Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

BÍ ẨN LỊCH SỬ 130

(ĐC sưu tầm trên NET)

Sự trừng phạt của Thần: Cái Chết Đen ở Châu Âu thời Trung Cổ

 
Tác giả: Mâu Mai
[ChanhKien.org] Từ thế kỷ thứ 14 đến giữa thế kỷ 15 có rất nhiều đại họa xảy ra trên thế giới. Tai họa nghiêm trọng nhất là đại dịch Cái Chết Đen. Bệnh dịch hạch hoành hành một thời gian dài, đặc biệt ở Châu Âu, gây ra cái chết cho khoảng 30 triệu người ở Châu Âu. Lúc bấy giờ nhiều người cho rằng bệnh dịch hạch này là sự “trừng phạt của Thần vì những tội lỗi của thế giới con người” và là “căn bệnh vô phương cứu chữa hay giảm nhẹ.”
Đúng như tên gọi, Cái Chết Đen được đặt tên như vậy vì triệu chứng đáng sợ của nó. Vi khuẩn gây bệnh được phát tán qua bọ chét trên chuột và động vật gặm nhấm rồi sau đó lan thành dịch bệnh ở người. Một triệu chứng đặc trưng là người bệnh xuất hiện các vết đốm đen trên da. Một khi đã mắc bệnh thì bệnh nhân sẽ lên cơn sốt cao và mê sảng. Bệnh nhân chắc chắn sẽ chết trong đau đớn. Không có một tia hy vọng cứu chữa nào. Hầu hết người bệnh đều chết trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi phơi nhiễm. Nhưng có một số ít người có sức đề kháng với căn bệnh và đã sống sót. Cho đến nay điều này vẫn còn là một ẩn đố.
Cái Chết Đen bùng phát ở Trung Á vào năm 1339. Vì chuột mang bọ chét có nhiễm vi khuẩn này len lỏi khắp nơi, nên bệnh dịch hạch lây lan nhanh chóng. Kết quả là dân số Ấn Độ giảm đáng kể. Đông Nam Á, vùng Lưỡng Hà, Armenia, và các khu vực khác dưới sự thống trị của người Mông Cổ đều tràn ngập xác chết. Năm 1347, Cái Chết Đen lan tới Constantinople và Alexandria. Số người chết tăng vọt ở hai thành phố này trong năm sau đó. Mỗi ngày có hơn 1.000 người chết  ở Alexandria.  Ở Ai Cập và Cairo mỗi ngày có hơn 7.000 người chết.
Đại dịch này ở Châu Âu có thể đã bắt đầu vào tháng 10 năm 1347 khi một con tàu cập cảng Sicily của bán đảo Crimean, mang theo chuột có bọ chét truyền nhiễm loại vi khuẩn đó. Bệnh dịch hạch đã nhanh chóng bao trùm cả hòn đảo này. Vào đầu năm 1348, Cái Chết Đen đã lan sang Venice và Genoa, sau đó tới toàn nước Ý. Những thành phố giàu có như Florence đã hoàn toàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 55.000 người trên tổng số 95.000 người đã chết. Nước Pháp láng giềng mong rằng có thể bế quan tỏa cảng để tránh bệnh dịch hạch, nhưng đã quá muộn. Đại dịch đã bắt đầu lan tới Marseilles và sau đó tràn vào Tây Ban Nha. Bệnh dịch hạch bắt đầu lan ra toàn bộ Châu Âu. Năm 1349, căn bệnh này hoành hành ở phía Nam nước Anh và Ireland và sau đó lan rộng tới miền Bắc nước Đức và Thụy điển. Năm 1532, Nga cũng không tránh khỏi tai họa này.
Xác chết chất đầy như núi trên đường phố.
Khi căn bệnh dịch hạch bộc phát thì không có ngoại lệ. Bất kể là người giàu hay nghèo, đàn ông hay đàn bà. Một số người đêm hôm trước vẫn còn khoẻ mạnh, đột nhiên phát bệnh vào đêm hôm sau. Sau khi trải qua một cuộc vật lộn đau đớn, họ tắt thở ngay sáng hôm sau. Rất nhiều bác sĩ cũng đã bị nhiễm bệnh, và thậm chí còn chết nhanh hơn cả bệnh nhân của mình. Xác chết chất đầy như núi trên đường phố. Trên biển, quá nhiều thủy thủ cũng chết, người này tiếp nối người kia đến mức nhiều con thuyền trở thành thuyền ma. Khi bệnh dịch hạch lan tới Luân Đôn, gia đình hoàng gia Anh và nhiều người giàu đã trốn khỏi thành phố. Hơn 10.000 ngôi nhà bị bỏ hoang. Một số nhà bị đóng đinh niêm phong còn cửa sổ thì bị che kín bằng các bảng gỗ thông. Một số nhà bị đánh dấu thập đỏ ám chỉ có người mắc bệnh. Cũng chẳng có vụ kiện tụng nào diễn ra, vì tất cả các luật sư đều bỏ trốn khỏi thành phố.
Vào thế kỷ 14, tỷ lệ tử vong vượt quá 50% ở các thành phố đông dân cư. Xác chết bị quăng lên các xe cút kít như rác. Theo ước tính, một phần ba dân số Châu Âu chết vì dịch hạch vào thế kỷ 14. Tuy nhiên, bệnh dịch hạch không dừng lại ở đó. Cái Chết Đen tiếp tục tấn công Châu Âu theo chu kỳ mỗi 10 năm, cho đến tận thế kỷ 15. Cho đến nay con số tử vong chính xác do dịch hạch vẫn còn là một ẩn số. Một nhà sử học của Đại học Oslo ở Na Uy ước tính rằng có 8 triệu người chết trong năm 1347 và 30 triệu người trong sáu năm sau đó. Trong suốt 300 năm sau, bệnh dịch hạch vẫn tiếp tục bùng phát nhiều lần. Có thể tổng số người chết đã lên tới 200 triệu. Đại dịch bệnh này đã biến mất một cách bí ẩn sau năm 1670.
Vì số lượng cực lớn người đã chết do dịch hạch nên rất thiếu nhân lực lao động. Nhiều thôn làng bị bỏ hoang và đất đai bị bỏ phí. Cho nên nô lệ trong các trang trại được thả tự do và được trả lương. Theo sát ngay sau dịch hạch là nạn đói.
Ngoài ra, ảnh hưởng của bệnh dịch hạch không chỉ dừng lại ở tình trạng ảm đạm vì sự chết chóc. Tác động của nó đến tâm lý của người dân mới nghiêm trọng hơn nhiều. Nhiều người sống sót đã không thể chịu đựng nổi cái chết của những người thân và phát điên hoặc tự tử.
Các chính phủ bắt buộc phải thả tù nhân để giúp chôn cất xác chết chất cao như núi.
Tại sao bệnh dịch hạch lại tấn công Châu Âu? Tại sao Thần lại trừng phạt con người? Liệu lịch sử có lặp lại? Có lẽ chúng ta cũng nên suy nghĩ kỹ về điều này.
Dịch từ: http://pureinsight.org/node/5132

Liệu đại hồng thủy là có thật?

Tác giả: Leonardo Vintiñi

Khảo cổ học về con thuyền Noah: Câu chuyện về trận Đại hồng thủy có mặt trong nhiều nền văn hóa cổ đại. Nhưng có phải nó đã thực sự xảy ra hay không? (Ảnh: Photos.com)
“Năm thứ sáu trăm trong đời Nô-ê, tháng hai, ngày mười bảy tháng ấy, vào ngày đó, tất cả các mạch nước của vực thẳm vĩ đại bật tung, các cống trời mở ra. Mưa đổ xuống đất bốn mươi ngày bốn mươi đêm.” – Sáng Thế Ký, Chương 7:11-12.
Khoảng 9.000 đến 5.000 năm trước đây, ở tỉnh Sinop tại miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ, một sự kiện lịch sử kỳ vĩ ngoạn mục đã diễn ra. Thật hùng vĩ, trên thực tế, một số người tin rằng nó đại diện cho bằng chứng rằng “Đại hồng thủy” được nhắc đến trong Kinh Thánh có thể là sự kiện có thật trong lịch sử (mặc dù hơi phóng đại).
Tháng 12/2004, một cuộc thám hiểm ở vùng Biển Đen được tiến hành bởi một đoàn các nhà khoa học từ nhiều viện khác nhau (bao gồm Hội Địa lý Quốc gia), đã xác định rằng vùng biển nằm trong nghi vấn không phải luôn giống như chúng ta biết ngày nay.
Họ kết luận rằng nó bắt nguồn từ một cái hồ nước đen mênh mông, nơi mà từ một điểm trong lịch sử đã bắt đầu mở rộng một cách nhanh chóng kỳ lạ. Sự thay đổi là thật lớn lao, trên thực tế, những cư dân quanh vùng ngay lập tức phải tìm kiếm những vùng đất an toàn hơn, vội vã bỏ lại nhà cửa, đồ dùng, và một vài thứ khác của cuộc sống trước đó của họ.
Điều này khiến cuộc thám hiểm dưới nước, được dẫn đầu bởi nhà hải dương học Robert Ballad tuyên bố rằng đã từng có con người định cư ở đây, nơi bây giờ nằm sâu 300 feet dưới mặt nước. Khám phá gây sửng sốt ở vùng Biển Đen này không chỉ đóng góp vào một hiểu biết lịch sử phong phú và sâu sắc về những biến đổi mạnh mẽ trong mực nước biển ở vùng Trung Đông cổ đại, mà còn nêu ra những câu hỏi về nguyên nhân gây ra sự biến đổi ấy vào thời điểm ban đầu.
Kể từ đó, các nhà khoa học và phóng viên đã tiếp tục thăm dò vấn đề còn bỏ ngỏ này; đây là một chìa khóa để hiểu lịch sử phát triển của văn minh nhân loại, và các giai đoạn khí hậu khác nhau mà Trái đất đã trải qua. Hơn nữa, đây là một chủ đề quan trọng, không chỉ liên quan tới truyền thống Cơ Đốc-Do Thái, mà còn liên quan đến nhiều truyền thuyết của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới – cơn Đại hồng thủy.
Biển Đen: Bằng chứng của trận lụt?
Các giả thuyết đương đại cho rằng sự mở rộng nhanh chóng của Biển Đen là kết quả của một trận mưa khó tin trên quy mô toàn Trái đất chưa bao giờ được chấp nhận rộng rãi. Dựa vào cái khung lớn của các định luật tự nhiên, chủ yếu là địa chất, được thiết lập dựa trên quan sát thực nghiệm trong nhiều năm, điều này là một kịch bản chưa chắc đã có thực.
Ngay từ đầu, các nhà địa chất hoài nghi đề xuất rằng nếu một trận lụt như vậy đã từng xảy ra, chúng ta phải tìm thấy một lớp địa chất tương tự trên khắp thế giới, được bao phủ bởi sỏi, bùn đặc, đá cuội và các yếu tố khác. Thật kỳ lạ vì lớp địa chất này đã không được tìm thấy, thậm chí ngay cả khi trận lụt được mô tả trong Kinh Thánh đã xảy ra từ 3.000 năm TCN.
Cũng không tìm thấy các địa tầng địa chất có chứa hóa thạch, với các loài động vật và thực vật khác nhau trong các lớp đất đặc biệt. Theo lô-gíc về trận lụt, các di cốt động vật của tất cả các loài trước trận đại hồng thủy (bao gồm các loài khủng long tuyệt chủng) lẽ ra phải được tìm thấy ngày nay chỉ trong một lớp địa tầng, mà không có sự khác biệt nào. Nhưng nghiên cứu cổ sinh vật học lại hoàn toàn mâu thuẫn với những giả định này.
Tuy nhiên, những ví dụ trên dường như chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, bao gồm các luận điểm phủ nhận một trận lụt toàn cầu. Ngay cả như vậy, có nhiều lập luận bác bỏ với giọng điệu tương tự đã được đưa ra bởi các nhà khoa học “ủng hộ giả thuyết về trận lụt”. Thực ra, những mô tả như là “tất cả các mạch nước của vực thẳm vĩ đại bật tung” có trong Sáng Thế Ký được ủng hộ bởi các giả thuyết, mặc dù khó tin, là không thể bác bỏ như là không phù hợp với thực tế.
Một trong những giả thuyết táo bạo hơn đề xuất rằng Trái đất đã từng bị ngập trong nước tới cả những điểm cao nhất, trái ngược với những tính toán chỉ ra rằng nước lơ lửng trong bầu khí quyển chỉ có thể đủ để bao phủ một phần khiêm tốn 1,2 inch trên khắp bề mặt quả Địa cầu.
Những “người ủng hộ trận lụt” tính toán rằng nếu địa chất của Trái đất đã trải qua một sự tái cấu trúc trên bề mặt – các ngọn núi bị hạ xuống, còn đáy biển thì nâng lên – thì toàn Trái đất sẽ bị bao phủ bởi hàng ngàn feet nước.
Theo thuyết “nước bao phủ Trái đất”, trong thời đại của Noah, các tầng trên của lớp khí quyển Trái đất có chứa một lượng nước đáng kể đã tạo thành các đại dương ngày nay. Lượng nước ở khí quyển này đã bao phủ toàn Địa cầu, và sau đó trở lại đại dương thông qua các chuyển động kiến tạo mạnh mẽ theo chiều dọc. Các nhà nghiên cứu ủng hộ ý tưởng này tin rằng nó đưa ra lời giải thích hợp lý cho “nước từ Thiên đường” mà có thể tự cô đặc lại nhờ khói bụi từ núi lửa phun trào.
Các truyền thuyết ngoài Kinh Thánh về một trận lụt ‘tẩy uế’ cũng có thể được tìm thấy trong các nền văn hóa Hindu, Sumerian, Hy Lạp, Acadia, Trung Quốc, Mapuche, Maya, Aztec và Pascuanese (Đảo Phục sinh). Một số những câu chuyện này dường như hàm chứa những nhân tố tương đồng đến đáng kinh ngạc. Trong số những chủ đề được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất là lời cảnh báo của Chúa Trời đã bị con người bỏ qua, bản thân trận Đại hồng thủy, việc đóng một con thuyền để bảo tồn sự sống trong trận lụt, và sau đó là sự phục sinh của sự sống trên quả Địa cầu.
Một ví dụ rõ ràng về sự tương đồng này là lịch sử Lưỡng Hà trước Kinh Thánh về trận lụt, trong đó Thần “Ea” đã cảnh báo Uta-na-pistim, Vua của Shuruppak, về sự trừng phạt đang chờ đợi nhân loại vì sự trượt dốc đạo đức nghiêm trọng. Uta-na-pistim đã nhận được chỉ dẫn từ Thần để xây một chiếc tàu tám tầng hình lập phương, và nói rằng nó nên dùng để chứa một đôi mỗi loài thú, hạt cây, cũng như chính gia đình ông. Do vậy, Uta-na-pistim đã sống sót qua trận Đại hồng thủy kéo dài vài ngày, thả một con chim để thám thính xem có đất khô ráo ở gần đó hay không, và hiến tế một con thú cho các vị Thần.
Cuộc tìm kiếm con tàu đã mất
Một điểm riêng biệt làm tăng thêm sức nặng cho sự tranh cãi quanh Kinh Thánh, đó là bằng chứng bằng cả hình ảnh và hiện vật về thân của một vật thể lớn được tìm thấy trên đỉnh Ararat, nơi theo Kinh Thánh, là bến đáp cuối cùng của con thuyền Noah.
Đầu năm 2006, giáo sư Đại học Richmond, ngài Porcher Taylor đã tuyên bố rằng theo một nghiên cứu mở rộng được tiến hành trong nhiều năm về ảnh vệ tinh, có một vật thể thuộc về nơi khác nằm trên vùng đông bắc của dãy núi, với chiều dài trùng hợp một cách hoàn hảo với con thuyền Noah được nhắc đến trong Kinh Thánh.
Những hình ảnh vệ tinh như vậy về đỉnh Ararat đã khơi dậy trí tò mò của một số đông các nhà khoa học, kể từ khi xuất hiện tuyên bố này năm 1974. Một số cuộc thám hiểm điều tra đã được tổ chức để lấy đi những gì còn lại của khối gỗ bị phong hóa, cũng như 13 mỏ neo bằng đá trong vùng quanh địa điểm có thể là một kho báu về khảo cổ. Các khảo sát siêu âm đã được tiến hành, và tiết lộ về một cấu trúc kỳ lạ nằm trong đá.
Bất chấp vô số ghi chép của nhiều nền văn hóa khác nhau về câu chuyện Đại hồng thủy, mức độ và khoảng thời gian diễn ra của một sự kiện như vậy dường như vẫn là điều gây tranh cãi, ngay cả trong những người tin rằng một sự kiện như vậy đã thực sự xảy ra. Do vậy, trong khi một số ít các nhà nghiên cứu đề xuất rằng trận lụt đã bao phủ toàn Trái đất trong một lượng nước khổng lồ, hầu hết các nhà địa chất đồng ý rằng một kịch bản như vậy là không thể xảy ra.
Trong khi không phải ai cũng tin vào những ghi chép trong sách cổ về sự tái tạo nhân loại bằng sự cứu rỗi một nhóm người, dường như một thảm họa khí hậu đã thực sự xảy ra trên toàn Trái đất này từ hàng nghìn năm trước. Chúng ta cũng có thể giả định một cách an toàn rằng một số người nào đó ở những địa điểm được nâng lên cao đã có khả năng tiếp tục nền văn minh, và kể lại những gì đã xảy ra cho các thế hệ tiếp theo.
Trong khi chờ bằng chứng được tiết lộ để hoàn toàn nắm được phạm vi của một trong những giả thuyết đặc biệt này, câu chuyện về một thời kỳ mà trận đại hồng thủy tẩy sạch mọi tội lỗi của loài người sẽ vẫn được một vài người coi là một truyền thuyết, và những người khác coi là một thông điệp của sự thật lịch sử. Dù sao đi nữa, đại hồng thủy sẽ vẫn mãi mãi là một phần trong lịch sử nhân loại.
(Theo The Epoch Times)



Khám phá những người đã xây dựng Stonehenge

Tác giả: Leonardo Vintiñi

Ai là người chịu trách nhiệm xây dựng Stonehenge? (Photos.com)
Vào năm 2007, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi làng nhỏ ở nước Anh có niên đại từ thời đại đồ đá mới (từ 7.000 đến 4.000 năm trước Công nguyên). Ngôi làng được tìm thấy gần Di sản thế giới cổ đại được biết với cái tên Stonehenge.
Cách hai dặm về phía Đông Bắc của kiến trúc cổ đại bằng đá nguyên khối này, ông Mike Parker Pearson với dự án Stonehenge Riverside đã khám phá ra một địa điểm được gọi là Durrington Walls. Được xây dựng bằng gỗ vào lúc ban đầu, theo phương pháp phóng xạ các-bon, ngôi làng này được xác định là có niên đại từ 2.600 đến 2.500 năm trước Công nguyên. Bất chấp niên đại xa xưa, nơi cư ngụ của những người cổ đại đã được tìm thấy trong một tình trạng khá hoàn hảo.
Kể từ khi Stonehenge được phát hiện là có niên đại gần tương đương, các chuyên gia đã suy đoán rằng liệu có phải ngôi làng vừa được tìm thấy là nơi ở của những người xây dựng Stonehenge hay không.
Khởi đầu vào năm 2003, cuộc khảo sát – được tài trợ bởi National Geographic – đã khai quật các ngôi nhà, giường và những đồ dùng bằng gỗ khác, một đường mòn rải đá, cũng như là những dấu chân được in trên đất sét. Ngoài những tàn tích của cuộc sống thường ngày, các nhà khảo cổ học cũng khám phá ra một cấu trúc bao gồm những cột bằng gỗ được xếp thành những vòng tròn đồng tâm. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây chính là một bản sao bằng gỗ của di tích Stonehenge ở gần đó.
Một phát hiện lạ lùng khác tại địa điểm này đó là một lượng lớn những mảnh gốm vỡ và xác động vật nằm rải rác khắp nơi trong ngôi làng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cư dân của ngôi làng không đơn thuần là sống bừa bộn; thay vào đó họ tuyên bố rằng những đồ chế tác này chính là những sản phẩm của một loại nghi thức tôn giáo. Vài người cũng tin rằng địa điểm này không phải là một điểm định cư lâu dài, mà là một chỗ ở tạm cho một cuộc tụ tập nửa năm một lần.
Stonehenge là một trong những công trình kiến trúc gây tò mò nhất hành tinh và có lẽ nó là địa điểm du lịch hút khách nhất tại Anh. Sự bí hiểm của những tảng đá xếp này phần nào liên quan tới việc thiếu những sự giải thích hợp lý làm sao những công nghệ thô sơ như vậy lại có thể di chuyển những khối đá khổng lồ. Vài khối đá của di tích cổ đại này nặng từ 25 đến 45 tấn – được vận chuyển từ một mỏ đá cách đó nhiều dặm – và chúng được xếp theo một cách mà thậm chí thách thức những công nghệ hiện đại ngày nay.
Không chỉ có một giả thuyết về cách thức vận chuyển những tảng đá của những người xây dựng Stonehenge. Dẫu đa số những người khảo sát đồng ý rằng đó là một nơi để thờ cúng và nó đã từng được sử dụng để bày tỏ sự tôn trọng đối với người đã mất, cũng có những ý kiến cho rằng địa điểm này là nơi cử hành những nghi thức tôn giáo hay là một đài quan sát thiên văn. Người ta biết rằng những người xây dựng công trình có tri thức về thiên văn, bởi vì họ phát hiện ra rằng ánh mặt trời đang mọc đi xuyên thắng qua trục của công trình vào những ngày đông chí và hạ chí.
Khi nhìn qua thì trông nó như là một sản phẩm khá thô sơ, nhưng các nhà nghiên cứu đã liên tục khám phá ra rằng Stonehenge là rất phức tạp. Trong cuốn sách “Giải mã Stonehenge”, giáo sư thiên văn học, ông Gerald Hawkins đã mô tả rằng công trình này thực sự có thể dự báo nhật thực và nguyệt thực. Tương tự như vậy, trong cuốn “Stonehenge: Mặt trời, mặt trăng và các vì sao lang thang”, tác giả M. W. Postins đã hé lộ rằng bằng cách nào Stonehenge (liên quan đến nhiều địa điểm khác ở vùng lân cận, chẳng hạn như Aubrey Holes ở gần đó) tương quan với hệ mặt trời của chúng ta.
Trong khi dự án Stonehenge Riverside cho thấy khả năng có thể nhất về những người xây dựng Stonehenge, nó không có nghĩa là duy nhất. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những cấu trúc bằng đá thực sự là có nhiều nhóm khác nhau có niên đại chênh nhau hàng ngàn năm. Nhà sử học thế kỷ 12 Giraldus Cambrensis thậm chí còn cho rằng Merlin “truyền thuyết của Arthur” là người đứng sau sự xây dựng của những kiến trúc bằng đá này!
Dù cho ai là người chịu trách nhiệm xây dựng Stonehenge, bằng cách nào họ đã di chuyển và xếp đặt có thứ tự những phiến đá khổng lồ như vậy? Xa hơn nữa, họ đã sử dụng phương pháp nào để có được tri thức về thiên văn một cách chính xác như vậy trong hàng ngàn năm trước khi kính viễn vọng được phát minh?
(Theo The Epoch Times)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét