Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 7

(ĐC sưu tầm trên NET)

Cụ già bị cướp 25 lượng vàng… đòi đi ăn xin tiếp

Chủ Nhật, 29/12/2013 20:17

Chị Nguyễn Thị Dung - người cháu ruột cụ Nguyễn Văn Cưng (86 tuổi) - cho biết, hai ngày qua, cụ Cưng nằng nặc đòi sách quần áo đi ăn xin. Vợ chồng chị Dung can ngăn thì cụ rầy la và nói nếu ở nhà sẽ chết vì cụ quen đi “đó đây” rồi.

Nhận được thông tin từ Công an huyện Tam Nông cho biết sau khi bàn giao một phần tài sản (tiền Việt Nam đồng) cho cụ là 9.811.000 đồng cho cụ Nguyễn Văn Cưng và cử cán bộ đưa cụ về nhà người cháu ruột là chị Nguyễn Thị Dung chăm sóc.
Sự việc diễn ra sau khi cụ Cưng bị nhóm nghi phạm Trần Quốc Việt, Cao Văn Sang, Lê Đức Duy, Trần Văn Thanh Dân, Nguyễn Thái Tài cướp vàng vào đêm 21-12.

 Cụ Cưng cho biết nếu không đi xin nữa thì ở nhà se chết sớm, vì cụ đã quen đi rồi.
Cụ Cưng cho biết nếu không đi xin nữa thì ở nhà sẽ chết sớm, vì cụ đã quen đi rồi.
Ngày 28-12, PV tìm đến gia đình chị Nguyễn Thị Dung - người cháu ruột đang nuôi dưỡng cụ ngụ tại ấp 2, xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng trí nhớ cụ Cưng còn minh mẫn.
Chị Dung cho biết con cháu trong nhà chẳng có mâu thuẫn gì với cụ, cụ Cưng đi xin là vì thói quen và chẳng ai có thể giữ chân cụ ở nhà được vài ngày.
Cụ Cưng kể lại: “Khoảng 12 giờ đêm ngày 21-12, có 2 thanh niên xông tới, một tên bóp cổ không cho tôi la. Một tên còn lại sờ soạng người tôi. Chúng phát hiện vàng trong 2 túi quần của tôi có vàng nên tuột luôn cái quần dài rồi chạy đi mất. Tôi kêu la và được người dân hỗ trợ dẫn đến trình báo với công an”.

 Chị Dung cho biết con cháu trong nhà chẳng có mâu thuẩn gì với cụ, cụ Cưng đi xin là vì thói quen và chẳng ai có thể giữ chân cụ ở nhà được vài ngày.
Chị Dung cho biết con cháu trong nhà chẳng có mâu thuẩn gì với cụ, cụ Cưng đi xin là vì thói quen và chẳng ai có thể giữ chân cụ ở nhà được vài ngày.
Chúng tôi hỏi cụ bị mất bao nhiêu vàng, cụ Cưng khẳng định 25 lượng vàng. Cụ Cưng còn cho biết trước hôm bị cướp vàng, cụ vừa lấy hết tiền để mua 1,5 chỉ vàng (giá 3.200.000 đồng/chỉ).
Cụ Cưng cho biết đã dành mua vàng trên 20 năm qua và mua ở nhiều chỗ. Mỗi ngày cụ xin khoảng hơn 100.000 đồng. Toàn bộ số tiền này, cụ để dành và khi nào đủ mua được 0,5 chỉ vàng là mua ngay. Còn việc ăn uống, chỗ ở, quần áo cụ không phải tốn tiền vì bà con đã cho ăn, cho quần áo mặc, tối đến thì ngủ ở chợ, dạ cầu.
Chị Nguyễn Thị Dung - cháu ruột cụ Cưng - cho biết: “Giữa con cháu trong gia đình và cụ Cưng không có mâu thuẫn gì. Biết bao lần, vợ chồng tui khuyên cụ ở nhà đừng đi xin nữa nhưng cụ nhất quyết không nghe. Cụ cứ đi ăn xin lâu lâu mới về, ở 1-2 ngày rồi đi tiếp. Không ai giữ cụ ở nhà được”.

 Mấy ngày qua, chị Dung cho biết cụ Cưng đòi lấy quần áo đi ăn xin nữa. Gia đình chị phải nhờ bà con can ngăn, nhưng chẳng biết cụ sẽ lại đi lúc nào.
Mấy ngày qua, chị Dung cho biết cụ Cưng đòi lấy quần áo đi ăn xin nữa. Gia đình chị phải nhờ bà con can ngăn, nhưng chẳng biết cụ sẽ lại đi lúc nào.
Mấy ngày qua, chị Dung cho biết cụ Cưng đòi lấy quần áo đi ăn xin nữa. Gia đình chị phải nhờ bà con can ngăn, nhưng chẳng biết cụ sẽ lại đi lúc nào.
Chị Dung cho biết thêm, cách đây mấy hôm có mấy chú công an đưa cụ Cưng về nhà và nói cụ bị bệnh chứ không nói chuyện cụ bị cướp vàng (do cụ Cưng đã căn dặn mấy chiến sĩ công an trước, vì nói ra sợ con cháu thêm lo - cụ Cưng cho biết).
Đến ngày hôm sau, chị Dung hỏi thăm cái quần dài của cụ thì cụ Cưng cho biết đã nhờ công an giữ. Sự việc chỉ vỡ lở khi gia đình mới phát hiện tờ biên nhận tiền giữa cụ và Công an huyện Tam Nông về việc giao lại một phần số tiền bị mất (9.811.000 đồng), lúc đó mới biết cụ bị cướp vàng.
Chị Dung cho biết: “Mấy năm nay con cháu trong nhà biết là cụ có tiền, có vàng nhưng số lượng bao nhiêu thì không biết. Thường ngày, cụ bỏ vàng hai bên túi quần, dày cộm ra nhưng không biết là bao nhiêu. Lo sợ cậu Cưng sẽ bị kẻ xấu cướp vàng, nhiều lần vợ chồng tui hỏi mượn, chủ yếu là để giữ hộ cho cụ. Chứ cụ đi đây đó, một mình cụ thì nguy hiểm vô cùng. Tuy nhiên, cụ nhất quyết không cho con cháu xem và đụng tới túi vàng”.
Chị Dung cho biết trước đây mẹ chị và cụ Cưng ở vùng Biển Hồ (Campuchia), sau đó lưu lạc về đây sinh sống. Khoảng năm 1966, vợ cụ Cưng mất. Vợ chồng cụ Cưng không có người con nào.
Từ đó, cụ Cưng sống bằng nghề làm thuê, bốc vác, giăng câu,… rồi trên 20 trở lại đây cụ đi ăn xin, thỉnh thoảng 1-2 tháng mới về nhà một lần.
Chị Nguyễn Thị Nga - hàng xóm với gia đình chị Dung - cho biết, xóm làng bất ngờ khi hay ông cụ có số vàng lớn như vậy.
Theo Quốc Ngọc (Lao động)
Xem tiếp...

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

EM GÁI MIỀN QUÊ 17

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xem tiếp...

QUÁ HỚP ! 2

(ĐC sưu tầm trên NET) 




Ác mộng của người đàn bà ngực khủng nhất nước Anh

Claire Smedley, 30 tuổi, luôn phải cẩn trọng mỗi khi quan hệ tình dục để phòng trường hợp bộ ngực khủng của cô làm bạn trai mới Chris bị ngạt thở. 


Claire Smedley, ngực khủng, ác mộng, ngạt thở

Claire cho biết cô may mắn là người phụ nữ sở hữu bộ ngực lớn nhất ở Anh song người mẹ 3 con đang sống tại Derby này lại sợ "món quà trời ban" này giết chết mối quan hệ của cô.

Claire Smedley, ngực khủng, ác mộng, ngạt thở

Cách đây 3 năm, Claire đã phải chia tay với một người bạn trai vì anh này suýt chết ngạt trong lúc hai người quan hệ. Kể từ sau đó, ngực của Claire thậm chí càng ngày càng to hơn và giờ đây mỗi bên "gò bồng đảo" của cô nặng tới 15,8kg.

Claire Smedley, ngực khủng, ác mộng, ngạt thở

Claire giờ đây có bạn trai mới bằng tuổi, Chris Willgoose, và cô sợ điều tương tự lại xảy ra với người tình.

Claire Smedley, ngực khủng, ác mộng, ngạt thở

Claire cho hay, nhu cầu sinh hoạt tình dục của cô lên tới 5 lần mỗi ngày và cô cho rằng điều khiến ngực cô to là do có lượng hoóc môn oestrogen cao.  

