Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

THIÊN ĐƯỜNG HAY ĐỊA NGỤC?

CNXH là gì? Là:
-Có một nhà nước nhân dân thực chất vì dân.
-Có một nền kinh tế năng động, sáng tạo, ứng biến vi diệu và phát triển phù hợp cuộc sống, lòng dân.

-------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Hugo Chávez

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hugo Chávez
Hugo Chávez 2012.jpg
Hugo Chávez vào năm 2012
Chức vụ
Nhiệm kỳ 2 tháng 2 năm 1999 – 5 tháng 3 năm 2013
Tiền nhiệm Rafael Caldera
Kế nhiệm Nicolas Maduro
Vị trí Venezuela
Phó Tổng thống Julián Isaías Rodríguez Diaz
Adina Bastidas
Diosdado Cabello
José Vicente Rangel
Jorge Rodríguez
Ramón Carrizales
Elías Jaua
Nicolás Maduro
Thông tin chung
Đảng phái Phong trào Đệ ngũ Cộng hòa (1997–2006)
Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất (2006–2013)
Sinh 28 tháng 7, 1954
Sabaneta, Alberto Arvelo Torrealba, Barinas, Venezuela
Mất 5 tháng 3, 2013 (58 tuổi)
Caracas, Venezuela (do Ung thư)
Alma mater Học viện Quân sự Venezuela
Nghề nghiệp Quân nhân, Chính trị gia
Tôn giáo Công giáo La Mã
Vợ Nancy Colmenares (đã ly dị)

Marisabel Rodríguez (1997–2004)
Con cái Rosa Virginia
María Gabriela
Hugo Rafael y Rosinés
Chữ ký Hugo Chavez Signature.svg
Hugo Rafael Chávez Frías (phát âm tiếng Tây Ban Nha[ˈuɣo rafaˈel ˈtʃaβes ˈfɾi.as]; 28 tháng 7 năm 1954 – 5 tháng 3 năm 2013) là Tổng thống Venezuela từ năm 1999 cho đến khi qua đời vào năm 2013. Ông từng là lãnh đạo của Chính đảng Phong trào Đệ ngũ Cộng hòa từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 1997 cho đến khi nó giải thể- đồng thời ông trở thành lãnh đạo của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV). Tuân theo ý thức hệ chính trị chủ nghĩa Bolivar và "chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" của mình, ông tập trung vào việc thực hiện các cải cách xã hội chủ nghĩa ở trong nước, xem chúng là một phần của một kế hoạch xã hội được gọi là cách mạng Bolivar, xây dựng một bản hiến pháp mới, các hội đồng Tham dự dân chủ chủ nghĩa, quốc hữu hóa một số ngành công nghiệp then chốt, tăng chi tiêu của chính phủ cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục, giảm đáng kể tỷ lệ đói nghèo theo số liệu của chính phủ.
Hugo Chávez mô tả chính sách của ông là chủ nghĩa phản đế quốc, ông lớn tiếng chỉ trích chủ nghĩa tân tự do và chủ nghĩa tư bản tự do kinh doanh. Nói theo một cách tổng quát hơn, Hugo Chávez là một đối thủ nổi bật với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ  Ông thiết lập liên minh mạnh mẽ với các chính phủ cộng sản của Fidel Castro và sau đó là Raúl Castro tại Cuba và các chính phủ xã hội của Evo Morales tại Bolivia, Rafael Correa tại EcuadorDaniel Ortega tại Nicaragua, nhiệm kỳ tổng thống của ông được nhìn nhận là một bộ phận của "trào lưu cách tả" xã hội chủ nghĩa đang có tác động sâu rộng đến Mỹ La tinh. Ông ủng hộ hợp tác Mỹ Latinh và Caribe và xem đây là phương tiện để thiết lập các tổ chức liên khu vực như Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ, Liên minh Bolivar cho châu Mỹ, và Ngân hàng Phương Nam, và hệ thống truyền hình khu vực TeleSur.

Cuộc sống ban đầu

Thời thơ ấu

Hugo Chávez sinh vào ngày 28 tháng 7 năm 1954 tại nhà người bà nội Rosa Inéz Chávez, một ngôi nhà ba phòng nằm ở ngôi làng Sabaneta, bang Barinas. Gia đình Chávez có nguồn gốc từ thổ dân châu Mỹ, người Venezuela gốc Phi, và người Tây Ban Nha.  Phụ mẫu của ông, Hugo de los Reyes Chávez và Elena Frías de Chávez, là thầy cô giáo thuộc tầng lớp hạ trung lưu, sống tại ngôi làng nhỏ Los Rastrojos. Hugo Chávez là người con thứ hai trong số 7 người con, trong đó người anh cả là Adán Chávez.  Hai vợ chồng sống trong cảnh nghèo khó, vì thế họ đã gửi Hugo Chávez và Adán Adán Chávez đến ở với bà nội về sau Hugo Chávez mô tả bà nội của ông là "một con người đức hạnh..." Bà là một tín hữu Công giáo La Mã mộ đạo, và Hugo Chávez là một lễ sinh tại một nhà thờ địa phương. Hugo Chávez mô tả thời thơ ấu của ông là "nghèo túng...rất hạnh phúc", và đã trải qua "địa vị thấp kém, cảnh bần cùng, sự đau khổ, đôi khi không có bất kỳ thứ gì để ăn", và "sự bất công của thế giới này." 
Hugo Chávez nhập học tại trường tiểu học Julián Pino, các sở thích của ông khi đó bao gồm vẽ, bóng chày và lịch sử. Ông đặc biệt quan tâm đến vị tướng liên bang chủ nghĩa Ezequiel Zamora, kị của ông đã phục vụ trong đội quân dưới sự chỉ huy của vị tướng này  Vào giữa thập niên 1960, Hugo Chávez cùng các anh em và bà chuyển đến thành phố Barinas để những cậu bé có thể theo học tại trường trung học Daniel O'Leary, trường trung học duy nhất tại bang vào thời điểm đó. 

Học viện quân sự: 1971–1975

Năm 17 tuổi, Hugo Chávez đã quyết định theo học tại Học viện Khoa học Quân sự Venezuela ở Caracas. Tại trường, ông là một thành viên trong lớp học đầu tiên trong Kế hoạch Andrés Bello, một chương trình giảng dạy được tái cơ cấu. Kế hoạch này do một nhóm các sĩ quan cấp tiến, dân tộc chủ nghĩa xây dựng nên, họ tin rằng sự thay đổi đó là cần thiết cho quân đội. Chương trình giảng dạy mới này khuyến khích sinh viên không chỉ học các thông lệ và chiến thuật quân sự mà còn học các chủ đề khác rộng lớn hơn, và đưa các giáo sư dân sự từ các trường đại học khác đến thuyết giảng cho các học viên quân sự Khi sống tại Caracas, ông đã chứng kiến nhiều cảnh bần cùng- đặc trưng của tầng lớp lao động Venezuela, đôi khi gặp phải những cảnh ông đã từng trải qua khi lớn lên, và ông xác nhận rằng sự từng trải này chỉ khiến ông quyết tâm hơn để đạt được công bằng xã hội  Ông cũng bắt đầu tham gia vào các hoạt động địa phương bên ngoài trường quân sự, chơi cả bóng chàybóng mềm cùng đội Criollitos de Venezuela, cùng đội tiến vào Giải Vô địch Bóng chày Quốc gia Venezuela. Các sở thích khác mà ông thực hiện vào thời gian đó bao gồm làm thơ, viết truyện và kịch bản sân khấu, hội họa và nghiên cứu cuộc đời và tư tưởng chính trị của nhà cách mạng thế kỷ 19 Simón Bolívar.  Ông cũng trở nên quan tâm đến nhà cách mạng Marxist Che Guevara sau khi đọc được cuốn tự truyện Nhật ký của Che Guevara, song ông cũng đọc các cuốn sách về nhiều nhân vật đa dạng khác.
Năm 1974, ông được chọn làm một đại biểu đi dự lễ kỷ niệm 150 năm diễn ra trận Ayacucho tại Peru, một cuộc xung đột mà trong đó trung úy Antonio José de Sucre của Simon Bolívar đã đánh bại quân bảo hoàng trong chiến tranh giành độc lập Peru. Tại Peru, Chávez đã nghe được phát biểu của vị Tổng thống cánh tả Peru- Tướng Juan Velasco Alvarado (1910–1977), và được truyền cảm hứng từ ý tưởng của Velasco rằng quân đội phải hành động vì lợi ích của các tầng lớp lao động khi giai cấp thống trị tham nhũng, ông "ôm lấy các quyển sách [Velasco viết], thậm chí ghi nhớ gần như hoàn toàn một số lời nói."  Ông kết bạn với công tử của Tổng thống Panama Omar Torrijos- một vị tướng cánh tả khác, Hugo Chávez sau đó đến thăm Panama và gặp Torrijos tại đây, Hugo Chávez thấy ấn tượng với chương trình cải cách ruộng đất nhằm giúp ích cho nông dân của vị Tổng thống này. Chịu ảnh hưởng lớn từ cả Torrijos và Velasco, ông nhận thấy tiềm năng về việc các tướng lĩnh quân sự giành quyền kiểm soát một chính phủ khi những nhà cầm quyền dân sự được nhìn nhận là chỉ quan tâm phục vụ lợi ích của các tầng lớp trên giàu có.  Tuy nhiên, trái ngược với các tổng thống quân sự như Torrijos và Velasco, Hugo Chávez hết sức phê phán Augusto Pinochet, vị tướng cánh hữu khi đó vừa đoạt lấy quyền kiểm soát Chile với sự trợ giúp của CIA.  Hugo Chávez sau này thuật lại rằng "Với Torrijos, tôi trở thành một người theo chủ nghĩa Torrijos. Với Velasco, tôi trở thành một người theo chủ nghĩa Velasco. Và với Pinochet, tôi trở thành một người theo chủ nghĩa chống Pinochet."  Năm 1975, Hugo Chávez tốt nghiệp học viện quân sự, được đánh giá là một trong những cử nhân hàng đầu của khóa (xếp thứ 8 trên 75) 

Sự nghiệp quân sự ban đầu: 1976–1981

Sau khi tốt nghiệp, Hugo Chávez được phân công làm một sĩ quan thông tin tại một đơn vị chống phản loạn tại Barinas,  song hoạt động nổi dậy Marxist-Leninist đã bị tiệt trừ khỏi bang này từ trước đó, đơn vị của Hugo Chávez vì thế có nhiều thời gian rảnh rỗi. Hugo Chávez chơi trong một đội bóng chày địa phương, viết một mục cho báo địa phương, tổ chức trò chơi bingo và làm người đánh giá tại các cuộc thi sắc đẹp.  Ở một thời điểm, ông đã tìm thấy trong một chiếc ô tô bỏ hoang bị bắn thủng lỗ chỗ có cất giấu tài liệu Marxist và có vẻ như nó thuộc về quân nổi dậy nhiều năm trước. Ông đã đi vào để đọc những cuốn sách này, có cuốn đề tựa các thuyết gia nổi tiếng như Karl Marx, Vladimir LeninMao Trạch Đông, song ông thích nhất là một tác phẩm có đầu đề Thời giờ của Ezequiel Zamora , viết về vị tướng liên bang chủ nghĩa thế kỷ 19 mà ông hằng ngưỡng mộ khi còn là một đứa trẻ. Những quyển sách này tiếp tục thuyết phục Hugo Chávez về sự cần thiết của một chính phủ cánh tả tại Venezuela, sau đó ông bình luận rằng "Khi tôi 21 hay 22, tôi đã tự biến mình thành một người cánh tả."
Năm 1977, đơn vị của Hugo Chávez chuyển đến đóng quân tại Anzoátegui, ở đó họ tham gia chiến đấu với Đảng Cờ Đỏ, một nhóm nổi dậy Marxist-Hoxhaist.  Sau khi can thiệp để ngăn chặn những người lính khác đánh đập một phần tử bị cáo buộc là quân nổi dậy, Hugo Chávez bắt đầu có những có những ngờ vực về quân đội và các phương pháp mà họ dùng trong tra khảo.  Đồng thời, ông ngày càng chỉ trích tham nhũng trong cả quân đội và chính phủ dân sự, trở nên tin tưởng rằng mặc dù sự giàu có đến từ nguồn tài nguyên dầu mỏ của đất nước, song quần chúng nghèo khổ của Venezuela đã không nhận phần của họ, điều mà ông cảm thấy vốn đã phi dân chủ. Do đó, ông bắt đầu có cảm tình với Đảng Cờ Đỏ và động cơ của họ, song không phải với phương pháp bạo lực của họ 
Năm 1977, ông thành lập một phong trào cách mạng bên trong các lực lượng vũ trang, với hy vọng rằng vào một ngày nào đó ông có thể đem đến một chính phủ cánh tả cho Venezuela: Quân Giải phóng Nhân dân Venezuela (Ejército de Liberación del Pueblo de Venezuela, hay ELPV), là một chi bộ bí mật một trong lực lượng quân sự và gồm có ông cùng một số ít đồng đội của ông. Mặc dù biết rằng mình muốn một con đường trung dung giữa các chính sách cánh hữu của chính phủ và lập trường cực tả của Đảng Cờ Đỏ, song họ đã không có bất kỳ kế hoạch hành động nào trong thời gian này.  Tuy thế, do hy vọng có thể đạt được một liên minh với các nhóm cánh tả dân sự tại Venezuela, Hugo Chávez sau đó đã bí mật gặp gỡ nhiều nhân vật Marxist nổi bật khác nhau, bao gồm Alfredo Maneiro- người sáng lập Chính nghĩa Cấp tiến (La Causa Radical) và Douglas Bravo, mặc dù có rất nhiều khác biệt chính trị giữa họ.  Vào lúc này, Hugo Chávez kết hôn với một phụ nữ thuộc tầng lớp lao động tên là Nancy Colmenares, hai người sau đó có ba người con: Rosa Virginia (sinh tháng 9 năm 1978), Maria Gabriela (sinh tháng 3 năm 1980) và Hugo Rafael (sinh tháng 10 năm 1983).

Hugo Chávez (1954-2013)

Giai đoạn trước đảo chính

Chávez, một sĩ quan, thành lập Phong trào Cộng hòa thứ 5 phái tả sau khi âm mưu đảo chính cựu tổng thống Carlos Andrés Pérez không thành công năm 1992. Ông được bầu làm tổng thống năm 1998 vì hứa giúp đa số nghèo ở Venezuela, và được bầu lại năm 20002006. Trong nước, ông thành lập các Công tác Bolivar (Missión Bolivar) có mục đích chống lại dịch bệnh, nạn mù chữ, sự kém dinh dưỡng, nghèo khổ, và những tệ nạn xã hội khác. Ngoài nước, ông chống lại Đồng thuận Washington (Washington Consensus) dùng mô hình phát triển kinh tế khác, và chủ trương về sự hợp tác giữa các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, nhất là những nước nghèo ở Mỹ Latinh.
Các cải cách của Chávez gây ra nhiều tranh cãi ở quốc nội lẫn quốc ngoại: kể cả các chỉ trích lẫn khen ngợi. Có người Venezuela cho rằng ông trao thêm quyền cho người nghèo và phát triển kinh tế, nhưng có người cho rằng ông chuyên quyền và quản lý kinh tế theo một cách tồi tệ.  Một số chính phủ, như là Hoa Kỳ, nghĩ Chávez đe dọa làm giá dầu tăng lên và làm vùng mất ổn định, trong khi một số nước khác, như là Brasil, Cuba, và Argentina, hoan nghênh các thỏa thuận trợ cấp chung. Theo những người phản đối, Hugo Chavez là một người độc tài, không đếm xỉa đến quá trình dân chủ, thâu tóm quyền lực chính trịkinh tế vào tay nhà nước, quân sự hóa chính trị.

Đảo chính năm 2002

Tháng 4/2002, Phòng Doanh nghiệp Fedecamaras cùng với liên đoàn lao động CTV đã kêu gọi một cuộc xuống đường để phản đối khả năng điều hành kinh tế yếu kém của Hugo Chavez. Lần biểu tình đó đã dẫn tới một cuộc đảo chính lật đổ thành công Hugo Chavez, đưa ông Pedro Carmona lên làm nhà lãnh đạo mới của Venezuela. Đã xảy ra nổ súng vào một đám đông biểu tình khiến cho các tướng lĩnh đổ lỗi cho Chavez và yêu cầu ông phải từ chức, dù thực tế ai là hung thủ của vụ nổ súng thì đến nay vẫn chưa rõ.  Ngay sau đó, chia rẽ xuất hiện trong liên minh tân chính phủ và tướng Efrain Vasques - tư lệnh lục quân Venezuela đưa Chavez trở lại nắm quyền. Một đồng minh lâu năm của ông Chavez, William Farinas, đã gọi điện cho những người đứng đầu đảo chính, cả quân sự và dân sự: "Tôi quen họ cả. Khi nghe giọng nói của họ, tôi nhận ra họ đang sợ hãi và không biết phải làm gì. Họ không có kinh nghiệm điều hành chính quyền", ông kể lại.
Cuộc đảo chính cho thấy Hugo Chavez đã để mất đi nhiều sự ủng hộ của người dân. Phe đối lập cáo buộc ông đã không diệt trừ được tham nhũng. Họ cho rằng việc ông đưa lực lượng vũ trang vào "tiến trình phát triển tự do" và cho những nhân vật quân sự quản lý bộ máy ngân sách cồng kềnh, ông Chavez đã tạo điều kiện cho tham nhũng lan rộng ngay trong giới quân sự. Cải cách tư pháp thì chưa đâu vào đâu. Các thể chế mới không đem lại điều gì ngoài việc đẻ ra một loạt chức sắc bất tài do ông chỉ định. Đường lối kinh tế khiến cho Venezuela càng phụ thuộc hơn nhiều vào dầu mỏ và đưa tới một loạt chính sách thắt lưng buộc bụng. Giá trị đồng tiền giảm đáng kể cũng là một hậu quả của việc này.

