Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

NHÂN TÍNH 6

(ĐC sưu tầm trên NET)

Xem tiếp...

BÀI VIẾT HAY 26

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Kính thưa quí vị quan tâm đến cội nguồn dân tộc Việt .

Bài viết dưới đây trên trang web Người Lao Động cho thấy những phương pháp của khoa học hiện đại nhất, ngày càng chứng tỏ một nền văn minh kỳ vĩ ở Đông Nam Á. Tôi nghĩ đây mới là bằng chứng khoa học thật sự, chứ không phải những quan điểm nhân danh khoa học - nhưng không hề có một cơ sở khoa học nào - để phủ nhận truyền thống lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến.
Hy vọng được quí vị quan tâm tham khảo .


Lý lịch sinh học của heo
http://www.nld.com.vn/img/3877/con-heo.jpgLịch Việt Nam và các nước có liên quan đến văn hóa Trung Hoa dùng 12 con vật làm biểu tượng cho chu kỳ 12 năm. Có lẽ lịch này có nguồn gốc từ nền văn minh nông nghiệp Đông Nam Á cổ xưa, khi mà con người và các loài vật còn sống gần nhau. Bài này sẽ bàn về nguồn gốc của con heo và ý nghĩa nguồn gốc con người qua những nghiên cứu khoa học mới nhất
Năm nay là năm hợi hay nói nôm na là năm con heo, một con vật mà chỉ nói đến tên chúng ta cũng có thể cảm thấy gần gũi; đã đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian, và là một biểu tượng văn hóa.

Heo được thuần hóa từ khi nào?
Trong ba con vật cuối cùng (gà, chó và heo) có mối liên hệ gần với con người hơn các con vật như chuột, trâu, cọp, v.v... Thuở sinh thời, một cựu thủ tướng Anh từng tuyên bố “con chó ngước lên nhìn chúng ta, con mèo thì nhìn xuống chúng ta, còn con heo thì ngang hàng với chúng ta”. Có lẽ đúng như thế. Trong ba con vật cuối cùng của 12 địa chi (gà, chó và heo), heo là con vật có thể nói đã từng song hành với con người trong suốt quãng đường dài tiến hóa. Nhưng trong bối cảnh và môi trường nào đã dẫn đến mối liên hệ mật thiết giữa con người và heo như ngày nay. Tất nhiên là heo nuôi bây giờ có nguồn gốc từ heo rừng. Nhưng chúng được thuần hóa từ hồi nào và ở đâu?
Đây là những câu hỏi quan trọng, vì thuần hóa cây cối và thú vật rừng là một phát triển rất quan trọng trong lịch sử tiến hóa và văn minh của con người. Thuần hóa là yếu tố khởi động và thúc đẩy văn minh, có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cấu trúc, và phân bố của dân số trên thế giới. Thuần hóa động vật hoang dã là một phần quan trọng trong sự thay đổi hành vi và cách sống của con người, chuyển biến từ cuộc sống hái lượm và săn bắt sang cuộc sống canh tác nông nghiệp và ổn định. Cuộc sống nông nghiệp có lẽ bắt đầu từ thời Pleisteocene (tức khoảng 12.000 đến 14.000 năm về trước) và cuộc sống này có lẽ do hệ quả của tình trạng bất định thời tiết, suy giảm về số động vật rừng làm mồi, và sự bành trướng các cộng đồng ổn định.


