Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

TÂM SỰ VẶT 13

TẶNG EM BẢN NHẠC KHÔNG LỜI

Anh tặng em bản nhạc không lời
Chẳng cầu xin gì, chỉ để mình thư thái
Mong em hiểu một kiếp đời thất bại
Buồn quen rồi nên vui bước em vui...

Anh tặng em bản nhạc không lời
Gìn giữ nhé, những lúc buồn, nghe lại,
Em sẽ cảm tiếng lòng anh an ủi
Nhẹ niềm riêng mà vui lại tình đời!...

                                                                        Trần Hạnh Thu


(ĐC sưu tầm trên NET)

 

Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 21 (Gián điệp TQ)

(ĐC sưu tầm trên NET)


Cơ cấu và hoạt động của lực lượng tình báo Trung Quốc

Chiến lược sử dụng điệp viên bên trong cộng đồng Hoa kiều trên toàn thế giới khiến tình báo Trung Quốc được đánh giá là lực lượng tình báo mạnh thứ ba thế giới.


Cơ cấu tổ chức tình báo quân đội của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa:
  • Bộ 2 - điệp báo, chỉ đạo các cứ điểm tình báo;
  • Bộ 3 - tình báo vô tuyến điện tử.
Cơ cấu tổ chức Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (trực thuộc Trung ương ĐCS Trung Quốc):
  • Cục 1 - điệp báo trong lãnh thổ Trung Quốc;
  • Cục 2 - các chiến dịch hải ngoại;
  • Cục 3 - các chiến dịch ở Hồng Công, Macao, Đài Loan;
  • Cục 4 - bảo đảm kỹ thuật nghiệp vụ;
  • Cục 5 - quản lý các sở khu vực của Bộ An ninh Quốc gia;
  • Cục 6 - phản gián;
  • Cục 7 - xử lý và phân tích tin tức tình báo;
  • Cục 8 - Viện Quan hệ quốc tế;
  • Cục 9 - an ninh nội bộ, quản lý các phòng đặc biệt trong quân đội;
  • Cục 10 - thu thập thông tin KHKTrung Quốc;
  • Cục 11 - tình báo vô tuyến điện tử và an ninh máy tính (tương tự như NSA của Mỹ);
  • Cục Đối ngoại - các quan hệ chính thức với các cơ quan đặc vụ nước ngoài;
  • Tân Hoa Xã - hãng thông tấn.
Tình báo vô tuyến điện tử

Các cơ quan tình báo Trung Quốc rất lạc quan nhìn về tương lai vì các cơ cấu sức mạnh của nước này đang trải qua một cuộc cách mạng thật sự, lần này là về kỹ thuật.
Lãnh đạo quân đội Trung Quốc chính thức thừa nhận rằng, về các chủng loại vũ khí thông thường, quân đội Trung Quốc không thể đạt được sự cân bằng với Mỹ và đầu năm 2000, Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc đã xây dựng chương trình hiện đại hoá các phương tiện chiến tranh thông tin.
Vật thí nghiệm đầu tiên cho các phương pháp tác chiến thông tin là Đài Loan. Đài Loan đã lên tiếng báo động từ tháng 12 và thừa nhận rằng, từ tháng 8/1999, các hacker Trung Quốc đã đột nhập các mạng máy tính của các cơ quan chính quyền Đài Loan 165 lần. Mục tiêu của tin tặc là các site của quân đội, các bộ tư pháp, kinh tế và quốc hội. Các mạng máy tính của Nhật cũng bị tin tặc Trung Quốc tấn công.

Việc chuyển sang chiến tranh không thể thiếu các cơ quan tình báo Trung Quốc và điểm tựa được chọn là tình báo vô tuyến điện tử. Tháng 5/1999, các bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Cuba đã ký thoả thuận xây dựng ở Cuba một trung tâm chặn thu vô tuyến điện và theo dõi vệ tinh Mỹ.
Trước đó ở Cuba chỉ có 1 trung tâm chặn thu ở Loudres do các cơ quan đặc vụ Nga sử dụng. Năm 1999, Trung Quốc đã phóng 4 vệ tinh chụp ảnh và 2 vệ tinh chặn thu vô tuyến trên bầu trời châu Á, còn tháng 3 năm nay, Giang Trạch Dân trong cuộc họp của Quân uỷ TW cũng đã hạ lệnh tiến hành chương trình 1-26 nhằm chế tạo các loại vũ khí công nghệ cao, trong đó có các vệ tinh do thám.

Trước đó, năm 1994, Trung Quốc đã thuê của Myanmar 3 hòn đảo để triển khai các trung tâm do thám vô tuyến (bao quát Ấn Độ Dương, vịnh Bengal và eo biển Malacca). Năm 1995, theo thông tin của Mỹ, tất cả các trung tâm chặn thu vô tuyến của Trung Quốc ở châu Á: trên một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và trên đảo Hải Nam ở biển Đông. Ngoài ra, trung tâm chặn thu vô tuyến Sop-Khau gần Lào từng hoạt động mạnh trong những năm 1960-1970 thời chiến tranh ở Việt Nam cũng được khôi phục.
Công tác kế hoạch

Cựu chỉ huy phản gián của CIA là Paul Redmond đã tuyên bố về việc bắt giữ gián điệp mới của Trung Quốc ở Mỹ:
"Ở cấp độ văn hoá, họ (người Trung Quốc) sống ở một môi trường và những khuôn khổ thời gian hoàn toàn khác. Người Trung Quốc tư duy không phải bằng giờ, ngày hay tuần mà bằng hàng chục năm. Họ là một nền văn minh cổ đại, và biết hoạch định cho nhiều năm dài".
Một trong những kết quả của lối suy nghĩ đó ví dụ là từng là một trong những nước châu Á lạc hậu nhất đã Trung Quốc khéo léo có được vũ khí hạt nhân của Liên Xô mà không phải nhận bất kỳ cam kết nào.
Trong những năm tháng hợp tác tốt đẹp nhất với chế độ Mao Trạch Đông, các chuyên gia Liên Xô không được phép nhúng mũi vào các mục tiêu đóng kín, và khác với các đồng nghiệp Đông Âu của mình, tình báo Trung Quốc chưa bao giờ gửi người sang Liên Xô thụ giáo KGB.
Các cơ quan tình báo Trung Quốc thậm chí còn hăm doạ được nước Mỹ, quốc gia nhiều năm thực tế đang phải chịu cái nạn đánh cắp công nghệ quân sự bí mật để không xảy ra cắt đứt quan hệ. Điều không phải là bí mật là người Trung Quốc đã phóng được tên lửa vũ trụ sau khi bắt buộc người Mỹ giao cho họ nhà khoa học tên lửa gốc Hoa (thực ra để đổi lấy sự lãnh nhạt của Trung Quốc trong quan hệ với Liên Xô).
Một thành tựu không kém phần chấn dộng của các cơ quan tình báo Trung Quốc là việc áp đặt được sự kiểm soát đối với nhiều ngân hàng lớn nhất của các nước thuộc "những con hổ châu Á". Người ta thậm chí khẳng định rằng, các nhóm tội phạm có tổ chức tầm cỡ nhất ở Đông Nam Á - các hội Tam Hoàng - nằm dưới "sự bảo trợ" của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.

Phản gián

Bên cạnh đó, khả năng của các cơ quan tình báo Trung Quốc được minh hoạ tốt nhất bởi các ấn tượng cá nhân của các vị khách tiếp chuyện của phóng viên tờ Segodnya.
Thật khó có một nước nào khác có thể có tình thế mà một cán bộ tình báo GRU về hưu vào giữa thập niên 1990 miêu tả:
"Sau khi về hưu, tôi đã từng đến Trung Quốc với tư cách phiên dịch. Nhưng việc trao đổi tự do bằng tiếng Trung lập tức thu hút sự chú ý của các nhân viên Cảnh sát Nhân dân vũ trang đối với tôi. Tại một thị trấn hẻo lánh, tôi định ghé vào quán bar.
Đón tôi ở cửa là 2 người lạ, họ rất lịch sự hỏi tôi định làm gì. Tôi trả lời trung thực là tôi muốn uống. Chúng tôi cùng lên quán bar, người ta nhường cho chúng tôi một cái bàn nhỏ, và tôi đã buộc phải uống cùng với 2 người đồng hành.
Nửa giờ sau, có thêm một người Trung Quốc nữa nhập bọn với chúng tôi, người này nói tiếng Nga rất giỏi. Họ không hề giấu giếm chuyện họ đang phục vụ trong Cảnh sát Nhân dân vũ trang. Câu hỏi đầu tiên là: "Thế anh học tiếng [Trung] ở đâu?" Dĩ nhiên là tôi trả lời: "Ở Đại học các nước châu Á và châu Phi". Họ cười xoà thân thiện: "Tất cả các anh đều nói vậy. Thôi được, chúng tôi sẽ không hỏi họ tên thầy giáo của anh". Nhìn chung, chúng tôi hiểu nhau".

Còn đây là lời kể của một cán bộ tình báo đối ngoại Nga từng nhiều năm công tác tại tổ tình báo ở Trung Quốc: "Thời cách mạng văn hoá, các cơ quan tình báo Trung Quốc đã khôi phục hệ thống chỉ điểm cổ xưa được nghĩ ra từ thời các hoàng đế. Nó gọi là "Ngũ Thập Bách" (5, 10, 100).
Đó là khi ngũ trưởng giám sát các thành viên của gia đình mình, thập trưởng đối với các nhân viên hay láng giềng của mình... Kết quả là chúng tôi đụng phải tình thế hoàn toàn không thể làm điệp báo ở nội địa Trung Quốc, bởi vì có rất đông người tình nguyện bám sát từng bước chân bạn.
Hơn nữa là có cả trẻ em, bởi vì các đội theo dõi ngoại tuyến có cả thiếu niên. Tuyển điệp viên ở đâu đó ngoài lãnh thổ Trung Quốc như chẳng hạn như các sinh viên ở Liên Xô thì dễ hơn nhiều".
Tham gia vào kinh tế

Giữa thập niên 1980, khi Đặng Tiểu Bình lựa chọn chiến lược cải cách Trung Quốc, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã vạch ra một chương trình toàn cầu nhằm tìm kiếm các nguồn lực tài chính và công nghệ tiên tiến.
Đặng Tiểu Bình rất tán thưởng chương trình này nên đã đưa ra quyết định chiến lược về việc ưu tiên đầu tư tài chính và củng cố Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc như một công cụ bảo đảm cho các cải cách triệt để ở Trung Quốc. Những hệ quả của quyết định này đến nay vẫn có thể cảm thấy được.

Chẳng hạn, ngày nay, nhiều người cho rằng, người được bầu đứng đầu Đặc khu hành chính Hongkong vào cuối năm 1996, chủ hãng tàu thuỷ "Orient Overseas International" Đổng Kiến Hoa là một cán bộ Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.
Theo một số nguồn tin, dưới bình phong công ty khổng lồ này (tài sản cá nhân của Đổng Kiến Hoa được đánh giá là hơn 1 tỷ USD), tình báo Trung Quốc đã hoạt động thành công từ cuối thập niên 1970. Chính tình báo Trung Quốc đã "cứu" ông Đồng vốn quê Thượng Hải khỏi bị phá sản bằng cách giúp nhận được khoản tín dụng 120 triệu USD. Kết quả là Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã tránh được những rối loạn khi tái thống nhất Hongkong với Hoa lục.

Hoặc là nhân vật thú vị như doanh nhân Hongkong Li Ka-shing. Đến nay, đã có nhiều báo cáo của CIA về hoạt động của ông ta. Lần đầu tiên, Li Ka-shingkhiến người Mỹ kinh hãi vào năm 1998, khi biết ông ta định giành quyền kiểm soát đối với kênh đào Panama.
Năm 1996, công ty Hutchison Whampoa của ông ta, nay gọi là Panama Ports Co., thuê được của chính phủ Panama trong vòng 50 năm các cảng chủ chốt của kênh đào kể cả ở đầu Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Bộ Ngoại giao Mỹ lập tức tuyên bố thoả thuận này là "bất hợp pháp" và "sặc mùi tham nhũng".
Sau đó, đã xuất hiện một báo cáo của Lầu Năm góc buộc tội Li Ka-shing định dùng kênh đào Panama "để buôn lậu công nghệ từ phương Tây về Trung Quốc hoặc để tạo điều kiện dễ dàng đưa vũ khí vào lãnh thổ Mỹ". Người ta không thể biết chắc chắn vì sao Li Ka-shing làm việc cho tình báo Trung Quốc - do các quan hệ cá nhân của doanh nhân này với các nhà lãnh đạo Trung Quốc như một số báo nói hay đây là sự hợp tác hai bên cùng có lợi.
Tuy vậy, còn có một sự kiện thú vị nữa. Tháng 3/2000, con trai Li Ka-shing là Richard Li đã tiến hành thương vụ mua hãng điện thoại Hongkong Cable&Wireless HKT với giá 38 tỷ USD.
Nếu không có sự cho phép của chính quyền Trung Quốc thì thương vụ này không thể thành được. Theo đánh giá của Mỹ, hiện nay, Li Ka-shing và con trai ông ta đang kiểm soát khoảng 1/3 toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán Hongkong.
Tuy vậy, hoàn toàn có thể là sự hợp tác mật thiết của Li Ka-shing với chính quyền Trung Quốc có thể giải thích là ông ta cũng giống như Đổng Kiến Hoa đã chịu ơn các cơ quan tình báo Trung Quốc. Vấn đề là ở chỗ, trong những năm 1996-97, băng Big Spender đã bắt cóc 2 đại doanh nhân ở Hongkong, trong đó có Victor Li, con trai thứ hai của Li Ka Shin. Món tiền chuộc yêu cầu là 205 triệu USD đã được thanh toán, nhưng sau đó là cuộc săn đuổi toàn quốc đối với băng Big Spender ẩn náu ở Trung Quốc đã khai diễn.

Cuối cùng, tháng 1/1998, tại thành phố Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc, toàn bộ băng tội phạm này gồm 35 tên do chính trùm Big Spender, người Hongkong 43 tuổi Cheung Chi Keung, cầm đầu đã bị bắt. Thật khó để Li Ka-shing quên đi ơn nghĩa này của các cơ quan tình báo Trung Quốc.
Điệp báo

Trong 20 năm gần đây, các cơ quan tình báo hàng đầu thế giới ngày càng chú ý đến các công nghệ cao. Bởi lẽ, moi tiền từ ngân sách cho loạt vệ tinh do thám mới, xây dựng các trạm chặn thu vô tuyến dễ hơn nhiều là tiến hành hoạt động điệp báo tỉ mẩn và không mấy an toàn. Ít ra là nguy cơ nổ ra các vụ xì căng đan quốc tế khi điệp viên bị bắt giữ giảm mạnh.
Tuy vậy, ở đây Trung Quốc cũng có con đường riêng: họ tiếp tục dựa vào hoạt động điệp báo. Dưới đây là lời kể của một cán bộ cơ quan tình báo điện tử của Nga FAPSI, vào đầu thập niên 1990, đã làm việc mấy năm tại một trạm chặn thu vô tuyến trên biên giới với Trung Quốc, gần Blagoveshchensk: "Các bản điện mật mã của Trung Quốc chúng tôi thường "phá thủ công", trình độ của họ không cao.
Trong khi kể cả Ấn Độ cũng đã sử dụng các bộ máy mã điện tử , người Trung Quốc vẫn bằng lòng với các mã đơn giản nhất. Dĩ nhiên, cũng có những mục tiêu "không đọc được" như căn cứ bên hồ Lopnor, nơi Trung Quốc tiến hành các vụ thử hạt nhân. Nhưng những mục tiêu như thế chỉ cần 1-2 lần là đọc được". Và người Trung Quốc vẫn hài lòng với chuyện đó. Tất cả phương tiện được đầu tư vào điệp báo, nhưng đây không phải là sự bướng bỉnh thuần tuý.
Nước Trung Quốc quá đông dân là nguồn cung cấp người di cư chủ yếu. Đến nay, cộng đồng Hoa kiều ở Mỹ đã vượt quá 1,3 triệu người, ở Nga, tại vùng Viễn Đông và Siberia, trong 5 năm gần đây, số người Hoa đã vượt quá 1 triệu người, người Hoa cũng xâm nhập mạnh vào châu Âu - các cộng đồng Hoa kiều mạnh nhất được hình thành ở Rumani và Hungary. Chính chiến lược này - sử dụng điệp viên bên trong cộng đồng Hoa kiều trên toàn thế giới - đã mang lại cho tình báo Trung Quốc vinh dự là lực lượng tình báo mạnh thứ ba thế giới.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc hiện quyết tâm đuổi kịp tình báo các nước khác về trình độ kỹ thuật không thể không làm cho Mỹ và Nga dè chừng.
PM (VIETNAMDEFENCE.COM)

Âm mưu theo dõi cả thế giới của Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc có thể truy cập trên diện rộng đối với 80% thông tin liên lạc của thế giới, trao cho họ khả năng tiến hành hoạt động gián điệp công nghiệp từ xa và thậm chí phá hoại về mặt điện tử các cơ sở hạ tầng trọng yếu ở Mỹ và các nước công nghiệp khác.


Đây là thông tin vừa được ông Michael Maloof, từng là nhà phân tích chính sách bảo mật tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tiết lộ với website WorldNetDaily (wnd.com) sau một thời gian tìm hiểu.
Tiếp cận thông tin nhạy cảm
Sử dụng thiết bị cung cấp bởi 2 tập đoàn viễn thông Huawei Technologies và ZTE, chính phủ và quân đội Trung Quốc có thể tiếp cận bằng “cửa sau” đối với một lượng thông tin điện tử khổng lồ của thế giới, trong đó có dữ liệu tình báo và quân sự nhạy cảm. Ông Maloof viết: “Hai công ty này đã cung cấp cho Trung Quốc khả năng truy cập từ xa thông qua thiết bị họ cài đặt trong các mạng viễn thông ở 140 nước.
Họ hiện đang phục vụ 45 trong số 50 nhà điều hành viễn thông lớn nhất thế giới… Thông tin có thể bị theo dõi, thay đổi và trong một số trường hợp bị phá hoại”. Không dừng lại ở đó, ông Maloof cho rằng người Trung Quốc đang tìm cách tiếp cận đối với 20% thông tin liên lạc còn lại của thế giới.
Năm 2000, Huawei hầu như không được biết đến bên ngoài Trung Quốc nhưng đến năm 2009, hãng này đã lột xác trở thành nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Ericsson. Hệ quả là theo các chuyên gia viễn thông, những thông tin đi qua bất kỳ mạng nào do Huawei trang bị đều không an toàn trừ khi nó được mã hóa bởi quân đội. Một nguồn tin cảnh báo rằng người Trung Quốc thậm chí còn đang “nỗ lực giải mã bất kỳ thông tin mã hóa nào họ chặn được”.
Ngay cả khi người dùng tránh được các sản phẩm của Trung Quốc thì chưa chắc họ đã an toàn vì sự xâm nhập điện tử được thực hiện từ xa thông qua việc sử dụng các mạng thương mại do Huawei và ZTE thiết lập ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn, theo ông Maloof, các công ty giao tiếp thông qua mạng riêng ảo (VPN) với các đối tác tại những nước sử dụng thiết bị mạng của 2 công ty Trung Quốc này đều đối mặt nguy cơ bị theo dõi.
Ngăn ngừa nguy cơ
Vấn đề là Huawei và ZTE vẫn đang bành trướng sự hoạt động bằng cách tham gia các dự án viễn thông khắp thế giới, từ Malaysia, Philippines cho đến Nga, Brazil, Ấn Độ… Các nguồn tin nói với ông Maloof rằng so với các đối thủ phương Tây, 2 công ty này có lợi thế là được sự trợ cấp của chính phủ nên sản phẩm của họ có giá rất cạnh tranh.
Dù vậy, một số nước đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến những nguy cơ từ việc làm ăn với 2 công ty Trung Quốc nói trên. Chẳng hạn, Chính phủ Úc gần đây đã cấm Công ty Huawei tham gia đấu thầu xây dựng mạng băng thông rộng quốc gia trong một quyết định mang “tính phòng ngừa” và nhằm bảo đảm an ninh cho hạ tầng quan trọng này.
Tương tự, Bộ Thương mại Mỹ vào năm ngoái đã cấm Huawei tham gia một dự án xây dựng mạng không dây ở nước này. Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ cũng quyết định điều tra Huawei và ZTE nhằm xác định những mối đe dọa tiềm ẩn về hạ tầng và an ninh quốc gia từ 2 công ty này.
Mối đe dọa nghiêm trọng
Ủy ban xem xét các vấn đề an ninh và kinh tế Mỹ - Trung (thuộc Quốc hội Mỹ) gần đây cảnh báo rằng Huawei và ZTE là ví dụ về những công ty công nghệ cao mà Chính phủ Trung Quốc có thể dùng để tiếp cận dữ liệu nhạy cảm trong các hệ thống viễn thông và máy tính có liên hệ đến những doanh nghiệp này.
Báo cáo của ủy ban nói trên cũng chỉ ra rằng khả năng nói trên của Bắc Kinh đã đủ tiến bộ để gây ra mối đe dọa cho các hoạt động quân sự của Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột.
Mối đe dọa nghiêm trọng
Ủy ban xem xét các vấn đề an ninh và kinh tế Mỹ - Trung (thuộc Quốc hội Mỹ) gần đây cảnh báo rằng Huawei và ZTE là ví dụ về những công ty công nghệ cao mà Chính phủ Trung Quốc có thể dùng để tiếp cận dữ liệu nhạy cảm trong các hệ thống viễn thông và máy tính có liên hệ đến những doanh nghiệp này.
Báo cáo của ủy ban nói trên cũng chỉ ra rằng khả năng nói trên của Bắc Kinh đã đủ tiến bộ để gây ra mối đe dọacho các hoạt động quân sự của Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột.
PHƯƠNG VÕ (NGƯỜI LAO ĐỘNG)

Gián điệp TQ ăn cắp công nghệ quân sự giỏi và đông hơn cả KGB Nga?

 
(GDVN) - Gián điệp TQ có cơ hội chưa từng có xâm nhập giới công nghiệp, khoa học Mỹ, có nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi, hoàn thiện, gây thách thức cho Mỹ.
Xe tăng chiến đấu Type-99 trong nhà máy lắp ráp của Trung Quốc
Bài viết kỳ mới nhất của tờ "China in Brief" Quỹ Jamestown Mỹ có nhan đề "Mạng lưới gián điệp của Bắc Kinh". Bài viết cho rằng, nói đến ăn cắp bí mật quân sự và bí mật của các công ty Mỹ (đặc biệt là bí mật công nghệ) trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, không có cơ quan tình báo của nước nào so sánh được với KGB của Liên Xô.
Nhưng, tình hình đã thay đổi. Trong thời đại thông tin hiện nay, Trung Quốc đã thay thế Liên Xô, đồng thời còn tốt hơn - dựa trên cơ sở học hỏi phương pháp gián điệp công nghiệp của KGB. Đến nay, Trung Quốc là một trong những nước tạo ra mối đe dọa tiềm tàng nhất đối với ưu thế công nghệ và an ninh quốc gia của Mỹ.
So với KGB thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc có một ưu thế lớn: có cơ hội “chưa từng có” xâm nhập giới công nghiệp và các trường, viện nghiên cứu khoa học của Mỹ. Công dân Trung Quốc học tập và làm việc tại Mỹ trên 100.000 người. Ở đây phải nhấn mạnh, những người này hoàn toàn không nhất định là gián điệp, nhưng xét tới thân phận của công dân Trung Quốc, họ rất có thể trở thành một bộ phận quan trọng của hoạt động thu thập tình báo công nghiệp bí mật của Trung Quốc.
Trung Quốc tuyển mộ lực lượng rộng rãi và tổ chức để họ tiến hành các "hoạt động bẩn thỉu" ở nước ngoài, trong đó có các nhà khoa học, lưu học sinh, giám đốc điều hành doanh nghiệp, thậm chí thiết lập công ty ngụy trang hoặc thu mua công ty con của doanh nghiệp Mỹ.
Hai tàu hộ vệ mới Type 054A của Hải quân Trung Quốc
Mối liên hệ chặt chẽ của tổ hợp quân sự - công nghiệp Trung Quốc có thể sử dụng "phương châm 16 chữ" (tiếng Trung) để khái quát, tức là “kết hợp quân-dân, kết hợp thời bình-thời chiến, ưu tiên hàng quân sự, lấy dân nuôi quân”.
Những phương châm này cũng được vận dụng cho kế hoạch gián điệp công nghiệp và kinh tế của Trung Quốc: doanh nghiệp công nghiệp quân sự thông qua hình thức mua và liên doanh để có được công nghệ lưỡng dụng, và ngụy trang bằng thương mại.

Đồng thời, gián điệp trực tiếp làm việc cho Trung Quốc sử dụng các loại thân phận để che chắn, nhận lệnh đánh cắp công cụ/phương tiện công nghệ cao do Mỹ và đồng minh phương Tây phát triển.
Theo tính toán của Cục điều tra Liên bang Mỹ, hiện nay, ở Mỹ có hơn 3.000 công ty có liên hệ với Trung Quốc và kế hoạch thu thập công nghệ của họ. Rất nhiều những công ty này đều là công ty con được các doanh nghiệp Trung Quốc thiết lập tại Mỹ, trước đây họ tương đối dễ nhận biết, các cuộc điều tra gần đây cho thấy rất nhiều công ty đã đổi tên, nhằm "duy trì khoảng cách với ông chủ Trung Quốc đứng đằng sau".
Phương Tây nghi ngờ máy bay chiến đấu mới J-10 của Trung Quốc đã sử dụng công nghệ của nước ngoài.
Trung Quốc đã tiến hành hoạt động gián điệp nhằm vào công nghệ của Mỹ từ mấy chục năm trước. Nhưng, thủ đoạn gián điệp của Trung Quốc hoàn thiện nhanh chóng, những thách thức do họ tạo ra khiến cho rất nhiều người phương Tây trở tay không kịp.
Chẳng hạn, một vụ án được Cục điều tra Liên bang Mỹ điều tra gần đây liên quan đến một hộ người Hoa quốc tịch Mỹ, Cục điều tra đã đăng quảng cáo trên báo chí ở khu vực vịnh San Francisco, thúc giục người Hoa quốc tịch Mỹ báo cáo những hoạt động khả nghi.

Ngoài ra, hoạt động gián điệp nhằm vào công nghệ Mỹ của Trung Quốc rõ ràng có tầm nhìn xa, một số gián điệp thậm chí ẩn náu lâu tới hàng chục năm.
Khi Mỹ dốc sức cho cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, Trung Quốc lại lặng lẽ phát động một cuộc chiến gián điệp toàn cầu. Nhìn vào rất nhiều phương diện, mối đe dọa từ hoạt động gián điệp của Trung Quốc trở nên lớn hơn, nên trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Mỹ.
Máy bay trực thăng Black Hawk Trung Quốc nhập của Mỹ, bay ở hẻm núi
Các tổ chức khủng bố cực đoan bị đẩy tới đường cùng, không có nhiều khả năng lắm phát động tấn công hiệp đồng trên phạm vi toàn cầu, nhưng hoạt động gián điệp của Trung Quốc không phải như vậy, họ có đầy đủ tiền bạc và có hàng vạn "binh lính" tham gia.
Điều quan trọng hơn là, mục tiêu của họ không phải là các cơ quan chính phủ được bảo vệ nghiêm ngặt và các công trình xây dựng mang tính biểu tượng, mà chính là “cội nguồn” của ưu thế kinh tế và quân sự Mỹ. Những thông tin rời rạc này hầu như chưa đủ gây hại, nhưng nhìn vào số liệu thu thập vài năm thậm chí mấy chục năm, những thông tin vụn vặt này sẽ nhanh chóng trở thành "kim cương" chưa mài.
Nhà máy sản xuất đạn được Trung Quốc đang sản xuất vỏ đạn.
Tên lửa không đối không PL-11 và PL-8 của Không quân Trung Quốc
Xưởng lắp ráp máy bay trực thăng Z-11 và Z-8 Trung Quốc
Xưởng sản xuất pháo chống tăng tự hành Type 89 của Trung Quốc
Dây chuyền sản xuất của Tập đoàn máy bay Thẩm Dương, Trung Quốc đang lắp ráp máy bay chiến đấu J-8.
 
Xem tiếp...

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 9 (Lê Trọng Tấn)

(ĐC sưu tầm trên NET)

https://www.youtube.com/watch?v=XFvP581ssUo 


Lê Trọng Tấn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Trọng Tấn
LeTrongTan.jpg
Đại tướng Lê Trọng Tấn
Lê Trọng Tấn (19141986) là một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Ông là vị Đại tướng Việt Nam lớn tuổi nhất vào thời điểm thụ phong: 70 tuổi 352 ngày; và cũng là vị Đại tướng giữ quân hàm hiện dịch ngắn nhất: 1 năm, 343 ngày.


Thân thế

Ông tên thật là Lê Trọng Tố, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1914, tại làng Yên Nghĩa, thôn An Định (cũ), xã Nghĩa Lộ, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Theo cuốn "Họ Trịnh và Thăng Long" (NXB Văn hoá Dân tộc, 2000) của hai nhà nghiên cứu Bỉnh Di và Trịnh Quang Vũ ở trang 111 đã khẳng định đại tướng là hậu duệ của dòng chúa Trịnh Căn.
Cha của ông có biệt danh là cụ Đồ Lê (hay Năng), người đã từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Khi phong trào bị đàn áp, cụ về làng Thanh Nhàn mở lớp dạy chữ Nho. Năm 1926, cụ Đồ Lê và Nhượng Tống đã tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh tại đền Hai Bà Trưng ở làng Đồng Nhân.
Xuất thân từ một gia đình nhà giáo, thời niên thiếu, ông theo học trường Bưởi tại Hà Nội. Vốn học giỏi, lại say mê võ nghệ và bóng đá, ông từng tham gia đội bóng Eclair (Tia chớp) ở vị trí tiền vệ. Do thành tích bóng đá, ông được tuyển vào đội bóng đá của không quân Pháp và nhập ngũ vào lực lượng lính khố đỏ, phục vụ tại đơn vị đồn trú gần sân bay Tông (Sơn Tây). Do ông từng đeo đến đeo lon đội, nên dân làng Yên Nghĩa (gần sân bay Tông, thường gọi ông là Đội Tố. Bà Bích Vân tức Hoàng Ngân khi đó đang phụ trách công tác phụ vận kiêm binh vận của Xứ ủy Bắc Kỳ và một số nhân mối khác được giao nhiệm vụ binh vận Đội Tố và đã thành công. Tham gia Việt Minh từ năm 1944 và là ủy viên quân sự Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh Hà Đông từ tháng 8 năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám, ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tham gia công tác quân sự cách mạng

Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ năm 1946, ông tham gia công tác quân sự. Từ 1945 đến 1950, là trung đoàn phó rồi trung đoàn trưởng các trung đoàn: Sơn La, Sơn Tây, quyền khu trưởng Khu XIV, khu phó Liên khu X. Khi Quân đội Nhân dân Việt Nam thành lập các đại đoàn chủ lực, ông trở thành Đại đoàn trưởng đầu tiên của đại đoàn 312-đại đoàn Chiến thắng (nay là Sư đoàn) ở tuổi 36. Trong trận Điện Biên Phủ, đại đoàn 312 do ông chỉ huy đã đánh trận mở màn vào cao điểm Him Lam (13 tháng 3 năm 1954) và kết thúc chiến dịch vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, bắt sống tướng Christian de Castries và ban chỉ huy tập đoàn cứ điểm.
Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 4 và 5 (từ 1976 đến 1986), đại biểu Quốc hội khóaVII
 

Lịch sử thụ phong quân hàm

Năm thụ phong 1959 1961 1974 1980 1984
Quân hàm Vietnam People's Army Senior Colonel.jpg Vietnam People's Army Major General.jpg Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg Vietnam People's Army Colonel General.jpg Vietnam People's Army General.jpg
Cấp bậc Đại Tá Thiếu Tướng Trung Tướng Thượng Tướng Đại Tướng

Những nhận xét

  • Lê Trọng Tấn được coi là một trong những tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Trị Thiên 1972... Ông nổi tiếng là con người tài năng, cương trực, quyết đoán, "trí-dũng-nhân-chính-liêm-trung".
  • Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là "người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết".
Trong một nhận xét khác có tính khẳng định hơn, Võ Nguyên Giáp nhận định:
"...(Lê Trọng Tấn) là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại.
  • Trong cuộc phỏng vấn về xếp hạng tướng lĩnh Việt Nam hiện đại, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã đánh giá: "Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An (Do tế nhị, ông không nói đến tên mình nhưng theo một số tướng lĩnh, không thể không nhắc đến tên ông - NV)..."

Đời sống riêng

  • Gia đình ông có 3 anh em trai: Lê Mạnh Hồ (cả), Lê Trọng Tố và Lê Quý Giả (sau này lấy bí danh là Trịnh Quý Đông, làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hưng Yên, Đại biểu Quốc hội khóa I, Trưởng phòng Giáo tài Đại học Y Dược Hà Nội)
  • Phu nhân của ông là bà Sơn (Nguyễn Thị Minh Sơn).
  • Ông có con trai duy nhất là Lê Đông Hải, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ kỹ thuật quân sự, nguyên viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, nghỉ hưu năm 2004. Lê Đông Hải học trường thiếu sinh quân từ nhỏ, sau đó trở thành quân nhân làm việc trong Đại đoàn 312 do chính Đại tướng Lê Trọng Tấn làm chỉ huy. Ngày 10 tháng 09 năm 1954, ông được nhà nước cử đi học ở Liên Xô (Moskva).
Giáo sư Tiến sĩ Lê Đông Hải đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất. và giải thưởng quốc gia.
  • Cho tới lúc mất, ông chưa bao giờ có nhà riêng.

Vinh danh

Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007), Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.
Tên ông được đặt cho một số tuyến đường phố tại Việt Nam.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 06:17, ngày 7 tháng 7 năm 2014.

Chuyện chưa kể về Đại tướng Lê Trọng Tấn và Thượng tướng Hoàng Cầm

Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng Lê Trọng Tấn và Thượng tướng Hoàng Cầm là những người có nhiều cái “đầu tiên” và nhiều điểm chung trong cuộc đời binh nghiệp của họ.
Những cái “đầu tiên” đáng tự hào
Đại tướng Lê Trọng Tấn (1914 -1986) tham gia Việt Minh từ năm 1944. Năm 1949, Trung đoàn 209 chủ lực của Liên khu 10 chuyển thành trung đoàn trực thuộc Bộ, ông được bổ nhiệm là Trung đoàn trưởng kiêm Chính ủy đầu tiên. Ngày 27/12/1950, Đại đoàn 312 (Đại đoàn Chiến Thắng) được thành lập, ông là Đại đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên, khi mới 36 tuổi. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, Đại đoàn 312 do ông chỉ huy là đơn vị đánh trận mở đầu thắng lợi vào cứ điểm Him Lam ngày 13/3/1954.
Trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 24/10/1973, Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng), binh đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam bao gồm cả Sư đoàn 312 của ông trước đây được thành lập. Thiếu tướng Lê Trọng Tấn được chỉ định là Tư lệnh đầu tiên. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, cánh quân phía Đông do Trung tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy là đơn vị đầu tiên tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm dinh Độc Lập, bắt sống và buộc nội các bù nhìn Dương Văn Minh đầu hàng, kết thúc cuộc Kháng chiến chống Mỹ.
Thượng tướng Hoàng Cầm
Thượng tướng Hoàng Cầm
Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 -2013) trưởng thành từ một chiến sĩ. Trong Kháng chiến chống Pháp, trong một trận đánh ông bị thương vào cánh tay phải và ngất đi.
Vết thương nặng để lại di chứng là không thể cầm bút viết  bằng  tay phải mà phải viết bằng tay trái, ông trở thành người thương binh có số thẻ 01, số đầu tiên. Trong Kháng chiến chống Mỹ, ông là Sư đoàn trưởng đầu tiên của Sư đoàn 9, một trong những sư đoàn thành lập đầu tiên ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Khi Quân đoàn 4 mang tên Binh đoàn Cửu Long được thành lập ngày 20/7/1974, Thiếu tướng Hoàng Cầm là Tư lệnh đầu tiên.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi ra đời, Quân đoàn 4 đã có chiến công đầu là đánh chiếm và giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long ngày 6 -1-1975. Chiến công  có ý nghĩa chiến lược quan trọng, không chỉ làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, mà còn giúp ta khẳng định Mỹ không còn khả năng tiếp tục can thiệp vào miền Nam, giúp Bộ Chính trị nhận rõ hơn thời cơ thuận lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.  
Chung một chiến hào
Lê Trọng Tấn và Hoàng Cầm là hai vị tướng gắn bó với nhau bởi quan hệ cấp trên – cấp dưới trong suốt các cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong Chiến dịch Biên Giới năm 1950, Trung đoàn trưởng Lê Trọng Tấn chỉ huy Trung đoàn 209 chiến đấu tiêu diệt binh đoàn cơ động Charton của Pháp; trong thành phần của Trung đoàn 209 có Tiểu đoàn 130 mà Tiểu đoàn trưởng chính là Hoàng Cầm. Khi Lê Trọng Tấn trở thành Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 mà nòng cốt là Trung đoàn 209 thì Hoàng Cầm thay ông chỉ huy trung đoàn này.
Ngày 13/3/1954 quân ta mở màn cuộc tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bộ Chỉ huy chiến dịch sử dụng Đại đoàn 312 (thiếu Trung đoàn 165) tiến công tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam. Dưới sự chỉ huy của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209 do Trung đoàn trưởng Hoàng Cầm chỉ huy cùng Trung đoàn 141 đã khẩn trương vận động qua cầu Nậm Rốm chiếm lĩnh bàn đạp, từ đó đột phá tiêu diệt các cứ điểm 101A, 101B, 102. Tiểu đội trưởng Trần Can của Trung đoàn 209 là người cắm lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” đầu tiên trên trận địa phòng ngự của địch tại Chiến trường Điện Biên Phủ. Tiểu đội trưởng Phan Đình Giót thuộc Trung đoàn 141 đã hi sinh khi lấy thân mình lấp lỗ châu mai khiến địch trong lô cốt không thể bắn ra được. 23h30, Him Lam bị tiêu diệt hoàn toàn, tạo điều kiện thuận lợi để Trung đoàn 165 của Đại đoàn 312, Trung đoàn 88 và Trung đoàn 36 của Đại đoàn 308 tiến công tiêu diệt các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo vào ngày hôm sau, mở toang cánh cửa phía Bắc của tập đoàn cứ điểm.
Trong đợt tiến công cuối cùng, Đại đoàn 312 tiêu diệt các cứ điểm 506, 507, 508 và 509, quét sạch quân địch ở tả ngạn sông Nậm Rốm. 15h30 ngày 7/5/1954, quân ta bắt đầu tổng công kích. Trung đoàn 209 phát triển nhanh nhất, Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật cùng các chiến sĩ Vinh, Nhỏ, Lam, Hiếu thọc vào hầm De Castries, bắt sống toàn bộ Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm hồi 16h20. Đến 17h30, đồng chí Lê Trọng Tấn báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bắt được De Castries cùng toàn bộ ban tham mưu của y.
Đại tướng Lê Trọng Tấn
Đại tướng Lê Trọng Tấn
Kết thúc cuộc Kháng chiến chống Pháp, hai ông không còn trực tiếp ở bên cạnh nhau, nhưng vẫn gắn bó trên chiến trường đánh Mỹ. Hoàng Cầm, sau một thời gian chỉ huy Đại đoàn 312 của người thủ trưởng cũ để lại, từ năm 1964 được cử vào chiến trường miền Nam.
Trên cương vị Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9, ông chỉ huy những trận đánh và thắng Mỹ oanh liệt ở Bầu Bàng, Dầu Tiếng (1965), cuộc hành quân Junction City (1967)... Cuộc đời ông gắn bó với Quân đoàn 4, từ chiến dịch Đường 14 - Phước Long tới cửa ngõ Xuân Lộc, Long Khánh, cùng đại quân ta hội tụ ở Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 lịch sử. Sau ngày giải phóng, lúc cách mạng và nhân dân Campuchia yêu cầu, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 dưới sự chỉ huy của ông lại dũng mãnh tiến thẳng vào sào huyệt của kẻ thù, đập tan chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sari ngày 7/1/1979.
Cuộc đời binh nghiệp của Thượng tướng Hoàng Cầm gắn với những dấu mốc lịch sử quan trọng trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Ông luôn ở tuyến đầu, ghi dấu chiến công trên khắp chiến trường Đông Dương, ở đâu cũng là người xung kích, người chỉ huy kiên cường. Ông cũng để lại nhiều ấn tượng cho cán bộ và chiến sĩ của mình không chỉ bằng tài năng chỉ huy, lãnh đạo mà còn bằng đức tính giản dị, khiêm tốn của một người lính Bộ đội Cụ Hồ.
“Joukov của Việt Nam”
Người Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ đến đầu tiên sau lúc quân ta đánh chiếm dinh Độc Lập chính là tướng Lê Trọng Tấn.
Ông viết ngay một bức điện vượt ra ngoài khuôn phép thông thường về quân sự: “Anh Tấn ơi! Phấn khởi quá!..”. Và người Anh Cả của quân đội đánh giá tướng Tấn xứng đáng “hai lần anh hùng” do đã chỉ huy quân bắt sống tướng De Castries ở Điện Biên Phủ năm 1954 và bắt sống nội các ngụy Sài Gòn 21 năm sau.
Đại tướng Lê Trọng Tấn, sau khi “giao lại” Đại đoàn 312 cho người cán bộ cấp dưới yêu quý của mình, lần lượt đảm nhiệm các chức trách Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân, Viện trưởng Viện Khoa học quân sự, Giám đốc Học viện Quân sự cao cấp, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, Phó Tổng Tham mưu trưởng...
Nhưng đáng nói hơn, ông là Tư lệnh của những chiến dịch lớn và quan trọng trên các chiến trường quyết định: Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng - Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Mặt trận Trị Thiên; Tư lệnh chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Tư lệnh cánh quân duyên hải (do chính ông đề xuất thành lập) tiến vào Sài Gòn sớm nhất vào Mùa xuân 1975; Tư lệnh chiến dịch biên giới Tây Nam 1978 - 1979... 70 tuổi, Đại tướng Lê Trọng Tấn vẫn khoác áo lính ra trận.
Lê Trọng Tấn là vị tướng trận mạc, luôn có mặt ở những chiến trường gai góc và nóng bỏng nhất, có khả năng xoay chuyển cục diện trận đánh, trăm trận trăm thắng. Các nhà khoa học quân sự và quân đội các nước anh em kính nể, học tập ông về tài năng, đức độ và tầm chiến lược, chiến thuật, kiệt xuất. Các cán bộ, chiến sĩ yêu mến gọi ông là “Joukov của Việt Nam”, luôn đoàn kết, một lòng tin tưởng vào tài năng, đức độ, thông minh, sáng tạo, nhanh nhạy, quyết đoán của ông.
Thượng tướng, GS, NGND Hoàng Minh Thảo khi “xếp hạng” không chính thức các tướng lĩnh Việt Nam hiện đại đã đánh giá: “Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn…”.
Từ Kháng chiến chống Pháp, từ chiến hào Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Lê Trọng Tấn, Thượng tướng Hoàng Cầm cùng nhiều tên tuổi lớn, nhiều tướng lĩnh tài ba khác của đất nước và quân đội ta đồng hành cùng toàn dân trong các cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc. Tên tuổi cùng những võ công vang dội của họ được khắc chữ vàng vào lịch sử quân đội, lịch sử dân tộc. Và phần thưởng lớn nhất đối với họ là lòng yêu mến, sự kính trọng của mọi cán bộ, chiến sĩ, của người dân ở mọi miền đất nước.
Nguyên Phong
( http://giaothongvantai.com.vn)
Xem tiếp...

BÀI NÓI HAY 4

(ĐC chép từ http://nguyentandung.org)

    Bác sĩ Richard Teo Keng Siang.
    Bác sĩ Richard Teo Keng Siang.
    Richard Teo Keng Siang, sinh năm 1972, là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, rất ham sống, ham làm việc và… ham làm giàu. Năm 40 tuổi, anh đã thành một nhà triệu phú. Một ngày, anh khám phá ra mình bị ung thư phổi đã tới thời kỳ 4. Buổi nói chuyện này diễn ra ngày 19/1/2012, 8 tháng sau khi anh biết mình đã bị ung thư.
    Richard Teo qua đời ngày 18/10/2012. Những chia sẻ của anh khi đưa lên mạng đã gây một xúc động rất lớn. Trang lưu niệm về anh có tới 4100 likes FB, 313 tweets, 175 shares, 122 G+.
    “Chào tất cả các em. Giọng tôi hơi bị khàn một chút, mong các em chịu khó nghe. Tôi xin tự giới thiêu, tôi tên là Richard và là một bác sĩ. Tôi sẽ chia sẻ vài suy nghĩ về cuộc sống của mình và rất hài lòng khi được các giáo sư mời đến đây. Hy vọng sẽ giúp các em cách suy nghĩ khi bắt đầu theo ngành để trở thành nha sĩ cũng như suy nghĩ về những việc chung quanh.
    Từ lúc trẻ, tôi là một sản phẩm đặc trưng của xã hội ngày nay, một sản phẩm khá thành công mà xã hội đòi hỏi. Hồi nhỏ tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới mức trung bình. Tôi được bảo ban bởi người chung quanh và môi trường rằng thành công thì hạnh phúc. Thành công có nghĩa là giàu có. Với suy nghĩ này, tôi trở nên cực kỳ ganh đua ngay từ nhỏ.
    Không những chỉ cần đi học ở trường giỏi, tôi cần phải thành công trong mọi lĩnh vực, từ các hoạt động tập thể đến chạy đua, mọi điều. Tôi cần phải đoạt được cúp, phải thành công, phải được giải, giải quốc gia, mọi thứ. Tôi rất ganh đua. Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ. Chắc một số em biết rằng trong ngành y, phẫu thuật mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất. Tôi cũng vào được và được học bổng nghiên cứu của NUS (National University of Singapore – ĐH Quốc gia Singapore) phát triển tia laser để chữa bệnh mắt.
    Trong khi nghiên cứu, tôi có hai bằng phát minh, một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng các em có biết không, tất cả các thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có. Sau khi học hoàn tất, tôi quyết định rằng theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn. Nếu các em để ý, vài năm qua, ngành thẩm mỹ đang lên, kiếm được khối tiền. Vì vậy, tôi quyết định bỏ ngành phẫu thuật mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ trong tỉnh.
    Các em có biết, rất mâu thuẫn, một người có thể không vui vẻ khi trả 20 đôla Mỹ cho một bác sĩ tổng quát, nhưng cũng chính người đó không ngần ngại trả 10 nghìn đôla Mỹ để hút mỡ bụng, 15 nghìn đôla Mỹ cho sửa ngực… Không cần phải suy nghĩ nhiều, phải không? Tại sao lại muốn thành bác sĩ tổng quát mà không là bác sĩ thẩm mỹ? Do vậy, thay vì chữa bệnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp.
    Công việc làm ăn rất khấm khá. Bệnh nhân mới đầu chờ đợi một tuần, rồi 3 tuần, sau lên một tháng, hai tháng, đến ba tháng. Quá nhiều bệnh nhân. Tôi choáng váng. Tôi mướn một bác sĩ, hai bác sĩ, ba bác sĩ, rồi bốn bác sĩ. Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú. Nhưng chẳng thế nào là đủ vì tôi trở nên mê muội. Tôi bắt đầu khuếch trương tới Nam Dương, thu hút các “tai-tais” (tiếng dùng để chỉ các bà mệnh phụ nhiều tiền không đi làm) những người muốn có cuộc phẫu thuật trong chớp mắt. Cuộc sống thật lên hương.
    Tôi làm gì với mớ tiền dư thừa? Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao? Thông thường tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xe hơi. Tôi sắm riêng cho tôi một chiếc xe đua. Chúng tôi đến Sepang ở Malaysia và đua xe. Cuộc sống của tôi là thế đó. Với mớ tiền mặt, tôi sắm chiếc Ferrari. Lúc đó chiếc 458 chưa ra, chỉ có chiếc 430. Một người bạn học cũ của tôi làm ngân hàng. Anh ta mua chiếc màu đỏ mà anh mong muốn từ lâu. Tôi sắm chiếc màu bạc.
    Tôi làm gì sau khi có chiếc xe? Đến lúc mua nhà, xây cửa. Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm đất để xây nhà nghỉ mát. Tôi đã sống cuộc đời như thế nào? Chúng tôi nghĩ rằng phải cần hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng. Chúng tôi bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng Internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.
    Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp và tất cả. Đó là tôi của một năm trước đây. Lúc ở trong câu lạc bộ thể thao, tôi nghĩ tôi đã chế ngự được mọi chuyện và đạt đến đỉnh vinh quang. Nhưng tôi lầm. Tôi không chế ngự được mọi chuyện. Khoảng tháng ba năm ngoái, đột nhiên tôi bắt đầu bị đau lưng. Tôi nghĩ chắc tại tôi thường vận động manh. Tôi đi đến SGH (Singapore General Hospital: Bệnh viện chính của Singapore) và nhờ bạn học làm MRI (phương pháp tối tân soi chụp hình bộ phận trong người để chẩn bệnh) để xem chắc là không bị trật đốt sống hay thứ nào khác. Tối hôm đó, anh ta gọi tôi và cho biết tủy sống thay đổi trong cột sống của tôi. Tôi hỏi như thế nghĩa là sao? Tôi biết nó có nghĩa như thế nào nhưng không thể chấp nhận sự thật. Tôi gần như muốn thốt lên: “Anh nói thiệt sao?” tôi đang sắp sửa chạy đi tập thể dục.
    Ngày hôm sau chúng tôi có nhiều khám nghiệm hơn – bao gồm cả PET scans, và họ tìm thấy tôi đang ở thời kỳ thứ 4 của ung thư phổi. Tôi nghĩ: “Từ đâu mà ra thế này?”. Ung thư đã lan tới não, cột sống và nội tuyến. Các em biết, có lúc tôi hoàn toàn nghĩ mình đã chế ngự được tất cả, đã đạt đến tột đỉnh của cuộc sống, nhưng kế đó, tôi mất tất cả.
    Đây là bản chụp của phổi. Nhìn vào, mỗi chấm đều là nang ung thư. Và thật sự, tôi có cả chục ngàn nang trong phổi. Tôi được cho biết, ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3, 4 tháng tối đa. Cuộc sống tôi bị nghiền nát, dĩ nhiên rồi, làm sao tránh khỏi? Tôi chán nản, tuyệt vọng, tưởng rằng mình đã có mọi thứ trước đây.
    bsi2-6679-1404100185.jpg
    Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có được – sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa, tất cả những thứ mà tôi nghĩ đã mang hạnh phúc đến cho tôi; khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui. Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari mà ngủ. Chuyện đó không thể xảy ra. Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong những tháng cuối cùng của cuộc đời tôi. Vậy mà tôi đã tưởng những thứ này là hạnh phúc; không phải vậy. Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua. Đây thật sự mang lại hạnh phúc cho tôi. Những thứ tôi sở hữu, đáng lý ra mang lại hạnh phúc, nhưng không, tôi đã chẳng cảm thấy vui khi nghĩ đến.
    Các em có biết, Tết sắp đến. Trước đây, tôi thường làm gì? À, thì tôi thường lái chiếc xe hào nhoáng của mình một vòng, thăm viếng họ hàng, phô trương với bạn bè. Tôi tưởng đó là niềm vui, thật sự vui. Nhưng các em có nghĩ họ hàng, bạn bè tôi đang chật vật kiếm sống có thể chia sẻ niềm vui cùng tôi khi thấy tôi khoe khoang chiếc xe bóng loáng? Chắc chắn là không. Họ sống khó khăn, đi xe công cộng. Thật sự những gì tôi làm chỉ khiến họ thêm ganh ghét, thậm chí có khi thành thù hận.
    Những thứ này chúng ta gọi là đối tượng của sự ganh tị. Tôi khoe khoang để lấp đầy sự kiêu hãnh và cái tôi của mình. Chúng chẳng mang lại niềm vui cho bạn bè, cho người thân như tôi tưởng.
    Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác. Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII. Tôi có một người bạn khá lạ lùng đối với tôi. Cô ta tên là Jennifer. Chúng tôi vẫn là bạn thân của nhau. Khi chúng tôi thả bộ, nếu cô ta thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ. Tôi thắc mắc tại sao phải làm như thế? Tại sao phải để bẩn tay? Chỉ là một con ốc sên. Sự thật là cô ấy đã thấy được nguy cơ con ốc có thể bị đạp nát chết. Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tự nhiên thôi. Đối ngược nhau quá, phải không?
    Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm. Nhưng tôi không có. Sau khi tốt nghiệp y khoa, tôi làm việc ở khoa ung thư tại NYH. Hàng ngày, tôi chứng kiến cái chết trong khoa ung thư. Tôi nhìn thấy tất cả đau đớn mà bệnh nhân phải chịu đựng. Tôi thấy tất cả các thuốc giảm đau, và họ cứ vài phút phải bấm vào người. Tôi thấy họ vật lộn với hơi thở cuối, thấy tất cả. Nhưng đây chỉ là một công việc. Tôi đến bệnh xá mỗi ngày lấy máu, cho thuốc nhưng bệnh nhân có “thật” đối với tôi không? Không. Tôi chỉ làm công việc và nóng lòng về nhà để làm việc riêng của mình.
    Sự đau đớn, chịu đựng của bệnh nhân có “thật” không? Không. Dĩ nhiên là tôi biết tất cả các từ ngữ chuyên môn để mô tả về sự đớn đau mà họ phải trải qua, nhưng thật sự tôi không hề “cảm” được cho đến khi tôi trở thành bệnh nhân. Mãi đến bây giờ, tôi mới thật sự hiểu được cảm giác của họ. Nếu các em hỏi tôi, nếu được làm lại cuộc đời, tôi có muốn thành một người bác sĩ khác không. Tôi sẽ trả lời các em là “Có”. Vì bây giờ tôi thật sự hiểu được họ. Tôi phải trả giá đắt cho bài học này.
    Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ, cho phép tôi thử thách các em hai điều. Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư. Các em sẽ thành giàu có. Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng được. Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có, tuyệt đối không gì sai trái. Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được.
    Tại sao tôi nói như vậy? Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn. Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Như tôi đã đề cập trước đây, tôi muốn sở hữu nhiều hơn, đạt tới đỉnh vinh quang như xã hội muốn đào tạo chúng ta. Tôi trở nên mê muội đến nỗi mà chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa. Bệnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.
    Nhiều khi chúng ta quên đi mình cần phục vụ ai. Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai cả ngoài chính mình. Điều đó đã xảy ra với tôi. Dù là ở y hay nha khoa, tôi có thể nói với các em ngay bây giờ rằng, trong khi khám bệnh, đôi khi chúng ta khuyên bệnh nhân chữa trị bệnh không hẳn có, không rõ rệt và ngay cả khi không cần thiết.
    Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi. Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền.
    Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, “đối thủ” của chúng tôi và không hề thấy khó chịu. Nếu hạ thấp được họ xuống để nâng mình lên, chúng tôi làm. Điều đó đang xảy ra trong ngành y và ở mọi nơi. Tôi thử thách các em không để đánh mất lương tâm mình. Tôi trả giá đắt cho bài học. Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.
    Điều thứ nhì, về số lượng bệnh nhân, dù ở bệnh viên công hay tư. Tôi có thể kể cho các em nghe, khi tôi làm trong bệnh viện, với tập hồ sơ bệnh lý, tôi chỉ muốn làm cho xong càng nhanh, càng tốt. Tôi chỉ muốn họ ra khỏi phòng khám bệnh của tôi càng nhanh, càng tốt vì có quá nhiều bệnh nhân. Thực tế là vậy. Đây chỉ là một công việc, một công việc thường nhật. Lúc đó, tôi có thật sự biết về cảm xúc của bệnh nhân của tôi như thế nào không? Không. Sự sợ hãi, nỗi lo âu của họ, tôi có thật sự hiểu điều gì họ đang trải qua không? Không, mãi cho đến khi sự cố xảy ra với tôi. Tôi nghĩ rằng đây là một lỗi lầm lớn nhất trong xã hội của chúng ta.
    bsi3-6143-1404100185.jpg
    Chúng ta được huấn luyện để trở thành lương y, nhưng chúng ta không cảm được cho bệnh nhân. Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không? Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây. Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bệnh nhân.
    Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em. Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5. Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng. Hóa trị là thứ mà các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa.
    Cảm giác khủng khiếp! Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bệnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào. Hơi muộn màng và ít ỏi! Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết. Tôi thử thách các em, ngoài bệnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng. Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận. Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi. Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất…
    Họ có thật. Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ. Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, hãy với tay đến những người cần sự giúp đỡ. Bất cứ việc gì các em làm điều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ. Bây giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình. Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.
    Tôi sẽ ngưng với lời sau, trong cuốn sách có tựa đề là “Những ngày thứ ba với Morris”. Có lẽ một số các em đã đọc cuốn này. Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vây. Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác. Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập tung vào thứ thiết yếu. Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào. Tôi biết điều này nghe qua trông thật mơ hồ, nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.
    Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống. Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì. Điều này đã xảy ra cho tôi. Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc. Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em. Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự tốt đẹp cho đời sống của người khác. Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình. Sự thật không như tôi đã tưởng.Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt.
    Đừng giống như tôi. Tôi không còn cách nào khác và đã phải trả giá đắt cho bài học này.
    Nếu bạn thuộc 10 nhóm người sau, bạn có nguy cơ ung thư rất cao

    Nếu bạn thuộc 10 nhóm người sau, bạn có nguy cơ ung thư rất cao

    Trên lý thuyết, mọi người đều dễ mắc bệnh ung thư. Nhưng đây là kết quả điều tra của các nhà khoa học và chuyên gia y tế Mỹ. Do đó, những người này nên sớm có biện pháp phòng ngừa. 1...
    Lá thư của bé gái bị ung thư khiến cả thế giới rơi lệ

    Lá thư của bé gái bị ung thư khiến cả thế giới rơi lệ

    Thái độ sống tích cực của cô bé 13 tuổi trong lá thư hơn 3.000 từ khiến nhiều người không cầm được nước mắt. Athena Orchard, cô bé 13 tuổi đã ra đi vì căn bệnh ung thư xương. Mặc dù biết...
    Sự thật về ‘thuốc trị ung thư’ Vidatox đắt như vàng

    Sự thật về ‘thuốc trị ung thư’ Vidatox đắt như vàng

    Dù thời điểm hiện tại, chưa có một đơn vị, doanh nghiệp nào công bố được phép phân phối sản phẩm thuốc Vidatox trên lãnh thổ Việt Nam nhưng thời gian gần đây nhu cầu mua bán sản phẩm...
    Siêu vi khuẩn giúp điều trị ung thư không cần phẫu thuật

    Siêu vi khuẩn giúp điều trị ung thư không cần phẫu thuật

    Các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Chonnam Gwangju (Hàn Quốc) vừa tạo ra một nannorobot có khả năng tiêu diệt các khối u mục tiêu mà không cần tiến hành phẫu thuật phức tạp. Nannorobot có kích...
    (Theo Ngôi Sao)
    Xem tiếp...

    CHÍ THIỆN CHÍ MỸ 3

    (ĐC sưu tầm trên NET)


    Người lính Vị Xuyên nối duyên cho vợ và đồng đội

    Trước giờ ra trận, người sĩ quan trẻ dặn rằng nếu anh hy sinh thì đồng đội còn sống hãy tiếp tục chăm lo cho gia đình, vợ con anh.
    Trận đánh Vị Xuyên (Hà Giang) trôi qua 30 năm, liệt sĩ Lê Nam Hòa (quê Yên Bái) cũng về với đất ngần ấy năm. Mộ của ông nằm ở nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, bàn thờ được vợ chồng ông Hà Hữu Thân và bà Nguyễn Thị Minh Nga thờ cúng chu đáo tại nhà riêng ở xã Ngọc Quan (Đoan Hùng, Phú Thọ). Ông Thân từng là đồng đội chiến đấu còn bà Nga vốn là vợ của liệt sĩ Hòa.
    Năm 1980, hai người lính Lê Nam Hòa và Hà Hữu Thân thân thiết với nhau khi ở cùng một đơn vị tại Lào Cai. Năm 1984, cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lấn biên cương ngày càng ác liệt, cả hai được điều về Trung đoàn 149, Sư đoàn 356. Ông Thân là đại đội trưởng, còn ông Hòa là đại đội phó Đại đội 1, Tiểu đoàn 7.
    IMG-1106-4236-1406275478.jpg
    Trước nhiều buồn đau trong cuộc sống, ông Thân trở thành chỗ dựa vững chắc cho vợ. Ảnh: Hoàng Phương.
    Những lúc nhớ nhà, ông Hòa thường kể cho đại đội trưởng nghe về người vợ tên Nga đang làm hộ sinh tại Bệnh viện Trấn Yên (Yên Bái) và cậu con trai 7 tháng tuổi. Vì nhiệm vụ cấp bách mà trước khi hành quân lên Hà Giang, ông Hòa không được gặp vợ con.
    Rạng sáng 12/7/1984, Việt Nam mở màn chiến dịch giành lại các điểm cao bị Trung Quốc chiếm trái phép. Trước giờ xuất kích, anh em ngồi nói chuyện với nhau dưới gốc đa hang làng Lò (Vị Xuyên, Hà Giang). Ông Thân còn nhớ rõ, đêm đó là 14 âm lịch, mưa tầm tã nhưng vẫn lờ mờ có bóng trăng. Suối Thanh Thủy cuộn lên đục ngầu sau những trận mưa rừng.
    Ông Hòa tâm sự: "Anh Thân này, ra trận thì người còn người mất. Nếu chẳng may có người hy sinh thì người còn sống có trách nhiệm thay người nằm xuống chăm lo cho gia đình, trước là vợ con, sau là bố mẹ". Ông Thân ngăn người đồng đội, bảo đừng nói gở miệng.
    Thế rồi họ chia tay nhau, tất cả vào vị trí. Bước vào trận đánh cao điểm 685, ông Hòa trúng đạn pháo và hy sinh. Ông Thân cũng bị thương nặng, được chuyển về tuyến sau điều trị vết thương. Tin liệt sĩ Lê Nam Hòa hy sinh báo về, người vợ trẻ ôm con khóc ngất. Bà Nga trở thành vợ liệt sĩ khi mới 27 tuổi. Cuộc sống quá khó khăn, bà xin phép bố mẹ chồng đưa con về quê ngoại ở Đoan Hùng sinh sống.
    Năm 1987, ông Thân chuyển công tác về đơn vị gần nhà bà Nga. Nhớ đến lời đồng đội trước lúc hy sinh, ông cùng vài người bạn đến thăm hai mẹ con. Anh em trong đơn vị cũng hay ra thăm ông cụ thân sinh ra bà Nga, vốn là thầy giáo, được nhiều người kính trọng.
    Bà Nga khi đó làm ở Trung tâm y tế Đoan Hùng, thường đi sớm về khuya, con trai ốm yếu hay được ông ngoại cõng đi chữa bệnh. Hoàn cảnh mẹ góa, con côi khá vất vả. Ông Thân xin phép được qua lại, chăm sóc hai mẹ con. Cậu bé Lê Nam Duy, con trai liệt sĩ Hòa, rất quấn quýt mỗi khi thấy chú bộ đội Thân. Nhưng bà Nga tránh tiếp xúc ông Thân vì sợ những lời đàm tiếu của người đời.
    Ông Thân phải tìm cách nói chuyện, rồi được mọi người vun vén thêm, hai năm sau bà Nga mới đồng ý lấy đồng đội của chồng khi cảm nhận được sự chân thành của ông. Đầu năm 1989, hai người làm mâm cơm cúng, thắp hương xin phép liệt sĩ Hòa nối mối nhân duyên, trở thành vợ chồng. Ông cũng hứa chăm sóc và thương yêu bé Duy như con đẻ của mình.
    IMG-1109-7154-1406275479.jpg
    Nhiều năm qua, ông vẫn khói hương thờ phụng, làm giỗ cho người đồng đội đã ngã xuống. Ảnh: Hoàng Phương.
    Khi ngỏ lời với bà Nga, ông Thân không nhắc tới câu chuyện ở gốc đa trước cửa hang làng Lò năm xưa. "Tôi không muốn bà ấy tủi thân, nghĩ tôi bị ràng buộc bởi lời hứa với đồng đội. Hơn nữa, tình cảm khi đó tôi dành cho hai mẹ con là thật lòng", ông chia sẻ. Người đàn ông 59 tuổi chưa bao giờ hối hận về quyết định của mình. Ông bảo đó là trách nhiệm với người đồng đội đã ngã xuống và cũng vì tình cảm của chính mình.
    Cuối năm 1989, ông bà sinh thêm một cậu con trai nữa, đặt tên là Tùng. Không cùng cha nhưng hai anh em Duy - Tùng rất thương yêu và hợp tính nhau. Cả hai người con trai kính trọng gọi "bố Thân, bố Hòa", coi như hai người cha ruột của mình. Vợ chồng ông Thân vẫn qua lại thăm nom bố mẹ liệt sĩ Hòa ở Yên Bái. Ông Thân xin làm con trai nuôi của gia đình, cùng đỡ đần khi có công việc. Mỗi ngày giỗ của liệt sĩ Hòa, ông đều cúng cẩn thận, rồi làm cơm tập hợp anh em đến cho cửa nhà thêm đầm ấm.
    Trải qua bao sóng gió, bà Nga cũng tìm được bến bình yên. Nỗi đau trở thành góa phụ có người san sẻ, cuộc sống đời thường có người chung vai gánh vác. Bà kể, vợ chồng có lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, nhưng chưa bao giờ thấy ông Thân nói nặng lời hay quát mắng con trai.
    Nhắc đến liệt sĩ Hòa, bà xúc động nhớ lại chuyện xưa. Cưới nhau hai năm nhưng vợ chồng chỉ sống với nhau tính theo ngày. "Làm vợ khi đất nước có chiến tranh thì người chồng không còn là của riêng gia đình nữa mà là một phần của đất nước. Anh Hòa hy sinh mới là người thiệt thòi nhất", bà rưng rưng nước mắt.
    Tháng 7 hàng năm, vợ chồng ông Thân lại cùng những người lính Sư đoàn 356 về lại chiến trường xưa, thắp hương cho liệt sĩ Hòa và đồng đội đã nằm xuống. Những cựu binh đều biết câu chuyện xúc động ấy. "Chúng tôi luôn kể cho nhau nghe câu chuyện của ba người như lời nhắc nhở về nghĩa tình đồng đội", cựu chiến binh Nguyễn Văn Kim chia sẻ.
    Câu chuyện về mối nhân duyên ấy sẽ có hậu hơn, hạnh phúc sẽ trọn vẹn hơn nếu như năm 2010, tai nạn không cướp đi người con trai duy nhất của bà Nga với liệt sĩ Hòa. Ông Thân lại một lần nữa dành hết yêu thương, lo lắng để giúp vợ nguôi ngoai nỗi đau. Nhiều lúc bà chỉ biết khóc: "Tôi chẳng còn gì, chỉ còn lại ông ấy với đứa con làm niềm an ủi cuối cùng giữa cuộc đời quá bất hạnh này"... Gian trên cùng của ngôi nhà ba tầng có thêm bàn thờ người con trai trẻ. Bốn năm nay, ông Thân vẫn cùng vợ ngày ngày lo hương khói cho cả hai cha con liệt sĩ Lê Nam Hòa.
    Hoàng Phương
    (ĐC chép từ .vnexpress.net)
                        

    Chuyện tình của hai chiến sĩ công an

    Khi Nguyên ngỏ lời "Chị ơi, lấy em nhé", Ly Ly đã nghĩ "Cậu này bị hâm thật rồi".
     
    Bùi Hoàng Ly Ly (27 tuổi), cán bộ hoạt động Đoàn năng nổ của Học viện Cảnh sát nhân dân. Nữ trung úy từng 15 lần tham gia hiến máu cứu người.
     
    Chồng Ly, anh Nguyễn Văn Nguyên (26 tuổi), là giảng viên của Học viện An ninh nhân dân. Hai người quen nhau trong ngày hội hiến máu tình nguyện của lực lượng công an.
     
    Tháng 7 là khoảng thời gian ghi dấu nhiều cảm xúc của hai người. Nguyên nhớ lại cách đây đúng một năm: "Bọn mình đi lướt qua nhau trong chương trình hiến máu vào một ngày mưa tầm tã. Lúc đó, mình không nghĩ được người con gái mang sắc phục ấy là bà xã tương lai".
     
    Lúc đầu, họ xưng chị em vì Nguyên ít hơn Ly một tuổi. Tính cách vô tư, đầy nhiệt huyết của Ly khiến Bình Nguyên cảm mến rồi yêu. Khi tỏ tình, Nguyên nhắn tin cho người đẹp: "Chị ơi, lấy em nhé". Ly tưởng đùa, còn bảo cậu em "Hâm thật rồi".
     
    Khi Nguyên đưa Ly về quê anh ở Hải Dương chơi, bố mẹ anh hết sức vun vào cho đôi trẻ. Ly quý mến gia đình anh, một thời gian sau cô đồng ý. Đầu năm 2014, hai người chính thức thành vợ chồng.
     
    Chất an ninh sánh cùng nét duyên cảnh sát.
     
    Ít tuổi hơn vợ nhưng thầy giáo Bình Nguyên được nhận xét là người chín chắn, trưởng thành.
     
    Cả hai hợp nhau nhiều điểm và thích đi xa.
     
    "Lấy chồng cùng ngành thuận lợi nhất là môi trường công tác giống nhau nên sẽ thấu hiểu và tin tưởng nhau nhiều hơn", Ly Ly tâm sự.
     
    Điều cô cảm thấy may mắn nhất là được hai bên gia đình ủng hộ, bố mẹ chồng yêu quý. "Người con gái đi lấy chồng là chọn cả gia đình chồng, nên yêu quý nhà chồng như chính nhà mình. Nhiều bạn trẻ cho rằng chỉ cần yêu nhau là đủ, nhưng đó mới là một trong những điều kiện để có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Chính vì an tâm nơi gia đình chồng mà mình mới quyết định kết hôn nhanh như vậy".
     
    Cưới rồi, họ trở thành người đồng hành trên những cung đường dành cho dân du lịch bụi cũng như nhiều hoạt động tình nguyện.
     
    Là cán bộ Đoàn năng nổ, hai vợ chồng cùng rủ nhau tham gia những chương trình hướng về biển đảo.
     
    Đôi vợ chồng trẻ hy vọng thời gian tới sẽ cùng đi đến nhiều nơi, tham gia nhiều hoạt động để cùng vun đắp thêm cho hạnh phúc của chính mình.
    Phương Hòa
    (ĐC chép từ .vnexpress.net) 

    HAI LẦN LY DỊ

    Anh cầm thư tòa triệu tập trên tay
    Lòng nặng trĩu biết tới ngày ly dị
    Em đã ký và anh cũng ký
    Bản án tử hình cho song hỷ nát tan

    Anh sững sờ trước ca thán, than van
    Moi móc đủ điều, khăng khăng đòi ly biệt
    Anh nín lặng nhận những lời đay nghiến
    Như tội đồ cam chịu trước phán tòa

    Có thể anh khờ, sống vụng, xuề xòa
    Nhưng anh yêu em, đó là sự thật
    Có thể rằng anh nhiều khi nổi giận
    Lỡ thốt đôi lời làm em đắng cay

    Hòa giải không thành, đành đoạn chia tay
    Anh gục đầu, nát lòng trai thương vợ
    Suýt gầm lên khi tòa giơ búa gõ
    Chợt hiểu em là đã nhớ người ta

    Em quay lưng, theo mối tình xa hoa
    Kiệu vàng, ngựa ô, chuông ru, dinh mộng
    Trút bỏ đời thường, lo toan, ước vọng
    Hãnh diện bên chồng áo mão, cân đai

    Chẳng hành trang, bỏ dang dở đời trai
    Anh tìm đến chốn cao vời, sâu thẳm
    Gõ mõ suy tư, tụng kinh nghiền ngẫm
    Về những vui buồn sướng khổ nhân gian

    Anh thiền tu chẳng mong đến Niết Bàn
    Chỉ cố đắc, đạt đến duyên kỳ ngộ
    Siêu thoát tâm linh, quay về che chở
    Bởi lòng anh còn nặng nợ yêu em

    Phù hộ cho em mãi vui sống êm đềm
    Quên vĩnh viễn một gia đình ly dị
    Để em được là vợ hiền chung thủy
    Thỏa nguyện bên chồng xứng đáng đấng phu quân

    Một mai kia trong viên mãn số phần
    Vợ chồng ngao du, vãng lai thăm thú
    Em sẽ thấy ở thâm sơn cùng cốc
    Giữa vắng tờ một tọa đá rêu phong

    Em khanh khách cười và nói ghẹo chồng:
    -Giống anh lắm, nó giống anh lắm đấy
    Cũng tóc cũng râu cũng mỉm cười đưa đẩy
    Chỉ tội lùi xùi, không rạng rỡ như anh!

    Chồng em vui: -Hình như nó thất tình
    Ghen với anh vì có em tuyệt mỹ
    Thèm làm người nên đá buồn em nhỉ?
    Thôi, chúng mình thắp cho nó nén nhang!

    Em có biết đâu, anh đã bỏ đường trần
    Ngồi hài lòng nhìn đôi tình hạnh phúc
    Anh đã đạt được điều anh mong ước
    Khiến em về đây, miền viễn xứ, chào anh

    Em thắp nén nhang cho pho đá hiền lành
    Cũng là lúc anh thì thầm vĩnh biệt
    Ly dị ngày xưa riêng tình em cạn kiệt
    Tình anh còn da diết đến hôm nay

    Lặng lẽ bên em xua tan hết vò dày
    Dù vẫn biết xưa em từng lén lút
    Không cưỡng nổi con tim si gào thét
    Rũ rượi khẩn cầu tha thiết của tình chen

    Đã là người, ai không muốn ấm êm
    Nhưng tình yêu cứ mê vào trắc trở
    Mấy ai biết cõi đời còn thương nhớ
    Còn nồng nàn bởi còn có vị tha?

    Kể từ nay, thôi nhé, mình chia xa
    Em ở lại với trăm năm thế tục
    Anh ly dị, lần này anh hạnh phúc
    Hóa một vì sao sáng nhất giữa An Nhiên...

    Cho những cuộc tình tan vỡ
                                         ngước nhìn lên!


                                                                         Trần Hạnh Thu
     
    Xem tiếp...