hành với 219 tập thể và 605 cá nhân có tổng số tiền thưởng gần 500 triệu đồng đã không có tiền để chi trả. 
        Sở dĩ có chuyện bức xúc này là do huyện Phong Điền tập trung xây dựng nông thôn mới nên đã khen thưởng nhiều để khích lệ dẫn đến thâm hụt nguồn chi. Từ đây dẫn đến việc phải lấy tiền thưởng của năm sau chi trả nợ cho năm trước. 
        Ông Nguyễn Văn Sử-Chủ tịch UBND huyện Phong Điền xác nhận có vụ việc xảy ra và cho biết đã kéo dài 3 năm, gây dư luận không tốt. Hiện tại, huyện đang làm báo cáo bằng văn bản, đồng thời xin ý kiến tập thể thường trực Huyện ủy để xin bổ sung nguồn chi trả khen thưởng cho các cá nhân, tập thể. 
        Được biết, Phong Điền là huyện vùng ven của TP.Cần Thơ, hiện có 6 xã và 1 thị trấn. Qua 5 năm xây dựng nông thôn mới, huyện này đã huy động được 1.813 tỉ đồng để thực hiện các tiêu chí. Tháng 5 vừa qua, huyện Phong Điền đã long trọng tổ chức lễ công nhận trở thành huyện Nông thôn mới đầu tiên của TP.Cần Thơ… 
        Hiện tại, huyện Phong Điền hiện còn các hình thức khen cấp TP và các phong trào phát động theo kế hoạch đã đăng ký đến cuối năm 2016…. dự kiến phải còn phải chi đến 1,35 tỷ đồng. Do vậy, Phòng Nội vụ huyện Phong Điền đề xuất cấp bổ sung kinh phí khen thưởng hơn 1,84 tỷ đồng.                  
        Hiện UBND đã chỉ đạo huyện Phong Điền nhanh chóng rà soát, báo cáo vụ việc báo chí nêu. Theo đó, đầu tuần sau, huyện Phong Điền phải báo cáo cho UBND TP Cần Thơ nắm toàn bộ vụ việc, nguyên nhân dẫn đến việc nợ nần và hướng giải quyết.

        Sửa sai vụ di dời mộ ở Khánh Hòa

        Liên quan đến vụ di dời 147 phần mộ ở khu vực núi Hòn Rớ 2, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào cuối tháng 7/2016, ngày 9/9, lực lượng chức năng thành phố Nha Trang đã tổ chức đưa những phần mộ đang chôn cất ở nghĩa trang phía bắc Nha Trang về nghĩa trang xã Phước Đồng để cải táng; đồng thời, tiến hành giám định ADN để người dân nhận biết được chính xác phần mộ là thân nhân của mình.

        Các phương án này được thực hiện theo nguyện vọng của những hộ có phần mộ đã bị di dời. 

        Ông Nguyễn Văn Hưởng, Chủ tịch UBND xã Phước Đồng cho biết, địa phương đã dành 248 m2 đất ở nghĩa trang để xây dựng 147 phần mộ khang trang, theo đúng quy cách người dân yêu cầu. Các hộ đã đến đây kiểm tra các phần mộ và thấy rất yên tâm. Bên cạnh đó, 5 phần mộ được tiến hành giám định ADN từ hài cốt theo nguyện vọng của thân nhân. Tất cả chi phí di dời, xây dựng những phần mộ ở địa điểm mới được chủ đầu tư dự án ở khu núi Hòn Rớ 2 là Công ty TNHH Thanh Trúc chi trả. Địa phương và chủ đầu tư đã tích cực khắc phục giải quyết dứt điểm vụ việc nên người dân đồng thuận với cách thực hiện trên.

        Ông Ngô Văn Mơ, 64 tuổi, phường Vĩnh Trường, thân nhân của 10 phần mộ cho hay, đa số người dân đã yên tâm với phương án chính quyền địa phương thực hiện. Đây là chuyện tâm linh nên người dân mong muốn những phần mộ của người đã khuất sớm được yên ổn.

        Vào cuối tháng 7 vừa qua, tại khu vực núi Hòn Rớ 2, xã Phước Đồng, người dân phát hiện những phần mộ được chôn cất ở đây bị đào bới và hài cốt được di dời đến chôn cất ở nghĩa trang phía bắc Nha Trang. Tại khu vực này, Công ty TNHH Thanh Trúc đang triển khai dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp có quy mô trên 9 ha. Dự án này được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt vào đầu năm 2015. Người dân bức xúc cho rằng, phía Công ty TNHH Thanh Trúc và UBND xã Phước Đồng đã không thông báo trực tiếp để họ di dời những phần mộ. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ việc.

        Trong tháng 8, Công ty TNHH Thanh Trúc và UBND xã Phước Đồng đã tổ chức đối thoại nhiều lần với người dân nhằm giải quyết dứt điểm vụ việc. Tại các buổi thoại, người dân yêu cầu chính quyền địa phương và Công ty TNHH Thanh Trúc thực hiện, giám định ADN để người dân nhận biết được chính xác phần mộ là thân nhân của mình, tiến hành cải táng và làm một khu thờ chung cho những phần mộ đã bị di dời. Đại diện Công ty TNHH Thanh Trúc đã xin lỗi người dân trong vụ việc này.
        Nguyên Lý

        Bảo đảm quyền lập hội của công dân


        Thứ Bảy, 10/09/2016, 04:16:36
         Font Size:     |        Print
        Sáng 9-9, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) bế mạc Hội nghị đại biểu QH hoạt động chuyên trách. Trong phiên bế mạc, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng và sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, các đại biểu đã thảo luận dự thảo Luật về Hội.
        Thảo luận về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng trong dự thảo Luật về Hội, một số ý kiến tán thành luật này không áp dụng đối với các tổ chức chính trị - xã hội được quy định trong Hiến pháp, gồm: MTTQ Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Theo phân tích của các đại biểu, đây là các tổ chức chính trị - xã hội có vị trí, vai trò đặc biệt trong hệ thống chính trị ở nước ta, được giao thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng và được Đảng bố trí các cán bộ chủ chốt trong ban lãnh đạo, được Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất, ngân sách hoạt động; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ chuyên trách. Nếu xác định vị trí, vai trò của các tổ chức này là các hội thuần túy mang tính chất xã hội tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm và chịu sự điều chỉnh của Luật về Hội là chưa phản ánh đúng bản chất và thực tế sự phát triển lịch sử của các tổ chức này trong hệ thống chính trị ở nước ta. Hơn nữa, một số tổ chức chính trị - xã hội đã được điều chỉnh trong các luật, pháp lệnh khác như Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Pháp lệnh Cựu chiến binh.
        Về quy định “Đối với các hội thành lập do nhu cầu của Đảng và Nhà nước, được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng và một số đại biểu không đồng tình và cho rằng, các hội này phải thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm. Nhà nước chỉ hỗ trợ khi các hội tham gia thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.
        Về việc áp dụng luật đối với người nước ngoài cư trú và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, thành lập hội của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài đăng ký và hoạt động tại Việt Nam, một số đại biểu tán thành dự thảo luật quy định việc áp dụng luật đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc thành lập và hoạt động hội tại Việt Nam, nhưng để bảo đảm rõ ràng, minh bạch thì cần quy định ngay trong luật. Đồng thời, luật phải có những quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục chặt chẽ, bảo đảm các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động hội phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

        Đại gia ngành bia sắp nắm giữ hàng loạt khu "đất vàng"

        10/09/2016 08:01

        Bên cạnh ngành nghề kinh doanh chính và truyền thống là bia, rượu, nước giải khát hàng đầu Việt Nam, Sabeco đã nhăm nhe nhảy vào bất động sản nhờ có lợi thế về quỹ đất đắc địa.

        Quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thời gian gần đây luôn được giới đầu tư tài chính quan tâm, nhất là mới đây có thông tin Sabeco sắp lên sàn càng làm tăng thêm độ "nóng" việc thoái vốn nhà nước tại Sabeco càng được giới đầu tư quan tâm.
        Vì ngoài việc được biết tới là một trong những hãng bia làm ăn hiệu quả nhất Việt Nam hiện nay, Sabeco còn đang nắm giữ trong tay nhiều quỹ "đất vàng" đắc địa khiến nhà đầu tư nào cũng phải thèm muốn.
        Nhưng mới đây, Thủ tướng đã chỉ đạo khi bán cổ phần tại 12 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có Sabeco là tính riêng giá trị quyền sử dụng đất. Ông Bùi Đức Thụ, Trưởng ban công tác đại biểu Quốc hội cho rằng, việc này là để tránh trường hợp nhà đầu tư sở hữu đất vàng.
        Sabeco
        Sabeco nắm trong tay nhiều khu đất vàng
        Từ năm 2010, Sabeco đã nhăm nhe nhảy vào địa ốc nhờ quỹ đất đất đắc địa của mình. Cụ thể, Sabeco đã thành lập công ty đầu tư cơ sở hạ tầng, một số công ty BĐS để khai thác các mặt bằng "vàng" ngay tại trung tâm thành phố và một số địa điểm đang là nhà kho, nhà máy sau khi di dời.
        Đơn cử như: Công CP KD hạ tầng khu công nghiệp Sabeco; Công ty CP Bất động sản Bến Vân Đồn; Công ty CP Bất động sản Sabeco; Công ty CP Đầu tư thương mại Tân Thành; Công ty CP Đầu tư và Phát triển không gian ngầm và Công ty CP Rồng Vàng Phương Đông;...
        Bên cạnh đó, Sabeco còn hợp tác với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và Co.opMart trong đầu tư các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn để phát triển hệ thống bán lẻ sản phẩm.
        Được biết, hiện Sabeco đang sở hữu những khu đất "vàng" tại kho 46 Vân Đồn quận 4; số 4 Thi Sách, số 2-4-6 Hai Bà Trưng (quận 1); số 66 Tân Thành (quận 5); số 187 Nguyễn Chí Thanh (quận 5); số 18/3B Phan Huy Ích (quận Tân Bình); số 474 Nguyễn Chí Thanh (quận 5);...
        Trong đó, Sabeco đang tái đầu tư khu đất 187 Nguyễn Chí Thanh (quận ) rộng 1,7ha thành một trong những nhà máy bia xanh của khu vực.
        Theo kế hoạch, bên cạnh việc đặt trụ sở chính hoạt động, doanh nghiệp này còn sử dụng một diện tích đất khá lớn để xây dựng một khu truyền thống để thu hút khách tham quan, học hỏi lịch sử phát triển của ngành bia Việt Nam.
        Tại khu đất tại số 66 Tân Thành, Sabeco đầu tư phát triển thành khu phức hợp cao ốc và trung tâm thương mại Tân Thành. Trong khi đó, khu đất "vàng" số 2-4-6 Hai Bà Trưng (trước đây là nhà kho của Sabeco) cũng đã được quy hoạch phát triển thành khu thương mại văn phòng cao cấp. Đây là khu đất tiếp giáp với 4 mặt tiền đường Đông Du, Hai Bà Trưng, Thi Sách và công trường Mê Linh.
        Đầu năm 2015, Sabeco Pearl được thành lập nhằm khai thác dự án trên khu đất này. Hiện tại, Sabeco Pearl đang có 4 cổ đông sáng lập với tỷ lệ sở hữu gần bằng nhau gồm: Công ty CP Attland (23%), Sabeco (26%), Công ty CP Đầu tư Mê Linh (25,5%) và Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hà An (25,5%).
        Nhưng ngay sau đó, khoảng giữa năm 2016, Công ty này đã phê duyệt phương án thoái toàn bộ 26% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại Sabeco Pearl, chính thức từ bỏ dự án “đất vàng” do vướng quy định không được đầu tư ngoài ngành.
        Theo một thành viên HĐQT của Sabeco, 9 khu đất của Sabeco là “tội đồ” khiến giá đợt IPO trong năm 2015 tăng cao. Song, những khu đất đó không phải sở hữu của Sabeco mà chỉ là quyền ưu tiên số 1 về thuê.
        Theo kế hoạch, Sabeco rất mong thực hiện tòa tháp bia Sài Gòn tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng, tuy nhiên vướng trả tiền đất giá cao hơn 1.000 tỷ đồng, trong khi nguồn vốn bỏ ra lại phải phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, diện tích Sabeco sử dụng chỉ chiếm chưa đến 3% diện tích xây dựng tòa tháp này, 97% còn lại phải cho thuê… nhưng theo Nghị định 97 lại không được kinh doanh ngoài ngành nên huỷ bỏ kế hoạch trên.
        Không những thế, doanh nghiệp này còn có những bất động sản tại Hà Nội cũng được đánh giá có tiềm năng không hề kém cạnh.
        (Theo Trí thức trẻ)

        Chưa hoàn thiện, BĐS Myanmar đã mang về cho bầu Đức triệu 'đô'

        (VTC News) - Mặc dù mới triển khai giai đoạn 2 nhưng hiện tại, bất động sản Myanmar đã mang về cho bầu Đức doanh thu triệu "đô".

