Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

BÍ ẨN LICH SỬ 128 (Chén thánh)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chén Thánh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Theo thủ tục dâng lễ của Giáo hội Công giáo, Chén Thánh là một dụng cụ chứa đựng mang hình dáng của con thuyền và có khi vòm cung theo dạng bầu trời, chứa đựng trong đó Máu Hiến Tế của Chúa Giê-su, dùng trong lễ Tạ Ơn hay rước lễ, cùng với Bánh Thánh, tượng trưng cho mình và máu Chúa (Thánh thể). Theo quy tắc truyền thống của Công giáo, các chén Thánh này phải được làm bằng chất liệu hoàn toàn hết sức quý giá theo thẩm định của từng địa phương và trước khi sử dụng phải được linh mục làm phép

Truyền thuyết

Tranh của Arthur Rackham, 1917
Từ "Chén Thánh" (Holy Grail hay Chalice) còn có xuất xứ một từ tiếng Pháp cổ là Sangraal. Theo cách lý giải thông thường, Sangraal hợp thành từ hai từ San (Thánh) và Graal (Chén).
Theo một truyền thuyết không được chính thức công nhận về Giáo hội Công giáo, Chén Thánh là một cái chén, dĩa hoặc ly mà Chúa Giê-su sử dụng tại Bữa tiệc biệt ly (còn gọi là buổi Tiệc Ly biệt). Trong hai ngàn năm qua, có nhiều tin đồn rằng Chén Thánh chứa đựng nhiều sức mạnh và quyền lực vô biên, ai sở hữu Chén Thánh đều có tài năng xuất chúng vượt bậc, vì trong buổi tiệc đó Chúa Giê-su đã dùng quyền phép biến rượu trở thành Máu Thánh.
Khi Đức Mẹ hiện ra ở Fatima năm 1917, nhân chứng là nữ tu Lucia có kể lại rằng "khi chị đang giang tay cầu nguyện, đột nhiên, cả nhà nguyện bừng sáng, không còn lờ mờ với ngọn đèn chầu nhà tạm nữa. Một Thánh giá bằng ánh sáng hiện ra trên bàn thờ cao lên tới trần nhà nguyện. Phần trên của cây Thánh giá sáng hơn, có dung nhan cùng với thân mình của một người từ cạnh sườn trở lên; trên ngực của người này có một con chim câu bằng ánh sáng; bị đóng đanh vào thập giá là thân mình của một người khác. Dưới cạnh sườn chút xíu, có một chén Thánh và một bánh Thánh lớn lơ lửng trên không trung. Những giọt máu từ mặt của Chúa Giêsu Tử Giá và từ cạnh sườn của Người chảy xuống bánh Thánh và nhỏ vào chén Thánh"  Nhiều phép lạ cũng được kể về Chén Thánh và Thánh Thể, như câu chuyện của linh mục Huguccion tại Firenze 
Có nguồn tin đồn cho rằng, Joseph thành Arimathea đã dùng Chén Thánh hứng Máu Thánh khi tẩm liệm Chúa Giê-su, và lén đem về Vương quốc Anh nơi ông ta tổ chức một dòng dõi truyền nhân đặc biệt qua nhiều thế hệ để giữ gìn vật thiêng liêng này.
Việc tìm kiếm Chén Thánh đã trở thành một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của vị vua với nhiều giai thoại, đó là Vua Arthur của Anh sống vào cuối thế kỷ thứ 5, đầu thế kỷ thứ 6, như được kể lại qua các tác phẩm của Chrétien de Troyes vào thế kỷ 12 . Các câu chuyện về vị vua này mang nhiều màu sắc vừa có tính huyền thoại Công giáo, pha trộn với thần thoại Celt nói về một "lò luyện linh đan" (cauldron) với nhiều sức mạnh vô biên.

Từ truyền thuyết đến giả thuyết

The Holy Grail, của Dante Gabriel Rossetti
Danh họa Jacopo BassanoDante Gabriel Rossetti có tranh vẽ về chén Thánh. Leonardo Da Vinci có một bức tranh nổi tiếng được đặt tên là "Buổi Tiệc Ly" (hay "Buổi tiệc cuối cùng"). Có chuyện kể rằng sau khi Leonardo Da Vinci vẽ tranh đó, được nhiều người khen ông vẽ Chén Thánh đẹp, nên sau đó Da Vinci đã cạo bỏ hình Chén Thánh đi để người xem chú ý vào ý nghĩa của bức tranh.
Vì tính chất hấp dẫn của truyền thuyết dễ gây tò mò, nên Chén Thánh cũng là chủ đề trong nhiều tiểu thuyết giả tưởng, như tác phẩm The Holy Blood and the Holy Grail (Máu Thánh, Chén Thánh) của Michael Baigent, Richard Leigh và Henry Lincoln. Trong tiểu thuyết Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code), Dan Brown cho rằng có thể hiểu Sangraal theo một nghĩa khác và chiết tự Sangraal thành hai từ Sang (Máu) và Raal (Hoàng gia). Theo Dan Brown, biểu tượng chữ V của Chén được hiểu như biểu tượng của người phụ nữ và vì thế Sangraal không chỉ là Chén Thánh mà còn là Dòng máu Hoàng tộc và ám chỉ một vật chứa theo nghĩa đen như kiểu cái chén mà mang hàm ý sâu xa ám chỉ một người phụ nữ (Mary Magdalene) đã mang trong mình giọt máu hoàng tộc, giọt máu của Chúa Giê-su.