Claire Smedley, ngực khủng, ác mộng, ngạt thở

Claire Smedley, ngực khủng, ác mộng, ngạt thở
Claire cho hay, cô dự định sẽ tiến hành phẫu thuật để giảm kích cỡ bộ ngực xuống do thường xuyên cảm thấy bất tiện và phiền toái. 
Thanh Hảo(Theo Metro, THX)
 

Bật mí về quý cô có bộ ngực “phi thường” ở American Got Talent

Thứ Sáu, ngày 27/03/2015 05:05 AM (GMT+7)
Susan Sykes đã dùng bộ ngực  nặng tới 9kg để đập nát lon bia, dưa hấu, gậy bóng chày và cả đá.
Susan Sykes sinh ngày 9.5.1961 tại thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ. Cô được nhiều người biết tới khi dự thi chương trình America's Got Talent (Tìm kiếm tài năng nước Mỹ) vào năm 2008. Ngay khi bước lên sân khấu, Sykes đã khiến hàng ngàn khán giả phía dưới phải thốt lên kinh ngạc vì bộ ngực "khủng" nặng tới 9kg.
Không những thế, Sykes còn dùng chính bộ ngực đồ sộ và rắn chắc của mình để thực hiện màn trình diễn đập nát lon bia, gậy bóng chày, quả dưa hấu và viên đá trước những con mắt đầy hoảng hốt và cả thích thú của người xem.
Theo Dailymail, Susan Sykes được mọi người đặt cho biệt danh “Busty Heart” (có nghĩa là bộ ngực nở nang) khi cô đang học trung học. Với vòng 1 có kích cỡ khủng của mình, Sykes luôn trở thành tâm điểm bàn tán của mọi người xung quanh.
Tháng 5 năm 1986, tại trận chung kết giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA, Sykes và bạn mình đang ngồi dưới hàng ghế khán giả để cổ vũ cho đội bong quê nhà thì bất ngờ một máy quay lia đến phần ngực. 
Bật mí về quý cô có bộ ngực “phi thường” ở American Got Talent - 1
Susan Sykes thu hút mọi sự tập trung mỗi nơi cô đi qua.
Gần như tất cả mọi người tại nhà thi đấu hôm đó đều nhìn thấy cô gái với bộ ngực khủng trên màn hình lớn. Nhiều người ngay lập tức quay sang chế giễu và đùa cợt cô, thậm chí sau đó một số cổ động viên quá khích đã đổ lỗi cho Sykes đã làm mất tập trung của các cầu thủ, dẫn đến màn thua của đội Boston năm đó.
Bật mí về quý cô có bộ ngực “phi thường” ở American Got Talent - 2
Sykes không nhận được sự đồng ý nào từ ban giám khảo America's Got Talent.
Kể từ đó, Sykes luôn ý thức được về vẻ ngoài khác người của mình, cô hạn chế xuất hiện ở những nơi đông người. 
Đến năm 2008 Susan Sykes bất ngờ xuất hiện trong chương trình America's Got Talent với màn trình diễn ấn tượng của mình cùng bộ ngực mà cô rất tự hào. Dù đã trình diễn vô cùng ấn tượng nhưng Sykes lại không nhận được sự đồng ý nào từ ban giám khảo vì họ cho rằng khả năng đặc biệt  này của cô sẽ không thể giúp cô tiến sâu vào được vòng trong.

Phải tới chương trình “Das Supertalent” (Phiên bản Got talent của Đức) năm 2010 thì Sykes mới nhận được 100% sự đồng ý để vào tiếp vòng trong. Tuy nhiên, may mắn lại một lần nữa không mỉm cười với Sykes khi cô phải dừng chân ở vòng bán kết do số phiếu bình chọn của khán giả thấp.
Bật mí về quý cô có bộ ngực “phi thường” ở American Got Talent - 3
Cô sớm phải dừng chân ở các cuộc thi truyền hình
Những màn trình diễn “có 1 không 2” của Sykes đều để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Tuy vậy, ít người biết rằng vòng 1 của cô có kích thước khủng hoàn toàn là tự nhiên. Sykes khẳng định mình chưa từng dùng đến bất kỳ biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ hay tác động của thuốc kích thích phát triển vòng 1. Sykes từng bị coi là "mối đe dọa quốc gia" tại Mỹ khi làm một khán giả qua đời vì lên cơn đau tim sau khi thấy cô biểu diễn trên truyền hình.
Bật mí về quý cô có bộ ngực “phi thường” ở American Got Talent - 4
Cuộc sống của Sykes thay đổi khi được nhiều người biết tới
Nhờ những cuộc thi truyền hình này mà cuộc sống của Sykes đã bước sang một trang khác. Cô được nhiều nhà sản xuất mời tham gia các show truyền hình như: That's Just Wrong của Fox-TV, Big Time Challenge của Steve Harvey hay World's Dumbest của trueTV. Sykes còn tham gia đóng phim điện ảnh bom tấn “The Dictator” với vai nữ vệ sĩ chuyên dùng “núi đôi” để làm vũ khí.
Từ năm 1996 đến nay, Susan Sykes trở thành chủ một quán bar thoát y mang tên “Busty Heart's Place” tại Turtle Point, Pennsylvania.
Một số hình ảnh khác của Susan Sykes:
Bật mí về quý cô có bộ ngực “phi thường” ở American Got Talent - 5
Bật mí về quý cô có bộ ngực “phi thường” ở American Got Talent - 6
Cô luôn tự hào về vòng 1 của mình mỗi khi đứng trên sân khấu.
Bật mí về quý cô có bộ ngực “phi thường” ở American Got Talent - 7
Sykes sẵn sàng để cho mọi người tự tay kiểm chứng "núi đôi" của cô.
Bật mí về quý cô có bộ ngực “phi thường” ở American Got Talent - 8
Bật mí về quý cô có bộ ngực “phi thường” ở American Got Talent - 9
Bật mí về quý cô có bộ ngực “phi thường” ở American Got Talent - 10 Bộ ngực rắn chắc của Sykes có sức mạnh không kém gì một chiếc búa sắt. 
Bật mí về quý cô có bộ ngực “phi thường” ở American Got Talent - 11
Sussan Sykes tại một chương trình trên sóng truyền hình Tây Ban Nha.
Bật mí về quý cô có bộ ngực “phi thường” ở American Got Talent - 12
"Nạn nhân" của cô thường là dưa hấu, lon bia, thanh gỗ,...
Theo Thanh Tuấn (Danviet.vn)

“Tròn mắt” với những bộ ngực khổng lồ, kỳ dị nhất thế giới

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Dù sắc vóc không hề nổi trội nhưng những người phụ nữ này vẫn trở lên vô cùng nôi tiếng nhờ… vòng 1 khủng.

Bà mẹ 6 con sở hữu bộ ngực nặng gần 20kg
Lacey Wildd (Mỹ) đã khiến dư luận sốc nặng khi tiết lộ mình đã trải qua 36 cuộc phẫu thuật nâng ngực, độn mông, hút mỡ eo...
Bà mẹ 6 con cho biết mình muốn trở thành 1 cô búp bê Barbie đời thực với các số đo vượt trội so với bản mẫu.
Dù nhận thức được 'cơn nghiện' điên cuồng và nguy hiểm của mình nhưng Lacy Wildd không có ý định dừng lại.
Vòng 1 khổng lồ với tổng trọng lượng lên tới 19kg đã gây nhiều rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày. Cô hiếm khi được chạy nhảy và chỉ có thể nấu nướng bằng bếp điện để đề phòng việc cháy ngực.
Vòng 1 nhân tạo nặng tới 18kg
Cô Mayra Hills (31 tuổi, Đức) phải sử dụng áo ngực cỡ 32Z, tương đương size XXX do sở hữu vòng 1 nặng 18kg.
Người phụ nữ 31 tuổi đã đăng lên blog cá nhân một tuyên bố đầy thách thức: 'Tôi đã sở hữu bộ ngực lớn nhất trong vũ trụ và rất chào đón bạn phá vỡ kỷ lục này'.
Để có được vòng 1 siêu khủng này, Mayra đã thực hiện ca phẫu thuật bơm 10 lít dung dịch muối vào 2 bầu ngực.
Chưa rõ liệu hành động này có gây ra vấn đề sức khỏe nào cho cô hay không nhưng Mayra hiện đang rất tự hào với vẻ đẹp nhân tạo của mình.
Người phụ nữ sở hữu bộ ngực tự nhiên to kỷ lục
Vòng 1 cỡ 102ZZZ của bà Annie Hawkins - Turner ở Atlanta (Mỹ) nặng tới 51kg. Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới đã công nhận bà là người phụ nữ có bộ ngực tự nhiên lớn nhất thế giới.
Luôn bị mọi người chế giễu lúc còn nhỏ nhưng khi trưởng thành, vòng 1 ngoại cỡ đã giúp bà Annie trở thành 1 người mẫu chuyên nghiệp.
Được biết, phần ngực ngoại cỡ này là hậu quả của căn bệnh hiếm gặp Gigantomastia.
Dù gặp không ít rắc rối với đôi gò bồng đảo khổng lồ nhưng bà Annie vẫn rất tự hào và chưa từng có ý định thay đổi kích thước ngực.
Cô gái có vòng 1 nở nang hơn nhờ mặc áo nịt corset
Ai cũng biết việc mặc áo nịt corset ôm sát cơ thể sẽ giúp vòng eo thon gọn nhưng tác dụng kích nở vòng 1 của nó thì lại có lẽ hiếm người tin có thật.
Cô nàng Penny Brown lấy cảm hứng từ nhân vật Jessica Rabbit để chỉnh hình cơ thể. Cô từng nâng ngực từ cỡ H lên cỡ O. Tuy nhiên vòng 1 của Penny vẫn chưa có vẻ lớn như ý muốn, vì thế nên cô mặc áo corset hàng ngày trong nhiều tiếng để có được thân hình đồng hồ cát.
Vòng eo siêu bé được tạo nên bởi chiếc corset khiến ngực của cô Penny Brown đồ sộ hơn nhiều do hiệu ứng thị giác và tỉ lệ cơ thể.
Trở thành người mẫu nhờ vòng 1 "nhựa"
Việc chi hơn 400 triệu bơm ngực lên cỡ G giúp cô Victoria Wild bắt đầu bước chân vào làng người mẫu. Cô tiết lộ mình muốn trở thành bản sao của những người mẫu ngực khủng như Katie Price hay Jourdan.
Đôi gò bồng đảo được ví như "quả bom hẹn giờ"
Elizabeth Star có cặp núi đôi cỡ O thuộc hàng lớn nhất thế giới. Tất nhiên đây là một tác phẩm của công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ.
Elizabeth chọn hình thức cấy ghép vú chuỗi khiến vòng 1 lớn lên không ngừng mà không cần phẫu thuật thẩm mỹ thêm. Điều này làm bộ ngực của cô như một quả bom hẹn giờ chỉ chực nổ. Các bác sĩ đã phải khuyên cô nên đi phẫu thuật loại bỏ núi đôi để giữ lại mạng sống.
Nghẹt thở với vòng 1 rộng 1,5 mét, nặng 9kg của siêu mẫu
Bề ngang tới gần 1,5 mét và có trọng lượng lên tới 9kg, Mayra Hill đang là người phụ nữ sở hữu vòng 1 khủng nhất thế giới.
Vy Anh (TH)/Khoevadep
 
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 39

(ĐC chép từ http://kenh14.vn)

Giác quan thứ 6 - khả năng tiên tri kỳ bí

00:01:00 05/04/2012

Liệu giác quan thứ 6 có thật sự tồn tại?

Con người có tổng cộng 5 giác quan cơ bản, tuy vậy rất nhiều lần chúng ta nghe thấy cụm từ giác quan thứ 6 hay linh cảm, linh tính. Vậy giác quan thứ 6 thực sự là gì? Đây là khái niệm chỉ khả năng tiếp nhận thông tin của con người qua một kênh siêu nhiên, vượt trội hơn hẳn 5 giác quan bình thường kia. Cho đến nay, khả năng siêu phàm này vẫn còn là một điều kỳ bí đối với nhân loại.

Những câu chuyện có thật

Trong lịch sử, đã có nhiều minh chứng cho giác quan thứ 6. Nhà bác học Nga, Mendeleev (1834 - 1907), người phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đã nhìn thấy rõ toàn bộ bảng tuần hoàn hiện ra trước mắt trong giấc mơ. Điều này có thể giải thích được bởi lẽ ông đã nghiên cứu hàng chục năm về vấn đề này và đến khi “chín muồi”, kết quả hiện ra trong giấc mơ, ông chỉ việc ngồi bật dậy ghi chép lại.


Trong giấc mơ, bảng tuần hoàn hóa học đã hiện rõ ra trước mắt nhà bác học Mendeleev.

Nhà thơ người Nga Lermontov (1814 - 1841) đã kể lại câu chuyện khi ông còn là sĩ quan biên phòng ở Kavkaz. Có một hôm, ông đang ngồi đánh bài với lính của mình và nhìn thấy một người có vẻ mặt khác lạ so với ngày thường, ông bèn nói với người ấy: "Anh phải đề phòng, có lẽ anh sắp bị chết bất đắc kỳ tử. Đêm nay, anh nên ngủ lại ở đồn biên phòng và sáng mai hãy về". Người lính ấy không tin, ra về và dọc đường đã bị một người say rượu đâm chết.

Nhiều lúc linh tính hoàn toàn trái ngược với logic, tư duy nhưng lại thích hợp. Napoleon (1769 - 1821) khi đánh vào nước Nga năm 1812 đã linh cảm là sẽ thất bại nhưng ông vẫn cứ tiến hành, vì theo ông, những thứ vĩ đại chỉ cách thứ lố bịch có một bước! Rõ ràng là từ lâu, nhiều học giả đã phải đau đầu vì cái thế giới cảm tính bao giờ cũng lẩn quất quanh ta, ngay trong ý nghĩ của ta nhưng lại cực kỳ bí ẩn.

Khi đánh vào nước Nga năm 1812, Napoleon đã linh cảm là sẽ thất bại nhưng ông vẫn cứ tiến hành.

Trong lịch sử, không những các nhà khoa học, các nhà quân sự mà cả những nhà chính trị cũng có khả năng linh cảm, tiên tri trước một số vấn đề. Một số người nổi tiếng cũng nhờ "giác quan thứ 6" mà thoát chết. Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill (1874 - 1965) đã một lần thoát chết trong trận oanh tạc của không quân phát xít Đức, do linh tính mách bảo. Năm 1944, ông Churchill vừa chuẩn bị rời trận địa tên lửa thì máy bay oanh tạc của Đức ập đến. Người tài xế vội vàng nổ máy cho xe đi. Không hiểu sao, Churchill không chịu vào xe mà vòng chạy ra phía sau. Đúng lúc ấy, một quả bom nổ ngay cạnh cửa xe, làm thành một hố bom lớn, ngay chỗ Churchill vừa đứng. Trong tập hồi ký của ông, Churchill viết: "Dường như có một sức mạnh nội tâm đã mách bảo tôi phải rời ngay chỗ đứng".


Nhà chính trị người Anh - Churchill cũng nhờ vào giác quan thứ 6 mà thoát chết.

Đến đây một câu hỏi đặt ra: "Những người bình thường có khả năng linh cảm không?" Như trên đã nói, ai cũng có ít nhiều khả năng này. Tờ báo Scandal ở Mỹ năm 1994 có đăng một câu chuyện về giấc mơ kỳ lạ của một người mẹ: Chuyện kể rằng, 1865, một chú bé tên là Maks Hoffman 5 tuổi ở bang Wisconsin bị mắc chứng bệnh tả. Bác sĩ nói không còn tia hy vọng nào cứu sống được chú. Ba ngày sau đó, chú bé trút hơi thở cuối cùng và mọi người đem chôn chú trong nghĩa địa của làng. Đêm hôm đó, trong giấc mơ, bà mẹ nghe thấy tiếng con trai trở mình trong quan tài. Bà kêu lên rồi chạy đến bên chồng, xin ông hãy ra mộ để cứu con. Ông chồng tất nhiên đã từ chối. Ông giải thích cho vợ mình rằng, bà quá thương con nên đã thấy như vậy. Nhưng đêm hôm sau, bà mẹ lại mơ thấy y như thế. Lần này, bà đã quyết tâm cùng người nhà ra cứu con. Lúc ấy đã gần nửa đêm. Mọi người treo đèn lên cành cây bên cạnh mộ và cặm cụi đào. Khi nắp quan tài vừa mở, ai cũng sửng sốt vì thấy cậu bé nằm đúng tư thế mà người mẹ nhìn thấy trong mơ: "Cậu nằm nghiêng về phía bên phải, 2 tay xếp dưới má phải". Cậu bé không có biểu hiện gì của sự sống. Nhưng người cha vẫn bế con lên rồi bằng mọi cách hô hấp nhân tạo. Sau một giờ, điều kỳ diệu đã xảy ra: Cậu bé dần dần tỉnh lại. Rồi mọi người đã tìm các biện pháp giúp cậu phục hồi sức khỏe và chữa khỏi bệnh tả cho cậu. Về sau, Maks Hoffman đã sống tới 80 tuổi (1860 - 1940) tại thành phố Lincoln (bang Iowa, Mỹ). Vật kỷ niệm quý giá nhất đời ông là cái núm sắt nhỏ ở nắp quan tài mà từ trong đó, ông đã được cứu sống nhờ giấc mơ của người mẹ.

Giải mã khả năng bí ẩn

Năm 1920, lần đầu tiên khái niệm “Giác quan thứ 6” đã được nhà khoa học Rudolf Tischner, người Đức xây dựng và phát triển. Ông định nghĩa khái niệm này bằng cụm từ Extra Sensory Perception (ESP), ám chỉ năng lực tri nhận thông tin thông qua một loại giác quan nằm ngoài 5 giác quan cơ bản. Năng lực ESP được ông tổng kết trong 5 khả năng phổ biến là khả năng thần giao cách cảm, xuyên thấu, dự đoán tương lai, tác động sự vật bằng ý chí và nhìn lại quá khứ.

Những thí nghiệm đầu tiên được thực hiện vào năm 1930 tại Đại học Duke, bang North Carolina, Mỹ do nhà khoa học Rhine khởi xướng. Trong những thí nghiệm của mình, Rhine đã sử dụng 5 biểu tượng ESP gồm hình vuông, hình tròn, dấu cộng, ngôi sao năm cánh và 3 đường lượn sóng. Những biểu tượng này được đặt bất kỳ lên 25 tấm thẻ, nếu như ai đó có thể đoán được chính xác trình tự các biểu tượng, thì người đó có năng lực ESP. Tất nhiên, các nhà khoa học hiện đại không tán đồng với phương thức nghiên cứu này, bởi phương pháp của Rhine có nhiều điểm không thỏa mãn vì nó loại trừ đi nhiều yếu tố khác nhau tác động đến sự hình thành và cơ chế hoạt động của năng lực ESP.

Trong lĩnh vực điều tra hình sự, không ít trường hợp đã được mời đến để nhận diện tung tích kẻ phạm tội hay hình dung lại các đầu mối sự việc trên hiện trường vụ án. Điều này thôi thúc các nhà nghiên cứu phải xây dựng một hệ thống lý thuyết khoa học mới, nổi bật lên là khái niệm “vũ trụ vô hình” (Unseen Universe) - một thế giới bên cạnh thế giới vật chất mà con người đang tồn tại. Một số người có khả năng vượt qua được giới hạn không gian, thời gian sẽ tiếp cận được với những thông tin tồn tại trong cái “thế giới phản chiếu” đó.

Tiến sĩ Gary Klein, tác giả cuốn sách “Trực giác hoạt động” cho rằng, cái mà người ta thường gọi là khả năng nhìn thấy cái vô hình chính là những năng lực tiềm tàng của trực giác con người. Đặc biệt, đối với những người mà nghề nghiệp buộc họ phải đưa ra những quyết định sinh tử và tức thì như lính cứu hỏa, y tá cấp cứu hay lính trận là những người thường thấy xuất hiện giác quan thứ 6. Họ thường thực hiện các hành động theo một linh tính nào đó trong những tình huống khẩn cấp khi họ không thể chọn lựa hay đưa ra một quyết định có ý thức.

Linh tính không loại trừ tư duy, giống như kiến thức linh cảm không mâu thuẫn với tư duy phân tích. Linh tính có thể mách nước những ý tưởng thiên tài và trợ giúp có hiệu quả việc lựa chọn những quyết định hợp lý. Sẽ là sai lầm một khi chỉ dựa vào những lời mách nước của "nội tâm", nhưng sẽ tốt hơn khi vừa sử dụng linh tính, vừa sử dụng tư duy phân tích. Giác quan thứ 6 dựa trên chính "hai chân" như vậy.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm qua bộ phim The Sixth Sense - Giác Quan Thứ 6.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: MOS, Biography, BBC, National Gallery...

    Xem tiếp...

    Buồn ơi, về đây với cô hồn! 11

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Nhớ Bạn Phương Trời

    Ta nhớ người xa cách núi sông
    Người xa xa lắm, nhớ ta không?
    Sao đang vui vẻ ra buồn bã?
    Vừa mới quen nhau đã lạ lùng!
    Khi nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng,
    Nỗi riêng, riêng cả đến tình chung.
    Tưong tư lọ phải là mưa gió
    Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng 


    Trần Tế Xương


    Xem tiếp...

    Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

    HIỆN THỰC KỲ ẢO (Trong năm 2013) 26

    Xem tiếp...

    VIỆT NAM HIỀN HÒA 14

    (ĐC sưu tầm trên NET)


    Xem tiếp...

    CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 8

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Sự thực về cái chết của nhà khoa học thiên tài Alan Turing

    Cập nhật lúc 11h27' ngày 26/06/2012

      Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu, các chuyên gia bước đầu đã làm rõ được phần nào sự thật về cái chết của Alan Turing - nhà toán học, logic học và mật mã học thiên tài người Anh, người được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính.

      Alan Turing sinh ngày 23/6/1912. Ngay từ khi còn rất trẻ, ông đã chứng minh tài năng của mình trong nhiều lĩnh vực toán học, vật lý,… Tuy nhiên, năm 1954, ông qua đời khi đang ở thời kỳ đỉnh cao của trí tuệ với rất nhiều thành tựu chưa kịp cống hiến cho nhân loại. Cái chết ấy được giới chức trách thời điểm đó xác định là do tự tử với chất độc xyanua.
      100 năm sau, trong 1 hội nghị diễn ra ở Oxford (Anh) vào thứ 7 tuần trước (23/6/2012), dựa trên những bằng chứng thu thập được trong nhiều năm qua, Giáo sư Jack Copeland đồng ý với kết luận Turing chết vì ngộ độc xyanua nhưng lại tin rằng đó là một tai nạn.
      Alan Turing - cha đẻ của ngành khoa học máy tính.
      Alan Turing - cha đẻ của ngành khoa học máy tính.
      Vào một ngày tháng 6/1954, người quản gia của Alan Turing bàng hoàng phát hiện ra ông đã chết trên giường ngủ ở độ tuổi 41, cạnh quả táo mới ăn hết 1 nửa. Từ đây, người ta thi nhau “đoán già đoán non” về lý do khiến ông chọn cách tự kết liễu đời mình. Trong đó, nguyên nhân xuất phát từ sự đau khổ, tuyệt vọng, từ những áp lực khủng khiếp mà Turing phải chịu đựng sau khi thừa nhận có quan hệ đồng tính được xem là câu trả lời hợp lý nhất.
      Tuy nhiên, theo Giáo sư Copeland, Turing vốn có thói quen dùng một chút táo trước khi đi ngủ và việc quả táo mới chỉ được ăn 1 nửa là điều hết sức bình thường nhưng đã không được phân tích như là 1 dấu hiệu của hành động có chủ ý. Hơn nữa, báo cáo từ các nhân viên điều tra đều cho thấy tâm trạng Turing trong những ngày cuối đời rất vui vẻ, thoải mái, không có dù chỉ một chút bất thường nào.
      Do vậy, lời giải thích của mẹ Turing vào thời điểm đó cho rằng cái chết này là một vụ tai nạn mặc dù trái với kết luận điều tra nhưng lại nhận được sự đánh giá cao từ phía Giáo sư Copeland. Không phải ai cũng biết rằng Turing dùng phòng riêng của mình dành cho các thí nghiệm hóa học trong đó có chất xyanua. Ông thường xuyên tiến hành điện phân dung dịch độc hại này và dùng phương pháp kết tủa bằng điện để phủ lớp kim loại mỏng bằng vàng lên những chiếc thìa - công việc đòi hỏi sử dụng hợp chất kali xyanua.
      Tuy nhiên, sự bất cẩn trong quá trình thực hiện đã khiến Turing phải trả một cái giá quá đắt bằng chính tính mạng của mình, Copeland lập luận. Có những thí nghiệm mà đích thân ông phải nếm các loại hóa chất để xác định chúng; cũng có những thí nghiệm dẫn đến các cú sốc điện nghiêm trọng… Và lần này, nhiều khả năng Turing đã vô tình đặt quả táo của mình vào “vũng độc” xyanua hoặc hít phải hơi xyanua tỏa ra từ chất độc ở dạng lỏng đang sủi bong bóng này.
      “Những chi tiết không rõ ràng xung quanh cái chết của Turing có thể vẫn sẽ tiếp tục là đề tài tranh luận trong nhiều năm tiếp theo”, Giáo sư Copeland nhận định.



                                                                                                                                Theo Đất Việt
      Xem tiếp...

      TỰ SƯỚNG 18

      (ĐC sưu tầm trên NET)


      Xem tiếp...

      CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 8

      (ĐC sưu tầm trên NET)

      Anh hùng Hoàng Minh Đạo: Nhà tình báo huyền thoại
      3:00, 18/11/2010






      Nhà tình báo ấy có thật nhiều tên gọi. Đào Phúc Lộc - tên huý do cha mẹ đặt cho lúc chào đời gần như sau này không mấy ai còn nhớ. Đồng đội gọi ông là Hoàng Minh Đạo, Năm Thu, Năm Đạo, Năm Đời, Ông Bộ Đời. Mỗi tên gọi mang một ý nghĩa và tất cả đều ngợi ca đức độ, tài năng thao lược, cả những chiến công oanh liệt của nhà tình báo chiến lược "sinh Bắc tử Nam" đã trở thành huyền thoại.

