Hiển thị các bài đăng có nhãn Thế giới huyền linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thế giới huyền linh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

CHUYỆN TÌNH THẾ GIỚI 25

(ĐC sưu tầm trên NET)


 
Chuyện Tình Mộng Thường - Phan Ý Linh | Official MV

Chuyện tình cảm động của người lính có gương mặt biến dạng

Bị nhiều cô gái từ chối vì gương mặt biến dạng, Cát Tân Phong luôn nghĩ rằng cuộc đời còn lại của mình chỉ có thể trải qua trong cô đơn. Không ngờ sau đó, một cô gái xinh đẹp đã xuất hiện.

Chiều 4/1/2002, Cát Tân Phong, một hạ sĩ quan thuộc lực lượng phòng không quân khu Nam Kinh đóng tại Chương Châu, Phúc Kiến (Trung Quốc) nhận được chỉ thị của đại đội trưởng, yêu cầu anh và các đồng chí lên ngọn núi lớn ở ngoại ô Chương Châu để dập lửa và cứu hộ.

Trên núi, ngọn lửa lan nhanh, tạo ra một đám cháy lớn. Các chiến sĩ biết rằng nếu không dập lửa nhanh chóng thì tính mạng và tài sản của người dân gần đó sẽ bị đe dọa. 

Cát Tân Phong khi chưa bị bỏng.

Sau 5 tiếng đồng hồ, Cát Tân Phong cùng rất nhiều chiến sĩ đã khống chế được ngọn lửa. Tuy nhiên, đến chiều tối, gió núi đột ngột thổi mạnh, ngọn lửa lại bùng lên. 

Cát Tân Phong lại cùng các đồng chí lại vội vã làm nhiệm vụ. Trong quá trình dập lửa, do ánh sáng kém cộng với thể lực không đảm bảo sau khi chiến đấu nhiều tiếng liền, Cát Tân Phong bị sảy chân, lăn xuống sườn núi và rơi vào biển lửa. 

May mắn sau đó, anh được các đồng đội giải cứu. Tuy nhiên, Cát Tân Phong đã bị bỏng 72% cơ thể, mười ngón tay đều bị cụt.

60 cô gái sợ hãi bỏ đi

Năm năm sau vụ cháy, Cát Tân Phong đã là một thanh niên độc thân 26 tuổi. Cha mẹ mong anh tìm được một người bạn đời. Nhưng Cát Tân Phong xuất thân từ nông thôn, lại từng bị bỏng nặng, làm sao tìm được bạn đời?

Biết được tâm tư của chàng trai, một kênh truyền hình địa phương đã giúp đỡ, quay một đoạn video xúc động dài 5 phút về Cát Tân Phong rồi để thông tin liên lạc của anh ở cuối video. Đoạn video đã thực sự đạt được hiệu quả. Rất nhiều cô gái trẻ thấy cảm phục chàng trai nên tìm đến. Tổng cộng, Cát Tân Phong đã gặp gỡ hơn 60 cô gái. 

Mặc dù các cô gái đều biết trước về tình hình bị bỏng của Cát Tân Phong, nhưng khi gặp gỡ, khuôn mặt của anh vẫn khiến họ sợ hãi và bỏ chạy.

Sau những lần như vậy, tâm lý của Cát Tân Phong bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng anh hiểu rằng không phải các cô gái quá thực tế mà là vẻ ngoài của anh thực sự khiến người ta sợ. 

Từ đó, Cát Tân Phong luôn nghĩ rằng cuộc đời còn lại của mình chỉ có thể trải qua trong cô đơn. Anh không thể ngờ là ông trời đã sắp đặt sẵn một cuộc hôn nhân đẹp cho anh. Và anh sẽ có một người vợ xinh đẹp, rộng lượng, đảm đang, dũng cảm đồng hành cùng anh trong tương lai.

Cô gái ấy là Bào Hồng Diễm, đến từ Giang Tô.

Bào Hồng Diễm là sinh viên xuất sắc và là con một trong gia đình khá giả. Từ nhỏ, Hồng Diễm đã đem lòng ngưỡng mộ những người lính. Khi biết chuyện của Cát Tân Phong cô nghĩ rằng anh thật đáng thương nên muốn động viên.

Hôm đầu tiên nhắn tin cho Tân Phong, cô chỉ viết hai từ đơn giản: Xin chào. Cát Tân Phong không hy vọng nhiều, anh chỉ đáp lại một cách lịch sự. Họ không thể tưởng tượng được rằng sau đó hai trái tim ngày càng gần nhau hơn. 

Hồng Diễm kể, lần đầu tiên gặp mặt, cả hai đi dạo cùng nhau. Khi đã thấm mệt, Cát Tân Phong lấy khăn giấy trải ra rồi để Hồng Diễm ngồi xuống. Lúc cô đứng dậy, anh lại cẩn thận nhặt những chiếc khăn giấy bỏ vào thùng rác. 

Hồng Diễm nhìn thấy hành động tinh tế này thì có ấn tượng tốt với anh: "Tuy không có vẻ ngoài điển trai nhưng anh là người có trách nhiệm".

Vượt qua trở ngại 

Yêu nhau được nửa năm, Hồng Diễm quyết định công khai mối quan hệ của mình và Cát Tân Phong. Nhưng những người bạn của Hồng Diễm đều nói: "Người lính ấy đáng trân trọng, nhưng thương hại không phải là tình yêu". Bố mẹ Hồng Diễm thì ra tối hậu thư: "Nếu con không từ bỏ cậu ấy, chúng ta sẽ cắt đứt quan hệ!".

Hồng Diễm hiểu những lo lắng của cha mẹ và bạn bè, nhưng trong lòng cô đã quyết định, không ai có thể thay đổi. 

Cuối cùng, sau nửa năm “giằng co”, cha mẹ của Hồng Diễm cũng nhìn thấy phẩm chất bên trong của Cát Tân Phong và chấp nhận cuộc hôn nhân của hai người. 

Ngày 10/10/2007, đôi trẻ tổ chức đám cưới trong tiếng chúc phúc của đông đảo người thân, bạn bè, giới truyền thông và cả thị trưởng thành phố Dương Châu, chính ủy quân khu Nam Kinh.

Cặp đôi hạnh phúc trong đám cưới.

Trong đám cưới, Cát Tân Phong mặc quân phục còn Hồng Diễm mặc chiếc váy cưới màu trắng, cả hai nắm tay nhau và nhìn nhau với nụ cười hạnh phúc trên môi.

Hạnh phúc viên mãn

Sau khi kết hôn, để chăm sóc chồng tốt hơn, Hồng Diễm xin nghỉ việc ở công ty liên doanh và đến Dương Châu làm kế toán. Cô bắt đầu học mua rau, nấu nướng. Mỗi sáng thức dậy, cô chuẩn bị sẵn đồ ăn rồi bỏ vào tủ lạnh cho chồng ăn trưa. Buổi tối, khi Hồng Diễm đi làm về, cô lại giúp chồng tắm rửa, bôi thuốc mỡ và cùng chồng tập thể dục để tăng cường thể lực.

Sau đó, với sự động viên của vợ, Cát Tân Phong lấy lại tự tin, ra khỏi nhà, mở một quầy hàng và bán bảo hiểm. Sau một thời gian trải nghiệm, anh chính thức khởi nghiệp, vừa điều hành trang trại vừa kinh doanh và đạt được kết quả tốt trong các lĩnh vực mà anh tham gia.

Năm 2009, một cậu con trai ra đời khiến hạnh phúc gia đình Cát Tân Phong càng thêm trọn vẹn.

Hồng Diễm chăm sóc chu đáo cho chồng.

Mười năm sau, cả gia đình cùng tham gia chương trình "Khởi đầu cho hạnh phúc" của đài CCTV. 

Tại đây, khán giả không khỏi xúc động trước biến cố của Cát Tân Phong và chuyện tình đẹp đẽ mà hai vợ chồng đã cùng nhau viết nên. Cũng tại đây, người dẫn chương trình đã hỏi con trai của Cát Tân Phong: "Con có biết tại sao bố lại trở nên như thế này không?".

Câu trả lời của cậu bé 10 tuổi khiến mọi người xúc động: "Bố như vậy là để bảo vệ gia đình và đất nước, bố là niềm tự hào của con ".

Linh Giang (theo Sohu)

Xem tiếp...

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

CÓ LINH HỒN KHÔNG? 29

(Tiếp)

 
Hé Lộ Bí Ẩn "Lá Thư Tiên Tri" Chuẩn Đến RỢN TÓC GÁY Từ Liệt Sĩ Lê Văn Huỳnh Từ Thành Cổ Quảng Trị

                            CÓ LINH HỒN KHÔNG?

50 - Cứu người bị nhập xác – Truyện có thật thứ 3 của thầy pháp Tâm Nhẫn

Lời mở đầu: Truyện có thật rất ly kì này nằm trong seri những truyện tâm linh được cô giáo Hồng Phượng kể lại từ lời kể của thầy pháp Tâm Nhẫn (xem tiểu sử tại đây Chuyện tâm linh – tiền kiếp có thật của cô giáo – ca sĩ Hồng Phượng, tỉnh Bình Thuận – Phần 1,2,3,4,5 ) trên group FB  Chuyện ma có thật(0h00)và giải đáp tâm linh..

Mời các bạn đón đọc truyện thứ 3 ngay dưới đây.

————————————

Các bạn thân mến, ở câu chuyện này, các bạn hoàn toàn có thể đối chứng được. Vì mới trước đây một tiếng thôi, tui đã liên hệ được với nhân vật chính và cô ấy đồng ý cho công khai fb, số điện thoại và địa chỉ. Tui sẽ viết lại 1 cách chân thực nhất để các bạn thấy, cuộc sống có nhiều điều kì diệu, không thể bác bỏ thế giới tâm linh.

Hà Liễu là 1 cô gái thôn quê xinh đẹp, hiền lành. Liễu sinh năm 1986 trong 1 gia đình thuần nông tại thôn Phú Lập, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Lớn lên với tình yêu đẹp mộng mơ, cô kết hôn vào năm 2003. Đến năm 2010 thì được 2 đứa con: 1 trai, 1 gái. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi cho đến giữa năm 2010, khi Liễu đi làm đồng về, cô bỗng thấy mỏi từ đầu gối đến thắt lưng. Tưởng do lao động nặng nên mỏi thôi, nhưng không, cơn mỏi trở thành cơn đau và ngày càng đau dữ dội. Gia đình đưa Liễu đến bệnh viện đa khoa Tâm Phúc, tỉnh Bình Thuận để chụp phim, bác sĩ chuẩn đoán bị thoái hoá khớp và cho thuốc uống.

Lạ thay, càng chữa bệnh càng trở nặng và có dấu hiệu liệt. Gia đình lại mang Liễu đi chữa thuốc Nam, vẫn không có kết quả. Đưa đi châm cứu phục hồi chức năng thì kết quả ngày càng tệ. Hết cách, gia đình dẫn đi coi thầy, mỗi thầy phán mỗi kiểu và cho uống mỗi loại bùa khác nhau, Liễu ngày càng bị hành hạ thể xác,trở thành người đa nhân cách, sắc mặt thay đổi liên tục, không thể tự chủ, luôn có ý định tự tử, không còn ăn uống được bất cứ thứ gì. Từ 1 người khoẻ mạnh, làm việc chăm chỉ, giờ đây, Liễu còn da bọc xương, nằm liệt trên giường, không còn khả năng lao động. Người nhà phải cột tay chân vào giường và truyền nước triền miên để kéo dài sự sống. Tết năm đó, gia đình Liễu đi xin xăm ở chùa Ông- Phan Thiết. Xăm cho quẻ 23. Thầy bàn rằng: Liễu phải nằm đó chờ 1 thầy cao tay đến cứu, không thì sẽ chết, chẳng ai cứu được.

Link Facebook thầy Thích Tâm Nhẫn: https://www.facebook.com/profile.php?id=100076767489717

Cũng thật hữu duyên, tết năm đó, 1 chị hàng xóm đến chơi. Chị này trước đó lấy chồng nhưng bản thân lại bị u xơ tử cung nên không có con. Bác sĩ cũng khuyên chị đừng nên đẻ. Tuy nhiên, với khát khao được làm mẹ, chị đã theo lời giới thiệu đến thầy THÍCH TÂM NHẪN. Sau khi cúng và cho thuốc, chị mang bầu và sinh thành công một bé trai kháu khỉnh. Vì vậy, chị rất tin vào đạo hạnh của vị pháp sư này. Đến thăm gia đình Hà Liễu, chị bảo tìm gấp thầy Nhẫn về để cứu người.

Không chậm trễ, gia đình Hà Liễu đi ngay. Đến gặp, thầy Nhẫn phán:

– Để gần chết rồi mới tìm tôi, cô ta bị bắt mất 7 phần hồn rồi. Nhà cứ về đi, tôi cần chuẩn bị một số thứ, mai tôi đến. Nhưng nhà phải làm cam kết, nếu tôi không cứu được cũng đừng trách móc đổ thừa vì quá yếu rồi.

Người nhà về , mong chờ thầy từng giây phút. Vì từ lúc gia đình đi mời thầy, Liễu càng yếu hơn. Trưa hôm sau, mắt Liễu đã đứng tròng, gia đình hoảng hốt khóc than thì thầy xuất hiện. Thầy mở miệng Liễu, cho ngậm 1 nhánh sâm, sau đó thầy lập đàn cúng. Trước khi cúng thầy nói:

– Cô gái này bị đệ tử đời thứ nhất của Ala Thánh nữ nhập xác, muốn cướp xác để trở thành thầy. Bây giờ tôi cứu thì có 2 điều gia đình phải biết, chấp nhận thì làm, không thì thôi.

Cả nhà quỳ rạp xuống, cầu xin thầy cứu mạng con dâu họ, điều kiện gì cũng được- Hà Liễu lúc đó đang ở nhà chồng.

Thầy nói:

– Điều thứ nhất, khi cứu nó xong, từ 1 người ít nói hiền lành, nó trở nên nói nhiều và không cãi lại. Điều thứ 2, sau khi sống dậy, vợ chồng cô ta sẽ ly hôn, cô ta sẽ lấy chồng khác.

Một thoáng hoang mang lướt qua trên gương mặt từng người trong gia đình chồng. Tuy nhiên, họ chấp nhận hết, chỉ mong Hà Liêu có thể khoẻ lại.

Thầy lập đàn cúng tận 3 ngày. Cuối cùng đánh bật được kẻ mượn xác, cứu Hà Liễu từ quỷ môn quan về. 6 tháng sau đó, Hà Liễu phải theo thầy tu tập để tìm lại 7 phần hồn đã mất.

Và đúng như thầy nói, khi liễu khoẻ lại, cô ta nói liến thoắng, hoạt ngôn chưa từng có. Không lâu sau, vợ chồng Liễu ly hôn. Liễu giờ lấy chồng khác, đã sinh thêm 1 bé gái được 6 tháng. Vợ chồng cô hiện đang sống tại thôn Phú Hoà, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Link download thông tin thầy Tâm Nhẫn

Link FB nhân vật chính trong bài: https://www.facebook.com/profile.php?id=100028862041386

51 - Chuyện tiền kiếp có thật của cô giáo – ca sĩ Hồng Phượng, tỉnh Bình Thuận

Lời nói đầu của tác giả Baohoangphuong Nguyen về phần truyện tiền kiếp có thật mà cô đã trải nghiệm thông qua thiền dưới sự hướng dẫn của pháp sư Tâm Nhẫn: phần tiền kiếp là 1 câu chuyện liên quan đến nhiều người. Vậy nên tui cần thời gian phục dựng và viết thành truyện để mọi người có thể hiểu. Việc này mất nhiều thời gian hơn tui tưởng tượng. Nhưng tui sẽ cố gắng viết để phục vụ bạn đọc. Sau khi xong tiền kiếp, tui sẽ kể cho các bạn nghe 1 loạt truyện ma, hoàn toàn có thật. Nguồn tui lấy từ thầy Tâm Nhẫn. Xưa, khi mà tui cảm thấy áp lực nhất, tui hay đến nhờ thầy hoá giải, thầy thường kể cho tui nghe mấy chuyện tâm linh của khách nhờ cúng, toàn chuyên rùng rợn không à.