Quê hương của heo: Đông Nam Á.
Trong quá khứ (trước khi công nghệ sinh học ra đời), các nhà khảo cổ học dựa vào những di chỉ khảo cổ học (chủ yếu là xương sọ) được khai quật từ nhiều vùng khác nhau để đặt giả thuyết và tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Theo các di chỉ này, heo được thuần hóa vào khoảng 9.000 năm về trước ở vùng mà ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ [1]. Ngoài ra, cũng có các di chỉ khảo cổ học cho thấy (hay được diễn dịch) là heo cũng từng được thuần hóa vào khoảng thời gian này tại Trung Quốc ngày nay [2].
Nhưng vài thập niên gần đây, với sự phát triển phi thường của di truyền học và sinh học phân tử, giới khoa học đã có một phương tiện mới, chính xác hơn, và đáng tin cậy hơn để truy tìm nguồn gốc heo. Phương tiện đó chính là gien, hay nói chính xác hơn là DNA. Cũng như trong con người, đơn vị cấu trúc cơ bản của heo là DNA. Khác với con người chỉ có 23 nhiễm sắc thể, heo chỉ có 20 nhiễm sắc thể. Vì đặc tính di truyền của DNA, qua phân tích sự phân bố và đồng dạng của các chuỗi DNA giữa các giống heo, các nhà khoa học có thể truy tìm chính xác nguồn gốc của heo.
Một nghiên cứu quy mô nhất từ trước đến nay về nguồn gốc heo được tiến hành với sự hợp tác giữa các nhà di truyền học Mỹ và Thụy Điển. Qua phân tích xu hướng phân bố và đồng dạng DNA của các giống heo (700 con) trên thế giới, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng tổ tiên của heo ngày nay chính là heo rừng, và quê hương của heo rừng nguyên thủy này chính là vùng Đông Nam Á ngày nay [3]. Sau khi được thuần hóa ở Đông Nam Á, heo tản mát theo con người đến các vùng Âu Á (Eurasia), vượt biển đến Âu châu, và ra các bán đảo Thái Bình Dương [3]. Sau khi tản mát ra khỏi Đông Nam Á, heo được tiếp tục thuần hóa nhiều lần ở nhiều vùng tại Trung Quốc, vùng cận Đông, và Âu châu [3].
Một nghiên cứu di truyền mới nhất qua phân tích DNA các giống heo thuộc các hải đảo Thái Bình Dương và đặc biệt là heo không lông thuộc đảo Vanuatu, các nhà nghiên cứu Úc và Mỹ khẳng định rằng heo tại các hải đảo này cũng xuất phát và được thuần hóa từ lục địa Đông Nam Á (đặc biệt là từ Việt Nam) khoảng 3.000 năm trước đây [4]. Sau đó, chúng theo con người “di dân” ra khỏi lục địa và đến các hải đảo như Vanuatu và Ryukyu. Ngoài ra, các giống heo tại các hải đảo này cũng có “hồ sơ” DNA rất giống với heo ở Âu châu.
Cũng thú vị không kém là các nhà nghiên cứu Úc và Mỹ nhận xét rằng Việt Nam (quê hương của heo ở các bán đảo Thái Bình Dương) là một trong những vùng ở lục địa Đông Nam Á mà ngôn ngữ Nam Á (Austronesian) vẫn còn khá phổ biến. Điều này cho thấy có thể có một mối liên hệ huyết thống giữa các dân tộc hải đảo này và các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Việt Nam.
Ước tính về thời điểm thuần hóa và tản mát trên cũng khá phù hợp với các di chỉ khảo cổ tìm thấy ở Việt Nam. Theo các di chỉ này thì nghề chăn nuôi heo ở nước ta được phát triển khá vào thời Hùng Vương. Trong các di chỉ khảo cổ học thuộc thời kỳ Hậu Đồ Đá Mới (tức khoảng 8.000 đến 3.000 năm trước đây) ở khu vực Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Hoa Lộc, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều xương cốt các con vật nuôi trong nhà như heo, chó, trâu bò nuôi, gà, vịt, v.v... [5]. Tại Đồng Đậu, di chỉ khảo cổ học cho thấy nuôi heo khá thịnh hành vào thời Hùng Vương, vì tỉ lệ xương heo trong tầng văn hóa ở đây cao hơn xương heo rừng và các gia cầm khác.
Trong sách Việt Nam thời cổ đại, tác giả Bùi Thiết thuật truyền thuyết Pú Lương Quân của dân tộc Tày vùng Cao Bằng kể về vợ chồng Báo Lương và Sao Cải, sau khi đã trồng được nhiều lúa, bèn nghĩ đến việc vào rừng để bắt heo rừng về nuôi, khu rừng bắt được gọi là Đồng Giáo (rừng heo cỏ), nơi nuôi heo gọi là xóm Chóng Mu (xóm Bờm heo), cánh đồng trồng khoai nuôi heo gọi là Bà Non (ruộng Dọc khoai), mà có thể cư dân Tày cổ có nguồn gốc từ người Việt cổ từ sau khi giải thể nhà nước Văn Lang và Âu Lạc [6].