      Hàng đứng từ trái sang phải: đồng chí Trần Bạch Đằng, đồng chí Năm Hộ, đồng chí Mười Hải, đồng chí Sáu Bảo, đồng chí Sáu Dân (Võ Văn Kiệt), đồng chí Bẩy Bình (hy sinh), đồng chí Năm Thu (Hoàng Minh Đạo, hy sinh), đồng chí Mười Út (Nguyễn Văn Linh), đồng chí Sáu Tấn, đồng chí Tư Đô (hy sinh), đồng chí Sáu Hoàng (Cao Đăng Chiếm).
      Hàng ngồi từ bên trái sang phải: đồng chí Hai Xang (hy sinh), đồng chí Hai Phụng, đồng chí Phan Đức (hy sinh), đồng chí Huỳnh Tấn Phát, đồng chí Phạm Khải (Chín Ka, hy sinh).
      Đồng chí Mai Chí Thọ (cũng là người của Trung ương Cục miền Nam), lúc đó đang là người chụp ảnh, nên không có mặt trong bức hình.
      Anh hùng Đào Phúc Lộc sinh ra trong một dòng họ nổi tiếng về truyền thống yêu nước, dòng họ vinh dự được nhà chí sĩ Phan Bội Châu tặng câu đối, đại ý: Lòng yêu nước thương dân của họ Đào như viên ngọc quý giữa đời thường. Cha ông là "đại gia" Đào Ngọc Khanh - một thầu khoán nổi tiếng ở đất Quảng Ninh - Hải Phòng đầu thế kỷ XX với lời lưu truyền của giới tư sản thời bấy giờ: "Vàng lấy thúng mà đong. Tiền lấy bao tải mà đựng".
      Thế nhưng, trái với "đam mê" của người cha, Đào Phúc Lộc lại mang trong mình dòng máu họ Đào nổi tiếng năm xưa, một lòng hướng đến cách mạng và lựa chọn cho mình một con đường riêng. Sau bao biến cố của gia đình, Đào Phúc Lộc đã cùng chị gái thuê một căn nhà nhỏ ở ngõ "cô Ba Chìa" (Hải Phòng) để trọ học. Cũng kể từ đây, cuộc sống của cậu bé 7 tuổi bước sang một trang khác. 
      Những ngày đầu tham gia cách mạng cùng chị gái là Đào Hải (mang mật danh ZT) trong việc giữ đường dây liên lạc bí mật của Khu ủy với phong trào vùng mỏ, Đào Phúc Lộc đã sớm bộc lộ những tố chất của một "đồng chí Cộng sản" (tên gọi sau này đồng chí Tô Hiệu đã dùng để gọi Đào Phúc Lộc hay Đào Lộc) nhỏ tuổi.
      Dưới sự chỉ đạo của Tô Hiệu, Đào Phúc Lộc đã bước những bước đi tiếp theo trên con đường cách mạng và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam khi vừa tròn 16 tuổi. Căn nhà trọ của hai chị em trở thành điểm liên lạc tạm thời của cơ quan bí mật Khu ủy những năm 1936 - 1939 tại Hải Phòng.
      Cách mạng tháng Tám thành công, Hoàng Minh Đạo nhận lệnh về Hà Nội. Sau khi Phòng Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu được thành lập (25/10/1945) dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Hoàng Minh Đạo được phân công giữ chức Trưởng phòng Quân ủy Hội, nhiệm vụ nắm bắt tình hình quân Pháp, Nhật, Tưởng và bọn Việt Quốc, Việt Cách thân Tưởng.
      Với một nhóm cán bộ ít ỏi cùng những phương tiện liên lạc thô sơ, Hoàng Minh Đạo đã tổ chức mạng lưới tình báo rộng khắp từ nhà hàng, khách sạn, rạp hát, bưu điện đến cả "cài cắm người" trong hàng ngũ các cơ quan của người Pháp, người Hoa.
      Cách độc đáo trong việc dùng người của Hoàng Minh Đạo, đó là, không cứ người Hà Nội mới làm tình báo mà ông chọn cả những người đồng hương của mình hoặc người tỉnh khác để làm công việc này, mục đích dễ lừa, dễ đánh lạc hướng, mà kẻ thù lại không biết mặt, ít nghi ngờ.
      Mặt khác, những người này lại biết tiếng Tàu, tiếng Pháp nên có khả năng thâm nhập, trà trộn vào các tổ chức hàng ngũ của địch khá thuận lợi, dễ dàng để nắm bắt thông tin. Ông sử dụng phương châm lấy dân làm tai mắt và cho rằng những cậu bé ngồi đánh giày tại quán ăn, nhà hàng hay công viên sẽ là nguồn cung cấp thông tin nhanh, để tổ chức biết và kịp thời tác chiến.
      Dưới sự chỉ huy đầy sáng tạo của Hoàng Minh Đạo, những chú bé, người dân, cô thiếu nữ "lá ngọc cành vàng", nữ sinh "gót sen đỏ chót" ấy đã hoàn thành nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của phong trào cách mạng và cái tên "Thủ trưởng đầu tiên của ngành Tình báo Quân sự Việt Nam" cũng ra đời từ đây...
      Đầu năm 1948, Hoàng Minh Đạo (lúc này lấy bí danh là Năm Thu) nhận được lệnh điều động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào Nam với nhiệm vụ - Đặc phái viên của Bộ Tổng Tham mưu đi kiểm tra tình hình công tác phản gián, tình báo, quân báo từ khu IV vào đến Nam Bộ. Trên đường đi, Hoàng Minh Đạo đã tổ chức được 6 lớp tập huấn ngắn hạn từ khu IV đến khu IX, mỗi lớp trên 30 người để bổ sung lực lượng cho ngành Tình báo còn non trẻ ở miền Nam lúc bấy giờ.
      Chiến trường ngày càng ác liệt khi mà Mỹ - ngụy dùng Luật 10/59 để "tố Cộng diệt Cộng", đồng thời chúng càn quét, tìm diệt, gom hết dân vào trong ấp chiến lược nhằm loại bỏ và cô lập lực lượng cách mạng ra khỏi quần chúng. Chiếc máy chém trở thành biểu tượng của chế độ Mỹ - Diệm được dùng ở khắp các làng mạc, trường học, chợ, kèm theo lời đe dọa: "Ai liên quan đến Cộng sản sẽ mất đầu".

      Hàng đứng từ trái sang phải: đồng chí Trần Bạch Đằng, đồng chí Năm Hộ, đồng chí Mười Hải, đồng chí Sáu Bảo, đồng chí Sáu Dân (Võ Văn Kiệt), đồng chí Bẩy Bình (hy sinh), đồng chí Năm Thu (Hoàng Minh Đạo, hy sinh), đồng chí Mười Út (Nguyễn Văn Linh), đồng chí Sáu Tấn, đồng chí Tư Đô (hy sinh), đồng chí Sáu Hoàng (Cao Đăng Chiếm).
      Hàng ngồi từ bên trái sang phải: đồng chí Hai Xang (hy sinh), đồng chí Hai Phụng, đồng chí Phan Đức (hy sinh), đồng chí Huỳnh Tấn Phát, đồng chí Phạm Khải (Chín Ka, hy sinh).
      Đồng chí Mai Chí Thọ (cũng là người của Trung ương Cục miền Nam), lúc đó đang là người chụp ảnh, nên không có mặt trong bức hình.
      Từ những năm 1959 - 1967, các tổ chức kháng chiến miền Nam bị dồn vào thế eo hẹp, lương thực khan hiếm, thực phẩm, thuốc men cho đến quần áo không đủ. Việc liên lạc với đảng viên cơ sở cũng khó, việc vận động quần chúng trong ấp chiến lược đòi dân sinh dân chủ càng khó khăn hơn. Nhiều đồng chí Cộng sản bị bắt, bỏ tù và thậm chí bị giết.
      Những năm đó, ở Củ Chi và vùng "Tam giác sắt" gồm Trảng Bàng, Đôn Thuận, Bời Lời (Tây Ninh), Dầu Tiếng, Bến Cát, Bắc Củ Chi còn chút ít rừng nhưng cũng bị trụi lá vì chất độc hoá học do Mỹ rải thảm. Ở vùng Thủ Đức, Dĩ An chỉ còn lác đác mấy chòm cây lúp xúp.
      Cuộc bám trụ sống chiến đấu của anh em ở chiến trường Phân khu V đầy cam go và ác liệt. Lực lượng cách mạng ở miền Nam gặp rất nhiều khó khăn. Có những lúc đưa thương binh về hậu phương cứu chữa, trên đường tải thương nhiều anh em đã phải nằm lại.
      Để kịp thời cứu bệnh binh, hạn chế tối đa hy sinh, Hoàng Minh Đạo đã tính tới việc tận dụng các ấp chiến lược phục vụ cho cuộc chiến đấu đầy khắc nghiệt tại chính mảnh đất này. Mặc cho, công việc không gặp nhiều thuận lợi khi mà tại các ấp chiến lược, địch vẫn thi hành chính sách "Trưởng ngũ gia liên báo" (trong 5 nhà có ai lạ mặt phải báo cáo) và tổ chức Dân vệ kiểm soát gắt gao.
      Thế nhưng, bằng kinh nghiệm và tầm nhìn của một nhà tình báo, Hoàng Minh Đạo đã xây dựng được một Trạm Y tế cấp cứu thương binh trong ruột ấp chiến lược tại xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An, tỉnh Đồng Nai. Cho nên, dù kẻ thù có tìm mọi cách để giam giữ dân thì lòng dân hướng theo cách mạng không có vòng vây nào giam hãm, kìm kẹp được.
      Trong thời gian 3 năm (1961-1963) bệnh xá hoạt động rất sôi nổi với hình thức: Bệnh viện của Mỹ, bác sĩ của Mỹ, thuốc men cũng của Mỹ nhưng người bệnh lại là của ta. Nhiều lần chúng nghi ngờ: Tại sao bệnh nhân không đông mà thuốc lại hết nhanh vậy?, nhưng cuối cùng, kẻ thù cũng không thể tìm ra câu trả lời.
      Hoàng Minh Đạo đã gây dựng và tổ chức được trạm y tế trong lòng địch bởi ông thông tỏ tình hình, nắm sâu quần chúng, hiểu các Trưởng ngũ gia và Dân vệ tại các ấp chiến lược. Mỗi lần cán bộ, chiến sĩ chiến đấu bị thương đều theo đường dây bí mật được chuyển vào cơ sở của ta ở ấp chiến lược để y tá sơ cứu, băng bó vết thương.
      Điều đặc biệt ở tổ chức này là đều khai báo với giặc: thương bệnh binh là những bà con, dòng họ của họ. Nếu thương binh bị nặng thì chọn thời cơ thuận lợi đưa về an toàn khu. Bệnh xá hoạt động trong thời gian dài ngay trong lòng kẻ thù với một số lượng lớn thương binh được cứu chữa mà bọn chúng không thể phát hiện ra.
      Thời điểm đó trên chiến trường miền Nam, duy nhất chỉ có một trạm y tế hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hoàng Minh Đạo trong ấp chiến lược của Mỹ - ngụy, cơ sở bí mật chỉ có ba đồng chí Hoàng Minh Đạo, Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) và Lê Thanh Hải (Mười Hải) được biết.
      Chính sự đặt trọn niềm tin ở nhân dân cùng với sự sáng tạo, bản lĩnh của một nhà tình báo đã góp phần làm nên những chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam. Đây là một kỳ tích tuyệt vời của anh Năm Thu - "tác phẩm" mang đầy tính chiến đấu, kiên cường và sự mạo hiểm của nhà tình báo Hoàng Minh Đạo.
      Vào một đêm Noel lạnh giá (24/12/1969), người con đất mỏ Hoàng Minh Đạo cùng 17 người đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất bên dòng sông Vàm Cỏ Đông vì bất ngờ hứng chịu trận mưa đạn của ba chiếc tàu Mỹ. Đồng đội của ông đã tổ chức tìm kiếm nhưng đều rơi vào vô vọng và tin Năm Thu hy sinh được giấu kín trong một thời gian dài.
      Nhưng đau đớn hơn, khi trong mắt của một số người, ông còn là một "gián điệp", "kẻ phản bội Tổ quốc". Hành trình đi tìm người cha thân yêu của những người con không nhớ rõ mặt cha kéo dài suốt 30 năm đã được toại nguyện. Thời điểm 10 giờ 5 phút, ngày 4/4/1998, người Anh hùng Đào Phúc Lộc đã trở về với đồng đội, gia đình và quê hương…
      Anh hùng Đào Phúc Lộc có một người con gái tên là Đào Thị Minh Vân. Minh Vân lớn lên trong lúc cha đi chiến trường xa, mẹ lại hy sinh khi chưa tròn 2 tuổi. Giờ đây Minh Vân không còn trẻ nữa, chị đã bước sang tuổi làm bà. Bà đã và đang thực hiện những ước mơ còn dang dở của người cha với những việc làm đầy ý nghĩa, mà gần đây nhất là xây dựng trường mẫu giáo cho trẻ em nghèo ở Củ Chi.
      Dự án xây dựng Trường Mẫu giáo Hoàng Minh Đạo tại xã Phú Mỹ Hưng được bà Đào Thị Minh Vân phối hợp đầu tư với Huyện ủy, UBND huyện Củ Chi, có số vốn đầu tư 7,5 tỷ đồng, trong đó bà Đào Thị Minh Vân tài trợ kinh phí 5 tỷ. Công trình được khởi công từ ngày 25/7/2009 và chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 2/9/2010.
      Phát biểu tại Lễ khai giảng năm học mới, đồng chí Hứa Ngọc Thuận - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh khẳng định: "Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, xin tri ân tấm lòng ưu ái, sự sẻ chia của gia đình ông Hoàng Minh Đạo dành cho các cháu học sinh tại huyện Củ Chi, vùng đất đã từng thấm máu và nước mắt của biết bao đồng bào, chiến sĩ, trong đó có sự hy sinh cao cả của người Anh hùng lực lượng vũ trang Hoàng Minh Đạo. Chính ông đã cùng với nhân dân nơi đây góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước, giờ đây chính những người thân yêu của ông lại đang góp sức mình vào sự nghiệp trồng người"
      Trong bài viết chúng tôi có sử dụng tư liệu của đồng chí Lê Thanh Hải (tức Mười Hải), nguyên Khu ủy viên Sài Gòn - Gia Định
        Nguyễn Kim Thành