Chén Thánh và những bí ẩn khó tin trong lịch sử

VCC
Bí ẩn về Chén Thánh - một vật linh thiêng và đầy quyền năng vẫn đang được con người tìm kiếm trong vô vọng hàng ngàn năm nay...
Chén Thánh là một vật linh thiêng chứa đựng bên trong nhiều bí ẩn . Có nhiều người cho rằng, Chén Thánh được tạo ra từ trí tưởng tượng phong phú của con người, tuy nhiên vẫn không ít các nhà khoa học, những người nổi tiếng tin vào sự tồn tại và quyền năng vĩ đại của Chén Thánh...
Vật linh thiêng với những bí ẩn bao trùm
Những sự thật và quyền năng của Chén Thánh luôn được bao phủ trong màn sương bí ẩn và không ai có thể biết chính xác bắt nguồn từ đâu. Chén Thánh xuất hiện lần đầu tiên trong văn tự của những tín đồ Cơ Đốc Giáo mang tên Perceval le Gallois của Chrétien de Troyes. Tác phẩm này sau đó được chép lại bởi Wolfram von Eschenbach vào khoảng năm 1205.
Bài thơ 9.000 dòng này kể về một hiệp sĩ trẻ xứ Wales - Perceval - người có cơ hội được nhìn thấy Chén Thánh ở lâu đài Fisher King. Perceval còn được biết đến là một hiệp sĩ trung thành dưới thời của vua Arthur huyền thoại.
Các câu chuyện về vua Arthur và những hiệp sĩ bàn tròn rất hay nói về Chén Thánh.
Các tác phẩm nói về vua Arthur cùng các hiệp sĩ bàn tròn cũng nhiều lần đề cập tới Chén Thánh. Nổi bật nhất là câu chuyện hiệp sĩ bàn tròn tên Galahad là con trai của Lancelot - một công thần của vua Arthur.
Sau khi lên ngôi vua, Arthur đã sai các hiệp sỹ đi tìm Chén Thánh nhưng tất cả đều thất bại. Duy chỉ có Galahad là thành công, ông tìm ra Chén Thánh và trở thành một vị thần trên thiên đàng.
Chén Thánh sau đó xuất hiện trong các tác phẩm của Robert De Boron mang tên Joseph d'Arimathie, sáng tác từ năm 1191 - 1202. Robert đã kể về câu chuyện của một trong những tông đồ của chúa Jesus - Joseph Arimathea - đã mua chiếc chén mà Chúa Jesus đã sử dụng trong "bữa tiệc biệt ly".
Hiệp sĩ Galahad là người đã tìm ra Chén Thánh và được lên thiên đàng.
Sau đó ông ta dùng chính chén này để đựng máu thánh từ Chúa Kitô khi ngài bị đóng đinh trên cây Thập Tự giá. Sau đó, Joseph tập hợp những người ủng hộ mình và đi về phía Tây, sáng lập một triều đại mới mà theo các sử gia đó chính là nước Anh. Và vua Arthur cùng các hiệp sĩ chính là truyền nhân sau này của Joshep.
Từ đây, người Công giáo tin rằng, Chén Thánh là một cái chén, dĩa hoặc ly mà Chúa Jesus sử dụng tại “Bữa tiệc biệt ly”. Họ tin rằng, Chén Thánh chứa đựng nhiều sức mạnh và quyền lực vô biên, ai sở hữu Chén Thánh đều có tài năng xuất chúng vượt bậc, biết trước được tương lai cùng khả năng chữa trị mọi loại vết thương.
Chén Thánh và những hiệp sĩ dòng đền
Những truyền thuyết tiếp theo ghi nhận Chén Thánh được các hiệp sĩ dòng đền cất giữ. Những hiệp sĩ của dòng tu này đã tìm thấy Chén Thánh trong đống tàn tích của một ngôi đền trên núi đền thờ ở Jerusalem. Trong phế tích này, các hiệp sĩ còn tìm ra nhiều báu vật, các kiến thức kì lạ cùng những lời tiên tri.
Sự hùng mạng của các hiệp sĩ dòng đến cũng được đồn đại là nhờ vào Chén Thánh.
Mọi người khi ấy tin rằng, bằng quyền năng của Chén Thánh, các hiệp sĩ dòng đền có được những kiến thức và của cải vô tận. Dòng đền nhanh chóng trở thành tổ chức tu hành lớn nhất châu Âu vào thế kỷ XII.
Các thành viên của dòng tu này đóng vai quan trọng trong chiến thắng của các cuộc Thập Tự Chinh (những cuộc chiến tranh tôn giáo nhằm phục hồi quyền kiểm soát của Thiên Chúa giáo), tạo ra nhiều công trình vĩ đại.
Đặc biệt hơn, họ cải tiến nhiều kỹ thuật về tài chính được coi là nền tảng của ngành ngân hàng hiện đại. Quyền lực của dòng tu gia tăng khắp châu Âu, nhưng bỗng nhiên các thành viên của tổ chức này đều bị Giáo Hoàng kết án là dị giáo và hành quyết vào năm 1305. Có nhiều người tin rằng, các tu sĩ dòng đền bị sát hại là vì Chén Thánh.
Công trình Shugborough được cho là bản mã để tìm ra Chén Thánh.
Một bản khắc trên công trình Shugborough gồm các chữ cái bí ẩn được các hiệp sĩ dòng đền xây dựng ở hạt Staffordshire cũng liên quan đến Chén Thánh. Một số người suy đoán, dãy số có thể là một gợi ý mà các Hiệp sĩ dòng đền để lại, cho biết vị trí của chiếc Chén Thánh.
Nhiều người tài giỏi trên thế giới cố gắng giải mã dãy ký tự này, trong đó có Charles Dickens và Charles Darwin nhưng họ đều thất bại.
Quan điểm hiện đại và công cuộc tìm kiếm Chén Thánh
Một số nhà nghiên cứu hay nhà nghệ thuật lại có một giả thuyết khác về Chén Thánh. Họ cho rằng Chén Thánh là... một con người bằng xương bằng thịt.
Trong cuốn sách "Máu Thánh, Chén Thánh" xuất bản năm 1982 và tiểu thuyết Mật mã Da Vinci (của Dan Brown) xuất bản năm 2003 có nói, biểu tượng chữ V của Chén được hiểu như biểu tượng của người phụ nữ.
Nó không những ám chỉ một vật chứa theo nghĩa đen như kiểu cái chén mà còn mang hàm ý sâu xa nói về người phụ nữ (Mary Magdalene) đã mang trong mình giọt máu hoàng tộc, giọt máu của Chúa Jesus. Tuy nhiên, điểm này đã từng bị những người biên tập sách Phúc Âm lược bỏ.
Liệu Chén Thánh có phải là chỉ đơn giản là vật dụng được chúa sử dụng trong tiệc chia ly?
Một luận điểm hỗ trợ cho sự suy đoán này là đàn ông Do Thái rất hiếm khi độc thân vào thời Chúa Jesus vì độc thân được xem là vi phạm ý chỉ đầu tiên của “sách Sáng Thế”: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều".
Do đó, việc một người Do Thái không kết hôn mà đi thuyết giảng như như Chúa Jesus là một điều khó nghĩ ra vào thời đó.
Hai nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha cho rằng, Chén Thánh đang nằm ở nước họ.
Mới đây, có hai nhà nghiên cứu lịch sử người Tây Ban Nha đã khẳng định một chiếc chén bằng vàng hơn 1.000 năm tuổi tại nhà thờ San Isidoro ở thành phố Leon chính là chiếc Chén Thánh huyền thoại.
Điều này khiến cho giáo đồ khắp nơi kéo đến để để tham quan còn những nhà nghiên cứu tranh cãi gay gắt về tính đúng đắn của tuyên bố. Từ trước tới nay, đã có rất nhiều nhà thờ có từ thời Trung Cổ khẳng định mình đang nắm giữ chiếc Chén Thánh.
Nhưng vẫn chưa có một chiếc chén nào giống như trong các truyền thuyết miêu tả: “Đầy quyền năng và bí ẩn”. Liệu rằng đây là Chén Thánh thật sự? Câu hỏi này vẫn là bí ẩn lớn cần được các nhà nghiên cứu giải đáp.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Britannia, Wikipedia...

Đã tìm thấy Chén Thánh huyền thoại?

Dân trí Ngay khi có thông tin tìm thấy Chén Thánh 1000 năm tuổi bằng vàng nạm đá quý, người dân khu vực này đã ùn ùn kéo đến để chiêm ngưỡng. Tương truyền, đây là chiếc chén Chúa đã dùng trong bữa tối cuối cùng...

Hai nhà nghiên cứu lịch sử người Tây Ban Nha vừa khẳng định chiếc chén bằng vàng hơn 1.000 năm tuổi được trưng bày trong nhà thờ San Isidoro ở thành phố Leon chính là chiếc chén huyền thoại mà người ta vẫn kiếm tìm bấy lâu nay.
 