        Từng thắng lớn với bất động sản Việt Nam, nhưng trước khi thị trường nhà đất Việt Nam lao dốc, bầu Đức đã tìm một thị trường mới được cho là tiềm năng hơn. Đó là thị trường bất động sản Myanmar. Vì vậy, Hoàng Anh Gia Lai đã rót rất nhiều tiền cho các dự án ở Myanmar.
        Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố tài liệu phục vụ cho kỳ đại hội cổ đông năm 2016. Một trong những vấn đề được nhà đầu tư quan tâm chính là bất động sản. Trong quý 2/2016, do thanh lý một số dự án kém hiệu quả, Hoàng Anh Gia Lai đã phải hứng chịu khoản lỗ khủng.
        Tài liệu cho thấy, ở mảng bất động sản, năm nay Hoàng Anh Gia Lai không mặn mà với thị trường Việt Nam mà tập trung phát triển và đầu tư tiếp giai đoạn 2 dự án Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center ở thành phố Yangon. Hoàng Anh Gia Lai sẽ rót 230 triệu USD cho dự án 2.

        myanmar center

        Chưa hoàn thiện, bất động sản Myanmar đã mang về cho bầu Đức triệu "đô" 


        Myanmar Center khởi công từ năm 2013 với tổng vốn đầu tư dự kiến là 440 triệu USD. Đây là dự án hứa hẹn mang lại lợi nhuận khủng cho Hoàng Anh Gia Lai vì Tập đoàn mua đất từ thời giá bất động sản Yangon chưa sốt.
        Myanmar Center là Khu phức hợp bất động sản gồm trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn 5 sao và căn hộ cao cấp tại Yangon. Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thiện và đi vào hoạt động.
        Hoàng Anh Gia Lai cho biết, cao ốc văn phòng thuộc khu phức hợp này đã cho thuê đạt công suất 60%, trung tâm thương mại cho thuê được 95% và khách sạn 5 sao đã chính thức hoạt động từ tháng 8/2016.
        Nhờ đó, Myanmar Center đã mang về cho Hoàng Anh Gia Lai doanh thu 165 tỷ đồng (tương đương 7,4 triệu USD) trong quý 2/2016.
        Doanh thu này dự kiến sẽ tăng vọt trong các tháng tiếp theo. Hoàng Anh Gia Lai nhận định, vào các tháng cuối năm 2016, cao ốc văn phòng sẽ đạt công suất thuê khoảng 80%, trung tâm thương mại đạt tỷ lệ cho thuê 100%, khách sạn 5 sao đạt công suất thuê khoảng 70%. Tổng doanh thu có thể đạt 950 tỷ đồng.
        Như vậy có thể thấy, dù giai đoạn 2 của Myanmar Center mới vừa được triển khai nhưng giai đoạn 1 đã mang về nguồn thu không nhỏ cho Hoàng Anh Gia Lai.
        Trong khi bất động sản Myanmar đang bắt đầu ra trái ngọt cho Hoàng Anh Gia Lai thì tập đoàn này tiếp giảm dần tỷ trọng bất động sản trong tổng đầu tư.
        Vào ngày 3/5/2016, Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh (HAN), công ty con trong Tập đoàn đã thông qua phương án chào bán cổ phần riêng lẻ với tổng lượng chào bán là 56 triệu cổ phần cho công ty cổ phần Đầu tư phát triển công nghiệp và vận tải. Hoàng Anh Gia Lai thông báo nghiệp vụ này đã hoàn tất vào ngày 11/5/2016.
        Bên cạnh đó, trong kỳ, Hoàng Anh Gia Lai cũng mạnh tay thanh lý các dự án bất động sản khiến doanh thu từ lĩnh vực này tăng vọt. Cụ thể, doanh thu thanh lý bất động sản đầu tư tăng từ 215 tỷ đồng hồi cuối năm 2015 lên 483 tỷ đồng cuối quý 2/2016. Doanh thu từ bán căn hộ cũng tăng từ 78 tỷ đồng lên 179 tỷ đồng.
        Hiện tại, nông nghiệp đang đóng góp rất lớn cho tổng doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai, trong đó bò mang lại nhiều nguồn lợi nhất. Doanh thu từ bán bò chiếm ưu thế khi đạt 1.864 tỷ đồng, chiếm 48% tổng doanh thu.
        Bảo Linh

        Vì sao 670 tỷ đồng tiền gửi của ACB 'bốc hơi' vào tay siêu lừa Huyền Như

        Cựu phó phòng quản lý quỹ ngân hàng ACB Huỳnh Thị Bảo Ngọc bị cáo buộc đã nhận gần 4 tỷ đồng hoa hồng, giúp sức cho siêu lừa Huyền Như chiếm đoạt gần 670 tỷ đồng tiền gửi của ACB.

        VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng đề nghị truy tố Huỳnh Thị Bảo Ngọc (44 tuổi, nguyên phó phòng quản lý quỹ ngân hàng ACB) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt cao nhất tới án tù chung thân. Phiên xử dự kiến mở ngày 23-24/9 tại TAND Hà Nội.
        Theo cơ quan công tố, ngày 22/3/2010, Thường trực HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) thống nhất chủ trương "ủy thác cho các cá nhân để gửi tiền đồng, USD tại các tổ chức tín dụng".
        Tổng giám đốc Lý Xuân Hải phê duyệt gửi 1.500 tỷ đồng trong thời hạn 6 tháng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank). Ông Hòa chỉ đạo Bảo Ngọc và Huỳnh Thị Ngọc Ánh (phó phòng kế toán) liên hệ các chi nhánh, phòng giao dịch của Vietinbank thăm dò lãi suất huy động tiền gửi, yêu cầu mức lãi suất tối thiểu từ 17,5% đến 17,8%/năm.
        Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, Bảo Ngọc liên hệ với Huỳnh Thị Huyền Như (quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - chi nhánh Vietinbank TP HCM) thỏa thuận lãi suất gửi có kỳ hạn từ 18,8% đến 20%/năm, tùy theo thời điểm. Lãi suất này bao gồm lãi suất trong hợp đồng 14%/năm, trả lãi sau; ngoài hợp đồng 4,8-6%/năm (trả riêng cho Bảo Ngọc 1-1,5%/năm). Lãi suất ngoài hợp đồng trả trước vào tài khoản của người gửi được mở tại Vietinbank TP HCM và chỉ được rút khi đến hạn thanh toán. Riêng Bảo Ngọc được trả trước theo chỉ định của cô ta mỗi lần gửi tiền.
        Từ ngày 21/7/2011 đến ngày 5/9/2011, Bảo Ngọc chỉ định 17 nhân viên gửi tiền và ký 32 Hợp đồng ủy thác gửi tiền với ACB đồng thời ký 32 hợp đồng gửi tiền với Vietinbank TP HCM. ACB đã chuyển gần 670 tỷ đồng vào tài khoản thanh toán của 17 nhân viên mở tại Phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank TP HCM.
        Nhận số tiền trên, Huyền Như chuyển hơn 10 tỷ đồng vào tài khoản của nhân viên ACB để trả lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng; chuyển gần 4 tỷ đồng vào tài khoản của Huỳnh Thị Chiêu Uyên (chị gái của Bảo Ngọc) trả lãi chênh lệch riêng cho Bảo Ngọc.
        Theo nội dung hợp đồng gửi tiền, các chủ tài khoản tiền gửi đã ký các lệnh chi để chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, Bảo Ngọc không yêu cầu 17 nhân viên gửi tiền phải nhận các thẻ tiết kiệm để quản lý.
        Nhà chức trách cho rằng lợi dụng các điều kiện do Ngọc tạo ra ở trên, Huyền Như đã chiếm đoạt gần 670 tỷ đồng tiền gửi bằng việc làm giả 9 lệnh chi của 6 chủ tài khoản, chuyển hơn 120 tỷ đến tài khoản người khác. Huyền Như còn lập 89 thẻ tiết kiệm, tổng số tiền hơn 530 tỷ đồng và không giao cho các chủ thẻ.
        Trong một vụ án được điều tra trước đó, Huyền Như với cáo buộc chủ mưu gây thiệt hại gần 4.000 tỷ đồng trong đó có hành vi chiếm đoạt số tiền trên đã bị tuyên án tù chung thân.
        Tại phiên phúc thẩm tháng 1/2015, ngoài giữ nguyên mức án với Huyền Như, TAND Tối cao tại TP HCM đã kiến nghị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố một số người "giúp sức" cho siêu lừa này, trong đó có Bảo Ngọc.
        Trong quá trình điều tra, Bảo Ngọc không khai nhận việc yêu cầu Huyền Như phải trả riêng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng 1-1,5%/năm. Tuy nhiên, cơ quan công tố xác định Bảo Ngọc đã giúp sức cho Huyền Như chiếm đoạt số tiền trên nên cấu thành hành vi lừa đảo.
        Chị gái của Bảo Ngọc đã tự nguyện giao nộp gần 3,2 tỷ đồng trong tổng số gần 4 tỷ Huyền Như chuyển vào tài khoản trước đó nên được miễn trách nhiệm hình sự dù cô ta khai báo gian dối nhằm che giấu hành vi của em gái.
        Liên quan việc ủy thác gửi tiền trên, một loạt lãnh đạo cấp cao của ACB bị tuyên phạt về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, ông Nguyễn Đức Kiên (cựu phó chủ tịch ACB) án 18 năm, ông Lý Xuân Hải (cựu tổng giám đốc ACB) lĩnh 8 năm tù. Ba phó chủ tịch HĐQT ACB gồm Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang bị phạt 3-5 năm, cựu phó tổng giám đốc Huỳnh Quang Tuấn chịu hình phạt 2 năm.
        Mai Chi