Dấu tích văn minh nông nghiệp
Trước đây vài năm, cũng qua phân tích DNA, các nhà khoa học khẳng định rằng gà và chó trên thế giới ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Heo, gà, trâu, v.v... là các con vật thuộc nền văn minh nông nghiệp. Các bằng chứng mới này càng phù hợp với giả thiết rằng nền nông nghiệp và quê hương nguyên thủy của cây lúa nước là ở chung quanh vùng Đông Dương - Mã Lai - Miến Điện (chứ không phải Trung Quốc, nơi mà bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử). Văn minh Hòa Bình là nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới, khoảng 15.000 năm trước dương lịch [7]. Vài ngàn năm trước Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã đưa cây lúa đến vùng Đông Á và Tây Á, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch. Nhận xét này cũng hợp lý bởi vì với khí hậu nhiệt đới Đông Nam Á là môi trường thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.
Như vậy có thể suy luận rằng trước khi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, vùng Đông Nam Á đã hình thành một nền văn hóa lúa nước, và cư dân cổ ở đây (dân Bách Việt) đã phát triển một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trong đó có cả văn minh châu thổ sông Hồng, hay văn minh Đông Sơn. Theo GS Trần Quốc Vượng, chính nghề trồng lúa nước (một ngành nghề đòi hỏi người dân phải nắm vững và thích nghi với thời tiết, môi trường sông nước) đã dẫn người cư dân cổ Đông Nam Á sáng tạo ra lịch dùng 12 con vật gần gụi với nền văn minh lúa nước làm biểu tượng. Do đó, có khả năng lịch 12 con giáp có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chứ không phải từ Trung Hoa [8]. Có thể qua giao lưu văn hóa, người Trung Hoa cổ đã vay mượn lịch Đông Nam Á và cải tiến lại. Do đó, 12 con vật trong lịch của ta không giống với 12 con vật trong lịch của Trung Hoa (thử, ngưu, hổ, miêu, long, xà, mã, dương, hầu, kê, khuyển, trư).
Nhận xét trên có cơ sở. Qua phân tích mối tương quan di truyền giữa các sắc dân trên thế giới, giới khoa học có thể khẳng định rằng con người hiện đại di dân ra khỏi Phi châu và đến Á châu vào khoảng 100.000 năm trước đây. Trong đợt di dân đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á châu và định cư tại đây [9]. Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa: nhóm một đi về hướng Nam ra Úc châu và Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng Bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây. Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay, nhất là người Trung Hoa ở phía Nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á châu [10-11]. Một nghiên cứu mới nhất [12] phân tích DNA trong 2.332 người từ các vùng Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc một lần nữa khẳng định nguồn gốc con người là Đông Nam Á. Họ còn ước tính cuộc di dân về phương Bắc xảy ra vào khoảng 3.000 đến 25.000 năm về trước.
Tất cả những bằng chứng này cho thấy Đông Nam Á có thể là một cái nôi văn minh nông nghiệp đầu tiên của con người [11], và cư dân tại đây rất có thể là những người phát minh ra kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi, và truyền các kỹ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay). Phát hiện mới nhất về quê hương Đông Nam Á của loài gà gia cầm cho chúng ta thêm một cơ sở để suy luận rằng trong quá trình định cư và phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á cổ đã thuần dưỡng giống gà rừng, và từ đây giống gà này được truyền bá đến miền Nam Trung Quốc, và từ Trung Quốc “di cư” sang Âu châu. Những phát hiện này, cộng với những di chỉ khảo cổ học và di truyền học mới nhất củng cố thêm cho giả thuyết Đông Nam Á là một trung tâm văn minh nông nghiệp cổ xưa nhất của thế giới [13].
Nguyễn Văn Tuấn

Tài liệu tham khảo
[1] J. Epstein, M Bichard, trong cuốn Evolution of Domesticated Animals do I L Mason biên soạn. Longman, New York, 1984, trang 145-162.
[2] G Giuffra, et al. Genetics 2000; 154:1785-1791.
[3] G Larson, et al. Science 11/3/2005; 307:1618-1621.
[4] J K Lum, et al. Proc Natl Acad Sci USA 2006; 103:17190-17195.
[5] Lê Xuân Diệm, Hoàng Xuân Chinh. Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu. Viện khảo cổ học, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội: 1983, trang 81.
[6] Bùi Thiết. Việt Nam thời cổ xưa. Nhà xuất bản Thanh Niên (không thấy đề năm in!)
[7] Chesnov Ja. V. Dân tộc học lịch sử các nước Đông Nam Á. 1976. (Trích dẫn theo Trần Ngọc Thêm, “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
[8] Trần Quốc Vượng. Văn hóa Việt Nam: Tìm tòi và suy ngẫm. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Hà Nội, 2000.
[9] Nguyễn Văn Tuấn. Nhân năm khỉ bàn chuyện nguồn gốc con người. Tạp chí Diễn đàn, số xuân Nhâm Thân 2004.
[10] Chu JY, et al. Proc Natl Acad Sci USA 1998; 95: 11763-11768.
[11] Su B, et al. Am J Hum Genet 1999; 65:1718-1724
[12] Shi et al. Am J Hun Genet 2005; 77:408-419
[13] Trong cuốn Agriculture; origin and dispersal, Giáo sư C. O. Sauer viết: “...Tôi đã chứng minh rằng những động vật gia cầm được thuần dưỡng đầu tiên ở Đông Nam Á, và đây chính là trung tâm nông nghiệp quan trọng của thế giới”.
Thiên Sứ giới thiệu
Xem tiếp...

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Tư liệu về vũ trụ 11

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Những bí ẩn chưa có lời giải của các vì sao

TVD - Theo Trí Thức Trẻ  

Vũ trụ bao la vẫn ẩn chứa vô vàn bí ẩn mà con người chưa thể tìm hiểu hết được.
Khoa học và công nghệ của con người ngày càng có những bước tiến vượt bậc, cùng với đó càng ngày càng có nhiều khám phá vĩ đại về tự nhiên và vũ trụ, lý giải những bí ẩn mà trước đây con người thường tin là do sự sắp đặt của đấng tạo hóa. Tuy nhiên vũ trụ bao la vẫn ẩn chứa vô vàn bí ẩn mà con người chưa thể tìm hiểu hết được, trong đó các vì sao trên bầu trời đêm với tuổi đời gấp nhiều lần Trái Đất của chúng ta vẫn luôn là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mười điều bí ẩn chưa có lời giải của các vì tinh tú trong vũ trụ.
1. Ngôi sao không thể tồn tại
Trong năm 2011, một nhóm các nhà thiên văn học của Châu Âu đã phát hiện ra một ngôi sao nhỏ trong chòm sao Leo, được gọi là SDSS J102915+172.927. Nó là một ngôi sao nhỏ, với kích thước bằng 80% kích thước của Mặt Trời, và được đánh giá khoảng 13 tỷ năm tuổi. Trong khi vũ trụ của chúng ta được dự đoán vào khoảng 13,7 tỷ năm tuổi, thì đây là một trong những ngôi sao lâu đời nhất.
Những bí ẩn chưa có lời giải của các vì sao 1
SDSS J102915+172.927 không có điều gì đặc biệt bất thường, ngoại trừ một điều theo lý thuyết thì nó không thể tồn tại. Theo nghiên cứu, ngôi sao này bởi 99,99993% là hydro và heli, các yếu tố quá nhẹ để có thể ngưng tụ và tạo thành hình dạng cố định của một ngôi sao. Khi các dữ liệu thống kê được đưa vào bất kỳ một siêu máy tính nào để phân tích, kết quả luôn là không thể tồn tại một ngôi sao như vậy. Các nhà thiên văn học hiện vẫn chưa thể giải thích bí ẩn kỳ lạ này, khi một ngôi sao được hình thành mà không có bất kỳ một nguyên tố nặng nào.
2. Vòng hào quang xoắn
Cách Trái Đất khoảng 400 năm ánh sáng, ngôi sao SAO 206.462 thuộc chòm sao Lupus đã gây được sự chú ý của các nhà thiên văn học vào năm 2011. Những gì mà ngôi sao này gây ra sự chú ý cho các nhà thiên văn học không phải bản thân nó, mà là vòng hào quang xoắn ốc xung quanh nó. Hình dạng xoắn ốc là hình dạng khá phổ biến của các thiên hà, tuy nhiên một vòng sáng xoắn ốc xung quanh một ngôi sao lại là điều hoàn toàn kỳ lạ.
Những bí ẩn chưa có lời giải của các vì sao 2
Có nhiều giả thiết được đặt ra để giải thích hiện tượng này, một giả thiết được cho là hợp lý nhất là do lực hấp dẫn của hành tinh. Khiến các đám bụi hình thành nên một vòng xoay xoắn ốc xung quanh ngôi sao. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng cụ thể giải thích cho hiện tượng đặc biệt này, cho đến nay nó vẫn là một bí ẩn.
3. Ngôi sao trẻ hóa
Messier 4 là một cụm sao hình cầu, khoảng 7.200 năm ánh sáng ra khỏi trái đất. Vào tháng 9 năm 2012, trong khi tìm kiếm những ngôi sao trong cụm sao này , một nhóm nghiên cứu ở Chile đã tìm thấy một ngôi sao giàu với một loại vật liệu được gọi là lithium. Lithium không phải yếu tố phổ biến của một ngôi sao, nhưng nó lại xuất hiện rất nhiều trong giai đoạn vài tỷ năm đầu tiên trong vòng đời một ngôi sao.
Những bí ẩn chưa có lời giải của các vì sao 3
Điều ngạc nhiên là các ngôi sao trong cụm sao Messier 4 đều có tuổi thọ trên 10 tỷ năm, và một ngôi sao có tuổi thọ như vậy vẫn chứa một lượng lớn lithium giống như một hạt cát giữa sa mạc. Giống như một đứa trẻ sống giữa những ông già trong trại dưỡng lão, một điều không hề hợp lý. Các nhà thiên văn học cho rằng ngôi sao đặc biệt này đã tìm được một nguồn bổ sung lithium và được trẻ hóa. Tuy nhiên chính xác lượng lithium được bổ sung như thể nào và tư đâu thì đến nay vẫn là bí ẩn.
4. Ngôi sao từng thoát khỏi hố đen
Thiên hà Andromeda cách chúng ta 2,5 triệu ánh sáng từ lâu đã không còn xa lạ gì. Là một thiên hà có hình dạng xoắn ốc, với một hố đen siêu lớn ở trung tâm. Giống như một máy hút bụi khổng lồ, mạnh đến nỗi ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi. Vậy mà có một kỳ tích đã xảy ra.
Những bí ẩn chưa có lời giải của các vì sao 4
Năm 2005, kính thiên văn Hubble khi đang quan sát bên trong lõi của thiên hà đã phát hiện ra một đĩa quay gần miệng hố đen. Các phân tích sâu hơn cho thấy rằng đây không chỉ là những đám bụi khí, mà ánh sáng màu xanh này đến từ hàng triệu ngôi sao trẻ. Những ngôi sao này bị nén ở miệng hố đen với vận tốc hơn 2,3 triệu dặm một giờ. Tuy nhiên với những lý thuyết chúng ta biết về hố đen, điều này là không thể xảy ra, không có bất kỳ thứ gì có thể cưỡng lại lực hấp dẫn của hố đen, hơn thế nữa lực thủy triều của hố đen có thể xé toạc mọi thứ đến gần nó. Tuy nhiên các ngôi sao này vẫn còn nguyên vẹn, đây thực sự là một trong những bí ẩn làm các nhà thiên văn học phải đau đầu nhất.
5. Ngôi sao lai
Thông thường có ba cách một ngôi sao có thể tự kết thúc cuộc đời của mình: như là một ngôi sao lùn trắng (đối với các ngôi sao nhỏ hơn Mặt Trời), như một ngôi sao neutron (đối với các ngôi sao lớn hơn nhiều) hoặc là một lỗ đen (đối với các ngôi sao lớn nhất và thường được hình thành sau những vụ nổ siêu tân tinh). Một ngôi sao neutron cũng có hai cách kết thúc, một là trở thành ngôi sao nam châm với từ trường mạnh nhất trong vũ trụ, hai là tạo ra một vụ nổ plasma và giải phóng những chùm bức xạ điện từ cực mạnh vào vũ trụ.
Những bí ẩn chưa có lời giải của các vì sao 5
Trong nhiều năm trở lại đây, những gì mà các nhà thiên văn học nghiên cứu được đều cho thấy các ngôi sao luôn tự kết liễu theo một cách duy nhất và trở thành một loại duy nhất, không bao giờ mang đặc tính của cả hai. Tuy nhiên, Swift J1822.3-1606 là một loại đặc biệt - được biết đến như một ngôi sao neutron cách chúng ta 20.000 năm ánh sáng trong chòm sao Ophiuchus. Swift được phát hiện mang cả hai đặc tính khi kết thúc vòng đời của mình. Các nhà thiên văn học vẫn chưa giải thích được hiện tượng các ngôi sao lai này, tuy nhiên trong khoảng thời gian gần đây, càng có nhiều các ngôi sao lai tương tự như Swift được phát hiện.
6. Ngôi sao có quỹ đạo không tưởng
Ngôi sao Wasp 18 cách chúng ta 330 năm ánh sáng thuộc chòm sao Phoenix, có khối lượng lớn hơn 25% khối lượng Mặt Trời. Tuy nhiên điều bí ẩn không phải là ngôi sao đó mà là tiểu hành tinh quay xung quanh nó, Wasp-18b. Một tiểu hành tinh có kích thước lớn hơn sao Mộc một chút, nhưng có khối lượng gấp 10 lần, và điều đặc biệt là quỹ đạo bay vô lý của Wasp-18b.
Những bí ẩn chưa có lời giải của các vì sao 6
Theo như những phát hiện và phân tích được từ năm 2009, quỹ đạo quay của Wasp-18b là ít hơn 2 triệu dặm so với Wasp-18. Nếu so với quỹ đạo giữa sao Mộc và Mặt Trời là 36 triệu dặm, thì khoảng cách này là quá gần. Wasp 18 có khối lượng lớn hơn Mặt Trời, đồng nghĩa với lực hấp dẫn cũng lớn hơn gấp nhiều lần, tuy nhiên tiểu hành tinh Wasp 18b vẫn có thể duy trì một quỹ đạo quá gần như vậy mà không bị hành tinh mẹ nuốt chửng đã khiến nhiều nhà thiên văn học đau đầu. Wasp 18b có nhiệt độ bề mặt khoảng 2200 độ C, nó hoàn thành quỹ đạo của mình chỉ trong 23 giờ và vẫn duy trì quỹ đạo điên rồ đó trong 680 triệu năm nay. Một bí ẩn lớn của thiên văn học !
7. Vũ điệu ánh sáng
Năm 2002, các nhà thiên văn học phát hiện một vụ nổ nova thông thường, đánh dấu sự kết thúc của ngôi sao V838 Monocerotis, cách Trái Đất khoảng 20.000 năm ánh sáng. Sau đó các nhà thiên văn học không còn để ý đến ngôi sao này nữa. Tuy nhiên chưa đầy 1 tháng sau, một vụ nổ nova khác lại xảy ra ngay tại vị trí của V838 Monocerotis, một điều kỳ lạ mà trước đây chưa từng xảy ra.
Những bí ẩn chưa có lời giải của các vì sao 7
Các nhà thiên văn học đã phải quan sát và đánh giá kỹ lưỡng hơn về ngôi sao này, và họ phát hiện ra V838 Monocerotis không phải một ngôi sao đã chết. Các phân tích cho thấy ngôi sao này mới có vài triệu năm tuổi. Tuy nhiên nó lại liên tục phát ra các luồng sáng tương tự như một vụ nổ nova, hiện tượng khi một ngôi sao kết thúc vòng đời của mình. Hiện tượng này liên tục lặp lại trong nhiều tháng sau đó, và càng ngày V838 Monocerotis càng sáng hơn. Đến nay nó đã sáng hơn 1 triệu lần Mặt Trời và là một trong những ngôi sao sáng nhất trong vũ trụ.
Kính viễn vọng Hubble khi quan sát được vũ điệu ánh sáng của V838 Monocerotis đã phát hiện ra những đám mây khí, và các mảnh vỡ lớn được giải phóng ra vũ trụ cùng luồng ánh sáng. Một giả thiết cho rằng ngôi sao này đã va chạm với các hành tinh hoặc một cái gì đó mà kính thiên văn không quan sát được và gây ra những vụ nổ lớn khi va chạm. Tuy nhiên sự thật vẫn là bí ẩn lớn mà các nhà thiên văn học chưa giải đáp được.
8. Giả mạo ngôi sao
Những bí ẩn chưa có lời giải của các vì sao 8
CFBDSIR 2149 – 0403 được phân loại như một ngôi sao lùn nâu, tuy nhiên theo nhiều phân tích thì nó không có những đặc tính của một ngôi sao như phản ứng hạt nhân trong lõi hay quỹ đạo vô định. Có nhiều nhà thiên văn học nhận định rằng đây chỉ là một khối khí khổng lồ, vì một lý do nào đó chúng có thể tập trung và có hình dạng xác định, khiến chúng ta lầm tưởng là một ngôi sao lùn nâu. Tuy nhiên làm thế nào để đám khí khổng lồ có thể tập trung lại, cũng như các đặc điểm của chúng, thậm chí giả thiết trên có đúng hay không, hiện vẫn đang là bí ẩn làm đau đầu các nhà thiên văn học.
9. Đĩa bụi mất tích
Những bí ẩn chưa có lời giải của các vì sao 9
TYC 8241 2652 thuộc chòm sao Centaurs cách Trái Đất 450 năm ánh sáng, ngôi sao này có một đĩa bụi xung quanh tương tự như sao Thổ nhưng có kích thước tương đương với Mặt Trời của chúng ta. Từ trước đến nay các nhà thiên văn học vẫn không ngừng tìm hiểu về những đĩa bụi xung quanh các ngôi sao mới hình thành với hy vọng hiểu biết thêm về sự hình thành của hệ Mặt Trời của chúng ta. Trong quá trình quan sát và nghiên cứu ngôi sao TYC 8241 2652 các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một điều vô cùng kinh ngạc. 

Đó là vào năm 2009, trong khi quan sát ngôi sao này, các nhà thiên văn học phát hiện ra đĩa bụi khổng lồ xung quanh ngôi sao đã hoàn toàn biến mất. Không để lại một vết tích nào, chỉ còn lại ngôi sao trơ trọi. Khi được hỏi về hiện tượng này, nhà thiên văn Carl Melis chỉ đơn giản nói: "Chúng tôi không có một lời giải thích thực sự thỏa đáng nào về những gì đã xảy ra xung quanh ngôi sao này. Hiện tượng này quả thực đáng kinh ngạc".
Tham khảo: Listverse
Xem tiếp...

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Tự sướng 7

(ĐC sưu tầm trên NET)

Định chơi xấu à, không dễ đâu!
Xem tiếp...

Nuy 8

(ĐC sưu tầm trên NET)



Ngắm Mỹ nhân - photo.hmclip.vn
Ngắm Mỹ nhân - photo.hmclip.vn
Xem tiếp...

VÒM HOA THUỞ TRƯỚC

VÒM HOA THUỞ TRƯỚC


Vòm hoa ấy
Thắm hồng, tươi rói
Hiển hiện bên bờ dòng sông sáng chói
Bừng lên dưới trời giăng nắng chang chang
Vồng lên trong gió thổi mênh mang...

Kẻ lang thang
Sững sờ dừng bước
Màu thời gian của sâu lâu ký ức
Tàn phai rồi, sao rực rỡ còn kia!?

Hỡi nàng tiên xa xưa
Nón lóa che duyên, lúm đồng tiền lấp láy
Hỡi tuyệt sắc tơ duyên, mắt đợi buồn biết mấy
Sao không thấy về đây
Cho cuộc đời lại hừng hực tình say?

Ôi nhớ mái chèo khua nước lên mát rượi
Nhớ tà áo bà ba khoe trắng ngần, vẫy gọi
Nhớ tấm xuân thì thắt đáy lưng ong
Nhớ ánh trăng trong
Diệu vợi vơi đầy theo dòng năm tháng
Những khuya gió lồng, nước lên lai láng
Da diết tiếng đàn tân cổ giao duyên
Nghèn ngẹn câu hò tình tứ vong niên

Vòm hoa ấy
Roi rói thắm hồng bên dòng sáng chói
Dưới nắng chang chang, trong gió mang mang
Choáng ngợp kẻ lang thang
Nheo mắt nhìn, kẻ nhe cười ngơ ngẩn
Rồi thượt thở dài, thẫn thờ, đờ đẫn
Tự hỏi lòng đang ngập lụt nhớ thương
Cảnh sắc thật không hay ảo ảnh, hoang đường?!...

                                                                                                                     Trần Hạnh Thu



Xem tiếp...

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

HIỆN THỰC KỲ ẢO 9

(ĐC sưu tấm trên NET):
"Sống hết mình, chết ung dung!"



Chân Dung Người Đẹp 044


Xem tiếp...