      Huyền thoại tình báo Phạm Xuân Ẩn và “Ngày hôm qua không bao giờ chết”

      Chủ nhật 22/09/2013 14:32
      Trời cứ hết mưa to rồi đến mưa rả rích nhưng bác Mười Hương (Trần Quốc Hương - nguyên Bí thư BCH Trung ương Đảng, chỉ huy mạng lưới tình báo chiến lược) nay đã 92 tuổi, cô Tám Thảo (liên lạc của Phạm Xuân Ẩn) cũng đã ở tuổi 85… vẫn cương quyết đến viếng mộ người đồng đội tài ba, thương mến của mình. 
      Chiều 20-9, bảy năm sau ngày mất của tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, ông đã có một đám giỗ thật đặc biệt quy tụ đông đủ đồng đội trong cụm tình báo H63 của mình.
      Trong ngày giỗ của Phạm Xuân Ẩn đã diễn ra một lễ gắn tấm biển đồng ghi nhớ hoạt động tình báo của ông tại khách sạn Continental Sài Gòn cùng buổi tiệc mang tên “Yesterday never die - Ngày hôm qua không bao giờ chết”. Chuỗi sự kiện về Phạm Xuân Ẩn để lại trong tim, khối óc mọi người không phải là những chiến công to lớn của ông mà lòng người rưng rưng nhớ về ông bởi một nhân cách vô cùng bình dị nhưng lại khiến bao người ngưỡng mộ.
      Mưa… ấm lòng người
      Trời cứ hết mưa to rồi đến mưa rả rích nhưng bác Mười Hương (Trần Quốc Hương - nguyên Bí thư BCH Trung ương Đảng, chỉ huy mạng lưới tình báo chiến lược) nay đã 92 tuổi, cô Tám Thảo (liên lạc của Phạm Xuân Ẩn) cũng đã ở tuổi 85… vẫn cương quyết đến viếng mộ người đồng đội tài ba, thương mến của mình. Mưa vẫn cứ nhẹ hạt rơi nhưng khói hương vẫn nồng ấm trên mộ vị tướng tình báo chiến lược với những người bạn chiến đấu xa xưa vây quanh. Không khí càng ấm áp hơn khi ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc Công ty sáng tạo Trí Việt - First News đốt trên mộ vị tướng quyển sách Điệp viên hoàn hảo X6 do giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman viết về ông mà sinh thời ông chưa từng đọc. Là một người vốn tin nhiều vào chuyện tâm linh khi còn sống, hẳn hôm nay Phạm Xuân Ẩn sẽ rất vui khi nhận được quyển sách bằng đường tâm linh như thế này.
       
      Lễ gắn bảng ghi nhớ hoạt động tình báo của Phạm Xuân Ẩn tại khách sạn Continental Sài Gòn do các cấp trên và đồng đội cụm tình báo H63 của ông tháo băng đỏ.
      Trong làn mưa bay, tiếng guitar, tiếng hát của những người lính, những văn công quân đội, những nhà văn thế hệ sau ông… vốn hâm mộ ông mà theo đoàn cùng đến; rồi những bó hoa, nén nhang của những người trẻ cũng tự tìm đến vì ngưỡng mộ ông cứ lan tỏa xôn xao cả một vùng nghĩa trang lặng lẽ. Trên bia mộ, ảnh của Phạm Xuân Ẩn mãi nở một nụ cười tươi tắn, tinh nghịch chứa đựng muôn phần nghĩ suy khó đoán như lúc ông còn sống vậy. Làm bạn cùng ông bên ngôi mộ của mình vẫn là một chú gà chọi, một chú chó berger, một chú cá, chỉ có khác là bằng sành sứ. Ngôi mộ của ông im lìm dưới cơn mưa nhưng lại gợi nhớ sống động tinh thần, triết lý sống mạnh mẽ của vị tướng tình báo huyền thoại: Chim tượng trưng cho tự do dù cả đời ông sống ràng buộc với trách nhiệm làm tình báo; cá luôn luôn im lặng, không bao giờ mở miệng là tính cách phải có của một điệp viên giỏi; và chó là sự trung thành tuyệt đối với nhiệm vụ, với tổ chức. Tinh thần và triết lý sống, nhân cách sống trọng vẹn với sự nghiệp tình báo chiến lược, với bạn bè, người thân đó ở Phạm Xuân Ẩn đã khiến người của cả hai bên chiến tuyến lẫn công chúng, hậu sinh về sau đều phải cúi đầu.
      Những điều còn mãi
      Trong làn mưa nhẹ rơi, những người đồng đội với Phạm Xuân Ẩn đã rời mộ ông tại nghĩa trang TP.HCM ở Thủ Đức để về khách sạn Continental ở ngay trung tâm đường Đồng Khởi, quận 1, Sài Gòn để làm lễ gắn tấm biển đồng ghi nhớ hoạt động tình báo của ông trong một buổi tiệc mang tên “Yesterday never die - Ngày hôm qua không bao giờ chết”. Tấm biển sẽ được đặt ở căn phòng số 307 của khách sạn, vốn là văn phòng của tạp chíTime tại Việt Nam từ trước năm 1975 cho đến tận năm 1976, khi Timeđược yêu cầu rời khỏi Việt Nam. Đây cũng là nơi diễn ra những hoạt động tình báo chính yếu của Phạm Xuân Ẩn mà như lời ông Tư Cang - cụm trưởng cụm tình báo H63: “Tôi hay ngồi xe của Ẩn đi cùng anh vô khách sạn Continental. Mỗi lần đi vô thường nghe mấy thằng Mỹ trên lầu kêu xuống “Ẩn, Ẩn!”, bị tụi nó biết Ẩn am tường chính trị, hay nói chuyện gợi mở đường hướng tin tức, hoạt động cho tụi nó. Những lúc như vậy tôi theo ảnh lên lầu uống cà phê, nói chuyện với mấy thằng Mỹ. Ẩn đâu có ghi chép vì sợ tụi nó nghi, lúc đó tôi ngồi kế bên, ráng nhớ về để ghi chép lại làm báo cáo gửi đi”. Trong không khí bồi hồi khi ký ức xưa sống lại, ông Tư Cang đã run run đọc bài thơ mà ông đã làm tiễn bạn trong phút ra đi vĩnh viễn:“Chim ngưng hót, chó tru buồn/ Nền trời ảm đạm giọt mưa tuôn/ Tôi đến tiễn anh lòng nặng trĩu/ Nhớ đoạn đời qua giữa Sài Gòn…”.
       