        Quán quân Học viện ngôi sao bị loại khỏi Vietnam Idol


        Mất cơ hội tranh giải quán quân của Vietnam Idol nhưng Thảo Nhi lại cho rằng đây là kết thúc “happy ending” bởi cô đã bộc lộ cá tính âm nhạc.
        Gala 8 cuộc thi Vietnam Idol diễn ra tối 9/9 với chủ đề Đêm hát đôi. Top 4 kết hợp với những ca sĩ mình yêu mến và bắt cặp song ca với thí sinh còn lại. Ở đêm thi này, khán giả truyền hình chứng kiến màn bùng nổ của các giọng ca trẻ. Tuy nhiên, việc Thảo Nhi bị loại khi đang ở phong độ đỉnh cao khiến nhiều người không khỏi nuối tiếc.
        Quán quân Học viện ngôi sao kết hợp với Dũng Hà trong ca khúc Need you know. Đều sở hữu “chất điên” trong giọng hát lẫn cá tính, một Dũng Hà mạnh mẽ và phóng khoáng hòa quyện với Thảo Nhi dữ dội, mãnh liệt. Phần trình diễn gây ấn tượng mạnh mẽ với bộ ba quyền lực.
        Quan quan Hoc vien ngoi sao bi loai khoi Vietnam Idol hinh anh 1
        Giọng hát cá tính của Thảo Nhi hòa quyện với chất nhạc phóng khoáng của Dũng Hà. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
        Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng khuyên Thảo Nhi không cần “hoang mang xác định phong cách” bởi những gì cô làm hôm nay “hay và phù hợp nhất với em. Em có cách diễn tự nhiên, hiện đại. Em trình diễn như ca sĩ chứ không bị kịch”. Ca sĩ Bằng Kiều cũng đồng tình trước nhận xét này. Anh hài lòng trước sự tiến bộ của cô gái 20 tuổi, sau nhiều vòng thi cuối cùng Thảo Nhi cũng chứng tỏ được thực lực.
        Giọng ca đến từ xứ Huế còn kết hợp ăn ý với Việt Thắng trong ca khúc Chơi vơi do Xuân Lân sáng tác. Màn song ca lạ lẫm và cuốn hút của cặp đôi nhận được những lời khen tích cực. Thu Minh không giấu vẻ hài lòng trước sự “lột xác” của thí sinh chị yêu thích. Nữ giám khảo nở nụ cười mãn nguyện khi Thảo Nhi ngày càng bộc lộ cá tính trong âm nhạc.
        Quan quan Hoc vien ngoi sao bi loai khoi Vietnam Idol hinh anh 2
        Thảo Nhi đón nhận kết quả từ MC Phan Anh. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
        Tuy nhiên, may mắn đã không mỉm cười với Thảo Nhi khi cô nhận được lượt bình chọn thấp nhất trong top 4 và đành phải chia tay giấc mơ chinh phục vị trí quán quân.
        Đây cũng là thí sinh tạo ra những luồng tranh cãi trái chiều từ cộng đồng mạng nhiều nhất. Vì bộ ba quyền lực đã sử dụng quyền cứu Thảo Nhi trước đó nên dù tiếc nuối nhưng họ cũng không thể thay đổi được kết quả.
        Trái với dự đoán, cô gái 20 tuổi lại hài lòng với việc bị loại và cho rằng đây là “happy ending” bởi “em đã có cơ hội chứng tỏ được khả năng của mình”. Dù dừng lại ở đây nhưng Thảo Nhi khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi con đường âm nhạc.
        Quan quan Hoc vien ngoi sao bi loai khoi Vietnam Idol hinh anh 3
        Giám khảo Bằng Kiều trầm ngâm khi Thảo Nhi bị loại, lần đầu tiên nam ca sĩ hải ngoại bộc lộ cảm xúc trước các thí sinh. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
        Janice Phương, Việt Thắng và Quang Đạt sẽ tiếp tục tranh tài ở Gala 9 sẽ diễn ra vào tối 16/9 trên VTV3.
        Kim Chi

        2 'ông trâu' chết trên sân đấu Đồ Sơn

        Sau vòng đấu loại trực tiếp tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2016 ngày 9/9, hai con trâu bị đối thủ húc chết trên sân đấu.
         
        Sáng 9/9, Lễ hội chọi trâu truyền thống được UBND quận Đồ Sơn (Hải Phòng) tổ chức thu hút hàng chục nghìn khách trong và ngoài thành phố về xem. Sau 4 giờ thi đấu nảy lửa, đầy kịch tích, trâu số 31 và 04 bị húc chết trên sân đấu. Trâu số 28 của ông Lê Bá Võ, phường Vạn Hương đoạt cup vô địch cùng giải thưởng 100 triệu đồng.
         
        Chủ trâu chăm sóc trâu trước giờ thi đấu, làm lễ tế sống với hy vọng thần linh phù hộ thắng trận. 
         
        Trâu số 05 bị trâu 30 tấn công dồn dập bằng các đòn hiểm buộc phải bỏ chạy thục mạng
         
        Để trận đấu thêm kịch tính, chủ trâu đã dùng mảnh sành hoặc dao vót nhọn cặp sừng khủng của các "ông trâu". 
         
        Tại trận đấu thứ 6, bằng một cú "hổ lao" trâu số 18 hạ gục trâu số 31.
         
        Chủ trâu cùng các thành viên trong ban tổ chức kiểm tra trâu số 31 trước khi kéo ra khỏi sới chọi.
         
        40 thanh niên lực lượng được huy động để kéo trâu số 31 ra khỏi sân đấu.
         
        Một thanh niên bị trâu số 14 hất văng trên sân cỏ trong lúc cố lao vào bắt trâu.
         
        Trâu số 04 bị trâu số 26 hạ gục.
         
        Sau khi làm các thủ tục cần thiết, trâu 04 được kéo ra ngoài sới làm thịt.
         
        Trâu số 26 gặp trâu số 28 trong trận tranh chức vô địch với kết cục trâu số 26 bại trận.
         
        Một cú găm sừng của hai "ông trâu"
         
        Trâu thắng, trâu thua (ngoại trừ trâu vô địch) đều bị giết thịt ngay khu vực cửa chính của sân vận động. Giá thịt trâu chọi từ 700.000 đồng cho tới 3 triệu đồng/kg.
          
        Giang Chinh

        Ông hoàng vật lý định nghĩa lại khái niệm về lỗ đen vũ trụ

        Ông hoàng vật lý định nghĩa lại khái niệm về lỗ đen vũ trụ
        GD&TĐ - Nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking đã tuyên bố trên một bài báo mới đây rằng có thể lỗ đen vũ trụ không thật sự tồn tại theo cách chúng ta nghĩ từ trước đến nay. Đây là một tuyên bố có khả năng trở thành một cuộc cách mạng trong vật lý học hiện đại.
        Học thuyết vật lý cổ điển cho rằng không có năng lượng hoặc thông tin nào có thể thoát ra khỏi lỗ đen vũ trụ nhưng nguyên lý vật lý lượng tử lại tuyên bố là có thể. Đây là mâu thuẫn gây nên nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà vật lý học trong suốt nhiều năm qua. Trong bài báo được đăng tải gần đây có tên “Thông tin về sự tồn tại và dự báo về lỗ đen”, Giáo sư Hawking đã đưa ra giải pháp cho mâu thuẫn trên: “Thay vì nuốt chửng thông tin và năng lượng một cách vĩnh viễn, lỗ đen sẽ cắt xén chúng, sau đó giải phóng trở lại vũ trụ dưới một hình thức khác hoàn toàn ban đầu và không thể nhận ra”.
        Theo các học thuyết cổ điển, lỗ đen được cho là có chứa một “chân trời sự kiện”. Đây là một ranh giới tuyệt đối mà ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát nổi lực hấp dẫn vô cùng lớn từ phần lõi dày đặc của lỗ đen. Tuy nhiên, Giáo sư Hawking lại đưa ra giả thuyết về một “ranh giới chuyển tiếp” hay một “chân trời nhìn thấy được” hoạt động tuân theo các hiệu ứng lượng tử.
        Nếu lỗ đen tồn tại dưới hình thức mà Hawking dự đoán thì giả sử có một phi hành gia vũ trụ vô tình rơi vào trong lỗ đen. Theo vật lý lượng tử, phi hành gia xấu số trên sẽ ngay lập tức bị thiêu rụi bởi một “bức tường lửa” do các bức xạ cường độ cao tạo ra. Tuy nhiên, thuyết tương đối cổ điển lại cho rằng cơ thể của phi hành gia sẽ bị kéo dài liên tục như mì ống cho đến khi bị nghiền nát tại lõi của lỗ đen. Lý thuyết mới của Hawking sẽ san bằng mâu thuẫn giữa 2 học thuyết vì nếu không có “chân trời sự kiện” thì cũng không có “bức tường lửa”. Cuối cùng, bài báo kết luận rằng: “Lỗ đen không tồn tại theo cách hiểu là ánh sáng vĩnh viễn không thể thoát ra”.
        Nhận định này nhanh chóng gây tranh cãi. Một số nhà vật lý khác cho rằng, giả thuyết của Hawking là không đáng tin cậy và chưa được chứng minh. Một trong những phản ứng gay gắt nhất là của Raphael Bousso, nhà lý thuyết vật lý tại Berkeley (Hoa Kỳ): “Lập luận rằng không có điểm nào mà từ đó con người không thể thoát khỏi lỗ đen vẫn còn là một lập luận mơ hồ và chưa triệt để so với giả thuyết về sự tồn tại của bức tường lửa. Tuy nhiên, có một sự thật là chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận trong 40 năm tới để chứng minh giả thuyết của Hawking”.

        NGUYỄN TÚ (Theo Nature)

        Có thể bạn chưa biết năm 1975, một chú mèo từng được xếp là đồng tác giả bài nghiên cứu vật lý

        Bạn sẽ cảm thấy vô cùng bất ngờ và không thể tin nổi cho tời khi biết được ngọn nguồn gốc gác của vụ việc độc đáo này.