Nhà thờ San Isidoro ngay lập tức đã phải đưa chiếc chén quý ra khỏi khu trưng bày sau khi người dân kéo đến ùn ùn để chiêm ngưỡng chiếc chén.
Chiếc chén bằng vàng có khảm nhiều đá quý trưng bày trong nhà thờ San Isidoro được khẳng định chính là chiếc Chén Thánh mà Chúa Giê-su đã dùng trong Bữa tối Cuối cùng.
Chiếc chén hiện được cất đi để đảm bảo an toàn. Dự kiến, nhà thờ sẽ thiết kế một phòng trưng bày lớn hơn để có thể phục vụ lượng khách thăm quan lớn mỗi ngày đổ về đây để chiêm ngưỡng chiếc chén quý.
Chiếc chén cổ được đúc bằng vàng, gắn mã não, cùng nhiều loại đá quý khác. Chiếc chén này từng thuộc quyền sở hữu của công chúa cả Dona Urraca, con gái nhà vua Tây Ban Nha Fernando I.
Nhà nghiên cứu lịch sử Trung cổ Margarita Torres và nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Jose Manuel Ortega del Rio đã nhận định đây chính là chiếc Chén Thánh trong cuốn sách mới xuất bản hồi tuần trước có tên “Kings of the Grail” (tạm dịch: Vua của những chiếc chén).
Chiếc chén này đã nằm trong nhà thờ San Isidoro từ hơn 1.000 năm nay.Chiếc chén này đã nằm trong nhà thờ San Isidoro từ hơn 1.000 năm nay.
Chiếc chén này đã nằm trong nhà thờ San Isidoro từ hơn 1.000 năm nay.Kể từ thập niên 1950, khi nhà thờ bắt đầu mở một viện bảo tàng nhỏ, trưng bày những hiện vật cổ, chiếc chén đã thu hút rất đông khách tham quan bởi sự quý giá của nó. Giờ đây, chiếc chén còn nổi tiếng hơn bởi nó có thể còn mang những giá trị lịch sử lớn lao.
Trong cuốn sách mới của mình, hai nhà nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng là một số cuộn giấy da được viết bằng chữ Ai Cập cổ mà họ đã được tiếp xúc trong chuyến nghiên cứu ở Cairo. Những tài liệu cổ xưa này có nhiều đoạn miêu tả chiếc Chén Thánh mà hai nhà nghiên cứu cho rằng đó chính là chiếc chén đang được trưng bày trong nhà thờ San Isidoro.
Theo một số tài liệu lịch sử khác có từ thời Trung cổ thì chiếc Chén Thánh đã bị đánh cắp khỏi Jerusalem bởi các tín đồ Hồi giáo và đã lưu lạc tới Tây Ban Nha. Kể từ đây, tung tích chiếc Chén Thánh không còn được ai biết đến nữa.
Hai nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha cho rằng cộng đồng những tín đồ Hồi giáo sinh sống ở Tây Ban Nha đã dâng chiếc Chén Thánh lên cho nhà vua Ferrnando I như một cống phẩm để nhà vua ra tay cứu giúp cộng đồng này vượt qua nạn đói.
Chiếc chén này đã nằm trong nhà thờ San Isidoro từ hơn 1.000 năm nay.Chiếc chén quý được trưng bày trong nhà thờ San Isidoro ở thành phố Leon, miền Bắc đất nước Tây Ban Nha.
Chiếc chén này đã nằm trong nhà thờ San Isidoro từ hơn 1.000 năm nay.Chiếc Chén Thánh từng được Chúa Giê-su dùng trong Bữa tối Cuối cùng - một đề tài truyền cảm hứng sáng tác cho nhiều họa sĩ thời Trung cổ.
Chiếc chén này đã nằm trong nhà thờ San Isidoro từ hơn 1.000 năm nay.Cận cảnh chiếc Chén Thánh đang rất thu hút sự quan tâm của công chúng Tây Ban Nha. Tuy vậy, không thể khẳng định đây chính là hiện vật lịch sử được tìm kiếm suốt nhiều thế kỷ qua chỉ bằng nghiên cứu của hai nhà sử học.
Thực tế, chiếc Chén Thánh trong nguyên bản không có gắn những viên đá quý. Hai nhà nghiên cứu lý giải rằng, vì chiếc chén thuộc quyền sở hữu của một nàng công chúa nên có lẽ nó đã được trang trí thêm cho phù hợp với vị chủ nhân mới.
Chiếc chén đã được nhà vua Fernando I tặng cho cô con gái cả.Chiếc chén đã được nhà vua Fernando I tặng cho cô con gái cả.
Chiếc chén đã được nhà vua Fernando I tặng cho cô con gái cả.Bộ phim “Indiana Jones And The Last Crusade” (Cuộc thập tự chinh cuối cùng - 1989) cũng được thực hiện dựa trên giả thuyết này. Trong đó, quân Đức từng tới Tây Ban Nha thời Thế chiến II với niềm tin rằng chiếc Chén Thánh đang được cất giữ tại tu viện Montserrat, gần Barcelona.
Thực tế, việc một số nhà thờ có từ thời Trung cổ khẳng định mình đang nắm giữ chiếc Chén Thánh không phải một câu chuyện mới. Nhà thờ Đức Mẹ Mary ở thành phố Valencia (Tây Ban Nha) cũng từng khẳng định mình đang nắm giữ một báu vật như thế. Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra xung quanh chiếc Chén Thánh lưu lạc từ Jerusalem tới Tây Ban Nha.
Bích NgọcTheo DM

Ly kỳ cuộc truy lùng chén thánh

Sau nhiều nỗ lực, cảnh sát Anh cho biết đã tìm được chén thánh xứ Wales, tức thánh tích bằng gỗ được cho là chiếc cốc từng được chúa Jesus Christ sử dụng, sau khi bị mất trộm suốt 1 năm.
Chúa Jesus và chiếc cốc trong bữa tiệc ly… - Ảnh: AFP
Chúa Jesus và chiếc cốc trong bữa tiệc ly… - Ảnh: AFP
Một cuộc truy lùng cổ vật thời hiện đại vừa diễn ra một cách ly kỳ tại Anh. Đầu tiên là lời kêu gọi trả lại cổ vật được phát trên truyền hình, đến khoản tiền thưởng cho ai cung cấp thông tin và cuối cùng là một cuộc gặp bí mật. Kết quả, chén thánh xứ Wales đã được thu hồi sau 1 năm mất tích.
Theo tờ Guardian, cái gọi là Nanteos Cup - chỉ một chiếc cốc gỗ kích thước 10 x 8,5 cm được cho là có quyền năng chữa bệnh và chứa đựng phép màu nhiệm - đã bị đánh cắp trong một vụ nhập nha ở Herefordshire cách đây hơn 12 tháng. Kể từ đó, các thám tử bắt tay vào cuộc điều tra cùng việc đăng tin trên chương trình Crimewatch của Đài BBC và đề xuất khoản tiền thưởng 2.000 bảng Anh (khoảng 68 triệu đồng) cho ai cung cấp thông tin.
Mới đây, cảnh sát gần như đã tìm được tông tích của chiếc cốc, nhưng khi ập vào một hộp đêm ở miền tây, thánh tích lại lần nữa biến mất. Tuy nhiên, đến cuối tuần qua, các thám tử của vùng tây Mercia đã công bố thông tin đáng mừng: chén thánh đã được thu hồi một cách an toàn. Phía cảnh sát cho biết chiếc cốc đã được chuyển cho nhà chức trách trong một cuộc họp kín và đã được dàn xếp trước.
Theo đó, vào đầu tháng, cảnh sát nhận được cuộc gọi nặc danh từ một người cho hay ông ta không phải là người ăn cắp chiếc cốc, nhưng có thể lấy nó và trao lại cho cảnh sát. Người đàn ông yêu cầu cảnh sát đến gặp mình ở một góc phố tối phía nam xứ Wales, và từ trong bóng tối giao cổ vật quý cho cảnh sát. “Mọi chuyện có hơi hướm như trong phim James Bond”, tờ Guardian dẫn lời một cảnh sát.
 