————————————————

PHẦN 1

Bích Liên ngắt 1 bông hoa dại cài lên mái tóc của Triệu Mẫn, nghiêng đầu ngắm nghía rồi rói:

– Mẫn thiệt là xinh, sau này chị sẽ kén cho em một lang quân xứng đáng.

Triệu Mẫn thẹn thùng:

– Không chịu! Em ở nhà với chị thôi.

Bích Liên là con gái của thầy đồ Mão. Đồ Mão là người nổi tiếng dạy giỏi, trò nào được ông rèn dũa đỡ đầu thì chắc chắn đỗ đạt thành tài, tương lai sáng lạng. Tuy nhiên Đồ Mão rất kén nhận trò, chỉ thâu nhận người có tư chất thông minh từ nhỏ. Bởi vậy, dẫu cho học trò ông chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng đều giữ chức vụ to chốn quan trường. Đương nhiên uống nước nhớ nguồn, trò của Đồ Mão dẫu có thành danh nhưng vẫn cung kính lắm, luôn trả lễ hiếu cho thầy. Bởi vậy mà nhà Đồ Mão có của ăn của để, không ai dám động, các phú hộ, địa chủ nể nang 10 phần. Nhưng không phải vì thế mà mà đồ Mão huênh hoang, ngược lại, gia đình đồ Mão nổi tiếng đạo đức, luôn giúp đỡ người cô thế.

Trong 1 lần đưa trò lên kinh ứng thí, đồ Mão nghe tiếng khóc của trẻ con trong bụi rậm bên đường bèn ghé vào xem. Đó là 1 bé gái sơ sinh còn nguyên cuống rốn được bọc trong chăn đặt vào 1 cái thúng. Bên cạnh có yếm thắm và chiếc vòng ngọc bích khắc tên Triệu Mẫn. Trên mu bàn tay trái, có vết phỏng hình ánh trăng lưỡi liềm.

Nhìn trang phục của hài nhi, đồ Mão hiểu ngay là xuất thân không tầm thường. Chắc hẳn phải có uẩn khúc. Nếu để đứa bé ở lại chốn này, chắc chắn sẽ không toàn mạng. Nghĩ vậy, đồ Mão cho tiểu đồng ôm bé quay trở lại quê nhà, viết phong thư yêu cầu vợ mình nuôi đứa trẻ.

15 năm sau, Triệu Mẫn khôn lớn trở thành 1 cô gái thông minh xinh đẹp. Bích Liên hơn Triệu Mẫn 2 tuổi. Đương nhiên cả 2 không hề biết gì về câu chuyện năm xưa.

Bích Liên đã đến tuổi cặp kê. Nàng thông minh, xinh đẹp nức tiếng một vùng. Các bá hộ trong làng nhiều người cũng đánh tiếng để cưới được Bích Liên về làm dâu, nhưng đồ Mão khéo léo chối từ.

Một ngày nọ, đầu làng xuất hiện 1 đoàn ngựa xe võng dù, trực chỉ nhà đồ Mão.

Đây là đoàn người nhà quan tri huyện Đức Phùng, đến để hỏi cưới Bích Liên cho con trai Kỳ Đồng. Đức Phùng và Đồ Mão vốn là bạn đồng môn. Nhưng vì chí hướng khác nhau nên Phùng thi thố ra làm quan, Mão thì chỉ vui thú điền viên và trở thành thầy đồ.

Gặp nhau tay bắt mặt mừng, hàn huyên đủ chuyện. Hai bên thống nhất cho đôi trẻ lập thành gia thất đúng như lời giao ước.

Vào thời bấy giờ, con cái phải nghe thao sự sắp xếp của cha mẹ, không có quyền tự do yêu đương tìm hiểu.

Bích Liên không biết Kỳ Đồng là con người thế nào, tuy nhiên nàng không thể từ chối. Đây là mối lương duyên mà từ lâu cha nàng đã hứa hẹn. Nàng chỉ nghe nói Kỳ Đồng là con trai vợ cả của quan Đức Phùng. Quan có 2 bà vợ, nhưng chỉ có 1 người con trai. Vợ sau không có con, sau lần sinh nở không thành, bà trở nên điên dại. Chiều chiều, Bích Liên và Triệu Mẫn vẫn đưa nhau ra đồng cỏ xanh chơi. Mẫn nói với Liên: chị à, mai mốt chị gả đi rồi, thật khó để chúng ta lại có được những thời khắc vui vẻ thế này.

Bích Liên nói: chị lấy chồng xa, em ở nhà nhớ chăm sóc tốt cho cha mẹ. Chị chỉ lo 1 điều, chúng ta đều là phận nữ nhi, sau này em cũng theo chồng, cha mẹ tuổi già không ai chăm sóc.

Mẫn chu môi: em không lấy chồng đâu. Em sẽ ở nhà lo cho cha mẹ. Chị đừng lo.

Bích Liên đăm chiêu: không hiểu sao chị có linh cảm rất xấu về cuộc hôn nhân này.

Đang tâm sự thì Vĩnh Quý chạy ra gọi: 2 chị về cho thầy nói chuyện.

Vĩnh Quý là học trò của Đồ Mão. Đứa học trò cuối cùng. Đồ Mão định bụng rèn dũa xong Vĩnh Quý thì sẽ nghỉ hưu, kết thúc sự nghiệp thầy đồ. Vĩnh Quý về ở với đồ Mão từ năm 9 tuổi. Thấm thoát đã được 5 năm. Giờ đây, Quý đã 14 tuổi. Cha của Quý là tá điền, làm thuê cho bá hộ trong làng. Nhà nghèo, không có tiền đóng học nhưng đồ Mão vẫn nhận Quý vì thấy được đứa trẻ này có tư chất vượt trội hơn người.

Quý về ở với đồ Mão, chăm chỉ sách đèn, đợi kỳ thi tuyển.

Sáng hôm ấy, nhà đồ Mão rộn ràng tiếng nói cười. Có rất nhiều người hàng xóm qua phụ việc bếp núc. Bởi trưa đấy là quan Đức Phùng đưa Kỳ Đồng sang ra mắt nhà đồ Mão, tiện thể cho đôi trẻ gặp nhau. Tiệc tùng trà rượu linh đình xong, Phùng và Mão đánh cờ. Đồng và Liên đứng hầu sau lưng cha. Một lúc lâu sau, Đồng ra sau tìm chỗ đi vệ sinh.

Sau vườn nhà đồ Mão trồng nhiều cây ăn trái. Dưới gốc những cây to trồng xen vào từng luống rau xanh.

Đồng đưa mắt nhìn quanh để tìm chỗ thích hợp, nhưng anh ta lại nhìn thấy 1 cô gái. Cô gái đang lúi húi tưới nước cho luống rau phía bên kia, thỉnh thoảng nàng cúi xuống nhổ mấy cọng cỏ dại. Kỳ Đồng ngây người nhìn nàng không chớp mắt, dưới nắng chiều, người con gái hiện hữu ở kia quả là 1 tuyệt thế giai nhân. Mái tóc đen huyền mượt mà dài quá eo, nước da trắng hồng với làn môi đỏ mọng. Kỳ Đồng như 1 kẻ mất hồn, bước về phía cô gái và cất tiếng gọi: cô gì ơi?

Triệu Mẫn đang tưới rau, nghe tiếng gọi, nàng giật mình nhìn lên, ánh mắt trong veo với làn mi cong vút nhìn thẳng vào người thanh niên đối diện: anh là…

– Tôi là Kỳ Đồng!

– À! – Triệu Mẫn cười khúc khích: anh rể đây mà. Em là em gái của chị Bích Liên.

Thời đó, phụ nữ không được tự do gặp gỡ giao lưu, nhất là khi nhà có khách quý, không phận sự thì sẽ ở gian sau, không được bén mảng lên phòng khách. Vì thế mà Kỳ Đồng không hề biết có sự tồn tại của Triệu Mẫn.

– Anh ra đây chi vậy?- Mẫn hỏi

Kỳ Đồng ấp úng: tôi ra ngắm cảnh, hít thở không khí thôi. Cô tưới rau à, tôi giúp cô gánh nước nhé?

Nói đoạn, Đồng bước tới quảy đôi vò nước lên vai. Thật ra đối với Kỳ đồng, anh ta không hề biết gánh nước. Mọi việc trong phủ đều có gia nhân lo. Nhưng nay đứng trước người con gái này, anh ta lại sợ không có đủ lý do để nói chuyện lâu hơn, cho nên mới dùng đến chiêu gánh nước giúp.

Mẫn xua tay: không cần đâu, xin anh quay trở vô nhà, ba em mà thấy, chắc la em chết.

Đồng vẫn quả quyết: là tôi tự làm mà, với lại tôi sắp làm rể nhà này rồi, tưới rau là lẽ đương nhiên.

Mẫn chưa kịp phản ứng thêm thì nghe có tiếng nói: vậy thì nhờ anh, nhớ tưới hết 2 luống này luôn nha. Tôi đưa chị đi làm việc khác.

Người vừa nói là Vĩnh Quý. Nói xong Quý kéo Mẫn đi 1 mạch.

Kỳ Đồng vứt quang gánh xuống đất, lẩm bẩm: – Cái tên tiểu tử thúi, không biết hắn là ai mà cản chuyện tốt của ta. Mà 2 chị em sao lại chẳng có chút gì giống nhau vậy nhỉ? Nhất là cô em, trông quen quá, là ta đã gặp ở đâu, hay giống với người nào mà nhất thời ta chưa nhớ ra được?

Kéo Triệu Mẫn vô sau bếp, Vĩnh Quý nói nhỏ: chị đề phòng anh rể nha, em thấy ông này không tốt đâu.

Mẫn cười: không tốt gì chứ, chào hỏi nhau thôi. Anh ta có ý tốt tưới rau giúp mình mà.

– Vậy kệ chị. Em không quan tâm nữa. – nói xong Quý vùng vằng bỏ đi.

Triệu mẫn ngạc nhiên gọi với theo: ơ kìa, Vĩnh Quý, em làm sao vậy?

————————————————

PHẦN 2

Tại phủ của quan Đức Phùng, ánh đuốc sáng rực. Kỳ Đồng đang ngồi đọc sách trong thư phòng thì mẹ ruột bước vào: – Con trai ngoan của mẹ, giờ này vẫn còn đèn sách sao? Nghỉ sớm để giữ sức khoẻ chứ!

Thấy mẹ, Kỳ Đồng đứng dậy cung kính chào, rồi đỡ mẹ ngồi xuống bên bàn trà. Nhìn khuôn mặt đăm chiêu của con trai, bà Đỗ Quyên hỏi:

– Sao rồi? Con có tâm sự à?

– Mẹ, con có thể không thành thân với Bích Liên không?

Bà Quyên chau mày:

– Con nói gì vậy? Có chuyện gì không tốt hả con?

– Không, nàng vẫn tốt! Nhưng con thích em gái nàng hơn. Mẹ có thể nói với cha giúp con không?

– Mẹ nghĩ không thể được đâu con. Một người trọng chữ tín như cha con thì làm sao có thể rút lại lời hứa ngày xưa? Hơn nữa chúng ta đã đến đánh tiếng hỏi cưới trưởng nữ của nhà họ và đã được chấp thuận. Giờ con từ hôn chẳng khác nào huỷ hoại tương lai nàng ấy, phá hỏng thanh danh của nhà ông Mão. Cha con nghe được chắc không tha cho con.

– Nhưng con…

Kỳ Đồng chưa nói hết câu thì bên ngoài vọng lại tiếng hét: thả tao ra, tao phải đi tìm con tao. Con tao vừa bay ngang qua mái nhà…

Chép miệng, Đồng thở dài: – Đã 15 năm trôi qua, bệnh của mẹ 2 chẳng có chút nào thuyên giảm. Khổ cho cha cũng bởi 1 chữ tình.

Bà Đỗ Quyên nghiến răng: – Mẹ không tin ả tiện tì đó điên thật. Nó đang giả vờ. Con nhìn cha con xem, đêm đêm vẫn về cùng phòng với nó.

Kỳ Đồng xoa vai mẹ an ủi: – Mẹ của con ơi, rộng lượng chút đi. Mẹ 2 bệnh mà…

Quan Đức Phùng đóng chặt cửa, đỡ ái thiếp nằm xuống, kéo chăn đắp ngang ngực nàng, ông thì thầm: – Em yên tâm, anh sẽ tìm được con mình nếu nó còn sống!

Đoạn ông bước ra bàn trà ngồi xuống và gọi: – Ngô Đạt đâu?

Ngô Đạt bước vào: dạ, có hạ thần.

Ngô Đạt tuổi ngoài 35, cao lớn phương phi, mắt sáng râu rậm, tiếng nói sang sảng. Nhìn vào là hàng dũng tướng, trung thần.

Quan Phùng hỏi nhỏ: – Việc ta giao làm đến đâu rồi? Có thông tin gì chưa?

Ngô Đạt chắp tay: – Hạ thần bất tài, vẫn đang điều tra. Việc phải bí mật vì sợ quận chúa biết được sẽ giết người diệt khẩu. Thần vẫn âm thầm theo dõi những ngôi làng trong bán kính 100 dặm nhưng chưa tìm được. Khi xưa, do quận chúa sai quân truy đuổi sát đến nơi nên thần chỉ kịp chụp mê hương cho tiểu thư ngủ say rồi bỏ lại trong bụi cây ven đường, còn thần thì chạy đánh lạc hướng. Khi thoát được thần quay về chỗ cũ thì tiểu thư đã mất tích.

– Ngươi làm dấu trên tay, giờ gặp lại có còn nhận ra ko?- Quan hỏi

– Dạ có! Ngô Đạt đáp: – vết bỏng rất sâu nên ko thể mất đi, chắc chắn sẽ để lại sẹo. Một cái sẹo hình trăng lưỡi liềm!

– Tất cả là tại ta. – Đức Phùng gục mặt xuống bàn: – tại ta không đủ dũng khí từ chối khi hoàng thượng ban hôn với quận chúa. Tại ta không đủ bản lĩnh để bảo vệ người ta yêu. Tại ta nhu nhược nên con ta mới phải lưu lạc.

Ngô Đạt quỳ xuống: – xin đại nhân đừng tự trách. Từ chối ban hôn là tội khi quân. Quận chúa là cành vàng lá ngọc, ngang ngược xưa nay ko ai cản được. Quận chúa ko muốn ngài nạp thiếp, xưa nay chuyện đàn bà ghen tuông là bình thường. Chỉ do bà cả là quận chúa nên ngài không thể khống chế được mà thôi.

– Ta và Lương Thị là mối tình thanh mai trúc mã. Ta đã từng thề hẹn thuỷ chung, mong 1 ngày vinh quy bái tổ sẽ đón nàng về dinh. Cuối cùng, ta chẳng làm được gì, còn hại nàng ra nông nỗi này…Ngươi phải giúp ta tìm bằng được tiểu thư.

– Thần tuân chỉ.

Cuộc nói chuyện trên dẫu rất bí mật, nhưng vẫn bị 1 tên lính canh nghe được. Hắn liền chạy 1 mạch đến gõ cửa phòng bà cả tâu lại. Bà Quyên nhếch mép cười, ánh mắt sắc lạnh:

– Thì ra là vậy. Truyền lệnh mật xuống, giết hết những thiếu nữ tầm 15 tuổi có vết sẹo trên mu bàn tay. Còn nữa, cho người theo dõi sát tên Ngô Đạt! Ta ko thể để cho các người có con. Ta ko cho các người hạnh phúc. Đức Phùng phải là của ta, của riêng ta thôi. Ta giết hết, giết hết…

Tại nhà đồ Mão, Triệu Mẫn đang ngồi sau hè, thẫn thờ nhìn những luống rau xanh mượt thì Bích Liên tiến đến phía sau: – hù!

Triệu Mẫn giật thót: – á, trời ơi chị làm em sợ quá.

– Nghĩ gì vậy? Bích Liên nheo mắt.

– Em nghĩ ngày cưới chị cũng gần rồi. Chị đi, em ở nhà buồn lắm. – Mẫn rướm nước mắt nói.

Bích Liên thở dài: – Chị cũng buồn lắm, nhưng biết làm sao được. Việc nhà đành nhờ em và Vĩnh Quý.

Quý gánh đôi vò nước đi ngang, nghe nhắc tên mình bèn đứng lại hỏi: – Các chị nói gì em ạ?

Liên cười: – chị nói sau này việc nhà nhờ em.

Mẫn liếc xéo:

– Thôi đi, thằng nhóc này thì làm được gì chứ?

Quý giãy nảy: – Sao lại không? Chị đừng xem thường ta. Ta hứa với chị, 2 năm nữa ta sẽ đề tên bảng vàng, sau đó ta sẽ trở về đây…

Đang nói, chợt thấy 4 con mắt ngó mình lom lom, Quý gãi đầu cười giả lả: ờ thì… ta trở về đây để… gánh nước tưới rau giúp thầy.

Bích Liên gật đầu, vỗ vai Vĩnh Quý: chị tin em. Sau này Triệu Mẫn nhờ em hết đấy. Hãy làm cho cô ấy luôn cười, em hiểu ko?

Quý gật đầu, ánh mắt kiên định mơ về tương lai.

Tin về các vụ án liên tiếp được báo về khiến quan Phùng đau đầu. Hàng loạt các thiếu nữ tuổi trăng tròn bị sát hại. Khi khám nghiệm tử thi, các quan nghiệm thi phát hiện họ chết bởi cùng 1 loại độc, trên mu bàn tay đều có sẹo. Quan Phùng lờ mờ nhận ra hung thủ đứng đằng sau vụ việc. Nhưng tiếc là chưa có bằng chứng để cất lưới. Vì thế, quan Phùng căn dặn Ngô Đạt: ko cần dấu nữa, đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm trước khi bà cả lại ra tay giết người.

Rồi đám cưới của Kỳ Đồng và Bích Liên cũng diễn ra. 2 bên gia đình vui mừng chúc tụng. Duy chỉ có Kỳ Đồng mặt lạnh tanh, mắt lâu lâu đảo quanh tìm kiếm Triệu Mẫn. Hành động này ko qua khỏi cặp mắt của bà Đỗ Quyên. Bà quay sang đồ Mão cười đon đả: – tôi nghe đồn nhà ông có 2 ái nữ sắc nước hương trời. Chúng tôi may mắn cưới được trưởng nữ. Chẳng hay ông có thể giới thiệu út nữ ko?

————————————————

PHẦN 3

Đồ Mão cúi đầu, cung kính nói:

– Cảm ơn phu nhân đã chiếu cố. Út nữ nhà tôi còn nhỏ dại, chưa hiểu lễ nghi nên không thích hợp xuất hiện. Mong phu nhân đừng trách phạt.

Quan Phùng thấy vậy liền xua tay:

– Ôi, không có gì đâu, xin ông tha thứ cho sự đường đột của phu nhân nhà chúng tôi. Chắc bà ấy cũng chỉ là quan tâm nên hỏi thăm thôi.

Mọi người lại chúc tụng, nâng ly.

Trong thư phòng, Triệu Mẫn nắm chặt tay Bích Liên: – Chị à, chị phải hạnh phúc nhé. Em sẽ rất nhớ chị đấy. À, em tặng chị cái vòng ngọc này, chị đeo bên mình để luôn nhớ về em.

Bích Liên ngăn lại:

– Sao được chứ, quà mẹ tặng em hôm sinh thần 15 tuổi, chị không dám nhận đâu.

Mẫn đeo vòng ngọc vào tay chị và nói:

– Trên vòng có khắc tên em. Chị nhìn vòng sẽ đỡ nhớ em.

Hai chị em ôm nhau thật chặt, không ai muốn rời nhau. Nhưng ngoài kia, trống kèn đưa dâu đã nổi lên. Bích Liên gạt nước mắt: – Chị đi nhé!

Bà mối đã bước vào, phủ khăn và dắt tay Bích Liên ra. Mẫn cũng ra theo, nép sau cây cột nhìn chị.

Nhà trai đã đứng thành hàng trước kiệu hoa, khi cô dâu đã lên kiệu, họ chắp tay cung kính chào tạm biệt nhà gái. Kỳ Đồng đưa mắt nhìn quanh, ánh mắt chợt dùng lại ở 1 điểm, khoé miệng khẽ nở nụ cười. Bắt được khoảnh khắc đó, bà Đỗ Quyên vội lia tia nhìn về hướng cây cột nhà, ngay lập tức, máu trong người bà đông cứng lại. Khuôn mặt đó quen quá. Bà chớp mắt định thần lại để nhìn cho rõ thì lại không thấy gì nữa. Quay sang Kỳ Đồng, bà thấy anh ta mặt lạnh như tiền vén áo nhảy lên ngựa. Ngần ngừ nhìn quanh 1 lượt, bà cũng lật đật chui vào xe ngựa rồi buông kín rèm.

Bích Liên về làm dâu ở phủ quan Phùng, cuộc sống không tệ. Do là con một nên Kỳ Đồng cực kỳ có uy, trên dưới nghe lời anh ta răm rắp. Bích Liên không phải động tay vào việc gì, lại có người hầu kẻ hạ. Chỉ là loanh quanh trong phủ nàng thấy khá buồn chán. Một hôm khi đang rong chơi trong vườn hoa, Bích Liên chợt thấy có 1 người đàn bà ngồi dưới gốc cây bồ đề cuối vườn. Nhìn cách phục sức thì đây có lẽ là thê thiếp của cha chồng. Nghĩ vậy, Bích Liên liền tiến đến làm quen:

– Con xin ra mắt phu nhân.

Người đàn bà quay mặt lại. Bích Liên ngỡ ngàng lắp bắp:

– Triệu… Triệu Mẫn… à không, giống quá…

Bà ta cười lên khanh khách:

– Ngươi quen ta sao? Đã lâu lắm rồi chưa có ai gọi ta bằng cái tên đó. Ngươi là ai?

– Dạ, con là Bích Liên, vợ của Kỳ Đồng. Còn người là…?

– Ta họ Lương, Lương Triệu Mẫn. Ta là vợ hai của Phùng đại nhân.

Nói đoạn, Lương Thị đứng dậy cầm tay Bích Liên kéo lại:

– Ngồi xuống đây với ta, trong phủ này, không ai chơi với ta cả.

Chợt ánh mắt bà chạm phải chiếc vòng ngọc trên tay Bích Liên. Bà bấu chặt tay nàng đưa lên trước mặt quát lớn:

– Vòng của ta, là kỷ vật chàng trao cho ta, ở đâu ngươi có?

Bích Liên lắp bắp:

– Cái này là của em gái con, phu nhân, xin người bình tĩnh.

Nhưng Lương Thị như đã biến thành người khác, mắt bà long lên sòng sọc, bà lao đến túm tóc Bích Liên, miệng gào lớn:

– Gia nhân, gia nhân đâu, bắt kẻ trộm cho ta.

Một cung nữ cùng Ngô Đạt chạy đến:

– Ôi trời, xin phu nhân bình tĩnh, xin người đừng quậy phá nữa ạ.

Tuy nhiên 2 người làm cách nào cũng không thể gỡ tay Lương Thị ra khỏi tóc của Bích Liên. Bà dùng tay bấu chặt, giật mạnh, miệng liên tục kêu gào:

– Bắt lấy nó, quân ăn cắp. Con đàn bà thối tha đã hại con gái ta, giờ còn xui con dâu trộm đồ của ta, mẹ con các người đúng là đồ trâu ngựa 1 lòng.

Bích Liên bị kéo ngã sấp, tóc tai quần áo rũ rượi, nàng khóc lóc van xin:

– Nhị phu nhân, con không ăn cắp, xin người tha cho con.

Tiếng chửi rủa huyên náo cả 1 góc vườn. Bà Đỗ Quyên đã nhìn thấy hết, bà nhếch mép:

– Ả tiện tỳ giả khùng giả điên đã bao năm. Nay hãy xem ta rửa hận thế nào, dám ăn hiếp con dâu của ta ư?

Bà Quyên tiến về phía cuối vườn, dáng vẻ quyền quý uy nghi. Bà quát:

– Dừng tay! Ai cho các người làm loạn trong nội phủ?

Lương Thị lập tức buông tay, quét ánh nhìn lửa đạn sang bà Quyên:

– Con ác nhân này, ta không tha cho ngươi. – Đoạn Lương Thị xông tới nhưng đã bị lính canh gạt ra, ngã ngửa.

– Đánh chết nó cho ta! – Bà Quyên lạnh lùng ra lệnh.

Bích Liên và Ngô Đạt vội quỳ xuống: – Kính xin đại phu nhân tha mạng, nhị phu nhân do tâm bệnh nên nhận thức vô tri đã làm kinh động nội phủ. Cúi xin người rộng lòng từ bi mà tha cho.

Tình hình đang căng thẳng thì Kỳ Đồng xuất hiện:

– Có chuyện gì vậy?

Bà Quyên nhìn thấy con trai bèn chỉ tay về phía Bích Liên nói lớn:

– Con xem, vợ con bị người ta đánh đập ra nông nỗi này, lại còn bị vu cho ăn cắp.

Kỳ Đồng bước tới đỡ Bích Liên đứng dậy, ân cần hỏi han: – Nàng ko sao chứ? Chuyện là thế nào vậy?

Bích Liên lắc đầu: – Thiếp không sao. Chỉ là vòng tay này của em gái Thiếp, nhưng nhị phu nhân nói thiếp đã trộm đồ.

Kỳ Đồng chìa tay ra: – Của em gái nàng à? Có thể cho ta xem không?

Bích Liên tháo vòng tay đưa cho chồng. Kỳ Đồng cầm giơ lên trước mặt ngắm nghía: – Đây là đồ ngọc quý giá, là vật cống tiến được ban thưởng mới có. Trên vòng còn khắc tên, em gái nàng tên gì?

– Dạ, em thiếp tên Triệu Mẫn.

Kỳ Đồng gật đầu: – Trên vòng có khắc tên nàng ấy. Chỉ là ngoài tên, vòng ngọc này còn có kí hiệu của cha ta. Kí hiệu này chỉ có thân tộc nhà ta mới biết. Tại sao vậy nhỉ?

Ngô Đạt nãy giờ mặt mày tái mét, cứng miệng ngọng môi không nói được lời nào. Chiếc vòng đó chính tay hắn bỏ vào chiếc nôi khi xưa. 15 năm tìm kiếm, sao giờ nó lại xuất hiện ở đây?

————————————————

PHẦN 4

Bích Liên lắc đầu:

– Thiếp không biết kí hiệu gì. Chỉ biết đây là quà mừng sinh thần của cha cho em gái tròn 15 tuổi. Em gái sợ thiếp nhớ nhà nên muốn thiếp đem theo. Còn nếu trên vòng có dấu ấn của phụ thân cũng là điều dễ hiểu. Cha chàng và cha thiếp là huynh đệ đồng môn, thân thiết với nhau từ nhỏ, việc cha chàng tặng nhà thiếp vòng ngọc cũng là điều dễ hiểu.

Ánh mắt của bà Quyên loé lên tia nhìn chết chóc. Trong đầu bà thoáng nhớ lại đứa con gái nấp sau cột nhà mà con trai bà tìm kiếm hôm rước dâu. Con bé đó tầm 15 tuổi và khuôn mặt giống với Lương Thị một cách đáng ngờ. Bà quay sang Bích Liên nói:

– Con vào thư phòng gặp ta!

Ngô Đạt vội chắp tay cung kính: – Kỳ phu nhân, mong phu nhân giúp 1 tay đỡ nhị phu nhân về phòng, tại hạ là nam nhân, không tiện chăm sóc.

Kỳ Đồng gật đầu:

– Nàng qua lo cho mẹ hai đi, xong rồi thay xiêm y, qua gặp mẹ ta.

Dìu Lương Thị về phòng, Ngô Đạt lật đật kéo Bích Liên vào 1 góc hỏi nhỏ, điệu bộ gấp gáp căng thẳng:

– Phu nhân, xin hãy cho thần biết, em gái người bao nhiêu tuổi?

– Em ta vừa tròn 15, nhưng sao?- Liên thắc mắc.

– Thứ lỗi cho thần hỏi thẳng, em phu nhân trên mu bàn tay trái có vết sẹo hình ánh trăng phải không?

– Đúng rồi, sao ngươi biết? – Liên kinh ngạc.

– Cô ấy… có giống nhị phu nhân hay đại nhân không?- Mắt Ngô Đạt đã nhoè nước, từng thớ thịt trên mặt chuyển động.

– Em ta rất giống.. nhưng ngươi định nói gì? Lẽ nào? – Bích Liên nuốt nước bọt, lùi lại 1 bước, ánh nhìn không rời Ngô Đạt.

– Đúng, là con gái của nhị phu nhân và đại nhân. Tiểu thư bị người ta âm mưu hại chết. Chính tay thần đã ôm người rời đi nhưng không may bị thất lạc. Thần và đại nhân đã dốc sức tìm kiếm 15 năm qua, không ngờ tiểu thư lại lưu lạc xa vậy. Chuyện này xin phu nhân giữ kín, đừng nói cho đại phu nhân. Hiện tại đại nhân đã vào cung, cũng phải 3 ngày nữa mới về tới. Tình hình cấp bách không thể trì hoãn, giờ thần sẽ tức tốc lên đường đi đón tiểu thư.

Bích Liên nghe như sét đánh bên tai, tạm thời chưa thể chấp nhận được sự thật. Nàng lảo đạo quỵ xuống, nép vào góc tường.

Kỳ Đồng hớn hở cầm chiếc vòng ngọc trên tay đi đến phòng của mẹ. Dự định của anh ta định nói với mẹ rằng 2 vợ chồng sẽ về thăm nhà vợ. Có vòng ngọc trong tay, sợ gì ko tiếp cận được Triệu Mẫn?

Đi gần đến phòng mẹ, chợt Kỳ Đồng thấy 1 tên lính dáo dác nhìn quanh rồi mở cửa bước vào, điệu bộ vô cùng gian xảo.

Kỳ Đồng vội nhẹ nhàng áp sát cửa sổ, thấp đầu xuống để nghe. Bên trong tiếng bà Quyên rít qua kẽ răng:

– Làm cho gọn. Vì Ngô Đạt đã biết, nên các ngươi phải giết hết, giết cả Ngô Đạt. Dựng thành vụ cướp nghe chưa? Làm không xong là tự biết hậu quả!

Kỳ Đồng lạnh hết cả xương sống. Chuyện gì vậy? Ta có nghe lầm không? Ngô Đạt là thân tín của cha bấy lâu, tại sao mẹ ra lệnh thủ tiêu? Mà giết hết, là giết ai? Họ phạm tội gì?

Nhẹ nhàng rời chỗ nấp, Kỳ Đồng chạy nhanh tới khu ở của Mẹ Hai. Đạp cửa xông thẳng vào phòng, Kỳ Đồng hét vào mặt con hầu nữ: – Ngô Đạt đâu, ngươi có biết không?

Con hầu lật đật quỳ mọp xuống:

– Dạ, con không biết, người hỏi phu nhân đi ạ.

Nói rồi con hầu chỉ về phía góc phòng, nơi Bích Liên ngồi dựa vách, ánh mắt vô hồn.