          Có một thực tế mà không ai có thể phản đối, đó là việc được chính thức công nhận và xuất bản một công trình luận án nghiên cứu là vô cùng gian nan và vất vả. Nhưng liệu bạn có dám thử mạo hiểm một phen khi biết rằng với sự trợ giúp của một chú mèo, quá trình trên hoàn toàn có thể trở nên dễ dàng hơn nhiều và nằm trong tầm tay của bạn? Chắc chắn đó sẽ là một cơ hội có một không hai rồi!
          Nếu áp dụng vào thời điểm hiện tại thì có lẽ nó sẽ phản tác dụng và biến chính bạn thành trò cười cho dư luận, thế nhưng trở lại năm 1975, đó lại là cả một câu chuyện khác, vì một chú mèo với tên gọi F.D.C. Willard đã được xướng tên là đồng tác giả của một tập luận án vật lý học có tiêu đề "Two-, Three-, and Four-Atom Exchange Effects in bcc3He."
          Được đăng tải trên tạp chí Physical Review Letters, bài nghiên cứu đã tập trung vào kết quả của tiến trình thí nghiệm nhằm tìm ra tập tính của chất đồng vị helium-3 ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau.
          Được lãnh đạo bởi Jack H. Hetherington, giáo sư chuyên ngành vật lý tại Đại học Bang Michigan, công trình này đã cung cấp thêm nhiều góc nhìn sâu sắc về những câu hỏi vẫn còn được nhắc tới cho đến ngày nay. Tuy nhiên, khi tiến đến bước đệ trình bản thảo để đưa ra công chúng, ông đã vấp phải một vấn đề.
          "Tôi đã rất tự hào về thành quả tác phẩm của mình, vì theo kinh nghiệm của tôi, nó hoàn toàn phù hợp để mọi người cùng đọc, hiểu và bàn luận," Hetherington trả lời phỏng vấn của R. L. Weber trong cuốn sách xuất bản năm 1985 "More Random Walks in Science".
          "Trước khi tôi quyết định đưa lên, tôi cũng có nhờ một người bạn đọc qua và cho nhận xét. Sau đó anh ấy nói 'Không có gì phải bàn cãi cả, nhưng có lẽ nó sẽ không gặp được nhiều suôn sẻ đâu.'"
          Tại sao lại như vậy? Hóa ra, Hetherington sử dụng ngôi số nhiều "chúng tôi" thay vì "tôi" trong tài liệu của mình, và luật chung cấm kỵ việc sử dụng cách xưng hô đó, trừ khi tác phẩm này thực sự do nhiều tác giả viết nên.
          "Mọi công đoạn đã chuẩn bị xong xuôi và hoàn thành, do đó sẽ rất phức tạp nếu phải sửa lại toàn bộ bản thảo. Vì vậy, trong một lúc ngẫu hứng, tôi đã vô tình hỏi thư ký về việc đổi một chút ở trang tiêu đề, thêm vào đó tên một chú mèo nuôi trong nhà - Chester," Hetherington chia sẻ.
          Chester là con của một con mèo khác có tên Willard, sau đó đã được gán cho bút danh F.D.C. Willard, viết tắt cho Felis Domesticus Chester Willard.
          Thật bất ngờ, cuối cùng bài nghiên cứu của ông đã được chấp thuận, và F.D.C. Willard trở thành cái tên chính thức liên hệ tới tác phẩm bắt nguồn từ trường Đại học Bang Michigan. Đây quả thật là một niềm vinh dự cho Chester khi được mệnh danh là "chuyên gia" trong lĩnh vực vật lý hạ nguyên tử.
          Thật ra cũng dễ hiểu cho quyết định được cho là "điên rồ" trên của Hetherington, vì khó có ai lại chấp nhận để một người khác nghiễm nhiên trở thành đồng tác giả của công trình tâm huyết dày công suốt thời gian qua của mình phải không? Và hơn nữa, kể cả khi dư luận phát hiện ra sự thật rằng cộng sự của ông là một con mèo, đó vốn cũng là một điều vô hại, chẳng phạm vào lợi ích của ai cả.
          "Tôi chưa từng hối hận vì đã đưa ra quyết định như vậy," trích lời Hetherington. "Khá nhiều người cảm thấy đó là một hành động nực cười, nhưng những người trong ngành biên tập và báo chí thì lại coi nó không có gì là vui vẻ như vậy."
          Đã có 10 người bạn của Hetherington may mắn nhận được những bản thảo có chữ ký tặng trực tiếp của tác giả. F.D.C. Willard cũng rất sẵn lòng để lại "dấu ấn" bằng chân của mình, nhưng danh tính của nó chỉ được tiết lộ sau khi có những câu hỏi được đưa ra về Willard tại Michigan.
          "Một người hâm mộ muốn được nói chuyện trao đổi với tôi, nhưng khi ấy tôi không thể có mặt, vì vậy anh ta cho rằng chỉ cần gặp Willard là đủ. Mọi người đều phá lên cười và cuối cùng thì sự thật đã 'vỡ lở'," Hetherington thuật lại tình huống hài hước trên trang Today I Found Out.
          F.D.C. Willard tiếp tục góp tên mình trong một tiêu đề tác phẩm nữa về helium-3 trên một tạp chí khoa học của Pháp - La Recherche - và lần này được đích thân đề tên là tác giả duy nhất, sau đó dần chìm vào quá khứ.
          Nhưng có vẻ như sự việc trên đã để lại ấn tượng không nhỏ đến giới khoa học nói chung. Cụ thể, vào 1/4/2014, Hội Vật lý học Hoa Kỳ (APS) đã chính thức công bố và đưa ra quyết định cho phép mọi tài liệu có sự góp mặt của đồng tác giả là... mèo đều được quyền xuất bản tự do đến công chúng.
          Một lần cuối cùng, xin cảm ơn "ngài" Felis Domesticus Chester Willard vì những đóng góp to lớn cho nền khoa học nhân loại.
          Tham khảo: Science Alert
          Xem tiếp...

          KÝ ỨC CHÓI LỌI 37

           (ĐC sưu tầm trên NET)

          Chuyện chưa kể về cuộc tử chiến với quân Trung Quốc ở 'Lò vôi thế kỷ' Hà Giang

          (VTC News) - Nếu hồi đấy lính hai bên chỉ cần ban ngày ló mặt ra ngoài vài giây là đã trở thành… liệt sĩ.

          Kỳ 1: Sự trở về của những cựu binh sau cuộc chiến tàn khốc
          Cuộc chiến chống lại quân bành trướng Trung Quốc ở các tỉnh biên giới phía bắc, trong suy nghĩ của nhiều người, nó đã kết thúc từ năm 1979, sau khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh và rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
          Tuy nhiên, cuối năm 1983, đầu 1984, quân Trung Quốc sau một thời gian củng cố lực lượng, đã lại tràn sang địa phận tỉnh Hà Giang, khốc liệt nhất diễn ra ở địa phận biên giới huyện Vị Xuyên. Ở đó, bộ đội ta, đa số là lính trẻ, đã anh dũng chiến đấu ở trận tuyến khốc liệt sinh tử đến mức được nhiều người gọi là 'lò vôi thế kỷ'. Quân Trung Quốc phải chùn bước trước tinh thần chiến đấu quyết tử bảo vệ tổ quốc của các chiến sĩ.
          Cho đến năm 1989, Trung Quốc chính thức rút quân ra khỏi các cao điểm tranh chấp ở biên giới Hà Giang.
          32 năm, cuộc chiến phần nào bị lãng quên, còn có nhiều người chưa biết đến. Phóng viên VTC News đã gặp gỡ những nhân chứng lịch sử của cuộc chiến, ghi lại ký ức cả đời không bao giờ quên của họ. Đây là những tư liệu lần đầu được công bố rộng rãi.
          Buổi sáng nắng hè oi ả cuối tháng 5, mấy cựu binh bày hoa quả, đồ ăn, thuốc lá… trên đài hương ở điểm cao 468. Những gương mặt già nua còn sống sót trở về trong cuộc tử chiến 30 năm trước. Người lính già ôm mặt bật khóc nức nở: “Đồng đội ơi, mọi người đâu hết cả rồi?”.
          Phần lớn những người đã ngã xuống là lính trẻ, có người tuổi chưa quá 20, có người mới chỉ tham gia trận đánh đầu đời đã không trở về, có người chết trong bệnh xá tiền tuyến, có những người đã nằm lại rải rác trên các mỏm đồi, chóp núi, hay dưới khe sâu trước lúc bình minh lên…

          IMG_5614

           Đài hương trên điểm cao 468, nhìn từ Lò vôi thế kỷ


          Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc Vị Xuyên, Hà Giang đã trôi qua hơn 30 năm, nhưng với không ít người, nó vẫn còn đó, nguyên vẹn, day dứt, ám ảnh như vừa mới ngày nào. Một ngày cuối tháng 5/2016, những thương binh tóc hoa râm đã lên quyết tâm tìm về chiến trường xưa – cao điểm 685 (Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang), nơi từng được mệnh danh là Lò vôi thế kỷ.
          Cả một ngọn núi sừng sững trở nên trắng xóa, đất đá bị nung nóng cả ngàn độ, có phiến đá mới động nhẹ vào đã vỡ ra như cám. Gọi nó là Lò vôi thế kỷ cũng không có gì là quá đáng.
          Nó mang cái tên đó cũng bởi, hồi ấy chiến tranh ác liệt quá, cao điểm này hứng chịu hàng chục ngàn tấn đạn pháo. Đạn pháo khiến cao điểm bị hạ thấp độ cao, cây cối chỉ trong mấy ngày đã bị gọt trụi. Cả một ngọn núi sừng sững trở nên trắng xóa, đất đá bị nung nóng cả ngàn độ, có phiến đá mới động nhẹ vào đã vỡ ra như cám. Gọi nó là Lò vôi thế kỷ cũng không có gì là quá đáng.
          Đồng đội của họ, đã cùng nằm lại miền đá tai mèo Hà Giang trong những trận quyết chiến với quân bành trướng Trung Quốc trên các cao điểm, vì nhiều lý do, mà nhất là việc trên ấy còn đầy rẫy bom mìn gài lại, địa hình quá cheo leo hiểm trở, nên vẫn hiu quạnh, chưa một người thăm viếng, chưa một nén nhang của người còn sống.
          Chiếc xe Ford Everest khởi hành từ Hà Nội lúc trời còn tranh tối tranh sáng, xuyên Quốc lộ 2 thẳng lên Hà Giang. Trên xe có 3 người lính cũ của Trung đoàn 876, Sư đoàn 356: lính thông tin Phạm Xuân Thanh, lính cối Phạm Ngọc Quyền, lính công binh Lê Hồng Mai, và vô số đồ lễ đã chuẩn bị sẵn, cùng những người khác đang chờ họ trên Vị Xuyên. Đêm trước chẳng ai ngủ được, người nào cũng bồn chồn, nôn nóng được trở lại chiến trường cũ, được gặp lại đồng đội, cho dù giờ họ đã là người của hai thế giới khác nhau.

          IMG_5543

           Các cựu binh trên điểm cao 685 - Lò vôi thế kỷ. 32 năm, họ mới được quay trở lại chiến trường xưa


          Chuyến đi này xuất phát từ một lần PV VTC News chứng kiến cuộc gặp gỡ của những cựu binh sư đoàn 356, đơn vị chủ lực trong cuộc chiến ở điểm cao 772 và ở Lò vôi thế kỷ - điểm cao 685, 30 năm trước. Họ ôm chầm lấy nhau bật khóc nức nở.
          Bên cạnh những kỷ niệm chiến trường, họ hỏi nhau về những người đồng đội của mình, ngã xuống như thế nào, đã được quy tập về chưa? Họ mong ước một lần được tìm về chiến địa cũ, nếu không kiếp này chắc họ không bao giờ được thanh thản.
          Họ bảo, nhất quyết phải một lần đưa được phóng viên lên lại chiến trường cũ, dù là rất nguy hiểm, nhưng để chứng thực được cuộc chiến năm xưa gian khổ, khốc liệt đến nhường nào.
          Nhiều người hiện chưa về được với anh em đồng đội theo diện quy tập. Xương cốt đã hòa tan, vĩnh viễn ở lại nơi rừng cao núi thẳm, với mảnh đất biên cương, địa đầu Tổ quốc.

          IMG_0482

           Cựu binh Phạm Ngọc Quyền luôn đau đáu một nỗi niềm được tìm lại những đồng đội năm xưa của mình

          IMG_0488

           Dấu tích của cuộc chiến tàn khốc


          Ở Vị Xuyên, những địa danh như đồi Đài, đồi Cô Ích, hang Làng Lò, thác Âm Phủ, 772, Lò vôi thế kỷ… đã ăn vào nỗi nhớ, sự ám ảnh, đi theo suốt cả đời người đối với những cựu binh trở về sau cuộc chiến. Các trận đánh trên 772 và 685 cùng một số điểm cao khác đã trở thành nỗi khiếp sợ của quân Trung Quốc trước sự gạn dạ, kiên cường bảo vệ lãnh thổ của những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam.
          Đường vào Thanh Thủy biết bao là chuyện. Nhưng chủ yếu vẫn là chuyện chiến trường, chuyện đạn pháo cày xới ngày đêm, chuyện ăn ngủ, vệ sinh… chỉ ở 1 chỗ của các chiến sĩ, chuyện những người còn sống khi trở về đã râu tóc tua tủa, cả tháng không tắm, y như người rừng…
          Trong các trận đánh với quân bành trướng Trung Quốc ở biên giới phía bắc năm 1985, ta đã giành lại được một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát địch ở đồi Chuối, đồi Cô X, đồi Đài, A4, A21, khu Cót Ép, khu C và mỏm E2, E3, E5 của 685. Có nơi chỉ cách địch 15-20m. Cá biệt ở Bốn hầm, chốt của ta và địch chỉ cách nhau 6-8m.
          Một cựu binh khẳng định, hồi đấy lính hai bên chỉ cần ban ngày ló mặt ra ngoài vài giây là trở thành liệt sĩ.

          IMG_0499

           Cựu binh Phạm Xuân Thanh tại vị trí có căn hầm mà năm xưa ông chốt giữ


          Cựu binh Phạm Xuân Thanh chốt giữ trên điểm cao 685 cũng một lần suýt thành… liệt sĩ. Ông bảo, một lần mò lên mỏm E5 của 685, nghe bảo lúc ấy đang bắn nhau ghê lắm, mới tò mò ngoi đầu lên khỏi hầm ngó thử trận địa. Chưa kịp nhìn thấy cái gì, ngay tức khắc đã bị người đồng đội nắm lấy cạp quần giật ngược trở lại, ngã bổ chửng. Liền sau đó, 1 quả đạn bắn vèo vào vách đá, vỡ tung tóe, ông mới hoàn hồn biết mình thoát chết. Những lần sau ông Thanh không bao giờ dám liều mạng như thế nữa.
          Phải mãi đến cuối năm 1988, quân Trung Quốc mới ngừng bắn pháo vào Vị Xuyên, nơi chưa hề có một ngày im tiếng pháo kể từ năm 1984. Từ năm 1989, địch giảm bắn pháo và rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy.
          Đứng trước cửa hang Làng Lò, cựu binh Phạm Ngọc Quyền cùng đồng đội cứ bần thần chảy nước mắt. Xưa kia, hang Làng Lò vốn được coi như “đô thị” của mặt trận Vị Xuyên, nơi mà có thể chứa cả một trung đoàn.
          Phía trước là những ngọn núi cao chất ngất, đã phủ một màu xanh ngắt, không dễ nhận ra cuộc chiến khốc liệt năm xưa. 30 năm trước, rất nhiều chiến sĩ đã từ hang Làng Lò xuất phát tiến vào giành giật những cao điểm, những bình độ nơi biên cương Tổ quốc với một tinh thần quyết tử, trước sự xâm lăng của quân Trung Quốc.
          Ông Thanh, ông Quyền, ông Mai… và những người còn sống trở về tóc đã bắt đầu bạc. Còn đồng đội vẫn nằm dưới những rặng cây xanh ngắt kia mãi mãi vẫn 20 tuổi.
          Còn tiếp…
          Hải Minh – Lê Hồng

          Tử chiến ở 'Lò vôi thế kỷ': Dấu tích tàn khốc, đạn pháo la liệt trên núi

          (VTC News) - Trên đỉnh một ngọn núi nhỏ, suốt mấy tháng trời, cả ngàn quân hai bên giành giật nhau từng mét đất, đấu pháo, đấu súng, thi gan đủ các kiểu.

          Kỳ 2: Dấu tích tàn khốc  
          Theo lời kể của cựu binh Đặng Việt Châu, nguyên chính trị viên Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), khốc liệt nhất vẫn là các trận đánh ở các cao điểm 772 và 685. Tuy không phải cao nhất trong một loạt các đỉnh nằm trên dãy núi chạy dọc biên giới, nhưng đó là 2 đỉnh núi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có thể khống chế cả một vùng rộng lớn của tỉnh Hà Tuyên cũ. Chính vì vậy,  cuộc chiến ở đó diễn ra cực kỳ khốc liệt, ta và địch giằng co nhau từng mét đất.
          Kể về những khó khăn, gian khổ, hy sinh của những người lính ở mặt trận Vị Xuyên, cựu binh Đặng Việt Châu nghẹn lời và phải lau nước mắt khi nhắc lại kỷ niệm về các đồng đội và những địa danh một thời khói lửa ấy.
          Trận đánh ngày 12/7/1984 tại 772, tuy chúng ta chưa giành được thắng lợi với những mục tiêu đã đặt ra vì nhiều lý do khác nhau, nhưng đã cho lính Trung Quốc biết thế nào là tinh thần chiến đấu gan dạ, ý chí kiên cường bảo vệ từng tất đất Tổ quốc của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

          IMG_5683

          Cựu binh Đặng Việt Châu 


          Cuộc chiến trên 685 diễn ra ác liệt nhất là từ tháng cuối năm 1984 cho đến tháng 3/1985, chúng ta đã giành được những thắng lợi, mở ra cơ hội mới và giành thế chủ động trên toàn chiến trường.
          Lúc đó, quân Trung Quốc đã có 1 tiểu đoàn đóng trên E1, mỏm cao nhất của cao điểm 685. Tháng 10/1984, ta bắt đầu tiến hành vây đánh lấn dũi, đào công sự, kết hợp tổ chức các đợt tiến công, vừa đánh vữa giữ để giành lại các vị trí đã bị Trung Quốc lấn chiếm. Trung đoàn 153 của Sư đoàn 356 được giao nhiệm vụ tiến công.

          IMG_5701

           Sơ đồ điểm cao 685 trong ký ức của cựu binh Đặng Việt Châu


          Ngày 23/10, ta và địch chọi súng đầu tiên ở mỏm E4. Các trinh sát của Trung đoàn 153 đi thực địa chiến trường đã phát hiện một tốp lính Trung Quốc trên E1 tràn xuống, liền nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu. Trận đánh diễn ra chớp nhoáng. Quá bất ngờ, quân Trung Quốc nhanh chóng vứt bỏ súng ống tháo chạy. Liền sau đó, ta đưa vào một trung đội do Trung đội trưởng Nguyễn Tứ Hải chỉ huy, tiến hành đào hầm, xây công sự, án ngữ ở đấy.
          Các mỏm E2, E5 cũng lần lượt có người của ta lên chốt giữ. Trung đoàn 153 lên kế hoạch, chuẩn bị trận địa, quyết tâm lấy bằng được mỏm E1, đẩy địch ra khỏi cao điểm 685. Tuy nhiên, quân Trung Quốc nhanh chóng phát hiện ra kế hoạch của ta, tổ chức hàng loạt đợt tấn công để lấn chiếm lại.
          Trên đỉnh một ngọn núi nhỏ, suốt mấy tháng trời, cả ngàn quân hai bên giành giật nhau từng mét đất, đấu pháo, đấu súng, thi gan đủ các kiểu. Có những lúc ta và địch cách nhau chỉ vài mét. Các công sự, bãi mìn, các ụ bắn tỉa san sát, đan xen lẫn nhau, và binh lính hai bên nếu ló mặt ra ngoài, vài giây đã thành…liệt sĩ.

          DSC_1581
          DSC_1593

          Dấu tích tàn khốc của cuộc chiến năm xưa 


          Trở lại với chuyến đi thăm lại chiến trường xưa sau 32 năm của các cựu binh Sư đoàn 356. Từ hang Làng Lò, cựu binh Phạm Xuân Thanh quyết định dẫn đoàn đi theo đường dây liên lạc hữu tuyến của ta hồi trước, men sườn đông của hang, vượt qua bãi Cửa Tử (trước quân Trung Quốc suốt ngày nã pháo vào địa điểm này để cắt đường tiếp tế lên cao điểm 685, nên nhiều người vẫn gọi là bãi Cửa Tử), sang sườn tây của 685 và men theo các lèn đá leo lên phía trên.
          Ông Thanh bảo, đó gần như là con đường chủ đạo để chuyển người, vận chuyển lương thực, súng đạn tiếp tế cho các trận đánh trên 'Lò vôi thế kỷ', thời gian khốc liệt nhất từ cuối năm 1984 cho đến tháng 3 năm 1985. Lẽ ra còn có 2 con đường khác để lên 685, một đường từ đỉnh 772 đi vòng qua, nhưng địch đã khống chế, một đường từ cao điểm 468 đi lên, nhưng con đường này một phần bị pháo bắn đêm ngày, nằm trong tầm khống chế của các ụ súng bắn tỉa, lại phải leo những con dốc dựng đứng, nên ít khi sử dụng đến.

          DSC_1568

          Một quả đạn M72 còn găm nguyên trên vách đá 


          32 năm, dù màu xanh đã phủ kín trên 'Lò vôi thế kỷ', nhưng chúng tôi vẫn nhìn thấy những phiến đá bạc phếch, những vết lồi lõm, nứt nẻ, vết tích chiến tranh vẫn còn hiện hữu.
          Vuốt mồ hôi chảy nhễ nhại trên khuôn mặt, cựu binh Phạm Xuân Thanh chỉ vào một hang sâu hun hút, nằm gọn dưới vách đá, thấp thoáng giữa những tán cây. Dưới ánh đèn pin, cảnh vật trong hang dần hiện ra, phía dưới là đất mủn, vẫn còn những chiếc võng, mảnh ni lông, những vật dụng tùy thân của các chiến sĩ, cùng một số que hương cháy dở còn găm trên những vách đá. Hang này là nơi tập trung những chiến sĩ đã bị thương hoặc đã hi sinh trên cao điểm 685, chờ ngày chuyển về tuyến sau.
          Cựu binh Phạm Ngọc Quyền chắp tay trước ngực gọi lớn: “Các anh em còn ở đây, xin hãy lên tiếng để chúng tôi đưa về, Hà Giang đã ngừng bắn từ lâu rồi các anh em ạ!”. Gọi mãi, chỉ là tiếng dội vào vách đá. Không gian yên tĩnh đến lặng người, ông Quyền khóc lớn: “Đồng đội tôi đã hòa vào đất đá, hòa quyện với núi non, không bao giờ trở về nữa…”.

          IMG_5565
          DSC_1531

          Bên trong hang, nơi từng tập trung những chiến sĩ bị thương hoặc đã hy sinh 


          Dọc đường lên đỉnh 'Lò vôi thế kỷ', mọi lối đi, mọi ngóc ngách không thiếu nhưng quả cối, đạn pháo nằm la liệt dưới chân, hay gắn chặt trên những vách đá, còn nguyên cả linh kiện, ngòi nổ, “trơ gan cùng tuế nguyệt” suốt 32 năm. Những người lính công binh đi cùng đã phải rất vất vả để mở đường cho chúng tôi tiến lên. Dẫu biết rằng cực kỳ nguy hiểm, nhưng các cựu binh Sư đoàn 356 vẫn quyết tâm bằng mọi giá phải đến được những chiến địa cũ của mình. Phải như vậy, họ mới có thể thanh thản.
          Cựu binh Phạm Xuân Thanh cho biết, đó là còn chưa kể đến hàng ngàn quả mìn được chôn dưới lòng đất, hay trước những công sự, chiến hào.
          Theo ông Thanh, quân Trung Quốc quyết tìm mọi cách triệt tiêu đường thông tin liên lạc và vận chuyển lương thực của ta lên 685. Suốt một dải từ hang Làng Lò lên 'Lò vôi thế kỷ', địch giã pháo suốt đêm ngày, không biết bao nhiêu chiến sĩ vận tải đã ngã xuống để có thể tiếp tế được những nắm cơm, những chai nước ít ỏi lên tuyến đầu.
          Ở các trận địa trên 685, dù chênh lệch về lực lượng, lại phải chịu cảnh đói cơm, thiếu đạn, có khi cả tuần không có nổi một miếng cơm vào bụng, nhưng các chiến sĩ vẫn kiên gan bám trụ, quyết giữ trận địa, không để quân Trung Quốc lấn chiếm thêm dù chỉ một mét đất.
          Còn tiếp…
          Hải Minh – Lê Hồng

          Tử chiến ở 'Lò vôi thế kỷ' Hà Giang: Xúc động lời thề sống bám đá, chết hóa đá

          (VTC News) - Bị thương nặng, đồng đội bảo Nguyễn Viết Ninh lên cáng về tuyến sau nhưng anh vẫn ôm chặt lấy khẩu AK, quyết “bám đá” đúng như lời thề trên báng súng.

          Kỳ 3: Những tấm gương bất tử
          Đứng giữa căn hầm mà 32 năm trước mình cùng đồng đội chốt giữ trên cao điểm 685 (Vị Xuyên, Hà Giang) chống lại cuộc xâm lược của quân Trung Quốc, cựu binh Phạm Xuân Thanh ngậm ngùi: “Hồi ấy, khó khăn, thiếu thốn trăm bề, nhưng tất cả không là gì. Đối với người lính, chỉ có 2 điều tâm nguyện: Tổ quốc và chiến thắng”.
          Theo ông Thanh, điều khiến quân Trung Quốc khiếp sợ nhất chính là sự kiên cường, sức chịu đựng, và tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam.
          Những ngày cuối năm 1984, ông Thanh được giao nhiệm vụ phục vụ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356, lúc đó đang chốt giữ trên các mỏm E2, E5 của “Lò vôi thế kỷ” 685.  Đây là 2 mỏm gần với vị trí Trung Quốc đóng quân nhất, tiếp giáp với đỉnh 772. Thời điểm ông lên, quân địch bắt đầu tràn sang lấn chiếm, ông cũng cầm súng tham gia chiến đấu.

          DSC_1588

           Cựu binh Phạm Xuân Thanh bên căn hầm năm xưa mình chốt giữ


          “Ngày 14/1/1985, hỏa lực của chúng bắn cấp tập lên 685 và các sườn xung quanh hòng cắt đứt đường vận tải, ngơ ngẩn điếc hết cả tai. Đến 15h cùng ngày thì chúng từ mỏm E1 tràn sang. Tiểu đoàn trưởng Hồ Xuân Tuân (Quỳnh Lưu, Nghệ An) vừa mới ở hầm đi lên thì bị bộ binh địch ném nguyên 1 quả lựu đạn chày vào mặt. Lựu đạn nổ nhưng không hiểu sao anh Tuân may mắn thoát chết, chỉ bị 1 mảnh găm vào mắt, 1 mảnh xuyên má lên gần thái dương, ngất xỉu.
          Tỉnh dậy, anh Tuân kiên quyết không lùi ra tuyến sau mà vẫn tiếp tục chỉ đạo đồng đội đánh trả. Bên phía mỏm E2, anh Hậu đại đội trưởng cũng bị trúng một mảnh vào bánh chè, sau khi băng bó lại tiếp tục chỉ huy đơn vị sẵn sàng chiến đấu bảo vệ cao điểm”, cựu binh Phạm Xuân Thanh chia sẻ.

          ÁDGRFTYHJ

           Gùi nước lên trận địa (Ảnh tư liệu)


          Ông Thanh kể, suốt mấy ngày chiến đấu ròng rã, tuyến vận tải bị gián đoạn, đồng nghĩa với việc các chiến sĩ chốt giữ phải nhịn đói, nhịn khát. Ở chiến địa, súng nổ liên thanh, bụi bay mù mịt, không ai nói ra lời, chỉ nhìn mồm mà đoán ý đồ của nhau hoặc bằng cử chỉ. Đường dây hữu tuyến cũng bị đạn pháo cắt đứt,  hoàn toàn mất liên lạc với Sở chỉ huy. Không ai biết tình hình chiến sự diễn ra như thế nào, chẳng có chi viện, nhưng các chiến sĩ vẫn nhất quyết không bỏ vị trí, tử thủ cho đến người cuối cùng trước sự tấn công của quân Trung Quốc.
          Trong lần đi thực tế chiến trường xưa cùng các cựu binh mặt trận Vị Xuyên, tôi được gặp cựu binh Đặng Việt Châu (một sĩ quan cao cấp của Trung đoàn 876, Sư đoàn 356). Ông Châu năm nào cũng lặn lội tìm lên Thanh Thủy, để được sống lại với những ký ức hào hùng năm xưa. Gặp chúng tôi, ông vui vẻ ngồi tiếp chuyện, thỉnh thoảng lại rơm rớm nước mắt khi kể về những người đồng đội năm xưa của mình.
          Ông kể, hồi ấy, tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ trẻ cao ngút trời, đó cũng là điều khiến ông tự hào nhất. Có đợt, một đơn vị chuẩn bị vào chiến đấu, lúc ông đến thăm và động viên anh em, thì bỗng thấy có nhiều binh lính đã cạo trọc đầu, cởi trần, lau chùi súng ống sáng quắc, khí thế ngùn ngụt, chỉ chờ xung trận. Chưa kịp có ý kiến, thì người đội trưởng đã vui vẻ: “Báo cáo, bọn em đã sẵn sàng, chỉ có nhất xanh cỏ, nhì đỏ lòng. Thủ trưởng cứ báo lên trên chuẩn bị huân chương cho anh em nhé, không thắng không về… ”.

          IMG_5687

           Cựu binh Đặng Việt Châu xúc động khi kể lại chuyện đồng đội


          Một dịp khác, ông Châu lên thăm chiến địa, tiện thể báo với một người bạn tên Cường đang trấn giữ ở chốt, rằng cấp trên đã có lệnh điều động anh ấy về. Tuy nhiên, anh Cường đã thẳng thắn trả lời: "Báo cáo, cơ hội lập công đã đến sao lại về? Tôi từ chối…". Nghe đâu, chỉ vài ngày sau, người chiến sĩ ấy đã hi sinh anh dũng bên một lèn đá.
          Ông Châu và các cựu binh Vị Xuyên không bao giờ quên được tấm gương y tá Lê Trần Mãn. Anh Mãn được tăng cường lên chiến đấu ở Đại đội 7, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 153. Những ngày đầu năm 1985, Trung Quốc phát hiện ra ý định đánh lấn dũi của ta lên “Lò vôi thế kỷ”, tức khắc tổ chức đánh lại. Ở trận đánh trên mỏm E4, lính Tàu cậy đông, bố trí bắn yểm trợ, rồi tức khắc kéo người lên cắm cờ. Y tá Mãn đã bỏ vị trí, bất chấp các ổ bắn tỉa đang phục sẵn, chạy lên giằng lấy lá cờ Trung Quốc, tháo ra bỏ vào túi áo. Một loạt đạn bắn ra, anh Mãn gục xuống bên cán cờ trần trụi. Hình ảnh ấy đã trở thành niềm tự hào dân tộc trong tiềm thức của các chiến sĩ.

          IMG_5581

           Cựu binh Lê Hồng Mai bên một căn hầm trú ẩn của chiến sĩ trên điểm cao 685


          Câu chuyện về sự hi sinh của người chiến sĩ Nguyễn Viết Ninh (Phú Thọ) trên điểm cao 685 cũng luôn được các đồng đội nhắc đến, không chỉ vì lòng dũng cảm mà còn có lời thề khắc trên báng súng của anh. Lời thề đó đã trở thành kim chỉ nam cho các chiến sĩ trên mặt trận Vị Xuyên.
          Một ngày giáp tết âm lịch 1985, lúc cánh lính trẻ trên chốt 685 ngồi kể cho nhau nghe về gia đình, về những lần đón tết, thì trung đội trưởng Nguyễn Viết Ninh cứ hì hụi khắc chữ lên báng súng, rồi bôi trắng dòng chữ "Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử". Người chiến sĩ vỗ lên báng súng, tuyên bố với đồng đội: “Quân Trung Quốc dù đông, nhưng đất của ta, ta quyết tâm giữ”.
          Liền ngay hôm sau, quân Trung Quốc tấn công dồn dập, pháo bắn như vãi đạn và bộ binh hò hét xung phong. Nguyễn Viết Ninh dù đã bị thương nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy trung đội đánh địch, bẻ gãy hàng chục đợt phản kích của bộ binh Trung Quốc.
          Trưa hôm sau, anh tiếp tục bị đạn bắn vào chân, thương nặng. Đại đội trưởng Thái Khắc Ba bảo Ninh lên cáng về tuyến sau nhưng anh vẫn ôm chặt lấy khẩu AK, quyết “bám đá” đúng như lời thề trên báng súng. Đến chiều 29 tết âm lịch, Nguyễn Viết Ninh bị thêm một vết thương vào đầu và hi sinh.
          Khi đồng đội mang thi thể anh về, anh chết trong tư thế vẫn ôm chặt khẩu súng AK trước ngực, khẩu súng với lời thề khắc ghi: "Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử". Thi thể chiến sĩ Nguyễn Viết Ninh được chuyển về tuyến sau và sau này đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên (Hà Giang). Đến cuối năm 2014, theo nguyện vọng của gia đình, hài cốt của anh được đưa về an táng tại Phú Thọ, cạnh mộ phần của bố mẹ, giữa miền quê trung du bát ngát chè xanh ở quê nhà.
          Còn tiếp…
          Hải Minh – Lê Hồng

          Tử chiến trên “Lò vôi thế kỷ” Hà Giang: Nã pháo diệt lính Trung Quốc như ngả rạ

          (VTC News) - Trên đỉnh núi nhỏ, lính Tàu không tiếc quân, dùng số đông định lấy thịt đè người, nhưng pháo mình bắn chết như ngả rạ.

          Kỳ 4: Đấu pháo kinh hoàng
          Cao điểm 685 vốn là một ngọn núi nhỏ trong hàng loạt ngọn núi liên tiếp nhau ngay sát cửa khẩu Thanh Thủy (Vị Xuyên, Hà Giang). Đỉnh núi này là một trong những chiến trường khốc liệt nhất của Mặt trận Vị Xuyên 32 năm trước. Suốt mấy tháng trời ròng rã cuối năm 1984, đầu 1985, trên núi diễn ra hàng chục trận đánh ác liệt. Với lực lượng ít hơn hẳn so với quân Trung Quốc, cả về con người lẫn phương tiện chiến tranh, nhưng với ý chí quyết tâm của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, chúng ta đã giành chiến thắng.
          Trong ký ức của nhiều cựu binh Mặt trận Vị Xuyên, bên cạnh những trận đánh giáp la cà quyết tử chống quân Trung Quốc tràn sang lấn chiếm, thì mọi người nhớ nhất là những cuộc đấu pháo và những lần phục kích bắn tỉa cả của ta và địch.
          Đại tá Nguyễn Kim Chung, nguyên Chỉ huy Phó Chính trị, Bộ CHQS tỉnh Hà Giang tâm sự, hồi đấy khi chiếm được những điểm cao, quân Trung Quốc đã làm đường vào tận nơi, đưa một lực lượng pháo rất mạnh vào bảo vệ các vị trí chiếm đóng trái phép trên lãnh thổ Việt Nam. Trong chiến đấu, ta bắn một thì chúng bắn mười, pháo kích nhả đạn sáng rực trời đêm, cày xới từng mét đất, từng trận địa của ta. Chúng bắn kiểu nhà giàu không tiếc của.

          IMG_5701

           Sơ đồ điểm cao 685 trong ký ức cựu binh Đặng Việt Châu


          Cựu binh Phạm Xuân Thanh, từng chốt giữ trên điểm cao 685 những ngày khói lửa nhất chia sẻ: “Có những lúc, các chiến sĩ chỉ giao tiếp với nhau bằng cử chỉ, vì có gọi cũng không nghe nổi, ai cũng điếc đặc ngẩn ngơ vì tiếng pháo.
          Mọi người đã quá quen với việc pháo bắn nhiều, bắn liên hồi đến nỗi, có những lúc hơi yên ắng một tý, thì các chiến sĩ lại lăn tăn nghi ngờ, không biết quân Trung Quốc ngừng pháo thì có tổ chức luồn sâu hay kéo sang lấn chiếm hay không?”.
          Cựu binh Đặng Việt Châu (Nghĩa Đàn, Nghệ An) khi được hỏi đến, thì ông tần ngần một lúc mới trả lời: “Biết miêu tả thế nào nhỉ? Như pháo hoa đêm giao thừa chẳng hạn, hoặc các anh lấy thanh củi ném vào cái bếp lò đang cháy, xem cái tàn lửa nó bung lên ra sao, thì đó chính là cảnh tượng của việc đấu pháo trên đỉnh 685 trong cuộc chiến 32 năm trước”.
          Trong cuộc chiến ở 'Lò vôi thế kỷ', mỗi bên đóng ở một phía, giằng co nhau quyết liệt, và cả một ngọn núi nhỏ trở nên trắng xóa vì đạn pháo, chỉ duy nhất tồn tại một gốc nghiến cổ thụ trên đỉnh 685, nhưng ngọn cũng bị cắt trụi.

          DSC_1565
          IMG_0464

           Cựu binh Phạm Ngọc Quyền xúc động bên dấu tích của cuộc chiến năm xưa


          “Bên mình cũng trắng xóa và bên nó cũng trắng xóa, nhưng mình có lợi thế là vách đá dựng đứng che chở, pháo chúng nó câu sang bị sượt qua rồi nổ ở phía sau, cho nên quân mình vẫn ém được và chống trả những đợt xâm lấn của bộ binh Trung Quốc”, cựu binh Đặng Việt Châu kể lại.
          Dù pháo binh Trung Quốc bắn sang trận địa mình với một lượng đạn pháo khổng lổ, nhưng hiệu quả thì không bằng pháo binh Việt Nam. Những trận địa pháo của ta đã trở thành nỗi khiếp đảm kinh hồn của giặc, bởi khả năng bắn cực kỳ chính xác và độ sát thương cao.
          Theo lời ông Châu, bộ binh Trung Quốc dồn hết về phía một bên sườn của 685, lại là sườn dốc thoai thoải chứ không phải dốc đứng như phía trận địa chốt giữ của ta. Thế nên pháo của mình cứ thoải mái bắn vào, gần như phát nào trúng phát đấy.
          Và cái danh xưng “Lò vôi thế kỷ” cũng xuất phát từ cuộc đấu pháo ác liệt từ ngày 13/1/1985 cho đến ngày 19/1/1985. Những ngày đó, quân Trung Quốc bắn pháo trước, bắn ròng rã để mở đường cho bộ binh từ mỏm E1 tràn sang các điểm E2, E5 do các chiến sĩ ta đang chốt giữ.

          DSC_1583

           Cựu binh Lê Hồng Mai trên mỏm E1, mỏm cao nhất của 685,  năm xưa quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên mỏm này


          “Trên đỉnh núi nhỏ, lính Tàu không tiếc quân, dùng số đông định lấy thịt đè người, nhưng pháo mình bắn chết như ngả rạ. Mấy ngày liên tục, cứ mỗi lần chúng định tổ chức tấn công với số lượng lớn, đều bị ta gọi pháo dập vào, chỉ mới vài quả đã tan rã hết đội hình. Đến ngày 19, đôi bên dừng bắn bởi chúng chết nhiều quá, phải thu dọn chiến trường. Lúc đó, vì vận chuyển đạn pháo khó khăn, bên mình cũng gần hết đạn. Và trận đấu pháo 6 ngày đó đã trở thành nỗi khiếp đảm của chúng. Và với đặc điểm thay quân liên tục, những tốp lính Trung Quốc lên thay thấy những cảnh tượng đó quá khiếp hãi, không dám liều mạng như trước nữa”, cựu binh Đặng Việt Châu cho biết.
          Bên cạnh chuyện đấu pháo trên 'Lò vôi thế kỷ', thì một trong những ký ức không bao giờ quên của các cựu binh Mặt trận Vị Xuyên chính là câu chuyện bắn tỉa. Lúc dừng pháo thì hai bên lại bắn tỉa, bắn liên hồi. Quân Trung Quốc vốn có lợi thế hơn vì đóng ở mỏm cao nhất, bên cạnh đó lại có thêm các ổ bắn tỉa ở cao điểm 772 và những cao điểm khác dòm sang. Nhưng không vì thế mà mình lép vế. Với khả năng bắn cực kỳ chính xác và chiến thuật cực kỳ linh động của các chiến sĩ, lại toàn dùng B40, B41, nên quân Trung Quốc dù đông cũng không mấy gã dám chui ra khỏi hầm trú ẩn.

          IMG_0545

           Dải đất hình yên ngựa, nối giữa mỏm E5 và E1, nơi đối đầu gần nhất giữa ta và quân Trung Quốc


          Cựu binh Đặng Việt Châu nhớ nhất một kỷ niệm trong cuộc đấu pháo 6 ngày đầu năm 1985. Lần đó, ông thay mặt sở chỉ huy trung đoàn lên đỉnh 685 động viên thăm hỏi anh em. Ở mỏm E5, một chiến sĩ tên Lưu Trần Hà xúc động xin phép được ôm lấy thủ trưởng.
          Ông Châu hỏi: "Tay thế nào mà sao thối thế?". Ông Hà bảo: "Báo cáo, em vừa bốc xác của thằng trinh sát pháo binh của địch chỗ gốc nghiến. Em chả sợ chết, chả sợ bắn tỉa, nhưng phải lấy được cái xác của Tàu có đầy đủ súng ống, làm bằng chứng cho cuộc xâm lăng của chúng". Ông Châu hỏi tiếp: "Vậy anh em trên này có gặp khó khăn gì không?". "Dạ, báo cáo, bọn em vừa phát hiện ra chúng có một ổ bắn tỉa không biết từ đâu, nhưng bắn rát lắm” - ông Hà thuật lại.
          Theo lời kể của ông Hà, mỏm E5 vốn gần nhất với mỏm E1 trên đỉnh 685, nơi quân Trung Quốc đang đóng, ở giữa là một dải đất như hình yên ngựa, hầm bắn tỉa của quân Trung Quốc nằm đâu đó trên dải đất ấy, bắn liên hồi.
          Ông Châu nhặt viên đá, cho vào balo buộc vào dây, rồi nằm trong hầm vứt mạnh ra xa và kéo về, chỉ nghe tiếng đạn veo véo, lúc kéo về chỉ còn cái balo xơ xác
          Ông Lưu Trần Hà bảo một đồng đội đang nấp ở hầm cách đấy chừng 20 mét  lấy cái mũ sắt buộc vào mũi súng, nhô lên thập thò rồi thụt xuống, còn mình bò sang một chỗ khác, thủ sẵn khẩu B41. Cái mũ sắt vừa mới ngoi lên đã thấy súng nổ liên hồi. Phía bên này, ông Hà đã xác định được vị trí, tức khắc 1 quả B41 phóng thẳng vào ổ bắn tỉa. Cái ụ đá vỡ vụn, tốp lính Trung Quốc tan xác.
          Kể từ lần đó, quân Trung Quốc không bao giờ dám lập ổ bắn tỉa chỗ dải đất hình yên ngựa đó nữa.
          Còn tiếp…
          Hải Minh – Lê Hồng (Theo lời kể của cựu binh Đặng Việt Châu cùng các đồng đội)

          Tử chiến ở “Lò vôi thế kỷ” Hà Giang: Đấu súng giành giật từng mét đất

          (VTC News) - Bộ binh Trung Quốc sau những loạt đạn bắn mở đường, đã thi nhau xung phong lấn chiếm những cứ điểm mà mình đang trấn giữ.

          Kỳ 5:  Đấu súng như phim
          Trong ký ức của cựu binh Đặng Việt Châu cùng một số đồng đội khác, trên 'Lò vôi thế kỷ 685', đã diễn ra hàng trăm trận đánh lớn nhỏ, vô cùng khốc liệt. Khốc liệt nhất vẫn là cuộc đấu pháo 6 ngày, từ ngày 13 đến ngày 19/1/1985. 3 ngày cuối cùng của cuộc đấu pháo đó chính là thời điểm gian khổ nhất, khi bộ binh Trung Quốc sau những loạt đạn bắn mở đường, đã thi nhau xung phong lấn chiếm những cứ điểm mà mình đang trấn giữ.
          “Chúng định lấy thịt đè người, xua quân từ mỏm E1 ồ ạt lấn chiếm, nhưng đến ngày 19, đôi bên dừng bắn bởi địch chết nhiều quá, phải thu dọn chiến trường. Lúc đó, vận chuyển đạn pháo khó khăn, bên mình cũng cạn kiệt đạn. Với một lực lượng đông hơn hẳn nhưng chúng không thắng nổi ý chí quyết tử của ta”, cựu binh Đặng Việt Châu cho biết.
          Những cựu binh từng trực tiếp tham gia trận chiến kinh hoàng trên điểm cao 685 giờ cũng không còn được mấy người. Cựu binh Phạm Ngọc Quyền, Phạm Xuân Thanh là một trong số những nhân chứng sống ít ỏi đó.
          Đó cũng là lý do mà những cựu binh này nhất quyết phải đưa bằng được chúng tôi lên 685 nhằm chứng thực lại những câu chuyện năm xưa.

          DSC_1537

           Một quả đạn còn găm nguyên trên vách đá 

          DSC_1593

           Một trong những dấu tích tàn khốc của cuộc chiến trên Lò vôi thế kỷ


          Cựu binh Phạm Ngọc Quyền vốn là chiến sĩ thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356, tham gia cuộc chiến Vị Xuyên 32 năm trước.
          Theo ông Quyền, lúc đó sau khi Trung đoàn 153, Sư đoàn 356 tổ chức đánh lấn dũi trên 685, thì khả năng quân Trung Quốc sẽ tổ chức phản công là rất cao. Đại đội 6 được giao nhiệm vụ lên “Lò vôi thế kỷ” đánh phản kích trên mỏm E2, sau đó nếu đủ thời cơ sẽ phát triển chống địch xâm lấn ở mỏm E4, và kết hợp với lực lượng của Trung đoàn 153 đánh lên mỏm E1.
          “Công sự, hầm hào của ta nhiều chỗ đã bị hỏa lực địch tàn phá, chủ yếu dựa vào địa hình tự nhiên để thực hành tác chiến. Giáp tết, thay vì bánh chưng, thịt lợn dưa hành, thì quà lên điểm cao 685 cho chúng tôi là hàng ngàn quả lựu đạn các loại, đạn M79, B40, B41, cùng các loại đạn dược khác. Đó là những món quà quý giá nhất cho người lính trong trận tuyến này”, cựu binh Phạm Ngọc Quyền cho biết.

          IMG_5594

           Cựu binh Lê Hồng Mai, Phạm Ngọc Quyền đi tìm lại  ký ức năm xưa trên đỉnh 685


          Đêm 26 tháng chạp, pháo bắn liên hồi, mặt đất rung chuyển. Các chiến sĩ trên điểm chốt đều sôi sục ý chí quyết tử. Một số anh em làm nhiệm vụ vận tải cũng xin được trực tiếp cầm súng chiến đấu.
          Nửa đêm, tiếng pháo không ngớt mà còn gia tăng tần suất. Hai bên đều bắn phong tỏa đường tiếp viện của nhau. Quân Trung Quốc khi tràn sang, bị pháo Việt Nam bắn chết như ngả rạ, chúng có ý rút về mỏm E1.
          “Tôi đang nép mình bên vách núi, lăm lăm khẩu AK báng gập định nhả đạn thì một sĩ quan đại đội đến và giao nhiệm vụ cùng 2 đồng đội tên là Bản và Kết vòng xuống phía tây nam của mỏm E2 chặn địch.
          Ba anh em lao nhanh về hướng chân của mỏm E2, vừa ép sát được một mô đá tai mèo thì một quả B40 bay vèo tới, sượt qua đầu táng thẳng vào vách đá phía sau, may mà không ai bị làm sao”, cựu binh Phạm Ngọc Quyền thuật lại.

          linh-vi-xuyen-1455670396

           Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của các chiến sĩ trên Mặt trận Vị Xuyên   (Ảnh tư liệu)


          Trong đêm tối, lợi dụng ánh sáng của đạn pháo, nhìn thấy 2 lính Trung Quốc đang dìu một gã bị thương về trận địa, ông Quyền tức khắc kê khẩu AK, điểm xạ diệt gọn cả 3 tên. Vừa dứt tiếng súng thì địch ở mỏm E1 đã phát hiện, trút đạn như mưa về vị trí nhóm chiến sĩ đang ẩn nấp.
          Đến giữa đêm, nhóm chiến đấu của ông Quyền được bổ sung thêm một chiến sĩ bộ binh tên Danh. Cả nhóm chia đội hình phối hợp, bắn trả lại những ụ bắn tỉa của quân Trung Quốc trên E1 bắn xuống. Đêm ấy, suốt mấy tiếng đồng hồ đấu súng kinh hoàng, nhưng phía tây nam mỏm E2, ông Quyền cùng những người đồng đội của mình vẫn giữ vững vị trí, đạn giã cả băng, lựu đạn quăng cật lực. Và càng về gần sáng, pháo của ta và địch lại càng bắn dữ dội hơn nữa.
          Trong ánh sáng lờ mờ, ông Phạm Ngọc Quyền bỗng phát hiện hai, rồi ba, bốn toán địch đang lom khom trên đoạn giao thông hào giữa mỏm E2 và E1 trên “Lò vôi thế kỷ”, có vẻ chúng đang tìm cách rút về E1. Ngay tức khắc, các chiến sĩ ra hiệu, lặng lẽ trườn đi tìm các vị trí khóa đầu khóa đuôi, nằm phục sẵn.
          Tưởng được an toàn, toán lính Trung Quốc nào ngờ ăn ngay quả lựu đạn cầu trúng giữa đội hình, nổ tan xác. Liền sau đó, ông Quyền cùng đồng đội lia cả băng đạn AK vào cái đám nhốn nháo phía trước. Bóng người liên tiếp đổ gục. Vài phút sau, nghe thấy tiếng hô gọi pháo, bốn anh em lại rút về ẩn nấp sau những vách đá dựng đứng, mặc cho hỏa lực của địch điên cuồng dội xuống trả đũa.
          Tầm 6h 30 phút sáng ngày 27 tháng chạp (âm lịch), các chiến sĩ chốt giữ trên “Lò vôi thế kỷ” đồng loạt tiến hành phản kích. Phạm Ngọc Quyền cùng 3 đồng đội của mình cũng nhận nhiệm vụ mở một mũi tiến công địch đang nấp trong công sự trước mỏm E2 từ cánh trái, theo hướng tây nam.
          Trên đỉnh ngọn núi nhỏ, tiếng hô “xung phong” vang lên ầm ầm từ những bóng người nhỏ bé thoắt ẩn thoắt hiện, chìm trong những cột khói mịt mù. Trên tất cả các hướng tiến công, bộ đội ta thi nhau trút đạn, pháo, hỏa lực sang các mục tiêu đã được xác định.
          Những toán lính Trung Quốc mò sang xâm lấn hốt hoảng kháng cự yếu ớt, tìm mọi cách tháo chạy về mỏm núi E1, trên đỉnh “Lò vôi thế kỷ”.
          Còn tiếp…
          Hải Minh – Lê Hồng (Theo hồi ký Giữ đất đón xuân, và ký ức của cựu binh Phạm Ngọc Quyền cùng các đồng đội).

          Tử chiến ở 'Lò vôi thế kỷ': Đấu súng, nã pháo giáp lá cà diệt lính Trung Quốc

          (VTC News) - Lực lượng pháo binh đã đẩy lùi 2 đợt tấn công tổng lực của quân xâm lược Trung Quốc, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, giữ vững các trận địa.

          Kỳ 6: Ký ức bi hùng
          Nhắc lại thời điểm 27/12/1984 (âm lịch, giáp tết), trên đỉnh “Lò vôi thế kỷ” Hà Giang, bộ đội ta đồng loạt phản công, cựu binh Phạm Ngọc Quyền (Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356) xúc động kể lại:
          “Đó là lần thứ 2 tôi rơi vào tình thế sinh tử, nhưng may mắn vẫn còn sống sót, để giờ đây kể lại mọi chuyện với các bạn. Lúc đấy, nhóm chiến đấu của tôi nhanh chóng tản ra, liều chết bám vào đường hào, tấn công ngược lên phía trước mỏm E2. Tôi phán đoán kiểu gì quân Trung Quốc sẽ còn ẩn nấp phía trước, cả nhóm liền bố trí chiến sĩ Bản nằm phục lại và kê súng, chỉ chờ chúng ló mặt ra là bắn, Danh và Kết luồn xuống dưới đánh thốc lên, còn tôi bò lên phía trên quan sát và chặn đường địch từ mỏm E3 rút sang .
          Mới bò được một đoạn thì nghe thấy liên tiếp nhiều tiếng nổ đinh tai nhức óc ngay phía sau mình. Quay lại thì thấy Bản đã bị dính đạn, nằm thở dốc bên vách đá. Ở phía dưới, Danh cũng bị thương nhiều chỗ, trong đó có vết thương ngay sát cổ khá nặng, máu chảy đầm đìa thấm ướt hết cả áo. Tôi giật lấy cuốn băng từ tay anh Kết rồi quấn quanh vết thương nơi cổ Danh, nhưng không kịp nữa rồi, Danh đã tắt thở, không nói được câu nào, ánh mắt vẫn trừng trừng”.
          Ngay lúc đó, lại một loạt đạn bắn tới tấp vào chỗ cả nhóm đang ẩn nấp, mọi người chỉ biết chúi vào khe đá tránh đạn mà không ngóc đầu lên quan sát nổi. Chỉ được một lúc, đạn ngừng, ông Quyền ngẩng đầu lên quan sát thì thấy ở gần đó, một nhóm chiến sĩ mới tiến lên đang bắn xối xả vào mấy ụ bắn tỉa.

          IMG_0480

           Cựu binh Phạm Ngọc Quyền trên một vị trí mà mình đã chiến đấu trong cuộc chiến 32 năm trước


          Sau khi hội ý, tất cả cùng dội B40 vào trận địa của địch phía trước E2. Bản thân ông Phạm Ngọc Quyền cùng một chiến sĩ nữa tên là Cảnh vác súng lao sang bám sát vào vách đá núi. Một lúc sau, 2 người nhanh chóng phát hiện một cửa hầm bắn tỉa được ngụy trang rất kỹ, không bị ảnh hưởng bởi hỏa lực bắn thằng của ta. Ông Quyền một tay cầm khẩu AK, tay còn lại cầm gói bộc phá lớn, len lỏi gần sát cửa hang, giật kíp rồi ném thẳng. Chỉ nghe một tiếng nổ ùm, rồi một cột khói bốc lên màu vàng chóe.
          “Tôi xách khẩu AK nhảy vào giữa đám khói, ai ngờ lòng hang cũng khá sâu và thẳng đứng làm tôi ngã bổ chửng. Cái thang dây của địch cũng bị bộc phá làm đứt, xung quanh chả có gì ngoài 7 cái xác cháy đen thui nằm vương vãi. Định trèo lên nhưng lại thêm 1 quả đạn pháo nổ ngay mép hang, sức ép lại làm tôi rơi tụt xuống, choáng váng một lúc mới tỉnh lại, đá đổ rào rào”, cựu binh Phạm Ngọc Quyền hồi tưởng.

          IMG_0535

           Những dấu tích tàn khốc của cuộc chiến năm xưa


          Ở ngoài, đạn pháo vẫn nổ rầm rầm đinh tai nhức óc. Ông Quyền đoán rằng ở ngoài quân ta đang tấn công kịch liệt. Chứ nếu không, địch mà tràn xuống được thì kiểu gì chúng sẽ không quên thả xuống hang vài quả lựu đạn, khi chúng đã nhìn thấy mình ném bộc phá và nhảy vào hang. Suy nghĩ đó khiến ông Quyền cảm thấy phấn khích, liền nén đau khoác khẩu AK và lại bám đá tìm cách trèo lên cửa hang.
          Trèo được một lúc, ông Quyền nhìn thấy ông Cảnh cùng mấy anh em nữa đang ở trước cửa hang. Mọi người ôm chầm lấy nhau ứa nước mắt. Vừa nghe tin quân mình đang hoàn toàn làm chủ trận địa, thì bỗng cả loạt đạn pháo của quân Trung Quốc lại thi nhau trút xuống, cả đỉnh núi rung chuyển.
          Lúc đó đã quá trưa ngày 27 tháng chạp (âm lịch), Phạm Ngọc Quyền cùng các chiến sĩ chỉ biết nằm úp mặt xuống đất, núp sau những khe đá tránh mảnh pháo. Bên mỏm E5 chỗ đơn vị của ông Hồ Xuân Tuân chốt giữ cũng khói mù mịt đen ngòm, những cột lửa bốc lên, đất đá bay tứ tán. Bộ binh Trung Quốc ở một bên sườn núi lại thấy xuất hiện đông nghịt, thi nhau hò hét xung phong lên lấn chiếm.

          IMG_0427

          Đi tìm lại ký ức năm xưa trên những vách đá  'Lò vôi thế kỷ'


          Đến lượt pháo binh Việt Nam bắn thẳng vào đội hình tấn công của địch, những tiếng nổ liên hồi, những thân xác bị hất tung lên cao cùng đất đá, rơi xuống nằm im bất động. Tuy nhiên, một số lính Trung Quốc đi đầu đã thoát khỏi loạt đạn pháo, tiến gần đến các vị trí chốt giữ. Mọi người nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu.
          Phạm Ngọc Quyền kê khẩu M79 lên khe đá, chưa kịp nhả đạn thì đã nghe thấy một tiếng nổ “đoành” ngay phía sau lưng. Ông quay ngoắt lại thì chỉ thấy có vết máu dính trên vách đá. Một người lính thông tin tên Quyết nằm chiến đấu cạnh mình đã không còn thấy ở đâu nữa. “Anh ấy đã dính trọn quả B40 của giặc”, người cựu binh già bật khóc.
          Các chiến sĩ chia nhau chốt các đoạn giao thông hào và bắn trả. Những loạt đạn súng bộ binh cùng tiếng lựu đạn nổ như pháo, kèm tiếng nổ của hỏa lực B40 cùng M79. Những bóng người liên tiếp đổ gục. Khoảng nửa tiếng, pháo của ta lại bắn dữ dội hơn nữa. Quân Trung Quốc đoán chừng không thể xông lên phía trước, đành hô hào rút lui khỏi chiến địa.

          IMG_5587

           Cựu binh Phạm Xuân Thanh thấy một quả đạn M72 còn găm nguyên trên vách đá

          átdyfhgyhvu

           Nhiều năm nay, nước mắt chưa bao giờ thôi rơi trên khuôn mặt các cựu binh trong những cuộc hành quân trở về chiến trường Vị Xuyên. Ảnh: Hoàng Phương


          “Chúng tôi nhận được lệnh không đuổi theo, bảo toàn lực lượng, đề phòng địch phản kích. Từ 4h chiều cho đến hết nửa đêm, chúng không xua bộ binh lên lấn chiếm lần nào nữa. Tính ra, trong ngày 27 tháng chạp, các chiến sĩ phối hợp cùng lực lượng pháo binh đã đẩy lùi 2 đợt tấn công tổng lực của quân xâm lược Trung Quốc, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, giữ vững các trận địa”, cựu binh Phạm Ngọc Quyền thuật lại đầy vẻ tự hào.
          Trời xẩm tối, anh em vận tải của Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876  cũng vừa lên tới nơi, mang theo cơm nắm, lương khô, nước uống, bắt tay nhau “cố gắng nhé”. Những người lính chốt giữ ai cũng xúc động, ý chí dâng lên mãnh liệt. Đêm, Tham mưu trưởng Bùi Minh Đệ và Trung đoàn trưởng Cao Bá Hùng lại lên thăm hỏi động viên. Các thủ trưởng nhận định quân Trung Quốc sẽ lại tiếp tục tiến đánh.
          Ông Phạm Ngọc Quyền tiếp tục nhận nhiệm vụ mới, dẫn theo 12 chiến sĩ trở lại dưới chân mỏm E4. 21h ngày 27 tết, cả nhóm lại gùi lựu đạn, bông băng thuốc men lầm lũi đi trong màn đêm đen ngòm về các vị trí đã được xác định, rồi nhanh chóng triển khai đào hào, công sự trận địa, sắp xếp đội hình chiến đấu phòng ngự.
          Đến gần sáng mới xong mọi công việc. Ông Quyền cùng đồng đội vừa chợp mắt được một lát thì đã choảng tỉnh dậy vì tiếng vọng của pháo nổ, tiếng hỏa lực hòa lẫn với tiếng súng bộ binh, vang lên từ phía xa xa và càng lúc càng kéo đến gần.
          Còn tiếp…
          Hải Minh – Lê Hồng (Theo hồi ký Giữ đất đón xuân, và ký ức của cựu binh Phạm Ngọc Quyền cùng các đồng đội)
          Xem tiếp...