... và cổ vật vừa được cảnh sát Anh tìm thấy - Ảnh: PA
... và cổ vật vừa được cảnh sát Anh tìm thấy - Ảnh: PA
Cuộc truy lùng chén thánh từng diễn ra trong thời vua Arthur và các hiệp sĩ bàn tròn, thậm chí xuất hiện trong loạt phim về nhà thám hiểm Indiana Jones. Nhiều câu chuyện xoay quanh nguồn gốc của chiếc cốc, với một số người cho rằng nó từng được chúa Jesus uống trong bữa tiệc ly.
Theo một truyền thuyết, chiếc cốc đã được chuyển về Anh nhờ công của Joseph xứ Arimathea sau cái chết của chúa Jesus. Sau thời gian tạm lưu giữ tại Glastonbury, nó được một nhóm thầy tu Somerset chuyển đến xứ Wales và bảo tồn tại một ngôi nhà thuộc vùng Nanteos, gần Aberystwyth. Phía cảnh sát khéo léo né tránh câu hỏi về tính xác thực của Nanteos Cup, thay vào đó chỉ gọi đây là “vật báu”, nhưng trên thực tế họ nghiêng về giả thuyết chiếc cốc là cổ vật từ thời Trung cổ chứ không phải từ thời Kinh thánh. Một bà cụ ốm yếu ở ngôi làng Weston-under-Penyard tại vùng giáp Herefordshire/Gloucestershire từng kể về phép màu của nó vào năm 2014, thời điểm chiếc cốc bị trộm cuỗm mất.
Gia đình sở hữu cổ vật quý đã đề nghị thưởng 1.000 bảng Anh cho ai hoàn trả nó, và thêm 1.000 bảng từ phía cảnh sát nếu giúp tống giam bọn trộm.
Tuy nhiên, không có khoản tiền nào giao cho người ẩn mặt đã trao chiếc cốc cho cảnh sát. Dù gì đi chăng nữa, việc tìm lại chiếc cốc là thắng lợi mới nhất của một nhóm thám tử vùng tây Mercia, trong chiến dịch gọi là Icarus. Họ đã tiến hành lùng sục nhiều nơi tại London, Kent và Wales, tìm lại được đủ đồ vật từ tượng đá, kính màu, điêu khắc bằng đá, trụ ngạch, đồ đồng thau và kinh thánh bị đánh cắp một cách có hệ thống từ các nhà thờ Anh trong thập niên qua.
Hạo Nhiên

Chén Thánh huyền thoại có phải đã được đưa đến Bắc Mỹ?

Các hiệp sĩ của Vua Arthur tập hợp  quanh Chiếc Bàn Tròn kỷ niệm ngày lễ Hạ Trần [1], đang chứng kiến ảo ảnh của chiếc Chén Thánh. Quang cảnh này đã được miêu tả trong một bản thảo vào thế kỷ thứ XV mang tên “Hiệp sĩ Lancelot và Chiếc Chén Thánh” (Nguồn: Wikimedia Commons)
Các hiệp sĩ của Vua Arthur tập hợp quanh Chiếc Bàn Tròn kỷ niệm ngày lễ Hạ Trần [1], đang chứng kiến ảo ảnh của chiếc Chén Thánh. Quang cảnh này đã được miêu tả trong một bản thảo vào thế kỷ thứ XV mang tên “Hiệp sĩ Lancelot và Chiếc Chén Thánh” (Nguồn: Wikimedia Commons)
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Khám phá nằm trong bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Epoch Times, xoay quanh những hiện tượng lạ mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Tùy bạn quyết định!

Bí ẩn ba phiến đá cổ

Scott Wolter, một nhà khám nghiệm địa chất, đã đề xuất một giả thuyết hoàn toàn mới nhằm giải thích sự tồn tại của bộ ba phiến đá chạm khắc được tìm thấy từ hơn 40 năm trước ở gần hồ Spirit Pond thuộc thị trấn Phippsburg, bang Maine, Hoa Kỳ. Theo Wolter, các phiến đá này là bằng chứng cho thấy các Hiệp sĩ dòng Đền đã rời Châu Âu để đến Bắc Mỹ sau cuộc đàn áp vào năm 1307, mang theo bên mình chiếc Chén Thánh.
Các phiến đá chạm khắc chữ Run ở Spirit Pond đã được Walter J. Elliot, Junior, một thợ mộc sinh ra ở thành phố Bath, bang Maine, Mỹ, phát hiện vào năm 1971. Hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Bang Maine, các phiến đá này đã từng bị một số nhà khoa học coi là một trò lừa gạt, nhưng số khác tin rằng chúng là đồ thật và quan trọng hơn, cung cấp bằng chứng cho thấy mối liên hệ xuyên đại dương trong thời kỳ tiền Columbus và thời kỳ vương quốc Nauy thiết lập thuộc địa ở Châu Mỹ.
Những phiến đá bí ẩn này có kích cỡ 15,24 cm (6 inch) chiều rộng và 17,78 cm (7 inch) chiều dài. Trên bề mặt một phiến đá có vẽ một tấm bản đồ sơ sài và mặt kia có các chữ chạm khắc. Phiến đá thứ hai có khắc một chục ký tự trên một mặt, trong khi phiến đá thứ ba lại chứa một thông điệp dài 16 dòng được chạm khắc gọn gàng ở cả hai mặt.
Quảng cáo
Bản vẽ chạm khắc trên một trong ba hòn đá chữ Run ở Spirit Pond. (Nguồn: Wikimedia Commons)
Sau khi tìm được những phiến đá này, Walter Elliot đã mang chúng đến Bảo tàng Hàng hải Bath. Sau khi xem qua những phiến đá, giám đốc bảo tàng Harold Brown gợi ý có thể những ký hiệu trên mặt đá đến từ bảng chữ cái Run của Na-Uy. Sau đó, các phiến đá được đưa đến tay Einar Haugen, giáo sư chuyên ngành lịch sử và ngôn ngữ Bắc Âu tại trường Đại học Harvard. Trong bản đánh giá được xuất bản sau đó, ông quả quyết rằng những phiến đá này chỉ là một trò lừa phỉnh và gọi chúng là thứ “vớ vẩn” trong khi những người tin tưởng về tính chân thực của những món đồ tạo tác này cho rằng chính những nhận định chóng vánh của Haugen phần nào gân cản trở tới những nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu hơn. Theo Sue Carlson thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Cổ vật New England (New England Antiquities Research Association-NEARA), một khi Haugen gọi chúng là đồ giả, thì rất nhiều các nhà nghiên cứu thuộc thành phần chủ lưu sẽ có nhìn nhận tương tự và sẽ không nghe theo bất cứ giả thuyết nào khác.
Những phiến đá này đã tạo nên một sự phân hóa rõ rệt. Cả Haugen (1972, 1974) và Wahlgren (1982, 1986) đều tuyên bố những phiến đá này là giả, trong khi các nghiên cứu gần đây lại có khuynh hướng thừa nhận mối liên hệ của chúng với những nước Bắc Âu thời Trung Cổ (Buchannan, 1974; Whittal, 1974; Gordon, 1974; Hahn, 1989, 1990; Nieldson, 1992, 1993, 1994; Chapman, 1981, 1993; Buchanan, 1993; and Carlson, 1994). Theo những nghiên cứu trên đây, các phiến đá là bằng chứng cho thấy sự hiện diện của người Viking trên diện rộng ở Bắc Mỹ từ thế kỷ thứ 14-15.
Trong một bài báo đăng trên Tạp chí NEARA, Sue Carlson đã cố gắng đưa ra bản dịch các ký tự trên những phiến đá. Theo Sue, các ghi chép kể về một cơn bão đột nhiên ập đến; những người Viking trong sợ hãi đang cố gắng cứu lấy con thuyền của họ khỏi “những cánh tay phủ bọt của Aegir, vị thần biển cả và đại dương đang nổi cơn thịnh nộ”. Câu chuyện trên được củng cố bởi các dấu vết của người Viking tìm thấy dọc bờ biển New England, kèm theo hai hố hình chữ nhật cách địa điểm phát hiện phiến đá khoảng vài trăm yard (1 yard=0.914 mét), được cho là các căn nhà lợp cỏ khô, điển hình của lối kiến trúc Na-Uy, có niên đại vào khoảng năm 1405.
Carlson phản bác lại tuyên bố của Haugen. Ông cho rằng trên mặt phiến đá là hình chạm khắc những thứ “vớ vẩn”, đồng thời nói rằng ông đưa ra kết luận như vậy dựa vào giả thiết đây có thể là ngôn ngữ Na-Uy khoảng những năm 1010. Thật vậy, rất nhiều thách thức đã xuất hiện khi ông cố gắng phân tích và xác thực những ký tự chạm khắc này là chữ Run của Na-Uy, do sự biến thể trong hệ thống chữ viết qua thời gian. Chính vì vậy, những người phản bác Haugen có cơ sở lập luận rằng Haugen đã bị giới hạn vào chỉ một trong rất nhiều các hệ chữ viết Run tồn tại trong lịch sử.
Tuy nhiên, nhà khám nghiệm địa chất Scott Wolter cũng đã thêm một chút gia vị vào câu chuyện này với một ý tưởng cực đoan khi cho rằng phiến đá chạm khắc này không phải là bằng chứng chứng tỏ người Na-Uy đã từng đặt chân đến bang Maine, Mỹ trong thế kỷ thứ 15, mà là một cuộc trốn chạy của những Hiệp sĩ dòng Đền sang Bắc Mỹ, mang theo mình Chén Thánh. Woltor ủng hộ giả thuyết cho rằng Chén Thánh không phải là một cái cốc, mà là một danh sách các hậu duệ từ một cuộc hôn nhân bí mật giữa Chúa Giê-su và Maria Madalena.
“Đây là câu chuyện tuyệt vời nhất chưa từng được kể”, Wolter, người dẫn chương trình truyền hình “American Unearthed” (Khám phá bí ẩn Mỹ) nhận định.