      Bác Mười Hương (người đội nón) - người đưa Phạm Xuân Ẩn đi Mỹ học và hướng ông vào hoạt động tình báo - tuổi già, sức yếu vẫn đến thắp nhang cho người học trò xuất sắc của mình.
      Từ nước Mỹ, GS sử học Larry Berman cũng đã lên mạng, qua màn hình để xúc động nói về Phạm Xuân Ẩn cũng như trò chuyện với những cựu tình báo H63. Vị giáo sư này nhắc mãi những tình cảm về Phạm Xuân Ẩn - một người ông vô cùng cảm mến và khâm phục dù ông là người Mỹ, là quốc gia phía bên kia chiến tuyến mà có thời Phạm Xuân Ẩn đã hoạt động tình báo để đánh bại. Tình cảm với vị tướng tình báo đã qua đời nhiều đến mức bất kể vào lúc nào, khi nào, có dịp bày tỏ là ông mãi nói lời cảm ơn những đồng đội của Phạm Xuân Ẩn đã hết lòng bảo vệ điệp viên hoàn hảo này. Nghĩa tình đồng đội thiêng liêng này cũng là điều nhớ mãi, còn mãi trong lòng Larry Berman. Và trong cõi lòng vị giáo sư còn khắc ghi lòng biết ơn chân thành trong tim Phạm Xuân Ẩn khi vị tướng tình báo từng nhắc hoài về người trút hết tâm huyết viết câu chuyện thật cho cuộc đời mình.
      Một nhân cách đi vào lòng người
      Đến dự buổi tiệc “Yesterday never die - Ngày hôm qua không bao giờ chết” không chỉ có những đồng đội cũ với tướng tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn mà còn có nhiều người ngưỡng mộ, yêu quý nhà tình báo huyền thoại này như doanh nhân - Thị trưởng thị trấn PhinDeli Phạm Đình Nguyên - người đã mua một thị trấn ở Mỹ, doanh nhân Lý Ngọc Minh - chủ doanh nghiệp Gốm sứ Minh Long…
      Ông Lý Ngọc Minh ở cái tuổi 60 đã đứng lên phát biểu rất trân trọng, chân thành về Phạm Xuân Ẩn: “Tôi rất yêu mến, ngưỡng mộ ông Phạm Xuân Ẩn. Tôi đã đọc quyển sách GS Larry Berman viết về ông ở cả hai lần xuất bản và tôi nhìn thấy ở Phạm Xuân Ẩn một nhân cách vô cùng đáng thán phục. Ông cho tôi một bài học làm người, một bài học đối nhân xử thế, ứng xử, quan hệ quá thành công, quá tuyệt vời. Thế giới này chắc không một người tình báo nào làm được như ông, chỉ có một. Có ai làm tình báo, phản gián mà làm cho cả hai bên không oán hận nhau mà thêm hiểu nhau, xích lại gần nhau như ông. Ngay đến lúc chết, cái chết của ông cũng đem lại những tình cảm hóa giải khiến người của hai bên xích lại gần nhau, từ thù thành bạn như GS Larry Berman, một người Mỹ mà đã đến Việt Nam viết sách về ông Ẩn và những người làm tình báo Việt Nam với sự yêu mến, tôn trọng, hiểu biết. Tôi thấy mình phải học rất nhiều về Phạm Xuân Ẩn ở một tư chất thông minh, tài năng và một nhân cách đáng kính trọng”.

      Theo PL TPHCM
      Xem tiếp...

      ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 6

      (ĐC chhép từ thanhnien.com.vn)

      Đốt nhà hàng mã, tá hỏa gặp... Tăng Thanh Hà

      Chị T. (ngụ P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều) khi mua nhà kho hàng mã để đốt cúng cho người thân theo phong tục, đã bối rối khi phát hiện “người hầu” phía trong ngôi nhà bằng giấy lại là ảnh diễn viên nổi tiếng Tăng Thanh Hà.

      Chị T. cho biết gần đến dịp cúng 49 ngày cho mẹ chồng, chị đã tìm mua nhà hàng mã này tại một cửa hàng bán đồ hàng mã. Ngoài mẫu mã bên ngoài, bên trong ngôi nhà có đầy đủ: bàn, ghế, ti vi, tủ lạnh... và đặc biệt trong mỗi ngôi nhà đều có “người hầu”.
      Thông thường, “người hầu” trong các nhà hàng mã được người làm cắt ảnh vẽ cô gái. Tuy nhiên, khi xem bên trong thì chị T. giật mình phát hiện không phải ảnh vẽ mà là ảnh chụp nữ diễn viên Tăng Thanh Hà được cắt ra từ hình quảng cáo trên báo. Chị T. rất bối rối vì “Tăng Thanh Hà là người thật, lại là người của công chúng, mình làm sao đem đi... đốt chung với đồ hàng mã”.
      Nghĩ vậy nên chị T. đã lấy ảnh của Tăng Thanh Hà ra và đành đốt cúng “nhà kho” không có “người hầu”.
      Tiến Trình

      Gửi về dưới ấy cả người đẹp và bằng... tiến sĩ!

      (TNO) Chuyện chị T. (ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) khi mua nhà kho hàng mã để đốt cúng cho người thân theo phong tục, đã bối rối khi phát hiện "người hầu" phía trong ngôi nhà bằng giấy lại là ảnh diễn viên nổi tiếng Tăng Thanh Hà.  Thực ra thì chuyện này đã có từ lâu, chúng tôi tận mắt nhìn thấy lần đầu vào tháng 2 năm 2011 và hiện vẫn còn tiếp diễn ở TP.Đà Nẵng.

       
      Một chiếc SH150 hàng mã to bằng xe thật - Ảnh chụp tại làng tranh Đông Hồ, xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh: Nhật Linh
      Dạo này mấy bà ngoài Bắc hay vào miền Trung đặt hàng mã. Chắc do tiếng hàng mã miền Trung xuất khẩu ra nước ngoài. Thực ra thì có cả một công ty Đài Loan mở trên đất Đà Nẵng chuyên sản xuất loại này rồi đưa sang bển. Nhưng thợ mã Đà Nẵng có lẽ cũng có tay nghề rất cao nên mới có tiếng đến thế.
      Nhiều người đặt cả một chiếc Audi Q7 trong nội thất có đồ chơi y như thật, giá một chiếc chục triệu đồng. Họ đặt cả du thuyền, trực thăng…Nhưng lạ nhất là đặt hình của người đẹp chân dài. Ông hàng mã có "xưởng" trong kiệt, gần xóm trọ công nhân ở Đà Nẵng ngồi nhậu với mấy đứa đồng hương tui trọ gần đó kể, đắt nhất là Tăng Thanh Hà và Thanh Hằng… Tăng Thanh Hà thì tui có biết nhưng Thanh Hằng không biết là ai. Ổng bảo ra đây ra đây, ổng kéo tui qua "xưởng", nhìn cô hầu hàng mã tui mới a lên, là cô quảng cáo cho dầu gội đầu trên tivi.
      Tui hỏi ổng, họ đặt mấy cô này để gửi cho ai, chẳng lẽ quảng đại đến mức gửi cho chồng quá cố? Ông hàng mã bảo không phải, họ gửi cho con, mấy cậu đua xe sớm hưởng dương. Tui nói, răng không gửi mũ bảo hiểm, ổng bảo thằng đó xuống dưới đi du thuyền, không cần mũ bảo hiểm. Tui nói rứa thì gửi áo phao không chìm như tàu ở Hạ Long giờ. Ổng cười, nói chuyện ni ổng chưa nghĩ ra, chắc phải “tham mưu” cho mấy bả mới được. Tui nói kiểu ni không chừng mai kia ông phải "sản xuất" cả bằng tiến sĩ, bằng lái máy bay, lái du thuyền, công trình khoa học... cho mấy bả mua đốt cho con dưới ấy khỏi đi học mà vẫn có. Ông hàng mã cười khì khì, nói có rồi ông ơi, có từ lâu rồi. Tui làm bằng tiến sĩ mà phải ghi là tiến sĩ khoa học mấy bả mới chịu.
      Lại kể, đang uống rượu gạo với ông làm nghề hàng mã ở xóm trọ của mấy đứa công nhân đồng hương ở kiệt đường Điện Biên Phủ (TP.Đà Nẵng) đã nói thì chuông điện thoại của ổng đổ. Ông lấy bút ra ghi. Đoạn hỏi: Chị nói lại coi, ai? Tăng Thanh Hà, rồi. Ai, Minh Thư à? Hỏi xong ổng bịt điện thoại lại, quay sang bọn tui, hỏi, Minh Thư là ai mấy ông? Tụi tui mô tả là nhân vật trong phim nọ phim kia, ổng nói với người đặt rồi rồi, một Tăng Thanh Hà, một Minh Thư.
      Hì hì. Không biết Tăng Thanh Hà và Minh Thư xuống dưới có đánh lộn không nữa? Ồ, mà đôi khi con bả có đến hai đứa hưởng dương cũng nên.
      *
      Coi ti vi, thấy các chùa ngoài Bắc, dân tình đến cổng chùa đổi theo tỷ giá 10 ăn 8 (10 nghìn tiền chẵn lấy 8 nghìn tiền lẻ) và rải khắp chùa, nhét vào cả tay Phật, lạ vô cùng.
      GS Trần Lâm Biền giải thích, là do ngoài Bắc bỏ ngắt quãng đi một giai đoạn dài, sau phục lại nên theo không kịp văn hóa tâm linh, mới sinh ra thế. Ở miền Trung và miền Nam thì không có chuyện đó vì ai cũng biết làm công quả thì bỏ vào hòm công đức. Ông Biền nói đại ý, đất nước mà ai cũng đi hối lộ cho thần linh, mặc cả mua bán chức tước bổng lộc với thần linh là do văn hóa không theo kịp kinh tế, đại họa.
      Ông Biền kể một giai thoại ở chùa Cổ Lễ quê ông rất hay. Rằng, hồi đó làng đúc chuông đồng hiến chùa, có một người ăn mày đến góp một đồng tiền đồng, dân làng chê tiền của ăn mày không lấy, người ăn mày giận, ném đồng tiền ra ruộng. Chuông đúc đi đúc lại đánh vẫn không kêu. Kiểm lại mới thấy chuyện người ăn mày vứt đồng tiền, bèn huy động cả làng ra đồng tìm lại. Mãi cho đến khi tìm được, bỏ đồng tiền vào nấu chảy đúc chuông lại mới vang.
      Đại đức Thích Minh Tiến gọi đó là phát tâm. Lễ chùa không phải nhiều ít mà cốt ở tâm. Thế mới gọi là tâm linh, có tâm mới linh.
      Nhắc mới nhớ chuyện một mệnh phụ phu nhân ở Hà Nội cách đây 6 năm tặng một ngôi chùa ở miền Trung 5 tỉ đồng để đúc một bức tượng Phật. Bức tượng được bà chỉ đạo sửa đi sửa lại mãi cuối cùng nó giống y mặt của bà. Không biết phải gọi đó là phát tâm hay phát... diện.
      *
      Trở lại câu chuyện hàng mã chế các cô hầu y chang Tăng Thanh Hà, Minh Thư, Thanh Hằng... tui nghĩ mãi không ra. Cứ đặt câu hỏi: Vì sao mấy bả biết con mình thích cô nào? Nếu gửi mà người âm nhận được chẳng lẽ các cô đó làm vợ đến... chừng đó người, cõi âm không loạn cả lên sao?
      Nghĩ lại thấy thiệt tội những người đẹp, không đâu lại biến thành hình nộm cho mấy người mê tín đốt. Thử hỏi các bà đặt hàng, nếu con mấy bả bị đốt như vầy mấy bả nghĩ sao, có sốt ruột không?
      Thiệt tình!
      Nguyễn Thế Thịnh
       
      Xem tiếp...

      Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

      Huế ơi, anh thương mà em đâu có biết! 7

      (ĐC sưu tầm trên NET)


      Xem tiếp...

      SIÊU QUẦN 16

      (ĐC sưu tầm trên NET)


      Xem tiếp...

      SANTANA 7

      (ĐC sưu tầm trên NET)


      Xem tiếp...

      BÀI VIẾT HAY 42

      (ĐC chép từ http://beoth.blogspot.com)

      CUỒNG DÂM

      Copy của Mượt Mà

      Trước khi biên status này, chị xin lỗi những bạn nào trong FL của chị đã từng làm đĩ. 
      CUỒNG DÂM

      Nhân bài báo Kiều nữ cưỡng dâm một lái xe taxi 30 nháy trong 2 ngày, tổ sư thằng phóng viên viết bài này nghe hơi nồi chõ thêm mắm thêm muối khiến chị phát tởm, dĩ nhiên là tởm thằng phóng viên, Chị kể cho các cô nghe một câu chuyện có thực.
      Cách đây nhiều năm, để lấy tư liệu, chị nhiều lần phải xuống trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, nơi tập trung các cô gái bị bắt quả tang khi đang bán trôn nuôi miệng.
      Ấn tượng với chị là một cô gái khoảng 27,28 tuổi có gương mặt u buồn nhưng rất đẹp, dù lấp sau bộ quần áo trại giam nhưng cô gái vẫn không giấu được vẻ đài các kiêu sa. Trong mấy năm, chị xuống Lộc Hà ba lần và lần nào cũng gặp cô gái đó. Chị biết ở Lộc Hà không giữ người lâu đến vậy. Chị lạ lắm.
      Hôm đó, nhờ một đệ tử làm quản giáo, chị gọi cô gái vào để hỏi chuyện. Gần một tiếng chuyện trò làm quen, cô gái bắt đầu cởi mở hơn. Từ đây chị sẽ gọi cô gái là Mận. 
      Mận tâm sự.
      Mận là người gốc Nam Định, sinh ra trong một gia đình khá giả. Bố mẹ Mận buôn bán nên cũng ít quan tâm đến con cái. Dù vậy, Mận cũng học xong phổ thông và thi đỗ vào một trường Đại học trên Hà Nội. 
      Năm thứ nhất trôi qua, những bỡ ngỡ ban đầu được thay thế bằng những buổi vui chơi thâu đêm suốt sáng tại các quán Bar, vũ trường. Chuyện gì đến cũng phải đến, sau khi qua tay vô số thanh niên nghiêm túc Hà thành, Mận trở thành gái điếm lúc nào không biết. Mận rơi vào tay một Tú bà và bị khống chế để tiếp khách.
      Nhan sắc xinh đẹp nên có hôm cao điểm Mận tiếp gần 20 khách. Còn bình thường Mận tiếp không dưới 5-7 khách làng chơi. Gần một năm tiếp khách liên tục như thế trừ những ngày ốm đau kinh nguyệt, Mận gày rạc đi.
      May mắn, trong một lần truy quét, Mận bị công an bắt đưa về trại và sau đó trả về gia đình, thoát khỏi ổ điếm nhơ nhớp chốn thị thành.
      Về nhà một thời gian, bồi dưỡng đầy đủ, Mận lại hồng hào mỡ màng xinh đẹp trở lại. Nhưng cuộc sống buồn tẻ nơi tỉnh lẻ chẳng giữ được chân Mận. Cô lại trốn gia đình lên Hà Nội. Và vòng tròn ăn chơi sa đoạ rồi làm gái lại tiếp diễn. Với sắc đẹp trời cho, khách của Mận nhiều không đếm xuể, nhiều hôm ốm Mận cũng không được nghỉ vì khách chỉ yêu cầu cô tiếp. 
      Lần thứ 2 bị bắt khi đang tiếp khách, Mận lại được đưa về Lộc Hà và báo cho gia đình lên bảo lãnh. Bố mẹ Mận dù rất tức giận nhưng vẫn bảo lãnh cho cô về với gia đình. Về nhà, với số tiền tích cóp và sự giúp đỡ của bố mẹ, Mận mở một cửa hàng bán sách ở trung tâm thành phố. Kiếm ăn cũng khá.
      Tiếng cô chủ cửa hàng sách xinh đẹp lan nhanh và lọt vào mắt một kĩ sư trẻ người Hà Nội. Đám cưới gần như được tổ chức ngay sau đó. Giao cửa hàng cho người thân, Mận theo chồng về căn nhà ở một khu đô thị sang trọng bậc nhất Hà Nội lúc bấy giờ. Cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.
      - Sung sướng thế sao em không biết giữ mà lại để ra nông nỗi này? Chị ngắt lời Mận.
      Cô gái vừa khóc vừa kể tiếp.
      Tháng trăng mật qua đi, với đặc thù công việc, chồng Mận lại phải lên đường đi công tác dài ngày ở các tỉnh. Và cuộc sống Mận bắt đầu đảo lộn.
      Những tháng ngày làm gái mặc dù không bị bệnh tật gì nhưng Mận lại bị mắc một căn bệnh kì lạ. Bệnh thèm quan hệ tình dục. Mới lấy nhau, vợ chồng quấn với nhau gần như suốt ngày đêm càng làm Mận thêm thèm muốn. Có lẽ những ngày tháng tiếp khách liên tục tạo cho cơ thể Mận một thói quen, hay chính xác hơn là những cơn nghiện. Khi không được quan hệ, người Mận bứt rứt như kiến bò trong xương tuỷ, đầu óc mụ mẫm chỉ nghĩ đến làm tình. 
      Chồng đi vắng, Mận gần như phát cuồng, cô dội nước vào người khi trời lạnh buốt, thủ dâm bằng tay, cào cấu đến rách cả da thịt, làm đủ mọi cách... vẫn không hết cơn vật vã. Trong cơn điên loạn, cô chạy ra khỏi nhà và đi thẳng đến ổ điếm quen biết ngày xưa xin làm thêm. Dĩ nhiên, cô được nhận ngay lập tức. 
      Định mệnh trớ trêu, ngay người khách đầu tiên cô tiếp thì bị bắt, hoá ra chuyên án phá ổ điếm này đã được lên kế hoạch khá lâu, và người khách cô tiếp chính là một cảnh sát giả trang. Lần thứ 3, cô bị bắt.
      - Em mất hết rồi, gia đình chồng con, bố mẹ. Không ai chấp nhận kẻ như em, em chỉ là một con điếm. Mận khóc.
      Chị không dám hỏi nhiều về những đối xử của gia đình chồng, bố mẹ Mận vì sợ xát thêm muối vào nỗi đau của Mận. Chị chỉ hỏi Mận căn bệnh thèm làm tình kia đã dứt chưa thì được cho biết, bằng phương pháp thiền do một số bạn cùng cảnh ngộ, cùng căn bệnh hướng dẫn nên cũng áp chế được mỗi khi thèm muốn. 
      Chị cũng được biết thêm, hầu như gái làm tiền đều mắc căn bệnh này, đó là nguyên nhân của việc rất nhiều cô tái phạm chứ không hẳn vì lí do kinh tế.
      Chuyện sau này còn nhiều tình tiết nữa nhưng nằm ngoài vấn đề chị nêu ở đầu nên chị không kể nữa. Nhưng bây giờ, mỗi lần nghe những chuyện cuồng dâm xảy ra ở đâu đó, chị lại nghĩ:
      Đó là bi kịch chứ không phải hài kịch các cô ạ.
      Cười cười cái lồn í.
      Xem tiếp...