Hugo Chávez đến thăm Mỹ năm 2002
Tháng 10/2002, hàng triệu người Venezuela thuộc mọi tầng lớp đổ xuống diễu hành trên các con đường thủ đô Caracas, hô vang khẩu hiệu: "Biểu tình!", "Không lùi bước" chống lại Hugo Chavez. Lời hiệu triệu của những người biểu tình ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng của các tổ chức công đoàn và nghiệp đoàn lớn nhất đất nước, như Liên đoàn Công nhân Venezuela hay Phòng Doanh nghiệp Fedecamaras. Chính phủ đã triển khai binh sĩ và lực lượng an ninh khắp Caracas, để chặn người biểu tình phản đối trên đại lộ 6 làn đường Libertador.
Tuy nhiên, dù các chính sách của Chavez làm phật lòng nhiều người, số người vẫn ủng hộ ông cũng không phải ít. Những người ủng hộ Chavez còn tổ chức phản đối trên đường phố. Lực lượng đảo chính cuối cùng đã thất bại, khi họ không giành được sự ủng hộ của số đông người dân cũng như các nước láng giềng. Các quốc gia Mỹ Latinh đều lên án đảo chính. Chỉ hai ngày sau khi chiếm được dinh Tổng thống, các phe phái chống ông Chavez lại phải trốn khỏi nơi này. Vài giờ sau, Chavez được đưa bằng trực thăng quay trở lại lâu đài Miraflores. Cả giới quân sự lẫn ông Hugo Chavez đều thu được những bài học quý giá từ chuỗi sự kiện này. Quân đội Venezuela nhận ra rằng họ đã quá xem nhẹ sự ủng hộ của dân chúng đối với Chavez. Còn với Tổng thống Chavez, ngay sau khi tái nắm quyền, thay vì tìm cách trả thù phe đối lập, ông lên tiếng kêu gọi hòa giải.
Ông Chavez nói rằng chính Fidel Castro của Cuba là người cố vấn cho ông về chính trị khiến cho những người chỉ trích ông phải lo ngại. Những người này đã cho rằng Chavez đưa đất nước theo con đường độc đảng kiểu Cuba.  Bất chấp các chỉ trích, ông vẫn vượt qua cuộc bầu cử Tổng thống năm 2006 và tiếp tục nắm quyền thêm 1 nhiệm kỳ nữa.
Ông phản đối việc phụ nữ nâng ngực   và phản đối ngành công nghiệp sắc đẹp

Cựu thổng thống Argentina Néstor Kirchner (bên trái) và Hugo Chávez

Những vấn đề trong nhiệm kỳ thứ 2

Ngày 7 tháng 1/2009, Ngân hàng Trung ương Venezuela cho biết tỷ lệ lạm phát đã tăng 25,1% trong năm 2009. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất tại khu vực châu Mỹ. Tuy nhiên mức lạm phát này vẫn không bằng mức lạm phát 30,9% của năm 2008. Mức lạm phát của Venezuela cao hơn rất nhiều 1 nước cũng thường hay bị lạm phát rất cao là Argentina. Trong khi cùng bị khủng hoảng kinh tế như Venezuela nhưng tỷ lệ lạm phát của Argentina chỉ từ 7-15% năm 2009.
Người tiêu dùng Venezuela cho việc đi chợ mua sắm ngày càng khó khăn. Theo họ thì "Có rất ít hàng hóa giảm giá, và điều này là không đủ. Dù ngân sách của bạn có bao nhiêu tiền thì mọi việc mua sắm vẫn khó khăn. Tôi không biết làm thế nào mà những người nghèo có thể có đủ lương thực và cũng không biết họ sẽ làm thế nào."
Hugo Chavez đêm ngày 8/1 đã tuyên bố phá giá đồng Bolivar của Venezuela khiến tỷ giá của đồng nội tệ giảm còn một nửa so với USD. Trước đây, Hugo Chavez vẫn liên tục phủ nhận chuyện Chính phủ của ông có thể phá giá đồng tiền. Tuy nhiên kinh tế Venezuela đã giảm 2,9% trong năm 2009 gây ra những áp lực về tài chính buộc ông phải đi tới quyết định phá giá đồng tiền.
Các chương trình trợ cấp của Chavez như duy trì giá xăng ở mức dưới 0,1 USD/gallon (tương đương hơn 500 VND/lít), đang làm các nguồn tài nguyên của Venezuela dần cạn kiệt trong khi các doanh nghiệp tư nhân không dám tăng mức đầu tư do lo ngại về những vụ quốc hữu hóa và sung công thường hay xảy ra bất ngờ thời Chavez khiến nền kinh tế càng thêm khó khăn giữa lúc tốc độ tăng trưởng trì trệ mà tỷ lệ lạm phát lại cao. 

Hugo Chávez (2008)
Năm 2010, tỉ lệ lạm phát lên mức đỉnh điểm 27%, nằm trong số những nước có tỉ lệ lạm phát cao nhất thế giới, mặc dù Chính phủ Venezuela nỗ lực trợ giá các mặt hàng lương thực và xăng dầu. Hãng tin AAP dẫn nguồn thống kê của chính phủ cho biết lạm phát ở Venezuela năm 2011 sẽ tăng 28-30%. Trong những tháng đầu năm 2011, giá một phần bánh ngô đã tăng gấp đôi, từ 3,5 lên đến 7,5 bolivar (71.000 đồng).
Người dân đã tổ chức những cuộc phản đối mạnh mẽ hơn. Cùng với nguyên nhân thiếu hụt điện nước, những người phản đối cũng nói đến tình trạng mất kiểm soát đối với tội phạm khiến cho Venezuela đang có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới. Người biểu tình án ngữ trong sân vận động khi diễn ra một trận đấu bóng chày để kêu gọi ông Chavez từ chức. Người biểu tình đã giương cao khẩu hiệu đậm chất thể thao: "Chavez, ông đã bị loại!"  
Bất chấp những chỉ trích trên, ông Chavez đã tiếp tục vượt qua cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 để đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp và sẽ nắm quyền tới năm 2019. Kết quả chính thức cho thấy ông Chavez, được 54,42% số phiếu bầu, vẫn còn được sự tín nhiệm của tầng lớp lao động và người nghèo ở Venezuela, bất chấp sức khỏe của ông vẫn đang trong quá trình hồi phục từ bệnh ung thư. Tổng thống Chavez đã đổ hàng tỉ USD doanh thu từ dầu mỏ vào các chương trình chống đói nghèo ở Venezuela. Ông cũng khéo léo tận dụng khả năng hùng biện để tạo dựng một tình cảm chặt chẽ với quần chúng. Đây chính là những lý do giúp Chavez tiếp tục cương vị lãnh đạo đất nước sau kỳ bầu cử khó khăn.
Chiến thắng của Hugo Chavez đã dập tắt cơ hội tốt nhất trong 14 năm qua của phe đối lập nhằm giành quyền lãnh đạo đất nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất Nam Mỹ. Ông Hugo Chavez đã củng cố thêm vai trò là một trong những nhà lãnh đạo lâu dài và nổi bật nhất trong lịch sử hiện đại của châu Mỹ Latin. 

Qua đời

Hugo Chavez được chẩn đoán bị ung thư vào tháng 6 năm 2011. Ông đã qua đời vào ngày 5 tháng 3 năm 2013,  sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư, hưởng thọ 58 tuổi. Trước đó, ông đã nhập viện tại Caracas sau hai tháng chữa bệnh ở Cuba, nơi ông thực hiện ca phẫu thuật thứ tư.
Trong tháng 12 năm 2012, ông cho biết cần phải phẫu thuật thêm ở Cuba, đồng thời chỉ định ông Nicolas Maduro là người kế nhiệm trong trường hợp cần thiết.  Ông Chavez qua đời chỉ 5 tháng sau khi tái đắc cử hồi tháng 10 vừa qua sau khi đánh bại ứng cử viên đối lập Henrique Capriles và ông được coi là nhà lãnh đạo đứng đầu phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh, nhận được sự ủng hộ lớn lao từ nhân dân lao động  Sau thông báo về việc Tổng thống Hugo Chavez qua đời, Venezuela đã triển khai quân đội và cảnh sát trong bối cảnh nước này bước vào giai đoạn tiến hành quốc tang 
Tuyên bố 7 ngày quốc tang, Ngoại trưởng Venezuela Elias Jaua sau đó cho biết "buổi lễ chính thức" sẽ được tổ chức vào sáng ngày 8 tháng 3 năm 2013, tuy nhiên địa điểm chôn cất chưa được quyết định. Thi hài của Hugo Chavez sẽ được quàn trong 3 ngày tại một học viện quân sự kể từ ngày 6 tháng 3 năm 2013.  2 nước là Bolivia và Cuba cũng tuyên bố quốc tang trong ba ngày để tưởng nhớ tổng thống Hugo Chavez. Chính phủ Venezuela cho hay hơn 2 triệu người đã vào viếng ông chỉ trong 2 ngày đầu của tang lễ và con số này dự kiến còn tăng lên. Đoàn người xếp hàng dài tới hơn 2 km trong nhiều giờ với mong muốn được tới bên linh cữu nhà lãnh đạo quá cố. Dù rất mệt mỏi nhưng họ đều không có ý định từ bỏ, dù phải xếp hàng cả đêm để được vĩnh biệt cố tổng thống.
Phó tổng thống Nicolas Maduro cho hay, thi hài ông Chavez được lưu giữ vĩnh viễn để người dân có thể tiếp tục đến viếng. Sau ngày 8 tháng 3 năm 2013, thi hài ông Chavez sẽ được chuyển tới bảo tàng quân sự Caracas, nơi ông Chavez từng là một sĩ quan quân đội - bị bắt năm 1992 sau khi lãnh đạo một cuộc đảo chính bất thành, vốn lần đầu tiên đưa ông vào chính trường. Thi hài ông Chavez được trưng bày thêm ít nhất 7 ngày và sau đó sẽ được ướp.

Đánh giá

Vào tháng 5 năm 2006, ông được vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất của tạp chí The Times.  Trong danh sách năm 2006 được biên soạn bởi tạp chí New Statesman của Anh, ông được bình chọn đứng thứ mười một trong danh sách "Những Anh hùng trong thời đại chúng ta".
Những người viết tiểu sử về ông là Marcano và Tyszka tin rằng chỉ trong vài năm của nhiệm kỳ tổng thống, ông "đã giành được vị trí của mình trong lịch sử như là tổng thống được yêu thương và thân thiện nhất của người dân Venezuela, tổng thống tạo nguồn cảm hứng từ lòng nhiệt thành lớn nhất và sự ảnh hưởng sâu sắc nhất thời đại
Hàng nghìn người dân Venezuela đổ ra đường trong nước mắt khi Hugo Chavez qua đời. Nhiều nước láng giềng để tang Chavez, nói rằng cái chết của ông là mất mát của khu vực. Bà Maria Alexandra, 46 tuổi, mẹ của 6 đứa con, cho biết trước thời ông, bà sống rất nghèo khổ. "Sau Chúa Jesus, có Hugo Chavez", bà nói. "Trước khi có ông, chúng tôi chẳng có gì. Chính phủ không quan tâm đến chúng tôi... Giờ bọn trẻ có mọi thứ". 
Thắng cử lần đầu năm 1998, Chavez nổi tiếng bởi chính sách ủng hộ chủ nghĩa xã hội và tái phân phối của cải trong xã hội, phê phán nền kinh tế tự do kiểu mới. Ông đã đưa ra những chính sách tích cực và đạt được thành tựu đáng kể. Theo dữ liệu được tờ The Guardian của Anh công bố, Chavez, trong 10 năm đầu cầm quyền, đã đưa chỉ số GDP của Venezuela tăng gần gấp đôi, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tử vong ở trẻ sơ sinh xuống một nửa. Số người dân cực nghèo giảm từ 23,4% vào năm 1999 xuống còn 8,5% sau một thập kỷ. Con số này đã khiến Venezuela trở thành quốc gia có tỷ lệ người nghèo đói thấp thứ ba Mỹ Latin. Lượng tuyển sinh vào các trường đại học tăng gấp đôi, hàng triệu người dân lần đầu tiên được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và số lượng người được hưởng lương hưu tăng gấp 4 lần. Tổng sản phẩm quốc nội GDP đầu người của Venezuela năm 2011 đạt hơn 10.000 USD. 
Ký giả Eva Golinger viết trên mục ý kiến của CNN như sau: "Nhà lãnh đạo từng trải qua một tuổi thơ nghèo khó trong những túp lều, phải bán bánh kẹo trên đường phố để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, từng mơ ước sẽ có thể xây dựng được một quốc gia giàu có, tự chủ và có vị thế trên toàn cầu. Ông mong muốn mang tới cho tất cả mọi người cơ hội được có một el buenvivir - cuộc sống tốt đẹp, như ông vẫn từng nói". 
Chavez thiết lập một hệ thống y tế cấp quốc gia, mang lại cơ hội chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người, trong số đó có những người chưa từng nhận bất cứ dịch vụ y tế nào. Chavez cho thi hành một chính sách quản lý mới, trong đó trao tiếng nói cho những người từng bị loại khỏi chính trường. Ông lập ra các hội đồng cấp cơ sở và những mạng lưới để chăm lo cho nhu cầu của người dân trên khắp nước. Roberto Galindez, một cựu vận động viên bóng rổ 32 tuổi, đã chuyển nghề trở thành kỹ sư điện toán, nói rằng tư tưởng "cách mạng Boliva" của Chavez sẽ sống mãi kể cả khi nhà lãnh đạo qua đời. "Lãnh tụ ra đi, nhưng lý tưởng của ông không bao giờ mất đi". 