Kỳ Đồng bước vội đến, xốc vợ đứng dậy, nhìn thẳng vào mặt nàng, anh ta hỏi dồn:

– Ngô Đạt đâu? Nói cho ta biết nhanh lên, hắn ta đâu?

– Bích Liên mặt mũi tái nhợt, nước mắt ướt đẫm, cắn răng lắc đầu.

Kỳ Đồng bấu chặt vai Bích Liên quát lớn:

– Nói nhanh lên thì ta mới giải quyết được. Hắn đang gặp nguy hiểm. Nói mau.

Bích Liên vẫn lắc đầu. Nhớ lời Ngô Đạt dặn, không được nói với ai, đặc biệt là bà cả. Từ lúc biết sự thật, nàng đã biết sẽ có sự đổ vỡ sứt mẻ. Nhưng nàng không nghĩ nó lại đến nhanh như vậy. Nàng hỏi:

– Phải chăng mẹ chàng lệnh cho chàng đến tra hỏi thiếp?

– Mẹ ta sao? Nàng đã biết được chuyện gì mau nói ta nghe? Vừa rồi ta nghe lén được- Kỳ Đồng ghé sát vào tai Bích Liên thì thầm đủ cho mình nàng nghe: mẹ ta cho người đi giết Ngô Đạt! Ta phải nhanh chóng ngăn cản chuyện này.

Bích Liên giật nảy mình lắp bắp:

– Trời ơi… hắn ta đang về nhà của thiếp…

Buông vợ ra, Kỳ Đồng vội vã lên ngựa. Trước đó, xe ngựa đưa bà Quyên nhắm hướng nhà đồ Mão cũng đã lăn bánh.

Ngô Đạt quất roi liên tục cho ngựa phi nước đại. Ông hiểu mình đang đua với thời gian, chuyến đi này lành ít dữ nhiều. Sau lưng ông 1 đoạn là 5 tên sát thủ, sau sát thủ là bà Lệ Quyên. Sau Lệ Quyên là Kỳ Đồng. Sau Kỳ Đồng là Bích liên. Một đoàn dọc người ngựa mặt mày hối hả, mỗi người 1 lý do để cố đi thật nhanh.

Tui đã phần nào hiểu được lý do, cũng như các bạn vậy. Từ đầu đến giờ, phân cảnh nào tui cũng đứng đó mở to mắt nhìn. Nhưng dường như không ai thấy tui. Tui chỉ có thể nhìn và hiểu, tui không thể can thiệp vào quá khứ. Nhưng giờ thấy Bích Liên đuổi theo sau cùng, tui cố gắng hét thật to: – Chị Liên, dừng lại. Chị trốn đi, đừng về nhà mẹ.

Chị Liên không nghe. Chẳng ai nghe cả. Nước mắt tui bắt đầu chảy. Tui lờ mờ hiểu chốc lát nữa thôi, tui sẽ phải chứng kiến những cảnh tượng kinh hoàng. Tui lẩm nhẩm: xin thầy, làm ơn dừng lại. Đến đây đủ rồi!

Cảnh lại chuyển về nhà đồ Mão. Vậy là thầy không dừng lại. Tui tiếp tục mở mắt nhìn.

Đồ Mão gọi Vĩnh Quý vào tư phòng. Ra hiệu cho trò ngồi xuống, ông nói với 1 vẻ mặt hết sức nghiêm túc:

– Ta muốn nói với con một bí mật mà xưa nay, ngoài vợ, ta chưa từng nói với ai. Nhưng trước khi nói, ta muốn hỏi lại trò, ngươi thích con gái ta thật chứ?

Vĩnh Quý giật nảy mình, anh đứng bật dạy chắp tay cúi đầu lắp bắp:

– Dạ… dạ bẩm thầy, con… con..

– Ngươi cứ nói thật lòng, ta đã hỏi như vậy, tức là ta đã biết cả rồi.

Vĩnh Quý vẫn cúi gập người trước thầy, đáp:

– Dạ bẩm thầy, con rất thích chị Mẫn ạ.

Đồ Mão gật đầu:

– Đù cho có chuyện gì xảy ra, ngươi vẫn không thay lòng chứ?

– Dạ, kiếp này, hay đến muôn kiếp sau, con chỉ thích một mình chị Mẫn thôi.

Đồ Mão vỗ vai Quý, ra hiệu cho anh ta ngồi ghế. Đoạn, mình cũng ngồi. Khẽ vuốt râu, đồ Mão nói nhỏ:

– Vợ chồng ta rất yêu thương Mẫn nhi. Tuy nhiên, nó không phải con ruột của ta. Chuyện này ta đã giữ kín 15 năm. Hôm nay, không hiểu sao ta cảm thấy rất bất an. Sợ sự thật chôn vùi, ta quyết định nói cho ngươi. Hứa với ta, ngươi cũng phải giữ bí mật nhé?

Vĩnh Quý há hốc miệng. Đã có lần bản thân anh thắc mắc 2 chị em nhưng lại chẳng giống nhau. Nhưng nằm mơ anh cũng không nghĩ đến việc như thế này.

Đồ Mão chậm rãi kể lại câu chuyện khi xưa cho Quý nghe. Xong, ông nói: – Ngươi là học trò cuối cùng, và cũng là đứa ta chọn làm con rể. Ta nhận dạy ngươi không phải ngươi tài giỏi vượt bậc, mà là do ta biết ngươi là người có đạo đức, tâm thiện, suy nghĩ trong sáng, trung thực. Không phải Mẫn nhi là con nuôi mà chúng ta bớt yêu thương nó, ngược lại, chúng ta yêu thương và nâng niu nó như báu vật. Giờ ta mang báu vật này đặt vào tay ngươi. Ngươi đỗ đạt danh phận thì tốt, không đỗ cũng không sao, ta vẫn sẽ gả Mẫn nhi cho ngươi. Hai đứa chí thú làm ăn thì cũng no đủ. Ta cũng sẽ cắt ruộng cho cha mẹ ngươi để họ không phải làm thuê cho bá hộ nữa. Chỉ mong ngươi yêu thương và bảo vệ Triệu Mẫn, nếu nó có cơ hội nhận lại cội nguồn một cách thuận lợi vui vẻ thì mừng cho nó, còn nếu sự việc đau buồn nghiệt ngã thì cũng không cần công khai câu chuyện này. Ngươi hiểu ý ta không?

Vĩnh Quý kính cẩn: – Dạ, con hứa với thầy, sẽ bão vệ chị Mẫn bằng cả mạng sống. Xin thầy cứ tin ở con.

————————————————

PHẦN 5

Có tiếng ngựa hí ngoài cổng. Đồ Mão lật đật chạy ra. Ông nhận ra Ngô Đạt vì thường thấy hắn đi cạnh quan Đức Phùng. Chưa kịp hỏi thì Đạt đã phóng xuống hỏi gấp:

– Út nữ nhà thầy đâu? Ta phải đưa cô ấy đi gấp!

Đồ Mão khoát tay ôn tồn đáp:

– Kìa, có việc gì thì vào nhà rồi nói, mời ngài!

Nắm lấy tay đồ Mão, Ngô Đạt thở hổn hển:

– Không kịp. Gọi út nữ ra đây nhanh. Đó không phải là con ruột của thầy phải không. Đó chính là tiểu thư nhà chúng tôi thất lạc 15 năm trước do bị đại phu nhân hãm hại. Tung tích của tiểu thư lộ rồi, phiền thầy gọi cô ấy ra đây, tôi phải đưa đi ngay mới toàn mạng. Thầy và mọi người cũng trốn nhanh lên, tôi nghĩ đại phu nhân cũng gần đuổi đến nơi rồi, bà ta sẽ giết người diệt khẩu.

Đồ Mão lắp bắp:

– Nhưng… nhưng sao…

Ngô Đạt thở hắt ra:

– Do chiếc vòng ngọc. Út nữ nhà ngài đã đưa cho trưởng nữ đeo trong ngày đưa dâu. Ngài không tin tôi sao? Khi xưa tôi còn làm dấu hình trăng lưỡi liềm trên mu bàn tay trái của đứa trẻ, trong nôi, ngoài vòng ngọc còn có cái yếm thắm.

Đồ Mão run rẩy gật đầu:

– Ngài chờ tôi 1 lát.

Đồ Mão chạy nhanh ra nhà sau, nơi Triệu Mẫn đang lục đục dọn cơm tối. Nắm tay Mẫn, đồ Mão kéo nàng chạy ngược ra sân: – Theo cha nhanh lên!

Mẫn không hiểu chuyện gì, bị cha kéo giật ngược, vừa chạy nàng vừa kêu:

– Cha ơi, có chuyện gì vậy?

Ra đến cổng, Mẫn thấy Vĩnh Quý đứng đó, đôi mắt u buồn nhìn mình. Bên cạnh là người đàn ông cao lớn nhưng rất lạ.

Đồ Mão đẩy Mẫn về phía người đó, nói:

– Nhờ ngài bảo bọc cho con tôi.

Đoạn, như có chút luyến tiếc, đồ Mão kéo ngược Triệu Mẫn vào lòng mình, ôm chặt lấy. Vuốt tóc con gái, thầy nói trong nước mắt:

– Mẫn à, cha mẹ rất yêu con!

Ngô Đạt đã lên ngựa, giục:

– Nhanh lên thiểu thư.

Vĩnh Quý đỡ Triệu Mẫn lên phía sau Ngô Đạt. Chàng dặn:

– Phía trước là 2 ngọn núi khá hiểm trở. Vượt qua núi là địa phận của phủ khác, ngài có thể vào đấy xin trú thân.

Nói xong, Quý vỗ mạnh vào hông ngựa. Con ngựa chồm lên phi về phía trước. Mẫn ôm chặt Ngô Đạt, ngoái cổ lại gọi:

-Cha ơi!

Nàng nãy giờ tuyệt nhiên không hiểu chuyện gì. Chỉ thấy Vĩnh Quý hét với theo:

– Ta sẽ tìm nàng!

Bóng người ngựa mất hút vào màn đêm đen đặc. Đồ Mão kéo Vĩnh Quý đi như chạy vào nhà:

– Nhanh lên, chúng ta rời khỏi đây. Bỏ hết lại. Chúng ta đi ra bằng cổng sau.

Nhưng không kịp. Một tiếng động mạnh vang lên, cổng nhà đổ ập xuống, 5 tên áo đen xuất hiện. Một tên chĩa gươm về phía đồ Mão quát:

– Giao con gái út của ngươi ra đây.

Đồ Mão chua xót:

– Các ngươi là quân của Phùng phu nhân? Nó chỉ là 1 đứa trẻ vô tội, há chi phải đuổi cùng giết tận?

Nghe tiếng động, vợ của đồ Mão chạy ra, thấy cảnh gươm đao, bà hốt hoảng hỏi:

– Các người là ai? Đêm tối xông vào nhà chúng tôi có chuyện gì?

Giọng tên sát thủ lạnh lùng:

– Giết!

Nhanh như cắt, tiếng gươm lia trong gió, tiếng hung khí đâm vào da thịt, tiếng ú ớ của nạn nhân, tiếng tia máu bắn vào vệ cửa, tiếng thân thể đổ ập xuống đất.

Có tiếng xe ngựa dừng lại. Bà Lệ Quyên bước xuống:

– Đốt sạch chỗ này! Những nhà xung quanh đều phải giết hết. Một số tản ra tìm kiếm xung quanh, chúng chạy chưa xa đâu.

Trong tích tắc, toàn bộ khu làng bốc cháy, xác người la liệt.

Lại có tiếng ghìm cương ngựa. Kỳ Đồng hốt hoảng nhảy xuống chạy lại chỗ mẹ mình. Anh hét lên:

– Dừng lại, mẹ đang làm gì vậy? Trời ơi, cả nhà vợ con, cả làng chết hết. Họ tội tình gì?

Thoáng hoảng sợ khi nhìn thấy con trai. Việc làm độc ác của Bà rốt cuộc đã bị 1 người nữa chứng kiến nhưng không thể diệt khẩu. Bà ôm lấy vai Kỳ Đồng lắc mạnh:

– Con bình tĩnh nghe mẹ nói, đây là lỗi lầm của mẹ từ 15 năm trước. Vì quá ghét Lương Thị, vì ghen với ả mà mẹ đã đã có ý định giết chết đứa con ả mới sinh. Tuy nhiên Ngô Đạt đã mang nó trốn thoát. Không ngờ lại lưu lạc vào làm con gái út của nhà này. Đứa con gái mà con thương nhớ chính là nó- em cùng cha khác mẹ với con.

– Vậy thì sao? Nếu đã là em con thì mẹ phải sửa sai đón em về. Hoặc giả hờn ghen mẹ giết chết 1 mình em ấy thôi, cả làng này lỗi lầm gì với mẹ? – Kỳ Đồng gào lên trong tận cùng của sự phẫn nộ và bất lực.

Bà Quyên lắc đầu:

– Con nghĩ mọi chuyên đơn giản vậy sao? 15 năm qua cha con cùng Ngô Đạt vẫn luôn tìm kiếm nó. Cha con đã biết chính ta làm nhưng chưa đủ bằng chứng để kết tội ta. 15 năm qua cha con chưa từng ghé vào phòng mẹ lấy 1 lần. Ông nói chỉ cần tìm ra bằng chứng ta có liên quan, ông ta sẽ đuổi ta và con ra khỏi phủ, dâng chiếu lên thánh thượng xin từ hôn. Ta không thể có ngày đó. Ta là quận chúa, không thể bị phế vị, không thể bị chồng bỏ. Đó là chưa kể nếu hoàng thượng không bảo vệ, ta sẽ bị tội khi quân. Tương lai của con sẽ ra sao? Gia tộc nhà chúng ta sẽ ra sao? Vì vậy ta phải giết chết nó, giết cả người đã cưu mang nó, giết cả những người có khả năng biết chuyện và làm nhân chứng.

– Thật kinh khủng! Mẹ thật tàn nhẫn. Mẹ định xử lý sao với việc làm hôm nay?- Kỳ Đồng quỳ xuống đưa mắt nhìn đám cháy.

– Mẹ dự liệu hết rồi. Đây là 1 vụ cướp giết. Các thi thể giả bọn cướp đã chuẩn bị xong, để cả nhân chứng sống kể lại vụ việc cũng đã có. Con đừng suy nghĩ nhiều. Sau này bù đắp tốt cho vợ con là được. Hãy hiểu là mẹ không thể làm khác.

Có tiếng hét thất thanh, Bích Liên đã về tới, nàng chạy lại như muốn lao vào đám cháy, gào khóc nức nở:

– Cha ơi, mẹ ơi, sao lại ra nông nỗi này? Con gái bất hiếu về muộn rồi. Con đã rước quỷ về khiến cả nhà chết thảm. Cha, mẹ, em gái, Vĩnh Quý, mọi người đâu cả rồi?

Kỳ Đồng thoáng chút hoảng sợ. Chẳng phải vợ hắn đang ở phủ sao? Nhưng có ở phủ đi chăng nữa thì sự thật cũng sẽ phơi bày, vì hắn đã lỡ nói với nàng mẹ hắn cho người đi giết Ngô Đạt. Trong khi đó nàng biết rõ Ngô Đạt về nhà mình. Cả làng bị giết trong cùng thời điểm thì dù có mọc thêm 8 cái miệng, hắn cũng ko đủ lý lẽ để chạy tội. Đang phân vân tìm cách đối phó, bỗng Bích Liên đứng dậy túm lấy cổ áo của Kỳ Đồng cào xé:

– Người nói đi, tại sao lại như vậy? Chẳng phải người ngăn mẹ người giết Ngô Đạt thôi sao? Gia tộc nhà ta đã phạm lỗi gì với người? Ta suốt kiếp không thể tha thứ cho gia đình người.

Phập! Tiếng động khô khốc vang lên. Bích Liên nhìn xuống bụng mình, Nơi Kỳ Đồng đã lạnh lùng cắm sâu con dao vào đó. Đỡ lấy vợ, Kỳ Đồng nói trong nước mắt:

– Xin lỗi nàng, ta không thể làm khác được!

Bích Liên nằm trong tay chồng, mắt nàng mở lớn, tay vẫn nắm chặt cổ áo của Kỳ Đồng, nàng thều thào nói:

– Ta sống là vợ ngươi, chết làm ma theo ngươi. Dẫu cho ngươi đi đến địa ngục, ta cũng sẽ đuổi theo ngươi. Dẫu có ngàn năm sau, ta cũng nhất định phải bắt ngươi đền tội.

Kỳ Đồng tựa cằm lên trán vợ, nhắm mắt lại nói nhỏ:

– Được, ta hứa với nàng, nếu có kiếp sau, ta sẽ trả đủ cho nàng.

Nói rồi, hắn ấn mạnh chuôi dao, kết thúc cuộc sống của Bích Liên.

Tui có cảm giác đau đớn tột cùng, cảm giác thương cảm, bất lực đến mức không thể thở được. Tất cả nghẹn cứng nơi cổ họng, không thể nói, không thể gào thét. Cái duy nhất tui làm được là tiếp tục mở mắt nhìn.

Cảnh chuyển.

Ngô Đạt và Triệu Mẫn đã theo đường mòn chạy được đến lưng chừng núi. Đoạn tiếp theo rất dốc và đá cheo leo nên phải tự đi bộ. Đạt đỡ Mẫn xuống ngựa, cắt dây cương cho ngựa sống tự do, đoạn ông lại dắt tay Mẫn chạy tiếp. Mẫn rụt tay lại, ánh mắt khẩn cầu:

– Xin ông hãy nói với ta lý do. Ta không biết đã xảy ra chuyện gì, nhưng ta trốn 1 mình, gia đình ta sẽ thế nào?

Ngô Đạt vừa kéo nàng chạy, vừa nói:

– Người cần thoát lúc này là tiểu thư. Xin người đừng hỏi. Đợi an toàn rồi tôi sẽ từ từ kể người nghe.

Chạy được 1 lúc, cả 2 nghe tiếng chân đuổi phía sau. Rất nhanh chóng, 3 tên sát thủ đã bắt kịp. 1 tên quát lớn: – giết hết!

Phía trước là vực sâu, không còn cách nào khác là phải chiến đấu. Ngô Đạt kéo Triệu Mẫn ra phía sau, ông nói:

– Nếu may mắn thoát được, xin tiểu thư hãy tìm cách bí mật liên lạc với Phùng đại nhân.

4 người lao vào nhau. Nhưng cổ nhân đã nói: 3 đánh 1 không chột cũng què. Ngô Đạt vừa đánh vừa kéo che cho Triệu Mẫn. Rất nhanh ông đã bị đâm 2 kiếm vào lưng.

Đạt và Mẫn đã bị dồn lùi đến sát mép vực. Thấy sức mình không thể chống trả, Ngô Đạt ôm Triệu Mẫn nhảy xuống phía dưới.

Vực rất sâu, trước khi chạm đáy, 2 thân thể tội nghiệp đã đập liên tiếp vào đá. Thật lâu sau, Ngô Đạt cố sức mở mắt, toàn thân đã ko thể cử động. Triệu Mẫn vẫn nằm trong vòng tay ông, nhưng nàng ko còn thở nữa. Đến lúc chết, nàng vẫn không biết được nguyên do…

Ngô Đạt thều thào:

– Tiểu thư, thần sẽ đi theo người, từ giờ thần ko để lạc mất người nữa. Nếu có kiếp sau, thần sẽ bảo vệ người, thần sẽ kể cho người nghe câu chuyện hôm nay…

Ngô Đạt cũng từ từ nhắm mắt…

Tui đã khóc rất nhiều trong lúc thiền. Tui nghĩ đây là quyết định sai lầm lớn nhất của đời tui. Nếu cho tui chọn lại, tui sẽ không thiền về tiền kiếp.

Lại 1 vài hình ảnh sợt qua, kia là tui lúc còn nhỏ, khi tui đi xem phim về muộn, có 1 bóng trắng đã đi theo đằng sau. Tui dừng lại, bóng trắng cũng dừng. Tui hoảng sợ ngó trước ngó sau, tuy nhiên tui ko nhìn thấy gì, dẫu cho cái bóng đó đứng ngay bên cạnh và nói:

– Triệu Mẫn, chị đây, Bích Liên đây, em còn nhớ không?

Lại 1 hình ảnh nữa xẹt qua. Đó là năm 2005, khi tui đi du lịch chung với trường Thuận Quý. Lúc đó là khánh thành cáp treo Tà Kú, trường tui đi cáp. Khi cáp lên đến đỉnh đột nhiên mất điện, cả hệ thống buồng chở dừng lại treo lơ lửng trên cao. Một vài giáo viên nữ trường tui sợ hãi bật khóc. Tui không sợ, lúc đó tự nhiên tui có cảm giác chơi vơi như kiểu bị rơi từ trên cao xuống. Tai tui ù đi. Thật trùng hợp, trước mặt miếng đất nhà tui là 2 ngọn núi, đó là núi Hố Dầu và núi Tà Kú. Có lẽ đó là nơi Ngô Đạt và Triệu Mẫn vong mạng năm xưa.

Cảnh lại chuyển, khi tui rước thầy Tâm Nhẫn lên cúng đất cho tui làm nhà, cái bóng trắng xuất hiện cuối vườn, nở một nụ cười, cái bóng nói:

– Ngô Đạt, hân hạnh gặp lại ông!

Cảnh lại chuyển, khi Duy đến nhà tui lần đầu tiên, cái bóng đứng ngay cổng với nụ cười rạng rỡ, bóng nói:

– Ngươi rất biết giữ lời hứa, chào ngươi, Vĩnh Quý!

Ngày ông Phú đi Hàm Tân, ngang nhà tui, bóng trắng mắt đỏ ngầu nhìn theo với nụ cười quỳ dị:

– Kỳ Đồng, ta ở đây!

Tui biết, câu chuyện tui viết ra thật khó tin. Trong thế giới khoa học, chuyện gì cũng mang ra giải thích 1 cách logic như môn toán. Tui không thể buộc mọi người tin những lời tui nói. Nhưng tui vẫn chia sẻ, nếu bạn ko tin, hãy đọc như 1 câu chuyện sáng tác. Nếu bạn tin, hãy nhớ duyên nghiệp không thể mất đi, nó tồn tại từ kiếp này sang kiếp khác. Vì vậy, hãy cố gắng yêu thương nhau, sống thiện tâm và buông bỏ hết chấp niệm.

Tui biết sau khi đọc xong, rất nhiều bạn muốn nhờ thầy Tâm Nhẫn giúp thiền về tiền kiếp. Nhưng tui khuyên các bạn đừng nên. Trên thực tế không phải ai cũng về được tiền kiếp, là do duyên hoặc nghiệp quá lớn cần hoá giải mới thiền được. Chuyện đã qua xin để cho qua. Bản thân tui sau khi thiền xong, tui mất cả tháng sống lơ ngơ như con điên, tui mất phương hướng và không biết mình phải sống cho kiếp nào. Cả tháng trời tui ôm nỗi hận tù sâu sắc. Điều tệ hơn là cánh cửa về quá khứ không đóng lại, đêm đêm tui nằm là mơ thấy kiếp trươc với những câu chuyện đời thường ở nhà Đồ Mão. Tui chán ăn, thèm ngủ, stress và nhập viện. Sau thầy Tâm Nhẫn phải cố gắng lắm mới cắt duyên tiền kiếp cho tui để tui không còn mơ linh tinh nữa. Đợt đó thầy Nhẫn cũng nằm liệt giường cả tháng, tui cứ nghĩ ổng sẽ chết vì đã xong nhiệm vụ. Nhưng thật nhiệm màu, ông qua khỏi.

Cuộc đời tui vì nó có quá nhiều điều không thể giải thích, nên tui viết ra đây cho bạn đọc tham khảo. Các bạn có quyền nghi ngờ tính chân thực của câu chuyện, chẳng sao cả, hãy đọc như 1 niềm vui giải trí.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm.

Thân ái!

(Còn nữa)

Xem tiếp...

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2023

CHUYỆN TÌNH THẾ GIỚI 24

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Hồi Ký Miền Nam | Chuyện Tình Thời Chiến

Giữa khói lửa chiến tranh, giữa mưa bom lửa đạn, ông Thắng vô tình gặp bà Tự trong một lần làm nhiệm vụ tại đơn vị. Không một lời hứa chờ, chẳng một lời hứa đợi, nhưng họ lại tìm được về bên nhau sau gần 5 năm “bặt vô âm tín” để cùng nhau viết một chuyện tình đẹp như cổ tích.

sutit

Cơ duyên đặc biệt đã giúp chúng tôi có một cuộc gặp gỡ thân tình với ông Trần Đức Thắng tại nhà riêng của ông trong con ngõ nhỏ thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Là một cựu chiến binh về địa phương, ông Thắng tích cực tham gia hoạt động xã hội, hiện làm Chủ nhiệm CLB B93 (Mô hình quản lý, giáo dục, tư vấn, giúp đỡ người cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng – PV) phường Nghĩa Đô. Thời trẻ, ông là một cá nhân tiêu biểu cho lớp thanh niên xưa “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, tham gia vào chiến trường ác liệt giải phóng miền Nam năm xưa. Ông cũng chính là một trong những người lính đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập năm 1975.

ông Trần Đức Thắng

Cái se lạnh của một ngày đầu đông như biến mất, bởi chúng tôi đã được sưởi ấm bằng sự đón tiếp nhiệt tình, gần gũi của hai người lính già là ông Trần Đức Thắng (SN 1955) và vợ ông - bà Vũ Thị Tự (SN 1955). Rất cởi mở và chất phác, ông bà đã giúp cho những người trẻ như chúng tôi thấy lại cả một thời thanh xuân sôi nổi mà rất đỗi tự hào khi cả hai người đều tham gia vào cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Và rồi, từ tình yêu đất nước, từ việc chung một ý chí “sống chết cho quê hương” mà tình yêu của họ đã “bén rễ, nảy mầm” và vươn xanh mãi cho đến tận bây giờ - khi hai mái đầu đã ngả màu bạc trắng.

Kể về thời “gác bút nghiên ra trận”, ông Thắng chia sẻ, năm 17 tuổi, cũng như bao thanh niên thời đó, ông bà viết đơn xin đi bộ đội để tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. Năm 1972, ông Thắng hành quân bộ gia nhập đơn vị C22, Tiểu đoàn 768, Trung đoàn 15, Quân khu 3 tại Thạch Thành, Thanh Hoá. Đây cũng là nơi “ươm mầm” cho tình yêu son sắt của hai người lính bộ đội Cụ Hồ, nơi ông tìm thấy một nửa duy nhất của cuộc đời mình.

Giữa khói lửa chiến tranh, giữa mưa bom lửa đạn, ông vô tình gặp bà trong một lần làm nhiệm vụ tại đơn vị. Khi đó, ông thuộc trung đoàn chiến đầu còn bà thuộc trung đoàn phục vụ chiến đấu.

ông Trần Đức Thắng

Ấn tượng đầu tiên trong lòng chàng trai khi ấy chính là nghị lực của cô gái nhỏ nhắn khoảng 40kg gánh trên vai mình những tải lương thực nặng cố gắng leo từng con dốc. Chính sự ngưỡng mộ khi ấy thôi thúc ông phải cố gắng hết sức theo kịp và ngỏ lời làm quen. Những câu hỏi ngây ngô về quê quán, tuổi tác là khởi đầu của câu chuyện tình yêu thật đẹp giữa hai người lính trẻ sau đó.

sutit

Mùa xuân năm 1973, ông được đơn vị cho nghỉ vỏn vẹn 3 ngày phép về quê ăn Tết và chuẩn bị chuyển công tác vào miền Nam chiến đấu. Ngày mùng 2 Tết, ông xin phép gia đình đến Ninh Bình để thăm “bóng hồng trong tim” trước khi đi xa.

Vũ Thị Tự

Trong cái rét cắt da cắt thịt của tháng 2 năm ấy, chàng lính trẻ với một manh áo mỏng chẳng đủ ấm đã không quản ngại đi bộ hơn 100km từ Hà Nội về Ninh Bình để thăm người mình thầm thương trộm nhớ. Thời buổi chiến tranh loạn lạc hố bom phủ kín đường, phương tiện đi lại chẳng có nhưng chàng trai năm ấy không hề nản vì trong lòng luôn có tình yêu “sưởi ấm”.

Ông Thắng kể, ngày ấy đi cả 1 ngày mới tìm được đến nhà bà (tại xóm Rận, xã Khánh Hoà, huyện Yên Khánh, Ninh Bình). Thế nhưng Tết năm nay ấy bà Tự chỉ về nhà chớp nhoáng rồi vào đơn vị ngay nên ông chỉ gặp và thưa chuyện với bố mẹ và em gái của bà. Sau bữa cơm với gia đình, ông xin phép trở về để tối mùng 3 có mặt tại đơn vị.

Khi đó, bà Tự vẫn phục vụ bộ đội chiến đấu tại đơn vị (Thạch Thành, Thanh Hoá) mà không hề hay biết chuyện ông Thắng tìm đến nhà mình. Ngày về đơn vị, nghe ông kể lại mà bà nghĩ rằng ông đùa, vì không thể tin được chàng trai năm ấy cất công về tận nhà của mình thăm hỏi. Khi biết được sự thật, bà kể mình cũng ngỡ ngàng. Tình yêu của ông Thắng và bà Tự được vun đắp từ những điều đơn giản và bình dị như vậy.

sutit

Thế rồi chiến tranh ác liệt, ông nhận nhiệm vụ theo đoàn vào Nam chiến đấu. Thời ấy, những người lính được cử đi B (vào chiến trường miền Nam - PV) là rất đỗi thiêng liêng và tự hào. Hào khí của một thời cả nước lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ùa về trong ký ức của ông Thắng. Tuy đi B là con đường “vào sinh ra tử” vô cùng nguy hiểm, nhưng những người trẻ như ông chưa từng nghĩ đến việc sẽ chọn lựa con đường khác.

Tháng 4 năm 1973, ông vào Nam tập kết. Trên bến xe năm ấy, có chàng trai Hà Nội được người thiếu nữ tiễn biệt. Ngày chia tay của ông bà không có nước mắt, cũng chẳng kịp nói lời yêu thương. Chia xa mà chẳng biết còn cơ hội gặp lại. Người lính trẻ chỉ kịp gửi gắm vài lời:

“Nếu có ra Hà Nội thì đi trên tàu từ Ninh Bình ra tới ga Tía (ga Chợ Tía, Thường Tín), nhìn sang bên phải là làng Mui (làng của ông) có cây đa cao nhất, tìm người tên Thắng có chị gái sinh đôi, rồi hỏi thêm tên bố mẹ là tìm được tôi”.

ông Trần Đức Thắng

Ngày vào Nam năm ấy ghi mãi trong lòng ông, về một niềm hy vọng được gặp lại cô gái mà ông đem lòng yêu thương. Hy vọng về ngày hòa bình giải phóng, thống nhất Bắc Nam, hạnh phúc lứa đôi được trọn vẹn. Suốt những năm tháng xa nhau, chưa từng một lần ông quên đi người con gái đang ở hậu phương chờ mình.

ông Trần Đức Thắng

“Khoảng thời gian đó có rất nhiều kỉ niệm. Thế nhưng tôi vẫn nhớ nhất tấm ảnh bà ấy tặng tôi trước lúc vào Nam công tác. Tấm hình nhỏ như một “tín vật” chứng minh cho tình yêu của bà dành cho tôi. Tấm ảnh đó cũng như một lời hẹn ước dù mưa bom bão đạn cũng không bao giờ quên nhau. Chỉ tiếc là khi tôi bị phục kích trong cuộc chiến ở thị trấn Tây Ninh nên tấm ảnh bà ấy tặng đã bị thất lạc”, ông Thắng nhớ lại.

Trước khi vào Nam chiến đấu, bước vào những ngày cam go ác liệt nhất của lịch sử, có một lần duy nhất ông viết thư gửi bà. Bức thư được viết ra từ trái tim của một người lính trẻ đã dám hy sinh hạnh phúc cá nhân để quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cao cả của Tổ quốc. Chỉ vài dòng thư ngắn ngủi mà chứa đựng bao nghĩa tình:

ông Trần Đức Thắng

“Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy

Ngàn năm há dễ mấy ai quên”

Hẹn ngày rộng tháng dài, ngày đất nước được thống nhất thì mình sẽ gặp gỡ và đoàn tụ.

Cho chứng tỏ, lúc bấy giờ, anh mới nói!”

Nhận được bức thư năm ấy, bà vẫn nhớ rõ cái cảm giác của mình dù đã mấy chục năm trôi qua: “Trong suốt quãng thời gian xa nhau ấy, tôi luôn nghĩ ông ấy sẽ trở về”. Niềm hy vọng bên nhau đã được ông bà nuôi dưỡng trong những tháng ngày dài xa cách.

Nhìn người phụ nữ của mình, ông vẫn dành cho bà ánh mắt và những lời âu yếm yêu thương: “Bà ấy luôn luôn là người tâm huyết, tôi biết bà luôn luôn nhớ đến mình thì sau này mới đi tìm mình, để rồi lại gặp được nhau và nên duyên vợ chồng. Nếu không trân trọng tình cảm ấy thì chắc chúng tôi không thể đến được với nhau.”

Có lẽ, tình yêu của ông Thắng và bà Tự không phải là mối tình đẹp duy nhất có được trong thời chiến, nhưng họ may mắn hơn rất nhiều người khi được trở về và vun đắp hạnh phúc cho riêng mình sau khi chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

sutit

Hòa bình năm 1975, bà Tự chính thức nhận công tác ở Học viện Quốc Phòng tại Hà Nội. Sau nhiều năm xa cách, mặc dù không có bất cứ một thông tin gì từ ông nhưng bà vẫn một lòng chờ ông trở về. Bao năm qua bà vẫn chưa một phút giây quên lời hẹn “ra Hà Nội nhất định đi tìm nhau”.

Giữa cái tiết trời nắng chang chang của tháng 6, bà đạp xe từ đơn vị tìm đến nhà ông ở thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín (Hà Nội). Đúng là mối duyên trời “sắp đặt” giúp bà hỏi đường đúng người trong dòng họ nhà ông Thắng. Sau khi nghe bà bảo tìm người con trai tên là Thắng, có chị sinh đôi và là bộ đội mới từ trong Nam ra thì ông chú chỉ đường cho bà đến tận nơi.

ông Trần Đức Thắng

Ngày gặp lại sau giải phóng là ngày ông vẫn còn nằm dưỡng bệnh vì sốt rét. Lời hẹn gửi gắm hôm tiễn biệt ấy, chưa một lần bà quên. Lần gặp lại này, ông bà biết sẽ không bao giờ phải chia xa nữa.

Ông bồi hồi nhớ lại cảm xúc khi gặp lại ấy, nghẹn ngào có, rưng rưng có, nhưng trên hết là hạnh phúc:

“Tôi luôn nuôi hy vọng sẽ được gặp lại bà ấy khi đất nước hòa bình. Nhưng bởi năm tháng chiến đấu ác liệt, bom rơi đạn lạc, sống chết không thể đoán trước được nên chẳng dám nghĩ nhiều”.

“Gần 4 năm ròng rã trong chiến trường chẳng liên lạc gì mà bà vẫn một lòng chờ đợi. Tôi thực sự cảm động và cũng cảm phục bà ấy”, ông Thắng xúc động.

Năm 1976, sau biết bao tháng đợi năm chờ, ngày hạnh phúc cũng đến với hai người lính ấy. Họ tổ chức lễ cưới trong ngày nắng đẹp. Không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tô son trang điểm, chỉ là bộ áo quần màu lính giản đơn, chỉ là những món ăn thời chiến... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng.

sutit

Chia sẻ về cuộc tình thời chiến đầy khó khăn, khắc nghiệt của một giai đoạn lịch sử nhưng trên môi ông Thắng và bà Tự vẫn nở những nụ cười hiền hậu. Không có lời hứa chờ, chẳng một lời hứa đợi, nhưng cả hai đã dành hết hy vọng cho nhau về một ngày mai hạnh phúc sum vầy khi đất nước thống nhất. Họ trân trọng nhau và chẳng để lạc mất nhau thêm một lần nào nữa. Giờ đây, ông bà vẫn hạnh phúc sống những ngày tháng thật bình dị bên con cháu.

ông Trần Đức Thắng

sutit

Chia sẻ về bí quyết giữ lửa cho cuộc hôn nhân trong thời bình, ông cười rồi nói: “Tôi thấy quan trọng nhất trong cuộc sống vợ chồng chính là phải nhường nhịn. Phải trân trọng tình cảm của nhau, nhường nhịn, hy sinh cho nhau. Tiền bạc không thể mua được tình cảm chân thành, chính cái tâm và cái tình giữ mình luôn ở bên nhau.

Mái ấm gia đình thực sự phải là nơi cả hai nỗ lực cùng tu dưỡng phẩm chất đạo đức tốt. Phải biết nhẫn nhịn và thấu hiểu cho nhau. Lấy nhau không chỉ là việc tặng nhau chiếc nhẫn để ràng buộc mà là chấp nhận hy sinh vì nhau”.

ông Trần Đức Thắng2

Đã hơn 40 năm trôi qua, hai người lính trẻ khi xưa mái tóc giờ đã điểm bạc, gương mặt xuất hiện những nếp nhăn, điểm chấm đồi mồi nhưng ánh mắt họ dành cho nhau vẫn chứa chan niềm hạnh phúc của tình yêu mãnh liệt như thời đầu.

Rời nhà ông Thắng và bà Tự khi mặt trời đã ngả, những cơn gió mang cái lạnh đầu mùa một lần nữa đưa chúng tôi trở lại thực tại. Không còn bom đạn chiến tranh, không còn sự chia xa cách trở nhưng tình yêu mãnh liệt của họ vẫn vẹn nguyên trong chúng tôi với niềm cảm phục và ngưỡng mộ. Tình yêu ấy thực sự đã làm sống lại niềm hy vọng về tình yêu và khát khao hạnh phúc của thế hệ trẻ chúng tôi.

Cuộc sống này còn rất nhiều điều tốt đẹp, nhiều niềm tin và hy vọng, hạnh phúc sẽ vẫn còn đó đợi chúng tôi khám phá và cái lạnh lúc này dường như chẳng còn hiện hữu.

Tuy đã về hưu nhưng ông Trần Đức Thắng và bà Vũ Thị Tự vẫn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể và xã hội. Ông Thắng vừa đảm nhiệm chức vụ Tổ trưởng tổ dân phố 20 phường Nghĩa Đô, đồng thời còn là Chủ nhiệm CLB B93.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Đào Trường Quảng – Phó Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô cho biết, ông Thắng luôn chấp hành mọi chủ trương chính sách của Nhà nước, tích cực tham gia hoạt động của phường và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong quá trình vận hành CLB B93, ông Thắng đã giúp phường quản lý được rất nhiều người sau cai nghiện và giúp họ hoà nhập với cuộc sống.

Hiện nay bà Vũ Thị Tự đang giữ chức vụ Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ kiêm phụ trách về Dân số và hỗ trợ chị em vay vốn giải quyết việc làm. Ông Quảng cũng chia sẻ thêm, bà Tự luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động của Chi hội, có nhiều đóng góp đáng kể trong các hoạt động đoàn thể và xã hội của tổ dân phố 20 nói riêng và của phường Nghĩa Đô nói chung.

 

Xem tiếp...

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2023

CÓ LINH HỒN KHÔNG? 28

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
GỌI HỒN NGƯỜI MỚI CHẾT

                            CÓ LINH HỒN KHÔNG?

48 -Câu chuyện tâm linh (kỳ 1): Khao binh bằng Buffet
(Hình minh họa).
(Hình minh họa).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù cho đến nay, trong cuộc sống đời thực, vai trò của pháp sư chưa được nhìn nhận. Nhưng trong thực tiễn, việc bắt ma, trừ tà, giải vong vẫn tồn tại và hiện hữu trong cuộc sống người dân. Câu chuyện dưới đây được kể lại từ một pháp sư đời thứ 7 của một gia đình kín tiếng ở miền Trung.

Giúp người không lấy công

Năm ấy, làng tôi bị mất mùa, bà con đã khổ bây giờ lại càng khổ thêm. Thanh niên trong làng rủ nhau tứ tán khắp nơi tìm kế sinh nhai. Gia đình nào cũng chỉ còn nheo nhóc phụ nữ, người già và trẻ con

Ông tôi sống bằng cái nghề thầy pháp, trừ tà bắt ma, bốc thuốc kiếm sống qua ngày. Thoạt nghe có vẻ oai lắm nhưng vất vả vô cùng. Hằng ngày, mọi người đến bốc thuốc trị bệnh, số đông vẫn là người già, trẻ nhỏ. Ông không bao giờ lấy tiền của họ. Ông bảo: “Họ già cả rồi, sống bao lâu nữa đâu mà lấy tiền, với lại con cháu họ đi làm ăn xa lâu lâu mới gửi tiền về một lần, tiền không đủ chi phí sinh hoạt, thì lấy tiền đâu mà uống thuốc”. Dân làng quý ông tôi lắm!

Dù nghèo khó nhưng như ông bà ta thường nói “đã là cái nghiệp” nên ông không bỏ được, âu cũng là cái thử thách trần đời. Trước nhà có một phòng thờ nhỏ, ông bảo thờ âm binh ở đây để tiện cho việc giữ nhà và chống không cho âm binh của người khác vào nhà. Âm binh của ông chỉ sử dụng để làm việc giúp người chứ không hại người. Ông nghiêm lắm nên binh của ông không bao giờ dám phá phách hù dọa ai.

Độ tờ mờ sáng một ngày kia, có hai bác ở xóm trên chở một người thanh niên đang nằm trên chiếc xe ba gác qua nhà ông tôi. Cậu thanh niên tầm 17 tuổi, nước da trắng bệch, bụng trương lên như cái trống, đang mang cái áo màu đỏ dính đầy bùn đất. Ông hỏi thì bác kia kể: “Con tôi hôm qua nó đi xem bóng với mấy đứa bạn ở làng bên, trên đường về cả đám tấp vào lề đường đi tiểu. Lúc đó nó vừa tiểu vừa chửi vì bị thua tiền, thì bỗng nhiên nó ngã ngửa ra đằng sau ôm bụng quằn quại. Nó bị tối qua đến giờ mà uống thuốc không hết nhờ thầy xem giúp”.

Nói rồi hai bác khiêng cậu thanh niên đặt xuống hiên nhà. Ông tôi lại kéo áo cậu thanh niên lên nhìn một lúc rồi chỉ tay vào 2 vết bầm tím cứng ngắc trên bụng và nói: “Nó bị ma trâu, ma bò húc rồi. Mau về chuẩn bị 1 con gà trống, 1 cân thịt một bó rau muống tất cả đều phải luộc chín, gạo muối hoa quả rượu rồi mang đến đây gấp” (làng bên là làng mổ trâu nên ma trâu nhiều lắm, tôi sẽ kể trong câu chuyện tiếp theo).

Đúng 7 giờ, đồ lễ đã chuẩn bị xong, ông tôi lập đàn làm phép ngay tại nhà. Ông cho “âm binh” đi bắt hồn con ma trâu về tra hỏi. Ông cho ma trâu nhập vào cậu thanh niên rồi nói: “Nó làm gì mà mi húc gãy cả sừng trong bụng nó vậy, mau lấy ra không thôi tao đánh”.

Nói rồi ông vung roi dâu lên dọa. Con trâu bỗng khóc to lên rồi nói: “Tụi con ở chỗ đó lâu rồi không ai dám qua lại, hôm qua tụi nó đứng đó vừa chửi vừa tiểu lên người tụi con. Thằng này lại mang áo đỏ, con ghét màu đỏ nên con húc cho bỏ ghét, lỡ mạnh quá gãy luôn cặp sừng”.

Vừa nói con ma trâu vừa làm động tác như rút cái gì đó ra từ bụng. Ông bảo: “Thôi ăn xong rồi về đi bữa sau tao ra cầu siêu cho tụi mày”.

Nói rồi con ma trâu đứng dậy tiến về phía bàn lễ ăn sạch mọi thứ. Ăn xong nó lạy cúi đầu: “Con lạy ông con đi về”. Dứt câu, cậu thanh niên ngã xuống đất, ông đưa cho cậu ta chén trà nóng để uống.

Ông bảo: “Thôi về đi xong rồi đó, bữa sau đừng tiểu bậy nữa nghe con, đi đêm đừng mang đồ đỏ kẻo ma nó trêu”.

Trước khi về, bác kia có móc trong túi ra vài chục nghìn đưa cho ông tôi. Nhìn vẻ mặt nhăn nheo âu sầu vì cả đêm mất ngủ ông không lấy tiền bảo về đi. Để tỏ lòng biết ơn, bác xin được vào trong nhà thắp nhang bàn thờ tổ rồi đi về.

Câu chuyện tâm linh (kỳ 1): Khao binh bằng Buffet ảnh 1

(Hình minh họa về phép thuật của pháp sư).

Mượn đồ chợ khao binh

Xong việc đã 10 giờ sáng. Ông vào trong nhà khoác thêm cái áo thật rộng, mang nón bước ra cổng. Tôi hỏi ông là vì sao xong việc mà lại không khao binh. Ông cười: “Nhà gạo cũng gần hết rồi chứ có gì đâu mà làm lễ hả con”. Nói rồi ông đi tít hướng chợ làng.

Đến chợ, ông dừng lại tại đấy một lúc, tay cho vào túi nhưng vẫn bắt ấn. Mọi người xì xào thấy hôm nay ông lạ lắm, có khi nào bà tôi để ông đi chợ đâu. Trời lại đang nắng mà ông lại mặc 3, 4 cái áo như sốt rét. Ông lại một quầy thịt, chỉ vào từng miếng thịt hỏi thịt gì, giá bao nhiêu rồi ông lại đi. Ông cứ đi từng quầy, từng quầy một, lặp đi lặp lại những câu hỏi cũ trong khi tay vẫn cho vào túi mà bắt ấn.

Chiều hôm đó, những cô nào bán không hết thì thịt bị hư ngay như đã để dăm ngày. Họ cũng thầm biết ông làm gì. Họ giận ông tôi lắm nhưng cũng không dám nói vì ông đã giúp họ quá nhiều từ trước đến giờ rồi. Hôm sau thì mọi thứ lại khác, mới gần trưa thì họ đã bán hết, lợn lại được mổ thêm cho đủ bán. Coi như là ông đã trả nợ họ việc hôm trước trên tinh thần có qua có lại.

Qua hôm sau, tôi mới hỏi ông chuyện hôm đó là gì. Ông bảo: “Ông dẫn binh ra chợ, mượn thịt cá ngoài chợ để khao binh cho phải lễ, chứ trong nhà còn gì để cúng đâu con”. Lúc đó, tôi mới hiểu ra.

Ông luôn là ông, luôn vui vẻ, giúp người mà không bao giờ kể công, không vì tiền và đôi khi là không cho họ biết.

(Đón đọc kỳ tới: Giải vong quỷ cho cô đồng)

49 - Giải vong quỷ cho cô đồng – Chuyện tâm linh có thật tại Quảng Nam

Sau đây tôi sẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện đi giải âm của ông cháu tôi.

Duyên âm, nghe có vẻ quá quen thuộc với mọi người rồi nhỉ. Nhưng ẩn chứa bên trong rất là nhiều điều huyền bí mà mỗi một ai nhìn nhận sai lầm một tí lại là tai hại cả đời.

Tôi sinh ra tại một tỉnh miền Trung, quanh năm chỉ có 2 mùa: một mùa nắng hạn, một mùa bão lũ. Quê tôi khi ấy còn nghèo lắm. Nghèo đến mức ai đau ốm gì cũng không dám đi bệnh viện khám, chỉ biết hái những lá cây quanh vườn gọi là thuốc nam mà uống thôi. Ai nặng lắm thì đến nhà các cô đồng, thầy pháp xin thuốc về uống là hết ngay không hết thì nằm chờ chết thôi. Khi đó tình cảm xóm làng chả cần tiền nong gì cả, người thì mang con gà con vịt, người thì trứng là rau thế là đến xin thuốc về thôi

Tôi nhớ khi đó vào độ đầu tháng 10 năm 2006, 3 ngày sau khi cơn bão Cuồng Phong ( Xangsane ) đổ bộ vào miền Trung. Gây thiệt hại khủng kiếp.Cái ăn đã không đủ nay mùa màng mất trắng, trâu bò gà vịt bị mất sạch, khổ càng thêm khổ. Ông tôi đang cùng người nhà lợp lại mái ngói của căn nhà tổ đã bị hư hỏng sau hơn bão thì có nghe tiếng gọi thất thanh của bà Tư ngoài cổng vọng vào:

– Thầy ơi, Thầy. Đi bắt ma Thầy ơi.

– Giữa ban ngày ban mặt ma cỏ gì cô Tư, mà ma ở đâu.

– Cô Hà bị ma nhập rồi.

Ông tôi phì cười nói “Cô cứ đùa, cô ấy không nhập vô ma chứ ma nào nhập cô ấy “. Bà với giọng quả quyết: “Thầy đi với con đi, lẹ đi thầy”.

Đến lúc này thì ông tôi bán tin bán nghi chạy vào bên trong ban thờ tổ thắp nhang khấn vái như thường lệ, rồi ông mang theo túi đồ nghề theo chân bà Tư đến nhà cô Hà

Nói sơ về cô Hà, cô hà năm nay mới 24 tuổi nhưng đã nổi tiếng vì tài xem bói, xem tướng đoán vận, ai đến xem bói thì thắp nhang ở cái ban thờ to trước điện cô rồi mới vào. Trên ban thờ có một bức tượng nhưng luôn được phủ màn che lại, ai hỏi thì cô bảo là tượng thánh thần. Vào trong điện chưa kịp nói gì thì cô đã đọc răm rắp những gì đã xảy ra trong gia đình họ và mục đích họ đến đây là gì. Cô giỏi lắm!

Tôi cũng theo chân ông chạy đến nơi, người dân đến xem kín cả lối vào nhà cô, ông và tôi rẽ đám người bước vào. Lần đầu tiên bước vào nơi này nên ông rất dè chừng, ông bước từng bước nhỏ, thật chậm, thật chậm. Lối vào điện tầm 20m mà như thể 200m vậy. Bỗng ông dừng lại trước bức tượng to mà mọi người hay lễ bái, ông nhìn một lúc rồi đi vòng ra phía sau dán vào sau tượng một lá bùa trấn vong rồi ông tiếp tục bước vào.

Trước mặt tôi không còn là cô Hà áo bà ba, tóc búi cao, môi son má hồng nữa. Mà là một con người tóc tai bù xù rũ xuống mặt, hai tay đang cầm con gà sống ăn ngấu nghiến bên cạnh là 2 con gà khác đã bị ăn dang dở.

Ông ra hiệu cho vài người thanh niên đi vòng phía sau và giữ cô Hà lại, 4 người thanh niên mà lại giữ một cô gái thấp bé hết sức khó khăn.

Ông dán sau đầu cô là một lá bùa trấn hồn để vong kia không chạy thoát. Cô hà vẫn ngồi nhưng đầu chúi xuống đất lắc lư như như con lật đật. Ông tôi bắt đầu tra hỏi: ” Mi là ai, sao mi theo cô gái này, mi là ai “. Đáp lại lời ông là một sự im lặng. Ông như phát cấu lên. Thường ngày ông vẫn dùng roi dâu đối với những người bị vong nhập vong ốp, nhưng bây giờ ông lại lấy ra một cây roi làm bằng đuôi cá đuối (đuôi cá đuối đã được luyện thành pháp khí dùng cho trường hợp bị vong nhập rất hiệu quả, nhưng nếu vô tình đánh trúng và người sẽ bị lở loét nơi đó. Và nếu dùng phép đánh mạnh quá thì có thể đánh bay cả hôn phách người bị nhập ).

Ông đánh liên tục vào khoảng không trước mặt mình vừa hô to: “có nói không hay bị ăn đòn “. Trước sự chứng kiến của mọi người là không một nhát roi nào trúng vào cô Hà nhưng tay chân cô lại hiện lên những vết lằn ngang dọc, cô gầm gừ đau đơn. Bỗng cô Hà ngã ngửa ra đằng sau mắt nhắm liền, thấy là vong muốn thoát ông nhanh tay lấy chỉ đỏ buộc ngón giữa tay phải cô lại để hồn không thể rời đi được.

Cô Hà bắt đầu quỳ lạy van xin ông, ông mới cất roi đi và hỏi: “Mi là ai?”,”Dạ thầy con là quỷ đói, con đi ngang qua thấy nhà này hay cúng kiếng gà vịt trước sân, con đói quá nên con vô con nhập xác cô gái này. Nhà này không chỉ có mình con, mà có con chó thành quỷ được thờ chỗ bức tượng kia nữa. Nó trốn ở đó để trộm tín ngưỡng của mọi người. Để được ở lại đây, tụi con giúp nữ này nhiều lắm.

Tụi con biết chuyện gì là báo cô nữ này biết, dần dần nữ nói cái gì cũng đúng nên họ đồn nhau đến đây xem bói. Con chó có nhiệm vụ đi tra thông tin những người đến đây xem bói, rồi nói lại con, con nói lại cho nữ này. Mỗi lần xong việc họ đều tạ gà vịt, mấy hôm nay bão không ai đến xem nên con đói, con chịu không nổi nên bắt gà sống con ăn chứ con chưa hại ai hết. Thầy tha cho con”.

Ông dõng dạc nói: “Mi thành quỷ đói là do nghiệp của mi, ở dưới đó trả xong nghiệp rồi đi đầu thai cứ sao lại trốn lên đây, nay ta chừa cho mi một con đường, xuống lại dưới kia mà chịu phạt. Nói rồi ông gỡ lá bùa có chứa hồn con quỷ khỏi người cô Hà, cô Hà ngất đi vì mệt. Ông tiến lại bức tượng thờ con quỷ cẩu, ông bắt ấn niệm chú ép cho con quỷ chui vào lá bùa.

Xong việc ông đốt 2 lá bùa chứa 2 con quỷ rồi niệm chú dẫn độ. Ông cho bảo gia đình cô Hà bỏ hết các ban thờ quỷ đi và phá hủy bức tượng. Mọi chuyện lại trở lại yên bình như xưa.

Câu chuyện có thật được kể lại bởi người trong cuộc là FB Thân Bất Do Kỷ tại Group FB Truyện ma có thật không hư cấu.

FB Thân Bất Do Kỷ cũng là một pháp sư, quý độc giả có vấn đề cần giải quyết có thể liên hệ qua FB trên hoặc SĐT: 0898.209.689

Xem tiếp...

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2023

CHUYỆN TÌNH THẾ GIỚI 29

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Tình Ca - Trọng Tấn [Official Audio]

Chuyện tình thời chiến - Kỳ 1: Tình yêu dưới án tử hình

24/12/2011 00:01 GMT+7

Họ ra đi sẵn sàng hy sinh hạnh phúc, xương máu vì một tình yêu Tổ quốc, nhưng sâu thẳm trong tim vẫn nồng nàn một tình yêu đôi lứa. Cuộc chiến tranh kéo dài, họ vẫn chờ đợi nhau cho đến ngày thống nhất. Có những mối tình mong ngóng người thương đã đi hết tuổi thanh xuân.

Họ ra đi sẵn sàng hy sinh hạnh phúc, xương máu vì một tình yêu Tổ quốc, nhưng sâu thẳm trong tim vẫn nồng nàn một tình yêu đôi lứa. Cuộc chiến tranh kéo dài, họ vẫn chờ đợi nhau cho đến ngày thống nhất. Có những mối tình mong ngóng người thương đã đi hết tuổi thanh xuân.

Khi tôi gặp ông để tìm tư liệu viết kịch bản cho loạt phim tài liệu Mãi mãi một tình yêu, ông trầm ngâm: “Tôi thật sự cũng không biết bắt đầu từ đâu, bởi hơn nửa thế kỷ qua tôi vẫn xem đó như một giấc mơ. Giấc mơ về một tình yêu mà chúng tôi đã viết nên ngay dưới bản án tử hình…”. Ông là người tử tù lừng danh Lê Hồng Tư.

Lời tỏ tình đầu tiên thất bại!

Năm 1956, vậy là không có hòa bình, không có thống nhất như người ta nghĩ sau Hiệp định Geneve 1954, sau hai năm chia cắt để chờ ngày tổng tuyển cử. Quân Mỹ bắt đầu hiện diện tại miền Nam với vai trò cố vấn, và người miền Nam đã thấy rõ một điều rằng hòa bình, thống nhất chỉ có thể đến khi quân Mỹ rút khỏi miền Nam. Một trong những lực lượng đứng lên ngay tại nội thành Sài Gòn chính là phong trào học sinh, sinh viên.

Ngày ấy, Lê Hồng Tư là một thiếu niên nghèo ở miệt Bình Chánh lên Sài Gòn làm đủ mọi nghề như thợ tiện, nhân viên điện tín… để có tiền tự lo ăn học. Với anh, ngày đầu tiên gặp người con gái ấy, người con gái mà anh đã đem lòng yêu thương trọn đời, đó là ngày anh không bao giờ quên.

 
Ông bà Lê Hồng Tư - Nguyễn Thị Châu

Lê Hồng Tư là người được tổ chức đưa vào trường học để gây dựng phong trào, lực lượng đấu tranh nội thành Sài Gòn. Còn Nguyễn Thị Châu là một cô gái nghèo ở Biên Hòa, nhưng vì đàn em mà chị phải mượn tiền lên Sài Gòn ăn học để tìm tương lai cho các em. Chị chính là người mà Lê Hồng Tư lựa chọn để giác ngộ cách mạng.

Ông Lê Hồng Tư kể lại: “Khi Châu đến Trường Văn Lang đăng ký học, tôi đã chú ý ngay đến Châu. May thay Châu đăng ký vào học lớp tôi đang làm lớp trưởng. Thanh niên mới lớn mà, ai lại không thích người con gái đẹp, nết na thùy mị như Châu. Để chứng tỏ mình là người ga lăng, tôi hết lo cho Châu từ việc đăng ký học, rồi lại đưa lên lớp và bố trí ngồi bàn đầu làm nhiều bạn cùng lớp dò xét tình ý của tôi, nhưng lúc đó tôi chỉ thấy thích chứ chưa yêu Châu”.

Từ tình bạn rồi dần dần Lê Hồng Tư cảm hóa Châu trở thành người đồng chí trong phong trào HS-SV Sài Gòn mà Châu hoạt động rất tích cực. Và rồi, nhịp đập của con tim đã hối thúc Lê Hồng Tư thổ lộ tình yêu với người bạn cùng lớp. Đó là một ngày cuối tuần năm 1958, khi biết bạn bè ở trọ cùng Châu đã về quê hết, Lê Hồng Tư tìm đến và nói bâng quơ về mối tình với một người con gái mà mình theo đuổi. Khi Châu hỏi đó là ai, Lê Hồng Tư ấp úng: “Đó chính là Châu. Tôi muốn thành hôn với em!”. Không ngờ Nguyễn Thị Châu trả lời: “Em chưa nghĩ đến chuyện đó đâu. Em còn phải lo chuyện học, chuyện nuôi các em”. Ông Lê Hồng Tư nhớ lại: “Lúc đó tim tôi thắt lại, ruột đau như cắt, lời tỏ tình đầu tiên đã thất bại. Tôi chỉ biết trèo lên gác nhìn Châu vẫn điềm tĩnh ngồi học bài, nhưng với lòng tự ái của chàng trai, tôi lại nhủ: Nếu Châu chưa quyết định thì cứ sáu tháng tôi lại hỏi Châu một lần về lời cầu hôn này…”.

“Dù có đi hết một vòng trái đất…”

Cho dù hẹn ước cứ sau sáu tháng anh lại một lần hỏi về lời cầu hôn với chị, nhưng mãi đến năm 1959, sau khi đi thoát ly, Lê Hồng Tư mới có dịp gặp lại người mình yêu và anh lại hỏi về lời cầu hôn, nhưng Châu vẫn không trả lời. Ông Lê Hồng Tư kể: “Tôi có linh tính lần gặp mặt đó là lần chia xa, nên có nói với Châu rằng: Nếu còn sống trên đời này tôi vẫn còn giữ ý định thành hôn với Châu, dù phải đi hết một vòng trái đất để đến với Châu tôi cũng sẵn lòng”. Bà Châu nhớ lại: “Thực sự tôi rất thương anh Tư, nhưng lúc đó nợ nước chưa đền, nợ nhà chưa dứt làm sao tôi có thể nghĩ đến tình riêng. Biết anh ấy sắp đi xa, nên tôi đã chuẩn bị cho anh ấy hai chiếc khăn, hai chiếc quần đùi và 200 đồng để tặng thay cho lời tôi muốn nói về lời tỏ tình của anh”.

Đó chính là lần gặp mặt định mệnh để rồi họ chia xa nhau 15 năm trong gông cùm, ngục tù và án tử hình.

Ngày 8.7.1961, cả Sài Gòn lẫn Washington đều rúng động với thông tin: biệt động Việt cộng đánh bom vào xe Đại sứ Mỹ Frederick Nolting. Báo chí Sài Gòn gọi đó là “Vụ án chấn động nhất đô thành Sài Gòn từ trước tới nay”. Đó chính là chiến công của “tiểu đội quyết tử quân” thuộc lực lượng biệt động Ban cán sự học sinh sinh viên Khu Sài Gòn - Gia Định mà Lê Hồng Tư, khi ấy mới 26 tuổi, phụ trách chỉ huy. Đây cũng là những trận đánh Mỹ đầu tiên giữa Sài Gòn, mở ra phong trào sinh viên học sinh đánh Mỹ khắp các đô thị miền Nam.

Gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát, cảnh sát đặc biệt, an ninh quân đội, quân cảnh của Sài Gòn được tung ra để truy bắt lực lượng biệt động ám sát đại sứ Mỹ. Cả tiểu đội quyết tử Lê Hồng Tư đều bị bắt.

Ngày 23.5.1962, tiểu đội quyết tử bị tòa án quân sự Sài Gòn đưa ra xét xử và khí tiết người anh hùng vẫn hiên ngang trước quân thù. Rạng sáng 24.5.1962, tòa quân sự đặc biệt tuyên bốn án tử hình bao gồm: Lê Hồng Tư, 27 tuổi, sinh viên; Lê Quang Vịnh, 26 tuổi, giáo sư; Lê Văn Thành, 20 tuổi, học sinh; Huỳnh Văn Chính, 27 tuổi, quân nhân. (còn tiếp)

Binh Nguyên

Chuyện tình thời chiến - Kỳ 2: Em vẫn đợi anh về

25/12/2011 00:29 GMT+7

Bà Nguyễn Thị Châu giờ vẫn còn giữ những bức ảnh chụp lại các bài báo của năm 1962 viết về vụ án “Vịnh - Tư - Thành - Chính”.

Bà Nguyễn Thị Châu giờ vẫn còn giữ những bức ảnh chụp lại các bài báo của năm 1962 viết về vụ án “Vịnh - Tư - Thành - Chính”.

Bà kể lại: “Tin bốn người bị kết án tử hình lan rất nhanh trong hệ thống lao tù, mà lúc ấy theo luật 10/59 đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Tử hình đồng nghĩa với việc các anh ấy sẽ bị chặt đầu bằng máy chém. Tim tôi như có ai đó bóp nát, những hình ảnh ngày xưa của hai đứa ùa về, hình ảnh anh ngượng ngùng tỏ tình với tôi, lời anh nói dù có đi hết vòng trái đất anh ấy vẫn chờ tôi... Lúc đó tôi thương anh Tư vô cùng, lời anh nói chân tình “dù có đi hết vòng trái đất…” mà giờ lại xa hơn khi anh sắp bước lên máy chém đi vào cõi chết. Tôi quyết định tìm mọi cách bắn tin ra ngoài với tổ chức và báo rằng: Lê Hồng Tư chính là chồng chưa cưới của tôi. Tôi muốn anh ấy trước khi ra pháp trường cũng mãn nguyện vì lời cầu hôn của anh đã được tôi chấp nhận. Tôi đã xem anh Tư là chồng từ giờ phút này”. 

Và một bài thơ mộc mạc nhưng đầy tình yêu thương, chung thủy đã được nữ tù Nguyễn Thị Châu khắc lên tường xà lim bằng chiếc kẹp cài tóc sau khi nghe tin Lê Hồng Tư bị kết án tử hình:

“Áo trắng em chưa vướng bụi đời
Chưa từng mơ tưởng chuyện  xa xôi
Nhưng nay gặp cảnh đời chua xót
Áo trắng em nguyện trắng mãi thôi”

Ông Lê Hồng Tư kể lại: “Lúc đó tôi không hề biết Châu đã chấp nhận lời cầu hôn của tôi. Sau này gặp anh Hai Tân trong chuồng cọp Côn Đảo, anh hỏi tôi: “Có phải anh quen Châu không?”, tôi rất ngạc nhiên và gật đầu. Thế là anh Hai Tân sáng tác một bài thơ tặng tôi, tôi rất xúc động khi biết Châu đã chấp nhận lời tỏ tình của tôi ngay sau khi nghe tin tôi bị kết án tử hình:

"Anh ngỏ ý lần đầu/Em ngập ngừng từ chối/Trong lòng nghe vời vợi/Biết nói sao cho cùng/Đời cách mạng lao lung/Miền Nam còn đau khổ/Hỏi nữa, em làm thinh/Giặc xử anh tử hình/Trong xà lim em khóc/Giận quân thù ác độc/Em nói: Em vợ anh/Anh ơi em vẫn tin/Anh sống hoài, sống mãi/Mặc cho án tử hình/Em vẫn đợi anh về”.

Để tìm câu trả lời vì sao ông Hai Tân lại biết về mối tình Lê Hồng Tư và Nguyễn Thị Châu để báo cho Lê Hồng Tư biết lời cầu hôn của mình đã được chấp thuận, chúng tôi đã tìm đến thăm nhà ông Trần Trọng Tân, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương để hỏi ông về nguyên cớ sáng tác bài thơ về tình yêu của “Tư - Châu” mà thời điểm ấy rất nổi tiếng ở nhà tù Côn Đảo. Ông Trần Trọng Tân kể: “Lúc đó tôi là phái viên Trung ương cử vào công tác tại Trung ương cục, sau khi cô Châu ra tù đã được tổ chức đưa vào căn cứ để chuẩn bị đưa ra Bắc và cùng với cô Quyên vợ anh Nguyễn Văn Trỗi đi báo cáo tại các nước XHCN, khi cô Châu khai lý lịch chồng chưa cưới là Lê Hồng Tư, tôi rất ngạc nhiên vì Lê Hồng Tư rất nổi tiếng thời ấy. Hỏi ra cô Châu mới kể hết sự tình từ lời tỏ tình đầu tiên, tôi rất xúc động. Sau này khi bị bắt và đưa ra Côn Đảo tôi may mắn được giam cùng khu chuồng cọp với Lê Hồng Tư nên tôi mới sáng tác bài thơ ấy tặng cho mối tình đẹp như cổ tích này và tin tưởng rằng rồi hai con người này sẽ trở thành vợ thành chồng…”.

 Khi biết người mình yêu đã chấp nhận lời cầu hôn, Lê Hồng Tư càng tin mãnh liệt vào ngày mai hai người sẽ được sống trọn vẹn bên nhau. Đã hai lần tử tù Lê Hồng Tư và các đồng chí của mình tổ chức vượt ngục với hy vọng được trở về với cách mạng, trở về với tình yêu, nhưng cả hai lần vượt ngục đều bất thành…


Nguyễn Thị Châu ở chiến khu sau khi ra tù - Ảnh: T.L

Vẫn một tình yêu tuổi trẻ

30.4.1975, Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, chỉ một ngày sau, ngày 1.5, hơn 4.300 tù chính trị ở Côn Đảo tự đứng lên và đứng ra thành lập Ủy ban Hòa hợp hòa giải dân tộc tỉnh Côn Sơn gồm 15 người, do chính những người tù Côn Đảo điều hành khi quân giải phóng từ đất liền chưa ra đảo. Ngày 7.5.1975, những người tử tù Côn Đảo đầu tiên đã được đưa trở về đất liền. Tử tù Lê Hồng Tư, trong 15 năm bị tù đày giam cầm thì có đến 13 năm sống trong xiềng xích địa ngục xà lim cấm cố, chuồng cọp, chuồng bò của địa ngục trần gian Côn Đảo.

Ngày trở về đất liền là ngày đón chào tự do, thống nhất và cũng chính là giây phút anh được gặp lại người con gái mà mình mong ước được sống trọn đời sau 15 năm chờ đợi… Đám cưới của một huyền thoại về tình yêu Lê Hồng Tư và Nguyễn Thị Châu được diễn ra ngay vào đêm trung thu năm 1975, ông Lê Hồng Tư nhớ lại: “Mới giải phóng ai cũng nghèo, hai đứa tôi góp lại được mấy chục đồng, bạn bè đồng chí góp lại mỗi người vài đồng tổ chức tiệc cưới chỉ với bánh ngọt, trà nước, vậy mà vui không kể xiết, bạn bè đến chung vui đông vô kể”.

Hơn ngàn ngày xa cách trong nhớ nhung, trong tuyệt vọng và vượt lên trên tất cả giông bão cuộc đời, họ đã đến với nhau như lời hẹn ước khi còn tuổi học trò cho đến khi thành hôn họ bước vào tuổi 40. Và càng kỳ diệu hơn khi hai năm sau hai người đã hạ sinh một cậu con trai kháu khỉnh, mà trước đó nhiều bác sĩ tiên định rằng họ sẽ rất khó có con bởi cả hai đều đã trải qua nhiều năm tháng tù đày khắc nghiệt với đủ đòn tra tấn dã man.

Lần nào đến nhà thăm ông bà chúng tôi đều thấy họ vẫn trìu mến gọi nhau bằng “anh và em” như những ngày đầu yêu nhau cho dù họ đã là ông bà nội. Trong những cuốn album tại nhà ông bà, tôi vẫn tìm thấy nhiều tấm ảnh tràn đầy hạnh phúc của ông bà mới chụp gần đây, ông Lê Hồng Tư nói: “Giờ có ai mời đi đâu mà không có Châu là tôi không đi, hình như chúng tôi sinh ra là để dành cho nhau vậy…”. Bà nhìn ông với ánh mắt đầy yêu thương…

(còn tiếp)

Binh Nguyên

Chuyện tình thời chiến - Kỳ 3: Tình yêu bất tử

26/12/2011 00:42 GMT+7

Họ chỉ sống với nhau 17 ngày đúng nghĩa vợ chồng để rồi xa nhau 21 năm, nhưng bà vẫn chung thủy chờ đợi ông, cho dù cái ngày đoàn tụ là ngày bà đầy cay đắng.

Họ chỉ sống với nhau 17 ngày đúng nghĩa vợ chồng để rồi xa nhau 21 năm, nhưng bà vẫn chung thủy chờ đợi ông, cho dù cái ngày đoàn tụ là ngày bà đầy cay đắng.

17 ngày chồng vợ, 21 năm chia xa

Năm 1954, khi ấy bà Nguyễn Thị Để là cán bộ phụ nữ, còn ông Phạm Hùng Vĩnh là sĩ quan quân báo của tỉnh Tiền Giang, hai người gặp nhau và đi đến hôn nhân ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve được ký kết, khôi phục hòa bình tại Việt Nam, vĩ tuyến 17 được lập ra, tạm chia hai miền Nam - Bắc. Hàng vạn chiến sĩ cách mạng chiến đấu tại chiến trường miền Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp phải tạm xa gia đình, vợ con để tập kết ra Bắc với lời hẹn ước gặp lại sau hai năm cùng cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Bà Để nhớ lại: “Sau đám cưới, tụi tui sống với nhau đúng 17 ngày là ông ấy xuống bến tàu Cao Lãnh tập kết ra Bắc. Trước khi đi ông ấy tặng tôi đôi bông tai, tôi tặng ông ấy chiếc áo len và ông ấy nói: Tạm xa nhau thôi em, hai năm sau em lên Bến Thành - Sài Gòn đón anh về. Cho đến giờ đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, tôi vẫn còn giữ đôi bông tai này”.

Như hàng triệu gia đình phải chia xa trong giai đoạn tập kết năm 1954, ai cũng nghĩ đây là một chia ly cần thiết cho mục tiêu độc lập, thống nhất đất nước. Nhưng bao nhiêu trái tim, bao nhiêu gia đình đã phải chia xa và chờ đợi trong bom đạn mịt mù.

Bà Ba Để ở lại tiếp tục hoạt động tại Sài Gòn, rất nhiều cán bộ ngày ấy thầm thương trộm nhớ cô cán bộ trẻ tuổi hay cười này, ít ai biết rằng Ba Để đã có chồng. Nhiều lúc tổ chức thấy thương cũng muốn giới thiệu người này người kia, nhưng Ba Để vẫn một lòng chung thủy. Trong mười năm xa cách từ 1954 đến 1964, bà chỉ nhận được bốn lá thư của ông, khi biết bà vẫn chung thủy chờ mình, trong một lá thư gửi cuối năm 1964 ông Vĩnh viết: “Anh không ngờ 10 năm dài đăng đẳng em vẫn còn chung thủy với anh. Anh còn so chuyện Vân Tiên - Nguyệt Nga ngày xưa, chuyện tụi mình có hơn?”.

Sang năm 1965, bà không còn nhận được thư của ông, nhiều người cho rằng ông đã hy sinh, nhưng với bà điều ấy là không thể, bởi bà vẫn tin vào lời hẹn ước “Hai năm sau em lên Bến Thành - Sài Gòn đón anh về”. Năm 1968, trong chiến dịch Mậu Thân, bà bị bắt do chỉ điểm. Qua bao nhiêu đòn tra tấn dã man không khai thác được gì, biết địch có ý định thủ tiêu, khi bị khiêng ngang qua phòng giam nữ tù binh, bà la thật to để mọi người biết: “Chị em ơi bọn nó đem tôi đi thủ tiêu, chị em ở lại mạnh khỏe chiến đấu!”. Trong phòng giam lúc ấy có bà Mười Hà (vợ Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang lúc bấy giờ). Khi được trả tự do, bà Mười Hà về kể cho chồng hay tin Ba Để đã bị địch thủ tiêu, nên sau này khi ra Bắc học tập, ông Mười Hà đã báo với ông Phạm Hùng Vĩnh rằng: “Vợ anh đã hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân rồi”.

 
Bức ảnh hiếm hoi của ông Vĩnh, bà Để gặp nhau sau ngày giải phóng 1975 - Ảnh: tư liệu

Ngày đoàn tụ đau xé tâm can

Nhưng ý đồ thủ tiêu bất thành, địch đưa bà qua khám Chí Hòa rồi đày ra Côn Đảo, đến năm 1973, bà Để được trao trả tù binh tại Lộc Ninh và tiếp tục công tác cho đến ngày thống nhất năm 1975 rồi trở về Sài Gòn tham gia tiếp quản thành phố. Đó là những phút giây hạnh phúc chung - riêng tràn ngập, nước nhà hòa bình, thống nhất, vợ chồng sẽ tìm nhau với lời hẹn ước năm xưa: Hẹn gặp nhau giữa Sài Gòn. Vậy mà đó lại là ngày đau xé tâm can người đàn bà chung thủy chờ chồng suốt 21 năm: Ông Phạm Hùng Vĩnh vẫn còn sống và có vợ con ngoài miền Bắc!

Có nỗi đau nào hơn là nỗi đau sau 20 năm chờ đợi ngày đoàn tụ, ngày sum họp lại là ngày lại phải đối diện với sự thật ngang trái: Người chồng mà mình chung thủy chờ đợi suốt hơn 20 năm đã có vợ con. Nhưng với bà, tình yêu luôn là sự hy sinh, tình yêu của bà đối với chồng là vô bờ bến. Trong những lá thư viết cho ông Phạm Hùng Vĩnh vào tháng 7.1975, bà vẫn luôn là một người vợ thủy chung đến tận cùng:

Anh Vĩnh thân mến, em vẫn còn nhớ ngày anh đi, anh dặn em hai năm sau tổng tuyển cử thống nhất nước nhà em sẽ ra Bến Thành - Sài Gòn đón anh. Nhưng chiến tranh kéo dài đến hơn 20 năm...

Em rất thông cảm với nỗi khổ đau của anh. Vì anh Mười Hà đã nói với anh là em bị giặc bắt và thủ tiêu rồi nên anh mới lập gia đình ngoài đó. Mình không hàn gắn được mối tình đầu do kẻ thù gây ra thôi. Nếu chúng ta không còn nghĩa vợ chồng thì coi như tình đồng chí chiến đấu với nhau vậy.

Anh nhận được thư này đừng cho chị ấy biết em còn sống. Em vẫn biết chị ấy cũng như em, em đã đau khổ hai mươi mấy năm rồi nên em không muốn cho ai đau khổ nữa anh ạ…” .

Và với ông Phạm Hùng Vĩnh, một sĩ quan quân báo từng vào sinh ra tử, trong nỗi đau khổ của người chồng mang tiếng phản bội lại tình yêu chung thủy, ông cũng có nỗi niềm riêng, nỗi đau riêng. Trong một lá thư viết cho bà ngay sau khi biết bà còn sống, ông đã tự dằn vặt mình:

“Em thân yêu, trước kia anh mong mỏi về miền Nam bao nhiêu sau những năm dài xa cách quê hương và em bao nhiêu thì bây giờ lại đau khổ bấy nhiêu. Hậu quả chiến tranh rơi đúng vào ba người chúng ta: Anh, em và má Tường Đồng. Má Tường Đồng là người ngay mắc nạn, bị hàm oan trong hoàn cảnh đáng thương hại nhất và cũng là ân nhân của anh. Nhưng với em, anh đã yêu và yêu tha thiết không bao giờ quên, anh đã nói với má Tường Đồng dù sau này có sống sót hay không, thế nào anh cũng phải về với em.

Em nói em là đảng viên phải hy sinh. Em đã hy sinh, đã đau khổ chịu đựng mọi đắng cay, đã làm dâu không chồng hơn 20 năm rồi, giờ bắt em hy sinh đau khổ nữa cho đến bao giờ?...”.

Bao lớp người tập kết trở về trong niềm vui đoàn tụ, vậy mà tim gan bà như bị xé nát, 21 năm chờ đợi trong tuyệt vọng và hy vọng, vậy mà giờ đây bà phải đứng trước sự chọn lựa chấp nhận hay không chấp nhận người chồng mà bà chung thủy trở về với người vợ và đàn con ngoài miền Bắc.

Bình Nguyên

 

Xem tiếp...