Giả định về những đứa con của Giê-su

Wolter nói ông tin rằng các Hiệp sĩ là một mối hiểm họa không chỉ vì khối tài sản họ thu thập được qua nhiều năm mà còn bởi vì họ chính là những đứa con đẻ của Giê-su.

Giả thiết này cho rằng trong nhiều thế hệ qua, chiếc Chén Thánh đã bị nhầm lẫn thành một chiếc cốc được dùng để đựng máu của Giê-su khi Ngài bị đóng đinh trên cây thánh giá. Wolter tin vào giả thuyết cho rằng các học giả trong lịch sử đã dịch sai nghĩa của từ tiếng Pháp cổ là “san greal” thánh “holy grail” (Chén Thánh), nhưng thực ra cụm từ dịch chuẩn xác hơn phải là “sang real,” nghĩa là “dòng máu hoàng gia”, hay nói cách khác, chính là dòng máu của chúa Giê-su.
Các Hiệp sĩ là một nhóm quân đội tôn giáo trong giai đoạn xảy ra các cuộc Thập Tự Chinh, nhưng vào năm 1307, những người ủng hộ trong Giáo hội Công giáo và hoàng gia Pháp đột nhiên trở mặt, khi buộc tội các thành viên với tội danh tiến hành các nghi thức dị giáo để rồi lùng bắt họ.
Wolter nói ông tin rằng các Hiệp sĩ là một mối hiểm họa không chỉ vì khối tài sản họ thu thập được qua nhiều năm mà còn bởi vì họ chính là những đứa con đẻ của Giê-su. Nếu sự thật về dòng máu thần thánh của họ được tiết lộ, thì quyền lực của họ sẽ gặp phải sự đối địch từ Giáo hội và chế độ quân chủ.
Một trong những lý lẽ của Haugen khi nhận định những phiến đá Spirit Pond là giả là vì có một ký tự bắt chéo xuất hiện xuyên suốt trong bản khắc, được gọi là ‘Dấu X móc ngoặc’ hay ‘Ngòi chữ A’ bởi vì nó biểu thị tiếng ‘a’. Bởi lẽ ký hiệu tương tự có thể được tìm thấy trên bức chạm khắc chữ Run nổi tiếng phát hiện trên mặt các tảng đá ở Narragansett and Kensington, nên giả thuyết học thuật phổ biến hiện nay là tất cả các bản khắc đều là giả, trong đó người chạm khắc đã lấy các phiến đá chữ Run ở Kensington năm 1898 làm nguồn tham khảo để tạo nên các phiến đá mới được phát hiện gần đây ở New England.
Bìa cuốn sách “Dấu X móc ngoặc: Chìa khóa giải đáp cho những bí ẩn lịch sử Bắc Mỹ” của tác giả Scott Wolter (Nguồn: hookedx.com)
Nhưng Wolter lại đưa ra giả thuyết khác về ký tự này. Trong cuốn sách xuất bản năm 2009 với tựa đề: “Dấu X móc ngoặc: Chìa khóa giải đáp cho những bí ẩn lịch sử Bắc Mỹ”, ông cho rằng thay vì phủ nhận cả ba địa điểm này, các ký tự thực tế đã xác nhận chúng. Wolter nói rằng các học giả bối rối trước ký hiệu Dấu X móc ngoặc chỉ đang giới hạn phạm vi nghiên cứu của họ vào thứ ngôn ngữ được sử dụng bởi những người du hành Na-Uy. Ông cho rằng thay vào đó các phiến đã được khắc bởi các thầy tu Cơ Đốc giáo thuộc dòng Xitô khi họ đi cùng với các Hiệp sĩ dòng Đền.
“Những nhà khảo cổ họ đều đã bị “lập trình” [để tin rằng các phiến đá này là giả] và họ không thể nghĩ tư duy vượt qua cái khung hiểu biết hiện tại”, Wolter nói.
Wolter lập luận rằng dấu X móc ngược đã kết hợp chữ V lộn ngược biểu thị nam giới, chữ V hướng lên biểu thị nữ giới, và một chữ V nhỏ trên cùng bên phải biểu thị một người con gái nhỏ. Hợp lại với nhau, chúng tạo thành Giê-su, Maria Madalena và đứa con gái của họ. Và đây là một trong số rất nhiều ký hiệu được các Hiệp sĩ dòng Đền và các thầy tu của họ sử dụng như một phần của thứ ngôn ngữ bí ẩn, với mục đích trao đổi thông tin với người khác mà không để lộ danh tính của họ.
Mặc dù Sue Carlson đã bác bỏ giả thuyết về các Hiệp sĩ dòng Đền của Wolter vì cảm thấy nó quá “không tưởng”, nhưng ít nhất thì họ đều nhất trí về một điểm, đó là các phiến đá Spirit Pond đã bị nhìn nhận một cách bất công từ khi được phát hiện và cần có thêm các nghiên cứu khách quan hơn.
Tái bản với sự cho phép của trang Ancient Origins. Đọc bản gốc ở đây

Chén Thánh huyền thoại xuất hiện ở Tây Ban Nha

02/04/2014 09:57

(NLĐO) - Hàng đoàn khách kéo về bảo tàng thuộc nhà thờ ở San Isidoro (Tây Ban Nha) khi cuốn sách "King of the Grail" mới xuất bản tuần qua tiết lộ chiếc chén cổ ở đây là Chén Thánh mà chúa Giê-su đã dùng trong Bữa tối cuối cùng.



Chén Thánh trong bảo tàng sau khi được cất giữ tại nhà thờ San Isidoro, Tây Ban Nha

Chiếc chén cổ được đúc bằng vàng, gắn mã não cùng nhiều loại đá quý khác. Chiếc chén này từng thuộc quyền sở hữu của công chúa cả Dona Urraca, con gái nhà vua Tây Ban Nha Fernando I ở thế kỷ XI.
Nhà nghiên cứu lịch sử trung cổ Margarita Torres và nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Jose Manuel Ortega del Rio nhận định đây chính là chiếc Chén Thánh trong cuốn sách mới xuất bản tuần trước có tên “Kings of the Grail”.
Hai nhà nghiên cứu cho biết những manh mối từ hai cuộn giấy cổ Ai Cập đã đưa họ đến cuộc tìm kiếm Chén Thánh trong 3 năm qua.
Theo một số tài liệu viết bằng tiếng Ả rập, Chén Thánh bị các tín đồ Hồi giáo đánh cắp khỏi Jerusalem và lưu lạc trong cộng đồng tín đồ Kitô giáo sinh sống ở Ai Cập. Nhiều thế kỷ sau (khoảng năm 1050), Hoàng gia Ai Cập đã dùng nó tặng cho vua Tây Ban Nha như lời cảm ơn vì vị vua này ra tay cứu giúp dân Ai Cập vượt qua nạn đói.
Chén thánh được mạ vàng bên trong và bên ngoài có những hình chạm khắc tinh tế, trang trí bằng ngọc lục bảo, ngọc trai... Có lẽ, chén đã được vua Ai Cập thiết kế lại trước khi tặng cho vị chủ nhân mới. Từ năm 1950, nó được lưu giữ và trưng bày tại nhà thờ San Isidoro.
Tác giả cuốn sách, bà Torres, nói: “Chén thánh này chính là chén thánh trong đạo Kitô, nó đã đi qua Cairo đến Leon. Phát hiện này rất quan trọng vì đã giải quyết được một vấn đề lớn. Chúng tôi tin rằng đây có thể mở đầu cho một giai đoạn nghiên cứu tuyệt vời”.

Bữa tối cuối cùng của Chúa Giê-su qua tranh
Bữa tối cuối cùng của Chúa Giê-su qua tranh

Chén Thánh huyền thoại xuất hiện ở Tây Ban Nha

Bộ phim “Indiana Jones And The Last Crusade” (Cuộc thập tự chinh cuối cùng – 1989) cũng được thực hiện dựa trên giả thuyết này. Trong đó, quân Đức từng tới Tây Ban Nha thời Thế chiến II với niềm tin rằng chiếc Chén Thánh đang được cất giữ tại tu viện Montserrat gần Barcelona.
Đây không phải là lần đầu tiên một nhà thờ hay viện bảo tàng khẳng định mình đang nắm giữ chiếc Chén Thánh. Nhà thờ Đức Mẹ Mary ở TP Valencia, Tây Ban Nha cũng từng khẳng định mình đang nắm giữ một báu vật như vậy.
H.Trang (Theo Daily Mail

Tráng Chén Thánh Bằng Nước Hay Bằng Rượu ?

Tráng chén Thánh bằng nước hay bằng rượu?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi thấy hầu như các linh mục, sau phần cho Rước Lễ, đều tráng chén bằng nước mà thôi. Nhưng Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma [GIRM] cũng nói rằng việc tráng chén có thể sử dụng cả rượu và nước. Thưa cha, tại sao một phương pháp lại áp đảo hầu như hoàn toàn phương pháp kia? Nếu có người muốn sử dụng cả nước và rượu, thì cách thức làm ra sao?
J. F., Adelaide, Australia.
Đáp: Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma [GIRM] nói như sau trong số 279:
“Các chén thánh được vị tư tế, phó tế hay thầy có chức giúp lễ tráng lau sau rước lễ hoặc sau Thánh Lễ, nên làm việc này tại bàn phụ. Tráng chén bằng nước hoặc bằng nước và rượu, và người tráng uống hết. Ðĩa thánh được chùi bằng khăn lau.
Phải liệu sao Máu Thánh còn lại sau khi cho rước được uống hết tại bàn thờ” (bản dịch tiếng Việt của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Việc tráng chén này dựa vào việc tráng chén của hình thức ngoại thường, mà trong đó việc tráng chén bằng nước và rượu là một qui định.
Chữ đỏ trong Sách Lễ với hình thức ngoại thường qui định tiến trình như sau:
“Sau khi cho Rước Lễ, linh mục cất mọi Bánh Thánh còn lại vào Nhà Tạm, sau đó ngài cầm chén thánh và người giúp lễ rót rượu vào Chén Thánh. Linh mục uống rượu và đọc thầm: “Lạy Chúa, (Quod ore súmpsimus, Dómine, pura mente capiámus), những gì chúng con đã rước trong miệng chúng con, xin cho chúng con rước với tâm hồn thanh sạch; và xin cho của lễ đời tạm này trở nên cho chúng con phương thuốc đời đời.
“Rượu và nước được đổ trên các ngón tay của linh mục vào Chén Thánh. Trong khi ngài làm khô các ngón tay, ngài đọc thầm:
“Lạy Chúa (Corpus tuum, Domine, quod sumpsi, et Sanguis, quem potavi), xin cho Mình Chúa mà con đã ăn và Máu Chúa mà con đã uống, đến tới các bộ phận sâu thẳm nhất của con, và làm cho không còn vết tội ở lại trong con, là người đã được nuôi dưỡng với Bí Tích tinh tuyền và thánh thiện này. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen”
“Linh mục uống rượu và nước, lau chén thánh và lấy khăn đậy lại”.
Phần cổ xưa nhất của nghi lễ này là phần đầu tiên, sự làm sạch miệng (“ablutio oris”), trong đó linh mục uống một chút rượu để bảo đảm rằng không còn chút Mình Thánh Máu Thánh nào trong miệng nữa. Trong một số nghi thức phụng vụ Đông phương, chủ tế cũng có thể dùng một chút bánh thánh. Có bằng chứng của sự thực hành này từ ít là thế kỷ thứ tư.
Ở một số nơi, cũng có tập tục là các tín hữu cũng uống chút rượu hay nước sau khi Rước Lễ. Lý do cho việc này là vì Giáo Hội vẫn còn sử dụng bánh có men cho Thánh Lễ, nên khi rước lễ, người ta phải nhai. Có bằng chứng cho thấy rằng dấu vết của tập tục này còn tồn tại ở nhiều vùng của Châu Âu cho đến đầu thế kỷ 20.
Lúc đầu, sự thanh tẩy các ngón tay và tráng chén được thực hiện sau thánh lễ, nhưng không có luật hoặc quy định đặc biệt vể việc này. Các quy tắc đầu tiên xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ chín, và ban đầu chỉ dùng nước mà thôi. Chúng tôi tìm thấy tài liệu đầu tiên của việc dùng rượu trong truyền thống đan tu của thế kỷ 11. Trong một số trường hợp, việc này được phát triển thành một nghi lễ chi tiết, trong đó chén thánh được tráng ba lần.
Lúc đầu, bàn tay hoặc ít nhất là các ngón tay được rửa sạch trong một cái chậu gần bàn thờ. Bằng chứng sớm nhất của việc rửa các ngón tay trên chén thánh là từ một nguồn tài liệu dòng Đa Minh năm 1256. Nguồn tài liệu này nói rằng, do thiếu một cái chậu phù hợp, thì tốt hơn nên rửa các ngón tay bằng nước trên chén thánh, và sau đó uống nước này cùng với rượu, mà trước đó đã được sử dụng để làm sạch các ngón tay. Tài liệu này cũng là một trong các tài liệu đầu tiên nhắc đến việc sử dụng một miếng vải lau, mà sau này trở thành khăn lau chén thánh.
Các tập tục này dần dần lan rộng nhưng không trở nên phổ quát, cho đến khi được đưa vào luật bởi Sách Lễ Rôma của thánh Giáo Hoàng Piô V vào năm 1570.
Còn hiện nay thì sao? Làm thế nào một linh mục tráng chén bằng rượu và nước trong hình thức thánh lễ bình thường?
Tôi đề nghị rằng việc tráng chén nên được thực hiện theo cách thức đơn giản nhất. Khi tráng chén, nên rót rượu và nước vào chén thánh rồi uống hết. Tỉ lệ của rượu và của nước là tùy vào linh mục. Vì mục đích thực tiễn, một sự pha trộn khá loãng là được ưa thích hơn, trước tiên nhằm tránh làm dơ khăn lau chén thánh.
Việc chỉ sử dụng nước để tráng chén thánh đã chiếm ưu thế, do sự thực hành sau các cải cách phụng vụ. Sự xuất hiện việc đồng tế thánh lễ và việc cho Rước lễ khá thường xuyên dưới hai hình đòi hỏi có nhiều hơn một chén thánh được tráng. Ngoài ra cũng có nhiều bình thánh hơn, trong đó một số cần phải được tráng bằng nước. Tất cả điều này làm cho việc sử dụng cả rượu và nước để tráng chén là ít thực tế hơn, và vì vậy không đáng ngạc nhiên khi sự lựa chọn hợp pháp của việc sử dụng cả rượu và nước để tráng chén đã bị gác qua một bên. (Zenit.org 4-2-2014)
Nguyễn Trọng Đa dịch