Tranh cãi và phê phán

Hugo Chávez được xem là nhân vật gây đầy tranh cãi trên thế giới. Theo BBC, Chávez được đánh giá là một con người "tài giỏi, hùng biện tốt, hết lòng vì dân nhưng tham quyền lực" theo cách nhìn nhận của họ. Theo báo chí Nam Mỹ, Chávez được xem như là "người anh em vĩ đại của Mỹ Latin" và các quốc gia gồm Argentina, Chile, Bolivia, Cuba, Uruguay, Ecuador, Brasil và các nước Trung Mỹ cũng đã để tang để tưởng niệm Chávez. Các quốc gia khác có để tang gồm Iran, Việt Nam, Nga, Ukraina, Belarus, Tây Ban Nha, Nam Hàn, Syria, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản, Palestine và thậm chí là những nước thân Mỹ như Colombia, México, Bồ Đào Nha. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi cái chết của Chávez là "sự ra đi của một vĩ nhân", trong khi các lãnh đạo Nam Mỹ liên tục luyến tiếc. Đạo diễn Oliver Stone và diễn viên Sean Penn đã gọi Chávez là "người bạn lớn của hai người". 
Sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ ngày càng tăng và vẫn chưa được giải quyết. Chính sách Chávez được cho là chịu trách nhiệm về sự suy giảm đáng kể về năng suất và thiếu đầu tư mới và cải tiến kỹ thuật của các công ty dầu khí nhà nước PDVSA.  Ngay cả những người ủng hộ Chávez như nhà báo và nhà kinh tế Mark Weisbrot cũng cáo buộc ông thất bại trong chính sách kinh tế và sự lệ thuộc quá lớn vào kinh doanh dầu. 
Theo giáo sư Kinh tế và khoa học quản trị kinh doanh ở Caracas Michael Penfold-Becerra đã xem công tác Bolivar (Missión Bolivar), sử dụng ngân sách từ một đến hai tỷ euro cho các chương trình xã hội lớn nhất trong khu vực, chỉ có mục đích phân phối nguồn thu từ dầu mỏ đến với người dân có thu nhập thấp nhất, trong ý nghĩa của sự bao cấp chính trị cổ điển để "mua phiếu bầu" và lòng dân.  Một kết luận tương tự cũng được báo Neue Zurcher Zeitung viết trong cáo phó về Chavez: "Đầu tiên và trước hết, Chávez đã mở rộng hệ thống chính trị dựa trên các mối quan hệ cá nhân hơn là giá trị cá nhân, từ tầng lớp trung lưu xuống tầng lớp dưới thấp. Missión của ông đã bố thí cho phần lớn dân số - nhưng ngoài ra hầu như không còn gì nữa". Việc dùng tiền thu nhập từ dầu mỏ để chi phí quá rộng cho các chính sách xã hội, mà thay vì đầu tư cho công nghiệp và phát triển bền vững đã làm dầu mỏ chiếm tới 95% thu nhập ngoại tệ của Venezuela, và khi giá dầu mỏ xuống thấp (như đầu năm 2015) đã đẩy kinh tế Venezuela vào cảnh khủng hoảng, chính phủ đang rất khó khăn để duy trì các chương trình xã hội đầy tham vọng và việc thiếu thốn các mặt hàng thiết yếu làm người dân bất mãn. 
Phe đối lập thường tố cáo hệ thống chính trị "gia đình trị" dưới thời Chávez.  Cha của Chávez là thống đốc bang Barinas, và từ năm 2008, anh trai cả của ông là Adán Chávez là thống đốc ở đó. Người anh Argenis kể từ năm 2011 là Thứ trưởng về Phát triển tại Bộ Điện lực. Người anh José Aníbal là thị trưởng của thành phố Alberto Arvelo Torrealba. Con rể ông là Jorge Arriaza là Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới.  Con gái nhỏ của ông là Rosainés, 14 tuổi vào tháng 1 năm 2012, đã từng đưa hình lên Instagram với một nắm tiền dollars trong tay, mặc dù ở Venezuela cấm gắt gao việc buôn bán và giữ ngoại tệ 
Các tổ chức nhân quyền như Ân Xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thường lên tiếng là dưới thời Hugo Chávez, các chính trị gia đối lập, các nhà báo và người bảo vệ nhân quyền thường xuyên bị "quấy rối, đe dọa, làm sợ hãi và kiện cáo với những lý do mong manh". 
Vào giữa tháng Năm năm 2015, một cuốn sách mới của một nhà báo Tây Ban Nha làm sáng tỏ hơn về các liên kết bị cáo buộc giữa các quan chức Venezuela thân Chavez và các tay buôn bán ma túy lớn ở trong nước.  Trong cuốn "Boomerang Chávez," Emili J. Blasco, phóng viên Washington DC cho phương diện báo chí ABC của Tây Ban Nha, viết về việc cáo buộc tài trợ buôn bán ma túy của các quan chức chính phủ, trong đó Blasco khẳng định bắt đầu dưới nhiệm kỳ Tổng thống của Hugo Chávez. Nguồn tin của Blasco hầu hết được ông lấy từ các phỏng vấn với Leamsy Salazar, cựu giám đốc an ninh cho Chủ tịch Quốc hội Diosdado Cabello và một cựu thành viên của chi tiết bảo mật của Chavez, người đào ngũ khỏi quân đội vào đầu năm 2015 và khai báo với giới truyền thông Mỹ về cáo buộc liên kết buôn bán ma túy của Cabello. Trong một ví dụ trong cuốn sách, Salazar mô tả một cảnh năm 2007 tại một trang trại gần biên giới Venezuela và Colombia, nơi Chávez đàm phán với các lãnh đạo du kích FARC đối với việc giao dịch vận chyển ma túy từ họ để đổi lấy vũ khí và thiết bị quân sự. Salazar nói rằng sau cái chết của Chávez, Cabello trở thành người tổ chức các hoạt động buôn bán ma túy và tội phạm của chính phủ Venezuela. 

Venezuela

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
República Bolivariana de Venezuela
Flag of Venezuela.svg Coat of arms of Venezuela.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Venezuela
Quốc ca
Gloria al Bravo Pueblo
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa liên bang
Tổng thống Nicolas Maduro
Ngôn ngữ chính thức tiếng Tây Ban Nha
Thủ đô Caracas
10°30′B, 66°58′T
Thành phố lớn nhất Caracas
Địa lý
Diện tích 916.445 km² (hạng 32)
Diện tích nước 0,3% %
Múi giờ AST (UTC-4)
Lịch sử
Ngày thành lập Từ Tây Ban Nha
5 tháng 7 năm 1811
24 tháng 6 năm 1821
Dân cư
Dân số ước lượng (2006) 25.730.435 người (hạng 43)
Dân số (2001) 23.054.210 người
Mật độ 27 người/km² (hạng 145)
Kinh tế
GDP (PPP) (2014) Tổng số: 209.226 tỷ đô la Mỹ
HDI (2013) 0,764 trung bình (hạng 75)
Đơn vị tiền tệ Bolívar Venezuela (VEF)
Thông tin khác
Tên miền Internet .ve
Venezuela (tên chính thức là Cộng hòa Bolivar Venezuela, tiếng Tây Ban Nha: República Bolivariana de Venezuela, [reˈpuβlika βoliβaˈɾjana ðe βeneˈswela], tên gọi trong tiếng Việt: Cộng hoà Bô-li-va-ri-a-na Vê-nê-du-ê-la , đôi khi là Vê-nê-xu-ê-la) là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Venezuela tiếp giáp với Guyana về phía đông, với Brasil về phía nam, Colombia về phía tây và biển Caribbean về phía bắc. Nhiều hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Caribbean cũng thuộc chủ quyền của Venezuela. Thuộc khu vực nhiệt đới, khí hậu Venezuela đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật phát triển với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Diện tích nước này là 916.445 km², dân số khoảng 28 triệu người.
Venezuela từng là thuộc địa của Tây Ban Nha. Nước này chính thức trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1821 dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Simon Bolivar. Trong những năm gần đây, Venezuela là một trong những nước dẫn đầu Mỹ Latinh trong phong trào cánh tả dưới sự lãnh đạo của cố tổng thống Hugo Chavez.
Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Mỹ Latinh. Đa phần dân cư Venezuela tập trung sinh sống tại những thành phố lớn phía bắc. Caracas là thủ đô và đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Venezuela. Ngày nay, đất nước Venezuela nổi tiếng khắp thế giới với thiên nhiên tươi đẹp, nguồn dầu mỏ dồi dào và những nữ hoàng sắc đẹp đoạt nhiều giải cao tại những kỳ thi quốc tế.

Địa lý


Bản đồ địa hình Venezuela
Bài chi tiết: Địa lý Venezuela
Venezuela nằm ở phía bắc Nam Mỹ, tiếp giáp với biển Caribbean về phía bắc. Nước này có đường bờ biển dài hơn 2800 km, khiến ảnh hưởng của biển đối với khí hậu Venezuela tương đối lớn.
Địa hình Venezuela có thể chia làm ba vùng chính:
  • Vùng Tây Bắc: đây là nơi có độ cao lớn nhất của Venezuela. Những dải núi cực đông bắc của dãy Andes lấn vào lãnh thổ Venezuela và mở rộng ra tận đường bờ biển phía bắc của nước này. Đây là nơi tọa lạc của đỉnh núi cao nhất Venezuela, đỉnh Pico Bolivar cao 4979 m.
  • Vùng Trung tâm: là vùng có những đồng bằng rộng lớn. Các đồng bằng bằng phẳng với đất đai màu mỡ trải dài từ biên giới với Colombia ở phía tây đến tận vùng châu thổ sông Orinoco.
  • Vùng Nam: phần lớn vùng này là Cao nguyên Guiana với độ cao trung bình. Thác Angel, thác nước cao nhất thế giới nằm tại khu vực này.
Tuy nhiên, do sự đan xen phức tạp của các dạng địa hình, Venezuela có thể được chia làm 10 khu vực địa lý khác nhau, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều hệ sinh thái với các loài động thực vật vô cùng đa dạng, trong đó có nhiều loài động thực vật đặc hữu cua riêng đất nước này. Venezuela có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên với cảnh quan đa dạng.
Mặc dù hầu như nằm trọn trong khu vực nhiệt đới, khí hậu Venezuela lại thay đổi khác nhau giữa các vùng. Tại những vùng đồng bằng, nhiệt độ và độ ẩm thường cao với nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 °C, trong khi ở những vùng đồi núi cao thì nhiệt độ trung bình chỉ ở mức 8 °C. Lượng mưa cũng thay đổi từ mức 430 mm ở vùng bán hoang mạc tây bắc lên đến hơn 1000 mm ở vùng châu thổ Orinoco.

Nguồn gốc tên gọi

Tên gọi Venezuela được bắt nguồn từ chuyến hải trình của nhà vẽ bản đồ Amerigo Vespucci cùng với nhà thám hiểm Alonso de Ojeda đến bờ biển tây bắc vịnh Venezuela năm 1499. Khi đến bán đảo Guajira, Vespucci đã bắt gặp những ngôi nhà lá của thổ dân da đỏ được dựng trên mặt nước và khiến ông liên tưởng đến thành phố Venice (tiếng Italia: Venezia). Ông đã đặt tên cho vùng đất này là Venezuola, trong tiếng Italia có nghĩa là "Venice nhỏ". Trong tiếng Tây Ban Nha, cụm từ zuela dùng với vai trò giảm nghĩa tương tự như zuola trong tiếng Ý được ghép thay vào để hình thành cái tên Venezuela.
Bên cạnh đó, nhà địa lý người Tây Ban Nha Martin Fernandez de Enciso, một thủy thủ đoàn của Ojeda đã nêu trong tác phẩm Summa de Geografía của mình rằng những thổ dân da đỏ tại vùng này tự gọi mình là Veneciuela, và cái tên Venezuela được bắt nguồn từ tên gọi đó. Song, câu chuyện của Vespuccia lại được chấp nhận rộng rãi hơn cả về nguồn gốc tên gọi đất nước Venezuela.

Lịch sử


Chiến thắng Carabobo 1821
Những bằng chứng khảo cổ cho thấy, con người đã định cư tại vùng đất Venezuela từ 13.000 năm trước công nguyên. Những mũi giáo săn bắn của người bản địa đã được xác định có niên đại trong khoảng từ 13000 đến 7000 năm về trước. Khi người Tây Ban Nha khám phá ra vùng đất này, những bộ lạc thổ dân da đỏ như người Mariche đã đứng lên chống lại. Tuy nhiên những cuộc khởi nghĩa của người da đỏ nhanh chóng thất bại và họ dần dần bị người Tây Ban Nha tiêu diệt.
Năm 1522, người Tây Ban Nha bắt đầu thiết lập các thuộc địa đầu tiên ở Venezuela. Thời gian đầu, miền đông Venezuela được sát nhập vào một thuộc địa lớn với tên gọi New Andalusia. Đến đầu thế kỉ 18, Venezuela lại được sát nhập vào thuộc địa New Granada.
Dưới sự thống trị hà khắc của phong kiến Tây Ban Nha, nhân dân Venezuela đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh nhưng không thành công. Ngày 5 tháng 7 năm 1811, nước Cộng hòa Venezuela tuyên bố độc lập. Francisco de Miranda, một chỉ huy từng tham gia Cách mạng Pháp và chiến tranh giành độc lập Bắc Mỹ quay trở về lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Venezuela. Năm 1812, quân Tây Ban Nha quay trở lại tấn công, Miranda bị bắt về Tây Ban Nha và chết trong ngục. Cuộc đấu tranh sau đó vẫn tiếp tục với nền Cộng hòa thứ hai được thành lập vào ngày 7 tháng 8 năm 1813 nhưng rồi cũng nhanh chóng sụp đổ.
Dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Simon Bolivar, Venezuela đã giành được độc lập với chiến thắng Carabobo vào ngày 24 tháng 6 năm 1821. Quốc hội mới của New Granada trao quyền lãnh đạo quân đội cho Bolivar và ông đã giải phóng thêm nhiều vùng đất mới, thành lập nên nước Đại Colombia (Gran Colombia) bao gồm Venezuela, Colombia, EcuadorPanama ngày nay. Venezuela trở thành một phần của Đại Colombia cho đến năm 1830, khi nước này tách ra để thành lập một quốc gia mới.
Thế kỉ 19 đánh dấu một giai đoạn đầy biến động của lịch sử Venezuela với những cuộc khủng hoảng chính trị và chế độ độc tài quân sự. Nửa đầu thế kỉ 20, các tướng lĩnh quân đội vẫn kiểm soát nền chính trị của Venezuela mặc dù cũng chấp nhận một số cải cách ôn hòa và thúc đẩy kinh tế phát triển. Sau khi nhà độc tài Juan Vicente Gomez qua đời vào năm 1935, những phong trào dân chủ tại Venezuela cuối cùng đã loại bỏ sự thống trị của quân đội vào năm 1958 và tổ chức những cuộc bầu cử tự do.
Dầu mỏ được phát hiện tại Venezuela đã mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế đất nước, thu nhập quốc dân được nâng cao. Đến sau Thế chiến thứ hai, những dòng người nhập cư từ Nam Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý cũng như những nước Mỹ Latinh nghèo hơn đã khiến xã hội của Venezuela trở nên vô cùng đa dạng.
Giá dầu mỏ sụt giảm trong thập niên 1980 đã khiến nền kinh tế Venezuela khủng hoảng sâu sắc. Việc phá giá tiền tệ càng làm cho đời sống của người dân Venezuela bị hạ thấp. Những chính sách kinh tế thất bại và mâu thuẫn chính trị đã đẩy đất nước Venezuela vào khủng hoảng trầm trọng, thể hiện rõ nhất qua hai cuộc đảo chính trong cùng năm 1992.
Tháng 2 năm 1992, viên sĩ quan quân đội Hugo Chavez đã tiến hành đảo chính nhưng thất bại. Đến tháng 11 cùng năm, những người ủng hộ Hugo Chavez lại một lần nữa tiến hành đảo chính song không thành công  Tuy nhiên, Chavez đã giành được nhiều thiện cảm của nhân dân Venezuela và ông đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela 1998 với tỉ lệ 56%.
Sau khi lên nắm quyền, ông Hugo Chavez đã lãnh đạo đất nước Venezuela theo đường lối cánh tả và giúp nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, ông cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe đối lập. Năm 2002, phe đối lập tại Venezuela tiến hành đảo chính song thất bại. Bạo loạn và đình công đã khiến kinh tế Venezuela một lần nữa rơi vào khủng hoảng, nặng nề nhất là vào năm 2003. Đến năm 2004, ông Hugo Chavez vượt qua cuộc trưng cầu ý dân về việc bãi nhiệm tổng thống với tỉ lệ 59% 

Chính trị


Cố tổng thống Venezuela Hugo Chavez
  • Tổng thống Venezuela được bầu cử với phiếu bầu trực tiếp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Tổng thống đảm nhiệm vai trò là nguyên thủ quốc gia và đồng thời cũng là người đứng đầu chính phủ. Nhiệm kỳ của một tổng thống là 6 năm và tổng thống có thể được bầu lại trong một nhiệm kỳ tiếp theo. Tổng thống Venezuela có quyền bổ nhiệm phó tổng thống và quyết định quy mô và thành phần của nội các và bổ nhiệm các thành viên với sự phê chuẩn của quốc hội. Tổng thống có thể đề nghị quốc hội sửa đổi các điều luật nhưng quốc hội cũng có thế phủ quyết đề nghị của tổng thống nếu đa số phản đối.
  • Cơ quan lập pháp đơn viện của Venezuela là Quốc hội hay Asamblea Nacional. Quốc hội có 167 đại biểu, trong đó có 3 ghế được dành riêng dành cho người thổ dân da đỏ. Các đại biểu có nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bầu lại tối đa thêm 2 nhiệm kỳ nữa. Các đại biểu quốc hội có thế được bầu theo danh sách các chính đảng hoặc ứng cử độc lập.
  • Cơ quan tư pháp tối cao là Tòa án tối cao Venezuela hay Tribunal Supremo de Justicia, với các thẩm phán được quốc hội bầu với nhiệm kỳ 12 năm. Hội đồng bầu cử quốc gia Venezuela (Consejo Nacional Electoral, hay CNE) chịu trách nhiệm trong quá trình bầu cử, có năm lãnh đạo được Quốc hội bầu ra.
Venezuela đã bãi bỏ án tử hình vào năm 1863, khiến cho nước này là quốc gia loại bỏ khỏi án tử hình lâu nhất trên thế giới 

Quan hệ ngoại giao


Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cùng tổng thống Argentina Nestor Kirchner (2004)
Trong suốt thế kỉ 20, mặc dù còn có một số tranh chấp lãnh thổ với hai nước láng giềng ColombiaGuyana song Venezuela thường duy trì quan hệ hữu hảo với hầu khắp các nước Mỹ Latinh cũng như các nước phương Tây.
Sau khi tổng thống Hugo Chavez đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1998, ông đã lãnh đạo đất nước Venezuela theo đường lối cánh tả với học thuyết của chủ nghĩa Bolivarchủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 cho châu Mỹ. Theo đó, ông muốn tách khu vực Mỹ Latinh ra khỏi sân sau của Hoa Kỳ và có những tuyên bố chống Mỹ khá mạnh bạo  Dưới thời ông Hugo Chavez, quan hệ ngoại giao với các nước cánh tả và xã hội chủ nghĩa tại Mỹ Latinh được đẩy mạnh, nhất là với Nga, BoliviaCuba khi cả ba nước thiết lập một hiệp định thương mại nhằm ngăn cản ảnh hưởng của Mỹ vào khu vực . Gần đây, ông Chavez cũng quan tâm và ủng hộ một số nước cánh tả đang lên khác tại khu vực như EcuadorNicaragua. Chưa kể đến việc ông cũng xúc tiến quan hệ ngoại giao với những quốc gia chống Mỹ như Belarus hay Iran 
Đồng thời, quan hệ ngoại giao giữa Venezuela và Mỹ cũng xấu đi nhanh chóng . Quan hệ của Venezuela với nước láng giềng Colombia, một đồng minh của Mỹ cũng ngày một tồi tệ. Đầu năm 2008, khi quân đội Colombia tấn công tiêu diệt căn cứ quân nổi dậy FARC tại lãnh thổ Ecuador, Venezuela đã phản đối mạnh mẽ và hai nước suýt xảy ra một cuộc chiến tranh

Quân đội

Quân đội Venezuela nằm dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh quân đội là tổng thống Venezuela. Quân đội Venezuela được chia thành lục quân, hải quân, không quân và lực lượng phòng vệ. Bên cạnh đó còn có một số nhánh khác. Hiện nay lực lượng quân đội của Venezuela là khoảng 100.000 người. Chi phí dành cho quốc phòng mỗi năm của nước này ước tính bằng khoảng 1,7 tỉ USD (năm 2004).

Phân chia hành chính

Toàn bộ đất nước Venezuela được chia thành 23 tiểu bang (estados), 1 quận thủ đô (distrito capital) là thành phố Caracas, các vùng lãnh thổ phụ thuộc (Dependencias Federales) và khu vực Guyana Esequiba tranh chấp với Guyana. Ở cấp tiếp theo, Venezuela lại được chia tiếp thành 335 đô thị (municipios) rồi lại được chia tiếp thành hơn 1000 khu vực nhỏ (parroquias).
Các bang của Venezuela được nhóm lại thành 9 vùng hành chính lớn.

Các bang


Bản đồ các bang của Venezuela.
Số thứ tự Bang Thủ phủ
1 Flag of Amazonas State.svg Amazonas Puerto Ayacucho
2 Banderaanzoa.png Anzoategui Barcelona
3 Flag of Apure State.svg Apure San Fernando de Apure
4 Flag of Aragua State.svg Aragua Maracay
5 Flag of Barinas State.svg Barinas Barinas
6 Bolivar State flag.png Bolivar Ciudad Bolívar
7 Flag of Carabobo State.svg Carabobo Valencia
8 Flag of Cojedes State.svg Cojedes San Carlos
9 Flag of Delta Amacuro State.svg Delta Amacuro Tucupita
10 Flag of Falcon State.png Falcon Santa Ana de Coro
11 Guarico San Juan De Los Morros
12 Flag of Lara State.svg Lara Barquisimeto
13 Flag of Mérida.svg Merida Merida
14 Banderamiranda.jpg Miranda Los Teques
15 Flag of Monagas State.png Monagas Maturin
16 Flag of Nueva Esparta.svg Nueva Esparta La Asuncion
17 Flag of Portuguesa.png Portuguesa Guanare
18 Flag of Sucre State.svg Sucre Cumana
19 Tachira flag.gif Tachira San Cristobal
20 Flag of Trujillo State.svg Trujillo Trujillo
21 Bandera del estado Vargas.jpg Vargas La Guaira
22 Flag of Yaracuy State.svg Yaracuy San Felipe
23 Bandezulia.png Zulia Maracaibo
Các phân chia hành chính ngoài bang:

Các vùng hành chính


Bản đồ các vùng hành chính.
  •   Andes  (Barinas, Mérida, Táchira, Trujillo, thành phố Paez của Apure)
  •   Thủ đô  (Miranda, Vargas, quận thủ đô)
  •   Trung  (Aragua, Carabobo, Cojedes)
  •   Trung Tây  (Falcón, Lara, Portuguesa, Yaracuy)
  •   Guayana  (Bolívar, Amazonas, Delta Amacuro)
  •   Hải đảo  (Nueva Esparta, các vùng lãnh thổ liên bang)
  •   Đồng bằng  (Apure (ngoại trừ thành phố Paez), Guárico)
  •   Đông Bắc  (Anzoátegui, Monagas, Sucre)
  •   Zulia  (Zulia)

Kinh tế

Công nghiệp dầu mỏ là ngành kinh tế đóng góp nhiều nhất cho kinh tế Venezuela, tới 1/3 GDP, 80% giá trị xuất khẩu và hơn một nửa ngân sách nhà nước. Đất nước này có một nguồn dự trữ dầu mỏkhí đốt to lớn và hiện nay, Venezuela là một trong 10 nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới . Những mỏ dầu chính của Venezuela nằm tại khu vực hồ Maracaibo, vịnh Venezuela và vùng châu thổ sông Orinoco. Do được chính phủ trợ cấp, Venezuela là một trong những nước có giá xăng dầu rẻ nhất thế giới. Tuy nhiên những lên xuống thất thường của giá dầu trên thị trường thế giới cũng như các cuộc khủng hoảng chính trị, đình công luôn đe dọa đến ngành kinh tế nhạy cảm này của Venezuela. Chính phủ Venezuela đang tìm cách làm đa dạng hóa nền kinh tế và tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ của nước này.
Từ thập niên 1950 đến thập niên 1980, Venezuela là một trong những cường quốc kinh tế tại Mỹ Latinh. Thu nhập bình quân của nước này gia tăng nhanh chóng đã thu hút rất nhiều lao động từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên khi giá dầu thế giới giảm mạnh trong thập niên 1980, nền kinh tế Venezuela đã bị một phen điêu đứng. Trong những năm gần đây  giá dầu trên thị trường thế giới đã tăng trở lại và tạo điều kiện phục hồi cho nền kinh tế Venezuela. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này là 8,4%. Thu nhập bình quân đầu người là 12.200 USD  Dưới sự điều hành của Hugo Chavez tỷ lệ lạm phát đã tăng 30,9% năm 2008 và tăng 25,1% trong năm 2009 cao nhất trên toàn khu vực châu Mỹ. Mức lạm phát của Venezuela cao hơn rất nhiều 1 nước cũng thường hay bị lạm phát rất cao là Argentina. Trong khi cùng bị khủng hoảng kinh tế như Venezuela nhưng tỷ lệ lạm phát của Argentina chỉ từ 7-15% năm 2009. Kinh tế Venezuela năm 2009 theo thông báo chính thức đã giảm 2,9%.
Hugo Chavez đã thực hiện quốc hữu hóa tài sản của các tập đoàn Cargill Inc., Gruma SAB và hãng bán lẻ của Pháp là Casino Guichard Perrachon nhằm kiểm soát các chuỗi sản xuất và phân phối thực phẩm. Trong tháng 8, giá lương thực tăng 0,9% so với tháng 7 trong khi mức tăng hàng tháng là 12,5% của tháng 4. Cũng trong tháng này, tỉ lệ lạm phát của mặt hàng lương thực đã giảm xuống nhưng vẫn còn tới 39,5%. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, nền kinh tế Mỹ Latinh này đã tăng trưởng chậm lại quý thứ 5 liên tiếp, và đang phải trải qua thời điểm khốn đốn với tình trạng lạm phát khi giá tiêu dùng liên tục tăng kể cả khi nhu cầu giảm xuống.
Mặc dù là một quốc gia nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng việc phân bố tài sản tại Venezuela lại không đồng đều, khiến cho đời sống một bộ phận lớn dân nghèo gặp nhiều khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của tổng thống Hugo Chavez, tỉ lệ người nghèo trong những năm gần đây tại Venezuela đã giảm đáng kể, từ mức 49% năm 1998 xuống còn 12,3% năm 2007 .
Các chương trình trợ cấp của Chavez như duy trì giá xăng ở mức dưới 0,1 USD/gallon (tương đương hơn 500 VND/lít), đang làm các nguồn tài nguyên của Venezuela dần cạn kiệt trong khi các doanh nghiệp tư nhân không dám tăng mức đầu tư do lo ngại về những vụ quốc hữu hóa và sung công thường hay xảy ra bất ngờ thời Chavez khiến nền kinh tế càng thêm khó khăn giữa lúc tốc độ tăng trưởng trì trệ mà tỷ lệ lạm phát lại cao. 
Hugo Chavez cũng không diệt trừ được tham nhũng. Bằng cách cho giới quân sự quản lý bộ máy ngân sách cồng kềnh, ông Chavez đã tạo điều kiện cho tham nhũng lan rộng ngay trong giới quân sự. Cải cách tư pháp thì chưa đâu vào đâu. Các thể chế mới không đem lại điều gì ngoài việc đẻ ra một loạt chức sắc bất tài do ông chỉ định. Đường lối kinh tế khiến cho Venezuela càng phụ thuộc hơn nhiều vào dầu mỏ và đưa tới một loạt chính sách thắt lưng buộc bụng. Giá trị đồng tiền giảm đáng kể cũng là một hậu quả của việc này. 
Những hãng sản xuất hàng tiêu dùng khổng lồ như Colgate-Palmolive hay Avon từng nỗ lực chiếm lĩnh thị trường Mỹ Latin với các sản phẩm chủ lực như kem đánh răng, son môi. Nhưng công sức bấy lâu của họ có nguy cơ trôi ra sông ra biển khi Venezuela phá giá đồng nội tệ từ mức 2,15 bolivar ăn 1 USD xuống còn 4,3 bolivar ăn 1 USD. Đi đôi với quyết định phá giá đồng nội tệ, chính quyền Venezuela phải huy động cả quân đội để kiểm soát tình trạng tăng giá bán tại các cửa hàng. Bất chấp mọi nỗ lực của chính phủ, trong vòng 5 năm qua tỷ lệ lạm phát của nước này lên tới tổng cộng 160%.
Venezuela hiện đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao tới gần 27% theo tính toán của Wall Street Journal. Năm 2009, nước này tăng trưởng âm 2,9%.
Venezuela hy vọng lần phá giá đầu tiên kể từ 2005 này sẽ giúp nguồn thu chính phủ tăng lên, hạn chế nhập khẩu và tăng nguồn thu từ xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đây không phải là giải pháp tốt về lâu dài. Nền kinh tế Venezuela, vốn một thời phát triển bùng nổ, nay cần những chính sách kích thích đầu tư tư nhân. Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch cũng bày tỏ thái độ lo lắng: "Công việc kinh doanh tại Venezuela hiện đối mặt với nhiều căng thẳng liên quan đến thay đổi chính sách, môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, cơ cấu quản lý giá và sự bế tắc trong ngành năng lượng. Tất cả những yếu tố này làm chùn chân các nhà đầu tư".
Cơ cấu kinh tế của Venezuela như sau: nông nghiệp 13%, công nghiệp 23% và dịch vụ 64% (số liệu năm 1997). Các thị trường chính của Venezuela là Mỹ, Colombia, Brasil, Antille thuộc Hà Lan, Trung Quốc
Về năng lượng, những con sông ở Venezuela đã cung cấp một lượng lớn thủy điện cho nhu cầu tiêu dùng điện năng của nước này. Hiện nay, 73% công suất phát điện của Venezuela phụ thuộc vào hệ thống thuỷ điện, còn hệ thống nhiệt điện lại đang hoạt động dưới mức công suất mà không có khả năng tăng lên, mặc dù nước này thuận lợi về nhiệt điện. Đồng peso tiếp tục rớt giá còn 6,3 peso ăn một đôla vào ngày 25-1-2010. Trong khi tỷ giá kép mà chính phủ đưa ra vào đầu tháng là 2,6 và 4,3 peso ăn một đôla.
Người dân đã tổ chức những cuộc phản đối mạnh mẽ hơn. Cùng với nguyên nhân thiếu hụt điện nước, những người phản đối cũng nói đến tình trạng mất kiểm soát đối với tội phạm khiến cho Venezuela đang có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới. Người biểu tình án ngữ trong sân vận động khi diễn ra một trận đấu bóng chày để kêu gọi ông Chavez từ chức. Người biểu tình đã giương cao khẩu hiệu đậm chất thể thao: "Chavez, ông đã bị loại!" 

Nhân khẩu


Quang cảnh thành phố Caracas
Tính đến tháng 7 năm 2008, ước tính dân số Venezuela là 26.414.815 người . Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất Nam Mỹ, chỉ đứng sau Bolivia, ParaguayGuiana thuộc Pháp. Năm 2008, tốc độ gia tăng dân số của nước này là 1,5%.
Những cuộc thống nhân khẩu được thực hiện từ năm 1926 tại Venezuela không bao gồm thông tin về chủng tộc cho nên tỉ lệ các sắc dân tại Venezuela chỉ có thể được biết thông qua các số liệu ước tính. Khoảng 70% dân số Venezuela là người Mestizo, tức người lai giữa người Tây Ban Nha và người da đỏ. Khoảng 20% là người da trắng có nguồn gốc chủ yếu từ Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào NhaĐức. Bên cạnh đó, tại Venezuela còn có một số nhỏ người da đen gốc châu Phi và người các nước châu Á như Liban, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 5% dân số Venezuela là người da đỏ bản địa và họ có xu hướng bị lai giữa các chủng tộc khác ngày một nhiều hơn khi xã hội Venezuela ngày càng trở nên đa dạng.
Khoảng 85% dân số Venezuela sống tập trung tại các đô thị miền bắc. Venezuela là một trong những nước có tỉ lệ dân cư sống tại thành thị cao nhất Nam Mỹ. Do đó khu vực phía nam đồng bằng Orinoco tuy chiếm đến một nửa diện tích đất nước nhưng lại vô cùng hoang vắng với chỉ 5% dân cư sống tại đó.
Ngôn ngữ chính thức tại Venezuela là tiếng Tây Ban Nha. Bên cạnh đó còn có 31 ngôn ngữ của thổ dân da đỏ bản địa như tiếng Guajibo, Pemon, Warao, Wayuu, các ngôn ngữ thuộc nhóm Yanomaman. 83% dân cư theo Đạo Thiên chúa.

Văn hóa

Những di sản văn hóa của đất nước Venezuela mang đậm ảnh hưởng của phong cách Mỹ Latinh, thể hiện qua tất cả các mặt của đời sống như hội họa, kiến trúc, âm nhạc, các công trình lịch sử... Văn hóa Venezuela được hình thành trên nền của ba nhân tố chính: văn hóa của người da đỏ bản địa, của người Tây Ban Nha và người da đen châu Phi. Ban đầu, các yếu tố văn hóa này trộn lẫn vào nhau rồi sau đó lại phân hóa ra theo từng khu vực địa lý.
Nghệ thuật Venezuela ban đầu xoay quanh các motif tôn giáo là chủ yếu. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ 19, nền nghệ thuật này bắt đầu phản ánh các sự kiện lịch sử và những người anh hùng dân tộc, mà đi tiên phong là họa sĩ Martín Tovar y Tovar. Đến thế kỉ 20, chủ nghĩa hiện đại lên thay thế.
Văn học Venezuela bắt đầu phát triển sau khi người Tây Ban Nha đặt chân đến đây khai phá thuộc địa. Nền văn học bằng tiếng Tây Ban Nha chiếm địa vị độc tôn với những ảnh hưởng của các phong cách văn học từ chính quốc. Văn học xoay quanh các chủ đề chính trị phát triển trong cuộc chiến tranh giành độc lập đầu thế kỉ 19 của nhân dân Venezuela. Tiếp đó, chủ nghĩa lãng mạn lên ngôi với một số nhà văn nổi tiếng, tiêu biểu là Juan Vicente González.
Về kiến trúc, Carlos Raúl Villanueva được coi là kiến trúc sư vĩ đại nhất của đất nước Venezuela hiện đại. Ông đã thiết kế Trường Đại học Trung tâm Venezuela, một công trình được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Cuatro, một loại đàn gần giống ghita là nhạc cụ truyền thống của Venezuela. Nhiều phong cách âm nhạc độc đáo khác nhau được phát triển tại vùng đồng bằng llanos với những bài hát nổi tiếng như Alma Llanera, Florentino y el Diablo, Concierto en la LlanuraCaballo Viejo. Nhạc gaita có nguồn gốc từ vùng Zulia được ưa chuộng và hay được biểu diễn vào dịp Giáng sinh. Còn điệu nhảy truyền thống của người Venezuela là điệu nhảy joropo.
Tại Venezuela, môn thể thao phổ biến nhất là bóng chày. Gần đây, môn bóng đá cũng đang phát triển mạnh và dần thu hút khán giả nước này.

Văn hóa hoa hậu

Venezuela là một trong những quốc gia mà người dân hâm mộ các cuộc thi sắc đẹp nhất thế giới. Với một công nghệ đào tạo hoa hậu chuyên nghiệp, Venezuela đã trở thành một cường quốc hoa hậu mà không một quốc gia nào có thể sánh kịp. Đất nước này đã lập kỉ lục 6 lần đoạt Hoa hậu Thế giới, 7 lần đoạt Hoa hậu Hoàn vũ (2 lần liên tiếp đoạt vương miện năm 2008-2009) và 6 lần đoạt Hoa hậu Quốc tế. Bà Irene Saez, cựu Hoa hậu Hoàn vũ của Venezuela thậm chí đã từng ra tranh cử tổng thống năm 1998 nhưng không thành công.
Hàng năm, cuộc thi Hoa hậu Venezuela được tổ chức vào tháng 9 để tìm kiếm người đại diện cho đất nước Venezuela tại các kỳ thi sắc đẹp quốc tế. Đây là sự kiện rất thu hút ở Venezuela với chương trình truyền hình trực tiếp kéo dài 4 giờ đồng hồ. Các hoa hậu Venezuela khi tham dự các kỳ thi quốc tế thường đoạt giải cao, mà gần đây nhất là Ivian Sarcos, người chiến thắng của cuộc thi Hoa hậu thế giới tại Mông Cổ,Dayana Mendoza đăng quang hoa hậu hoàn vũ thế giới tổ chức tại Việt Nam, Maria Gabriella Isler, người chiến thắng Hoa hậu Hoàn vũ 2013 tại Nga, và Edymar Martinez chiến thắng tại cuội thi Hoa hậu Quốc tế 2015 tại Nhật Bản.

Tôn giáo


Nhà thờ San Juan Bautista ở Venezuela
Venezuela giống như hầu hết các quốc gia Nam Mỹ, là một quốc gia theo Công giáo Rôma. Ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo ở nước này có từ thời thực dân Tây Ban Nha. Theo ước tính của chính phủ, 92% dân số trên danh nghĩa là tín hữu Công giáo Rôma, và còn lại 8% là Tin Lành, các tôn giáo khác, hoặc vô thần.  Các ước tính của Hội đồng Tin Lành Venezuela cho rằng Giáo hội Tin Lành chiếm 10% dân số.
Có những cộng đồng Hồi giáoDo Thái giáo nhỏ nhưng có ảnh hưởng. Các cộng đồng Hồi giáo của hơn 100.000 người tập trung ở những người gốc Lebanon và Syria hiện sống ở các khu vực như Nueva Esparta, Punto Fijo và khu vực Caracas. Các con số thuộc cộng đồng Do Thái giáo là khoảng 13.000 tín đồ và chủ yếu tập trung ở Caracas.
Hiện nay có khoảng 153.000 tín đồ Mormon phần lớn ở tại Caracas.

Venezuela tiến hành tập trận lớn nhất trong lịch sử

21/05/2016 08:18:01

Máy bay Sukhoi Su-30MK2 cùng nhiều loại phi cơ khác và hàng loạt xe tăng đã được điều động tham gia tập trận.

Venezuela hôm qua (20/5) bắt đầu tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn được cho là lớn nhất lịch sử nước này, với sự tham gia của 520.000 binh sỹ thuộc các lực lượng không quân, hải quân, bộ binh cùng lực lượng dân quân.
Các binh sĩ của quân đội Venezuela. (Ảnh: foxnews)
Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino Lopez cho biết, cuộc tập trận có tên gọi “Độc lập 2016”, keó dài hai ngày (20 - 21/5), nhằm bảo vệ chủ quyền và độc lập quốc gia.
Phát biểu với báo chí tại thủ đô Caracas, người đứng đầu Ủy ban an ninh quốc phòng Venezuela, ông Edgar Zambrano khẳng định: “Cuộc tập trận này nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận thường niên và là một trong những chiến lược quân sự của Venezuela.
Tuy nhiên điểm khác biệt là, cuộc tập trận này được tiến hành tại tất cả các bang trên toàn quốc, thay vì chỉ được tổ chức tại một địa điểm như các năm trước. Đây cũng là lý do tại sao nó thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng”.
Trước đó, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã ra lệnh cho quân đội tiến hành tập trận để đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài.
Cuộc tập trận của Venezuela diễn ra trong bối cảnh nước này đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng. Hồi tháng 1/2016, Venezuela đã ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp kinh tế kéo dài 60 ngày, trong bối cảnh giá dầu lao dốc, lạm phát gia tăng và thiếu hụt hàng hoá nghiêm trọng.

3 vấn đề khiến kinh tế Venezuela đứng trên bờ vực sụp đổ


Dân trí Tình hình kinh tế thiếu hụt và chính trị bất ổn tại Venezuela đang ngày càng khiến quốc gia này lâm vào khủng khoảng, kiệt quệ. Nếu nói về bảng xếp hạng những thị trường tồi tệ nhất thế giới, Venezuela chắc chắn không có đối thủ cạnh tranh khi có chỉ số đói nghèo luôn cao vượt trội so với các quốc gia khác.
 >> Công chức Venezuela chỉ làm việc 2 ngày mỗi tuần do thiếu điện
 >> Venezuela tuyên bố phá giá đồng nội tệ, tăng giá xăng sau 20 năm
 >> Tổng thống Venezuela giành kiểm soát Ngân hàng Trung ương

Chỉ trong năm nay, người dân tại quốc gia Mỹ Latin đã phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp 17%, lạm phát xấp xỉ 500%, các nhu yếu phẩm như nước, điện, thực phẩm, y tế đều bị cắt giảm. Giá cả cuộc sống tăng cao, cắt giảm lao động, phúc lợi xã hội bị suy giảm nặng nề, nạn trộm cắp diễn ra trên khắp các con phố, kết hợp với các cuộc biểu tình quy mô lớn, khiến cho đất nước luôn ở trong trạng thái báo động cao.
Dưới đây là 3 vấn đề có thể khiến Venezuela đứng trên bờ vực sụp đổ bất cứ lúc nào, nếu như không tìm thấy một giải pháp hoặc nhận được sự cứu trợ từ một tổ chức nào trên thế giới.
1. Chạm tới giới hạn của sự thiếu thốn
Người dân Venezuela thường xuyên phải xếp hàng dài trước các siêu thị, quầy bán hàng nhưng vẫn lâm vào tình trạng thiếu thốn trầm trọng
Người dân Venezuela thường xuyên phải xếp hàng dài trước các siêu thị, quầy bán hàng nhưng vẫn lâm vào tình trạng thiếu thốn trầm trọng
Nước và thực phẩm đang là hai vấn đề gây đau đầu ở Venezuela từ nhiều tháng nay. Lượng nước sinh hoạt đang bị Chính phủ kiểm soát chặt chẽ, thậm chí tại nhiều khu vực người dân chỉ được cấp một cách nhỏ giọt, 21 lần mỗi ngày với lý do các hồ dự trữ sắp cạn kiệt.
Thực phẩm thì ngày một khan hiếm và đắt đỏ do các biện pháp kiểm soát tiền tệ mà Chính phủ nước này áp dụng dẫn tới tình trạng thiếu USD để nhập khẩu hàng hóa. Người dân phải xếp hàng dài cả ngày lẫn đêm trước các siêu thị để "được mua" thực phẩm, đồ tiêu dùng. Cuộc sống đói nghèo và thiếu thốn khiến người dân buộc phải đột nhập vào cửa hàng, siêu thị, thậm chí là hồ bơi và xe chở nước để trộm cắp từng gói bánh, chai nước để sống qua ngày.
Điện cũng không khá khẩm hơn, khi Chính phủ dùng mọi biện pháp để tiết kiệm năng lượng cho quốc gia. Họ thậm chí đề nghị các văn phòng chỉ được mở cửa làm việc 2 ngày mỗi tuần, đồng thời điều chỉnh giờ toàn quốc nhanh hơn 30 phút so với trước đây để tiết kiệm điện. Bộ trưởng Khoa học và công nghệ Venezuela cho biết việc điều chỉnh múi giờ như vậy sẽ giảm thời gian sử dụng đèn thắp sáng cũng như điều hòa nhiệt độ vào ban đêm của mọi người.
2. Đối mặt nguy cơ sụp đổ vì giá dầu
Đói khổ kéo dài, bệnh dịch gia tăng khiến các bệnh viện luôn chất kín người dẫn đến giường bệnh không đủ. Bệnh nhân thậm chí phải nằm ngoài hành lang, dưới mặt đất,...
Đói khổ kéo dài, bệnh dịch gia tăng khiến các bệnh viện luôn chất kín người dẫn đến giường bệnh không đủ. Bệnh nhân thậm chí phải nằm ngoài hành lang, dưới mặt đất,...
Từ nhiều năm qua, đất nước Venezuela đã quá phụ thuộc vào nguồn dự trữ dầu mỏ khổng lồ, chiếm khoảng 96% doanh thu xuất khẩu và gần một nửa ngân sách quốc gia. Tuy nhiên kể từ khi giá dầu giảm từ 100 USD/thùng xuống đến chỉ hơn 40 USD/thùng như hiện nay, nền kinh tế cả nước bị suy sụp nhanh chóng bởi không tìm thấy nguồn thu nhập nào khác ngoài dầu mỏ.
Đại diện từ Venezuela cho biết họ cần giá dầu đạt ngưỡng 121 USD/thùng để cân bằng lại tình hình kinh tế. Thế nhưng điều này được dự đoán là sẽ khó xảy ra trong tương lai, khiến tương lai phía trước của quốc gia thêm phần ảm đạm.
Trong lĩnh vực năng lượng, bên cạnh dầu mỏ còn có nguồn điện cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khi có tới 65% mạng lưới điện của quốc gia phụ thuộc vào một đập thủy điện duy nhất - nhưng hiện lại đang trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.
3. Chính trị và các vấn đề dài hạn
Khi một quốc gia đối mặt với các vấn đề về kinh tế, thì sự ổn định về chính trị cũng khó lòng giữ vững. Các cuộc bầu cử từ cuối năm ngoái tưởng như đã đưa Venezuela ổn định trở lại khi thành lập Bàn tròn Thống nhất Dân chủ, được cho là bước chuyển giao quyền lực đầu tiên kể từ khi tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền năm 1999.
Tuy nhiên, hiện nay có đến 60% người dân Venezuela đổ lỗi tình trạng khan hiếm thực phẩm, nền kinh tế suy thoái là do sai lầm của Chính phủ nước này, dựa theo tổ chức thăm dò Datanalisis. Tại thời điểm hiện nay, tỷ lệ người còn đồng thuận với ông Maduro chỉ dao động từ 10-15%, trong khi có 70% người dân sẵn sàng muốn ông từ chức.
Thế nhưng việc sa thải ông Maduro cũng khó lòng cứu được một quốc gia đang trên bờ sụp đổ cùng hàng loạt vấn đề đã tồn tại trong hàng thập kỷ qua, điển hình là nạn tham nhũng và tỷ lệ tội phạm. Được biết, Venezuela đang là quốc gia có tỷ lệ tham nhũng lớn nhất Nam Mỹ, và đứng thứ 9 trên thế giới. Tỷ lệ tội phạm giết người tại đây cũng nằm ở mức cao nhất nhì thế giới.
Tại Venezuela, mỗi ngày luôn có trung bình 17 cuộc biểu tình, tuy nhiên đây chủ yếu chỉ là những biểu tình có quy mô nhỏ, xảy ra để chống lại việc cắt điện/nước trên diện rộng của Chính phủ. Tỷ lệ lạm phát của đất nước cũng đã gia tăng đến ngưỡng 500% (481% theo thống kê cuối năm ngoái), và được dự đoán có thể tăng lên hơn 1600% trong năm 2017.
Nguyễn Nguyễn
Tổng hợp

Venezuela: Không có gì nhiều hơn đói khát, bệnh tật

(VTC News) - Khủng hoảng ở Venezuela đang trong giai đoạn trầm trọng khi người dân tìm mọi thứ để ăn chống đói và bệnh viện không có gì ngoài người ốm vật vạ chờ chăm sóc.

Hiện nay, ngoài nguy cơ đảo chính và chính quyền sụp đổ, Venezuela đang phải đối mặt với nguy cơ hiện hữu là nạn đói và thiếu thốn trầm trọng phương tiện y tế cứu chữa người bệnh.

Những người dân ở Venezuela hiện nay đang phải đi săn chó, mèo hay cả chim bồ câu để chống lại cơn đói. Trong khi đó, các nước trong khu vực đang cảnh báo về làn sóng người di cư tràn lan từ Venezuela.
Người dân Venezuela cướp phá cửa hàng trong cơn đói
Người dân Venezuela cướp phá cửa hàng trong cơn đói 
Không chỉ săn động vật để thỏa mãn cơn đói, Venezuela đang phải đối mặt với nạn cướp bóc làm ít nhất 2 người chết, nhiều người bị thương và tổn thất về vật chất lên đến hàng triệu USD.

Ngày 27/4 vừa qua, Cơ quan quản lý thực phẩm Venezuela đã công bố số thức ăn trong kho dự trữ của cả nước chỉ còn đủ cho 15 ngày và nạn đói bây giờ đã xuất hiện tràn lan ở quốc gia này.

Trong khi đó, thiếu thuốc, trang thiết bị cơ bản, đội ngũ bác sĩ cùng tình trạng mất điện thường xuyên khiến hoạt động cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân tại các bệnh viện công Venezuela trì trệ.
Nạn nhân chờ hàng giờ để được cấp cứu trong bệnh viện Luis Razetti, thành phố Puerto la Cruz
Nạn nhân chờ hàng giờ để được cấp cứu trong bệnh viện Luis Razetti, thành phố Puerto la Cruz 

Julio Rafael Parucho, chờ đợi cả năm để điều trị chấn thương đầu vì thiếu bác sỹ
Julio Rafael Parucho, chờ đợi cả năm để điều trị chấn thương đầu vì thiếu bác sỹ 

Chai, can nhựa được thay thế cho dụng cụ y tế chuyên dụng
Chai, can nhựa được thay thế cho dụng cụ y tế chuyên dụng 

Bệnh nhân không có giường để nằm
Bệnh nhân không có giường để nằm 

Trẻ em còn vất vả hơn nhiều lần khi cần điều trị trong thời gian này ở Venezuela
Trẻ em còn vất vả hơn nhiều lần khi cần điều trị trong thời gian này ở Venezuela 

Thân nhân người bệnh tìm mọi chỗ có thể để ngồi nghỉ ngơi, chăm sóc
Thân nhân người bệnh tìm mọi chỗ có thể để ngồi nghỉ ngơi, chăm sóc 

Tùng Đinh (Nguồn: Daily Mail, Jamaica BServer)

Khủng hoảng kéo dài, Venezuela cận kề nguy cơ xảy ra đảo chính

(VTC News) - Tình trạng khủng hoảng trầm trọng kéo dài trong thời gian qua đang đẩy Venezuela vào thời kỳ suy thoái và đối mặt với nguy cơ đảo chính cận kề. 

Theo Washington Post, viễn cảnh đen tối này có thể sẽ diễn ra trong năm nay, đặc biệt khi các cuộc đụng độ giữa an ninh và người biểu tình xảy ra ngày một thường xuyên.

Hôm 13/5, Tổng thống nước này ông Maduro tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, kéo dài tình trạng khẩn cấp về kinh tế hồi tháng 1.

Theo sắc lệnh, chính phủ sẽ tịch thu các nhà máy “bị giai cấp tư sản làm tê liệt” và bắt giữ chủ các công ty “phá hoại đất nước”. 
Venezuela đứng trước nguy cơ đảo chính
Venezuela đứng trước nguy cơ đảo chính cận kế
Ngay sau đó, ông Maduro thông báo sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự cấp quốc gia vào ngày 21/5 để đối phó các mối đe dọa từ bên ngoài và chuẩn bị cho “bất kỳ tình huống nào” có thể xảy ra.

Đây chỉ là phần tiếp theo của rất nhiều biện pháp được áp dụng kể từ khi khủng hoảng kinh tế kéo theo hàng loạt khủng hoảng kháọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc gia Nam Mỹ này.

Venezuela từng là cường quốc dầu mỏ lớn nhất thế giới nhưng bắt đầu bị ảnh hưởng nặng nề khi giá dầu rớt giá thê thảm.

Nhưng với việc giá dầu, nguồn cung chủ yếu của ngân sách chính phủ Venezuela giảm gần 69% trong thời gian qua cùng với việc áp dụng một số chính sách quản lý sai lầm, chính quyền Caracas đã không còn đủ khả năng chi trả việc nhập khẩu và trả các khoản nợ nước ngoài của mình , theo Washington Post.

Sự suy thoái kéo theo tình trạng thiếu hụt mặt hàng thực phẩm, thuốc men dẫn đến nạn hôi của, trộm cắp, cướp bóc đang có dấu hiệu gia tăng khó kiểm soát. 


Không chỉ đối mặt với nỗi lo kinh tế, Venezuela cùng đang phải oằn mình đối phó với tình trạng thiếu điện do hiện tượng El Nino làm cạn các hồ thủy điện. Tất cả đã đẩy Caracas lún sâu vào cuộc khủng hoảng không lối thoát.

Mặc dù vậy, ông Maduro vẫn luôn đổ lỗi cho Mỹ về tình trạng khủng hoảng trong nước và “rắp tâm” của Washington là nguyên nhân buộc ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp từ tháng 1/2016.

Tuy nhiên, những lời đổ lỗi đo của ông Maduro và những biện pháp mà ông đưa ra để cứu vãn tình hình vẫn không đủ để người dân Venezuela đặt niềm tin vào ông. 

Theo Reuters, trong một cuộc thăm dò mới đây, 70% người dân nước này muốn tổng thống từ chức trong năm nay. Phe đối lập đã cố gắng tiến hành một cuộc bỏ phiếu để kêu gọi lật đổ Tổng thống Maduro nhưng bị ban bầu cử quốc gia phớt lờ.

Chính từ những diễn biến phức tạp trên,  giới quan sát lo ngại “quả bom nổ chậm” ở Venezuela có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Và một khi nó xảy ra, các cuộc biểu tình bạo lực như hồi năm 2014 có thể tái diễn và đe dọa đến sinh mạng của người dân quốc gia này như những gì xảy ra cách đây 2 năm. 

Lần đầu tiên trong lịch sử phe đối lập kiểm soát Quốc hội Venezuela

Lần đầu tiên trong lịch sử phe đối lập kiểm soát Quốc hội Venezuela
Phiên họp đầu tiên của quốc hội mới lần đầu tiên do phe đối lập chiếm đa số ở Venezuela hôm 5-1 sôi động một cách đáng chú ý.
Camera đã quay cận cảnh khuôn mặt của đệ nhất Phu nhân Venezuela Cilia Flores khi một nhà lập pháp thuộc đảng liên minh Bàn Đoàn kết dân chủ (MUD) đối lập thẳng thừng cáo buộc chính phủ của chồng bà – Tổng thống Nicolás Maduro, đã giao hộ chiếu ngoại giao cho những kẻ buôn lậu ma túy, ám chỉ tới trường hợp 2 đứa cháu trai của bà Flores đang hầu tòa tại Mỹ vì các cáo buộc buôn lậu cocaine.
Đệ nhất Phu nhân Venezuela Ciilia Flores (giữa) trong cuộc họp. Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, một nhà lập pháp đối lập khác đứng lên và cáo buộc các đồng nghiệp ở đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất cầm quyền ăn cắp tiền lẽ ra dành cho thuốc chữa trị ung thư và thực phẩm – hai mặt hàng đang cạn kiệt tại Venezuela.
Hiếm có cuộc họp quốc hội nào “chiếm sóng” truyền hình mà lại được khán giả quan tâm như vậy. Có thời điểm trong cuộc họp, các nghị sĩ đảng cầm quyền đã bước ra ngoài.
“Tất cả chúng tôi đều dán mắt vào màn hình” – ông Gustavo Avila, 60 tuổi – làm bồi bàn tại một nhà hàng đồ Ý, nơi những chiếc ti vi thường xuyên chỉ mở kênh thể thao nhưng ngày 5-1 đã chuyển hẳn sang kênh tường thuật phiên họp quốc hội kéo dài nhiều giờ, cho hay.
Ông Avila cho biết thêm: “Mọi điều họ nói đều đúng. Chúng tôi thực sự cần một sự thay đổi triệt để”.
Đây là lần đầu tiên trong 17 năm qua phe đối lập kiểm soát Quốc hội Venezuela kể từ sau khi cố Tổng thống Hugo Chavez phát động cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước này. Trước khi phiên họp diễn ra, hàng trăm người biểu tình ủng hộ phe đối lập và các nghị sĩ đắc cử đã vượt rào xông vào tòa nhà Quốc hội.

Đỗ Quyên (Theo Reuters)

Bùng nổ làn sóng phản đối Tổng thống Venezuela

(Baonghean.vn) - Giới phân tích cho rằng Venezuela đang đứng trước khủng hoảng chính trị trầm trọng khi Tổng thống Nicolas Maduro ban bố tình trạng khẩn cấp. Điều đó dẫn đến phe đối lập sẵn sàng có những hành động phản đối rõ rệt.

Ngày 18/5, phe đối lập đã kêu gọi các cuộc biểu tình trên khắp cả nước đòi Tổng thống Maduro từ chức. Trong ảnh: Những người ủng hộ phe đối lập đốt lốp xe trong buổi biểu tình đòi trưng cầu dân ý tại San Cristobal, Venezuela.
Ngày 18/5, phe đối lập đã kêu gọi các cuộc biểu tình trên khắp cả nước đòi Tổng thống Maduro từ chức. Trong ảnh: Những người ủng hộ phe đối lập đốt lốp xe trong buổi biểu tình đòi trưng cầu dân ý tại San Cristobal, Venezuela.
Biểu tình dữ dội diễn ra ở thủ đô Caracas, Venezuela sau khi Tổng thống Maduro cảnh báo sẽ nâng cấp độ tình trạng khẩn cấp tại nước này vào ngày 18/5.
Biểu tình dữ dội diễn ra ở thủ đô Caracas, Venezuela sau khi Tổng thống Maduro cảnh báo sẽ nâng cấp độ tình trạng khẩn cấp tại nước này vào ngày 18/5.
Tuần hành trên những con phố lớn tại thủ đô Caracas sau khi Tổng thống Maduro ban bố tình trạng khẩn cấp trên phạm vi cả nước trong 60 ngày nhằm đối phó với âm mưu lật đổ của phe đối lập.
Tuần hành trên những con phố lớn tại thủ đô Caracas sau khi Tổng thống Maduro ban bố tình trạng khẩn cấp trên phạm vi cả nước trong 60 ngày nhằm đối phó với âm mưu lật đổ của phe đối lập.
Cảnh sát phải dùng lựu đạn cay và bom khói để giải tỏa đoàn biểu tình.
Cảnh sát phải dùng lựu đạn cay và bom khói để giải tỏa đoàn biểu tình.
Những người tham gia biểu tình bị thương sau khi lực lượng cảnh sát dùng vũ lực trấn áp. Trước đó, phe đối lập đã kêu gọi người biểu tình trên cả nước bao vây trụ sở các cơ quan bầu cử tại khoảng 20 thành phố nhằm kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về việc bãi nhiệm Tổng thống nhưng bất thành.
Những người tham gia biểu tình bị thương sau khi lực lượng cảnh sát dùng vũ lực trấn áp. Trước đó, phe đối lập đã kêu gọi người biểu tình trên cả nước bao vây trụ sở các cơ quan bầu cử tại khoảng 20 thành phố nhằm kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về việc bãi nhiệm Tổng thống nhưng bất thành.
Lực lượng cảnh sát bắt giữ những thành phần quá khích tham gia biểu tình.
Lực lượng cảnh sát bắt giữ những thành phần quá khích tham gia biểu tình.
Thanh Hiền
(Theo Reuters)

Tổng thống Venezuela dự định quốc hữu hóa các doanh nghiệp yếu kém

VOV.VN - Tổng thống Maduro cho biết, ông sẽ làm tất cả những gì có thể để “khôi phục bộ máy sản xuất đang tê liệt” ở Venezuela.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm qua (14/5) cánh báo, chính phủ sẽ quốc hữu hóa những doanh nghiệp không hoạt động hiệu quả và đưa những ông chủ doanh nghiệp này ra xét xử.
tong thong venezuela du dinh quoc huu hoa cac doanh nghiep yeu kem hinh 0
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. (Ảnh: Getty)
Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh, nhà phân phối lương thực và đồ uống lớn nhất Venezuela, ông Empresas Polar tháng trước đã cho đóng cửa nhà máy bia cuối cùng còn hoạt động của nước này với lý do không tiếp cận được nguồn tài chính để mua nguyên liệu thô.
Tổng thống Maduro cho rằng ông Polar đang tìm cách khiến tình hình đất nước trở nên bất ổn hơn bằng cách tạo ra sự khan hiếm hàng hóa từ thuốc men đến các nhu yếu phẩm khác. Ông nhấn mạnh, những doanh nhân muốn hủy hoại đất nước sẽ phải đối mặt với nguy cơ ngồi tù.
Phát biểu trước những người ủng hộ tại thủ đô Caracas, Tổng thống Maduro cho biết, ông sẽ làm tất cả những gì có thể để “khôi phục bộ máy sản xuất đang tê liệt”.
Trước đó Tổng thống Maduro hôm 13/5 vừa qua đã ký gia hạn sắc lệnh quyền lực ngoại lệ thêm 60 ngày, cho phép ông có nhiều công cụ hơn để có thể xử lý khủng hoảng.
Venezuela đang lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng khi lạm phát tăng vọt còn giá dầu, nguồn thu chính cho nền kinh tế này lại đang ở mức rất thấp./.

Diệu Hương/VOV-Trung tâm Tin Theo AP

Phe đối lập Venezuela thúc đẩy trưng cầu ý dân bãi nhiệm Tổng thống

VOV.VN - Mặc dù vậy, các chuyên gia phân tích nhận định, tiến trình bãi nhiệm Tổng thống Maduro sẽ là một việc không dễ dàng.

Lực lượng đối lập Venezuela hôm qua (2/5) thông báo trình 1,85 triệu chữ ký lên Cơ quan bầu cử của đất nước , mở đường cho việc tiến hành các thủ tục cần thiết phế truất Tổng thống Nicolás Maduro, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này vừa hoàn thành nửa nhiệm kỳ cầm quyền vào tháng 4 vừa qua. Những bước đi của lực lượng đối lập có thể làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng mà quốc gia Nam Mỹ này đang phải đối mặt như kinh tế yếu kém, thiếu điện và thực phẩm nghiêm trọng.
phe doi lap venezuela thuc day trung cau y dan bai nhiem tong thong hinh 0
Mặc dù phe đối lập tin tưởng có thể thu thập đủ chữ kí trong khoảng thời gian cho phép nhưng tiến trình bãi nhiệm Tổng thống Maduro sẽ không dễ dàng. (Ảnh: AFP)
Liên minh Đoàn kết Dân chủ (MUD) Venezuela cho biết đã thu thập gấp hơn 9 lần số chữ ký cần thiết là 200.000 chữ ký trong vòng 1 tuần, để bắt đầu giai đoạn tiếp theo của một cuộc trưng cầu ý dân xem xét bãi nhiệm Tổng thống Maduro trước khi nhiệm kì của ông kết thúc vào năm 2019.
Ông Jorge Rodriguez, thủ lĩnh Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV) cầm quyền cho biết sẽ yêu cầu Ủy ban bầu cử quốc gia kiểm tra các chữ ký mà phe đối lập đã thu thập, nhằm đảm bảo Hiến pháp được tôn trọng.
Nếu Ủy ban bầu cử quốc gia phê chuẩn tính xác thực của các chữ ký trong những ngày tới, sẽ bắt đầu giai đoạn thứ 2 với việc thu thập thêm 20% tương đương 4 triệu chữ ký, trước khi một cuộc bỏ phiếu cuối cùng có thể được tổ chức.
Mặc dù phe đối lập bày tỏ tin tưởng có thể thu thập đủ chữ kí trong khoảng thời gian cho phép nhưng các chuyên gia phân tích nhận định, tiến trình bãi nhiệm Tổng thống Maduro sẽ là một việc không dễ dàng.
Nếu một cuộc bỏ phiếu diễn ra, Tổng thống sẽ bị bãi nhiệm chỉ khi số phiếu không ủng hộ ông Maduro vượt quá 7,6 triệu phiếu mà ông nhận được trong cuộc bầu cử năm 2013. Trong khi đó, trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 12 năm ngoái, các ứng cử viên đối lập Venezuela chỉ nhận được khoảng 7,7 triệu phiếu bầu, mặc dù họ giành quyền kiểm soát Quốc hội với một chiến thắng lớn.
Những bước đi này của phe đối lập đang ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch của Tổng thống Maduro nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, thiếu điện và lương thực tại quốc gia này. Venezuela- quốc gia có lượng dự trữ dầu mỏ hàng đầu thế giới, đã rơi vào tình trạng bất ổn kinh tế khi giá dầu mỏ toàn cầu "lao dốc".
Ngày 28/4 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố báo cáo cho thấy nền kinh tế đang gặp khó khăn của Venezuela có thể sẽ tăng trưởng âm 8% trong năm 2016. Phát biểu trong một buổi mít-tinh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5, Tổng thống Maduro nhấn mạnh,  việc tiến hành trưng cầu ý dân là một sự lựa chọn và hoàn toàn không bắt buộc, đồng thời cho rằng điều bắt buộc duy nhất đó là tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 12/2018.
Tổng thống Maduro nói: “Nhóm đối lập đang bắt đầu thu thập chữ ký để bắt đầu thực hiện một tiến trình chống lại người dân Venezuela. Đây không phải chỉ là hành động chống lại Tổng thống mà còn là bước đi phá hủy lịch sử, đi ngược lại những di sản xã hội của cố Tổng thống Hugo Chavez cũng như  di sản của đất nước”.
Trong thời gian qua, Tổng thống Maduro đã thực hiện hàng loạt các biện pháp để đối phó với  khủng hoảng thiếu năng lượng trầm trọng tại quốc gia này. Hiện tượng El Nino gây ra hạn hán nghiêm trọng tại Venezuela kể từ năm 2010, khiến lượng nước trong hồ chứa tại đập Guri lớn nhất đất nước xuống thấp, khiến quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Nam Mỹ và lớn thứ 5 trên thế giới này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng điện năng nghiêm trọng do thủy điện cung cấp tới 70% lượng điện của Venezuela.
Theo quy định mới, từ 14h30 chiều 1/5 giờ địa phương (tức sáng 2/5 theo giờ Việt Nam), múi giờ của Venezuela chính thức được đẩy sớm lên 30 phút lên múi giờ GMT-4. Trước đó, Chính phủ Venezuela thông báo từ nay đến ngày 6/6 tới sẽ cho nhân viên của các cơ quan nhà nước nghỉ làm việc 3 ngày trong tuần, tức là họ sẽ chỉ phải đến công sở hai ngày/ tuần.
 Venezuela cũng tiến hành kế hoạch cắt điện luân phiên trong vòng 40 ngày tại nhiều khu dân cư của nước này nhằm đảm bảo lượng nước tại đập thủy điện Guri. Tổng thống Maduro cũng thông báo đã ký sắc lệnh tăng 30% lương cơ bản cho công nhân nước này./.

Phạm Hà/VOV-Trung tâm Tin Tổng hợp

Venezuela: Tổng thống Maduro bị hoảng loạn?

23:47 15/05/2016

BizLIVE - Ngày 14/5/2016, Tổng thống Venezuela ban hành tình trạng khẩn cấp trong vòng ba tháng để đối phó với khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, theo đối lập, tổng thống cánh tả đã bị khủng hoảng tinh thần.

Venezuela: Tổng thống Maduro bị hoảng loạn?
Tổng thống venezuela, Nicolas Maduro Ảnh ngày 28/04/2016 Miraflores Palace
Ngày 14/5/2016, Tổng thống Venezuela ban hành tình trạng khẩn cấp trong vòng ba tháng để đối phó với khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, theo đối lập, tổng thống cánh tả đã bị khủng hoảng tinh thần, RFI đưa tin.
Cùng lúc với tình trạng khẩn cấp, Tổng thống Venezuela Maduro ra lệnh tịch biên các công ty mà ông cho là "do bọn tư sản làm tê liệt" và bắt bỏ tù các doanh nghiệp bị tố cáo phá hoại đất nước.
Chưa hết, tổng thống Venezuela ra lệnh vào ngày 21/05/2016 sẽ tổ chức tập trận phối hợp quân đội, dân quân và nhân dân mà ông gọi là để đề phòng mọi tình huống.
Tuy nhiên, theo đối lập, tổng thống Venezuela cánh tả đã bị khủng hoảng tinh thần, tự đặt mình vào thế vi phạm Hiến pháp. Tổng thống tuyệt vọng vì càng ngày càng có đông người ký kiến nghị trưng cầu dân ý phế truất . Hiện chỉ còn thiếu 200.000 chữ ký để cho đủ 2 triệu.
Theo kết quả thăm dò, 70% dân chúng Venezuela muốn ông Maduro phải ra đi chậm lắm là vào cuối năm nay.
Lạm phát tại nước châu Mỹ La tinh này tăng với tỷ lệ chóng mặt. Vật giá leo tháng hơn 180% trong năm 2015. Theo Washington, tình báo Mỹ thẩm định tổng thống Maduro sẽ bị dân chúng lật đổ trong năm 2016.
TÚ ANH

Bi kịch Chủ nghĩa Xã hội ở Venezuela giai đoạn cuối

Preşedintele Venezuelei, Nicolas Maduro. (JUAN BARRETO / AFP / Getty Images)
Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro. (JUAN Barreto / AFP / Getty Images)
Một số nhà phân tích đã cảnh báo gần đây rằng nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế siêu lạm phát của Venezuela đã đạt đến giai đoạn cuối cùng của nó. Với lạm phát đã tăng lên ít nhất là 65%, tỷ lệ tội phạm ở vị trí số hai trên thế giới và với tình trạng thiếu lương thực toàn diện và mãn tính, đoạn video dưới đây cho thấy tình trạng bất ổn xã hội lớn trong “thiên đường xã hội chủ nghĩa” của ông Maduro … và có lẽ quan trọng hơn, Venezuela cho chúng ta thấy đây là sự kết thúc của bất kỳ hệ thống tiền tệ nào không có thực lực đảm bảo, theo trang web Zero Hedge.
Siêu lạm phát của Venezuela đạt đến giai đoạn cuối cùng của nó. Đây có thể là quá muộn cho chính phủ để ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống tiền tệ. Đồng Bolivar đang trong quá trình chuyển từ một phương tiện thanh toán thành một tờ giấy nhóm lò. Những người Venezuela biết đổi tiền tiết kiệm của mình thành vàng hoặc ngoại tệ khác vào thời điểm thích hợp sẽ có thể sống sót trong tình hình này.
Cố Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez, với khuynh hướng Mác-xít, bất chấp những thất bại của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở khắp mọi nơi, đã chọn thực hiện một ý thức hệ “Bolivare” dựa trên nguyên tắc nhà nước kiểm soát nền kinh tế, quốc hữu hóa, ngân sách xã hội khổng lồ và bỏ qua các quy luật của thị trường tự do. Kết quả là, Venezuela, từng là một nước giàu nhất ở Mỹ Latin, giờ đây đã trở thành một nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất, một thị trường chợ đen khổng lồ và một nền kinh tế đổ nát.
Nền kinh tế Venezuela rơi xuống với tốc độ tăng mạnh được tạo nên bởi ông Hugo Chavez và người kế nhiệm, ông Nicolas Maduro, khi thực hiện chính sách Mác-xít mà không có đòn bẩy khủng bố của nhà nước cộng sản, vì vậy mà việc bỏ qua quy luật thị trường đã nhanh chóng tạo ra một nền kinh tế đen và thiếu toàn diện, mà không thể kìm lại được do sự săn lùng của giới đầu cơ.
Venezuela hiện giờ chỉ có các kệ hàng trống rỗng, một tỷ giá hối đoái do nhà nước kiểm soát nhưng lại tạo ra một thị trường chợ đen rộng lớn. Nền kinh tế do nhà nước kiểm soát nhưng hầu hết các mặt hàng tiêu dùng cơ bản – gồm cả giấy vệ sinh – thì mất tăm mất tích.
Ngự trị trên tất cả phiền não này là các loại tội phạm hình sự tràn lan đáng lo ngại.

Vài nét về cấu trúc lý luận của mô hình “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI”

Trong hai thập niên gần đây, các đảng cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh bằng con đường bầu cử dân chủ đã giành được chính quyền và thực hiện nhiều cải cách tiến bộ, tích cực hóa đời sống chính trị theo hướng dân chủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Venezuela, Bôliva, Êcuađo, Nicaragoa là những quốc gia đã tuyên bố hướng tới chủ nghĩa xã hội với mô hình “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI”. Trong đó, Venezuela là quốc gia khởi xướng và nhiệt thành cổ vũ mô hình này.

Mô hình xã hội mới chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ - trước hết cho một chặng phát triển mới của Mỹ Latinh và sau đó, ít nhiều có thể xem là một đóng góp cho lý luận chủ nghĩa xã hội hiện đại. Nền tảng lý luận của “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” - triết lý phát triển riêng của khu vực Mỹ Latinh là khá đặc thù, trước hết bởi sự kết hợp và vị thế của các nhân tố làm nên cơ sở lý luận của mô hình này. Đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Bôliva và chủ nghĩa nhân đạo Thiên chúa giáo.

Chủ nghĩa Mác - Lênin trong mô hình "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI"

Không phải ngay từ đầu của quá trình cải cách, các đảng cánh tả đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Trái lại, đã từng có nhiều ý tưởng được đưa ra trong quá trình cải cách ở Venezuela. Từ những năm 1990 thế kỷ XX, người dân Venezuela theo đuổi mục tiêu của cuộc “cách mạng Bôliva” là giành chính quyền để tiến tới “xây dựng nền dân chủ toàn diện”, rồi “xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu mới”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội Simôn Bôliva (Simon Bolivar)” và gần đây nhất, năm 2005 là “xây dựng Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”… Khi mới lên cầm quyền, cố Tổng thống Venezuela H.Chavez vẫn tin vào một chủ nghĩa tư bản nhân đạo và đã từng có ý định đưa đất nước mình đi theo con đường thứ ba của trào lưu dân chủ xã hội quốc tế. Song đã có một bước ngoặt trong tư tưởng của cố Tổng thống H.Chavez. Đó là vào năm 2002, khi ông suýt bị lật đổ vì một cuộc đảo chính của cánh hữu thân Mỹ. Kể từ đó, ông không còn ảo tưởng về “chủ nghĩa tư bản xã hội” hay “chủ nghĩa tư bản có bộ mặt người” nữa. Ông nói: “Chính cuộc đảo chính tháng 4-2002, những cuộc đình công kéo dài do giới chủ doanh nghiệp tổ chức, những hành động phá hoại ngành dầu khí; những phản ứng và tuyên truyền chống đối đã đưa tôi tới kết luận rằng con đường duy nhất để thoát khỏi đói nghèo là đi lên chủ nghĩa xã hội” (1). Năm 2005, sau 06 năm cầm quyền chống lại cuộc tiến công bằng mọi thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, cố Tổng thống Venezuela H.Chavez đã đi tới kết luận: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể đem lại công bằng xã hội và xóa được nghèo đói”.

Nhận thức của cánh tả Mỹ Latinh về chủ nghĩa Mác trước tiên là từ “lập trường phê phán”. Tác giả cuốn “Chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI” xuất bản ở Venezuela, năm 1996, Haixơ Điơtrich Xtêphan - người sau này được coi là nhà tư tưởng và cố vấn chính trị của cố Tổng thống Venezuela H.Chavez đã phê phán tư tưởng của C. Mác là thiên về cải tạo xã hội và đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản. Haixơ Điơtrich Xtêphan cho rằng, C.Mác chưa đưa ra được mô hình khả thi, bởi đã tuyệt đối hóa vai trò nhà nước và lý tưởng hóa xã hội xã hội chủ nghĩa. Quan niệm của ông là thay vì chuyên chính vô sản, xây dựng một nền dân chủ rộng rãi, mọi người dân được tổ chức trong cộng đồng dân cư đều được tham gia vào cải tạo xã hội như tư tưởng của Si-môn Bôliva.

Giáo sư, Tiến sỹ khoa học kinh tế, Tổng thống Cộng hòa Êcuađo Rafael Correa cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” dựa trên các nguyên tắc chứ không dựa trên các mô hình. Nó từ bỏ các cách thức xa lạ và giáo điều. Những người ủng hộ và xây dựng “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” cũng tin rằng, ở thời đại ngày nay, không ai có thể khẳng định rằng, nhà nước hóa tư liệu sản xuất là cách thức tốt nhất để đạt được sự phồn thịnh cho xã hội. Và đây chính là sự khác biệt căn bản giữa “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” và chủ nghĩa xã hội truyền thống. Theo chủ nghĩa xã hội truyền thống, để xóa bỏ sự bóc lột lao động, cần phải xóa bỏ sở hữu tư nhân về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Những người xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” không cho rằng cần phải nhà nước hóa hoàn toàn tư liệu sản xuất, tất nhiên là ngoại trừ những ngành chiến lược, nhưng họ ủng hộ việc dân chủ hóa tất cả các tư liệu sản xuất, hay nói cách khác là việc phân bổ chúng một cách công bằng.

“Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” đưa ra quan niệm mới về phát triển: phát triển có nghĩa là đời sống xứng đáng cho tất cả và cho mỗi người, là sự mở rộng tự do và cơ hội cho con người hòa hợp với tự nhiên, là sự giữ gìn muôn đời nền văn hóa nhân loại”. (2).

Mô hình “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” đã kế thừa những gì ở chủ nghĩa Mác? Chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này và bản thân lý luận về “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” vẫn đang còn tiếp tục khai thác thêm nhiều tư tưởng ở chủ nghĩa Mác. Song các nhà nghiên cứu khá nhất trí khi cho rằng, “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” vận dụng lý luận mác-xít ở các luận điểm tư tưởng chống chủ nghĩa tư bản, chống đế quốc; chống áp bức về chính trị và bóc lột về kinh tế của giai cấp tư sản, hướng tới một xã hội công bằng và dần đi tới xóa bỏ giai cấp… Nguyên tắc sở hữu - lấy công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu làm cơ sở kinh tế cho chủ nghĩa xã hội đã được ghi nhận và thể hiện trên thực tế.

Nhìn chung, sự kế thừa các tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin của mô hình này chủ yếu là thông qua việc học tập kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa đang trong thời kỳ cải cách, đổi mới, đặc biệt là về biện pháp. Dường như họ cũng nhận ra rằng, lý luận chủ nghĩa Mác hiện đại đã chuyển hóa và có bước tiến dài thông qua kinh nghiệm của đổi mới. Và việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác của mô hình "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI" có phần rất quan trọng đi theo hướng này.

Mô hình "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI" có một điểm khác so với mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô cũ là không có tình trạng sao chép, giáo điều đối với lý luận chủ nghĩa xã hội giữa các nước Mỹ Latinh. Chung nhau quan niệm về mô hình xã hội nhưng mỗi nước lại có cách xây dựng khác nhau, có lúc lại khá “phóng khoáng”. Sự “phóng khoáng” đó được thể hiện ở chỗ, có một số nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học chưa thấy xuất hiện trong mô hình. Chính điều này đôi khi cũng làm gợn lên sự lo ngại về tính trung thành với lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. Dù sao đây vẫn là những cuộc cải cách trong khuôn khổ dân chủ tư sản, chứ chưa phải là cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ thể đầu tiên của mô hình này là những người theo đường lối dân chủ cánh tả chứ không phải là cộng sản. Sự tiếp thu chủ nghĩa Mác, dù theo cách của họ, vẫn có thể tạo ra được khuynh hướng tích cực cho cải cách.

Tư tưởng S.Bôliva trong mô hình "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI"

Simôn Bôliva (1783 - 1830) là nhà cách mạng nổi tiếng người Venezuela, người lãnh đạo các phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ XIX. Ông được mệnh danh là “Người giải phóng” và được coi như “Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn của Nam Mỹ”. Những cuộc đấu tranh do ông lãnh đạo đã lật đổ sự thống trị của Tây Ban Nha, giành độc lập cho 06 quốc gia ngày nay là: Venezuela, Côlômbia, Panama, Êcuađo, Pêru, và Bôlivia. Tư tưởng Bôliva chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển mô hình “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI”, thể hiện ở 07 nội dung chính:

Độc lập dân tộc. Đấu tranh để Venezuela thoát khỏi sự đô hộ của các thế lực bên ngoài, trở thành một dân tộc tự do. Việc tự quyết định vận mệnh của đất nước mình là một nguyên tắc không thương lượng.

Quyền tự chủ của nhân dân. Nguyên tắc này khẳng định quyền tự do của nhân dân trước các chế độ độc tài trong nước. Quyền tự chủ của nhân dân là quyền hợp pháp lớn nhất của các dân tộc.

Công bằng xã hội. S.Bôliva cho rằng, nền cộng hòa và tự do không thể tồn tại nếu không có công bằng xã hội. Nếu tự nhiên làm cho chúng ta khác nhau thì luật pháp có nhiệm vụ phải điều chỉnh những khác biệt này thông qua giáo dục, phát triển công nghiệp, nghệ thuật và các dịch vụ, cho phép mọi người được bình đẳng cả về chính trị và xã hội. Theo S.Bôliva, các bất bình đẳng xã hội đe dọa sự tồn vong của nền cộng hòa. Vì vậy, ông tuyên bố sự bình đẳng phải được đặt lên trên cả lợi ích giai cấp. Chính vì vậy, ông đã soạn thảo và công bố các bộ luật trao tự do cho nô lệ và công nhận những quyền rất cơ bản của các dân tộc thổ dân như quyền tự do và quyền có ruộng đất.

Giáo dục toàn dân. Bolivar là người luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền được hưởng nền giáo dục của nhân dân. Ông cho rằng, giáo dục toàn dân là trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước; chính vì thế, ông đã khẳng định: “Nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ là đưa giáo dục đến với nhân dân”. Đối với ông, “một dân tộc dốt nát là công cụ mù quáng hủy diệt chính họ”.

Chống tham nhũng. Đối với S.Bôliva, sự hưng thịnh của một quốc gia phụ thuộc vào đạo đức của các công dân thông qua hệ thống giáo dục của quốc gia đó. Đạo đức công dân phải đi cùng các bộ luật nghiêm minh và các tòa án công tâm có khả năng thực hiện công lý. Nếu không làm được điều đó thì nền cộng hòa sẽ chết.

Chống chủ nghĩa quân phiệt. S.Bôliva luôn chống lại sự thoái hóa của quân đội; hay nói cách khác là ông phản đối việc các sỹ quan quân đội lạm dụng sức mạnh của vũ khí để mưu cầu lợi ích riêng. Ông luôn chống lại các chế độ độc tài. Đối với ông, một người lính hạnh phúc là người không đòi hỏi quyền lãnh đạo đất nước. Họ không được tự cho mình là trọng tài hay là người phán quyết luật pháp của Chính phủ; họ phải là những người bảo vệ tự do. Ông là người đưa ra sáng kiến xây dựng các đơn vị quân - dân sự; các đơn vị này đã thể hiện tính hiệu quả cao trong cả thời kỳ chiến tranh lẫn hòa bình. Các đơn vị này phải công nhận quyền hợp pháp của nhân dân thông qua luật pháp và thể chế Nhà nước.

Liên kết Mỹ Latinh. Đây là ý tưởng về sự liên kết Mỹ Latinh và toàn thế giới trong một chính phủ, được S.Bôliva xây dựng từ năm 1826. Hòa bình trên cơ sở một khối liên kết thống nhất các nước Mỹ Latinh và ông hy vọng một ngày nào đó, nó sẽ là tấm gương để: “Thế giới mới sẽ gồm các quốc gia độc lập gắn chặt với nhau bởi luật pháp chung quy định quan hệ đối ngoại của các nước và tạo cơ hội cho các nước đó, thông qua một cơ quan lập pháp chung, những phương thức để trường tồn... Mọi rào cản về xuất xứ, chủng tộc và màu da sẽ biến mất. Trong các thế kỷ tiếp theo, có thể tiến tới một chính phủ hợp nhất toàn thế giới như một liên bang” (3).

Từ năm 1983, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của S.Bôliva, một tổ chức của các sỹ quan quân đội Venezuela ra đời lấy tên là “Quân đội Bôliva 200” (Ejértio Bolivar 200) gọi tắt là EB-200. Tổ chức này có sự tham gia của cố Tổng thống H.Chavez và sau này trở thành thủ lĩnh. Lúc đầu, ông xác định hệ tư tưởng này là một cái cây có ba “rễ”: rễ Bôliva với tư tưởng đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân Tây Ban Nha giành độc lập tự do, quyền bình đẳng và thống nhất các quốc gia Mỹ Latinh trong một đại liên bang; rễ Xamôra với tư tưởng bảo vệ chủ quyền dân tộc đoàn kết quân đội với nhân dân; và rễ Rôbinsơn - người chủ trương đấu tranh mang lại hạnh phúc, tự do, bình đẳng cho mọi người dân” (4). Cố Tổng thống H.Chavez khẳng định: “Chúng tôi gọi đây là cuộc cách mạng Bôliva bởi vì mục tiêu mà chúng tôi theo đuổi là tiến hành làm một cuộc cách mạng, thực hiện một cuộc cải cách chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa… dựa trên nền tảng tư tưởng S.Bôliva” (5).

Ý tưởng xây dựng “một Tổ quốc châu Mỹ vĩ đại”, “một châu Mỹ không biên giới hiện hữu và mở cửa với thế giới” của Simôn Bôliva được một số nhà lãnh đạo cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là cố Tổng thống Venezuela H.Chavez quan tâm và tiếp nối để tạo nên “sự cân bằng theo quy luật của vũ trụ” trước các cường quốc.

Chủ nghĩa nhân đạo Thiên chúa giáo trong mô hình “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI”

Trong lý luận về Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, Tổng thống Venezuela H.Chavez đã kế thừa các tư tưởng công bằng, bình đẳng, bác ái, vị tha của đạo Thiên chúa, đặc biệt những tư tưởng về giải phóng tầng lớp dân nghèo. Ngoài ra, ông còn tham khảo thêm trong Kinh thánh và các trước tác nguyên bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khi giải thích nội hàm khái niệm “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI”. Tại cuộc gặp gỡ các giáo chủ thiên chúa giáo tại thủ đô Caracát (tháng 01-2007) cố Tổng thống H.Chavez nói “Tôi khuyên các vị giám mục hãy đọc C. Mác, đọc V.I.Lênin và tìm lại trong Kinh thánh để thấy rằng, chủ nghĩa xã hội đã có trong các tác phẩm đó rồi”. Theo cố Tổng thống H.Chavez, Chúa Giêsu là “người theo chủ nghĩa xã hội vĩ đại nhất trong lịch sử”. Vì vậy, ông khuyến khích nhân dân Venezuela chủ động quan tâm đến người khác một cách tự do, tự nguyện, xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân.

Cố Tổng thống H.Chavez cũng không ngần ngại lấy các tác phẩm của chúa Giêsu và Kinh Phúc âm làm ví dụ, nhấn mạnh việc xây dựng thiên đường ở dưới trần gian. Ngày 08-01-2007, tại lễ ra mắt nội các mới của Venezuela, khi giải thích tư tưởng của đạo Cơ đốc, cố Tổng thống H.Chavez đã nói rằng: về tài sản công cộng thì tư tưởng Cơ đốc giáo có sự tương đồng với tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản hơn bất kỳ học thuyết xã hội chủ nghĩa nào khác. Chúa Giêsu là người theo chủ nghĩa xã hội đích thực, người chống chủ nghĩa đế quốc. Trong kế hoạch của Chính phủ Venezuela nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân có “Kế hoạch Cơ đốc” với mục tiêu cụ thể xóa bỏ tình trạng nghèo đói trước năm 2011.

Dưới góc độ tập hợp quần chúng, các tư tưởng nhân đạo, bác ái của Thiên chúa giáo là một góc độ tiếp cận thuận lợi vì Mỹ Latinh là khu vực có tới 85% số dân theo đạo Cơ đốc. Vì thế, việc quan tâm tới người nghèo cũng mang sắc thái kế thừa tinh thần của “Thần học giải phóng” và là điểm dễ tương dung giữa nguyện vọng của quần chúng và mục tiêu của cải cách.

Nhìn chung, điểm qua cấu trúc lý luận của mô hình “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” chúng ta nhận thấy tính chất tích hợp của nó là khá rõ nét. Có thể xem “mảnh đất hiện thực” Mỹ Latinh như là “cái sàng” để lựa chọn các nhân tố hợp lý của các lý thuyết về giải phóng và phát triển. Thực tiễn và lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đều chấp nhận việc vận dụng sáng tạo lý luận mác-xít.

“Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” do cố Tổng thống H.Chavez khởi xướng thực hiện ở Venezuela và sau đó là nhiều nước khác noi theo, tuy đang ở giai đoạn hoàn chỉnh về cơ sở lý luận, nhưng một số đặc trưng của mô hình này và hiện thực của nó đã thể hiện khá rõ nhiều tính chất xã hội chủ nghĩa. Không ai có thể phủ nhận rằng, xu thế này đang mở ra một triển vọng mới cho cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, công bằng và chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay. Việc lựa chọn mô hình "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI" của các đảng cánh tả và sự hình thành những liên minh khu vực cũng là phản ứng tự nhiên của các nước đang phát triển trước một toàn cầu hóa hiện còn mang đậm tính chất tư bản chủ nghĩa.

Những gì mà Venezuela và các nước Mỹ Latinh đang làm, đã thể hiện sức sống mới của phong trào cánh tả ở khu vực và sự bất diệt của mô hình chủ nghĩa xã hội - một mô hình xã hội tươi đẹp mà nhân loại đang hướng tới. Có thể mô hình ấy chưa hoàn toàn tiếp hợp với những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, song những nỗ lực tìm tòi là đáng trân trọng. Điều đáng quý là, thông qua hiện thực ở khu vực Mỹ Latinh, chúng ta lại thấy sự phát triển mạnh mẽ của xu thế xã hội chủ nghĩa ở Tây bán cầu.

“Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” và những thành tựu chính trị, xã hội bước đầu đã khẳng định, việc phát huy dân chủ là một trong những động lực quan trọng của cải cách, ngay cả khi nó còn bị giới hạn khuôn khổ dân chủ tư sản. Dân chủ hóa đời sống kinh tế, xã hội đã trở thành những chương trình lớn. Sau khi nắm được quyền điều hành đất nước, các chính phủ cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh đều xúc tiến các chương trình cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sâu rộng với quyết tâm từng bước xóa bỏ tàn dư của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, khắc phục những hậu quả của quá trình thực hiện mô hình chủ nghĩa tự do mới, đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển lành mạnh. Khát vọng dân chủ và dân sinh của người dân Mỹ Latinh là tình huống chính trị - xã hội, theo đó, lực lượng chính trị nào nắm bắt và có khả năng giải quyết được những nhu cầu trên thì sẽ được dân chúng ủng hộ và trở thành lực lượng trung tâm, nắm vai trò lãnh đạo đất nước.

Hiện tượng nhiều nước Mỹ Latinh cùng xây dựng xã hội theo mô hình “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” có sức động viên, cổ vũ rất lớn với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực trên toàn thế giới. Sự phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Latinh không chỉ có ý nghĩa to lớn và tích cực đối với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, với khu vực Mỹ Latinh mà còn có ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam./.

PGS,TS Nguyễn An Ninh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Theo Tạp chí cộng sản điện tử

Phe Xã hội Chủ nghĩa thất bại ở Venezuela


Thành viên Liên minh Dân chủ Thống nhất Venezuela mừng chiến thẳng trong cuộc bầu cử hồi tháng 12 năm nay. (Ảnh:  Facebook)
Thành viên Liên minh Dân chủ Thống nhất Venezuela mừng chiến thẳng trong cuộc bầu cử hồi tháng 12 năm nay. (Ảnh: Facebook)

Theo Reuters, phe đối lập ở Venezuela vừa chiến thắng đa số ghế trong quốc hội, chấm dứt gần 2 thập kỷ thống trị của của phe Xã hội chủ nghĩa trong cuộc bầu cử vào hôm Chủ nhật (6/12).
5 giờ sau cuộc bỏ phiếu vào hôm qua, Hội đồng bầu cử Quốc gia tuyên bố liên minh Dân chủ thống nhất giành được 99 ghế, Đảng Xã hội chủ nghĩa giành 46 ghế, còn 22 ghế chưa thông báo.
Tổng thống Venezuela Nicolas  Maduro thừa nhận thất bại, nói rằng ông phải công nhận “kết quả bất lợi này”.
Liên minh dân chủ đối lập, tạo thành từ các đảng chính trị theo lối trung tâm và bảo thủ, tự tin rằng họ sẽ giành ít nhất 112 ghế trong tổng số 167 ghế quốc hội.
Chừng này sẽ giúp phe đối lập đạt được thế đa số 2/3 trong quốc hội mà họ cần để tái cơ cấu các cơ quan như tòa án và ủy ban bầu cử. Ngoài ra họ cũng có thể yêu cầu mở cuộc bỏ phiếu lại đối với tổng thống Maduro vào năm 2016 nếu họ thu thập đủ khoảng 4 triệu chữ ký đòi trưng cầu ý dân.
Dưới hiến pháp hiện tại, phe Xã hội chủ nghĩa vẫn còn nắm giữ nhiều quyền lực ở Venezuela như kiểm soát các khu tự trị.
Pháo hoa ăn mừng được bắn lên ở những quận ủng hộ phe đối lập tại thủ đô Caracas, trong khi những người ủng hộ chính phủ thì đi phá hoại các bữa tiệc đã được chuẩn bị trước.
Theo Reuters, các lãnh đạo phe đối lập vui mừng vì đã giành chiến thắng lần đầu tiên sau 17 năm, mặc dù chiến thắng lần này hầu như là nhờ người dân Venezuela đã quá chán ghét cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng dưới thời cầm quyền phe Xã hội Chủ nghĩa.
Các nhà phê bình nói rằng các chính sách quốc hữu hóa thất bại, kiểm soát đồng tiền cứng nhắc và thù địch đối với khối kinh tế tư nhân đã đẩy Venezuela vào vòng xoáy khủng hoảng. Lạm phát ở mức ba con số, siêu thị không có những nhu yếu phẩm để phục vụ người dân, đồng tiền sụt giá 80% ở thị trường chợ đen và 96% doanh thu xuất khẩu của nước này là từ xuất khẩu dầu thô.
Việc ông Maduro nhanh chóng thừa nhận thất bại đã làm giảm lo ngại về xung đột ở quốc gia có nhiều căng thẳng này. Năm 2013, ông Maduro được coi như người được chỉ định thay thế cố Tổng thống Hugo Chavez để kế thừa chính sách của Đảng Xã hội Chủ nghĩa cầm quyền. Sau đó 1 năm, một cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra khiến 43 người thiệt mạng.
Tới đầu năm nay, lãnh đạo phe đối lập là ông Leopoldo Lopez bị tuyên án 13 năm tù giam và “kích động bạo lực”, một bản án bị các nhà phân tích cho là có động cơ chính trị.
Với chiến thắng hiện tại, liên minh đối lập Venezuela sẽ có cơ hội thay đổi chính sách kiểm soát của đảng cầm quyền về ngân sách và ân xá cho hàng chục nhà hoạt động, bao gồm chính lãnh đạo Leopoldo Lopez.
Minh Trí tổng hợp

5 sự thật khiến Venezuela rơi vào cảnh sụp đổ

  Tình hình tại Venezuela đang trở nên xấu hơn, thậm chí viễn cảnh đất nước này sụp đổ trong thời gian tới hoàn toàn có thể xảy ra.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồng thời mở một cuộc tập trận "không giới hạn" trong thời gian tới. Phe đối lập liên tục xuống đường, tố cáo Tổng thống là vi hiến, thậm chí tuyên bố sẽ lật đổ ông Maduro trong năm nay.
Tất cả những điều đó là hình ảnh chúng ta thấy được ở Venezuela trong thời gian gần đây, thế nhưng nếu đọc 5 sự thật dưới đây, độc giả có thể thấy rằng những hình ảnh trên không phải là điều kinh khủng nhất có thể xảy ra trong tương lai cho quốc gia Nam Mỹ này.
1. Hàng hóa khan hiếm đến mức tồi tệ
Theo Ian Bremmer, phóng viên của tờ Times, lần gần đây nhất mà ông đến Venezuela, nước này đang trong tình trạng nguy cấp, thậm chí là tê liệt vì thiếu hàng hóa.
Chính phủ Venezuela đang phân phát nước sạch theo "khẩu phần", người dân nước này được cảnh báo rằng sẽ phải mất 21 ngày họ mới có thể được cung cấp nước 1 lần vì các hồ chứa nước đã cạn khô. Người dân phải lấy nước từ các hồ bơi và các xe chở nước lưu động để "thỏa cơn khát" nước sinh hoạt.
Không chỉ thiếu nước, chính phủ Venezuela cũng cắt điện luân phiên để tiết kiệm điện, thậm chí các văn phòng chính phủ chỉ hoạt động 2 ngày 1 tuần để tiết kiệm điện. Ngoài ra, mỗi ngày Venezuela sẽ cúp điện 4 giờ trên toàn quốc, Cảnh cúp điện đã trở thành "chuyện thường ngày" ở nước này.
Trong khi đó, các loại thuốc cơ bản như aspirin gần như không thể tìm thấy, siêu thị không còn món hàng hóa nào. Hồi cuối tháng 4, một thông tin "gây sốc" là công ty tư nhân lớn nhất Venezuela Empresas Polar SA đóng cửa. Empresas là công ty chiếm lĩnh 80% thị trường bia tại Venezuela, tức người dân tại đây sẽ gần như không được uống bia trong thời gian tới.
2. Nguyên nhân khủng hoảng nhu yếu phẩm tại Venezuela
Nếu nhà văn Hemingway sống lại, ông sẽ nói rằng Venezuela đã bị phá sản từ từ và đột ngột sụp đổ.
Trong nhiều năm qua, Venezuela phụ thuộc hoàn toàn vào trữ lượng dầu quá lớn của mình, chiếm khoảng 96% doanh thu xuất khẩu và phân nửa thu ngân sách liên bang. Tình hình sẽ tốt nếu như giá dầu vẫn ở mức trên 100 USD/thùng, nhưng giá dầu hiện nay chỉ ở mức gần 50 USD/thùng.
Venezuela đã tính toán ngân sách của mình trong năm nay chỉ với giá dầu 40 USD/thùng, nhưng khó khăn vẫn không dừng lại khi Quỹ dầu khẩn cấp - một quỹ tiền tệ được thành lập khi giá dầu cao nhằm đề phòng trường hợp xấu khi giá dầu thấp, đã bị sử dụng hoặc "đánh cắp".
Thiệt hại cho nền kinh tế Venezuela lại còn nghiêm trọng hơn do hạn hán. Khoảng 65% lượng điện của nước này được sản xuất bởi một con đập thủy điện, điều này gây rắc rối nghiêm trọng cho đất nước khi hạn hán xảy ra.
3. Vấn đề dài hạn
Vấn đề của Venezuela không chỉ là những thứ ngắn hạn như hạn hán hay giá dầu mà còn ở những nguyên nhân dài hạn cố hữu.
Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Venezuela là nước tham nhũng nhất Nam Mỹ và đứng thứ 9 toàn cầu. Tỉ lệ tội phạm cũng ở mức đáng báo động khi cứ 100.000 dân thì có 90 người bị giết mỗi năm, tỉ lệ này đứng thứ 2 thế giới sau El Salvador.
Người dân Venezuela nhìn chung tức giận với tình hình hiện tại. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày nước này có tới 17 cuộc biểu tình trên khắp đất nước.
Theo IMF, hiện tại tỉ lệ thất nghiệp ở Venezuela là 17%, dự đoán năm sau con số này sẽ lên tới 21%. Cũng theo IMF, tỉ lệ lạm phát năm nay là 481% và năm 2017 là 1.642%.
Để dễ hình dung, hiện tại một Happy Meal của McDonald tại Caracas có giá 146 USD nếu tính theo tỉ giá hối đoái chính thức là 6,3 bolivar ăn 1 USD. Kinh khủng hơn, năm sau giá của Happy Meal sẽ hơn gấp 4 lần hiện tại, tức gần 600 USD một phần nếu tỉ giá chính thức vẫn là 6,3 bolivar ăn 1 USD.
4. Tổng thống ngày càng mất uy tín
Cuộc bầu cử Quốc hội của Venezuela hồi cuối năm 2015 chứng kiến chiến thắng của liên minh Dân chủ Thống nhất, một nhóm chính trị ôn hòa, trung tả và trung hữu. Đây là lần đầu tiên trong 17 năm qua mà "Chavismo", thương hiệu chính trị xã hội chủ nghĩa dân túy được khởi xướng bởi cố Tổng thống Hugo Chavez và được ông Maduro kế tục thất cử.
Hồi tháng 12.2015, chỉ số tín nhiệm của ông Maduro là 22% nhưng giờ đây chỉ số này chỉ còn 15%. Khoảng 70% người dân Venezuela hiện nay muốn ông Maduro bị cắt chức. Tất cả các chính trị gia theo trường phái dân túy đều phải nhận được sự hỗ trợ của đa số dân chúng mới có thể điều hành đất nước và ông Maduro thì không làm được điều đó.
5. Chiêu bài kéo dài thời gian?
Phe đối lập đã công khai sẽ hạ bệ ông Maduro trong năm nay. Họ tuyên bố như vậy chủ yếu bởi vì hiến pháp Venezuela ghi rằng nếu một tổng thống nước này bị lật đổ trong 2 năm cuối cùng của nhiệm kỳ, phó tổng thống sẽ là người được chỉ định thay thế.
Tức là nếu phe đối lập lật đổ được ông Maduro sau ngày 10.1.2017, thì Phó tổng thống Aristobulo Isturiz, một người trung thành với lý tưởng của cố Tổng thống Chavez sẽ làm tổng thống thay ông Maduro.
Hiện phe đối lập đã tập hợp đủ chữ ký để tiến hành trưng cầu dân ý phế bỏ chức tổng thống của ông Maduro. Theo hiến pháp, chỉ cần tập hợp được 200.000 chữ ký, tức 1% cử tri là có thể khởi động quá trình trưng cầu dân ý.
Hai tuần trước, phe đối lập đã thu thập được 1,85 triệu chữ ký và họ đã đệ trình danh sách cho Hội đồng Bầu cử quốc gia (CNE) để phê duyệt quyết định trưng cầu dân ý. CNE sẽ thẩm tra danh sách chữ ký và danh sách này có tới 1,85 triệu chữ ký nên họ có quyền "câu giờ" cho chính phủ của ông Maduro. 
Có thể nói phe đối lập đã tự "làm khó" mình khi thu thập quá nhiều chữ ký ủng hộ việc trưng cầu dân ý lật đổ ông Maduro, khiến CNE mất nhiều thời gian hơn để thẩm tra danh sách chữ ký này. Điều này có nghĩa là nếu phe đối lập thực sự muốn lật đổ ông Maduro và "Chavismo", họ phải thực hiện một cuộc tổng biểu tình để buộc chính phủ và Ủy ban Bầu cử tăng tốc phê duyệt thủ tục tiến hành trưng cầu dân ý.
Thiên Hà (theo Times)
Ảnh: Tổng thống Venezuela Maduro.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét