Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

BẠN BIẾT CHƯA ? 61

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những thám tử có thật còn siêu hơn cả Conan và Sherlock Holmes

00:00:01 16/07/2015

Những thám tử này đã phá án tài tình từ những manh mối nhỏ nhất.

Bạn đam mê các nhân vật thám tử trong truyện trinh thám như Sherlock Holmes, Conan… Họ được mô tả có một bộ óc quan sát nhanh nhạy cùng khả năng suy luận tài tình giúp tìm ra chân tướng những vụ án gần như không lời giải. Tuy nhiên, bạn có cho rằng, những thám tử siêu việt như vậy chỉ có trong tiểu thuyết?

Câu trả lời là không hẳn. Lịch sử từng ghi nhận nhiều vị thám tử nổi tiếng mà thành tích phá án của họ không hề thua kém các nhân vật hư cấu. Vậy họ là ai và khả năng phá án siêu việt ra sao. Để biết rõ hơn, hãy cùng xem qua bài viết dưới đây.

1. Ellis Parker – “Sherlock Holmes của Mỹ”

Ellis Parker được mệnh danh là "Sherlock Holmes của Mỹ" bởi tài năng không thua kém gì nhân vật hư cấu nổi tiếng của Arthur Conan Doyle. 

Trong 44 năm làm việc, Parker là thám tử trưởng của Hạt Burlington, New Jersey. Trong suốt sự nghiệp của mình, Parker điều tra khoảng 300 vụ phạm tội mà nhiều trong số đó được báo chí địa phương mô tả là đầy bí ẩn và gần như không thể giải quyết được.

Parker từng được biết đến trên khắp nước Mỹ như một thám tử tài năng nhưng giản dị. Ông thường xuyên nhận được thư xin lời khuyên từ các nhân viên an ninh chuyên nghiệp khác. Một vụ án đặc biệt có tên gọi "Vụ án tử thi bị ngâm," đến nay vẫn được nhắc đến là minh chứng cho sự suy luận tài tình, kĩ năng pháp y và tính tỉ mỉ trong công việc của Parker. 

Vụ án bắt đầu vào ngày 05 tháng 10 năm 1920, khi William Paul - một người đưa tin của ngân hàng Trust Bank Broadway ở Camden (New Jersey, Mỹ) rút từ Ngân hàng Quốc gia Girard ở Philadelphia tờ séc trị giá 42.000 USD (khoảng 913 triệu VND theo tỷ giá hiện tại) cùng 40.000 USD tiền mặt (khoảng 869 triệu VND theo tỷ giá hiện tại) và biến mất. 


Mười một ngày sau, xác chết của Paul đã được tìm thấy tại một khu chăn vịt ở hạt Burlington. Trên cơ thể ông vẫn còn tờ séc 42.000 USD nhưng tất cả tiền mặt đã bị đánh cắp.

Mặc dù cách xa khu vực nước nhưng xác Paul bị ướt sũng. Điều này khiến Parker tin rằng cái xác bị ném trong nước trước sau đó mới được chôn giấu.

Điều tra viên cho biết Paul mới chết chỉ một vài ngày nhưng nghi phạm chính của Parker có bằng chứng ngoại phạm trong thời gian đó. Nhưng Parker không tin, ông yêu cầu lấy mẫu nước từ dòng sông gần hiện trường và trong thi thể. 

Kết quả là nước trong cơ thể Paul chứa hàm lượng cao axit tannic đóng vai trò một chất bảo quản và làm cơ thể tươi lâu hơn so với thực tế. Vụ giết người đã thực sự xảy ra trong hơn một tuần trước đó. Chứng cứ ngoại phạm của nghi can bị phá hủy.

2. Marcel Guillaume - phá án từ chi tiết nhỏ

Tuy chưa chắc chắn, nhưng nhiều người tin rằng nhà văn Georges Simenon đã sáng tác nhân vật thanh tra Jules Maigret dựa trên thám tử người Pháp - Marcel Guillaume. 

Sinh ra tại Reims, Guillaume sau đó chuyển đến Paris và kết hôn tại đây. Ông đã được thôi thúc để trở thành một sĩ quan cảnh sát bởi cha vợ mình, một người cũng là cảnh sát. Trong nhiều thập kỷ, Guillaume mài dũa kỹ năng và trở nên nổi tiếng vì là một điều tra viên kiên nhẫn và tài năng.

Một trong những vụ án nổi tiếng nhất của Guillaume xảy ra vào năm 1933. Cha mẹ của Violette Noziere - cô gái 18 tuổi đến từ một gia đình trung lưu bị đầu độc với thức uống chứa quá nhiều thuốc an thần. Người cha đã chết, nhưng người mẹ vẫn còn sống. 

Khi điều tra thi thể của cha Violette, Guillaume nhận thấy có sự giả mạo ghi chú dưới tên của tiến sĩ Deron - bác sĩ của gia đình. Trong các ghi chú, Violette khuyên cha mẹ cô sử dụng những bột không xác định. Violette đồng thời cũng là y tá cho cha mẹ mình bởi vậy, Guillaume đã chứng minh rằng Violette đã đầu độc cha mẹ của cô.


Sự việc càng sáng tỏ khi Violette đi mua sắm với tiền đánh cắp từ cha mẹ mình và sau đó cố gắng để rời khỏi đất nước. Cuối cùng Violette thú nhận, cô phạm tội giết người để trả thù sau nhiều năm bị cưỡng bức bởi cha mình. 

3. William E. Fairbairn - người đi đầu trong việc huấn luyện tránh đòn

Trong thời gian giữa hai cuộc Chiến tranh Thế giới, Thượng Hải (Trung Quốc) được chia thành nhiều khu riêng biệt dành cho người Trung Quốc và châu Âu. Nơi đây là thiên đường màu mỡ của phố đèn đỏ và nạn buôn lậu, trong đó có cả ma túy, súng.

William E. Fairbairn sinh ra tại Anh và di cư tới Thượng Hải sau khi phục vụ tại Hải quân Hoàng gia Anh. Không lâu sau khi đặt chân lên đất Trung Quốc, Fairbairn gia nhập vào lực lượng Cảnh sát thành phố Thượng Hải. 

Ông nhanh chóng học được rằng đi dạo ở Thượng Hải với trang phục cảnh sát tuần tra hay thám tử là tương tự như đang ở trong một khu vực chiến tranh. 

Theo bản báo cáo của Fairbairn, ông đã tham gia trong 600 tình huống phải chiến đấu với tội phạm ở Thượng Hải. Để chống lại sự vô luật pháp này, Fairbairn đã thành lập và là người đứng đầu của SMP 1927-40, một trong những tổ chức SWAT (Đội chiến thuật và vũ khí đặc biệt) đầu tiên của thế giới. 

Ông cũng là người phát triển Defendu - một hệ thống các tư thế cận chiến dạy các nhân viên công vụ cách để khóa và tránh các cú đâm bằng dao hay đòn tấn công nguy hiểm khác.

Trong Thế chiến II, Fairbairn đã được tuyển dụng bởi Cục Trí tuệ bí mật của Anh và sớm bắt đầu huấn luyện biệt kích Anh theo cách của Defendu. 

Ngoài ra, Fairbairn cùng với Eric Sykes, phát triển các dao chiến đấu Fairbairn-Sykes, một loại dao găm đã nhanh chóng được biệt kích Anh và các thành viên trong Cục phòng vệ chiến lược của Mỹ sử dụng trong Chiến tranh thế giới II. 

Bên cạnh biệt danh "Quý ngài nguy hiểm" Fairbairn cũng được đề cập như là một nguồn cảm hứng khả thi cho nhân vật Q trong tiểu thuyết James Bond của Ian Fleming.

4. Izzy Einstein và Moe Smith - cặp đôi cải trang hoàn hảo

Isidor "Izzy" Einstein và Moe Smith là hai thám tử đi đầu trong lĩnh vực tội phạm về rượu ở New York. Với thân hình mập mạp, tuổi trung niên nhưng ít ai ngờ rằng, họ đã bắt giữ tổng cộng 4.932 phạm nhân, trong đó 95% bị kết án và tịch thu khoảng năm triệu chai rượu bất hợp pháp trong giai đoạn 1920-1925.

Isidor "Izzy" Einstein và Moe Smith sống ở khu phố Lower East Side, phía Đông Nam thành phố New York. Trước khi trở thành thám tử, Einstein làm nghề bán rong trên đường phố và nhân viên bưu điện, trong khi Smith quản lí một cửa hàng.


Einstein (trái) và Smith (phải) tại New York vào năm 1935

Khi bộ đôi đầu tiên xin vào làm việc cho Cục Cấm Rượu với lương 40USD/tuần (khoảng hơn 800.000 VND theo tỷ giá hiện tại), nhân viên điều tra phụ trách hai người tỏ ra không mấy ấn tượng. Tuy nhiên, Einstein và Smith thuyết phục cấp trên của mình bằng cách đưa ra ý tưởng rằng nhóm côn đồ sẽ không bao giờ nghi ngờ hai người đàn ông có vẻ ngoài mập mạp, tầm thường lại là nhân viên điều tra bí mật.

Không những thế, Einstein và Smith nổi tiếng với khả năng cải trang xuất sắc. Bằng biệt tài này, bộ đôi thỉnh thoảng xuất hiện một cách gần như công khai để điều tra, mặc dù các cửa hàng bán rượu lậu đều treo hình ảnh hai người. Sự thành công của bộ đôi không chỉ khiến tội phạm sợ hãi mà còn làm các thám tử đồng nghiệp phải ghen tị.


Bạn có nhận ra cặp đôi trong hình dáng vợ chồng này không?

Không giống như các thám tử trong tiểu thuyết, Einstein và Smith không phải là những thiên tài với khối kiến thức rộng lớn trong đủ mọi lĩnh vực. 

Đa phần thành công của bộ đôi thám tử đến từ việc sẵn sàng làm việc nhiều giờ liền cùng kiến thức về cuộc sống bản địa ở New York. 

Ngoài ra, Einstein cũng có năng khiếu với ngôn ngữ. Khi cần, ông có thể trò chuyện với nghi phạm hay nhân chứng bằng tiếng Yiddish, Đức, Ba Lan, Hungary, và thậm chí cả Trung Quốc.
Nguồn: Listverse, Wikipedia
Theo
Minh Khánh / Trí Thức Trẻ

Hành trình chuộc tội: Từ tội phạm trở thành siêu thám tử Pháp

00:00:10 17/01/2014

Từ một kẻ tội phạm, người đàn ông này đã gia nhập đội ngũ cảnh sát và trở thành một trong những người hùng của nước Pháp.

Eugène François Vidocq là một con người kì lạ, ông xuất thân trong một gia đình hiền lành nhưng lại chọn cách trưởng thành như một tên tội phạm và kết thúc cuộc đời trong tư cách một anh hùng của nước Pháp…

Từ tên tội phạm khét tiếng…

Vidocq sinh ngày 24/7/1775 tại Arras, là con trai thứ ba của một thợ nướng bánh hiền lành. Nhưng khác hoàn toàn với người cha, Vidocq có cá tính nổi loạn, hay lý sự, cãi nhau, kết giao bạn bè lung tung, đặc biệt rất thích đấu võ nên nhiều người gọi cậu là Vidocq ồn ào.

Năm 14 tuổi, Vidocq ăn trộm tiền bố mẹ rồi trốn ra nước ngoài. Cậu đi khắp nơi, rồi bị bọn tội phạm ép tham gia vào một gánh xiếc giang hồ. Tại đây, Vidocq phải làm việc cực khổ, chịu đánh đập, bỏ đói tàn tệ. 

Nhưng với bản tính ranh mãnh, cậu đã đầu độc những người giam cầm mình rồi quay về với ba mẹ. Ít lâu sau, máu phiêu lưu lại khiến Vidocq làm một việc nông nổi là gia nhập trung đoàn Bourbon ở độ tuổi vô cùng non nớt. 

Hành trình chuộc tội: Từ tội phạm trở thành siêu thám tử Pháp 1

Ba mẹ cậu lo lắng, sợ rằng Vidocq sẽ bị đàn anh bắt nạt nhưng trái lại, chỉ 6 tháng trong quân ngũ, tay lính "non nớt" này đã chiến thắng 15 tay kiếm giỏi nhất của trung đoàn. Vidocq nhanh chóng được thăng chức. 

Khi không tham gia chiến trận, Vidocq tiếp tục dấn thân vào các cuộc đấu kiếm. Trong một lần, cậu thách đấu với một sĩ quan cấp cao, nhưng bị khước từ. Quá tức giận vì nghĩ đối thủ xem thường mình, Vidocq liền đấm vào mặt vị sĩ quan nọ. Bấy giờ, trong quân đội Pháp có quy định, tấn công cấp trên đồng nghĩa với án tử hình. Lo sợ phải ra tòa án binh với mức án cao nhất, Vidocq đào ngũ và tìm đường về quê nhà Arras.

Khi về tới Arras, Vidocq tròn 18 tuổi. Với ngoại hình cao lớn và nổi tiếng trong vùng về sự dũng cảm, khả năng đấu kiếm, không ít phụ nữ muốn làm vợ cậu ta, trong đó có Louise, con gái một lái buôn giàu có. Chẳng bao lâu sau, đám cưới của Vidocq và Louise diễn ra tại nhà thờ ở Arras.

Đáng buồn thay, trong một lần trở về nhà sớm, Vidocq bắt gặp vợ mình ngoại tình với một sĩ quan trong vùng. Sau khi cho họ một trận đòn nhừ tử, cậu quyết định lên đường phiêu lưu một lần nữa.

Hành trình chuộc tội: Từ tội phạm trở thành siêu thám tử Pháp 2

Giấy tờ liên quan đến án 8 năm lao động khổ sai của Vidocq.

Vào tháng 3/1795, Vidocq bị bắt vào tù ở Paris vì tội sử dụng giấy tờ giả. Do sợ ngồi tù lâu, Vidocq đã tìm cách đào tẩu. Nhưng khi vượt ngục thành công, Vidocq hay tin viên cai ngục nhà tù đã bị xử phạt vì cuộc đào tẩu của mình. 

Cảm thấy tội lỗi, Vidocq quay về đầu thú để giúp viên cai ngục. Tòa án quyết định phạt Vidocq 8 năm lao động khổ sai tại mỏ đá. Tại đây, một lần nữa, Vidocq trốn thoát rồi trốn qua Hà Lan, gia nhập đội quân cướp biển Fromentin khét tiếng, chuyên tấn công tàu thuyền của chính phủ và chia cho người nghèo. Thật không may, khi đến Ostend, băng cướp bị phục kích, toàn bộ thủy thủ đoàn bị bắt, giam giữ tại nhà tù Toulon.

Hành trình chuộc tội: Từ tội phạm trở thành siêu thám tử Pháp 3

Nhà tù Toulon được gọi là pháo đài bất khả xâm phạm, nhưng chỉ vài tháng Vidocq đã vượt ngục thành công. Cứ như vậy, Vidocq chạy chốn khắp nơi và trở thành mục tiêu săn đuổi hàng đầu của cảnh sát. Mãi đến khi 34 tuổi, Vidocq mới thoát khỏi con đường tội phạm. 

Vào tháng 5/1809, ông đến gặp công tố viên Henry phụ trách Sở tội phạm ở Paris bày tỏ nguyện vọng muốn trở thành một người tốt. Vidocq mong muốn được cùng hợp tác với cảnh sát để tiêu diệt các tổ chức tội phạm nguy hiểm. 

Công tố viên Henry thực sự ấn tượng với thành tích của Vidocq cùng tài năng và sự dũng cảm của y nên đã chấp nhận Vidocq như một nhân viên dưới quyền mình. Cả hai cùng ký một thỏa thuận, mọi tội danh của Vidocq sẽ biến mất hoàn toàn nếu có thể giúp cảnh sát phá những vụ án hóc búa.

... tới một cảnh sát gương mẫu…

Nhiệm vụ đầu tiên của Vidocq là giả dạng một tù nhân để thu thập thông tin trong trại giam La Force. Sau 20 tháng, thông tin mà Vidocq mang về giúp cho cảnh sát Paris phá được rất nhiều vụ trọng án nghiêm trọng. Không ít các băng đảng tội phạm đã bị lực lượng cảnh sát triệt hạ. Sau nhiều cân nhắc, công tố viên Henry và cấp trên đã quyết định đưa Vidocq ra ngoài. 

Hành trình chuộc tội: Từ tội phạm trở thành siêu thám tử Pháp 4


Hình ảnh nhà tù La Force.

Ngay tiếp sau đó, Vidocq giả vờ vượt ngục khỏi La Force và trà trộn vào một tổ chức chuyên cá độ, buôn người. Tại đây, Vidocq thu về vô số thông tin quan trọng để tóm gọn Watrin - thợ làm tiền giả khét tiếng. Sau đó ông dũng cảm lấy bản thân để dụ một tổ chức sát thủ khét tiếng ra mặt.

Sự dũng cảm của Vidocq làm Henry rất cảm động. Vị công tố viên đáng kính quyết định xóa bỏ mọi tội danh và cấp chức vụ cho Vidocq. Ngoài ra, cựu tội phạm năm nào còn được đặc quyền tùy ý tuyển dụng thêm nhiều nhân viên để phục vụ cho công tác điều tra. 

Từ đây, một lực lượng mới được hình thành, những nhân viên cảnh vụ mang thường phục dưới sự chỉ đạo của Vidocq. Thay vì tuyển dụng những sinh viên trẻ từ học viện cảnh sát, ông lại thu nhận những người đã từng là tội phạm. 

Hành trình chuộc tội: Từ tội phạm trở thành siêu thám tử Pháp 5
Một vụ bắt giữ tội phạm nhờ sự chỉ điểm của Vidocq.

Vidocq có một triết lý sống rất nhân văn, những người từng lầm lỡ nếu được cho cơ hội chắc chắn sẽ là một người tốt cho xã hội. Với những nhân viên đặc biệt này, Vidocq đã tóm được vô số bọn tội phạm. 

Từ đây, vị thanh tra tội phạm rất được người dân yêu quý. Người Paris gọi ông là một sát thủ của giới tội phạm, anh hùng của thành phố. Tính tới năm 1817, đội đặc nhiệm của Vidoq đã bắt được gần 900 tên tội phạm nguy hiểm.

Thám tử tư đầu tiên

Công tố viên Henry về hưu năm 1820, nhiều thành viên trong sở cảnh sát vì ghen tị với thành tích của ông nên đã tung các tin tức về quá khứ tội lỗi. Quá chán nản, năm 1827, Vidocq xin từ chức ở tuổi 52. Khi không còn vướng bận công việc nhà nước, Vidocq lao mình vào công việc kinh doanh. Năm 1832, Vidocq đã khai trương công ty thám tử tư đầu tiên trên thế giới.

Hành trình chuộc tội: Từ tội phạm trở thành siêu thám tử Pháp 6

Công ty rất đắt khách, chuyên điều tra giải quyết những tội phạm lừa đảo. Trong đó nổi tiếng nhất là vụ bắt giữ Champiax - một tay lừa đảo khét tiếng ở Paris. Hắn đã lừa tiền của hàng loạt cửa hàng rồi dùng tài ngụy trang để lẩn trốn. Nhưng ngón nghề của Champiax chỉ là "trò mèo" với Vidocq, ông nhanh chóng bắt được hắn và tìm được chỗ cất giấu số tiền lừa đảo. 

Tuy nhiên, khi thấy Champiax khóc lóc van xin, Vidocq lại mủi lòng thả hắn ra. Không ngờ, tên lừa đảo này lại chạy tới sở cảnh sát tố cáo Vidocq tội cướp đoạt tài sản. Sở cảnh sát vì ghen ghét với danh tiếng của ông đã không điều tra mà cho bắt ngay Vidocq. Trong suốt thời gian bị giam giữ, Vidocq bị đối xử một cách tồi tệ. Ông bị đánh đập, bỏ đói và sống trong một phòng giam ẩm thấp, tối tăm.

Hành trình chuộc tội: Từ tội phạm trở thành siêu thám tử Pháp 7
Chân dung Vidocq của họa sĩ Achille Devéria.

Tại phiên toà, dù có tới hàng chục người làm chứng chống lại lời khai gian trá của Champaix nhưng trước sức ép của sở cảnh sát, tòa án tuyên phạt Vidocq 5 năm tù. 

Quá phẫn nộ, người dân Paris tổ chức biểu tình ở khắp nơi, nhiều tờ báo đứng ra vạch trần sai trái của sở cảnh sát Paris. Ít lâu sau, một phiên tòa khác được mở lại và tại đây Vidocq được tuyên bố vô tội.

Những tưởng biến cố trên sẽ khiến Vidocq sợ hãi cuộc chiến với tội phạm. Nhưng không, ông tiếp tục nhận lời tham gia hỗ trợ cảnh sát tìm kiếm tội phạm, trở thành nhân viên mật vụ Pháp dù tuổi đời đã gần 80. Mãi đến khi mất vì đột quỵ năm 82 tuổi (năm 1857), Vidocq mới chính thức từ bỏ công việc bảo vệ công lý của mình.
Theo

Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX

00:00:50 20/12/2012

Patty Hearts - kẻ cướp ngân hàng bị “tẩy não”, Stacey Castor - mưu sát chồng, đổ tội cho con gái...

Trong những vụ án kỳ lạ nhất thế giới này, “kịch bản” ở các nữ tội phạm không dừng ở bắt cóc - đòi tiền chuộc - thả con tin mà đầy những tình huống bất ngờ và khó hiểu.

1. Bonnie Walker - tên cướp xinh đẹp

Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 1

Là một phần trong bộ đôi băng cướp khét tiếng Bonnie and Clyde, Bonnie Parker còn từng là thành viên của băng nhóm Barrow đã thực hiện rất nhiều vụ cướp trước khi qua đời vào năm 1934. 

Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 2

Theo như lịch sử, thật sự không có bằng chứng gì chứng tỏ Bonnie đã bắn người khi làm ăn cùng với Clyde, nhưng vẻ ngoài xinh đẹp của bà đã khiến cặp đôi này trở thành những tội phạm khét tiếng nhất nước. 

Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 3

Tuy nhiên, Bonnie đã chết khi bị một đội cảnh sát của bang Texas và Louisiana mai phục trên xe của bà và bắn bà.

2. Patty Hearts - kẻ cướp ngân hàng bị “tẩy não”

Patty Hearst, cháu gái của trùm tư bản về báo chí William Randolph Hearst là nhân vật thu hút sự quan tâm nhất của báo chí Mỹ những năm 1970. Lúc 21h ngày 4/2/1974, thiếu nữ 19 tuổi này bị một băng nhóm theo chủ nghĩa vô chính phủ tên gọi SLA bắt cóc.

Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 4

56 ngày tiếp theo, Patty bị nhốt trong phòng, bị lạm dụng cả về thân xác. Những kẻ bắt cóc sau đó đòi món tiền chuộc oái oăm là cung cấp thực phẩm cho tất cả người nghèo ở California. 

Mặc dù số thực phẩm trị giá 6 triệu USD (khoảng 120 tỷ VNĐ) đã được phân phát hết nhưng con gái họ vẫn chưa trở về.

Điều kinh ngạc là sau đó Patty Hearst công khai thông báo gia nhập tổ chức này và lấy tên “Tania”. Hiện tượng này được các nhà tâm lý tội phạm nghiên cứu gọi là hội chứng Stockholm, tức nạn nhân bị bắt cóc bị đồng hóa dẫn đến đồng lõa với kẻ bắt cóc. 

Ngày 15/4/1974, Patty Hearst tham gia vào vụ cướp ngân hàng Hibernia. Hình ảnh cô gái đeo khẩu súng carbine M1 tại vụ cướp ngân hàng ở 1450 phố Noriega, San Francisco lan tràn trên mặt báo. Ngày 18/9/1975, Tania bị bắt cùng nhiều thành viên khác của nhóm.

Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 5

Tại phiên tòa xét xử đầu năm 1976, luật sư của Hearst cho rằng cô đã bị "tẩy não" khi bị ép buộc tham gia cướp ngân hàng. Do từ chối cung cấp thông tin về những kẻ đồng phạm, Hearst bị kết án 35 năm tù. 

22 tháng sau, nữ tù nhân này đã được Tổng thống Jimmy Carter ân xá.

3. Stacey Castor - mưu sát chồng, đổ tội cho con gái

Stacey Castor là một người phụ nữ mà truyền thông gọi là “con nhện đen” vì tội mưu sát 2 người chồng và cố gắng giết con gái từ 1999 - 2007.

Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 6

Các điều tra viên tin rằng, bà đã mưu sát 2 người chồng bằng chất độc chống đông máu. Khi nhận ra cảnh sát đã khám phá ra bà chính là thủ phạm giết những người chồng của mình, bà đã cố gắng đầu độc con gái của mình với thuốc giảm đau, chất cồn và ép con mình thừa nhận tội giết người bằng cách để lại thư tuyệt mệnh bên cạnh cơ thể đã hôn mê. 

Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 7

May mắn cho Stacey, con gái cô vẫn còn sống và Castor đã bị bắt giam vào tù. Castor nhận án 25 năm tù vì tội giết David Castor và định sát hại Ashley Wallace.  

4. Aileen Wuornos - giết 7 người trong 1 năm

Aileen Wuornos là một sát thủ liên hoàn đã bị tử hình trong năm 2002 vì giết hại 7 người đàn ông trong một năm. 

Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 8


Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 9
Xuất thân từ Rochester, Michigan (Mỹ), từ khi 11 tuổi, Wuornos đã biết đổi tình lấy kẹo và thuốc lá ở trường học. Sau đó, Wournos lao vào cuộc đời của một tên trộm, cướp có vũ trang, đánh lộn ở các quán bar và thường xuyên ra vào nhà tù, cho tới khi trôi dạt sang phía Nam tới vùng nắng ấm Florida.

Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 10

Tại đây, Wuornos bắt đầu giết người. Sau khi điều tra và xác nhận Wuornos chính là thủ phạm, bà bị bắt giữ bên ngoài một quán bar. Wuornos bị kết 6 án tử hình và bị hành hình bằng cách tiêm thuốc tại Florida năm 2002.

5. Andrea Yates - người mẹ trầm cảm dìm chết 5 con

Sau nhiều năm sống chán nản và rất nhiều lần cố gắng tự tử không thành. Cuối cùng, vào ngày 20/6/2001, Andrea đổ đầy nước vào bồn tắm và cô ta bắt đầu dìm chết ba cậu con trai nhỏ tuổi nhất của mình.
Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 11

Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 12
Sau đó, bế chúng vào giường và đắp chăn cho chúng. Đứa lớn nhất và đứa con gái duy nhất cũng không thoát khỏi bàn tay giết người lạnh lùng của mẹ.

Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 13

Andrea Yates, ở bang Texas, Mỹ đã bị buộc tội vì mưu sát 5 đứa con của mình. Cô hiện đang định cư tại một bệnh viện tâm thần vì một chứng bệnh trầm cảm nặng.

6. Griselda Blanco - nữ hoàng ma túy

Được biết đến như một bà trùm cocain, Griselda Blanco là một trong những trùm ma túy khét tiếng nhất lịch sử buôn bán thuốc phiện ở Colombia. 

Griselda bắt đầu phất lên nhờ thuốc phiện khi là nhân vật chính trong cuộc chiến thuốc phiện của những chàng cao bồi ở thập niên 70 và 80 ở Miami. 

Những nữ tội phạm khét tiếng nhất thế kỷ XX 14

Griselda khét tiếng với những vụ ám sát khi tranh chấp với tên trùm thuốc phiện khác tranh giành điều hành việc làm ăn của mình.

Sau khi bị trục xuất khỏi Colombia, bà bị bắn chết vào ngày 3/9/2012 bởi những kẻ ngồi trên xe giống như năm xưa bà từng ám sát người khác bằng cách như vậy. 
 Theo
Shiva / MASK Online
Sơn Hải / Pháp Luật Xã Hội

Những tên trộm nghĩa hiệp "ai cũng biết" nhưng không có thực

00:01:00 09/08/2013

Những tên trộm lừng danh khắp thế giới, xuất hiện nhiều trong các cuốn tiểu thuyết, truyện tranh...

Cuộc sống luôn có những ngoại lệ, không phải tất cả người không trộm cắp là tốt bụng và không phải tên trộm nào cũng xấu... 

Những tên trộm dưới đây xuất hiện trên những trang tiểu thuyết, phim ảnh đã làm biết bao người thán phục vì hành động nghĩa hiệp không màng đến danh lợi, chấp nhận mang tiếng “tên trộm” để vạch trần và loại bỏ cái ác...

1. Robin Hood

Robin Hood là "vị anh hùng ngoài vòng pháp luật" xuất hiện trong văn hóa dân gian của nước Anh sống vào thời Trung cổ - thời kì mà người dân nghèo bị bóc lột tàn bạo bởi tầng lớp quý tộc và địa chủ. 

Những tên trộm nghĩa hiệp "ai cũng biết" nhưng không có thực 1

Trước tình cảnh đó, Robin Hood và những người bạn của mình đã ra tay cứu giúp người dân nghèo. Với kỹ năng bắn cung điêu luyện và kiếm thuật cao cường, Robin Hood cùng nhóm “Merry Men” đã lập nên các chiến công lẫy lừng với phương châm “cướp của người giàu, chia cho người nghèo”. 

Những tên trộm nghĩa hiệp "ai cũng biết" nhưng không có thực 2

Trong văn hóa đại chúng ở Anh, nhiều người cho rằng, Robin Hood và nhóm bạn của mình đã sống trong rừng Sherwood, Nottinghamshire. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi hoặc khi các câu chuyện về vị anh hùng của dân nghèo Robin Hood xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau và cả trong những thế kỉ khác nhau. 

Những tên trộm nghĩa hiệp "ai cũng biết" nhưng không có thực 3

Ngay cả chính nguồn gốc của vị anh hùng cũng là điều khó chắc chắn - một tiểu địa chủ hay một quý tộc đã bị hãm hại, tước hết quyền lực và đất đai. Tuy nhiên, dù thế nào, thì chúng ta biết chắc một điều rằng, Robin Hood cùng nhóm bạn thường xuất hiện trong những bộ trang phục màu xanh lá cây và đã khiến rất nhiều gã nhà giàu khiếp sợ bởi sự dũng cảm, chính trực của mình.

Ngày nay, những câu chuyện nghĩa hiệp của Robin Hood trở nên nổi tiếng không chỉ ở Anh, mà đã được khắp thế giới biết đến qua những bộ phim điện ảnh và truyền hình.

2. Arsène Lupin

Cùng thời đại với Sherlock Holmes lừng danh ở Anh, ở Pháp cũng có một người nổi tiếng không kém Holmes, đó chính là tên trộm hào hoa - Arsène Lupin.

Arsène Lupin là nhân vật được sinh ra dưới ngòi bút của nhà văn tiểu thuyết trinh thám Maurice Leblanc. Nhiều người cho rằng, Lupin được xây dựng dựa trên hình tượng Marius Jacob - một tên trộm thông minh có thật nổi tiếng ở Pháp. 

Những tên trộm nghĩa hiệp "ai cũng biết" nhưng không có thực 4

Arsène Lupin là siêu đạo chích với biệt tài hóa trang đẳng cấp. Mục tiêu nhắm đến của ông là các quý tộc giàu có nhưng không lương thiện. Lupin thường tiếp cận mục tiêu dưới dáng vẻ một quý ông lịch thiệp và sang trọng để thăm dò, sau đó ông sẽ tiến hành những kế hoạch thông minh của mình một cách rất nhanh gọn. Tài sản đánh cắp được ông sẽ chia cho những người nghèo. 

Những tên trộm nghĩa hiệp "ai cũng biết" nhưng không có thực 5

Tên trộm hào hoa này còn có biệt tài tán tỉnh và làm xiêu lòng các cô gái. Đặc biệt, Lupin còn có một thói quen rất “ngầu” đó là để lại danh thiếp với cái tên “Arsène Lupin” để những gã nhà giàu xấu số còn biết mà… nổi điên.

Tầm ảnh hưởng của hình tượng Lupin khá lớn khi nhiều câu chuyện và bộ phim về ông ra đời sau này. Độc giả mê trinh thám thường mong mỏi có một cuộc đấu trí huyền thoại giữa Lupin - kẻ trộm chính nghĩa và Sherlock Holmes - người bảo vệ công lý. 

Những tên trộm nghĩa hiệp "ai cũng biết" nhưng không có thực 6

Thực ra, Leblanc đã để cho hai nhân vật này gặp nhau trong một truyện ngắn, nhưng lại bị Conan Doyle phản đối, tên nhân vật đã được đổi thành… Herlock Sholmes. Trong một tập truyện khác, hình tượng vị thám tử tài ba lại xuất hiện trong câu chuyện của Lupin với cái tên đọc ngược Holmlock Shears. 

Những tên trộm nghĩa hiệp "ai cũng biết" nhưng không có thực 7

Tuy không trực tiếp đọc được cuộc đối đầu của Lupin và Holmes, ta vẫn có thể tìm thấy điều đó thông qua 2 nhân vật được xem như “hậu duệ” của họ ở Nhật Bản, đó chính là Kid và Conan.

3. Kaito Kid

Với độc giả Việt Nam, Kid đã quá nổi tiếng cùng với thám tử teo nhỏ Edogawa Conan trong bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan của nhà văn Gosho Aoyama. Ngoài ra, Kid còn là nhân vật chính trong series truyện tranh Magic Kaito.

Kid tên thật là Koruba Kaito. Siêu đạo chích này là tội phạm quốc tế với tội danh đánh cắp đá quý và kim cương, mang mã số 1412, nhà văn Yusaku Kudo (bố của Shinichi Kudo) đã đặt cho anh cái tên Kid từ đó (14 = KI, 12 = D).

Những tên trộm nghĩa hiệp "ai cũng biết" nhưng không có thực 8

Kid trở thành một tên đạo chích với mục đích duy nhất là tìm ra tổ chức đã ám hại cha mình. Manh mối duy nhất của Kid là viên đá quý Pandora, viên đá có 1-0-2 này sẽ chuyển sang màu đỏ và lộ ra thêm một viên đá khác bên trong khi được đặt dưới ánh trăng. 

Ngoài ra, Kid còn muốn vạch trần bộ mặt thật của tổ chức bí mật này trước công chúng nên anh luôn thông báo để cảnh sát có mặt trước khi hành động. Những điều này lý giải tại sao Kid thường thực hiện những phi vụ đánh cắp đá quý vào các đêm trăng và lại còn “ngạo nghễ” báo trước, vài ngày sau đó thì trả lại viên đá quý (vì nó không phải là viên Pandora cần tìm).

Những tên trộm nghĩa hiệp "ai cũng biết" nhưng không có thực 9

Kid thừa hưởng năng khiếu ảo thuật cao siêu, kỹ năng leo trèo và nhào lộn, đặc biệt là thuật cải trang tài tình từ người cha ảo thuật gia tài ba của anh. Cộng với những công cụ đắc lực phục vụ mục đích đánh cắp của mình như: khẩu súng bắn ra những lá bài kim loại mỏng và sắc, áo choàng có thể tung thành cánh bay, quả bom khói hay hình nộm nổ tung…, Kid chưa bao giờ bị tóm. 

Khắc tinh của Kid chính là thám tử teo nhỏ Conan - Shinichi, Conan luôn phát hiện ra Kid sớm nhất nhưng chưa bao giờ giữ chân Kid thành công.

Những tên trộm nghĩa hiệp "ai cũng biết" nhưng không có thực 10

Trong khi truy tìm hành tung tổ chức bí mật, Kid đã nhiều lần giúp cảnh sát vạch trần kẻ xấu. Dù vậy, anh vẫn bị truy lùng ráo riết, đặc biệt là thanh tra Nakamori - cha của bạn gái anh. Với vẻ ngoài bảnh trai, hành tung bí ẩn và có những màn biểu diễn xuất thần, Kid đã làm say đắm không biết bao nhiều cô gái trong truyện và cũng có một lượng fan khá lớn ngoài đời thực.

Tạm kết: Từ những nhân vật này, liệu có bao giờ bạn nghĩ đến định nghĩa ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, cái ác và cái thiện?

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Cool French Comics, Frog Wares, Wikipedia...
Theo
K.P / Trí Thức Trẻ
Xem tiếp...

KÝ ỨC CHÓI LỌI 5

(ĐC sưu tâm trên NET)

Khám phá nghệ thuật chiến tranh trong trận Bình Giã

 

(Kiến Thức) - Chiến dịch Bình Giã được xem là trận đánh điển hình quân ta sử dụng thành công nghệ thuật tạo thế chiến dịch tiến công bằng trận đánh then chốt.

Tạo thế chiến dịch tiến công bằng trận đánh then chốt là vấn đề vô cùng quan trọng, là nội dung có tính quyết định nhằm giành thế chủ động tiến công và tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trong mỗi chiến dịch. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân đội ta đã vận dụng linh hoạt việc tạo thế chiến dịch tiến công bằng những trận đánh then chốt rất hiệu quả và thu được thắng lợi lớn. Điển hình cho nghệ thuật sử dụng trận đánh then chốt tạo thế trong chiến dịch tiến công là trận đánh địch trên Đường số 2 trong Chiến dịch Bình Giã, ngày 9/12/1964.
Kham pha nghe thuat chien tranh trong tran Binh Gia
 Hỏa lực súng máy phòng không 12,7mm của ta trong Chiến dịch Bình Giã. Ảnh tư liệu

Diễn biến chiến dịch
Chiến dịch Bình Giã được chia làm hai đợt gồm: Đợt 1 từ ngày 2 đến ngày 17/12/1964; Đợt 2 từ ngày 27/12/1964 đến ngày 3/1/1965. Lực lượng tham gia chiến dịch của ta gồm 2 trung đoàn bộ binh (761 và 762); Đoàn pháo binh 563 của Miền (Tiểu đoàn 35 súng cối 81mm và ĐKZ 75mm, Tiểu đoàn sơn pháo 75mm, Tiểu đoàn 41 súng máy phòng không 12,7mm); 2 tiểu đoàn bộ đội tập trung (800 và 500) của Quân khu 7; Tiểu đoàn 186 bộ đội tập trung của Quân khu 6, Đại đội 445 và một số trung đội của các huyện thuộc tỉnh Bà Rịa.
Trận tiến công Đường số 2 diễn ra ngày 9/12/1964 sau khi ta đã dùng lực lượng đánh ấp chiến lược Bình Giã. Vào lúc 6h30 phút cùng ngày, một đoàn xe thiết giáp, có cả xe lội nước của địch di chuyển từ Bà Rịa lên Thượng Đức. Ta nhận định, địch đi giải tỏa bằng đường bộ xong sẽ quay về tất sinh chủ quan, ít đề phòng.
Kham pha nghe thuat chien tranh trong tran Binh Gia-Hinh-2
 Hỏa lực ĐKZ 75mm của ta trong Chiến dịch Bình Giã. Ảnh tư liệu
Lúc 12 giờ, Trung đoàn 762 đã lệnh cho Tiểu đoàn 602 chiếm lĩnh trận địa, chặn đầu địch ở vị trí cách đầu Bắc sông Cầu 600m. Tiểu đoàn 606 tổ chức một lực lượng khóa đuôi ở bìa rừng cao su, cách đường khoảng 1.400m. Đến 13 giờ, khi cao xạ chiếm lĩnh trận địa xong thì 14 chiếc xe của địch tổ chức thành hàng dọc, chạy luồn phía trong sở cao su rồi ra Đường số 2, cách bộ phận chặn đầu 400m. Khi địch đến dốc, cách Đại đội 1 chặn đầu 150m thì ta nổ súng, nhưng chiếc số 1 chạy thoát. Ta tập trung hỏa lực diệt chiếc số 2, đồng thời tổ chức lực lượng diệt bộ binh địch ẩn nấp trên đường. Thấy chiếc số 2 bị diệt, chiếc thứ nhất quay đầu bắn mạnh vào đội hình chiến đấu của ta, nhưng cũng nhanh chóng bị hỏa lực của ta chế áp, buộc phải tháo chạy và bị lật nhào xuống phía Tây đường.
Lúc này, Đại đội 3 tổ chức tiến công vào sườn bên phải đội hình địch, phối hợp với Đại đội 1 chặn đầu, nhanh chóng diệt địch. Tiếp đó, các xe thiết giáp của địch co cụm, dùng hỏa lực quyết liệt ngặn chặn các mũi tiến công của ta, sau đó tổ chức phản kích. Sau 2 đợt phản kích bị ta đẩy lùi, địch quay về co cụm. Các đại đội 2 và 3 của ta nhanh chóng tập trung hỏa lực, hình thành các tổ diệt xe thiết giáp, khiến đội hình địch rối loạn. Các lực lượng của Tiểu đoàn 606 đã nhanh chóng phối hợp với Tiểu đoàn 602 hình thành thế bao vây cụm địch ở phía Nam và phía Bắc Đường số 2.
Đúng lúc này Đoàn pháo binh 563 pháo kích mãnh liệt vào các căn cứ Vạn Kiếp, Hòa Long, Đức Thạnh của địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Địch cho máy bay trực thăng đến vị trí để đổ quân, giải cứu lực lượng bị bao vây, nhưng bị lực lượng phòng không của ta bắn rơi 3 chiếc, làm bị thương 3 chiếc khác, không thực hiện được ý định. Sau 20 phút bao vây, chia cắt, các lực lượng dưới mặt đất của ta đã tiêu diện các bộ phận địch co cụm. Đến 15h15 phút cùng ngày trận đánh kết thúc. Kết quả, ta diệt gọn chi đoàn thiết xa vận số 3 của thiết đoàn 1 địch gồm 14 chiếc xe M113; loại khỏi vòng chiến đấu 107 tên địch, trong đó có 9 cố vấn Mỹ; bắn rơi tại chỗ 3 máy bay, làm bị thương 3 chiếc khác và thu nhiều vũ khí, quân dụng.
Trận đánh then chốt Đường số 2 trong Chiến dịch Bình Dã đã đạt được 3 vấn đề quan trọng, đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam đó là: Lựa chọn đúng hướng tiến công, dự kiến chính xác mục tiêu; tạo lập được thế vững chắc và vận dụng chiến thuật phù hợp trong trận đánh then chốt.
Kham pha nghe thuat chien tranh trong tran Binh Gia-Hinh-3
 Chào cờ, xuất quân trong Chiến dịch Bình Giã. Ảnh tư liệu
Áp dụng cách tạo thế chiến dịch tiến công bằng trận đánh then chốt thế nào?
Thường việc lựa chọn hướng tiến công xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chiến lược, mục đích của chiến dịch và trên cơ sở tình hình địch, khả năng tác chiến của ta... Trong trận đánh này, do nhận định và phán đoán đúng quy luật hành động của địch, Bộ chỉ huy chiến dịch đã chọn đoạn trên Đường số 2 (từ Bắc sông Cầu đến Ngọc Khai) để phục kích, đón đánh khi chúng cơ động từ Đức Thạnh về thị xã Bà Rịa. Bởi hai bên trên đoạn đường này có rừng cao su già, kín đáo, bằng phẳng. Tại đó có một số mỏm đồi tiện cho đơn vị chiếm lĩnh, triển khai đội hình chặn địch. Bên cạnh đó, ta đã dự kiến chính xác mục tiêu. Bởi nơi đây có cầu nên muốn qua sông địch phải di chuyển với vận tốc chậm và dồn đội hình. Tuy địa hình vị trí này giúp cho bộ binh và cơ giới địch triển khai thế trận chiến đấu nhanh, dễ phát huy ưu thế hỏa lực, song tại đây ta lại có điều kiện thực hiện chiến thuật phục kích, bí mật cơ động lực lượng đến tiếp cận, hình thành thế bao vây, bất ngờ tiến công, liên tục áp sát, đánh gần, hạn chế chỗ mạnh của địch tiến tới tiêu diệt chúng.
Thành công thứ hai trong trận đánh then chốt này là ta đã tạo lập được thế trận vững chắc cho trận đánh then chốt. Thực hiện mục đích tiêu diệt từ 1 đến 2 tiểu đoàn bộ binh và các đơn vị thiết giáp tổng trù bị tinh nhuệ nhất của địch, ta đã đề ra phương thức tác chiến đánh địch ngoài công sự với phương pháp là khêu ngòi, diệt viện, vận dụng chiến thuật phục kích. Ta chọn Ấp chiến lược Bình Giã là nơi diễn ra trận đánh khêu ngòi bởi nó nằm sát chi khu Đức Thạnh, án ngữ Đường số 2, là một mắt xính trong hệ thống phòng thủ Đông Sài Gòn của quân Ngụy, bảo đảm an toàn cho khu vực Bà Rịa, Vũng Tàu. Ta dự đoán, nếu khu vực này bị tiến công, địch sẽ phản ứng bằng cả đường bộ và đường không. Trận đánh đã diễn ra đúng như dự đoán ấy. Khi ta đánh điểm Bình Giã để khêu ngòi, địch đã điều ngay lực lượng lên ứng cứu và đã sa vào đúng khu vực ta chuẩn bị đón lõng.
Một vấn đề quan trọng trong tạo thế trận chiến đấu then chốt ở trận Đường số 2 trong Chiến dịch Bình Dã là ta đã sử dụng lực lượng và bố trí đội hình chiến đấu hợp lý. Trên hướng chủ yếu, ở khu vực tác chiến chủ yếu, ta bố trí Trung đoàn 762 ở Đông Nam Núi Nghệ, phía Tây Đường số 2, sẵn sàng đánh địch ứng cứu, giải tỏa cho Bình Giã bằng đổ bộ đường không và đường bộ. Trung đoàn 761 bố trí ở phía Nam ấp Xuân Sơn, phía Đông ấp Bình Giã đã kết hợp chặt chẽ với công binh tổ chức trận địa, sẵn sàng đánh địch đổ bộ đường không. Đoàn pháo binh 563 và lực lượng vũ trang địa phương đảm nhiệm đánh khêu ngòi và tổ chức tốt hoạt động phối hợp kéo căng địch. Với cách bố trí như vậy nên ta đã tạo được thế trận đánh địch rộng khắp, đồng thời tập trung được lực lượng chủ lực trên khu vực tác chiến chủ yếu, sẵn sàng đánh quân cứu viện của địch. Thêm nữa, trong diễn biến của trận đánh then chốt này, khi lực lượng địch xuất hiện trên Đường số 2, Bộ chỉ huy chiến dịch đã tập trung lực lượng tương đối hợp lý, một mặt kiềm chế được không quân của chúng, đồng thời luôn có lực lượng dự bị mạnh, sẵn sàng đánh địch đổ bộ đường không và tham gia đánh địch giải tỏa đường bộ khi cần thiết.
Kham pha nghe thuat chien tranh trong tran Binh Gia-Hinh-4
 Bộ đội chủ lực trong Chiến dịch Bình Giã. Ảnh tư liệu
Vấn đề xương sống, cốt lõi nhất trong trận đánh then chốt mở màn nhằm tạo thế cho Chiến dịch Bình Dã là ta đã vận dụng chiến thuật phục kích phù hợp để đập tan phương pháp cơ động nhanh bằng trực thăng và thiết giáp, nhằm thực hiện thủ đoạn tác chiến “trên đe dưới búa”, “phượng hoàng vồ mồi” của quân địch. Đội hình trong trận địa phục kích này được ta tổ chức bố trí phù hợp, phân chia thành khu vực. Trong đó có bộ phận chính diện, chặn đầu, khóa đuôi, hỏa lực chi viện mặt đất, lực lượng phòng không. Trên cơ sở ấy, khi thực hành chiến đấu, các đơn vị đã chủ động đánh địch, phối hợp tương đối chặt chẽ, vận dụng linh hoạt các thủ đoạn chiến đấu, nhanh chóng cơ động, áp sát, hình thành thế bao vây chia cắt tiêu diệt cụm quân định, tiến tới tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch co cụm.
Tạo thế chiến dịch tiến công bằng các trận đánh then chốt thường diễn ra trong giai đoạn tổ chức thực hành chiến dịch. Tùy vào quy mô, địa hình, thời gian, lực lượng, phương tiện, vũ khí trang bị của ta và lực lượng, trình độ, khả năng tác chiến của địch... cũng như tính chất gay go quyết liệt của chiến dịch mà người chỉ huy và cơ quan tham mưu quyết định sử dụng trận đánh then chốt tạo thế vào thời điểm phù hợp.
Trận đánh Đường số 2 trong Chiến dịch Bình Giã là một điển hình trong nghệ thuật tạo thế chiến dịch tiến công, tạo đà cho các lực lượng trên khắp chiến trường có phương pháp và cách đánh hợp lý, tiến tới làm thất bại biện pháp chiến lược “tìm diệt” và “bình Định” của Mỹ, ngụy ở miền Nam.
(*) Tổng hợp và phân tích từ cuốn Tổng kết những trận then chốt chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước – Nxb Quân đội nhân dân.
Mạnh Thắng

Chiến thắng Bình Giã - bước phát triển của chiến tranh cách mạng miền Nam
Khi đề cập đến chiến thắng Bình Giã, cố Đại tướng Hoàng Văn Thái, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá đây là “… một chiến dịch quy mô nhỏ nhưng có ý nghĩa chiến lược, mở đầu thời kỳ mới của chiến tranh cách mạng miền Nam”1.
Tượng đài Chiến Thắng Bình Giã tại thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức
(Ảnh: baobariavungtau.com.vn)
Trong chiến tranh, Bình Giã thuộc tỉnh Bà Rịa, là địa bàn có nhiều tuyến giao thông thủy, bộ; địch bố trí nhiều căn cứ chiến đấu. Giữa năm 1964, Mỹ - ngụy thiết lập Đặc khu Phước Biên (gồm tỉnh Bà Rịa và Biên Hòa), trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3. Ngoài lực lượng vệ binh, địch còn tăng cường 01 tiểu đoàn biệt động quân (bố trí ở Phú Mỹ), 01 chi đội cơ giới (ở Phước Lễ - Bà Rịa), 02 trung đội pháo 105 mm. Lực lượng cơ động của Quân đoàn 3 ngụy, gồm: 03 tiểu đoàn biệt động quân. Tiểu đoàn bộ binh 3 và Tiểu đoàn thủy quân lục chiến, lữ đoàn dù và Trung đoàn cơ giới số 1 (M.113). Đây cũng là lực lượng trực tiếp chi viện, ứng cứu cho đặc khu Phước Biên.
Về phía ta, lực lượng tham gia Chiến dịch, gồm: 02 tiểu đoàn chủ lực của Quân khu 7, 01 tiểu đoàn chủ lực của Quân khu 6, các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện và du kích các xã trên địa bàn Chiến dịch. Phương châm chiến dịch: kết hợp tiến công quân sự với đấu tranh chính trị, binh vận, tích cực tiêu diệt địch, hỗ trợ cho nhân dân phá “ấp chiến lược”, mở rộng vùng giải phóng. Phương thức tác chiến chiến dịch: đánh điểm diệt viện, đánh địch ngoài công sự là chính. Để trực tiếp chỉ huy và điều hành chiến dịch, Bộ Chỉ huy Miền tổ chức Bộ Chỉ huy tiền phương bên cạnh Ban Chỉ huy chiến dịch.
Chiến dịch Bình Giã diễn ra từ đêm 02-12-1964 đến ngày 03-01-1965, chia làm hai đợt: đợt 1 từ đêm 02-12 đến ngày 17-12-1964; đợt 2 từ đêm 27-12-1964 đến chiều 03-01-1965. Chiến dịch Bình Giã kết thúc thắng lợi, đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.700 tên, bắt gần 300 tên, diệt gọn 02 tiểu đoàn chủ lực, 01 chi đoàn xe bọc thép và nhiều đại đội bảo an; phá hỏng 45 xe quân sự, phần lớn là xe M.113; bắn rơi, bắn hỏng 56 máy bay (chủ yếu là máy bay trực thăng), thu khoảng 1.000 súng các loại và 100 máy thông tin. Chiến dịch Bình Giã thắng lợi vượt ra ngoài phạm vi chiến dịch, có ý nghĩa về chiến lược. Thắng lợi đó có nhiều nguyên nhân, nhưng có một số nguyên nhân quan trọng, cũng là những bài học sâu sắc, nổi bật là: hoạt động công tác đảng, công tác chính trị; chuẩn bị hậu cần, kỹ thuật; vận dụng cách đánh độc đáo, sáng tạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao.
Đây là chiến dịch tiến công đánh lớn, đánh mạnh và đánh sâu vào hậu cứ của địch, có ý nghĩa rất lớn đối với cách mạng miền Nam. Vì thế, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền chỉ đạo các đơn vị tham gia Chiến dịch chú trọng toàn diện các yếu tố, nhất là nhân tố chính trị - tinh thần. Trong đó, tập trung xây dựng cho bộ đội ý chí quyết tâm chiến đấu cao, bản lĩnh, tâm lý vững vàng; đồng thời, giáo dục nhiệm vụ, làm cho bộ đội thấy rõ đòi hỏi của chiến trường lúc này là phải tập trung đánh lớn để tiêu diệt một bộ phận chủ lực quân ngụy, hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng, phát triển chiến tranh nhân dân, xây dựng căn cứ địa, tạo cục diện mới, thúc đẩy chiến tranh cách mạng miền Nam phát triển.
Theo đó, các đơn vị tập trung quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối chiến tranh của Đảng, phát huy trí tuệ, sáng tạo, vượt mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Trong giáo dục chính trị, tư tưởng, các đơn vị kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tinh thần đoàn kết, hiệp đồng, ý thức cảnh giác, giữ bí mật, chấp hành kỷ luật chiến trường và thực hiện đúng chính sách trong chiến đấu; kịp thời và kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tư tưởng ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh. Thường xuyên chăm lo, động viên chiến đấu, cổ vũ chiến trường, phát động phong trào thi đua lập công, đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, khẩu hiệu hành động sát hợp với từng đơn vị, từng đợt và từng trận. Từng cá nhân, đơn vị tự viết quyết tâm thư; khẩu hiệu hành động: “Đánh chí cốt”, “Đi là chiến thắng, đánh là dứt điểm”,… sớm lan rộng, trở thành phong trào chung ở các đơn vị tham gia Chiến dịch. Cán bộ, chỉ huy của các đơn vị chủ lực và địa phương luôn bám sát nhiệm vụ, từng đối tượng; cả tuyến trước, tuyến sau, cả trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu, nên đã kịp thời tiếp thêm sức mạnh cho bộ đội. Vì thế, trong chiến đấu, bộ đội đã thể hiện rõ ý chí, tinh thần anh dũng, không sợ hy sinh, gian khổ, không những đã chiến thắng bom, đạn, mà còn “vượt lên” những vũ khí, phương tiện, trang bị hiện đại, như xe tăng, máy bay của địch, góp phần tiêu diệt toàn bộ Chi đoàn thiết giáp số 3 và Tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 4 đi ứng cứu, chi viện cho ấp Bình Giã.
Để giành thắng lợi, Bộ Chỉ huy Miền còn đặc biệt quan tâm phát huy khả năng của lực lượng vũ trang và nhân dân để chủ động chuẩn bị hậu cần, kỹ thuật cho Chiến dịch. Phương châm của Quân ủy, Bộ Chỉ huy Miền là kết hợp chặt chẽ hậu cần cấp trên (Miền) và hậu cần tại chỗ, trong đó, “hậu cần tại chỗ” là chủ yếu; đồng thời, tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng. Bộ phận hậu cần tiền phương được thành lập, gồm: 200 cán bộ, chiến sĩ và khung vận tải của U50 (Khu A); bộ phận hậu cần chiến dịch, gồm: hậu cần của Quân khu 7, tỉnh Bà Rịa, Đoàn 1.500, Đoàn K10 và nhân dân địa phương, Ban Quân nhu Khu E làm nòng cốt. Bộ phận này bao gồm đủ các cơ quan, 04 đội thu mua, vận tải, 02 bệnh viện dã chiến, 01 đội phẫu thuật lưu động, 01 kho dược và nhiều kho vũ khí, đạn dược. Nhờ sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền các cấp, trong đó có Tỉnh đội Bà Rịa, Đoàn Hậu cần 81, 82, 83 và nhân dân địa phương, hậu cần chiến dịch đã huy động được gần 2.000 dân công; thu mua, vận chuyển và dự trữ được 750 tấn lương thực, thực phẩm (500 tấn tại chỗ, 250 tấn từ Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long). Lần đầu tiên ở Đông Nam Bộ, hậu cần chiến dịch được tổ chức đồng bộ, có cơ quan chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ; có kho dã chiến dự trữ vũ khí, đạn dược; có tuyến trước, tuyến sau; có đội phẫu thuật lưu động và bệnh viện dã chiến; thiết lập hệ thống thu mua lương thực, thực phẩm liên hoàn, gắn liền các kho cấp phát,... đảm bảo kịp thời mọi mặt cho tác chiến. Bộ Chỉ huy Miền đã kết hợp chặt chẽ giữa hậu cần chính quy với hậu cần nhân dân; hậu cần chiến lược, chiến dịch với hậu cần tại chỗ. Đây là một sáng tạo trong công tác đảm bảo hậu cần, kỹ thuật chiến dịch, cơ sở khoa học để Quân ủy, Bộ Chỉ huy Miền lãnh đạo, chỉ đạo công tác hậu cần, kỹ thuật trong các chiến dịch, trận đánh sau này.
Trước khi mở Chiến dịch, Bộ Chỉ huy Miền chỉ đạo lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đẩy mạnh hoạt động tiến công địch trên khắp chiến trường. Trong đó chú trọng căn cứ không quân Biên Hòa, nhằm căng, kéo, thu hút sự chú ý của chúng về hướng khác, nghi binh, giữ bí mật và hạn chế tới mức thấp nhất khả năng tham gia của lực lượng không quân địch. Thực hiện nhiệm vụ này, lực lượng vũ trang Miền cùng với nhân dân miền Đông Nam Bộ đồng thời tiến công vào nhiều mục tiêu, phá tan một loạt ấp chiến lược ở huyện Hoài Đức, Đất Đỏ, Long Thành,… cách xa địa bàn mở chiến dịch; giải phóng Phò Trì ven biển Hàm Tân, mở thông tuyến tiếp nhận hàng hóa từ miền Bắc vào bằng đường biển. Đoàn 800 Quân khu 7 thực hiện chia cắt, bao vây và cô lập từng cụm, diệt gọn đoàn xe địch trên đường 15. Riêng pháo binh Miền (U.80) được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân, nhất là người dân ở xung quanh căn cứ không quân Biên Hòa, đã bí mật đưa súng, pháo vào áp sát sân bay, tạo lợi thế tiến công, nâng cao hiệu suất chiến đấu. Bị tấn công bất ngờ trên toàn địa bàn, trong đó có căn cứ không quân Biên Hòa - biểu tượng sức mạnh của Mỹ, ngụy bị thiệt hại nặng, gần như tê liệt: hỏng 59 máy bay các loại, nhiều giặc lái, nhân viên kỹ thuật, bảo vệ bị tiêu diệt. Tiến công mạnh trên khắp địa bàn và tiến công vào nơi mạnh nhất, nơi sơ hở của địch là một quyết định đúng đắn, sáng tạo của Quân ủy, Bộ Chỉ huy Miền, làm cho địch phán đoán sai ý định của ta, thậm chí còn điều quân ra xa Bình Giã.
Thắng lợi đó là điển hình của sự phát triển nghệ thuật chiến tranh cách mạng miền Nam, góp phần quan trọng giành thắng lợi Chiến dịch. Bộ Chỉ huy Miền nhận định, khi tăng viện, ứng cứu, giải tỏa, địch sẽ sử dụng tối đa lực lượng không quân để giành ưu thế trên chiến trường. Từ đó, đã chỉ đạo lực lượng phòng không chiến dịch nghiên cứu kỹ địa hình, xác định hướng, đường bay, khu vực, bãi đổ quân; đồng thời chọn vị trí thuận lợi triển khai khí tài phục kích, đón lõng đánh máy bay địch, quân đổ bộ. Với vũ khí, trang bị hiện có và thu được của địch (súng trường, tiểu liên, trung liên và cả trọng liên trên các xe M.113), quân Giải phóng đã thiết lập được thế trận phòng không linh hoạt, dày đặc, nhiều tầng, nhiều lớp bao trùm “đàn quạ sắt” - niềm “kiêu hãnh” của Quân đội Việt Nam cộng hòa. Vì thế, hầu hết các máy bay của chúng đã cất cánh tham gia trận đánh đều “không thể” quay về căn cứ. Trận đầu tiên, ngày 09-12-1964, quân Giải phóng đã bắn rơi 04 máy bay, trong đó 03 trực thăng vũ trang, 01 máy bay trinh sát L.19, bắn hỏng 03 trực thăng vũ trang. Ngày 28-12, địch sử dụng 24 trực thăng vũ trang yểm trợ cho 50 trực thăng chở quân định đổ xuống Đông Bắc Bình Giã để phối hợp với Tiểu đoàn 30 ở hướng Tây đánh chiếm lại Ấp. Nhưng chúng đã rơi vào đúng thế trận bố trí sẵn của ta, nên không thể đổ quân ở hướng Đông Bắc, buộc phải đổ quân sang hướng Đông Nam. Kết quả, ta bắn rơi 18 máy bay, diệt gọn Tiểu đoàn 33 và đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 30 khi chúng vừa tiếp đất, chưa kịp chấn chỉnh đội hình tiến công, v.v.
Chiến dịch Bình Giã thắng lợi đã khẳng định sự phát triển mọi mặt của chiến tranh cách mạng miền Nam. Thắng lợi đó khiến Bộ Quốc phòng Mỹ phải thú nhận: “Mối thất vọng của Oa-sinh-tơn đối với tình hình quân sự càng tăng lên khi Quân đội Sài Gòn bị một cú thất bại trông thấy trong trận đánh ác liệt ở Bình Giã… Mọi bằng chứng chỉ rõ tình hình sụp đổ cuối cùng của Chính phủ Việt Nam là có thể xảy ra và rõ ràng là có khả năng Việt cộng củng cố một cách thắng lợi quyền lực của họ”2.
Đại tá, ThS. PHẠM ĐỨC TRƯỜNG, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam 
Xem tiếp...