Cảnh sát Anh đột kích quán rượu để tìm kiếm ‘Chén Thánh’ trong truyền thuyết

Chiếc cốc Nanteos, đã bị thất lạc vào tháng 7/2014 (Ảnh: Nanteos House)
Chiếc cốc Nanteos, đã bị thất lạc vào tháng 7/2014 (Ảnh: Nanteos House)
Cuộc tìm kiếm ‘Chén Thánh’ huyền thoại – chiếc cốc đã được Chúa Giê-su sử dụng vào bữa tối cuối cùng trước khi bị đóng đinh lên thập tự giá và/hoặc chiếc chén hứng máu của Ngài khi bị đóng đinh, đã truyền cảm hứng cho nhiều người kể chuyện từ khi những giai thoại về Vua Authur được phổ biến lần đầu tiên ở châu Âu thời Trung Cổ.
Qua nhiều thế kỷ, rất nhiều người đã đi tìm kiếm chiếc chén huyền thoại này và có rất nhiều giả thuyết về nó được đưa ra. Nhưng, một cuộc đột kích vào Quán rượu Crown Inn ở Herefordshire, Anh, vào tháng 8/2014 đã làm tăng thêm chút kịch tính cho chiếc Chén Thánh huyền thoại này.
(Ảnh: tripadvisor.com)
Quán rượu Crown Inn (Ảnh: tripadvisor.com)
Theo kênh truyền hình PBS, 12 cảnh sát Anh đã đột kích vào bên trong tòa nhà, vốn có niên đại từ thế kỷ 15, nhòm ngó bên dưới ván sàn nhà và sử dụng các camera sợi quang để tìm kiếm một chiếc cốc mà có thể là Chén Thánh huyền thoại.
Một trong những ứng cử viên cho chiếc Chén Thánh này được gọi là “Chiếc cốc Nanteos”, đặt theo tên Dinh thự Nanteos ở xứ Wales, nơi chiếc chén được cất giữ cho tới năm 1952. Tòa dinh thự này đã được các thầy tu Công giáo sử dụng như một nơi lánh nạn vào thế kỷ 16 sau khi Vua Henry VIII ra lệnh giải thể các tu viện trên cả nước.
King Arthur’s knights, gathered at the Round Table to celebrate the Pentecost, see a vision of the Holy Grail. This scene is depicted in a 15th century manuscript of “Lancelot and the Holy Grail.” (Wikimedia Commons) Các hiệp sĩ của Vua Arthur, tụ tập xung quanh Bàn Tròn để kỷ niệm Lễ Hạ Trần, đã nhìn thấy được một ảo ảnh của chiếc Chén Thánh. Cảnh tượng này đã được miêu tả trong bản thảo “Lancelot và Chén Thánh” từ thế kỷ 15. (Ảnh: Wikimedia) Các hiệp sĩ của Vua Arthur, tụ tập xung quanh Bàn Tròn để kỷ niệm Lễ Hạ Trần, đã nhìn thấy được một ảo ảnh của chiếc Chén Thánh. Cảnh tượng này đã được miêu tả trong bản thảo “Lancelot và Chén Thánh” từ thế kỷ 15. (Ảnh: Wikimedia)
Chiếc chén này đã bị thất lạc vào tháng 7/2014 và được cho là đã bị ăn trộm. Chiếc chén này đã biến mất khỏi sự chăm sóc của Fiona Myers, một hậu duệ của gia đình, người từng sở hữu Dinh thự Nanteos. Bà được cho là đã đưa chiếc chén cho một người phụ nữ ốm yếu mượn, để bà này khai thác huyền năng chữa bệnh của nó.
(Ảnh: www.tripadvisor.ie)
Dinh thự Nanteos. (Ảnh: www.tripadvisor.ie)
Cảnh sát đã nhận được báo cáo nói rằng chiếc chén này đã xuất hiện ở một quán rượu, nhưng họ đã không tìm được nó ở đó.
Chiếc chén Nanteos được cho là đã được mang sang Anh Quốc bởi Joseph xứ Arimathea, một nhân vật trong kinh Thánh, người đã dâng hiến ngôi mộ của mình làm nơi an nghỉ của Chúa Giê-su sau khi Ngài bị đóng đinh lên cây thập tự giá, và cũng được cho là người đã truyền bá Công giáo sang Anh Quốc.
Trước khi chiếc cốc biến mất, nó đã được các nhà khoa học giám định. Theo các chuyên gia này, chiếc chén rất có thể không phải là chiếc cốc được sử dụng bởi chúa Giê-su, vì nó có niên đại từ khoảng vài thế kỷ sau thời điểm của bữa ăn tối cuối cùng. Ngoài ra, chiếc chén này không phải được làm từ gỗ ô-liu, loại gỗ được cho là đã được sử dụng để chế tạo cốc chén vào thời đó.
Chén Thánh đã được tìm thấy ở Tây Ban Nha?
Two employees of of the museum and a guest (R) view what was known as the goblet of the Infanta Dona Urraca—daughter of Fernando I, King of Leon from 1037 to 1065—in the museum of the Basilica of San Isidoro in Leon, northern Spain on March 31, 2014. Some historians now say it may be the Holy Grail. (Getty Images) Được gọi là chiếc cốc của Infanta Dona Urraca, lấy theo tên con gái của Fernando I, vua xứ Leon từ 1037 đến 1065, chiếc cốc này hiện đang được trưng bày trong bảo tàng của nhà thờ Basilica of San Isidoro ở Leon, miền bắc Tây Ban Nha. Một số nhà sử học nói rằng đây rất có thể là chiếc Chén Thánh trong truyền thuyết. (Ảnh: www.dcclothesline.com)Được gọi là chiếc cốc của Infanta Dona Urraca, lấy theo tên con gái của Fernando I, vua xứ Leon từ 1037 đến 1065, chiếc cốc này hiện đang được trưng bày trong bảo tàng của nhà thờ Basilica of San Isidoro ở Leon, miền bắc Tây Ban Nha. Một số nhà sử học nói rằng đây rất có thể là chiếc Chén Thánh trong truyền thuyết. (Ảnh: www.dcclothesline.com)
Vào tháng 3/2014, hai nhà sử học tuyên bố rằng họ đã tìm thấy chiếc Chén Thánh ở Tây Ban Nha. Một cái cốc mã não lưu trữ trong nhà thờ Basilica ở San Isidoro ở Leon, Tây Ban Nha, đã được trưng bày – là một phần tài sản của Nữ hoàng Tây Ban Nha Urraca từ thế kỷ 11. Margarita Torres, một giáo sư lịch sử từ trường Đại học Leon, và nhà lịch sử nghệ thuật Jose Ortiza de, Rio đã xác nhận đây là chiếc Chén Thánh trong truyền thuyết, sau khi nghiên cứu các tư liệu của người Ai Cập thời Trung Cổ có đề cập đến chiếc chén của chúa Giê-su.
GS Torres và ông Ortiza del Rio cho rằng các tín đồ Đạo Hồi đã trộm chiếc chén từ Jerusalem và đưa nó cho các tín đồ Công giáo ở Ai Cập. Chiếc chén này đã được gửi tới Nhà vua Fernando xứ Castile như một món quà vào năm 1050, như một lời cảm ơn cho sự viện trợ của Ngài trong một trận hạn hán. Vào thời điểm này chiếc chén đã được trang trí với đồ trang sức và các họa tiết thời Trung Cổ. Vua Fernando đã trao nó lại cho con gái của mình, Nữ hoàng Urraca. Các nhà sử học nói rằng họ đã phân tích niên đại chiếc chén, và xác định nó đã được chế tạo trong khoảng thời gian từ năm 200 TCN cho đến năm 100 SCN, tuy rằng họ không thể truy nguồn gốc trở lại 400 năm đầu tiên của lịch sử chiếc chén và do đó không thể xác định chắc chắn đây chính là chiếc Chén Thánh trong huyền thoại.
Các manh mối khác về chiếc Chén Thánh ở Anh
Chiếc chén Nanteos không phải là di vật duy nhất ở Anh được rất nhiều người cho rằng có thể là ứng cử viên cho chiếc Chén Thánh. Ở Glastonbury, truyền thuyết kể rằng Joseph xứ Arimathea đã chôn cất chiếc chén sâu bên trong sườn đồi Glastonbury Tor để đảm bảo an toàn. Truyền thuyết tiếp tục kể rằng một con suối đã trào ra từ sườn đồi, chảy qua chiếc Chén Thánh và nhuộm đỏ máu của chúa Giê-su. Trên thực tế, một dòng suối đỏ đã được phát hiện bên sườn đồi, nhưng ngày nay màu đỏ đó được giải thích là do có sự hiện diện của đồng oxit trong thổ nhưỡng của vùng đất Glastonbury.
The summit of Glastonbury Tor. On the hillside is a spring of red water, which, according to local legend, flowed through the Holy Grail buried there. (Tony Grist via Wikimedia Commons) Đỉnh núi Glastonbury Tor. Trên sườn đồi là một dòng suối màu đỏ, mà theo truyền thuyết địa phương, đã chảy qua chiếc Chén Thánh được chôn bên dưới. (Ảnh: Tony Grist/Wikimedia)Đỉnh núi Glastonbury Tor. Trên sườn đồi là một dòng suối màu đỏ, mà theo truyền thuyết địa phương, đã chảy qua chiếc Chén Thánh được chôn bên dưới. (Ảnh: Tony Grist/Wikimedia)
Một truyền thuyết về Chén Thánh khác của Anh Quốc có liên hệ đến chiếc cốc Marian, và truyền thuyết này không hề đả động đến nhân vật Joseph xứ Arimathea. Truyền thuyết này cho rằng Mary Magdalene đã hứng máu của Chúa Giê-su bằng một cái cốc trong quá trình đóng đinh và sau đó lưu trữ cái cốc đó cùng thi thể Chúa Giê-su trong ngôi mộ của Joseph. Chiếc cốc sau đó đã được khai quật từ ngôi mộ của ông và mang đến Rome. Khi Rome bị những người Visigoths cướp phá vào năm 410, chiếc cốc đã được chuyển đến Anh Quốc.
Ở điểm này, truyền thuyết về chiếc chén đã có các điểm khá tương đồng với truyền thuyết về Vua Arthur, với việc Payne Peveril (tương ứng với Percival trong các truyền thuyết về vua Arthur) là người đầu tiên trong số rất nhiều người bảo vệ chiếc Chén Thánh. Truyền thuyết lần theo sự di chuyển của Chiếc Cốc Marian từ Lâu đài Whittington, Shropshire đến Tu viện Alberbury, cho đến một nơi cất giấu bên trong một bức tượng Thánh John được đặt tại Công viên Hawkstone. Một chiếc bình dầu thơm mã não đã được phát hiện ở đó vào năm 1934, và được rất nhiều người cho là chiếc cốc Marian.
Sir Percival is depicted holding the Holy Grail as a devil disguised as a woman tries to tempt him, in this painting by Arthur Hacker, painted in 1894. (Wikimedia Commons) Bức tranh của Arthur Hacker vào năm 1894 miêu tả Hiệp sĩ Percival đang cầm chiếc Chén Thánh trong khi ma quỷ ngụy trang thành một người phụ nữ đang cố cám dỗ ông. (Ảnh: Wikimedia)Bức tranh của Arthur Hacker vào năm 1894 miêu tả Hiệp sĩ Percival đang cầm chiếc Chén Thánh trong khi ma quỷ ngụy trang thành một người phụ nữ đang cố cám dỗ ông. (Ảnh: Wikimedia)
Một truyền thuyết khác tuyên bố rằng chiếc cốc ở Nhà nguyện Roslin chính là chiếc Chén Thánh. Trong thời kỳ diễn ra các cuộc Thập tự chinh, các Hiệp sĩ dòng Đền đã tìm được các báu vật, trong đó bao gồm di vật huyền thoại đã được cất giữ một nghìn năm trước trong Đền thờ Solomon. Theo truyền thuyết, món cổ vật đáng giá nhất trong số các kho báu được khai quật là một chiếc chén, sau này đã được mang trở lại Scotland và giao cho Henry Sinclair, Bá tước xứ Orkney. Chiếc chén vẫn nằm trong quyền sở hữu của gia đình này cho tới khi Nhà nguyện Roslin được xây dựng vào năm 1446, nơi nó được nhét vào bên trong cái cột Prentice được chạm trổ rất công phu. Nhà nguyện Roslin đã được xây dựng như một phiên bản tái lập nguyên gốc của Đền thờ Solomon.
Roslin or Rosslyn Chapel, founded in the early 15th century. The Holy Grail is said to be buried here. (Ronnie Leask via Wikimedia Commons) Nhà nguyện Roslin hay Rosslyn, được xây dựng vào đầu thế kỷ 15. Chén Thánh được cho là đã được chôn cất ở đây. (Ảnh: Ronnie Leask/Wikimedia)Nhà nguyện Roslin hay Rosslyn, được xây dựng vào đầu thế kỷ 15. Chén Thánh được cho là đã được chôn cất ở đây. (Ảnh: Ronnie Leask/Wikimedia)
Cột Roslin (Ảnh: Flickr)
Cột Prentice bên trong nhà nguyện Roslin. (Ảnh: Flickr)
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả: Paul Darin, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét